Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

THơ cũng có "tư niệu" của thơ:


Thư của Nguyễn Khắc Viện

gửi Tố Hữu 

clip_image002
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nếu bạn vẫn còn sống thì đừng phán xét người khác



Cách đây một tháng, tôi cãi nhau một trận rất to với T, một người bạn của tôi. Tôi đã thề sẽ không bao giờ nhìn mặt T nữa. Người bạn đó có vay tôi một số tiền từ năm ngoái. Thành thực mà nói, nếu không gặp đôi chút rắc rối thì tôi cũng đã không hỏi T để lấy lại tiền.
Nhưng tôi đang khó khăn và cần tiền. Khi tôi hỏi, T lại ậm ừ là chưa có tiền và không thể trả cho tôi lúc này được. Câu chuyện diễn biến tiếp theo thế nào hẳn bạn có thể đoán được. Và kể từ sự việc đó, tôi cho rằng T là một kẻ xảo trá, lợi dụng bạn bè và một kẻ “không đáng để chơi”.

PHÁN XÉT CỦA TÔI VỀ T SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI NẾU NHƯ KHÔNG CÓ MỘT NGÀY…

Đầu tuần trước, tôi nói chuyện với một số người bạn khác, và trong câu chuyện có người nhắc đến T. Người bạn này kể lại rằng bố mẹ T làm ăn kinh doanh thất bại, vừa phá sản và đang nợ một khoản tiền lớn. T phải gồng mình gánh khoản nợ đó và đang rất suy sụp. Rồi mấy đứa bạn của tôi rủ nhau gom tiền cho T mượn trong lúc khó khăn.
“Giúp được chừng nào thì quý chừng đó” – Một người bạn của tôi nói.
Tôi lặng người đi và cảm thấy xấu hổ. Tôi đã không biết điều này. Và trong cuộc nói chuyện với T, tôi đã tuôn ra biết bao nhiêu lời lẽ khó nghe.

NHỮNG LỜI PHÁN XÉT THIẾU KHÁCH QUAN

“Những người vội vã phán xét dựa trên bề ngoài hiếm khi thấy được bản chất sự việc.”  Robert Southey
Trong trường hợp trên, tôi đã vội vàng phán xét và kết tội người bạn của mình. Đến bây giờ tôi vẫn cảm thấy hối tiếc về điều đó. Và tôi không phải là người duy nhất, chúng ta ai cũng có lần làm như vậy trong đời mình, thậm chí đôi khi chúng ta đưa ra những phán xét rất kỳ cục, khôi hài và đầy cảm tính.
Chúng ta thấy một quan chức đi xe biển số xanh vào một nhà hàng và chúng ta kết luận rằng ông ta dùng tiền công đi tiêu xài hoang phí. Chúng ta thấy một người đến lớp muộn và vội vàng kết luận rằng cô ta thật vô kỷ luật. Chúng ta thấy một trò chơi do người Việt Nam viết đang nổi như cồn, sau đó có một vài bài báo không rõ nguồn gốc, một vài dòng giật tin là chúng ta thi nhau “ném đá” bằng những lời kết tội, phán xét thiếu căn cứ và đầy cay nghiệt. Còn rất nhiều ví dụ khác nữa…
Tôi xin phép được dùng từ “chúng ta” trong bài viết này vì có lẽ ai cũng đã từng một lần phán xét ai đó trong một hoàn cảnh nào đó. Còn nếu bạn là người chưa từng phán xét tiêu cực về người khác thì thành thật xin lỗi bạn, tôi đã phán xét sai về bạn!

THẬT RA, KHI PHÁN XÉT NGƯỜI KHÁC, CHÍNH TA MỚI LÀ NGƯỜI THIỆT THÒI NHẤT

“Anh càng phán xét nhiều thì anh càng yêu ít.”  Balzac
- “Nó mà giỏi gì, chẳng qua là gặp may, chẳng qua thân với sếp, chẳng qua có nhiều tiền nên mới có được vị trí đó thôi.”
- “Việc đó cũng dễ thôi mà, tôi mà làm còn tốt gấp trăm ngàn lần ấy chứ.”
- “Con bé đó tệ thật, có việc cỏn con cũng làm không xong.”
- “Ông ta vừa mua được chiếc xe đẹp vậy chắc lại có phi vụ gì mờ ám rồi.”
Khi phán xét ai đó, chúng ta đã tự gieo vào đầu mình những ý nghĩ tiêu cực, thù hằn và bực bội. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của chính chúng ta. Làm sao có thể vui vẻ, hạnh phúc, bình an được khi trong đầu toàn những ý nghĩ tiêu cực như vậy?
Những cảm xúc này lại dẫn đến hành động. Chúng ta đối xử với người khác như cách chúng ta nghĩ về họ. Và nếu ta đối xử với họ như vậy, luôn săm soi để tìm ra lỗi của họ rồi phán xét thì tất nhiên họ sẽ phải đề phòng. Ta sẽ chẳng có mối quan hệ tốt đẹp và chân thành nào nếu cứ tiếp tục như vậy.
Ngoài ra, khi phán xét người khác, chúng ta đã tự khép cánh cửa để học hỏi lại, tự nhốt mình trong căn phòng bảo thủ u tối và chật hẹp. Căn phòng đã nhỏ, tối và thiếu không gian, ánh sáng đó lại tràn ngập những phán xét. Điều này cũng đồng nghĩa rằng ta đã đi ngược lại con đường làm cho bản thân mình tốt đẹp hơn.

ĐỪNG DÙNG MỘT HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁN XÉT MỘT CON NGƯỜI

“Bất cứ ai cho mình quyền phán xét thế nào là sự thật và tri thức đều trở thành hề đối với Chúa trời. ” — Albert Einstein
Hãy để tôi cho bạn một ví dụ.
Bạn có biết đến một số kỳ thi tiếng Anh quốc tế như IELTS, TOEFL hay TOEIC? Nếu có, bạn hẳn biết rằng sau khi bạn tham gia và đạt được kết quả nào đó, kết quả đó chỉ có giá trị trong vòng hai năm. Vậy điều này có nghĩa là gì?
Kết quả này chỉ đánh giá khả năng tiếng Anh của bạn tại thời điểm hiện tại chứ không phải làcả cuộc đời. Bạn đạt kết quả thấp không có nghĩa là bạn không có khả năng học tốt tiếng Anh và suốt đời này dù bạn có cố gắng thế nào thì bạn cũng chỉ mãi là người dốt tiếng Anh mà thôi.
Cuộc sống của chúng ta cũng vậy, không ai có thể nói trước bất kỳ điều gì. Hôm nay chúng ta giàu, ngày mai chưa thể biết được thế nào. Hôm nay chúng ta có địa vị, danh tiếng, được mọi người tôn sùng nhưng ngày mai mọi chuyện đều có thể xảy ra, chúng ta có thể mất hết. Ngược lại, có những người phạm tội, nhưng sau đó nhận ra sai lầm và hoàn lương, luôn cố gắng sống tốt nhất có thể thì chẳng lẽ chúng ta cứ phán xét người đó như một phạm nhân? Những người nghèo khó chẳng lẽ không thể giàu lên?
Chúng ta còn sống có nghĩa là chưa có ai đi hết cuộc đời này để có thể nói trước bất cứ điều gì. Mọi việc và kể cả bản thân chúng ta sẽ thay đổi theo thời gian, theo những biến cố trong đời. Và chúng ta cũng không phải là người trong cuộc để biết hết những điều mà người khác trải qua trong cuộc đời của họ. Vậy nên hãy nhìn mọi việc, mọi người bằng con mắt bao dung và đừng vội phán xét ai cả.
Đến Thượng đế cũng đợi đến lúc một người chết rồi mới phán xét thì cớ sao chúng ta lại làm như vậy?
Đỗ Tiến Minh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chả việc gì phải ngã ngửa cả nhà văn ợ:

Tin ngã ngửa



Mình ngã ngửa vì trời ơi hóa ra có ai cấm đâu nhể, cứ đặt niềm tin chến lược theo lời ông Nguyễn Thế Kỷ phó ban Tuyên giáo Trung ương khi trả lời báo BBC ( cái tờ báo mà báo Đời sống pháp luật khuyến dụ bà con không được đọc- bài này gỡ rồi): trả lời BBC, ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó ban Tuyên giáo Trung ương, nói: "Tôi nói rất thực là tôi không biết về việc này.
Việc họ đưa lên hay đưa xuống thì chắc chắn là việc của họ. Còn tôi không có tác động bất cứ gì vào chuyện ấy."Ông Kỷ cũng khẳng định: "Tôi xin nói là Việt Nam có luật báo chí, thì các cơ quan báo chí, đặc biệt là các ông tổng biên tập hoạt động theo luật báo chí. Và họ có quyền đăng cái gì, không đăng cái gì theo luật". "Cơ quan truyền thông tự cân nhắc lấy, xem việc đó có lợi hay không, với sự bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt, với trách nhiệm với đất nước." (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/02/140213_vietmedia_border_war.shtml)

Trưởng công an phường Linh Xuân, quận Thủ Đức cho biết: "Trong lúc đang làm việc thì Khởi lăn đùng ra giữa đất và được các chiến sĩ đưa đi cấp cứu”. Kinh nghiệm cho thấy, nếu khi nào ai có việc gì mà công an mời tới làm việc, cương quyết đứng thẳng, ngồi thẳng cho tới khi xong việc, cương quyết không được "lăn đùng" ngã ngửa ra đất mang tiếng anh em, nhớ chưa nào?(http://dantri.com.vn/xa-hoi/nhap-vien-vi-da-chan-thuong-sau-khi-lam-viec-voi-cong-an-837827.htm)

Tháp xây trên gò Rùa nơi xưa từ thời vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở đó để nhà vua ra câu cá.[1] Sang thời Lê Trung Hưng (khoảng thế kỷ 17-thế kỷ 18) thì chúa Trịnh cho xây đình Tả Vọng trên gò nhưng sang thời nhà Nguyễn thì không còn dấu tích gì nữa. Sau khi Pháp hạ thành Hà Nội năm 1883 thì dân vùng ven hồ xiêu tán cả. Các quan Việt cũng bỏ sở nhiệm. Riêng có Nguyễn Ngọc Kim, chức dịch làng Tự Tháp được cử làm trung gian giữa quân Pháp và người Việt, lại được chính quyền mới tín nhiệm nên ít lâu trở thành bá hộ, tục gọi là Bá hộ Kim. Năm 1886 thấy huyệt đất trên gò Rùa hợp phong thủy ông xuất tiền xây tháp trên gò với ý định chôn hài cốt của cha vào đó. Việc không thành nhưng ngọn tháp ba tầng vẫn được hoàn tất. Vì vậy nên ban đầu Tháp này có tên là Tháp Bá hộ Kim. Vì vị trí đẹp giữa hồ, tháp nghiễm nhiên biến thành thắng tích Hà Nội. Tóm lại tháp Rùa ở Hồ Hoàn Kiếm là như rứa nhưng mình đọc trên fb của nhà ngoại cảm Bích Hằng thì chị khoe:""Đêm nay (12/2/2014), với cái rét cắt da cắt thịt nhưng thời tiết đã không ngăn được bước chân của đoàn người bơi thuyền ra Tháp Rùa - Hồ Gươm để cầu nguyện cho Quốc Thái Dân An", "Hôm nay có các vị lãnh đạo của trung ương và tp Hà Nội ra làm lễ cầu an đầu năm cho nhân dân, cho đất nước"....là răng ta?

Cặp vợ chồng nghệ sĩ Thanh Thúy- Đức Trịnh đã công bố trên báo chí cho bà con cả nước biết là đêm nào cũng nắm tay nhau, hôn nhau phát đã mới đi ngủ các bác ạ, rứa là cứ nắm tay nhau rồi hôn nhau rồi đi ngủ, hôm sau lại nắm tay nhau, lại hôn nhau lại đi ngủ, hôm sau nữa cũng rứa, tài ....nghe mà ngã ngửa luôn, nói như bà con Nam Bộ, anh chị giờ rảnh quá ha. (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140213/thanh-thuy-duc-thinh-van-nam-tay-hon-nhau-truoc-khi-ngu.aspx)

Nước nhà đang trùng điệp lễ hội, lễ hội nào cũng ùn ùn những người là người, ngay như Lễ khai ấn đền Trần, nghe báo Tiền Phong miêu tả mà ngã ngửa cứ như trận lũy chống ngoại xâm ""TPO - Sáng 13/2 (14 tháng Giêng) có mặt tại đền Trần, Nam Định chúng ta có thể thấy công tác bảo vệ ở đây được thiết lập nghiêm ngặt. Hệ thống hàng rào, lưới b40 cùng lực lượng cảnh sát bố ráp chặt chẽ để bảo vệ khu vực này." Cảm động quá, fb Nguyễn Hồng Kiên bình "Chỉ cần lập chiến lũy bao cát nữa là có thể tái hiện chiến tranh bảo vệ biên giới 1979, nhỉ? ".

Nhưng điều mà mình ngã ngửa là có duy nhất một lễ hội rất vắng người tới, đặc biệt là không hề thấy một xe biển xanh nào đến coi ( rất gương mẫu), đó là lễ khai hội Minh Thề tại chùa Hòa Liễu, xã Thuận Thiên (huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng). Lễ hội này tái dựng lại những nghi lễ để những người cán bộ, người có chức sắc trong làng thề trước dân sẽ làm việc thanh liêm, chính trực, không tham nhũng, tư túi của công và không dùng quyền uy bức ép nhân dân. Du khách đến với lễ hội cũng không phải để cầu lộc, cầu an mà để chứng kiến, giám sát lời thề của “quan” trong làng và cũng thề “sống trung thực, ngay thẳng”. Hèn chi.(http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/593502/khai-hoi-the-khong-tham-nhung.html)


Nguyễn Quang Vinh

Ảnh:
Ấn tượng đến ngã ngửa vì Bản sắc văn hóa Việt là Những pha tranh cướp kinh hoàng ở lễ hội Hiền Quan tại hội làng ở Phú Thọ chiều 12/2.
Để cướp được quả phết may mắn, hàng nghìn thanh niên sẵn sàng giẫm đạp, dọa nạt, thậm chí ẩu đả lẫn nhau.



TIN NGÃ NGỬA.

Mình ngã ngửa vì  trời ơi hóa ra có ai cấm đâu nhể, cứ đặt niềm tin chến lược theo lời ông Nguyễn Thế Kỷ phó ban Tuyên giáo Trung ương khi trả lời báo BBC ( cái tờ báo mà báo Đời sống pháp luật khuyến dụ bà con không được đọc- bài này gỡ rồi): trả lời BBC, ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó ban Tuyên giáo Trung ương, nói: "Tôi nói rất thực là tôi không biết về việc này. Việc họ đưa lên hay đưa xuống thì chắc chắn là việc của họ. Còn tôi không có tác động bất cứ gì vào chuyện ấy."Ông Kỷ cũng khẳng định: "Tôi xin nói là Việt Nam có luật báo chí, thì các cơ quan báo chí, đặc biệt là các ông tổng biên tập hoạt động theo luật báo chí. Và họ có quyền đăng cái gì, không đăng cái gì theo luật". "Cơ quan truyền thông tự cân nhắc lấy, xem việc đó có lợi hay không, với sự bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt, với trách nhiệm với đất nước." (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/02/140213_vietmedia_border_war.shtml)

Trưởng công an phường Linh Xuân, quận Thủ Đức cho biết: "Trong lúc đang làm việc thì Khởi lăn đùng ra giữa đất và được các chiến sĩ đưa đi cấp cứu”. Kinh nghiệm cho thấy, nếu khi nào ai có việc gì  mà công an mời tới làm việc, cương quyết đứng thẳng, ngồi thẳng cho tới khi xong việc, cương quyết không được "lăn đùng" ngã ngửa ra đất mang tiếng anh em, nhớ chưa nào?(http://dantri.com.vn/xa-hoi/nhap-vien-vi-da-chan-thuong-sau-khi-lam-viec-voi-cong-an-837827.htm)

Tháp xây trên gò Rùa nơi xưa từ thời vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở đó để nhà vua ra câu cá.[1] Sang thời Lê Trung Hưng (khoảng thế kỷ 17-thế kỷ 18) thì chúa Trịnh cho xây đình Tả Vọng trên gò nhưng sang thời nhà Nguyễn thì không còn dấu tích gì nữa. Sau khi Pháp hạ thành Hà Nội năm 1883 thì dân vùng ven hồ xiêu tán cả. Các quan Việt cũng bỏ sở nhiệm. Riêng có Nguyễn Ngọc Kim, chức dịch làng Tự Tháp được cử làm trung gian giữa quân Pháp và người Việt, lại được chính quyền mới tín nhiệm nên ít lâu trở thành bá hộ, tục gọi là Bá hộ Kim. Năm 1886 thấy huyệt đất trên gò Rùa hợp phong thủy ông xuất tiền xây tháp trên gò với ý định chôn hài cốt của cha vào đó. Việc không thành nhưng ngọn tháp ba tầng vẫn được hoàn tất. Vì vậy nên ban đầu Tháp này có tên là Tháp Bá hộ Kim. Vì vị trí đẹp giữa hồ, tháp nghiễm nhiên biến thành thắng tích Hà Nội. Tóm lại tháp Rùa ở Hồ Hoàn Kiếm là như rứa nhưng mình đọc trên fb của nhà ngoại cảm Bích Hằng thì chị khoe:""Đêm nay (12/2/2014), với cái rét cắt da cắt thịt nhưng thời tiết đã không ngăn được bước chân của đoàn người bơi thuyền ra Tháp Rùa - Hồ Gươm để cầu nguyện cho Quốc Thái Dân An", "Hôm nay có các vị lãnh đạo của trung ương và tp Hà Nội ra làm lễ cầu an đầu năm cho nhân dân, cho đất nước"....là răng ta?

Cặp vợ chồng nghệ sĩ Thanh Thúy- Đức Trịnh đã công bố trên báo chí cho bà con cả nước biết là đêm nào cũng nắm tay nhau, hôn nhau phát đã mới đi ngủ các bác ạ, rứa là cứ nắm tay nhau rồi hôn nhau rồi đi ngủ, hôm sau lại nắm tay nhau, lại hôn nhau lại đi ngủ, hôm sau nữa cũng rứa, tài ....nghe mà ngã ngửa luôn, nói như bà con Nam Bộ, anh chị giờ rảnh quá ha. (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140213/thanh-thuy-duc-thinh-van-nam-tay-hon-nhau-truoc-khi-ngu.aspx)

Nước nhà đang trùng điệp lễ hội, lễ hội nào cũng ùn ùn những người là người, ngay như Lễ khai ấn đền Trần, nghe báo Tiền Phong miêu tả mà ngã ngửa cứ như trận lũy chống ngoại xâm ""TPO - Sáng 13/2 (14 tháng Giêng) có mặt tại đền Trần, Nam Định chúng ta có thể thấy công tác bảo vệ ở đây được thiết lập nghiêm ngặt. Hệ thống hàng rào, lưới b40 cùng lực lượng cảnh sát bố ráp chặt chẽ để bảo vệ khu vực này." Cảm động quá, fb @[100002928529778:2048:Nguyễn Hồng Kiên] bình "Chỉ cần lập chiến lũy bao cát nữa là có thể tái hiện chiến tranh bảo vệ biên giới 1979, nhỉ? ". 

Nhưng điều mà mình ngã ngửa là có duy nhất một lễ hội rất vắng người tới, đặc biệt là không hề thấy một xe biển xanh nào đến coi ( rất gương mẫu), đó là lễ khai hội Minh Thề tại chùa Hòa Liễu, xã Thuận Thiên (huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng). Lễ  hội này tái dựng lại những nghi lễ để những người cán bộ, người có chức sắc trong làng thề trước dân sẽ làm việc thanh liêm, chính trực, không tham nhũng, tư túi của công và không dùng quyền uy bức ép nhân dân. Du khách đến với lễ hội cũng không phải để cầu lộc, cầu an mà để chứng kiến, giám sát lời thề của “quan” trong làng và cũng thề “sống trung thực, ngay thẳng”. Hèn chi.(http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/593502/khai-hoi-the-khong-tham-nhung.html)
-----

Ảnh:
Ấn tượng đến ngã ngửa vì Bản sắc văn hóa Việt là  Những pha tranh cướp kinh hoàng ở lễ hội Hiền Quan tại hội làng ở Phú Thọ chiều 12/2.
Để cướp được quả phết may mắn, hàng nghìn thanh niên sẵn sàng giẫm đạp, dọa nạt, thậm chí ẩu đả lẫn nhau.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một trong nhiều nguyên nhân là thiếu thông tin từ cả hai phía, nếu không cuộc chiến sẽ khác:

Cựu binh Ngô Nhật Đăng của Cuộc chiến Biên giới 1979, đang sống ở Hà Nội, vẫn còn nhớ ngày vào quân ngũ và sau đó lăn lộn bốn năm ở vùng biên giới. 
Đó là ngày 25/8/1978 trong một đợt "tổng động viên" học sinh và sinh viên, ông nói với BBC hôm 13/2/2014, không lâu trước ngày kỷ niệm 35 năm Chiến tranh Biên giới Việt - Trung.
Ông Đăng, khi đó 20 tuổi, và nhiều bạn bè rời trường đại học và được cử đi đào tạo hạ sỹ quan nhằm tạo ra lớp "cán bộ khung" để huấn luyện tân binh.
"Lúc đó tình hình [giữa Việt Nam và Trung Quốc] cũng đã căng thẳng từ một vài năm trước, chuyện người Hoa về nước và không khí mà mọi người nghĩ tới chiến tranh là điều chắc chắn có thể xảy ra chứ không phải mọi thứ đều bất ngờ.
"Chúng tôi lúc đấy xác định là có thể xảy ra chiến tranh với Trung Quốc."
Ông Đăng nói hai ngày sau khi Trung Quốc đưa quân qua biên giới hôm 17/2, ông và đồng đội được lệnh lên đường và tới mặt trận Cao Bằng vào đêm 20/2.
Ông ở lại đó trong bốn năm tiếp theo cho tới khi giải ngũ. Nhiệm vụ của ông Đăng và tiểu đoàn trong những ngày tháng Hai năm 1979 là "đánh đằng sau lưng, gọi là luồn sâu phá hoại" quân Trung Quốc.
"Những ấn tượng đầu tiên [đối với] những thằng sinh viên là khi ban đêm về bom đạn ầm ĩ... thần chết đứng sát ngay bên cạnh.
"Cái ấn tượng nhất là cảnh nhân dân Cao Bằng tan hoang. Nhân dân Cao Bằng đêm ngày chạy trên đường [trong] không khí chiến tranh."
Người cựu binh năm nay 55 tuổi nói quân Trung Quốc tới Cao Bằng muộn hơn so với một số mặt trận khác.
"Các tuyến khác thì tôi không biết nhưng Cao Bằng hầu như toàn là quân chính quy của Trung Quốc và khi bọn tôi bắt một số tù binh thì họ khai đều là Quân khu Thành Đô và có lực lượng rất lớn bao gồm cả xe tăng, thiết giáp, pháo binh.
"Vấn đề hậu cần của họ cũng được chuẩn bị rất chu đáo."
Trung Quốc rà mìn ở vùng biên sau cuộc chiến với Việt Nam
Ông Đăng nói ông có tham gia khai thác thông tin ban đầu từ một số tù binh Trung Quốc trước khi gửi họ về 'quân khu' và kể lại:
"Họ cũng bị bưng bít thông tin. Có những thông tin cũng buồn cười
"Thí dụ họ nói rằng 'bên kia chúng tôi học tập [rằng] tình hữu nghị Việt Nam -Trung Quốc được Mao Chủ tịch và Hồ Chủ tịch vun đắp, bây giờ tập đoàn phản động Lê Duẩn bắt giam Hồ Chủ tịch.
"Anh nên nhớ là lúc ấy Hồ Chí Minh đã mất được 10 năm rồi mà họ không biết và nói nguyên văn là "Tập đoàn phản động Lê Duẩn bắt giam Hồ Chủ Tịch, gây sự chia rẽ giữa hai bên và chúng ta sang đây để đánh tập đoàn phản động bành trướng tiểu bá Lê Duẩn để giải cứu cho Chủ tịch Hồ Chí Minh."
Ông Đăng nói cũng có những nơi ở Cao Bằng lính Trung Quốc chỉ niêm phong các cơ sở mà không cướp phá.

TRUNG QUỐC 'BẮN NHAU'

Mặc dù ông Đăng nói phía Trung Quốc đưa sang Cao Bằng cả 'quân đoàn', ông cho biết lực lượng quân đội của Việt Nam ở Cao Bằng "rất ít".
Nhưng ông Đăng cũng nói: "Trong Cao Bằng có điều rất đặc biệt là lính Trung Quốc chết rất nhiều.
"Lúc đó lực lượng địa phương ở Việt Nam có rất ít và có [thêm] một số dân quân."
Ông Ngô Nhật Đăng nói ông sẽ phải suy nghĩ lại nếu lại phải cầm súng
"Ở Cao Bằng tuyến phía đông họ [Trung Quốc] tràn sang không sang được và mặt trận cuối cùng ở Cao Bằng là huyện Thông Nông và huyện Bảo Lạc.
"Phía đó bên phía Việt Nam không có lực lượng. Họ đưa cả một quân đoàn vào phía đó.
"Từ cánh quân phía tây của Trung Quốc kéo về và phía bên này của Trung Quốc kéo sang đến đèo Mã Quỳnh thì bộ đội Việt Nam có bắn hai bên.
"Bên Trung Quốc họ tưởng lầm và họ bắn lại, cả một trận giao chiến kéo dài gần cả một đêm, Trung Quốc bắn nhầm vào nhau và phía đấy họ thiệt hại rất nhiều."
Cụ thể hơn về phía lực lượng Việt Nam, ông Đăng nói:
"Lúc đó về phía lực lượng vũ trang có duy nhất một tiểu đoàn của tôi thôi.
"Có một trung đoàn chủ lực của Việt Nam, trung đoàn 246, thì họ giữ lại ở khu vực Hà Quảng."
Ông Ngô Nhật Đăng
Ông Ngô Nhật Đăng nói ông sẽ phải suy nghĩ lại nếu lại phải cầm súng

Ông Đăng cũng nói tiểu đoàn của ông gần 300 người đã mất liên lạc và bộ đàm chỉ bắt được sóng của phía Trung Quốc khi đến huyện Nguyên Bình, vốn đã bị quân Trung Quốc chiếm từ vài ngày trước mà tiểu đoàn không biết.
Tình hình càng nguy hiểm hơn khi tiểu đoàn ông đã để lại nhiều vũ khí cho quân địa phương với mục tiêu sẽ được trang bị thêm khi tới Nguyên Bình.
"Khi ấy biên chế của trung đội 30 người mà chỉ có ba khẩu súng. Hồi ấy là anh em mang theo đạn," ông nói.
"Bọn tôi phải tập trung vũ khí cho một số cơ số trong tiểu đoàn và vừa bám theo Tàu vừa kêu gọi vũ khí chuyển tiếp lên.
"May mà lúc đấy tiểu đoàn trưởng chỉ huy là người rất dày dạn chiến trận, tính toán được.
"Khi chúng tôi được tiểu đoàn của công nhân mỏ Tĩnh Túc tiếp tế đạn, đánh một hai trận thì quân Trung Quốc đã bắt đầu rút về rồi."
Trả lời câu hỏi về tâm trạng của những người lính trẻ khi đó, ông Đăng nói:
"Lúc đó có rất nhiều tâm trạng, sợ hãi có, buồn bã có.
"Chúng tôi nhìn thấy những cảnh tan hoang, rồi phía Trung Quốc, có những người dân khi họ đi vòng qua đèo Mã Phục ở khu vực Hà Quảng, có những vụ thảm sát, thậm chí có cả dân binh sang dỡ nhà cửa, chợ bên kia, nhân dân chạy vào trong rừng.
"Chúng tôi gặp nhân dân trong rừng thì họ rất mừng. Họ có nói từ năm 1948 chưa có bộ đội lên đây, bộ đội lên rất là mừng."

'HAI THÁI CỰC'

Ông Đăng nói ông đã chứng kiến cả sự tàn bạo cũng như hành động chừng mực của binh lính Trung Quốc hồi đầu năm 1979.
"Cũng rất khó hiểu. Nó có hai thái cực.
"Ở phía Hà Quảng có những điều xảy ra trong chiến tranh cực kỳ dã man mà chúng tôi chứng kiến.
"Người dân bị chém giết, nhà cửa bị đốt phá.
"Hoặc là bản thân họ [binh lính Trung Quốc] ví dụ như là tôi chính mắt chứng kiến lúc họ rút về có một xe bị sa lầy.
"Tôi trên đồi nhìn xuống ven đường thấy người chỉ huy mở cửa kính xe, lôi người tài xế và dùng búa đập chết ngay tại trận.
Ông Đăng nói không phải tới đâu lính Trung Quốc cũng cướp phá
"...Thế nhưng lại cũng có những vùng, như vùng Thông Nông ấy, thì họ lại không động chạm, không phá phách.
"Những kho lương thực, những cửa hàng bách hóa vẫn còn nguyên, không bị cướp phá và [họ] dán trên cửa những băng bằng hai thứ tiếng là 'Niêm phong của Bộ đội Biên phòng Trung Quốc'."
Ông Đăng nói sau những ngày chiến trận, ông được giao nhiệm vụ đi xác định tọa độ các đường mòn dọc theo biên giới và có tiếp xúc với người Trung Quốc.
"Có những lúc tôi cũng lạc sang đất Trung Quốc. Vì cải trang [nên] cũng gặp những người lính Trung Quốc rồi [biết] thái độ của họ.
"[Nói về] chốt của hai bên [thì] trời không có sương mù có thể nhìn rõ [nhau], thậm chí hét to có thể nghe thấy nhau.
"Nhưng có những hành động trong chiến tranh họ như người khác hẳn, như là say máu họ trở thành con người khác."
Cựu binh nói tình hình sau chiến trận cũng vẫn căng thẳng với các tổ trinh sát của Việt Nam được cử sang Trung Quốc trong khi thám báo Trung Quốc lại sang Việt Nam.
Hai bên cũng "bắt cóc" người của nhau để lấy thông tin.
Ông Đăng nói một người bạn của ông đã bị bắt cóc ngay trước khi chuẩn bị về phép vì được tin người em trai đã hy sinh ở mặt trận Lạng Sơn.
Nhưng tình hình tại Cao Bằng được ông Đăng đánh giá là không căng thẳng bằng ở một số nơi khác.
"Ngay trong phố nhà tôi cũng có hai người đi bộ đội và hy sinh vào năm 82, 83 ở mặt trận Thanh Thủy, Hà Giang."

'BÀI HỌC LỊCH SỬ'

Ông Đăng nói cả Việt Nam và Trung Quốc đã né tránh nói về cuộc chiến với những lý do "không thể chấp nhận được".
"Đã đến lúc [công khai bàn luận về cuộc chiến] rồi. Nó như một bài học lịch sử để rút lại kinh nghiệm.
"Chuyện đó theo tôi nghĩ là phải công khai sự ghi nhận đối với những người hy sinh. Đồng đội tôi cũng nằm xuống và những cảm xúc thông thường về mặt gia đình thôi, những tình cảm của con người mà bị lãng quên một cách rất là khó hiểu như thế trong khi các sự kiện khác lại tổ chức tưởng niệm."
Ông Đăng cũng không đồng ý rằng chính quyền tránh kỷ niệm để giữ quan hệ tốt với Trung Quốc và bình luận:

"Có những dân tộc rất nhỏ bé như Philippines, Israel hay là Thụy Sỹ, một đất nước rất nhỏ bé bên cạnh những người khổng lồ, nhưng họ có tư thế rất đàng hoàng."
"Cách hành xử như nhà nước Việt Nam [làm] với những người lính đã từng tham gia vào cuộc chiến tranh vệ quốc, đã từng đổ máu chúng tôi cảm thấy như một sự xúc phạm."
Ông Đăng nói nhiều đồng đội ông cảm thấy "phẫn nộ và chán ngán" và nó sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của họ nếu lại phải cầm súng.
"Với cách hành xử như thế này [của chính quyền], chắc chắn phải suy nghĩ lại [chuyện lại cầm súng].
"Nói chỉ trở thành [hiện thực] khi mà bắt buộc, bất khả từ chối.
"Chứ còn nếu để sẵn sàng với nhiệt huyết như năm 79, sẵn sàng lên đường, sẵn sàng hy sinh ... thì tôi nghĩ là không có.
"Không phải riêng tôi mà rất nhiều người. Không phải những người là cựu binh 79 mà ngay cả lớp trẻ bây giờ."
Người cựu binh cũng nói ông đã có nhiều lần thăm Trung Quốc và biết rằng những người từng ở phía bên kia chiến tuyến cũng bị "lãng quên".
"Bản thân tôi rất mong muốn, mơ ước là làm sao chúng ta có những cuộc [gặp mặt giữa] những người có thể gọi là nạn nhân cũng được của cả hai phía," ông Đăng nói với BBC.
"Điều đó thật là tuyệt vời, có thể bày tỏ [cách nhìn và tình cảm] của phía bên này, phía bên kia.
"Nó như bài học để gửi gắm tới thế hệ sau."
Ông Đăng nói ông có tham vọng làm một phim tài liệu về Cuộc chiến Biên giới nhưng không tin chính quyền sẽ ủng hộ để làm phim một cách đúng đắn.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CÔ BẮC KỲ NHO NHỎ








(Cãm tác từ bức hình :https://www.facebook.com/photo.php?fbid=195700613926419&set=a.195700590593088.1073741866.100004594452865&type=3&theater đó là hai cô công chúa của cô Hanh Dang)

Nói đến cô Bắc kỳ nho nhỏ...là nguồn cãm hứng bất tận cho không biết bao là thi, văn và nhạc sĩ . Trước khi nói về cô bắc kỳ Kim Anh xin được phép nói sơ qua về chiếc áo tứ thân truyền thống mà cô bắc kỳ hay mặc.



ÁO TỨ THÂN

Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo tứ thân, nhưng nếu ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài tứ thân Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm.

Theo như truyền thuyết, khi cưỡi voi xông trận đánh đuổi quân Hán, Hai Bà trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Rồi do tôn kính Hai bà, phụ nữ Việt tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân. Một lý do khác xem chừng cũng cũng có vẻ hợp lý là thời trước kỹ thuật còn đơn giản, thô sơ và mộc mạc, không thể dệt vải theo khổ lớn được, nên người ta phải ghép bốn mảnh vải lại mới có thể tạo ra được một chiếc áo dài - áo dài tứ thân.

Nhà thơ Nguyễn Bính đã phác họa hình ảnh chiếc áo tứ thân trên người cô bắc kỳ như sau:

"Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?"

Chiếc áo tứ thân đã từng được sử dụng như trang phục hàng ngày của phụ nữ Miền Bắc Việt Nam trong suốt nhiều thế hệ.

Áo tứ thân dài gần chấm gót, tay áo bó chặt. Phần lưng áo gồm hai mảnh vải ghép lại, thường là màu nâu hoặc nâu non ghép với màu cùng gam; phía trước có hai thân tách rời, được buộc lại với nhau, thả trước bụng để tạo dáng người thon thả, phía trên không gài khít mà để lộ yếm màu bên trong..

Tới đầu thế kỷ 20, trước sự xuất hiện của các loại trang phục tân thời, chiếc áo quen thuộc của phụ nữ Việt Nam dần dần phai nhạt khỏi đời sống thường ngày…



Ngày xưa chiếc áo tứ thân là nét tạo dáng dể thương của các cô gái bắc...từ đó chúng ta tìm thấy đủ loại cô bắc kỳ nho nhỏ, nhưng duyên dáng nhất là của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên nói về cô bắc kỳ:


http://rbomtm.blogspot.ca/2014/02/nha-tho-nguyen-tat-nhien.html

Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ

Đôi mắt tròn, đen, như búp bê
Cô đã nhìn anh rất ... Bắc Kỳ
Anh vái trời cho cô dễ dạy
Để anh đừng uổng mớ tình si

Anh vái trời cho cô thích mộng
Để anh ngồi kể chuyện nằm mơ
"Đêm qua có một chàng bươm bướm
Nguyện chết khô trên giấy học trò "

Anh chắc rằng cô sinh trong nam
Cảnh tượng di cư chắc lạ lùng ?
Khi nghe ai luyến thương Hà Nội
Chắc cô nghe bằng tim dửng dưng

Anh vái trời cho cô dửng dưng
Coi như Hà Nội - xứ hoang đường
Để anh còn dắt cô đi dạo
Còn rủ cô vào rạp cải lương

Anh vái trời cô thích cải lương
"Thích kẻ anh hùng diệt bạo tàn"
Mốt mai thê thảm quanh đời sống
Cô sẽ còn đôi chút lạc quan

Đôi mắt tròn, đen, như búp bê
Cô nhớ nhìn thiên hạ lận lường
Mà hãy nhìn anh cay lắm chuyện
Nhưng còn con trẻ chuyện yêu đương

Nguyễn Tất Nhiên ,1973


Cô bắc kỳ nho nhỏ củng được Hoa Lục Bình tâm tình như sau:


Đến đây nhé, tâm tình cùng tôi nhé,
Cô Bắc kỳ nho nhỏ dễ thương ơi.
Tôi gặp cô chỉ có một lần thôi,
Mà tôi đã thương cô rồi đấy nhé.

Này cô Bắc kỳ dễ thương nhỏ bé,
Khi xa cô tôi như kẻ lạc hồn.
Hiện lòng tôi bao nỗi nhớ vấn vương
Cô có biết, hay giả vờ không biết.

Dẫu thế nào tôi cũng không quên được,
Bóng dáng cô khắc đậm giữa tim tôi.
Những đêm mơ thấy cô nói cô cười,
Sáng tỉnh đậy thấy yêu đời chi lạ.

Cô Bắc kỳ ơi cho tôi hỏi nhỏ,
Trong tim cô, cô đã có ai chưa?
Cô có buồn khi ngồi ngắm cơn mưa,
Cô có khóc khi lá thay mùa không hỉ.

Cô đang nghĩ, tôi vô duyên quá nhỉ,
Chưa có chi mà đã mộng đã mơ,
Chưa có chi mà cặn kẽ hỏi dò,
Người như thế chắc là vua dối trá.

Nghĩ như cô thật oan cho tôi quá,
Trong đời tôi, tôi chẳng dối gian ai!!
Bởi thánh thần đang ngự trị trên vai,
Nếu gian dối các ngài ghi sổ sách.

Yêu vội vã đâu có gì đáng trách,
Nhất là khi tình chợt đến bất ngờ,
Lại gặp người quá duyên dáng như cô.
Ai là kẻ không thẫn thờ, mơ tưởng.

Tôi gặp cô như gặp người lý tưởng,
Nên tình yêu vội vã đến với tôi.
Cô Bắc kỳ nho nhỏ dễ thương ơi.
Đến đây nhé, làm nhân tình tôi nhé.

(Thơ Hoa Lục Bình )




Rồi cố nhạc sĩ Phạm Duy củng không tha cô bắc kỳ nho nhỏ duyên dáng nầy qua bản nhạc:http://www.youtube.com/watch?v=lF_-SW3XV8A



Cô bắc kỳ nho nhỏ đáng yêu quá.....Nói đến trang phục của cô gái bắc là phải kể đến áo năm thân, may bằng the, lụa, yếm cổ viền, bao thắt lưng xanh, váy sồi rủ hình lưỡi trai, chân đi dép cong.... tưởng như thế cũng là đủ, vậy mà còn một chi tiết nhỏ, nhưng rất quan trọng đến mức không thể thiếu, đó là "khăn vuông mỏ quạ".
Khăn vuông mỏ quạ không hẳn ai biết hát quan họ cũng biết chít; mà dẫu có biết chít cũng chưa chắc đã đẹp. Có người đã nói: Khăn mỏ quạ phải chít sao cho vừa, hợp với khuôn mặt, tạo cho khuôn mặt (khi chít khăn) như hình chiếc búp sen. Nếu chít cái Mỏ quá cao, trông nó điêu, nếu để cái Mỏ thấp quá, khuôn mặt trở lên đần, tối tăm....Muốn chít khăn Mỏ quạ cho đẹp, trước tiên phải "biết quấn tóc trong một khăn vấn tóc, vòng tròn lại và đặt ngay ngắn lên đầu, hơi xệ và hình bầu dục về phía gáy, ghim lại". Nhưng quan trọng hơn là khăn vuông đem gấp sao cho khéo và cân đối (gấp chéo thành hình tam giác) bẻ hình mỏ quạ sao cho chính giữa đường ngôi trên đầu, bắt hai góc khăn về hai phía tai rồi thắt múi ở gáy.


Nhìn em khăn vuông mỏ quạ,
Để anh trong dạ tơ vương.
Nhìn em khăn vuông mỏ quạ
Để anh hoá đá vì người..

Cô bắc kỳ nho nhỏ củng phải theo thời gian để rồi trở thành bà bắc kỳ đanh đá...mắng nhiếc chồng ra rả cả ngày....tai vì anh..tại vì yêu anh nên bây giờ em không còn nho nhỏ như ngày nào nửa .....?? mổi khi rảnh rổi ra đường gặp lại bạn củ uyên thuyên kể lại thời còn là cô bắc kỳ nho nhỏ với máy tóc đuôi gà...nhí nhảnh tung tăng bên cạnh anh bắc kỳ đẹp giai...Từ "Cô Bắc kỳ nho nhỏ” đến "Bà Bắc kỳ nho nhỏ"- quãng đường xa lắc xa lơ hàng mấy chục năm trời....

"Anh Bắc kỳ” đẹp trai, lãng mạn ngày xưa bây giờ cũng đã thành "Ông Bắc kỳ” cau có, khó chịu, khó ưa rồi!

Vì thế, đừng nên hỏ vềi "Cô Bắc kỳ nho nhỏ” ngày xưa ngây thơ và ...nhỏ mãi nhé!

Kim Anh Le

Nguồn: facebook Kim Anh Le

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tử vi tuần mới của bạn (17/2 - 23/2/2014)

TỬ VI ĐÔNG PHƯƠNG (Tuần lễ từ 15-2-2014 đến 21-2-2014)


http://az24.vn/hoidap/tu-vi-tuan-moi-cua-ban-172-2322014-d2901615.html

TUỔI TÝ     

NAM

Vận hạn tuần này cần phải hết sức đắn đo trong mọi quyết định, không nên phó mặc cho may rũi hoặc để cho người khác quyết định mà sẽ khó tránh được thất bại. Tuy nhiên bên cạnh đó lại có vấn đề mà bản thân tưởng chừng như bế tắc hết hy vọng, thì bỗng nhiên lại được hanh thông và giải tỏa, nếu không cũng phải có quý nhân giúp đỡ.

Nữ

Không nên can dự vào những chuyện không có liên quan với mình mà sẽ không tránh được phiền toái, thậm chí đứng vai trò trung gian hoà giải cũng vẫn có thể bị vạ lây. Lại còn phải đề phòng có kẻ xấu hoặc tiểu nhân dòm ngó vào công việc hoặc nhà cửa nơi ăn ở của mình. Nhưng dù sao tình cảm cũng hài hòa, được người chiều đãi. Cuối tuần cần tránh những nơi đông người.

TUỔI SỮU   

NAM

Trong tuần lễ này, chẳng những có nhiều khó khăn nghịch cảnh vây quanh, mà thậm chí còn có thêm áp lực nặng nề từ đệ tam nhân, khiến cho bản thân càng thêm bận tâm và bối rối, gây trở ngại cho các quyết định công danh, và cho dù có quyết định đúng, chưa chắc đã đạt đến thắng lợi. Cả vấn đề tình cảm và giao tế đều ở thế hạ phong.

Nữ

Tương đối đây là một tuần lễ có nhiều may mắn và thuận lợi cho công danh nghề nghiệp, cho dù có sơ sót cũng được cảm thông và vẫn đạt được thành quả tốt. Về vật chất đây cũng là lúc tài lộc khá súc tích, đồng thời còn hay có lộc bất ngờ. Tuy nhiên tâm tình thường bất an không được vui vẻ. Điều mà bản thân đang mong đợi chưa thể đến trong lúc này

TUỔI DẦN   

NAM

Vẫn được kể là vận hạn may mắn và hanh thông trên các lãnh vực công danh nghề nghiệp và tài lộc. Nhưng tình cảm không được hài hoà, dễ sinh ra bất đồng cải vã. Trong xử thế đòi hỏi phải hết sức nhún nhường thì mới không mất lòng. Vận hạn cũng không thuận lợi cho việc đi xa và mưu sự mới. Đề phòng dễ có va chạm với cây gỗ. hoặc những vật dụng thuộc Mộc.

Nữ

Vận hạn còn khá tốt đẹp trong mấy ngày đầu tuần, nhưng sau đó vận hạn sẽ bắt đầu theo chiều hướng thoái hoá. Đây ví như chiếc tàu đã có lỗ thũng, dù là lỗ nhỏ, cũng cần phải dừng lại để tu bổ, vì đại dương còn mênh mông, bến bờ còn dịu vợi. Ngoài ra cũng cần phải thận trọng về giao tế và lời ăn tiếng nói. Phòng yếu về máu huyết và kị sông nước.

TUỔI MẸO  

NAM

Vận hạn đang bước vào chiều hướng thuận lợi, làm việc gì cũng có người hổ trợ giúp đỡ nhiệt tình. Có thể đi xa mưu sự mới, đến đâu cũng dễ dàng chinh phục nhân tâm. Lại còn hay được người khác phái chiếu cố dành cho mình cảm tình đặc biệt. Nói chung vận hạn rất thuận lợi cho cho vấn đề giao tế cũng như hùn hạp cộng tác...

Xem thêm tại đây nhé


Phần nhận xét hiển thị trên trang

TRUNG QUỐC ÂM MƯU XÂY DỰNG CĂN CỨ QUÂN SỰ 5 TỈ USD Ở TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM

China Daily Mail cho biết, Quân đội TQ âm mưu xây dựng 2 hòn đảo nhân tạo trên Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà họ đang chiếm đóng trái phép. Một bài viết trên tờ China Daily Mail cho biết quân đội Trung Quốc gần đây đã lên kế hoạch xây dựng phi pháp cơ sở hạ tầng quân sự trên Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập. Đây là 2 khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép. Theo nguồn tin (không được nêu rõ) của truyền thông Trung Quốc mà China Daily Mail dẫn lại thì 2 đảo nhân tạo được xây dựng phi pháp tại các bãi đá trên sẽ được dùng như "tàu sân bay cố định", và lợi ích chiến lược mà nó đem lại là rất lớn. Trung Quốc nhận định đảo nhân tạo trên Đá Vành Khăn sẽ trở thành trung tâm nuôi và đánh bắt cá trên Biển Đông. Nguồn lợi thu được đủ để trang trải chi phí xây dựng, sẽ không gây ra gánh nặng cho chính phủ nước này. Tương tự như vậy, đảo nhân tạo trên Đá Chữ Thập sẽ là một căn cứ quân sự không thể thay thế, mang ý nghĩa chiến lược rất lớn nhờ quy mô và vị trí của nó. Với Trung Quốc, một căn cứ như vậy sẽ đảm bảo vị thế của họ đối với Đông Nam Á. Theo kế hoạch mà quân đội Trung Quốc đưa ra, căn cứ quân sự dự kiến xây dựng trên Đá Chữ Thập sẽ cao 3m trên mực nước biển và có diện tích 5km2. Chi phí cho việc xây dựng căn cứ này sẽ tốn khoảng 5 tỷ USD và phải mất thời gian 10 năm, tương tự với thời gian phải bỏ ra để chế tạo một tàu sân bay hạt nhân 100.000 tấn. Quân đội Trung Quốc cho rằng, nếu chính phủ của họ phê chuẩn kế hoạch này thay vì kế hoạch đánh chiếm đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Philippines chiếm đóng trái phép), thì họ sẽ không cần gây ra cuộc chiến nào trên Biển Đông và có thể tránh làm ảnh hưởng đến quan hệ của Trung Quốc với Mỹ và ASEAN. Đá Chữ Thập là một rạn san hô trong cụm Nam Yết, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép từ năm 1988. Đá Vành Khăn thuộc cụm Bình Nguyên, Trường Sa, trước đây có một số ngư dân Philippines cư trú bất hợp pháp. Năm 1995, Trung Quốc sử dụng vũ lực trục xuất những người này, sau đó bắt đầu xây dựng các công trình tại đây để thực hiện mưu đồ bành trướng Biển Đông. Hồi tháng 1/2014, cũng chính China Daily Mail dẫn tin từ website Qianzhan.com cho biết Hải quân Trung Quốc đã lên kế hoạch chi tiết nhằm đánh chiếm đảo Thị Tứ của Việt Nam mà Philippines chiếm đóng trái phép từ năm 1971. Phan Thuấn - theo Trí Thức Trẻ 2 
Link nguồn : http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2014/02/trung-quoc-am-muu-xay-dung-can-cu-quan.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang