Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Cuộc chạy trốn ly kỳ của Dương Chí Dũng

Hai Hoang Van 

'Tàng hình' ngay trước thời điểm bị khởi tố và chạy trốn  xuyên lục địa nhưng Dương Chí Dũng vẫn không thoát được lưới trời lồng  lộng.
Từ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam  (Vinalines), tháng 2.2012, Dương Chí Dũng được Bộ trưởng Bộ Giao thông  vận tải điều động sang làm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt   Nam. Đây cũng là thời điểm mà Cục Cảnh sát điều tra tội phạm tham  nhũng (C48), Bộ Công an phát hiện, khởi tố 4 bị can có hành vi nâng  khống, quyết toán khống vật liệu trong việc sửa chữa ụ nổi 83M   (thành phần quan trọng trong dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển phía  nam).

Một trong số các ụ nổi thuộc dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển phía nam  do ông Dương Chí Dũng (ảnh nhỏ) phê duyệt đang bỏ trống, không hoạt động


Một trong số các ụ nổi thuộc dự án Nhà  máy sửa chữa tàu biển phía nam do ông Dương Chí Dũng (ảnh nhỏ) phê duyệt  đang bỏ trống, không hoạt động. Ảnh: Thanh Niên


Quá trình điều tra vụ việc, C48 phát hiện nhiều dấu hiệu sai phạm  trong việc đầu tư dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển phía nam cũng như quá  trình mua sắm ụ nổi và đã nhiều lần triệu tập Dương Chí   Dũng lên cơ quan điều tra làm việc.

Căn cứ vào các dấu hiệu phạm tội, ngày 17.5.2012, C48 đã quyết định  khởi tố Dương Chí Dũng về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về  quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, vào   thời điểm tống đạt quyết định khởi tố, ông Dũng không có mặt tại cơ  quan cũng như nơi cư trú.

Đến ngày 18.5.2012, C48 đã ra quyết định truy nã Dương Chí Dũng trên  toàn quốc theo diện đặc biệt, tiếp đó Bộ Công an đề nghị tổ chức cảnh  sát quốc tế Interpol phát lệnh truy nã toàn cầu.

Việc Dương Chí Dũng kịp bỏ trốn ngoạn mục ngay trước thời điểm bị bắt  giam được Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an xác định là do có một nhóm  đối tượng giang hồ cộm cán và cả cán bộ trong ngành   công an giúp sức, trong đó có vai trò đặc biệt của Phó giám đốc Công  an thành phố Hải Phòng Dương Tự Trọng (em trai Dũng).

Cụ thể, chiều 17.5.2012, Dương Tự Trọng hướng dẫn anh trai tạm thời  trốn đến nhà một người quen của Trọng ở phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy,  Hà Nội. Sau đó, Trọng bàn với ba cán bộ cấp dưới là Vũ   Tiến Sơn, Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Trọng Ánh lập kế hoạch đưa Dũng đi  trốn. Ban đầu, Dương Chí Dũng được Thắng và Phạm Minh Tuấn (bạn của  Trọng) đưa bằng ô tô từ Hà Nội đi Quảng Ninh với ý đồ sang   Trung Quốc. Tại đây, Dương Chí Dũng quyết định đổi hướng trốn sang  Campuchia, rồi qua Mỹ.

Để thực hiện, Dương Tự Trọng chỉ đạo Vũ Tiến Sơn điều hai người từng  chịu ơn Trọng là Đồng Xuân Phong và Trần Văn Dũng, là những đối tượng  giang hồ “có số má” ở Hải Phòng tìm cách đưa Dương Chí   Dũng vào TP.HCM. Ngày 21.5.2012, Dương Chí Dũng được các đối tượng đưa  đi bằng ô tô từ Quảng Ninh vào TP.HCM, sau đó đến Tây Ninh. Đến tối  23.5.2012, Dương Chí Dũng thuê xe ô tô qua Campuchia theo   đường tiểu ngạch, còn Văn Dũng và Xuân Phong xuất cảnh bằng hộ chiếu.

Trước đó, ngày 20.5.2012, lợi dụng việc được cử đi công tác ở TP.HCM,  Dương Tự Trọng và Vũ Tiến Sơn đã đi máy bay vào TP.HCM để trực tiếp chỉ  đạo việc đưa Dương Chí Dũng đi trốn. Để che mắt cơ quan   chức năng, các đối tượng liên tục thay đổi phương tiện và dùng sim  điện thoại rác liên lạc với nhau.

Sau khi đào thoát sang Campuchia, Đồng Xuân Phong mua vé máy bay cùng  Dương Chí Dũng sang Singapore để làm thủ tục xuất cảnh đi Mỹ. Tuy nhiên  khi đến Mỹ, Dương Chí Dũng không thể nhập cảnh vì có   lệnh truy nã quốc tế của Interpol nên phải quay trở lại Campuchia. Gần  ba tháng ở trên đất Campuchia, Dương Chí Dũng đã hai lần thay đổi nơi  ở, đồng thời được các đối tượng “tiếp tế” 24.000 USD để   chi tiêu.

Như vậy, sau khi bị xét xử về hành vi tham nhũng, cố ý làm trái, Dương  Chí Dũng sẽ tiếp tục bị xét xử về hành vi bỏ trốn ra nước ngoài.

Hoàng Trang
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những lời tiên tri bị coi là ĐIÊN RỒ trở thành sự thật

Hơn 100 năm trước khi con người đặt chân tới mặt trăng, một nhà văn  Pháp đã kể về hành trình đầu tiên của loài người đến mặt trăng… Những điều này  bị cho là nực cười. Những lời tiên tri chính xác thường bị coi là… “điên rồ” ở thời điểm đưa ra.

Arthur Clarke – một nhà văn Anh chuyên sáng tác ở thể loại khoa học viễn  tưởng từng nói: “Nếu bằng một phép màu kỳ diệu nào đó, một nhà tiên tri có thể miêu tả chính xác tương lai thì những lời tiên tri đó thoạt nghe sẽ rất vô lý,  vô lý tới mức người ta sẽ cười vào mặt nhà tiên tri”.Tuy vậy, lịch sử đã chứng  minh có không ít lời tiên tri từng bị cho là vô lý, ngớ ngẩn cuối cùng lại trở thành sự thật.
Năm 1660, một triết gia người Ireland có tên Robert Boyle đã đưa ra nhiều lời  tiên đoán về tương lai. Những tiên đoán này được ông viết lại một cách cẩn thận,  trong đó có những ý tưởng mà thời đó người ta cho là “điên rồ”, chẳng hạn như “con người sẽ có cách chữa trị bệnh tật thật hữu hiệu bằng việc cấy ghép nội  tạng”.
Ở thời kỳ tiền Khai sáng khi mà những hủ tục mê tín dị đoan vẫn còn rất phổ biến ở Châu Âu, ý tưởng của Robert Boyle quả là vượt tầm thời đại.
Apollo
Năm 1865, nhà văn Pháp chuyên về thể loại khoa học viễn tưởng – Jules Verne – đã tiên đoán trước việc tàu Apollo hạ cánh xuống mặt trăng, tức là hơn 100 năm  trước khi sự kiện này trở thành sự thật.
Khi đó, ông viết một truyện ngắn có tên “From the Earth to the Moon” (Từ trái đất tới mặt trăng) kể về chuyến hành trình đầu tiên của loài người lên mặt  trăng. Trong truyện, Verne vạch ra nhiều chi tiết mà sau này thật kỳ lạ đã trở thành sự thật.
Có thể kể tới những chi tiết như tên lửa sẽ phóng từ bang Florida (Mỹ), tàu  không gian sẽ mang tên Apollo, số hiệu của các phi hành gia, trạng thái không  trọng lượng… Ở năm 1865, Verne tuyệt nhiên không thể tìm được bất cứ tài liệu  nào cho ông biết trước về những điều này.
Năm 1898, một cuốn tiểu thuyết có tên “Futility, Or The Wreck of the Titan” (Sự phù phiếm, hay vụ đắm tàu Titan) đã dự đoán trước được bi kịch của con tàu  Titanic. Tác giả của cuốn tiểu thuyết là nhà văn Mỹ Morgan Robertson.
Trong cuốn tiểu thuyết của mình, Robertson kể về việc một con tàu lớn, lớn  nhất từ trước đến nay, được sản xuất ra sao và ngay trong chuyến hải trình đầu  tiên, nó đã đâm phải một tảng băng trôi như thế nào. Kết cục là con tàu Titan  chìm xuống đáy đại dương. 14 năm sau, con tàu Titanic đã lặp lại bi kịch y như con tàu Titan trong cuốn tiểu thuyết của Robertson.
Năm 1914, nhà văn Anh chuyên về thể loại khoa học viễn tưởng H.G. Wells đã dự  đoán trước được sự ra đời của bom nguyên tử. Khi đó, Wells cho ra mắt cuốn tiểu  thuyết “The World Set Free” (Thế giới tự do).
Trong truyện có cảnh miêu tả cả một thành phố bị hủy diệt bởi một trái bom  nguyên tử. Thực tế, phải tới năm 1942, dự án chế tạo bom nguyên tử đầu tiên mới được tiến hành tại Mỹ. Tuy vậy, ngay từ năm 1914, chỉ dựa vào kiến thức ít ỏi về những nguyên tố phóng xạ, Wells đã hình dung ra một loại bom có sức hủy diệt  kinh hoàng.
Năm 1988, khi khái niệm về Internet còn chưa phổ biến rộng rãi như bây giờ, nhà văn Mỹ chuyên về thể loại khoa học giả tưởng Isaac Asimov đã tiên đoán trước được rằng Internet sẽ làm thay đổi nền giáo dục.
Theo Dân Trí/Business Insider


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dương Chí Dũng đổ thừa cho cấp dưới

“Bản thân tôi là Chủ tịch HĐQT Vinalines, không bao giờ can thiệp vào công việc của Tổng giám đốc cũng như công việc của các anh em khác” - bị cáo Dương Chí Dũng đã khai như vậy khi bị HĐXX thẩm vấn.
Ngay từ sáng sớm, khu vực quanh trụ sở TAND TP.Hà Nội ở phố Hai Bà Trưng, an ninh đã được siết chặt để đảm bảo an toàn cho phiên tòa. Tại các ngã tư, ngã ba giáp ranh khu vực trụ sở tòa đều có lực lượng công an chốt. Vỉa hè các tuyến phố Hai Bà Trưng, Triệu Quốc Đạt đều được dọn sạch, không cho phép để xe máy như mọi ngày.


Dương Chí Dũng đổ thừa cho cấp dưới - 1
Quang cảnh sáng 12/12 trước TAND TP Hà Nội, nơi diễn ra phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng và 9 đồng phạm (Ảnh: Người Lao Động)
Tại phiên tòa xét xử, an ninh được làm nghiêm ngặt, các phóng viên, nhà báo đến tham dự phiên tòa cũng phải xem qua màn hình tivi, ngoài bút và sổ thì không được mang điện thoại di động, phương tiện tác nghiệp theo người khi vào phòng.
Hơn 8h sáng nay (12/12), Dương Chí Dũng - cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines cùng 9 đồng phạm bị đưa vào phòng xử. Xuất hiện tại tòa, các bị cáo mặc áo khoác xanh, bên trong áo sơ mi trắng. Dương Chí Dũng có đến 3 luật sư bào chữa gồm: Trần Đình Triển, Ngô Ngọc Thủy, và Trần Đại Thắng (Đoàn luật sư Hà Nội).
9h, HĐXX 5 người đã bước vào phòng xử, phiên tòa bắt đầu được tiến hành, thẩm phán - chủ tọa phiên tòa bà Ngô Thị Ánh thay mặt HĐXX làm thủ tục bắt đầu phiên tòa.
Đầu tiên vị chủ tọa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử. Sau khi nghe thư ký tòa án báo cáo danh sách những người được triệu tập có mặt, chủ tọa phiên tòa đã tiến hành kiểm tra căn cước và giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên tòa.
Sau khi làm xong các thủ tục cần thiết, HĐXX bước sang phần xét hỏi, trước khi xét hỏi, đại diện Viện KSND thành phố Hà Nội đã đọc bản cáo trạng dài 43 trang.
Do bản cáo trạng dài 43 trang nên hai vị kiểm sát viên phải thay nhau đọc và đến 11h30 mới kết thúc. Bị cáo Dương Chí Dũng là người đầu tiên trong số 10 bị cáo bước lên trả lời các câu hỏi của HĐXX.
Bị cáo Dũng tỏ ra khá bình thản, trả lời rành rọt những câu hỏi của vị chủ tọa phiên tòa. Bị cáo Dũng cho rằng chủ trương xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu phía Nam là do HĐQT của Vinalines, HĐQT đã ra nghị quyết để thực hiện chủ trương này. Còn việc lập dự án là do Tổng giám đốc, thẩm quyền phê duyệt thuộc HĐQT.
Dương Chí Dũng đổ thừa cho cấp dưới - 2
Mặc chiếc áo khoác màu xanh ( Như các bác công nhân ấy nhở), Dương Chí Dũng có vẻ gầy hơn so với trước khi bị bắt. (Ảnh: TTXVN)

Thẩm phán Ngô Thị Ánh hỏi: "TCty sẽ lấy nguồn vốn ở đâu để thực hiện?". Bị cáo Dương Chí Dũng trả lời: "TCty sẽ tham gia góp vốn 80% theo dự kiến". Vị chủ tọa tiếp tục: "Trong đề án có việc vay vốn của ngân hàng, TCty sẽ trả bằng nguồn nào?". Bị cáo Dũng cho biết sau này sẽ huy động vốn để trả. “Nếu dùng nguồn vốn của Nhà nước thì chủ trương trên phải xin phép. Có 2 việc cần phải báo cáo là xin phép đầu tư trình lên Chính phủ và trình Bộ GTVT để cập nhật vào quy hoạch” - bị cáo Dũng nói.
Bị cáo Dũng lý giải do nhận thức sai, nên thấy Chính phủ đồng ý về nguyên tắc tưởng đã được phép thực hiện dự án, sau này mới biết là sai. Dự án muốn triển khai cần phải được phê chuẩn đầy đủ theo trình tự thủ tục pháp lý.
Về việc mua ụ nổi 83M, bị cáo Dũng khai rằng trong dự án Tổng giám đốc Vinalines có đề xuất mua ụ nổi. “Căn cứ vào Nghị quyết của HĐQT giao cho Tổng giám đốc thực hiện. Bị cáo không định hướng, không chỉ đạo mua ụ nổi mới hay cũ. Bị cáo không cử ai đi khảo sát mua ụ nổi, không chỉ đạo gì cả dù là trực tiếp hay nói chuyện điện thoại” - bị cáo Dũng khai tại tòa.
Thẩm phán Ngô Thị Ánh hỏi: "Tại sao bị cáo biết Cty Nakhodka (Liên bang Nga) có bán ụ nổi để mua?". Bị cáo Dũng cho hay sở dĩ biết là vì trước đó Cty này cũng bán 2 ụ nổi cho Vinashin, tuy nhiên khi kéo về đã bị chìm.
“Tôi nghe báo cáo không mua được ụ nổi trực tiếp với Cty Nakhodka được vì vướng mắc các thủ tục pháp lý nên phải mua qua Cty AP (Singapore). Tôi có quan hệ cá nhân với anh Phúc (Mai Văn Phúc - nguyên Tổng giám đốc Vinalines) không tốt nên không can thiệp vào việc mua bán, kể cả công việc của những anh em khác tôi cũng không can thiệp. Họ cứ theo thẩm quyền để làm, chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật” - bị cáo Dũng lý giải để cho rằng mình không liên quan đến việc mua ụ nổi 83M và sau này thành một khối sắt vụn.
Việc thẩm vấn bị cáo Dũng phải tạm dừng khi đồng hồ chỉ gần 12h trưa, HĐXX đã tạm nghỉ phiên tòa để buổi chiều tiếp tục.
Trước đó, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ra cáo trạng truy tố bị cáo Dương Chí Dũng và 9 đồng phạm với 2 tội danh "Tham ô tài sản" và "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
10 bị cáo bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" gồm: Dương Chí Dũng (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ Giao thông Vận tải); Mai Văn Phúc (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, nguyên Tổng giám đốc Vinalines); Trần Hữu Chiều (nguyên Phó Tổng Giám đốc Vinalines); Bùi Thị Bích Loan (nguyên Trưởng ban Tài chính kế toán Vinalines); Trần Hải Sơn (nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines); Mai Văn Khang (nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Viễn Dương Vinashin); Lê Văn Dương (đăng kiểm viên thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam); Huỳnh Hữu Đức, Lê Văn Lừng, Lê Ngọc Triện (nguyên Phó Chi cục trưởng và cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa). Ngoài ra, Dũng, Phúc, Sơn, Chiều còn bị đề nghị truy tố về tội "Tham ô tài sản".
Theo cáo trạng, 10 bị cáo về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" có 7 bị can có hành vi cố ý làm trái liên quan đến việc thông quan, nhập khẩu, sửa chữa, thanh toán hợp đồng ụ nổi 83M gây thiệt hại cho Nhà nước 336 tỷ đồng.
Về số tiền tham ô 1,66 triệu USD (tương đương 28 tỷ đồng), cáo trạng nêu rõ, theo kết quả khảo sát của Trần Hữu Chiều, Trần Hải Sơn và Mai Văn Khang, giá ụ nổi 83M chỉ dưới 5 triệu USD. Thậm chí, công ty bán ụ nổi cho Vinalines chỉ mua lại “đống sắt vụn” này với giá 2,3 triệu USD. Tuy vậy, Dũng đã chấp nhận giá mua ụ là 9 triệu USD để ăn chia với các công ty môi giới và công ty bán tàu của nước ngoài.
Trong tổng số tiền tham ô 28 tỷ đồng, Dũng bị cáo buộc đã nhận 10 tỷ đồng, Phúc nhận 10 tỷ đồng, còn lại Sơn và Chiều chia nhau. Do đó, cáo trạng truy tố Dũng và 3 đồng phạm theo khoản 4, Điều 278 về tội "Tham ô tài sản" với khung hình phạt cao nhất là tử hình. Trong quá trình điều tra, Dũng và Phúc không thừa nhận hành vi tham ô như cáo buộc của VKS. Như vậy, bị cáo Dương Chí Dũng cùng 3 bị cáo trên bị truy tố ở khung hình phạt tù từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình cho hành vi tham ô. Ngoài ra, 4 bị cáo này còn phải đối mặt với khung hình phạt 10-20 năm tù cho hành vi cố ý làm trái cùng với 6 bị can còn lại.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cái “đại cục” nó to bằng nào?


mu( .......... )
Vụ tham nhũng tiền cứu trợ trẻ em tàn tật ở Hà Giang đang có một kết cục ngoài sức tưởng tượng khi cơ quan điều tra giao Sở LĐ-TB và XH xử lý hành chính hành vi tham ô để giữ…đại cục.
Vụ án đơn giản: Giám đốc Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật, thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang cùng thủ quỹ và kế toán đã “ăn bớt” của trẻ khuyết tật hơn 181 triệu đồng bằng cách không phát hết số tiền hỗ trợ cho trẻ khuyết tật đến khám sàng lọc và sau đó lập chứng từ khống để quyết toán.
Trong hồ sơ hình sự, ghi rõ “Đây là vụ việc có dấu hiệu phạm tội tham ô tài sản”, gồm các tình tiết tăng nặng như “phạm tội có tổ chức”, “số tiền chi sai và chiếm hưởng với số lượng lớn lên đến 181.950.000 đồng”.
Có thể tưởng tượng được không khi người ta ăn bớt của những đứa trẻ từ vài chục ngàn tiền hỗ trợ đi lại, ăn uống.
Tuy nhiên, vụ án sau đó đã được bàn giao cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để xử lý hành chính.
Báo Nhân dân dẫn lời Giám đốc Sở Lý Quang Thái giải thích tờ công văn triện đỏ đề nghị xử lý hành chính, rằng: “Hà Giang là tỉnh nghèo, có rất nhiều trẻ em tàn tật cần được hỗ trợ. Nếu cơ quan điều tra khởi tố hình sự, tôi sợ các tổ chức, cá nhân sẽ biết chuyện, không hỗ trợ cho nữa”.
Trong những lời lẽ của ông Giám đốc, còn có mấy chữ “để góp phần ổn định chính trị tại địa phương”. Và việc không xử lý hình sự là vì…đại cục, vì cái to lớn hơn.
Tại Quốc hội kỳ họp vừa rồi, biết bao nhiêu băn khoăn thắc mắc trước tình trạng có tỉnh 2 năm chỉ xử được 3 vụ án tham nhũng, hay xử 9 bị cáo thì 8 người được hưởng án treo. Các vị ĐBQH bức xúc, nhân dân bức xúc, trong buổi tiếp xúc cử tri gần đây, TBT Nguyễn Phú Trọng cũng nhận định về công tác phòng chống tham nhũng rằng “Lâu nay “phòng” chúng ta cũng yếu, “chống” cũng chưa quyết liệt”. Ông cũng hoàn toàn ủng hộ quan điểm của các cử tri rằng, “chống tham nhũng phải làm nhanh hơn, mạnh hơn, làm nghiêm hơn chứ không thể để xử lâu, xử nhẹ, án treo nhiều”.
Nhưng câu chuyện Hà Giang hôm nay trả lời rốt ráo cho hiệu quả của công tác tham nhũng: Là vì ổn định chính trị tại địa phương. Là vì…đại cục. Dù không một đứa trẻ tàn tật ở Hà Giang biết cái đại cục đó nó to bé mặt mũi thế nào. Dù nhân dân không thể hiểu tại sao bật đèn xanh cho tham nhũng lại có thể gọi là ổn định chính trị địa phương.
Nếu ai cũng chống tham nhũng bằng cái đại cục như Hà Giang thì biết bao giờ mới tìm thấy một bộ phận không nhỏ?
Nếu ở đâu cũng mang đại cục ra để xử lý thì liệu đất nước này làm gì còn có cái đại cục nào để giữ khi những hành vi tham nhũng hai năm rõ mười, gây bức xúc dư luận khi xâm phạm cả quyền lợi của những người yếu thế rõ ràng như thế mà lại xử lý hành chính vì…đại cục.
Tổng bí thư, trong buổi tiếp xúc cử tri đã lấy chuyện “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước Phật đã hối lộ…” để nói về việc phải xem xét, bình tĩnh , tỉnh táo, sáng suốt…”. Bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt, hoàn toàn không có nghĩa là ở đâu cũng báo cáo không có tham nhũng, ở đâu cũng giữ đại cục bằng cách chỉ những con sâu bên cái cây nhà hàng xóm.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trước phiên tòa xử ông Dương Chí Dũng

Bùi Hoàng Tám (nhà văn )

tham nhungThật tình từ sâu thẳm, tất cả chúng ta đều không ai mong muốn điều “tồi tệ” này xảy ra bởi cái quí giá nhất của mỗi con người là cuộc sống. Thế nhưng nếu như không có những hình phạt nghiêm khắc nhất, đủ sức răn đe thì “giặc nội xâm” sẽ tàn phá nát đất nước này. Tổ quốc Việt Nam rồi sẽ ra sao? Con cháu chúng ta sẽ thế nào? Và công cuộc phòng chống tham nhũng sẽ đi về đâu?
Hôm nay (12/12) tại Hà Nội, sẽ diễn ra phiên tòa xét xử ông Dương Chí Dũng và đồng phạm. Đây là vụ án lớn, thể hiện thái độ kiên quyết chống tham nhũng của Đàng và Nhà nước nhằm lấy lại niềm tin của đồng bào cả nước và cộng đồng quốc tế trên mặt trận này.
Dư luận nhân dân mong đợi được chứng kiến một vụ án nghiêm khắc, đúng người, đúng tội, có lý, có tình để xóa đi tình trạng càng để lâu càng nhỏ lại, càng lên cao càng bé đi đối với các vụ án tham nhũng như ý kiến của cử tri và Đại biểu Quốc hội vừa qua.
Chợt nhớ lại vụ án Vinamshin đã từng gây nên những tổn thất vô cùng nghiêm trọng cho nền kinh tế nước nhà. Nó không chỉ làm mất đi số tiền khổng lồ mà cùng với đó là suy giảm niềm tin của giới đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nó đã đẩy một ngành kinh tế chiến lược đồng thời là một mặt trận gìn giữ và bảo vệ biên cương của Tổ quốc tới chỗ rất khó khăn.
Thế nhưng cái án 20 năm tù (bình quân 25 tỉ trên một năm tù) dành cho bị cáo Phạm Thanh Bình nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin có thể nói là không tương xứng. Một trong những lý do chưa “đúng người, đúng tội” là nhờ có chính sách khoan hồng của luật pháp bởi ông Bình có thân nhân tốt, bản thân chưa phạm tội bao giờ.
Đối với các tiêu chí để khoan hồng, có lẽ bị can Dương Chí Dũng là điển hình về thân nhân và nhân thân tốt. Ông Dũng là con một vị Đại tá Công an, nguyên Giám đốc Công an TP Hải Phòng, một người có nhiều công lao rất đáng ghi nhận. Bản thân ông Dũng là cán bộ lãnh đạo cấp cao, tất nhiên luôn được đánh giá là tốt, gương mẫu và cũng… chưa phạm tội bao giờ.
Từ góc độ pháp luật, việc khoan hồng đối với những đối tượng có thân nhân và (hoặc) nhân thân tốt không chỉ thể hiện sự nhân đạo mà còn giáo dục con người hướng thiện. Tuy nhiên nhìn ở góc độ nào đó, nó hoàn toàn có thể tạo sự mất công bằng trong xã hội, thậm chí tạo sự ỷ thế làm càn.
Ví dụ như hai người cùng phạm trọng tội như nhau nhưng một người là con cán bộ, đảng viên (con cán bộ, đảng viên thường được coi là thân nhân tốt) thì được tha chết còn người kia bị tử hình chẳng hạn. Và nếu cứ như vậy, chả lẽ sẽ có lúc tử tù hầu hết chỉ là con… dân thường!?
Đáng lý là con cái cán bộ, từng được hưởng nhiều ưu ái từ việc học hành, nghề nghiệp cho đến con đường công danh… họ phải sống cho xứng đáng với truyền thống gia đình, xứng đáng với sự đãi ngộ của xã hội và nếu phạm tội, đáng lý phải xử nặng hơn những người vốn thiệt thòi, ít được cưu mang, ưu ái… thế mới là lẽ công bằng.
Vả lại, luật pháp đã qui định ai làm người nấy chịu thì cũng phải công bằng, ai làm người nấy hưởng, sao lại có sự “ăn mày dĩ vãng” bởi có “thân nhân tốt”!?
Đối với lý do “chưa phạm tội bao giờ” cũng rất “mong manh”, nhất là với tội tham nhũng. Để tham nhũng số tiền lớn như những con số mà cơ quan điều tra cho biết, chắc chắn rằng không phải lần đầu và cũng không phải ngày một, ngày hai. Như vậy thực ra họ không phải là chưa phạm tội mà “nói cho vuông” là họ… chưa bị phát hiện bao giờ!
Tuy nhiên đối với vụ án lần này, dư luận đang trông đợi và có quyền hi vọng luật pháp sẽ nghiêm minh, đúng người, đúng tội, không còn tình trạng “lúc đầu to bằng voi rồi xử bé như chuột” như lời củaTBT Nguyễn Phú Trọng tại buổi tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ ngày 6/12.
Bởi trước đó, ngày 15/11 Hội đồng xét xử đã dành  hai mức án cao nhất cho các ông Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng Giám đốc công ty ALCII và Đặng Văn Hai, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH xây dựng Quang Vinh về tội “tham ô tài sản”.
Thật tình từ sâu thẳm, tất cả chúng ta đều không ai mong muốn điều “tồi tệ” này xảy ra bởi cái quí giá nhất của mỗi con người là cuộc sống. Thế nhưng nếu như không có những hình phạt nghiêm khắc nhất, đủ sức răn đe thì “giặc nội xâm” sẽ tàn phá nát đất nước này. Tổ quốc Việt Nam rồi sẽ ra sao? Con cháu chúng ta sẽ thế nào? Và công cuộc phòng chống tham nhũng sẽ đi về đâu?
Vì vậy mà giờ đây, tất cả mọi người dân đều có chung  mong muốn phiên tòa được xét xử một cách nghiêm minh, có lý có tình, công bằng và đúng pháp luật. Mong rằng không vì “thân nhân tốt, chưa phạm tội bao giờ” dẫn đến mất công bằng, không “đúng người, đúng tội”.
Theo Dân Trí

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐẠO BÁC HỒ - ĐIỆN HOÀNG THIÊN LONG TIẾP PGS LÂN CƯỜNG 02

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐẠO BÁC HỒ - PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA CỦA VTV VỀ THƯỢNG TIẾN KIM BÔI HÒA BÌNH

Phần nhận xét hiển thị trên trang