Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Tin được không?

‘Loài người tới trái đất từ hành tinh khác’
Một nhà khoa học sinh thái người Mỹ tuyên bố loài người xuất hiện trên hành tinh khác trước khi tới địa cầu từ hàng chục nghìn năm trước.
Trong một cuốn sách mới - mang tên “Nhân loại không tới từ trái đất: Bằng chứng của cuộc cách mạng Khoa học” - tiến sĩ sinh thái người Mỹ Ellis Silver dựa vào các đặc điểm sinh lý trên cơ thể con người để khẳng định nhân loại tới địa cầu từ một nơi khác trong vũ trụ, Daily Mail đưa tin.

Có thể con người tới trái đất từ một hành tinh khác. Ảnh: blogspot.com.
Silver chỉ ra rằng, sở dĩ con người đau lưng do chúng ta từng sinh trưởng và phát triển ở môi trường có trọng lực thấp hơn so với trái đất. Ngoài ra, theo ông, chiếc đầu quá to của thai nhi khiến phụ nữ đối mặt với rủi ro rất lớn trong quá trình sinh con. Rất nhiều phụ nữ đã chết trong quá trình ấy. "Chẳng loài động vật nào khác trên trái đất phải đối mặt với tình trạng tương tự trong việc sinh con", Silver nhận xét.

Vị tiến sĩ cũng lập luận rằng cơ thể con người không phù hợp với việc phơi nắng nên da của chúng ta dễ bỏng nếu chúng ta tiếp xúc ánh sáng mặt trời liên tục trong một tới hai tuần. Trong khi đó, thằn lằn có thể tắm nắng quanh năm mà da của chúng vẫn bình thường. Loài người thường xuyên ốm do nhịp sinh học của chúng ta chỉ phù hợp với môi trường trên hành tinh cũ, nơi một ngày bao gồm 25 giờ.

“Loài người là động vật bậc cao nhất sống trên trái đất nhưng chúng ta không phù hợp hoàn toàn với môi trường địa cầu. Chúng ta dễ tổn thương bởi ánh sáng mặt trời, các loại thực phẩm và mắc các bệnh mãn tính”, Silver bình luận.

Ông đoán rằng nhân loại tiến hóa ở một hành tinh khác. Sau đó một loài có trình độ phát triển cao hơn đã đưa chúng ta xuống trái đất.

"Rất có thể trái đất là nơi loài khác giam giữ loài người vì chúng ta cư xử quá bạo lực. Nhân loại sẽ ở đây tới khi chúng ta trở nên hoàn thiện hơn”, ông nói.

Hồng Duy
http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/149450/loai-nguoi-den-trai-dat-tu-hanh-tinh-khac-.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Văn vở gì đây?

KÍCH PHỌT ( tiếp &...hết)




Thật ra anh tên là Kích và tôi cũng chả có ý định biên về anh nhưng sáng nay cafe đọc báo thấy cái tít " hãi hùng rau xanh dùng thuốc " kích phọt"..." làm tôi vãi quá nên xin phép lấy cái động từ " phọt" mà gán vào tên anh. Thành anh Kích Phọt hehe...

Gớm, giời cho mỗi người một tên, may nhờ rủi chịu. Cũng như anh, gớm chết chết Nguyễn Xung Kích. Đấy là tên cúng cơm các cụ đặt cho. Vào cái thủa kém văn minh thì tên đó kể ra quá là ái ố, hơn hẳn nhiều boong so với những loại b.l. Sài - Bẹn..., các cái vân vân.

Tôi chả hiểu trước khi sinh ra anh thì song thân " xung kích" bao nhiêu bận hay hô hoán bao nhiêu lần nhưng nom cái con người anh nó hoạt kê lắm. Người anh nếu kê thêm 3 viên gạch chỉ thì cũng được một mét sáu mươi. Là giống đực nhưng ngực lại tấn công và mông thì phòng thủ, nom cứ nhang nhác hình hài ông Xạc - Lô. 



Cái mặt anh trông mới buồn cười, nó vửa như mấy ông Di Lặc lại vửa thanh tao có nét hao hao lợn mán. Cặp lông mày rậm thay vì hếch lên lại chúc xuống theo lối mũi dòm mồm, quây lấy đôi mắt bồ câu lươn tí hỉn. Mũi anh bẹp từ cánh cho đến sống, rỗ nức nở. Được mỗi cái miệng là duyên, nói năng cứ bem bép, nhóp nhép như mang cá chép. Nhiều bận hăng hái, nước màu hai bên mép túa ra, nâu xỉn như mắm tôm đánh bồng cùng chanh - diệu.

Thi thoảng anh hay xuôi Hà Nội. Tôi nói xuôi bởi anh tít mạn Hà Giang quan tái. Tôi xin phép không kể cái công việc anh ra làm gì nhưng nghe đâu cũng có tí phẩm hàm sái xẩm. Mỗi bận xuôi là tôi phục kích anh để đổ bia theo kiểu người ta đổ dế. Là phải cho ướt sũng và ngoi lên bờ thở mới thôi. Vài ba lần anh còn thích, nhưng những lần sau là anh xin, chỉ đòi xơi diệu. Tôi bảo bia ngon mà. Anh gật, nhưng lại bảo mỗi tội hay phải đi đái, mỏi b..hehe.

Nhưng để kiếm được cái tang diệu ngô hạ thổ của con đồng bào anh hay uống ở Hà Thành này thì khó ngang cả Chọng bác tôi rên xiết khi vác nghị quyết đi xây dựng Chủ nghĩa Xã hội nên tôi mặc mẹ anh đánh vật với mớ memu Vodka các kiểu. Hình như anh không tinh thông chữ tây nên thảy cả quyển memu to phạc cho tôi, bảo tùy mày chọn. Thế thôi mà tôi phấn khởi quá nên gọi Vodka Men uống cho nó chuẩn men, và quan trọng là rẻ hehe. Chứ như cái tạng anh đá phải bay đôi chai Zenka nhuôm thì tôi chả vỡ mõm. Tôi thiết nghĩ diệu tợn như anh thì uống thức đó là vừa. Mọi nhẽ cao cấp hay ngon miệng khác là không cần thiết, phỏng anh Kích Phọt?

Được cái anh cũng dễ tính, cơm cốt để no và diệu cốt để say. Cái anh thích hơn là chớp hình và chém gió. Đi đâu bâu giờ bên hông cũng găm con Canon mini ba triệu rưỡi, nách kè kè quả Ai-bát có lớp vỏ màu phấn hồng. Gì anh cũng chớp nhưng thú nhất là chớp những người có tí tiếng tăm hay máu mặt. Bất luận già hay trẻ, nổi ít hay nổi nhiều, tăm to hay tăm bé..., anh chớp tất. Xong là chen chân xin kiểu tổng kết cùng với đối tượng, mồm bung xòe rực rỡ, tay kề vai - ôm hông. Cá biệt anh còn khoe tôi kiểu ảnh để đời khi chớp cùng Tướng giáp hùi ngài còn sống. Đại khái là anh áp má nghiêng nghiêng vào đầu cụ, mồm cười bung bét, hay tay xòe chữ V hai bên, xì - tin theo kiểu V-bóp. Trông cái ảnh đó người không hiểu sẽ chửi anh thậm tệ về cái lối tạo hình dã man bên xác chết. Nhưng cũng may, vì là để đời nên anh giấu tiệt, ít người hay hehe. 



Tôi cũng định biện đôi dòng về sự chém gió của anh, nhưng thôi, năm nay bão lụt nhiều quá rồi. Nhỡ ra nó lan đến Hà Giang quê anh mà hoành hành thì khốn. Nên, tôi xin. Các bạn chỉ cần biết là người làm sao của chiêm bao làm vậy. Chả cần kích anh vẫn phọt, không phải bắn K45 hô hoán anh vưỡn...xung kích tăng - bo. Vãi lắm...

Chuyến rồi lên Hà Giang chơi như tôi đã biên trong Suýt Giao Cấu, mục đích chính là để anh thợ văn gặp vài người muôn năm cũ, anh thợ xây đi " đóng gạch" giải đen, anh thợ buôn đi thư giãn trốn nợ, anh thợ học đi kiếm lá rừng chữa chứng người iêu nhét âm hộ vào mồm mà cứ thè ra. Và tôi, thợ hót, chả mục đích đéo gì, đi như đi hoang.

Anh đôn đáo lắm. Ngày nào cũng hỏi han mấy bận rằng khởi hành hôm nao, ăn ngủ thế nào. Tôi kệ mẹ. Tính tôi không thích làm phiền ai. Chỉ hẹn hò mờ sáng chờ tôi rồi đi đá cút diệu ngô, ăn bát tiết canh lợn mán đỏ trong hơi sương là được. Hôm bọn tôi lên, chỉ báo cho anh khi xe đang rầm rì chuyển bến. Anh bảo iên tâm nhé, mình bố trí hết rồi. Rồi chốt hạ, tối nay mình ngủ cơ quan, mai đón đoàn cho tiện. Hehe đkm...

Anh đưa bọn tôi về một khu liên cơ ăn ngủ đụ ị oách nhất tỉnh lỵ biên viễn, mọi nhẽ từ A đến...Á há há. Y hẹn tôi bảo đi choén luôn rồi về nghỉ ngơi tí chút rồi theo hẹn hò mà làm nhưng anh bảo để con mặt giời lên cao bằng nửa con sào thì hẵng đi, anh bố trí hết rồi, ban bệ đâu ra đấy cả. Việc bây giờ là anh tranh thủ khai thác tí tiểu sử của các thành viên để tiện bề giới thiệu khi tụ bạ. Cứ tưởng đến tên tuổi và nơi làm việc là cùng, ai ngờ anh lập biểu như tiểu sử trong công tác cán bộ. Tôi khiếp quá, cứ nghĩ là anh hoạt kê thôi, chứ đâu ngờ...



Nơi diễn ra đại yến chào mừng là quán lolotica khá oách, qua một cây cầu bắc ngang dòng Lô Giang. Không hiểu anh có đặt trước hay không mà thấy người ta biện ra năm, bảy món. Từ tiết nấu canh lá đắng, cho tới lòng dồi nướng hấp, cải Mông chấm trứng gà ri..., mọi thứ thơm nhức mũi, ngon khỏi kể mất công. Cái mất công nhất là giới thiệu thành phần. Anh cầm tờ A4 đọc vanh vách giới thiệu tiểu sử từng người một, nghe kêu oang oác. Đến phần tôi thì anh đá mắt sang rất trịnh trọng, mặc dù tư thế tôi không mấy nhã là đang mút mát khúc dồi mềm ngậy. Anh cao giọng bảo tôi là đệ nhất tục tĩu xứ Bắc Kỳ, niềm tự hào của hệ thống ống nhổ An-nam. Đèo mịa...

Nhưng đến lượt thành phần bên anh thì lại rất qua loa nhưng được cái bố trí đối trọng chu đáo. Anh thợ văn trung ương được anh bố trí hai thợ văn hàng huyện tiếp. Anh thợ xây thì được ba anh làm thủy điện hầu. Anh thợ buôn cũng thế. Mỗi anh thợ học thì thiếu đối trọng nên anh phải hú con gái anh ra. Cháu xinh, đang học lớp 12, áo trắng bảng tên phất phới. Tôi, thợ hót thì anh lại bố trí cho một ngài ngồi cả buổi ngậm tăm nhưng diệu thì lại như hũ chìm, uống bai bải như thánh sống. 

Hai ngày tôi ngụm lặn trong diệu thịt nên người úng bủng như nếp cái ngấm men. Trong một thói quen chông chênh khó bỏ tôi vẫn nhắc anh về tí hương sắc vùng cao, có thể là một cô Dao, cô Mán, cô Mường. Anh điệu đà bảo iên tâm, mình bố trí hết rồi nhưng hãy dành cho phút cuối. Ý anh là phút giã biệt chăng? Anh còn ướm tôi cần chân dài như kiếm Nhật hay ngắn tũn như ếch đồng. Tôi không mấy nhiêu khê, miễn thơm tho là được. Gái đối với tôi, sạch đồng nghĩa là đẹp. Cứ phải sạch đẹp. Chứ xinh mấy xinh mà móng tay cáu bẩn là tôi a - lê con chim cút ngay. Đéo nói nhiều! 

Còn 3 giờ đồng hồ nữa là bọn tôi xuôi theo chuyến xe ngược hôm lên. Buổi tối miền biên viễn buồn bã người. Anh hẹn hò ăn uống ở quán gà 9 phút, là cái lối nói tắt của việc nấu nướng phục vụ có thời gian. Gà 9 phút tôi cũng chả thích bằng...phụt 9 phát aha.

Anh đến dẫn theo hai em mái tơ. Lũ bọn tôi đang ngồi như ngan phải búa ngỏng hết cả dậy. Hai bông hoa của núi rừng mộc mạc, rực rỡ và chắc chắn. Một em bán buôn chợ tỉnh, một em kinh tài một ban to. Lần lượt bắt tay nhau. Tôi không biết các anh kia thế nào, chứ đến lượt tôi cả hai cô nàng đều lấy ngón trỏ cọ cọ vào gan bàn tay tôi thiện nghệ. Máy tôi nóng ran, chày tôi mừng phất phới. Tôi đồ rằng đây là một cử chỉ thân thiện hoặc chí ít cũng là một tín hiệu tốt lành. Nhưng tôi hơi nhột dạ khi nom hai bàn tay ấy, nó to bản, chắc phè phè, móng đen và cụt ngũn. Vẫn biết gái vùng cao nó thế nhưng tôi không khỏi phân vân bởi cái thói tiền ít hít .. thơm nhố nhăng báng bổ hố hố. 



Thôi thì không có chó đành bắt mèo ăn cứt. Tôi cố tỏ ra hài hòa để không phụ tấm chân thành của anh, bụng bảo dạ nhanh nhanh rồi té. Nhưng khó quá bởi họ nại đủ lý do để chèo kéo tôi uống, nhất là hai cô nàng kia. Chưa bao giờ tôi ngồi uống diệu trong cái trạng thái bất an, phấn khởi, chông chênh và định mệnh như vậy. Tôi phó thác cho số phận bằng cách tung nắp bia lên cao, sấp ở lại, ngửa ra về. Sấp, giời ạ!

Anh thợ văn và anh thợ học nhẽ không mấy hứng hoặc thấy ghế ít mà đít nhiều nên vội vàng xuôi sớm. Còn lại anh thợ xây, anh thợ buôn và tôi. Cả bọn dịch đít sang dãy nhà hàng nổi trên dòng Lô Giang cho nhã và mục đích chính là cơ cấu sự giao hoan cho nó phong tình. Tôi, anh và hai cô nàng ngồi một taxi, hai anh kia ngồi một xe khác với đồ lề lỉnh kỉnh và mấy can diệu ngô. Xe chậm trên phố vắng. Khi đang ngang cầu sang sông thì phía đuôi xe tôi có một con bán tải nhá pha sáng quắc. Tôi chột nghĩ là khoe đèn, chứ đường xá thênh thang thế này vượt thì cứ vượt chứ nhá nhẩm xin đường làm cái gì. Hai cô nàng ngồi cạnh tôi băng ghế sau thấy sự lạ ngoái cổ nhìn, miệng lầm bầm chửi tục. Rồi một trong hai cô thét lên, xe nhà xe nhà. Tôi chả hiểu gì cả nhưng kịp nghe tiếng anh thất thanh, bỏ mẹ, té nhanh bến xe. Tôi run bắn và kịp hiểu ra là trên xe kia có thể là chồng, người iêu hay người tình của các cô nàng. Ăn chơi ai lại mưa rơi thế này? Mưa to quá thì nên vào nhà là hơn hehehe.

Tôi chui lên xe nằm im thin thít. Hai anh thợ kia cũng lục đục giở đồ nhét vào khoang. Qua cửa kính tôi trông thấy anh đang phân bua gì đó với hai gã lực điền bặm trợn, rồi tay bắt mặt mừng kéo cả lũ lên xe mà không thèm vẫy chào tạm biệt. Viết đến đây lại nhớ đến cái cảnh ông bạn tôi, đệ nhất phượt tử An-nam khi lọ mọ quan tái chim gái, tí nữa là được chén rồi nhưng bị giai bản phát hiện ra. Chúng hò nhau cưỡi ngựa và chạy bộ bắn súng kíp vào ông bạn đang cố đánh võng con Min - khơ vòng vèo tránh đạn. May là các anh tooc diệu say nên tay súng bớt đi phần thiện nghệ chứ không ông bạn tôi đã bỏ xác trên đồi. Cũng như tôi, nhờ anh nhanh trí phi thẳng bến xe chứ mà lòng vòng thì kiểu gì chả ăn dăm quả đấm, tệ hơn thì cũng vài nhát rìu vào bộ hạ. Há há...

Xe về đến Tuyên Quang khi tôi hẵng còn mơ màng thi anh gọi điện, giọng hổn hển " cho mình xin lỗi nhé, đó chẳng qua là một tai nạn". Tôi cười, tai nạn kiểu như anh tôi gặp nhiều rồi. Cái tôi chưa gặp là ăn đạn súng kíp, bạt tai hay đại rìu thôi.

Nhưng thú thật tôi cũng một phen phọt cứt. Tiên nhân anh Kích Phọt! 



Biết đâu, đấy cũng là cách đuổi khách của đồng bào? Hoặc là một sự tiễn đưa đầy ấn tượng chả hạn? Tôi biết đéo đâu đấy!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nan đề Sáng Thế (Genesis Problem)

Phạm Việt Hưng



Abstract: One of the greatest scientific achievements of all time is BIG BANG theory. Ironically, this theory led science to the Genesis Problem – an interrogation that pushed atheist scientists into a situation like what Robert Jastrow described in his bookGod and the Astronomers: “For the scientist who has lived by his faith in the power of reason, the story ends like a bad dream. He has scaled the mountain of ignorance; he is about to conquer the highest peak; as he pulls himself over the final rock, he is greeted by a band of theologians who have been sitting there for centuries”… 

 Một trong những thành tựu khoa học vĩ đại nhất của mọi thời đại là Lý thuyết BIG BANG. Trớ trêu thay, lý thuyết này lại đưa khoa học tới Nan đề Sáng Thế[1] – một câu hỏi chất vấn các nhà khoa học vô thần, đẩy họ vào một tình thế giống như những gì Robert Jastrow đã mô tả trong cuốn Chúa và các nhà thiên văn: “Đối với nhà khoa học sống bằng niềm tin vào lý lẽ, câu chuyện kết thúc giống như một giấc mơ buồn. Anh ta đã leo lên ngọn núi vô minh; sắp chinh phục được đỉnh cao nhất; nhưng khi trèo lên tảng đá cuối cùng, anh ta lại được chào đón bởi một nhóm các nhà thần học đã ngồi ở đó từ hàng thế kỷ nay”…  
Vâng, từ vài ngàn năm trước, Kinh Thánh đã viết: “In the beginning God created the heaven and the earth… ” (Lúc khởi đầu Chúa tạo ra trời và đất… ).
Đó là câu mở đầu Sáng Thế ký, một câu nói rất giản dị, mộc mạc, nhưng đầy sức truyền cảm, chứa đựng một triết lý sâu xa, từng được sử dụng một cách phổ biến như một điệp khúc bất hủ trong nền văn hóa Tây phương, biểu lộ đức tin tự nhiên và vững chắc của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.
Nhưng khoa học, hay đúng hơn là các nhà khoa học vô thần, không chấp nhận niềm tin đó, và vì thế, họ phải đối mặt với một câu hỏi gai góc do chính khoa học đặt ra:

Ai sáng tạo ra điểm ban đầu của vũ trụ?
Đó là câu hỏi tất yếu nẩy sinh từ Lý thuyết Big Bang, gây nên tranh cãi sôi nổi trong suốt 50 năm qua như một trong những bài toán thách thức lớn nhất đối với khoa học thế kỷ 21. Cuộc tranh cãi ấy gần đây trở nên gay cấn đến mức tạp chí New Scientist, trong số ra ngày 13/01/2012, đã phải gieo một thuật ngữ mới để gọi tên nó: “Genesis Problem” – Nan đề về sự Sáng Thế.

Tất nhiên các nhà khoa học hữu thần không gặp rắc rối gì với nan đề này. Ngược lại họ vui mừng nhận ra đây chính là điểm giao thoa rõ ràng hơn bao giờ hết giữa khoa học và tôn giáo. Một trong số đó là Robert Jastrow[2], một cựu lãnh đạo của NASA, đã trả lời rành rọt: “Khác nhau về chi tiết, nhưng những yếu tố cơ bản trong sự mô tả của thiên văn học và Kinh Thánh về Sáng Thế là như nhau” (sách đã dẫn).
Trong khi ấy, các nhà khoa học vô thần rất lo lắng. Một trong những người lo lắng nhiều nhất phải kể đến là Stephen Hawking – “ông vua” đang trị vì trên chiếc “ngai khoa học” từng dành cho Isaac Newton và Paul Dirac ngày xưa.  Ông cảnh báo các đồng nghiệp: “Một điểm dành cho sự sáng tạo (của Chúa) sẽ là chỗ mà ở đó khoa học sụp đổ. Người ta sẽ phải cầu viện tới tôn giáo và bàn tay của Chúa”[3].
Cảnh báo đó đồng nghĩa với lời kêu gọi ứng cứu – cứu vũ trụ học thoát ra khỏi trạng thái “In the beginning…”!
Tình cảnh của vũ trụ học lúc này làm ta nhớ đến tình cảnh của toán học đầu thế kỷ 20, khi toán học tự đưa mình vào cuộc khủng hoảng nghịch lý – những nghịch lý đe dọa làm sụp đổ lâu đài toán học, phiền toái nhất là Nghịch lý Russell.
Khi ấy, David Hilbert, một trong những nhà toán học lớn nhất đầu thế kỷ 20, kêu gọi các nhà toán học ứng cứu – cứu toán học thoát ra khỏi vũng lầy nghịch lý.
Như chúng ta đã biết, chương trình Hilbert đã thất bại thảm hại.
Với Định lý Bất toàn của Kurt Godel ra đời năm 1931, toán học đã học được một bài học cay đắng chưa từng có: toán học phải chấp nhận nghịch lý, toán học không bao giờ đầy đủ và tuyệt đối chính xác, trong toán học tồn tại những định lý không thể chứng minh và cũng không thể bác bỏ…
Tình cảnh vũ trụ học hiện nay cũng có những nét tương tự. Hưởng ứng lời kêu gọi của Stephen Hawking, các nhà vũ trụ học cũng lao vào ứng cứu.
Mục tiêu của họ là xây dựng những mô hình vũ trụ không có điểm khởi đầu. Không có khởi đầu thì sẽ thoát khỏi câu hỏi ai đã sáng tạo ra cái khởi đầu ấy.
Để đạt mục tiêu đó, họ sáng tạo ra những mô hình vũ trụ vĩnh cửu (eternal universe) – vũ trụ không có điểm ban đầu và cũng không có điểm kết thúc, vũ trụ như một cái gì đó tự thân tồn tại mãi mãi, như thể nó vốn là như thế và sẽ cứ như thế, dù cho có những biến thiên nội tại hoặc biến thiên quay vòng.
Cụ thể, có ba lý thuyết lớn đi theo hướng đó:
-          Mô hình lạm phát vĩnh cửu (Eternal inflation);
-          Mô hình tuần hoàn vĩnh cửu (Eternal cycles);
-          Mô hình quả trứng vĩnh cửu (Eternal egg).
Khái niệm vĩnh cửu gợi ý một đường thẳng kéo dài vô tận về hai phía, không có biên.
Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, nhưng mô hình vũ trụ vĩnh cửu dường như đã đạt được những bước tiến đáng khích lệ, đến nỗi ngày 07/09/2010, Stephen Hawking và Leonard Mlodinow đã cho ra mắt tác phẩm Grand Design, gây chấn động dư luận bởi tuyên bố hùng hồn: “Vũ trụ có thể tự tạo ra nó từ hư không, và Chúa không còn cần thiết nữa” (The universe can create itself out of nothing, and God is no longer necessary).

Nhưng không may, chẳng bao lâu sau đó, Hawking nhận được những tin tức cay đắng: các mô hình vũ trụ vĩnh cửu đã và đang đi tới chỗ phá sản! Trớ trêu thay, những tin tức này đến với Hawking đúng vào dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của ông.
Thật vậy, đúng vào ngày 08/01/2012, kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của Stephen Hawking, một hội nghị mang tên “The State of the Universe” (Tình trạng của vũ trụ) đã khai mạc trọng thể tại sảnh đường Lady Mitchell trong Đại học Cambridge.
Ngày 11/01/2013, trong một bài báo nhan đề “Why physicists can’t avoid a creation event” (Tại sao các nhà vật lý không thể tránh được sự kiện sáng tạo), nữ ký giả khoa học Lisa Grossman của tạp chí New Scientist bình luận:
Quà sinh nhật Hawking nhận được trong dịp này là tồi tệ nhất từ trước tới nay – đó là những kết luận về sự thất bại của các mô hình vũ trụ vĩnh cửu. “Điều này làm sống lại câu hỏi gai góc rằng làm thế nào để kích hoạt vũ trụ mà không cần có bàn tay của đấng sáng tạo siêu tự nhiên”, Grossman viết, “Trong một thời gian, có vẻ như người ta đã hy vọng sẽ tránh được điều này, bằng cách dựa vào những mô hình vũ trụ vĩnh cửu – những vũ trụ phù hợp với Lý thuyết Big Bang nhưng có thể tồn tại tiếp diễn vô hạn trong cả quá khứ lẫn tương lai. Nhưng không may, nhà vũ trụ học Alexander Vilenkin tại Đại học Tufts ở Boston đã chứng minh rằng hy vọng đó đã dần dần héo tàn và đến nay có lẽ đã chết”. Grossman cho biết:
1.Mô hình lạm phát vĩnh cửu: Bắt nguồn từ mô hình lạm phát do Alan Guth xây dựng từ năm 1981, được bổ sung thêm bằng ý tưởng những vũ trụ bong bóng (bubble universes) hình thành và dãn nở lạm phát một cách tự phát mãi mãi. Năm 2003, Vilenkin và Guth đã phát triển mô hình này thành lý thuyết vũ trụ lạm phát vĩnh cửu như hiện nay. Nhưng rốt cuộc các phương trình của nó vẫn đòi hỏi một biên trong quá khứ (tức một điêm khởi đầu trong quá khứ).

2.Mô hình vũ trụ tuần hoàn: Một vũ trụ đàn hồi, co dãn tuần hoàn đến vô tận, từng hứa hẹn nhiều triển vọng, nhưng rốt cuộc cũng không hoạt động xuôn xẻ. Tính vô trật tự sẽ tăng lên theo thời gian, do đó sau mỗi vòng tuần hoàn, vũ trụ sẽ càng vô trật tự hơn. Một cách logic, sau một số lớn vòng tuần hoàn, vũ trụ sẽ rơi vào tình trạng vô trật tự cực đại. Khi đó vũ trụ sẽ trở thành tạp nham.
3.Mô hình quả trứng: Mô hình “quả trứng vũ trụ” (cosmic egg) cho phép quả trứng có thể nở thành một vũ trụ tồn tại trong trạng thái tĩnh vĩnh cửu. Nhưng cuối năm 2011, Vilenkin và học trò của ông là Audrey Mithani đã chỉ ra rằng quả trứng không thể tồn tại mãi mãi, vì tính bất ổn định lượng tử buộc nó phải sụp đổ sau một khoảng thời gian hữu hạn. Không có cách nào làm cho quả trứng tồn tại vĩnh cửu.
Kết luận đã rõ ràng. Không có mô hình vũ trụ vĩnh cửu nào hết. Vilenkin kết luận: “Mọi bằng chứng chúng ta có đều nói lên rằng vũ trụ có một điểm khởi đầu”.

Đó chính là “Nan đề Sáng thế”.
Tóm lại, các mô hình vũ trụ vĩnh cửu đã sụp đổ. Vũ trụ học buộc phải quay lại với câu mở đầu của Sáng Thế ký: “In the beginning…”.
Nhưng tuyên bố của Hawking và Mlodinow, rằng vũ trụ có thể tự tạo ra nó từ hư không và Chúa không còn cần thiết nữa, thì sao?
Bất luận lý lẽ khoa học của Hawking và Mlodinow ra sao, bản thân tuyên bố của các ông đã vi phạm định luật bảo toàn vật chất – một trong những định luật cơ bản nhất của khoa học. Vứt bỏ định luật này cũng đồng nghĩa với vứt bỏ khoa học.
Nhưng phải chăng hư không có thể biến thành vật chất hữu hình, như tư tưởng sắc sắc không không của Nhà Phật?
Không! Không nên lẫn lộn khoa học và Phật giáo. Dù cho khoa học và Phật giáo có thể gặp nhau về tư tưởng ở một số điểm nào đó, một lập luận khoa học không thể vay mượn tư tưởng của Phật giáo để thay thế cho một chứng minh khoa học. Chứng minh của khoa học dựa trên logic và thực chứng, trong khi Phật giáo và tôn giáo nói chung đều tiệm cận tới chân lý thông qua con đường giác ngộ. Vả lại, tôi tin rằng một người tự tin, thậm chí tự phụ, như Hawking có lẽ cũng không bao giờ có ý định cầu viện đến Phật giáo hay bất cứ một niềm tin nào khác để biện hộ cho quan điểm của ông, bởi vũ trụ của ông là vũ trụ vật chất, vũ trụ hữu hình, vũ trụ vật lý, vũ trụ hiện thực. Vũ trụ ấy không có chỗ cho cái gọi là hư không!
Năm 2013, Giải Nobel vật lý được trao cho công trình khám phá ra Hạt Higgs – “Hạt của Chúa”. Đó là hạt truyền khối lượng cho các hạt khác. Điều đó có nghĩa là khoa học ngày nay không những biết rằng vật chất có khối lượng, mà còn biết rõ khối lượng ấy từ đâu mà ra. Vật chất có khối lượng và năng lượng làm nên cái vũ trụ hữu hình mà chúng ta đang sống trong đó, bản thân chúng ta cũng là thành phần của nó. Vũ trụ hữu hình này được lấp kín bởi vật chất, ở đâu có vật chất, ở đó có vũ trụ, và ngược lại, ở đâu có vũ trụ, ở đó có vật chất. E = mc2 là công thức thâu tóm toàn bộ vật chất trong vũ trụ. Vật chất ấy chỉ có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác, không tự nhiên mất đi và cũng không tự nhiên sinh ra. Từ bỏ mệnh đề này tức là từ bỏ khoa học. Vì thế, tuyên bố của Hawking và Mlodinow là tuyên bố phi khoa học! Hóa ra hai nhà khoa học đáng kính này, trong lúc quá say sưa bảo vệ thế giới quan của mình, đã vô tình đứng một chân trong khoa học, còn chân kia đứng nhầm sang siêu hình học.
Hawking cố tình phủ nhận Chúa, nhưng bản thân tuyên bố của ông lại vô tình thừa nhận Chúa – Chúa chính là tác giả của phép mầu biến cái hư không thành vũ trụ.
Vâng, quả thật khả năng biến hư không thành vũ trụ phải coi là một phép mầu – một phép mầu vĩ đại! Ai có khả năng làm phép mầu ấy thì ắt hẳn người đó phải là Chúa!
Nếu vũ trụ “tự nó” tạo ra phép mầu ấy thì vũ trụ chính là Chúa!
Hawking càng nói càng lúng túng, càng tự mâu thuẫn. Sự mâu thuẫn ấy có lúc bộc lộ ra ở mức độ có phần hài hước. Chẳng hạn như khi ông đáp lại những phê bình đối với cuốn Grand Design. Ông nói:
“Người ta không thể chứng minh Chúa không tồn tại, nhưng khoa học làm cho Chúa không cần thiết” (One can’t prove that God doesn’t exist, but science makes God unnecessary).
Ró ràng vế đầu và vế sau của câu nói ấy là mâu thuẫn với nhau.
Đến đây không thể không nói rằng, thực ra, sự khác biệt giữa nhà khoa học vô thần và nhà khoa học hữu thần không nằm trong phạm vi khoa học, mà nằm trong tâm lý học nhận thức. Sự khác biệt ấy đã được Albert Einstein đề cập đến trong phát ngôn bất hủ sau đây:
“Có hai cách sống: bạn có thể sống như chẳng có cái gì là phép mầu cả; bạn có thể sống như mọi thứ đều là một phép mầu” (There are two ways to live: you can live as if nothing is a miracle; you can live as if everything is a miracle).
 Nói cách khác, bạn có thể không tin vào một phép mầu nào cả; hoặc bạn có thể tin rằng đằng sau cái thế giới hữu hình mà ta trông thấy, ẩn chứa những phép mầu vô hình không nhìn thấy, nhưng có thể cảm thấy.
Điều đó – khả năng tin vào phép mầu – không phụ thuộc vào học thuật, vào lý lẽ, mà phụ thuộc vào trực giác, khả năng cảm thụ, sự trải nghiệm, sự chiêm nghiệm.
Hawking là người không tin vào bất cứ một phép mầu nào cả; trong khi Jastrow ắt phải là người tin vào các phép mầu. Phép mầu vĩ đại nhất là sự sáng tạo ra vũ trụ: phép mầu Sáng Thế (Genesis Miracle)!
…..
(Còn nữa, xin đón đọc phần tiếp theo)

 Sydney 12/11/2013

 [1] Sáng Thế tức là Sáng tạo ra Thế giới
[2] Từng là chủ tịch đầu tiên của Chương trình thám hiểm mặt trăng của NASA, trưởng ban lý thuyết của NASA, cha đẻ và giám đốc của Viện nghiên cứu không gian Goddard của NASA, giáo sư địa vật lý tại Đại học Columbia, giáo sư khoa học về trái đất tại Học viện Dartmouth, cha đẻ và chủ tịch danh dự của Viện George Marshall, giám đốc danh dự Đài quan sát thiên văn Mount Wilson…
[3] A point of creation would be a place where science broke down. One would have to appeal to religion and the hand of God.http://www.evolutionnews.org/2012/01/god_and_the_ast055041.html


Phạm Việt Hưng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lũ lụt miền trung: Người chết nhưng loa phường vẫn…sống



blog Hiệu Ming 19.11.13

Loa phường thoát lũ. Ảnh: không biết của ai
Loa phường thoát lũ. Ảnh: không biết của ai.
Đã đăng trên FB thấy hay nên post lại. Kết quả lũ lụt miền Trung: 40 người chết và mất tích, 243.000 nhà dân bị lũ cuốn trôi hoặc bị hư hỏng, 3.000 ha lúa và hoa màu bị phá hủy.
Thảm họa lũ lụt = Vô trách nhiệm + thủy điện toàn quốc.

Người chết, nhà chìm trong biển nước, chỉ có cái loa phường là…sống mãi. :cry:
Thiên tai và nhân tai tàn phá miền Trung.
Thiên tai và nhân tai tàn phá miền Trung.
Lênh đênh trên lũ
Lênh đênh trên lũ
Nhấn chìm nhà cửa
Nhấn chìm nhà cửa
Bonus. Ngày xưa ở làng cạnh xã tôi cũng có chuyện liên quan đến loa phường. Chả là ngày nào cũng ông ổng, chiến thắng, giầu mạnh, no ấm gì đó. Thời đang đánh nhau đói rã họng, nên nhiều ông dân cú lắm. Một buổi sáng trước khi đi cầy, một cụ trèo lên tận miệng loa, nghĩ là mình nói thì bên kia nghe được, và quát to “Nói lắm thế hả giời, tao đói mờ mắt ra đây, thế mà cứ vẽ ra thiên đường”. Sau đó ông bị bắt đưa lên xã giam mấy ngày vì tội phản động.
45 năm đã trôi qua kể từ ngày ấy. Thế mới biết sức sống đáng kinh ngạc của cái loa phường

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Dàn PG "vất vả" tác nghiệp vì váy quá ngắn

Dàn chân dài xinh đẹp gặp không ít khó khăn với trang phục.

Là một triển lãm diễn ra thường niên tại Hàn Quốc, G-Star 2013 thu hút rất nhiều khách tham quan cũng như các ông lớn trong ngành điện tử lẫn giải trí. Theo như ghi nhận từ ban tổ chức của sự kiện thì ngay trong ngày đầu tiên, G-Star 2013 đã đón nhận 32,787 khách tham quan.
Cũng trong sự kiện này, dàn PG của các hãng lại có dịp khoe sắc nên rất đáng tiếc nếu không điểm qua gương mặt của các người đẹp. Tuy nhiên, tại triễn lãm nhiều PG gặp không ít rắc rối vì váy quá ngắn nhưng vẫn kịp chỉnh sửa trang phục rất chuyên nghiệp để kịp tạo dáng chụp ảnh lưu niệm với khách tham quan.
Cùng chiêm ngưỡng dàn người đẹp của G-Star 2013:

 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phần I

SỬ VIỆT THỜI THỔ TẢ.   

Hình như đây là lấy từ một phần tên sách của một nhà văn danh tiếng,    
thôi thì mượn tạm để thay thế ý tưởng của một blogger về tình hình (dịch)     
“Giới học thuật sử học bằng tiếng Việt bị chết” để thấy đỡ bi quan hơn.     
– TCĐT
NHÓN LẤY MỘT TÚM TÓC LÀM ÐIỂN HÌNH
Từ tin tức truyền thông đến khu vực bán học thuật
Xin cứ dẫn những nguồn tin nắm được, chắc cũng không đến nỗi sai lệch nhiều lắm. Tin tức báo chí cho biết ngày 16-1-2013 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội) có cuộc hội thảo “Cao Lỗ – danh tướng thời dựng nước” do Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bắc Ninh và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cùng tổ chức. Tin về đề tài thảo luận đưa ra có đổi thay theo nhu cầu riêng biệt của cơ quan truyền thông: Thể thao và Văn hoá ghi lấy tin từ Thông tấn xã Việt Nam, Thanh Niên đặt tựa “Bài học Cao Lỗ”, Tiền Phong với “Xới lại chuyện nỏ thần và danh tướng Cao Lỗ”, và ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị của nó càng nổi bật lên với sự hiện diện của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. 
Theo báo chí, “dù bận rộn”, ông vẫn “ngồi dự hết cuộc hội thảo” và nêu ý kiến tán dương các công trình nghiên cứu đưa ra khiến dẫn đến những suy nghĩ liên hệ với thời hiện tại không cần phải thốt ra lời.

Tin tức về cuộc hội thảo được thông báo trên Xưa và Nay, số Tết 420 (2013) nhưng một số bài tham luận đã đăng trước trên tạp chí này số 417 ở mục Phụ trương. Chúng ta có thể nói ít nhiều về tình trạng nghiên cứu sử học nước nhà, chỉ riêng nhìn về vị trí Phụ trương đó của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Ở đây, chúng ta chú ý đến nội dung các bản tham luận để hiểu về cuộc hội thảo thôi. Các tác giả chỉ có tên mà không thấy dấu tích khoa bảng và chức vụ nhà nước. Báo Tiền Phong cho biết “Hội thảo quy tụ 9 tham luận trong đó 6 tham luận được trình bày đi sâu phân tích những cống hiến của Cao Lỗ, vai trò và phẩm giá của ông, đặc biệt những bài học lịch sử để lại cho đời sau”. Cũng qua các báo đã dẫn, có các Tiến sĩ của Viện Xã hội học, Viện Sử học, Viện Lịch sử Quân sự, có Giáo sư Phan Huy Lê, ông Dương Trung Quốc, Tổng thư kí Hội Khoa học Lịch sử, cùng những người có vẻ là của tỉnh Bắc Ninh tham gia trình bày vấn đề. Nói kĩ như vậy để phân định rành rẽ chuyện chuyên môn do các chuyên gia kia gợi nên và gây tác động.
Vấn đề nhân thân lịch sử của Cao Lỗ và sự lập lờ trong nghiên cứu
Tất nhiên mỗi tác giả có sự riêng biệt xê xích cho thuận tiện với vị trí của mình nhưng nổi bật trên hết là ý tưởng “Cao Lỗ: nhân vật lịch sử” KHÔNG SAI CHẠY. Ðiều đó có ghi sẵn trong chủ đề hội thảo: Cao Lỗ, danh tướng thời dựng nước. Và ở tên các bản tham luận: “Danh tướng Cao Lỗ và bài học lịch sử thời kì đầu dựng nước”, “Danh tướng Cao Lỗ với việc chế tạo vũ khí, cung nỏ thời An Dương Vương”, “Tướng quân Cao Lỗ và thời Thục An Dương Vương trong quan hệ với vùng Hoa Nam Trung Quốc”… Nhà xã hội học có thể né tránh vấn đề một chút: “Sự tích Cao Lỗ Vương là sự huyền thoại hoá sức mạnh tồn tại và phát triển của cộng đồng Việt Nam” nhưng các dẫn chứng vụng về, hỗn tạp vẫn cho thấy không thoát khỏi sự ràng buộc chủ yếu của mục đích tổ chức hội thảo. Có tham luận nêu vấn đề hoài nghi (“Cao Lỗ Vương là huyền thoại hay lịch sử?”) nhưng lại chỉ là một thủ thuật để xác định tính lịch sử của Cao Lỗ, bởi vì được ghi cả năm chết : 179 (chắc là 179tCn.) và xác nhận ông đã “thiết kế, chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa”! Ðiều xác quyết tính lịch sử của nhân vật Cao Lỗ đối với những người nghiên cứu là ông ta có bản quán hẳn hòi, chứng tỏ nơi cái đền trên đất thôn Ðại Trung, xã Cao Ðức, huyện Gia Bình, Bắc Ninh ngày nay để nhà chức trách tỉnh này lấy vai trò chủ đất mà tổ chức hội thảo, rồi tổ chức thêm kỉ niệm 2290 năm sinh chắc nịch có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tham dự trong hai ngày 9 và 10 tháng Ba Quý Tị (18-19/4/2013). Và để làm vững chắc cho lập luận, đã có một bài tham luận dài với nhiều đồ thị, biểu đồ minh hoạ khiến Xưa và Nay phải cắt bớt. Bài “Vùng quê Cao Lỗ sau đổi mới” nói chuyện ngày nay nhưng rõ ràng là nêu sự sung túc, phồn tạp sinh hoạt nơi này trong đó có lễ hội Cao Lỗ, có vẻ đề cao tính văn hoá lễ hội đó với dụng ý chứng minh ngược thời gian, là Cao Lỗ CÓ THẬT. “Mánh lới” này từng được thấy thành công vượt tầm mức địa phương lên đến tầm mức quốc gia, đạt bằng cấp quốc tế trong việc UNESCO công nhận Lễ hội Hùng Vương ở Phú Thọ mà có thể sử dụng để chứng minh luôn rằng Hùng Vương có thật!
Họ đã chứng minh tính lịch sử của nhân vật Cao Lỗ như thế nào?
Tất nhiên theo thói quen thông thường nhất là dựa vào sách vở xưa, không những xưa mà còn là nay. Gần nay. Cứ thấy có sách, có chữ dẫn Cao Lỗ là đưa ra, không cần phân biệt. Từ Thuỷ Kinh chú của Trung Quốc, dựa thế cái xa xưa của bản gốc thuộc Hán, Ngũ Ðại gì đó cho đến sách vở của ta: Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái, Ðại Việt sử kí toàn thư, Khâm định Việt sử (?) cương mục… cùng sách của ông nội Tổng bí thư Trường Chinh, của ông Khâm sai đại thần Hoàng Cao Khải thoát lưới Việt gian bán nước như đã gán cho Phan Thanh Giản, nhờ ở ngay vùng trung ương, có toà dinh thự được công nhận lịch sử di tích quốc gia từ những năm 1960. Họ dẫn thần tích, các câu đối trên đền thờ thần không cần biết xuất hiện vào lúc nào, không thắc mắc về thời gian, kể cả dẫn tác giả di tản Cao Thế Dung! Thấy mặt đặt tên cho nên dẫn cả sách nói Cao Lỗ chỉ là “thần nhân”, không thắc mắc với sách vừa cho Cao Lỗ là người thần, vừa là “lương tướng” của An Dương Vương. Dẫn sách nói về một tổ sư nghề rèn thấy có tên là Lư Cao Sơn liền nhất định đó là ông Cao Lỗ! Không thể nói chuyện nguyên tắc sử dụng tài liệu với các bậc khoa bảng Phó Tiến Sĩ, Tiến sĩ, với các viên chức nhà nước Phó Giáo sư, Giáo sư này được rồi.
Nhưng các “học giả” này lại đúng là những nhân vật có tăm tiếng, có chức danh nhà nước thật như đã thấy. Cho nên, trong những nghiên cứu để chứng minh Cao Lỗ là nhân vật lịch sử, là “danh tướng thời dựng nước”, họ không chỉ sử dụng các phương pháp xưa cũ mà còn viện dẫn đến những ngành khoa học mới, đặt nhân vật Cao Lỗ trong khung cảnh lịch sử cổ Việt theo “thành tựu rực rỡ” của một thời Chống Mĩ Cứu Nước vừa qua. Ðến đây là động đến “vấn đề nhạy cảm” để biết sợ lời răn đe của ông Phạm Huy Thông (1985) nhưng không nói không được.
Nhóm từ chỉ định “thời dựng nước” nói về Cao Lỗ cho thấy các tác giả không thể tách rời với sự kiêu ngạo của thế hệ nghiên cứu cổ sử Việt có công trình tập họp trong 4 quyển Hùng Vương dựng nước, công trình tuy đã lẩn khuất trong thời gian nhưng vẫn chưa có ai trong hệ thống công khai nói ra sự yếu kém của nó. Giáo sư Phan Huy Lê thuộc thế hệ đó nên đến ngày nay còn quả quyết “(Cao Lỗ) là người rất có tài, có công và trước sau như một muốn bảo vệ nước Âu Lạc” cũng không hề gì. Có điều tệ hơn, trong khi bàn về Cao Lỗ, ngày nay người ta còn xác quyết rằng chuyện Trọng Thuỷ Mị Nương là có thật để nói đến “bài học lịch sử” về sự mất cảnh giác dẫn đến tình trạng mất nước. Chuyện nỏ thần “bắn một phát giết 300 người, xuyên qua hơn chục người”, giết hàng vạn người được Giáo sư họ Phan khuyên “không nên vì bức màn bí ẩn của truyền thuyết mà mất niềm tin vào sự thật lịch sử…” nên được thế hệ kế tiếp chuyển qua tập trung vào các mũi tên đá, đồng, bộ phận nỏ do khảo cổ học tìm được. Chứng thực tân kì của khoa học đấy nhé! Tiếc thay ở đây đã có chen vào những ngờ nghệch của kiến thức, nếu không cho là có sự cố ý ráp nối thiếu lương thiện. Sản vật nỏ gỗ và tên tre còn thấy trên Tây Nguyên, được Ðảng dụ anh thanh niên Bà Na, Ra Ðê nào đó bắn dính vào trực thăng Mĩ cho đế quốc hoảng hồn chơi. Tất nhiên mũi tên đó không thể làm bằng chứng xuất phát từ xưởng chế tạo của ông Cao Lỗ nhưng cũng là một gợi ý rằng cái lẫy nỏ tìm thấy ở Làng Vạc Nghệ An không biết làm ra vào thời nào, không thể ghép với ông Cao Lỗ ở Cổ Loa đã bỏ đi trước khi nước Âu Lạc mất. Cả đến các mũi tên đào lên ở thành Cổ Loa cũng vậy. Cứ nói rằng thành Cổ Loa là của An Dương Vương xây với sự trợ giúp của thần Kim Quy theo một chuyện thần thuyết biết rằng không có thật mà phải nhận, chỉ là để có chút tự tín mà thôi. Cứ thấy sự lơ là của nhà nước với Cổ Loa thì đủ hiểu ngầm ý. Chỉ có sự công nhận Cổ Loa là di tích lịch sử cấp quốc gia thôi. Nếu không có một mớ luận cứ bài bác dè dặt mà khó chịu của ông Ðào Duy Anh (không kể tác giả Trung Hoa, và lời chen phụ hoạ của kẻ này?) và chứng cớ cắt mặt thành năm 1960 (?) thì người ta đã cố công cùng sức tổ chức, ví dụ hội Vua giả làng Nhồi, dựng thêm cung điện trên thành Nội để nằn nì chèo kéo xin UNESCO cấp phát bằng rồi.
Thật ra thì với quan điểm văn minh về di sản, một ngôi thành như Cổ Loa, xuất hiện trong mù mịt của lịch sử, năm trăm năm sau được sử quan, học giả đồn thổi có tới chín vòng thành, kéo dài hơn hai ngàn năm hiện diện để học giả Mĩ cho là sản phẩm thời tiền-Việt, một ngôi thành như thế đáng được tôn vinh, gìn giữ không nệ vào là một thời dựng nước hồng hoang hay của tên xâm lược nào cả. Nhớ một hôm nào trong một buổi gặp mặt tình cờ giữa bạn cũ, nghe giới thiệu một nhân vật của Bảo tàng lịch sử Hà Nội được đưa vào Sài Gòn làm việc, tôi đã quên cả dè dặt vụt nói: “Sao các anh phá mả Bá-đa-lộc? Người nằm dưới đó là một ‘thằng Tây’, một cố đạo thực dân nhưng kẻ xây cái mả kia là người dân Gia Ðịnh ngay đầu thế kỉ XVIII, cứ phá kiểu đó thì còn lại cái gì là di tích lịch sử nữa?” Nói liều một lúc, chưa kịp nghe chuyện ông Bí thư quận đã chỉ vào dấu viên đạn hồi Mậu Thân sượt trên vách câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc của Tân Sơn Nhứt, và nói rằng: “Di tích lịch sử là đây”. Cái tường đó hình như bây giờ cũng không còn nữa.
Chẳng nhà nghiên cứu nào thấy chuyện bình thường là đương thời, trong bản tự thuật của Mã Viện, trong tiểu sử của các nhân vật liên hệ nằm ở Hán thư, không có ghi việc trên đường tiến công Mã Viện đã gặp được quân địch kháng cự ở ngôi thành nào hết, dù là viên danh tướng để lại cho đời thành ngữ “Da ngựa bọc thây” đã nhớ cả chi tiết ở nơi “dưới thì nước lụt, trên thì mây mù”, đất trời độc địa đến mức “con diều hâu ở lưng chừng trời bỗng sa xuống nước mà chết”, nơi vùng nước có dáng là hồ Lãng Bạc và con chim bói cá quen thuộc của người dân bản xứ. Chỉ thấy chuyện ông ta xây thành Kén (Kiển Thành) ở khu vực trung tâm kháng cự, tên cái thành-có-nhiều-vòng-quây-quanh và vị trí kia dễ khiến người ta liên tưởng đến thành Loa mà không sợ mang tiếng bợ đỡ kẻ thù. Tuy nhiên có quên thành Kén, từ đó mới kéo ra ông Cao Lỗ liên hệ với mấy mũi tên đồng đào được ở Cổ Loa. Ðể việc chứng thực có sức nặng thì phải có nhà khảo cổ học lên tiếng: “Các cuộc khai quật khảo cổ học… kết hợp với các nhà khoa học Mĩ, (giúp) chúng ta đã tìm được các bằng chứng để khẳng định trong huyền thoại về An Dương Vương và tướng Cao Lỗ có những sự thật…”
Chú ý: Có “các nhà khoa học Mĩ” nữa đấy! Không hiểu tại sao chẳng nhắc đến tên ông học giả Nhật vừa bị xe cán chết (6-2013), nhân đó người ta kể công ông tìm ra khuôn đúc trống đồng và khuôn mũi tên Cổ Loa! Cho nên đã thêm ý tưởng rằng “Với tư liệu mới, đã đến lúc chúng ta có thể nói người Việt thạo đúc tên, nỏ. Người đứng ra phải lả thủ lĩnh lớn, mà truyền thuyết nói đến là tướng quân Cao Lỗ. Ðiều này không phải là không có lí”. Loại chính thể về chiefdom là ý tưởng mới sử dụng trong nước để thêm vào các hình trạng cai trị cổ điển mà nhà sử học vẫn dùng: bộ lạc, nước, quốc gia… và cũng từng được một nhà khảo cổ học gán (2009) cho thời kì sơ sử ở Nam Bộ. Còn có thêm điều tra dân tộc học, văn hoá dân gian, chứng dẫn xã hội học nữa… Nghĩa là, nói theo thời thượng, người ta đã “bằng vào phương pháp liên ngành” để khảo cứu về “danh tướng Cao Lỗ”. Ở đây cũng chưa phải chỗ để nói chung về phương pháp này, thấy được tán tụng nhiều ở Việt Nam từ khi khai thác cạn kiệt tài liệu sử học, trong lúc ngành khảo cổ học sau thời lên ngôi tác quái ở sử học với “thời đại Hùng Vương” đã không đem lại kết quả khởi sắc thêm. Vấn đề ở đây, chưa phải là bàn thảo về những lập luận mang tính tổng quát mà chỉ là rút lại hạn hẹp vào trong việc sử dụng các bằng chứng theo những nguyên tắc căn bản, bình thường của lí trí là đủ. Không thể cứ hễ thấy có mũi tên, có nỏ thì phải nhất định là của ông Cao Lỗ: Cao Lỗ nếu là nhân vật lịch sử thì phải chịu sự giới hạn của thời gian, nơi chốn, còn tên, nỏ là chứng cớ của văn hoá vật chất lâu dài của một hay nhiều tập họp người, có khi không có “bà con” gì với nhau hết. Không thể cứ thấy nói Cao Lỗ dính với An Dương Vương là mở rộng đến thành Cổ Loa, đến đời Hùng Vương, Triệu Ðà, Ðông Sơn… loạn xà ngầu như thế. Làm việc nghiên cứu theo kiểu đó thì cũng dễ thôi, nhưng muốn được chấp nhận thì phải trông đợi thẩm quyền ở một nơi chốn không dính dáng gì đến học thuật.

Sự kiện trần trụi và hoang tưởng tập thể nhỏ, lớn
Mà chuyện học thuật thì cũng chẳng có gì ghê gớm lắm. Nó cũng phải tuân theo những quy luật bình thường của cuộc sống như bất cứ ở lãnh vực nào. Sách vở bảo Cao Lỗ là thần nhân mà muốn chứng minh là người thường thì phải tìm cho ra thân xác cụ thể của con người đó. Chuyện của quá khứ thì tìm nơi các bằng chứng của quá khứ, biện biệt đúng sai từ các bằng chứng đó, có mang khoa học mới vào cũng phải dựa vào các thành quả gần cận nhất đến quá khứ đó… Công việc tiến hành theo với ý thức về sự tương đối của chuyên ngành, ý thức về mong muốn tiếp cận chân lí chứ không phải là làm thay sử học. Cho nên chớ đem các bài bác viển vông của sự tầm thường hay của triết lí cao siêu vào đây. Về sự xác định nhân thân Cao Lỗ trong khung lịch sử đã được trình bày nơi khác nhưng cũng xin nói lại ở đây.
Chuyện bình thường là, dù ở bất cứ tài liệu nào cũng không thấy dấu vết “người” của kẻ được gọi là Cao Lỗ hay Cao Thông. Có thấy nhắc đến hành tung như người thường thì đó cũng chỉ là mượn tiếng “người” để cho thế nhân, người đọc sách, người nghe kể chuyện hiểu được mà thôi. Chuyện ở đất Việt thì người ở xa chỉ là “nghe ngóng” nhất là khi xét đến các điều kiện xuất hiện của nó đối chiếu với xác nhận của tác giả, người ghi chép. Vậy cho nên Cao Lỗ hay Cao Thông của Thuỷ Kinh chú hay Giao Châu ngoại vực kí dù có xưa hơn Việt điện u linh tập (1329) cũng không có độ khả tín bằng. Huống chi về mặt chính quy, VÐULT là ghi chép của nhà nước tại chỗ (Lí, Trần) chứ không phải của du khách từ xa.
Trong chi tiết, ngoài xác nhận “thần nhân” của sách Trung Hoa, sách Việt còn dẫn từ quan chức Ðỗ Thiện (xuất hiện 1127) nêu thêm các dạng khác làm nổi bật tính chất thân xác cụ thể của ông thần: “Vương vốn tên là Cao Lỗ, một lương tá của An Dương Vương, tục hiệu là Ðô Lỗ hoặc Thạch Thần”. Chữ Hán đi vào khung Hán Việt quen thuộc, được chấp nhận không thắc mắc nên ít ai lưu ý dịch ra “tiếng Việt” để cho thấy ông thần-người kia có tên nôm na là “thần Ðá”, “To Thô”, “Cao Thô”, nghĩa là để thấy nổi bật lên là Cục/Hòn/ Tảng Ðá. Vua quan đời Lí ít học, còn gần với sự kiện nguyên thuỷ nên thấy sao nói vậy, gán cho ông thần cái tên thô thiển theo hình thức xuất hiện, còn vua quan Trần nhiều chữ, xa đời thấy có dịp lí tưởng hoá nhân vật đến cầu cúng nên phong cho các tên Quả Nghị (1285), Cương Chính (1288), nói lòng vòng Cứng Cỏi, Cứng Thẳng thì cũng chỉ là Ðá thôi! Ðể cho thấy ông Cao Lỗ giống như bà con với Lí Ông Trọng ngự trị ở đền Chèm, ông Ðống Phù Ðổng “vụt lớn lên” cưỡi ngựa đi cứu nước, vốn là những tảng đá menhir của nền văn minh cự thạch ở Ðông Dương tập trung nhiều nhất ở Thượng Lào và nhân hoá với các ông Khổng Lồ bình dân “húi sạch rừng, bưng ngang lũ”, bắt cá biển bằng tay không…
Nhà khảo cứu ngày nay khi tìm quê hương cho nhân vật lịch sử của-mình, đã chứng minh đền thờ là ở ngay “quê hương thần” (thôn Ðại Trung…), vô tình cũng xác nhận bản chất thật của thần khi trích dẫn thêm Ðại Nam nhất thống chí: “đền Cao Công ở bên bờ sông, cạnh đền có tảng đá dựng đứng”, và thêm với quan sát của mình về các nơi có thờ “Ðại Than Ðô Lỗ Thạch Thần Ðại Vương”. Bấy nhiêu đó là đủ rồi. Nếu muốn nói thêm về “biểu tượng văn hoá” của Cao Lỗ lại là chuyện khác. Mà hình như vấn đề này cũng chỉ là được gợi ý từ các biến động của mấy mươi năm vừa qua mà thôi.
Không có cách nào chứng minh theo cách bình thường khác tuy cũng thấy là không dễ được chấp nhận, có khi vì nó bình thường — tầm thường quá trong tìn hình hoang tưởng lịch sử tràn đầy trước mắt. Không kể đến hiện tại có điều kiện thúc hối các học giả trong nước tìm cách bồi đắp cho thần tượng của mình, có người may mắn vượt ra ngoài khuôn khổ cũng thấy khó kềm được vướng vít của quá khứ. Nhớ có lần đọc một bài của blogger Le Minh Khai thấy lối giải thích của chúng tôi không được chấp nhận. Chen vào đây là làm chuyện bắt-quàng nhưng cũng thấy cái quá khứ “truyền thống” thật là nặng nề, sâu đậm, gây ảnh hưởng (mong là thoáng chốc trong tiềm thức) của con người thấy thật là ôm đồm thông thái, thông hiểu đa ngữ và rất mực thoải mái với các cách thức nghiên cứu trong thời đại văn minh. Chỉ là để không ngạc nhiên với các tác giả cuộc hội thảo.
Kết thúc của cuộc chiến 30 năm dù diễn ra thật huy hoàng, gây ngây ngất nhưng rồi cũng lại phải kéo đất nước về đúng vị trí trong thời đại toàn cầu. Trong chiến tranh, ít ai chú ý đến sự thất vọng của phóng viên O. Fallaci đến Sài Gòn của biểu tình tăng ni dưới uy thế Thích Trí Quang, của ngọn lửa Thích Quảng Ðức cháy rực trên màn hình thế giới, nhưng bà ta lại thấy ra những ngôi chùa chỉ là hơn một cái nhà, không giống như ở các xứ đồng đạo Miến Ðiện, Thái Lan, kể cả Lào, Miên. Mà có được dẫn đi thăm chùa Một Cột thì chắc bà ta cũng sẽ hỏi như học giả ngoại quốc hỏi hướng dẫn viên Trần Quốc Vượng: “Hình mẫu ở đây còn chùa thật thì ở đâu?” Có nghĩa là dấu vết quá khứ của Việt Nam không tương xứng với các biến động vừa qua. Không thể trưng ra Ðại tứ khí vốn chỉ hiện diện có vài chữ xưa, để khoe với người ngoài, với kẻ hậu sinh. Chỉ còn lại văng vẳng các lời hô hào, ca tụng “trái tim loài người/ lương tâm của nhân loại”.
Và học giả nội địa, trong vị trí thuộc hạ truyền thống, có thể là với cả sự thành tâm tận lực với khả năng kiến thức của mình, thấy có bổn phận lấp đầy khiếm khuyết đó. Phải nhân nói về một nhân vật lịch sử mà đề cao cả sức mạnh dân tộc: “Sự tích Cao Lỗ Vương là sự huyền thoại hoá sức mạnh tồn tại và phát triển của cộng đồng Việt Nam”. Có thế mới được người cầm quyền lơ đãng chịu đọc bản văn cũng của đại biểu tầng lớp thư lại thảo ra, gián tiếp tán tụng tầng lớp mình: “(Cao Lỗ là người) có tầm nhìn xa, tỉnh táo cảnh giác và đầy bản lĩnh để can ngăn nhà vua không sa vào quỷ kế của kẻ thù, dù rằng vì chuyện đó bị nhà vua xa lánh. Nhưng khi đất nước bị xâm lược, tổ quốc bị lâm nguy thì lại ra phò vua giúp nước (?!)… Cao Lỗ là một vị anh hùng dân tộc, biểu tượng của trí tuệ, bản lĩnh và sức mạnh Việt Nam trong thời kì đầu dựng nước”. Có tự khen như thế, sử gia Việt mới có thể nấp lánh bắt chước người xưa làm phận sự gián quan, đưa ra những câu sáo mòn, nêu ý kiến thời sự về tình hình đất nước hiện tại, chỉ đường dẫn lối cho nhà cầm quyền, chêm một chút phê phán kiêu ngạo ngầm mà không giấu được ý thức nhẫn nhịn bất lực của tầng lớp: “(Lịch sử mất nước của Âu Lạc) là bài học về nhận thức đối với kẻ xâm lược, về việc sử dụng người hiền tài, về việc phải biết lắng nghe ý kiến khuyên can. Ðó còn là kinh nghiệm về chiến lược chiến thuật tổ chức kháng chiến bảo vệ đất nước. Thành cao hào sâu, vũ khí tốt, quân đội mạnh nhưng… bị tách ra khỏi nhân dân và mất khả năng huy động được sức mạnh của nhân dân thì cuộc chiến đấu bị cô lập và thất bại khó tránh khỏi”.
*
Trong lúc này, định kiến về Bài học lịch sử không thể nào gạt bỏ được để một khoa học lịch sử Việt Nam thực sự thành hình, cho nên hãy cứ bằng lòng với những xuất hiện của nó. Bởi vì đây cũng là chứng cớ lịch sử.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dở giăng, dở đèn!

Cầu siêu để người âm giúp giảm tai nạn giao thông?

Mấy hôm nay mình cứ ngạc nhiên chuyện bác Phúc, bác Thăng đến dự lễ cầu siêu. Cầu là nguyện ước, tức là mong đợi. Siêu là vượt khỏi, vượt qua. Cầu siêu là cầu mong cho người thân sớm siêu thoát về cảnh giới tốt đẹp hơn. Đã cầu siêu là phải tin là có các giới (trần gian, thân trung ấm, a tu la, ngạ quỷ, địa ngục...), có linh hồn hay hương linh; trong khi các bác nhà ta đang ầm ầm phản đối đám ngoại cảm bịa đặt ra âm hồn và trò chuyện được cả với âm hồn. Thêm nữa, mình không biết bác Phúc, bác Thăng còn cầu thêm gì nữa ? Cầu các âm hồn cứu giúp người gặp tai nạn giao thông và làm giảm tình trạng tai nạn giao thông hiện nay à ? Thế tức là nhờ người âm giúp các bác hoàn thành nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao à ?
Cầu siêu để đối phó tai nạn giao thông?
Lễ cầu siêu diễn ra tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình hôm 16/11
Có câu hỏi phải chăng chính quyền Việt Nam đang mượn tới liệu pháp 'tâm linh', 'tâm lý' và 'siêu nhiên' để thu hút sự chú ý của cộng đồng trong giải bài toán về tai nạn giao thông ở trong nước. Đây là nhận xét của một chuyên gia nghiên cứu văn hóa và tín ngưỡng dân gian nhân dịp Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Việt Nam vừa tổ chức cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam một đại lễ cầu siêu quy mô ở chùa Bái Đính cho nạn nhân tai nạn giao thông.

Hôm thứ Bảy, 500 đại đức, trụ trì nhiều chùa ở Việt Nam và các quan chức Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, trong đó có Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng đã phối hợp cầu siêu cho hàng trăm nạn nhân.

Bộ trưởng Thăng, người cũng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban nói:

"Đây là một sự kiện đặc biệt, là dịp để mọi người bày tỏ niềm thương xót với những người xấu số khi tham gia giao thông; bày tỏ sự chia sẻ mất mát, chia sẻ gánh nặng với người thân của họ," Bộ trưởng Thăng nói.

"Đại lễ cũng là một cơ hội nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè, các thành viên trong cộng đồng hãy làm tất cả những gì có thể để giao thông ở đất nước chúng ta ngày càng phát triển theo hướng văn minh, an toàn, hãy sống có ý thức, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, đồng thời chung tay chia sẻ những tổn thất, mất mát của các nạn nhân, gia đình nạn nhân tai nạn giao thông."

Được biết đây không phải là lần đầu tiên một lễ cầu siêu được sự phối hợp giữa chính quyền và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện để cầu siêu cho nạn nhân giao thông.


'Cầu siêu và vô thần'


Nhận xét với BBC hôm 18/11 từ Hà Nội, Giáo sư Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian nói:

"Đây là một hành động của Phật giáo mà cá nhân các vị lãnh đạo hoặc nhà nước, có thể đến tham gia việc đó. Chứ theo tôi, Bộ Giao thông - Vận tải, với tư cách cơ quan của một nhà nước thế tục, không nên đứng ra tiến hành một hành vi thực hành tín ngưỡng như thế, rất dễ gây ra những hiểu lầm."

Nhà nghiên cứu cho rằng ở Việt Nam hiện nay cần có một sự 'rạch ròi' về vấn đề này.

"Chứ không sẽ có nhiều cái dẫn đến hiểu lầm, một sự đánh giá, nhất là vấn đề rất nhạy cảm về tôn giáo, tín ngưỡng. Bản thân nhà nước Việt Nam là nhà nước theo ý thức hệ cộng sản, một ý thức hệ dù sao trước kia cũng theo chủ nghĩa vô thần."

Bộ trưởng Đinh La Thăng tại buổi lễ cầu siêu ở chùa Bái Đính

Một chuyên gia khác cũng từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Đức Truyến, nguyên Trưởng phòng Xã hội học Văn hóa, Viện Xã hội học cũng chia sẻ quan điểm này.

Ông nói với BBC: "Vì có yếu tố tâm linh ở trong đó, nên để người dân người ta tự nguyện thì hay hơn là bây giờ mình lại chính thức hóa đời sống tâm linh ấy.

"Tức là nhà nước thừa nhận đời sống tâm linh ấy thì nó sẽ khó nhiều mặt như giải thích hệ tư tưởng của nhà nước là gì."

Nhà xã hội học nhân sự kiện này đặt câu hỏi về sự bình đẳng của các tôn giáo:

"Và thứ hai là giữa các hệ tư tưởng ấy, nó có được bình đẳng với nhau hay không. Tôn giáo này thì được thừa nhận, cái khác thì sao?"

Số liệu của Ủy ban An toàn Giao thông Việt Nam được công bố trên trang mạng của Bộ Giao thông - Vận tải hôm thứ Bảy cho biết mỗi ngày có gần 30 người bị thiệt mạng vì tai nạn giao thông cùng với hàng trăm người bị thương tật suốt đời.


Phần nhận xét hiển thị trên trang