Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Thêm một đại thần Triều Tiên biến mất


Nguồn : InfoNet
Việc nhân vật quyền lực thứ hai tại Triều Tiên Choe Ryong-hae không tham dự cuộc họp quân sự đầu năm do chủ tịch Kim Jong-un chủ trì hôm 4/1 khiến báo chí xôn xao về số phận của vị Phó Nguyên soái.
Tờ Rodong Sinmun cho biết trong cuộc họp quân sự hôm 4/1, chủ tịch Kim đã tuyên bố hàng loạt nhiệm vụ và chiến lược mới đối với quân đội nhân dân Triều Tiên trong năm 2014.
Cuộc họp quan trọng này có sự góp mặt của Bộ trưởng Quốc phòng Jang Jong-nam và Tổng Tham mưu trưởng quân đội nhân dân Triều Tiên Ri Yong-gil. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Triều Tiên Choe Ryong-hae lại vắng mặt đầy bí ẩn.
Tướng Choe Ryong-hae trở thành nhân vật quyền lực thứ hai tại Triều Tiên sau vụ thanh trừng ông chú của chủ tịch Kim - Jang Sung-taek
Việc ông Choe vắng mặt trong cuộc họp quân sự quan trọng dịp đầu năm đã khiến giới quan chức Triều Tiên đặc biệt quan tâm. Kể từ sau cuộc thanh trừng ông chú quyền lực của chủ tịch Kim - Jang Sung-taek, Tướng Choe (64 tuổi) được xem là nhân vật quyền lực thứ hai tại quốc gia cô lập. Hôm 12/12, ông Jang đã bị tử hình trước cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền và tham nhũng.
Tờ Duowei News, một tờ báo hoạt động ngoài Trung Quốc, đã đưa ra 4 quan điểm về sự vắng mặt bí ẩn của Tướng Choe.
Thứ nhất, khả năng ít gây tranh cãi nhất là Tướng Choe bị ốm. Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Triều Tiên chưa từng đề cập tới thông tin này.
Thứ hai, Tướng Choe vắng mặt nhằm dồn sự tập trung sang chủ tịch Kim. Kể từ sau vụ thanh trừng ông Jang, Tướng Choe trở thành nhân vật quyền lực thứ hai tại Triều Tiên. Nhiều nguồn tin cho rằng ông Choe mới là người nắm thực quyền tại quốc gia cô lập và giật dây nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Tờ Duowei nhận định phương án để Tướng Choe vắng mặt trong cuộc họp quân sự đầu năm là nhằm giảm sự chú ý của dư luận tới vị quan chức cấp cao này và nhấn mạnh quyền uy của chủ tịch Kim.
Thứ ba, khả năng chính nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã yêu cầu Tướng Choe không tham dự cuộc họp quan trọng này nhằm dẹp tan dư luận lâu nay và chứng minh ông mới là vị tướng tối cao chỉ huy lực lượng quân đội nhân dân Triều Tiên.
Thứ tư, khả năng Tướng Choe lo ngại bị liệt vào danh sách những mối đe dọa nguy hiểm ảnh hưởng tới ngôi vị của gia tộc họ Kim. Do đó, ông Choe đã tình nguyện tránh né dư luận và không xuất hiện trong cuộc họp quân sự đầu năm để tránh vấp phải vết xe đổ như người tiền nhiệm Jang Sung-taek.
Sau 4 ngày diễn ra phiên tử hình ông Jang, Tướng Choe đã thề một lòng trung thành với nhà lãnh đạo Kim và khẳng định quân đội Triều Tiên sẽ tuân theo "đường lối lãnh đạo của vị tổng tư lệnh xuất sắc nhất trong lịch sử quốc gia".
Minh Thu
Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Các thế lực thù địch" đưa tin thế lày, niệu có tin được không?:

"Nhóm lợi ích"sẽ bị ảnh hưởng

ra sao từ lời khai Dương Chí

Dũng?
Nghe (08:56)
      

Ông Phạm Quý Ngọ, thượng tướng Công an, người bị cáo buộc mật báo tin để nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng chạy trốn.
Ông Phạm Quý Ngọ, thượng tướng Công an, người bị cáo buộc mật báo tin để nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng chạy trốn.
Ảnh : trang web chính phủ Việt Nam

Thụy My
Sau những lời khai chấn động của nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng hôm qua, tố cáo Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo cho mình và nhận hối lộ nửa triệu đô la, hôm nay 08/01/2014 tòa án Hà Nội đã quyết định khởi tố vụ án làm lộ bí mật Nhà nước theo điều 263 Luật hình sự. Đồng thời kiến nghị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao điều tra hành vi nhận hối lộ 20 tỉ đồng để chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn.

Điều khiến dư luận trong và ngoài nước chú ý chính là diễn biến kịch tính của vụ « kỳ án » này, khi Dương Chí Dũng, bị cáo đã lãnh án tử hình vì tội tham ô và cố ý làm trái quy định Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng trong phiên xử ngày 17/12/2013, đã khai ra cả những tên tuổi như Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ, thậm chí cả Bộ trưởng Trần Đại Quang. Các thông tin trên đây được báo chí Việt Nam đưa tin đầy đủ và kịp thời – một điều hiếm thấy.
Có thể rút ra những nhận định gì từ các sự kiện trên đây ? Chúng tôi đã đặt câu hỏi này với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh ngay sau khi có kết quả của phiên tòa hôm nay.
        Nhà báo Phạm Chí Dũng (TP Hồ Chí Minh) - 08/01/2014

RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng, rất hân hạnh lại có dịp trao đổi với anh hôm nay. Thưa anh, anh có nhận định như thế nào về các sự kiện liên quan đến « đại án » Dương Chí Dũng đang được người dân hết sức chú ý ?
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Vụ án này theo tôi là một kết quả tạm thời, chưa phải thống nhất và chưa phải là cuối cùng. Vì mọi chuyện có lẽ vẫn sẽ diễn tiến với những chiều hướng đột biến và mang tính bước ngoặt, vào một thời điểm nào đó sau này.
Giờ đây có lẽ chúng ta nên nhìn lại bức tranh vụ án xử Dương Chí Dũng, với hình ảnh đọc thơ của bị cáo này trước tòa. Đó là một hình ảnh lạ lùng, đọc thơ ca ngợi Đảng quang vinh. Điều đó làm dấy lên dư luận rằng Dương Chí Dũng có thể đã biết trước là tình hình không đến nỗi quá xấu đối với mình. Và Dương Chí Dũng cũng hy vọng dù cho tòa có tuyên án tử hình, thì bản thân ông ta sau này vẫn có thể thoát án, thậm chí thoát án một cách tương đối nhẹ nhàng. Đó là việc thứ nhất.
Việc thứ hai là ngay sau khi tòa kết án tử hình đối với Dương Chí Dũng, thì đã chuyển sang vụ xử án Dương Tự Trọng, là em ruột của Dương Chí Dũng, người đã bao che và tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn. Nhưng điều đặc biệt bất ngờ tại kỳ án này, là với sự có mặt với tư cách nhân chứng của Dương Chí Dũng, thì tòa đã cho Dương Chí Dũng khai thoải mái, khai một cách độc lập và công bố rộng rãi cho báo chí. Khác với một số phiên tòa kinh tế-hình sự trước đây, báo chí đã được đưa tin một cách công khai, trực tiếp và nhanh nhạy chưa từng thấy. Có thể nói là hiếm có tiền lệ !
Kể cả về một nhân vật mà Dương Chí Dũng đã khai, đó là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ của Bộ Công an. Ông Phạm Quý Ngọ trước đó cũng đã bị nhiều dư luận đồn đoán về mối quan hệ đối với Dương Chí Dũng từ năm 2012, nhưng chưa có điều kiện làm rõ. Việc tòa cho Dương Chí Dũng khai, đồng thời báo chí công bố công khai về mối quan hệ rất đặc biệt giữa Phạm Quý Ngọ và Dương Chí Dũng, cho thấy một ẩn ý gì đó.
Chúng ta cũng cần nhìn lại trước đó : trong phiên tòa Dương Tự Trọng vào ngày đầu tiên xét xử, Viện Kiểm sát cũng đã đưa ra đề nghị khởi tố tội cố ý làm lộ bí mật công tác. Theo đánh giá của dư luận chung, thì việc đưa ra một đề nghị như thế có lẽ cần phải có một khoảng thời gian nhất định, chứ không phải là ngay lập tức, khi mà Dương Tự Trọng và Dương Chí Dũng đưa ra những lời khai mà Viện Kiểm sát có thể đề nghị khởi tố ngay đối với tội cố ý làm lộ bí mật công tác.
Và chúng ta cũng thấy là vừa rồi trong quá trình, kết quả xét xử sơ thẩm đối với Dương Tự Trọng, Hội đồng xét xử đã quyết định chiếu theo đề nghị của Viện Kiểm sát để yêu cầu khởi tố tội cố ý làm lộ bí mật công tác. Điều đó cho thấy có khả năng đây là một kịch bản đã được thu xếp, và việc yêu cầu khởi tố tội danh này là một bộ phận, một nội dung nằm trong kịch bản đó.
RFI : Kịch bản đó sẽ dẫn tới đâu, theo anh ?
Tôi muốn nói tới một hệ trục đặc biệt các nhân vật trong vụ án Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng. Đó là mối quan hệ giữa Dương Tự Trọng, Dương Chí Dũng, Phạm Quý Ngọ và có thể là một ẩn số cấp cao hơn. Đây là một phương trình hỗn hợp và là một phương trình nhiều ẩn số.
Có khả năng diễn ra hai phương án. Phương án thứ nhất phụ thuộc vào việc giải mã ẩn số đầu tiên là Dương Tự Trọng. Nếu án của bị cáo này vẫn giữ nguyên từ 18 tới 20 năm, thì án tử hình của Dương Chí Dũng cũng có thể được xem xét thay đổi. Và nếu án tử của Dương Chí Dũng  cũng có thể thay đổi theo chiều hướng nhẹ bớt, thì có lẽ phải có một nhân vật mang tính chất « thế chấp » sau đó.
Nhân vật đó là ai ? Có khả năng nhân vật đó là Phạm Quý Ngọ, hoặc một người nào đó đã cung cấp tin cho Dương Chí Dũng để bỏ trốn. Và sau đó, từ Phạm Quý Ngọ biết đâu đấy, cơ quan cảnh sát điều tra hoặc an ninh điều tra có thể lần ra những mối quan hệ ở cấp cao hơn. Đó là những ẩn số cấp cao hơn hẳn, và nằm trong phương trình hỗn hợp mà chúng tôi đã đề cập.
RFI : Như vậy thì hệ quả sẽ như thế nào, thưa anh ?
Trong trường hợp này, nhóm lợi ích sẽ bị thiệt hại nặng nề. Vấn đề là như thế. Và chúng ta cũng so sánh lại hình ảnh một kịch bản ở Trung Quốc trong năm 2013 : vụ xử án Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh.
Trước khi Bạc Hy Lai bị xử, thì giám đốc công an Trùng Khánh là Vương Lập Quân cũng đã bị xét xử. Theo những đánh giá của giới quan sát ở Trung Quốc, thì Vương Lập Quân được đưa ra như một cần câu, để từ đó dẫn tới Bạc Hy Lai. Và theo tôi nhớ thì án của Vương Lập Quân cho tới giờ là không nặng, thậm chí khá nhẹ nhàng.
Nhưng như Tập Cận Bình đã xác định, « diệt cả ruồi lẫn hổ », và con hổ ở đây chính là Bạc Hy Lai, mà Tập Cận Bình, hoặc là giới lãnh đạo chủ chốt của Trung Quốc muốn nhắm tới. Điều đó cho thấy có thể có sự tái hiện kịch bản của những vụ án chính trị-hình sự-kinh tế ở Trung Quốc đối với Việt Nam.
Chúng ta cũng cần liên hệ lại một yếu tố là cách đây không lâu đã diễn ra chuyến đi của Trưởng ban Nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh đến Bắc Kinh. Trong phiên tòa xử Dương Chí Dũng, ông Nguyễn Bá Thanh cũng đã đi thị sát một vòng xung quanh văn phòng tòa án, tuy không phát biểu một điều gì cả.
Như vậy dư luận cũng đang đặt ra một giả thiết là, liệu có tác động của Nhà nước Trung Quốc, của những kịch bản Trung Quốc đến việc xử án đối với hệ trục Dương Tự Trọng- Dương Chí Dũng và Phạm Quý Ngọ hoặc là một nhân vật cấp cao nào đó của Việt Nam hay không.
Cuối cùng thì xin chúc mừng năm mới ! Vì năm mới đã diễn ra với hai sự kiện liên tục, đều gây chấn động và tiếng vang.
Sự kiện thứ nhất xảy ra ngay vào đầu năm. Đó là thông điệp chào đón năm mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với những cụm từ rất ấn tượng như đổi mới thể chế, xóa độc quyền, nắm chắc ngọn cờ dân chủ, Nhà nước kiến tạo phát triển.
Và tiếp sau đó là sự kiện thứ hai : việc Dương Chí Dũng khai ra một quan chức cấp cao, đã cung cấp tin cho Dương Chí Dũng bỏ trốn. Cho dù tới nay người ta vẫn chưa thể làm rõ được quan chức cấp cao đó là ai, nhưng dư luận cho rằng không thể không có một bàn tay cấp cao nào đó nhúng vào, để Dương Chí Dũng đã có thể được giải thoát một cách thành công trót lọt như trước đây.
RFI : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã vui lòng dành thì giờ trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ hôm nay

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nông thôn tan nát hôm nay



vtn blog 8.1.14
cũng là một dạng "mất đất"

Chỉcần đứng ở các đầu ô, theo dõi hoạt động trên con đường nối Hà Nội với các tỉnh, ngươi ta cũng sớm nhận ra thực chất các mối quan hệ giữa đô thị với các vùng nông thôn chung quanh.
Đổ lên Hà Nội, ngoài gạo nước chỉ thấy mấy xe cà tàng chở những bu gà vàđôi khi là mấy con lợn đã mổ, những xe thồ chở rau, thêm nữa là hàng đoàn xe đạp đang chở cây cảnh.
Xuôi đi các tỉnh thì trăm thứ bà rằn, không kể vải vóc, đồ điện, thuốc tây... gần đây đến cả đồ chơi trẻ con cũng đều là hàng từ Hà Nội.
Ngày xưa có ai đi mua diều để thả bao giờ? Bố khéo tay thì làm cho con cái diều. Thô sơ, mộc mạc, nhưng mà đúng “cây nhà lá vườn”. Ngày nay diều từ Hà Nộiđưa về là diều nhựa, xanh xanh đỏ đỏ, có người bảo là nhập lậu từ Trung Quốc.
Kiểu quan hệ hai chiều như thế, kể ra, cũng là một bước phát triển. Nông thôn tađang được hưởng nhiều thành tựu của công nghiệp.
Chỉphiền một nỗi, có phải như thế, tức là nông thôn ta không còn tự lập tự chủ mà ngày càng phụ thuộc vào thành thị? Lao động đã thừa, giờ đây càng thừa thêm?
Những ngày nông nhàn, giờ đây, những người khéo tay không biết làm gì. Thị trường của họ bị thu hẹp.
Báo chí đang nói nhiều về tình trạng nông dân mất đất theo nghĩa đen. 
Ở đây tôi muốn dùng theo nghĩa rộng hơn. Mất môi trường tự nhiên và xã hội để sinh sống - cũng tức là người nông dân đang mất đất ngay trên quê hương mình.
Tôi không ngớ ngẩn đến mức đề nghị bịt đường, không cho hàng hoá thành thị về nông thôn. 
Tôi chỉ ước ao thực hiện cái điều nhiều người đã biết, tức là làm sao nông thôn được tổ chức lại, từng vùng có mặt hàng riêng, đủ sức cạnh tranh với các mặt hàng vẫn bán trên đô thị (nếu không tốt hơn, đẹp hơn, thì cũng rẻ hơn, vừa túi tiền hơn).
Nó là chuyện giải quyết lao động thừa. 
Nó lại cũng là một cách để giữ gìn một số làng nghề truyền thống, và nhìn rộng ra, là giữ gìn cái bản sắc riêng của dân mình.
Cóđiều, việc này không phải từng cá nhân có thể lo nổi.

thất nghiệp sinh làm bậy
Nghe tới mấy chữ sau luỹ tre, không ai không hiểu đây là để chỉ nông thôn Việt Nam. Nhưng có lẽ phải nói thêm đó là cái nông thôn xưa từng làng từng xóm khép kín trong một cộng đồng chật hẹp.
Nông thôn bây giờ khác hẳn. Chẳng những một số nơi luỹ tre không còn, mà cái chính là làng xóm đã mất đi hẳn tính cô lập, để hoà đồng với nhau, và xa hơn, hoà nhập với đô thị. Ở ngoại vi Hà Nội (thường cáchđộ 100 cây số trở lại) nay có nhiều làng có ô tô hàng ngày chở người lên thủ đô buôn bán, chiều lại đón về.
Cái hay học được nhiều. Nhưng cái dở cũng theo đó mà thâm nhập.
Nay là lúc nạn hút xách, đĩ điếm, rồi cả nạn đề đóm, nạn côn đồ đầu gấu... không phải là đặc sản riêng của thành thị mà cũng có thể sâu cây bén rễ ở nông thôn, như một bệnh dịch, không dễ gì ngăn chặn.
Thông thường, người ta đổ lỗi cho sự giao lưu tiếp xúc đang được mở rộng. Nhiều cụgià chép miệng “Giá cứ như ngày xưa làng nào thuần tuý làng ấy, thì đâu đến nỗi”.
Nhưng ngày xưa không thể trở lại!
Câu chuyện từng làng khép kín đã thuộc về dĩ vãng.
Ở đây, tôi muốn đề nghị một cách nghĩ khác. Chẳng hạn chúng ta hãy thử tìm ra mối quan hệ giữa tệ nạn xã hội và phong trào làm ăn sản xuất của một địa phương. Hình như tình hình là như thế này:
-Nơi làm ăn khó khăn, nghề ngỗng chẳng có, lên Hà Nội chẳng qua gồng thuê, gánh mướn, thì các tệ nạn phát triển mạnh.
-Còn những nơi con người có nghề nghiệp chắc chắn, làm ra mặt hàng cung cấp cho thành phố, thì tuy cũng có chơi bời, nhưng người ta thường vượt lên, để tồn tại.
Tục ngữ xưa có câu: Giàu tham việc thất nghiệp tham ăn.
Nay có lẽ nên đổi đi đôi chút: Giàu tham việc, thất nghiệp tham làm bậy.
Nói cách khác, cuộc vận động chống các tệ nạn xã hội ở nông thôn tuy có phụ thuộc vào nền nếp truyền thống cũ, nhưng có lẽ cái mà nó phụ thuộc nhiều hơn cả là trình độ tổ chức sản xuất của từng làng xóm. Cây khoẻ thì tự nó đã có thể chốngđược sâu bệnh.

bao giờ  cho đến ngày xưa
Một người bạn tôi ở Hải Hậu, Nam Định lên Hà Nội chơi, kể rằng ở quê anh vẫn còn tục lệ chỉ đàn ông mới được khiêng đòn đám ma. Vì vậy đang xảy ra tình trạng làở một số làng, người chết không tìm được người khiêng. Nông thôn, trong cảnh thời tiết chất chưởng, làm ra hạt thóc chật vật khó khăn, cái nông thôn ấy, một số nơi, đang rỗng. Người nháo đi các nơi. Đi không chắc đã kiếm được cái ăn. Nhưng ở quê, biết làm gì hơn?
Những người ấy đi đâu?
Tôi nhớ những trai tráng ngồi quẩn bên nhau ở một số góc phố Hà Nội, chờ người đến thuê.
Tôi nhớ những người bán hàng rong, kẻ này đẩy một ôm chiếu trên chiếc xe đạp “không phanh không gác-đờ-bu”, kẻ kia mặt mũi đỏ gay, lút đi giữa đống đồ nhựa.
Và những em béđánh giày len lỏi ở các quán ăn, quán giải khát, đội quân ấy đang ngày một đông thêm.
Các nhà nghiên cứu về xã hội khái quát, đây là cả một xu thế xuất hiện ởcác nuớc đang phát triển và đã đề nghị có chính sách không để  tình thế tạm thời này kéo dài.
Nhưng ba chục năm nay, cái  xu hướng này ngày càng tiếp diễn. Tức là xã hội tự cơ cấu lại một cách tự phát. Nhìn vào trình độ sống của người nông thôn ra đi ấy thấy có sự phân hóa. Một bộ phận biết thích ứng, nhưng một bộ phận khác thì lưu manh hóa. Họ chả bao giờ trở thành người đô thị hiện đại. Trong cuộc kiếm sống gian nan, họ dám làm bất cứ việc gì có người trả tiền. Họ đang làm hỏng hình ảnh tốt đẹp về người nông dân vốn có trong mỗi chúng ta.
Tôi muốn nói thêm một khía cạnh tâm lý vui vui.
Do những thói quen cố hữu, tận trong đáy lòng, không người nông dân nào muốn bỏ quê nhà ra đi. Chẳng qua nói như các cụ xưa,túng thì phải tính. Ra đô thị rồi, họ vẫn vấn vương với quê cũ.
Lại nhớ lâu nay vẫn nghe nói ở nhiều nước, dân thành phố mắc phải một chứng bệnh oái oăm là bệnh thương nhớ đồng quê. Tức là họ ngán các nhà chọc trời. Họ thèm về sống với hương đồng cỏ nội .
Phải chăng thứ bệnh sang trọng ấy không lan sang dân ta? Đâu có
Chính nhiều người thành thị hiện nay cũng đã bắt đầu cảm thấy cuộc sống nơi đây là quá nặng nề (môi trường ô nhiễm không cách gì sửa chữa). Một số thường ước ao có ngày được tận hưởng cái không khí yên ả sau luỹtre xanh.
Chỉ có điều, thực tế trước mắt , vẫn chỉ cho người ta thấy chớ có mà tơ tưởng hão.
Tôi vừa dùng lại cái chữ tơ tưởng trong câu ca dao cũ:
Duyên kia ai đợi mà chờ
Tình kia ai tưởng mà tơ tưởng tình
Sẽ có một ngày nông thôn là của tất cả chúng ta?
Không, nông thôn hôm nay tan nát rồi. Nông thôn thanh bình ngày xưa, mãi mãi chỉ còn trong ký ức.

Đã in trên báo Nông thôn ngày nay, 2000,

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dương Chí Dũng khai Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ khuyên bỏ trốn


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

Các cụ về hưu mới phát sáng!

Ông bạn thân của tôi, Đại tá, nhà báo Quân đội Huy Thiêm,
vừa gửi cho tôi một tin nhắn. Thay cho lời chúc Tết Dương
lịch, anh rất khen một chương trình trình của Đài Tiếng nói
Việt Nam. Đó là Chuyên mục "Theo dòng thời sự" của Hệ
VOV1.

Cứ như lời anh thì chương trình rất hay. Đài cần phát lại.
Bởi có thể nhiều người không nghe được. Anh thường xuyên
theo dõi chuyên mục này và thấy rất thú vị. Anh cũng đưa ra
một nhận xét khá sắc sảo. Thường chỉ có các cụ về hưu
là nói hay thôi. Còn các bác đương chức lại rất nhạt.
Nhiều người nói nhiều mà không có nội dung. Nghĩa là không
thấy có trữ lượng thông tin gì cả.

Nhận xét của Đại tá Huy Thiêm rất đáng lưu ý. Quả đúng
như vậy. Tôi cũng đọc không ít bài phỏng vấn. Lại theo dõi
nhiều cuộc giao lưu của không ít vị cán bộ trên các kênh
truyền thông và thấy không mấy ấn tượng, bởi họ không
đưa ra được điều gì mới mẻ, cho thấy kiến thức và tư
duy của họ cao hơn người dân bình thường. Nhiều lúc, tôi
nghĩ, hay là họ đã ngồi nhầm chỗ? Nhưng không. Kẻ nhầm
lẫn là tôi chứ không phải họ.

Họ thực sự là những người tài, thậm chí rất tài, lại
được đặt đúng vị trí. Nhưng có điều, họ vẫn không phát
huy được hiểu quả, mà chỉ bừng sáng khi đã rời vị trí
quyền lực. Còn khi đương chức, không ít người cứ lúng búng
như gà vướng tóc. Có phải cái ghế hư ảo của quyền lực
đã làm họ tự "trói" mình không?

Gần đây, theo dõi trên các kênh truyền thông chính thống, tôi
thấy có một đề xuất rất hay rằng: "<em>Đã đến lúc
chúng ta phải đối mặt với sự thật, dù xót xa, cay lòng,
nhưng suy đến cùng sự thật bao giờ cũng có sức thuyết phục
cao nhất. Vì thế nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Bulgaria
Todor Zhivkov đã từng nói: "Điều quý giá nhất của thế giới
và hành tinh chúng ta là niềm tin cậy và sự thật. Sự thật
sẽ sáng tạo thế giới, và mọi sự giả dối đều phá hoại
thế giới</em>".

Cứ như đề xuất của tác giả, một cựu bộ trưởng, thì:
"<em>Từ năm 2014 trở đi cần phát động cao trào nói thật,
báo cáo đúng. Mọi báo cáo của địa phương, cơ sở, doanh
nghiệp đều phải thẩm định, ai báo cáo sai phải xử lý
nghiêm túc đối với người báo cáo, người duyệt số liệu
và người đứng đầu, nhất là những số liệu cốt lõi của
nền kinh tế như: số hộ giàu nghèo, nợ xấu, lạm phát,
trượt giá, tồn đọng BĐS, thu nhập bình quân, hiệu quả SXKD
của DNNN.v.v...</em>

<em>Cần điều chỉnh một số tiêu chí thống kê cho sát với
thực tế để dễ cân đong, đo đếm hơn, ví dụ: Thước đo
GDP hiện nay tỉnh thành nào cũng tăng trên 10% mà cả nước
chỉ tăng trên 5%, thật là khó hiểu. Hay như năm 2013, chỉ tiêu
nào cũng tăng nhưng thu ngân sách lại giảm. Phải coi bệnh nói
dối kéo dài đã đến hồi phải kết. Thà kết thúc bằng một
nỗi đau để làm lại từ đầu còn hơn tiếp tục kéo dài
nỗi đau mà chưa biết khi nào kết thúc. Nói dối kéo dài, bản
chất cũng là lừa đảo. Phải xử tội nói dối như tội danh
lừa đảo thì mới nghiêm túc, triệt để…</em>"

Đúng quá!

Người đưa ra đề xuất sắc sảo này cũng lại là một bác
đã về hưu. Tôi cứ nghĩ, nếu như lúc bác đang làm Bộ
trưởng, bác triển khai luôn ý tưởng tốt đẹp này ở chính
ngành bác quản lý thì hay biết bao. Biết đâu đó lại là một
điển hình cho cách làm ăn mới mà chúng ta có thể nhân rộng
ra cả nước

Ở một hướng khác, có bác khi về hưu rồi mới tích cực quan
tâm đến công việc của cơ quan mà mình đã từng quản lý.
Tôi gọi đó là những bác không quen ở nhà mình. Có ai lại
ngược đời như thế không? Có đấy.

Đó chính là ông bạn vong niên của tôi. Ông làm Giám đốc sở
Văn hoá, một cán bộ cựu trào của một tỉnh lỵ bán sơn
địa. Các cán bộ, nhân viên ở đây, kể cả những người
bây giờ là cấp trên của ông cũng đều là lớp đàn em ông,
do ông dìu dắt, đào tạo. Cũng vì thế nên mãi đến tuổi 65,
ông mới nhận giấy báo nghỉ. Rồi nhùng nhằng thêm đến mấy
năm nữa, ông mới chính thức cầm sổ hưu.

Hôm chia tay, cơ quan cũng đã làm một bữa tiệc đưa tiễn với
bao lời ca tụng tốt đẹp. Nhưng rồi sáng hôm sau, người ta
vẫn thấy cựu giám đốc đeo túi dết đến cơ quan như
thường lệ. Gặp ai ông cũng bắt tay: "Trời, mình nhớ các
cậu quá. Nhớ quá!"

Có người không nén nổi nỗi bùi ngùi. Không ngờ thủ trưởng
tình cảm quá. Vậy mà trước đây sao mình không nhận ra. Có
lúc mình còn nghĩ oan cho thủ trưởng. Thực tình, thủ trưởng
đâu có quan liêu, đâu có vô trách nhiệm với cấp dưới.

Thế rồi, ngày nào, thủ trưởng cũng "nhớ anh em". Sáng
sáng, cứ 8 giờ kém mười là ông đã có mặt ở công sở.
Trước đây, khi còn đương chức, ông thường xuyên đến
muộn. Bây giờ, ông lại đến rất đúng giờ. Anh giám đốc
mới chẳng nỡ cắt điện thoại, vẫn để nguyên cái ghế cũ,
căn phòng cũ cho ông.

Đến cơ quan, ông khua điện đi các nơi, nói đủ mọi thứ
chuyện trên trời, dưới biển. Mà chẳng chuyện nào ăn nhập
với chuyện nào. Thỉnh thoảng, ông lại mời khách ở các
tỉnh khác đến. Ấy là những người mà trước đây, ông
từng giữ mối quan hệ thân thiết. Cứ vài ba ngày, anh giám
đốc mới lại cùng ông đưa khách ra nhà hàng sang trọng. Còn
khách sơ sơ thì cũng thuốc lá, bánh kẹo, cà phê. Có khi cả
ngày, cơ quan chỉ trằn mình ra tiếp khách cho cựu giám đốc.

Khi không còn khách khứa nữa thì ông ngồi bù khú với anh em,
hỏi thăm hoàn cảnh gia đình của từng người. Ông phát hiện
ra trong cơ quan có bao điều bất hợp lý. Mà bất hợp lý từ
rất lâu rồi. Cô văn thư bảo mật, gia đình khó khăn quá. Anh
bảo vệ gắn bó với cơ quan bao nhiêu năm vẫn chưa được
phân nhà. Cậu cán bộ bảo tàng, lương thấp thế. Mà sao mãi
chưa tăng lương? Như vậy thì làm sao nó có thể sống nổi, có
thể yên tâm giữ gìn di sản văn hoá nước nhà.

Thế là rối mù lên. Anh giám đốc mới không thể một lúc
giải quyết được tất cả mọi điều ông đề nghị. Bởi
đó toàn là những việc lớn, những việc cấp bách. Còn cán
bộ cấp dưới thì xôn xao bàn tán. Có người cảm động đến
ứa nước mắt. Có người nghi ngờ: "Ôi dào, sao hồi còn
quyền chức, ông ấy chẳng làm? Bây giờ về vườn rồi, ông
ấy mới sốt sắng quan tâm đến anh em?". "Thì hồi đó,
thủ trưởng bận trăm công ngàn việc...". "Tôi cũng nghĩ là
thủ trưởng bận. Chứ người như vậy là tốt lắm đấy.
Nếu thủ trưởng không bận thì mình đã chẳng đến nỗi
khốn khổ thế này..."

Bao điều bất ổn mà nhắc mãi giám đốc mới vẫn chưa giải
quyết, cựu giám đốc lại trút nỗi bực dọc sang tôi: "Cán
bộ bây giờ gay quá, cậu ạ! Tri thức thì có. Nhưng quan điểm
lập trường là chưa thể tin cậy được. Nhất là tính quần
chúng, sự đi sâu đi sát quần chúng của cán bộ là có vấn
đề. Mình thấy gay lắm...".

Tôi cười: "Vâng, cán bộ thì thời nào mà chả có vấn đề.
Cứ làm việc đến hết mình thì rồi sẽ lại có khiếm
khuyết. Nhưng dù có khiếm khuyết gì thì cũng là chuyện của
họ. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước Đảng, trước dân.
Còn bác nghỉ rồi. Bác không nên can thiệp quá sâu. Việc gì
bác cũng can thiệp, làm cho tất cả cứ rối lên. Anh em đương
nhiệm lại khó làm việc...".

"Tại sao lại khó làm việc? - Cựu giám đốc quắc mắt lên.
- Tôi giúp họ phát hiện những điều bất ổn. Cả đời tôi
gắn với cơ quan. Bây giờ còn chút sức lực nào, tôi cống
hiến nốt cho trọn vẹn. Tôi vào Đảng là thề chiến đấu
đến giọt máu cuối cùng cơ mà. Còn lâu mới đến giọt máu
cuối cùng của tôi nhá! Tại sao chú lại cứ nhìn tôi như một
anh gây rối.".

"Bác không phải người gây rối. Nhưng nhiều điều rắc rối
lại bắt đầu từ bác. Bởi bác nghỉ rồi mà...". "Tất
nhiên là tôi nghỉ rồi, nhưng tôi vẫn phải có trách nhiệm. -
Cựu giám đốc bùi ngùi: - Mà nói thật với chú, tôi vẫn
không quen ở nhà mình. Cả một đời gắn với cơ quan. Cơ quan
đã thành nhà tôi. Còn căn nhà thực của tôi chỉ là cái quán
trọ. Tôi không sao quen được, chú ạ! Tôi lại phải đến cơ
quan. Mà ở cơ quan thì lại thấy toàn những điều ngang tai
trái mắt. Thế là mình lại phải nhắc. Mà nhắc mãi vẫn
không chuyển. Nhiều lúc mình phát nản, lại nghĩ rất tiêu
cực: Thôi thì thây kệ đời!..."

Nói vậy, nhưng rồi ngày hôm sau, vào lúc 8 giờ kém mười,
người ta vẫn thấy ông cựu giám đốc đeo chiếc túi dết
đến cơ quan. Ông đặt chiếc túi lên bàn, rồi lại ngồi vào
chiếc ghế giám đốc cũ.../. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những phát ngôn “khó quên nhất” năm 2013

 ( Chưa kể những điều lẻ tẻ, vớ vẩn khác)

N.Quỳnh - P.Thảo - K.Tân
Dân trí) - Năm 2013 đi qua đã để lại nhiều phát ngôn ấn tượng mà có thể nhiều người còn “thuộc làu” và khắc ghi nhiều năm nữa, đồng thời cũng lưu giữ không ít những phát ngôn làm phẫn nộ, thậm chí gây bão dư luận mà “dư chấn” của nó vẫn chưa nguôi. Năm 2013 đã khép lại, nhưng có thể nói, rất nhiều phát ngôn góc cạnh, ấn tượng của những người có trách nhiệm, những “công bộc” của dân vẫn là những vấn đề nóng bỏng, cần đeo đuổi, cần lời giải trong năm 2014 và những năm tới. Với những phát ngôn làm “tổn thương” người nghe rồi có thể sẽ được xí xóa, nhưng đó vẫn được xem như một trải nghiệm với mỗi người nói chung. Chúng tôi xin được điểm lại những phát ngôn khó quên của năm 2013 đã từng được đăng tải trên báo Dân trí:

“Người ta ăn của dân không từ một cái gì”
Trong phiên thảo luận về công tác phòng chống tham nhũng tại UB Thường vụ Quốc hội ngày 18/9/2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng  nhận định thẳng thắn: “Nếu không tham nhũng thì quan chức lấy tiền đâu đi nhậu, đi chơi này đi chơi kia, chức vụ này chức vụ kia không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy”.
Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, báo cáo do Thanh tra Chính phủ chắp bút trình bày trước Thường vụ Quốc hội còn chưa đề cập đến việc liệu trong lực lượng đấu tranh phòng, chống tham nhũng có tham nhũng không. Nghi vấn tiêu cực, theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng rất có cơ sở khi nhiều vụ án bị đình chỉ điều tra, mức án đưa ra dưới khung hay việc ít chuyển sang điều tra nhiều sai phạm hàng trăm, hàng nghìn tỷ sau thanh tra, kiểm toán.
Cùng chủ đề về chống tham nhũng, tại phiên thảo luận về Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 của UB Thường vụ Quốc hội ngày 11/9 khi đề cập tới vụ nhân bản xét nghiệm ở Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức (Hà Nội), Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thi Doan đã dẫn thêm hiện tượng giám đốc bệnh viện khám bệnh cho bệnh nhân rồi đưa đơn thuốc đến nhà mình mua, cho đưa phương tiện bên ngoài vào bệnh viện rồi cùng chia doanh thu… Liên hệ với thông tin mới nhất trên báo chí về việc MTTQ ở Hà Tĩnh “nuốt” tiền TƯ hỗ trợ hộ nghèo, gia đình chính sách, cũng như việc một trường miền núi biển thủ gần 3 tỷ đồng của học sinh dân tộc thiểu số, Phó Chủ tịch nước đau xót: “Người ta “ăn” của dân không từ cái gì nữa”.
“Sao giờ không ai sợ pháp luật, sợ bị trừng trị nữa? Mỗi ngày người ta “ăn” từng tí của dân, từ liều vacxin con con đến tiền chữa bệnh bảo hiểm, trách nhiệm thuộc về ai?” – Phó Chủ tịch nước nêu câu hỏi.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thẳng thắn: Mỗi ngày người ta “ăn” từng tí của dân
Những phát biểu đầy thẳng thắn, trăn trở và rất sắc cạnh của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã làm "nóng" dư luận trong nhiều ngày sau đó trên nhiều trang báo, nhiều diễn đàn và cả đời sống xã hội. Những vấn đề đặt ra trên cũng chưa có điểm dừng ở năm 2013 mà vẫn sẽ là chủ đề gai góc của những năm tới...
Vinashin, Vinacho, Vinachia
Trao đổi về công tác phòng, chống tham nhũng tại Quốc hội kỳ họp cuối năm 2013, đại biểu Dương Trung Quốc phát biểu: “Vinashin đã là thảm họa. Nhưng nguồn gốc thảm họa là Vinacho, và bên cạnh là Vinachia. Đấy là sự thỏa hiệp ngầm, thỏa hiệp đen để bòn rút tài sản của nhà nước”.
Ông Quốc phân tích, cơ chế “xin - cho” là cội rễ của nhiều tiêu cực, len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống. Tham gia ý kiến khi bàn về tình hình kinh tế xã hội, đại biểu ví von: “Vinashin không ngại bằng Vina... cho!”.
Những phân tích, khái quát này của đại biểu “gạo cội” Dương Trung Quốc nhận nhiều ủng hộ, hưởng ứng của dư luận vì xác đáng, thẳng thắn và tinh thần xây dựng.
“Bao nhiêu con thỏ bị tuyên thành gấu?”
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đặt câu hỏi đối với Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình về vụ án oan sai điển của ông Nguyễn Thanh Chấn, người bị kết án tù chung thân về tội giết người, sau ngồi tù 10 năm ngồi tù mới được phát hiện bị hàm oan - vụ án gây chấn động dư luận.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền
“Người ta vẫn nói “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”, vậy trách nhiệm ngành tòa án đến đâu? Chánh án có giải pháp gì để minh oan, xin lỗi, bồi thường cho người dân? Và liệu còn có bao nhiêu con thỏ bị tuyên thành gấu?” - ông Nguyễn Bá Thuyền đặt vấn đề một cách hình tượng. Ông Nguyễn Bá Thuyền cũng cảnh báo, hàng năm vẫn có hàng chục nghìn đơn xin giám đốc thẩm, tái thẩm đã chứng tỏ rằng niềm tin của người dân vào công tác của ngành tư pháp chưa cao.
Phép ẩn dụ đầy hàm nghĩa này không chỉ “đốt nóng” phiên chất vấn tại Quốc hội mà còn trở thành cụm từ mặc định để chỉ án oan mà các mạng xã hội, các diễn đàn, dư luận sau đó đã sử dụng để nói về hiện tượng ép cung, mớm cung trong quá trình điều tra, nói về chất lượng làm án của các cơ quan tiến hành tố tụng. 
Một số phóng viên bị thiểu năng (!)
Vì không đồng tình với cách báo chí đưa tin về mũ bảo hiểm giả, ông Đinh Mạnh Toàn - Phó Cục trưởng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) - khi phát biểu tại Hội nghị bàn thảo về Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt ngày 11/3/2013, tại Bộ Giao thông Vận tải, đã có một tuyên bố “xanh rờn” rằng: “Có lẽ một số phóng viên bị thiểu năng!”.
“Có lẽ phóng viên của một số báo thiểu năng gì đó, kém gì đó. Các phóng viên đó không hiểu được thế nào là mũ giả, mũ rởm mà cứ phải diễn đạt bằng lời lẽ, bằng giải thích từ ngữ rồi đăng tải? Ở đây có 5-6 Bộ đánh giá về mũ bảo hiểm thì cứ thế mà đưa vào” - ông Toàn nói.
Lời nói của Cục phó Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã khiến giới phóng viên, nhà báo - những người đang thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền cảm thấy bị xúc phạm. Cùng đó, rất rất nhiều ý kiến của người dân cũng phản ứng dữ dội với cách nói trên của ông Phó Cục trưởng.
Dù sau đó ông Toàn đã lên tiếng xin lỗi những người làm báo, đã thể hiện sự cầu thị, nhưng rõ ràng, những gì ông đã nói trước đó vẫn là điều đáng tiếc, bởi như người xưa đã nói “nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”.

“Lộn cổ từ tầng 4 hay tầng 14 là việc của chúng”
Cuối tháng 9/2013, bờ tường yếu tại khu nhà A, toà nhà thuộc “Hợp tác xã Zone 9” thuộc Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2, số 9 Trần Thánh Tông (một địa điểm vui chơi, giải trí mới nổi thu hút rất đông người lui tới) bất ngờ bị đổ sập do một số bạn trẻ dựa vào để tạo dáng chụp ảnh. Vụ tai nạn khiến 2 người rơi từ lan can xuống chiếu nghỉ tầng 3, một cô gái bất tỉnh tại chỗ.

Nạn nhân bị ngã tại khu vui chơi Zone 9 Sauvụtai nạn đáng tiếc nói trên, nhiều người đặt câu hỏi tại sao điểm vui chơi này có nhiều ẩn họa nhưng chính quyền phường sở tại lại không không có cảnh báo nguy hiểm. Ông Vũ Bảo Thạch - Chủ tịch UBND phường Bạch Đằng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) khi trao đổi với PV Dân trí cho rằng: “Mấy đứa vào số 9 Trần Thánh Tông ngã, không đến phường trình báo thì như tai nạn xe máy đầu đường xó chợ. Mà mấy đứa trẻ con hiếu kỳ chỗ nào cũng vào chụp ảnh thì lộn cổ từ tầng 4 hay tầng 14 cũng là việc của chúng!”.
Công bằng mà nói, xảy ra vụ việc trước hết là do nạn nhân không nêu cao ý thức bảo vệ bản thân, nhưng chính quyền sở tại không thể "phủi" bỏ trách nhiệm liên đới khi điểm vui chơi này nằm trong địa bàn mình trực tiếp quản lý. Dù thế nào, những người giữ trọng trách cao nhất ở cấp cơ sở không thể buông lời “sống chết mặc bay”, vô cảm trước ranh giới giữa cái sống và cái chết, về tính mạng của con người, điều rất dễ khiến dư luận "nổi sóng".
Đang bị đánh thì lăn ra… ngủ
Phát ngôn này xuất phát từ ông Nguyễn Văn Quý - Chủ tịch UBND phường 25, quận Bình Thạnh, TPHCM - khi trả lời báo chí trong vụ việc lực lượng dân phòng địa phương đánh một người bán hàng rong tên là Trịnh Xuân Tình (34 tuổi, quê Thanh Hoá, tạm trú tỉnh Bình Dương).
Chuyện xảy ra vào chiều 6/12, khi chạy xe đến khu chợ tự phát tại Cư xá 30/4, phường 25, quận Bình Thạnh để bán hàng thì anh Tình bị một nhóm gần 10 người là trật tự đô thị, dân phòng của UBND phường 25, quận Bình Thạnh đi xe công vụ đến “tóm” vì vi phạm quy định buôn bán trên vỉa hè lòng đường.

Người bán hàng rong bị dân phóng đánh đến ngất xỉu sau đó lại bị cho là say xỉn nên... lăn ra ngủ!?
Khi đó, lực lượng dân phòng thu xe và giỏ trái cây của anh Tình đưa lên xe đưa về UBND phường xử lý. Sợ cơ nghiệp của mình bị thu giữ nên anh Tình dùng tay kéo lại thì bị nhóm người kia lao vào giật tay ra, sau đó đánh đấm vào người. Thấy anh Tình tiếp tục phản kháng, lực lượng dân phòng đã dùng còng số 8 để khống chế anh Tình rồi dùng roi điện dí vào người nạn nhân và tiếp tục đánh đến khi anh Tình ngất xỉu. Sau đó lực lượng chức năng bỏ mặc nạn nhân nằm lê lết trên đường với 2 tay bị còng ra phía sau dù rất nhiều người dân chứng kiến tỏ thái độ bất bình.
Giải thích cho sự việc trên, người đứng đầu phường Bình Thạnh cho biết: “Do anh Tình say xỉn nên ngay sau đó đã vùng vẫy, quay ra ngủ tại chỗ (?!)”.
Ông Quý sau đó đã thừa nhận vụ việc ban đầu do cấp dưới báo cáo không đầy đủ, bản thân ông cũng thiếu kiểm tra thực tế nên có những trả lời trên báo chí, gây bức xúc trong dư luận và xin rút kinh nghiệm. Ông Chủ tịch phường đã nhận ra sai sót của mình, nhưng cũng không đơn giản để rút lại được phát ngôn đã “bắn đi” và cũng không dễ để rút lại hết những phản ứng của người dân, những comment bạn đọc trên nhiều trang báo, trên các diễn đàn...

N.Quỳnh - P.Thảo - K.Tân

Phần nhận xét hiển thị trên trang

bé gái 10 tuổi có “thần lực” ở Hà Nội

(Kienthuc.net.vn) - Đang học lớp 5, Nguyễn Thị Quyên có một sức mạnh kỳ lạ. Em nằm lơ lửng trên không, để võ sư dùng búa tạ đập tan hai tảng đá tự nhiên đặt trên bụng.

Đá vỡ vụn, da lành lặn
Nếu không tận mắt chứng kiến nữ nhi Nguyễn Thị Quyên, 10 tuổi, trường tiểu học Nguyễn Trãi (Hà Đông, Hà Nội) với nước da trắng hồng, mái tóc tết dài, nụ cười duyên dáng và thân hình nhỏ nhắn, xinh xắn đi một bài đao quyền mạnh mẽ thì chắc chắn tôi không dám nhìn cảnh tượng người ta đặt đá tảng nên bụng em để đập. Sau vài phút ngồi đề khí, nín thở và gồng khí vào bụng, em nằm thẳng đơ dưới sân tập, hai tay buông xuôi theo thân mình. Hai võ sư nhẹ nhàng bê đầu và chân em đặt trên hai chiếc ghế nhựa mỏng mảnh chênh vênh. Già nửa thân mình từ vai đến chân, không có điểm tỳ nâng đỡ (lơ lửng trên không cách sàn khoảng 50cm). Tảng đá dầy 7cm được đặt lên bụng nữ nhi. 
Võ sư Lê Anh Tuấn, Chưởng môn phái Bình Định gia Phúc Mậu (Hoài Đức, Hà Nội) – người có sức mạnh chống thương vào yết hầu đẩy xe tải 4,5 tấn dùng chiếc búa tạ lấy đà chuẩn bị. Chiếc búa tạ vung lên đập xuống tấm thân nhỏ bé đang nằm bất động. Tôi nín thở, rùng mình. Tiếng đá vỡ vụn rơi lả tả, nữ nhi vẫn nằm yên thanh thản. Khi các võ sư đưa xuống, em thở nhẹ thoát khí, ngồi dậy và mỉm cười tươi rói. Toàn bộ phần da bụng vẫn lành nặn hơi ửng hồng.
Võ sư Tuấn cho biết, tiết mục biểu diễn của Quyên có tên gọi là "Thiết cân áp bản" (đặt đá lên người, dùng búa tạ đập). Đây là một tiết mục nguy hiểm rất dễ gây chấn thương đòi hỏi người biểu diễn ngoài khả năng võ thuật, còn phải tập và sử dụng nội công một cách thuần thục để tránh tai nạn. Bé Quyên là một trong số rất ít môn sinh “đặc biệt” mới học võ 3 năm, có khả năng biểu diễn được tiết mục này. Với sức mạnh phi thường, em có thể chịu được ở mức đánh lớn hơn (3 tảng đá) nhưng để đảm bảo an toàn, nên để em biểu diễn ở mức độ thấp. 
Đặc biệt, ngoài tiết mục này, Quyên là một võ sinh giỏi, ngoan ngoãn, chăm chỉ và đã giành được 2 huy chương bạc trong hội diễn võ thuật thành phố ở tiết mục “hầu quyền” và “mưu thể diện”. Hiện em cũng là một “trợ thủ” của thầy, cùng thầy hướng dẫn các em nhỏ tuổi tập võ.
Chân dung nữ nhi 10 tuổi với nước da trắng hồng, mái tóc tết dài, nụ cười duyên dáng và thân hình nhỏ nhắn, xinh xắn đi một bài đao quyền mạnh mẽ... 
Vẫn sợ bị bạn bắt nạt 
Trông Quyên không có dáng mạnh mẽ và “cứng cỏi” của người học võ. Em nhút nhát và e thẹn khi mọi người trêu “giỏi võ thế này, đến trường chắc các bạn sợ lắm nhỉ”. Quyên cười bẽn lẽn: Em rất sợ bị bạn bè bắt nạt. Em kể, bố cho em đi học ở trường ngoài phố, cách xa nhà cả chục km. Đến trường em thường xuyên bị các bạn trêu khóc. Thậm trí, em nhút nhát tới mức không tự tin, có lúc cô gọi phát biểu cũng run. 
Năm em lên 7 tuổi thì bố cho em đi học võ cho khoẻ và giúp em mạnh dạn hơn. Em rất thích học võ, ngoài việc 1 tuần đến võ đường học 1,5 giờ, mỗi ngày ở nhà em đều tập khoảng 30 phút - 1 tiếng. Khi em đi biểu diễn được 2 huy chương thì bố và thầy dạy em luyện thêm môn nội công, đề khí để tăng thêm sức mạnh cho võ thuật. Việc học nội công rất khó, nó bắt em phải tập trung toàn bộ ý nghĩ vào luyện tập, không được lơ là. 
Đặc biệt, khi biểu diễn xung quanh có rất nhiều người, nhất là các bạn hay trêu trọc nên em phải cố gắng rất nhiều vì bố em bảo nếu em lơ đãng, không tập trung, không đề được khí tốt thì chắc chắn em sẽ bị thương, nên em cố gắng tập trung hết mức. Khi thầy dùng búa tạ đập đá trên bụng em, lần đầu em rất sợ nhưng được thầy và bố động viên “phải vượt qua nỗi sợ” và hơn nữa, em cũng đã vượt qua thử thách bằng các bài tập tạo sức mạnh cơ bụng, nên khi biểu diễn em cố gắng tập trung khí vào bụng để cho “bụng cứng” và không đau. Sau các lần biểu diễn với các viên ngói, viên gạch... thì khi đến đá xẻ em cũng thấy bình thường, thầy đập mạnh, đá vỡ vụn nhưng em cũng không thấy đau và da bụng cũng không bị đỏ. 
Quyên hồn nhiên, sau khi em được 2 huy chương, các bạn ở trường biết em có võ cũng ít “bắt nạt”, nhưng khi bạn trêu hoặc đánh, em vẫn sợ không dám đánh lại vì sợ các bạn mách cô. Tuy nhiên, trong học tập và giao tiếp thì em can đảm hơn nhiều. Hiện giờ em chỉ muốn học giỏi cả văn hóa và cả võ và em rất thích sau này được là cô dậy võ.
Tiết mục biểu diễn của Quyên có tên gọi là "Thiết cân áp bản". 
Cho con va chạm để có bản lĩnh
Trao đổi với phóng viên về khả năng “đặc biệt” của Quyên, anh Nguyễn Xuân Tự (tổ 11 phường Đồng Mai, Thanh Oai, Hà Đông, Hà Nội), bố Quyên cho biết, anh chị sinh được 6 người con, Quyên là con thứ 3. Vì gia đình đông con nhiều khi không chăm sóc kỹ được, hơn nữa từ bé Quyên cũng không khoẻ, hay ốm vặt nên anh cho các con học võ để vừa rèn đức, rèn sức và cho  con va chạm để con có bản lĩnh vươn lên trong cuộc sống. 
Anh Tự chia sẻ, anh vốn là bộ đội trinh sát nên cũng biết về võ và có kiến thức về môn này, nhưng anh cũng bất ngờ về sự tiến bộ và khả năng “đặc biệt” của Quyên. Mỗi khi có thời gian anh thường cùng Quyên tập nội công. Anh cười, dạy trẻ “tu luyện” nội công rất khó vì khi đó tâm trí phải thật thoải mái và trẻ phải thật tập trung, không được phân tán và đặc biệt không thể cưỡng ép được. Với tuổi ham ăn, ham chơi, sự tập trung tu luyện càng khó hơn. Nhưng với Quyên mọi việc lại khá dễ dàng, chỉ sau một thời gian ngắn, Quyên đã bộc lộ được “khả năng đặc biệt” của mình.
Anh Tự cho biết, trong số hàng nghìn, hàng vạn người luyện võ, luyện nội công, người có được tấm thân “cứng hơn sắt đá” là rất hiếm và thường mỗi người lại có một điểm mạnh riêng trên cơ thể. Chẳng hạn, với Quyên điểm mạnh là nằm cách không đập đá trên bụng, nhưng chị Quyên lại có khả năng nằm trên thủy tinh uốn cong người để đá lên bụng đập và có người lại có điểm mạnh ở yết hầu, ở đầu...
“Thiết cân áp bản” là một công phu đặc dị, võ sinh có tới vài ngàn người, thì số người đạt trình độ để luyện “Thiết cân áp bản” cũng chỉ được vài người. Luyện “thiết cân áp bản” đòi hỏi kỹ thuật chính xác, luyện công cơ bản, có sự giám sát của chưởng môn. Đây là môn rất khó, nếu không cẩn thận, bắt chước... lúc tập không đề được nội khí sẽ gây chấn thương nội tạng bên trong, hoặc không phát được kình lực nhẹ sẽ gây chấn thương cơ xương, làm tụ máu, gãy xương... nặng có thể tử vong”. 
Võ sư Lê Anh Tuấn

Phần nhận xét hiển thị trên trang