Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Trương Tửu tự bạch

Trương Tửu tự bạch [1]


*1954; Sau năm 1952-53 dạy ở Thanh Hóa đến Hội nghi Giơnevơ 1954. Về Hà Nội tôi dạy ở Lê Thánh tông 3 năm. Lứa anh Văn Tâm tốt nghiệp ở đấy. Lứa sau là anh Hà Minh Đức, Nguyễn Đình Chú…

Trở về Hà Nội tôi nghiên cứu lại, định viết bộ Văn học sử Việt Nam, dành hết thời giờ vào đấy, chẳng để ý đến ai. Chỉ có học trò đến hỏi những gì chưa rõ để về các anh ấy viết báo. Thời gian này sau khi bị đấu, tôi thôi dạy. Anh Đức có đến tôi chơi một lần. Tôi bảo anh không nên đến, có hại cho anh chẳng có lợi gì cho tôi. Anh hãy còn trẻ.  Anh cứ về chịu khó học hành chăm chỉ, cố gắng giữ được tư cách làm người. Anh ấy cảm động lắm, từ đó anh ấy không đến. Cách nay mấy năm các anh ấy họp lớp thầy trò mới gặp lại. Ba mươi mấy năm… Tôi nói với anh em vấn đề suốt mấy chục năm thầy trò không gặp nhau không nên để ý làm gì. Cái gì xảy ra thì nó đã phải xảy ra. Nó qua rồi. Cũng như thầy trò chúng ta xuống thăm một cái mỏ, lên thì mặt ai cũng nhọ, than nó bay vào nhưng không xấu hổ. Chỉ có khi nào lên khỏi mỏ rồi mà chưa rửa mặt thì mới xấu hổ. Anh em cảm động lắm. Nên bây giờ mình đối với thanh niên phải hiểu họ, không nên quá đáng. Hồi ấy cái thế nó như vậy, nó phải như vậy. Không phải xấu. Các anh ấy cứ bảo tôi kể chuyện. Tôi hỏi các anh đọc Tây du ký chưa. Ở đó có đoạn lấy được Kinh rồi, con rùa làm ướt hết. Thầy trò Đường Tăng lội xuống nhặt lên bóc từng tờ…bóc đến tờ cuối cùng thì rách mất. Đường Tăng cứ khóc bảo: Thôi, tiếng nói cuối cùng của Phật chúng ta không nghe được rồi. Đến lúc Tôn Ngộ Không nó vỗ vai nó bảo sư phụ xem có cái gì trên đời là hoàn hảo đâu, Đường Tăng mới thôi khóc đấy…Con người là người đều đáng quý cả, kể cả kẻ xấu, kẻ cắp, tội lỗi cũng nên tha thứ. Có điều nếu trời sinh nó thanh ra con rắn độc thì kệ nó, phải tránh đi, không chơi. Vì nó có thể mổ mình mà. Thái độ tôi như thế.
Về Hà Nội 1954, quyển đầu tiên tôi viết là cuốn Chỉnh huấn là gì. Anh đọc cuốn ấy là mê lắm. Viết phương pháp chỉnh huấn tuyệt vời.
Sau năm 1955 tôi viết Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du, Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam. Nxb. Minh Đức có in tiểu luận Chỉnh huấn là gì? của tôi. Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam là mở đầu cho bộ Văn học sử Việt Nam. Cũng nhà xuất bản ấy in. Sau đó viết mấy bài trong Giai phẩm. Lúc đó xảy ra vấn đề Giai phẩm bị cấm.
Trong lúc cấm Giai phẩm, có hai ông ở NXB Sự thật là Hồng Phong và Văn Tân (ông Văn tân làm trị sự) có viết một quyển sách nhan đề: Lập trường văn nghệ vô sản của Trương Tửu. Sách ra tôi có viết những bức thư ngỏ gửi ông Văn Tân. Chưa gửi chưa ai biết cả. Tôi có viết thư cho ông Trường Chinh (ông Trường Chinh lúc ấy phụ trách văn hóa của Đảng). Tôi nói: Nhà xuất bản của các ông có in một cuốn sách viết về tôi như thế. Xét về luật báo chí tôi có quyền trả lời. Yêu cầu ông cho tôi viết một quyển để trả lời. Tôi sẽ viết rất đứng đắn, để công chúng đọc và so sánh hai cuốn sách. Nếu không thì dư luận sẽ sai đi. Không thấy ông trả lời. Tôi viết cuốn sách gồm 10 bức thư hay lắm. Tôi không bác ý kiến ông Văn Tân, Hồng Phong. Hai ông bảo lập trường tôi phi vô sản, không Mácxit. Tôi viết theo cách tôi chỉ trích điều ông nói về tôi và trích Mác-Ănghen-Lênin nói về vấn đề ấy ở quyển nào. Thế thôi. Tôi không phê bình. Ví như ông Trương Tửu nói giai cấp vô sản một mình không thể đến được chủ nghĩa xã hội….Tôi sẽ nói tư tưởng của tôi về vấn đề này, tư tưởng Mác-Ănghen-Lênin về vấn đề này và tư tưởng của ông Văn Tân, Hồng Phong. Xem 3 tư tưởng, cái nào đúng, cái nào sai. Sách không được in.
Viết về tôi cố gắng đọc hết những cái tôi đã viết. Chưa đọc thì đến hỏi, nhớ gì tôi sẽ  nói. Từ Những bức thư ngỏ gửi ông Văn Tân, tôi không viết gì nữa, đóng cửa làm nghề khác.
Tôi đắc ý là quyển Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam, 1957, lúc đang đánh Nhân văn-Giai phẩm. Hay lắm đấy.
…Tôi có một kinh nghiệm là lịch sử Việt Nam khi đổi mới căn bản toàn là trong. Người đầu tiên đổi mới xứ sở mình là Mã Viện. Trước kia toàn là điền thổ, nó đổi mới rõ ràng, cơ bản. Lịch sử cơ bản thứ hai là thằng Pháp đến, nó đổi mới hoàn toàn. Thứ ba là anh Nga. Mình theo nó đổi mới toàn bộ chế độ, đến tư tưởng, tình cảm con người.  Cả Nga lẫn Trung Quốc thắm thiết tình Việt-Trung-Xô. Bây giờ là Mỹ nó đổi mới mình chứ không phải mình đổi mới mình. Nó không nói nhưng ra lệnh ngầm bằng lịch sử, bí quá anh phải đồng ý. Lênin nói một câu hay lắm, rằng những sự kiện nó cứng đầu cứng cổ lắm, không như lý thuyết. Nhìn vào xu hướng khách quan ta thấy chưa đổi được nhưng nó cứ bị đẩy vào.
Ông Đỗ Mười có công rất lớn. Ông ấy thấy nước ngoài nó hay, ông đem so với thực tiễn của mình mà làm, mới lắm. Vấn đề cứ theo thực tế. Hay là ở chỗ đó.
Có vấn đề cần nói là ý kiến của tôi đối với Truyện Kiều có thay đổi. Thực ra nó không mâu thuẫn gì nhau nhưng có thay đổi.  Bởi mình không lường được Truyện Kiều nó sâu sắc như thế. Trước chỉ nhìn được một mặt, không nhìn được mặt khác. Sau cứ thấy những mặt khác nữa. Mình thêm vào thì cứ thấy như nó phẩn đối những đoạn trước kia mình đã nói.
Quyển đầu năm 1942 viết theo phương pháp và quan điểm chủ nghĩa Mác: tính giai cấp của tác phẩm, khuynh hướng giai cấp của tác phẩm một cách rõ rệt. Sau này mới thấy quan điểm ấy đúng, nhưng thiếu, chưa đầy đủ.
Đứng về phương diện nào mà nói thì Truyện Kiều cũng không tốt. Nhưng đứng về một phương diện nào đó thì nó tốt. Tốt như thế nào chỗ đó mình chưa luận ra được. Sau thì luận ra được. Quyển đầu viết năm 1942 tôi kết luận: một tâm hồn ốm, một đẳng cấp ốm, một xã hội ốm-tất cảTruyện Kiều là ở đó. Đúng một phần chứ không phải không đúng. Riêng có một điểm đánh giá Nguyễn Du là một tâm hồn ốm thì không đúng. Tâm hồn ông không phải là ốm, nó súc tích lắm. Mình không đọc được kĩ hết tất cả các phương diện của nó nên mình tưởng thế. Bây giờ tôi vẫn còn muốn viết về Truyện Kiều nữa, chưa nói hết được.
Ví như yếu tố trong Truyện Kiều tôi chưa nói được. Cơ sở của Truyện Kiều đó là yếu tố thần bí từ đầu đến cuối. Rất hay. Mấy cuộc đời trong đó là yếu tố thần bí hết.
Thứ hai là con người ngoài tính giai cấp ra nó còn có cái chung cho tất cả-có tính nhân văn, muốn sống lương thiện, yên vui hạnh phúc. Nó là để danh cho các giai cấp chứu không riêng cho giai cấp nào. Còn yếu tố nữa là cô Kiều tiêu biểu cho con người cận đại, con người muôn mặt. Nó phức tạp quá. Vừa mới anh hùng xong bây giờ lại cúi xuống lạy người ta. Một con người như thế-thà tự tử chứ không chịu làm đĩ. Nhưng lúc bị Sở Khanh nó lừa rồi, con mụ Tú Bà nó đánh cho lại lạy nó “chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa”. Khổ thế là cùng chứ gì. Nó rất phức tạp, lúc hèn kém lúc táo bạo… Tôi cũng chưa nói được hết. Con người cận đại mình chưa nói được.
Thứ 3, yếu tố chân lí. Cái này mới hay. Trên thế giới có nước nào có có cuốn tiểu thuyết mà toàn dân đem ra để bói không. Bói mà đúng. Đó là chỗ rất hay chưa ai khám phá ra. Cũng như tử vi nó chứa một chân lí gì thì bói mới được chứ.
Thứ 4, quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Du. Ông Ngô Đức Kế bác Kiều bằng mấy chữ ai dâm sầu oán đại dục căn bi, tồi lắm không nên đọc. Chính ông Nguyễn Du cũng nói cuộc đời trong này đoạn trường khổ lắm. Thế rồi suốt một quyển kể những đau khổ hết của người này đến của người khác-Cuối quyển thì bảo “mua vui cũng được một vài trống canh”. Lạ không. Hay không nào. Mục đích của nghệ thuật là mua vui. Lạ thế. Nói cái khổ của người ta để mua vui cho thiên hạ. Từ trước có ai nghĩ như thế không. Tôi nói nước mình chứ chưa nói nước ngoài. Quan điểm đó phải phát triển. Thế mới lạ bởi vì quan điểm đó nó lại có nghệ thuật kèm theo. Có nhiều cái ở trong đó không làm thế nào mà cắt nghĩa được. Nó chứa đựng cái chân lý huyền ảo trong cuộc sống. Có luật nhân quả, luật nhân duyên của nhà Phật. Ông Nguyễn Du là một nhà phật học. Điều này “nguy hiểm lắm”. Tôi đã uống phải cái đó tôi biết. Lắm chỗ tôi bác ý kiến của Nguyễn Du đi bây giờ thấy sai hoàn toàn. Ông ấy nói tu là cõi phúc tình là dây oan. Mình bác. Mình không biết phải hiểu chữ tu, tình, phúc là theo đạo Phật chứ không phải theo ngôn ngữ của chúng mình thì mình mới hiểu được. Tất cả những danh từ trong đó đều do thuật ngữ mà ra mà mình không hiểu. Đến bây giờ tôi vẫn chưa viết hết, vẫn còn nợ cô Kiều. Văn học sau 1955 tôi không để ý một tí gì. Không đọc nữa, không biết. Có 2 chương trong cuốn Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam (chương cuối) tôi có nói vấn đề ấy: điều kiện lịch sử mới của nền văn học mới, hướng đi như thế nào. Bỏ 30 năm nay chẳng để ý đến văn học, chẳng biết có cái gì hay (Ví như trước kia tôi nói được ngay thích Xuân Diệu, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Vũ Trọng Phụng,…). Còn văn học lúc sau năm 1955 tôi không dám có ý kiến. Có thể do sự lãnh đạo của Đảng tập trung vào khu vực khác. Liệu mà viết thế nào cho sát thực tế. Đừng có rơi vào những cái cũ.
Về Nhân văn Giai phẩm sau bao nhiêu năm nhìn lại thấy rằng: Lúc ấy phong trào chống Stalin lan ra ở khắp thế giới, khắp nơi. Bởi đó là điều vướng nhất trong sự tiến bộ của chế độ Xô viết và con người. Khắp các nước XHCN đều nổi dậy chống Stalin. Ít nhất là trong văn học. Riêng tôi là người Mácxit, tôi nghĩ không hưởng ứng phong trào này thì mình có xứng đáng là người trí thức Mácxit không? Cho nên phải viết. Viết bởi trong Đảng mình cũng có những cái tôn sùng cá nhân. Mình thấy mình cần viết để gõ một tiếng chuông báo động và đưa ra một yêu cầu đòi tự do tư tưởng cho người văn nghệ sĩ.  Thứ 2 là bỏ cái đảng trị đi. Anh em văn nghệ tin ở phương diện tài và đức, người ta bầu ra ai thì người ấy lãnh đạo, không kể đảng hay không đảng. Thứ 3, những người văn nghệ sĩ đứng đắn bao giờ cũng tôn trọng sự thật. Tôi tôn trọng Đảng, quí Đảng, nhưng tôi quí sự thật hơn Đảng. Nếu Đảng xúc phạm đến sự thật thì tôi sẽ phê bình. Tôi viết mấy ý kiến táo bạo như thế, không có hối hận gì cả, bao giờ cũng thấy đúng. Có điều giá viết một cách ôn tồn tí nữa thì hơn. Bây giờ ngoảnh lại nhìn cuộc đời mình không thấy chỗ nào mình xấu hổ cả. Cuộc đời mình mình mở đường mà đi. Trong sự đóng góp ình có đóng góp cá nhân, có sai lầm nhưng có tiến bộ. Trong cuộc đời nghệ sĩ, lúc nào, việc nào, mình cũng bênh vực sự thật, lương tâm trong sạch. Không sa đà vào ăn chơi, vào tư tưởng này tư tưởng nọ. Chỉ khổ là cái mắt bay giờ không còn nhìn rõ nữa.
Trước khi chết, thế nào tôi cũng viết quan điểm của tôi bây giờ đối với chủ nghĩa Mác. Bởi cả cuộc đời mình ở trong đó. Cái bột mình làm từ đó ra. Mà nó cũng có ích. Nó phải có ý nghĩa nào đó chứ. Mọi việc đã diễn ra như thế. Đó là cái nợ đối với ông Mác. Cái nợ phải trả. Nhiều người còn thắc mắc lắm, kể cả đảng viên kỳ cựu nữa chứ không phải thường đâu. Một chủ nghĩa ra đời năm 18, lập nên một chế độ Xô viết thế giới trong suốt 70 năm. Chẳng lẽ nó sai à. Như thế chẳng thể nói nó là sai, là vứt đi cả. Nó phải có cái gì được chứ. Chẳng lẽ ông Mao Trạch Đông là vứt đi à! Nó phải có công lao quá đi ấy chứ. Cho nên phê bình lịch sử là việc khó nhất. Phải có một con mắt chân chính, rộng lượng, vì nhân loại, không thiên vị. Không phải ai cũng đúng cả đâu. Đến như Mác cũng có chỗ sai chứ không phải là không sai. Nhưng một người như Mác là người tuyệt vời. Cái sai của họ cũng khác, cái sai của họ cũng là bài học lớn cho mình. Nó có ích. Nên ông Mác bảo rằng lịch sử loài người có phải chỉ là lịch sử các chế độ đâu, còn là lịch sử phát triển nhân tính nữa. Nên văn hóa là một sự liên tục. Tôi còn nhớ chuyện một ông người Pháp ông ấy mặc áo, cài khuy áo, ông ấy nghĩ đến ai là người làm ra cái khuy áo thế này, cách cài thế này. Phải biết thật đúng. Biết nửa vời thì cái gì cũng sai. Phải biết ơn những người đi trước với tất cả những lầm lẫn không thể tránh khỏi của họ. Phải rộng lượng tha thứ, hiểu biết. Thế mới là người.
-VẤN ĐỀ TÍNH CHẤT DÂN TỘC
Vấn đề này tôi chỉ nói ngắn gọn:
Anh là người Việt Nam, anh thuần túy Việt Nam, thế là anh tự nhiên có cái năng khiếu phản ánh, thể hiện những cái gì của dân tộc mà chính anh cũng không biết. Khi viết, khi nói thì nó ra tự nhiên. Thế thôi.
Cho nên ông Trường Chinh không đồng ý với tôi về quyển Tương lai văn nghệ Việt Nam. Ông cho văn hóa phải có 3 nguyên tắc lớn là: dân tộc hóa, khoa học hóa, đại chúng hóa. Tôi đưa ra 4 yếu tố, không có dân tộc tính.
Bởi nói văn nghệ là phải có tính cách mạng liên tục. Văn nghệ phải cách mạng, cả trào lưu cứ đi mãi không bao giờ đứng cả. Đó là 1.
Thứ 2, nói cách mạng theo hướng xã hội chủ nghĩa. Trong “Tương lai văn nghệ Việt Nam” tôi đã chứng minh như thế.
Thứ 3, phải có tính khoa học. Không có tính khoa học thì không mang tính thời đại.
Thứ 4 là tính đại chúng.
Ông Trường Chinh phê bình tôi là không nói tính dân tộc không được.
-Ý KIẾN VỀ TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
Hồi mặt trận bình dân ở Pháp, sách sang ta rất nhiều. Toàn sách Mác-Lênin. Bây giờ mới được đọc. trước Pháp cấm, không có mà đọc. Thời gian đó được 2-3 năm, tôi đọc được nhiều, mua hoặc ra hiệu sách ở chợ Đồng Xuân ngồi đọc. Nhiều quyển quý lắm, thư viện cũng không có, như cuốn Duy vật lịch sử của ông Bukharin.
Sách Mác Ănghen Bukharin tôi đọc nhiều lắm và bị chủ nghĩa Mác cuốn hút mình. Nó hay quá. Đó là nói về quan điểm và phương pháp của nó. Cái này có gây tai hại cho tôi đấy.
Tôi bảo phải dùng phương pháp này mới nghiên cứu được. Nên phải cố nghiên cứu tiếng Pháp để đọc nhiều điểm ý kiến của Mác-Lênin. Như: ở những nước thuộc địa lạc hậu đế quốc cai trị thì giai cấp tư sản yếu lắm không đủ tư cách làm cách mạng dân chủ. Một mặt bị nó chèn ép, một mặt chạy theo xu hướng trụy lạc ăn chơi của đế quốc tư bản.
Điều đó ảnh hưởng đến cách mình nhìn và đánh giá sách của Tự lực Văn đoàn như là cái giấy bổn: nó ca ngợi cô Tuyết làm đĩ, đời mưa gió thơ mộng, ca tụng những cái xác thịt, ca ngợi những cái cải cách chỉ làm cản trở, chậm tiến hóa. Thế là mình quay lại chống Tự lực Văn đoàn mà vừa trước đó mình ca tụng nó. Trước kia mình viết những bài ca tụng rất hay, nổi tiếng khắp nước. Có người ở Sài Gòn viết bài trên báo Sài Gòn “Ngòi bút Trương Tửu không thành thật”. Trước ca tụng giờ lại công kích nó bảo rằng khuynh hướng tư sản làm cản trở sự tiến hóa của xã hội. Tôi bị cái tiếng làm thay đổi tư tưởng vì lúc đó tôi bắt đầu đi vào chủ nghĩa Mác. Tôi thấy nó mới, hay quá. Lúc đó tôi chưa có kinh nghiệm gì về đời sống bên Liên Xô.
Năm 1936 có vụ án Matxcơva xử những Trung ương ủy viên trong Bộ Chính trị như Camơnốp Bukharin…đó là những bạn thân của Lênin-họ bị coi như phản động hết. Hồi ấy thế giới tổ chức phiên tòa ở Paris để phát những điều của Nga ở Moscou. Mình mới thấy ra những cái gì mình đọc trong lý thuyết là như thế nào; còn những cái trong thực tế của Stalin là như thế nào, đó là dân khổ, trí thức mất quyền như thế nào. Không biết con đường Stalin đúng hay sai. Đến năm 1991 Gorbachop tuyên bố bỏ giai cấp công nhân lãnh đạo, Đảng lãnh đạo, bỏ chế độ Xô viết. Mình nghĩ những cái đó nhưng chỉ nghĩ ở trong đầu mình, thế mà trên thực tế nó đã đến cả, Nó độc tài quá. Qua thực tiễn thấy như thế.
Tôi định viết quyển Tôi đến với Chủ nghĩa Mác-Lênin như thế nào.
Có người Việt Nam ở Mĩ viết rất táo bạo: 100 năm nước Pháp đô hộ nước ta đã để lại dấu vết ghê ghớm lắm. Nhìn lai văn học thế kỉ XX, các nhà văn đều từ Tây học ra cả. Như trongHồn bướm mơ tiên: :Lá rơi, lá rơi,…là lấy ở văn học Pháp. Rất nhiều tứ thơ của Xuân Diệu toàn ở thơ Pháp. Trí thức như ông Quỳnh, ông Vĩnh ảnh hưởng Pháp ghê ghớm. Dân cũng ảnh hưởng Pháp không kém đâu.
Ảnh hưởng ấy là tốt, đó là Tây phương, là Hi Lạp, La Mã. Tôi biết đến dân chủ là nhờ Rútxô, Vonte, tư tưởng thế kỷ XVIII ở Pháp. Khi tôi đọc lý thuyết văn học là biểu thị của xã hội thì chính nó đã cho tôi biết lối mà đi. Cái ấy đúng thế mà là sai. Sau đó mình “nhảy” thêm bước nữa khi mình biết điều Mác bảo văn học biểu thị giai cấp đấu tranh. Và tôi viết về Truyện Kiều xét về mặt tính giai cấp. Xét lại thấy đúng một phần sai một phần. Gần như ngược lại cái mình viết năm 1942.
TRƯƠNG TỬU
Tiểu sử
-Sinh năm 1913 ở làng Bồ Đề, Gia Lâm, Hà Nội, trong một gia đình dân nghèo thành thị.
-Viết báo, viết văn từ năm 18 tuổi (1931)
- Tham gia kháng chiến từ 12-1046 ở Liên khu 4 (Thanh Hóa)
- 1952 được bổ nhiệm làm giáo sư dạy dự bị đại học (ở Liên khu 4)
Từ 1954 là giáo sư đại học Sư phạm.
Nghỉ viết văn từ thời kỳ Nhân văn Giai phẩm 
....................
Pgs Tôn Thảo Miên và Ts Hà Công Tài [Viện văn học – Viện hàn lâm KHXHVN]. Hà Nội 1997


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khởi tố Thứ trưởng Công an: Vấn đề là có quyết liệt hay không?


Phiên tòa 7/1/2014, Dương Chí Dũng khai Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo cho Dũng bỏ trốn và Dũng đã đưa cho Ngọ hơn 500 ngàn USD ….Trả lời các báo Ngọ phủ nhận tất cả, đại ý “Dũng khai là chuyện của Dũng, vấn đề là phải có chứng cứ chứng minh về việc này. Tôi không biết, không liên quan. Chấm hết”. Sau đó Tòa đã khởi tố vụ án này để tiếp tục xử lý. Dư luân sướng rêm nhưng ….không dễ à nha (?)
“Không dễ” là vì ngay khi bị bắt, Dũng đã khai ra Ngọ. Nhưng sau đó, Dũng được hướng dẫn phải đổi lời khai, thậm chí có đơn xin lỗi Ngọ. Theo Dũng, Dũng buộc phải làm như vậy vì lời hứa sẽ được “ giải cứu thần chết” nhưng kết quả vẫn bị tử hình. Nay đành phải huỵch toẹt .

Với diễn biến này, dễ dàng suy ra ván cờ “Dũng - Ngọ”đang ở thế giằng co. Nếu Dũng thắng thế ( lời tố cáo là đúng) , thì cơ quan chức năng đã “bóp mũi” Ngọ lâu rồi. Đâu cần chờ đến hôm nay ? Rất có thể thời điểm đó, thế cờ Ngọ đang thắng nên ….Nay mượn dư luận ồn ào, “gió sẽ đổi chiều” chăng? Kết quả đành phải chờ, nhưng khả năng thế cờ tàn … và tỉ số hòa cả làng là rất cao. (Trong thực tế, khởi tố và sau đó “đình chỉ” là chuyện thường ngày ở huyện của VN).

Trở lại câu chuyện “phủ nhận” của Ngọ. OK, quả không sai, vậy mới xứng là “thứ trưởng”, bởi hơn ai hết Ngọ hiểu rằng “làm quái gì có chứng cứ, phen này thì đã làm gì được nhau ? Không biên nhận giao tiền, không nhân chứng? Không hình ảnh, không video, không ghi âm? Không danh sách điện thoại thể hiện hai người gọi cho nhau?....Tất cả đều không .Botay.com thôi ?!

Xin thưa, vẫn có cách, cuộc đời không thể giản đơn như thế. Vấn đề là các “sếp trên”có quyết liệt hay không?

Hãy truy lùng ngay về tất cả số tài sản của Ngọ và người thân đang có (vợ , con, cha, mẹ, anh chị em, bà con thân thích, bạn bè tâm giao…). Sau khi xác minh được số tài sản đó do ai đang nắm giữ, buộc họ chứng minh nguồn gốc số tiền ở đâu ra ? Nếu Ngọ đứng tên số tài sản đó ( không lẽ ngu đến thế sao? ) thì sau khi “cân – đo- đong –đếm” mức lương của thứ trưởng thì đến vài kiếp sau Ngọ mới đủ số tiền đó. Nếu người thân đứng tên thì cũng phương pháp tương tự, đặc biết chú ý thời điểm phát sinh số tiền khổng lồ đó có trùng với thời điểm Dũng đưa cho Ngọ ?

Giả sử, những người đang giữ giùm số tiền trên ngoan cố không khai của Ngọ. Họ nói rằng, do trúng số , hoặc lượm được. OK, cũng có thể, nhưng nếu trúng số thì phải có chứng từ của công ty trả thưởng, làm sao có ? 


Còn lượm được thì theo luật, buộc họ phải thông báo với chính quyền địa phương, để trả lại cho người mất, họ có làm động thái này không ? Nếu không thì xử lý hình sự luôn về tội “chiếm giữ tài sản trái phép” ( Điều 141 Bộ luật hình sự) Truy một hồi thì sẽ ra hết thôi.

Chuyện khó mà dễ, dễ mà khó. Phải vậy không ?

Luật sư Trương Sỏi
(Quê choa)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Tài liệu của Mỹ từ báo cáo của người Mỹ bị bắt tại Hoàng Sa

. 

Trận chiến ở Hoàng Sa năm 1974 cụ thể như thế nào thì chỉ có những người trực tiếp tham gia mới biết rõ được nhưng những thông tin họ đưa ra có được bao phần là đúng thì lại là một vấn đề khác. Có 3 nguồn thông tin chính là Việt Nam cộng hòa, Trung Quốc và Hoa Kỳ (đứng ngoài trận chiến nhưng lại là yếu tố quan trọng quyết định đại cục cuộc chiến). Những tài liệu giải mật mới đây của Mỹ cho thấy họ đã "khoanh tay" đứng nhìn nhưng thật ra cũng chẳng khó khăn gì để suy luận ra nguyên nhân thực sự của hành động này là: bán "nợ xấu" VNCH cho Trung Quốc với Hoàng Sa là một "món quà" cho sự giao hảo giữa hai bên, đồng thời lại dùng chính món quà đó để khoét sâu vào mối mâu thuẫn giữa Liên Xô - Việt Nam - Trung Quốc. Vấn đề quan tâm hiện nay của chúng ta là những người mang dòng máu Việt ở Hoàng Sa bấy giờ đã thực sự làm những gì để giữ gìn mảnh đất của cha ông ta? Mọi chuyện có đúng như những gì mà báo chí đang truyền đạt đến độc giả (với nội dung từ nguồn ... Hà Văn Ngạc)? Trong điều kiện không có nhiều tài liệu từ ngành sử nước ta, từ báo chí quốc tế,... chúng ta cần tìm hiểu kỹ và đối chiếu giữa các thông tin của những người trong cuộc để cố gắng tìm được những giao điểm sự thật.
Dưới đây xin giới thiệu với các bạn bản dịch một "tài liệu do Bộ Lục Quân Hoa Kỳ, Văn Phòng Phụ Tá Tham Mưu Trưởng Đặc Trách Tình Báo đúc kết và phổ biến vào tháng 12 năm 1974". Bản dịch này được thực hiện bởi ông Thềm Sơn Hà và đăng trên http://hqvnch.net.

Trung Cộng đổ bộ tấn công quần đảo Hoàng Sa tháng 1 năm 1974 - Dịch: Thềm Sơn Hà
Lời mở đầu
Tài liệu này do Bộ Lục Quân Hoa Kỳ, Văn Phòng Phụ Tá Tham Mưu Trưởng Đặc Trách Tình Báo đúc kết và phổ biến vào tháng 12 năm 1974.
Tài liệu dựa trên báo cáo của ông Gerald E.Kosh phối hợp với các tin tình báo đã được Hoa Kỳ thu thập được trong khoảng vài tháng trước ngày Trung Cộng cưởng chiếm Hoàng Sa.
Người dịch thân kính gởi lời cám ơn đến niên trưởng Nguyễn Hải (K10/SQHQ/NT) đã ưu ái góp ý và tu sửa cũng như cám ơn nhiệt tình của đệ nhị Hải sư Bùi Văn Tẩu (K17) đã đến tận Thư viện Lục quân Hoa Kỳ để lấy ra tài liệu này.

Thềm Sơn Hà

I. Lời Giới Thiệu

Bài tường trình này nêu lên những điểm chính yếu của cuộc hành quân tấn công đổ bộ vào ngày 20 tháng 1 năm 1974 bởi lực lượng Trung Cộng (TC) lên 2 đảo nhỏ do Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) phòng thủ trong nhóm Nguyệt Thiềm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Phần đầu của bản báo cáo trình bày những quan sát trong cuộc hành quân rất là tường tận của một nhân chứng duy nhất đầy đủ khả năng.
Phần thứ nhì định giá vài khía cạnh chính yếu của nguồn tin, đối chiếu lại các dử kiện Hoa Kỳ sẳn có và đưa ra những nhận định tổng quát về sự hiệu quả của lực lượng TC tham dự vào cuộc hành quân.

1) Nguồn gốc:

Gerald E.Kosh là viên chức Hoa Kỳ liên lạc với Vùng Chiến Thuật trực thuộc cơ quan DAO Saigon, chính ông đã quan sát cuộc đổ bộ của TC lên đảo Hoàng Sa và Cam Tuyền, ông đã bị bắt trên đảo Hoàng Sa vào ngày 20 tháng 1 năm 1974. Ông Kosh là cựu Sĩ quan Bộ binh, đã phục vụ 2 năm ở Việt Nam, tại đây Ông đã học được rất nhiều kinh nghiệm tác chiến khi chỉ huy toán thám sát. Ông đã qua các khóa huấn luyện về Lực lượng Đặc biệt, Nhảy dù và Biệt động quân, thêm vào đó là kinh nghiệm chiến trường, sự quen thuộc với các loại vũ khí cở nhỏ của TC và sự đánh giá đúng mức khi viết báo cáo về Tình báo, ông Kosh được xem là người duy nhất có khả năng như là một quan sát viên về chiến thuật và quân cụ và Ông đã đưa ra những nhận xét rất có giá trị.
Sự chính xác trong cách mô tả chi tiết về hình thể của đảo Hoàng Sa đã được xác nhận và khả năng ký ức của ông được xem là hoàn hảo.

2) Bối cảnh.

- Ngày 11 tháng 1 năm 1974, TC tái xác nhận chủ quyền đã có từ lâu trên các nhóm quần đảo trong vùng Biển Đông (South China Sea) trong số này có quần đảo Hoàng Sa mà từ giữa thập niên 1950 đã được chiếm giử bởi TC (Nhóm Tuyên Đức) và VNCH (Nhóm Nguyệt Thiềm) (xem hình 1)
- Trong 9 ngày tiếp theo đó, TC đã thực hiện cuộc hành quân phối hợp với mục đích chiếm đoạt các đảo dưới sự kiểm soát của VNCH. Sau trận hải chiến vào khoảng giữa sáng ngày 19 tháng 1, những chiến hạm VNCH đã hoạt động trong nhóm Nguyệt Thiềm từ ngày 14 tháng 1, triệt thoái ra khỏi vùng, kể từ sau đó các chiến hạm TC đã hiện diện một cách liên tục và hoạt động tự do trong nhóm Nguyệt Thiềm.
- Ngày 20 tháng 1, các thành phần của Lực lượng Bộ binh và Hải quân TC đã phối hợp thực hiện những cuộc hành quân đổ bộ thật chu đáo tấn công lực lượng yếu kém của VNCH trên ba đảo Cam Tuyền, Hoàng Sa và Vĩnh Lạc trong Nhóm Nguyệt Thiềm. Như vậy TC đã nới rộng sự kiểm soát trong toàn thể quần đảo Hoàng Sa.

II. Những sự Quan Sát của nguồn tài liệu.

1) Cuộc tấn cộng lên đảo Cam Tuyền:

Đảo Cam Tuyền là một đảo nhỏ (500m X 700m), cây cỏ vừa phải, bao quanh bởi một bãi cát rộng từ 20m đến 50m và bãi đá ngầm kéo dài từ hướng Tây Bắc độ sâu 2fathoms ( 1fathom=1,83m=6feet) đến hướng Đông có độ sâu 1fathom (xem đính kèm số 2). Đảo được bảo vệ bởi một toán 14 hải kích VNCH (1) đưa lên đảo trong ngày 18 tháng 1. Họ trang bị súng M.16, vài khẩu súng phóng lựu M.203 cở 40 ly và lựu đạn cầm tay. Đơn vị đồn trú nhỏ này không chuẩn bị các vị trí phòng thủ.

- Lúc 09.00 giờ (giờ địa phương) ngày 20 tháng 1, hai chiến hạm Tuần duyên (CHTD) thuộc loạì Shanghai của Hải quân TC đến cách đảo Cam Tuyền 400m về hướng Đông Nam và ngừng lại ở vị trí này. Ngay tiếp theo đó, một chiến hạm lớn hơn không xác định được loại nào (CH.X) tiến vào vị trí phía Tây Nam đảo (xem hình 2)

- Lúc 10.00 giờ, ba chiến hạm bắt đầu tác xạ lên đảo Cam Tuyền. CHTD tác xạ hình như là đại bác 37ly trước mủi và sau lái và CH.X tác xạ bằng loại súng lớn giống như loại đại bác 105 ly nòng ngắn của Mỹ (Lời người dịch: Đây có lẽ là loại đại bác 100ly thì đúng hơn vì chiến hạm TC không trang bị loại 105ly).
Hai CHTD đã phối hợp nhau chia đảo ra thành từng khu vực tác xạ cho mỗi chiến hạm và mỗi loại súng. Đại bác 37ly trước mủi và sau lái thay phiên nhau bắn từng loạt từ 3 đến 5 phát.
Nhận thấy những loạt đạn đầu tiên rớt trên mặt biển về hướng Bắc của đảo Cam Tuyến. CH.X đã điều chỉnh bắn quét khắp đảo đều đặn, tuy nhiên không biết rỏ được nhịp độ tác xạ.
Toán Hải kích bố trí ngay bờ bụi rậm ở hướng Đông của đảo đã báo cáo qua máy truyền tin về toán phòng thủ trên đảo Hoàng Sa là họ bị thiệt hại một người chết và 3 người bị thương qua những đợt pháo kích của chiến hạm TC. (2)

- Lúc 10 giờ 30 sáng, 2 tàu đánh cá tiến vào hướng Đông và giử lấy vị trí cách bãi đá ngầm khoảng 250m về hướng Đông Đông Bắc đảo nằm ngoài vùng tác xạ của các khẩu 37ly. Loại tàu này đã được nhận dạng là loại tàu đánh cá NanYu. Có ít nhất là một chiếc (số 407) và có thể cả 2 chiếc đã hiện diện trong lần đụng độ đầu tiên vào ngày 17 tháng 1. Trong ngày hôm đó, Kosh đã thấy tàu đánh cá số 407 cố tình ép chiến hạm VNCH là HQ4 (Khu trục hạm Trần Khánh Dư) vào vùng đá ngầm. Tuy nhiên vào lúc bấy giờ, chiếc tàu TC có vẻ như là một tàu đánh cá được điều khiển bởi một thủy thủ đoàn có bình thường mặc đồ xanh loại tập thể dục (sweatsuit) và đội nón rơm. Điều thật ngộ nghỉnh là trong lúc tàu đang có hành động khiêu khích, một vài nhân viên vẫn dùng cần câu bằng tre và quăng dây câu xuống nước.
Trong khoảng thời gian từ 14 đến 20 tháng 1, không thấy có chiếc tàu đánh cá nào có mang theo lưới cá, lúc ban đầu Kosh đã xem chúng như là một loại tàu đánh cá vì chúng không có vẻ giống như chiến hạm.

- Khoảng ngắn sau khi 2 chiếc tàu đánh cá tiến vào, một lực lượng hơn 100 lính TC xuất hiện trên boong của mội chiếc và bắt đầu nhanh nhẹn chuyển xuống nước những chiếc bè cao su màu đen (xem đính kèm 3). Trong quân phục tiêu chuẩn của bộ binh TC (xem hình 4), họ quăng mỗi lần 2 chiếc bè ở phía sau lái hữu hạm chiếc 407, xong kéo chúng về phía trước đúng vào vị trí cạnh bên 2 thang dây, có từ 6 đến 8 lính TC leo từ mỗi thang dây xuống bè (xem hình 5). Khi bè chứa đủ người, họ chèo lên hướng Bắc của chiếc 407. Nơi đây họ lập nên một đội hình gồm 30 bè. Do vị trí của 2 tàu đánh cá nên chỉ quan sát được có hữu hạm của chiếc 407, tuy nhiên qua sự mau lẹ trong sự họp thành đội hình cơ bản đủ để ông Kosh suy luận là cách thức đưa bè và người khỏi tàu đã được sử dụng cả 2 bên mạn tàu với 8 bè được đưa xuống ở mỗi bên.

- Lính TC điều hành việc hạ bè và đưa người xuống một cách nhanh chóng và hiệu quả chứng tỏ là thao tác này đã được tập dượt kỹ càng. Thêm vào đó, họ chèo bè rất nhịp nhàng và giữ đúng đội hình.

- Lực lượng tấn công tổng cộng từ 200 đến 240 người trên 30 bè. Khi chiếc bè dẫn đầu của toán bè theo đội hình mũi giáo vừa qua khỏi cạnh đá ngầm, một trái hỏa pháo màu đỏ được bắn lên từ CH.X ra hiệu cho tất cả các khẩu hải pháo ngưng tác xạ. Đồng thời, lằn đạn xanh chỉ đường trên đám bụi cây chứng tỏ là lính TC đã khởi sự bắn áp đảo bằng súng nhỏ. Toán Hải kích đã bắn trả qua những loạt đạn rơi xuống nước gần những chiếc bè nhưng không thấy chiến hạm TC đáp lại bằng hải pháo yểm trợ. Lực lượng tấn công vẫn giữ vững đội hình chặt chẻ cho đến khi hầu hết các bè đã vượt qua khỏi vùng đá ngầm, sau đó các bè ở phía sau đổ bộ dài theo phía Đông Bắc đảo Cam Tuyền. (xem hình 6). Lính TC lội lên bờ trong những vùng nước cạn và tiến ngay vào trong mà không cần kéo bè lên bãi cát. Không có sự tổn thất nào được ghi nhận về phía TC.
Khi những người lính TC đầu tiên tiến vào bờ, hai CHTD di chuyển về hướng đảo Hoàng Sa.

2) Tấn công lên đảo Hoàng Sa.

Nằm cách 2 hải lý về hướng Đông Bắc của đảo Cam Tuyền, đảo Hoàng Sa là một đảo nhỏ (400m X 800m). Trên đảo có 7 cơ sở cố định, một trong số này được VNCH (cho đến ngày 20 tháng 1) dùng làm Đài khí tượng. Đảo có rất nhiều đường mòn, cây cỏ mọc từ lưa thưa cho đến tương đối rậm rạp và một bãi cát rộng từ 20m đến 30m. Bãi đá ngầm bao quanh đảo sâu từ 1fathom đến 2 fathoms và rộng từ 300m đến 900m.
Vào ngày 20 tháng 1, trong số 48 quân nhân VNCH phòng thủ đảo chỉ có 20 lính địa Phương Quân là trang bị vũ khí (súng trường M16), không có sẳn vị trí hay kế hoạch phòng thủ.

- Lúc 11.00 giờ, hai CHTD vào vị trí cách hướng Nam đảo 400m. CH.X di chuyển lên hướng Bắc nhưng vẫn còn nằm về hướng Tây đảo Cam Tuyền để tránh khỏi bị nhận dạng (xem hình 7).

- Lúc 11.30 giờ, các chiến hạm TC bắt đầu pháo kích lên đảo Hoàng Sa theo đúng như cách thức đã tấn công đảo Cam Tuyền. Tác dụng của những viên đạn bắn ra từ CH.X lại một lần nữa cho thấy là của loại đại bác 105ly. Một điều hơi lạ là mặc dù chiến hạm TC bắn dọn đường liên tục với mức độ vừa phải trong gần một tiếng đồng hồ nhưng đã không gây ra tổn thất nhân mạng nào về phía VNCH cũng như không có một cơ sở nào bị hư hại. Hai chiếc tàu đánh cá loại NanYu chưa từng xuất hiện từ trước, tiến vào vị trí cạnh bãi đá ngầm cách đảo 600m về hướng Tây Nam (xem hình 7).

- Lúc 12.30 giờ, chấm dứt đợt tác xạ dọn đường, cuộc đổ bộ tấn công lên đảo Hoàng Sa bắt đầu. Mặc dù Kosh không quan sát được những diễn tiến hạ bè và người cùng cách thức đổ bộ lên đảo nhưng chắc là cũng giống hệt như cách thức tấn công lên đảo Cam Tuyền. Lực lượng tấn công được ước tính khoảng 2 đại đội chỉ chạm trán với tràng đạn M16 lẻ tẻ từ lính phòng thủ.
Sự củng cố đảo Hoàng Sa đã được thi hành rất có hệ thống và rất nhịp nhàng. Lực lượng tấn công lục soát khắp nơi trên đảo, có điều nhận thấy rõ ràng là họ dùng các đặc điểm về địa thế có thể nhận dạng được để chia khu vực cho từng trung đội. Trong những vùng đã được phân chia, những nhóm gồm từ 5 đến 8 người lục soát những khu vực được giao phó, họ hay dừng lại để bắn thăm dò trước khi vào lục soát những nơi rậm rạp.
Các toán kiểm soát nội bộ hay liên lạc với nhau bằng thủ và khẩu lịnh, và họ thường dùng thủ lịnh. Trong tất cả các trường hợp được quan sát, các chỉ thị đã được thi hành lập tức và chính xác. Cùng lúc với sự lục soát, một lực lượng gồm 2 trung đội đã củng cố và bảo đảm khu vực được dựng lên để dùng làm Bộ Chỉ Huy (BCH)Trung Cộng. Mỗi tòa nhà được giải tỏa bằng lựu đạn tay và được lục soát rất có hệ thống.
Kosh đã bị bắt bởi một toán 7 người và được đưa vô khu vực BCH chung với những tù nhân khác.

- Khoảng 13.30 giờ, khi đã nắm chắc đảo và kiểm nhận tất cả quân nhân VNCH, lực lượng tấn công đã đào các hầm trú ẩn cá nhân quanh đảo sát cạnh phía bên trong bụi rậm.
Sự củng cố sau cùng đã được hoàn tất thật nhanh và không có sơ hở nào rõ rệt. Lực lượng tấn công đã được kiểm soát rất chặt chẻ, rất có kỷ luật và được huấn luyện kỹ. Ông Kosh cho biết là sự chính xác và hiệu nghiệm của cuộc tấn công sẽ không đạt được nếu không có những cuộc tập dượt đi sâu vào chi tiết và sự hiểu biết tường tận về sự bố trí hình thể của đảo Hoàng Sa.

3) Những quan sát đặc biệt khác.

Ông Kosh cũng đã nhấn mạnh đến những khía cạnh sau đây của cuộc hành quân.

- Không quân yểm trợ chiến thuật. Có vài nguồn tin công khai lên tiếng cho là cuộc hành quân đổ bộ của TC đã được yểm trợ bởi những cuộc oanh kích chiến thuật, tuy nhiên ông Kosh cho là không có những cuộc oanh kích nào để yểm trợ cho quân TC hay VNCH. Vì khoảng cách giữa 5 đảo của nhóm Nguyệt Thiềm tương đối ngắn, Kosh có thể phát giác được sự yểm trợ của loại phi cơ có khả năng tác chiến cao ở bất cứ nơi nào trong nhóm Nguyệt Thiềm.

- Quân phục: Sĩ quan và binh sĩ mặc quân phục tiêu chuẩn quân đội Cộng Sản Trung Hoa. Tất cả quân lính của lực lượng đổ bộ đội nón mềm, thắt lưng có khóa thắt bằng bạc trơn và mang giày bố xanh olive. Kosh có thể nhận biết được cấp sĩ quan bởi nón họ đội có chóp cao, áo có 4 túi và mang súng lục. Điều đặc biệt nhất trong phần mô tả của Kosh là tất cả quân phục đều đồng một màu (không có đấu vết bạc màu) và hoàn toàn mới toanh.

- Vũ khí và dụng cụ: Mỗi sĩ quan thuộc lực lượng tấn công chỉ mang theo một khẩu súng lục loại 51 hay 54 đựng trong bao súng ngắn màu nâu nằm trên dây thắt lưng và được giữ chặt bởi một sợi dây xéo ngang ngực vòng qua vai bên trái.

Những người lính mang súng trường loại 56 hoặc súng Carbin với số lính mang súng Carbin nhiều hơn súng trường. Mỗi người lính còn mang loại thắt lưng như mạng lưới có gắn 2 bi-đông nước, 4 lựu đạn loại dài, 1 bao nhỏ và một dao găm dài loại dùng cho các toán Biệt kích (xem hình 9). Điều lạ nhất của loại dao này là bao đựng dao lại không được dùng để giữ chặt cán dao, con dao để một cách lỏng lẻo trong bao. Những người lính trang bị loại súng trường tấn công còn mang trên ngực loại dụng cụ như mạng lưới dùng để chứa 4 băng đạn, mỗi băng 30 viên. Họ không có đeo túi hay ba-lô trong lúc tấn công, tuy nhiên khi củng cố vị trí lần cuối cùng, toán 25 người mang 3 ba-lô loại lớn được cài chặt chẻ có dạng giống nhau, từ bờ biển đến mặt phía Bắc của đảo. Mỗi ba-lô được trét một lớp bóng có lẽ là để chống thấm nước.
Trong lúc đổ bộ và củng cố vị trí không thấy súng đại liên hay là loại súng cộng đồng hoặc nghe tiếng súng cùng loại. Vào khoảng xế trưa ngày 20 tháng 1, có toán người mang lên bờ 3 khẩu súng cối 60ly, 3 khẩu súng không giật 57ly và có thể có thêm 3 khẩu súng phóng lựu (RPG), họ mang mỗi thứ một khẩu đặt vào các vị trí ở hướng Tây, Bắc và Đông của đảo.

- Toán chỉ huy Trung Cộng: Khoảng xế trưa ngày 20 tháng 1, một toán chỉ huy rất để nhận dạng có mặt trên đảo Hoàng Sa. Những người thuộc toán chỉ huy gồm có 7 người mặc quân phục rất là vừa vặn màu xám, không túi theo kiểu đồng phục của Mao Trạch Đông, vớ màu đen trơn, giày da màu nâu, một người trong nhóm mặc quần dài màu xanh đậm, áo lạnh màu xám mặc bên trong áo trắng tay dài kiểu thông thường và mang giày màu đen, một số sĩ quan mặc quân phục quân đội TC, không có ai trong nhóm mang theo vũ khí. Tất cả những người có mặt tỏ vẻ tôn kính đối với một người đặc biệt trong nhóm mặc quân phục màu xám có 2 sĩ quan theo sau mang cặp sách loại đựng giấy tờ màu xám đậm. Những người mặc quân phục xám rỏ ràng lớn tuổi hơn (khoảng 50 hoặc 60 tuổi) những người mặc quân phục quân đội TC.
Toán chỉ huy được bổ sung bởi 2 nhân viên vô tuyến không mang vũ khí và 2 người lính kèn, tất cả mặc quân phục. Có khoảng 2 trung đội giữ an ninh cho toán người này và cho cả khu vực được dùng làm BCH.

- Dụng cụ truyền tin: Ông Kosh tin là lực lượng tấn công không có mang theo máy truyền tin. Tuy nhiên sau khi bị bắt, ông thấy 2 máy truyền tin Type 63 ở cùng vị trí khoảng giữa BCH. Mỗi máy có bộ ống nghe vòng qua đầu, 1 micro cầm tay và 1 antenne lá lúa cao khoảng 6ft, không có một nguồn cung cấp điện nào được dùng với máy truyền tin này. Sau khi đã củng cố xong, 1 cột antenne lớn (được giữ chặt bởi 2 sợi dây cáp) tương tự như loại RC-292 của Mỹ được dựng lên cạnh bên căn nhà từng là nơi trú đóng của lính VNCH.
Một máy phát điện cở lớn được 6 người gánh bằng một đòn gánh dài đem đặt trong một cái lều kế bên và một loại dây cáp cở 1/4 inch đã được nối liền từ máy phát điện vào trong tòa nhà.
Vào xế trưa ngày 20, 2 máy truyền tin loại Type 63 đã được đưa vào bên trong BCH. Thêm vào đó, TC còn thiết trí 1 antenne thật dài không rỏ dài đến bao nhiêu và họ đang tìm cách đặt cho đúng hướng trên mái nhà.

- Đối xử với tù binh: Lúc ban đầu, một số nhỏ tù binh bị trói tay bằng những sợi dây nhỏ, nhưng đến khi củng cố xong, tất cả tù binh đều được thong thả. Tập trung cạnh bên BCH, 48 tù binh được canh chừng bởi khoảng từ 35 đến 40 lính TC mang súng trên vai. Mỗi tù binh được cho uống nước và được mời hút thuốc lá. Họ không được nói chuyện, sĩ quan và binh sĩ không bị tách rời. Sau khi kiểm soát thẻ căn cước của từng người, những đồ dùng cá nhân được giữ lại và mang vào BCH để lục soát. Sau đó TC trả lại các đồ dùng cá nhân không liên quan đến quân sự (kể cả tiền bạc). Nhiếp ảnh viên TC xử dụng loại máy hình Leica chụp rất nhiều hình tất cả tù binh, có vài bức hình chụp cả nhóm tù binh chung với nhóm BCH.TC.

- Khẩu phần: Khoảng 5 giờ chiều, nhà ăn được dựng lên trong khu vực đã được thiết trí với 2 vạc nấu ăn lớn (cao 2ft, đường kính 3ft), một số nồi nấu bằng sắt và 5 bao vải chứa gạo (khoảng 50lbs mỗi bao), sau đó 6 người vào trong nhà ăn và mỗi người khiêng đi 2 nồi cơm bằng sắt.
Lính VNCH bị Trung Quốc bắt tại Hoàng Sa

III. Lượng Định

1) Huấn luyện và tập dượt cho cuộc hành quân.

- Cuộc hành quân tấn công đổ bộ do TC thực hiện trong ngày 20 tháng 1 rất là hoàn hảo. Nghiên cứu kỹ mỗi giai đoạn của cuộc đổ bộ tấn công cho thấy việc soạn thảo kế hoạch thật kỹ lưỡng và những cuộc thực tập thật cần thiết để TC có thể tung ra cuộc hành quân với sự hữu hiệu đã thấy.

- Với mục đích phân tách, cuộc tấn công đổ bộ được chia ra làm 3 giai đoạn rỏ rệt. Giai đoạn đầu đòi hỏi việc xử dụng hải pháo để sửa soạn cho các khu vực lựa chọn. Giai đoạn hai gồm việc đưa bè xuống nước và đưa người xuống bè, các bè họp vào thành lập đội hình tấn công và sự di chuyển đội hình vào bãi đổ bộ. Giai đoạn ba hoàn tất việc tê liệt hóa các toán chống cự và củng cố các mục tiêu.

- Sự thi hành giai đoạn một tuy không phức tạp đã cần đến sự điều hợp chặt chẻ giữa 3 chiến hạm TC thực hiện việc tác xạ mở đường và lực lượng tấn công. Các khu vực, mục tiêu và khoảng thời gian tác xạ phải được định rỏ và dự tính trước. Loại và thời điểm các tín hiệu ra dấu ngưng tác xạ phải cần được phối hợp. Trong khi sự huấn luyện đặc biệt cho cách thức kiểm soát việc tác xạ không cần thiết lắm nhưng 3 chiến hạm TC có lẻ đã phối hợp và thực tập kỹ lưỡng những phương thức này.

- Hiện tại không có một đơn vị nào của TC được gọi là 'đã được huấn luyện về hành quân đổ bộ'. Trên thực tế từ các cuộc hành quân thủy bộ của thập niên 1950, không có tin tức khả tin cho thấy là TC có tổ chức huấn luyện cho loại hành quân này. Việc đưa bè xuống nước, đưa người xuống bè và sự hợp thành đội hình và duy trì đội hình tấn công một cách chặt chẻ là những công việc đòi hỏi kinh nghiệm. Để thi hành những phương thức này với sự chính xác và tự tin như lực lượng tấn công đã chứng tỏ trong giai đoạn hai, đơn vị bộ binh và thủy thủ của các tàu đưa người xuống nước đã phải huấn luyện và tập dượt chung thật nhuần nhuyễn.

- Hầu hết các đơn vị bộ binh TC đều có khả năng cô lập hóa và củng cố mục tiêu như là đảo Hoàng Sa hay đảo Cam Tuyền, tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt của đảo Hoàng Sa, đơn vị bô binh được chọn lựa đã chứng tỏ sự phối hợp chặt chẻ giữa các đơn vị trực thuộc như là việc họ xử dụng rất an toàn phương pháp bắn thăm dò trong lúc càn quét khắp đảo. Sự chấp nhận xử dụng phương pháp hữu hiệu nhưng có thể nguy hiểm, cùng với hậu quả rất đáng ca ngợi qua sự càn quết và củng cố đã được thi hành trong giai đoạn ba là dấu hiệu rõ ràng cho thấy những cuộc tập dượt kỹ càng đã được chuẩn bị cho cuộc hành quân này. Thêm vào đó, khả năng của lực lượng tấn công khai dụng những đặc điểm về địa thế của đảo để phân chia khu vực trách nhiệm cho từng đơn vị, chứng tỏ TC đã biết rõ từ trước địa thế của đảo Hoàng Sa và đã tập dượt cho mục tiêu rõ ràng.

- Có bằng chứng cho thấy sớm nhất là vào khoảng trung tuần tháng 12 - và có thể trước đó vào khoảng tháng 9 - TC đã tích cực huấn luyện lực lượng tấn công của họ cho cuộc hành quân vào ngày 20 tháng 1 năm 1974. Trong thời gian 10 ngày, khoảng hạ tuần tháng 12, 6 tàu đánh cá (loại tàu đánh cá NanYu mang số 401, 402, 405, 406, 407 và 408) đã được quan sát hoạt động từ hải cảng và cũng là căn cứ hải quân Bắc Hải (PeiHai). Những tàu đánh cá hoạt động từng cặp rời hải cảng vào mỗi buổi sáng và trở về vào mỗi buổi chiều.

- Những chứng cớ dưới đây cho thấy một cách rỏ ràng là hoạt động này dùng vào việc huấn luyện cho lực lượng đổ bộ:
a) Có ít nhất 100 người trên boong mỗi tàu. Thủy thủ đoàn của tàu đánh cá ít khi trên 15 người. Như vậy việc một chiếc tàu chở nhiều hơn 100 người là một chuyện bất thường.
b) Có ít nhất 2 trong số các tàu đánh cá này - chiếc mang số 402 đã được Việt Nam nhận dạng và chiếc mang số 407 đã được cả Kosh lẩn Việt Nam nhận dạng - được xử dụng làm tàu đổ quân cho ngày 20 tháng 1 tấn công đổ bộ.
c) Có ít nhất 4, mặc dù có thể là 6, tàu đánh cá dùng làm tàu đổ quân cho cuộc tấn công đổ bộ lên quần đảo Hoàng Sa và con số (ít nhất) 100 người trên mỗi tàu (tổng cộng: ít nhất 600 người) phù hợp gần đúng với tổng số lực lượng đổ bộ ước lượng là 6 đại đội.
d) Một số khu vực có lối vào, bãi biển rất giống với vùng bao quanh các đảo Vĩnh Lạc, Cam Tuyền và Hoàng Sa cách Bắc Hải khoảng 2 giờ hải hành. Sự thiếu kinh nghiệm của Hải quân TC với loại hành quân này cộng với sự nguy hiểm rỏ ràng khi hoạt động trong khu vực kế cận bãi đá ngầm khiến cho việc huấn luyện và tập dượt trong một khu vực với những địa thế tương tự là một điều tối cần.
e) Các tàu đánh cá quan sát ở Bắc Hải và những chiếc đã tham dự trong cuộc tấn công đổ bộ đã hoạt động từng đôi. Mặc dù hoạt động này được quan sát trong tháng 12 nhưng có thể là những chuẩn bị cho cuộc hành quân tháng 1 thật ra đã được khởi sự vài tháng trước đó. Trong tháng 9, TC đã ban hành các biện pháp an ninh trong căn cứ hải quân Bắc Hải. Những biện pháp này không những được áp dụng nghiêm ngặt hơn những biện pháp thông thường trong vùng mà nó còn khắt khe hơn tất cả các hải cảng khác của TC trong cùng thời gian. Lý do cho sự thận trọng bất thường này không được rỏ nhưng có lẻ là liên quan đến các sự chuẩn bị tấn công đang tiến hành ở căn cứ hải quân.

2) Thám sát đối tượng.

- Từ cách thức cuộc tấn công đổ bộ đã được thực hiện, điều có thể nhận rỏ ngay là TC đã nắm được tin tức tình báo chính xác về thành phần, sự bố trí và khả năng của lực lượng trú đóng VNCH trong nhóm Nguyệt Thiềm và địa thế trên từng đảo một. Sự thu thập dữ kiện thiết yếu phần lớn đạt được là do những 'tàu đánh cá' thi hành như là các điểm chính yếu cho việc dọ thám.

- Các 'tàu đánh cá' TC đã được tự do ra vào trong hải phận của nhóm Nguyệt Thiềm từ nhiền năm qua. Vì các tàu đánh cá này bề ngoài có vẻ chú tâm vào hoạt động đánh cá thương mại nên những sự hiện diện thường xuyên của họ trong hải phận của VNCH không bị cản trở. Ngoài các hoạt động đánh cá thực sự, những tàu đánh cá này còn phục vụ như là nền tảng cho việc thu thập tin tức tình báo. Với sự ra vào hoàn toàn không bị giới hạn đến các khu vực được lựa chọn là mục tiêu tối hậu, thủy thủ đoàn của các 'tàu đánh cá' đã có cơ hội chụp hình mỗi đảo, cập nhật hóa trên hải đồ những vùng nước cạn, theo dỏi các hoạt động của VNCH và thám sát các bãi đổ bộ xử dụng sau này. Ông Kosh đã được người Việt Nam trú đóng trên đảo Hoàng Sa cho biết là nhiều lần trong khoảng mùa Thu năm 1973, một phái đoàn thiện chí TC đổ bộ lên đảo. Mỗi lần như vậy, một toán đổ bộ từ tàu đánh cá lên đảo và tặng quà 'như thực phẩm và nước uống' cho toán lính VNCH trú đóng trên đảo. Mặc dù bày tỏ mục đích thân thiện qua những lần thăm viếng nhưng qua sự quen thuộc với địa hình của đảo Hoàng Sa mà lực lượng tấn công đã chứng tỏ cho thấy một cách hùng hồn là những phái đoàn 'thiên chí' này thật ra chỉ là những toán thu thập tình báo.

- Khi mà dữ kiện tình báo đã có đầy đủ để cho phép việc sửa soạn kế hoạch chi tiết cho cuộc tấn công đổ bộ. Các 'tàu đánh cá' vẫn duy trì sự quan sát chặt chẻ các đảo được chọn làm mục tiêu. Qua sự theo dỏi này, TC đã có thể phát giác và báo cáo những sự thay đổi lực lượng bộ binh VNCH và sau nữa là sự điều động chiến hạm của VNCH. Nhờ thế sau khi VNCH đổ quân lên đảo Cam Tuyền vào ngày 16 và đảo Vĩnh Lạc vào ngày 17 tháng 1, TC đã có thể điều chỉnh lại kế hoạch của họ thêm vào yếu tố có lực lượng chống trả lại cuộc tấn công đổ bộ của họ lên 2 đảo này.

- Thêm vào những hoạt động thám sát và theo dỏi bằng cớ cho thấy là những đơn vị thám sát tiền phương thuộc lực lượng tấn công TC đã dò lại các mục tiêu trong ngày 14 tháng 1 (3). Vào lúc 09.00 giờ sáng ngày hôm đó, khi chiến hạm đầu tiên của VNCH đến nhóm Nguyệt Thiềm, thủy thủ đoàn của chiến hạm này đã quan sát thấy 'tàu đánh cá' TC mang số 402 và 407 bỏ neo cách đảo Cam Tuyền 300m về hương Đông. Sự hiện diện vào lúc bấy giờ của 2 chiếc tàu đánh cá TC đặc biệt này - cả 2 đã tham dự huấn luyện ở Bắc Hải và sau cùng trong cuộc đổ bộ tấn công vào ngày 20 tháng 1 - cho thấy là các đơn vị dẫn đầu của TC đang thăm dò mục tiêu của họ. Sự liên quan này đã được củng cố thêm qua sự kiện là trong ngày 20 tháng 1, tàu đánh cá số 407 (và có thể luôn cả chiếc 402) đã chuyển các bè cao su tấn công lên đảo Cam Tuyền từ đúng vị trí mà tàu này đã bỏ neo vào ngày 14 tháng 1.

3) Tổ chức các lực lượng tấn công.

Danh xưng và sự thống thuộc của đơn vị bộ binh tham dự cuộc tấn công đổ bộ vẫn chưa được xác định rõ. Trong khi tin tức được loan tải từ Bắc Kinh cho là cả lực lượng dân quân và lực lượng bộ binh TC tham dự vào những cuộc đổ bộ nhưng sự hiệu quả và kỷ luật mà lực lượng tấn công đã chứng tỏ đưa đến một kết luận chắc chắn là lực lượng này chính yếu phần lớn bao gồm quân lính từ các đơn vị thuộc chính qui hay từ lực lượng địa phương.

-Tổng số lực lượng tấn công được ước tính có khoảng 2 tiểu đoàn bộ binh. Lực lượng này được tổ chức thành 4 thành phần tấn công, mỗi thành phần được chọn lựa và tập dượt cho một đảo được chọn làm mục tiêu. Ngày chiếm đoạt và thành phần của lực lượng tấn công được xử dụng trên mỗi đảo như sau:

ĐảoNgày cưỡng chiếmLực lượng tấn công TCLực lượng trú phòng VNCH
Quang Hòa (Duncan) và
Duy Mộng (Drummond)
11 hay 17-18 tháng 1/74 (các báo cáo tương phản)1 đại độiKhông
Cam Tuyền (Robert)20 tháng 1 năm 19742 Đại đội14 hải kích (1)
Hoàng Sa (Pattle)20 tháng 1 năm 19742 Đại đội20 địa phương quân có võ trang và 28 người không võ trang (4)
Vĩnh Lạc (Money)20 tháng 1 năm 19741 Đại đội15 hải kích (5)

Ta thấy rỏ ràng là mỗi Đại đội gồm có 3 Trung đội, mỗi Trung đội được chia thành 6 toán từ 5 đến 8 người, mỗi toán có nhiệm vụ riêng thay vì theo thông lệ có 3 Tiểu đội. Điều này cho thấy TC đã nhận ra và đã điều chỉnh để kiểm soát khoảng thời gian khống chế (span of control) thường hay đi đôi với loại hành quân này. Loại vũ khí cộng đồng cơ hửu của Đại đội Bộ binh đã không được đưa lên bờ cho đến khi hoàn tất việc củng cố. Ông Kosh đã lưu ý đến việc không thấy súng đại liên (thông thường cơ hữu của Tiểu đội) và máy truyền tin đơn vị (thường cơ hữu của Trung đội). Điều này cho thấy là TC tin tuyệt đối vào sự chính xác về tình báo của họ và đã thấy trước là sẽ không có thể xảy ra sự kháng cự đáng kể nào từ phía VNCH.

- Nói chung, cuộc hành quân của TC trong nhón Nguyệt Thiềm đã được dựa trên ước đoán rất chính xác về khả năng của VNCH. Sau khi Hải quân TC đã dành được sự kiểm soát không thể chối cải được vùng biển quanh vùng trong ngày 19 tháng 1, VNCH không thể nào ngăn chận được TC chiếm trọn hết cả nhóm Nguyệt Thiềm.

- Ngày 20 tháng 1, TC đã mang đội quân tác chiến hùng hậu với mục đích làm khiếp sợ lính phòng thủ trên các đảo Vĩnh Lạc, Cam Tuyền và Hoàng Sa.

- Được sự yểm trợ bởi hải pháo và quân số đông hơn với tỷ lệ 10 chọi 1, lực lượng tấn công đổ bộ đã lần lượt chiếm đảo Cam Tuyền tiếp đến đảo Hoàng Sa và sau hết là đảo Vĩnh Lạc mà phải chỉ đụng độ với một lực lượng không đáng kể.

- Sự kiện phía VNCH chịu tổn thất rất ít về nhân mạng cho thấy là quân đồn trú đã bị áp đảo và họ chỉ kháng cự yếu ớt, ngoài ra mặc dù TC quyết tâm dùng vũ lực để chiếm lấy Hoàng Sa nhưng họ chỉ sử dụng một lực lượng vừa đủ để đạt mục tiêu của họ mà thôi.

IV. Kết Luận

Dựa vào dữ kiện đã được trình bày, xin đưa ra những kết luận sau đây:
1) Lực lượng TC đổ bộ tấn công chiếm đoạt nhóm Nguyệt Thiềm thuộc quần đảo Hoàng Sa trong ngày 20 tháng 1 năm 1974 rất có kỷ luật, được huấn luyện chu đáo, tập dượt thuần thục và đã được xử dụng đúng mức.
2) Soạn thảo kế hoạch và những sự chuẩn bị cho cuộc hành quân đổ bộ đã được bắt đầu ít nhất là vào tháng 12 và có thể sớm hơn vào tháng 9 năm 1973. Huấn luyện đi vào chi tiết và các cuộc tập dượt cho những cuộc đổ bộ đã được thực hiện trong khu vực Bắc Hải thuộc vùng quân sự Quảng Châu trong tháng 12 năm 1973.
3) Kế hoạch tấn công đổ bộ đã dựa trên tin tức tình báo cực kỳ chính xác. Từ tin tức thâu thập được bởi các 'tàu đánh cá' của TC hoạt động trong vùng biển thuộc nhóm Nguyệt Thiềm, TC đã ước định chính xác thành phần, sự phối trí và thực lực của các lực lượng VNCH trong vùng.
4) TC đã đưa vào nhóm Nguyệt Thiềm một khả năng tác chiến hùng hậu nhưng chỉ xử dụng vũ lực cần thiết để làm tê liệt sự kháng cự của VNCH.

Chú Thích
(1) Tuyển tập Hải Sử (TTHS) ấn hành năm 2004, trang 310: Toán 14 người này là nhân viên của Khu trục Hạm Trần Khánh Dư (HQ4) đã được đưa lên đảo Cam Tuyền vào sáng ngày 18 tháng 1 để thay thế toán Biệt hải do HQ/Trung Úy Lê Văn Dũng làm Trưởng toán.
(2) TTHS trang 310: Không ghi nhận tổn thất nhân mạng về phía toán 14 người trên đảo Cam Tuyền.
(3) TTHS-trang 298: Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt (HQ16) đến Hoàng Sa và phát giác tàu đánh cá TC hoạt động gần đảo Cam Tuyền vào ngày 15 tháng 1 năm 1974.
(4) TTHS - trang 310 và tài liệu 'Thế giới lên Án TC xâm Lăng Hoàng Sa của VNCH' do TC/CTCT/Cục TLC ấn hành năm 1974 - trang 11: Tổng số quân nhân và nhân viên Đài Khí Tượng trên đảo Hoàng Sa trong ngày 20 tháng 1 năm 1974 là 34 người.
(5) TTHS - trang 299, 277 và TC/CTCT - trang 10: Đây là toán 15 nhân viên của HQ16 do HQ/Trung Úy Lâm Trí Liêm làm Trưởng toán đã đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc trong ngày 17 tháng 1 năm 1974. Ngày 19 tháng 1 trên đường trở về Đà Nẵng, Hạm trưởng HQ16 đã liên lạc với Trung Úy Liêm và sau đó toán này xuống bè đào thoát. Sau 10 ngày gian khổ trên biển khơi, toán người này đã được ngư phủ vớt ở vị trí cách Qui Nhơn khoảng 55 cây số.

Một số thông tin khác về Gerald E.Kosh và trận đánh chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc

Trong bài Bí ẩn trận Hoàng Sa, đăng trên báo Viễn Đông Daily, ông "Thiếu tá Phạm Văn Hồng, Sĩ Quan Lãnh Thổ Phòng 3, Quân Đoàn I, người bị Trung cộng bắt làm tù binh trong trận hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân VNCH và Hải quân Trung Cộng vào ngày 19-1-1974" đã kể về Kosh như sau:
"Tôi lên phòng chỉ huy, Đại tá Hà Văn Ngạc vỗ vai tôi và nói: “Toa à, cái thằng Kosh này là bạn moa, nó nhát gan, nó sợ và muốn lên đảo, nó bảo ở trên tàu nguy hiểm quá, vậy toa đi với nó lên đảo trở lại”. Rồi ông ra lệnh lấy dzu dzu đưa chúng tôi vào đảo".
Rồi sau đó ông kể rằng ông đã nghi ngờ ông Kosh này đóng "vai trò" gì đó "trong âm mưu của Mỹ" tại Hoàng Sa.

Thế nhưng về nhân vật Kosh, trong bài trả lời phỏng vấn Oscar P. Fitzgerald ngày 20/09/1975, nguyên phó đề đốcVNCH Hồ Văn Kỳ Thoại cho biết ông ta thậm chí chẳng nhớ tên anh chàng người Mỹ này và Kosh chỉ muốn đi thăm đảo cho vui (He just went for fun; not for fun exactly, but just to go out to see the island)!

Còn thông tin về Kosh trên trang Cựu chiến binh Mỹ thì như sau:



Về việc Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa thì ông Hồng kể như sau:
Để nắm vững tình hình trên đảo về quân số cũng như cách bố phòng của ta, vào khoảng đầu tháng 10 năm 1973, thời điểm tháng 10 thường hay có mưa bão xảy ra ở vùng biển Đà Nẵng, nên Trung cộng cho một chiếc tàu giả dạng tàu đánh cá vào đảo xin tránh bão.Việt Nam Cộng Hòa mình vốn có tính nhân đạo và thật thà, thấy họ xin núp bão thì đồng ý ngay, lại còn tiếp tế cho họ nước uống nữa, chúng làm bộ thân thiện với ta, tặng cho anh em quân nhân những bộ bài có hình khỏa thân, và rủ lính của ta chơi trò “trốn tìm”, mục đích là dò xem mình có hầm hố gì không, nhưng các anh em Địa Phương Quân của ta đâu có ngờ, đó là mưu mô “thám sát” của lính Tàu. Vì thế khi chúng tấn công lên đảo, chúng đã nắm rõ quân số của ta có bao nhiêu người, vũ khí ra sao, có hầm hố chiến đấu hay không, còn ta, ta không biết gì về địch. Lực lượng hai bên quá chênh lệch như thế nên chúng ta bị thất bại là lẽ đương nhiên.
Tin vào lời hứa, tìm cách ẩn trốn và bị bắt
Khi tôi liên lạc bằng máy Motorola của Đài Khí Tượng trên đảo về Đà Nẵng, tôi được bên Hải Quân cho biết, Thiếu tá Hồng cứ yên trí, sẽ có máy bay ra yểm trợ. Vì tin lời hứa đó, tôi nghĩ trong lòng rằng không bao giờ tôi đầu hàng, giả sử nếu cùng lắm bên Không quân ta phải thả bom trên đầu, tôi cũng chịu vì đó là chuyện bình thường của quân đội; vì tôi và anh em trên đảo sẽ được cứu nên tôi tìm cách ẩn trốn vào một bụi cây rậm rạp trên đảo, do đó khi chúng đã bắt hết các anh em, chúng kiểm soát danh sách và biết rằng còn thiếu một viên Thiếu tá là tôi, cả một Tiểu đoàn lính Trung Cộng dàn hàng ngang lùng sục làm sao mà tôi thoát được, và tôi bị chúng bắt sống lúc xế trưa.
Qua đây ta cũng thấy được khả năng và tinh thần chiến đấu của lính giữ đảo như thế nào! Và cứ nhìn những gì các "anh hùng" này chém gió cuối đời thì cũng hiểu cái đội quân đó đã "sống mái với quân thù" thế nào. Ba hòn đảo được Trung Quốc chiếm chóng vánh và phía VNCH hầu như chẳng có thương vong gì đáng kể! Theo tài liệu trên của Mỹ thì có 2 đại đội lính Trung Quốc đánh chiếm đảo Hoàng Sa nhưng theo ông thiếu tá quân lực VNCH Phạm Văn Hồng thì "cả một tiểu đoàn lính Trung Cộng dàn hàng ngang lùng sục" ông ta!!! Nhưng với một số báo chí hiện nay, đó vẫn là những người anh hùng!
Tất cả nhóm tù binh do Trung Cộng trao trả, đã về tâp trung tại trại dưỡng quân Lê Văn Duyệt, Sài Gòn – ảnh do Thiếu tá Phạm Văn Hồng cung cấp.
Thiếu tá Phạm Văn Hồng và bức tranh “Gấu Trúc” do nhà cầm quyền Trung cộng tặng cho ông lúc trao trả tù binh


Chi tiết: http://www.doi-mat.vn/2013/12/tai-lieu-ve-nguoi-My-Hoang-Sa-1974.html#ixzz2prCsTIqj 
Doi-Mat.vn 
Follow us: doimat.cuanhcuem.net on Facebook


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ tăng cường lực lượng tại biên giới Triều Tiên Bài đăng : Thứ tư 08 Tháng Giêng 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 08 Tháng Giêng 2014 Lầu Năm Góc hôm qua 07/01/2014 loan báo Hoa Kỳ sẽ triển khai tại Hàn Quốc một tiểu đoàn thiết kỵ tăng cường gồm 800 quân nhân cùng với xe thiết giáp. Hai quốc gia đồng minh Mỹ-Hàn cảnh cáo Bắc Triều Tiên không nên có bất cứ hành động khiêu khích nào. Loan báo trên đây được cho là nhằm có thể « phản ứng mạnh mẽ » trong trường hợp xảy ra xung đột với Bình Nhưỡng, được đưa ra nhân chuyến công du Washington của Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung Se. Hôm trước đó ông Yun cũng đã gặp gỡ người đồng nhiệm Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel. Ngoại trưởng Mỹ Kerry đã đảm bảo với phía Hàn Quốc là « không hề có một khoảng cách nào dù mỏng như tờ giấy vấn thuốc lá » giữa Washington và Seoul – hai nước đồng minh từ 60 năm qua. Ông nhấn mạnh : « Chúng tôi không thể chấp nhận Bắc Triều Tiên là cường quốc nguyên tử », và hứa hẹn « tiếp tục hiện đại hóa năng lực quân sự nhằm sẵn sàng đối phó với tất cả các mối đe dọa ». Lầu Năm Góc thông báo gởi đến Hàn Quốc tiểu đoàn đầu tiên của trung đoàn kỵ binh số 12, sẽ đóng tại các căn cứ Hovey và Stanley nằm ở phía bắc Seoul, gần đường biên giới với Bắc Triều Tiên. Thông cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói rằng : « Hành động này hỗ trợ cho cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ Hàn Quốc ». Đại tá Steven Warren, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc giải thích : « Đây là biện pháp tăng cường trong khuôn khổ chiến lược xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương, đã được lập kế hoạch từ lâu ». Lực lượng tăng cường này gồm có 40 xe tăng Abrams và 40 xe thiết giáp Bradley, sẽ đến Hàn Quốc vào ngày 1/2. Tiểu đoàn thiết kỵ trên « lập ra lực lượng huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu cùng với các thiết bị » sẽ lưu lại Hàn Quốc, trong khi các quân nhân trú đóng tại đây được luân phiên mỗi 9 tháng. Hiện có khoảng 28.500 lính Mỹ đóng tại Hàn Quốc, và theo hiệp ước liên minh thì viên tướng Mỹ lãnh đạo các lực lượng Hoa Kỳ tại đây cũng là người chỉ huy quân đội Hàn Quốc gồm 640.000 quân, trong trường hợp có chiến tranh với Bắc Triều Tiên. Quyền chỉ huy này sẽ được trao lại cho quân đội Hàn Quốc kể từ tháng 12/2015. Nhưng chính quyền Seoul mong muốn lại gia hạn một lần nữa, sau cuộc khủng hoảng mới vào mùa xuân 2013 với Bình Nhưỡng. Washington muốn duy trì thời hạn đã ấn định cuối 2015, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel trong chuyến viếng thăm Seoul hồi tháng 10 nhìn nhận, việc chuyển giao quyền lực này sẽ được tiến hành « tùy theo tình hình » tại bán đảo Triều Tiên. Hôm qua, Ngoại trưởng Hàn Quốc nhấn mạnh : « Trong trường hợp bị Bình Nhưỡng khiêu khích, Hàn Quốc và Hoa Kỳ sẽ đáp trả một cách cứng rắn nhờ vào các phương tiện quốc phòng chung mạnh mẽ của chúng tôi ».


Bài đăng : Thứ tư 08 Tháng Giêng 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 08 Tháng Giêng 2014 
 
Lầu Năm Góc hôm qua 07/01/2014 loan báo Hoa Kỳ sẽ triển khai tại Hàn Quốc một tiểu đoàn thiết kỵ tăng cường gồm 800 quân nhân cùng với xe thiết giáp. Hai quốc gia đồng minh Mỹ-Hàn cảnh cáo Bắc Triều Tiên không nên có bất cứ hành động khiêu khích nào.

Loan báo trên đây được cho là nhằm có thể « phản ứng mạnh mẽ » trong trường hợp xảy ra xung đột với Bình Nhưỡng, được đưa ra nhân chuyến công du Washington của Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung Se. Hôm trước đó ông Yun cũng đã gặp gỡ người đồng nhiệm Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel.


Ngoại trưởng Mỹ Kerry đã đảm bảo với phía Hàn Quốc là « không hề có một khoảng cách nào dù mỏng như tờ giấy vấn thuốc lá » giữa Washington và Seoul – hai nước đồng minh từ 60 năm qua. Ông nhấn mạnh : « Chúng tôi không thể chấp nhận Bắc Triều Tiên là cường quốc nguyên tử », và hứa hẹn « tiếp tục hiện đại hóa năng lực quân sự nhằm sẵn sàng đối phó với tất cả các mối đe dọa ».

Lầu Năm Góc thông báo gởi đến Hàn Quốc tiểu đoàn đầu tiên của trung đoàn kỵ binh số 12, sẽ đóng tại các căn cứ Hovey và Stanley nằm ở phía bắc Seoul, gần đường biên giới với Bắc Triều Tiên. Thông cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói rằng : « Hành động này hỗ trợ cho cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ Hàn Quốc ». Đại tá Steven Warren, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc giải thích : « Đây là biện pháp tăng cường trong khuôn khổ chiến lược xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương, đã được lập kế hoạch từ lâu ».

Lực lượng tăng cường này gồm có 40 xe tăng Abrams và 40 xe thiết giáp Bradley, sẽ đến Hàn Quốc vào ngày 1/2. Tiểu đoàn thiết kỵ trên « lập ra lực lượng huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu cùng với các thiết bị » sẽ lưu lại Hàn Quốc, trong khi các quân nhân trú đóng tại đây được luân phiên mỗi 9 tháng.

Hiện có khoảng 28.500 lính Mỹ đóng tại Hàn Quốc, và theo hiệp ước liên minh thì viên tướng Mỹ lãnh đạo các lực lượng Hoa Kỳ tại đây cũng là người chỉ huy quân đội Hàn Quốc gồm 640.000 quân, trong trường hợp có chiến tranh với Bắc Triều Tiên.

Quyền chỉ huy này sẽ được trao lại cho quân đội Hàn Quốc kể từ tháng 12/2015. Nhưng chính quyền Seoul mong muốn lại gia hạn một lần nữa, sau cuộc khủng hoảng mới vào mùa xuân 2013 với Bình Nhưỡng. Washington muốn duy trì thời hạn đã ấn định cuối 2015, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel trong chuyến viếng thăm Seoul hồi tháng 10 nhìn nhận, việc chuyển giao quyền lực này sẽ được tiến hành « tùy theo tình hình » tại bán đảo Triều Tiên.

Hôm qua, Ngoại trưởng Hàn Quốc nhấn mạnh : « Trong trường hợp bị Bình Nhưỡng khiêu khích, Hàn Quốc và Hoa Kỳ sẽ đáp trả một cách cứng rắn nhờ vào các phương tiện quốc phòng chung mạnh mẽ của chúng tôi ».

Bài đăng : Thứ tư 08 Tháng Giêng 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 08 Tháng Giêng 2014 
 
Lầu Năm Góc hôm qua 07/01/2014 loan báo Hoa Kỳ sẽ triển khai tại Hàn Quốc một tiểu đoàn thiết kỵ tăng cường gồm 800 quân nhân cùng với xe thiết giáp. Hai quốc gia đồng minh Mỹ-Hàn cảnh cáo Bắc Triều Tiên không nên có bất cứ hành động khiêu khích nào.

Loan báo trên đây được cho là nhằm có thể « phản ứng mạnh mẽ » trong trường hợp xảy ra xung đột với Bình Nhưỡng, được đưa ra nhân chuyến công du Washington của Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung Se. Hôm trước đó ông Yun cũng đã gặp gỡ người đồng nhiệm Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel.


Ngoại trưởng Mỹ Kerry đã đảm bảo với phía Hàn Quốc là « không hề có một khoảng cách nào dù mỏng như tờ giấy vấn thuốc lá » giữa Washington và Seoul – hai nước đồng minh từ 60 năm qua. Ông nhấn mạnh : « Chúng tôi không thể chấp nhận Bắc Triều Tiên là cường quốc nguyên tử », và hứa hẹn « tiếp tục hiện đại hóa năng lực quân sự nhằm sẵn sàng đối phó với tất cả các mối đe dọa ».

Lầu Năm Góc thông báo gởi đến Hàn Quốc tiểu đoàn đầu tiên của trung đoàn kỵ binh số 12, sẽ đóng tại các căn cứ Hovey và Stanley nằm ở phía bắc Seoul, gần đường biên giới với Bắc Triều Tiên. Thông cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói rằng : « Hành động này hỗ trợ cho cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ Hàn Quốc ». Đại tá Steven Warren, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc giải thích : « Đây là biện pháp tăng cường trong khuôn khổ chiến lược xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương, đã được lập kế hoạch từ lâu ».

Lực lượng tăng cường này gồm có 40 xe tăng Abrams và 40 xe thiết giáp Bradley, sẽ đến Hàn Quốc vào ngày 1/2. Tiểu đoàn thiết kỵ trên « lập ra lực lượng huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu cùng với các thiết bị » sẽ lưu lại Hàn Quốc, trong khi các quân nhân trú đóng tại đây được luân phiên mỗi 9 tháng.

Hiện có khoảng 28.500 lính Mỹ đóng tại Hàn Quốc, và theo hiệp ước liên minh thì viên tướng Mỹ lãnh đạo các lực lượng Hoa Kỳ tại đây cũng là người chỉ huy quân đội Hàn Quốc gồm 640.000 quân, trong trường hợp có chiến tranh với Bắc Triều Tiên.

Quyền chỉ huy này sẽ được trao lại cho quân đội Hàn Quốc kể từ tháng 12/2015. Nhưng chính quyền Seoul mong muốn lại gia hạn một lần nữa, sau cuộc khủng hoảng mới vào mùa xuân 2013 với Bình Nhưỡng. Washington muốn duy trì thời hạn đã ấn định cuối 2015, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel trong chuyến viếng thăm Seoul hồi tháng 10 nhìn nhận, việc chuyển giao quyền lực này sẽ được tiến hành « tùy theo tình hình » tại bán đảo Triều Tiên.

Hôm qua, Ngoại trưởng Hàn Quốc nhấn mạnh : « Trong trường hợp bị Bình Nhưỡng khiêu khích, Hàn Quốc và Hoa Kỳ sẽ đáp trả một cách cứng rắn nhờ vào các phương tiện quốc phòng chung mạnh mẽ của chúng tôi ».

Phần nhận xét hiển thị trên trang