Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Hai đường thẳng song song có cắt nhau không?

Đọc vnexpress thấy có câu hỏi này hơi buồn cười: Giả sử ta vẽ được hai đường kinh tuyến trên mặt đất và chạy theo nó, rõ ràng ta thấy đó là hai đường thẳng song song, nhưng thực ra nó cắt nhau ở cực Trái đất. Khi ta đứng yên nhìn thì dường như hai đường ấy cắt nhau một điểm ở chân trời. Vậy cho hỏi hai đường thẳng song song có thật sự cắt nhau được không?
Trong hình học Euclid, nếu tổng hai góc trong bằng 180°
thì các đường thẳng là song song và không cắt nhau,
nhưng trong các hình học khác thì không phải vậy.
Buồn cười vì nghĩ đến thời đi học. Đây là định đề thứ năm của Euclid mà trải qua hàng nghìn năm, đã có vô số người tìm cách chứng minh, có những chứng minh tưởng rằng đã vô cùng đúng, được cả thế giới công nhận và đã tồn tại được khoảng 300 năm. Tuy nhiên sau đó đột nhiên lại có ai đó chứng minh được cách chứng minh định đề đó là sai. Thế là cuộc chiến lại bắt đầu, và dai dẳng tới ngày Bolyai rồi Lobachevsky và rồiRiemann chứng minh rằng định đề thứ năm trên là không thể chứng minh được; từ đây các ông đã phát minh ra các loại hình học khác với hình học Euclid mình vẫn dùng hàng ngày.

Nhớ những ngày đi học, một đám học trò bọn mình cũng tò mò thử chứng minh các định đề, bài toán hóc búa xưa, nhất là "100 bài toán đặt ra cho thế kỉ XX". Điểm độc đáo là bắt chước các nhà toán học trên, thường bọn mình bắt đầu bằng việc phủ nhận 
các định đề đặt ra rồi từ đó lần mò đi ngược về gốc của vấn đề xem có hợp lo gic không, có mở ra một hướng nghiên cứu mới, một lý thuyết mới không ?. Cách làm này khác với cách làm thông thường là công nhận các định đề đó để tìm cách chứng minh.


Theo mình nhớ, vào bình minh của thế kỷ 20 (năm 1900), Hilbert đã đặt ra 100 giả thuyết toán học thách thức toàn thế giới chứng minh hay bác bỏ trong thời hạn 100 năm (cả thế kỷ 20). Trong số riêng 23 bài toán - giả thuyết - nổi tiếng, đến nay vẫn còn khoảng 10 giả thuyết chưa thể chứng minh hay bác bỏ được. Ngoài ra, một số giả thuyết khác được chứng minh quá rườm rà, trình bày tới 200-300 trang giấy (giống như GS Ngô Bảo Châu chứng minh Bổ đề cơ bản) hoặc phải chạy máy tính hàng tháng trời để loại bỏ từng trường hợp có thể...; do đó cũng khó có thể hoàn toàn tin tưởng không có sai sót, ngộ nhận trong suốt quá trình lập luận lô gic để giải. Kinh nghiệm chứng minh tiên đề 5 của Euclid là một ví dụ sống động.

Rất mong các bạn trẻ ngày nay thử sức với những bài toán đặt ra cho thế kỷ 21. 
Để các bạn trẻ có thông tin, xin giới thiệu lại 23 bài toán Hilbert thách thức thế kỷ 20 chứng minh hay bác bỏ được. Xem ở đây: 23 bài toán đặt ra cho thế kỉ XX.


Trong hình học, định đề song song hay định đề thứ năm của Euclid do nólà định đề thứ năm trong Cơ sở của Euclid, là một tiên đề trong cái mà ngày nay gọi là hình học Euclid.

Nội dung "tiên đề Euclid" như sau:

Thừa nhận tích chất sau mang tên "tiên đề Euclid": Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng ta vẽ được một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho.

Ngoài ra có thể phát biểu tiên đề dưới các dạng sau: 

- Nếu qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a có 2 đường thẳng song song với a thi chúng trùng nhau.

- Cho điểm M ở ngoài đường thẳng a. Đường thẳng đi qua M và song song với a là duy nhất.

Nhờ tiên đề Euclid người ta suy ra tính chất sau: 

Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:

Hai góc so le trong bằng nhau;
Hai góc đồng vị bằng nhau;
Hai góc trong cùng phía bù nhau.

Định lí 1: trong không gian, qua một điểm không nằm trên đường thẳng cho trước có một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho NX: hai đường thẳng song song xác định một mặt phẳng Định lí 2: (định lí giao tuyến của ba mặt phẳng) Nếu 3 mặt phẳng phân biệt đôi một cắt nhau theo 3 giao tuyến phân biệt thì 3 giao tuyến ấy hoặc đồng quy hoặc đôi một song song với nhau Định lí 2: hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đưòng thẳng thứ ba thì song song với nhau.

Dưới đây là bài của bạn Phạm Hồng Minh lấy từ trên mạng:

Thách đố của Euclide

Không có con đường vương giả dẫn đến hình học
Euclide thành Alexandria nói với Ptolemy I, vua Ai Cập năm 306 trước CN.

Mũi Perpetua nhô lên cao hơn mặt biển một nghìn thước Annh, trên mặt biển Oregon gồ ghề, những đợt sóng lớn của Thái Bình Dương vỗ mạnh vào những vịnh đã lởm chởm bên dưới theo những nhịp điều hòa như một chiếu đồng hồ đang hoạt động. Vươn mình lên không trung bên trên đại dương xanh thẳm, mũi Perpetua thật là độc nhất vô nhị. Một người đúng trên đỉnh mũi đất đó sẽ thấy rõ Trái Đất hình tròn. Đại dương mênh mông phía trước người quan sát hiện lên một đường cong mềm mại uốn khum xuống phía dưới theo mọi hướng mà con mắt có thể nhìn thấy. Khi một con thuyền giăng buồm ra khơi, người quan sát dường như sẽ thấy nó chìm dần, chìm dần xuốn dưới mặt cong của Trái Đất để rồi lúc nào đó sẽ biến hẳn sau quả cấu xanh khổng lồ.

Nếu những người Babylon, Ai Cập, hoặc Hy Lạp cổ đại sống ở bờ biển Oregon, có lẽ lịch sử Toán học và khoa học chính xác đã khác hẳn. Nhưng những người cổ đại này không sống bên bờ Thái Bình Dương và không bao giờ nhìn thấy hình cong của không gian họ đang sống. Người Babylon, và những người Assyria họ hàng của họ, sống trên những miền đất bằng phẳng giữa các con sông Tigris và Eupurates của xứ Babylon, và thế giới của họ bằng phẳng. Từ hàng ngàn tấm bảng đất sét họ để lại, mô tả chi tiết mọi vẻ sinh hoạt trong xã hội vào khoảng 4000 năm trước CN., chúng ta biết rằng người Babylon rất giỏi tính toán chính xác diện tích những thửa ruộng. Họ biết cách làm thế nào để chia thửa ruộng trồng trọt mà họ có thành những hình chữ nhật, sao cho có thể tính diện tích của những hình chữ nhật đó bằng cách nhân hai cạnh với nhau. Họ cũng biết cách làm thế nào để tìm ra diện tích của những thửa ruộc tam giác vuông bằng cách chia diện tích của hình chữ nhật ngoại tiếp làm hai. Người Babylon và người Assyria là những chuyên gia trong lĩnh vực hình học phẳng này. Người Ai Cập cũng rất phát triển trong môn hình học dùng để đánh dấu, chia bôi và tính toán diện tích đất đai. Nhưng họ cũng sống trong một miền đất bằng phẳng và không bao giờ thấy sự cần thiết phải tìm hiểu một bề mặt không bằng phẳng. Ngay cả kim tự tháp cũng là một tác phẩm bậc thầy của hình học bao gồm những đường thẳng trong không gian ba chiều.

Trong thế kỷ thứ 6 trước CN., Pythagore và những người thuộc trường phái của ông trong lãnh địa họ thiết lập nên tại Crotona ở miền Nam nước Ý đã tìm ra những định lý trừu tượng dựa trên nhưng công trình ứng dụng của người Ai Cập và Babylon cổ đại. Vì thế Định lý Pythagore là một sự mở rộng những mô tả Toán học của người Babylon về thế giới hiện thực. Định lý này nói rằng diện tích của một thửa ruộng hình vuông mà cạnh của nó là cạnh huyền của một tam giác vuông sẽ bằng tổng diện tích của hai thửa ruộng hình vuông khác mà cạnh của chúng lần lượt là các cạnh góc vuông của tam giác vuông đó. Định lý Pythagore có những ý nghĩa quan trọng trong hình học, vì nó có thể được sử dụng để xác định khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trong không gian Euclide. Trong không gian này, khoảng cách giữa hai điểm là độ dài của đoạn thẳng nối hai điểm ấy (ngày nay nếu ta biết hiệu số hoành độ của hai điểm và hiệu số tung độ của chúng thì khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm đó sẽ bằng căn bậc hai của tổng các bình phương các hiệu số đó). Những người theo trường phái Pythagore còn đi xa hơn và khám phá ra số vô tỷ. Họ nhận thấy rằng hai cạnh của tam giác vuông bằng nhau, thì cạnh huyền sẽ là một con số kỳ lạ: căn bậc hai của 2. Đó là số vô tỷ: không thể viết nó dưới dạng một tỷ số giữa các số nguyên. Việc khám phá ra những con số mới không thể hiểu nổi và không có một ý nghĩa nào tương ứng với thế giới hiện thực đã dẫn trường phái Pythagore tới những lĩnh vực Toán học được phát triển mạnh mẽ trong thời đại của chúng ta ngày nay.

Toán học tiếp tục sự phát triển của nó, hai thế kỷ sau Pythagore, Euclide thành Alexandria đã viết cuốn Cơ sở (Elements) – một bộ sách gồm 13 tập được coi là cuốn giáo khoa vĩ đại nhất từ trước tới nay. Các tập của cuốn Cơ sở trình bày toàn bộ lý thuyết hình học – một lý thuyết dẫn dắt sự nghiên cứu Toán học trong suốt 23 thế kỷ cho đến thời đại của chúng ta. Hình học Euclide là một ý đồ trừu tượng hóa các khái niệm về không gian vật lý với mục tiêu sử dụng các tiên đề, định đề, định lý để khảo sát các tính chất chủ yếu của không gian mà những người trong thời cổ đại nghĩ rằng đó là không gian duy nhất.

Trước hết, Euclide định nghĩa những yếu tố cơ bản của hình học như điểm, đường thẳng, mặt phẳng – những khái niệm quen thuộc với bất kỳ ai đã theo học chương trình hình học sơ cấp ngày nay. Sau đó Euclide nêu nên 5 tiên đề chủ yếu:

1) Qua hai điểm chỉ vẽ được 1 đường thẳng;
2) Một đường thẳng có thể kéo dài mãi mãi;
3) Có thể vẽ được một đường tròn nếu biết tâm và bán kính của nó;
4) Mọi góc vuông đều bằng nhau;
5) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng khác tạo nên những góc cùng phía có tổng nhỏ hơn 180o, thì hai đường thẳng này kéo dài sẽ cắt nhau ở phía có hai góc trong có tổng nhỏ hơn 180o.

Các mệnh đề, hoặc định lý, trong quyển thứ nhất của Euclide bàn về tính chất của đường thẳng và diện tích của hình bình hành, tam giác và hình vuông. Trong khi Euclide chủ yêu sử dụng 4 tiên đề đầu tiên trong các chứng minh, tiên đề 5 không hề được sử dụng trong bất kỳ chứng minh nào. Điều đó cho thấy ngay rằng các định lý của ông vẫn có giá trị nếu tiên đề 5 bị loại bỏ hoặc thay thế bằng một tiên đề khác phù hợp với 4 tiên đề kia. Mặc dù cuốn Cơ sở đã trở thành cuốn sách phổ biến rộng rãi, một cuốn sách đã ảnh hưởng đến tư tưởng Tây phương trong suốt hai thiên niên kỷ, tính chất tinh tế và bí mật của tiên đề 5 vẫn làm dấy lên nhưng câu hỏi dai dẳng trong ý nghĩ của các nhà Toán học. Ngay cả cách phát biểu của tiên đề 5 cũng thật là lủng củng trong khi 4 tiên đề kia đều ngắn gọn súc tích và rõ ràng thì tiên đề 5 quá dài dòng. Đối với nhiều người, tiên đề 5 có vẻ như là một định lý phải được chứng minh thay vì một sự thật hiển nhiên.

Tiên đề 5 có một số cách phát biểu tương đương. Một là tiên đề Playfair[1], nói rằng qua một điểm cho trước không nằm trên đường thẳng cho trước chỉ có duy nhất một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho. Cách phát biểu khác tương đương với tiên đề 5 là tổng ba góc của một tam giác luôn bằng 180o. Cách phát biểu này là một hệ quả của tiên đề 5 và là cách phát biểu dễ nhớ nhất.

Ngay từ khi cuốn Cơ sở mới ra đời, các nhà hình học đã ngờ vực sự cần thiết của tiên đề 5 hoặc thậm chí nghi ngờ tính hiển nhiên đúng của nó trong toàn bộ lý thuyết này. Người đầu tiên có những nhận định quan trọng về Euclide là một nhà hình học, mà nhờ ông chúng ta mới được biết khá nhiều về lịch sử của cuốn sách này. Người đó là Proclus (410 - 485), một triết gia, nhà Toán học và sử học Hy Lạp thế kỷ thứ 5. Theo Proclus, Euclide sống dưới triều đại của vương quốc La Mã thứ nhất tại Ai Cập, tức triều Ptolemy I, và chính nhà vua này đã viết một cuốn sách bàn về tiên đề 5 rắc rối của Euclide, trong đó tìm cách chứng minh tiên đề 5 dựa trên 4 tiên đề kia. Đây là một cố gắng đầu tiên, thông qua các nguồn lịch sử, mà chúng ta được biết về ý đồ chứng minh tiên đề 5 như một hệ quả của bốn tiên đề đầu tiên của Euclide.

Khi trình bày lịch sử công trình của Euclide, Proclus đã nhận định rất chính xác rằng những chứng minh của Ptolemy thực ra đã sử dụng một giả định khác tương đương với tiên đề 5: qua một điểm không nằm trên một đường thẳng chỉ có thể kẻ được một đường thẳng song song với đường đã cho (chính là tiên đề Playfair đã nói ở trên). Do đó Ptolemy đã cho rằng chứng minh của mình đã chứng tỏ tiên đề 5 là thừa. Nhưng thực ra chứng minh của ông sai (vì sử dụng một tiên đề khác tương đương với tiên đề 5).

Khoa học Ả Rập nở rộ vào thời Trung cổ, sau khi nền văn minh vĩ đại của Hy Lạp cổ đại không còn nữa, và trước khi Âu châu tỉnh lại từ bóng tối trong nhiều thế kỷ. Omar Khayyam (1050 - 1122), người được phương Tây biết đến vì thơ ca, cũng đồng thời là một trong các nhà Toán học nổi bật vào thừoi của ông, đã viết cuốn sách nhan đề Algebra (Đại số). Trong các thế kỷ trước đó còn hai học giả khác người Ả Rập và Ba Tư cũng theo đuổi nghiên cứu Toán học: Al-Khowarizmi (thể kỷ 9) và Al-Biruni (973 - 1048) cũng có nhiều nghiên cứu về lý thuyết đại số. Khi Omar Khayyam chết năm 1122, khoa học Ả Rập đang trong tình trạng xuống dốc. Tuy nhiên, tại Maragha (Iran ngày nay) đã có một nhà Toán học tài năng phi thường: Nasir Eddin Al-Tusi (1201 - 1274), còn gọi là Nasiraddin. Nasiraddin là một nhà Thiên văn của Hulagu Khan, cháu của nhà chinh phục huyền thoại Genghis Khan(Thành Cát Tư Hãn) và là anh em của Kublai Khan. Nasiraddin biên soạn một dị bản các công trình của Euclide bằng tiếng Ả Rập và một luận đề về các tiên đề của Euclide. Giống như các nhà Toán học cổ điển tiền bối cũng như hai nhà Toán học Ả Rập trước ông, ông cũng nghi ngờ tiên đề 5 của Euclide.

Nasiraddin là học giả đầu tiên nhận thấy tầm quan trọng của một tiên đề khác tương đương với tiên đề 5 của Euclide: tổng các góc trong một tam giác bằng 180 độ. Như những người đi trước, Nasiraddin cố gắng chứng minh tiên đề 5 rắc rối của Euclide chỉ là hệ quả của bốn tiên đề trước nó. Và cũng như những người đi trước, Nasiraddin thất bại.

Cuốn sách kinh điển của Euclide được nghiên cứu rộng rãi trong thế giới Ả Rập, dẫn tới những cuộc thảo luận rất trí tuệ về cuốn sách, bao gồm việc thảo luận về tiên đề được song song (tức tiên đề 5), nhưng châu Âu không biết điều đó. Trong những năm 1100 đầu tiên, một nhà du lịch người Anh tên là Adelhard of Bath (1075 - 1160) đã thực hiện một cuộc hành trình từ Tiểu Á đến Ai Cập và Bắc Phi. Ông học tiếng Ả rập trên đường đi, sau đó cải trang như một người theo học Hội giáo rồi vượt qua eo biển Gibralta để đến Tây Ban Nha thuộc Ma Rốc[2]. Adelhard đi tới Cordova khoảng năm 1120 và nhận được một bản sao cuốn Cơ sở bằng tiếng Ả Rập. Ông bí mật dịch cuốn sách của Euclide sang tiếng Latinh, mà măng lén nó qua dãy Pyrenees để vào châu Âu Thiên Chúa giáo. Bằng con đường đó cuối cùng cuốn sách của Euclide đã đến với phương Tây. Nó được sao chép và đến tay các học giả, trí thức, và chỉ đến lúc này người phương Tây mới được biết những nguyên lý nền tảng của hình học mà người Hy Lạp đã biết từ một thiên niên kỷ rưỡi trước đó. Khi kỹ thuật ấn loát ra đời, một trong những cuốn sách đầu tiên được in dưới dạng chữ rập khuôn là cuốn Cơ sở. Khi cuốn sách của Euclide được công bố ở Venice năm 1482, đó là một bản dịch ra tiếng Latinh từ văn bản Ả Rập do Adelhard mang lén. Mãi đến năm 1505, cũng tại Venice. Zamberti mới công bố một dị bản của cuốn Cơ sở được dịch từ văn bản Hy Lạp, do Theon thành Alexandria ghi chép từ thế kỷ thứ 4.

Năm trăm năm đã trôi qua kể từ công trình của Nasiraddin về tiên đề 5, nhưng trong suốt những thế kỷ này Toán học phương Tây đạt được rất ít tiến bộ. Thời Trung cổ không phải là một thời kỳ tốt đẹp đối với Toán học hoặc khao học và văn hóa nói chung. Một thế giới rối ren trong những cuộc xung đột triền miên và bị bệnh dịch hoành hành không phải là chỗ để theo đuổi tri thức và nghệ thuật. Nhưng năm 1733, một quyển sách nhỏ được viết bằng tiếng Latinh được xuất bản ở Milan. Đầu đề của nó là Euclides ab omni naevo vindicatus(Vứt bỏ mọi thiếu xót trong hình học Euclide). Tác giả cuốn sách là một thầy tu dòng Jesuit tên là Girolamo Saccheri (1667 - 1733). Cuốn sách được công bố vào đúng năm tác giả chết, nhưng đó không phải là một mất mát duy nhất đối với xã hội: cuốn sách mang tính đột phá này lẽ ra đã sớm làm thay đổi nhận thức hình học của nhân loại, nhưng tiếc thay nó vẫn bị chìm khuất trong sự lãng quên của người đời đến hơn một trăm năm sau. Mãi đến năm 1889 nó mới ngẫu nhiên được phát hiện sau khi ba nhà Toán học đã công bố những khám phá độc lập của họ - những khám phá làm thay đổi hình học và cách giải thích hình học. Ba người đó là Gauss, Bolyai, Lobachevsky.

Trong khi giảng dạy và nghiên cứu Triết học tại các học viện Jesuit tại Ý. Girolamo Saccheri đọc cuốn Cơ sở. Saccheri bị chinh phục mạnh mẽ bởi phương pháp chứng minh logic được gọi là reductio ad absurdum (phương pháp phản chứng) mà Euclide đã sử dụng. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong Toán học ngày nay, bắt đầu bằng việc giả định điều ngược lại với cái cần phải chứng minh, sau đó qua một số bước suy luận logic liên tiếp, người ta hy vọng thu được kết quả mâu thuẫn. Tính mâu thuẫn sẽ chứng tỏ rằng giả định ban đầu là sai, và do đó chứng tỏ điều ngược lại là đúng, và đó là điều phải chứng minh[3]. Saccheri đã biết rõ công trình của Nasiraddin nửa thiên niên kỷ trước đây và những cố gắng của ông trong việc chứng minh tiên đề 5 của Euclide từ bốn tiên đề kia. Lúc này Saccheri nảy ra một ý tưởng xuất sắc, đó là dùng phương pháp reductio ad absurdum để tấn công vào mục tiêu chứng minh tiên đề 5, một mục tiêu đã có từ xa xưa. Ông quyết định sử dụng phương pháp ông ưa thích để chưng minh. Để làm điều đó, ông phải giả sử tiên đề 5 của Euclide không phải là kết quả của bốn tiên đề kia, mà là một tiên đề sai. Đến lúc đo, Saccheri đã thuộc làu tiên đề 5 của Euclide và biết rõ những nỗ lực chứng minh tiên đề đó trong lịch sử, bằng chứng là bản thân ông đã chỉ ra sai lầm trong chứng minh của Nasiraddin, cũng như sai lầm trong chứng minh năm 1663 của John Wallis (1616 - 1703) tại Đại học Oxford.

Thật vậy, Saccheri đã giả sử tiên đề 5 sai, và hy vọng tìm thấy mâu thuẫn. Nhưng tồi ông chẳng tìm thấy mâu thuẫn nào cả, mà ngược lại chỉ thu được kết quả khác thường: có thể có hơn một đường thẳng đi qua một điểm cho trước song song với một đường thẳng cho trước. Từ đó Saccheri đi đến ba kết luận khả dĩ, được phát biểu dưới dạng tương đương với tiên đệ, về tổng các góc trong một tam giác. Cả ba cách phát biểu đó đều phù hợp với bốn tiên đề đầu tiên của Euclide, cách phát biểu thứ nhất dẫn đến một hệ thống trong đó tổng ba góc trong một tam giác bằng 180o (đặc điểm Euclide, theo cách nói ngày nay),cách thứ hai tương ứng với tổng ba góc trong tam giác nhỏ hơn 180o, cách thứ ba tương ứng với tổng ba góc trong tam giác lớn hơn 180o. Ngày nay chúng ta đã biết rằng hai trường hợp sau là hai hệ thống khác nhau của hình học phi-Euclide, mỗi hệ thống đều hợp lý về mặt logic nội bộ và có giá trị về mặt Toán học. Chúng thể hiện quan điểm về những thế giới khác. Saccheri thu được một số kết quả quan trong bên trong những hệ thống này. Nhưng ông không hề biết rằng đó chính là những khám phá mới, và việc chứng minh tiên đề 5 bằng phản chứng thất bại đơn giản chỉ vì hệ thống giả định của ông thực ra không hề sai – thực ra chúng hoàn toàn chính xác về mặt Toán học! Trớ trêu thay, đến lúc những sự thật này được các nhà Toán học công nhận thì Saccheri đã vĩnh biệt thế giới từ lâu rồi.

Tiên đề 5 của Euclide, một tiên đề thách đố và làm thất vọng nhiều thế hệ các nhà Toán học kể từ ngày Euclide đưa nó vào trong sách của ông, thực ra ông đã gói ghém bên trong nó quan điểm cho rằng thế giới là một hình phẳng hoàn hảo. Trong một thế giới như thế, những đường thẳng tồn tại và chúng có thể kéo dài vô hạn, và dù kéo dài đến đâu chăng nữa chúng vẫn luôn thẳng, chẳng hề cong tí nào[4]. Hãy tưởng tượng một mặt rất phẳng, trên mặt phẳng này, qua một điểm cho trước không nằm trên một đường thẳng cho trước có thể vẽ được một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho. Những đường song song có thể kéo dài mãi mãi đến vô tận nhưng không bao giờ chúng gặp nhau. Trên mặt phẳng này, tổng các góc trong một tam giác bằng 180 độ. Bây giờ tưởng tượng mặt phẳng của bạn như một miếng cao su phẳng, và dưới nó có một quả cầu lớn đội lên, đẩy mặt cao su từ dưới lên trên. Mặt cao su sẽ bị cong theo bề mặt của quả cầu và dần dần biến thành mặt cầu. Điều gì sẽ xảy ra đối với các đường thẳng song song kéo dài? Chúng cũng sẽ bị cong trên mặt cầu và co xu hướng sẽ gặp nhau ở phía kéo dài. Trên mặt cầu không có những đường tròn lớn không cắt nhau. Và ở đây, tông ba góc trong một tam giác sẽ lớn hơn 180 độ. Hãy tưởng tượng một tam giác trên một mặt địa cầu với một đỉnh nằm ở Bắc cực và hai đỉnh kia nằm trên đường xích đạo. Hai cạnh bên là hai kinh tuyến lần lượt đi qua hai đỉnh nằm trên xích đạo. Góc giữa mỗi kinh tuyến với đường xích đạo bằng một vuông, tức 90 độ. Do đó trong tam giác đang xét, hai góc kề đáy (xích đạo) có tổng bằng 180 độ. Vì thế nếu cộng thêm góc giữa hai cạnh bên (kinh tuyến) thì tổng ba góc sẽ lớn hơn 180 độ.

Con đường phát triển của hình học phi-Euclide sau này thực ra đã lặp lại những việc Saccheri đã làm. Nếu như Euclide có dịp đứng trên mũi Perpetua và nhìn thấy Trái Đất hình cầu thì sự phát triển của hình học có thể đã hoàn toàn khác (cũng có thể ông đã biết rằng Trái Đất hình cầu nhưng ông không nhận thức được tầm quan trọng của sự thật này).

Trong khảo sát ở trên, mặt phẳng nguyên thủy của chúng ta bị biến dạng thành hình cầu bởi một quả cầu đẩy nó từ dưới lên. Nhưng cũng có thể làm cho mặt phẳng biến dạng theo kiểu hyperbolic, bằng cách ấn nó ở giữa trũng xuống và căng cách phía xung quanh sao cho áp sát vào một mặt yên ngựa. Trên mặt yên ngựa này, có một số vô hạn các đường “thẳng” song song với một đường thẳng cho trước đi qua một điểm cho trước không nằm trên đường thẳng đã cho. Ở đây, tam giác sẽ có dạng: tổng ba góc của nó nhỏ hơn 180 độ.

Saccheri đã đi vào thế giới kỳ lạ này một cách vô thức ngay trước khi ông chết. Nhưng yếu tố quan trọng trong cả hai trường hợp trên, mặt cầu và mặt hyperbolic, là ở chỗ mặt phẳng đã bị biến dạng. Hãy tưởng tượng trên một mặt bàn đá rộng rãi có ba chiếc cần câu bằng thép gắn chụm đầu từng đôi một đểtạo thành một tam giác. Một người nào đó đốt lửa dưới mặt bàn. Sức nóng của lửa sẽ làm biến dạng các cần câu trên mặt bàn, và tam giác sẽ biến đổi: các cần câu sẽ con vì nóng – các góc cọng lại sẽ không bằng 180 độ nữa. Chính Albert Einstein hai thế kỷ sau đã sử dụng thí dụ này để mô tả bản chất phi-Euclide của không gian vật chất.

Đầu thuế kỷ 19, Karl Friedrich Gauss (1777 - 1855), một thiên tài người Đức đã có những đóng góp phi thường cho khoa học, là gương mặt tiêu biểu của thế giới Toán học. Gauss đã dành hàng chục năm để ngẫm nghĩ suy tưởng vấn đề tiên đề 5 của Euclide. Gauss viết rất nhiều công trình quan trọng, nhưng lại công bố rất ít về bài toàn thách đố của Euclide, mặc dù ông đã tốn rất nhiều thì giờ và sức lực cho nó – chúng ta chỉ biết tư tưởng của ông về hình học thông qua các thư từ trao đổi mà thôi. Qua những thư từ này ta biết rằng Gauss hiểu rõ việc đảo ngược 5 sẽ dẫn đến những hình học phi-Euclide.

Trong thời gian học tại Đại học Gottingen danh tiếng, Gauss đã kết bạn với một sinh viên khoa Toán ngươig Hungary là Farkas Bolyai (1775 - 1856). Gauss và Bolyai cả hai đều dành nhiều thì giờ để thử chứng minh tiên đề 5 của Euclide. Năm 1804, Bolyai nghĩ rằng ông đã tìm ra một chứng minh và viết nó thành một bản thảo ngắn rồi ông gửi bản thảo này cho người bạn học cũ của mình. Tuy nhiên, Gauss nhanh chóng tìm thấy một sai lầm trong chứng minh này. Không chịu khuất phục, Bolyai tiếp tục những nỗ lực của mình và vài năm sau lại gửi cho Gauss một chứng minh khác. Chứng minh này cũng sai nốt. Trong khi làm một giáo sư, một nhà viết kịch, một nhà thơ, một nhạc sĩ, và một nhà phát minh, Farkas Bolyai vẫn tiếp tục nghiên cứu Toán học trong suốt cuộc đời của ông bất chấp những cố gắng thất bại trong việc chứng minh tiên đề không thể chứng minh được này. Ngày 15 tháng 12 năm 1802, con trai của Farkas ra đời, đó là Janos Bolyai (1802 - 1860). Farkas viết một bức thư gửi Gauss với tâm trạng rất phấn khởi để khoe việc sinh con trai: “một thằng bé khỏe mạnh và rất xinh xắn với những ưu điểm trời cho: tóc và mày đen, đôi mắt xanh thẳm rực sáng lấp lánh như hai viên châu báu”.

Janos lớn lên và được bố dạy Toán. Anh đã nắm bắt được mối bận tâm của ông bố về tiên đề 5 của Euclide và cũng khát khao chứng minh tiên đề đó từ những tiên đề và định đề khác của Euclide. Năm 1817, chàng Bolyai trẻ đỗ vào Học việc kỹ sư hoàng gia tại Vienna, nơi anh đã cống hiến rất nhiều thời gian để theo đuổi mục tiêu say đắm của ông bố là chứng minh tiên đề 5. Đến lúc đó, mặc dù cố gắng một cách thất vọng, bố anh vẫn phải viết thư khuyên can anh đừng nên lãng phí thời gian vào một bài toán bất khả đã từng làm tiêu hao quá nhiều công sức của ông.

Nhưng cậu con trai không dao động trước lời khuyên đó. Anh tiếp tục theo đuổi mục tiêu của mình một cách nồng nhiệt, hy vọng chuộc lại những cố gắng thất bại của ông bố trong nhiều thập kỷ. Năm 1820, Janos Bolyai đi đến một kết luậnđáng kinh ngạc. Thay vì có thể chứng minh như một hệ quả của phần còn lại của hình học Euclide, tiên đề 5 là cánh cổng dẫn tới một khu vườn kỳ diệu: một Khoa học Tuyệt đối về Không gian, như Bolyai gọi nó, trong đó hình học Euclide chỉ là một trường hợp đặc biệt.

Bolyai xuất phát từ cách phát biểu Playfair của tiên đề 5, rằng qua một điểm cho trước ở ngoài một đường thẳng cho trước chỉ có thể kẻ được 1 đường thẳng song song với đường thẳng đã cho. Sau đó Bolyai giả sử tiên đề này không đúng. Giả định này có nghĩa là, anh kết luận, hoặc không có đường thẳng nào song song với đường thẳng đã cho, hoặc có nhiều hơn một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho. Giả định thứ nhất không xảy ra vì có thể chứng minh qua một điểm cho trước, bao giờ cũng có thể kẻ ít nhất một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho, và chỉ có giả định thứ hai có thể coi là một biến đổi khả dĩ đối với tiên đề 5 của Euclide. Và nếu qua một điểm cho trước không nằm trên một đường thẳng cho trước có hai đường thẳng song song với đường thẳng dã cho thì sẽ có vô số đường thẳng như thế.

Những kết quả rút ra từ giả sử này làm cho chàng Bolyai trẻ tuổi ngơ ngác. Hình học mới của anh cứ thế mà phát triển không hề có mâu thuẫn, không gặp phải trở ngại nào, cú như thể chính Chúa đã có ý định để cho hình học không gian phải tuân theo con đường phi-Euclide mới lạ đáng kinh ngạc này. Với một cảm hứng đặc biệt, anh nhận thấy rằng có nhiều mệnh đề xuất hiện mà chẳng liên quan đến bất kỳ một giả định nào về đường song song, và do đó chứng trở thành phổ biến đối với tất cả mọi thứ hình học có thể có Euclide và phi-Euclide. Những mệnh đề này chứa đựng nội dung chủ yếu về bản chất của không gian. Năm 1823, Bolyai, lúc đó mới 21 tuổi, viêt thư cho bố rằng “Con đã sáng tạo ra một vũ trụ mới kỳ lạ từ con số 0”.

Cuối cùng, ông bố thể hiện sự ủng hộ bằng cách cho đăng công trình khai phá của con trai dưới dạng một phụ lục trong cuốn sách của ông nhan đề ngắn gọn là Tentamen, xuất bản năm 1832.

Gauss, sau khi đọc cuốn sách của hai cha con Bolyai, đã bình luận rằng bản thân ông đã đi đến những kết luận tương tự trơng suốt ba thập kỷ rưỡi suy nghĩ về vấn đề tiên đề 5. Nhưng còn một nhà Toán học khác cũng đi đến những kết luận tương tự. Đó là Nicolai Ivanovich Lobachevsky (1793 - 1856), tốt nghiệp Đại học Kazan năm 1813, một đại học nằm cách Moskva 400 dặm về phía dãy nụi Ural. Sau này ông trở thành giáo sư, rồi năm 1827, hiệu trưởng trường này. Nhờ những nghiên cứu của mình, Lobachevsky trở nên nổi tiếng như một “Copernicus của hình học”. Hoàn toàn độc lập với Bolyai, hình học Lobachevsky cũng xuất phát từ việc loại bỏ tiên đề đường song song, tạo nên một cuộc cách mạng đối với hình học. Đầu những năm 1800, khi các công trình của Bolyai, Lobachevsky và Gauss đã được mọi người biết đến, một số nhà Toán học đã gọi hình học mới phi-Euclide này là astral geometry – hình học của những ngôi sao, mặc dù không rõ tại sao lại có cái tên như thế[5].

Trong hình học Bolyai-Lobachevsky-Gauss, tổng ba góc trong tam gia không bằng 180 độ. Và một vòng tròn trong hình học này không phải là một vòng tròn thông thường (mang tính Euclide) trong cuộc sống hằng ngày: ở đây, tỉ lệ giữa chu vi của vòng tròn với đường kính của nó không còn là số Pi nữa.

Dòng tư duy của Einstein đi theo một con đường khởi đầu từ “Ý nghĩ hạnh phúc nhất” trong đời ông. Ngay từ khi còn ở Sở cấp bằng sáng chế Thụy Sĩ, ông đã tiến hành một trong những thí nghiệm nổi tiếng của mình. Đó là một vòng tròn quay trong không gian. Tâm của vòng tròn cố định, nhưng đường biên chu vi của nó quay tròn rất nhanh. Einstein so sánh xem điều gì xảy ra trong một số hệ quy chiếu, một công cụ tiêu chuẩn ông đã sử dụng trong quá trình phát triển Thuyết tương đối đặc biệt. Sử dụng Thuyết tương đối đặc biệt của mình, Einstein kết luận rằng đường biên của vòng tròn sẽ bị co lại khi quay. Có một lực tác động lên đường biên của vòng tròn – lực ly tâm – và tác động này tương tự như tác động của lực hấp dẫn. Nhưng chính sự co ảnh hương rđến đường biên của vòng tròn làm cho đường kính không thay đổi. Do đó, Einstein kết luận, một kết luận làm chính ông phải ngạc nhiên, rằng tỉ lệ giữa chu vi và đường kính của nó không bằng Pi nữa. Ông suy luận rằng trong sự hiện diện của lực (hoặc trường) hấp dẫn, hình học của không gian là phi-Euclide.

--------------------------------------------------------------------------------

[1] John Playfair (1748 - 1819), nhà Toán học người Scotland. Cách phát biểu tiên đề của ông trở thành phổ biến và hiện nay được hầu hết sách giáo khoa hình học trên thế giới sử dụng, kể cả Việt Nam. Từ đó tiên đề 5 của Euclide thường được đồng nhất với tên gọi Tiên đề đường thẳng song song.

[2] Tây Ban Nha bị Ma Rốc xâm chiếm từ những năm 700 và thống trị vài trăm năm tiếp theo. Bắt đầu từ những năm 1000, nhân dân Tây Ban Nha mới nổi lên đanh đuổi người Ma Rốc ra khỏi bờ cõi, và mãi đến năm 1492 cuộc đấu tranh giành độc lập của người Tây Ban Nha mới hoàn toàn thắng lợi.

[3] Một thí dụ đại số đơn giản của chứng minh phản chứng là bài toán chứng minh căn bậc hai của 2 là số vô tỷ, nghĩa là căn bậc hai của 2 không thể viết dưới dạng phân số của hai số nguyên. Để bắt đầu, giả sử ngược lại, nghĩa là có những số nguyên, a và b, tỷ số của chúng bằng căn bậc hai của 2. Do đó, a2 = 2b2. Không mất tính tổng quát, có thể giả định rằng hai số nguyên đó là những số nguyên tố cùng nhau (không có thừa số chung để đơn giản). Nếu a là lẻ thì lập tức mâu thuẫn, vì 2b2 là một số chẵn (chú ý: bình phương của một số lẻ là lẻ, bình phương của một số chẵn là chẵn). Nếu a chẵn thì a = 2c, với c là một số nguyên nào đó, khi đó ta có a2 = (2c)2 = 4c2. Theo giả sử ta có 4c2 = 2b2, tức là 2c2 = b2, suy ra b chẵn, và do đó a và b có thừa số chung là 2, mâu thuẫn với giả định a và b nguyên tố cùng nhau

[4] Tính vô hạn của đường thẳng năm trong tiên đề 2 của Euclide. Cuối thế kỷ 19, nhà Toán học lớn người Đức G.F.B.Riemann (1826 - 1866) lý luận rằng những đường của Euclide có thể coi là không có biên nhưng không phải là vô hạn. Chẳng hạn một đường tròn lớn trên mặt cầu có thể xem như một đường không có biên nhưng hữu hạn

[5] Năm 1813, Karl Schweikart sử dụng thuật ngữ này để mô tả hình học phi-Euclide cho một người bạn của mình là Gerling, giáo sư thiên văn tại Đại học Marburg, và là một học trò của Gauss

Phạm Hồng Minh
Xem thêm: euclide
http://www.khoahoc.com.vn/bandoc/ban-doc/24643_thach-do-cua-euclide.aspx

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thấy gì trong hoạt động cứu hộ máy bay Mã Lai của Việt Nam!

Đúng là mình không tán thành cung cách cứu hộ máy bay Mã Lai của Việt Nam ta, nhất là đọc báo chí thấy đưa tin la liệt, ồn ào từng giờ từng phút, nhưng chẳng có giá trị gì mấy vì kết quả cuối cùng là những dấu vết máy bay thì chẳng thấy đâu. Người ta chỉ quan tâm tới kết quả chứ quan tâm tới các hoạt động trung gian nhiều để làm gì ? Ồn ào chuyện từ Thủ tướng, Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, Phó Tổng tham mưu trưởng... tới các nhân viên trực điện đài. Ồn ào từ Hà Nội tới Sài Gòn rồi tới các sở chỉ huy tiền phương ở cả Cà Mau lẫn ở Phú Quốc. Ồn ào từ Ủy ban quốc gia về tìm kiếm cứu nạn tới một loạt các bộ, ngành và địa phương... Dường như là biểu diễn hào nhoáng, ầm ĩ để quay phim, chụp ảnh và lăng xê trên tivi, báo chí. Tivi bên châu Âu này liên tục đưa tin về cứu hộ máy bay Mã Lai nhưng không hề đả động tới các hoạt động của Việt Nam, ngược lại cứ phát đi phát lại đoạn băng "Bắc Kinh: “Chúng tôi không tin tưởng vào người Việt Nam". Đây là lý do mà Blog này hoàn toàn không lưu tin về cuộc cứu hộ tốn kém, kỳ lạ mà chưa biết kết quả thế nào này. (Mấy hôm nay ào ào biểu diễn tìm kiếm ở Thổ Chu, nay lại nghe tin có thể ở ngoài khơi Vũng Tàu ? Cuối cùng chắc nước khác sẽ tìm thấy máy bay chứ không phải đội quân hoành tráng của ta ?).

Thấy gì trong hoạt động cứu hộ máy bay Mã Lai của Viet Nam!
Thấy nhức óc, đinh tai, bội thực và ngu dốt ! Biểu diễn là chính, lại có cả quan chức cấp cao là thứ trưởng bộ GTVT đi theo không biết để làm gì. Thứ trưởng của VN rảnh quá không có việc gì làm sao? (chú thích HNC)

Cứu hộ cứu nạn ở những vùng biển là một hành động 
quân sự, hầu như các cuộc tập trận của Mỹ đều có điều đó.
Bỏ qua cái tình cảm cho những người xấu số trên máy bay có thể coi như mất, thì đợt cứu hộ này là cơ hội để Hải quân, không quân, cảnh sát biển chúng ta thể hiện năng lực với các nước. Thiết tưởng mọi người đều ủng hộ điều này này và càng mong muốn làm quyết liệt hơn nữa.

Với chúng ta, điều này không nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ. Nhưng chúng ta thừa kinh nghiệm về sự cẩn trọng các nguồn tin quân sự, cũng như việc cung cấp thông tin cho báo chí.

Vậy mà, nhìn cuộc cứu hộ này chúng ta làm như một cái chợ vỡ. Các báo cứ nhao nhao đăng bài, tường thuật lung tung, để rồi ta liên tục bị muối mặt.

Nổi nhục lớn nhất là khi máy bay lộn bãi cạn với dấu dầu tràn. Cả một đội bay của chúng ta mà không biết một bãi cạn, hay dòng cát chảy trong lãnh hải đã là một điều thậm tệ. Nhưng thông tin đó vẫn được truyền về, qua bao nhiêu cơ quan ban ngành cấp trên vẫn không phát hiện để lên mặt báo.

- Hải quân của chúng ta quản lý vùng biển như vậy chăng ?
- Bộ đội biên phòng chúng ta quản lý vùng biển như vậy chăng ?
- Không quân chúng ta quản lý vùng biển như vậy chăng ?
- Cảnh sát biển chúng ta quản lý vùng biển như vậy chăng ?



Nhìn bằng mắt thường bởi sao không trông gà hóa cuốc

FB Nguyễn Tấn Thành 

Nguyễn Hữu Thao

LÚC NÀY THỨ TRƯỞNG LÊN ĐÓ LÀM GÌ?

Dantri đưa tin, sáng này một trực thăng không quân đang đưa ông thứ trưởng BGTVT Phạm Quý Tiêu đi khảo sát khu vực nghi máy bay Malaysia rơi ngoài biển! Theo mình, cần gì ông thứ trưởng phải mò lên đó vào thời điểm này.

Có thể khi nào xác định được nơi máy bay rơi, khi công tác cứu đang diễn ra, ông và Bộ trưởng Thăng bay ra đó làm pô ảnh, OK. Còn bây giờ ông ra đó chỉ "vướng chân", bởi vì:

Thứ nhất là ông ta chắc cũng có tuổi, ngồi trực thăng quần đảo trên biển có khi lên đó chỉ để nôn.

Thứ hai, chỗ mà ông ấy choán trên trức thăng nên để cho những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong cứu hộ, bay trên biển...

Thứ ba, giả dụ như trình độ tiếng Anh của ông ta ngắn, thì lại phải có một phiên dịch đi theo để có gì còn trao đổi với các đoàn tìm kiếm của các nước khác.

Thứ tư, nếu cần quảng cáo cho cộng đồng quốc tế rằng lãnh đạo của CPVN quan tâm như thế, thì sao lại không để Thủ tướng lên trực thăng làm mấy vòng hay hơn, ý nghĩa hơn.

CHỈ CÓ, nếu ngài thứ trưởng làm vài vòng trên các tàu chiến của TQ và trực tiếp ra lệnh cho chúng, xong cứu nạn là nhớ cuốn xéo hết về nhà, đừng lảng vảng ở vùng biển đảo của VN, rồi đừng có trách!

Theo blog Huỳnh ngọc Chênh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Truyện thứ tư:

"Văn chương không có tư tưởng, chính kiến chỉ là thứ rác rưởi. Và khi nó thiếu yếu tố phản biện, nó đã chết lâm sàng". Mềnh không nhớ đọc được câu này ở đâu đó, không nhớ tác giả. Nhưng ở hội trồng đao của mình, một số không thích điều này. Có thể vì lẽ đó mà nên chuyện chăng?.
Như đã hứa, mềnh đăng tiếp chuyện thứ tư:

NẮNG   
     Truyện ngắn Hồng Giang 
         
Tên nàng là Nắng. “Chói chang, gay gắt, ghét vòng vo, lấp lửng, nước đôi..thích trắng đen rõ ràng, thích “quân tử”..đậm chất đàn ông” như một vài kẻ vô tư nàng bảo vậy.

Lúc Tuân gặp nàng, ở bến bốc vác cạnh chiếc xe chở vật liệu, vừa xảy ra một việc.

Bạn cũ, người yêu một thủa, xa nhau mấy mươi năm, hắn không ngờ lại gặp nàng trong tình cảnh này.
Lúc ấy nàng đang đứng xây lưng lại phía đám đông, giọng cứng cỏi, dứt khoát:
- Cho chết! Đây không phải “gà”, thằng nào muốn ôm cũng được!
Phía sau nàng một gã đàn ôm đang gục đầu xuống giữa hai đầu gối, máu nhỏ từng giọt xuống đám cỏ ngay bên dưới hai bàn tay đang ôm mặt của gã. Những giọt máu đặc quánh không chịu tan ngay, bám cứng lấy ngọn cỏ như muốn níu giữ tang vật của vụ va chạm bất ngờ vừa xảy ra.
- Con này ác quá! Không thích đùa thì thôi, sao nỡ vung mạnh tay như thế?
Nàng định cãi lại câu gì đó, nhưng nhìn thấy vẻ thảm hại của nạn nhân mình lỡ tay, kịp ngưng lại.
Đám đông áo bảo hộ vội tản ra xung quanh chiếc xe tải vừa bốc hàng, tìm lá nhọ nồi hay thứ gì đó cầm máu cho gã kia.
Ai bảo gã tự nhiên tự lành nhón nhén đến phía sau lưng, ôm ngang người Nắng, miệng lại cứ bô bô:
 - Ai bảo cô nàng nặng những tám mươi cân. Đây chứng minh cho mà.. co..oi..
Gã chưa nói hết câu, hai tay nàng nắm lại, hai quả đấm vung ngược về phía sau, trúng cái phóc, gã đổ người ra phía sau, một lúc mới lổm ngổm ngồi lên được.

Đã mệt thì chớ, còn thích đùa.. Con này mỗi ngày vác hàng tấn trên vai, còn chưa hết sức hay sao mà còn ghẹo với chả đùa? Nàng lầm nhẩm như vậy khi cả đám bốc vác quây xung quanh “ánh mắt hình hinh viên đạn” cả bọn đang nhắm vào nàng.
Nắng thản nhiên như không, không một chút bối rối, e dè.. Nhưng trong thẳm sâu, nàng chợt thấy run.
Nàng ân hận hơn là sợ hãi. Đó là sự thực. Ai bảo gã sàm sỡ? Nàng có cái lý của nàng, muốn đi tới đâu thì đi, nàng không sợ. Nhưng Nắng áy náy.
Một kẻ không tên nào đó bảo: “Phải lập biên bản về tội hành hung đánh người gây thương tích”.
Một số khác xì xạc bàn luận. Cuối cùng tay trưởng nhóm kết luận:
- Đồng ý là cái nhà cô Nắng này có quá tay.. dưng mờ không phải ngẫu nhiên. “Bụt trên tòa gà nào mổ mắt” phải không các vị?  Tại anh tại ả, tại cả đôi bên. Theo tôi cô Nắng ngay bây giờ phải đưa anh ta vào viện, tiền thuốc men hết bao nhiêu, cô phải chịu trách nhiệm thanh toán. Lập biên bản bây giờ, ở đây chả có ai đủ chức trách. Toàn bọn áo cộc, tay ngắn, không quen mặc váy với nhau, lấy ai đứng ra viết với chả lách bây giờ? – Cái câu “không váy” chả ai biết lão ngụ ý gì? Hay chỉ quen miệng, nói cho có vần vè, văn hoa? – May là trong hoàn cảnh này chả ai để ý đến câu chữ thừa của lão.
- Ừ có lẽ thế cũng đúng. Công an, tòa án chả ai có mặt. Chuyện này mình giải quyết nội bộ với nhau thôi. Có mang ra chỗ công đường, cũng chả ai xét xử ba cái lẻ tẻ này. Đổ máu cam, cầm được máu một lúc là khỏi, có gì to tát đâu? Ngày nào chả như ngày nào, giáp mặt với nhau? Kiện tụng để thù hằn cả đời à?
Bà mặt có cái sẹo ngang má do một lần ngã xe chấm dứt sự việc bằng câu nói đầy thuyết phục của mình. Tổ bốc vác phàm khi bà đã ra lời, ít ai dám cưỡng lại. “Đại tẩu tẩu” đã phán là như dao chém đá. Bà ta không chồng, không con, tướng đi như sư tử, giọng ồm ồm như báo, lôi thôi “đả” ngay. Cả tổ “bốc vếch” anh nào cũng gờm.

Cả đám tản ra, đi làm công việc đang dở. Chiếc xe tải ba chân còn quá nửa xi măng đang chình ĩnh trước mặt. Đứng đó mà cãi nhau. Tối về lại kêu mệt, ít tiền!

N ắng ngần ngừ, đột nhiên nàng đưa tay nắm lấy cổ áo gã đau mũi, kéo gã đứng dậy. Gã có ý vùng vằng muốn cưỡng lại, nàng cộc lốc:
- Thôi đi ông, sĩ làm cái đ. gì? Để tôi đưa vào trạm gần đây, không chảy hết máu bây giờ, có chết lại đổ tại số.. Gã không hiểu vì tức giận, hay vì xấu hổ, cố giãy tay ra.
Bất ngờ nàng xáp lại gần, bốc bổng gã như một bao xi măng, vác hẳn lên vai. Lúc bấy giờ gã mới thôi giãy giụa.
Nói dại nàng lỡ tay một cái là rơi, cắm đầu xuống mặt đường nhựa đang bốc khói vì nắng nóng dưới chân nàng chứ chả chơi!

Tuân vẫn chưa khỏi bàng hoàng. Hắn chưa hết sững sờ vì những gì mình vừa chứng kiến.
Có lẽ nào Nắng, người con gái dịu dàng, ít nói, hắn đắm đuối, ăn không ngon ngủ không yên vì nàng năm xưa, giờ trở nên cộc cằn, dữ tính.. thành ra thế này?
Không hiểu nổi..
Không chủ ý, Tuân lặng lẽ cho xe máy chạy chầm chậm, phía sau nàng một quãng mà không  lên tiếng. May mà xe đang thời kỳ “zốt đa”, vẫn rất êm, nàng không nghe thấy. Hoặc cũng có thể nàng nghe thấy, nhưng chưa biết đó là người quen, kẻ xa lạ, chỉ như người qua đường? Nắng không quay lại. Nếu biết là Tuân, chưa biết nàng sẽ xử trí ra sao, vào lúc này?
Đáng ra hắn có thể giúp nàng một tay, đặt thằng bỏ mẹ kia ngồi lên xe, đưa hắn vào trạm.. Hắn có thể chia sẻ chút đỉnh với Nắng giây phút này..Dẫu sao cũng từng “qua một chuyến đò, một ngày nên nghĩa”..

**
 Người ta một giờ trước đã xịt cho nạn nhân một thứ thuốc giảm đau vào hai lỗ mũi. Gã không còn cảm giác nhức buốt như lúc mới vào. Máu đã cầm được, không cần phải nút bằng hai nùi bông nhỏ vào hai lỗ mũi. Nhưng nhà thuốc vẫn yêu cầu gã phải nằm yên, bất động thêm một hai tiếng nữa cho chắc ăn.
Thực ra, gã có thể đứng dậy, đi lại, thậm chí đi về luôn cũng được. Hắn đã không làm thế, mà lại úp mặt nằm quay mãi vào tường. Chừng như ăn vạ.. Phớt. Nắng làm như không để ý khi thấy cử chỉ ỏng eo này:
- Này tôi bảo..- Nắng lay gã.
Gã trợn tròn mắt nhìn, cau có, không nói gì – Gã còn giận.
- Tớ phải về, ở nhà có việc gấp. Đằng ấy chiều về sau. Chắc chả nặng gì nữa đâu. Bác sĩ nói rồi! Đây không thể chờ cùng về.  Để lại ít tiền, chiều đi xe ôm. Thừa thiếu tính sau..
Nắng soạn trong túi còn ít tiền, lật chiếc gối gã đang nằm đặt cả xuống đấy, quay ra.
Lúc này Nắng mới để ý đến Tuân:
- Theo vào tận đây à? Nắng hỏi trống không.
Với người khác hỏi câu này có thể Tuân không trả lời. Đó là câu chẳng thể dành cho ai. Với Nắng lại khác. Xã giao thường tình, chẳng ý nghĩa gì. Hắn chỉ khẽ gật đầu.
- Chắc xe xi đã bốc xong hàng, đi rồi. Nhờ đằng ấy cho ra bến..
-  Để tôi đưa Nắng về luôn nhà. Cũng không vội gì đâu mà..

Tuân lấy làm lạ. Sau bấy nhiêu năm, Nắng không hề hỏi thăm lấy một câu? Những lời định nói, chuẩn bị từ lúc Nắng đang ở trong trạm y tế đành dừng lại. Hắn quay xe. Nắng bảo luôn:
- Đằng ấy thông cảm, tớ không quen ngồi đằng sau. Nếu giúp nhau để tớ tự cầm lái!
- Đi được không?
- Vô tư đi. Chuyện nhỏ như con thỏ mà..
Đường ổ voi, ổ gà liên chi hồ điệp. Xe vèo vèo, quanh co, rẽ phải, ngoặt trái, nuột, không hề va vấp.
Giọng cả quyết của Nắng khiến hắn chờn chợn. Hình đây là cô Nắng khác, không phải cô nắng ngày xưa?
Càng nghĩ, Tuân càng thấy thắc mắc khó hiểu. Điều gì đã tạo nên người đàn bà đang cầm lái lúc này?
Hắn nhớ những ngày đầu hai đứa. Khi hắn hỏi sao không lấy tên là Hồng, Đào, Mận, Na như các cô gái thường có tên như thế? Hay là Nấu là Nướng cũng được, sao lại có tên là “Nắng”? Nắng vẫn còn nhỏ nhẻ:
- Nhà em ngày trước làm bánh đa. Anh biết rồi đấy, làm bánh đa rất mong những ngày nắng. Bánh phơi mau được, lại trắng đẹp. Lỡ phải đợt mưa kéo dài bánh xấu, có khi còn bị mốc.. Rồi nàng kể tháng bảy năm mẹ đẻ nàng, mưa Ngâu kéo dài. Mẹ sinh ra em vất vả ra làm sao..
Ừ thì cũng chỉ là cái tên. Một ký hiệu để phân biệt người này với người kia. Ý nghĩa của mỗi cái tên chưa được chú trọng, chăm chút, lựa chọn như bây giờ. Thâm chí có nhà đông con, còn đặt theo số thứ tự hoặc những cái tên rất tục như “cu Dái”, “cái Hĩm” vv.. Những kiểu đặt tên như thế Tuân thấy nhiều, chả lạ lùng gì. Văn hóa ngày sơ khai, mông muội một thời mà. Chính vì thế người ta dễ cả tin, dễ ảo tưởng. Tin cả những thứ vớ vẩn thực ra không đáng tin!
Đâu có như bây giờ..
Ngồi sau, Tuân cứ nghĩ miên man, chả đâu vào đâu như thế. Hắn không để ý xe đã rẽ theo hướng khác, không phải con đường về thành phố. Lúc Tuân chợt nhận ra, sợ Nắng lầm đường, Nắng bảo:
- Nếu không vội, chờ “đây” một lát. Nếu vội cứ việc về trước, không sao.. Có tý việc phải vào chỗ này “một cái”, không thể về ngay. Thế nào?
- Thế nào gì nữa? Người ta mất công tìm, chờ từ sáng đến giờ. Chưa kịp nói câu gì, sao lại bảo về ngay?
- Thế cũng được. Cùng vào thì cùng vào!
Cổng dốc. Ngôi nhà hai tầng đua mái tôn che sân láng xi măng khá rộng. Người vòng trong vòng ngoài, kẻ quỳ, người ngồi quay mặt cả vào trong nhà, tay chắp trước ngực. Tuân chưa hiểu ở chỗ này đang xảy ra chuyện gì? Nhà có tang ma, hay “cúng mát nhà”. Đám cưới đám đám hỏi thì không phải rồi.
Tìm chỗ dựng xe. Nắng len vào ngồi ngay trước đám đám đông. Có bà xồn xồn ngồi bên cạnh ánh mắt gây sự, Nắng nhìn lại. Tuân chưa bao giờ bắt gặp ánh mắt đàn bà nào như thế. Bà kia vội cụp xuống, quay nhìn đi chỗ khác. Đúng là đôi mắt có khí lực đặc biệt!
Từ trong cửa “xuất” ra một người đàn bà chạc năm mươi. Nhìn bà ta rất khó đoán thân thế, thành phần nào? Hiện hành nghề gì? Đang thắc mắc thì người ấy vong vóng, deo dẻo:
- Hôm nay  hội đồng các qu.oa..an, cô không xem. Ai trả lễ thì cô nhận. Cô xem cho ngày khác..ác..
Đám đông nhao nhao:
- Lạy cô, cô thông cảm chúng con từ xa đến đây. Xa xôi cách trở. Chờ đến chủ nhật sau thì lỡ mất ạ!
- Cô đã nói rồi. Hôm nay không xem cho ai cả. Có phải việc người trần đâu mà năn nỉ?
Hai cô gái đứng gần Tuân nói nhỏ với nhau nhưng hắn vẫn nghe thấy từng lời:
- Cô đồng này chỉ xem ngày chủ nhật mỗi tuần thôi. Đợi đến chủ nhật sau, trường mình lại có đám cưới con hiệu phó, gay nhỉ?

Xã hội ba đào, chao đảo, nổi nênh, khủng hoảng, suy thoái..  có thừa lý do để người ta chen chân tìm đến những nơi như thế này.
Nhưng không đâu như ở đây. Tam đồng tứ phủ, ngày nào chẳng “nổi đồng”, chả “tiếp lễ”, sao phải cứ chủ nhật?
Hắn hỏi, hai cô trả lời. Thì ra “cô đồng” vẫn là cô giáo, vẫn đang phải đứng lớp.  Chỉ chủ nhật cô mới có  thì giờ dâng hương, tiến lễ, ngồi đồng, “triệu vong”. Không thể làm vào ngày khác, vi phạm giờ “hành chính” của nhà trường! Mặc dù chả có chủ nhật hiệu trưởng hiệu phó không đến đây. Mồng một ngày rằm tháng nào cô giáo, kiêm “Cô đồng”  không mấy tháng không thắp hương ban thờ trong phòng ban giám hiệu, cầu cho tam tòa, tứ phủ độ trì cho  trường hanh thông, ngày càng phát đạt công cuộc “Trồng người”. Có đoàn kiểm tra nào y như rằng cô biết trước, báo cho trường chuẩn bị, nghinh rước!
Không biết Nắng của Tuân tới đây có việc gì mà phải nhanh chóng, khẩn trương, tranh thủ nhanh đến đây như vậy?
Càng ngạc nhiên hơn khi hắn thấy Nắng bưng trên tay một khay lễ vật, đủ “mâm ngũ quả”, vàng nhang, kèm theo mấy tờ năm trăm ngàn còn rất mới. Không biết nàng chuẩn bị nó từ lúc nào? Mang sẵn từ trong cái túi bằng vải dù mang theo trên mình sao? Có lẽ vậy. Cô đồng mập đón lễ, đặt lên ban thờ, bắt đầu làm lễ.
Nắng ngồi phía sau vái theo lia lịa. Được một lúc đồng nhập, mặt cô đồng tái dại, mắt trợn trừng như sắp nhảy ra khỏi hốc mắt, quát:
- Nhà họ Bùi kia! Ta biết nhà người dâng lễ nhưng bụng chưa tin. Ngươi không nhớ hồi đi làm ăn xa nhà, vợ chồng người đã phạm phải ngôi mộ của người ta. Đã làm hố xí trên ngôi mộ này, nên bị vong đó oán. Con ngươi mới phát bệnh, vong đó mới hành, lấy hết vía của con ngươi đi, vì thế mà sinh bệnh…Vậy mà nhà ngươi không tin! Bệnh của con ngươi hơn  chục năm rồi. Có khỏi cũng khỏi dần dần chứ, khỏi ngay làm sao được? Nhưng mà cô thôi. Cô đại xá cho. Cô không chấp. Nhưng từ nay về phải thành tâm.
- Dạ cô thương, cô bỏ qua cho. Chúng con người trần mắt thịt, thật không phải. Xin cô giúp trừ tà ma, lấy lại vía cho cháu, vợ chồng con đợi ơn cô!
Tuân nhận ra nét mặt thuần khiết, có phần nhút nhát, đần độn trên khuôn mặt Nắng. Hai bên thái dương nàng lấm tấm mồ hôi, làm cho các sợi tóc mai dính bết lại.
- Hôm nay hội đồng các quan. Tam tòa, tứ phủ đang triệu về đây. Cô chỉ nhận lễ, không thể cầu cho con được. Nhà họ Bùi cứ về, có gì cô sẽ giúp sau nhá!
Cô đưa lại cho Nắng một ít hoa quả và trả lại toàn bộ số tiền. Tuân chưa thấy cô đồng nào lại chê hoặc không nhận tiền. Đây là lần đầu hắn thấy cử chỉ này. Hắn ghé tai hỏi nhỏ một chị đứng tuổi, ngồi vòng ngoài. Chị này bảo:
- Chả cứ người này. Với ai cô cũng chỉ giúp hộ không lấy tiền bao giờ, chỉ nhận bánh kẹo, hoa quả để đặt ban thờ. Cũng có thể cô còn vướng chân dạy học. Lỡ nhận tiền, chuyện đến tai phòng giáo dục, mất nghề như chơi.. Có lẽ chỉ sau này về hưu rồi mới nhận chăng?
Chị ta hỏi lại một câu như thế, hắn chịu. Không có câu trả lời. Biết đâu được với người ta? Với lại lúc này Tuân quan tâm chuyện khác. Việc cô đồng nhận hay không nhận tiền lúc này chả có ý nghĩa gì với hắn!
***
Thằng con mười sáu tuổi, tướng đồ sộ như hộ pháp,chân ngắn, mông to. Nó mang trên cổ ngắn ngủn của mình bộ mặt “phì đồn” như mặt nạ bằng giấy bị sũng nước. Mũi thì tẹt, trán lại ngắn không cân xứng với cái bản to của khuôn mặt chút nào. Chỉ có đôi mắt lộ ra bên trong khe mắt hẹp hai con ngươi bé tý, rất tinh quái. Đúng là thằng “mắt ma”. Người gan như Tuân cũng không dám nhìn lâu vào đôi mắt ấy. Có cái gì đó lạnh lẽo, không thật người qua ánh nhìn của nó.
Thằng bé bị nhốt trong gian buồng hẹp y hệt kiểu “xà lim bộ”. Có lẽ kiểu thiết kế này bố nó học được những ngày ở trại cải tạo về. Chỉ có duy nhất cái cửa sổ rộng bằng hai quyển vở có chấn song sắt to bằng ngón tay cái. Những chấn song này cái nào cũng đen bóng bởi vết tay người. Trừ khi nó ngủ, hầu như lúc nào còn thức, nó cũng bám vào mấy chấn song này để ngóng ra bên ngoài.
Thấy  Nắng về, từ ngoài ngõ, thằng bé đã phát hiện ra, kêu lên ngọng ngịu: “Mẹ.. ẹ nó.. óng ti về..ề”.
Chữ Nắng nó đọc chệch ra thành “nóng”. Với mẹ nó thì chẳng sao. Nắng nghe quen rồi. Nhưng Tuân biết ngay là nó không bình thường như những thằng trai tuổi nó.

Cô đồng bảo chịu lễ hơn một tuần bệnh nó sẽ thuyên giảm. Cô còn nói: “ Thực ra nó chẳng có bệnh gì cả. Chỉ do lỗi lầm của người lớn nó phải chịu vạ. Bảy vía giờ chỉ còn hai. Hai vía này cũng vất vưởng lúc đậu, lúc không. Nếu để lâu sẽ bị yếu dần, nó phải chịu đời sống “thực vật”. Ăn đâu nằm đấy chứ không phải chuyện chơi..”
Lễ đã dâng rồi, vậy mà bệnh nó vẫn như cũ. Mới trưa hôm qua, nó lại bị cơn co giật còn lâu hơn những hôm trước”.
Nắng kể như để giải thích cho Tuân rõ vì sao lúc ở trong điện “thầy” phán như thế. Hắn toan nói con nàng bị động kinh, căn bệnh bắt nguồn từ bệnh từ trong tim phát ra, ảnh hưởng đến thần kinh, chứ chẳng có ma tà nào bắt bóng bắt vía cả. Nhưng trong tâm trạng này nói ra điều ấy liệu Nắng có chịu nghe. Với tính cách gay gắt như vừa rồi, liệu nàng có giữ được bình tĩnh?
Chén trà chưa kịp nguội. có một người chầm chập, chân nghe nặng bước vào. Nắng giới thiệu hai người với nhau. Ánh mắt gườm gườm của người kia dịu xuống. Mà không cần Nắng giới thiệu, Tuân cũng biết y là ai rồi. Vẻ mặt dáng người hao hao giống thằng con “mắt ma” của nàng. Nhất là đôi mắt rắn, đuôi mắt dài và hẹp. Kiểu người hay tự thị, đa nghi. Phần nhiều những kiểu đàn ông hạn chế IQ như đấy đều mang sẵn đức tính này.
Có thể kiến thức xã hội khó xâm nhập được vào bên trong cái đầu hình “quả đất”, lu lu tròn, thường tính đa nghi luôn được mài sắc, tinh vi thêm mỗi ngày. Bổ sung cho hiểu biết vốn đã quá “nghèo nàn lạc hậu”!
Đầu Đất nghe vợ giới thiệu Tuân Làm nhà báo ở dưới Hà Nội lên, hồi học phổ thông cùng với mình, y nhếch mép cười:
“ A thì ra ông là nhà báo? Đến chơi nhà, có vấn đề gì không?”. Tuân cười: “ Nâu” vấn đề, chỉ là đến chơi thăm nhà vì lâu bạn bè mới gặp nhau..” Y lại cắt ngang:” Nâu với chóng dề..Ông phức tạp bỏ mẹ. Cứ tiếng Việt mà giã chả hay hơn, “nâu” c.c.m.g? ( cái con mẹ gìề ). Một câu rất sấc!
Tuân vừa tự ái, vừa buồn cười. Y vưỡn biết đấy là câu tiếng Anh, Tuân quen mồm lỡ nói, nhưng lại nhầm kiểu nói ngọng, “nâu” thành “lâu”!

Chưa hết, y tiếp luôn: “Nhà văn nói láo, nhà báo nói điêu” xin lỗi ông, đấy là mồm thiên hạ! Chứ tôi thì tôi không nghĩ thế. Các ông chỉ “hơi hèn” chứ không đểu. Xã hội mà không có các ông tất loạn. Bao nhiêu vụ việc từ trước đến giờ, toàn bọn nhà báo các ông phanh phui, tìm ra, chứ công an, tòa án có tìm ra được vụ cóc khô nào đâu?”.
 “Nó vừa khen mình, vừa chửi mình”, Tuân biết thế, cười nhạt, cố kiềm chế.
Đã đến đây rồi, chả nhẽ vì câu nói nghịch tai mà đứng lên?
Sự kiên trì của Tuân quả nhiên có kết quả.
Đầu Đất sau lúc “giương vây” không tác dụng, bắt đầu thấp giọng. Y thể hiện  ngay y quyền của mình:
 “ Mẹ nó ra ngay đầu ngõ, xem có món gì tốt mua về một ít, anh em tôi ngồi với nhau. Chả nhẽ khách đến, để nhìn người ta chuyện suông thế này á? “
Một tay bợm nhậu? Hàng ngày khó thỏa thuận được với vợ?
 Đây là cơ hội vàng. Chả có cô vợ nào cự nự với chồng được trước mặt khách vào lúc như thế này!
Kinh nghiệm đi “thực tế lấy tư liệu” mách bảo Tuân điều này.
Tuân không muốn vì mình, Nắng chịu thêm một khó chịu, định xách xe đi ngay.
Chồng Đầu Đất dứt quyết rồi. “Ông đã vào đây, đi thế éo nào được?”. Giằng co. Từ chối. Cuối cùng Tuân đành ở lại.
Nắng đi được một lúc. Đầu Đất bắt đầu thổ lộ:
“ Ở chốt trên Lão Sơn được hai năm, thì về. Chưa biết tìm việc gì làm. Người ta bảo lúc bấy giờ Mẽo đang cấm vận. Thống nhất rồi còn khổ hơn thời chiến tranh. Kiếm được miếng ăn tóe máu mắt, gấp mấy lần cái khó bây giờ! Gặp ngay chuyện ngang tai, trái mắt. Thế là nện nhau. Cái thằng bỏ mẹ rơi mất một pha..Tòa xử ngồi hai năm.. Lại về, hai bàn tay trắng! Đây éo phải “anh hùng”, nhưng mà thất thế, không phải “..lên rừng đốt than” như bọn nhà thơ nghe hơi đồ chõ ví von đâu nhá! Mà lên rừng hái củi. Cứ năm ngày một mảng, xuôi dòng về bến An Đạo. Cấm rừng ác, nhưng mờ tùy người. Đeo quả “da láng” thắt lưng, ( Chỉ có vỏ chứ không có ruột ) ấy mà nhiều thằng ngán! Chúng vờ như không trông thấy, cho qua.
Bữa đói bữa no, tùng tiệm cũng qua ngày. Đang buồn con chuồn chuồn như vậy, bỗng một buổi sáng..”
Đầu đất dừng lời. Một là để câu chuyện thêm phần úp úp mở mở, hấp dẫn. Hai là tìm câu chữ thể hiện. Tuân thấy y ngưng hơi lâu, đã có ý sốt ruột.
Lại tiếp:
- Hôm ấy trời rét lắm. Cuối năm mà. Mình ngồi trên mảng cóng hết cả chân tay. Trùm cái chăn chiên lên người. Kệ. Mảng trôi đến đâu thì đến. Căm căm trời đất thế này chả muốn bơi chèo, lèo lái như mọi khi. Mảng cứ thế dạt gần vào bờ.. Mùa cuối năm, nước sông trong leo lẻo. Nhìn rõ cả từng  đám sỏi chìm sâu dưới đáy sông. Bất chợt trông thấy phía trước mặt nước tung lên sáng lóa, y như có con thuồng luồng đang vùng vẫy. Nhìn kỹ hóa ra không phải. Là một con người, mặc nguyên cả quần áo đang nhấp nhô lặn, tóc xòa dài đen một chòm..
Đúng là đồ điên! Rét mướt thế này, chỉ có điên mới hụp lặn trên mặt nước thế kia!
Hình như không phải? Người chết đuối, chứ không phải điên.
Thế là cởi áo, cởi quần, mình nhào đến..Không khó khăn gì, mình đưa được cô ả lên mảng của mình. Cô nàng mắt nhắm nghiền, môi tái nhợt, nhưng người vẫn còn hơi âm ấm. Bài “cấp cứu người chết đuối” hồi tại ngũ được áp dụng ngay. Hô hấp nhân tạo. Vác nàng lên, chúc đầu xuống, văng nhẹ cho ra hết nước.. Hơi do dự một lúc, cởi đồ đàn bà, con gái không được người ta đồng ý, vớ vẩn truy tố chứ chẳng chơi! Kệ, mình cứ làm. Cứu người như cứu hỏa, có lúc luật lệ chỉ nên coi bằng cái đinh. Ý tứ trong lúc này không khéo lại là có tội. Cởi quần áo nàng đang mặc trên người. Lau khô. Thoa dầu. Mặc cho nạn nhân bộ quần áo đi rừng của mình.. Bây giờ mới chú ý, nạn nhân rõ ràng là cô nàng đẹp kinh khủng..”
- Rồi sao nữa?
- Cứ từ từ khoai sẽ nhừ...Nhưng đằng ấy có biết người ấy là ai không?
- Chịu. Ông mới kể thế, làm sao đoán được?
- Đấy, đây nói có sai đâu? “Khả năng phán đoán” của đám nhà báo các ông kém bỏ mẹ! Còn lâu mới bằng bọn giang hồ, giang há hư hỏng một thời như chúng tôi! Nhưng mà nói chơi thế thôi, đừng để bụng, tự ái.. Để đây kể nốt cho nghe..
Y kể. Tuân đã vắn tắt được câu chuyện:
Có thể khả năng phán đoán không được nhanh nhạy như Đầu đất nói. Nhưng khả năng “Chắp vá, tổng hợp” của Tuân có lẽ y không ngờ.
Tuân hiểu vì sao nàng lạnh nhạt với mình sau bao năm gặp lại. Vì sao Nắng bây giờ thay đổi tính nết, thành ra bây giờ.  Nàng đã trải qua một cú sốc ghê gớm, một quãng đời ảm đạm, đen tối quá sức chịu đựng con người! Ở đó không có nắng, chỉ có bão và mưa dầm dề u ám, chua chát..
Nắng đã đi chợ về. Nàng lặng lẽ đun nấu trong cái bếp tạm, quây xung quanh bằng mấy tấm pơrô xi măng. Tuân kín đáo đưa mắt nhìn nàng.
Anh chồng kịp dừng lại câu chuyện. Nhưng Tuân biết!
**
Sau hôm đưa Nắng về thăm nhà, bị mẹ Tuân từ chối thẳng thừng. Bà không thể chấp nhận chuyện “cọc đi tìm trâu”, con gái quá dễ dãi theo trai trong trường hợp này.
Nhất là sau lần Tuân nói mãi, mẹ mới chịu lên thăm nhà Nắng.

Hôm đó, trời không có nắng, rét căm căm. Chỉ những đám mây mầu chì nhưng nhức trên đầu. Âm u, tẻ ngắt, và buồn..
Trong nhà Nắng đang có chuyện ẩu đả giữa bố và mẹ nàng. Nồi niêu bát đũa một đống ngoài sân..
Nắng tái mặt khi thấy mẹ con Tuân đang đi vào ngõ nhà mình. Nàng bỏ chạy ra sau vườn.
Khi Nắng trở về, trong nhà im ắng đến ghê rợn.
Mẹ Nắng  đắp chăn đơn nằm trên giường, còn ông bố không biết đi đâu?
Mẹ con Tuân cũng chẳng thấy!
Chẳng cần có “óc tưởng tượng phong phú”, nàng cũng hiểu đã xảy ra chuyện gì?

Ba ngày không ăn, không ngủ, mà không cảm thấy đói. Đầu óc nàng như chực vỡ ra, không thể chịu thêm được nữa, Nắng chân không giày dép lần ra bến sông..
***
Bữa ăn đã dọn ra. Vẻ mặt em bất động. Chịu. Không thể biết em đang nghĩ gì?
Chưa khi nào Tuân thấy rượu đắng như hôm nay, dù rượu vốn đắng. Đầu óc Tuân vẫn quay cuồng câu hỏi về đứa con của nàng?
 Khi nó sinh ra thiếu tháng, cả nhà Đầu Đất nghi ngờ. Người ta nghĩ nó là đứa trẻ con kẻ khác “lộn” vào nhà mình.
Gia đình bốc vác, đầu óc đơn giản, cả nhà Đầu Đất hất hủi hai mẹ con.
Chả còn cách khác, Y đưa hai mẹ con lên mé rừng gần sông, lâm trường quản lý. Hai người thành công nhân trồng rừng mãi cho đến ngày lâm trường giải thể.
Lên sáu tuổi thằng con phải mổ tim, biến chứng, tật từ đó đến nay.
Hai người thêm một đứa con trai. Thằng này khỏe mạnh, khôn khéo khác hẳn thằng anh.
Đến lúc ấy, nhà Đầu Đất mới bằng lòng cho y đón cả ba mẹ con về.
Nắng gánh cát dưới sông lên bờ. Nếu xe không chở đi nơi khác, chắc đống cát đã cao chả kém quả núi Thổ Ty là bao nhiêu!

Hồi chưa xây được nhà, Đầu Đất phải ở nhà trông thằng anh dở. Nó ăn khỏe kinh người và phá phách không ai ngăn được nó. Xểnh ra một tý là chạy ra đường. Cứ nhằm có xe ô tô là dang tay kêu be be hoặc hét lên, lao vào.
Đầu Đất trở thành “bảo phụ” từ đó.
Lâu ngày ở nhà trông con, đâm lười, ngại việc.
Nhà tình nghĩa xây xong, thêm một phòng nhốt nó, Đầu Đất vẫn “Ở nhà trông con”. Một mình Nắng làm nuôi ba miệng ăn. Còn thuốc, thầy, thợ chạy chữa cho con đến tận giờ. Lần trả lễ Tuân chứng kiến là một trong muôn vàn thí dụ.
Nắng chưa phát điên, phát rồ hẳn nàng có những sợi dây thần kinh quá khỏe. Cục cằn, thô thô, dữ dội một chút đã là cái gì?

Ngày đạn bom, ai cũng mong có hòa bình. Hòa bình như là hạnh phúc dâng tràn, cho tất cả. Nhưng đâu phải vậy? Thời bình có cái lo thời bình, cái khổ thời bình. Vẫn có những cuộc chiến âm thâm, nỗi đau âm thầm trong tim gan con người.
Tuân cảm thấy nhói đau trong cái đầu lâu nay quen chú ý đến những sự việc lớn lao trọng đại.. Đến thế thời, những cuộc tranh luận trên mây, trong gió..
Hắn đâu có biết những trận bão tưởng chừng nhỏ nhoi trong lòng con người. hằng ngày hằng giờ đang tàn phá phần tươi tốt, tử tế, tàn phá niềm tin, hạnh phúc bé bỏng của không ít người bất hạnh.
Trong câu chuyện vừa nghe, Liệu mình có góp phần nào làm u ám nặng nề thêm cuộc đời của Nắng? Mối nghi hoặc của gia đình chồng nàng liệu có phải do mình gây ra?

Đầu Đất không muốn cho Tuân ra khỏi nhà lúc này. “Nam tử hán” đã uống phải say cho đến cùng!
Vừa lúc thằng bé mười sáu tuổi phát bệnh. Nó ngã đánh huỵch trong gian “xà lim bộ” như bố nó bông phèng vẫn gọi. Ở lại cũng không giúp được gì. Chờ cho thằng bé dần tỉnh lại, Tuân lén bỏ vào cái vỏ gối bên giường nằm kê gần bàn uống nước số tiền có trong người. Hắn chào vợ chồng Nắng, đi vội như kẻ chạy trốn.
Một chiếc xe tải ào qua chút nữa cán phải. Lái xe thò đầu ra:
- Đ.c.m! Thằng khốn muốn chết à?
Tuân không trả lời.
Câu chửi, câu hỏi.. những câu vân vân như thế, với hắn trong tâm trạng này đâu còn nghĩa lý gì?


========

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

NHÀ VĂN VĂN LINH QUA ĐỜI – TỪ “MÙA HOA DẺ” ĐẾN “SÔNG GIANH”


NGUYỄN KHẮC PHÊ
Nhà văn Văn Linh (1930-2014)
Nhà văn Văn Linh (1930-2014)
Nhà văn Văn Linh tên khai sinh: Trần Viết Linh. Sinh ngày 1 tháng 1 năm 1930. Quê quán: Phường Đại Nài. Thị xã Hà Tĩnh. Dân tộc: Kinh. Hiện thường trú tại: Phòng 219 tập thể A5 Giảng Võ, Hà Nội. Vào Hội năm 1968
Nhà văn Văn Linh đã từ trần vào hồi 18h 30p ngày 07/3/2014 (tức ngày mùng 7 tháng Hai năm Giáp Ngọ), hưởng thọ 85 tuổi. Lễ viếng được tổ chức từ 13h30 đến 15h00 ngày 13/3/2014 (tức ngày 13 tháng Hai năm Giáp Ngọ) tại nhà tang lễ Bệnh Viện 354 Đội Cấn – Hà Nội. An táng tại Đài hóa thân Hoàn vũ Văn Điển – Hà Nội.
Văn Linh sớm nổi tiếng với tiểu thuyết đầu tay xuất bản từ nửa thế kỷ trước – “Mùa hoa dẻ” (1957); nổi tiếng vì đó là tác phẩm hiếm hoi “dám” viết một chuyện tình thời chiến khá lâm ly ngay sau khi “Nhân văn-Giai phẩm” bị “đánh” tơi tả và cũng vì một thời sách bị lên án và cấm đoán do cách nhìn, cách đánh giá tác phẩm văn nghệ còn cứng nhắc, ấu trĩ. Từ ngày đất nước “Đổi Mới”, tiểu thuyết “Mùa hoa dẻ” đã được tái bản, đặc biệt đã được đưa vào các bộ tuyển lớn như “Văn học Việt Nam thế kỷ 20” (Tiểu thuyết 1945-1975, NXB Văn học 2003) và “Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1887-2000” (Tập 3 – 1946-1975, NXB TP. Hồ Chí Minh, 2006).
Nhà văn Văn Linh quê ở Thạch Hà (Hà Tĩnh), nhưng những tác phẩm chủ yếu trong cuộc đời sáng tác gần nửa thế kỷ của ông lại viết về vùng đất lửa Quảng Bình. Nói thế, vì trong hơn bốn mươi đầu sách và hai mươi kịch bản phim truyện và truyền hình, các tác phẩm được dư luận chú ý của ông đều viết về Quảng Bình. Đây cũng là những tác phẩm ra đời vào các thời điểm rất có ý nghĩa đối với người cầm bút: hai tiểu thuyết đầu tay “Mùa hoa dẻ” (1957) “Goòng” (1960) và tiểu thuyết bộ ba “Sông Gianh” (Nhà xuất bản Thanh niên-1999) ra mắt công chúng lúc ông vừa tròn 70 tuổi.
Sau khi “Sông Gianh” ra đời, tác giả đã nhận được rất nhiều thư bạn đọc, đề nghị viết tiếp về “Sông Gianh” thời chống Mỹ. Nói đúng hơn, số phận những nhân vật của tiểu thuyết đã có sức ám ảnh độc giả. Với nhà văn, đó là một khích lệ rất lớn. Thế là ông lại có dịp “trở về” vùng đất đã tạo cảm hứng cho ông viết nên “Mùa hoa dẻ” năm xưa tham dự Trại sáng tác ở Quảng Bình năm 2005 để viết nên “Đất nước ông bà” – Tập 4 của bộ tiểu thuyết “Sông Gianh”.
vanlinh (1)Tác giả viết “Sông Gianh” khi đã là một cây bút già dặn, vừa trải nghiệm qua hàng chục tác phẩm với nhiều thể loại, nhiều đề tài của chính mình, vừa có điều kiện rút kinh nghiệm thành bại, tiếp thu những lý luận mới về tiểu thuyết của giới sáng tác và nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Về dung lượng, “Mùa hoa dẻ” gần như là một truyện vừa, còn “Sông Gianh” có vóc dáng một bộ sử thi, hiện thực miêu tả trong tiểu thuyết diễn ra suốt một thời kỳ dài mấy chục năm với những biến động xã hội lớn lao – từ khi đất nước còn nô lệ, trải qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, rồi cải cách ruộng đất và sửa sai, với hàng chục nhân vật đủ loại – từ lớp người “dưới đáy” như Cồn, Vực, Đước, Xoan… đến bọn lính Tây, lính Nhật, địa chủ lý Thọ, quan phủ họ Đặng, rồi ông Phương, một chiến sĩ cộng sản vừa ra tù về gây mầm cách mạng ở làng Tiên Lự, rồi những cán bộ đội “cải cách” khiến cả làng Tiên Lự điêu đứng một thời…
Tập I có tiêu đề “Bên lở bên bồi” dày 304 trang, mở đầu bằng cảnh mụ Rợi – một me Tây chán cảnh làm trò chơi cho lũ thực dân trở về làng Tiên Lự cùng với lý Thọ và kết thúc là cảnh dân làng phá kho thóc Nhật năm 1945. Tập II mang tên “ Nước rông nước rặc” dày 320 trang, diễn tả không khí cách mạng Tháng Tám ở Tiên Lự và cuộc kháng chiến chống Pháp ở đây cho tới lúc đồn Tây rút chạy. Tập III có tựa đề “Bên trong bên đục” dày 300 trang, chủ yếu tái hiện cuộc cải cách ruộng đất và sửa sai ở Tiên Lự…
Một đề tài quan trọng được thể hiện một cách nghiêm túc, cẩn thận qua gần ngàn trang sách; công phu của tác giả thật đáng trân trọng. “Sông Gianh” tuy chỉ viết về một làng quê ở huyện Quảng Trạch nhưng phần nào đã phản ánh được những nét hiện thực chủ yếu của Quảng Bình trong quãng thời gian từ 1940-1957. Phần viết về cải cách ruộng đất, tác giả không tránh né những mất mát đau thương nhưng đồng thời khẳng định mục tiêu “người cày có ruộng” đã được thực hiện, đáp ứng nguyện vọng tha thiết bao đời của giai cấp nông dân. Nói cách khác, trước một đề tài dễ gây bức xúc, tác giả đã tránh được cách nhìn cực đoan, đã có thái độ chừng mực và công bằng.
Tác giả cũng đã xây dựng được một số nhân vật có tính cách, có số phận, tránh được sự đơn giản, một chiều. Mụ Rợi me Tây và cả lý Thọ, tuy sống dựa vào thế lực kẻ địch, nhưng cũng có lúc thể hiện cảm tình với cách mạng; Cồn, một cố nông đi ở cho lý Thọ, được ông Phương giác ngộ cách mạng nhưng vào cuộc chiến đấu lại thủ phận cầu an… Nếu như đừng quá “yêu” và bớt phần “lý tưởng hóa” Đước (em gái Cồn) thì nhân vật nữ này thật sự là một hình ảnh đẹp tỏa sáng toàn bộ “Sông Gianh”.
Những mối tình đa dạng và cũng khá éo le trong “Sông Gianh” đã góp phần đáng kể tạo nên sức sống cho nhân vật. Hoàng, con trai lý Thọ sớm đến với cách mạng và cả Quân (cán bộ đội cải cách) đều yêu Đước, khi cô đã thề gắn bó với Vực, người bạn trai của Cồn và cùng được ông Phương giác ngộ cách mạng. Cồn thì lại bỏ lơ tình yêu với cô thôn nữ Thắm trẻ đẹp, bị mụ Rợi lừa vào “tròng”, rồi yên phận làm chồng mụ, khiến Thắm đau đớn tự sát khi buộc phải về làm dâu nhà lý Thọ…
Riêng Tập 4 với nhan đề “Đất nước ông bà”, theo “Lời nhà xuất bản”, thì tác giả viết nhằm tôn vinh “vùng đất Quảng Bình đầy gian khó nhưng anh hùng với những khẩu hiệu “Xe chưa qua nhà không tiếc”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”…đang hồ hởi đi vào hợp tác hoá…” Tuy vậy, phong trào “sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi” chỉ là cái nền để tác giả “Mùa hoa dẻ” dựng tiếp cuộc đời các nhân vật đã “sống” trong 3 tập đầu với những chuyện tình khá lâm ly và trớ trêu. O Đước, người con gái giỏi võ từng tước súng lý Thọ trước mũi giặc Tây, từng đánh gục hai du kích định bắt trói o khi o đòi đi tố cáo sự sai trái của mấy “ông Đội” thời “Cải cách”, nay giữ chức Bí thư Đảng uỷ xã, đã công khai ủng hộ mối tình giữa Ân (Trưởng Công an xã) với o Chín – con địa chủ chánh Vạn; và bản thân o, cũng bất chấp dư luận, tỏ tình yêu với Hoàng (con lý Thọ, một địa chủ bị bắn trong “Cải cách ruộng đất”) khi anh đưa pháo cao xạ về sát cánh cùng dân quân xã Tiên Lự bảo vệ tuyến vận tải chiến lược sông Gianh…Hai mối tình nẩy nở giữa bom đạn chiến tranh, tình yêu và nhân cách qua “thử lửa” đã như một “bảo đảm bằng vàng” khiến họ tự tin vượt qua những định kiến về giai cấp trong quá khứ chưa dễ thay đổi. Điều đáng nói là giữa lúc loại chuyện tình thời @, chuyện tình sinh viên, quán trọ…rồi chuyện tình phim Hàn diễn ra khắp nơi, thì những mối tình trong trẻo, mộc mạc thôn dã, không vụ lợi bên sông Gianh một thời chưa xa đem đến cho độc giả một cảm giác thú vị như được tắm mình giữa dòng suối đầu nguồn mát lành sau khi chán chê cảnh sắc, mùi vị các bãi biển ô nhiễm.
Chuyện tình nào trong tiểu thuyết cũng thường là trớ trêu, nhưng bên con sông từng là nơi chia cắt đất nước thời Trịnh-Nguyễn, hai mối tình nối kết những con người thuộc hai giai cấp đối kháng trong tiểu thuyết của Văn Linh hàm ý phê phán “chủ nghĩa thành phần” chia rẽ dân tộc và độc đoán chuyên quyền còn rơi rớt đây đó, một ý tưởng mà o Đước đã hơn một lần nhắc lại: “Giang sơn Tiên Lự ni, đất nước ni là của ông bà, không phải của riêng thằng mô, con mô!” Và rồi chính cháu nội chánh Vạn là người đổ máu đầu tiên trên bến phà sông Gianh và o Chín (con gái chánh Vạn) sớm goá bụa vì Ân hy sinh trong một lần cứu xe vận tải, còn Hoàng thì đã mất một cánh tay trong trận huyết chiến với không lực Mỹ. Vậy mà những kẻ đố kỵ vẫn kết “tội” o Đước có “quan điểm phản động”, rồi vu cáo o đặt gương chỉ điểm cho máy bay Mỹ để tranh quyền…
Vậy nên “Sông Gianh” – “Đất nước ông bà” không chỉ có “chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi”, mà còn có chuyện tình yêu, có tư tưởng. Và cũng không thiếu chuyện hài hước dân gian…
Sự nghiệp của nhà văn Văn Linh khá phong phú. Ông còn là tác giả của nhiều kịch bản phim và nhiều tập truyện dành cho thiếu nhi. Hầu hết tác phẩm của ông đều lấy Quảng Bình làm bối cảnh, chỉ đến cuối đời ông mới trở về với quê hương Hà Tĩnh, nhưng ông chỉ mới kịp để lại bản thảo tập 1 bộ tiểu thuyết “Tịnh Hà dấu yêu” thì đã phải đi xa… Nhà văn đã vĩnh viễn “chia tay” với bạn đọc, nhưng hàng ngàn trang sách ông để lại vẫn sống trong lòng độc giả nhiều thế hệ, nhất là ở Quảng Bình, vùng đất mà ông đã gắn bó trong suốt cuộc đời cầm bút của mình…
Nguồn: trannhuong.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một bức thư của nhóm người Trung Quốc tự xưng là kẻ đứng sau vụ khủng bố máy bay Malaysia đang gây xôn xao dư luận Trung Quốc.


Ngày hôm nay (10/3), tờ Wantchinatimes đưa tin "Một nhóm người Trung Quốc tự xưng khủng bố máy bay Malaysia đã xuất hiện".

Theo đó, nhóm người này tự xưng là Nhóm cảm tử Trung Quốc đã lên tiếng cho biết tổ chức này chính là những kẻ đã đứng sau vụ máy bay mang số hiệu MH370 mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines. 


Xuất hiện nhóm tự xưng khủng bố máy bay Malaysia 1

Bức thư nặc danh được đăng tải trên diễn đàn Boxun, Trung Quốc.
Trước đó, vào ngày 9/3, bức thư nặc danh của nhóm người này đã được gửi cho rất nhiều các tờ báo Trung Quốc. Bức thư có nội dung "Các người giết 1 quân của ta, chúng ta sẽ giết lại 100 người của các ngươi để trả thù."

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đều thể hiện sự hoài nghi trước bức thư của nhóm người nặc danh này. 

Các nhà phân tích cũng cho hay bức thư này không đáng tin bởi nhóm người tự xưng là khủng bố không hề đưa ra bất cứ chi tiết nào về việc tấn công khủng bố chiếc máy bay mang số hiệu MH370. Hơn nữa, nó còn được đăng tải trên diễn đàn trực tuyến Boxun (Trung Quốc) - 1 diễn đàn không được kiểm duyệt, thẩm định.

Hiện tại, giới chức Trung Quốc vẫn chưa đưa ra phát biểu nào liên quan tới bức thư này.

Theo danh sách hành khách có mặt trên chuyến bay MH370, có tới 153 người mang quốc tịch Trung Quốc.

Hiện, cơ quan chức năng Malaysia cho biết họ vẫn đang tích cực điều tra vụ việc và khẳng định không loại trừ nguyên nhân khủng bố trong vụ máy bay mất tích này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quân đội Nga tự tay mổ xác người ngoài hành tinh

Cơ quan bí mật KGB của Nga đã tận tay mổ xẻ xác chết người ngoài hành tinh và cố gắng liên lạc về quê hương họ từ năm 1942.

Người Nga đã có những hiểu biết nền văn minh ngoài hành tinh trong nhiều thập kỉ qua, đến mức họ chẳng bất ngờ gì tới những tin đồn xoay quanh vật thể bay không xác đinh UFO trên thế giới.

KGB vốn có một bộ phận được thành lập để thu thập, theo sát tất cả những thông tin liên quan đến các hiện tượng thần bí và không giải thích được trong và ngoài nước Nga.

Quân đội Nga tự tay mổ xác người ngoài hành tinh

Chiếc UFO không quá lớn, màu sáng bạc dường như bị cắm xuống đất
Quân đội Nga tự tay mổ xác người ngoài hành tinh

Tuyết xung quanh bị tan nhưng cây cối thì không bị phá hủy
Một số tài liệu mật của cơ quan KGB - Ủy ban an ninh quốc gia vô tình bị đài truyền hình nổi tiếng TNT tiết lộ đoạn phim chứa đựng nghiên cứu bí mật về nền văn minh ngoài Trái Đất.

 Từ những năm 1960, tất cả cuộc họp kín của ủy bạn này bàn luận về UFO, người ngoài hành tinh liên tục diễn ra và tuyệt đối không được quay phim, chụp ảnh mà chưa được phép. Thậm chí, từ năm 1942, họ đã cố gắng liên lạc với những người ngoài hành tinh này.

Quân đội Nga tự tay mổ xác người ngoài hành tinh

Quân đội Nga bắt đầu nhận thức về nền văn minh ngoài hành tinh từ những năm 1960
Năm 1969, tại bang Sverdlovsky, một UFO đã gặp sự cố rơi xuống đây. Quân đội Nga kịp thời có mặt và thu dọn sạch sẽ hiện trường vụ tai nạn mang tính lịch sử này. Đoạn phim ngắn ghi nhận hình ảnh mờ nhạt quân đội Nga vây quanh vật thể lạ dạng đĩa màu sáng bạc nằm nghiêng trên mặt đất, xung quanh không hề có khói lửa nhưng tuyết trên mặt đất đã tan hết.

 Sau đó, xác chết của sinh vật trong chiếc UFO này cùng với các mảnh vỡ đã được chuyển tới một nơi an toàn. Tại đây, người Nga tự do mổ xẻ, phân tích, khám nghiệm tử thi ngoài hành tinh.

Cuốn phim được những mật thám (do người đài truyền hình TNT đóng giả nhân viên KGB cài vào) cung cấp thấy rõ hình dạng của sinh vật lạ nhỏ thó, màu xám, gần giống một người già đầu trọc với hốc mắt sâu, da nhăn nheo.

Quân đội Nga tự tay mổ xác người ngoài hành tinh

Họ đã tận tay mổ xẻ cơ thể xác chết của sinh vật lạ màu xám
Vị tướng A.G.Ponomarnko đứng đầu quân khu Urals đã chắc chắn rằng nhiều nhân viên KGB đều nhúng tay vào các hoạt động nghiên cứu UFO trong mọi giai đoạn. Các thông tin thu nhận sẽ được chuyển lập tức đến đại tá AI Grigoriev, giám đốc bộ phận nghiên cứu khoa học của KGB. Một thông tin nữa được biết, ba nhân viên tham gia giải phẫu xác người ngoài hành tinh bị chết một cách bí ẩn trong cùng một ngày 24/3/1969 sau khi hoàn thành nhiệm vụ được 7 ngày.

Nguyên nhân cái chết của 3 nhân viên KGB sẽ được đưa ra tìm hiểu trong thời gian tới. Mặc dù, video của TNT tiết lộ không có được lòng tin hoàn toàn của mọi người nhưng các nhà khoa học vẫn thừa nhận nó chứa nhiều chi tiết khá hợp lý.

Quân đội Nga tự tay mổ xác người ngoài hành tinh

Vật thể bay hình đĩa gặp sự cố tại tại bang Sverdlovsky năm 1969
Quân đội Nga tự tay mổ xác người ngoài hành tinh

Quân đội thuộc cơ quan KGB nhanh chóng có mặt bảo vệ hiện trường


(Edaily.vn) -

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bọn khủng bố chính thức thừa nhận:


"Lãnh đạo Lữ đoàn liệt sĩ Trung Quốc" (“中国烈士旅领导人”) tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ máy bay Malaysia Airlines mất tích

"Lãnh đạo Lữ đoàn liệt sĩ Trung Quốc" (“中国烈士旅领导人”) tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ máy bay Malaysia Airlines mất tích

http://boxun.com/news/gb/intl/2014/03/201403091656.shtml#.UxxAXs6fUqs




Cách đây nửa giờ, nhà truyền thông trang mạng nổi tiếng Bắc Phong vừa nhận được một bwusc thư ngỏ, người gửi nói nhận trách nhiệm về vụ máy bay Malaysia Airlines mất tích.

Nội dung thư:
NÓI RÕ VÀ GIẢI THÍCH VỀ VỤ MH370 CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG MALAYSIA

Hãng hàng không Malaysia Airlines
Chính phủ Malaysia
Chính phủ Trung Quốc

Chúng tôi hiện đang chuyển cho các người tin tức quan trọng về vụ MH370 của Malaysia Airlines mất tích ngày 8.3.2014. Các người có thể nghi ngờ: Vì sao chiếc máy bay chở khách lại đột nhiên mất liên lạc, hơn nữa sau đó lại không thể tìm thấy dấu vết? Hiện nay tất cả mọi phương diện hẳn đều đang nỗ lực tìm kiếm người và máy bay bị rơi, song tôi trịnh trọng nói với các người, tất cả những điều đó đều vô ích! Tất cả những người trên máy bay hiện giờ đang quì gối sám hối trước Thánh Allah rồi, không một ai thoát! Nếu các người muốn đi tìm bọn họ, thì chỉ có một phương cách duy nhất là các người cũng đi gặp Thánh Allah! Vì vậy, tôi khuyên các người hãy lập tức dừng tìm kiếm, khỏi cần làm điều vô nghĩa.

Đây là một sự kiện chính trị! Có 2 nguyên nhân dẫn đến Vụ MH370. Trước tiên, đó là để trả thù nhà cầm quyền Malaysia. Nguyên do là Malaysia từng bức hại tàn khốc chúng tôi (cụ thể trước đây Malaysia đã làm những gì, xin mời các bên liên quan tự răn). Vụ Malaysia Airlines xảy ra chính là sự báo thù Malaysia. Thứ đến, trên máy bay có rất đông hành khách Trung Quốc, lựa chọn vụ mất tích máy bay lần này, chính là đáp trả lại sự trấn áp và bức hại người Duy Ngô Nhĩ (Uigur) tàn khốc của chính quyền Trung Quốc. Ngày 1.3, tại Côn Minh Trung Quốc đã xảy ra phong trào chống khủng bố của các chiến sĩ Duy Ngô Nhĩ. Nguyên do xảy ra vụ này là một loạt hành động trấn áp người Duy Ngô Nhĩ tàn bạo của chính quyền Trung Quốc, khuếch trương kì thị dân tộc. Song nhà cầm quyền Trung Quốc đã bắc chết họ một cách không thương tiếc! Thậm chí ngay cả phụ nữ cũng không buông tha, cho đến giờ vẫn còn giày vò một cô gái trẻ bị bắt sống vì bị thương trong vụ này. Vụ Malaysia Airlines xảy ra ngày 8.3 chính là hậu quả của vụ đổ máu tại Trung Quốc mấy ngày trước! Đây là một đòn đau dành cho chính quyền Trung Quốc. Chúng tôi bảo cho các người biết: Các người giết một người dân tộc chúng tôi, chúng tôi sẽ giết cả trăm các người để đền mạng!

Cả 2 nguyên nhân trên đây cho thấy, Vụ Malaysia Airlines MH370 thuần túy là một vụ chính trị, điều tôi cần nói rõ ở đây là, Hãng hàng không Malaysia Airlines không có trách nhiệm gì trong vụ này. Bản thân chiếc máy bay không có bất cứ sự cố kĩ thuật nào, phi công cũng không có bất cứ sơ xuất thao tác nào. Vụ này chỉ có thể qui trách nhiệm cho chính phủ Trung Quốc và chính phủ Malaysia. Trong đó, chính phủ Trung Quốc chịu trách nhiệm 60%, chính phủ Malaysia chịu trách nhiệm 40%.

Với hành khách các nước khác (chỉ các nước ngoài Trung Quốc và Malaysia) gặp nạn trong Vụ MH370, tôi chỉ có thể nói lời xin lỗi và cảm thấy ân hận, chúng tôi cũng hi vọng 100% hành khách là người Trung Quốc, song các người biết đấy, điều này là không thể xảy ra. Hành khác các nước khác thể nào cũng có, song rút cuộc với một số ít người như vậy, sẽ không gây ảnh hưởng lớn lắm đến nước họ. Chúng tôi nhằm chủ yếu đến chính phủ Trung Quốc và Malaysia.
Cuối cùng xin nói về vấn đề bồi thường, bởi vụ máy bay lần này chịu trách nhiệm phần lớn là phía Trung Quốc, nên đề nghị chính phủ Malaysia bồi thường cho 40% gia đình người bị nạn, 60% còn lại sẽ do chính phủ Trung Quốc bồi thường cho người bị nạn. Ngoài ra, nhà cầm quyền Malaysia cũng có thể yêu cầu nhà cầm quyền Trung Quốc bồi thường thỏa đáng cho phía Malaysia, bởi chủ yếu là do chính phủ Trung Quốc chuốc họa. 

Tóm lại, chính phủ Trung Quốc phải suy ngẫm lại chính sách dân tộc và vấn đề nhân quyền của mình, phía Trung Quốc phải lập tức dừng bức hại những người dị tộc, lập tức thả chiến sĩ Duy Ngô Nhĩ đang bị biệt giam trong vụ 1.3 ở Côn Minh! Nếu không, những vụ việc tương tự nhằm vào người Trung Quốc sẽ còn bất tận! Còn về phía Malaysia, tôi chỉ có thể nói, vẫn đề sẽ không chỉ dừng ở đó! Không phải lần này Malaysia bồi thường 1 chiếc máy bay cùng vài tính mạng là đã có thể chấm dứt được mọi ân oán trước đó, đây không phải là lời khủng bố đe dọa, mà là sự mô tả về tương lai, tôi chỉ có thể nói, Malaysia nay mai vẫn phải đốii mặt với các vụ việc, đương nhiên, không nhất thiết chỉ là chuyện máy bay mất tích. Với những người dân thường Trung Quốc, tôi đề nghị các người hãy đứng lên chống lại chính phủ Trung Quốc, không được làm hung thủ cho chính phủ Trung Quốc! Nếu không, sau này các người sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều nỗi bất hạnh, sẽ ngày càng có nhiều dân thường vô tội phải hi sinh một cách oan uổng.




Lãnh đạo Lữ đoàn liệt sĩ Trung Quốc
Phần nhận xét hiển thị trên trang