Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Thị trường văn nghệ cũng có … lợi ích nhóm?

NGUYỄN THANH BÌNH


Layout 1

Tác giả Lại Nguyên Ân được biết đến với tư cách là một nhà nghiên cứu phê  bình văn học cẩn trọng, sắc sảo. Với các sự kiện lớn của văn học nước nhà, hoặc  khi xuất hiện một tác phẩm văn học tạo ra những dư luận trái chiều, ông đều đưa  ra những kiến giải độc lập, sâu sắc. Xoay quanh chuyện làm gì để văn học Việt  Nam có tác phẩm đỉnh cao, trao đổi với ĐĐK, ông đã cho thấy một cái nhìn bao  quát, khách quan. Cùng đó, ông cũng đề cập đến ảnh hưởng của lợi ích nhóm trong đời sống văn nghệ thời gian qua.
Mỗi lần gặp nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân, tôi vẫn thầm ngạc nhiên về sức làm việc, di chuyển của ông. Dù sắp bước vào tuổi 70 nhưng ông bền bỉ bám  sát đời sống văn nghệ nước nhà, nhất là văn học. Trái với những lo lắng về một  nền văn nghệ thiếu những tác phẩm đỉnh cao, vừa được đặt ra tại hội thảo khoa  học toàn quốc “Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm VHNT có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao” do Hội đồng lý luận VHNT Trung ương tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, nhà  nghiên cứu Lại Nguyên Ân có cái nhìn khá lạc quan.
Chúng ta vẫn có tác phẩm đỉnh cao!
PV: Là một nhà nghiên cứu văn học lâu năm, ông quan niệm thế nào là một “tác  phẩm nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao”?
Nhà nghiên cứu phê bình văn học Lại Nguyên Ân: Thông thường, người ta chỉ có  khái niệm tác phẩm có giá trị; mức độ giá trị có thể là xuất sắc, có thể là kiệt  tác; ở kiệt tác có tất cả, tư tưởng cao, nghệ thuật cao. Còn khái niệm “tác phẩm  có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao” là khái niệm mang tính song đề, tự phía  chủ quan những người đề ra khái niệm ấy có thể đã và sẽ phải tự cãi vã bất phân  thắng bại giữa hai thuộc tính “giá trị tư tưởng” và “giá trị nghệ thuật”.
Theo tôi, ở những xã hội khôn ngoan người ta có những lối đo đạc khá tinh  ranh chấp nhận độ “tương đối” rất rộng về giá trị đối với các tác phẩm từ lúc  mới xuất hiện đến về sau. Người ta có thể chấp nhận nhiều phép thử, nhiều kiểu  vinh danh đối với các tác phẩm ấy như các giải thưởng khác nhau của những tổ chức khác nhau, từ những giám khảo quần chúng đến những giám khảo chuyên gia;  lại thêm những thước đo như số lần và số bản in, số bản dịch, số ngôn ngữ được  dịch, phạm vi ảnh hưởng… Rồi qua thời gian tính bằng trăm năm, những tên tuổi  lớn, tác phẩm lớn sẽ lộ ra dần dần nhưng ngay khi đã lộ rõ phẩm chất của kiệt  tác, nó có thể vẫn bị những bộ phận công chúng hay chuyên gia nhất định chê bôi,  cho là thiếu toàn bích… Như bộ truyện “Đi tìm thời gian đã mất” của văn hào Pháp  Marcel Proust là trường hợp mới đây được nhắc đến nhân 100 năm từ lúc xuất bản  tập sách đầu tiên (1913), chẳng hạn.
Cách làm “tương đối” nói trên rất khác với những lối làm in rõ dấu ấn duy ý  chí, lấy thước đo của những giới hẹp trong thời gian ngắn nào đó để xác quyết  tác phẩm thế này, thế kia là “có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao”; kết quả của lối làm này chỉ xác nhận tầm hữu hạn nhất thời của những thị hiếu, những  thiện cảm, những định kiến chứ không tiên lượng được sức sống của tác phẩm trong  chiều dài lịch sử của nhiều không gian sống, nhiều đời người.
Cách đánh giá, nhìn nhận nào cũng có những phiến diện nhất định. Vậy theo  ông, nền văn học nghệ thuật của chúng ta hiện nay có thiếu vắng những tác phẩm đỉnh cao?
- Có và không! Bởi tác phẩm đỉnh cao (xuất sắc, kiệt tác) là kết quả lựa  chọn, lắng đọng của thời gian hàng trăm năm chứ không phải kết quả sự bầu chọn  ngay tức khắc. Ta chưa thể biết trong vô số tác phẩm văn nghệ xuất hiện trong  vòng dăm chục năm nay của các tác giả Việt Nam có hay không có những kiệt  tác.
Ta đang sống ở thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, ai nấy đều thấy rõ chỉ trong  vòng vài chục năm trở lại đây, chúng ta mới xác nhận được một vài kiệt tác văn  học người Việt thế kỷ XX, ví dụ về văn xuôi thể truyện, là “Số đỏ” (1936, truyện  dài của Vũ Trọng Phụng) và “Chí Phèo” (1941, truyện ngắn của Nam Cao). Vậy là từ sau khi các tác phẩm này xuất hiện, phải mất chừng 50 – 60 năm, giá trị đỉnh cao  của chúng mới được xác nhận.
Phải chăng ông đang muốn chứng minh, ngày nay chúng ta cũng có những tác phẩm  xuất sắc?
- Đúng vậy. Làm sao ta có thể nhận định về tầm giá trị những tác phẩm xuất  hiện gần ta hơn? Năm 1990, xuất hiện tiểu thuyết “Thân phận tình yêu” (tức Nỗi  buồn chiến tranh) của Bảo Ninh, ngay sau đó giá trị của tác phẩm này được xác  nhận bằng giải thưởng chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam. Thế nhưng cũng chỉ sau đó ít lâu, cuốn truyện này trở thành đề tài phê phán của nhiều tờ báo quyền  uy đến nỗi một số thành viên từng bỏ phiếu trao giải cho nó cũng quay ra mạt sát  giá trị của nó. Và từ đó nó hầu như bị cấm tái bản (tất nhiên là ngấm ngầm).  Nhưng rồi cuốn truyện được dịch và in ở nhiều nước Âu, Mỹ, được dư luận nước  ngoài khen ngợi. Trong “thế giới phẳng” này, tiếng khen ấy rồi cũng lọt lên báo  chí trong nước, từ chỗ khẽ khàng đến chỗ công nhiên. Đến năm 2005, sách lại được  in trong nước, và từ đó được tái bản không ít lần. Đây có phải một kiệt tác  không? Rõ ràng đây là tác phẩm xuất sắc, xuất chúng, nhưng có là kiệt tác không  thì còn phải chờ thời gian.
Những “lợi ích nhóm” là rào cản cho sự phát triển nghệ thuật, cho  sáng tạo văn nghệ
Cũng có ý kiến cho rằng, một nguyên nhân khá quan trọng dẫn đến chỗ chúng ta  thiếu vắng tác phẩm hay, đó chính là vai trò của các nhà phê bình. Ông nhận định  gì về vấn đề này?
- Nếu chưa thể xác quyết trong văn nghệ (hoặc hẹp hơn: văn học) của ta vài ba  chục năm gần đây có hay không có những tác phẩm đỉnh cao, thì về nguyên tắc,  càng chưa thể bàn đến nguyên nhân. Song ở đây, nhân câu hỏi này cũng có thể bàn đến sự ảnh hưởng thuận lợi hay không đến sự sáng tạo của văn nghệ sĩ, từ phía  hoạt động phê bình và từ phía chế độ đãi ngộ.
Theo tôi, trong đời sống gần đây hoạt động phê bình trên báo chí vừa có phần đáng ngại, lại vừa có chỗ khả thủ. Điều khả thủ là ở khu vực hẹp của giới phê  bình nghiên cứu “hàn lâm”, ở đó những nền nếp ít nhiều bài bản đang được xác lập  trở lại; nét đáng khích lệ nhất là khu vực này đang gắng tiếp cận các chuẩn thế giới, nhưng tiếc là chính nó lại ít tác động được đến đời sống văn nghệ trong  nước.
Ít tác động được, thưa ông, phải chăng vì các nhà phê bình ngại va chạm,  thiếu sự dấn thân? Hay nói một cách khác, khi các nhà phê bình cũng phục vụ cho  các “nhóm lợi ích” thì nền văn nghệ khó mà phát triển?
- Đúng vậy. Điều đáng ngại chính là ở khu vực phê bình văn nghệ trên báo chí, ở đó những bài điểm tác phẩm, điểm vở diễn, giới thiệu nghệ sĩ… đang xoay theo  phục vụ các nhóm lợi ích lớn hoặc nhỏ thay vì phải xét đoán khách quan, nhân  danh các chuẩn mực cao nhất về giá trị. Xu thế này khiến phê bình đánh mất sự tin cậy của công chúng. Nhưng tình trạng này lại chỉ nên xem là kết quả sự lan  tràn tình trạng bất công, bất bình đẳng đang xảy ra ở xã hội ta sau một quá  trình phát triển kinh tế – xã hội, khi nhiều loại “luật rừng” đã trở lại trong  sự cạnh tranh; từ lợi ích kinh tế những cạnh tranh không lành mạnh cũng đang chi  phối sự phát triển ở không ít loại hình văn nghệ.
Ở trên ông cũng vừa nhắc đến chuyện đãi ngộ văn nghệ sĩ. Một số ý kiến cũng  cho rằng đó là nguyên nhân dẫn đến việc chưa có tác phẩm hay?
- Chế độ đãi ngộ cũng đang rất có vấn đề khi mà mặt bằng để định giá thù lao,  nhuận bút đã khá lạc hậu so với thực tế. Trong khi đó, những quy phạm pháp luật để quản lý các loại hình hoạt động văn nghệ (như xung quanh việc bảo vệ tác  quyền) và bộ máy thực thi còn quá nhiều khiếm khuyết, lạc hậu. Chúng ta duy trì  quá lâu các hệ thống hội đoàn văn nghệ có từ thời bao cấp, vốn nặng tính hành  chính, không khuyến khích sự sáng tạo và người sáng tạo; cho đến nay, những ảnh  hưởng tiêu cực của hệ thống hội đoàn bao cấp mang nặng tính chất nhà nước hóa và  tính độc quyền, thậm chí vẫn còn chưa được nhận rõ để vượt qua. Sau những năm  dài bao cấp, một thị trường nghệ thuật chỉ mới vừa hình thành ở một vài ngành,  trong từng công đoạn lại bị méo mó do những ảnh hưởng kiểu nhóm lợi ích, đan  chéo với những hệ lụy bao cấp chưa được khắc phục. Theo tôi, đó là những rào cản  cho sự phát triển nghệ thuật, cho sáng tạo văn nghệ hiện nay.
Chúng ta không thiếu tài năng
1_thitruongvannghe3
Phải chăng chúng ta thiếu vắng tài năng, thưa ông? Hay chúng ta thiếu cơ chế  đầu tư phát triển và giữ chân tài năng?
- Tôi không nghĩ là chúng ta thiếu tài năng. Tôi nghiệm ra rằng, các thế hệ người Việt, thế hệ nào cũng sẽ làm nên thành tựu của mình. Tất nhiên mức độ đóng  góp của mỗi thế hệ vào sự phát triển từng lĩnh vực văn hóa xã hội của đất nước  là khác nhau. Thế hệ ra đời cách nay chừng 100 năm, do tiếp nhận một thay đổi  căn bản về hệ hình văn hóa đã làm nên một thời đại mới trong văn học Việt Nam,  với thơ mới, kịch nói, văn tiểu thuyết và văn bình luận, đưa văn nghệ Việt Nam  vào thời hiện đại.
Cũng có thế hệ chịu thiệt thòi như thế hệ tôi, ra đời cách nay trên 60 năm,  chịu những hạn chế lớn trong việc tiếp cận các nguồn tri thức xã hội nhân văn  nên sự đóng góp rõ ràng là bị hạn chế, tuy cũng có những đại diện của mình trong  sáng tạo văn nghệ. Các thế hệ ra đời trong vòng vài ba chục năm nay, họ đã có điều kiện mở rộng tầm hiểu biết, sự tiếp xúc rộng hơn hẳn. Tôi không tin là sức  sáng tạo của họ không dồi dào.
Còn về sự đầu tư, tôi nghĩ cũng có vấn đề liên quan đến hệ thống hội đoàn văn  nghệ mang nặng tính chất nhà nước hóa và tính độc quyền kể trên. Trong khi đó,  sự đầu tư lớn nhất, đáng mong muốn nhất, theo tôi là ở việc tạo ra môi trường xã  hội cho tự do sáng tác.
Không bi quan vào sáng tác
Trong một lần trò chuyện với Đại Đoàn Kết, GS Phong Lê có nói đại ý rằng, ông  không nhìn thấy “tín hiệu” gì nữa từ những nhà văn đương thời. Cõ lẽ phải chờ mươi, thậm chí vài chục năm nữa may ra mới có được một “thế hệ vàng” như đã từng  có. Còn nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân thì có bi quan như vậy không?
- Tôi không bi quan về thế hệ đang bước vào tuổi sáng tác sung sức. Hãy tin  rằng, những tác phẩm kém cỏi sẽ nhanh chóng bị thời gian loại bỏ, còn những tác  phẩm có giá trị sẽ luôn luôn có khả năng ở lại với xã hội con người.
Trân trọng cảm ơn ông!
NGUYỄN THANH BÌNH
THEO ĐẠI ĐOÀN KẾT

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xem trai Mông tán gái


Trong khi các cô gái xuống chợ xúng xính trong các bộ váy sặc sỡ, đủ màu sắc hoa văn thì các chàng trai cũng chỉn chu không kém. Tết cũng là dịp nhiều thanh niên có cơ hội tìm cho mình một người bạn đời ưng ý. Ngoài bộ quần áo truyền thống thì việc chàng trai nào biết nhảy múa, biết thổi kèn lá, thổi khèn, biết múa gậy... sẽ có những ưu thế lớn trong việc trao gửi thông điệp tình yêu đến bạn đời.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cách mạng Thái Lan sẽ kết thúc ra sao?


таиланд протест беспорядки против правительства


Photо: EPA
Tại Thái Lan, cuộc đối đầu giữa chính phủ và phe đối lập đang tạm dừng. Các bên đã thỏa thuận nghỉ một vài ngày trong dịp lễ quốc gia – ngày sinh nhật Quốc vương Bhumibol Adulyadej, đến ngày 5 tháng 12 sẽ tròn 86 tuổi. Trước đó, chính phủ tránh sử dụng cảnh sát vũ trang để giải tán biểu tình và cho phép họ chiếm tổ hợp các tòa nhà chính phủ mà họ bao vây trong hai ngày.
Các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Bangkok tiếp tục diễn ra trong vòng một tuần. Khoảng 120 người bị thương, 5 người thiệt mạng. Cảnh sát đã dùng vòi rồng, hơi cay và đạn cao su để giải tán những người biểu tình. Mục đích của chiến dịch là lật đổ chính phủ Yingluck Shinawatra và "chuyển giao chính quyền vào tay nhân dân," như những người biểu tình yêu cầu. Đòn bẩy dẫn đến biểu tình là nỗ lực của chính phủ thúc đẩy quốc hội thông qua đạo luật về ân xá tội phạm kinh tế. Luật này sẽ cho phép cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, người bị lật đổ năm 2006, quay về nước. Và đó là điều lo sợ của tầng lớp chính trị truyền thống Thái Lan, đứng đằng sau lực lượng “áo vàng” chống chính phủ. Người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á và Châu Đại Dương thuộc Viện phương Đông, ông Dmitry Mosyakov nói:
“Đây là vấn đề truyền thống đối với Thái Lan: sự không tương thích của giới tinh hoa chính trị cũ và mới. Ở Thái Lan, theo truyền thống, toàn bộ chính sách đã được thực hiện bởi Đảng Dân chủ Bangkok, cũng như các đảng liên quan đến vốn tư bản Trung Quốc và liên quan với quân đội. Trong những năm 2000, ông Thaksin Shinawatra xuất hiện đưa quần chúng nông dân Thái Lan vào nền chính trị và lập đảng "Người Thái yêu người Thái” với tư cách là đảng quốc dân. Với số tiền lớn, ông giữ lời hứa và thực sự cải thiện đời sống nông dân. Vì vậy, ông Thaksin đã trở thành thần tượng của nhân dân và kẻ thù của giới chính trị Bangkok. Xung quanh Thaksin Chinnavata hình thành các tầng lớp chính trị mới. Quân đội bất ngờ lật đổ Thaksin Chinnavata trong năm 2006, cáo buộc ông tham nhũng. Nhưng quân đội ra đi, và trong cuộc bầu cử một lần nữa lực lượng liên quan đến Thaksin Shinawatra giành chiến thắng.”
Năm 2011, khi em gái ông Thaksin là Yingluck Shinawatra chiến thắng trong cuộc bầu cử và trở thành Thủ tướng Chính phủ, tầng lớp truyền thống đã hy vọng vào sự yếu đuối và kém cỏi của bà, nhưng họ tính lầm. Chính phủ Yingluck Shinawatra đã tỏ ra hiệu quả trong cuộc chiến khắc phục lũ lụt tàn phá và trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước nhà. Phần lớn dân số trong nước ủng hộ chính phủ Thaksin Shinawatra và em gái của ông. Giới thượng lưu truyền thống hiểu rằng trong trường hợp cựu Thủ tướng trở lại, cơ hội họ lên nắm quyền sẽ trở nên tối thiểu. Và vì vậy họ huy động những người ủng hộ tập trung ở Bangkok và bắt đầu cuộc biểu tình đòi chính phủ từ chức. Khó có thể nói về kết quả của cuộc đấu tranh này. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm của hai lực lượng chính là nhà vua và quân đội. Ông Dmitry Mosyakov cho biết:
“Ở Thái Lan, nhà vua có quyền hạn rất lớn. Nhưng ông đã già và đau yếu, mà các con của ông thì không có uy tín và không thể hòa giải xung đột. Còn quân đội thì đã tuyên bố không can thiệp vào cuộc xung đột chính trị này. Nhưng quân đội hiểu rằng sẽ can thiệp và giành chính quyền từ chính phủ hiện nay, một vài tháng nữa những người nông dân áo đỏ ủng hộ Thaksin Chinnavata sẽ kéo đến Bangkok, và tình hình sẽ lặp lại, nhưng vớí dấu hiệu ngược lại.”
Cuộc đối đầu khủng hoảng chính trị giữa các tầng lớp tinh hoa được lặp đi lặp lại khoảng 2-3 nămmột lần cản trở Thái Lan phát triển bền vững. Cuộc khủng hoảng hiện nay cần được giải quyết càng sớm càng tốt, trước khi bắt đầu mùa năm mới. Bời vì kinh doanh du lịch là một trong những cơ sở phúc lợi của đất nước mà bất ổn chính trị gây ra thiệt hại rất lớn. Đó là điều ai cũng hiểu - cả chính phủ và phe đối lập, chuyên gia Nga khẳng định.
Tiếng nói nước Nga.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người Sài Gòn nên sắm thuyền đi là vừa!


Cơn mưa lớn vào chiều 28/11 đã làm nhiều tuyến đường chìm trong nước, người dân Sài Gòn tiếp tục phải bì bõm lội nước trong mùa khô.
Hàng loạt tuyến đường trên địa bàn TP.HCM như Đồng Đen, Bàu Cát, Âu Cơ (Q.Tân Bình); Tân Hóa, An Dương Vương (Q.6); Hòa Bình, Khuông Việt (Q.11)… tiếp tục điệp khúc mưa là ngập.

Một chủ xe hủ tiếu vừa đẩy ra đường Hòa Bình để bán đến đêm nhưng cơn mưa lớn kéo dài làm con đường này chìm trong nước đành ngồi thẫn thờ nhìn người qua lại.

Nước càng dâng cao, không thể ngồi chờ, 2 vợ chồng xe hủ tiếu đành phải đẩy xe về.

Các quán nước tạm bên con đường này cũng dọn hàng sớm.

Gia đình cửa hàng điện thoại che chắn khi nước đen bắt đầu dâng lên.

Cửa hàng bên cạnh cũng chịu chung số phận.

Ngoài đường, các phương tiện xe cộ vượt qua đoạn ngập nước.

Xe chết máy thì đành dắt bộ.

Tấp vào chỗ cao để chạy tiếp nhưng cũng không thoát.

Hàng hóa trên chiếc xe máy của người đàn ông này bị dính nước đen hôi thối.

Những người không quen đường Hòa Bình rất dễ bị té ngã khi đi trúng vào gờ vỉa hè. Trong ảnh: 2 người chở nhau trên xe máy ngã nhào.

Trong khi đó một cô gái cũng bị té khi vấp phải ổ trâu trước cổng công viên Đầm Sen khiến nhiều người hốt hoảng.

Chạy lên vỉa hè cũng không thoát khỏi ổ trâu, ổ voi trên con đường nổi tiếng mưa là ngập - đường Hòa Bình.

Học sinh cấp 3 ỉu xìu lội nước về nhà.

Bánh xe đạp bị mắc vào xe máy.

Các em học sinh cấp 2 thì khoái chí khi được lội nước giữa mùa khô ở Sài Gòn.

Trẻ nhỏ cùng người lớn vượt qua biển nước đen.

Thanh niên bán dạo đĩa nhạc mạo hiểm vượt qua đường ngập trong khi nhạc vẫn mở vang.

Nhiều khách du lịch nước ngoài chụp ảnh Sài Gòn ngập nước để làm kỷ niệm.

Khách đừng chờ xe buýt giữa dòng nước đen.

Rất nhiều xe bị chết máy.

Bãi giữ xe công viên Đầm Sen đầy nước.

Trong khi đó đường Tân Hóa cũng bị ngập nặng. Ổ voi, ổ trâu khiến nhiều người bị té ngã.

Mưa lớn và ngập đường vào giờ cao điểm khiến đường Hồng Bàng hướng về Q.6 bị kẹt xe nghiêm trọng.

Lê Quân

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Em bỏ chồng về ở với tôi không ? ( Tác giả bài thơ này đã mất )





Em bỏ chồng về ở với tôi không?

Tác giả: Đồng Đức Bốn

Xa một ngày bằng triệu mùa đông
Em bỏ chồng về ở với tôi không?
Nỗi nhớ em cồn cào như biển
Nơi em ở tôi đi và tôi đến
Cho tháng ngày em sống bớt cô đơn

Con muỗm xanh trên sóng lúa rập rờn
Mùi cỏ dại vẫn ven bờ nước đắng
Tình của em như một tờ giấy trắng
Mãi bây giờ tôi mới viết thành thơ

Tình của em như lối rẽ bất ngờ
Tôi đi đến trọn đời còn chưa biết
Dẫu cho đến tận cùng cái chết
Em bỏ chồng về ở với tôi không?

Tôi không tin rằng trong bão giông
Em cam chịu con tàu chết chìm trên sóng
Và tôi tin rằng trong cát bỏng
Em – Cây xương rồng vẫn hoa

Em ở gần tôi lại ở xa
Tim vẫn đập về nơi em nhiều nhất
Và tôi tin tình em là có thật
Những lúc buồn tôi mới viết thành thơ

Và niềm vui có khi đến bất ngờ
Tôi lại hát ru em ngủ
Nhà của em ở giữa phường Trung Tự
Cây tháp nước bồn hoa còn nhớ chỗ ta ngồi

Cỏ nát rồi cỏ mới lại sinh sôi
Hoa vẫn nở mùi hương đằm thắm
Và tôi tin một ngày gần lắm
Em bỏ chồng về ở với tôi không?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Ám Thị

Buổi đầu tôi mặc hai lượt quần, ba lớp áo. Chồng tôi bảo, thày tẩm quất nào phải ông thày võ chọc ngón tay thủng tường mà mình che chắn khiếp đảm như thế. Thày lại đeo kính xẩm, không nói trước có khi lẫn lộn đàn ông với đàn bà. Nhưng tôi nghĩ, áo xống đâu chỉ để che thân mình và che mắt ai, trong quan tài người ta cũng mặc thật chu đáo. Lần đầu để tay người lạ chạm vào, có giữ ý có lành. Đàn ông không phải ai cũng tân tiến như chồng tôi, mà những người mù tôi biết đều có vẻ không theo thời, như thể họ sống riêng ra một cõi xa xôi nào đó. Cõi ấy mặt trời không mọc và lặn. Tôi e không cẩn thận dễ thất thố với người tàn tật. Sờ thấy cái nịt ngực với đủ quần áo trong ngoài dày dặn, chắc thày sẽ hiểu rằng tôi coi thày như người lành. Đôi bên sẽ tin cậy nhau hơn, dẫu sao không riêng tôi lần đầu mà thày cũng chưa từng tẩm quất đàn bà. Chiếu tẩm quất là chỗ đàn bà không vào. Chồng tôi vất vả lắm mới mời được thày, than rằng thời thế gì mà nhờ ai đánh vợ còn dễ hơn thuê người đấm lưng vợ. Đến chỗ nào người ta cũng tưởng anh sinh chuyện, nên đuổi khéo, bảo chưa mở hàng, sợ xui. Thày quất này nghe anh ngỏ lời xong, cho một hồi: "Ông mua cho bà nhà vài cái máy chẳng hơn ư? Máy rung, máy xoắn, máy giác, máy đập, máy ủ chân, máy chườm bụng, máy cù nách, máy chiếu tia hồng ngoại, máy giời thời này cũng có. Mấy cái que gãi lưng với cái cái cục vừa đấm vừa xoa bằng nhựa Trung Quốc, ông cứ ới hàng bán rong một tiếng là có cả tá, dùng cả đời không mòn. Chúng tôi đây chỉ có hai bàn tay suông, đáng gì mà vẽ chuyện." Chồng tôi lấy làm thú vị cái giọng chao chát ấy, khẩn khoản nài, thày chua thêm một đoạn nữa: "Ông chê đồ giả thì dẫn bà nhà đi khách sạn. Trong ấy toàn người thật việc thật, vui lắm. Vào mát xoa mát da, ra tắm hơi ấm thịt, lại lịch sự nhẹ nhàng. Chúng tôi đây có mỗi món vặn cổ bẻ lưng, khí man rợ, không hợp với đàn bà." Chồng tôi nghe vậy càng thích. Anh vốn có duyên với những kẻ khác đời, nghe tiếng ai ngông là lặn lội đến mời về thù tạc bằng được. Một dạo nhà tôi tấp nập khách nghệ sĩ, sau chồng tôi kết luận là họ chỉ ra vẻ lập dị, chứ muốn được đời tán thưởng thì sao đành khác đời. Vả lại nhiều vị làm nghệ sĩ suông thì xù xì, đặt vào đâu cũng không vừa, nhưng tác phẩm cứ trình ra là tròn khuôn, thần thái gồ ghề biến đi đâu hết cả, anh thật không biết nên tiếp tục xử sự với các vị ấy như thế nào. Năm ngoái anh tiếc mãi một vị không nghệ sĩ, nghe nói ông viên chức cũ thời Pháp ấy theo cái chủ nghĩa tự đặt là chủ nghĩa cảm ơn xin lỗi, tuyên ngôn rằng mình là người cuối cùng biết nói hai từ sắp tuyệt chủng ấy, nên lưỡi còn ngọ nguậy thì không nói gì hơn hai từ này. Chồng tôi tới quá muộn, lưỡi ông ấy đã cứng, may là còn tìm được xác ở bãi rác ngoại ô, đành đem về nghĩa trang Văn Điển chôn như mọi người. Cả năm nay anh than buồn cho thiên hạ, buồn cho mình. Đám trẻ có liều mà không ngông. Đám già thì xa đời chứ chẳng khác đời. Thày quất này tuổi còn non mà nói giọng thâm thuý chững chạc, rõ ra kẻ không xu thời. Chồng tôi trổ hết duyên, rủ được thày đi uống mấy chén rượu tăm nơi một chủ rượu cũng có tiếng khinh bạc, không bao giờ thèm tiếp khách vãng lai. Cuối cùng thày bảo nể lắm nên nhận lời, nhưng xưa nay chưa từng tẩm quất đàn bà, phục vụ có gì sai sót xin ông Giáo rộng lượng. Ban đầu chồng tôi cho vợ nằm trên sập, ý là để thày đứng cạnh cho tiện tầm tay. Nhưng thày bảo: "Chúng tôi chỉ quen ngồi chiếu. Nghe nói ở viện y học dân tộc có khoa xoa bóp, thày thuốc mặc bờ lu trắng thì đứng, bệnh nhân nằm. Chúng tôi đây là tẩm quất dân dã, xin cứ xuề xoà cho đúng kiểu." Chồng tôi vội trải chiếu, đáp rằng thày nói hợp ý anh lắm, đây là chỗ thân mật, không phải nơi công cộng, là cái thú thoải mái chứ đâu phải cái bắt buộc chỉnh chu gì, xin thày cứ tự nhiên cho. Thày ngồi vào chiếu. Tôi xuống nằm. Chồng tôi bảo: "Phía đầu ở bên trái, phía chân bên phải thày đấy ạ." Anh cũng đã dọn nhà thật kỹ. Nhà tôi thường ngổn ngang, bàn ghế kê rất trắc trở, quà tặng lặt vặt của khách văn nghệ một thuở và đồ lạ mắt do chồng tôi sưu tầm bày đầy, cây cảnh và sách vở không chừa chỗ nào. Ông thày này không khua gậy, không có chó dắt, không có trẻ đưa, như bắt xung quanh tránh mình chứ mình không tránh. Tôi nằm nghiêm. Sấp, ngửa, nghiêng, nằm thế nào cũng thấy gò bó, như cả đời chưa nằm bao giờ. Nằm sấp thì mông thừa, đùi càng khép mông càng nổi gò. Mà mở đùi e hớ. Nằm nghiêng càng lộ. Nằm ngửa thì tênh hênh. Thày ấn tay vào là tôi gồng lên. Cả người tôi là một khối cảnh giác sưng sỉa. Thày bảo: "Bà nhà không được thoải mái lắm." Chồng tôi dồn hỏi: "Sao lại không thoải mái? Thoải mái là thế nào?" Thày đáp: "Hồi nhỏ bị người lớn nọc ra đánh, chúng tôi cũng nằm như thế này." Chồng tôi cười lớn. Anh bình luận hồi lâu về cái lẽ thấm thía của tình thương trong roi vọt, rồi bảo: "Vì thế tôi mê món tẩm quất dân tộc. Nó là món đấm món véo, món thượng cẳng chân hạ cẳng tay, vào đến đâu nhớ đến đấy, không phải cái thứ mát-xa mát-xôi thời bây giờ. Tôi chúa ghét những thứ thoang thoảng cảnh vẻ, quý tộc rởm, lãng mạn rởm, văn minh rởm! Xin thày cứ tẩn mạnh cho." Chồng mê gì tôi thích nấy, ghét gì tôi chê cùng, từ ngày đầu làm vợ đã thế thì cứ tiếp tục thế đến ngày chót. Tôi cho làm vợ là thân phải trao, phận phải gửi cả, đâu giữ chỗ nào cho riêng ý mình. Chồng tôi lại cho thế là thụ động, đem cái kết quả của nghĩa vụ làm điểm xuất phát. Vậy sửa rằng, sở dĩ trao thân gửi phận vì chung một lòng. Tôi không thấy đi từ tình lòng hay từ nghĩa phận cuối cùng có gì khác. Nhưng sửa cũng thế mà chồng được vừa ý. Thì sửa là hơn. Thày đáp: "Chúng tôi cũng thích tẩn mạnh. Khách được đấm cho ra tấm ra món đỡ tiếc tiền. Nhưng hôm nay xin làm biếu không hai bàn tay, hai bàn chân, là thứ râu ria không đáng kể gì. Ông Giáo thấy vô hại thì lần sau chúng tôi xin ra đòn hẳn." Chồng tôi đồng ý, nhưng giao hẹn: "Thày giữ kẽ buổi đầu thôi nhé! Từ lần sau ta phải bỏ hết các thủ tục khách sáo. Tẩm quất mà rào trước đón sau thì còn ra cái gì!" Mỗi bàn tay tôi không đầy hai chục phân vuông thày làm hết mười lăm phút. Tôi để ý nhất động tác vê các ngón, tỉ mỉ từng li. Sau trọn nửa tiếng đồng hồ chồng tôi đùa: "Thày quen tay nhà tôi hơn tôi rồi đấy". Thày đáp: "Ông Giáo nói đúng. Người ta thuộc mặt nhau là thường, thuộc giọng nhau cũng còn là thường, thuộc đến mùi nhau đã hiếm hơn, thuộc tiếng chân nhau là hiếm lắm. Nhưng hiếm nhất là thuộc tay nhau. Xưa không có lệ bắt tay cầm tay, không ai biết tay ai đã đành. Nay đưa tay xoành xoạch cũng chẳng hơn gì. Ngay những người suốt ngày xoa tay xin xỏ, những người suốt đời chụm tay cầu cúng, tay này cũng còn không biết tay kia thế nào..." Chồng tôi ngắt lời: "Thày nói thế chắc phải biết tay thiên hạ lắm!" Thày đáp: "Không dám! Chúng tôi chỉ biết lưng thiên hạ thôi. Đàn ông đi tẩm quất quan trọng mỗi cái lưng, ai hơi đâu vẽ chuyện nắn tay. Mỗi tay khách bẻ cho kêu mười cái, có thành tích răng rắc là các vị hài lòng rồi. Kêu mười cái hết mười giây đồng hồ. Lắm vị tay chỉ kêu cùng lắm được chín cái, là chín giây, cũng bằng một cái bắt tay khách sáo thôi, ông Giáo ạ." Chồng tôi bảo, anh cũng thích nghe cái thành tích răng rắc ấy, xem nó thế nào. Thày bèn đặt ngửa một bàn tay tôi trong lòng tay thày, khum lại. Ngón cái tay thày dạo một đường như bấm phím nhạc trên mỗi mấu giữa hai đốt đầu bốn ngón tay tôi. Bốn tiếng gọn gàng vang lên. Ngón cái tay thày dịch nhanh lên lưng đốt cuối bốn ngón tay tôi. Bốn tiếng nữa, trầm hơn tiếng trước. Bây giờ ngón cái và ngón trỏ tay thày gập gọn ngón cái tay tôi, thêm một tiếng trầm. Tiếng thứ mười vang lên ở đâu đó sâu dưới rễ ngón cái. Tay bên kia cũng kêu đủ mười nốt. Chồng tôi khen. Thày bảo: "Chẳng qua là cái mẹo vặt, ai khéo là làm được, ông Giáo nên tập cho biết cái ấy không cao siêu gì." Đến lượt chân, chồng tôi có vẻ xúc động. Lúc thày miết dài trên mu, lách qua từng kẽ ngón, lăn chiếc mắt cá, rồi đặt trọn bàn chân tôi cũng không đầy hai mươi phân vuông lên tay này, tay kia trùm xuống, như ủ một con chim thật nhỏ xinh yếu ớt, anh bỗng nhìn vợ. Tôi nhoẻn cười. Mỗi khi không chắc chồng nghĩ gì tôi đều nhoẻn cười. Tay thày vòng ấm cổ chân tôi. Tay thày băm, gõ, đập miên man lòng bàn chân tôi. Tay thày cù phơn phớt. Tôi nhột, tôi động từ gót động lên. Chồng tôi thốt ra: "Thày bảo tẩm quất là món man rợ phải không?" "Vâng." Thày rút mạnh, cổ chân tôi kêu khục một tiếng. "Hay ông Giáo gọi nó là món bình dân cho tiện." Lại rút mạnh. Cổ chân bên kia lại kêu khục. Hai bàn chân tôi không lìa khỏi cẳng. Chúng chỉ nhẹ như hai chiếc lá rủ mềm khoan khoái và lười biếng, chúng chỉ muốn mãi mãi nằm đó, để được ủ nữa, cù nữa, chiều chuộng nữa. Chúng hư mất rồi. "Vâng, chúng tôi không cốt nói cho ra vẻ đâu. Chẳng qua là những món lịch sự hiện đại tràn lan quá, dễ tìm, dễ dùng quá, thay đổi nhanh quá, khiến người sâu xa như ông Giáo phải bất mãn, quay sang đề cao những thứ mộc mạc cổ truyền. Chúng tôi phải nói trước để ông Giáo khỏi thất vọng. Món tẩm quất này nếu không cổ lỗ rị mọ thì người tối tăm như chúng tôi sao làm được. Có cơ sở gì đâu. Cứ lỗ mỗ học mót trong thiên hạ, cái hay cái dở như nhau cả. Chúng tôi chả biết cái gì đáng vứt, cái gì có giá trị thật, cứ à uôm dùng tuốt cho được việc. Người ngoài thấy u u minh minh lại xếp luôn vào hạng huyền diệu. Thật là vẽ chân cho rắn. Châm cứu bấm huyệt may ra có chút văn minh tinh tế, chứ xoa xoa đập đập thì bọn đười ươi cũng không thua gì. Chẳng qua là cái nghề kiếm sống. Chúng tôi vốn mê nghề khác, nhưng trời đã bắt như thế này thì đành chịu trời..." Chồng tôi không biết nên đáp thế nào. Khách ngông đến nhà tôi có khi ăn nói dở khôn dở dại, nhưng ông thày này lắt léo, cả buổi nói toàn giọng ngấm ngầm giễu cợt. Chẳng hiểu muốn thân hay muốn sơ? Chẳng hiểu trọng hay khinh người? Thật thà hay vòng vo thử thách? Riêng ngón nghề thì rõ ràng, nên chồng tôi nhất định đòi thuê xích lô đưa thày về, để hôm sau lại rước bằng được. Anh không nói ra hẳn, nhưng tôi biết ông thày khó hiểu này sẽ còn làm khách quý trong nhà tôi lâu dài. Buổi thứ hai chồng tôi hồi hộp còn hơn vợ. Thày chưa đến, anh đã giục tôi ra nằm. Tôi nằm sấp, nhắm mắt, nghĩ linh tinh. Thày tẩm quất không bao giờ biết mặt tôi. Thày tẩm quất có đôi tay lúc ấm lúc mát rượi. Thày tẩm quất có giọng mỉa đời. Không khéo hôm trước mỉa ngầm chồng tôi. Khinh tôi cũng nên. Nhưng sao mà vuốt chân tôi thành thật thế. Mấy cô thợ sửa móng chiều chân khách lắm cũng không bằng. Từ hôm qua tôi biết mình có hai bàn chân, để xúc động, để vòi, để hư, để nghĩ. Ừ, hai bàn chân làm lụng vất vả nhất cơ thể, mỗi ngày tôi chải tóc mấy bận mà chẳng buồn chải chân. Mỗi đêm chồng tôi tìm ngực vợ bao lần mà chân để suông. Đêm qua anh bỗng hôn chân tôi ướt lịm, điên khùng hơn hôn môi, khiến vợ chồng lại lạ nhau như mới cưới. Tôi cảm động phát khóc. Trên đời chắc không nhiều người vợ được chồng mút chân. Hôm nay anh bảo tôi mặc một bộ đồ lụa. Thế là đủ kín đáo, đàn ông đi tẩm quất chỉ đánh cái quần đùi. Anh đâu thuê thày về tận nhà xoa bóp mấy lớp mo nang em khư khư khoác vào người. Là da thịt em, anh yêu, anh chiều. Là em, anh thương, anh không dắt em vào những cái sướng ở đời thì tự em chả bao giờ dám sướng. Vả lại, giữ gìn quá hoá ra gán cho người ta có ý trộm. Vợ anh đâu như mấy cô thiếu nữ, đi thì dính hai đầu gối vào nhau, ngồi thì đùi quấn như thắt nút. Khép quá khác nào thách người ta xông vào. Bộ đồ lụa khiến tôi mềm mại, hay lúc tay thày đặt xuống tôi bỗng thấy thân thuộc? Tôi cũng quen tay thày rồi sao? Đầu tiên là những vòng xoa nhè nhẹ, dịch dần từ hai bả vai, theo lưng, trườn sang hai bên lườn, xuống hai bờ mông. Tôi lại nhoẻn cười với chồng. Thày bảo: "Lưng tạm được, vai với mông mất nhiều công đấy ạ." Chồng tôi không hiểu. Thày giải thích: "Hai buổi là chúng tôi làm cái lưng này nhuyễn, không có vấn đề gì. Vai với cả vùng cổ sượng lắm, phải cả tuần mới ổn. Nhưng hông có vẻ hơi lệch. Chúng tôi chưa dám chắc. Nếu lệch thật thì chúng tôi xin chịu. Ông Giáo phải tìm thày thuốc, chứ thày quất không ăn thua." Chồng tôi khẩn khoản xin thày xem kỹ lại hông vợ. Thày một mực bảo khả năng mình hạn chế. Trong khi hai bên nói qua nói lại, chồng tôi đặt tay lên mông tôi bên này mà nắn, thày nắn bên kia, cái giữ kẽ của hôm trước quả là đã bỏ đi như giao hẹn. Cuối cùng chồng tôi đành chấp nhận ý thày, anh còn khen thày thật khiêm tốn, không như mấy ông lang trọc, có mỗi lá cao đen đen bẩn bẩn mà hô rằng chữa bách bệnh. Anh cũng tự khen mình nhìn người không lầm. Cả buổi thày vừa làm vừa thong thả giới thiệu cho chồng tôi từng ngón nghề. Cái này là đấm, nông thôi, lỏng thôi, như vừa thả xuống đã nhấc lên, lực từ cổ tay rơi ra, không từ cánh tay dồn lại. Đấm phải vui tai mới là đấm hay. Đã bảo tẩm quất là món dân dã ồn ào. Dân mình thích đông, thích ồn. Phạt nhau đày ra chỗ tĩnh mịch vắng vẻ khiếp hơn ra pháp trường. Pháp trường còn có súng nổ, người la hét. Cái này là vỗ, tay khum như mui rùa, như đùm không khí mà đập xuống. Cũng phải nghe bồm bộp mới sướng. Cái này là chặt, xát, miết, véo, day, phát, bóp, ấn, lăn, vê, cọ, kẹp..., nghe rặt tra tấn, đã bảo tẩm quất không phải nghệ thuật vuốt ve. Cái này là bắt chuột. Dọc sống lưng, chỗ này, chỗ này, mỗi bên có một con chuột lẩn kỹ lắm, lùa cho nó nổi lên mà chạy mới là giỏi. Cái này là kiến bò. Thoang thoảng đầu ngón tay, nhưng khách phải sởn gai ốc mới là đạt. Nhưng lắm vị khách lưng to như cái phản, kiến bò không ăn thua, phải vục ngập móng mà cào như dế đào may ra họ mới có cảm giác. Hạng người ấy càng bị giẫm đạp nhừ tử càng biết ơn. Bây giờ đến cò lội, ngón tay làm chân cò chớ lội rầm rập. Gọi là cò mổ cũng được, mổ nhát một, sao cho thong thả, nhẩn nha. Rào rào như đánh máy thuê là khách tưởng đang vào cao điểm. Thế là hỏng. Cao điểm phải là đoạn đau đớn nhất, đau xong lịm đi vài giây là đến cực sướng, sướng dã man. Bây giờ đến đoạn rắn vắt ngang. Đã bảo tẩm quất là món rị mọ. Toàn côn trùng, rắn rết, chuột bọ, tuy mộc mạc thật thà hơn long ly quy phượng, nhưng mới nghe chắc cũng chối tai. Rắn vắt chẳng qua là cuốn da. Người ta có năm chỗ để cuốn, hai khuỷu tay, hai đầu gối, với lưng. Cuốn đẹp thì da chỗ này đuổi da chỗ kia như sóng. Đây, bây giờ mới đến cao điểm, gọi đơn giản là nhổ. Nhổ từ chỗ này xuống, kết thúc ở mút xương cùng. Thày chuyển tư thế nhanh đến mức tôi không kịp hoảng hốt. Bây giờ thày lom khom trên tôi, tay lần theo sống lưng từ ngang eo xuống, rút mạnh. Sống lưng tôi lần lượt kêu đánh khục, mỗi tiếng kêu lại dịch một đốt xuống dưới. Tôi run thầm. Một tiếng nữa, một tiếng nữa, một tiếng nữa, là đến cái nốt ruồi ấy. Ăn ở với nhau mấy tháng trời chồng tôi mới biết đến nó, cái nốt ruồi thật khuất, chỗ xương cùng, cái nốt ruồi của riêng hai vợ chồng, thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mỗi lần âu yếm cái chút xíu thiêng liêng ấy chồng tôi lại bảo, người xưa nguyện ước với nhau vin vào núi, sông, có khi lấy cả trời đất ra mà làm chứng, đều là những thứ của chung thiên hạ. Của chung dùng mãi cũng mòn, mình bây giờ thề bồi chỉ trông vào cái nốt ruồi bí mật này thôi. Xưa là núi Thái Sơn hùng vĩ, nay là một hạt đậu nhỏ nhoi ẩn giữa hai bờ mông vợ. Nhưng bây giờ chồng tôi như bị thôi miên, bây giờ thày có cưỡi lên vợ chắc anh cũng bằng lòng, cái này chắc gọi là cưỡi trâu nhổ mạ. Thày cưỡi lên tôi thật. Thỉnh thoảng tôi vẫn thấy thợ tẩm quất ngồi ngay trên mông khách ở vỉa hè mà hành nghề như vậy. Thì ra theo bài bản chứ không tự tiện. Chồng tôi hay giễu thói đài các rởm của thiên hạ, nhưng anh đâu phải người bỗ bã, chắc anh không để tôi phải qua đủ bài bản, gác đùi lên vai thày như khách ở vỉa hè. Nhưng hai người đàn ông chỉ chăm chú vào công việc, người này vẫn giảng giải chu đáo, người kia vẫn nghe như nuốt từng lời. Cả năm rồi chồng tôi không có ai để chịu nghe như vậy. Tôi lịm đi khi cái hạt đậu làm tin ấy lọt giữa bốn ngón tay thày và tiếng khục cuối cùng vang lên. Lúc giữa đêm choàng tỉnh thấy chồng trên lưng, dịu dàng, đắm đuối, điên khùng, chú kiến khổng lồ, chàng cò, gã rắn. Như thế là tôi lo không đâu cho một chút nốt ruồi. Hôm tôi bỏ áo ngoài, chỉ giữ một cái yếm, chồng tôi nảy ra ý dùng nến thay đèn điện. Để vợ thấy kín đáo, chứ với ông thày tội nghiệp thì đèn giời cũng bằng thừa. Quả như vậy. Thày điềm nhiên cầm lưng tôi để trần, chăm sóc cũng tỉ mỉ như mọi lần, bóp vai nắn gáy tận tình. Phần tôi khoan khoái thấm thía hơn và phần chồng tôi ngắm không chán ánh nến loang lãng mạn trên những đường cong mịn màng của vợ. Nhiều hôm sau chồng tôi lại bảo bỏ yếm, vì cái dây vòng trên cổ và cái nút thắt ngang lưng hơi vướng, tay thày đang thoải mái bỗng vấp những chỗ ấy, mất hay. Vả lại lưng tôi bây giờ đã nhuyễn, vùng vai cũng sắp mượt, riêng bụng và ngực chưa hề qua tay thày. Chồng tôi sợ nếu không nhắc chắc thày bỏ qua, nên nhất định đòi thày giới thiệu những ngón tẩm quất nửa người phía trước. Thày nhất định thoái thác. Chồng tôi nói dỗi: "Hoá ra thày cũng kiêng kị lắm thứ như mọi người. Hay thày coi thường tôi?" Thày đáp: "Không dám ạ! Ông Giáo là người đi riêng một lối trong thiên hạ, có sợ ai coi thường! Còn chúng tôi, đã thế này thì phiền toái vào đâu mà ngại, chẳng qua là không có kinh nghiệm tẩm quất đàn bà, chỉ sợ mang tiếng làm vụng." Chồng tôi khích: "Ơ hay! Đàn bà với đàn ông không là người cả sao? Thày mà còn phân biệt đối xử thì ai bình đẳng cho? Tôi tưởng anh em mình không nói cũng nhất trí từ lâu rồi mới phải!" Anh thúc quá, thày đành giao hẹn: "Chúng tôi có nhỡ tay là ông Giáo chịu trách nhiệm đấy nhé!" Tay thày nhỡ sao được. Tay ấy vê ngón tay tôi, vuốt mu bàn chân tôi, không quên một ly; tay ấy chẳng bao giờ chạm cái nốt ruồi, lần nào cũng quây gọn nó rồi lại thả nó, như vừa đánh vây vừa nhử; tay ấy nhổ tóc tôi tí tách, mỗi bụi tóc đủ hai mươi chín chiếc vừa bằng tuổi tôi; tay ấy kéo tai tôi ròn tan, bảy mươi tám chỗ kêu trên người tôi chẳng lầm chỗ nào; tay ấy mỗi lần trườn ngang nách tôi đều dừng tuyệt khéo sát chân triền ngực. Mắt người mù là ở tay. Tay ấy mười con mắt. Bây giờ tay ấy ôm ngang eo tôi, lùa trên bụng tôi, toả xuống ngang hông, chập chờn, thăm dò. Rồi quả quyết chườm quanh rốn. Rồi xoa, mỗi vòng một rộng, tay này đuổi tay kia, một quành xuống bụng dưới và một lội qua vùng ngực. Rồi ngọt ngào miết dọc những dẻ xương sườn. Rồi miết đi miết lại từ cổ xuống ức, lách giữa hai bầu ngực. Chồng tôi thấy chúng khít e vướng, nên khẽ nhón hai chỏm, rẽ ra cho rộng chỗ. Rồi tôi chẳng biết tay ai là tay ai nữa. Một hôm nào đó chồng tôi lại bảo bỏ quần ngoài, để thày chỉ cho rõ những dấu hiệu lệch xương hông. Bệnh này không chữa thì nhẹ là đau lưng, nặng có thể gây rối loạn kinh nguyệt, thậm chí bế kinh, anh tìm sách đọc, biết như vậy. Bây giờ bệnh tôi đã chắc chắn, lệch xương hông trái phối hợp với căng khớp hông phải. Chồng tôi khẳng định vợ có đủ các triệu chứng, đặc biệt là khảnh ăn, táo bón, dễ cảm cúm và khó ngủ. Thày không dám chữa thì anh tự chữa cho vợ. Nhưng thày phải cố vấn. Phải thao tác mẫu cho anh luyện theo. Thày do dự: "Ông Giáo là người đọc sách, làm gì cũng có sách đỡ, thành hay bại đều dẫn lý thuyết ra viện được cả. Chúng tôi làm theo kinh nghiệm suông, thành hay bại là chuyện ăn may, thật không dám lấn sân khoa học đâu ạ. Chúng tôi xin kiếu." Chồng tôi đã quen co kéo với thày. Ông thày này tuy lấp lửng phức tạp, nhưng cuối cùng bao giờ anh cũng thuyết phục được. Anh thầm giễu cái lối vòng vo tam quốc, ra vẻ nhún để làm cao ấy là rách việc, là nệ rởm tinh thần ứng xử Á đông, nhưng cũng thú thấy mình bắt vở được thày và cầm chắc phần thắng. Lần này anh thẳng thừng đáp: "Thày mà an phận làm thợ tẩm quất đầu đường chắc tôi không vời đến. Cái khổ của anh em mình là lắm tham vọng mà cứ giấu giếm, khinh thiên hạ tầm thường mà lại sợ thiên hạ chê cười. Có mỗi việc chỉnh cái xương hông mà đã nhụt chí, đến lúc phải nắn trời thì làm thế nào!" Thày phản đối: "Ấy chết! Nắn trời thì ông Giáo phải tìm người khác." Chồng tôi túm ngay lấy câu ấy: "Nhưng chỉnh xương hông thì thày giúp tôi!" Thày gật. Hai người đàn ông thực ra đã thuộc nhau lắm. Họ đối đáp vì họ thích nghe nhau, càng đoán trước được nhau càng khoái trá. Thày làm mẫu, chồng tôi theo. Anh vụng hơn nhiều. Thày ấn hai đầu gối mềm gọn xuống lưng tôi. Đến lượt anh thì hai đầu gối như hai đầu chày giã giò. Thày xát đùi tôi bên này xong từ lâu, đùi bên kia gác trên vai chồng tôi đã tê mà anh còn dùng dằng chưa dứt. Dứt làm sao được. Anh đã nhất định bảo tôi mặc chiếc quần lót thêu lồng tên vợ chồng. Đường thêu nổi, thày lần theo chắc đánh vần được. Thày bày toàn những động tác khó. Bóp dây chằng bẹn và cơ xương chậu. Xoay khớp xương hông. Chồng tôi nắm rất nhanh những gì có vẻ phức tạp. Anh còn tự đưa ra những đề nghị nghe rặt khoa học về mấu chuyển lớn, toạ cột, ngấn mông, khớp háng, bắp thịt xương cùng. Nhưng giản dị như bẻ lưng, anh không tập nổi. Anh ghì eo, cắn gáy và cào cấu ngực vợ mãi mà lưng vợ không kêu, đành mời thày ra hướng dẫn lại. Thày ngồi chắc chắn phía sau, đỡ tôi bằng hai đầu gối, cằm tì nhẹ trên gáy tôi, tay vòng qua nách ra trước, ôm quanh hai vai, khoá lại. Thày thúc nhẹ. Lưng tôi kêu rất đẹp. Tôi uốn người ra sau như cánh cung, chân chơi vơi không chạm chiếu, đầu ngả xuống ngực thày. Thày nghiêng xuống, má ấp má tôi một thoáng, miệng kề miệng tôi trong tích tắc. Tay nhẹ nhàng buông vai, hứng lấy hai bầu ngực. Ngực tôi từ cương dễ sợ, hai núm vểnh lên thật đáng xấu hổ. Nhưng thày bảo: "Cái trò tẩm quất này bỗ bã lắm, có gì sơ suất xin ông Giáo rộng lượng." Rồi bình tĩnh day thật đều, thật tròn, thật chậm. Tôi từ từ ngã hẳn vào lòng thày, nghe tim thày đập bình thản. Thày tẩm quất có hình dung ra tôi không? Hay chỉ sờ thấy đàn bà là cái bị thịt lồi lõm nhiều hơn đàn ông? Có mến tôi chút nào không mà tim vô tình thế? Chiều chồng tôi hay chiều tôi? Hơn một tháng chồng tôi chăm chỉ dọn nhà, trải chiếu, đốt trầm, thắp nến. Mỗi cuộc tẩm quất đã thành một nghi lễ say đắm. Tôi tắm, xức nước hoa, xong là thày đến, đúng tám giờ. Tám giờ, trời tháng mười đã tối lắm. Ba người quấn vào nhau trong ánh nến. Chồng tôi như con nghiện, bao nhiêu cũng không vừa. Bây giờ chiếc quần lót thêu lồng tên hai vợ chồng anh cũng thấy vướng. Em mọi chỗ đều tự do sung sướng, sao chỗ này thiệt thòi? Một nhúm vải trên người nào đủ để hơn hay thiệt, tôi thật không rõ. Nhưng cởi mà chồng vừa ý, thì cởi là hơn. Tôi lại nhắm mắt nằm trong lòng thày như mọi lần, bỗng tay thày đang day sững lại. Hình như thày thoáng giật mình. Thoáng buông. Hay nửa buông nửa còn muốn giữ? Tôi nín thở. Hay thày ngại ngực tôi đa tình quá? Chẳng lẽ hôm nay nó hư đốn hơn mọi ngày? Hay thày chợt quên đang ngồi chiếu tẩm quất? Chiếu tẩm quất là chỗ tra tấn. Giần cho xác thịt tôi ngắc ngoải rồi bỏ. Tàn nhẫn. Man rợ. Hay là tinh vi? Nhưng thày sững lại lâu quá. Tôi mở mắt, thấy chồng lù lù giữa hai đùi vợ. Thày đẩy tôi ra hay tôi vùng dậy? Hay chồng tôi giằng lấy vợ? Nhanh quá và điên rồ quá, tôi nào rõ, biết nói sao cho chồng an lòng? Anh chột dạ rằng, thày biết gì, nghe gì, đánh hơi thấy gì? Hay nhìn thấy gì mà bỗng đổi thái độ? Sao đang tẩm quất vợ anh bỗng dừng? Sao thoáng ngoảnh mặt lúc anh yêu vợ? Anh yêu vợ ý tứ lắm, lúc cực thả cũng khẽ khàng như không, lẽ nào chẳng thấy chẳng nghe chẳng sờ mà thày chạnh lòng. Bỏ đi như tự ái. Bỏ đi khi nến chưa tàn, không một lời nhắn lại. Hôm sau chồng tôi không thắp nến. Trời đã tối hẳn. Anh bảo, nếu thật ở cõi nhật thực thì tối mịt chính là đèn giời. Xem thày quất này chỉ tinh đời hay tinh cả mắt. Tôi nằm trong bóng đêm yên ổn mà vừa thương chồng vừa ái ngại cho thày. Nếu đêm đen thật là cõi của thày, mãi mãi đen ngòm, mãi mãi vô vọng, thì chồng tôi khỏi khổ sở. Khỏi rà lại từng động tác của thày, động tác nào cũng làm anh nhức nhối. Hình như thày tránh hơi khéo quá cái nốt ruồi? Hình như thày ấn xương mu kỹ lưỡng lắm. Hình như thày thuộc vợ anh từ trên xuống dưới hơn anh. Khỏi soát từng lời anh đã háo hức nghe và rung động. Hình như một hôm nào đó thày ví von, "da chỗ này đuổi da chỗ kia như sóng". Sóng là thứ không nhìn chẳng tả được như vậy. Lại bảo "tay khum như mui rùa", thày đã bao giờ thấy rùa? Thấy kiến? Thấy cò? Thấy rắn? Thấy long ly quy phượng? Nhưng lại bảo "trời đã bắt thế này thì đành chịu trời". Là trời bắt thế nào? Rồi bảo "tối tăm như chúng tôi". "Tối tăm" chứ không "mù loà", thằng cha tinh quái này chọn từ xảo quyệt lắm. Úp úp mở mở. Nửa thật nửa hợm. Chẳng bẻ hắn vào đâu được. Hắn không dâm đãng mà "bỗ bã". Hắn không bóp vú vợ anh mà "nhỡ tay". Mỗi ngày hắn "sơ suất" đè lên mông vợ anh, giạng đùi vợ anh ra vài lượt. Lại còn cái xương hông lệch! Hắn nhìn thủng vợ anh từng milimét rồi còn giả đò "chưa dám chắc". Bây giờ tố hắn đánh hoả mù có khác nào giơ cái mặt mình ngu ra giữa thiên hạ. Hỏi là người ta cười sằng sặc, bảo mười thằng đeo kính xẩm làm nghề quất, nghề bói, nghề hát rong, nghề ăn xin, thì chín thằng mù rởm. Mù thật thường làm nghề lương thiện, vót tăm, đan rổ, bóc lạc, tỉa hành. Chẳng ai biết thằng cha như anh tả là thằng cha nào. Tên tuổi không có. Tính nết khó chịu như thế may ra có gã vẽ truyền thần hết thời đi lang thang nói giọng trên đời. Thằng cha láu cá có lần nói bóng gió rằng hắn vốn mê nghề gì khác thì phải. Nghề vẽ truyền thần chắc? Nghề săm soi tận mắt từng milimét! Bây giờ anh há miệng mắc quai. Chơi dân dã thì dân dã liếm mặt như thế đấy. Chuộng đòn dân tộc cổ truyền một chút là dân tộc cổ truyền rờ hồn. Hắn mù đểu thì anh mù quáng thật. Lòng mình có bao nhiêu và xác thịt vợ có bao nhiêu phơi ra cả. Bây giờ lấy bóng tối mà bọc lại. Tắt đèn kẻ sáng ắt mù hơn kẻ mù. Tám giờ thày không tới. Chín giờ cũng không tới. Bóng tối căng thẳng. Chồng tôi im lìm. Nhà tôi hôm nay không dọn, bàn ghế lại kê rất trắc trở, vấp là ngã vào đám chai lọ bày saün trên sàn. Tôi nằm bồn chồn như thuở nhỏ rình ma trong đêm. Lần này tôi sẽ không ngủ quên. Tháng mười một trời còn lâu mới sáng. Chín mù rởm kệ chín, cốt ở người thứ mười mù chân chính. Sao chồng tôi ưa tin ở thiểu số sáng suốt bỗng nản lòng sớm thế vì số đông? Đêm còn dài lắm và tôi còn đủ kiên nhẫn tin vào một cặp mắt xứng đáng tàn tật. Cầu cho thày mù. Mù trong sáng, tinh tường, kiêu hãnh. Mù mà dễ cho thày và đỡ phiền ai thì hãy mù hết lòng. Mù toét. Mù đặc. Mù hẳn. Mù vô vọng. Mù như khoét mắt bỏ đi. Mù cho chồng tôi ghi ơn tri kỉ. Mù làm khách quý trong nhà tôi mãi mãi. Mù từ hôm nay cũng chưa muộn. Tôi sẽ dẫn tay thày đến những chỗ cần tới. Tôi thuộc lắm đường đi lối lại. Tôi chờ chiều chuộng đã chín nẫu. Sao thày không ung dung bước qua bóng tối đến đây như bao ngày cho tôi rơi vào lòng? Ròng rã bao nhiêu chờ đợi, tôi không đếm nổi. Không đếm những cú đấm cú véo và chà đạp, những vết bầm tím, máu me, sưng húp, rách nát, mỗi lần chồng tôi nọc vợ ra tẩm quất. Khi không chỗ nào trên cái bị thịt méo mó là tôi còn lành lặn, anh chẳng đụng tới nữa. Rồi cũng bỏ đi, không nhắn lại lời nào, như thày tẩm quất. 


1999
PH. T H

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Con Ngựa Già Của Chúa Trịnh

Phùng Cung

Phương-Lộ là một làng nhỏ hẻo lánh, nằm lọt trong một thung lũng phía Nam chân núi Tản, cách chơ. Đan-Lâm chừng bẩy dậm. Từ Đan-Lâm vào Phương-Lộ, trên con đường đất mòn, ngoằn ngoèo men theo dòng suối; phải qua một chiếc cầu bằng đá vắt ngang suối, bên cạnh một ngôi đền nhỏ. Trong làng có lão già ho. Nông, hai đời chuyên nghề buôn ngựạ ông cụ sinh ra lão ngày trước là mã-phu của triều Trần; khi mãn lính, trở về làng làm nghề buôn ngựa. Năm mười bốn tuổi, lão đã theo cha ra chơ. Đan-Lâm học nghề. Lớn lên, lão đã nổi tiếng khắp vùng về môn xem tướng ngựa. 

Lão Nông có con ngựa trắng, mình kim, lông trắng như bông, lại lấp lánh như có nạm kim-cương, nên lão đặt tên nó là Kim-Bông. Lão thường khoe con ngựa này lão tìm mua được từ lúc nó chưa phát nha ở tận miền Nước-Hai. Lão đã từng đi nhiều nơi mà chưa thấy có con nào tướng phách toàn-mỹ như nó; có sức vượt hàng nghìn dặm với cái thể "cao đầu phóng vĩ" của nòi ngựa chiến.

Từ khi con Kim-bông bắc yên, ngày ngày lão cưỡi nó đi các nơi để buôn ngựa. Hàng năm những cuộc đua ngựa miền này, không cuộc đua nào vắng lão. Không cuộc đua nào con Kim-Bông không đoạt giải nhất. Từ đó tiếng con ngựa hay, mỗi ngày được truyền rộng ra khắp nơi và lọt đến tai chúa Trịnh.

Thuở ấy chúa Trịnh đang cần tuyển-mộ một đoàn kỵ-binh để bìnhđdịnh đất nước, nên liền ủy một viên quan hầu-cận, tìm đến tận nơi hỏi mua.

Lão nông tuy luyến tiếc con Kim-Bông, nhưng nghĩ đến cái tài của nó lão sẵn sàng trao lại cho viên quan mà rằng :"Con ngựa của bầnđân thuộc loại quý mã, là vật, nhưng nó hiểu tiếng người. Bấy lâu nay nó sống với bầnđân ở nơi sơn-lâm hẻo lánh này, ăn cỏ núi, uống nước suối, tài nó có mà không được dùng, thật lòng bầnđân cũng tiếc cho đời nó lắm ! Nay chúa-công lại cho vời nó về chốn triềuđdình để dùng nó xông pha chiến trận, bầnđân cũng được hả dạ vì đã làm vừa ý con quý mã và cũng bõ công nuôi nấng tập luyện". Lão Nông miệng nói tay trao cương cho viên quan. Con Kim-Bông cũng dỏng hai tai gật gật cái đầu như biết mình sắp được từ giã cảnh sơn lâm hiu quạnh, để về vùng vẫy chốn kinh-thành.

Trên đường về, viên-quan hết lời khen ngợi con quý mã; Kim-Bông phi như gió, giả lại đàng sau những đồi núi, cây cỏ hỗn độn của vùng Sơn-tây. Chỉ trong nửa ngày đã về đến Thăng-Long.

Viên quan vào tâu với chúa Trịnh, hắn tả lại tướng phách cùng nước bay, nước kiệu của con ngựa. Chúa Trịnh lấy làm toại nguyện, và truyền cho các tướng tá chọn ngày mở hội đua dể kén ngựa chiến.

Một buổi sáng, trên các ngã đường, nhânđân các vùng lân-cận nghe tin, lũ lượt dổ về xem như nước chảy. Hàng nghìn ngựa tốt từ các nơi đem về được sắp hàng tề chỉnh bên cạnh những kỵ binh nai nịt gọn gàng. Con Kim-Bông ngơ ngác trước quang cảnh mới lạ, lòng nó rộn ràng, mắt nó đăm đăm nhìn thẳng phía cuối đua trường : như để dương oai với đồng loại, nó nín hơi, tóp bụng, cất tiếng hí dài, lanh lảnh nghe sởn óc. Người kỵ binh đứng bên cạnh, bổng né sang một bên, lao đao tưởng ngã. Bọn ngựa trố mắt nhìn Kim-Bông và cũng cất tiếng hí theo.

Sau ba hồi trống lệnh, các kỵ binh lên yên, ra roi, bắt đầu rời vạch. Đoàn ngựa lồng lên trong bụi lốc mịt mù, những miếng đất bắn ra tứ phía như mưa rào, nhânđân reo hò vang dậy. Chỉ trong chớp mắt, con Kim-Bông đã vượt lên hàng đầu, vừa hí, vượt lên, chân trước khoăm lại như móc sắt, đuôi bay như giải phướn, tưởng như chân nó không hề chạm đất. ở phía xa người ta nhìn nó chỉ còn thấy một bóng trắng lấp lánh, oằn lên, oằn xuống như một con rồng trắng uốn khúc. Nó bay tới phía nào là tiếng reo hò phía ấy vang lên không ngớt. Hằng loạt ngựa thấy sức mình không sánh kịp con Kim-Bông, bỏ dở cuộc đua, đứng dừng cả lại, hí hí nhìn theo cái bóng trắng nhỏ dần .. trong bụi nắng lòa của kinh-thành. Khi dứt hồi trống, con Kim-Bông dừng lại, tai nó ù đi vì tiếng reo hò ca ngợi của xung quanh, nó càng nức lòng, chân nó dậm xuống đất cồm cộp như muốn bay thêm hàng nghìn vòng nữa mới phỉ sức.

Khi tiếng trống lệnh chuyển sang phi nước kiệu, con Kim-Bông rời vạch một cái, là bốn chân nó băm liền trên mặt đất như guồng nước, tiếng chân vỗ rồn rã như mõ đổ hồi, đuôi trải ra trắng như một dòng nước chảy sối. Nó chạy hết một vòng mà trên lưng nó một kỵ binh bưng một bát nước đầy, bát nước không sánh ra ngoài một giọt.

Lúc này nó thấy tất cả đua trường đều hướng nhìn về nó, trầm trồ ca ngợi tài nó. Nó lại hí lên một tiếng thật dài kiêu hãnh.

Sau cuộc đua này, nó được cả đua trường tặng danh là "Bạch long Thiên-lý-mã" và chọn làm mẫu mực để luyện tập cho cả đoàn ngựa chiến của triềuđdình. Cho nên chẳng bao lâu các đồng loại của nó cũng trở thành những chiến-mã lành nghề. Và từ đó nó cùng bầy ngựa chiến xông pha chiến trận, trải nhiều trận vào sanh ra tử. Nó nhớ nhất là trận quần chiến bên bờ sông Gianh. Thế địch mạnh, quân địch đã thắt vòng quanh nó, nhiều đồng loại nó đã phơi thây. Nó gắng hết sức mạnh, vùng lên như hổ đói, phá vỡ vòng vây, hạ thủ tướng địch, giành toàn thắng. Sau trận này, nó được chúa Trịnh chọn làm mã lệnh và được vào ở trong phủ Chúa.

Chúa Trịnh truyền cho quân lính, xây một chiếc hồ bán nguyệt, phía Nam vườn Thượng-uyển, để làm chổ tắm cho mã lệnh, và cử hai mươi mã-phu ngày ngày trong nom săn sóc ngựa quý của Chúa.

Lần đầu tiên con "Thiên-lý" đặt chân tới Hoàng-cung. Trước mặt nó toàn những lâu đài nguy nga tráng lệ, trông phía nào cũng thấy vàng son chói lọi. Dưới chân nó toàn những đá xanh nhẵn bóng. Những cảnh vật mới lạ khiến nó sợ hãi. Nó toát mồ hôi, run lên cầm cập, khi đặt chân lên những phiến đá hoa, được dịp đưa mắt nhìn hai hàng thị vệ tả hữu, đứng cắp gương trần bên hành lang. Nó rụt rè, co cổ lại khi mã phu dắt nó vào mã đài, nó tưởng mã phu đưa nhầm nó vào nơi ở của một tướng lỉnh.

Con Thiên-lý được vào ngự hẳn trong mã đài ngày ngày chỉ ăn và tắm. Mỗi buổi chiều nó phải đứng một chổ để dăm bảy mã phu mang kéo tỉa từng sợi mao, vuốt ve từng chiếc lông đuôi. Nó càng cảm thấy bận bịu, tù cẳng. Nó bắt đầu mơ ước những cảnh sống khi còn ở bên ngoài cung cấm : "ôi chao ! Còn đâu những buổi sáng ta cùng đồng loại trên đua trường hàng vạn người ca ngợi tài ba ? Với cái sức khỏe bay hàng nghìn dặm, với cái thể "cao đầu phóng vĩ" hùng dũng như ta, đã bao phen sông pha trận tuyến, đời ta tù túng như thế này thì ta sống sao được ? Sao Chúa không cho ta được đem tài ra vùng vẫy trên chiến trường ? Hay Chúa đã quên ta là kẻ có tài ?".

Một buổi sáng, nó đang đứng trong Mãđdài, hai con mắt đăm đăm vọng ra ngoài bức thành cao ngất, nó bỗng thấy một mã-phu nai nịt gọn ghẽ, khác ngày thường, đến giắt nó ra đứng dưới mái hiên, phía tả hành lang. Nó sững sốt, tưởng phen này lại được xung trận. Một mã-phu khác trải lên lưng nó một tấm gấm điều, xung quanh thêu kim tuyến. Nó ngoái cổ lại, bỗng thấy mình đẹp như phượng hoàng. Hai mã-phu nữa mang đến đàng sau nó một vật gì vuông vắn giống như một nhà lầu, gấm vóc xanh đỏ phủ quanh. Một mã-phu nữa mang cương đóng vào gáy nó. Bộ cương quý giá và đẹp dẻ làm sao ? Đời nó chưa từng thấy. Hàm thiếc bằng bạc : hai đầu nạm vàng sáng lóe. Nó sung sướng gục đầu xuống nạp hàm thiếc một cách ngoan ngoãn. Khi mã-phu buông tay : lạ lùng lắm, nó thấy hai vật gì to bằng hai cái lá đa che ngang hai bên mắt khiến nó chỉ có thể nhìn thẳng phía trước mà thôi. Rồi một mã-phu đẩy nó lùi lại, đứng giữa hai càng gỗ sơn son thếp vàng. ủa lạ quá chừng, những cái gì mà đẹp thế này ? Ta sẽ làm gì đây ? Nó rùng mình, thấy hãnh diện như được sống một kiếp sống khác, sung sướng hơn trước.

Bỗng dưng hai càng gỗ dúi mạnh một cái, cổ nó bệt xuống, miệng nó gần chạm đất, nó vừa ngốc được lên thì giây cương đã ghìm thẳng. Nó cất bước thấy nặng; cái nặng quái gở, như bóp nghẹt lấy cổ, có lúc bềnh bồng nhẹ đi một chút, nhưng rồi gáy nó càng như lún xuống. Nó phải cố lấy gân bốn bó mới giữ được cái thế đứng đường bệ. Rồi bỗng có một ngọn roi da quất nhẹ vào mông, nó cắm cổ đi. Khi nghe tiếng bánh xe nghiền trên mặt đá, nó mới biết là nó đang kéo xe cho chúa.

Nó gục đầu xuống lủi thủi kéo chiếc xe qua sân, hai mắt nó lờ đờ nhìn thẳng, mỏi mệt, chán ngán.

Nhưng chẳng bao lâu, những chậu thóc trộn mật vừa ngọt vừa bùi, những bó lá trúc quân-tử vừa thơm vừa ròn sậm sựt đã cùng những buồn tủi sầu muộn, cùng những ước mơ trôi qua ruột, tống ra ngoài trả lại cho quá khứ. Con thiên-lý dần dần quen với chức vị. Nó thấy mình phải phò Chúa cho đến hơi thở cuối cùng mới xứng danh Thiên-lý-mã.

Trong những buổi chầu nó thấy hàng trăm đôi hia, ủng và đủ các loại ống quần,tà áo, văn có, võ có, lướt đi lướt lại trước mắt, nó càng thấy chức vị nó to tát ghê gớm ! Chốn thâm nghiêm cung cấm nào mà chân nó không bước tới ? Có việc quốc-sự triềuđdình nào vắng mặt nó ? Nó đi đến đâu cũng thấy người chấp tay khấu đầu tung-hô Vạn-tuế. Đời nó quả là đã sang một bước đường hiển hách, hơn tất cả những lúc oai-phong chiếm giải đầu trên các trường đua.

Một buổi chiều, trên cổng thành đã nổi trống thu không, mặt trời đã khuất hẳn mái lầu tây, mặt hồ đã gợn lên một mầu đỏ nhạt của giáng chiều, nó sung sướng kéo Chúa cùng Bà Phi đi ngoạn cảnh. Đi chẳng cần đến đâu, nó được đôi lúc thongđong đứng lại, soi bóng dưới nước. Chà ! mắt nhìn mặt, ta uy nghi lộng lẫy đến thế này ư ? Kìa hai lá đa che mặt ta có khác gì hai cánh mũ của vị đại thần ? Hai càng gỗ khác gì tay ngai ngày ngày Chúa vẫn ngự ! Phải chăng giời đã an bài cho số phận ta ! Nó càng nhìn càng thấy bóng nó dưới nước to ra, to mãi, uy nghi trong sắc nước lẫn sắc trời.

Nó đang say sưa ngắm bóng bỗng giây cương lại giật mạnh. Mép nó găng thẳng ra, nó lại bắt đầu cất bước. Xe tới đầu vườn thượng-uyển, có lệnh dừng lại. Tức thì hai bên tay ngai dìm mạnh cổ nó xuống rồi lại bềnh lên nhẹ bổng. Nó vừa ngóc đầu lên thì một luồng gió mát, lướt đưa vào lỗ mũi nó những hương thơm ngào ngạt của muôn hoa. Nó phồng hai cánh mũi hớn mặt lên thì gấu xiêm mầu thiên-thanh của Bà Phi phất nhẹ qua mặt nó. Nó cảm thấy một vị thơm đầm đậm. Nó đưa mắt nhìn theo chỉ thấy từ ngang lưng trở xuống của Chúa và Bà Phi. Gió hồ lồng vào vạt áo Chúa và giải xiêm Bà Phi, làm căng phồng lên và đú đởn múa may trước mặt nó. Nó cảmđdộng, đứng ngẩn ra, hai mắt dương thao láo : "Chà ! Thật là ngoạn mục ! ôi ! Giời đã ban cho ta đôi nhãn ngọc để riêng ta được nhìn những vưu-vật của trần-gian, ta đội ơn Trời" .

Càng nhìn theo càng thấy ngoạn mục, nó càng thấy hối hận với những sự việc ngày trước. Nó dậm chân xuống đất cộp cộp mắt nó nhắm lại, đầu nó đập vào hai càng xe như để nhận lấy một hình phạt xứng đáng với tội lỗi của mình. Vừa đập dầu vừa kể tội : "Tội thứ nhất là khi chưa vào phu ? Chúa ta đã để cho Chúa và Bà Phi phải vất vả khó nhọc biết chừng nào ! Tội thứ hai : Sao ta dám đem một việc nhỏ bé tầm thường so sánh với chức mã lệnh đáng tôn kính của Chúa đã ban cho như thế chẳng phải trước đây ta đã phụ ơn Chúa hay sao ? Tội ta thật là đáng phanh thây mới phải. Nếu ta chỉ nghĩ đến cuộc đời phóng khoáng, chỉ nghĩ đến những lúc cùng đồng loại đua tranh, thì lấy ai để cùng Chúa gánh vác giang-sơn, làm cho trăm họ được an-cư lạc-nghiệp ! ¥n hưởng lộc Chúa, sức ta ngày một cường tráng, thì cái vượt hàng ngàn dậm đối với ta cò gì đáng kể ". (Đoạ.n này diễu lối thú tội và ăn năn trong các lớp chỉnh-huấn).

Sống một cuộc đời lặng lẽ trong phu ? Chúa, bằng sự kiêu hãnh với chức mã lệnh, chẳng bao lâu trên bờm, mao con Thiên-lý đã trồi lên một lớp lông vàng sòe. Trước mãđdài nó đã nhìn thấy những cây cảnh bao lần đổi lá. Nhưng nó không biết đời nó đã chuyển dần về già. Tài nó cũng đã mòn mỏi. Nó vẫn tưởng nó còn sức chạy dư ngàn dậm.

Có một buổi sáng, nó được kéo xe đê ? Chúa cùng Bà Phi ra ngoạn cảnh ngoại thành. Từ ngày vào phu ? Chúa, lần đầu nó được đi ra ngoài. Nó ước ao được thăm cảnh cũ. Xe ra khỏi phu ? Chúa, bon bon trên con đường đất rộng thênh thang. Nhìn thẳng phía trước, nó lấy làm lạ, nó kêu í í trong cổ như tự hỏi : " Làm sao con đường này ngày xưa rộng mà nay nhỏ bé như thế này ! ". Đi được một quãng nó nhìn lên phía trên, lại dừng lại tự hỏi : "ô hay, ngôi chùa kia, ngày xưa rõ ràng nằm bên cạnh một quả đồi lớn, mà bây giờ lại nhỏ bằng con đường ta đang đi là nghĩa làm sao ?". Tất cả những cảnh vật trước mắt nó đều nhỏ lại, và thẳng tắp. Nó nhìn cánh đồng, cánh đồng cũng chỉ là một con dường thẳng. Rồi cây cỏ, núi đồi cho đến mầu giời xanh cũng chỉ thu nhỏ lại là một đường thẳng. Nó không ngờ hai chiếc lá đa che hai bên mắt chỉ cho nó nhìn được một chiều.

... Xe đi mãi. Lúc gần đến một thao trường, nó bỗng nghe tiếng hí của đồng loại. Tự dưng nó hớn hở : "Chắc các chú em bao lâu không gặp ta, sẽ khấu đầu chúc tụng ". Vừa nghĩ nó vừa cất nhanh bước. Xe vừa tới thì đồng loại nó cũng nhảy bổ đến trước mặt nó, miệng hí chân cất tiền, cất hậu như chê bai nước đi và tướng mạo của nó. Nó tím gan, hí lên một tiếng như để quở mắng : "Bọn nhãi kia, tội các chú đáng chặt đầu làm lệnh ! Các chú không biết ta là ai ư ? Đã quên tài của anh đấy rồi sao ?". Tất cả đồng loại nó, nhe cả răng, và í í lại trong cổ : "Chúng tôi biết bác lắm, biết bác ngày xưa là kẻ có tài nhưng bây giờ chúng em nhìn qua đã thấy bật cười về tài của bác. Thôi bác ạ ! Đững khoe tài nữa, chúng em đây ngại bác không rời được khỏi cái xe của Chúa ! Rời ra thì thóc kia trộn mật ai ăn ?".

Con Thiên-lý uất lên, muốn thoát khỏi xe xông thẳng ra ngoài để tỷ sức, nhưng trên xe lại dật cương. Nó bực lắm nhưng cũng phải cắm đầu đi. Vừa đi vừa nghĩ : "Những kẻ ngu si hèn mạt kia, ở đời này bay chỉ nhìn có một chiều. Bây không biết được ta làm đây dể mấy kẻ đã làm được ! Sức bay được mấy nả mà vội kiêu ngạo, bay chạy được vài dậm đã phờ mao sều dãi. Rồi đây ta sẽ cho bay biết tài ba !".

Và hình ảnh một trường đua gió lộng, bụi cuốn, cờ bay, bỗng hiện ra, như thách thức. Con Thiên-lý-mã vẫn tin mình còn đủ sức phi lên hàng đầu.

Sự đời biến đổi. Sau đó ít lâu, chúa Trịnh được tin nhiều tướng tá thua trận ở bên bờ sông Gianh. Chúa định thân chinh đi, nên truyền cho viên tướng trông coi về kỵ binh mang mã lệnh ra đua trường để ôn dượt trước khi xung trận. Viên tướng liền cúi đầu tâu lại : "Muô n tâu Chúa-công, hiện nay trong triềuđdình thiếu gì ngựa chiến có dư sức vượt hàng nghìn dậm, và đã từng dự trên dưới một trăm trận. Xin chúa-công để tiểu tướng được chọn dâng một con mã chiến có sức khỏe vào bực nhất. Còn như con mã-lệnh, cứ nên để nó k éo xe; vì từ khi đem nó vào phu ? Chúa, nó ăn thì nhiều, lại không hề luyện tập, tài nó ắt không được như trước. Nếu chúa-công dùng con mã lệnh để ra trận, tiểu tướng áy náy lắm !" .

Nghe tâu trình, chúa Trịnh cũng thấy viên tướng là có lý, nhưng chúa vẫn còn tin ở tài con mã lệnh, Chúa bèn hạ lệnh cho mang con mã lệnh ra tỉ sức cùng các chiến mã khác để tiện bề kén chọn.

Con Thiên-lý-mã được dịp rời phu ? Chúa ra đua trường. Hai cái lá đa đã được cất đi. Nó bàng hoàng nhìn giời, nhìn đất, mắt nó hoa hoa,. đầu nó choáng váng. Cảnh vật như quay chong chóng, cây như mọc ngược, núi như đổ xuống. Vừa gặp đồng loại một cái, nó cố dóng hai tai tóp bụng lại lấy hơi hí một tiếng để dương oai. Nhưng tiếng hí của nó vừa ré lên thì cụt lủn như vật gì nút lấy mõm. Các đồng loại của nó cũng nhe răng ra cười rồi cùng cất tiếng hí làm cho nó càng uất. Không chờ tiếng trống lệnh, nó đã lồng lên, tức thì các đồng loại của nó cũng bỏ rạch vượt theo. Tiếng trống liên hồi, con Thiên-lý càng cắm cổ chạy. Nó đã tưởng mình thắng cuộc, nó đắc chí ngoáy đầu lại thì bọn ngựa chiến đã tới sát đàng sau. Chỉ trong chớp mắt nó bị tụt lại. Không chịu, nó càng lồng lên. Bổng nó thấy nhói một cái ở trong ngang bụng như bị một nhát gươm chém mạnh nó ngã vật xuống, vùi đầu trong bụi lốc của đàn ngựa bay qua, nó biết là đứt ruột, không thể sống được. Nó gắng mở to hai mắt, rên lên một tiếng như nói rằng : " Tiếng tăm lừng lẫy của ta chỉ có thể chết ở chiến-trường. Nhưng, than ôi ! Bãi cỏ này cũng là bãi chiến-trường, chết thế này cũng là chết vì giang-sơn, vì Chúa !" .

Trước hơi thở cuối cùng, nó lấy hết sức tàn, ngốc đầu lên cao, co co hai chân trước, thẳng thẳng hai chân sau, chừng như để cố giữ lấy cái thế "cao đầu phong vĩ".

Hà-nội 10-1956

Phần nhận xét hiển thị trên trang