Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Nếu bạn không vui hãy đọc bài này:

Kẻ sỹ

Trịnh Kim Thuấn
Kẻ sĩ mà còn quyến luyến sự yên vui thuận tiện cho xác thịt thì tâm lụy chí hèn không đáng được gọi là kẻ sĩ.  MẠNH TỬ

Thời còn đi học , khi học đến hai nhà thơ thời vua Tự Đức là ông Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát thì rất thích, về tài làm thơ của hai ông nầy thì khỏi bàn. Nguyễn Công Trứ là 1 ông quan giỏi, văn võ song toàn, một nhà kinh tế và nông nghiệp nữa với các bài thơ hay (mà tôi được học) như Kẽ Sĩ, Chí Làm Trai …. Cao Bá Quát thì lại đặc biệt hơn. Vua Tự Đức từng nói :

                                  Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán.
                                  Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường

Tôi còn nhớ khi học tới ông Nguyễn Công Trứ, thích thú với 2 bài : Kẻ Sĩ và Chí Làm Trai .
                                             KẺ SĨ

Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt 
Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên  
Có giang sơn thì sĩ đã có tên 
Từ Chu Hán vốn sĩ này là quý. 

Miền hương đảng đã khen rằng hiếu nghị 
Đạo lập thân phải giữ lấy cang thường 
Khí hạo nhiên chí đại chí cương 
So chính khí đã đầy trong trời đất. 

Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất 
Hưu hưu nhiên điếu vị  canh Sằn  
Xe bồ luân  dù chưa gặp Thang Văn 
Phù thế giáo một vài câu thanh nghị. 

Cầm chính đạo để tịnh tà cừ bí 
Hồi cuồng loan nhi chướng bách xuyên 
Rồng mây khi gặp hội ưa duyên 
Mang quách cả sở tồn làm sở dụng. 

Trong lang miếu ra tài lương đống 
Ngoài biên thuỳ rạch mũi Can Tương 
Sao cho bách thế lưu phương 
Trước là sĩ sau là khanh tướng. 

Kinh luân khởi tâm thượng 
Binh giáp tàng hung trung 
Vũ trụ chi nhân gian giai phận sự 
Nam nhi đáo thuỷ thị hào hùng. 

Nước nhà yên thì sĩ được thung dung 
Bấy giờ sĩ mới tìm ông Hoàng Thạch  
Dăm ba đứa tiểu đồng lếch thếch 
Tiêu dao nơi hàn cốc thanh sơn 

Này thơ, này rượu, này địch, này đàn 
Đồ thích chí chất đầy trong một túi. 
Mặc ai hỏi, mặc ai không hỏi tới 
Ngẫm việc đời mà ngắm kẻ trọc thanh 

Này này sĩ mới hoàn danh

Khi ngồi trên ghế nhà trường, học bài nầy bọn trẻ chúng tôi rất hào hứng và cố gắng học .

Nhưng số phận của Nguyễn Công  Trứ lúc chưa thành đạt lại rất nghèo, nhưng ông vẫn vui vẽ sống, ông kể lại cái ở, cái mặc và cái ăn như thế nầy :

:Bốn vách tường mo,
Ba gian nhà cỏ .
Đầu kèo mọt đục vẽ sao,
Trước cửa nhện giăng màn gió .
Phên trúc ngăn nửa bếp nửa buồng,
Ống nứa đựng đầu kê đầu đỗ.
Đầu giường tre, mối dũi quanh co,
Góc tường đất, giun đùn lố nhố.
Bóng nắng dọi trứng gà bên vách, thằng bé tri trô,
Hạt mưa soi hang chuột trong nhà , con mèo ngấp ngó .
Trong cũi, lợn nằm gặm máng, đói chẳng muốn kêu,
Đầu giàn, chuột cậy khua niêu, buồn thôi lại bỏ.
Ngày ba bữa, vỗ bụng rau bịch bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no,
Đêm năm canh, an giấc ngáy kho kho, đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ.
                       
 (Hàn nho phong vị phú – Nguyễn Công Trứ).

Cùng thời, lại có ông Cao Bá Quát, cũng nghèo như thế, nhưng ông lại tả như thế nầy :

Lều nho nhỏ kéo tấm tranh lướp tướp, ngày thê lương hạt nặng giọt mưa sa; 

Đèn cỏn con gon chiếc chiếu lôi thôi, đêm tịch mịch soi chung vừng trăng tỏ. 

Áo Trọng Do bạc thếch, dãi xuân thu cho đượm sắc cần lao; 
Cơm Phiến Mẫu hẩm sì, đói tuế nguyệt phải ngậm ngùi tân khổ. 

Gió trăng rơi rụng, để cái quyên gầy ? 
Sương tuyết hắt hiu, làm con nhạn võ. 

                                                                     (Tài tử đa cùng phú – Cao Bá Quát)
Xem ra thanh thoát, nhưng u uất quá !

Mấy năm sau, khi lên cấp 3 (Trung học đệ nhị cấp ) mới thấy cái thâm thúy thơ của Cao Bá Quát qua bài  :
                                                     
 UỐNG  RƯƠU  TIÊU  SẦU .

Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy
Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười
Thôi công đâu chuốc lấy sự đời
Tiêu khiển một vài chung lếu láo
Ðoạn tống nhất sinh duy hữu tửu 
Trầm tư bách kế bất như nhàn 
Dưới thiều quang thấp thoáng bóng nam quan
Ngoảnh mặt lại cửu hoàn coi cũng nhỏ
Khoảng trời đất cổ kim, kim cổ
Mảnh hình hài không có, có không
Lọ là thiên tứ, vạn chung

Giờ đã lớn tuổi, mái tóc đã bạc, mới hiểu được : Đưa tiễn một cuộc đời chỉ có rượu. Suy nghĩ một trăm kế không gì hơn là nhàn, Dù biết : Nhàn là nhất rồi ,nhưng mấy ai đã làm được đâu. Danh và Lợi cứ bám và quyện lấy con người ta. Cuối đời của ông cũng là thế .

                                          Ba hồi chuông giục đù cha kiếp.
                                              Một nhát gươm đưa đéo mẹ đời ..


Có câu Văn tức là người, phải chăng số phận văn chương cũng ứng vào người của Cao Bá Quát, số phận của ông sau nầy thật bi thảm, cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương  thất bại, ông phải tội “tru di tam tộc”. Trước năm 1975, ở miền Nam có đề thi Tú Tài phần 1 rất hay : 

Anh (chị) bình luận câu : Cao Bá Quát là người làm chết đi dòng họ Cao cũng là người làm sống mãi dòng họ Cao .

Một truyện ngắn rất hay và nổi tiếng của Nguyễn Tuân : Chữ của người tử tù, nhân vật là Huấn Cao . Có phải là Cao bá Quát ?

Tiếc thay, mấy mươi năm qua, kể từ thế kỷ trước, kẻ sĩ không được xem trọng nữa, giai cấp lãnh đạo tiên phong phải là CÔNG, NÔNG, vì thế mới có chuyện : Trí, Phú, Địa, Hào đào tận gốc, trốc tận rể .

Từ năm 1945 đến 1954 có các học giả,  nhà văn nổi tiếng đã bị loại :

Tôn Nữ Thu Hồng (1922 – 1948), Ngô Tất Tố (1894 – 1954), Nhượng Tống (1904 – 1949), Thiều Chửu (1902 -1954), Dương Quảng Hàm (1898 – 1948), Lan Khai (1906 – 1945) , Khái Hưng (1896 – 1947), Phạm Quỳnh (1892 – 1945), Tạ Thu Thâu (1906 – 1946)  Theo : Những cái chết tức tưởi của nhà văn – Chuyện bây giờ mới kể của Thái Doãn Hiểu . Tran Nhuong. Com .

Nhà văn nổi tiếng Vũ Trọng Phụng, chết trước 1945, số phận của ông vẫn không thoát khỏi nghiệt ngã :
………………………………………………………………………………………..
phần thắng nghiêng về phe chống đối Vũ Trọng Phụng đầy quyền lực, và các tác phẩm của ông đã bị rút khỏi các giá sách và bị cấm ở miền Bắc Việt Nam  trong hơn hai mươi năm.
. . . . . . . . . . . . . . . …………………………………………………….

 Không phải ngẫu nhiên mà Vũ Trọng Phụng bị cấm trong suốt hai mươi lăm năm, kể từ cuối thập niên 1950 cho đến đầu thập niên 1980, thời kỳ đánh dấu đỉnh cao của sự phân cực này. Để kết thúc bằng giọng lạc quan hơn, theo tôi, sự phổ biến trỗi dậy của Vũ Trọng Phụng kể từ khi việc cấm đoán tác phẩm của ông được bãi bỏ vào giữa thập niên 1980 cho thấy tính lâu bền đáng ngạc nhiên của một truyền thống cộng hòa ở người Việt tuy còn sơ khai nhưng đã rõ nét.

Trích bài thuyết trình của GS.TS Peter Zinoman (khoa lịch sử, Đại học Berkeley. California – Hoa Kỳ) do Đại học Thái Nguyên Việt Nam tổ chức ngày 20/12/2013 (theo Tran Nhuong.com)

Luật gia Nguyễn Mạnh Tường phải sống trong cô lập và đói lạnh, Triết gia Trần Đức Thảo  cố co mình lại mà sống ….

Gần nữa thì có các nhà văn  Nguyễn Hữu Đang, Phùng Quán , Lê Đạt, Trần Dần… trong nhóm Nhân Văn – Giai phẩm, mặc dù đã được tha và phục hồi nhưng cuối đời sống trong nghèo khổ, ngoại trừ nhà thơ Hữu Loan, nhờ bán được bản quyền bài thơ khóc vợ  “Màu Tím Hoa Sim”, có ít tiền xoay trở, cất lại nhà .. dù đói nghèo nhưng họ giữ vững được khí tiết của kẽ sĩ, để lại tiếng thơm cho muôn đời .

Đó là những KẺ SĨ  thời xưa tôi biết,

 Đến như nhà văn Nguyễn Khãi, một nhà văn thành đạt, có vai vế trên văn đàn, cây đa, cây đề … cuối đời bộc bạch qua các tự truyện : Gặp gỡ cuối năm, Đi tìm cái tôi đã mất. Ông đã tự kiểm điểm mình, tự trách mình ::

Các báo  nhất loạt đưa tin Đại tá nhà văn quân đội Nguyễn Khải đã qua đời. Điện thoại bàn nhà tôi réo liên hồi. Người ta muốn tôi viết bài về Nguyễn Khải. Sự nghiệp văn chương của ông thì cái giải thưởng Hồ Chí Minh đã nói đầy đủ.

Người ta muốn có những “kỷ niệm”, những câu chuyện về cuộc đời, về nghiệp văn của ông để… báo bán chạy hơn. Tôi từ chối. Thấy tôi từ chối đến mấy lần, bà xã nhà tôi bảo: “Thôi thì người ta nhờ, ông viết cho người ta. Ông cũng quen Nguyễn Khải mà”.

Tôi biết viết gì cho báo chí  về Nguyễn Khải, nhà văn mà tôi đã từng nghe tiếng thở dài não nề của ông qua năm tháng?

Nguyễn Khải bảo tôi: “Nhà văn Việt Nam bị ba đứa nó khinh, thứ nhất là thằng lãnh đạo nó khinh, thứ hai là độc giả nó khinh, thứ ba là đêm nằm vắt tay lên trán… mình lại tự khinh mình!”.

“Mình lại tự khinh mình” thì đau quá!!! Vì thế, tôi không lấy gì làm lạ, không ngạc nhiên tý nào khi đọc bài bút ký chính trị  “Đi tìm cái tôi đã mất” của ông sau ngày ông từ trần ít lâu. Một con người mang tâm trạng suốt đời như thế mà vẫn phải sống, vẫn phải viết để tồn tại thì nhất định sẽ phải để lại một cái gì trước khi ra đi, để “cáo lỗi” với hậu thế. Nguyễn Khải chính là nỗi đau đớn trên hành tinh này của một người cầm bút và nhất định ông phải đi tìm “cái tôi” đã mất ở thế giới bên kia.   (Bài Ngày Xuân nhớ Nguyễn Khải của Lê Phú Khải – Trần Nhương. Com)

Một Hoàng Minh Tường với quyển Thời của Thánh thần cũng bị thu hồi . Tự kể của nhà văn Tạ Hữu Đỉnh về  “Nỗi oan của 1 tập sách” . Quyển Năm 2000 chuyện bây giờ mới kể của Bùi Ngọc Tấn bị cấm xuất bản. Quyển Rồng Đá của Lê Mai – Vũ Ngọc Tiến bị thu hồi … nếu kể về các Kẻ Sĩ chân chính thời nay lâm vào các hoàn cảnh trên cũng nhiều … Ôi thấy buồn làm sao !

Ngày nay thì kẽ sĩ rất nhiều, quá nhiều là khác, nghèo cũng có, giàu cũng lắm, nhưng có mấy ông kẽ sĩ nầy làm tôi ray rức là :

Ông Tiến sĩ thi thủm (theo Đổ Quang) Hoàng Quang Thuận với các bài thơ thần nhập, làm thành tập thơ có chân trong kỹ lục Giunesses Việt Nam và thế giới, được  gởi dự giải Nobel văn chương Thụy Điển.

Ông Thạc sĩ Lăng Tần, nghị viên Hoàng Hữu Phước với  : Kế sách liên hoành giúp nhà độc tài Saddam Hussein nước IRAQ bình thiên hạ,  Tứ Đại Ngu để thóa mạ đồng liêu  là ông Dương Trung Quốc …….

Gần nhất là ông Nguyễn  Chí Hiếu  TBT báo Văn nghệ TP.HCM cùng ông Đông La  mần một tuyệt chiêu là : “Hàm phẫn phún nhân, tiên ô tự khẩu “ vào nhà văn Nguyên Ngọc, Trần Mạnh Hảo …..

Một tờ báo tốt, được nhiều giới, nhiều độc giả yêu  thích : tờ Sài Gòn tiếp thị vừa được khai tử,

P/s: Sáng giờ đọc kỹ hai tờ "Tiếp Thị" cứ suy nghĩ mãi. Tại sao Thời báo Kinh Tế Sài Gòn (cho dù bị ép) lại nhận tờ SGTT làm gì. Cách làm như thể hiện trong số 1 chỉ chia sẻ sức mạnh của TBKTSG chứ không làm gia tăng sức mạnh. Nếu thực sự SGTT gặp vấn đề về tài chính, chứ không phải là vấn đề chính trị, hãy để nó phá sản. Khi đó, các chủ nợ và "người lao động" ở đó sẽ thảo luận về tương lai của mình. TBKTSG nhận lãnh "măng-set" SGTT vừa có thể sẽ phải ôm nợ vừa mang tiếng là tiếp tay cho việc "bịt miệng" một tờ báo. Thực tế mấy ngày qua cho thấy, sự oán hờn đã hướng về nơi này thay vì nó phải đi đúng tới nơi cần thiết. (FB Osin HuyDuc)



Thời  nào cũng thế, kẽ tốt người xấu… tâm địa khó lường, tiếc thay một số người ngày nay vỗ ngực xưng là kẽ sĩ nhưng lại không có được cái TÂM, làm cho lộn tùng phèo cả ….

Thôi thì bắt chước theo ông Nguyễn Đình Chiểu, cũng là một  KẺ SĨ   thanh bạch mà lại mù lòa nữa :

                              Thà đui mà giữ đạo nhà.
                              Còn hơn có mắt ông cha không thờ .

26/02/2014  TRỊNH KIM THUẤN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người Việt mê đánh bạc, uống bia, đi tàu bay...

(Doanh nghiệp) - Không chỉ mở cảng biển, sân bay tràn lan mà địa phương nào cũng xin mở casino...để phát triển kinh tế!
Dân mê đánh bạc, quan xin mở... casino?
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết tại hội thảo về cải cách thể chế chiều 6/3. Lý giải nguyên nhân này, Bộ trưởng nói: “Cứ thấy tỉnh này làm cái gì thì tỉnh kia phải chạy theo, vì họ không nghĩ ra cách gì hơn để có thu nhập”. Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng kêu mệt vì quá nhiều nơi xin mở casino.
Tuy nhiên, ông Vinh cũng chia sẻ là lỗi không hẳn tại địa phương, mà vì Luật Tổ chức hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân yêu cầu chính quyền địa phương phải lo tất cả quy hoạch làm ăn, từ thu ngân sách, chi tiêu, quản lý xã hội… như lãnh thổ riêng. Vì thế, “họ phải lo cho họ trước, chứ không phải lo cho cái chung trước”.
Vị tư lệnh ngành kế hoạch và đầu tư cũng tâm tư, khi nhắc lại lời nói đùa về cách chia Việt Nam gồm 7 vùng, gồm Đông bắc, Tây Bắc, Hà Nội, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ. “Như vậy có chạy theo nhau xin, thì cả nước cũng chỉ có 7 cảng biển, 7 sân bay, 7 casino thôi”, ông hài hước.
Cảng biển và sân bay nơi nào cũng có!
Như Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã chỉ ra, cảng biển và sân bay là nơi nào cũng có do nền kinh tế phong trào, thống kê cho thấy, hiện nay ở Việt Nam đang có tổng cộng 21 sân bay hoat động bay dân sự trong đó có 7 cảng hàng không quốc tế (Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài, Tân Sơn Nhất, Phú Quốc, Cần Thơ), còn lại là 14 cảng hàng không nội địa.
Thông tin trên báo Giao thông Vận tải cho biết, theo quy hoạch, đến năm 2020 sẽ có 26 cảng hàng không được đưa vào khai thác, sử dụng trong đó có 10 cảng hàng không quốc tế và 16 cảng hàng không nội địa. 

Cảnh vắng vẻ, buồn tẻ tại sân bay quốc tế Cần Thơ
Cảnh vắng vẻ, buồn tẻ tại sân bay quốc tế Cần Thơ

Ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục Hàng không VN cho biết, khai thác và xây dựng trong những năm qua, hệ thống cảng hàng không, sân bay đã cơ bản thể hiện rõ tính hợp lý, phân bổ hài hòa trên toàn bộ lãnh thổ và các vùng miền.
Một số cảng hàng không chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho các nhà vận chuyển và khai thác nhưng đã đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH các vùng miền, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác.
“So với các nước ở châu Á, không thể nói Việt Nam có quá nhiều sân bay” – ông Thanh khẳng định. Malaysia chỉ có 28 triệu dân, diện tích lãnh thổ tương đương như Việt Nam nhưng có tới 37 CHK đang hoạt động. Thái Lan 70 triệu dân cũng có tới 34 CHK. Philippines có số dân đông hơn VN không đáng kể (hơn 103 triệu dân) nhưng diện tích lại nhỏ hơn VN, cũng có đến 46 CHK.
Hàn Quốc là quốc gia có số lượng CHK tương đương với VN (20 CHK), tuy nhiên dân số của Hàn Quốc chỉ bằng gần nửa (50 triệu dân) và diện tích chưa bằng 1/3 diện tích VN (100.000km2), ông Thanh cung cấp các con số dẫn chứng.
Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các sân bay quốc tế Phú Bài (Huế), Cam Ranh (Nha Trang), Liên Khương (Đà Lạt), Phú Quốc và Cần Thơ đều ế ẩm, khả năng khai thác các chuyến bay quốc tế từ các sân bay hầu như bỏ ngỏ.
Ngay cả các chuyến bay nội địa, số lượng hành khách qua sân bay cũng chỉ mới đạt xấp xỉ 1/4 công suất thiết kế.
Trong khi đó, các sân bay khác lại đang tính tới việc nâng cấp thành sân bay quốc tế như sân bay Vinh (Nghệ An), Cát Bi (Hải Phòng).
Trong bối cảnh này, dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành (CHKQT) cũng được các chuyên gia và dư luận đánh giá là không cần thiết "quá sớm vì không hiệu quả kinh tế" và đề nghị "trước mắt mở rộng, nâng cấp các sân bay hiện đang có như Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Cần Thơ, Liên Khương... sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn". 

Nhà máy bia mọc lên như nấm
Theo ước tính chưa đầy đủ, Tổng Công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) hiện đã đầu tư 24 dự án, trong đó đã có 20 dự án nhà máy đi vào hoạt động với tổng công suất hiện có hơn 1,8 tỉ lít bia.

Các hãng bia trong và ngoài nước đang ồ ạt xây dựng và mở rộng nhà máy bia khắp các tỉnh trên toàn quốc
Các hãng bia trong và ngoài nước đang ồ ạt xây dựng và mở rộng nhà máy bia khắp các tỉnh thành cả nước 

Chưa hết, trong giai đoạn 2014-2015, doanh nghiệp dự kiến sẽ đầu tư thêm ba dự án mới, với các nhà máy sẽ được mọc nhiều hơn nữa ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Tại khu vực phía Bắc, nếu như năm 2010 nhà máy bia Hà Nội - Mê Linh giai đoạn hai chính thức được khánh thành với công suất 200 triệu lít/năm thì năm 2011 Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco) tiếp tục khánh thành mới nhà máy bia Hà Nội - Thái Bình công suất 50 triệu lít/năm. Đến nay, riêng Habeco đã có cả chục nhà máy khắp miền Bắc, miền Trung như tại Phú Thọ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Bình...
Tại các địa phương khu vực này, rất nhiều nhà máy bia đua nhau mọc lên, thậm chí một số tỉnh, thành có từ hai thương hiệu bia trở lên cùng đặt nhà máy như Nghệ An, Phú Thọ, Hà Nội, Bình Dương... Đó là chưa kể những lò bia tươi được lập ngay tại các thành phố lớn như Hà Nội có bia Legend, bia Việt Tiệp...
Hãng bia Carlsberg (Đan Mạch) dù không được nhiều lựa chọn của người tiêu dùng như những năm trước cũng liên doanh với một số doanh nghiệp trong nước đầu tư nhiều nhà máy sản xuất bia. Sau một thời gian thâm nhập thị trường VN bằng con đường nhập khẩu, thương hiệu bia Budweiser (Mỹ) cũng đang trong quá trình xây dựng nhà máy và dự kiến đưa vào vận hành trong thời gian tới.
Ông Hirofumi Kishi, tổng giám đốc Công ty TNHH Sapporo VN, thương hiệu bia Nhật Bản, liên doanh với Tổng công ty Thuốc lá VN (Vinataba), cho biết sau khi đưa vào hoạt động giai đoạn 1 công suất 40 triệu lít/năm của nhà máy 42 triệu USD đặt tại KCN Việt Đức - Đức Hòa (Long An), hiện doanh nghiệp này chuẩn bị nâng công suất lên 100 triệu lít/năm sau khi đã chạy hết công suất thiết kế từ dịp tết vừa qua. Mặc dù thừa nhận trước mắt sẽ ưu tiên tập trung chạy hết công suất theo kế hoạch 3 giai đoạn tại Long An, nhưng ông Hirofumi Kishi cũng không giấu giếm tham vọng “sẽ triển khai sang khác địa phương khác”.

Thu Phương (Tổng hợp)

 http://www.baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/nguoi-viet-me-danh-bac-uong-bia-di-tau-bay-3002970/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Nhiều nguy cơ đe dọa người Việt khi dùng di động

TTO - Việt Nam nằm trong năm quốc gia có số người dùng bị mã độc cùng các hiểm họa trên thiết bị di động tấn công nhiều nhất thế giới trong năm 2013, bên cạnh Nga, Ấn Độ, Ukraine và Anh.
Khi thiết bị di động trở nên phổ biến trong thời đại hiện nay, nó đã trở thành là mục tiêu lớn cho tội phạm mạng - Ảnh minh họa: IBTimes
Đây là kết quả công bố từ cuộc nghiên cứu về Các mối đe dọa trên di động năm 2013 do Kaspersky Lab thực hiện. Theo bản báo cáo, 5 quốc gia có số lượng người dùng bị tấn công nhiều nhất trên môi trường di động lần lượt gồm: Nga (40%), Ấn Độ (8%), Việt Nam (4%), Ukraine (4%) và Anh Quốc (3%).
Đáng chú ý, con số gần 145.000 chương trình độc hại (malware) mới được phát hiện trong năm 2013, gấp 3 lần con số của năm 2012 (40.059 mẫu) cho thấy các nền tảng di động và sự bùng nổ của thiết bị di động gồm smartphone và tablet đã trở thành mục tiêu lớn của giới tội phạm. Tính đến tháng 1-2014, bộ tập hợp mã độc của Kaspersky Lab đã có 190.000 mẫu mã độc di động.
Hệ điều hành Android hiện có mặt trên gần 80% thiết bị di động đã thu hút đến 98,1% các mẫu mã độc di động. Xấp xỉ 4 triệu ứng dụng độc hại được tội phạm mạng sử dụng để phát tán mã độc trên các thiết bị Android. Ngoài ra, có tổng cộng 10 triệu ứng dụng Android độc hại đã được phát hiện trong hai năm 2012 và 2013.
Theo các chuyên gia từ Kaspersky Lab, mục tiêu chính của mã độc di động năm 2013 không gì ngoài tiền của nạn nhân.
Số lượng biến thể mã độc được thiết kế để lừa đảo, số lượng trộm thông tin thẻ ngân hàng và tiền từ tài khoản ngân hàng tăng gấp 20. Trong đó, 2.500 lây nhiễm được thực hiện bởi các Trojan ngân hàng đã bị chặn đứng.
Các Trojan ngân hàng là mã độc di động nguy hiểm nhất đối với người dùng hiện nay. Một vài Trojan đã được phát hiện trong năm 2013 hướng tới việc trộm tiền từ tài khoản ngân hàng hơn là từ tài khoản di động của nạn nhân, và xu hướng này đã dẫn đến những thiệt hại lớn cho người dùng toàn cầu.
Các lỗ hổng trong cấu trúc hệ điều hành Android và số lượng người dùng không ngừng gia tăng là một yếu tố quan trọng giải thích vì sao các Trojan ngân hàng cho Android chiếm đa số trong năm 2013. Đầu năm 2013 ghi nhận 67 Trojan ngân hàng, nhưng đến cuối năm con số đã lên đến 1.321 mẫu trong bộ tập hợp của Kaspersky Lab.
Các thông tin về mức tăng trưởng số lượng cũng như mức độ nguy hiểm của các loại mã độc, ứng dụng độc hại trên thiết bị di động theo các năm - Nguồn: Kaspersky Lab
Victor Chebeshev, Chuyên gia phân tích virus, Kaspersky Lab, nhận xét rằng: “Ngày nay, đa phần Trojan ngân hàng tấn công vào người dùng tại Nga. Tuy nhiên tình hình này sẽ không kéo dài lâu nữa, bọn tội phạm sẽ tiếp tục khai thác tài khoản ngân hàng, do đó sự hoạt động của Trojan ngân hàng trên di động sẽ trở nên mạnh mẽ ở các quốc gia khác trong năm 2014. Chúng ta đều biết đến Perkel, một Trojan Android đã tấn công các khách hàng của nhiều ngân hàng lớn tại Châu Âu, cũng như phần mềm độc hại từ Hàn Quốc là Wroba rất nổi tiếng.”
Chuyên gia từ Kaspersky Lab chia sẻ một số thông tin "Những con đường tinh vi dẫn đến túi tiền của bạn" để người dùng có ý thức cảnh giác khi sử dụng thiết bị di động:
  • Tội phạm đang đẩy mạnh sử dụng cách tạo ra những đoạn mã hết sức phức tạp để gây khó khăn cho việc phân tích (obfuscation). Các đoạn mã càng phức tạp bao nhiêu, thời gian tìm ra giải pháp chống lại mã độc càng lâu bấy nhiêu và càng nhiều tiền sẽ bị lấy cắp.
  • Phương pháp dùng để lây nhiễm một thiết bị di động bao gồm cả việc xâm nhập các trang hợp pháp và phát tán mã độc thông qua các cửa hàng ứng dụng mới cũng như các "mạng ma" (botnet) (các máy "ma" thường tự hoạt động bằng cách gửi đi những tin nhắn văn bản có chứa các liên kết độc hại đến các số điện thoại trong danh bạ điện thoại của nạn nhân).
  • Các lỗ hổng Android được tội phạm mạng dùng để tăng cường quyền (permission) của các ứng dụng độc hại, qua đó mở rộng khả năng của chúng và làm cho chúng trở nên rất khó loại bỏ ra khỏi thiết bị. Để qua mặt bước kiểm tra toàn bộ mã khi cài đặt một ứng dụng mới, lỗ hổng Master-key sẽ được sử dụng.
Cách duy nhất để loại trừ các lỗ hổng trên Android là cập nhật hệ điều hành từ nhà sản xuất. Nhưng nếu một mẫu điện thoại hay máy tính bảng được bán vào nhiều năm trước, thì chúng hầu như sẽ không được hỗ trợ bởi nhà sản xuất nữa. Và khi đó các gói cập nhật lỗ hổng sẽ không được cung cấp cho người dùng. Trong trường hợp này, chỉ còn lại một giải pháp là sử dụng phần mềm bảo mật dành cho di động.
PHONG VÂN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại Mai An Tiêm quá ỷ lại


Ngấu nghiến xong câu chuyện “Sự tích Quả dưa hấu”, thằng bé bước qua bước lại trước khung cửa sổ ngẫm nghĩ  mãi mà mơ hồ không sao cắt nghĩa được câu nói của Mai An Tiêm“của biếu là của lo, của cho là của nợ”, nó thất vọng vô cùng. Chợt nhớ đến ông lão hàng xóm, nó vội chạy sang…

Bực mình thật! Cứ mỗi lần muốn nhờ ông điều gì thì y như rằng ông lại đi vắng, nó buồn rầu nhìn quanh và phát hiện ra dòng chữ “Áp dụng chính sách miễn học phí cho con... công nhân và nông dân” trên mặt một tờ báo ông đặt góc bàn. Nó thầm thắc mắc:

- Vậy có nghĩa là họ phải “lo”… hay là… phải “nợ”…?

Bỗng một tiếng nói phát ra sau lưng nó:

- Lại chuyện cổ tích nữa đúng không?

- Ah, ông đã về! _ Nó mừng rỡ reo lên: “Không phải cổ tích mà là sự tích, ông giúp cháu giải thích câu “của biếu là của lo, của cho là của nợ” ông nhé, câu đó thật khó hiểu?

Ông lão cười khà khà đáp:

- Tại Mai An Tiêm ỷ lại quá nên mới phát ngôn tầm bậy tầm bạ đấy thôi cháu à!

- Ông lại đùa rồi .., sao lại “quá ỷ lại”? _ Thằng bé ngớ người ra hỏi:

- Mai An Tiêm “quá ỷ lại” vì ngày xưa còn nhiều đảo hoang, chứ bây giờ làm gì có đảo hoang nào cho vợ chồng anh ta trồng dưa hấu, thậm chí một hòn đảo bé tẹo mà có đến ba bốn nước tuyên bố chủ quyền đấy cháu ạ.

- Thế tại sao lại “tầm bậy tầm bạ”?

- Tầm bậy tầm bạ quá đi chứ _ Ông lão nổi nóng: “Không 'biếu' sao chúng có nhà cao cửa rộng biệt thự xe hơi, không 'cho' sao chúng thăng quan tiến chức, con cái du học đó đây?"

- Hình như ông đã quá lời, chẳng có chứng cứ gì hết? _ Thằng bé thật thà tranh luận: “Họ làm ăn siêng năng chăm chỉ nên mới giàu có, họ có trí có tài nên mới làm quan, con cái họ học giỏi nên mới…”

- Thôi! Đừng nói nữa, ông sai rồi, ông xin lỗi cháu, tại ông bức xúc quá, tại cái tuổi già nên đâm ra lẩm cẩm…”

Thấy ông lão buồn, thằng bé xin phép ra về, vừa bước tới cửa nó vọng lại nói:

- Ông à! Cháu thấy ông minh mẫn vô cùng, chính xác là… Mai An Tiêm quá ỷ lại _  Nói xong, nó vụt chạy mất.

Ông lão mĩm cười lắc đầu nhìn theo:

- Khôn quá làm gì, sau này chỉ khổ thôi cháu ạ!

MP

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TRUNG QUỐC LẠI MANH ĐỘNG Ở BIỂN ĐÔNG



Biểu tình chống Trung Quốc, tại Hà Nội ngày 5/3/2014

Trung Quốc lại manh động ở Biển Đông 
Thứ Bảy, 08/03/2014 07:10 

(Tin tức 24h) - Lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông của Trung Quốc buộc các tàu cá nước ngoài phải xin phép chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) nếu muốn hoạt động? 

Reuters ngày 6/3 dẫn lời các quan chức Trung Quốc cho biết hằng tuần, tàu tuần tra Trung Quốc vẫn tiến hành bắt giữ các tàu cá nước ngoài “vi phạm” lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông của Trung Quốc buộc các tàu cá nước ngoài phải xin phép chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) nếu muốn hoạt động nghề cá tại khu vực mà Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền, vốn bao phủ hơn 2/3 Biển Đông, theo Reuters ngày 6/3.
.
Tàu cá Trung Quốc rầm rộ tràn xuống Biển Đông
Tàu cá Trung Quốc rầm rộ tràn xuống Biển Đông

Những tàu vi phạm sẽ bị phạt gần 83.000 USD, bị tịch thu dụng cụ đánh bắt và hải sản. Lệnh cấm này đã được thông qua hồi tháng 11/2013 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2014.

Giải thích về việc hằng tuần Trung Quốc tiến hành bắt giữ các tàu cá nước ngoài, ông Luo Baoming, Bí thư Đảng ủy tỉnh Hải Nam, cho biết các tàu tuần tra Trung Quốc đã nỗ lực "đàm phán hòa bình" với các tàu cá nước ngoài, mà theo Trung Quốc là đã phớt lờ lệnh cảnh báo trước đó, theo Reuters.

Cũng theo Reuters, ông Luo không nêu cụ thể có bao nhiêu tàu cá nước ngoài vi phạm bị bắt, nhưng cho biết hằng tuần đều xảy ra những vụ tàu cá nước ngoài "vi phạm lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông".

Không chỉ vậy, cách đây không lâu, Cục trưởng Cục Văn vật quốc gia Trung Quốc Lệ Tiểu Tiệp vừa ngang ngược tuyên bố tàu khảo cổ dưới nước đầu tiên của nước này sẽ được đưa vào hoạt động tại vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, từ tháng 5.

Ông Lệ đưa ra tuyên bố trên tại một cuộc họp của Quốc vụ viện Trung Quốc vào hôm 24/2, theo báo Hải dương Trung Quốc, cơ quan ngôn luận của Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc, hôm 26/2.

Tàu Khảo cổ Trung Quốc 01
Tàu Khảo cổ Trung Quốc 01

Chiếc tàu mang tên Khảo cổ Trung Quốc 01, vốn hạ thủy hồi tháng 1, có chiều dài 56 m và độ choán nước 900 tấn.

Báo Hải dương Trung Quốc còn khoe rằng tàu này sở hữu thiết bị định vị dưới nước tiên tiến, có thể giúp phát hiện cổ vật tức thời.

Đây là động thái mới nhất của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Mai Thùy (Tổng hợp)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hôm nay mồng TÁM tháng BA.

Hôm nay mồng TÁM tháng BA.
ĐỜN ÔNG nằm dưới,đờn bà nằm trên.
NHẤT TUẤN



Về Việt Nam đầu tháng 3, ra phố đâu đâu cũng thấy cửa hàng, cửa hiệu treo biển “sale” mừng ngày 8/3. Tôi mới chợt nhớ ra là sắp đến ngày 8/3 – Quốc tế phụ nữ. Ừ nhỉ, tôi đang ở Việt Nam. Và bởi 6 năm du học bên Mỹ, tôi chẳng nhớ và cũng chẳng biết 8/3 là ngày gì.

Ai cũng biết 8/3 là Quốc tế phụ nữ. Nhưng không phải ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng chào mừng 8/3 trước cả nửa tháng với không khí hân hoan, hừng hực như người Việt ta. 8/3 hoa tươi tăng giá chóng mặt, 8/3 có chị cười tươi rói vì nhận được nhiều hoa nhiều quà, có chị sụt sùi lau nước mắt ấm ức vì chồng con vô tâm, đàn ông loay hoay vào bếp để vợ vui lòng…Người Việt mình quan trọng hóa ngày 8/3 quá!

Bạn trai tôi người Mỹ, và các bạn học của tôi người Âu, người Bắc Phi đều chẳng biết ngày 8/3 là ngày gì. 8/3 đàn ông chẳng phải lo ngay ngáy chọn quà tặng người yêu, cũng chẳng phải hoa hoét, thiệp chúc mừng hoan hỉ. 8/3 phụ nữ vẫn ăn ngon ngủ kỹ, vui tươi như thường dù không có lấy 1 bông hoa dại

Bởi vì sao? Vì bên này, ngày nào phụ nữ cũng được nâng niu, yêu thương, tôn trọng, chứ không như đàn ông Việt chỉ đợi đến 8/3 mới thể hiện.Ở bên này: tiệc tùng đàn ông nấu nướng, pha trà, rửa cốc chén, còn phụ nữ chỉ việc xiêm y lộng lẫy. Thiếu ghế thì phụ nữ ngồi, đàn ông đứng. Đi du lịch đàn ông xách đồ nặng, lên xuống xe đàn ông mở cửa. Mua vé xem phim, đàn ông xếp hàng, phụ nữ ra ghế ngồi chờ. Trong tranh cãi, đàn ông luôn nhường phần thắng cho phụ nữ.

Thực sự, không hiểu lý do vì sao mà người Việt mình lại thích làm rầm rộ lên, quan trọng hóa các ngày lễ kỷ niệm, ngay cả những ngày lễ không phải của đất nước mình. Nhìn từ đầu năm tới cuối năm, tháng nào cũng lễ, cũng kỷ niệm, cũng hoa, cũng quà, nào Valentine, 8/3, 1/6, 20/11, 20/10, Halloween, Noel,…Phải chăng người Việt mình quá thiếu thốn tình yêu nên mới viện các dịp lễ này để nhận được sự quan tâm của người thân, bạn bè?


 Lưu VânTrang.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giới thiệu tác phẩm mới:

Có một số bạn tò mò muốn biết, gọi điện hỏi mình về tập bản thảo " Nghe nói là sai định hướng, không đúng tiêu chí tài trợ của hội hàng năm.." Hư thực như thế nào? Mình xin trả lời ngay: Vẫn cơ chế xin cho như hiện nay cộng với sự hoành hành của các nhóm lợi hại, việc gì cũng có thể xảy ra. Chất lượng bản thảo ở mức nào mình chưa nói, nhưng đảm bảo không có gì phản động, kích động bạo lực, truyền bá bậy bạ gì gì nữa.. Nhận định của các nhờ văn "Hàng đầu" của hội về bản thảo này mình thất vọng quá. Vậy mà lúc nào cũng hô hoán anh em "nâng cao chất lượng sáng tạo..Phấn đấu tìm đỉnh cao cho văn học nước nhà.." Thấy buồn cười quá! Chả biết các bác ấy " hàng đầu" ở chỗ nào? Hay là hàng đầu đội ngũ có cách chỉ điểm, bới móc văn chương rất sáng tạo theo lối hũ nútĐể thật vô tư, minh bạch, sáng rõ, từ hôm nay mình sẽ đăng từng truyện một trong tập bản thảo này. Đúng sai các bạn góp ý cho mình nha. ( Biết đâu, mình sai, các nhờ văn nhớn kia đúng cũng nên? ) Cái giề cũng có thể mờ:
Truyện thứ nhất:
                                                   Một cục gạch
                                                                    Truyện ngắn của Hồng Giang
                                                                                                         
Nỗ vừa ở “trại văn” về. Cần phải nói rõ hơn, đó là “trại văn” chứ không phải trại vải. Càng không phải là “trại hát trầu văn” như một vài nơi trong nước đang làm. Không có đàn ca sáo thổi. Không có quả ngọt hoa thơm. Bên hồ nước rộng và đẹp chỉ có vài chục văn nhân, thơ sĩ hàng ngày âm thầm sáng tạo. Sản phầm của họ hay hay không, có “để đời” được hay không, lại không phải câu chuyện của truyện ngắn này.
Hắn chỉ tạm ghi nhận ba điều gọi là “ấn tượng” trong chuyến đi. Thứ nhất anh khâm phục lòng quyết tâm và nỗ lực của con người cách đây mấy mươi năm. Không biết ai là người nghĩ ra đầu tiên và sau đấy hàng nghìn con người khác đã làm cách nào khiến một con suối nhỏ cong queo thành một hồ chứa nước rộng lớn? Vừa làm nơi chứa nước phục vụ thủy lợi, vừa thả cá lại vừa làm điểm du lịch được đánh dấu trên bản đồ. Người ta còn gọi đó là vùng lá phổi cho kinh đô chỉ cách nó mươi chục cây số.
Thứ hai hôm “thả thủy” trên mặt hồ, Nỗ phát hiện ra một ngôi chùa đang xây thờ Phật quy mô khá hấp dẫn. Người ta kể rằng khởi thủy chỗ đó ngày xưa chỉ có ngôi chùa nhỏ lợp bằng lá tranh, trước mặt có tảng đá không cao lắm có hình người.
Thứ ba trong trại văn kỳ kỳ này có một nhà thơ tương đối đặc biệt. Hầu hết các bài thơ của ông ta là thuộc dòng “thơ nói”, cực gai góc.  Người như Nỗ từng quen với các thể loại thơ, nghe xong vẫn tởn da gà! Và đặc biệt nhất có một em mảnh mai nhưng giọng văn sắc nhọn, gay gắt trái hẳn với vẻ bề ngoài dìu dịu, ít nói của em.
Chỉ cần ba ấn tượng thế thôi, với Nỗ chuyến đi này đã có kết quả giá trị rồi.
Anh định sớm mai sẽ cùng một thơ sĩ nữa thuê tắc xi để về nhà. Đột nhiên có một cú điện thoại của một bạn vàng quen từ thủa hàn vi gọi đến. Không hiểu có chuyện gì, anh ta bảo: “ Tôi xin lỗi là không trực tiếp đến chỗ đón ông được. Nhưng tôi cần ông giúp tôi một việc. Ông về Hà Nội ngay chiều nay. Khoảng bảy giờ tối ở nhà hàng “ Cá heo”, kề ngay Bờ Hồ”. Hỏi có việc gì? Bạn vàng bảo “Cứ về sẽ nói sau”. Ừ thì về!
Nhưng về bằng cách nào? Ở cái thành phố dở hơi này, xe cộ đâu có dễ. Xe cộ ở mãi tận ngoài gần quốc lộ. Từ đây ra đấy mười mấy cây, chả nhẽ đi bộ. Cần xe ôm cũng phải có số điện thoại, không cũng tèo.
Đang lúng túng, gặp ngay em Dịu Dàng. Em ấy bảo lát nữa em ý có xe người nhà đến đón ra Hà Nội. Quen em ý từ ấy lâu, giờ mới biết em con nhà khá giả. Đi “trại văn” cũng có xế hộp đưa đi đón về. Chả giống mình, chuyên “vận động tự do” dù vào nam ra bắc thế nào cũng kệ. Cứ đại xa, xe lớn mà tìm. Kể cũng ngượng. Làm giai sống trong trời đất hễ có chuyện, lại phải nhờ vả phái “chân yếu tay mềm” thế này không ngại có mà đầu bằng cục gạch hay sao?
Nhưng bạn nhờ chuyện gấp, muối mặt mà làm, không có lựa chọn nào hay hơn. Thôi thì đi.
Em vui tính. Chuyện ở tòa soạn của em em kể cho mình nghe. Mình vỡ ra vài chuyện. Thì ra ở đâu chuyện bất kể hội gì, kể cả “hội nuôi lươn” của mình, cũng đều na ná giống nhau. Đều tanh và lắm khi khá buồn cười, khá ly kì một cách dở người giông giống nhau. Mình bảo em: “ Chuyện anh em mình nói với nhau thì được. Nói ra ngoài mất quan điểm”. Em chột dạ: “Vâng”.
Thành ra lúc chia tay, không khí như trầm hẳn. Cái đầu cục gạch của mình thật vô duyên. Em ý còn trẻ, nhưng đâu phải trẻ người non dạ? Chuyện không phải nông nổi mà nói. Em ý tin mình. Mình lại nói câu vô duyên vừa rồi. Thật chả ra làm sao! Em ấy chưa bị hâm, hay mắc “bệnh sợ” kinh niên. Cần gì phải “Cảnh báo” bằng một câu thừa như thế?
**

Người như Nỗ đến nơi như thế này là rất hiếm khi. Hắn ta đi lạc mất một lúc mới tới nơi hẹn. Thoạt đầu Nỗ đoán nhà hàng “Cá heo” theo bạn nói “dưới cột đồng hồ” là chỗ máy kem Thủy Tạ năm xưa nâng cấp.
Cứ làm như quen lắm rồi, Nỗ bấm thang máy lên tầng năm.
Nhân viên nhìn cái vẻ bề ngoài chẳng giống ai, chắc đoán Nỗ là kiểu trí thức giả cầy, hay học giả lẫn tính thế nào đấy hay đến đây uống cà phê, ngắm cảnh phố phường hoạt động về đêm.
Cái phong thái dạn dĩ khác người ấy của Nỗ chỉ làm cho các nhân viên trẻ của nhà hàng khẽ mỉm cười ý nhị mà không nỡ hỏi anh là ai? Đến đây có việc gì?
Hỏi một kẻ như vậy là dễ rách việc bởi kẻ đó có thể luôn coi trời như vung, chữ nghĩa hẳn là chẳng thiếu. Lại sẵn vốn liếng kinh nghiệm vạ vật trường đời.
Gần như chẳng ai hỏi gì. Không ai quan tâm đến hắn và hắn cũng chẳng để ý đến ai.
Nhưng lên đến nơi Nỗ mới biết mình nhầm. hắn lại thản nhiên như không quay lộn lại.

Thì ra nhà hàng “cá heo” không phải chỗ nào khác, đối diện ngay bên kia đường. Chỗ một thời là nơi bán hàng cung cấp theo bìa, một nhánh của cửa hàng Tông Đản chuyên phục vụ cán bộ cao cấp. Thời buổi kinh tế thị trường, nó không cần đến nữa, được hóa giá, thành công ty cổ phần.
Vẫn nhà hàng ẩm thực. Khách cả tây lẫn ta chen vai thích cánh. Phía sau xe bốn chỗ xếp từng dãy dài.
Vị trí độc đáo này, bài trí sang trọng, nhưng cửa hàng không được rộng rãi như các nơi khác trong thành phố. Khách đến đây phần nhiều bặt thiệp, ít ồn ào như nhà hàng Nỗ đến nhầm chỗ vừa rồi.
Bạn vàng đang ngồi cùng mấy vị nữa, hai đàn ông và một thiếu phụ không còn trẻ. Họ đang đọc và nghe một bài thơ của thiếu phụ kia.
Màn giới thiệu.
Tòi ra một ông “triết gia” mới nổi ở Hà Thành.
Ông này vừa hoàn thành xong thuyết “Tâm vũ trụ”. Một chủ thuyết mới thách thức cả chủ nghĩa duy tâm và duy vật. Động chạm không chừa một ai. Kể từ chúa Jê su đến Đức Phật Thích Ca màu ni. Từ ông Kac Mac đến Hêgghen, Kan, Beccli, Stre.. Động chạm cả đến các nhà khoa học tự nhiên như Einstein, thuyết tiến hóa của Đak Uyn..
Một khái niệm mới về vũ trụ và xã hội loài người.
Tất tần tật bị xới lên, nhìn ngắm và giải thích lại..
Theo ông này “mọi hiểu biết về vũ trụ của loài người từ xưa đến nay, đều đáng vất đi cả”. Căn nguyên của mọi bất hạnh như chiến tranh, lạc hậu, khủng hoảng và đổ vỡ xã hội đều bắt nguồn từ sự “u minh”, chưa thông tỏ, thiếu giác ngộ của loài người.
Muốn loại bỏ những thứ đấy, con người cần phải có “bộ lọc sóng ý thức”, nâng cao chỉ số IQ và EQ của mỗi cá nhân.
Một ngày nào đó qua “thiền toán học”, sóng ý thức được sàng lọc một cách đầy đủ, thiên tài chỉ là thứ nằm trong túi áo của mỗi người.
Các phát minh khoa học, các giải Nô ben sẽ trở thành hiện thực nếu người ta muốn.
Các cuộc cách mạng, đấu tố, lật đổ, cải cách vv.. sẽ không còn cần thiết.
Con người sẽ nắm tay nhau cùng đến với thế giới của tình yêu và hạnh phúc mà không cần phân chia giai cấp chủng tộc!
Bao nhiêu vướng mắc, khó khăn, mâu thuẫn, phức tạp của cái thế giới bắt đầu xu hướng hỗn độn, suy đồi, đi dần tới bế tắc, tan giã này sẽ được giải quyết thật đơn giản. Chỉ cần “thiền toán học qua bộ lọc sóng ý thức”! Một lối “thiền đặc biệt”, không cần chọn thời gian, địa điểm. Có thể “thiền” trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả lúc đi cầu, hay vừa đi vừa “thiền”. Chỉ cần đóng hết mọi ý nghĩ, cảm xúc khác, tự hỏi và tự trả lời các câu hỏi liên tục. Sóng ý thức như vậy sẽ được sàng lọc đem đến kết quả không lường trước được cho tư duy và cảm xúc sáng tạo ngay sau đó..
Một cách “thiền” quá giản dị mà nhân loại cho đến giờ phút này chưa có bất kỳ ai nghĩ tới!
Thật điên rồ và cũng thật quyến rũ, rất cảm hứng và đầy thích thú. Pha chút lãng mạn tràn vào các giấc mơ của những kẻ luôn day dứt tâm can, thích tự làm khổ bản thân mình để tìm tòi, sáng tạo như Nỗ đây!
Mặc dù trong thâm tâm hắn vẫn thấy nó điên điên, rồ dại thế nào? Nhưng mờ từ xưa đến nay có ý tưởng vĩ đại nào lại không bắt đầu từ điên rồ và ảo tưởng?
Nó là cái gì vừa gớm giếc vừa lớn lao. Vừa Vĩ đại lại vừa đểu cáng, mang tính giả dối vì chưa được kiểm chứng qua thời gian thực tại.
Và đặc biệt nguy hiểm nữa, nếu người ta không đi tới thấu đáo, triệt để, minh bạch, chân chính và trung thành đến đáy không vụ lợi..

Nên khi bạn vàng giới thiệu hai người làm quen với nhau, Nỗ cứ có cái cảm giác nhờ nhợ về người này. Đây là một con người, một thánh nhân hay một tên hoang tưởng, một con bệnh tâm thần?
Dù sao cả hai vẫn ngồi xuống bên nhau, cùng cụng cốc bia to tướng giơ lên ngang mặt:
- Cái này hết, trăm phầm trăm!
Ực.
Nỗ chưa bao giờ uống bia như uống nước, như đang trong cơn khát thế này.
“Không nói chuyện chủ thuyết. Giờ là lúc nghe thơ”. Bạn vàng có ý đưa mắt nhìn cô nương đối diện với mình như để nhắc khéo.
Mực và tôm hùm được mang lên.
Thơ sĩ nữ sau màn hỏi thăm gia cảnh, sáng tác của Nỗ, liền rút bút ra đề tặng sách. Một tập thơ bìa dày, màu trắng nét chữ nhã nhặn như con người nàng.
Trong bị của Nỗ số đầu sách tăng thêm một cuốn nữa sau đợt đi “trại văn” này. Nỗ có xem qua đôi bài đầu tiên. Chả biết các bài sau thế nào, hắn có cảm giác tập thơ này của cô ả có thể nói từ “Được” trở lên. Có mấy câu hắn rất thích. Đại loại thế này:
“ Một người ngồi im như cây. Khát –
 Một người buồn theo như mây. Rát..”
Cho dù ý tứ nó thế nào hắn chưa ‘thụ” hết được.
Nói chung, thơ là phải thế. Càng khó hiểu càng đáng là thơ hay. Mốt thời đại, thơ không thế thì còn gì là thơ?
**
Bạn hắn đang mắc kẹt giữa “Cơm” và “Phở”. Không biết thông tin rò rỉ từ khâu nào? Kỳ này “Cơm” quyết giành lại chủ quyền của mình bằng được. Bằng bao vây, bằng cấm vận.. Bằng đủ mọi thứ để đi đến chấm dứt hợp đồng hai mang mà “cơm” luôn chiếm ưu thế!
“Phở” đang thời kỳ có nhiều bức xúc cả về vật chất và tinh thần. Nếu bạn chậm chân, tuyệt tình là điềm báo trước.
Một nhà thơ vốn khéo léo, giỏi giang. Một thương gia gỏi maketstinh như bạn chưa có phương cách gì?
Người ta dù khôn ngoan, lọc lõi đến đâu vẫn cứ hay mắc phải tình trạng lúng túng “dao sắc không gọt được chuôi”. Vẫn phải cầu cứu đến từ bên ngoài. Thế là bạn nghĩ ngay đến Nỗ. Một thằng bạn ngay từ lúc sinh ra đời, chả hiểu thế quái nào cha mẹ lại đặt tên là Nô. Nghĩa tiếng Anh hay tiếng Việt chưa kịp hỏi thì cụ thân đã qua đời.
Từ ngày tham gia vào “trường văn trận bút” này, Nỗ mới thêm dấu, để “nỗ lực không ngừng”. Thành thử cái tên, nhiều khi cứ ám vào chân mệnh. Gặp không ít rắc rối vì sự cả nể, lụy người!
Đấy là lý do cốt lõi của cuộc gặp gỡ những văn nhân, thơ khách của Hà thành.
Nếu mà Nỗ có “bộ lọc sóng ý thức” như triết gia kia nói, hắn ta đã không vướng phải rắc rối trong “cuộc chiến giữa cơm và phở” của bạn.
Cái đầu chưa được khai hóa của hắn thật là chưa bằng cục gạch.
Chưa có giá trị gì.
Sau đấy Nỗ tự nguyền rủa mình như thế.
Nỗ đã trở nên “đồng sáng tạo” một cách vô tình. Hắn chẳng thể ngờ chi mưu vặt vãnh ấy không qua mặt được “cơm”nhà bạn!
Sáng hôm sau hai chàng đánh xe lên đường.
Bạn cảm động và ân cần hơn hẳn mọi khi. Hai người chia tay  bồi hồi xao xuyến cách nhà mươi cây số, bạn lên đường tìm “phở”. Nỗ mang cái đầu cục gạch về quê và yên trí chẳng xảy ra chuyện gì.
Còn “tự sướng” bởi ý nghĩ là đã giúp được bạn một việc có ý nghĩa. Thế mới đểu và đau!
Hắn không ngờ buổi tối hôm đó “Cơm” thông báo một tin.. nghe xong “buồn hết cả các cơ quan đoàn thể”. Mạng lưới thám tử mà “cơm” dày công đã vô hiệu hóa duyên cớ của hai chàng!
Chưa bao giờ Nỗ cảm thấy xấu hổ, tự ngượng với bản thân như lúc này.
May mắn duy nhất của cuộc tái ngộ hàn huyên với bạn vàng chỉ còn lại tập thơ của người đẹp mới quen. Thêm cuốn sách thuyết “Tâm vũ tru”, “sóng ý thức” và hướng dẫn “thiền toán học” còn rất mới mẻ, khó hiểu kia.
Những thứ đó thực sự chưa thể giúp được Nỗ gì trong lúc này.
Tâm trạng hắn càng thêm bất an. Một nỗi lo lắng, ân hận mơ hồ nào đó choán ngợp tâm trí, khiến cho từng nano giây tồn tại của hắn trên thế gian này thêm nặng nề. Còn cảm thấy đau tê tái nơi buồng tim, cuống phổi chẳng rõ nguyên do?
Tất cả chỉ tại cái cục gạch hắn mang trên cổ mấy mươi năm nay. Hình như đang bắt đầu ngấm nước, mọc rêu và sắp vỡ vụn ra vậy.

Về đến nhà. Lại thêm chuyện nữa khiến Nỗ giận “Cục gạch”của mình.
Nhà cửa bề bộn. Rác rưởi quanh nhà. Con chó Bon không thấy đâu ( đến tối mới biết bọn nghiện đã câu nó mất từ sau khi Nỗ vắng nhà hai hôm ).
Trần lưng ra dọn. Mệt. Cảm giác chán nản.
Đúng lúc ấy hai bố con lão hàng xóm sang. Lão bảo: “Chờ mãi chú mới về”. Hỏi. Lão lại nói:
” Cũng không có gì lớn. Chẳng là chỗ giáp gianh hai nhà, bên này hụt mất một tý. Chú rộng rãi chả đáng gì mấy phân đất, cho cháu cơi thêm xây cái móng, để nó khỏi méo”.
Tấc đất tấc vàng, lão nói cứ như đùa!
Chẳng hiểu sao, “cục gạch” của Nỗ vận động thế quái nào, hắn lại pha trà mời hai bố con uống nước. ( Có lẽ nào mới ít phút ngồi gần Nỗ đã bị ảnh hưởng do “bộ lọc” của tay triết gia dở người kia?? )
Lão hàng xóm có dịp “ôn cố tri tân”. Nhắc lại chuyện ngày xưa bà mẹ hắn mới chân ướt chân ráo lên đây. Bà mẹ lão san sẻ, đỡ đần người mới tới như thế nào?
Nỗ cảm động. Cục gạch của hắn chúa là hay mủi lòng. Nhớ đến chuyện “biết ta biết người”.

Lượn vài vòng câu chuyện thủa hàn vi, hàng xóm trở lại chuyện ban đầu. Lão bảo: “ ý chú thế nào? Tiền nong nếu phải bao nhiêu để bên này lo?”.
Đất cát người ta mua, bán thửa, bán sào, bán mảnh. Ai bán vài phân bao giờ? Thế là xong. Hai bên vác cọc ra cắm lại.
Chẳng qua cũng chỉ là nửa bước chân. Chẳng giàu nghèo gì. Cục gạch của Nỗ nghĩ như thế.
Nỗ không ngờ cách đơn giản trở thành nông nổi ấy của mình lại tự đưa cuộc tranh đấu từ đẩu từ đâu, từ bên ngoài vào nhà mình.
Buổi tối hôm ấy cơm chẳng lành canh chẳng ngon.
Văn sĩ Nỗ bực không nuốt nổi bữa cơm. Thị vợ cứ như vừa mất Hoàng Sa, Trường Sa ngoài cửa bể, um xùm cả nhà.
Nhân dân vợ ngày thường nhu mì, hiền thục như thế bỗng chốc nổi “hào khí Đông A”, sống chết không chịu! Thế mới chối!
Nhân dân ấy bảo ngay ngày mai phải thu hồi lại dù nửa tấc giang sơn chủ quyền, quyết không chịu.
Không thể nghe hàng xóm ngon ngọt, mánh lới “bành” ra của lão hàng xóm như thế được. Làm người phải có cái đầu chứ? Được đằng chân lân đằng đầu là thói xưa nay. “Cho sói nhờ chân”, nhún nhường, trước sau gì nó cũng bước vào nhà.. chả lẽ đơn giản thế mà không nghĩ ra?
Cái đầu trên cổ để suy nghĩ hay chỉ là chỗ đội nón? Hay chỉ là cục gạch?
Nhân dân ấy nói thế làm sao mà cục tức không chèn lên cổ? Nuốt sao nổi được bữa cơm?

Đi nằm sớm. Nhưng mà nhắm mắt bỏ đấy. Trằn trọc chán mà không ngủ được..Con Thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà cũng làm Nỗ sĩ khó chịu..
Chợt Nỗ nhớ đến câu chuyện của lão triết gia. Chỉ có cách ấy may ra mới giải quyết nổi những bức súc đang xảy ra trong gia đình này.. Để cái tổ uyên ương của hắn lại thanh bình, êm đềm như ngày nào, khi Nỗ chưa đi trại văn về..
Lão ý bảo đang nghiên cứu một thiết bị giống như con chíp trong máy điện toán. Một con chíp “hình tư tưởng” không nhìn thấy được gắn cho bộ não người. Con chíp này sẽ làm chức năng “lọc sóng ý thức”. Mà theo lão thì bộ não người “nếu không có sự hiện diện của sóng ý thức đã được sàng lọc, nó chẳng khác nào cái xơ mướp, không hơn không kém, hoặc chỉ như một mớ bòng bong ẩn chứa nhiều tai họa mà thôi”.
Ước gì đề tài ấy của lão không phải chuyện nhảm, viển vông mà là có thực. Sẽ bớt đi biết bao phiền toái vô cớ, những đau khổ không cần thiết cho thế giới này. Bớt đi những cục gạch vô giá trị như cục gạch của mình.
Bây giờ là thế kỷ nào rồi mà ước mơ như vậy, thực lòng Nỗ cảm thấy chơi vơi, mung lung quá!


========
Phần nhận xét hiển thị trên trang