Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Non sông cẩm tú và con người dễ thương:

Kỳ thú Tú Lệ: Ruộng lúa và Tắm tiên
Tú Lệ là một thung lũng nằm giữa ba ngọn núi cao là: Khau Phạ, Khau Thán, Khau Song, đây cũng là nơi cư trú của hơn một ngàn hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái. “Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò”, câu ca ấy đã vượt ra khỏi ranh giới vùng đất đất Yên Bái để đến với người dân các vùng miền trong cả nước và gợi lên sự háo hức trong tâm hồn những kẻ lữ hành.
Từ thị xã Văn Chấn, trung tâm của cánh đồng Mường Lò, theo Quốc lộ 32 lên Mù Cang Chải, trước lúc vượt sừng trời (đèo Khau Phạ), Tú Lệ đột ngột hiện ra với mùi lúa nếp chín thơm ngào ngạt. Xã Tú Lệ nằm trọn trong lòng thung lũng khá rộng, với 172 ha ruộng nước.

Gần 20 năm trở về trước, xã Tú Lệ được mệnh danh là vương quốc của cây thuốc phiện. Thuốc phiện được trồng khắp cánh đồng Tú Lệ, nhà nào cũng trồng thuốc phiện. Vào những mùa Anh túc nở, thung lũng Tú Lệ mang một vẻ đẹp huyền bí. (Bài có nhiều ảnh khổ lớn, bạn nhấn hình để xem)

Tú Lệ như một cô gái miền sơn cước vô cùng xinh đẹp:


Nhưng vẻ đẹp của loài hoa Anh túc càng rực rỡ bao nhiêu thì cuộc sống người dân Tú Lệ càng khốn khó bấy nhiêu. Thuốc phiện không những chẳng đem lại cơm ăn áo mặc, chẳng làm cho bà con người Thái ở Tú Lệ đổi đời mà nó còn kéo theo đói nghèo và cùng cực, bởi số người nghiện thuốc phiện cứ theo đó mà tăng lên.

Đường đi Tú Lệ:


Sau này từ chủ trương xóa bỏ cây thuốc phiện, cán bộ từ huyện đến xã mà đứng đầu là các già làng, trưởng bản đã tích cực vận động nhân dân nhổ bỏ cây thuốc phiện.


Thế rồi, những cánh đồng thuốc phiện dần dần được chuyển sang trồng lúa, trồng ngô, trồng đậu tương. Từ khi quốc lộ 32 được nâng cấp, xã vùng cao này đã có nhiều đổi thay, trung tâm xã trở thành một thị tứ sôi động, là điểm đến của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.


Đó cũng là điều kiện để các mặt hàng nông sản được khách thập phương biết đến, dọc quốc lộ nhiều khách sạn mọc lên, gà đồi, nếp thơm là món ăn ưa thích của nhiều du khách. Bây giờ thì cây Anh túc chỉ còn lại trong ký ức xưa của người già trong xã.


Dân đi bụi, dân phượt ở miền Bắc một thú vui khá kỳ lạ “Đi thăm lúa”. Khắp ở trên mọi nẻo đường của Tây Bắc, Đông Bắc, bất cứ nơi nào có núi, có ruộng bậc thang, có mùa gieo hạt, có tháng lúa xanh, tuần lúa chín, hay ngày cơm mới, là có những bước chân háo hức lên đường…

Ruông bậc thang ở Tú Lệ:


Cái thú vị đầu tiên đó là vùng đất này không quá xa xôi cách trở, ôtô và xe máy đều có thể đến và đi một cách dễ dàng. Những thung lũng, cánh đồng, biển lúa hầu hết đều nằm hai bên đường của quốc lộ 32 từ Nghĩa Lộ đi Mù Căng Chải. Tú Lệ thích hợp cho một chuyến đi từ 2 - 2,5 ngày cuối tuần, rất dễ thu xếp vào bất kỳ một quãng thời gian nào quanh năm.

Khoảnh ruộng còn làm đồng, khoảnh khác xanh mơn mởn:


Cái thú vị tiếp theo đó là cảnh sắc mỗi mùa một nét gợi cảm riêng biệt, thú vị và không bao giờ gây nhàm chán. Mùa làm đất thì long lanh sắc nước, bờ be đất nâu một màu trù phú. Mùa gieo mạ, lúa xanh như tấm thảm, xanh từng mảnh rời rạc tạo thành những điểm nhấn ấn tượng.

Phía khác lại là lúa nếp chín vàng:



Cạnh ruộng lúa chín: dòng suối khoáng quanh co chảy ngang thng lũng thật nên thơ.

Mùa lúa xanh, xanh ngát đến tận trời. Mùa lúa chín lại vàng ươm rạt rào như sóng biển. Mùa gặt náo nức rộn ràng, mùi cơm mới theo gió bảng lảng trên chái nhà. Nhìn ngày mùa mới tươi tắn cũng thấy cuộc sống căng tràn nhựa sống và mang màu sắc của bình yên.

Đẹp nhất là những cánh đồng lúa mê mải được ôm trọn bởi ba dãy núi ven một dòng suối mênh mang tinh khiết uốn lượn chảy ngang.


Đỉnh dốc Hai Bà Cháu là một trong những địa điểm lý tưởng nhất để ngắm nhìn toàn cảnh thị trấn Tú Lệ. Những chái nhà lợp gỗ pơmu nằm san sát, biển lúa dập dờn như cánh sóng, suối Tú Lệ như một dải lụa mềm của một vị thần tiên lỡ tay đánh rơi khi bay ngang qua vùng trời này.

Tắm tiên ở bể suối khoáng.

Cái thú vị khác nữa là những món đặc sản không thể bỏ qua cùng phong tục tắm suối khoáng độc đáo của người dân vùng cao mà phần sau bài viết sẽ đề cập tới.

 Em bé ở vùng cao.

Quãng đường tuyệt đẹp trên quốc lộ 32, xuyên qua những thị tứ xinh xắn của đất Yên Bái. Từ Nghĩa Lộ đến Văn Chấn bắt đầu những con đường đèo dốc quanh co.

Dòng suối khoáng chảy réo rắc quanh năm:


Văn Chấn rồi Tú Lệ, những thửa ruộng tuyệt đẹp trải dài suốt hai bên con đường. Kia là đỉnh đèo Khau Phạ với mênh mang những lúa và lúa, bản làng êm ả dưới rặng cây, những con đường đất đỏ vạch ngoằn ngoèo trên núi, bát ngát và khoáng đạt vô cùng.

Tú Lệ thật thanh bình...


Rồi từ chợ trung tâm, có một lối rẽ chạy thẳng xuống ngầm bắc trên dòng Tú Lệ. Đột nhiên, bạn thấy mình đang đứng sững giữa cánh đồng bao la thẳng cánh chim bay.


Các thửa ruộng ở Tú Lệ phần lớn gieo trồng một vụ. Một bộ phận nhân dân trong thời gian gần đây lại chuyển sang gieo trồng hai vụ, tuy nhiên không quá nhiều. Chính điều đó làm bức tranh Tú Lệ trở nên đa sắc đủ vần điệu.


Cùng trên một mảnh đất lành, nhưng có thửa ruộng đã gặt, thửa đang xanh và thửa mới chỉ được gieo trồng cấy mạ. Điều này sẽ làm bạn cảm thấy ngạc nhiên và cực kỳ thú vị, giống như một ngày có cả bốn mùa, một vụ lúa có đủ công đoạn từ làm đất, gieo trồng, lớn lên, chín hạt đến gặt hái và thơm mùi gạo mới. Tất cả chỉ gói gọn trong một ngày!


Tại Tú Lệ, những thửa ruộng của bản làng người Thái đã thơm hương ngào ngạt. Nếu vào đúng mùa gặt, bạn sẽ thấy những cô gái Thái, Mông, Dao đeo gùi hối hả từ chợ về nhà hay vội vã cày ải, nhặt cỏ, gặt lúa trên thửa ruộng nhà mình và bạn cũng sẽ được ăn những bát cơm gạo mới.

Những cô gái Tú Lệ:


Còn nếu đến sớm hơn một chút, hãy thưởng thức thử món cốm thơm được làm từ gạo nếp Tú Lệ trứ danh. Mùa táo mèo cũng thường trùng với mùa lúa chín. Những trái táo chua chua chát chát ngâm rượu ngon tuyệt.

Giũ bỏ mệt nhọc bằng việc tắm suối nước nóng sau một ngày trên trên rẫy:


Cuối chiều, khi những cô gái chàng trai người dân tộc Thái trở về nhà sau một ngày làm đồng rộn rã là lúc dòng suối nước nóng giữa những cánh đồng đông người nhất. Người Thái tắm dưới suối, thật tự nhiên trong thiên nhiên tươi đẹp.


Tắm ở đầu nguồn là một trong những phong tục độc đáo của phụ nữ Thái và nếu có lần nào đó lên vùng Tây Bắc, nơi có nhiều người Thái sinh sống, ta sẽ dễ dàng gặp những phụ nữ tắm suối - tại Nghĩa Lộ, Tú Lệ cũng vậy.


Người dân ở Tú Lệ đến nay vẫn giữ một nét sinh hoạt truyền thống hồn nhiên và độc đáo là tắm suối và tắm nước khoáng.

Bé cũng tắm khoáng:


Nơi đây đã được thiên nhiên hào phóng ban tặng nhiều nguồn nước khoáng nóng, nên khi ở dưới xuôi mới chỉ làm quen với dịch vụ tắm nước khoáng nóng với giá không rẻ thì người Thái ở Nghĩa Lộ đã tắm nước khoáng nóng miễn phí từ hàng trăm năm nay.

Người ta kỳ cọ cho nhau:



Bể tắm được xây cạnh suối.

Ở nhiều nơi trong xã: nước khoáng nóng từ lòng đất chảy ra các con suối và được chị em tranh thủ khi trời mùa thu đã lạnh.

Có những điểm chính quyền địa phương xây một số bể đón nguồn nước nóng để người dân tắm cho ấm.

Bạn cũng có thể hòa mình vào dòng nước ấm đấy:


Ở Tú Lệ có hai bể tắm nước khoáng nóng ngay cạnh dòng suối mát và bên bờ là ruộng nương chín vàng. Một bể tắm rất nóng và một bể tắm âm ấm: tắm nóng nhiều hay ít là tùy ý mỗi người.

Không thích tắm trong bể thì cũng có thể tắm ngay ngoài suối.

Mỗi khi chiều xuống, sau một ngày lao động vất vả thì những cô gái Thái lại kéo nhau xuống dòng suối Tú Lệ, tự nhiên trút bỏ xiêm y và trở thành những nàng tiên giữa trời đất.


Người thì ngâm mình dưới dòng nước, cô khác ngồi kỳ cọ hay giặt giũ trên hững viên đá cuội khổng lồ nằm tràn trên hai bờ. Nước trong văn vắt, reo vui như tiếng cười của con trẻ.

Du khách đến đây cũng chả từ chối "món khoáng nóng" tuyệt vời này.

Có người tắm nước khoáng một cách thời thượng, cũng có người mặc váy thay đồ theo phương pháp truyền thống. Thậm chí có cô cô giũ bỏ xiêm y bên trên triền đá để ngâm trọn vẹn thân ngà ngọc trong dòng nước ấm cũng không vấn đề gì vì đó cũng là chuyện đã có hàng trăm năm qua.


Nước khoáng nóng là phương thuốc giữ gìn sức khỏe kỳ diệu của người dân Tú Lệ.

Nước khoáng hơi rít tóc, nhưng vẫn có thể gội đầu và rất tốt cho sức khỏe, người ta nói thế và có lẽ đúng vì người dân Tú Lệ hiếm có bệnh vặt như dân thành thị.


Kỳ cọ bằng những viên đá cuội tròn, có sẳn trong ồ nước khoáng nóng.

Trong các bể nước khoáng hay ngay trên các dòng suối khoáng nóng có những viên đá cuội tròn, các chị các cô đang kỳ lưng cho nhau. Áo váy họ để ngay trên thành bể hay các hòn đá; có cô ngồi “lộ thiên” giặt giũ bên bể.

Vào mùa lạnh cuối năm: các suối và giếng khoáng bốc hơi nghi ngút, thoảng mùi H2S và lưu huỳnh với nhiệt độ trung bình khoảng 45°C, rất tốt cho sức khỏe.

Có thể tắm cả vào ban đêm vì nước nóng đến 45° mà.

Lữ khách tới đây cũng có thể cùng tắm, các chàng trai cũng được phép tắm chung, được hòa mình vui đùa giữa thiên nhiên, nghỉ ngơi hay thư giãn trong làn nước nóng thoang thoảng mùi hăng hăng của lưu huỳnh giữa thiên nhiên cùng tiết trời hanh hanh lạnh.

Khách và chủ hòa đồng: cùng tắm khoáng trong dòng nước quí trời cho.

Bạn cũng có thể vọc nước, trò chuyện với các chị, các cô gái xinh xắn má đỏ hây hây nhưng tuyệt đối phải giữ khoảng cách và không được có những hành vi xấu, nếu không sẽ bị trai bản và chính quyền địa phương trừng phạt.


Xứ người có chuyện tắm hồ giữa băng giá thì xứ ta cũng có chốn tắm khoáng giữa tiết lập đông giữa bao cô gái xinh đẹp, tỉnh táo cả người - cái rét, cái mệt lặng lờ trôi theo dòng nước cả!


Tú Lệ còn nổi tiếng một đặc sản mà không nơi nào sánh được: Nếp thơm Tú Lê là của trời cho mà không ở vùng cao nào có được, vì vậy hàng năm xe ô tô từ khắp mọi miền đất nước lên Yên Bái rồi vào Văn Chấn ngược lên Tú Lệ mua gạo nếp về gói bánh chưng, thổi xôi thờ cúng tổ tiên và đãi khách trong ba ngày Tết.


Còn với những du khách đã từng đến Tú Lệ được thưởng thức các món ăn được chế biến từ gạo nếp Tú như: Cốm, cháo cốm vịt, xôi nếp ngũ sắc, cơm lam... nhấp thêm chén rượu nếp trong tiếng “Khắp mời lẩu” (hát mời rượu) của các thiếu nữ trong vùng hay điệu xoè nồng hậu mới thấm hơn cái hồn của xứ Thái và ý nghĩa sâu xa của câu ca:

“Mường Lò gạo trắng nước trong 
Ai đi đến đó lòng không muốn về".


Có lẽ chưa một nhiếp ảnh gia nào dù là chuyên nghiệp hay nghiệp dư khi qua nơi này đều không khỏi hồi hộp và rung động khi đứng trước một cô gái khỏe khoắn và duyên dáng như Tú Lệ. Cánh đồng bản Pha, bản Thái, Cao Phạ không biết đã bao lần được ghi hình vào trong máy ảnh, dù là mùa xanh, mùa trắng, mùa nắng hay mùa vàng…

Những cô gái ở Tú Lệ:


Tú Lệ có thể ví như một cô gái miền sơn cước vô cùng xinh đẹp. Đẹp ngay từ dốc ba tầng nơi bắt đầu địa giới của vùng, cao ngất trời mây bên vách đá chênh vênh, núi rừng hoang dại và đầy vẻ kiêu kỳ bí ẩn. Đẹp từ những mảnh ruộng nằm lẻ loi trên sườn núi đá, những ngôi nhà nhỏ bằng gỗ cheo leo thoáng ẩn thoáng hiện giữa đỉnh trời.

Ru con.

Khi những cành hoa ban trên sườn núi Khau Phạ xốn xang trang điểm cho mùa xuân màu trắng tinh khôi, cũng là lúc con suối Mường Lùng bắt đầu chắt chiu những dòng nước ngọt lành thấm vào cánh đồng Mường Lò.

Đồng lúa chín vàng.

Sự ngọt ngào của dòng suối không chỉ làm nên vị thơm của chè, nấm hương, lúa nếp mà còn làm nên sự ngọt ngào của tình đất, tình người.


Mùa xuân, núi rừng Tây Bắc như đoán được ánh mắt đầy háo hức của những viễn khách đang ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thiếu nữ Thái da trắng hồng mịn màng, mái tóc đen suôn mềm mại đang ngồi giã cốm, đồ xôi ngũ sắc, thổi cơm lam trong nếp nhà sàn. Con người, sản vật, phông tục của mảnh đất Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đó sẽ là một nơi đến khóa phai nhòa.

Tú Lệ đã đi vào câu ca, đi vào huyền thoại với gạo trắng nước trong, với giống lúa Nếp thơm ngon và những người con gái Tú Lệ cũng đẹp nức tiếng như hạt nếp trắng trẻo, tròn trịa ở đây vậy.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

THĂM THẲM ĐƯỜNG VỀ ( Chương 14 )

  
13.
 
 

K
hông hề thấy có chủ ý, có ý thức gì, khi người ta kiểm tra người để sau đó tống gã vào phòng giam, gã đã kịp bỏ chiếc nhẫn vào miệng. Gã không nuốt vào bụng như một số kẻ trong trường hợp như gã từng làm, cái lưỡi khôn ngoan đẩy nó xuống dưới sát hàm răng khi gã há miệng cho người ta kiểm tra. Người cán bộ cũng không tìm thấy gì. Anh ta chăm chú ngó hai lỗ tai gã, đưa tay sờ cái đầu rối bù của gã vì tóc chưa kịp cắt, cũng không tìm thấy thứ gì. Rồi vạt áo, quần cũng được cũng được lần rất kĩ nếu như có tiền hay đồ trang sức người ta sẽ ghi vào biên bản. bị can chỉ được trả lại sau khi có quyết định trả tự do và ra khỏi nơi đây. Việc ấy đã trở thành một quy định bắt buộc ở một nơi như thế này. Đã từng có trường hợp kẻ lưu manh chuyên nghiệp cất giấu vàng tiền, ma tuý trước khi tống giam. Nơi giấu, cách giấu muôn hình muôn vẻ. Có đứa tiền cuộn tròn như điếu thuốc nhét vào hậu môn. Có kẻ vo bẹp cái nhẫn nuốt vào bụng. Cách này khó bị phát hiện nhưng cực kỳ nguy hiểm. Gã đã từng được chứng kiến ở những lần bị bắt trước đây. Kẻ liều lĩnh ôm bụng lăn lộn kêu đau, mặt tái dại mồ hôi đầm đìa vì bị thắt ruột, ngay sau đó người ta phải đưa hắn đi bệnh viện để mổ lấy vật lạ trong bụng ra. y đã kịp thời biến cái rủi thành cái may. Chưa khô vết mổ y đã tìm cách trốn ra ngoài mặc dù trại vẫn có người được phân công theo dõi y ở bệnh viện. Chỉ cần anh ta sơ hở trong lúc đi vào toa lét, hay một việc sinh hoạt cá nhân đột xuất nào đó, y đã có thể thoát ra ngoài. Có thể thân nhân hay đồng bọn của y chờ sẵn ở đâu đó đưa y trốn đi. y không thể đi một mình vì còn quá yếu sau khi mổ .
Hoặc giả như chiếc nhẫn không bị tắc trong ruột, hai ngày sau nó sẽ được đường tiêu hoá tống ra ngoài, lúc đó chủ nhân của nó sẽ dùng nó như bùa hộ mệnh. Có thể đút lót người giữ chìa khoá buồng giam. Nếu có cơ hội trốn được ra thì đó là phương tiện sống những ngày đầu của cuộc đào thoát. Hoặc ít ra cũng để phòng thân nếu không may bị đói hoặc mắc bệnh trong nhà giam. Trong nhà tù thời nào cũng vậy, luôn có một kiểu chợ đen có thể đổi chác, mua bán bất cứ thứ gì chỉ trừ súng đạn, từng có kẻ sau khi ra tù có được vốn liếng không ngờ tới được, nhờ vào thứ chợ ngấm ngầm, ghê sợ này, mà khi vào chỉ có hai bàn tay trắng .
Quả thật ở một khía cạnh nào đó nhà tù là một xã hội, một thế giới thu nhỏ lại nó cũng có những tầng bậc, số phận, tính cách muôn mầu, muôn vẻ. Cho dù người ta không ai muốn một lần, một ngày bước chân vào. Dù gì cũng “nhất nhật tại tù”.
Có những chuyện gã nghĩ rằng kể ra cũng không ai tin, tỷ như có kẻ dấu được cả một đoạn cưa thép hoặc chiếc đồng hồ Oren to như đít bát vào hậu môn và vẫn qua mắt người kiểm tra lục soát! Con người trước những thử thách, tình huống ngặt nghèo thường phát lộ những khả năng khó tin.
Năm người dẫn từ bãi vàng được tách giam riêng chờ lấy cung chỉ trừ  Thịnh và cô gái đi cùng, chiếu cố là nữ được được ở chung một buồng. Nhưng vì số phòng giam của huyện có hạn nên ba người còn lại tuy vẫn được tách riêng nhưng lại ở chung với các can phạm khác. Gã không nghĩ lại gặp anh chàng bị bắt lại bởi lệnh truy nã. Từ hôm chuyển từ uỷ ban xã xuống đây gần hai tháng rồi mà y vẫn chưa bị di lý về xuôi. Có lẽ người ta còn tạm giữ lại để điều tra thêm thời gian y trú ngụ, lấy vợ và sinh con ở Xuân Đô y có gây thêm tội lỗi gì không ? hiện y đang bị cùm một bên chân. cái móng cùm được y quấn một lượt rẻ cho đỡ lạnh.
Phòng này được thiết kế để giam những can phạm đặc biệt. Nhưng vì không còn chỗ, nên gã được đưa vào đây, không biết rồi gã còn phải ở lại chỗ này bao lâu? Buồng giam chật hẹp, nền xi măng chỉ bằng chiếc chiếu một, vừa hai người nằm. Bên dưới là một khoảng thấp hơn chạy dài theo bệ xi măng là lối đi. Phía giáp sát cửa ra vào là chỗ đặt cái bô đi đại, tiểu tiện. Trần nhà đổ bê tông dày. Một lỗ thông hơi nhỏ bằng nửa quyển vở hắt ánh sáng từ bên ngoài vào, khi sập cửa lại, gã thấy tức ngực  như thể không khí bị nén lại. Trong phòng ánh sáng mờ mờ như trời sáng trăng suông lúc mây nhiều, tuy vậy gã vẫn nhận ra can phạm hôm gã lên xã do người vợ cũ đâm đơn kiện về chuyện đứa con. Kẻ kia thì không biết gã. Người ở trụ sở hôm ấy rất đông, với lại khi đó y còn lòng dạ nào để ý đến người xung quanh ?
Khi tiếng chân người trực ban đi xa, y hỏi gã:
- Làm sao mà vào đây?
- Đánh nhau!
- Ở đâu?
- Trên bãi.
    Y khịt mũi
-  Đúng là thừa sức khoẻ. Vào có bị tẩm quất trận nào chưa?
-  Không!
- Vậy chuẩn bị đi, kiếm cái gì đựng ít nước đái để xoa bóp là vừa. Thứ thuốc ấy không phải mua mà công hiệu lắm đấy!
Gã nghĩ bụng: Thằng này nghĩ mình vào đây lần đầu muốn hù doạ, uy hiếp tinh thần hay tìm sự thông cảm đây? nhưng gã không nói gì. Chẳng có gì hay để nói với y rằng gã không lạ gì những chốn như thế này! Gã kín đáo lôi chiếc nhẫn trong miệng ra, bỏ vào túi áo. Để làm gì lúc này Gà chưa nghĩ đến. Có lẽ bản năng sống, bằng cách vô thức gã đã hành động như vậy gã vừa mừng vừa lo. Mừng là còn giữ lại được chiếc nhẫn. Trong người gã có bao nhiêu tiền người ta đã giữ cả. Còn lo là lo nếu không may hành vi này bị phát hiện, hậu quả không lường hết được. Người ngay trở thành kẻ gian, vô tội thành ra có tội .
Kinh nghiệm cho gã biết vụ việc vừa xẩy ra không đơn giản, nếu chỉ xẩy ra xô xát đôi bên, gây thương tích thì cách giải quyết cũng nan giải. Quá trình điều tra sẽ không kéo dài, nếu phải ra toà án phạt cũng không nặng. Chỉ là người liên quan, gã cũng không phải lo nghĩ nhiều.
Đằng này lại lòi ra vụ tiền giả của người bạn đi cùng với Thịnh. Không biết rồi sự vụ sẽ đi tới đâu? Kết thúc như thế nào? Liệu Thịnh có dính dáng gì vào việc này không? Một chút tình cảm vừa vụt loé lên với người con gái này, bỗng chốc vụt tắt. Bao nhiêu những giả định, những câu hỏi quay cuồng trong đầu. Gã thấy nghẹn thở. May mà vào mùa này trời không nóng nực. Không may, vào mùa hè chỗ này không chịu đựng nổi. Gã đã từng ở một nơi như thế này hàng tháng trời, gã không lạ. Nhưng khi ấy sức thanh niên cường tráng còn chịu đựng được, còn bây giờ tuy gã chưa già, nhưng cũng không còn trẻ. Sức lực cũng mòn mỏi đi đã nhiều.
Người bị giam cùng mở bọc đưa cho gã mẩu bánh mì. Y nói là cách đây mấy ngày vợ y lên thăm gửi vào cho. Gã không ăn. Không phải gã chê miếng bánh cứng như mẩu gỗ, mà chỉ là gã không có cảm giác đói. Tuy vậy gã cũng không muốn y phật ý. Những cử chỉ như thế này của gã là rất hiếm hoi. Không như người ta nghĩ, đã vào đến đây người cùng cảnh ngộ đùm bọc yêu thương lẫn nhau. Mà thường là áp chế, chấn lột, xéo lên nhau để sống. Không khác gì lồng gà nhét cứng đám gà đói khát vào với nhau. Con nào mạnh thì sống. Phần đông đến nơi này là tầng lớp hạ lưu, cặn bã của xã hội. Những kẻ văn hoá lùn, nhân tính nhỏ bé, lương tâm rời rã và không biết danh dự, nhân phẩm là gì. Gã nhiều năm như con cá bị thả vào giọ cua, nên gã thấm thía cử chỉ vừa rồi. Hôm ở sân uỷ ban xã gã chỉ nhìn thoáng qua, vì sau đó người ta dẫn y đi ngay. Lúc bấy giờ tâm trạng của gã không tốt, gã không chú ý đến xung quanh nhiều lắm. Gã chỉ phân vân tại sao trông mặt mũi y hiền lành, có phần nhút nhát thế kia lại có gan giết người? Bây giờ vào tới đây gã mới nhìn rõ mặt. Ngoài bàn tay trái có sáu ngón ra y không có gì đặc biệt. Đôi lông mày dài nhỏ như lông mày con gái, mũi dọc dừa, cặp môi mọng, khiến y có phần nữ tính nhiều hơn là đấng nam nhi. Cả giọng nói âm lượng vừa phải, rất trong khiến người nghe có cảm tình. Người như y lại là kẻ sát nhân kể cũng lạ? Ngay cả cái tên cũng không giống ai: Khúc Khắc Điều! Một cái tên nếu phải gọi nhiều cả họ lẫn tên rất dễ mỏi mồm! Có khi chỉ là cái tên giả vớ vẩn nào đó. Cũng có thể là tên thật. Nếu là giả, y đã không chọn cái tên dễ gây ấn tượng ấy làm gì.
Khắc Điều kể là từ hôm bị bắt lại, đưa xuống đây tuần nào vợ y cũng xuống thăm. Quà bánh không có gì nhiều, nắm cơm to mình y ăn hai bữa mới hết, vài cái bánh chưng hoặc bánh mỳ. Thuốc lào, thuốc lá vì hắn biệt giam nên không được nhận. Mấy ngày đầu hắn thèm thuốc không sao ngủ được. Đến nỗi đói, bụng sôi òng ọc, người ta mang cơm vào, y cũng không muốn ăn. Nhưng bây giờ thì y quen rồi, không thấy nhạt miệng nữa, người như khoẻ hơn. Y chỉ nhớ con, một trai một giái mà y gọi là hai cục bột. Vợ y cũng nhớ, nhưng không bằng thương nhớ con. Cô ta còn trẻ một ngày nào đó rất có thể cô ta sẽ lấy một người nào đó. Mà việc đó xảy ra, y cũng không trách cô ta. Giết người đền mạng, nếu không bị tội chết, án phạt của y cũng không thể ngắn hạn được. Mười lăm, hai mươi năm rồi y vẵn trở về. Nhưng hai đứa con của y sẽ sống ra sao những ngày ấy?
Gã hỏi y: Sao nghĩ như vậy mà còn phạm tội? Y cười thảm hại: Nếu biết trước được kết cục thì nhiều việc đã không xảy ra. Nhà tù sẽ bị thừa vì giảm đi rất nhiều tội phạm. Đó là sự kém hiểu biết của cá nhân y, và cũng là sự mù quáng của số phận. Ban đầu gã đã định không đả động gì đến thân phận của Khắc Điều. Câu chuyện của kẻ sát nhân phần nhiều là những chuyện hãi hùng, nhiều khi man rợ. Thường thì hung thủ có bộ dạng hung ác, nét mặt u tối, đầy sát khí. Không giống như kẻ ở cùng với gã lúc này. Khi Khắc Điều hỏi gã liệu người ta có xử tử hình y hay không? Gã mới hỏi tình tiết vụ án.
Khắc Điều kể cho Gã nghe về ngôi nhà, vườn nhiều cây xanh trong một ngõ nhỏ ở ngoại ô Việt Trì. Con đường sắt chạy băng qua khu dân cư hồi chiến tranh từng bị bom đánh tơi bời. Phía bên kia đường sắt có khu nghĩa địa. Người ta đã định di chuyển ra ngoài thành phố, xa hơn chút nũa. Nhưng không kịp. Những quả tên lửa, rồi bom hạng nặng trượt mục tiêu rơi xuống khu nghĩa địa. Có những ngôi mộ vừa mới chôn được vài tuần bị bom hất tung lên. Những tấm ván quan tài, quần áo vải liệm của người chết vương lên mái nhà của khu dân cư. Còn thấy cả những cánh tay, bàn chân chưa kịp phân huỷ dưới mộ. Nếu thực có chuyện động long mạch thì đây là lần động long mạch chưa từng xảy ra. Nhưng y không cho là vì thế mà mình vướng vào tội lỗi. Cho đến bây giờ y cũng chưa hiểu hết mọi chuyện bắt nguồn từ đâu? Khắc Điều là con một gia đình khá giả, có ông bố cực kỳ nghiêm khắc. Ông là cán bộ của ngành Tư pháp đang công tác ở Toà án tỉnh. Tuy làm việc ở cơ quan nhưng ông vẫn sinh hoạt cùng với gia đình. Điều đã có thời là một học sinh giỏi, được đi dự đại hội cháu ngoan Bác Hồ năm học cấp một. Ai cũng nghĩ y vào học một trường đại học ở Hà Nội . Nếu không mê đàn hát, có lẽ cuộc đời y đã theo hướng khác, bàn tay sáu ngón của Điều như có ma lực mỗi khi cầm cây đàn Ghi Ta.
Sau vụ Toán sồm bị bắt, những sinh viên ưa nhạc vàng đều có danh sách theo dõi. Đều bị đuổi học vì nhiều lần bị thanh niên cờ đỏ cắt ống quần loe và tóc để dài.
Tuổi trẻ nhiều khi phản ứng với hoàn cảnh không đúng cách. Thay vì sửa mình cho êm chuyện, lại cố tình như bị trêu ngươi. Cho đến lần y cùng một số người bạn chống trả tốp thanh niên cờ đỏ thì bị đuổi học.
Điều không dám về nhà vì sợ gặp người cha tính nóng như lửa. Y lang thang cùng đám bạn theo các chuyến tàu xuôi ngược, kiếm sống bằng cách móc túi, giật đồ của hành khách trên tàu. Cho đến bây giờ y vẫn không hiểu là tại sao có lúc tàu đang chạy băng băng như thế mà y liều thân nhảy xuống vẫn không bị sao? Mà hai bên đường đầy gốc cây, đá tảng, cọc nhọn mà y không bị vỡ đầu, lòi ruột?
Lần cuối là chuyến tàu đi Yên Bái - Lào Cai. Y đã bóc được chiếc đồng hồ đeo ở tay của một anh bộ đội. Người này vẫn chưa hay biết gì vì vẫn đang gật gà ngủ. Y không ngờ người đúng gần đấy đã theo dõi y từ đầu đến cuối. Anh ta nắm chặt cổ tay Điều khiến y đau nhói, buông rơi chiếc đồng hồ. Người mất của tỉnh giấc nhặt lại chiếc đồng hồ bỏ vào túi, muốn cho qua chuyện, sợ phiền phức dọc đường. Nhưng người nắm tay Điền vẫn cứ  ghì chặt lôi y đến chỗ nhân viên bảo vệ. Công nhận là tay anh ta rất khoẻ, cứng như đúc bằng thép. Y đã giẫy dụa hết sức mà không thoát ra được không kịp nghĩ gì lúc đó y vòng tay ra sau lưng rút con giao nhọn. Sự việc xẩy ra quá nhanh khiến y cũng không nhớ được tỉ mỉ nó như thế nào, chỉ nghe tiếng kêu “ ối ” thất thanh của người đàn ông cao lớn mặc quân phục, anh ta ngã vật xuống sàn tàu. Ngay đêm đó Đều bị giam vào đồn của công an đường sắt. Y trốn được ra ngoài vào đêm thứ hai nhờ cặp bản lề han rỉ của phòng giam. Y lên Xuân Quang từ hồi đó. Thay tên đổi họ mong mỏi cuộc sống đời bình lặng nơi rừng thẳm, núi cao y không ngờ lưới trời tuy thưa mà rộng.
Câu chuyện của y không mới, gã đã từng nghe nhiều chuyện ly kỳ, rùng rợn nhưng nó gợi cho gã nhớ lại câu chuyện của mình. Gã cũng đã từng bị nghi vấn vào tội giết người, đã từng vượt rào trốn trại. Cuộc chạy chốn của gã có tính toán tinh vi, tình tiết ly kỳ hơn rất nhiều, nhưng rồi cũng bị bắt lại. Hình như con người ta dù sao mặc lòng, khó mà chạy trốn được số phận, không biết kiếp trước mình ăn ở thế nào, mà kiếp này lại lắm đa đoan?
Đêm đó gã thao thức không sao ngủ được. Khắc Điều  có hỏi gã một câu gì đấy, gã vờ như ngủ say, không trả lời.
Bên ngoài trên một bọng cây khô nào đó có tiếng con tắc kè rú lên một hồi. Tiếng con chim lợn bay đêm  rờn rợn. Trong phòng giam tối đen không nhìn thấy gì chỉ một khoảng sang sáng mờ mờ ở lỗ thông hơi, mãi gần sát trần nhà. Gã ngạc nhiên thấy Khắc Điều co hai đầu gối sát lưng mình. Nếu một bên chân của y còn mắc trong cùm y sẽ không nằm ở tư thế ấy được. Y làm thế nào để rút được chân ra? Gã thấy hoảng nếu đêm nay y tìm cách thoát ra ngoài, chuyện gì sẽ xẩy ra? Không thể nói mình không liên quan trong khi ở cùng với y một phòng!
Nhưng chuyện ấy đã không xẩy ra. Sáng hôm sau gã hết sức ngạc nhiên móng cùm vẫn bình thường như cũ. Khắc Điều lại móc nó vào cổ chân quấn lại lớp rẻ, y bảo:
- Ông cứ coi như không nhìn thấy gì nhé. Gã quay mặt, vờ như không nghe thấy

ó
ó   ó

Trong số bị bắt từ bãi vàng đưa về người ta chỉ giữ lại ba người, còn tất cả đều được tại ngoại chờ ngày mở phiên toà.
Người thứ nhất bị giữ lại là Liễu cô bạn đi cùng với Thịnh. Cô này người chắc lắm, mắt sắc đối nghịch hẳn với tên gọi. Ngoài hành vi tạt a xít vào mặt nạn nhân cô còn liên quan tới số tiền giả gần năm trăm đô la mang trong người.
Tên Sướng bưởng bè vàng người Thái Nguyên đã được chuyển về bệnh viện Bỏng Trung ương. Vết thương của hắn khá nặng. Nó không phải bỏng thông thường, mà do hoá chất gây ra. Bệnh viện tỉnh chưa có thiết bị và bác sĩ điều trị loại vết thương này. Hoàn cảnh của Liễu rất éo le. Vợ chồng cô vừa li hôn. Anh chồng đã theo một cô diễn viên đoàn xiếc lưu động vào Miền nam. Để lại đứa con gái ba tuổi hiện đang gửi ở nhà bà ngoại. Nếu không do tính chất phức tạp và có phần nghiêm trọng có thể cô còn được xét cho tại ngoại trước cả mấy người kia. Người thứ hai là Thành Cò. Hắn đã gây thương tích khá nặng cho một tên đồng bọn của Sướng. Đầu cây côn của hắn đã làm giập con ngươi một bên mắt tên này. Đến bệnh viện người ta đã không giữ được bên mắt cho y, đành phải khoét bỏ.
Lý do nữa hắn không phải là người địa phương, mà ở dưới xuôi lên. Chưa ai biết gốc gác hắn ở đâu ? Cơ quan công an hiện đang phát công văn về quê gã và đang chờ công văn trả lời. Còn một lý do nữa để người ta tạm giữ hắn. Đó là vụ cháy cửa hàng bách hoá do lão Sinh béo phụ trách. Hắn có tên trong danh sách những kẻ bị tình nghi mà lão Sinh báo cáo lên.
Người cuối cùng còn lại là gã. Không ai nói cho gã biết gã bị giữ lại vì tội gì. Cán bộ điều tra chỉ bảo hắn suy nghĩ kỹ để thành thực khai báo, khi cần người ta sẽ hỏi. Từ hôm đến đây đã được hơn nửa tháng. Sau buổi lấy lời khai hôm mới vào không thấy ai hỏi gì nữa, người ta làm như quên không có gã đang ở đây. Chính điều ấy làm gã lo ngại, thường thì sau thời gian chờ đợi yên lặng giả tạo thế này, sẽ gặp chuyện không hay. Sáu năm trước gã đã gặp tình trạng này khi bị đưa từ Lạng Sơn về quê, về trại tạm giam của tỉnh gã rồi sau đó đi biền biệt nhiều năm. Gã đã phải mặc quần áo phạm nhân có chữ cải tạo to tướng sau lưng mà chưa bước chân ra đến cửa toà án. Lần đến toà duy nhất trong đời hắn là vụ xử ly hôn của toà dân sự. Đó là nghịch lý gã từng phải chấp nhận, liệu nó còn xẩy ra lần này nữa hay không? Thành ra người ta không động tới, gã càng lo ngại. Thà rằng người ta cứ gọi gã lên nói cho gã biết gã phạm tội gì, còn hơn là cứ im lặng như thế này.
Chỉ đến lúc Thịnh quay trở lại thăm gã, mới biết ai ở, ai về. Gã mừng cho cô, lại thấy tủi cho mình. Cô bảo:
- Rồi cũng đến lúc anh được về thôi. Cây ngay không sợ chết đứng. Từ ngày anh về sống thế nào, xung quanh người ta biết cả, anh không phải lo, chỉ ân hận là vì em mà anh vạ vào thân. Nếu như em biết trước thế này em đã không đến rủ anh lên bãi. Gã cười chua chát:
- Người ta chết vì những cái “giá mà” “nếu như ” ấy đấy Thịnh ạ! Nhưng không sao. Em không phải lo cho anh. Anh sẽ tìm được lối ra trong đám bùng nhùng này, chỉ phiền em tranh thủ lên nhà nói để mẹ anh yên tâm. Bà cụ khổ, anh về chưa giúp được gì, đã lại để mẹ phải lo nghĩ. Mà mẹ khổ vì anh đâu phải ít.., Đằng đẵng mấy năm trời.
Thịnh là người cứng cỏi, lúc này cô cũng ứa nước mắt:
- Được rồi. Em sẽ lên ngay nếu cụ có khó khăn gì em sẽ liệu cách. Anh cứ yên tâm chờ ngày giải quyết thế nào. Đừng có bồng bột làm điều gì…
Gã hiểu ý cô định nói gì, vội gạt đi ngay:
- Anh đâu còn trẻ con, em đừng lo.
Thịnh chỉ người công an đưa cô vào vẫn đứng cạnh đấy:
- May anh Mạnh gần nhà nói giúp em mới được vào gặp anh, theo đúng nguyên tắc là không được gặp đâu.
Người công an ngồi gần cái bàn cách chỗ gã một quãng. Anh ta nét mặt nghiêm nghị nhưng đôi mắt phảng phất buồn. Anh ngồi ngó qua cửa sổ phòng thường trực ra dãy núi phía bên kia sông, không có vẻ gì để ý nghe câu chuyện của hai người. Gã đưa mắt nhìn người công an, rồi rất nhanh ấn vào tay cô gái chiếc nhẫn. Thịnh chưa hiểu ý định nói lại câu gì đó, gã vội đưa một ngón tay lên mệng ra dấu im lặng. Gã nói nhỏ để cho Thịnh nghe:
- Cầm hộ anh cái này, anh giữ ở đây không tiện.
            Thịnh hiểu ý nhưng vẫn không biết đó là vật gì cô vấn tay áo rất nhanh để cái vật nhỏ gói mảnh bao thuốc, vấn thêm tay áo một lượt Thịnh hỏi:
- Anh có cần mua thêm gì không, lần sau xuống em mang?
Gã bảo:
- Không cần mua thêm gì nữa. Anh nhận chỗ bánh, còn đường sữa này Thịnh mang về, mẹ ở nhà không được khoẻ. Anh có ốm đau gì đâu mà cần thứ này?
Cô nói:
- Lát nữa về, em sẽ mua cho mẹ. Nếu anh không nhận thì em đem về cho con cái Liễu. Nó nhờ em trông con bé khi nó còn ở đây. Nhà bà ngoại nó cũng nghèo. Thằng em cậu nó lại quá quắt, không gửi con bé ở đấy được.
- Nhưng việc này cũng phải hỏi ý kiến mẹ với anh Nhân đã. Đột ngột đưa con bé về sợ cụ không bằng lòng.
- Mẹ thì em đã nói qua rồi. Cụ không nói gì, còn ông Nhân ở đấy về, ông ấy có về nhà đâu, lại quay lên bãi vàng luôn. Ông ấy còn bảo em thu xếp xong quay lên chỗ ông ấy. Nhưng em thề không bao giờ bước chân đến những nơi ấy nữa. Đúng là một lần dại, vái đến già.
Hai người đang dở câu chuyện thì Mạnh nhắc:
- Hết giờ rồi, cô Thịnh thông cảm về đi. Sếp về lúc này rất khó cho tôi. May mà hôm nay ông ấy đi họp.
            Gã quay trở vào. Thịnh nhìn theo cái dáng cao cao, cái đầu hơi cúi. Một vẻ nhẫn nại đau đáu buồn.

ó
ó   ó

Thành Cò đi cung về ngồi rũ ra ở góc tường, cái mặt thư sinh của y nhợt nhạt như vừa ốm dậy. Cho đến lúc này gã mới thấy lạ là tại sao một bà mẹ có dáng cô hồn lại sinh ra một thằng con có nét mặt dễ coi? Giọng nói của nó cũng ngọt ngào dễ cảm. Nếu không có tính tai quái thì đây là một mẫu đàn ông trọn vẹn.
Sau khi cho một số về tại ngoại, người ta dồn gã và Thành Cò vào ở chung với hai người nữa. Một người dáng phu đào huyệt: Đầu tròn, cổ ngắn, béo lùn, mắt trắng, môi thâm xì. Người này suốt ngày lầm lì nhưng đêm nằm cứ ri rỉ khóc. Vợ chồng xô xát với nhau vì chuyện con cái, ông ta lỡ tay xô vợ ngã đập đầu vào cối đá, vợ chết ngay không kịp ngáp.
Người kia tướng mạo như thầy phù thuỷ. Trên đầu ông ta luôn chít cái khăn cũ mầu đỏ, nước da nhờn nhợt, môi mỏng, đôi mắt tinh ranh hay nhìn ngang. Miệng như lẩm nhẩm câu gì không nghe rõ. Một tay cờ bạc có cỡ ở huyện này. Anh ta vào đây nhiều lần, nên quen gần hết công an huyện.
Trừ những lúc đi cung, còn thời gian anh ta ngủ như đang ở nhà, không tỏ ra vẻ buồn rầu hay lo lắng gì cả.
Bốn người ở chung một phòng không đến nỗi chật lắm. Đến bữa một phạm nhân cải tạo ở gần hết án được giữ lại làm tự giác bưng đến hai cái xoong nhôm. Một chiếc đựng mỗi người một nắm cơm, hoặc mẩu bánh mỳ. Canh rau để chung vào cái xoong còn lại.
Ngày đầu bốn người còn nói chuyện với nhau đôi ba câu. Sang ngày thứ hai trừ Thành Cò luôn miệng, gã và hai người kia ngậm tăm, không nói câu gì. Chỉ khi Thành Cò hỏi về một điều gì đấy gã mới trả lời cậu ậm ừ cho qua chuyện.
Nhưng từ hai hôm nay thái độ của Thành khác hẳn. Nét mặt y xám ngắt ngồi dựa lưng vào tường, duỗi thẳng hai chân, hai tay chống sang hai bên. Y không nói gì, chốc chốc lại thở dài. Có lúc y đưa mắt nhìn trộm gã, ánh mắt tỏ ra bối rối. Gã linh cảm như có việc xảy ra với mình. Kỷ luật của buồng giam là bị can không được nói chuyện với người cùng bị giam về sự vụ của mình. Chỉ được hỏi chuyện gia đình hoặc những việc khác. Nhưng thường khi, những quy định này ít được thực hiện. Can phạm do áp lực tâm lý, căng thẳng về tinh thần thường vẫn thổ lộ với người bên cạnh. Tất nhiên là vẫn giữ vẻ kín đáo, rì rầm chứ không ra mặt công khai.
Hình như Thành Cò giữ vẻ im lặng không phải là vì quy định chung ở buồng giam, Y im lặng là vì một lý do khác.
Ngày xảy ra vụ án mạng ở quê, Thành còn nhỏ tuổi. Sau đấy y có được nghe kể lại vụ án có liên quan đến Gã. Trong câu chuyện y cố gắng né tránh, không đụng đến những gì liên quan đến vụ án ấy, hoặc cố liên hệ và gợi lại câu chuyện này. Có lẽ y e ngại gã nhớ lại chuyện cũ mà trả thù mình. Đấy cũng là điều dễ hiểu. Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời. Người ta không dễ gì có cảm tình với thân nhân kẻ gây sóng gió cho cuộc đời mình, cũng là lẽ thông thường ở đời xưa nay. Nhưng gã không nghĩ như vậy. Dù sao thì việc cũng qua rồi và khi ấy, ông Đởm bố y chỉ làm theo phận sự. Một người nào đó ở cương vị ông cũng làm như thế. Oán hận ông mà làm gì? Đối với ông, gã còn nghĩ như thế, thì con ông đâu có vấn đề gì? Nhưng khi hắn cứ lấm lét nhìn mình như chó ăn vụng bột, gã sinh nghi. Con người ta có tật thường hay giật mình. Biết đâu hắn lại đang có một âm mưu gì? Mua án giấu tội thường là chuyện xảy ra trong những trường hợp như thế này.
Ngày xưa khi còn cùng đi học ở nơi sơ tán, thằng anh hắn tên là Son không oán không thù đã gắp lửa bỏ bàn tay gã. Thằng ấy cũng cao lêu đêu, hai chân khòng khòng không bao giờ thẳng gối. Là thằng nhiều mưu mẹo dù học hành chẳng ra gì.  Nó học cùng khoá với gã, luôn hằn học nói xấu, bôi bác gã chỉ vì học lực của nó kém hơn. Trong khi nó theo đuổi một cô bạn học cùng lớp bị cô từ chối thẳng thừng thì gã lại được cô để mắt đến . Một lần cô nhờ gã nhân tiện ra bưu điện bỏ nhờ lá thư về cho gia đình. Từ chỗ ở ra đến bưu điện phải qua một con đèo cao, tới nới phải đến 15 cây số. Lá thư chưa kịp mang đi gã còn để trong tập sách trên bàn học. Nó đã tai quái thay ruột phong bì bằng tờ giấy lộn rồi dán lại. Gã vô tình vẫn đem lá thư thả vào thùng thư cùng bức thư đã gửi về nhà. Gã không hiểu vì sao sau đó ít lâu cô bạn khinh ghét mình ra mặt. Mỗi lúc gặp nhau cô nhìn gã ánh mắt nảy lửa, cô quay ngoắt, không thèm trả lời gã. Khi ấy gã còn để tâm đến chuyện học, chuyện tình cảm không chú ý lắm, gã chỉ hơi buồn một thời gian. Về sau bạn cô nói chuyện lại gã mới biết nguyên do, nhưng khi ấy cả hai đã không còn chút cảm tình nào.
Lần khác nó nhặt được chiếc đồng hồ của thầy Tổ trưởng bộ môn đi tắm bỏ quên ngoài suối. Đồng hồ nó đem đi đâu không ai biết nhưng dây xích đeo đồng hồ không biết tự lúc nào được bỏ vào cặp sách của gã. Gã đã vô tình làm rơi ra giữa lớp học trước mắt mọi người. Các bạn học nhận ra ngay đoạn dây đồng hồ của thầy vì khi đó nó là vật rất hiếm, thầy mang từ đợt nghiên cứu sinh từ Liên Xô về. Xảy ra nhiều chuyện rắc rối cho gã hồi đó khiến gã ân hận đã không tố cáo nó khi nhìn thấy nó nhặt được chiếc đồng hồ. Gã không sợ nó trả thù, không làm việc đó gã nghĩ nó là người cùng quê. Đã không giúp gì nhau trong cảnh xa nhà, thì cũng không đẩy nhau vào chỗ khốn nạn. Cái thằng cò hương có hàm răng vẩu ấy gây cho gã không ít chuyện bực mình. Trong những ngày trường sơ tán lên Lạng Sơn. Đến khi nó viết đơn tình nguyện nhập ngũ gã mới nhẹ cả người. Trường tổ chức buổi tiễn đưa tân binh lên đường rất long trọng. Nó được biểu dương có tinh thần yêu nước vì lá đơn của nó được viết bằng máu trích từ đầu ngón tay. Nhưng gã biết tỏng là nó học lực yếu, nếu học hết khoá, chưa chắc đã làm nổi đồ án tốt nghiệp.
Cái thằng có lòng yêu nước ấy, sau ngày Miền Nam giải phóng đã không trở về. Nó đã móc nối thế nào đó, chuồn ra nước ngoài, làm cho bố nó bị liên quan. Lão Đởm mất chức đợt ấy khi chưa đủ tuổi nghỉ hưu. Không hiểu bây giờ nó ở đâu, hay đã vùi thây ngoài biển cả làm mồi cho cá?
Một thời gã không tin vào nhưng chuyện duy tâm vì cho nó là không có căn cứ khoa học. Coi nó là thứ biểu hiện của những đầu óc mê muội, hồ đồ, tin vào những việc dị đoan. Gã không tin chuyện có những dòng họ, nhóm người khác hại nhau truyền đời. Giờ ngồi nhớ lại, xâu chuỗi vào hình như nó là việc có thật. Như dầu với nước dù có đánh lộn lên, trộn vào nhau thế nào vẫn phân tầng riêng biệt, không thể hoà tan. Gã đã tin phần nào thuyết ngũ hành, âm dương. Đời sống con người về phương diện xã hội là muôn vàn phức tạp. Có những nguyên nhân và hậu quả không giải thích được, mà thực ra chi phối nó lại bởi những dữ kiện không khó tìm hiểu, nếu người ta dụng công, biết phân tích có hệ thống.
Cha con Lão Đởm với gã không thù không oán mà sao mâu thuẫn mỗi ngày như thể nặng nề thêm? Mấy nhiêu năm rồi vẫn chưa dứt ra được, lại chuyện Thành Cò sắp mang đến điều gì nữa đây?
Một kẻ bẻm mép như Thành Cò mà phải níu miệng quá lâu là một cực hình. Cuối cùng nó cũng mở miệng:
- Anh ạ, có đơn tố cáo em liên quan đến vụ cháy cửa hàng ông Sinh béo. Không ngờ em hộ ông Chỉ đen vài buổi đào giếng lại sinh chuyện. ở hiện trường đám hoả hoạn có người nhặt được cái bật lửa. Anh còn nhớ cai Zíp Pô có lần em đưa cho anh hút thuốc không? Gã gật đầu. Nó là cái bật lửa hình chữ nhật vỏ ngoài bằng Inox mà lính Mỹ thường dùng ở chiến trường miền Nam. Sau ngày giải phóng thỉnh thoảng người ta thấy bày bán ở chợ giời. Một loại bật lửa dùng bền đang là mốt của những kẻ chịu chơi, bán với giá khá đắt. Thằng Thành thường đem khoe khéo với cách dùng điệu nghệ mỗi khi hút thuốc. Nhưng làm sao nó lại rơi ra chỗ đám cháy?
     Thành tiếp:
- Em không nhớ nó mất lúc nào. Nó bóng loáng, trơn tuột rất dễ rơi: Cũng có thể thằng Chột con lão Chỉ thó của em. Nhiều lần em bắt gặp ánh mắt thèm thuồng của nó từ con mắt còn lại. Nó mân mê gạ em để lại cho nó nhưng em không nghe. Vật duy nhất của anh Son còn để lại ngày anh ra Bắc. Bây giờ ông ấy sống chết ra sao cả nhà không ai biết. Có đắt mấy em cũng không bán. Không ngờ nó lại là tang vật người ta khép tội cho mình. Đúng là tội vịt chưa qua, tội gà đã đến. Đời em keo này hỏng mất.
Nói đến đấy nó rơm rớm nước mắt. Cái thằng mặt đẹp đầy nữ tính này quả là mau nước mắt.
      Gã cố giữ vẻ thản nhiên nghe nó nói. Nghe đến đây đành an ủi nó một câu:
- May rủi nó có số cả, lo cũng chẳng được. Lúc không may có chui vào ống cũng không thoát được.
Gã an ủi nó như thế nhưng vẫn thấy băn khoăn. Nếu sự việc chỉ như lời nó nói làm sao thỉnh thoảng nó lại nhìn trộm mình. Cái nhìn ấy có một uẩn khúc nào chăng?
Gã thử hỏi dò nó:
- Ngoài việc ấy người ta còn hỏi chuyện gì nữa không?
      Nó hơi đổi sắc mặt:
- Nhiều chuyện lắm. Toàn những chuyện em không biết gì cả!
- Thí dụ chuyện gì?
- Người ta hỏi em có biết về việc thằng Mai chém trâu nhà ông Chỉ không?
             Gã ngạc nhiên:
- Lại còn thêm việc ấy nữa à?
- Vâng, việc xẩy ra đêm trước hôm xẩy ra xô xát ở bãi vàng. Không ai bắt được tận tay thằng Mai. Nhưng người ta nghi cho nó, công an nói họ đã bắt nó lên uỷ ban, nó khai hết rồi. Họ hỏi em chỉ là để xem mức độ thành thực thế nào. Gã biết đó là phương cách nhiệm vụ của người lấy cung. Nhưng điều này không nên nói, ở nơi như thế này bức vách có tai, không có lợi gì mà biết đâu có như thế thật cũng nên.
            Mâu thuẫn giữa Sinh béo với lão Chỉ đen gã không lạ. Chẳng qua cũng chỉ là tranh mua, tranh bán lợi lộc đồng tiền, miếng ăn.
            Lão Chỉ đang thoả thuê bán mua, bỗng chốc có kẻ cạnh tranh. Kẻ cạnh tranh với lão lại hơn hẳn cả thế lẫn lực làm sao lão có thể ngồi nhìn kẻ đạp đổ niêu cơm của mình? Lão phải tìm mọi cách triệt hạ đối phương, câu chuyện lão Quảng vô mao nói với gã hôm nào cũng chứng minh việc đó, Quảng là một tứ chiếng giang hồ hắn có lắm mưu nhiều mẹo, hành sự song không để lại dấu vết. Đánh tan một múi bè, lão Sinh chịu không làm gì được lão Chỉ, mặc dù trong bụng biết là lão Chỉ mượn tay kẻ khác làm, nhưng nếu quả thực lão Chỉ mượn thằng Thành cò gây hoả hoạn cửa hàng bách hoá thì đúng là sự ngu ngốc. Thằng này là kẻ phiêu lưu có thể nó liều lĩnh làm, nhưng lại không có gan để giữ kín chuyện, thế nào người ta cũng lần ra manh mối:
            Có điều gã không biết buổi khai cung của Thành cò… Khi bị chất vấn dồn ép nó đã khai là nó nghi cho gã và lão Quảng làm việc này. Nó nói nguyên văn:
-    Tôi đào giếng cho nhà ông Chỉ, thấy nhiều lần ông Quảng và anh Khải uống rượu trong khi hai người này không hộ ông ấy việc gì. Ba người thường rì rầm bàn tán.
- Anh có nghe thấy họ nói gì không?
- Thưa ông hễ thấy tôi đến gần họ lại thôi, lảng sang chuyện khác nên cũng không  biết cụ thể họ làm chuyện gì.
            Đầu óc nó cũng chỉ đủ khôn ngoan để bịa ra được đến đấy. Đó là cái may cho gã nếu không, sự việc diễn biến thế nào không biết đâu mà lường.
             Những điều này nó không nói gì với gã. Nhiều năm sau này khi lão Chỉ đi cải tạo về gã mới biết. Còn bây giờ ruột gan gã nóng như lửa. ở đời không thiếu gì những trường hợp cháy thành vạ lây, có khỏi được vạ, thì má cũng xưng, đã bao lần gã chịu tội rơm vạ đá, gã quá hiểu. Không lẽ cứ phải ngồi chờ tai hoạ trút xuống đầu? Hoá giả bằng cách nào đây? Bỏ trốn tránh đi một nơi nào khác ư? Điều đó không khó với kiểu thiết kế phòng giam ở huyện này vượt ra ngoài không khó. Bản lĩnh khốn nạn ấy gã được trau dồi những năm tháng ở tù, từ những câu chuyện giết thời gian vô công rồi nghề của những bạn tù, từ kinh nghiệm bản thân, gã biết điều ấy. Nhưng đây không phải là giả pháp hay, gã đã từng làm mà rồi có tránh được đâu, ở đâu, làm gì nếu không có cái tự do của người lương thiện? Chỉ trừ những kẻ bạo gan trốn ra nước ngoài còn ở trong nước sớm muộn cũng bị bắt trở lại, tội càng nặng thêm. Trốn ra nước ngoài đâu phải là việc ai muốn cũng làm được? Có sừng có mỏ, vàng tiền như nước mà đi không thoát nói gì một kẻ không đồng xu dính túi, không mảng giấy hộ thân như mình? Tính chuyện này không thoát tội lỗi không còn là chuyện hình sự nữa. Một kẻ bỏ nước ra đi sẽ phải mang cái án phản quốc, một tội về chính trị mà tương lai mờ mịt không thể lường trước được. Một đi không trở lại là điều gã không muốn. Mẹ già, con dại đang chờ gã ở nhà. Không biết từ hôm gã ở đây bà cháu ở nhà sinh sống thế nào? Cái quán nước gã dựng cho bà ở ngoài bờ sông đón khách đi tàu có còn không? Hay hai bà cháu lại như ngày nào, cơm nấu một bữa ăn cả ngày. Lại bà đi trước cháu theo sau, mỗi bà cháu một cái bao tải bòn mót lại quả ngô sót người ta bỏ lại. Đêm đến lại sợ tốn dầu, hai bà cháu ngồi ôm nhau trong mái nhà tranh tối đen, im ắng như không có con người đang sống, đang tồn tại? Nghĩ đến đấy, gã thấy cay cay nơi sống mũi. Gã cố nén không để nước mắt trào ra. Lão có nét mặt phù thuỷ lấy tay hích vào sườn lão trông như phu đào huyệt:
- Không biết làm cách nào mà cái giống thạch sùng ngửa mặt ôm được trần nhà, lại còn chạy được nhỉ?
Lão kia ngái ngủ:
- Ông hết chuyện rồi à? Làm cách nào thì mặc mẹ nó. Vớ vẩn!
            Gã nhìn lên trần đúng là có hai con thạch sùng đang ngửa mặt ôm lấy trần nhà. Chẳng những thế chúng còn vờn đuổi làm tình với nhau nữa cơ chứ. Mấy mẩu chân thì bé xíu trông mềm nhũn ra thế kia mà bám thế nào mà lại không rơi? Khả năng sống của chúng thật tài tình. Hoạ may chỉ có loài kiến mới làm theo như vậy được. Thế giới tự nhiên cứ phơi ra tất cả như không cần giấu diếm gì mà thực là khó hiểu. Một ý nghĩ liên hệ chợt nảy ra trong óc gã. Tình thế của gã khác gì con thạch sùng kia. Chỉ có điều còn chưa biết bám víu bằng cách nào?
Đêm hôm ấy gần sáng có tiếng súng nổ. Có tiếng người la ó, đuổi bắt ở bên ngoài. Trong buồng giam tất cả chợt thức giấc. Không rõ chuyện gì xảy ra.
Đến sáng người tự giác vào lấy bô đi đổ,  mọi người mới hay là đêm qua Khắc Điều đã phá cùm trốn trại. Không ngờ kẻ bề ngoài nom hiền lành như thế mà lớn gan. Nếu chỉ xét con người bằng vẻ bề ngoài thì khó mà biết được. Lá gan thường ở sâu trong nội tạng, bằng mắt thường quả là không dễ nhận biết. Gã cảm thấy may vì mình không còn ở chung với gã mang án giết người này. Nếu không mọi chuyện sẽ ra sao?
      Tầm độ chín giờ gã được ra gặp người nhà. Gã tưởng mẹ lên thăm hoá ra không phải. Lâm bụng đã lùm lùm tay sách cái làn dáng điệu khép nép đang đợi gã ở phòng trực ban. Cô ta đến đây để làm gì nhỉ? Ngay từ hôm đầu tiên trở về gã đã nói rõ để cô ta hiểu: Người ta không thể đem tình yêu để trả nợ cho ân nghĩa. Cái ơn cô ta và gia đình chăm sóc gã năm nào khi gã vượt trại ra gã đã trả. Trả đủ cả tinh thần và vật chất. Sau đó cô đã quan hệ với nhiều đàn ông khác. Cô đã chạm vào cái đau đớn nhất trong đời gã đã gặp với người vợ đầu tiên, không còn gì để nói về chuyện tình yêu, có chăng chỉ còn tình người. Mà điều này thì gã đã làm khi Lâm theo người khác chỉ ít ngày rời khỏi nhà. Gã đã không gây trở ngại nào cho hai người, cho dù phận mình lẻ loi. Hay là lúc này kẻ kia phủi tay, xa chạy cao bay để cô bụng mang dạ chửa? Cô nghĩ lúc này tình cảnh gã khốn cùng gã vẫn chấp nhận mình? Có lẽ cô đã nhầm. Cho dù ngày mai gã phải chịu tội chết gã cũng không chấp nhận điều đó. Con ngựa khôn không bao giờ ăn cỏ lại, cỏ thừa huống hồ gã là con người được ăn học và đã trải việc đời? Dù cảnh ngộ bi đát thế nào gã cũng không để điều đó xẩy ra. Gã có thể mất tất cả, nhưng phải giữ cho được lòng tự trọng. Nếu không gã không còn là con người nữa. Gã chỉ nói đôi câu xã giao rồi xin trở lại buồng không nhận quà một chút nào cả.
      Lâm không nói gì. Có lẽ cô thấy cái kết cục xẩy ra, không thể khác được. Cô lau nước mắt, nét mặt ráo hoảnh, xếp mọi thứ vào làn bước vội ra khỏi phòng.
       Một cái gì đó gợn lên như một chút ái ngại, gã không dám nhìn theo dáng Lâm đang đi rất nhanh ra ngoài cổng công an huyện. Phải cố gắng lắm mới có dáng đi như thế với người đàn bà bụng mang dạ chửa. Lúc gã quay vào, gã kịp thấy hai bố con ông Chỉ đang ngồi ở phòng lấy khẩu cung. Thằng Chột cúi gằm mặt nhưng nhìn cái đầu tóc dựng như lông nhím của nó, gã vẫn nhận ra.
Gã nghĩ bụng mình phán đoán không sai. Không hiểu rồi lão Quảng có bị dẫn xuống nữa không. Sau này khi mọi chuyện đã lùi vào dĩ vãng gã cũng không thể quên quãng thời gian này. Một khoảng thời gian gần mười năm trời truân chuyên bao nỗi. Từ 1973 đến 1983. Liệu có còn  một số năm tháng nữa cho đủ mười lăm năm lưu lạc của một kiếp người? Ý nghĩ ấy chợt đến khi gã liên tưởng đến đoạn trường mà Nguyễn Tiên sinh đã sáng tạo trong Đoạn Trường Tân Thanh?





Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bên trong B52:



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lại nóng ở đảo "Câu cá"

Mỹ sẽ điều B-52 nếu có xung đột Senkaku/Điếu Ngư

(Kienthuc.net.vn) - Mỹ có thể điều động máy bay ném bom chiến lược B-52 để bảo vệ đồng minh Nhật Bản nếu Trung Quốc đánh chiếm quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Thông tin này do tờ Thời Báo Hoàn cầu của Trung Quốc dẫn lại bài báo đăng tải trên các phương tiện truyền thông của Nhật.
Máy bay B-52, từng xuất hiện ở Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ) của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông hồi năm ngoái, khả năng sẽ được điều động tới khu vực này một lần nữa nếu cuộc xung đột Senkaku/Điếu Ngư xảy ra. Mục đích là để tiến hành các vụ đánh bom chiến lược từ căn cứ không quân của Mỹ ở Guam nhằm chống lại Trung Quốc.
Máy bay ném bom B-52 của Mỹ. 
Dẫn lại tin của Nihon Keizai Shimbun, Thời Báo Hoàn cầu cho hay, Hải quân Mỹ có thể thay thế tàu đổ bộ USS Denver đóng ở Nhật bằng USS Green Bay (tàu đổ bộ lớp San Antonio hiện đại hơn) vào năm 2015.
Từ căn cứ hải quân Mỹ ở Sasebo ở miền nam nước Nhật, tàu USS Green Bay có thể thực hiện một cuộc tấn công đổ bộ nếu Trung Quốc cố gắng chiếm giữ quần đảo tranh chấp này. Ngoài các tàu chiến đấu cơ mới, Mỹ còn điều thêm máy bay tuần tra chống tàu ngầm tối tân Boeing P-8 Poseidon, thay cho máy bay P-3C.
Thay thể Nga và Triều Tiên, Trung Quốc trở thành mối quan ngại số một trong lĩnh vực phòng không đối với nước Nhật sau khi tuyên bố lập ADIZ ở Biển Hoa Đông.
Theo một diễn biến khác, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố rằng, các máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ nước này đã 453 lần đánh chặn các máy bay tự ý xâm nhập vào khu vực nhận dạng phòng không của họ.
Thanh Nga (theo WCT)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

‘Chỉ tăng một bộ, tinh giản biên chế thành vô nghĩa’


bienche


Nguyên Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn lo lắng khi góp ý cho dự thảo nghị định về tinh giản biên chế, “chỉ cần tăng một bộ là tinh giản biên chế thành vô nghĩa”.
Một nghị định mới về tinh giản biên chế sắp được ban hành nhưng các câu hỏi cần trả lời vẫn là cũ.
Ra 100.000, vào bao nhiêu?
Chính sách tinh giản biên chế trước đây [nghị định 132 năm 2007, đã hết hiệu lực năm 2012], chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, thậm chí “càng nói giảm thì biên chế càng tăng” như nhận định của những người trong ngành nội vụ ngay từ khi tham gia ý kiến bước đầu cho nghị định mới.
Giảm được bao nhiêu người do nghỉ hưu, chuyển công tác, thôi việc, đi học… thì lại tuyển vào bấy nhiêu, thậm chí nhiều hơn, cũng vì năng lực công chức chưa đủ đáp ứng nhu cầu nên phải “lấy lượng bù chất” như ông Vũ Văn Thái, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Biên chế, Bộ Nội vụ, nói, tại một cuộc hội thảo tháng 6/2013.
Dự thảo nghị định mới đưa ra con số cụ thể cho nỗ lực giảm số lượng công chức trong 6 năm tới, nhưng vẫn để ngỏ chuyện tuyển vào, liệu có đi vào lối cũ khi mà các nguy cơ tăng biên chế vẫn còn.
Đó là việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức các cơ quan nhà nước, “chỉ cần tăng một bộ là tinh giản biên chế thành vô nghĩa”, như nguyên Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn phát biểu. Chính phủ đã cam kết từ nay đến hết nhiệm kỳ giữ ổn định bộ máy, nhưng vẫn mở việc bổ sung biên chế cho nhiệm vụ mới hoặc cơ quan mới lập vì cần thiết.
Tính ổn định của bộ máy các địa phương cũng là câu hỏi, vì tốc độ đi thị hóa nhanh thì không tránh đươc nhu cầu chia tách, mà chia tách thì không tránh được gia tăng biên chế.
Đó còn là việc sau khi xác định vị trí việc làm sẽ nảy sinh biên chế do “chẻ nhỏ” nhiệm vụ, như lo ngại của chính các địa phương khi được phổ biến phương pháp xác định vị trí việc làm. Đó có thể là thực tế ở các cấp cơ sở, nơi đang giải quyết hầu hết các thủ tục hành chính thông thường cho người dân.
Nghị định mới tiếp tục chỉ lo việc “ra”, để việc “vào” cho một nghị định, đề án khác?
Giảm người nhà nước, vẫn làm được việc?
Trong khi năng lực của đội ngũ công chức vẫn là vấn đề đau đầu thì việc dự thảo nghị định mới tăng thêm đối tượng tinh giản dựa trên đánh giá chất lượng là một điểm đáng chú ý.
Từ lúc các luật Công chức, Viên chức có quy định “hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ sẽ phải ra khỏi đội ngũ”, chưa có công chức nào bị rơi vào hoàn cảnh này. Liệu sau khi nghị định mới được ban hành với các tiêu chí mạnh mẽ hơn, sẽ tìm ra được những công chức như vậy?
Vấn đề này cũng được nguyên Bộ trưởng Trần Văn Tuấn nêu. Có thêm nhiều ý kiến khác, Bộ Nội vụ mới đây đã thúc đẩy phương pháp đánh giá cán bộ theo hướng “cấp trên đánh giá cấp dưới”, không để “tập thể đánh giá cá nhân” như trước nữa. Nhưng việc này cũng mới khởi động, liệu có kịp đáp ứng mục tiêu đưa ra khỏi bộ máy 100.000 cán bộ đúng thật là “cắp ô”?
Hơn nữa, sau khi giảm được từng ấy người, là không nhỏ so với 2,8 triệu công chức, viên chức cả nước hiện có, hiệu quả hành chính công vẫn được đảm bảo? Trong khi chính Thứ trưởng Nội vụ Trần Anh Tuấn đã cho biết nhiều cơ quan vẫn thiếu người làm được việc, phải làm cả thứ bảy, chủ nhật, đến 7-8 giờ tối.
Tuy nhiên, dự thảo nghị định mới chưa đề cập đến các giải pháp đảm bảo hiệu quả hoạt động sau tinh giản, ví dụ phương án tăng cường xã hội hóa các dịch vụ công, “nhà nước bớt ôm đồm”, như kiến nghị của ông Vũ Văn Thái.
Một nghị định mới khó bao quát mọi vấn đề đặt ra, nhưng sẽ chỉ có hiệu quả khi trả lời được những câu hỏi cũ này.

THEO VIETNAMNET


Phần nhận xét hiển thị trên trang