Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Nhật Bản đẩy nhanh cơ chế đối phó với vùng phòng không Trung Quốc



(Dân trí) - Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật Bản (NSC) ngày 4/12 đã được chính thức thành lập và tiến hành phiên họp đầu tiên thảo luận các biện pháp ứng phó với Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mới được Trung Quốc thành lập trên biển Hoa Đông.
 >> Nhật lập hội đồng an ninh quốc gia kiểu Mỹ

Nhật Bản đẩy nhanh cơ chế đối phó với vùng phòng không Trung Quốc
NSC được thành lập trong bối cảnh căng thẳng dâng cao tại Hoa Đông, đặc biệt là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Việc thành lập NSC được thực hiện trong bối cảnh Tokyo cần đẩy nhanh các quyết định chính sách về ngoại giao và quốc phòng để đối phó với tình trạng gia tăng căng thẳng ở Đông Á, đặc biệt giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Hàn Quốc sau quyết định đơn phương thiết lập ADIZ của Bắc Kinh hôm 23/11.
Tại cuộc họp đầu tiên được tiến hành ngay sau đó ở Văn phòng Thủ tướng, các bộ trưởng nội các Nhật Bản đã thảo luận cách thức đối phó với ADIZ của Trung Quốc, cũng như một số thách thức an ninh khác trong khu vực.
Ngoài ra, cuộc họp cũng thảo luận về kế hoạch biên soạn chiến lược an ninh toàn diện quốc gia đầu tiên của Nhật Bản, đồng thời nhất trí cho rằng NSC cần tăng cường hợp tác với các cơ quan đồng cấp của Mỹ và Anh trong các vấn đề liên quan.
Phó Thủ tướng Taro Aso cũng có mặt tại cuộc họp, nhưng hiện chưa rõ Thủ tướng Shizo Abe có tham dự hay không.
Với trọng tâm hàng đầu là ngoại giao và quốc phòng, NSC - được thành lập theo mô hình của Mỹ - có nhiệm vụ thảo luận về các điều khoản trong chương trình nghị sự quốc phòng mà Tokyo dự kiến thông qua vào cuối năm nay, trong đó có các nguyên tắc chỉ đạo chương trình quốc phòng mới và một chiến lược an ninh bao quát hơn.
Việc đưa NSC vào hoạt động được xem là một trong những cơ sở then chốt trong nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm chỉnh đốn lại thế trận quốc phòng cũng như củng cố năng lực quốc phòng cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF).
Ngoài ra, NSC ra đời cũng sẽ tạo điều kiện để Văn phòng Thủ tướng có quyền hạn lớn hơn trong việc soạn thảo các chính sách đối ngoại và quốc phòng.
Đây được cho là một bước đi đáp trả của Nhật Bản đối với việc Trung Quốc thiếp lập ADIZ ở biển Hoa Đông, động thái đã làm dấy lên quan ngại về những tình huống bất trắc có thể xảy ra giữa lúc Tokyo và Bắc Kinh đang xảy ra tranh cãi liên quan đến chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Theo kế hoạch, NSC sẽ có khoảng 60 quan chức được phái cử chủ yếu từ Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng. Cố vấn Chính sách đối ngoại của Thủ tướng Abe, ông Shotaro Yachi, dự kiến sẽ là người đứng đầu cơ quan này.
Ngoài việc thành lập và đưa NSC vào hoạt động, 4 thành viên cao nhất trong nội các gồm Thủ tướng, Chánh Văn phòng Nội các, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cũng sẽ nhóm họp 2 lần/tháng tại trụ sở NSC để quyết định về các đường nét cơ bản của chính sách an ninh.
Vũ Anh
Theo Kyodo

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thực chất của chủ nghĩa phong kiến cực đoan, cực quyền - Không phải cái gì khác!


Phụ tá của chú ông Kim Jong-un xin tị nạn tại Hàn Quốc


(Dân trí) - Một phụ tá của ông Jang Song-Thaek, chú dượng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và được tin là đã bị sa thải gần đây, đang xin tị nạn tại Hàn Quốc sau khi chạy khỏi quê hương trước khi ông Jang bị cách chức.

Phụ tá của chú ông Kim Jong-un xin tị nạn tại Hàn Quốc
Ông Jang Song-Thaek đi ngay sau người cháu Kim Jong-un cạnh chiếc xe chở linh cữu nhà lãnh đạo Kim jong-Il hồi năm 2011.
 
Giới chức Hàn Quốc tin rằng nhân vật chạy trốn có thể từng quản lý các nguồn quỹ cho ông Jang Song-Thaek, người chú dượng của ông Kim Jong-un và từng được coi là nhân vật quyền lực thứ 2 tại Triều Tiên, mạng lưới truyền hình tin tức YTN của Hàn Quốc ngày 6/12 đưa tin, trích dẫn các nguồn tin tình báo.
Nguồn tin cũng cho biết, ông này có thể cũng nắm các thông tin về những khoản quỹ bí mật do gia đình ông Kim Jong-un quản lý.
Theo YTN, người đàn ông Triều Tiên đã trốn khỏi Bình Nhưỡng 2 tháng trước và hiện đang được các nhân viên tình báo Hàn Quốc bảo vệ tại Trung Quốc trong khi chờ một chuyến bay tới Seoul.
Cơ quan tình báo và Bộ thống nhất Hàn Quốc từ chối bình luận về thông tin trên.
Trước đó, Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) nói với một ủy ban quốc hội hôm 3/12 rằng NIS tin là ông Jang Song-Thaek đã bị sa thải và 2 phụ tá bị xử tử.
YTN cho hay, cố vấn của ông Jang đã chạy trốn sau khi phát hiện chuyện cách chức của ông Jang.
Hôm 5/12, hãng tin Yonhap cho biết đại sứ Triều Tiên tại Malaysia Jang Yong-Chol, một trong những người cháu của ông Jang, đã bị triệu hồi về nước sau khi ông này mất chức.
Vợ và 2 con trai của đại sứ Triều Tiên đã được nhìn thấy lên một chuyến bay tại thành phố Thẩm Dương ở đông bắc Trung Quốc để đi Bình Nhưỡng hôm 5/12, tờ báo đưa tin, trích lời nhiều nhân chứng.
Lãnh đạo NIS, Nam Jae-Joon, cho biết với một ủy ban quốc hội hôm nay rằng đại sứ Triều Tiên tại Malaysia đã bị rút về nước.
Đại sứ Triều Tiên tại Cuba, Jon Yong-Jin - chồng chị gái của ông Jang, cũng bị triệu hồi, ông Nam nói thêm.
Việc sa thải ông Jang là rất đáng chú ý vì ông này từng đóng vai trò quan trọng trong quá trình ông Kim Jong-un tiếp quản vị trí lãnh đạo đất nước sau cái chết của người cha Kimg Jong-il.
Đánh giá của NIS đã tạo ra hàng loạt suy đoán về việc tại sao ông Kim lại "quay lưng" với người chú 67 tuổi.
Tuy nhiên, báo cáo của NIS chỉ là một đánh giá và thông tin về việc ông Jang bị sa thải chưa được chứng thực.
An BìnhTheo AFP
Phần nhận xét hiển thị trên trang

chính trị Bắc Hàn

Anh hưởng của ông Chang Song-taek tới giới ưu tú của Bắc Hàn quá lớn khiến Kim Jong-un lo ngại?
Báo cáo từ Nam Hàn ẩn ý rằng Chang Song-taek, nhân vật cao cấp lâu năm và đầy ảnh hưởng thân cận với các lãnh đạo Bắc Hàn, có thể đã bị tước bỏ vị trí phó chủ tịch Ủy ban Quân sự.
Nếu tin này là đúng, bước phát triển này có thể cho thấy rằng Kim Jong-un, bị coi là lãnh đạo thiếu kinh nghiệm, sau gần hai năm lên cầm quyền có lẽ đã trở nên tự tin hơn và bắt đầu chứng tỏ quyền năng cá nhân cũng như chính trị bằng cách ít bị lệ thuộc hơn vào các cố vấn lão làng thân cận với cha ông, Kim Jong-il.

Theo tìm hiểu của NIS, mặc dù được cho là dựa trên “nhiều nguồn tin”, rất nhiều trong số đó vẫn dựa trên phép loại suy từ các báo cáo về hai cố vấn thân cận của ông Chang bị hành quyết trước dân chúng vào tháng 11 do các tội liên quan tới tham nhũng.
Cho tới giờ, chứng cớ về việc ông Chang bị cho nghỉ việc phần lớn dựa trên tuyên bố của hai thành viên cơ quan lập pháp Hàn Quốc sau một buổi cập nhật tin tức của Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS).
Đối lập với sự thay đổi các lãnh đạo cấp cao trước kia, chẳng hạn như lần bãi chức ông Ri Yong-ho, nhân vật cao cấp nhất của quân đội vào năm 2012, việc thay đổi vị trí của ông Chang vẫn chưa được xác nhận từ các nguồn quan chức Bắc Hàn, và cũng chưa có các báo cáo chứng thực từ truyền thông Trung Quốc.

Kiểm soát tập trung

Một nguyên do khác khiến ông Chang mất chức có thể vì sức khỏe bà Kim Kyung-hee ngày càng yếu
Ảnh hưởng của ông Chang đến từ tuổi tác và kinh nghiệm. Vị trí cao cấp mà ông nắm giữ trong quân đội, đảng và bộ máy an ninh, và mối quan hệ của gia đình ông với triều đại Kim – do hôn nhân của ông với bà Kim Kyung-hee, em gái ông Kim Jong-il và là cô của nhà lãnh đạo đương thời.
Nếu báo cáo của NIS là đáng tin (được khẳng định bởi ít nhất một phân tích gia cao cấp của ROK và là người từng đào tẩu từ Bắc Hàn), thì nó cho thấy một vài cách hiểu khác nhau.
Ảnh hưởng của Kim Kyung-hee có thể đã giảm, một phần là do sức khỏe yếu, thế nên khả năng bà bảo vệ cho vị trí của chồng cũng bị giảm bớt.
Chỉ mới mùa thu năm 2010 có ý kiến cho rằng bà Kim và chồng sẽ đóng vai trò người hướng dẫn cho Kim Jong-un, là người đương nhiên kế vị cha. Nhưng kiểu chế độ nhiếp chính này giờ đây có thể được thay thế bởi một hệ thống kiểm soát tập trung cụ thể hơn nhiều mà lãnh đạo mới đang tìm cách nhấn mạnh quyền lực độc tôn của mình.
Ông Chang từng không được ưa chuộng trong quá khứ. Ông từng tạm thời biến mất trước công chúng giữa năm 2004 và năm 2006 do bị cáo buộc là khoe khoang của cải quá nhiều, và lần biến mất này có vẻ sẽ lâu dài.

Cơ sở quyền lực

Ông Chang thường được coi là nhân vật cải cách kinh tế và có thể việc ông mất chức báo trước sự đảo ngược trong cải cách kinh tế.
Một giải thích nữa là vị lãnh đạo trẻ tuổi có thể đã tự tin hơn sau gần hai năm lên cầm quyền
Tuy nhiên, Kim Jong-un đã đưa ra một loạt tuyên bố hùng hồn trước đại chúng, nổi trội nhất là vào tháng 4/2012, nhấn mạnh cam kết riêng nhằm cải thiện tình hình kinh tế, và khó có khả năng ông rời bỏ lập trường này.
Ông Chang cũng có mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc, từng có chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 8/2012.
Việc ông bị mất chức cũng có thể khiến Bắc Kinh khó chịu.
Tại Bắc Hàn, sự trung thành là chìa khóa của ảnh hưởng cá nhân và sự sống còn. Nên khó cho rằng ông Chang đánh liều vị trí của mình trong quá khứ bằng cách tỏ vẻ ủng hộ Trung Quốc quá đà.
Sự ra đi của ông lúc này này có thể phản ánh lo ngại từ phía Kim Jong-un (và những người gần gũi với ông) về sự đáng tin của ông Chang hay lo ngại rằng việc ông ta chiếm lấy tầm ảnh hưởng trong giới ưu tú cũng ngang như thiết lập một cơ sở quyền lực đối lập, thách thức quyền năng của ông Kim.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

'Người Hoa cực kỳ thông minh'

Phạm Toàn
Trong vụ "nạn kiều" trước khi Trung Quốc xua quân đánh Việt Nam năm 1979, phần nhiều bạn đọc thấy ngậm ngùi cho Hoa Kiều bị "sống giữa hai làn đạn". Tôi xin phép nói ngược, rằng bà con Hoa Kiều ở Việt Nam đã lợi dụng được cả hai làn đạn đó, và tự chứng tỏ là một cộng đồng cực kỳ thông minh.
"... họ đi tiếp qua trại tị nạn Hồng Kông..."
Năm 1979, làn sóng "nạn kiều" gồm hai luồng chính. Ở vùng biên giới là làn sóng đua nhau về với tổ quốc xã hội chủ nghĩa hùng mạnh, tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Còn một làn sóng khác ở các thành thị Việt Nam - với những "đứa con thân yêu" dẫu sao cũng mở mang hơn những người ở hũ nút biên giới - thì ngược lại, họ chẳng chịu trở về với núm vú Mẹ hiền đâu! Họ chèo thuyền đi ngang tổ quốc và sau đó tìm cách định cư tại Mỹ, tại Canada, tại Úc... và tại những nơi béo bở khác.

Thì đấy, có Bắc Hải là một địa điểm trung chuyển để tiếp tế lương thực dầu mỡ đi tiếp cuộc hành trình "nạn kiều", Bắc Hải chỉ cách vài ba bước chân là lên được đất Mẹ thân yêu. Nhưng họ đi tiếp chứ không dừng lại. Sau Bắc Hải, họ vẫn không rẽ trái lên phương Bắc, mà đi tiếp qua trại tị nạn Hồng Kông chầu chực có khi vài tháng vài năm ròng chờ được phỏng vấn, và tếch. Sự lựa chọn thế là quá rõ.

Do gần chục năm liền làm công việc nghiên cứu dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, nên tôi có điều kiện có mặt ở huyện Xín Mần và các huyện vùng cao tỉnh Hà Tuyên vào thời buổi "nạn kiều" đó. Có hôm sáng bảnh mắt ngủ dậy đã nghe tin cả một bản ở sát biên giới đêm trước êm ái bỏ qua Trung Quốc. Cả ông bí thơ chi bộ Đảng cũng bỏ đi theo, chắc là để tiếp tục "lãnh đạo toàn diện" dân kiều nạn.

Khi chiến tranh biên giới bùng nổ đầu năm 1979, đề tài dạy tiếng Việt của tôi phải đóng cửa, hai tác giả cuốn gói về xuôi. Và tôi lại được chứng kiến cảnh "nạn kiều" ở giữa lòng thủ đô.

Ngôi nhà số 99 phố Hàng Buồm là của bà Hoàng Bảo Liên, chị ruột cùng cha khác mẹ với vợ tôi. Trước khi lấy vợ, dĩ nhiên tôi không biết gia đình đó. Trong những thủ tục trước khi cưới, dĩ nhiên tôi phải đến làm quen với gia đình Chị Cả mà khắp lượt đều gọi bằng Phồ - "Bà" của các cháu, và con trai con gái cùng dâu rể cũng thay các con gọi "a má" bằng "Bà".

"Gia đình lớn có vẻ ổn. Còn cá nhân thì hơi đau"

Một dạo Hà Nội cải tạo công thương nghiệp. Gia đình Phồ xung phong vào hợp tác xã. Nộp từ cái quạt trần nộp đi. Nghĩ bụng, đó là đồ gia dụng, sao lại tính là công cụ sản xuất? Nộp! Nhà mình ở, nay hợp tác xã bảo cắt một khúc quây cót ép thành cái buồng cho một ông cán bộ đem vợ con đến ở, cũng đồng ý. Người ta bảo nộp quạt, nộp nhà, cái lý chưa thông, nhưng mình thích xung phong nên thành ra thông cái lý! Những khẩu hiệu học lỏm từ bên kia biên giới hấp dẫn lắm, hứa hẹn lắm! "Lao-Tư lưỡng lợi". "Công-Tư kiêm cố". Những người dân vừa mới hồ hởi vẫy tay chào các chiến sĩ giải phóng Thủ đô tin chắc là không bao giờ mình nhầm.

Vài năm sau, Phồ ra góc phố mở hàng chè chén năm xu. Tôi đến uống và quan sát. Thấy thương Phồ vất vả, cũng thắc thỏm vì thấy Phồ "đi chệch con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội". Phồ giải thích cho tôi ngắn gọn: "Nuôi được cả nhà đó chú ạ". Mãi sau này, tôi mới hiểu, cái năm phần trăm tư nhân ở nông thôn nuôi được cả nhà, thì ở thành phố cũng có cái năm phần trăm chè chén năm xu của nó. Con gái và con rể Phồ khôn hơn, họ mở cửa hàng cà phê. "Cửa hàng"? Vâng, cửa hàng! Không có biển báo gì hết. Ai biết thì lên gác, ở bên phồ Hàng Giầy. Người đi trước rước người đi sau, cùng nhau leo gác. Cà phê hạt do các ông "giặc lái" đường dài cung cấp, mang từ Đông Hiếu, Tây Hiếu ra. Toàn loại cà phê cứt chồn, ngon không thể tả. Rang xay thì anh con rể làm lấy. Anh tên là Lương Côn Minh, phát âm là Mềnh, hoạt động thể thao cho khu phố, giao thiệp rộng, chẳng như Phồ chỉ quanh quẩn mấy đứa "con nuôi" làm ở Phòng thuế ngày ngày uống nước hút thuốc của a-má! Anh Mềnh rang cà phê và có sáng kiến không hãm bằng nước lã, cũng không hãm bằng nước mắm tốn tiền, anh hãm bằng dầu hỏa, bốc hơi nhanh, giữ hương vị đậm.

Sau năm 1975, hợp tác xã của những "lao động chính" ấy chỉ còn cái tên. Họ sống bằng kỹ năng Trời phú cho người Minh Hương: buôn bán và quan hệ. Vẫn cái quán chè chén, nay nâng cấp lên bán đủ thứ. Cũng vẫn cái quán cà phê trên gác nay còn cung cấp cà phê rang xay cho anh nào thích nhâm nhi ở nhà. Và mua bán nhiều thứ, có Giời biết! Mùi cà phê sộc lên mũi, sao giữ kín được? Có Giời và có các ông "con nuôi" của Phồ biết.

Bắc Hải là một địa điểm trung chuyển

Nhà có thằng cháu nội duy nhất bị mắc nạn. Ba bốn thằng choai choai lôi một cô gái lai lịch không rõ ràng ra ngoài đê làm chuyện bậy. Công An bắt được. Tòa xử tội dâm ô tập thể. Gia đình nhờ người cãi, lập luận đó là quan hệ với gái điếm. Nhưng thế là cãi liều: chế độ xã hội chủ nghĩa dứt khoát không có tệ nạn đó. Mấy đứa choai choai đi tù ở Nghĩa Lộ.

Trước khi có vụ "nạn kiều", thằng bé được tha về trước thời hạn. Nó tới thăm tôi, mặt mũi tươi tỉnh, nói năng úp mở "rồi ông trẻ sẽ còn thấy nhiều chuyện lạ!" Nó lấy đôi giầy da cao cổ bộ đội tôi vẫn đi miền núi, nay đã há mõm, đem đi khâu lại tươm tất. Hóa ra đó là biểu hiện tình cảm cuối cùng của nó. Mấy hôm sau, nó biến mất qua ngả Hải Phòng.

Nửa tháng sau, đùng một cái, gia đình Phồ bày bán la liệt các thứ tài sản, bán từ cái nồi đến cái tủ lạnh, bán từ cái áo nhung cổ lỗ sĩ đến đôi giầy mô-đéc mua lại được từ người đi học tận Bungari mang về (Liên Xô không có giầy đẹp thế). Rồi đến ngày tôi cùng gia đình Phồ xuống Hải Phòng tiễn đưa lần cuối. Phồ bảo tôi "Tháng ba bà già đi biển, chú đừng lo cho chị với các cháu". Hóa ra, đã có kế hoạch từ A đến hơn là Z! Nay thì cái tổ ấm cũ ở Hàng Buồm và Hàng Giầy đó chia ra ở hai nơi: Hoa Kỳ và Canada. Cứ nhìn những lần con cháu về thăm quê hương thì thấy họ cùng những "nạn kiều" khác thảy đều sung sướng, sang trọng. Thằng bé đi tù và mù chữ ngày xưa, nay khen tôi "tiếng Anh của ông trẻ khá lắm, nhưng vẫn pha giọng Pháp, tiếc thật!"

Cả nhà hình như có một người bất hạnh. Đó là cháu Trinh, phát theo âm người Hoa là Chếnh. Cô bé đã học xong Cao đẳng sư phạm Hà Nội. Yêu một cậu cùng lớp, con một nghệ sĩ điện ảnh cao tuổi chỗ bạn bè với tôi. Khi chúng chia tay nhau ở Hải Phòng tôi mới biết chuyện hai đứa. Khi đó, trước khi họ lên đường, cả gia đình đến ở nhờ nhà bạn tôi là hai vợ chồng cùng làm giáo viên (nay vẫn còn mạnh khỏe và đang sinh sống trong Sài Gòn). Bạn tôi vốn thích sưu tầm thơ tình, bảo "đúng là hai con chim cu, thương quá!" Chàng hiệp sĩ sau một hồi chung thủy thì được Chếnh khuyên nên lấy vợ cho bố mẹ yên lòng. Đàn ông dễ nghe những lời nói dẽ dàng phải chăng từ cửa miệng những người con gái hết lòng với mình. Còn Chếnh bây giờ nhiều tuổi lắm rồi, nhưng vẫn không lấy chồng.

Xét ra về đại cục, Hoa Kiều cực kỳ thông mình, họ đi giữa hai làn đạn và tạo được cái hạnh phúc trên đại cục. Gia đình lớn có vẻ ổn. Còn cá nhân thì hơi đau. Nhưng biết làm thế nào? Được cả bầy, cũng cần một vài con lót ổ chứ?

Về tác giả: Phạm Toàn, nhà nghiên cứu giáo dục độc lập, tác giả Công nghệ dạy Văn, Hợp lưu các dòng tâm lý học giáo dục và nhiều sách giáo khoa tiểu học theo đường lối Công nghệ Giáo dục. Ông còn là dịch giả Nền dân trị Mỹ của Alexis de Tocqueville và những sáng tác văn xuôi hoặc dịch phẩm văn học khác với bút danh Châu Diên.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

TƯƠNG LAI CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VÀ AN NINH TOÀN CẦU TRONG MỘT THẾ KỶ TỚI

Thế kỷ XXI là thế kỷ của an ninh năng lượng, nguồn nước sạch và lương thực. Mọi biến động về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, chiến tranh,... trên toàn cầu đều xoay quanh 3 lĩnh vực chính này. Cho đến lúc này, sự cạnh tranh khốc liệt vẫn diễn ra bỡi 2 cường quốc Hoa Kỳ và Trung Hoa. Đâu đó trên thế giới vẫn còn ảo tưởng một Trung Hoa thống trị thế giới vào khoảng 2026. Họ đang thực hiện một kế hoạch gọi là 383 để cố làm được điều ấy vào 2020. Nhưng vô vọng vì trong khi họ tiến trong nền chính trị què quặt, thì Hoa Kỳ đã đi đến chỗ mà Trung Hoa không bao giờ đạt được dù trong giấc mộng Trung Hoa.


Nhưng năm 2010, Hoa Kỳ tuyên bố rút dần khỏi túi dầu thế giới - Trung Đông - để xoay trục sang Thái Bình Dương, sau khi từ bỏ Thái Bình Dương để sang Trung Đông 4 thập kỷ qua thông cáo Thượng Hải, để ký hiệp định Paris rút khỏi quân đội ở Đông Dương, giao quyền cai trị mãnh đất này cho Trung Hoa. Đây là dấu mốc quan trọng mà ít ai quan tâm lý do nào Hoa Kỳ quay lại Thái Bình Dương. Có 3 lý do cơ bản cần đưa ra để hiểu rõ nguyên nhân quay lại của Hoa Kỳ.

Thứ nhất là từ trước năm 2010, Hoa Kỳ - vùng đất của sáng tạo - đã tìm ra phương pháp biến đá thành dầu. An ninh năng lượng của Hoa Kỳ trong vòng 1 thế kỷ tới xem như không còn là vấn đề để quan tâm.

Lý do thứ hai là sự trổi dậy hung hãn của Trung Hoa nhằm làm bá chủ châu Á, và toàn cầu, đang cần sự có mặt của Hoa Kỳ, cũng giống như sự trổi dậy của Iran, Iraq và Liên Xô ở vùng Trung Đông vào đầu thập niên 1970s của thế kỷ trước.

Và cuối cùng là, một Hoa Kỳ trở lại thời kỳ hoàng kim khi tìm ra dầu hỏa, để giữ vững ngôi vị quán quân của siêu cường về mọi lĩnh vực, khi Hoa Kỳ sẽ là quốc gia xuất khẩu dầu hỏa số 1 thế giới vào năm 2020. Nó sẽ tác động đến những thay đổi cục diện của từng khu vực trên toàn cầu.

Về mặt kinh tế và chính trị toàn cầu, khi Hoa Kỳ trở thành quốc gia số 1 xuất khẩu dầu hỏa, thì giá dầu sẽ giảm, nhân loại sẽ được hưởng thụ nguồn cung năng lượng thêm 1 thế kỷ nữa, mà không phải lo lắng các túi dầu, khí sẽ cạn kiệt trong vòng nửa thế kỷ tới.

Sau khi Hiệp Định Bretton Woods bị Đức và Nhật từ bỏ vào năm 1970, nhờ vào sự che chở của Hoa Kỳ để lo phát triển kinh tế sau chiến tranh thế giới II. Tháng 8 năm 1971, tổng thống Nixon đã quyết định không neo đồng đô la Mỹ vào vàng, thả nổi đồng đô la Mỹ để điều hành kinh tế toàn cầu. Từ đó, một thế giới hỗn loạn về kinh tế cứ diễn ra khoảng 7-8 năm một lần, do sự phát triển không có kế hoạch ở các khu vực, quốc gia trên thế giới. Từ đó, giá dầu được neo vào vàng và đồng đô la vạn năng là 2 yếu tố quyết định chủ chốt. Dĩ nhiên, do nhu cầu năng lượng mà một số yếu tố như, đình công, chiến tranh, giảm sản xuất, phát hiện thêm mỏ dầu, v.v... cũng là những yếu tố làm ảnh hưởng giá dầu trên toàn cầu.

Khi giá dầu biến động thì làm ảnh hưởng đến nền kinh tế, kể cả chính trị các quốc gia xuất và nhập khẩu dầu. Cụ thể là, giá dầu lên thì các quốc gia nhập khẩu dầu sẽ khó khăn, còn các quốc gia xuất khẩu dầu được hưởng lợi; và ngược lại. Nhưng khi Hoa Kỳ đã đảm bảo an ninh năng lượng cho chính họ, thì cả thế giới cũng được hưởng sự an toàn năng lượng với giá rẻ.

Trong khi đó, kinh tế châu Âu đang vật lộn với một mô hình United States of European với dị biệt văn hóa, và chưa chuẩn hóa về luật pháp để được một sự đồng thuận như United States of America. Kinh tế Hoa Kỳ khủng hoảng 2008, kéo theo kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng, đặc biệt, nền kinh tế dựa vào tăng trưởng do đầu tư công và xuất khẩu của Trung Hoa cũng đang vật vã. Hoa Kỳ bắt đầu tăng trưởng kinh tế và thị trường lao động tăng trưởng mạnh bất ngờ vào tháng 10/2013 này, và họ đang xem xét có nên tung những gói kích thích kinh tế - QE3 - sau 5 năm vật lộn với suy giảm kinh tế. Và Hoa Kỳ còn hy vọng sẽ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, giảm tỷ lệ thất nghiệp về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên - 3-5% - nhờ vào luật đầu tư của chính quyền Obama.

Vấn đề này cho chúng ta thấy những dấu hiệu tốt cho kinh tế toàn cầu, và những kết quả của nó ảnh hưởng đến từng quốc gia, khu vực trong tương lai.

Đầu tiên là giá dầu và vàng sẽ giảm trong dài hạn 7 năm tới, khi Hoa Kỳ đạt mức xuất khẩu dầu số 1 toàn cầu, và sẽ còn giảm tiếp, có thể về cái mốc của cuối thập niên 1990s - dầu ở mức 40USD/thùng, và vàng ở mức 400USD/ounce. Vì năm 1980 khi Hoa Kỳ bị khủng hoảng 52 con tin ngoại giao với Iran, dầu đã từng lên giá cao và vàng đã từng đạt mốc 850USD/oz, nhưng đến 1990 thì vàng chỉ còn 230USD/oz, và dầu chỉ còn 20USD/thùng!

Thứ hai là Hoa Kỳ vẫn khẳng định siêu cường số 1 toàn cầu trong ít nhất một thế kỷ tới. Một thế kỷ tới số phận của thế giới vẫn nằm trong tầm chiến lược của Hoa Kỳ.

Hai vấn đề lớn trên sẽ là yếu tố quyết định để các quốc gia nhỏ bé chọn tầm nhìn an ninh quốc phòng và nền kinh tế chính trị đúng đắn cho riêng mình, để dân giàu nước mạnh. Vì chỉ sau 25 năm kể từ khi Hoa Kỳ bảo trợ an ninh quốc phòng cho Đức và Nhật sau chiến tranh thế giới II, họ đã phát triển kinh tế vượt bậc, chiếm lĩnh thị phần thế giới, và đòi xóa bỏ Hiệp định Bretton Woods, hòng muốn cạnh tranh với đồng đô la trên thị trường toàn cầu.

Mặc dù an ninh lương thực và nguồn nước sạch đóng vai trò lớn cho toàn cầu trong thế kỷ tới, nhưng nó chỉ có giá trị để Trung Hoa lấy làm mối đe dọa láng giềng. Và một số quốc gia châu Phi, Trung Đông, cũng như châu Á cần phải biết trân quý những gì thiên nhiên ban phát, thì có thể ổn định được trong vòng một thế kỷ tới.

Đối với Việt Nam cho đến giờ này chưa là một quốc gia phát triển bằng sáng tạo, mà vẫn còn là một nước đang phát triển chủ yếu nhờ vào nông nghiệp, và bán rẻ sức lao động, tài nguyên là chủ yếu. Mặc dù, định hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam đến 2020 là một nền kinh tế công nghiệp, nhưng tỷ trọng công nghiệp có được vẫn nhờ cậy vào đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, doanh nghiệp trong nước vẫn chỉ là gia công lắp ráp, chưa tự sản xuất được bất kỳ một mặt hàng công nghiệp nào có thể cạnh tranh với thế giới.

Nếu Việt Nam có đủ những lãnh đạo có khả năng lèo lái quốc gia, thì lúc này là cơ hội ngàn vàng để tính cho quốc gia dân tộc một chặn đường dài trong một thế kỷ tới về việc quy hoạch phát triển ngành mũi nhọn: nông, ngư nghiệp vẫn còn đang chiếm 80% nuôi sống dân Việt. Đồng thời chọn lựa một hình thái chính trị kinh tế phù hợp để chung sống hòa bình và thịnh vượng. Bằng không, khó lường trong tương lai gần của đất nước sẽ đi về đâu, trong kiếp nạn kinh tế, chính trị và văn hóa đang suy đồi đến đáy như bây giờ.

Asia Clinic

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHỏ hơn con thỏ!

GIA LAI CÀ KÊ 5

Mình cứ trong sáng phơi phới mà không biết rằng, cuộc đời không đơn giản như thế. Té ra trong nội bộ cơ quan họ rất ghét mấy thằng trí thức, mà cầm đầu là... mình. Đã bảo hồi ấy mình là đứa thứ 2 có bằng đại học trong cơ quan, người kia là một anh người Jrai. Vài đứa cao đẳng, trung cấp, còn đâu là tay ngang, bộ đội chuyển ngành. Mình rất vô tâm, tung tăng chơi, tung tăng làm, và tung tăng... hứng...

Ngay tuần đầu tiên, trưởng phòng giao cho mình một cái bao tải rất to, trong ấy toàn... thơ. Thì ra Ty văn hóa đang có cuộc thi thơ, ông này bảo mình đọc chọn ra mấy chục bài hay trình ông ấy, sau đấy viết 1 bài nhận xét cho số tạp chí đang thực hiện. Mình vô tư đọc, và vô tư viết. Đại bộ phận là thơ... dở, rất nhiều vè và văn xuôi sai ngữ pháp. Có mấy cây đa cây đề hồi ấy nhưng mình cũng không biết, cứ đọc trên văn bản rồi... phang. Bây giờ nghĩ lại thấy mình cũng liều. Bài ấy in ra và mình hứng búa rìu. Mọi người xôn xao: VCH là cu nào mà dám chê người này người kia. Ngay khen cũng bị mắng, bảo nó là ai mà dám khen. Mình suốt ngày len lén như rắn mùng 5. Chính ông trưởng phòng là người sai mình viết và đọc sửa thì lại là người chê nhiều nhất. Chê và kích động, bảo thằng ấy láo, không biết trên biết dưới, sinh viên mới ra trường mà dám nhận xét cha chú, huuhu. Có hôm mình ngồi bên phòng này, thấy 1 ông dong dỏng cao vào, ngồi ở phòng Hồng Vân, nói chuyện khá lâu, rồi loáng thoáng nhắc đến mình. Mình dỏng tai nghe thì ông nay cũng đang chê mình. Khi ông về mình hỏi Hồng Vân thì biết đấy là ông Nguyễn Lưu, ở Hội VHNT Đắc Lắc nhưng được trường cao đẳng sư phạm Gia Lai mời sang dạy toán. Ông Lưu giờ là bạn rất thân với mình dù ông hơn mình gần 2 chục tuổi. Đấy là một người đa tài, là nhạc sĩ, nhà báo, viết văn nữa, bình luận thể thao, vận động viên bóng rổ, bóng bàn cấp quốc gia... con ông Nguyễn Xiển, vì ái tình mà bỏ Hà Nội vào Đăc Lăc, và chìm ở đấy, sau lại trở ra Hà Nội thì mới gặp đất dụng võ, phát tiết tài năng. Đại loại ông hỏi Hồng Vân về mình, rồi chê bài mình là huếnh, huhu, mình ngồi bên này chết lặng. Chả biết ông Lưu  có nhớ không, chứ mình nhớ rất rõ, nhưng quả là nhờ thế mà mình lớn lên.

Năm sau thì mình được giao biên tập cuốn truyện cổ Gia Lai- Kon Tum. Cuốn này sau được tái bản rất nhiều lần với số lượng rất lớn. In ra cả tháng, bán đầy hiệu sách thì một hôm ông phó ty đi họp về, quát ầm ầm từ cổng: Ông Hùng ơi ông giết tôi rồi. Ông đi thu hồi ngay cuốn sách về cho tôi. Làm ngay lập tức. Mình đang xách bát xuống nhà ăn tập thể ăn trưa, tái mặt đứng đần ra. Nghe ầm ầm quát 1 hồi thì mình mới thủng là cái ông bí thư thị xã (hồi ấy đang là thị xã) trong cuộc họp nói Ty văn hóa nói xấu, bôi bác, làm nhục Pleiku khi trong cái tập truyện cổ ấy in ngay ở trang đầu tiên truyện "Sự tích Pleiku". Pleiku tức là làng đuôi, nó lý giải tại sao lại là làng đuôi, bởi có con lợn cúng nhưng cứ mang lên là tụi thanh niên lại ăn vụng mất đuôi. Ôi giời. Ông phó ty là người chịu trách nhiệm xuất bản mà giờ ông cứ làm như vô can. Mình bình tĩnh nói: thưa chú, thu hồi sách là phải có quyết định. Chú làm quyết định cháu thực hiện ngay. Nhưng theo cháu việc này không sai, vì nó là truyện cổ tích mà, chứ cháu có phịa ra đâu. Nếu muốn thu hồi chú phải họp cả ban giám đốc chứ mình chú  cũng chưa đủ thẩm quyền, vì chú là người chịu TNXB. Ông vẫn quát ầm ầm, bảo ông giết tôi đi, cử nhân với chả cử vỏ... Cái ông mà bảo truyện bôi nhọ Pleiku ấy, sau là thường vụ tỉnh ủy, bí thư thành phố rồi giám đốc sở nông lâm, còn kiện mình một trận ra trò nữa, gửi đơn ra tận Ủy viên bộ chính trị Nguyễn Khoa Điềm, huhu.

Mình vô tư và tung tăng đến nỗi, một hôm thấy 1 tổ ong rất lớn, to bằng cái rổ, làm ngay trên cái cây trước cửa phòng hành chính. Có một đứa xui mình lấy đá ném, hehe mình tương nguyên 1 cục gạch vào, thế là nó bay tóe loe ra đuổi đốt mọi người. Mình xanh mặt chui vào phòng... trốn. Một thằng bị đốt sưng mặt giật cửa xông vào phòng đòi đấm mình. Thiếu nước mình lạy nó. Một ông phó ty khác chạy ra quát: Trói thằng Hùng lại, trói ngay vào gốc cây có ong ấy. Mình lẩy bẩy và... té đái luôn. Kết cục có hơn chục người bị ong đốt, trong đó có 2 chị phải cấp cứu vì ngất tại chỗ (hồi ấy bệnh viện tỉnh trên đường Trần Hưng Đạo, sát cơ quan). Một chị cấp cứu 1 lúc thì về được, vác cái mặt sưng vù về, anh chồng chị ấy gặp mình bảo: em ở xuôi lên nên không biết ong nguy hiểm thế nào, nhất là ong này là ong lỗ, lần sau rút kinh nghiệm nhé. Mình lí nhí xin lỗi. Còn chị nữa nằm viện cấp cứu mấy ngày. Mình nhờ Hồng Vân đi mua nải chuối rồi rủ Vân vào bệnh viện thăm. Mọi người bàn tán bảo: chị này bị nặng, khả năng không hồi phục, khéo chồng nó bỏ, thằng Hùng phải chịu trách nhiệm. Mình nói với Vân: Nếu chồng chị Ng bỏ thì mình sẽ... lấy chị. Cái hồi ấy nó trong veo thế. Vào viện mình không dám bước, cứ đẩy Vân đi trước. Nhưng chị lại cười rất tươi, bảo đừng sợ, chị đỡ rồi. Mày có tiền đâu mà mua chuối thăm chị. Thôi về đi, không phải thăm nom gì nữa nhé...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quảng Bình quê ta ơi?

Phóng sự ảnh: Những đứa trẻ gồng mình chịu rét

(QBĐT) - Những ngày rét đầu đông, chúng tôi có dịp lên bản Ka Ai, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa. Con đường vào bản vùng cao nhầy nhụa bùn đất, phân trâu bò bốc lên mùi hôi thối. Nhưng xót xa hơn, đó là những đứa trẻ nghèo vùng cao này đang ngày đêm gồng mình chịu rét. Chúng thiếu áo ấm mặc, thiếu dép để đi, thiếu áo mưa khi đến trường... Và những cơn gió rét đầu mùa đông ở biên cương như cắt da thịt vẫn đang hành hạ chúng.
Dưới đây là chùm ảnh chúng tôi ghi lại những ngày đầu đông ở bản Ka Ai.
Những đứa trẻ nơi đây vẫn đang gồng mình chịu những đợt rét đến cắt da.
Những đứa trẻ nơi đây vẫn đang gồng mình chịu những đợt rét đến cắt da.
Con đường về bản Ka Ai nhầy nhụa bùn đất.
Con đường về bản Ka Ai nhầy nhụa bùn đất.
Chúng thiếu nhất là dép, quần áo mùa đông và áo mưa...
Chúng thiếu nhất là dép, quần áo mùa đông và áo mưa...
Hạnh phúc lớn nhất của những đứa trẻ này là được sưởi ấm bên bếp lửa.
Hạnh phúc lớn nhất của những đứa trẻ này là được sưởi ấm bên bếp lửa.
Xuân Vương

Phần nhận xét hiển thị trên trang