Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

24.000 tiến sĩ Việt Nam đang làm gì?

Đình đám là “tiến sĩ kinh tế” Dương Chí Dũng hiện đang làm việc... trong tù. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Dương Chí Dũng chọn con đường đi xuất khẩu lao động ở Cộng hòa dân chủ Đức vào những năm cuối thập niên 1980. Đầu năm 1994, ông Dũng về Việt Nam làm cán bộ Liên hiệp Các xí nghiệp nạo vét và sau đó làm phó giám đốc cho Công ty nạo vét sông 1. Trong thời gian này, ông đã đi học lớp tại chức tại ĐH Hàng hải, tiếp đó học lấy bằng thạc sĩ, rồi tiến sĩ kinh doanh thương mại. Ông TS Dũng kinh doanh Vinalines thế nào chắc ai cũng rõ.


Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, tính đến năm 2013 có 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên các trường đại học.
Trong khi đó, Việt Nam có khoảng 24.300 tiến sĩ. 
Vậy 15.000 tiến sĩ đang làm việc ở những đâu?
Nhiều quan chức
Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Đó là tiết lộ của TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc gia khi nói về sự kiện 8 chủ tịch Tỉnh bị Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm do báo cáo sai thiệt hại do thiên tai năm 2012.

Cách đây không lâu, Hà Nội công bố “chiến lược cán bộ công chức” với mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu 100% cán bộ khối chính quyền diện Thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ. Theo đó, 100% cán bộ diện UBND TP quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ tiến sĩ, 100% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ đại học, trong đó 50% trên đại học.

Lãnh đạo các tổng công ty, tập đoàn, doanh nghiệp… trên danh thiếp hầu hết đều kèm hai chữ TS.
Và tiến sĩ cho dù có đang làm gì đi nữa, thì công tác nghiên cứu khoa học đối với họ chắc chắn không phải là việc trọng yếu. Bởi, hiện nay, Việt Nam được xếp vào nước có nhiều tiến sĩ trong khu vực nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Chúng ta vẫn thiếu các công trình khoa học có tầm cỡ khu vực và ít các sáng chế.

Theo thống kê của Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN), cả nước có 24.300 tiến sĩ (TS) và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm, trong đó TS tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm.

PGS-TS Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cho biết: “Số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường ĐH Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới".

Tiến sĩ rởm “bị lộ” đã từng làm việc ở những đâu?

Có đến 21 trường đại học đã và đang có mặt tại Việt Nam không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ.

Chắc chắn không ít lãnh đạo các tập đoàn, cơ quan Nhà nước có bằng Thạc sỹ của Đại học Irvine và bằng Tiến sĩ của Đại học Nam Thái Bình Dương. Cả hai trường Đại học này đều là trường rởm (degree-mill) bị báo chí phanh phui suốt mấy năm qua.

Đầu tháng 6/2010, dư luận tỉnh Phú Thọ xôn xao khi được biết ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ đã có học vị tiến sĩ với đề tài “Vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ”. Với tấm bằng cử nhân tại chức kinh tế - quốc dân khóa 24 (lớp học được tổ chức tại thành phố Việt Trì), không biết tiếng Anh, ông Ân nâng cấp cho mình bằng tấm bằng tiến sĩ tại trường đại học Nam Thái Bình Dương của Mỹ.

“Tiến sĩ” Nguyễn Văn Ngọc, thời điểm còn là Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, cũng lấy bằng Tiến sĩ ĐH Nam Thái Bình Dương chỉ trong 6 tháng với 17.000 USD.

Đang đình đám là “tiến sĩ kinh tế” Dương Chí Dũng. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Dương Chí Dũng chọn con đường đi xuất khẩu lao động ở Cộng hòa dân chủ Đức vào những năm cuối thập niên 1980. Đầu năm 1994, ông Dũng về Việt Nam và làm cán bộ Liên hiệp Các xí nghiệp nạo vét và sau đó làm phó giám đốc cho Công ty nạo vét sông 1. Trong thời gian này, ông đã đi học lớp tại chức tại ĐH Hàng hải, tiếp đó học lấy bằng thạc sĩ, rồi tiến sĩ kinh doanh thương mại. Đến tháng 9.2003, ông Dũng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tổng cty Xây dựng đường thủy (Vinawaco). Hậu quả mà vị “tiến sĩ kinh tế” này để lại cho các đơn vị ông ta từng công tác đến nay ai cũng rõ.

Chi Mai tổng hợp

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/164238/24-000-tien-si-viet-nam-dang-lam-gi-.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cuộc Tổng tấn công vào hang ổ mua quan bán chức liên quan đến ông Trần Văn Truyền!

Suốt bao nhiêu năm nay, từ dư luận xã hội râm ran cho tới những dấu hỏi trên báo chí, nghị trường về tình trạng mua quan bán chức, “chạy ghế”, hàng tỉ đồng, hàng triệu đô, kể cả mua lon tướng tá, nhưng chẳng bao giờ thấy có vụ nào được phanh phui. Thái độ của giới lãnh đạo, nhất là những nhân vật tỏ ra muốn chống tham nhũng cũng thờ ơ với quốc nạn này.

Giờ thì thời cơ ngàn năm có một đã đến, nghi án mua bán ghế khổng lồ, trắng trợn bị lật ra. Nó còn lớn gấp trăm ngàn lần câu chuyện dinh thự của đương sự Trần Văn Truyền, và cũng là nguồn gốc sâu xa cho những đồng tiền bẩn để mua dinh thự. Xa hơn, nó chính là nguyên nhân gốc rễ phá nát bộ máy chính quyền từ trung ương tới làng xã, tàn phá đất nước, đày đọa người dân trong khốn khổ bởi những quan tham, vô trách nhiệm, trình độ kém cỏi, chỉ chăm chắm vơ vét cho đầy túi để trả nợ khoản “đầu tư chạy ghế”. 

Cho nên, ý kiến của ông nghị Lê Như Tiến nêu trong bài dưới đây là rất chí lý.


"Phải thanh tra tất cả hồ sơ của cán bộ do ông Truyền bổ nhiệm"

"Cơ quan chức năng cũng phải xem lại tất cả hồ sơ của cán bộ được ông Truyền đưa vào bổ nhiệm xem có minh bạch và đúng quy định không" - ĐBQH Lê Như Tiến nêu ý kiến.

Khi những thông tin về tài sản khủng của ông Trần Văn Truyền, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ chưa kịp lắng xuống thì những ngày gần đây dư luận càng “nóng” hơn với thông tin đăng tải trên báo Người Cao Tuổi về việc ông Trần Văn Truyền đã kí ồ ạt, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ trước khi nghỉ hưu, trong đó có rất nhiều người không nằm trong quy hoạch, hoặc non kém về năng lực phẩm chất.

Trò chuyện với chúng tôi về những vấn đề liên quan đến ông Trần Văn Truyền, ĐBQH Lê Như Tiến (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cho hay, hiện nay có hai luồng thông tin liên quan tới ông Truyền:

Thứ nhất, ông Truyền có một số biệt thự. Điều này khiến dư luận xã hội đặt ra câu hỏi là tại sao một cán bộ công chức Nhà nước lại có nhiều đất đai như thế? Và chính qua điều này, chúng ta rút ra được bài học là phải minh bạch hóa, công khai tài sản của công chức Nhà nước. Nhất là những người ở những vị trí có thể chi phối được để dư luận xã hội theo dõi, giám sát.

Phải chứng minh được nguồn gốc tài sản do đâu lại có. Có phải ông bà tổ tiên để lại không hay là do người thân tặng hoặc bất kì lý do nào đó để khối tài sản đó là minh bạch nhất.

Ông Tiến nói thêm: "Hiện nay, ông Truyền chưa đưa ra được lý do tại sao có nhiều tài khoản, đất đai, dinh thự như thế. Dù ông ấy đã về hưu rồi nhưng cơ quan chức năng phải vào cuộc để làm rõ, trả lời cho dư luận biết tài sản ấy ở đâu ra, có minh bạch không, nguồn gốc của nó như thế nào?"
ĐBQH Lê Như Tiến (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) - ảnh: Vietnamnet
Quay trở lại thông tin mà báo Người Cao Tuổi đưa về việc ông Trần Văn Truyền đã kí ồ ạt, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ, rất nhiều người không có trong quy hoạch, hoặc non kém về năng lực, phẩm chất. Nếu đây là sự thật thì, ông Lê Như Tiến cho rằng phải xem những người mà ông Truyền kí đưa vào có đúng tiêu chuẩn không, có đủ năng lực phẩm chất thực sự không, phải xem từng trường hợp. Nếu đại bộ phận kí vào lại không đủ năng lực, phía sau đó là quan hệ, tiền tệ... thì cần phải xem rõ. Những người đưa vào không minh bạch như thế trở thành gánh nặng cho cơ quan Nhà nước.

Chính vì vậy, ông Tiến đưa ra ý kiến: Chúng ta phải có giải pháp có thể sàng lọc đưa ra khỏi biên chế, bộ máy Nhà nước những cán bộ kém năng lực, phẩm chất. Đồng thời quy trách nhiệm của ông Truyền xem có thông qua hội đồng tuyển dụng không hay cá nhân mình tự tung tự tác.

Ông Tiến nhấn mạnh: "Phải xem nguyên nhân để từ đó có biện pháp. Cơ quan chức năng cũng phải vào cuộc giống như vào cuộc với vấn đề nhà cửa, đất đai của ông Truyền. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng phải xem lại tất cả hồ sơ của cán bộ công chức được ông Truyền đưa vào bổ nhiệm. Thanh tra xem có minh bạch, công khai, dân chủ, có theo đúng quy định của Nhà nước về công tác tuyển dụng không?
Hình ảnh về căn biệt thự của ông Trần Văn Truyền

Bàn về hậu quả của việc bổ nhiệm sai, ông Tiến nói: Nếu làm sai, ông Truyền sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Pháp luật có quy định rõ ai sai người ấy chịu. Về mặt Đảng viên, nếu sai, ông Truyền sẽ phải chịu trách nhiệm trước Đảng. Về mặt cán bộ công chức, tuy ông Truyền đã về hưu nhưng nếu có nhiều dấu hiệu của vi phạm pháp luật thì ông Truyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ông Tiến nhấn mạnh thêm: "Các cơ quan chức năng phải làm rõ những vấn đề liên quan tới ông Truyền để trả lời những thắc mắc của công luận, để giải tỏa được dư luận hiện nay về việc ông Trần Văn Truyền đã kí ồ ạt, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ. Đặc biệt, ông Truyền từng làm Tổng Thanh tra Chính phủ, là người đem lại sự minh bạch cho xã hội, cho các cơ quan Nhà nước".

Và ông Tiến đặt ra câu hỏi: Là thanh tra nhưng nếu chính mình lại vi phạm pháp luật thì thanh tra ai được nữa?

Soha

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ukraina : Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan


Hình: Internet
Cuộc khủng hoảng Ukraina đặt Trung Quốc thế khó xử. Trước việc Ukraina thay đổi chính quyền, Nga đưa quân vào vùng Crimée, Trung Quốc đã có lập trường rất mập mờ, bởi vì Bắc Kinh bị mắc kẹt trong nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, lo sợ các cuộc cách mạng mầu và cần phải giữ mối quan hệ đồng minh với Nga.


Trong cuộc họp khẩn cấp của Hội Đồng Bảo An, ngày 03/03 vừa qua, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Lưu Kết Nhất (Liu Jieyi) đã nhắc lại rằng Bắc Kinh luôn luôn « tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác » và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Phát biểu này cho thấy dường như lập trường của Trung Quốc đang thay đổi và có vẻ cứng rắn hơn đối với Nga, so với những tuyên bố chính thức. Tuy nhiên, Tân Hoa Xã lại nói rõ là Bắc Kinh sẽ có lập trường « hoàn toàn trung lập » trong hồ sơ Ukraina.

Cho dù hôm thứ Hai, 03/03, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định là lập trường của Bắc Kinh và Matxcơva có nhiều điểm đồng thuận, nhưng Trung Quốc đang ở trong tình thế nan giải. Đối với Trung Quốc, không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác là một nguyên tắc thiêng liêng, hay đúng hơn là « há miệng mắc quai ». Vì từ lâu nay, Bắc Kinh vẫn thường xuyên nhấn mạnh đến chính sách « một nước Trung Hoa », coi Đài Loan, Tây Tạng là một phần lãnh thổ Hoa lục, phản đối quyết liệt các nước can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc khi họ đón tiếp các quan chức cao cấp của Đài Loan, hoặc lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Mặt khác, Trung Quốc cũng rất cảnh giác với các cuộc « cách mạng mầu ». Nếu như Trung Quốc đã tỏ ra không đồng tình với vụ Nga đưa quân vào Gruzia năm 2008, thì lần này, trong hồ sơ Ukraina, nhiều yếu tố khác buộc Bắc Kinh phải chú ý : Hơn ai hết, chính quyền Trung Quốc rất lo sợ các cuộc nổi dậy của người dân, giống như những gì đã diễn ra tại Ukraina, dẫn đến việc phế truất Tổng thống Viktor Ianoiukovitch, người vừa mới được đón tiếp tại Bắc Kinh hồi tháng 12/2013. Theo thông cáo chính thức của Matxcơva, được Itar – Tass trích đăng, Trung Quốc « chia sẻ phân tích » của Nga về « vai trò của các lực lượng bên ngoài đã hỗ trợ phe thân Châu Âu ở quảng trường Maidan và ngầm phá hoại việc thực hiện thỏa thuận ngày 21/02 » - có nghĩa là phương Tây.

Sự lo ngại của Trung Quốc đối với các cuộc « cách mạng mầu » hay các « mùa xuân Ả Rập » thể hiện rõ qua nhiều cuộc hội thảo và tuyên bố bên trong đảng Cộng sản Trung Quốc về chủ đề này và tất cả đều khuyến cáo là Bắc Kinh phải tránh bằng mọi giá. Trên Hoàn Cầu Thời báo, tướng Trung Quốc Vương Hải Vận (Wang Haiyun), tư vấn cho Học viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Trung Quốc – CIIS – cho rằng Bắc Kinh « không nên vội vã » trong việc « công nhận tân chính phủ Ukraina » vì đây là sản phẩm của các « cuộc cách mạng mầu » do « những phần tử đối lập thân phương Tây » xúi giục.

Chính vì thế, về mặt ngoại giao, Trung Quốc đã có những tuyên bố nước đôi. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương (Qin Gang), thì « có những lý do » đã đưa Ukraina đến tình hình như hiện nay và Bắc Kinh kêu gọi đối thoại. Về việc có công nhận tân chính quyền mới tại Kiev hay không, ông Tần Cương trả lời là việc này « đòi hỏi một sự đánh giá dựa trên luật pháp của Ukraina », và lập trường của Trung Quốc là « khách quan, cần bằng, đúng đắn và hòa bình, chấp nhận các nguyên tắc cũng như các thực tế ».

Vậy, với tư tưởng thực dụng, Trung Quốc sẽ nghiêng về bên nào ? Kể từ khi được độc lập, Ukraina là một trong những nguồn cung ứng vũ khí, khí tài quan trọng cho Trung Quốc. Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc được tân trang từ một con tàu cũ của Ukraina. Trong chuyến công du Bắc Kinh của ông Ianoukovitch, Trung Quốc đã hứa đầu tư hàng tỷ đô la vào Ukraina. Ngoài ra, Bắc Kinh biết rõ là nếu có thái độ trung lập, thì Ukraina hậu Ianoukovitch sẽ cần đến sự trợ giúp của Trung Quốc. Do vậy, theo nhận định ông Thì Ân Hoành (Shi Yinhong), chuyên gia về quan hệ quốc tế tại đại học Nhân dân Trung Hoa, Bắc Kinh, được báo Le Monde trích dẫn thì « giải pháp tốt nhất đối với Trung Quốc là không nên có lập trường quá rõ ràng. Trong trường hợp bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc sẽ không thể chống lại Nga ».

Đức Tâm
Phần nhận xét hiển thị trên trang

ÔNG CẶC SÀO.

Không ai nhớ ông Cặc Sào bao nhiêu tuổi. Những người già nhất còn sống đều nói, khi họ là đứa con nít nghịch cát lấm lem đã thấy ông Cặc Sào lừng lững ở làng rồi. Người làng lại bình, ôngSào không phải cao mà dài, ông dài đến hai mét phẩy mười tám phân. Ông là một tay uống rượu khét tiếng, dai dẳng và thủy chung nhất ở làng. Hàng ngày, trông ông khênh khang bước, nhìn cũng chẳng khác mấy một chai rượu đang di chuyển, hơn nữa, do cái đầu của ông tóp lại, kéo thuổn lên, trọc lóc, hệt cái nút chai. Mình hỏi ông, ông ơi, sao ai cũng gọi ông là ông Cặc Sào, mà không gọi là ông Sào? Ông ấy nheo mắt: Vì cặc tao là cặc sào ngu ạ.

Cũng có kẻ tò mò hỏi tuổi ông, ông cầm tay dắt ra sau hồi nhà, chỉ vào đống vỏ chai lăn lóc, rỗng thóp, gọn lỏn: "Ta đã sáu mươi tư vỏ chai". Suy ra mới hay, cứ tết đến, năm nào cũng như năm nào, vào đúng đêm ba mươi, ông uống cạn chai rượu cuối cùng trong năm, thả xác chai ra hồi nhà, coi như thêm một tuổi. Đấy là nói chuyện ngày xửa ngày xưa, còn đã lâu lắm, ông không nhớ tuổi, đơn giản là xác chai rượu ông thả sau vườn vào đêm ba mươi tết đã chất thành đống, không đếm xuể. Thời trẻ, ông Cặc Sào có tung tin rằng, do người ông dài nên cái gì trong ông cũng dài. Lấp lửng thế mà được việc đáo để. Thậm thụt, lén lút, vào những đêm thanh vắng, một chút mưa, một chút gió lạnh, lích kích chai rượu mang theo, đàn bà trong làng liến láu vụng trộm với ông. Ai đến ông cũng chiều. Người làng hỏi gì ông cũng im thít. Không rõ sau đó, có bao nhiêu đàn bà dính con với ông. Ông trở nên ruột thịt với cả làng. Chuyện dèm pha tung tẩy với nhau lúc nào không biết, còn công khai, ông Cặc Sào rất được người làng tôn kính. Ông Cặc Sào không nấu rượu. Ngày ngày, nhà này nhà kia ới ông sang, nhờ vã ông nếm rượu cho họ, định giá bán cho họ. Nếm chừng mươi nhà thì ông say, chúi vào chân đòi cát ngủ một thôi, tỉnh, lại lê chân đi nếm tiếp, khi nào ông cũng tất bật, chuếng choáng, đắm mê trong rượu. Hồi còn Tây, một hôm, Tây bao vây ba du kích của làng đang kẹt cứng trong hầm. Lũ Tây hả hê, chuẩn bị quây rơm nướng du kích trong lửa. Ai cũng lo sợ nhưng không ai nghĩ được cách gì để cứu người đằng mình. Ông Cặc Sào bước thấp bước cao đến chỗ mấy thằng Tây. Ông chẳng nói chẳng rằng, ngồi xếp bằng trên đất, lôi quả bầu đựng rượu to tướng trong người ra, tu từng hơi dài, nhấm với mấy con nhái đồng nướng chín vàng. Hương rượu Ba Đồn từ lâu đã không cần phiên dịch. Lúc đầu, lũ Tây ngỡ ông tâm thần hoặc đại loại như vậy. Nhưng cái mùi rượu lững lơ thơm, lững lơ bay, quấn quýt dan díu vào mũi, thấm ngọt xuống cổ họng, nước miếng như được dịp trào ra. Tây mũi đỏ lân la đến, nheo mắt nhìn ông. Ông như mù như điếc, lại uống, lại tóp tép, lại nhót nhét nhai con nhái nướng vàng màu nghệ, lại ngửa cổ nuốt từng ngụm rượu, lại liếm láp chút nước rượu nhỡ vương trên tay. Lũ Tây xô ngã ông xuống đất. Ông nằm im. Lũ Tây đưa bầu rượu lên, nhìn nhìn ngửi ngửi rồi thử nếm, thử uống. Ông Sào nheo nheo mắt nhìn chúng. Rượu Ba Đồn chưa uống đã lấp lửng, uống vào không thể không say. Mấy thằng Tây say khừ, ngã vật ra đất, quờ tay ghì chặt lấy ông Cặc Sào, hôn hít, gật gù rồi khề khà hát, khề khà cười, cuối cùng thì lăn ra ngủ. Du kích cứ thế ra khỏi hầm, cứ thế trói gô mấy thằng Tây say, bắt chúng dễ như bắt gà què. Sau đó hai hôm, Việt Minh gửi về cho ông Cặc Sào một cái giấy khen. Ông nhờ người đọc giấy khen, thấy có dòng chữ ghi: Biểu dương đồng chí Nguyễn Văn Sào...Ông Cặc Sào không chịu, bảo người ta phải ghi rõ là đồng chí Cặc Sào, dứt khoát phải có chữ Cặc. Cuối cùng huyện chiều ông, ghi rõ, đồng chí Cặc Sào. Ông thích lắm, xem mãi, những dòng chữ đậm nhạt trên giấy, như nhảy, như múa trên giấy, ông gật gù ưng ý. Ông bắc thang, cất cái giấy khen tận nóc nhà, cho thò ra một đầu, thỉnh thoảng, ông nằm dang tay chạng chân giữa nền nhà, ngửa mặt nhìn lên cái giấy khen, lục khục cười.
Có một đận, làng buồn như có tang. Chính quyền cấm bán rượu. Có thể được nấu, được uống thỏa thuê trong nhà nhưng nếu ai đưa rượu ra chợ bán, rượu đó là rượu lậu, tịch thu, phạt nặng, ai chống thì bắt, xử tù, ngang với tội phá hoại. Một ngàn hai trăm tám mươi tư lò rượu trong làng đột ngột tắt lửa. Đây là ngày đầu tiên từ thuở khai thiên lập đất, làng không nấu rượu. Cả làng chết lặng trong sự im ắng hoang tàn, sự im ắng nghĩa địa. Lâu nay, đêm ngày gì cũng nghe tiếng người làng la hét mắng chửi nhau vì say, tưởng thế là khó chịu, nào hay, không rượu, cả làng thoi thóp chuyện trò, thoi thóp đi lại, không còn cớ gây sự, không còn cớ gì để toác miệng chửi nhau, cả làng nói năng nhỏ nhẹ có một ngày mà tưởng như là người làng khác, tưởng như mình đang thất lạc đi đâu, không còn ở làng mình... Ông Cặc Sào nằm lì trong góc nhà, buồn đến độ cũng chẳng màng uống rượu. Ông thấy ông già tuổi nhất làng, không ai ngoài ông phải đứng ra cứu làng khỏi cơn thống khổ này. Nửa đêm ông phải ra khỏi nhà. Ông đến, thì thầm với từng hộ, nhắn nhe từng hộ, lào thào, to nhỏ... Rùng rùng cả làng lại nổi lửa. Hương rượu đánh thức mọi người. Rượu xô tiếng cười ào ạt, rổn rảng khắp làng. Làng cháy rực xênh xang bởi cả mấy trăm lò rượu đồng loạt nổi lửa. Ông Cặc Sào đi từ đầu làng đến cuối làng, ưng ý.
M
ờ sáng, đã thấy người xách rượu đến nhà ông. Không thể nấu nhiều như trước, mỗi nhà gửi tạm ông vài chai. Ông tỉ mẩn bó hàng chục chai rượu vào quanh người, khoác bên ngoài bộ áo quần rộng thùng thình, xốc xốc mấy nhịp làm chắc, rồi bước ra khỏi làng, nhằm về phố chợ. Hóa ra người ta cấm bán rượu nhưng không cấm uống, không cấm say. Gặp ông vào, lũ sâu rượu xô tới, đè ngửa ông ra đất, giật chai nào trả tiền chai đó, không cò kè thêm bớt, tăng giá cũng mặc, miễn là có rượu uống. Mỗi ngày ông ra chợ năm bận, bán vèo vèo. Hễ gặp bạn hàng, ông lại chìa ống chân, vén quần, chai rượu lòi ra ngoài, hể hả cười, tiền trao rượu đưa, mặn mua mặn bán, dập dìu sau một ngày cũng ối rượu, ối tiền. Ông giúp người làng, không tính công, cũng là cốt làm sao cho lò rượu của làng đừng tắt. Thuế vụ không tha. Một lần ông sa vào tay họ. Họ dẫn ông về trụ sở kiểm kê số chai rượu lén lút dấu trong người, nếu ít thì phạt, nhiều thì bắt giam, ông biết vậy. Trên đường về trụ sở thuế, ông vừa đi vừa vén ống quần, lôi từng chai rượu đưa lên miệng uống hết. Tới nơi, vật chứng không còn, người ta đành tha. Ông lết được về làng, ngã người ngay chân đồi vú cát, say gục hai ngày, nhưng lòng vui phơi phới.
Một đận, thanh niên trai tráng trong làng tòng quân giết giặc. Làng chỉ toàn đàn bà. Mỗi ông Cặc Sào là tráng kiện nhưng luống tuổi, còn vài chục ông già khác ốm yếu gần đất xa trời cả. Trước khi lên đường, trai tráng trong làng nhìn ông Cặc Sào tự dưng không ai yên tâm. Biết đâu, còn mình ông tráng kiện, lũ đàn bà con gái chã nhòm nhèm, ai lường hết. Thế là lũ trai làng chuốc rượu cho ông say, khiêng ông lên động cát, thuê vị bác sỹ thú y thiến cặc của ông. Tỉnh rượu, ông đau điếc tai, bỏ ăn ba ngày thì tạm nhúc nhắc đi lại, vẫn không hiểu sao bụng dưới của mình lại bị ai lấy dao rạch toác một đường. Rồi ông quên. Đêm đêm, ông lại đi nếm rượu từng nhà. Hàng ngày, cánh đàn bà nhờ ông đủ thứ việc trên đời, ông làm hết, mình ông thay chồng của lũ đàn bà cả làng, thay luôn cả chuyện chăn gối. Chín tháng một năm sau, một số đàn bà trong làng vắng chồng vẫn đẻ. Chồng nhào về, súng lên đạn, lùng sục tìm địch tình. Ông Cặc Sào cũng xăng xái giúp họ đi tìm. Không ai nghi ngờ ông. Còn gì nơi ông nữa để nghi ngờ. Tìm mãi không thấy kẻ thù, cánh trai làng cho vợ vài cái bạt tai rồi lên đường, coi như qua chuyện. Sau này lũ đàn bà về già mới kháo lại chuyện xưa. Biết chồng con mình sắp thuê người thiến của quý ông Cặc Sào, nửa đêm các bà họp nhau, đồng lòng nhất trí cứu ông. Họ góp tiền cho tay bác sỹ thú y. Anh ta tham nhưng không nỡ mất lòng trai làng, trước khi đến, anh ta mang theo cặc của một con bò. Rồi cũng dao kéo, cũng phanh ruột, cắt cắt, thiến thiến nhưng không làm gì, lén đưa cặc của con bò ra làm chứng cho lũ trai làng yên tâm. Nhờ vậy, của quý nơi ông không bị sây suyển gì, toàn vẹn cho đến hôm nay.Chuyện này về ông Cặc Sào mới đáng kể;Đấy là thời kỳ làng cát ngập chìm trong bom rơi đạn nổ 
của máy bay Mỹ. Không ai hiểu vì lý do gì mà làng của họ lại thường xuyên bị máy bay đánh phá đến thế. Nơi này không có kho tàng, cơ sở quân sự cũng không, thậm chí cũng không là nơi đông người. Làng mảnh dài bên động cá
t, hiền như mặt người đang ngủ, cớ sao lại thành tọa độ của máy bay? Làng ức lắm. Mới phát động tham gia dân quân du kích bắn máy bay Mỹ, già trẻ lớn bé xung phong ngót mấy trăm. Ngoài đại đội dân quân chính quy, làng lập một trung đội lão dân quân. Nài nỉ mỏi mồm, ông Cặc Sào mới được vào đơn vị các cụ. Ngày ngày, khẩu đội 12 li 7 của các cụ chiếm ngự đỉnh cao của động cát, mắt dõi trời xanh, khi máy bay đến ném bom, nhất loạt nổ súng. Có một ngày chẳng hiểu thế nào, hàng chục tốp máy bay xổ bom xuống đỉnh cát. Trung đội lão dân quân thương vong gần hết, số còn lại cũng bị sức ép, mất sức chiến đấu. Còn mình ông Cặc Sào chưa hề hấn gì. Một tốp máy bay ụp bom xuống làng, sau khi nhả bom, ba chiếc vọt lên, lia đít về động cát. Ông Cặc Sào một mình một súng bóp cò. Ông kéo hết một băng đạn, đau nhức răng. Bùng lên trên trời cao một ngọn lửa lớn bám chặt lấy chiếc máy bay. Cả làng hét to cho ông Cặc Sào biết máy bay đã cháy. Ông cười ha hả. Ông dốc cả chai rượu vào người, chuếng choáng chạy về làng, rơi vào tiếng hoan hô vang trời dậy đất. Ông không dành thành tích một mình, ông chia đều cho các cụ cùng hưởng. Đang hoan hỉ, đang tưng bừng phấn khởi thì có đứa thối mồm trong làng loan báo rằng, cái máy bay ông Cặc Sào bắn rơi không phải do ông bắn rơi, nó rơi là vì hết xăng. Ông uất đến nghẹn cả ngụm rượu đang uống. Mẹ cha chúng nó nói điêu. Nói điêu vậy, trúng trật không cần biết nhưng mất sướng. Ông và các cụ họp gấp, tuyên bố biếu không máy bay cháy cho huyện đội, các cụ quyết chí bắn chiếc khác. Nửa tháng sau, lúc nhập nhoạng tối, trung đội các cụ lại bắn rơi chiếc thứ hai như nguyện vọng. Hỉ hả cả làng. Các cụ rồng rắn đi báo cáo thành tích trên huyện, tiếng thơm lan rộng khắp vùng. Ông Cặc Sào còn chưa hết hả hê thì lại tin thối mồm loang ra: Chiếc máy bay thứ hai các cụ vừa bắn là loại máy bay không người lái, mà đã không người lái thì chả ai bắn nó cũng rơi. Tức sôi máu. Tức đến nửa tháng vẫn chưa nguôi ngoai. Các cụ lại họp. Bắn lại. Nhất định là phải nhân chứng vật chứng cho bẻ miệng đứa thối mồm.
Gần hai mươi ngày không có chiếc máy bay nào lượn qua làng. Trung đội ông Cặc Sào cay đắng nhìn nhau. Chẳng lẽ cái thằng thối mồm thuộc quân địch, rút lui máy bay để hạ uy thế của các lão dân quân? Ông Cặc Sào hết kiên nhẫn. Ông vặt lông một con gà trống, xách chai rượu, nắm hương, lùi lũi vào giờ chính ngọ lên thẳng đỉnh cát. Ông sụp lạy, ông cầu khẩn, ông gọi vong linh năm Ngài Thần hoàng của làng khai sáng cõi lòng, yểm trợ các lão dân quân, xui khiến máy bay đến ném bom để ông và các cụ có dịp trả hận cho đứa thối mồm thối miệng. Có khẩn cầu ắt có thần linh phù hộ, mơ được ước thấy. Hai ngày sau, khi cơn giông vừa tan, đàn đàn lũ lũ máy bay từ biển hộc tốc lao vào, cắt bom bừa bãi. Cả trung đội lão dân quân được một ngày xả súng. Cho đến băng đạn cuối cùng thì chiếc F4 dính đạn đằng đuôi. Bùng ra giữa nền trời xanh một cánh dù của phi công Mỹ. Ông Cặc Sào gào to: "Để tui đi bắt thằng phi công". Ông dắt nửa chai rượu vào lưng quần, tay quờ vội con rựa, lao thẳng giữa trùng trùng cồn cát, đuổi theo thằng phi công đang vỗng đít bay trên trời cao. Chiếc F4 trúng đạn của các cụ đang bốc cháy ngay chân đồi cát. Hóa ra không dễ bắt phi công. Nhìn thế mà xa vời. Ông Cặc Sào chạy đứt hơi vẫn còn xa tít mới ngang tầm dù rơi. Ông dừng, tợp một ngụm rượu. Đột nhiên ngừng gió. Cánh dù chao một vòng rồi lao vun vút xuống đồi cát trước mặt. A ha. Trời cho thì tao lấy. Ông Cặc Sào xách chai rượu, lao vầm vập đến thằng phi công. Hắn đang luống cuống như gà mắc tóc giữa bụi cây xương rồng mọc gai tua tủa. Hắn nhìn ông, ngẩn người trước một ông già còn cao hơn hắn một cái đầu. Hắn xổ ra một tráng tiếng Mỹ. Kệ. Ông lấy thuốc ra vấn. Hắn lết đến trước mặt ông, lại xổ ra một tràng tiếng Mỹ. Ông móc con rựa vào thắt lưng thằng phi công kéo thẳng về làng. Huyện đội xuống nhận thằng phi công. Ông Cặc Sào yêu cầu huyện bắt thằng phi công phải xác nhận rõ ràng rằng, máy bay F4 của hắn bị các cụ bắn rơi và hắn bị đồng chí Cặc Sào bắt sống. Huyện chiều ông, đã giúp ông có giấy xác nhận theo yêu cầu. Ông dắt giấy xác nhận vào lưng quần, sãi chân bước về trung đội lão dân quân của mình, cười khùng khục. Từ bữa đó không còn thằng thối mồm nào dám vu chuyện. Tuy vậy, các cụ trong trung đội dân quân đã thống nhất với ông Cặc Sào, mặc dù các cụ chính thức bắn rơi ba máy bay, nhưng chiếc đầu vì mang tiếng là máy bay hết xăng, không tính. Chiếc thứ hai lại có lý do máy bay không người lái nên cũng không cần tính. Đến chiếc thứ ba, nhân chứng vật chứng đầy đủ, tính, thế mà cũng lĩnh gọn một cái huân chương về cho làng. Hôm đó làng say mất nửa ngày, say vì chiến công của các cụ.
Đ
ến ngày thống nhất, đội dân quân giải thể, ông Cặc Sào lại về, ngày ngày đi nếm rượu cho từng nhà.
Ông 
chết năm ngoái, vào đúng đêm bà mươi tết, khi ông theo thói quen, uống cạn chai cuối cùng trong năm, vứt xác chai ra sau hồi nhà tính tuổi. Người làng chôn ông trên đỉnh cát, chôn cùng đống xác chai tính tuổi của ông. Sau khi ông chết, nhiều chuyện về ông, người làng mang ra kể cho nhau, không biết đâu là thật, đâu là thêu dệt. Ông như thần hoàng, kể mãi không hết chuyện. Càng nhớ, càng trọng ông bao nhiêu, người làng càng có lý do để thêu dệt những câu chuyện về ông bấy nhiêu.
Bà con Ba Đồn khẳng định: 
Chỉ có những chuyện do thằng Cu Vinh đã kể chính thức ở trên về ông Cặc Sào là chính xác.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hà Nội: Nguy hiểm từ cây “cầu khỉ” hơn 50 năm tuổi


 
03/03/14 14:07
(GDVN) - Giữa đô thị hiện đại, nhiều người dân Hà Nội vẫn phải rùng mình đi trên cây “cầu khỉ” nối niền 2 thôn của 2 huyện Thanh Oai và Phú Xuyên.
Để đảm bảo việc đi lại thuận tiện, cây “cầu khỉ” Phương Nhị bắc qua nhánh của sông Nhuệ, nối thôn Phương Nhị (xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai) với thôn Trình Viên (xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên). Là nơi lưu thông hàng ngày của người dân hai thôn và cả người nơi khác tới thôn nhưng cây cầu khỉ này được làm tạm bợ bằng thanh thép, những miếng ghép gỗ cây xà cừ.
Tỉ lệ thuận với sự tồn tại hơn 50 năm qua, cây cầu khỉ Phương Nhị đã gieo biết bao nỗi ám ảnh về sự ghê rợn và chết chóc cho người dân mỗi khi đi qua. Cây cầu khỉ hàng ngày vẫn phải còng lưng đưa người sang sông trong nỗi ám ảnh tai nạn bất cứ lúc nào.
Vụ tai nạn đau thương mới đây nhất, vào khoảng 19h ngày 10/8/2013, chị Nguyễn Thị Hiếu (sinh năm 1983) ở xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội đi mua thuốc về chữa bệnh. Khi qua cây “cầu khỉ” được làm bằng vài thanh sắt, gỗ mục, không có lan can nằm vắt ngang nhánh sông Nhuệ, chị Hiếu bị ngã khỏi cầu, bị nước lũ cuốn trôi.
Theo ông Nguyễn Xuân Kiên (69 tuổi) - người được dân làng cho giữ và sửa chữa cầu cho biết, cầu được làm bằng tre từ thời chống Mỹ, sau bộ đội ta về làng dựng cầu bằng thanh ray tàu hỏa cho dân làng chạy loạn. Kể từ đó đến nay tuy là nơi qua lại quan trọng của cả huyện nhưng không được quan tâm. Hàng năm thường xuyên có người qua cầu xảy chân ngã xuống.
“Tôi rất mong các cơ quan chức năng giúp đỡ xây cầu cho bà con đi lại được an toàn” – đây là lời tâm sự của ông Kiên cùng nhiều người dân hàng ngày phải đi qua đây.
Cận cảnh việc đi lại nguy hiểm khi qua cây cầu khỉ Phương Nhị, xã Hồng Dương (Thanh Oai, Hà Nội):
Với vị thế giao thương rất thuận lợi giữa các vùng, cây cầu khỉ Phương Nhị đã tồn tại được hơn 50 năm qua.
Mỗi ngày có hàng trăm người và phương tiện qua đây. Tuy nhiên việc đi lại bị hạn chế, cầu chỉ cho xe đạp, xe máy và người đi bộ lưu thông qua.
Bộ khung sắt hoen gỉ hàng ngày phải “gồng mình” đưa mọi người qua sông.
Cầu được ghép bởi 136 tấm ván gỗ gồ ghề, dài 32m, rộng 1.25m, có 4 trụ bằng sắt để đỡ.
Những miếng gỗ rời rạc tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn….
Mọi người đi qua đây phải “nín thở” tập trung điều khiển phương tiện.
Theo người dân cho biết, UBND TP đã giao cho Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng cầu có tên Hồng Phú, nối liền hai xã Hồng Dương và Phú Túc. Tuy nhiên, đến nay không hiểu vì lý do gì mà cây cầu này vẫn chưa được triển khai xây dựng?
Cây cầu nằm ở vị thế giao thương rất thuận lợi, nếu được sửa chữa, xây dựng thành một cây cầu bê tông tốt sẽ mở ra một sự phát triển vô cùng lớn của người dân không chỉ địa phương mà còn cho tất cả những địa bàn lân cận.
Người dân hàng ngày phải lưu chuyển qua cây cầu này hàng ngày, hàng ngày vẫn mong mỏi cơ quan chức năng xây dựng cho họ một cây cầu an toàn để đi lại.
Để có tiền sửa chữa, người qua cầu phải nộp phí 2000 đồng/ xe máy; 1000 đồng/ xe đạp; đi bộ là 500 đồng/ người.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Phố thịt chó” Nhật Tân biến mất bí ẩn do nỗi sợ "báo oán"?



Thương hiệu “thịt chó Nhật Tân” giờ đã dần rơi vào quên lãng bởi các chủ quán đã đóng cửa hết. Ảnh: P.B
                  

    Nhiều người bảo rằng, chủ quán T.M không bán thịt chó nữa cũng có một phần từ những nỗi sợ vô hình và những lời đồn đoán của người đời về việc sát sinh, “báo ân, báo oán”.

Cũng bởi chó là loài vật rất thân với con người...
Trước đây, phường Nhật Tân - một địa danh đã quá nổi tiếng với làng hoa đào và các nhà hàng thịt chó tại Hà Nội luôn đông nghịt khách, thì bây giờ thương hiệu “thịt chó Nhật Tân” gần như đã lùi vào dĩ vãng.
Còn duy nhất một nhà hàng thịt chó
Nhiều năm qua, đoạn đường Âu Cơ đi qua phường Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) được người ta ví là “phố thịt chó”. Gần 30 quán thịt chó ngày xưa đã đi vào “lòng dân nhậu” và nổi tiếng như Trần Mục, Hồ Kiếm, A Trang, Anh Tú Xịn, Anh Tú Nhà Kính, Anh Tú Nhà Lá… giờ chỉ còn lại một cửa hàng duy nhất mang tên Anh Tú Béo ở địa chỉ 266 Âu Cơ.
Đến bây giờ, người ta vẫn không thể hiểu vì sao “phố thịt chó” nổi tiếng như Nhật Tân lại biến mất một cách bí ẩn như vậy. Vì mất khách, vì kinh doanh thua lỗ hay vì một lý do nào khác? “Mấy chục năm bán quán nước chè ở “phố thịt chó” này, tôi khẳng định các hộ kinh doanh thịt chó đa số đều có lãi, rất giàu. Nhưng vì sao họ đồng loạt đóng quán rồi chuyển hướng kinh doanh sang thứ khác thì tôi nghe nhiều câu chuyện lắm.
Người thì bảo kinh doanh thịt con vật thân thiết nhất với con người trước sau cũng lụi bại nên bỏ. Người thì khi đã giàu muốn làm nghề khác chứ không muốn sát sinh nữa nên cũng bỏ. Có người thì tôi chẳng tìm hiểu lý do”, ông Hưởng, chủ quán nước trên con “phố thịt chó” cho biết.
Theo ông Hưởng, một trong những quán thịt chó mọc lên đầu tiên ở đây là quán A Trang, người chủ tên là Hồ Văn Trang. Ông Hưởng không biết rõ ngày tháng quán khai trương, nhưng ông khẳng định khoảng giữa những năm 1985 - 1986 gì đấy. Khu vực này trước là bãi bồi của sông Hồng và khi quán A Trang mọc lên thì xung quanh vẫn còn đám lau, sậy um tùm.
Thời đó, quán A Trang rất đông khách. Gần như người dân Hà Nội ai cũng muốn một lần đến đây thưởng thức thịt chó. Có lẽ nhận thấy việc kinh doanh của quán có hời nên một người hàng xóm liền mở ngay một quán thịt chó bên cạnh. Liên tiếp sau đó là hàng chục quán đồng loạt mở ra, biến phố Âu Cơ qua đoạn Nhật Tân thành “phố thịt chó” nổi tiếng Hà Nội, thậm chí là cả đất Bắc này.
Với những thực khách gần như thường xuyên đến đây thì quán A Trang, Anh Tú Nhà Kính hay Trần Mục luôn là địa chỉ được lựa chọn. Nhưng tiếc rằng, khi thương hiệu “thịt chó Nhật Tân” đang nổi thì hàng loạt chủ quán quyết định chuyển nghề, bỏ nghề. “Người ngoài thì không biết nhưng người trong nghề ai cũng hiểu cả. Tôi từng tiếp chuyện một chủ quán tên K.
Khi ấy ông K mới kinh doanh được 5 năm nhưng đã bảo với tôi là bỏ nghề vì ông bị ám ảnh, khi ngủ là nằm mơ thấy đàn chó đuổi theo cắn. Biết làm nghề sát sinh nên ông ấy rất siêng đi đền chùa cho thanh thản, nhưng được vài năm sau thì ông ấy bỏ hẳn”, ông Hưởng tiếp câu chuyện.
Bỏ nghề vì sợ báo oán?
Có một thời, con đường Âu Cơ đoạn đi qua phường Nhật Tân gần như luôn “mờ ảo trong sương khói” vì các quán đốt rơm thui chó, nướng chả. Với những quán đông khách, lúc cao điểm có ngày giết và tiêu thụ dăm bảy chục con chó là chuyện bình thường.
Quán T.M, một trong những quán thịt chó nổi tiếng ngày xưa giờ chỉ là căn nhà trống, bụi bám dày từng lớp, mạng nhện giăng khắp từ cửa vào. Hỏi ra mới biết, chủ quán và vợ đã chuyển sang nghề kinh doanh bất động sản ở phía đối diện với quán thịt chó cũ.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, quán T.M được ông M gây dựng và tạo ra thương hiệu quán thịt chó nổi tiếng từ những năm đầu của thập kỷ 90. Trước đây, khi làm được một thời gian ngắn thì ông M có ý định nghỉ bán vì những ám ảnh xung quanh việc sát sinh. Tuy nhiên, khi đó việc kinh doanh đang rất thịnh vượng, mang lại tiền bạc như nước, nên vợ ông M không chấp nhận đóng cửa quán mà tiếp tục một mình quán xuyến. Còn ông M thì về chăm sóc và chơi vui cùng con cháu.
Nhưng không biết có phải do ngẫu nhiên hay không mà trong một thời gian dài sau đó, bà chủ cứ ám ảnh bởi những giấc mơ và sau khi chứng kiến những người làm nghề giết mổ có nhiều chuyện lục đục, không có hậu trong cuộc sống cũng đâm ra suy nghĩ. Từ đó, bà chủ quán thịt chó T.M không cho nhân viên giết mổ nữa mà nhập ở nơi khác về, hoặc sai nhân viên làm thay.
Khi việc kinh doanh vẫn đang trên đà thịnh vượng, thương hiệu thịt chó T.M càng nổi tiếng và đông khách thì bà chủ thấy nhiều chủ quán khác đóng cửa một cách đột ngột. Và cũng đúng thời điểm này, bà bị mắc nhiều thứ bệnh. “Thời điểm đó hầu như tháng nào bà cũng phải đi viện”, người bán nước gần quán thịt chó T.M kể lại.
Trước đó, câu chuyện về ông L, một chủ quán thịt chó ở đây đóng cửa vào năm 2000 đã dấy lên nỗi lo về nghiệp sát sinh. Nhiều người kể lại rằng, con trai ông L khi bắt chó ra làm thịt đã bị chó cắn, do chủ quan nên không biết con chó bị dại. Mặc dù đã tốn rất nhiều tiền và chạy chữa khắp nơi nhưng anh này vẫn không qua khỏi. Một thời gian ngắn sau, bà vợ ông L cũng bị tai biến, đột quỵ và nằm một chỗ. Cùng nhiều câu chuyện xui xẻo khác, ông L đã đóng cửa không chút đắn đo, suy nghĩ.
Những câu chuyện trên, chưa biết thực hư như thế nào, có tác động gì tới bà chủ quán T.M hay không nhưng thực khách đã không còn được thưởng thức món thịt chó ngon nổi tiếng Hà Nội này nữa vì chủ quán T.M quyết định đóng cửa. Sau khi quán T.M đóng cửa, những lời đồn đoán cứ liên tiếp diễn ra, nhiều chủ cửa hàng cũng đóng cửa, chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác khi đã có của ăn, của để. Còn bây giờ, ở “phố thịt chó” nổi tiếng một thời của Hà Nội chỉ còn duy nhất quán Anh Tú Béo mà thôi
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Thợ cơ khí bị cấm chế máy bay: "Tôi thấy hụt hẫng"


Anh Nguyễn Văn Thắng, thợ cơ khí chế tạo máy bay trực thăng vừa bị công an yêu cầu viết cam kết không được tiếp tục chế tạo, thử nghiệm máy bay. Ngoài ra, anh Thắng phải tháo gỡ động cơ máy nổ, cánh quạt ra khỏi chiếc máy bay.

Khoảng giữa tháng 12/2013, anh Nguyễn Văn Thắng, 44 tuổi, ở tổ 7, phố Gia Quất, quận Long Biên, TP Hà Nội đã chế tạo, thử nghiệm máy bay trực thăng và được báo chí đưa tin.
Ngày 4/3, trao đổi với phóng viên, anh Thắng cho biết, khoảng cuối tháng 2/2014, hai công an quận Long Biên đã đến nhà lập biên bản yêu cầu gia đình phải viết cam kết không được tiếp tục chế tạo, thử nghiệm chiếc máy bay. Ngoài ra, anh Thắng phải tháo gỡ một số bộ phận như: máy nổ, cánh,... ra khỏi chiếc máy bay. Tuy nhiên, gia đình anh Thắng chỉ đồng ý ký vào cam kết ngừng chế tạo, thử nghiệm máy bay. Về yêu cầu gỡ động cơ ra khỏi chiếc máy bay, anh Thắng đã không đồng ý.
“Tôi phải mất gần một năm trời nghiên cứu tài liệu, thiết kế máy bay, thậm chí có hôm phải thức đến 2, 3h sáng để tìm hiểu cách làm máy bay. Đến khi tôi hoàn thiện lại bị cấm thì đúng là quá bất công. Tôi làm máy bay chỉ ở dạng mô hình, chứ có phải sản xuất đại trà đâu mà cấm”, anh Thắng chia sẻ.
Thợ cơ khí bị cấm chế máy bay: "Tôi thấy hụt hẫng", may bay tu che, may bay truc thang tu che, truc thang tu che, tho co khi che tao may bay, che may, sieu pham may bay, tho do xe may, do may bay, che tao may bay, tho che tao may bay, tin nhanh, tin mới, tin hay, tin nong, tin hot, tin tức, tin tuc 24h, tin tuc, doc bao, bao, vn
 Anh Thắng bên chiếc máy bay tự chế tạo
Anh Thắng cho biết thêm, hai cán bộ công an nói rằng việc anh chế tạo, thử nghiệm máy bay đã làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự khu vực. Do vậy, họ đã yêu cầu anh phải ngừng ngay mọi hoạt động. Tuy nhiên, anh Thắng cho rằng lý do này chưa thuyết phục bởi anh thấy có một số nông dân ở tỉnh Tây Ninh chế tạo máy bay hay thợ cơ khí ở tỉnh Thái Bình chế tạo tàu ngầm Trường Sa 1 đều không bị cấm.
“Tôi làm máy bay chỉ vì niềm đam mê, nghiên cứu khoa học. Tôi cũng không vi phạm pháp luật gì sao chính quyền lại cấm làm máy bay. Tôi thấy hụt hẫng, mất cảm hứng kể từ khi bị cơ quan chức năng yêu cầu làm cam kết ngừng chế máy bay”, anh Thắng bày tỏ.
Theo anh Thắng, cuối năm 2013, anh đã đem chiếc máy bay ra bãi đất trống gần khu vực ở thử nghiệm. Tuy nhiên, do thử nghiệm thất bại, chiếc máy bay của của anh đã bị gãy cánh chính, vỡ gương buồng lái. Kể từ đó, anh đem cất vào khu xưởng của một người bạn và không chỉnh sửa, lắp ghép gì thêm.
Đến khoảng ngày 18/1, lữ đoàn 918 của Binh chủng Phòng không Không quân cũng yêu cầu gia đình ký một bản cam kết với nội dung không được tiếp tục nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm. Đồng thời, gia đình phải giữ nguyên hiện trạng chiếc máy bay.
Thợ cơ khí bị cấm chế máy bay: "Tôi thấy hụt hẫng", may bay tu che, may bay truc thang tu che, truc thang tu che, tho co khi che tao may bay, che may, sieu pham may bay, tho do xe may, do may bay, che tao may bay, tho che tao may bay, tin nhanh, tin mới, tin hay, tin nong, tin hot, tin tức, tin tuc 24h, tin tuc, doc bao, bao, vn
Chiếc máy bay trực thăng tự chế
Sau đó khoảng nửa tháng, có đoàn bên Bộ Khoa học và Công nghệ sang trao đổi và muốn anh Thắng viết bản dự án chi tiết, hoàn thiện về chiếc máy bay. Họ sẽ hợp tác với anh trong quá trình nghiên cứu chế tạo, thử nghiệm. Tuy nhiên, anh Thắng đã không đồng ý bởi anh muốn tự bản thân mình sẽ hoàn thiện và chế tạo thành công máy bay, sau đó mới nghĩ đến tương lai xa hơn.
“Giờ tôi đã dừng lại mọi hoạt động liên quan đến việc chế tạo máy bay. Tuy nhiên, bản thân tôi vẫn đang nung nấu ý tưởng hoàn thiện chiếc máy bay. Tôi cũng mong rằng Nhà nước có một cơ chế để những người đam mê khoa học như tôi có thể phát huy thế mạnh của mình”, anh Thắng nói.
Trước đó, năm 2013, trong một lần đọc báo thấy một người ở trong Sài Gòn chế tạo được máy bay, anh Thắng đã nảy sinh ý tưởng làm máy bay thử. Anh đã đi tìm mua loại thép có độ đàn hồi cao, chịu lực tốt về làm khung cho chiếc máy bay. Còn cánh quạt quay của máy bay, anh tìm mua loại thép dẻo làm xương sống cho cánh rồi bọc lớp inox vào hàn lại. Mất 3 tháng miệt mài, cộng với số tiền 200 triệu đồng chi phí cho việc mua nguyên liệu, anh Thắng đã hoàn thiện chiếc máy bay trực thăng cỡ nhỏ.
Chiếc trực thăng sử dụng động cơ ô tô Suzuki 38kW, 2.0L, với vòng tua 4000-4500 vòng/phút vì quá lớn nên anh phải giảm xuống còn 700 vòng/phút. Trực thăng có cân nặng 185kg, chiều cao 2m60, chiều rộng 1m55, chiều dài thân vào đuôi là 6m80 và chiều dài cánh là 5m50. Sau một số lần thử nghiệm chiếc máy bay đã nhấc lên khỏi mặt đất được khoảng 50cm.

Đức Nguyễn

Phần nhận xét hiển thị trên trang