Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

Không một xã hội nào có thể trở nên thịnh vượng khi người giàu hay người giỏi không được tôn trọng.

 hướng phát triển cho Việt Nam


Ảnh bên: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Vinh Quang (2013): "Chúng ta tuyên bố xây dựng kinh tế thị trường định hướng XNCN. Không sai, nhưng bây giờ phải rạch ròi, thị trường là thế nào và định hướng XHNC là thế nào? Đâu phải nó là một mô hình kinh tế thị trường riêng biệt so với thế giới. Bởi "kinh tế thị trường" là cái tinh hoa của nhân loại rồi, còn "định hướng XHCN " là nói về vai trò của Nhà nước"


Việt Nam chọn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) làm mô hình phát triển. Trong hơn thập kỷ kể từ khi quyết định đường hướng phát triển này, nhiều điểm tích cực của kinh tế thị trường đã được phát huy đem lại mức tăng trưởng kinh tế khá cao để đưa một phần rất lớn người dân Việt Nam - thoát khỏi đói nghèo - nỗi ám ảnh gần như trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, những mặt trái hay khuyết tật của thi trường không được xử lý bằng những cách thức đúng đắn; những trục trặc khi Nhà nước can thiệp hay làm thay thị trường đang làm cho các vấn đề như: Bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo, ô nhiễm, tham nhũng, lãng phí, băng hoại đạo đức và các mâu thuẫn xã hội ở Việt Nam đang trở nên nghiêm trọng hơn.

Một cách luận rõ ràng về kinh tế thị trường định hướng XHCN dựa trên nền tảng khoa học trong xu thế thời đại ngày nay làm cơ sở giải quyết những bức xúc trước mắt cũng như định hướng phát triển dài hạn cho Việt Nam là quan trọng.

Vấn đề của Việt Nam

Do quan điểm phải gắn liền với những lý luận nguyên bản của Marx và Lenin đưa ra cách đây hơn một thế kỷ, nên những luận giải về định hướng XHCN ở Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua chủ yếu xoay quanh việc khẳng định chế độ công hữu là nền tảng và vai trò chủ đạo của Nhà nước trong các hoạt động kinh tế. Sở hữu hỗn hợp mà đặc biệt là tư hữu dường như chỉ được xem là giải pháp trước mắt, công hữu về tư liệu sản xuất vẫn đang là mục tiêu chính ngay thời điểm hiện nay. Với cách luận giải này, định hướng XHCN đang đối lập với kinh tế thị trường như nước với lửa.

Điều này làm cho đường hướng phát triển chính thống khác xa với thực tiễn hay sự vận động của xã hội. Nó không chỉ gây ra sự lúng túng trong việc thực thi các chính sách trong thực tế, lựa chọn các ưu tiên trước mắt mà để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho sự phát triển dài hạn của Việt Nam. Vô hình chung định hướng XHCN theo cách hiểu đặt nặng vấn đề sở hữu và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đang làm chệch hướng mục tiêu XHCN hiểu theo nghĩa vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Thực tiễn trong xã hội loài người

Nhìn vào sự phát triển của nhân loại đến ngày nay, kinh tế thị trường là một trong những chìa khóa quan nhất cho các nước có được sự thịnh vượng. Tuy nhiên, nếu đề cao quá mức vai trò của thị trường tự do thì sẽ gặp rắc rối. Những cuộc khủng khoảng kinh tế và tài chính nghiêm trọng xảy ra trong xã hội loại người đều do tính vị kỷ của con người được dung dưỡng quá mức.

Mô hình nhà nước phúc lợi (welfare state) hay thị trường xã hội với điển hình ở các nước Bắc Âu là một tham khảo thú vị. Dường như CNXH vị tha và CNTB vị kỷ đã có thể cân bằng lành mạnh. Điều đáng lưu ý là các nước này đã không gắn đường hướng phát triển của họ với một học thuyết cố định nào cả mà họ luôn dựa vào kho trí thức và các tiến bộ của nhân loại trong mỗi thời kỳ để định hình đường lối phát triển trong từng thời kỳ để đường lối phát triển trong từng thời kỳ.

Công thức thành công của họ đơn giản chỉ là tôn trọng các quy luật thị trường, sự tự do cá nhân và nhà nước phải vì lợi ích thực sự của người dân. Kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền và xã hội công dân đã được tập trung vun đắp để trở thành ba trụ cột chính cho sự phát triển. Mối quan hệ giữa bộ ba để giảm thiểu sự giẫm chân và mâu thuẫn lẫn nhau. Khu vực thị trường hay các doanh nghiệp có nhiệm vụ chính tạo ra của cải cho xã hội; Nhà nước đóng vai trò sửa chữa các khuyết tật của thị trường, tái phân phối một phần của cải để đảm bảo công bằng, cân bằng, hiệu quả và sự tiến triển cho toàn xã hội; xã hội công dân cởi mở tạo ra niềm tin lẫn nhau để hình thành vốn xã hội giúp các hoạt động kinh tế trở nên hiệu quả hơn, vai trò phân phối nguồn lực của Nhà nước hữu hiệu hơn trong trong xã hội nhân văn mà quyền con người được tôn trọng.

Kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội công dân là ba thực thể tồn tại một cách quan trong bất kỳ nước nào. Nhìn vào mức độ phát triển của từng thực thể và sự tương tác giữa chúng có thể thấy được sự phát triển của một quốc gia.

Sự cân bằng và hài hòa giữa ba thực thể này là vô cùng quan trọng. Bất kỳ một sự thiên lệch nào cũng có khả năng gây ra trục trặc. Khi nhà nước đòi làm tất cả sẽ dẫn đến kết cục như: kinh tế sụp đổ và các giá trị xã hội bị tàn phá do giả dối, đạo đức giả và bệnh thành tích tràn lan...

Nêu vai trò của thị trường đẩy lên quá cao sẽ dẫn đến một nền chính trị tiền bạc như Mỹ hiện nay. May mà xã hội công dân ở nước này đã bám rễ rất chắc và rất sâu rộng nên nó đã cáng đáng tốt rất nhiều vai trò trong xã hội khi mà các trính trị gia đang tranh cãi với nhau để dành quyền lực và ảnh hưởng của mình. Một môi trường mà ở đó xã hội công dân được đặt cao hơn hai trụ cột còn lại có lẽ là không tưởng vì vật chất có trước ý thức có sau và vật chất quyết định ý thức. Xã hội công dân gắn liền với ý thức và sự tự nguyện của các công dân nên khó có thể vượt lên so với hai thực thể còn lại.

Điều cần lưu ý là trong ba trụ cột nêu trên, chỉ có nhà nước được tổ chức chính thức, trong khi kinh tế thị trường và xã hội công dân là những tập thể phi tập trung và phân tán kháp nơi. Nhà nước làm sứ mệnh sửa chữa các thất bại của thị trường do tính vị kỷ của con người gây ra. Tuy nhiên, bản chất hành vi của những người ở khu vực công hay khu vực tư đều như nhau.

Trong lịch sử loài người, chưa có bất kỳ ví dụ thực tiễn nào cho thấy có một nhà nước mà ở đó có tất cả những người lãnh đạo và các công chức đều mẫn cán, một lòng một dạ vì lợi ích của người dân chứ không phải vì lợi ích, vị trí hay quyền lực của mình. Ngay cả khi đã vượt qua bao nhiêu khó khăn cản trở mà chủ yếu do tay chân, người dân của thiên đình, thần tiên hay nhà Phật gây ra, bước chân đến cửa Phật rồi mà thầy trò Đường Tăng vẫn phải lo lót để có được kinh kệ mang về. Ở xã hội trần tục đương nhiên là nghiêm trọng hơn nhiều.

Do vậy, cấu trúc nhà nước cần phải được thiết kế để tránh tập trung quyền lực quá nhiều vào một số ít cá nhân hay tổ chức. Hơn thế, mỗi vị trí luôn chịu sự giám sát hay điều tiết bởi những đối tượng khác. Chỉ có áp lực mất mát thật sự nếu không làm tốt mới có thể làm cho những người làm trong khu vực công làm tốt nhằm tạo ra một nhà nước hữu hiệu. Hơn thế, vai trò của xã hội công dân trong việc ngăn chặn suy đồi đạo đức, lạm dụng quyền lực cũng như sự cấu kết của các đối tượng trong hai trụ cột còn lại để tham nhũng và lũng đoạn là vô cùng quan trọng.

Ở những nơi mà xã hội công dân không được quan tâm thì xảy ra tình trạng cấu kết giữa doanh nghiệp và nhà nước hay chủ nghĩa tư bản thân hữu (crony capitalism) tước toạt phần lớn nguồn lực của xã hội cho một bộ phận rất nhỏ những người có quyền và có tiền, tạo ra bất công và khó phát triển.

Con đường phát triển của Việt Nam

Muốn phát triển, mỗi quốc gia đều phải dựa vào kho tri thức hay những tiến bộ của nhân loại. Tuy nhiên không thể áp dụng một cách máy móc hay chắp vá mà cần có tiến trình tìm hiểu và áp dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế ở mỗi nơi. Không đâu xa, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore trở nên thịnh vượng chỉ đơn giản bằng cách "bắt chước" các tri thức và giá trị phương Tây sau đó điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Họ đã chấp nhận thử và sai trên cơ sở tư duy phù hợp với thực tế khách quan để chọn được được đi đúng đắn.

Đối với Việt Nam, người viết bài này hoàn toàn đồng ý với tác giả Trần Việt Phương (2008) rằng "giải pháp cho Việt Nam phải là một giải pháp Việt Nam, con đường của Việt Nam, phù hợp với xu thế chung của loại người và chiều hướng tiến bộ của thời đại" và quan điểm của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Vinh Quang (2013): "Chúng ta tuyên bố xây dựng kinh tế thị trường định hướng XNCN. Không sai, nhưng bây giờ phải rạch ròi, thị trường là thế nào và định hướng XHNC là thế nào? Đâu phải nó là một mô hình kinh tế thị trường riêng biệt so với thế giới. Bởi "kinh tế thị trường" là cái tinh hoa của nhân loại rồi, còn "định hướng XHCN " là nói về vai trò của Nhà nước".

Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của Việt Nam có lẽ không khác nhiều với mô hình thị trường xã hội, nếu chọn được đường đi và chính sách đúng đắn thì có lẽ phải rất lâu nữa Việt Nam mới có thể đạt được mức phát triển như các nước Bắc Âu hiện nay. Tuy nhiên nếu muốn đạt được thì không cách nào khác, Việt Nam cần phải xây dựng ngay các yếu tố nền tảng từ bây giờ. Các chức năng và vai trò của ba trụ cột cần được phân định rạch ròi để chúng phát triển lành mạnh và quan hệ hài hòa lẫn nhau. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế thị trường. Nhà nước pháp quyền và xã hội công dân là một đòi hỏi đối với Việt Nam hiện nay (Đỗ Hoài Nam 2013).

Trong bối cảnh này, định hướng XHCN nên được hiểu là lấy công bằng làm đầu hay mục tiêu dân chủ, công bằng, văn minh trong mục tiêu tổng quát nêu trên. Kinh tế thị trường sẽ làm nhiệm vụ tạo ra của cải cho toàn xã hội. Lúc này chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và mối quan hệ của ba trụ cột cần được xác định rõ ràng. Vai trò của Nhà nước, suy cho cùng, cũng chỉ để đạt được mục tiêu đề ra bằng cách làm sao để cả thị trường và xã hội công dân làm đúng chức năng của chúng, muốn như vậy, Nhà nước chỉ nên làm đúng chức năng của mình chứ không nên làm thay hay giẫm chân hai trụ cột còn lại và càng không nên kìm hãm sự phát triển của chúng.

Do vậy, vai trò của Nhà nước, như hầu hết các nước đã thành công trên thế giới, đơn giản chỉ là tập trung sửa chữa các khuyết tật thị trường và cải thiện bình đẳng thay vì nhấn mạnh yếu tố sở hữu và xác định vai trò chủ đạo. Song song với việc hoàn thiện các thể chế nòng cốt của một nhà nước pháp quyền, nhà nước nên giảm thiểu tối đa việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh, nhất là những hoạt động mà thị trường có thể làm tốt chức năng của nó.

Hơn thế việc tạo ra áp lực cạnh tranh, áp lực phải chịu áp lực cụ thể với các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước là tối quan trọng để khu vực công có thể hiệu quả và hữu hiệu hơn. Chỉ có một tiến trình lựa chọn nhân sự dân chủ đúng nghĩa thông qua cạnh tranh để người dân phát huy quyền làm chủ thực sự thì mới có thể có được điều này.

Những nhà công nghiêp sở hữu những doanh nghiệp làm ra giá trị gia tăng thực sự cho xã hội như: Lego hay Maersk ở Đan Mạch, Samsung hay LG ở Hàn Quốc, Apple hay Google ở Mỹ, Toyota hay Honda ở Nhật, Electrolux hay Ikea ở Thụy Điển mới thực sự là nền tảng của một nền kinh tế vững mạnh.

Đây là điều mà Việt Nam đang thiếu. Những doanh nghiệp tạo ra giá trị đúng nghĩa. Hoàn thiện các thể chế để tạo ra sân chơi bình đẳng, khuyến kích sáng tạo, và giảm thiểu đầu cơ lũng đoạn là việc cần làm. Ở trụ cột này, việc cải tổ các doanh nghiệp chỉ tập trung vào một hay một vài nhiệm vụ cụ thể trong một thời hạn nhất định là hết sức cấp bách. Điều này sẽ tránh lãng phí nguồn lực và lợi dụng vai trò chủ đạo của loại hình doanh nghiệp này của một số người nhằm trục lợi. Đối với khu vực doanh nghiệp dân doanh, việc trân trọng những ngưới có khả năng làm giàu và khuyến khích người dân xóa bỏ tâm lý kỳ thị, ghen ghét người giàu, người giỏi là vô cùng quan trọng. Không một xã hội nào có thể trở nên thịnh vượng khi người giàu hay người giỏi không được tôn trọng.

Một xã hội công dân đúng nghĩa cần được quan tâm để nó có thể ngăn chặn sự xuống cấp đạo đức, mất lòng tin trong xã hội và tham nhũng tràn lan như hiện nay. Chỉ có xã hội công dân cởi mở mới có thể tạo ra niềm tin giữa con người với con người, dần hình thành vốn xã hội có lợi cho sự phát triển. Trong một xã hội mà các quan hệ cơ bản chỉ do vật chất chi phối sẽ rất nguy hiểm vì ở đó chỉ có phần "con" thấp hèn được dung dưỡng trong khi phần "người" cao quý không được đề cao. Sẽ rất là đáng sợ khi trong một xã hội mà phần con lấn át phần người. Nếu không có những quyết sách hợp lý ngay từ bây giờ tương lai của Việt Nam sẽ rất u ám.


Tóm lại, trong thời đại ngày nay, cần bổ xung những lý luận mới và học hỏi vận dụng những tiến bộ của xã hội loại người nhằm lựa chọn một con đường hay chủ thuyết phát triển hợp lý để sớm đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây mới chính là mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của Việt Nam.

Huỳnh Thế Du


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ba loại phê bình xấu



Hiện nay trong văn học có ba loại phê bình xấu. Một là loại phê bình xu phụ lối diễn ngôn quyền lực dùng để không chế phê bình, hoa tay múa chân làm kẻ nô tài, tiến hành một lối phê bình “chỉ hươu bảo ngựa” đối với văn học. Hai là loại phê bình rập đầu dưới chân đồng tiền, xem phê bình là một thứ mua bán, cam tâm làm tay sai cho nhà tư bản. Ba là loại phê bình vừa mượn thế của diên ngôn quyền lực quan phương, vừa làm người môi giới hai mang của đồng tiền.


    Loại phê bình thứ nhất là trạng thái thường thấy trong lịch sử, chẳng lạ lẫm gì. Phê bình xu phụ giăng đầy bầu trời Trung Quốc thời phong kiến. Nhưng không được xem thường cái thế lực này, “công lao” của nó là đem một thứ tiêu chuẩn để trói buộc văn đàn, kích động đại chúng, thậm chí mê hoặc nhà văn. Anh chẳng thấy, ngay cả trong thời đại tính chủ thể nhà văn được nâng cao như thời đại ngày nay mà vẫn có không ít nhà văn rụp đầu dưới chân anh quyền thế? Bởi vì các nhà phê bình này vung vẫy đủ loại giải thưởng, bày đặt ra rất nhiều quy tắc trò chơi, có thể được gọi là “một lời hứa giá đáng nghìn vàng”

    Loại thứ hai là sản phẩm mới của thời đại văn hóa tiêu dùng. Nếu thay đổi cách tư duy, có thể nói, không có gì là không thể xảy ra. Tiền trao cháo múc, xem số tiền bao nhiêu, sự đánh giá cao thấp, đăng ở tạp chí uy tín nào, giao dịch bình đẳng, không có gì xấu hổ cả, thời đại kinh tế thị trường, được mua bởi đồng tiền không có gì đáng chê trách. Nhưng cái luật chơi này phá vỡ môi trường sinh thái của văn học, làm cho phê bình mất đi nguyên tắc lựa chọn của nó, bất luận tác phẩm như thế nào, thậm chí là tác phẩm chưa sạch nước cản, cũng được liệt vào hàng phê bình văn học. Người ta không biết rằng, phê bình văn học có chức năng chọn lựa sơ bộ cho văn học sử, cái thứ  thượng vàng hạ cám đều khen, hậu quả thế nào thì ai cũng biết..

Loại phê bình thứ ba, kẻ môi giới hai mang, là sản phẩm tạp giao của hai loại trên, nó vừa muốn tiền vừa muốn quyền, được coi là thứ đen tối nhất. So với loại thứ nhất, về đạo đức nó không sạch sẽ bằng, nhất là khi loại thứ nhất chưa rơi vào tình cảnh đạo đức của kẻ nhận hối lộ. So với loại thứ hai, nó con thiếu cái liều lĩnh của đám văn nhân thời tiêu dùng,  do đó thủ đoạn của nó mờ ám, kín kẽ, khó bề chỉ trích. Nhưng suốt ngày ứng phó với đủ loại tác phẩm, phê bình này đến tác phẩm cũng chưa kịp xem, gây ra nhiều chuyện cười. Có nhiều nhà văn vì muốn tuyên truyền tác phẩm của mình đã mua nhà phê bình bằng số tiền lớn, đó là chuyện không nói mà ai cũng biết, mà loại phê bình tứ ba này là đối tượng chủ yếu để nhà văn tranh thủ.  Thực ra, nhà văn cũng không cần tranh thủ, các nhà phê bình loại này chỉ mong có nhà văn hỏi đến. Cho nên quan hệ của loại nhà văn này và nhà phê bình này rất vi diệu. Không biêt là ai nuôi ai, có thể là quan hệ nuôi nấng lẫn nhau.

    Tất nhiên đây chỉ là mặt trái của môi trường sinh thái phê bình, nếu không vạch mặt chỉ tên thì di hại vô cùng.



.
Đinh Phàm
Trần Đình Sử dịch

Phần nhận xét hiển thị trên trang

‘thế giới phẳng’


Cuốn Thế giới phẳng: Lược sử thế kỷ 21 của Thomas Friedman – nhà kinh tế được giải Nobel - tới nay đã xuất bản được gần 9 năm.

Cuốn sách trong nhóm bán chạy nhất trên khắp thế giới này phân tích về hiện tượng toàn cầu hoá của thế kỷ 21, được tác giả gọi là “toàn cầu hoá 3.0”. Khác với toàn cầu hoá 1.0 (chủ yếu do các chính phủ của các quốc gia thúc đẩy), và toàn cầu hoá 2.0 (chủ yếu do các công ty đa quốc gia thúc đẩy), toàn cầu hoá 3.0 được thúc đẩy bởi các xu thế của ngành công nghệ điện toán.

Friedman liệt kê ra 10 nhân tố mà theo ông đang làm thế giới “phẳng” ra, theo nghĩa nó xoá bỏ các rào cản mang tính “địa phương”, và đẩy mọi người vào một cuộc chơi bình đẳng mang tính toàn cầu. Trong mười nhân tố ấy, chủ yếu là các nhân tố trực tiếp liên quan đến công nghệ, thí dụ như:

Sự xuất hiện của Hệ điều hành Windows (trùng hợp với ngày bức tường Berlin sụp đổ - 11/9/1989),
Sự xuất hiện của Netscape (8/9/1995) biến internet từ chỗ là công cụ của riêng giới chuyên gia thành công cụ của đại chúng,
Sự xuất hiện các chuẩn ngôn ngữ cho phép máy móc có thể giao tiếp với nhau mà không cần con người (như SMTP hay HTML),
Sự xuất hiện khả năng “upload” cho phép nhiều người ở nhiều nơi có thể cùng lúc làm việc với nhau trong một dự án chung (thí dụ cùng phát triển các phần mềm mã nguồn mở, hay cùng viết wikipedia),
Sự xuất hiện của các công cụ tìm kiếm thông tin nhanh chóng như google search,
Sự xuất hiện của mạng không dây và việc số hoá tất cả các dữ liệu, từ âm thanh đến hình ảnh, và sự xuất hiện của các phương tiện cầm tay như điện thoại thông minh.
Thời điểm năm 2004-2005 khi Friedman viết cuốn Thế giới phẳng là thời điểm đã có nhiều thành tựu về công nghệ (mà ông đã liệt kê), cho phép Friedman có cơ sở để tin rằng thế giới đang ngày càng phẳng.

Dĩ nhiên, góc nhìn của ông, với tư cách là một nhà kinh tế, tập trung chủ yếu vào khía cạnh thị trường lao động nói riêng và môi trường cạnh tranh toàn cầu nói chung. Công nghệ làm mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn, một doanh nghiệp có thể đặt chi nhánh ở bất kỳ đâu, thuê mướn lao động ở bất kỳ nơi nào trên thế giới sao cho rẻ nhất, vì thế, một người lao động ở Mỹ ngày nay không chỉ cạnh tranh với người Mỹ, mà còn phải cạnh tranh với người lao động ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…

Nhưng “thế giới phẳng” không chỉ dừng lại ở góc độ kinh tế, và có lẽ nó không tác động mạnh nhất đến cuộc chơi kinh tế. Thay vào đó, nó tạo ra hàng loạt các cuộc cách mạng về giáo dục, về lối sống, văn hoá, khả năng giao tiếp, và cả cái gọi là hành lang an toàn của cuộc sống cá nhân riêng tư.

Ngày nay, với sự giúp sức của công nghệ, con người ở khắp nơi trên thế giới có thể tiếp cận được các công cụ máy tính cầm tay với giá cực rẻ (tới mức chỉ còn vài chục USD), và với chi phí tiếp cận internet đang ngày càng rẻ đi trên khắp toàn cầu, mọi người, chỉ cần máy tính bảng, có thể tiếp cận được với kho thông tin chung. Nói cách khác, đặc quyền về thông tin ngày nay hầu như đã không còn.

Với việc xuất hiện các kho học liệu mở (open courseware), bất kỳ ai cũng có thể tự học với các tài liệu học tập tốt nhất trên thế giới, từ các trường đại học danh tiếng nhất thế giới như MIT hay HarvardKhan Academy, một dự án online phi lợi nhuận cho phép bất kỳ ai có thể tham gia học trực tuyến do Salman Khan, một sinh viên tốt nghiệp của MIT và Trường kinh doanh Harvard, mới chỉ thành lập chưa đầy 8 năm, hiện đang đào tạo khoảng 10 triệu sinh viên mỗi tháng và đã cung cấp hơn 300 triệu bài giảng cho công chúng.

Các dự án này đang, và sẽ tiếp tục, phá bỏ các rào cản đặc quyền giáo dục chất lượng cao dành cho những người nhiều tiền, và đưa giáo dục chất lượng cao đến với mọi người (theo đúng nghĩa của từ này).

Ở Việt Nam, sự có mặt của công nghệ trong giáo dục không chỉ dừng lại ở mức độ online. Các sản phẩm giáo dục số hiện nay đã len lỏi vào đến từng lớp học và đưa mức chi phí học tập xuống chỉ còn một phần rất nhỏ so với các giải pháp truyền thống. Thí dụ,Digiclass của Pearson Education đã có mặt ở nhiều trường phổ thông tư thục ở Hà Nội và Sài Gòn.

Về văn hoá và lối sống, sự tiến bộ của công nghệ hiện nay đã biến “thế giới ảo” dần trở thành “thế giới thực” khi thời gian của con người, nhất là thế hệ trẻ, dành cho “thế giới ảo” đang ngày càng lớn dần. Chi phí dành cho việc hưởng thụ văn hoá, giao tiếp, kết nối, và bày tỏ chính kiến giờ đang tiệm cận dần về con số không, đồng nghĩa với việc cánh cổng này mở toang cho tất cả mọi người.

Nếu Facebook năm năm trước đây chỉ là một trò chơi thời thượng của những người rảnh rỗi thì ngày nay đã trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống hiện đại đối với giới trẻ. Các mạng xã hội như Facebook không những làm cho thế giới “phẳng” hơn mà còn đóng vai trò xương sống trong việc định hình văn hoá, lối sống của giới trẻ toàn cầu, và là nơi khởi xướng và làm bùng nổ các phong trào xã hội.

Về cuộc sống cá nhân, với các công nghệ nhận dạng hình ảnh đang ngày càng tinh vi, công nghệ khai thác dữ liệu lớn (big data), và các sản phẩm công nghệ thế hệ mới nhưgoogle glass (và ở mức độ thấp hơn là các điện thoại cầm tay thông minh), cái gọi là tính riêng tư đang ngày càng bị thu hẹp. Bất kỳ ở đâu, vào bất kỳ thời điểm nào, hành vi của một cá nhân cũng có thể được chụp lại, lưu giữ và chia sẻ. Các thuật toán cho phép khai thác big data sẽ thống kê, lọc thông tin, và xây dựng chuỗi hành vi của từng cá nhân. Về mặt thương mại, nó giúp việc quảng cáo và bán sản phẩm đến những người thích hợp nhất. Về mặt quyền riêng tư cá nhân, nó làm cho cái gọi là quyền riêng tư của mỗi người đang ngày càng ít đi. “Nỗi khổ” trước đây chỉ dành riêng cho các ngôi sao và chính khách giờ đây đã trở thành của tất cả mọi người.

Tất cả các xu hướng mới này (chắc chắn là chưa đầy đủ) xuất hiện chỉ sau khi Friedman viết cuốn Thế giới phẳngchưa đến 9 năm. Các xu hướng tiếp sau sẽ là gì có lẽ không mấy người đoán được, nhưng một điều chắc chắn là sự thay đổi sẽ ngày càng nhanh hơn. Vì thế, có thể hình dung ra thế giới sẽ thực sự “phẳng” đến như thế nào sau vài thập kỷ nữa.


Trần Vinh Dự


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người tốt trong đời:

Suy ngẫm từ món quà của người đàn bà bán ve chai
Người đàn bà bán ve chai vô danh ấy, có lẽ chẳng bao giờ hình dung ra những con số dài dằng dặc để ghi lại số tiền đã hóa hơi trong những đại án tham nhũng đang làm nghèo đất nước. Càng không bao giờ biết đến chuyện, để chạy chức và chạy án, các quan chức ngày nay xách đến nhà nhau hàng vali tiền mà người nghèo có đếm cả đời cũng không hết.
Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội Facebook. 
Tôi cứ nghĩ mãi về một bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội facebook mấy ngày nay khiến cộng đồng mạng xôn xao, xúc động. Bức ảnh chụp một người đàn bà với khuôn mặt đen sạm, nghèo khổ, trước mặt chị là một bao gạo và chai dầu ăn.

Chủ nhân bức ảnh chú thích: “Bức ảnh này chụp vào trưa ngày 13/01/2014 tại quán cơm chay Thiên Phước 5000 đồng, địa chỉ 62 Nguyễn Chí Thanh, Phường 16, Quận 11 (TP.HCM). Một người đàn bà bán ve chai bước vào quán với bao gạo và chai dầu ăn. Chị mang ơn quán cơm này vì đã cứu chị rất nhiều bữa đói. Chị nghèo khó nhưng không quên ơn, gom góp từng đồng, cuối năm, chị dành mua 1 bao gạo và 1 chai dầu tặng lại quán để có thể giúp thêm những người khốn khó khác”.

Có lẽ đó là một trong những bức ảnh đẹp nhất về chân dung con người, trong hoàn cảnh đảo điên nhuộm nhoạm của xã hội ngày nay. Tôi cứ ngắm mãi khuôn mặt chị, đó là một người đàn bà chắc chắn đã trải qua rất nhiều khó khăn, đói khát. Một khuôn mặt điển hình của những người lao động vất vả ngoài đường.

Vậy mà trong khoảnh khắc ấy, chị thật đẹp. Vẻ đẹp tỏa ra từ bên trong, từ hành động cao cả, nghĩ đến người khác, những người khó khăn hơn mình, nên dù nghèo, chị vẫn gom nhặt từng đồng tiền lẻ để mua bằng được một bao gạo con con, một chai dầu ăn mang đến quán.

Trong cái thời buổi đồng tiền lên ngôi, tình người lạnh lẽo, lối sống ích kỷ lan tràn thì tấm lòng của người đàn bà bán ve chai lại càng đẹp hơn bao giờ hết. Nó cho thấy dù chị nghèo khó thật đấy, nhưng chị giàu có hơn vạn lần người khác, những người chưa một lần chìa tay ra san sẻ cho đồng loại.

Biết được câu chuyện này, chẳng phải chúng ta đang cảm thấy trái tim mình ấm áp, tâm hồn mình thư thái và hạnh phúc hay sao? Bởi người đàn bà bán ve chai ấy, chẳng ai biết tên chị là gì, giờ đang tá túc ở đâu, nhưng hành động của chị đã cho chúng ta có thêm niềm tin, rằng những người tốt và những tấm lòng cao cả ở đời còn nhiều lắm. Họ là con người đúng nghĩa với những điều tốt đẹp nhất của danh từ này.

Tôi tin những người như chị, nếu làm người bán hàng sẽ không bao giờ gian tham dối trá hay bớt xén của ai một đồng một hào nào. Nếu làm người công nhân, sẽ có trách nhiệm đến cùng với sản phẩm của mình. Nếu làm một công chức, sẽ cống hiến tận tâm cho xã hội.

Một cộng đồng muốn tốt đẹp thì không thể không dựa vào từng cá nhân tốt đẹp, một cái cây muốn tươi tốt, bền chắc thì phải có bộ rễ khỏe mạnh. Đạo đức là gốc rễ của mọi vấn đề. Tiếc là ngày nay, xã hội vì quá coi trọng đồng tiền nên đã xem thường nó, coi rẻ nó, khiến cho mọi thứ lộn xộn, đảo điên.

Người đàn bà bán ve chai vô danh ấy, có lẽ chẳng bao giờ hình dung ra những con số dài dằng dặc để ghi lại số tiền đã hóa hơi trong những đại án tham nhũng đang làm nghèo đất nước. Càng không bao giờ biết đến chuyện, để chạy chức và chạy án, các quan chức ngày nay xách đến nhà nhau hàng vali tiền mà người nghèo có đếm cả đời cũng không hết.

Chị chỉ quanh quẩn sáng tối với cái vỏ chai, mảnh giấy vụn. Hạnh phúc của chị chỉ là sau một năm làm ăn cần mẫn, mua được bao gạo, chai dầu đến cảm ơn quán cơm đã cứu đói chị và san sẻ tình thương cho những người đồng cảnh ngộ. Nhưng cuộc đời của chị, thanh sạch và đáng kính trọng biết bao nhiêu.

Những bài học lý thuyết về đạo đức, tình người sẽ không bao giờ khiến chúng ta thấm thía bằng hành động của người đàn bà bán ve chai ấy.

Cầu mong cho những tấm lòng cao cả ấy sẽ được tiếp nối, sẽ lan rộng ra để duy trì sự tốt đẹp và làm sáng thêm hai chữ “đạo nghĩa” trong đời sống này.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

2014, kinh doanh cầm đồ sẽ thắng lớn!


( Hoảng hồn khi đọc tin này. Cầm đồ thắng lớn tức là dân không có thu nhập phải đem tài sản tích lũy ra ăn, cũng tức là kinh tế tổng khủng hoảng. Nhưng Chính phủ, TTCP đều đưa ra các dự báo lạc quan về kinh tế 2014 ). Liệu công an có nên tống giam kẻ tung tin thất thiệt và phá hoại kinh tế này ?
Năm 2014, kinh doanh cầm đồ sẽ thắng lớn 
“Năm nay có WorldCup thì chỉ cần làm một tháng đã đủ ăn cho cả năm. Ngoài ra, các dịp khác nếu cứ như năm ngoái cũng đã đủ sống” 
Một dãy dài phố cầm đồ đóng cửa trong ngày mồng 4 tết
Đường phố Hà Nội sáng mồng bốn tết đã tấp nập. Trên các vỉa hè, các quán trà đá đã mở hàng, gánh bún riêu, ốc đã đắt hàng trong những ngày đầu năm. Qua đường Láng, cả phố dài nơi tập trung các cửa hiệu cầm đồ thì vẫn yên ắng đến lạ thường.
“Năm qua dân chạy nợ nhiều nên sống được”

Đi dọc cả con phố, chỉ có cửa hàng 284 đường Láng đã mở cửa đón khách. Phía bên ngoài cũng chỉ lác đác vài chiếc xe của khách chúc tết. Tuấn một chủ hiệu cầm đồ đường Láng nói: “Làm nghề này nhiều khi phụ thuộc vào may rủi, nên ai cũng chọn ngày đẹp để mở hàng. Nếu muốn nhìn thấy cảnh đông đúc nhộn nhịp thì quay lại vào mồng 6, chắc sẽ đông hơn.”

Tại một cửa hàng cầm đồ khác, thấy tôi bước vào cửa hiệu, chủ hiệu cầm đồ hồ hởi đón khách. Nói cửa hàng mở cửa sớm ngày đầu năm, chủ cửa hiệu này cho biết cửa hiệu này mở hàng ngày hôm qua để hợp tuổi lấy may.

Anh Hùng, chủ cửa hiệu cầm đồ nói: “Làm nghề này khác mọi nghề là không thể chọn ai để mở hàng được. Cũng may chiều qua, cũng có một khách cầm chiếc xe Air blade. Hy vọng năm nay mọi chuyện suôn sẻ như năm ngoái là sống ngon”.

Nói về năm ngoái, anh Hùng nói năm vừa rồi là năm lẻ không có giải bóng đá lớn như Euro hay WorldCup, còn SEAGames thì năm nay là năm kinh doanh cầm đồ làm ăn chán nhất.

Theo anh Hùng, tuy không có lượng khách đổ dồn vào thời điểm một vài tháng như các năm chẵn nhưng lượng khách vẫn rải đều các năm vì “kinh tế xuống, chạy nợ nhiều nên làm ăn cũng được”

Kể về số lượng thanh lý của mình, anh Hùng cho biết mặt hàng chạy nhất vẫn là laptop và điện thoại, cá biệt năm vừa vừa rồi cửa hàng thanh lý được 5 chiếc xe ô tô.

“Laptop điện thoại tuy cầm ít tiền nhưng thanh lý lại cho các cửa hàng sửa điện thoại, máy tính cũng lãi gấp đôi. Riêng 5 chiếc xe ô tô đã cho lãi gần 200 triệu” - chủ hiệu cầm đồ tỏ ra vui mừng nói.

“Có WorldCup làm một tháng, ăn đủ cả năm”

Theo chủ hiệu cầm đồ tên Khánh trên đường Lê Thế Vinh, suốt hai tháng đầu năm chỉ cần túc tắc làm ăn, chỉ cần trả đủ tiền thuê mặt bằng và không lỗ đã là may.

Người chủ hiệu cầm đồ này tỏ vẻ tự tin khi nói về năm 2014 sẽ là năm thắng lớn của dân kinh doanh cầm đồ. “Năm nay có World Cup thì chỉ cần làm một tháng đã đủ ăn cho cả năm. Ngoài ra, các dịp khác nếu cứ như năm ngoái cũng đã đủ sống” - anh Khánh nói.

Các năm có giải bóng đá lớn, anh Khánh kể mỗi ngày xuất ra vài trăm triệu, có cửa hiệu làm ăn lớn xuất ra mỗi ngày một tỉ là bình thường, có khi chủ hiệu cầm đồ cũng đi vay nóng bên ngoài để thêm vốn làm ăn.

Để chuẩn bị cho mùa hè làm ăn của mình, Khánh cho biết anh và 3 chủ hiệu cầm đồ khác là bạn bè cũng đã tính đến hùn vốn mỗi người góp 300 triệu để mở cửa hàng gần trường gần các cụm trường Đại học Bách Khoa, Xây dựng, Kinh tế.

Trước câu hỏi rằng kinh tế năm nay nếu phục hồi, lãi suất ngân hàng hạ và cho vay dễ hơn sẽ có ảnh hưởng tới dịch vụ cầm đồ, Khánh nói: “Có ngân hàng nào dân vay vài chục triệu mà thủ tục giải ngân trong ngày được. Họ đến ngân hàng, giấy tờ phải công chứng, xác nhận đủ kiểu, còn bọn tôi chỉ cần giấy tờ gốc là chuyển tiền luôn”.


  1. Năm 2014, kinh doanh cầm đồ sẽ thắng lớn | TRANG VÀNG NÔNG ...

    www.trangvangnongnghiep.com/kinh.../108439-năm...
     
     Traduire cette page
    Il y a 18 heures - Năm 2014, kinh doanh cầm đồ sẽ thắng lớn “Năm nay có WorldCup thì chỉ cần làm một tháng đã đủ ăn cho cả năm. Ngoài ra, các dịp khác nếu ...


Phần nhận xét hiển thị trên trang

TỄU - BLOG: NGUYỄN TRỌNG VĨNH: HỮU NGHỊ HAY MƯU ĐỒ THÔN TÍNH ?...

TỄU - BLOG: NGUYỄN TRỌNG VĨNH: HỮU NGHỊ HAY MƯU ĐỒ THÔN TÍNH ?...: Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh mặc áo tưởng niệm 64 liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma năm 1988 HỮU NGHỊ HAY MƯU ĐỒ THÔN TÍNH? Nguyễn T... Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

Tôi cùng thằng ngu nên đọc bài này:

Mỹ Học Và Văn Chương 1
Đặng Phùng Quân
Mỹ học và văn chương là hai khoa học phân biệt song có một điểm chung đó là thuộc về cảm tính/αίσθησις. Alexander Gottlieb Baumgarten (1714-1762) đã lấy lại từ tiếng hy lạp để viết bộ Aesthetica khởi đầu nền móng cho một khoa học độc lập [1].

Trong sơ thảo , tôi đã hoạch định đối chiếu Mỹ học và Văn chương ở chương này và Mỹ học văn chương ở chương IX, xác định khu biệt giữa mỹ học và mỹ học văn chương, khi đi tìm cơ sở phê phán lý trí văn chương.

Mỹ học: xác định tác phẩm nghệ thuật?

Khi nói đến tác phẩm nghệ thuật/Kunstwerk/Œuvre de l’art/Work of Art là bao dung luôn những tác phẩm ở mọi lãnh vực khác nhau, từ văn chương đến các bộ môn hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc (tuy nhiên, ở thời cổ đại, người Hy lạp phân biệt những bộ môn thuộc về nghệ thuật như thơ, nhạc, vũ khác với những công trình thuộc kiến trúc, điêu khác và hội họa).

Câu hỏi đầu tiên có thể là: thế nào là nghệ thuật? tác phẩm nghệ thuật là gì? tại sao lại phải xác định rõ rệt tác phẩm nghệ thuật thuộc về văn chương/literarische Kunstwerk?

Nói đến tác phẩm nghệ thuật văn chương, liệu có hàm ngụ sự khu biệt giữa Mỹ học và Sáng tạo học [2] , nghĩa là phân biệt giữa khoa mỹ học nói chung và mỹ học văn chương, thảo luận ở đây.

Khu biệt này chỉ ra một đằng là lý luận về nghệ thuật nói chung và một đằng là lý luận văn chương nói riêng.

 
Để xác định nghệ thuật, định nghĩa đầu tiên kế thừa truyền thống cổ đại ít nhiều vẫn được xem như phổ biến là lý luận mô phỏng. Cái nhìn này dường như chỉ bị lung lạc từ lúc lý luận biểu thị xuất hiện vào thế kỷ 19. Những điều kiện để xác định nghệ thuật bị từ bỏ kéo theo những định nghĩa nghệ thuật trở nên tầm thường và giả tạo.

Từ ngữ nghệ thuật, nếu dựa trên nguồn gốc văn hóa Hy-la: Ars/τέχνη, theo Lalande mang hai nghĩa, (1) một là toàn bộ những phương thuật dùng để sản xuất ra một kết quả, đã được Galien và Ramus nói đến từ thời Phục hưng và Goclenius đưa vào trong tập Bách khoa vào năm 1607: “Ars est systema præceptorum universalium, verorum, utilium, consentientium, ad unum eumdemque finem tendentium” [3], nghệ thuật hiểu theo nghĩa này đối lập với khoa học như thể tri thức độc lập với những ứng dụng, và đối lập với tự nhiên hiểu như quyền năng sản xuất mà không có phản tư; từ ngữ Ars trong khái niệm này thường đi với những hình dung từ như công nghệ/arts mécaniques chẳng hạn như nghề mộc, kỹ sư; mỹ nghệ/beaux-arts chẳng hạn như hội họa, điêu khắc, kiến trúc, trang trí có mục đích sản xuất ra cái đẹp; văn nghệ/arts libéraux gồm bảy nghệ để chỉ ban nghiên cứu trong những phân khoa triết học thời Trung cổ gồm ba ban/trivium là ngữ pháp học, tu từ học, luận lý học và bốn ban/quadrivium là số học, hình học, thiên văn học và âm nhạc học; (2) hai là từ ngữ Ars dùng với số ít/Art hay số nhiều/Arts không có hình dung từ đi kèm để chỉ mọi sản xuất ra cái đẹp qua những công trình của một hữu ý thức; từ này dùng theo số nhiều  biểu hiện trước hết là những phương tiện thực hành, dùng ở số ít để chỉ những đặc tính chung của những tác phẩm nghệ thuật, hiểu theo nghĩa này nghệ thuật cũng vẫn đối lập với những khoa học, song ở một góc nhìn khác, nghệ thuật thuộc về cứu cánh mỹ học, trong khi khoa học thuộc về cứu cánh luận lý.

Lalande nhận xét: từ ngữ Art hiểu theo nghĩa (1) thực sự là kỹ thuật/technique, trong lãnh vực nghệ thuật là cái đối lập với cái cấu tạo, hoặc là chủ thể của tác phẩm, hoặc giá trị biểu hiện và cảm tính của tác phẩm; ông dẫn Paulhan: “Giả dụ chúng ta không thích thiên nhiên…thì phong cảnh không khìến ta quan tâm mà cũng chẳng khác gì một cảnh tĩnh vật. Tài năng kỹ thuật của nhà họa sĩ cũng hóa thân theo lối đó. Bức họa một cái chảo có thể làm chúng ta say đắm như thể một kiệt tác của kỹ thuật” [4] ; hiểu theo nghĩa (2) thông dụng nhất ngày nay. Lalande cũng đưa vào trong bộ Từ vựng mục từ Science de l’Art/Kunstwissenchaft/khoa học nghệ thuật rất phổ biến trong triết học Đức hiện đại, nói chung là đối lập với từ Mỹ học [5], song chính đã giản lược mỹ học vào phân tích siêu hình học hay tâm lý học cái Đẹp và như vậy chỉ xét đến ý niệm Đẹp trong nghĩa hạn chế nhất.

Từ vựng triết học của Lalande khởi soạn từ đầu thế kỷ XX, dầu có sửa đổi cập nhật cũng vẫn có những hạn chế vì những biến đổi trong suốt quá trình tư tưởng về sau. Trong bộ Đại từ điển triết học do Michel Blay chủ biên, Ars về mặt mỹ học được xét qua những tiếp cận triết học nghệ thuật, hiện tượng học nghệ thuật, xã hội học nghệ thuật, lịch sử nghệ thuật [6]. Triết học nghệ thuật là mối quan tâm thường xuyên của triết gia ngay từ thời Cổ đại (tập trung vào vấn đề cái đẹp) và như đã nói ở trên, đến thế kỷ 18 đã xem như một bộ môn tự lập (nhằm đưa ra một lý luận về nghệ thuật, từ Baumgarten 1735 đến những lý luận nở rộ vào 1765 với Lessing lý luận nghệ thuật, Winckelmann xét quá trình lịch sử nghệ thuật, Diderot phê bình nghệ thuật, Mendelssohn, Sulzer khảo sát vai trò cảm tính trong nghệ thuật) và Kant là nhà triết học đã khởi sự bước ngoặt trong lịch sử mỹ học và triết học nghệ thuật [7] khi giải thích thái độ mỹ học từ hoạt động hài hòa những quan năng tinh thần của con người với những nguồn tích cực từ tri năng, trí tưởng và lý hội  của con người. Tuy nhiên Kant không nhìn nhận khoa mỹ học xây dựng trên những nguyên lý tiên nghiệm, vì ông đưa ra biện luận là không có những quy tắc trong nhã thức thú vị/Geschmack [8].  Ông đã thay đổi dự đề của Baumgarten bắt buộc thẩm định phê phán cái đẹp phải theo những nguyên tắc thuần lý và đưa những quy luật này lên hàng xứng đáng với giá trị của một khoa học. Ở phần chú thích dưới đây, qua bốn thời của nhã thức thú vị, luận thuyết của Kant nhằm hủy triệt phê phán nhã thức thú vị của những nhà triết học duy nghiệm như Shaftesbury, Burke, Batteux, Du Bos. Phán đoán mỹ học mang tính phản tư, khởi từ kinh nghiệm nội tại, nghĩa là chỉ có tính điển hình  trong nội hàm của kinh nghiệm nói chung của con người.

Phán đoán mỹ học mà Kant nhấn mạnh phân biệt với phán đoán luận lý, như phán đoán nhã thức thú vị mà ở thời thứ tư nói đến ý niệm của lẽ thường, như hàm ngụ  phán đoán văn chương có nghĩa là thuần túy, có hướng ý cho hiện tượng luận mỹ học sau này, nhất là quan niệm về giảm trừ khái niệm, phi quan tâm như một phương thức phân biệt mỹ học khỏi những loại phán đoán khác, mở đường cho phê bình mới trong văn chương ở thế kỷ XX, sẽ nói đến sau.

Để xác định tác phẩm nghệ thuật, bao hàm thái độ mỹ học, những phạm trù mỹ học, quan hệ mỹ học, lịch sử mỹ học v.v… song trước hết, nhà mỹ học không phải là người phê bình nghệ thuật (như hội họa, âm nhạc) không phải là người viết sử nghệ thuật, nhưng ở tầm nhìn rộng hơn. Có một quá trình, phân biệt thực tại siêu nghiệm và thể nghiệm?  có con người thẩm mỹ/homo aestheticus? như thường nói đến con người kinh tế? con người tình dục? có nghĩa là xét đến quan hệ mỹ học [9] . Có những thời của Kant, của Hegel, của Nietzsche như một nhà tư tưởng đã đề ra?                      

Kant được xem là triết gia làm cuộc cách mạng Copernic (người làm đảo lộn quan niệm cổ điển  khi đưa ra thuyết trái đất quay xung quanh thiên thể, không phải những thiên thể quay quanh trái đất) vì Kant xác định mọi sự vật được nhận thức theo chủ thể, khác với những quan niệm triết học về trước coi nhận thức con người tùy thuộc vào thiên nhiên. Tư tưởng của ông trong ba tập Phê bình đã đảo lộn quan hệ giữa hữu hạn và Tuyệt đối; thay vì quan niệm ngay từ khởi sinh của triết học hiện đại với Descartes tư duy hữu hạn phải đối chiếu với cái tuyệt đối, tức là cái toàn tri, nghĩa là trước hết là Tuyệt đối rồi sau đó mới có thể định vị thân phận con người, Kant đi từ cái hữu hạn lên cái Tuyệt đối. Con người  là một hữu thể hữu hạn , song không có cái hữu hạn này thì không có ý thức, cho nên vấn đề đảo ngược ở đây chỉ ra là từ cái hữu hạn  này là dấu ấn của mọi nhận thức mà bộ mặt tối cao của Tuyệt đối phải tương đối với thân phận giới  hạn và khả xúc, nghĩa là của ý thức con người.

Trong chú thích số 8, khi quan niệm cái đẹp được nhận thức như đối tượng của khoái cảm tất yếu ở ngoài bất kỳ khái niệm nào, hàm ngụ lãnh vực khả xúc độc lập đối với lãnh vực khả tri, tự trị của mỹ học. Nhận thức cảm giác nơi nhân giới là nhận thức khả hữu, như đã chỉ ra ở phần đầu về mỹ học siêu nghiệm [10]  trong Phê bình lý trí thuần túy.    

Luc Ferry trong hai tác phẩm Con người thẩm mỹ và Ý nghĩa của đẹp [11] đã phân định ba thời của Kant, Hegel và Nietzsche: chủ điểm của thời Kant là chủ thể của phản tư,của Hegel là chủ thể tuyệt đối hay cái chết của nghệ thuật và của Nietzsche  là chủ thể tỏa chiết và đăng cao của nghệ thuật hiện đại.

Ferry đưa ra nhận xét mối liên lạc giữa triết học phê bình và truyền thống hiện tượng luận nhằm định vị mỹ học Kant từ phân biệt hai quan niệm khác nhau về hữu của hiện thể của Heidegger, khi nhà triết học Đức này đặt vấn đề: Làm thế nào chúng ta là những con người hữu hạn có thể tiếp cận tự tại và đồng thời cả với chúng ta, toàn bộ hiện thể trong tổng thể của nó?  Hơn thế nữa liệu chúng ta có thể tư duy toàn bộ hiện thể trong “Ý niệm” của nó không? [12].  Theo Ferry từ “Ý niệm” ở đây hiểu theo nghĩa Kant, nghĩa là một “tư tưởng” của tổng thể không bao giờ có thể trở thành một “nhận thức”, cũng không bao giờ được “biểu thị”. Tuy nhiên, Ferry phê phán Heidegger là đã không phát triển những lý do nào toàn bộ hiện thể chỉ tiếp cận được qua phương thức của Ý niệm. Quan niệm  thứ hai nhằm đắc thủ tổng thể ở chỗ “cảm thấy được định vị ở giữa hiện thể trong toàn bộ của nó”, hàm ngụ đến quan niệm “hữu-tại-thế/in-der-Welt-sein” khai triển trong Sein und Zeit. Ferry ghi nhận còn một cách hiểu rõ tổng thể khác trong định nghĩa không gian và thời gian như thể “những đại lượng đã cho vô hạn” như chỉ ra trong Phê bình lý trí thuần túy được ghi nhận như những hình thái của hư vô [13]; khi xác định không gian trống rỗng như hư vô có nghĩa vượt mọi biểu tượng  và như vậy “hư vô” này cũng lại là “một cái gì đó”: Ferry lý giải điều đó muốn nói hữu hạn của chúng ta tự nó không hạn chế, chúng ta là hữu hạn vô cùng [14], cho nên trong Phê bình quyền năng  phán đoán, khi nói về tương phản của nhã thức thú vị, Kant đã chỉ ra chủ nghĩa duy lý cổ điển cũng như chủ nghĩa duy nghiệm chủ cảm đã có cùng khuyết điểm khi xây dựng lẽ thường/sensus communis  được sáng tạo chung quanh đối tượng đẹp như thể tính chủ thể bị vật hóa; một đằng những người duy lý làm nhân cách của chủ thể phán đoán nhã thức thú vị bị tan biến vào trong lý trí phổ quát xử sự một cách giáo điều đối với cái đặc thù, một đằng những người duy nghiệm tuy gìn giữ được tính đặc thù của chủ thể song liên chủ thể rốt cuộc bị gịản lược vào một nguyên lý thuần vật chất, vào ý niệm của một cấu trúc tâm-vật chung cho một loại cá thể. Kinh nghiệm mỹ học như vậy không yêu cầu được gì đặc biệt thuộc về con người, cái Đẹp chỉ là một biến dị của thú vị [xem chú thích 8]. Làm thế nào có thể tư duy liên chủ thể nhưng không căn cứ vào một lý trí giáo điều cũng như trên một cơ cấu tâm-sinh lý duy nghiệm  để giải quyết tương phản vừa nói đến, Kant chỉ ra ngay từ Dẫn nhập của tập Phê bình thứ ba là “quyền năng phán đoán nói chung là quan năng nghĩ cái đặc thù như đã chứa đựng trong cái phổ quát. Nếu phổ quát (quy tắc, nguyên lý, luật lệ)  đã cho, thì quyền năng phán đoán bao nhiếp cái đặc thù trong nó cũng được xác định. Giả như chỉ cái đặc thù  được cho, và phải tìm ra cái phổ quát cho nó, thì quyền năng phán đoán chỉ là phản tư” [15]. Trong ý nghĩa này, sự phân cát giữa phán đoán nhận thức và phán đoán mỹ học được Kant chỉ ra trong phân tích phán đoán xác định với phán đoán phản tư.  Ferry nhận xét trong vận động phản tư đi từ đặc thù đến Ý niệm  bất xác, cả hai thời khoảng tột đỉnh  là chủ yếu: nếu đối tượng đẹp đặc thù không dẫn khởi một cách thường hằng sự hòa hợp những quan năng thủ đắc do Ý niệm hệ thống, nếu sự hòa hợp này được tạo ra một cách giả tạo và do ý chí, yêu cầu tính hệ thống bao gồm trong Ý niệm thượng đế hiểu như nguyên lý điều hợp của phản tư  không được thỏa mãn. Phản tư bao hàm thường hằng của đẹp và phổ quát của chân trời hy vọng của phán đoán nhã thức thi vị. Dưới diễn nghĩa của lẽ thường, theo Kant, người ta phải hiểu ý niệm từ một lẽ thường đến toàn thể, nghĩa là từ một quan năng phán đoán trong phản tư đến tư duy về cách thức biểu tượng  của toàn diện tha nhân và trong khi đó thoát ra khỏi ảo ảnh của những điều kiện chủ quan và đặc thù, tư duy  đặt định vào chỗ của toàn tha [16] như thể châm ngôn cơ bản của quyền năng phán đoán phản tư.
                                                                        
Quan niệm đẹp ở đây gợi một ý niệm tất yếu của lý trí chung/communis cho toàn thể chúng nhân, cơ sở của liên chủ thể . Khi phân tích sự khác biệt giữa cái thú vị với cái đẹp, về mặt mỹ học, Kant đã xác định: cái thú vị có giá trị cả đối với những con vật không có lý trí; cái đẹp chỉ có giá trị riêng với chúng nhân, nghĩa là những hữu thể có bản chất động vật, song có lý trí, tuy nhiên không chỉ là những hữu thể  có lý trí (chẳng hạn có trí năng) mà còn đồng thời là những hữu thể động vật [17].

Nếu cái đẹp chỉ có ý nghĩa và mục đích đối với con người - vừa có lý trí/vernünftig vừa có thú tính/tierisch – như Kant xác định, thời của Kant rõ ràng như vậy là thời của lỗ hổng/mở ra (của con người hữu hạn, trong một thần học chi phối sự thông giao giữa những đơn tử cá thể bưng bít giữa chúng, trong giản lược khả xúc  vào một tri giác  mơ hồ của tri giới), theo Ferry mở ra cho một mỹ học của Hegel với quyền năng của khái niệm: thời của chủ thể tuyệt đối hay cái chết của nghệ thuật?

Khởi từ vấn đề  có vô số những hệ thống triết học mâu thuẫn lẫn nhau, Hegel nói đến bản chất của phê bình triết học nói chung và đặc biệt là mối quan hệ với tình trạng thực tại của triết học, làm thế nào minh giải những điều kiện để phê bình lọc đãi được những hạt giống tốt khỏi những hạt cỏ lùng, nghĩa là không chỉ triết học với phi triết học (những tư kiến mà Platon gọi là doxa/δόξα), mà ngay trong lòng cái xứng đáng gọi là triết học, hệ thống thực đối với những hệ thống khác. Cho nên Hegel luận lịch sử triết học  tương tự như đối với lịch sử nghệ thuật, nghĩa là trình ra trong những hình thái khác nhau về cùng một ý niệm duy nhất. Từ đó, phê bình nghệ thuật trở thành khuôn mẫu cho phê bình triết học. Nếu như tác phẩm mỹ học là diễn đạt hay trình ra/Darstellung của một ý niệm trong một hình thái khả xúc như màu sắc, âm thanh v.v… thì nhiệm vụ của phê bình  cũng nhằm khai phá ý niệm, ngữ ý, dưới dạng ngữ thái biểu lộ, trong mỗi hệ thống triết học, ta có thể phân liệt ra nội dung, cái gọi là “hạt nhân hợp lý”  đồng nhất ở căn để của mọi tư tưởng xứng đáng với danh xưng này và hình thái ngẫu nhiên trình lộ nội dung ấy.                                                                                                                                                  Triết học Hegel như một triết học hệ thống với Hiện tượng luận tinh thần như phần mở của hệ thống và Khoa học luận lý như phần đóng của hệ thống; những tư tưởng về lịch sử triết học, về mỹ học, về triết học lịch sử, triết học tôn giáo chỉ trình bày trong những bài giảng và thu tập thành những sách sau khi ông đã mất [18]. Tuy nhiên, như J. N. Findlay [19] xác định: Có thể đủ để nói là Những bài giảng về Mỹ học của Hegel chỉ ra cả cơ cấu tổ chức khái niệm và cung cấp kinh nghiệm phong phú, cùng với Hiện tượng luận [tinh thần] cả hai tác phẩm này thể hiện đầy đủ bộ diện tư tưởng của ông một cách cụ thể nhất, như thể một triết gia, ở bên trên những triết gia khác, trong việc thăm dò độ sâu và bề ngang kinh nghiệm của con người. Cả hai tác phẩm này cũng thể hiện sự khai triển những phạm trù thành công nhất trong triết học Hegel [20].

Khi đánh giá tầm quan trọng Những bài giảng về Mỹ học như vậy, Findlay cũng nhằm nói vị trí quan trọng của mỹ học trong triết học Hegel, nhìn sự vật đa biệt và hàm súc cũng như kết hợp những viễn tượng đa biệt, hàm súc trong một tổng hợp đa biệt và thống nhất cân bằng.

Người đọc Hegel đều có thể nhận thấy từ Hiện tượng luận tinh thần 1807 đến Bách khoa toàn thư Khoa học triết học 1817 ông đã lập một quan hệ giữa nghệ thuật và tinh thần, giữa nghệ thuật và tôn giáo. Trong Hiện tượng luận tinh thần, ở phần VII về tôn giáo, theo phân chia biện chứng từ tôn giáo tự nhiên đến tôn giáo nghệ thuật và tôn giáo thần khải, qua Bách khoa toàn thư, ở phần triết học tinh thần, nghệ thuật được đặt trong tinh thần tuyệt đối, có nghĩa là tinh thần/con người đã đưa lên hàng tinh thần tuyệt đối [21].   

Trong phần chú giải ở dưới đã nói về tôn giáo nghệ thuật mà Hegel luận trong tác phẩm lớn dẫn trên. Dường như khi luận về nghệ thuật qua tôn giáo, người ta ngờ phải chăng Hegel  muốn nghệ thuật tan biến trong tôn giáo? Ít ra, sự ngờ vực này có thể biểu hiện trong lý giải của những nhà chuyên cứu Hegel, như Hyppolite. Cho nên, trước khi phê phán Hyppolite, có thể xem lý giải của những học giả khác, như A. Kojève, hay Ferry ra sao?

Alexandre Kojève [22] nổi tiếng là nhà nghiên cứu Hegel với những chuyên luận tại École Pratique des Hautes Études khai phá những vấn nạn chính trong tác phẩm Hiện tượng luận tinh thần của Hegel (mặc dầu chuyên đề trong giảng khoa của ông, kế tục Koyré là triết học tôn giáo của Hegel). Người đọc Hiện tượng luận tinh thần qua suốt sáu chương đầu có thể ngạc nhiên tại sao chương thứ bảy lại là : tôn giáo? Kojève giải thích, chương sáu phân tích cổ đại Hy lạp, chương bảy trước tiên khảo sát những tôn giáo nguyên thủy, tôn giáo Hy lạp và Cơ đốc giáo; theo ông có sự sai lệch giữa hai chương, vì ở chương sáu, Hegel phân tích sự tiến hóa lịch sử (từ thế giới Hy-La sang thế giới Cơ đốc [từ nguồn cội đến Cách mạng Pháp] đến thế giới hậu cách mạng), trái lại ở chương bày, nghiên cứu những tôn giáo cấu tạo theo dòng tiến hóa này (Tôn giáo tự nhiên, trước tôn giáo Hy-La, đến Cơ đốc giáo và phát triển thần học Tin lành). Kojève nhận xét, ở chương sáu Hegel muốn nghiên cứu mặt xã hội, chính trị của con người, quan hệ giữa Đặc thù và Quốc gia (xem Hy lạp hình thành Quốc gia và Xã hội đầu tiên theo đúng nghĩa của nó), trong khi tôn giáo phản ảnh không những quan hệ giữa con người với quốc gia với thế giới xã hội, song cả những quan hệ với thế giới tự nhiên, với Thiên nhiên, nghĩa là với môi trường con người sống trước khi xây dựng quốc gia; điều này giải thích thời kỳ hậu cách mạng, hậu Cơ đốc, cũng là hậu tôn giáo nói chung, Triết học [ở đây là triết học Đức] thay thế Tôn giáo, và Khoa học [hiểu theo nghĩa của Hegel là thành tựu triết học] thay thế mọi loại tôn giáo trong đời sống/hiện hữu con người.

Kojève phê phán lý giải hữu thần/théiste của những người theo Hegel “hữu khuynh/de droite” khi ông trưng ra đoạn mở đầu chương bảy trong Hiện tượng luận tinh thần:

“ Quả thực Tôn giáo [hiểu] như thể Ý thức [-ngoại tại] của Thực thể-cơ bản tuyệt đối như thế [überhaupt] cũng xuất hiện trong những hình thành-cụ thể [Gestaltungen] [mà chúng ta xét ] đến ở đây, và một cách tổng quát – chúng phân biệt [lẫn nhau] như thể Ý thức [ngoại tại][Chương I  đến chương III], Ý thức tự tại [chương IV], Lý trí [ch.V] và Tinh thần [ch.VI]. Chỉ riêng [Tôn giáo xuất hiện ở đó] quan điểm của Ý thức [ngoại tại], nhận thức Thực tại-cơ bản tuyệt đối. Không phải thực tại cơ bản tuyệt đối tự ngã và quy ngã, không phải Ý thức tự tại của Tinh thần, xuất hiện trong những hình thành cụ thể” [23].

Lý giải hữu thần theo Kojève giả định những từ như Thực tại-cơ bản tuyệt đối và Tinh thần mang ý nghĩa để chỉ Thượng đế, như vậy đoạn văn trên hàm ngụ có một thượng đế, một tinh thần khác với tinh thần con người, hiển lộ trong những tôn giáo khác nhau và nẩy sinh ra trong tinh thần con người suốt dòng lịch sử. Ông nhận xét lý giải này tuyệt đối bất khả, và trong Hiện tượng luận tinh thần, Tinh thần không gì khác hơn tinh thần con người, không có tinh thần ở ngoài thế giới, chỉ có tinh thần ở trong thế giới, đó là con người. Như vậy, Hegel đã quan niệm thực tại-cơ bản tuyệt đối/absolutes Wesen như thế nào?  Thực tại đó là thế giới hàm ngụ con người sống trong thế giới;cơ bản của cái thực này, tức bản chất của nó là con người. Kojève xác định: con Người là Thực tại-cơ bản của cái Thực hiện hữu,[24] tuy nhiên không phải con người cá thể mà là toàn bộ nhân loại về mặt không gian và thời gian, bao hàm trong khái niệm Weltgeist, Volksgeist, cũng như Geschichte. Thực tại-cơ bản ấy trong ngữ cảnh đoạn văn đã dẫn của Hegel được xem xét từ “quan điểm của Ý thức“ [vom Standpunkt des Bewußtseins aus], mà Ý thức ở đây, theo lý giải của Kojève [25] là Ý thức thực tại ngoại tại [Conscience-de-la-réalité-extérieure], nghĩa là phi Ngã đối lập với Ngã, khách thể được nhận thức với chủ thể nhận thức. Về mặt quan điểm của con Người-Ý thức, Thực tại cơ bản ấy là Quốc gia, và Thực tại-cơ bản tuyệt đối  là Thượng đế, là thần thánh, cho nên Hegel phải nói đến tôn giáo, nghĩa là thái độ của con người đối lập với thượng đế. Cho nên phần thứ nhất của hữu thần thì đúng, song không đúng với phần thứ hai, đó là “Ý thức tự tại của Tinh thần”, phải xét theo ý nghĩa vô thần như thế nào?  Hỏi như thế, có nghĩa là hiểu “Tôn giáo”, và “Thực tại-cơ bản tuyệt đối” ra sao? Đó là vấn đề của con người nói chung sống trong thế giới, nói đến tinh thần thế giới/Weltgeist và tinh thần dân tộc/Volksgeist, đến quốc gia. Trước Hegel, triết học là triết học của ý thức, một mặt xem chủ thể đối lập khách thể, con người cá thể đối lập với thế giới tự nhiên, mặt khác coi khách thể tự trị ở bên ngoài chủ thể; triết học trước Hegel tất yếu phải cầu tới tôn giáo; mọi tôn giáo nẩy sinh phần bổ túc triết học. Chỉ khởi từ lúc Quốc gia chuyển biến như thế nào để thăng hóa, triệt tiêu sự đối lập Đặc thù và Phổ quát, giữa Triết học và Tôn giáo, con người sẽ thấy thực tại-cơ bản tuyệt đối cũng chính là thực tại-cơ bản của con người. Đến lúc đó thực tại-cơ bản ấy không còn đối lập với con người, và không còn mang tính thần thánh, nhận biết điều đó không phải nhờ Thần học, nhưng là Nhân học/Anthropologie [26].

Đến đây, Kojève xác quyết chỉ có lý giải vô thần đoạn văn này mới là lý giải duy nhất phù hợp với toàn quyển Hiện tượng luận tinh thần. Trong quá trình tổng quát của tiến hóa nhân học vô thức, thần bí và tượng trưng này, con Người nói về mình ngỡ rằng nói về cái gì khác, nghĩa là một thứ thần thoại, trong từ ngữ của Kojève, về nghệ thuật cũng như thần học. Cho nên chương bảy nói về tôn giáo và nghệ thuật khai mở cho con người thực tại phổ quát (xã hội, chính trị) của mình. Khi luận về “tôn giáo” Hy-La, Hegel ít nói đến thần học vô tín ngưỡng mà nói nhiều về nghệ thuật như điêu khắc, sử thi, bi kịch và hài kịch.

Để xác quyết lý giải này, Kojève dẫn một bản văn khác trong Hội luận ở Iéna (1803-1804) , nghĩa là cùng thời viết Hiện tượng luận tinh thần, ở đó Hegel nói đến Tinh thần tuyệt đối của một Dân tộc là phạm vi tuyệt đối phổ quát, bao nhiếp trong nó mọi Ý thức đặc thù , là bản chất tuyệt đối bất khả phân, sinh động và độc nhất. Điều đó có nghĩa là con người quan chiêm Quốc gia, Dân tộc như những thực thể tự lập, diễn đạt qua Nghệ thuật và Thần học. Điều này còn được khẳng định ở một bản văn khác trong Hệ thống Đạo : “Thượng đế của Dân tộc là một cách lý tưởng quan chiêm Dân tộc” [27].

Tuy nhiên, lý giải thái độ của cá thể con người đối với Thực tại-cơ bản tuyệt đối xem như tha thể, quan hệ Chủ-Nô mà Kojève phân tích là chính yếu: người nô lệ qua Lao động đưa lên hàng Tri năng/Verstand (sáng tạo ra những khái niệm trừu tượng), nhưng người nô lệ làm việc tùy thuộc vào ý chí của Chủ, thi hành những mệnh lệnh của chủ, sống trong một Thế giới chưa phải của nó. Người nô lệ đi tới một quan niệm siêu nghiệm về Bản chất/Wesen bởi vì Bản chất này đối với nó là Bản chất của một Thế giới thưộc vào kẻ khác với nó, thuộc người Chủ. Nói tóm lại, Bản chất là một loại Chủ toàn năng: đó là Thượng đế sáng tạo, hay ít ra thống trị thế giới. Thái độ tôn giáo/tín ngưỡng, nuôi dưỡng hoài niệm, cảm giác đau khổ vì cái bất túc của thực tế con người sống, Kojève khẳng định Ý thức khốn khổ/das unglückliche Bewußtsein chính là ý thức Cơ đốc giáo, là tâm lý học của người Thiên chúa giáo, đối với Hegel là loại điển hình hoàn hảo nhất của người có tín ngưỡng/tôn giáo.Tránh khỏi tâm lý tín ngưỡng là tiêu diệt sự khốn khổ của Ý thức, tình cảm của bất túc. Kojève chỉ ra: giải pháp đầu tiên thực hiện trong cuộc Cách mạng Pháp, khiến cho khoa học vô thần tuyệt đối của Hegel khả thi [28].Thứ đến là hiện hữu trực tiếp của Lý trí, vì trí thức đi tìm trong cái hiện tại trực tiếp, nghĩa là không phải sau khi chết, nhưng muốn ngay tức thì tại đây/hic et nun: nếu thái độ tín ngưỡng làm giảm giá trị cái thực, thì thái độ nghệ thuật đánh giá tích cực cái thực, nghĩa là Thế giới đã cho đó không coi như cái Xấu, mà chỉ có thể coi như cái Đẹp. Kojève nhấn mạnh đến khoa học vô thần của Hegel là “tinh thần tri thức tự tại” [29] theo đúng nghĩa của nó, chính trong khoa học này, tinh thần hiểu như tinh thần con người vì không có cái gì khác. Ông cũng nhắc đến những thần học mà Hegel phân tích trong chương VII, tinh thần cũng tự ý thức chính nó, nhưng chưa được hiểu là trực tiếp/unmittelbar, và thay vì ‘trực tiếp’, có thể nói là “tự tại” để đối lập với “quy ngã”, và “tự tại” cũng mang ý nghĩa “ta quy/đối với chúng ta”, cho nên Kojève xác quyết: chính chúng ta, [tức là]  Hegel và những ngưòi đọc ông, biết là mọi Thần học thực sự chỉ là một khoa nhân học.[30]

Kojève lý giải tiếp về khoa nhân học ý thức vô thần của Hegel  chỉ là kết quả tất yếu của tiến triển biện chứng ở giai đoạn lịch sử, dẫn qua đoạn văn tiếp tục ở phần đầu chương bảy:

“Nhũng hình thái-cụ thể của Tinh thần đã xét đến [ở chương VI: tức là chương về Tinh thần]: Tinh thần chân-thực, [Tinh thần] tự tha hóa-hay-trở nên xa lạ với chính nó, và [Tinh thần] tự xác thực về mặt chủ quan  - cấu thành Tinh thần trong toàn bộ của chúng  trong Ý thức [-ngoại tại], Ý thức này, đối lập với thế giới của nó, không nhận ra trong chính nó” [31].

Tinh thần chân-thực, chính là ngẫu tượng giáo [là “tà giáo” đối với người Cơ đốc], tinh thần tha hóa, chính là Cơ đốc giáo, và tinh thần tự xác thực về mặt chủ quan, chính là giả-Tôn giáo của Triết học và thần học tin lành Đức hậu-cách mạng (của Kant, Fichte, Jacobi, những nhà lãng mạn, và cả Schleiermacher v.v…)   

Kojève giải thích rõ đoạn văn trên là: ở đâu có Thần học là có ngộ nhận từ phía con người, con người sống trong thế giới tưởng là ý thức được hữu thể tâm linh ngoại giới, siêu nhân; toàn bộ Thần học mà con người tưởng tượng ra tưởng là ý thức được cái gì khác với chính mình; cho nên tinh thần này đối lập với Thế giới thực và với Tinh thần ở trong Thế giới này, nghĩa là với con Người mà nó không nhận biết. Chính là Tinh thần nói đến trong chương bảy dẫn trên.

Tại sao lại gọi là Tôn giáo của Nghệ thuật? Kojève lý giải Kunstreligion chính là tôn giáo của những người chủ: Con người/Chủ không bắt buộc phải dùng đôi tay để làm việc mưu sinh tồn nữa, mà hưởng thụ lao động của người khác/nô lệ, và không tiếp cận với Tự nhiên. Trong xã hội nông nghiệp, hình thành một giai cấp Chủ sống bằng những sản phẩm nông nghiệp mà không tham gia vào việc sản xuất. Trong thế giới Nhận biết/Anerkennung, người nô lệ nhận biết người chủ và lao động trong thái độ khiếp sợ và làm việc cho người khác. Sự khác biệt giữa chủ và nô là ở chỗ nhàn rỗi: người chủ không cần phải lao động, tuy nhiên làm cái khác: nghệ thuật; có thể gọi đó là “lao động trí thức/geistiger Arbeiter”, nghĩa là làm việc mà không phải “lao động”. Cái đẹp/Mỹ là đối tượng đem lại khoái lạc không cực khổ, chính là sống “như nghệ sĩ” [32]: người chủ đi tìm những sản phẩm của người nô lệ nào đẹp và đánh giá chúng với tư cách nhà thẩm mỹ - những sản phẩm này tách ra khỏi nỗ lực sản xuất và người sản xuất. Cho nên tôn giáo của y là một tôn giáo nghệ thuật, thần thánh hóa cái Hữu như thể cái Mỹ, trong khi quên rằng Mỹ là một tác phẩm của con người. Chẳng hạn người ta tiếp tục xây cất những đền đài, mà cái đáng kể, chính là vẻ Đẹp của ngôi đền và con người thưởng thức nó.Tôn giáo Hy lạp là tôn giáo nghệ thuật vì là tôn giáo có giai cấp; chính giai cấp chủ hiểu rõ vẻ đẹp lao động của người nô lệ. Người chủ hoặc đắm đuối trong lạc thú, hoặc làm nghệ thuật mà không cần lao động, nhưng cái Thế giới ấy là giả, nghĩa là thế giới giả tưởng của nghệ thuật và văn chương.  

Theodor Adorno, triết gia trường phái Lý luận phê bình Frankfurt, tác giả Ästhetische Theorie/Lý luận mỹ học đánh giá Kant và Hegel đã đưa mỹ học lên tầm quyền lực nhất; Luc Ferry sau Sartre cũng nhận định trong dòng lịch sử tư tưởng, có những dấu mốc thời đại, mà Kant và Hegel là hai thời quan trọng đó. Mỹ học Kant trình bày trong Phê bình quyền năng phán đoán là một trong bộ baPhê bình hình thành nhằm đi tìm giải đáp những vấn nạn: tôi có thể biết gì? tôi phải làm gì? tôi được phép hy vọng gì? Triết học hệ thống Hegel thể hiện ba giai đoạn,từ Hiện tượng luận tinh thần, qua Khoa học luận lý đến Bách khoa toàn thư Khoa học triết học, một triết học về nghệ thuật hay mỹ học, Những bài giảng về Mỹ học. Sự khác biệt giữa hai hệ thống Kant và Hegel khá rõ ràng trong khởi sinh cũng như cấu trúc tư tưởng - nếu như bộ ba  Phê bình của Kant nêu ra mối quan hệ giữa khả năng nhận thức-lý trí-phán đoán làm nổi bật vai trò chủ thể/con người, cho nên ngay về mặt mỹ học Kant đã xác định: Một cái đẹp [của] tự nhiên là một sự vật đẹp ; cáí đẹp [của] nghệ thuật là một biểu tượng đẹp của một sự vật [33]- điều đó không hẳn chỉ cái tương phản giữa tự nhiên và nghệ thuật, nhưng còn nói đến sự can thiệp/hiện diện của con người trong tự nhiên và quyền năng, cho nên Kant khẳng quyết: Nghệ thuật đẹp chứng tỏ tính ưu việt của nó ngay cả ở chỗ miêu tả sự vật như thể đẹp mà có thể trong tự nhiên thì xấu hay khó hài lòng, vừa ý [34].                        

Lúc sinh thời, Hegel không xuất bản tác phẩm đặc biệt nào về triết học nghệ thuật như Schelling [35] , tuy ông cũng có dự án viết triết học nghệ thuật [36] song những bài giảng về Mỹ học, về Nghệ thuật trong những năm 1820/21 và 1823 chỉ được xuất bản sau khi ông mất. Vả lại hệ thống biện chứng của ông đã hoàn tất trong bộ ba tác phẩm kể trên, cho nên trong giới học giả hậu thế ở dầu thế kỷ XXI này mới có nhận xét: đóng góp của Hegel vào khoa mỹ học ít được nhận biết rộng rãi và coi trọng, dầu có một vài người khá quen thuộc với lý luận về bi kịch và học thuyết “cáo chung/cứu cánh  của nghệ thuật”, song nhiều nhà triết học và nhà văn viết về nghệ thuật ít hoặc không chú ý đến những bài giảng về mỹ học của ông [37]. Nhận xét này có vẻ thậm xưng vì không đánh giá đúng mức quan trọng của mỹ học trong hệ thống tư tưởng Hegel. Tuy nhiên, điều đó cũng giúp người đọc Hegel quan tâm đến lý giải của Kojève trong bài giảng về Hegel đã là một sự biến đáng kể trong quá trình tư tưởng của triết gia.Trong tập Hegel và nghệ thuật, Rüdiger Bubner (1941-2007) dạy tại đại học Heidelberg đề cập vấn đề Tôn giáo nghệ thuật của Hegel [38] đưa ra nhận xét là Humboldt đã dùng từ Kunstreligion này khá sớm khi nói về tôn giáo (mà theo ông, Hegel không biết bản văn này vì thuộc loại di cảo, mà chỉ biết bản văn của Schleiermacher Reden über die Religion/Diễn từ về tôn giáo 1799, song trái với hướng ý Hegel vì Schleiernmacher dùng để chỉ tính hướng nội của phái Lãng mạn về cảm tính chủ quan); theo Bubner, từ “tôn giáo nghệ thuật/Kunstreligion” [39] mà Schleiermacher dùng để nói về Hy lạp hơn là Ai cập và phương Đông. Cụm từ “tôn giáo của nghệ thuật”  chỉ xuất hiện ở chương áp chót của Hiện tượng luận tinh thần và không vay mượn từ bất kỳ tác giả nào khác, và Hegel dĩ nhiên chế ra từ mới này dựa trên cơ sở nghiên cứu sử trong lịch sử văn hóa của ông. Chương về “tôn giáo” bắt đầu tái tạo về mặt biện chứng một chiều kích căn bản cho nhận thức tiền triết học về chính chúng ta và quan hệ của chúng ta với thế giới. Phần lớn các văn hóa đều nhận biết có tôn giáo, cho nên triết học  nói từ lâu rồi về “tôn giáo tự nhiên’, và đối lập với nó, Hegel  nói đến “tôn giáo do người tạo ra”, từ đối lập này rốt cuộc nổi lên “nghệ thuật-tôn giáo” (die Kunst-Religion) có dấu nối giữa nghệ thuật và tôn giáo. Theo đường lối này,  đặc tính tổng hợp của chủ đề và cùng với cơ sở triết học đã được biết trong trình diện ra ngoài. Khác với quan niệm thông thường [40], Hegel đã phá đổ một cách có hệ thống phản đề giữa tôn giáo tự nhiên và tôn giáo thần khải. Những hình thái của tôn giáo tự nhiên đã nói đến ở trên về thờ ánh sáng, cây cỏ, thú vật thuộc về phương Đông cổ, bước quá độ từ ảnh tượng đông phương sang tôn giáo đặc sắc nghệ thuật của người Hy lạp đã hoàn thành nhờ vào sự kiện là “lao động bản năng” của thần tạo hóa tiến hành sinh ra từ tư tưởng, sản xuất nghệ thuật này theo phán quyết: Tinh thần là nghệ nhân [41] . Bubner nhận xét lối phân chia các tôn giáo không theo đúng lịch đại vì Hegel không quan tâm, mà chú trong đến phẩm tính mỹ học cũng như hình thành tôn giáo nghệ thuật có tính chính trị, như ông viết mở đầu phần luận về tôn giáo-nghệ thuật: đó là dân tộc tự do, trong đó những phong tục đạo lý cấu thành bản thể của mọi thứ, và tất cả [mọi người] cũng như mỗi cá thể hiểu biết thực tại kỳ thành và hiện hữu này là chính ý chí và sự nghiệp của họ [42]. Bubner cũng nhận xét sự thống nhất giữa hai mặt ngôn ngữ và công trình nghệ thuật được Hegel chú trọng như một bước biện chứng trong phần luận này; ông cũng thảo luận những hình thái nghệ thuật của sử thi, bi kịch , hài kịch và thâu tóm trong đoạn mở đầu tôn giáo thần khải: Thông qua tôn giáo nghệ thuật, Tinh thần đã tiến triển từ hình thái bản thể  qua hình thái chủ thể, vì tôn giáo nghệ thuật sản xuất ra hình tượng của tinh thần và như vậy đặt để trong nó hoạt động và tự thức, mà trong bản thể khủng cụ chỉ có biến đi hay trong tin cậy không biết được mình là gì [43] .

Đi từ bản thể sang chủ thể là một bước tiến quan trọng trong quá trình biện chứng mà Hegel đã nói đến ngay từ lời mở đầu Hiện tượng luận tinh thần, đề ra cương lĩnh của toàn hệ thống tư tưởng của ông. Theo Bubner, đây là chủ thể hóa lịch sử của tinh thần lần thứ nhất, kể từ sự hoàn thành nguyên ủy của tôn giáo nghệ thuật Hy lạp, trước khi thời đại mới bắt đầu đăng trình. Điều đó muốn nói xây dựng kiến trúc hệ thống  mà Hegel đã vạch ra từ văn hóa Hy lạp (tụ định vị ở trung điểm của quá trình đi từ bản thể trở thành chủ thể) là hình thái chân chính của đời sống giữa chủ nghĩa tự nhiên ở phương Đông và sự biến thần khải của Thuợng đế độc nhất trong Cơ đốc giáo. Dưới góc nhìn thông diễn luận, Bubner xác định là trong phần thảo luận về tôn giáo nghệ thuật, Hegel đã khảo sát một mô hình cho đời sống xã hội hiện tại và tương lai, dầu nhìn từ việc Hegel phóng mô hình của ông vào quá khứ xa xưa, hay mượn (l)ý tưởng từ người Hy lạp; điều quan trọng là Hegel khai phá trong tôn giáo nghệ thuật một con đường hàn gắn những chia rẽ của thế giới hiện đại.

Quan điểm hữu thần trong việc đánh giá phần tín ngưỡng-mỹ học của Bubner đối chiếu với quan điểm vô thần của Kojève đề cập ở trên liệu có dẫn tới những nan đề nào trong vấn đề chúng ta đang thảo luận?

Theodor Adorno, triết gia trường phái Lý luận phê bình Frankfurt, tác giả Ästhetische Theorie/Lý luận mỹ học đánh giá Kant và Hegel đã đưa mỹ học lên tầm quyền lực nhất; Luc Ferry sau Sartre cũng nhận định trong dòng lịch sử tư tưởng, có những dấu mốc thời đại, mà Kant và Hegel là hai thời quan trọng đó. Mỹ học Kant trình bày trong Phê bình quyền năng phán đoán là một trong bộ baPhê bình hình thành nhằm đi tìm giải đáp những vấn nạn: tôi có thể biết gì? tôi phải làm gì? tôi được phép hy vọng gì? Triết học hệ thống Hegel thể hiện ba giai đoạn,từ Hiện tượng luận tinh thần, qua Khoa học luận lý đến Bách khoa toàn thư Khoa học triết học, một triết học về nghệ thuật hay mỹ học, Những bài giảng về Mỹ học. Sự khác biệt giữa hai hệ thống Kant và Hegel khá rõ ràng trong khởi sinh cũng như cấu trúc tư tưởng - nếu như bộ ba  Phê bình của Kant nêu ra mối quan hệ giữa khả năng nhận thức-lý trí-phán đoán làm nổi bật vai trò chủ thể/con người, cho nên ngay về mặt mỹ học Kant đã xác định: Một cái đẹp [của] tự nhiên là một sự vật đẹp ; cáí đẹp [của] nghệ thuật là một biểu tượng đẹp của một sự vật [33]- điều đó không hẳn chỉ cái tương phản giữa tự nhiên và nghệ thuật, nhưng còn nói đến sự can thiệp/hiện diện của con người trong tự nhiên và quyền năng, cho nên Kant khẳng quyết: Nghệ thuật đẹp chứng tỏ tính ưu việt của nó ngay cả ở chỗ miêu tả sự vật như thể đẹp mà có thể trong tự nhiên thì xấu hay khó hài lòng, vừa ý [34].



Đặng Phùng Quân
Phần nhận xét hiển thị trên trang