Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Cuộc chiến tranh lạnh kế tiếp: Những người có quyền quyết định

Truyện dịch - Sách dịch

Trung Nam Hải – biển ở Trung và Nam – là tên của một khu vực thơ mộng ngay giữa Bắc Kinh. Nó nằm ngay bên cạnh Cấm Thành. Thành phố mà thời gian sau này thì ai cũng được phép vào nếu như trả tiền mua vé, nhưng không được phép vào Trung Nam Hải. Trong khi trung tâm quyền lực ngày xưa của hoàng đế mở cửa thì trung tâm quyền lực của những người thống trị ngày nay lại được phong tỏa nghiêm ngặt. Người ta chỉ có thể mường tượng và phỏng đoán những gì đang diễn ra sau các bức tường đó.
Người ta biết chừng này: Trung tâm quyền lực có quyền quyết định là Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc – họp mỗi tuần một lần. Số thành viên của nó dao động. Lúc thì chín, lúc – như hiện nay – là bảy người. Một trong số họ là tổng bí thư của Đảng. Ông đồng thời cũng là chủ tịch nước và qua đó là người có nhiều quyền lực nhất của nước Cộng hòa Nhân dân.
Từ Đại hội Đảng lần thứ 18 trong tháng Mười Một 2012, như là người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào, con ngườiprimus inter pares [tiếng La tinh: người đầu tiên trong số những người ngang hàng nhau] này có tên là Tập Cận Bình, sinh năm 1953. Ông được phép đứng đầu tối đa là mười năm. Không được phép nhiều hơn, vì có giới hạn về tuổi tác. Qua quy định này, Trung Quốc khác với các hệ thống độc tài khác mà trong đó những người thống trị chỉ rời bỏ chức vụ qua cái chết.
Dưới Ban Thường vụ Bộ Chính trị đầy quyền lực còn có hai ủy ban mở rộng, có nhiều ảnh hưởng của Đảng: toàn thể Bộ Chính trị (25 thành viên) gặp nhau mỗi tháng một lần, và Trung ương Đảng (tròn 370 thành viên), thông thường chỉ họp mỗi năm một lần.
Song song với tổ chức đảng có các cơ quan nhà nước. Đứng đầu là hội đồng nhà nước với thủ tướng: người mới trong chức vụ này là Lý Khắc Cường, kế nhiệm Ôn Gia Bảo. Hội đồng nhà nước tương ứng với nội các [Đức] của chúng ta, tức là các thành viên chính phủ gặp nhau ở đó.
Có một sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan của Đảng và nhà nước. Ví dụ như người ta biết rõ rằng thủ tướng cũng ngồi trong Ban Thường vụ của Bộ Chính trị. Nhưng người ta cũng biết rõ rằng Đảng đứng trên chính phủ. Đảng Cộng sản Trung Quốc là cấp quyết định cuối cùng.
Mặc dù đảng này vẫn còn mang từ cộng sản nhỏ bé trong tên của nó nhưng tư tưởng hệ đã từ lâu không còn đóng một vai trò lớn lao nào nữa. Nó chỉ còn là một sự che đậy của ngữ nghĩa. Chủ nghĩa cộng sản? Chủ nghĩa xã hội? Chuyên chính vô sản? Chỉ còn những bài diễn văn cho ngày chủ nhật và cho đại hội đảng mới được tô điểm thêm với những khái niệm như vậy. Hiện thực Trung Quốc với mức chênh lệch xã hội tàn bạo và ngày càng tăng của nó đã rời xa khỏi những lý tưởng công bằng của chủ nghĩa xã hội từ lâu rồi. Và đối diện với tình trạng khiêm tốn của trên 100 triệu công nhân di trú và của các phần khác thuộc giai cấp công nhân thì cũng không còn cần thiết để nói về một nền chuyên chính của giới vô sản nữa.
Không, trong Trung Quốc không còn có người cộng sản thống trị nữa, mà là những nhà kỹ trị. Và những người này được đào tạo tốt. Nếu như trước đây có một quá khứ cách mạng là đủ để vươn tới quyền lực thì ngày nay người ta phải chứng minh có học đại học trong nước hay tốt hơn là ở nước ngoài. Nicholas D. Kristof, chuyên gia Trung Quốc của New York Times, nói: “Những người đứng đầu Đảng là những người chuyên quyền, nhưng họ là những nhà chuyên quyền có năng lực lạ thường.”
Nhiều người đã học tại các đại học danh tiếng trong nước, thường là về kỹ thuật hay khoa học tự nhiên và ngày càng nhiều về luật. Đối với những người tốt nghiệp đại học tốt nhất thì một con đường sự nghiệp trong bộ máy nhà nước (và qua đó cũng là ở trong Đảng) vẫn còn là một lựa chọn khác rất hấp dẫn. Tuy người ta không kiếm được nhiều tiền như trong kinh tế, nhưng người ta hưởng được rất nhiều đặc quyền.
Tất nhiên, ai muốn thăng tiến trong Đảng và trong bộ máy nhà nước thì phải đương đầu với một quá trình chọn lọc tàn bạo. Đóng một vai trò quan trọng trong đó là ban tổ chức của Đảng. Nhìn bề ngoài tầm thường – họ ngự trong một ngôi nhà không có bảng tên trước cửa cách Thiên An Môn một kilômét về phía Tây cạnh đại lộ Trường An – nhưng họ có ảnh hưởng thật lớn ở nội bộ. Bên cạnh ban tuyên truyền, họ là ban quan trọng nhất trong tổng cộng là năm ban của ĐCS Trung Quốc.
Người ta có thể gọi nó hoàn toàn không cường điệu là phòng nhân sự lớn nhất của thế giới. Ở trong đó, người ta quyết định ai sẽ thăng tiến lên ban giám đốc của các công ty nhà nước, ai là tổng biên tập trong các giới truyền thông nhà nước và ai nhận các vị trí quan trọng trong Đảng và nhà nước.
Người ta theo dõi liên tục các ứng cử viên. Năm nào cũng có performance review. Ngoài ra cũng được xoay vòng liên tục, để xem các ứng cử viên làm tròn những công việc khác nhau như thế nào.
Ví dụ như Trần Đức Minh. Cho tới mới đây là Bộ trưởng Bộ Thương mại. Lúc đầu, ông là thị trưởng Tô Châu, một thành phố công nghiệp phát đạt gần Thượng Hải. Ở đó, Trần qua được thử thách nên sau đó ông được điều về đứng đầu tỉnh than đá Thiểm Tây có nhiều tham nhũng, nơi ít nhất thì ông cũng đã không gây ra lỗi lầm nào có thể nhận thấy được. Sau đó, con đường đi tới trung tâm quyền lực – tới Bắc Kinh – không còn vật cản nữa. Ở đó, Trần lúc đầu chịu trách nhiệm về chính sách năng lượng trong Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia (National Development and Reform Commission – NDRC), trước khi ông trở thành bộ trưởng Bộ Thương mại.
Ngay sau đó, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Carlos Gutierrez đã gặp gỡ ông. Người này đã hết lời khen ngợi người đồng nhiệm Trung Quốc của mình – Richar McGregor viết trong quyển sách The Party của ông –, người tuy chỉ có thời gian học việc ngắn ngủi trong chức vụ mới nhưng đã thông thạo một cách xuất sắc. Gutierrez nói, con đường công danh của Trần đã khiến cho ông nhớ tới những sự nghiệp trong các công ty đa quốc gia, thử thách các high potential của họ bằng cách thay đổi công việc làm liên tục, để xem họ có thích hợp cho các chức vụ cao hơn không.
Thuộc vào trong sự thăng tiến không chỉ là việc xoay vòng mà còn là đào tạo liên tục. Hoặc là trong Trung Quốc tại Trường Đảng Trung ương hay tại China Executive Leadership Academy ở  Phố Đông và những trường tương tự như vậy ở Diên An, Tỉnh Sơn Cương và Đại Liên – hoặc cả ở nước ngoài. Trước đây, người ta sang Moscov hay một quốc gia Đông Âu cho chuyện đó, ngày nay thì ngược lại, sang nước ngoài Phương Tây. Việc này bắt đầu trước đây mười năm. Thời đó, Đảng đã ký một hiệp định với Harvard University.
Kể từ lúc đó, những người được chọn lọc, mang niềm hy vọng của Trung Quốc – trong số đó vào thời trước cũng là cựu bộ trưởng Bộ Thương mại Trần Đức Minh – được đi học những khóa tám tuần tại Harvard Kennedy School. Trên kế hoạch là ví dụ như về đề tài lãnh đạo, chiến lược và quản lý công cộng. Bên cạnh đó còn có những chuyến đi tham quan các cơ quan nhà nước Hoa Kỳ cũng như IWF và Ngân hàng Thế giới. Thời gian sau này, Trung Quốc cũng thực hiện những chương trình như vậy với các đại học danh tiếng ở Stanford, Oxford, Cambridge, University of Tokyo và những trường khác.
Lư Mại, sếp của China Development Research Foundation, tổ chức điều khiển các chương trình này, nói với tờ tạp chí Hoa Kỳ Slate: “Cho tới nay, chúng tôi đã gởi hơn 4000 người tới các trường đại học đó. Tôi không biết một đất nước nào khác đã làm một cái gì đó trong quy mô tương tự như vậy.” Và thật sự: việc đào tạo những người lớn tuổi này thành các nhà kỹ trị đứng đầu của Trung Quốc, trong quy mô này và với tính nhất quán mang tính hệ thống này, là có một không hai.
Một hệ thống tuyển người như vậy mang lại một giới tinh hoa lãnh đạo hoàn toàn khác. Đó không còn là Trung Quốc của các lãnh tụ có uy quyền lớn, của những nhân vật thống trị. Không có trong giới lãnh đạo mới của Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường. Trung Quốc không phải được một người có uy quyền lớn dẫn dắt, mà là một tập thể. Và trong tập thể này được thảo luận và tranh cãi. Không công khai như trong một nền dân chủ Phương Tây, nhưng trong các ủy ban.
Cựu quốc vụ khanh trong Bộ Ngoại giao, Werner Hoyer, nói tại những cuộc trao đổi ở Bergedorf: “Tôi nhìn đầy thích thú, rằng thảo luận và đa nguyên phát triển dưới sự bảo tồn một cái mái chung của ĐCSTQ. Tuy cuối cùng có một đường lối chung, nhưng trước đó đã diễn ra những cuộc tranh luận hết sức hấp dẫn.”
Trong lúc đó thì không phải là những người đàn ông đó chỉ quyết định trong những gian phòng nhỏ, yên tịnh của Trung Nam Hải, và không để cho cố vấn. Ngày càng có nhiều thinktanks ở Trung Quốc, những cái ngày càng có nhiều ảnh hưởng tới chính sách của chính phủ và Đảng. Được lắng nghe nhiều ví dụ như hiện nay là các nhà khoa học của Chinese Academy of Social Sciences (CASS).
Trong chính trị – cũng như trong kinh tế – một phương pháp Trial-and-Error thường được áp dụng. Đầu tiên, người ta thử nghiệm một ý tưởng trong một thành phố, trong một tỉnh. Nếu như nó vượt qua được thử thách thì sẽ được truyền đi khắp nước, nếu không thì sẽ được mang đi chôn. Giáo sư Sebastian Heilman ở thành phố Trier [Đức] vì vậy mà đã gọi Trung Quốc là một “hệ thống độc tài biết học hỏi”. Các kế hoạch năm năm cũng được thảo luận nhiều lần trên các bình diện khác nhau, được sửa đổi cho thích hợp và được thay đổi. “Đối với tôi, đó là một quá trình quyết định dân chủ thật sự”, Trương Duy Vị, giáo sự chính trị tại Đại học Phục Đán nói.
Mặc cho các cố gắng tham dự ngày càng nhiều này, người Trung Quốc còn lâu mới là những người dân chủ theo ý nghĩa của chúng ta, nhưng họ cũng không phải là những kẻ chuyên quyền đen tối như họ thường hay được mô tả ở Phương Tây. William Dobson viết về điều này trong quyển sách The Dictator’s Learning Curve của ông: “Họ không phải là những nhà độc tài kiểu cũ.” Họ kết hợp phong cách lãnh đạo độc tài của họ với các nguyên tố dân chủ. Họ vẫn còn tàn bạo, nhưng họ đã học cách thích ứng, khéo léo và khôn ngoan hơn là trước đây. Đúc kết của ông: “Các lãnh tụ này gây ấn tượng.”
Một ấn tượng mà các sếp kinh tế Mỹ cũng có. Conference Board hỏi 70 CEO Mỹ, nhìn toàn cầu thì họ cho là những nhân vật nào và thể chế nào là có năng lực nhiều nhất. Các câu trả lời: họ tự đặt họ – hoàn toàn không có gì đáng ngạc nhiên – ở vị trí đầu tiên, rồi tới các ngân hàng trung ương và ở vị trí thứ ba là giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc – trước xa các tổng thống Mỹ.
Điều gây ấn tượng trước hết cho những người mang quyền quyết định đó: sự hiệu quả của hệ thống.
(Còn tiếp)
Wolfgang Hirn
Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen” ["Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp - Trung Quốc chống Phương Tây"]

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Choáng và choang!


Mạng Việt Nam sẽ “lật đổ” Facebook trong 6 tháng?
0251 Mạng Việt Nam sẽ “lật đổ” Facebook trong 6 tháng?
Giao diện trang chủ bản thử nghiệm của Go.vn tại địa chỉ goonline.vn. (Ảnh: Vietnam+)
Ngày 19/5, Mạng Việt Nam Go.vn chính thức được ra mắt phiên bản thử nghiệm. Đây là thành quả của Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện (VTC) sau 75 ngày nỗ lực xây dựng, dưới sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Nguyễn Lâm Thanh, Trợ lý Tổng giám đốc VTC cho hay, Go.vn được kỳ vọng là mạng hàng đầu của Việt Nam về giáo dục, giải trí, giao tiếp trực tuyến.
“Lật đổ” Facebook…
– Cộng đồng cư dân mạng Việt Nam đã quen với các mạng xã hội như Facebook, Zing.vn, Yahoo… Xin ông cho biết, Go.vn khác gì so với các mạng xã hội này?
Ông Nguyễn Lâm Thanh: Mạng xã hội đã trở thành một trào lưu mạnh mẽ trên internet, tuy nhiên người dùng internet Việt Nam chỉ có thể sử dụng các mạng xã hội có nguồn gốc nước ngoài.
Go.vn là mạng đầu tiên tại Việt Nam và ASEAN hội tụ số trên 3 thiết bị đầu cuối là máy tính, tivi và điện thoại di động. Nó được xây dựng trên tinh thần đáp ứng tất cả nhu cầu của người sử dụng.
Thông thường, nhu cầu của người sử dụng như các mạng xã hội đang đáp ứng. Lấy ví dụ như giải trí thì họ tìm tới game, web ca nhạc, hoặc học tập trực tuyến, chăm sóc sức khỏe từ xa… Tuy nhiên, khi một người muốn thỏa mãn nhu cầu của mình, họ phải vào khá nhiều địa chỉ website. Ngoài ra, nhiều người phải tìm kiếm ở nhiều địa chỉ khác nhau để tìm ra thông tin mình tin tưởng nhất.
Ở đây, VTC mong muốn xây dựng được một địa chỉ tin cậy để đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ trên mạng của người dùng.
Hầu hết các mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay đều không theo xu hướng mà Go.vn phát triển. Họ tập trung giải quyết vấn đề người dùng chia sẻ thông tin, tìm kiếm bạn bè chứ không phải mạng cung cấp dịch vụ như Go.vn.
Về mặt nội dung và tâm lý người sử dụng, Go.vn được người Việt Nam xây dựng nên hiểu phong cách, văn hóa sử dụng của người Việt hơn các mạng nước ngoài. Do đó, VTC tin tưởng Go.vn sẽ phục vụ người dùng Việt Nam tốt hơn so với mạng xã hội có nguồn gốc nước ngoài.
– Có nhiều mạng xã hội ở Việt Nam phát triển, nhưng cũng không ít website trong tình trạng khó khăn. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
Ông Nguyễn Lâm Thanh: Có thể nói các mạng xã hội có sự khó khăn nhất định khi phát triển. Để tạo ra sự biến đổi từ lượng thành chất, số lượng người truy cập phải đạt tới con số rất đông và tri thức trên mạng xã hội phải kết tinh nhiều thì mới tạo gia giá trị cho người sử dụng và lợi ích cho doanh nghiệp.
Cho đến nay ở Việt Nam, đơn vị có khả năng làm mạng xã hội có quy mô phục vụ toàn bộ cư dân mạng là không nhiều. Đơn cử, về tài chính có thể có Tập đoàn Viettel, VNPT, nhưng về mặt kinh nghiệm hoạt động, kỹ năng mạng xã hội thì còn hạn chế.
Có thể nói VTC là đơn vị hội tụ nhiều nhất các năng lực có thể làm mạng quy mô lớn từ kinh nghiệm tới tài chính. Chúng tôi dự tính tổng giá trị đầu tư cho Go.vn trong vòng 5 năm khoảng 1.000 tỷ đồng.
– Thời điểm này, Facebook vẫn là mạng xã hội được nhiều người Việt Nam yêu thích, liệu đến bao giờ thì Go.vn có thể ngang bằng hoặc “lật đổ” sự “thống trị” này?
Ông Nguyễn Lâm Thanh: Ra mắt Go.vn, chúng tôi đặt mục tiêu đạt 5 triệu thành viên thường xuyên tham gia trong năm đầu tiên hoạt động (không kể số lượng thành viên đăng ký).
Hiện nay, số người dùng Facebook ở Việt Nam khoảng dưới 2 triệu người. Tôi nghĩ, nếu sau 6 tháng kể từ khi ra mắt, lượng người dùng của Go.vn không hơn được Facebook thì dự án này coi như thất bại.
…để khẳng định thương hiệu mạng thuần Việt
– Được biết, Go.vn là mạng thuần Việt, vậy cơ chế bảo mật của nó có được VTC quan tâm như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Lâm Thanh: Go.vn hoạt động trên nền tảng công nghệ hoàn toàn do VTC xây dựng. Đó là tập hợp trí tuệ của người Việt, xây dựng một sản phẩm mạng Việt Nam do người Việt làm chủ hoàn toàn về mặt công nghệ, nội dung.
Để xây dựng Go.vn, chúng tôi đã tận dụng kinh nghiệm và mođun sản phẩm được kết tinh của VTC trong vòng 5 năm qua.
Lấy ví dụ, trong suốt hơn 4 năm qua, VTC xây dựng và vận hành hệ thống thanh toán phục vụ gần 40 triệu người sử dụng, với hàng trăm triệu giao dịch trong một ngày nhưng chưa hề xuất hiện lỗi. Hệ thống này cũng sẽ được tích hợp trong Go.vn. Đây là minh chứng nói về sự bảo đảm an toàn an ninh, bảo mật cho người sử dụng.
Về mặt công nghệ, chúng ta không hề thua kém những mạng hàng đầu thế giới như Facebook, Yahoo…
– Go.vn có chức năng tìm kiếm, viết tin, bài. Vậy làm thế nào để mạng xã hội này lành mạnh, không chứa thông tin có hại?
Ông Nguyễn Lâm Thanh: Chúng tôi sẽ có cơ chế kỹ thuật, kiểm duyệt để bảo đảm việc ấy không diễn ra. Nhưng VTC cũng kỳ vọng bản thân cộng đồng sẽ tự loại bỏ những người nào đi ngược lại xu thế của xã hội.
– Xin ông cho biết đối tượng hướng tới của Go.vn?
Ông Nguyễn Lâm Thanh: Bước đầu, chúng tôi sẽ phục vụ những người có nhu cầu học tập. Những người này gồm học sinh, sinh viên và cả những người trưởng thành có nhu cầu học về kỹ năng sống, chuyên môn nghiệp vụ, tri thức, lịch sử văn hóa dân tộc… Chúng tôi cũng đang tập hợp để có thể xây dựng một kho tri thức chung của người Việt.
Ngoài ra, xu thế hội tụ giữa viễn thông, truyền hình và internet dần thành một, Do đó, Go.vn cũng được xây dựng trên chiến lược như vậy.
Cụ thể, trên Go.vn, có 2 dạng dữ liệu video. Thứ nhất là những video do bản thân VTC cung cấp, được cập nhật từ gần 20 kênh truyền hình của VTC hoặc những video bài giảng… Thứ hai là video do người sử dụng làm ra, có thể tải lên Go.vn một cách dễ dàng.
– Go.vn ra đời trong hoàn cảnh có nhiều sự cạnh tranh của các mạng xã hội khác, vậy VTC đặt bài toán doanh thu như thế nào?
Ông Nguyễn Lâm Thanh: Mạng Việt Nam do VTC xây dựng được làm trên nền tảng một hệ thống thanh toán. Đây là sự khác biệt mà chưa mạng xã hội nào ở Việt Nam xây dựng. Trước mắt, chúng tôi có gần 40 triệu tài khoản đăng ký, có chứa tiền và có thể thanh toán.
Trên nền tảng ấy, các dịch vụ của VTC hoặc của đối tác cung cấp dịch vụ trên Go.vn có thể thu phí. Về lâu dài, đó là nguồn thu chính chứ VTC không đặt nặng nguồn thu từ quảng cáo như các đơn vị khác.
Trong kế hoạch, Go.vn sẽ có từ 90-95% dịch vụ miễn phí cho cộng đồng. Song, nếu khách hàng muốn sử dụng dịch vụ cao cấp thì sẽ phải trả tiền. Ví dụ như dịch vụ đào tạo từ xa, đại học online, chăm sóc sức khỏe… mà tương lai Go.vn sẽ được tích hợp./.
– Xin cảm ơn ông!
Mạng Việt Nam Go.vn (www.goonline.vn)
Ra mắt Go.vn, VTC đặt mục tiêu chiếm 40-50% lưu lượng truy cập xã hội mạng vào năm 2015, có khả năng phục vụ đồng thời 4 triệu người sử dụng. Hiện, đội ngũ làm Go.vn có 316 chuyên gia, làm việc tại Hà Nội, Nghệ An và thành phố Hồ Chí Minh.
Go.vn tập trung vào giao tiếp, giải trí, giáo dục và tương tác với người đùng trên đồng thời cả internet, di động và truyền hình.
Cụ thể, nhóm giáo dục gồm các chuyên mục như: goEdu (ngôi trường số hiện đại), cung cấp bài giảng, phương pháp học tập cho học sinh và công cụ soạn bài điện tử cho giáo viên. Hiện, goEdu có gần 100.000 trang sách, 30.000 phút bài giảng và gần 100 giảng viên. Mục goViet (bách khoa toàn thư hiện đại) nơi người dùng chia sẻ dữ liệu về lịch sử, văn hóa, địa lý, kinh tế, xã hội và doanh nhân Việt Nam…
Nhóm giao tiếp cộng đồng, với các chuyên mục myGo; goBlogs; goMibile; chat bằng tin nhắn SMS…
Nhóm truyền thông, sự kiện, giải trí với hơn 2 triệu bài hát có bản quyền, 1 triệu video, 20 triệu hình ảnh, các loại game cộng đồng…
Nhóm kinh doanh, hỗ trợ mua bán, đấu giá hàng hóa, tìm kiếm việc làm…


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đánh quả nổ hay đánh cái xịt đơi??

TIN NỔ.

Tin nổ to và chói chang nhất chính là tuyên bố này: Mạng Việt Nam sẽ "lật đổ" Facebook trong 6 tháng. Đó là tuyên bố của ông Nguyễn Lâm Thanh trợ lý của Tổng giám đốc VTC với nhiều lập luận rất sáng sủa và tự tin. Nói thật mình rạo rực tự hào vì cú "lật đổ" này, nói thật mình thấy thương thương cu con Mark Zuckerberg chủ Facebook, nổi tiếng như rứa, hút hồn hút vía cả thế giới như thế, giàu có như thế mà khôn đọc thấy tuyên bố "lật đổ" ai bao giờ, nhỉ? Lại từng ngày, từng giờ thêm vào cho người dùng biết bao chức năng hay, nhỉ? Rứa mà bây giờ đang có nguy cơ bị "lật đổ" tại Việt Nam. Nhưng mà mình nói thế này, mình vẫn cứ chung thủy với cái thằng cu con bị "lật đổ" thôi. Rứa thôi. Chứ nói không phải mê tín chứ trạng mạng Việt nam Go.vn gì đó mới ra đời mà đòi 6 tháng "lật đổ" cu con Mark Zuckerberg thì e cũng nổ nhỉ?(http://congdong.cz/home/98259/mang-viet-nam-se-lat-do-facebook-trong-6-thang.htm)

Hóng hớt, hấp tấp, nghe một phía để rồi vu vạ ác khẩu cho dân Quảng Bình hoi của mà chính mình do cũng không mấy tin nên không bình, nay phóng viên Lao Động, Công an nhân dân lên tới nơi mới ẽo là thông tin bịa đặt. Nổ thế là bất nhân lắm đấy nhé.(http://laodong.com.vn/xa-hoi/quang-binh-co-dung-da-xay-ra-chuyen-hoi-cua-179291.bld/CANDOnline | Dựng chuyện người dân lao vào “hôi của” - Dung chuyen nguoi dan lao vao “hoi cua”

Tin nổ dễ thương nhất, dễ thương hơn nhiều việc có thai bằng mồm với Beckham của siêu mẫu Xuân Lan, là của ca sĩ Phương Thanh, gọi là o Chanh, khi o nổ trên fb của mình cát xe hát một đêm diễn vỏn vẹn chỉ có 8 tỉ bạc, nổ dễ thương thế nhưng cái tờ báo điện tử Soha.vn/Trí Thức Trẻ cũng hớt hơ hớt hãi túm lấy để mần bài kiếm tí tò mò bạn đọc thì đúng là vô duyên vô nợ, nhỉ? Lại còn chạy tít: Thực hư catxe 8 tỉ của ca sĩ Phương Thanh....Thực hư đéo gì khi trong fb của Chanh đã giải thích: Nổ là phải nổ như thế.(http://docbao.vn/tin-tuc/10-02-2014/Thuc-hu-cat-xe-8-tydem-rung-dong-cua-Phuong-Thanh/31/218328/). Bạn có thể đưa thông tin hút khách, không ai cấm, không ai chê, nhưng đừng để sau khi người ta đọc xong người ta không bỉu môi là được.

Hội hè, ngày Valentin, ngày quốc tế phụ nữ....là cơ hội để các tiệm hoa nổ giá, và cái họ thắng là khi một chàng trang đi cạnh bạn gái mình mua hoa thì thôi rồi lượm ơi, mấy bà bán hoa tha hồ nổ, biết nổ nhưng vì sĩ cậu trai cứ trả, oách xà lách, từ chuyện hoa sẽ ra nhiều chuyện khác của người Việt, bài báo này nếu vấn đề hay:http://www.dunghangviet.vn/hv/ban-doc-viet/2014/02/thieu-kien-thuc-va-si-dien-nguoi-viet-qua-de-dai-voi-gia-ca.html

Nổ choáng nhất là 1 tờ báo ở Mỹ đã đưa tin: "Cha đẻ" của game Flappy Bird tự tử. Khà khà.(http://edaily.vn/doi-song/bao-my-dua-tin-cha-de-cua-game-flappy-bird-tu-tu-d19040.html)

Nổ nghe có lý nhất là ông Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel:Khó khăn lớn nhất là Viettel đang rất thành công. Ha ha, câu rất hay, rất yết kiêu nhưng rất đúng. (http://vneconomy.vn/20140208091947871P0C16/viber-xuat-hien-gay-xon-xao-viettel.htm)

Nổ gì cũng không bằng bà con Quảng Bình trong chiến tranh, kể, một hôm bọ đang đi cày, máy bay tới, bọ vẫn cứ để vậy xem sao, quả rocket từ máy bay Mỹ bắn trúng vào lỗ mũi, thấy ngứa, hắt xì cái bom ra, cày tiếp.
---------------
Không cần nổ, lặng lẽ và chu toàn, nhìn cảnh con cá chép mẹ chăm đàn con là đủ ấm lòng, rứa thôi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin đột quỵ

Nguyễn Quang Vinh

Cuối cùng thì trò chơi Flappy Bird của Hà Đông đã đột quị. Vì sao? Người ta đã phân tích có, đoán mò có, đưa nhiều dẫn luận, nhưng có vẻ như Hà Đông cho đột quị trò chơi của mình lại chính là sức ép của dư luận, chết vì chính sự đố kị...fb Bùi Việt Hà ( Xem tại đây) cảm thán:


Thế là con chim Flappy Bird đã die mặc dù nó đang tạo ra 1 dòng tiền 50.000$ chảy từ túi bọn "tư bản giãy chết" vào Việt Nam, trong khi trong nước người dân và các doanh nghiệp đang vật lộn kiếm từng đồng để sống qua ngày. Thật là buồn cho Việt Nam chúng ta. Truyền thông và mỗi người Việt hãy nhìn lại mình và hãy rút ra bài học lớn này. Đáng lẽ ra cả nước, nhất là truyền thông và chính quyền phải cùng xúm vào động viên và bảo vệ cho con chim nhỏ Flappy Bird đó đứng vững và vượt qua giông bão nếu có. Tôi cũng cảm thấy mình có lỗi khi lên tiếng bảo vệ bạn này quá muộn và chậm. Tôi hiểu sức ép ghê gớm của công luận lên bạn trẻ Hà Đông, làm cho bạn này không có cách nào khác là phải gỡ bỏ vì cách đây hơn 1 tháng tôi cũng đã từng là nạn nhân của một cuộc đánh hội đồng kinh khủng của công luận, báo chí và ngay cả 1 số bạn bè FB cũng xông vào tôi bôi nhọ, dựng đứng và bịa chuyện. Mọi người hãy chấm dứt chuyện chém gió cho sướng miệng, hãy dừng việc thóa mạ cá nhân.

Báo Vietnamnet có đăng một bài viết rất hay, cho rằng: Những hiện tượng gần đây xảy ra trong hành xử nhỏ nhặt nhất của tương tác xã hội (nạn hôi của, lừa đảo, chụp giựt, côn đồ, vô cảm...) cho thấy Việt Nam còn mất ít nhất vài ba thế hệ nữa mới sản sinh một đa số văn minh và có đạo đức dân sự . Khủng khiếp nhất của một đất nước là có một bộ phận không nhỏ đột quị về tính người, về nhân cách, về đạo đức sống, và để cứu nó, phải mất vài thế hệ, phải xắn tay lên các bạn, ngay bây giờ, ngay lúc này, tự trong mỗi chúng ta trước....(Xem tại đây!)

Và sẽ không thể đột quỵ về đạo đức, văn hóa người Việt nếu tự mỗi người có lòng tự trọng, và niềm tự hào người Việt như anh này, đã rất kêu hãnh và văn hóa để đấu tranh bảo vệ người Việt của mình: (Xem tại đây!)

Một bài học đau đớn cho chính báo nhà nước trong việc cắt cúp ảnh, đã làm cho bức ảnh lịch sử hết sức cảm động về lãnh tụ Hồ Chí Minh bị xuyên tạc, hãy đọc phân tích rất có lý và rất có văn hóa của bạn Gocomay's blog, chỉ vì bức ảnh Bác Hồ tát nước bị cắt cúp, làm kẻ hở cho nhiều kẻ thiếu thiện chí bình loạn mà nếu ai không có thông tin, rất dễ đột quỵ cảm xúc khi xem ảnh trên báo nhà nước. (Xem tại đây!)

Bất ngờ và dễ làm đột quỵ niềm hứng khởi, cảm động là sau 4 tháng trời, hình ảnh rất đẹp, rất đáng trân trọng của một thanh niên tên là Trần Hữu Hiệp, người nhường áo phao rồi tử vong trong vụ chìm tàu ở biển Cần Giờ (TP HCM) mới được công nhận là liệt sĩ. Chúng ta đang thèm khát những hình ảnh sống đẹp, cử chỉ đẹp, nhưng khi có nó xuất hiện, vẫn là trò lộ trình xét duyệt, báo cáo loằng nhoằng vô cảm mà không thể ngay và luôn tri ân, ghi công, để khi sự việc nguội đi mới ký, mới làm? (Xem tại đây!)

Tin cuối mang tính đột quị cá nhân là nếu trưa nay, dù lạnh, mà không cương quyết và mạnh mẽ xử lý rửa hết soong nồi bát đũa thì dứt khoát là bốc bằng tay, khà khà....
---------
Những câu viết kiểu này, hoặc tệ hơn, hoặc vô văn hóa hơn ngày càng xuất hiện nhan nhãn, kể cả những nơi thâm nghiêm, mới hiểu sự đột quị kinh khủng về đạo đức lối sống, mà đa phần rơi vào thanh niên trẻ.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

đọc sử để thấm lẽ đời vua hiền - tôi sáng


Đinh Văn Hạnh

Người xưa nói: “Quốc chính thiên tâm thuận. Quan liêm dân tự an”. Việc nước mà chính trực, công minh thì muôn người theo. Quan chức mà liêm khiết thì tự khắc dân yên.

Kể từ khi Ngô quyền giành độc lập tự chủ sau một nghìn năm Bắc thuộc, xưng vương năm 939 cho đến năm 1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ ở Việt Nam, có tất cả 82 đời vua. Dù tồn tại dài ngắn khác nhau, mỗi triều đại đều có những công lao nổi bật và để lại những bài học kinh nghiệm lịch sử cho con cháu xây dựng đất nước này bền vững muôn đời.

Nhà Ngô tồn tại 28 năm (939-967), sau đó loạn 12 sứ quân trong hai năm, nhà Đinh được 13 năm (968-980), nhà Tiền Lê 29 năm (980-1009), nhà Lý 215 năm (1010-1225), nhà Trần 175 năm (1225-1400), nhà Hồ 7 năm (1400-1407), nhà Hậu Trần khôi phục lại vương triều, kéo dài thêm 7 năm (1407-1413) rồi bị nhà Minh đô hộ 14 năm, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, giành độc lập, sáng lập triều Hậu Lê trong 99 năm (1428-1527), nhà Mạc được 66 năm (1527-1595), sau đó nhà Lê giành lại ngôi báu trong 255 năm, triều Tây Sơn được 14 năm (1788-1802) và cuối cùng là nhà Nguyễn, 143 năm (1802-1945).
Tính trung bình mỗi vị vua ở ngôi hơn 12 năm, nhưng thực tế, do nhiều hoàn cảnh cụ thể khác nhau, có những vị vua chỉ ở ngôi vài ba năm, có vị chỉ 6 tháng, thậm chí có vua chỉ ở ngôi có ba ngày. Triều vua lâu nhất, và cũng là một trong những vị vua anh minh của dân tộc là Lý Nhân Tông, ở ngôi 56 năm.

Trong hơn một nghìn năm ấy, có biết bao vị vua hiền, một lòng vì dân vì nước, lập nên nhiều chiến công trên các lĩnh vực, để lại cho hậu thế một giang sơn gấm vóc và cả niềm tự hào, trở thành tấm gương sáng cho muôn đời con cháu noi theo. Nhưng lịch sử còn cho chúng ta biết, có không ít vị vua bạc nhược, ăn chơi sa đọa, hoang dâm vô độ, ưa xu nịnh, dung túng quan tham, không trọng dụng người ngay thẳng, hiền tài, khiến trăm họ oán giận, triều đại suy vong, đất nước loạn lạc…

Lịch sử hết sức công minh, không gì có thể che đậy, xuyên tạc được. Lịch sử đã ghi nhận công đức các vị vua hiền tài, anh minh và lên án những vị vua bất tài, hại dân hại nước. Không nói được lúc này thì lúc khác lịch sử cũng sẽ phán xét, không nói rõ được nơi này thì ở đâu đó người dân, những chứng nhân của lịch sử vẫn sẽ lưu truyền muôn thuở...

Như một chân lý ở đời, mỗi khi có vua hiền thì tôi sáng, mỗi khi có vua anh minh thì hiền tài được sử dụng, nguyên khí của quốc gia bừng lên, và mỗi khi vua nghe theo lời xu nịnh, ham ăn chơi sa đọa, bỏ bê triều chính thì gian thần lộng quyền, hiền tài không những không được sử dụng mà còn bị bức hại. Đến như Nguyễn Trãi, vị khai quốc công thần bậc nhất của triều Lê sơ, tâm hồn sáng tựa sao Khuê mà còn chịu án oan tru di tam tộc mới biết cái tai hại tột cùng do kẻ xu nịnh, kèn cựa, đố kỵ gây ra.

Trình Quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm, tài cao học rộng như bậc thánh, những lời tiên tri của ông là di sản độc đáo còn truyền đến hôm nay, vậy mà khi dâng sớ chém 18 lộng thần, tham quan ô lại, đục khoét nhân dân, nhà vua vẫn không nghe. Cũng như Chu Văn An trước đó dưới thời Trần (dâng “Thất trảm sớ”), Nguyễn Bỉnh Khiêm đành treo ấn từ quan, từ chối mọi bổng lộc chốn quan trường về quê mở trường dạy học, dạy đạo làm người, dạy đức để đời. Những người như Nguyễn Bỉnh Khiêm khó tồn tại trong chốn quan trường của nhà Mạc, nhưng ông lại là người sống lâu hơn triều đại này.

Mặc dù treo ấn từ quan, nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn trăn trở với sự hưng vong của đất nước. Chính Nguyễn Hoàng trong lúc sa cơ đã tìm đến ông, nghe theo lời khuyên của bậc hiền tài, vào nam mở mang bờ cõi, xây dựng giang sơn rộng lớn, giàu có như hôm nay. Đây có lẽ là bài học độc đáo trong lịch sử nước nhà. Nhưng nhớ đến bài học này khiến người ta chua xót giật mình, hậu thế có phải thời nào cũng tôn vinh công trạng Nguyễn Hoàng giống nhau?  

Hơn một trăm năm mươi năm trước, khi đất nước chìm đắm trong ách ngoại xâm của thực dân Pháp, biết bao hiền tài đã dâng sớ những mong nhà vua quan tâm cải cách đất nước. Không cải cách thì đất nước sẽ mãi mãi không vươn lên được mà nói theo ngôn ngữ của chúng ta hôm nay là tụt hậu. Không làm sạch bộ máy quan lại sâu mọt thì chẳng những nhân dân bị nhũng nhiễu mọi bề mà đất nước cũng đâu còn sức mạnh và khó có thể thoát khỏi nguy cơ bị lệ thuộc? Ở vào cái thời trọng đức như phong kiến nhưng không thấy bản điều trần nào nói phải lấy đạo đức răn dạy kẻ tham nhũng. Đạo đức, bài học đó chưa và sẽ không bao giờ triệt tiêu được lòng tham của con người.

Đọc Nguyễn Trường Tộ, nhà cải cách thời ấy mà giật mình khi nghe ông nhắc nhở nhà vua: “… Lương Tri huyện mỗi ngày không quá ba, bốn mạch như vậy nuôi một người còn không đủ, huống chi nuôi một gia đình nhà quan. Đã biết rõ sự thiếu hụt mà đem lời nói suông, khuyên người ta thanh liêm, như thế là ngầm để cho người ta tham nhũng”.

Chuyện rõ như vậy mà những biện pháp khắc phục tình trạng tham nhũng do Nguyễn Trường Tộ đưa ra không được vua thực hiện. Nhân dân vừa rên xiết dưới ách đô hộ của người Pháp, vừa bị tham quan của nhà Nguyễn bóc lột đến cùng tận. Trăm họ oán thán, lòng dân bất an, đất nước suy vong, không thoát khỏi vòng nô lệ. Đây chẳng phải là bài học đắt giá đó sao?

Đọc sử ngẫm về quy luật hưng vong, thịnh suy, chân lý vua hiền thì tôi sáng trong mỗi triều đại phong kiến Việt Nam đưa đến cho chúng ta nhiều gợi nghĩ, nhiều bài học.

Chẳng lẽ bài học của lịch sử chỉ có ý nghĩa với những ai trăn trở với thời cuộc?./. 



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Nét văn hóa của người dân vùng biên giới Việt – Lào.

Du xuân đến chợ biên giới Việt - Lào
(iHay) - Chúng tôi có dịp ghé phiên chợ Biên tại huyện Nọong Héc, tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) và khám phá được nhiều nét văn hóa đặc sắc của người dân vùng biên giới.
Nụ cười của cô gái Mông tại phiên chợ Biên.
Màu sắc của người Mông, người Thái
Men theo quốc lộ 7, chúng tôi đi tới cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, cách thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) khoảng 20km về phía tây. Con đường dẫn tới cửa khẩu luồn qua nhiều ngọn núi, giữa rừng cây xanh bạt ngàn.

< Rất nhiều kiểu quần áo của người Mông được bày bán tại chợ Biên. Những bộ trang phục màu sắc được thêu rất công phu.

Từ những chiếc áo của người già…

Chợ Biên là tên gọi tắt của từ chợ biên giới Việt – Lào, ở vùng miền núi huyện Nọong Héc, tỉnh Xiêng Khoảng. Đi qua cửa khẩu Nậm Cắn chưa đầy 2km, chúng tôi bắt gặp từng đoàn xe đi từ Việt Nam nối đuôi nhau và đậu hai bên đường. Tiếng mời mua hàng của cả người Việt và người Lào cuốn hút chúng tôi phải dừng chân.

… đến những chiếc vòng cổ của các thiếu nữ.

Vui mừng khi chọn được cho mình một chiếc mũ.

Chợ Biên buôn bán nhiều mặt hàng từ ẩm thực, trang phục đến động vật nuôi. Một chiến sỹ biên phòng cho chúng tôi biết, các tiểu thương ở chợ yếu là người dân của cả hai huyện biên giới, tức huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) và Nọong Héc (Xiêng Khoảng) với đông đảo người dân tộc Mông, Thái, Khơ mú…

Những món vải của người Thái được đem bán tại chợ Biên.

Những chiếc vòng cổ bằng bạc được bày bán ngay ở ven đường.

Gà đen, lợn đen quay là món ăn đặc sản của người dân vùng biên giới Việt – Lào.

Đa dạng ẩm thực vùng biên

Ẩm thực ở chợ Biên cũng khá đa dạng với những món ăn đặc trưng của người dân biên giới như rau cải hoa, sâu măng, gà đen, lợn đen… Những nguyên liệu để nấu món nậm nhọoc, Pìa (tương tự món thắng cố) cũng thu hút nhiều thực khách dừng chân khám phá.

Những vỉ gà nướng, lợn nướng do người dân Lào chế biến thu hút nhiều thực khách.

Món bánh nếp bọc lá chuối của người Mông.

Những người đặt chân đến phiên chợ Biên đều không lo bị đói bởi những quán ăn nhanh bên đường như xôi, thịt nướng, bánh nếp… luôn sẵn sàng phục vụ.

Sâu măng, món ăn không giành cho người “yếu tim”.

Tỏi Lào, hành Lào, những gia vị mà người phụ nữ 
miền núi nơi đây không thể bỏ qua khi đi chợ Biên.

Đến chợ Biên, ai cũng cố gắng mua ít nhiều đồ ăn như một gói xôi, một con gà nướng hay một túi dưa cải muối mang về nhà. Có lẽ, ai cũng bị mê hoặc bởi những món ăn đều mang hương vị của núi rừng cho nên không thể không thưởng thức.

Nếu ai đã ghé miền Tây xứ Nghệ thì hãy ghé phiên chợ Biên một lần để được khám phá những nét văn hóa của người dân vùng biên giới Việt – Lào.




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Liên Hiệp Quốc đưa ra 227 khuyến nghị về nhân quyền cho Việt Nam


Tại Genève hôm qua, 07/02/2014, Nhóm làm việc về Kiểm điểm định kỳ phổ quát UPR chu kỳ 2 tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam ( mà báo chí chính thức ở Việt Nam mô tả là thông qua « với sự nhất trí cao » ). Nhưng Nhóm làm việc gồm đại diện ba nước Costa Rica, Kazakhstan và Kenya cũng đồng thời đưa ra tổng cộng 227 khuyến nghị để Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền.
Trong phiên kiểm điểm UPR tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 05/02 vừa qua, đã có tổng cộng 107 quốc gia tham gia phát biểu, chất vấn phái đoàn Việt Nam ( do thứ trưởng Hà Kim Ngọc dẫn đầu).

Nhóm làm việc đã tổng hợp những khuyến nghị từ những nước tham gia đối thoại với Việt Nam trong khuôn khổ UPR ngày 05/02, đặc biệt là các biện pháp để bảo đảm việc thực hiện các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do lập hội, bảo đảm tự do ngôn luận cả trên Internet, bảo đảm cho các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ NGO hoạt động tự do, chấm dứt việc truy tố những người biểu tình ôn hòa, trả tự do cho các tù nhân bị giam vì lý do chính trị và tôn giáo.

Những khuyến nghị của Nhóm làm việc cũng bao gồm đề nghị Việt Nam sửa đổi những điều luật về an ninh quốc gia vẫn được sử dụng để đàn áp các quyền phổ quát và bảo đảm cho Luật Hình sự và Luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam theo đúng những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.

Các nước cũng khuyến nghị Việt Nam tạm ngưng thi hành án tử hình và giảm bớt các tội danh có thể lãnh án tử hình, nỗ lực chống phân biệt đối xử với phụ nữ và bảo đảm bình đẳng giới, nỗ lực chống nạn mãi dâm trẻ em.

Trong số các khuyến nghị của Nhóm làm việc, có đề nghị Việt Nam mời thêm các Thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và tăng cường hợp tác với các cơ chế nhân quyền quốc t ế, đồng thời nghiên cứu việc thành lập một định chế nhân quyền quốc gia ở Việt Nam. Họ cũng khuyến nghị Việt Nam phê chuẩn nhiều công ước quốc tế về nhân quyền, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc chống tra tấn mà Hà Nội vừa ký kết.

Theo Thông tấn xã Việt Nam, Báo cáo quốc gia của Việt Nam còn sẽ được trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc xem xét thông qua tại phiên họp toàn thể của Hội đồng sau phiên kiểm điêm UPR khoảng 5 tháng. Từ đây đến đó, Việt Nam phải phúc đáp những khuyến nghị nói trên.

Trong phiên kiểm điểm UPR lần đầu vào năm 2009, chỉ có 60 nước tham gia phát biểu và các nước này đưa ra 123 khuyến nghị, trong đó chỉ có 96 khuyến nghị được Việt Nam chấp nhận thi hành.

Chưa biết là Việt Nam sẽ chấp nhận thi hành những khuyến nghị nào và sẽ thi hành những khuyến nghị đó ra sao, nhưng trong phiên kiểm điểm UPR vừa qua, Việt Nam, với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền, đã bị chỉ trích nặng nề do tình trạng nhân quyền bị các tổ chức quốc tế đánh giá là đang xấu đi, đặc biệt thể hiện qua việc sách nhiễu, bắt bớ và kết án tù nhiều nhà báo, blogger, công dân mạng chỉ vì họ hành xử quyền tự do ngôn luận.

Trong bản thông cáo đưa ra hôm qua, tổ chức Phóng viên không biên giới, trụ sở tại Paris, đã kêu gọi các nước thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc phải có phản ứng về những vi phạm liên tục quyền tự do thông tin và những hành động trấn áp những người làm thông tin độc lập ở Việt Nam.

Phóng viên không biên giới đề nghị các nước thành viên của Hội đồng Nhân quyền nhắc nhở Hà Nội về những cam kết của Việt Nam khi ứng cử vào Hội đồng này, đặc biệt kêu gọi các nước này có hành động khẩn cấp can thiệp cho luật sư Lê Quốc Quân, hiện đang tuyệt thực đến ngày thứ 8 trong tù để phản đối điều kiện giam giữ.

Thanh Phương


Phần nhận xét hiển thị trên trang