Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Giáo dục kiểu nhà quê và hiện đại.. Nhân ngày 20/11

Vo uu

Tự Truyện Của Một Người Bạn



Năm lên 4 tuổi, trong một lần cùng mẹ bắt trùn cho ba cắm câu cá trê, tôi hỏi mẹ:
- Mẹ ơi có phải trên đời này ai cũng phải chết  không
 Mẹ tôi trả lời:
- Đúng ai cũng phải chết.
Lúc đó, trong lòng tôi buồn vô cùng và suy nghĩ hướng về cái chết. Và tôi nói tiếp câu chuyện với mẹ:
- Vậy sao mình không chết luôn bây giờ đi, chớ sống làm chi rồi sau này cũng phải chết?
Mẹ tôi trả lời:
- Đúng trên đời này ai cũng phải chết vì thế khi sống mình phải sống sao cho có ý nghĩa? Không phải sống cho bản thân mình là đủ, còn phải sống cho người khác nữa, con phải cố gắng học tập và làm những việc có ích cho xã hội nữa, còn phải giúp đỡ mọi người.
Tôi hứa với mẹ sẽ cố học, sau này trở thành kỹ sư. Thế là từ đó ngày nào tôi cũng phụ giúp ba mẹ, anh chị làm những việc mà bản thân mình có thể làm được. Đặc biệt, bản thân tôi không như những bạn cùng trang lứa thích chơi những trò chơi dân gian, trái lại tôi chỉ thích học hỏi, tìm tòi và mỗi tối tôi thường nhờ mẹ chỉ cho làm toán, đánh vần, học viết. Với 24 ngày học lớp 1 ít ỏi của mẹ (Mẹ tôi chỉ được đến trường học có 24 ngày và học lóm thêm) nhưng cũng khá đủ cho tôi có được những nền tảng cơ bản của một đứa trẻ thơ trước khi cấp sách đến trường.
Rồi thời gian cứ trôi đi, tôi vào lớp 1, lớp 2,... rồi đến lớp 6. Năm nào tôi cũng được học sinh khá, giỏi của trường.
Một hôm, thấy một người bạn cùng xóm, được cha mẹ cho nghỉ học để đi cắm câu cua, mỗi ngày kiếm được hơn 30 nghìn đồng, tính ra mua gần 20 kg gạo, một người ăn có thể cả tháng trời. Suy đi, nghĩ lại và nhẩm tính nếu học thêm 6 năm học phổ thông trung học cộng  thêm 4 năm đại học nữa thì tôi mới trở thành một kỹ sư, tổng cộng là 10 năm, tổng số tiền mà cha mẹ bỏ ra để cho mình học phải trên 200 triệu đồng. Nếu bây giờ, mỗi ngày mình chỉ kiếm 30 nghìn đồng như đứa bạn  thì trong 10 năm mình đem về cho cha mẹ cũng gần 150 triệu đồng. Vừa không tốn tiến, vừa được tiền cho cha mẹ, thế là tôi tự trốn học 2 hôm, thấy cử chỉ, thái độ biểu hiện khác thường của tôi, mẹ tôi dò xét, cuối cùng tôi cũng phải nói và thú thật tất cả với mẹ của tôi.
Mẹ không mắng tôi mà nhẹ nhàng nói:
- Cuộc sống không phải chỉ có tiền là đủ con à, con phải học đi học, chỉ có học con mới hiểu được lẽ phải, mới có điều kiện kiếm được nhiều tiền, rồi con mới giúp được nhiều người. Nếu như sau này rừng đước không còn cua để con cắm, con không còn  sức khoẻ để làm thuê, làm mướn thì làm sao con nuôi cha mẹ được?
Tôi như hiểu ra nhiều thứ, tôi tiếp tục cắp sách đến trường, hàng ngày chỉ biết học và học, không kể ngày đêm, rảnh thì  phụ giúp gia đình, việc chơi xếp lại một bên. Dù đầu óc tôi không được thông minh nhưng với sự động viên nhiệt tình của mẹ cùng mọi người trong gia đình tôi như được tiếp thêm sức mạnh, phấn đấu cho đến ngày được vào rồi ra đại học và có việc làm ổn định như hôm nay.
Tất cả là mẹ đã cho tôi đấy!

Cảm ơn tự truyện của bạn! Cách viết và suy nghĩ của bạn rất chân chất, mộc mạc, đáng trân trọng!
Tôi lại biết đến một câu chuyện khác.

Có một cậu con trai sống trong một gia đình đông anh em ở một vùng quê đồng chua, nước mặn. Cha cậu là một người nông dân nghèo, không có nhiều ruộng đất. Hàng ngày, ông phải làm thuê với rất nhiều việc khác nhau để chăm lo cho gia đình như dựng nhà, cuốc đất, be bờ, nhổ mạ,… Dù vậy, người cha vẫn lo cho các con ăn học.
Đến năm 12, 13 tuổi, cậu bé trai thấy chán ngán việc học. Cậu trốn học được vài hôm thì cha cậu biết được, người cha liền bảo:
- Bây giờ, cha cho con chọn lựa. Một là con ăn học để nên người, hai là con sẽ phải cầm cái cuốc để tự nuôi sống bản thân.
Cậu bé đã chọn lựa cầm cái cuốc để vào đời. Hôm sau, người cha đi làm cùng với cậu con trai. Ném cái cuốc cho con, cậu bé đã bắt đầu bước vào đời. Người cha đó đã rèn luyện cho cậu con trai biết làm lao động và học đức tính chăm chỉ, cần mẫn,…
Đến nay, cậu bé trai đó đã trưởng thành với 1 gia đình có một người vợ và 2 đứa bé con. Cuộc sống của gia đình tạm ổn và chàng thanh niên đó nói với tôi rằng “Sẽ nuôi cho con ăn học thành tài vì cuộc sống lao động chân tay thật vất vả, nặng nhọc”.
Với đức tính chuyên cần, chịu khó,… chàng trai đó được mọi người trong vùng quý mến, tin tưởng giao cho nhiều việc mà họ cần làm. Nhờ vậy, chàng thanh niên có thể bán sức lao động và mang về những đồng tiền chân chính xây dựng tốt cuộc sống gia đình.

Những người nông dân chân chất, ít học nhưng họ vẫn biết cách nuôi dạy con cái trở thành những công dân có ích cho xã hội. Thật đáng trân quý thay tấm lòng của những người nông dân chân quê, thuần khiết!
Thực trạng ngành giáo dục hiện nay đã không còn chú trọng đến việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho con người. Người học trò bước vào ngành giáo dục bằng một sự gượng ép mà không bắt nguồn từ sự yêu thích học hỏi. Cùng với một dung lượng kiến thức khổng lồ, không sáng rõ, không có giá trị thực tiễn cho cuộc sống,… được nhồi nhét vào bộ não không được nâng cấp về mặt vật chất xuyên suốt quá trình con người ra đời và tiến hóa. Việc học trở nên quá tải đối với những hệ thần kinh non nớt, nhỏ bé. Người học trò ngày nay phần lớn rất chán ngán việc học.
Thêm nữa, người học trò không nhận thức rõ giá trị của việc học.
Học để làm gì?
Cha mẹ có học đâu mà vẫn giàu, có “của ăn, của để” trong khi đó có khối người được đào tạo qua trường lớp kỹ sư, bác sĩ, giáo viên,… với vô số bằng cấp vẫn thất nghiệp, đói nghèo.
Với lối sống thực dụng và quyền trẻ em được “khuếch đại” những người giáo viên có tâm huyết khó thể răn dạy những cô cậu học trò. Họ thật sự mệt mỏi, chán chường việc giáo dục nhưng họ không dễ rời bỏ việc dạy học. Họ đã được “đào tạo” để nhằm vào việc dạy học, việc dạy học đảm bảo cơm áo gạo tiền cho bản thân và gia đình. Từ bỏ việc giáo dục sẽ đưa họ vào tình trạng bấp bênh trong cuộc sống.
Quả thật, ngọn lao khi đã phóng đi khó thể thu hồi lại. Những người đang làm trong công tác giáo dục bị rơi vào tình huống “Tiến thoái lưỡng nan” và đành “nhắm mắt” bước đi. Việc giáo dục tiến cũng được, thoái cũng được, đến đâu hay đến đó, trước mắt là làm cho xong trách nhiệm mà ngành giáo dục giao phó. Dù vậy những người giáo viên không tránh khỏi điều tủi nhục và buồn bã.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mềnh cứ thắc méc: Hình như lão này điên thì phải?

Do Xuan ThoDo Xuan Tho
KHÔNG GIAN Ý THỨC VIỆT NAM ĐƯỢC HIỂU NHƯ HÌNH DƯỚI.

Ở giữa là TÂM VŨ TRỤ ở mức ĐXT, tức là gồm 14 thành tố, nó chính là ngôi sao trung tâm trống đồng Ngọc Lũ, nó là miền giao khác trống của các luồng Tư Tưởng mạnh




















Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hội ngộ:

GẶP LẠI CHẤT THƠ CỦA HUY PHƯƠNG SÁU MƯƠI NĂM TRƯỚC


huy phương

Hồi ở tuổi 15, tôi có đọc được một số thơ của tác giả Huy Phương đăng trên tuần báo “Đời Mới” ấn hành tại Sài Gòn từ 1951 đến 1955, trong đó có bài thơ nhan đề “Cát Lạnh” được lựa chọn đăng trang trọng nguyên một trang với hình vẽ màu xanh nhạt, kỹ thuật khá tân tiến về in ấn vào thời ấy. Tuần báo này do ông Trần Văn Ân làm chủ nhiệm, và chủ bút là nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh. Tôi vẫn nhớ mãi bài thơ ấy, nhớ đến chất thơ lặng lẽ của một người một mình trước cảnh vật hoang sơ. Một mình không bao hàm tính cô đơn về lứa đôi, vì có lẽ lúc ấy ông Huy Phương chỉ độ 17 tuổi. Chỉ nhớ chất thơ mang tính thầm thì trước cảnh vật hoang sơ, nhưng không nhớ một câu thơ nào, tuy vậy vẫn nhớ ấy là một bài thơ bảy chữ, khoảng năm hay sáu đoạn. Tìm hỏi thì nhà thơ Huy Phương cũng không nhớ và không lưu giữ, kể như bài thơ đã hoàn toàn mất tích. Lấy khoảng giữa từ năm 1951 đến 1955 của sự hiện diện tuần báo ấy, độ năm 1953 và cho đến nay 2013, vậy là đã 60 năm trôi qua mà người viết bài này còn nhớ đến chất thơ của Huy Phương. Sở dĩ nhớ chất thơ “thì thầm trước cảnh vật hoang sơ”, vì tôi có những cảm thức tương tự do đồng cảnh. Còn đồng tâm thì chắc rất nhiều người đồng tâm, vì đa số chắc cũng từng giao cảm lặng lẽ với thiên nhiên tiêu điều, thứ cảm thức bâng khuâng do buồn bã về một điều gì không rõ rệt. Vậy ở đây xin chỉ nói hơi nhiều về đồng cảnh. Tôi cũng có đọc một số thơ của vài tác giả nữa cũng trong tuần báo “Đời Mới” ấy, và những điều họ viết có nội dung rõ ràng khiến ta dễ nhớ. Như Tạ Ký với một bài thơ nhớ quê hương Trung Phước của ông ở tỉnh Quảng Nam; như Thanh Thuyền có vài bài thơ nhắc hoài về một chuyến đi; như Đỗ Hữu và Vân Long trong đôi bài thơ đậm tình với rừng núi (thơ Vân Long nói về khách đường rừng một lần qua, còn thơ Đỗ Hữu thể hiện đang là người trú ngụ quanh năm trong rừng); như Kiên Giang cố hữu với tình quê chốn đồng bằng Nam Bộ; như Mai Băng Phương rõ là thơ tình trong bối cảnh dạ hội đèn hoa quanh Hồ Gươm Hà Nội… Không kể thỉnh thoảng ai đó lấy thơ của Quang Dũng và Hữu Loan gửi đăng trên “Đời Mới”. Ta biết chắc ai đó lấy gửi đăng, không phải do chính tác giả gửi, vì phần lớn là thơ tình của Quang Dũng (không thấy xuất hiện bao giờ bài thơ “Tây Tiến” hay “Đôi Bờ” của ông : lý do các bài thơ ấy có đôi chỗ nói về chiến khu chống Pháp). Trong khi đó thì bài thơ “Cát Lạnh” của Huy Phương không rõ rệt về nội dung nói về điều gì. Nhưng bâng khuâng trước cảnh vật hoang liêu cũng là nội dung, nội dung của cảm thức mơ hồ. Do đồng cảnh mà tôi nhớ hoài bài thơ ấy, cảnh những con suối trơ cát bãi mà ta thường thấy khi xe lửa đến khu vực đường rừng mà tàu xuyên Việt đi qua thuộc ba tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và Khánh Hòa mà thời thơ ấu người viết bài này có đôi lần đi qua hay đã từng cư ngụ trong một thời gian ngắn. Thời thơ ấu, mẹ tôi đi buôn hàng sĩ rau sống từ Đà Lạt phân phối cho các tỉnh Nam Trung Bộ, vận chuyển bằng xe lửa; rồi sau này gặp cha kế của tôi là công chức ngành hỏa xa, cho nên tôi biết nhiều về bối cảnh rừng núi Nam Trung Bộ (do mẹ gởi gắm trú ngụ môt thời gian ngắn ở nhà người quen; hoặc do cha kế của tôi thường xuyên cứ vài năm đổi nơi công tác ở nhà ga xe lửa và gia đình phải đi theo). Nhưng bối cảnh trong bài “Cát Lạnh” nhà thơ Huy Phương nói đến ở tỉnh Thừa Thiên. Tuy vậy, những con suối trơ ra cát bãi khi đã qua rồi mùa mưa nước lũ từ Trường Sơn đổ về, có lẽ đều giống ở khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Tôi thấy nó cũng hao hao như con suối chạy dọc dài làng Phú Hội gần Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận, bờ suối rất cao với lũy tre đánh dấu mực nước dâng về mùa mưa, nhưng mùa hè thì lòng suối sâu hoàn toàn cạn nước. Hoặc như dòng sông có cầu xe lửa bắc qua thuộc thị trấn Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận, bãi cát trơ ra rất rộng, giữa lòng sông chỉ còn một lạch nước chảy lặng lờ. Vào học lớp nhất Trường Tiểu Học Tháp Chàm năm 1950, đến nay tôi vẫn nhớ ngày thầy giáo (còn nhớ thầy tên Ái Huyên) dẫn học sinh đi cắm trại trên bãi cát trắng ấy. Dù mới học lớp nhất (lớp cao nhất của bậc tiểu học), tôi cũng có những cảm thức buồn vu vơ như trong bài thơ “CáT Lạnh”. Vì vậy, có sợi giây đồng điệu khiến tôi không quên bài thơ dù chẳng nhớ một câu nào.
Đọc tập thơ mới xuất bản của Huy Phương, thi phẩm “Chúc Thư Của Một Người Lính Chết Già”, ta nhận thấy chất thơ “thì thầm lặng lẽ trước cảnh vật hoang sơ” chỉ còn hiện diện trong vài câu, phần lớn tập thơ in dấu thời thế đầy biến cố từ 1954 đến 1975 và còn kéo dài đến năm 2013 tại hải ngoại (năm thi phẩm được xuất bản tại Irvine, Nam California). Mặc dù tập thơ chỉ có 112 trang, nhưng ta thấy tác giả để lại trong chữ nghĩa những dấu vết biến cố, về chiến tranh, về cuộc lui binh, về vượt biên, về tù cải tạo, về lối sống nơi chốn định cư tại Hoa Kỳ. Xin chỉ nêu ra đây những câu thơ làm người viết bài này thấy có ấn tượng, dĩ nhiên còn nhiều ấn tượng khác đối với người khác. Đó là những câu trách người nghe thật hay mà trách mình cũng rất đặc sắc. Đó là những câu thuộc về bi kịch đời người, thương cảm đời lính chiến một đi không trở về, hoặc khóc con trên đường đi biển mất tích.                                                                     
Không hiếm những tài liệu nói về cuộc lui binh của Việt Nam Cộng Hòa trong năm 1975, như sai lầm chiến lược ra sao để có cuộc triệt thoái gần như vô trật tự để bỏ Tây Nguyên; tại sao có sự vội vàng rút các sư đoàn Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến ở vùng II Chiến Thuật. Những bí ẩn thuộc về cấp thật cao của chính quyền lúc bấy giờ. Bị ảnh hưởng giây chuyền mà có các cuộc lui binh ồ ạt, hỗn loạn. Điều ấy thể hiện trong vài câu thơ hay của Huy Phương, và vì đây là những câu thơ hay nên nó gây ấn tượng cho độc giả. Xét về nghệ thuật thì là thơ đặc sắc, nhưng xét về tác dụng thì có thể làm cho đôi người không hài lòng:
… Khi tôi chết ván hòm xin đậy nắp/ Có vui chi nhìn người lính chết già/ Hổ thẹn đã không tròn ơn nước/ Tiễn tôi chi, thêm phí một vòng hoa.
Hãy quên tôi đi, người lính già lưu lạc/ Đừng phủ lá cờ tổ quốc cho tôi/ Anh em tôi trong những giờ tuyệt lộ/ Nằm lại bờ lúc chiến hạm ra khơi...(Trích bài: Chúc Thư)
Đó là trách người. Còn tự trách mình, tác giả Huy Phương lại sáng tác lắm câu thơ đặc sắc. Nhưng ta nhận thấy sự tự trách mình thực ra là trách nhân tình thế thái, vì đáng hoài nghi khi tác giả tự thấy mình bạc bẽo (biết bạc bẽo thì không thể bạc bẽo); ý thức mình cố ý quay lưng thì thực sự không quay lưng với bạn đã từng tử tế với mình; và cấp sĩ quan nhỏ thì làm sao cứu nỗi cái thành đang cháy; nếu bỏ chạy (như tác giả tự trách) lúc đang đánh nhau thì khó thoát sự trừng phạt ngay tức khắc của cấp chỉ huy, cho nên sự tự trách này chưa hề xảy ra; và điều tự e ngại lòng mình nay đổi thay thì cũng chưa xảy ra, chỉ mới lo xa:
… Tạ ơn Em cho đời anh bóng mát/ Với tình yêu thường mộng mị thần tiên/ Mà lòng anh còn sân si bạc bẽo/ Chỉ cho em toàn những nỗi ưu phiền.                                                                                                              
Tạ ơn mày, người bạn thời thơ ấu/ Vẫn theo nhau thuở bắt dế ngoài đồng/ Ta lớn lên thường mấy khi ngó lại/ Có gặp, thời cũng làm lạ, quay lưng.                                                                                                                 
Tạ ơn bạn, người một thời chiến hữu/ Ta bên nhau trong trận mạc mỗi ngày/ Một miếng lương khô, một bình nước suối/ Tôi bỏ đi lúc lửa cháy thành vây.                                                                                                                                                        
Tạ ơn Anh, người bạn tù khốn khổ/ Đã cho tôi hơi ấm chiếc lưng gầy/ Đêm Hoàng Liên Sơn mùa đông buốt giá/ Tôi sợ lòng tôi nay đã đổi thay… (Trích bài: Kinh Tạ Ơn Của Một Người Bội Bạc)
Tính chất thời thế trong thơ Huy Phương thể hiện minh bạch ở những câu thơ về chiến tranh và những mất mát khi vượt biên bằng đường biển mà càng thêm cụ thể khi chính con gái của ông đã biệt tích trên đại dương. Đau khổ chiến tranh thì có quá nhiều trong thơ của đa số người Việt, gồm cả hai miền, gồm cả trong nước và nơi hải ngoại. Cụ thể như trong cuốn “Xóm Vắng”, nhà văn Dương Thu Hương cũng có mô tả những mất mát tương tự thuộc phe bên kia khi xảy ra các cuộc tháo lui hoặc tao-ngộ-chiến. Và những hiện tượng ma hiện sau những cái chết nơi trận địa được nhà văn hư cấu rất huyền ảo siêu thực. Xin trích vài câu thơ Huy Phương tô đậm tính chất tàn khốc, tác giả muốn làm cho ta biết biến cố đã xảy ra trong bối cảnh bước đường cùng của cuộc lui binh trên một bãi biển. Cách mô tả có tính chất gây ấn tượng linh hiển, tác giả cũng muốn cho ta đồng cảm về những hiện tượng siêu hình:
… Trước cửa nhà, ai đang dừng lại/ Phải chăng, người lính trận trở về/ Nghe tiếng chân người trên lối sỏi/ Không, chỉ là tiếng gió đêm khuya… (Trích bài: Gửi Người Đã Chết)
Có một bài thơ nói về trường hợp con gái của ông mất tích trên đường vượt biển vào năm 1987. Ra đi trên các con thuyền đi sông mà lại dùng cho đi trên đại dương là rất liều lĩnh. Sự may rủi phó thác cho số mệnh. Nếu ra đi vào mùa xuân thì biển rất yên lặng, chỉ sợ những cơn bão bất chợt hình thành do tầng cao thay đổi luồng không khí nóng lạnh, cũng ít xảy ra hiện tượng bất thường này. Mùa nào cũng được con ngưới tiên liệu nên đi hay nên chờ đợi, nhưng nhiều khi cấp bách do hoàn cảnh mà thuyền phải lên đường trong mùa bão tố. Nhưng tai nạn cũng có thể do con người tạo nên, đó là nạn hải tặc, nằm ngoài dự kiến của những người tổ chức hải hành dày dạn kinh nghiệm về thời tiết. Đau đớn còn gì hơn nhưng cha mẹ chịu đựng sự mất mát bằng khái niệm định mệnh như bao người trong hoàn cảnh tương tự:
…Con đi theo cánh buồm vượt thoát/ Trôi giạt ngờ đâu thảm khổ này/ Con ở chốn nào trời biển rộng/ Nơi phương Đông này hay phương Tây… Nếu cuộc sống chỉ là số mệnh/ Thôi đành nhìn cuộc thế vần xoay… (Trích: Bài Hành Khóc Con)
Ta nhận ra tác giả chỉ diễn tả những điều nghĩ như mọi người, ngôn ngữ thơ cũng không có gì mới lạ. Nhưng ta không thể đem việc bình thơ như cần từ ngữ tân kỳ hay ý tưởng cần độc đáo, ở trường hợp làm thơ khóc con. Sở dĩ trích thơ khá dồi dào ra đây là vì ta muốn nhấn mạnh tính chất thời thế về nhiều mặt hiện diện trong thơ của tác giả Huy Phương. Đặc biệt có một bài thơ bao gồm hai thế hệ mà lại chung ba thời kỳ biến cố lịch sử, có thể nói bài thơ này thể hiện trọn vẹn tính thời thế của thơ Huy Phương. Sự độc đáo hai thế hệ chung mang nhiều hoàn cảnh như thế thường diễn ra ở quan-hệ thầy trò, không thường xảy ra ở quan-hệ cha chú và con cháu. Nói rõ hơn, trong thời Việt Nam Cộng Hòa, nếu thầy là giáo sư trung học Đệ Nhị Cấp (dạy từ lớp 10 đến lớp 12) thì việc thầy có lệnh nhập ngũ, rồi đến trò có lệnh nhập ngũ, không cách khoảng quá lâu. Trong hoàn cảnh biến cố sau 1975, thầy trò đều là sĩ quan quân đội Miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa) thì thầy trò nhập trại cải tạo cùng thời, dĩ nhiên là như vậy. Trong thơ của tác giả Huy Phương, thêm một trùng phùng hi hữu nữa: thầy trò cùng đi theo diện HO rồi định cư ở Hoa Kỳ (nếu cùng đi cải tạo ở Việt Bắc hoặc cùng định cư ở một nước ít có người Việt định cư như Thụy Điển hay Hòa Lan, thì sự trùng phùng giữa thầy trò càng hi hữu đến mức lạ lùng). Trọn bài thơ đậm chất thời thế thuộc hai thế hệ với ba chung mang hoàn cảnh, như sau:                                                                                                      
Quê hương xưa từ ngày chinh chiến/ Thầy trò ta vội từ giã ngôi trường/ Thầy từ đây đã rời xa bục giảng/ Trò làm thân chiến sĩ của mười phương.
Rồi thầy trò cùng chung màu áo trận/Đời chiến binh ai ngờ buổi tương phùng/ Tư thế nghiêm, trò giơ tay chào kính/ “Dạ thưa thầy, thầy có nhớ em không?”
Gặp vận nước buổi rã rời tan nát/ Thân tù đày nơi nước độc rừng thiêng/ Bó nứa nặng trên đường qua suối cạn/ “Dạ thưa thầy, thầy có nhớ em không”?
Giờ lận đận ở quê người phiêu bạt/ Tóc bạc phơ, ngày tháng nặng lưng còng/ Buổi hội ngộ nghe muốn trào nước mắt/ “Dạ thưa thầy, thầy có nhớ em không”? (Bài Thơ: Dạ Thưa Thầy, Thầy Có Nhớ Em Không?)
Thi phẩm mang tên “Chúc Thư Của Một Người Lính Chế Già”, nội nhan đề cũng đã chỉ dẫn cho ta biết tính chất thời thế đậm nét trong tập thơ. Ngoài ra còn có tính hiện thực trong một hai bài thơ nói gia đình nghèo, quê hương nghèo của tác giả, và qua đó chứa chan tình thương mẹ, khó quên kỷ niệm dấu yêu thời thơ ấu, đậm đà khẩu vị qua những món ăn thô sơ dân dã. Tính hiện thực và tính thời thế bao trùm, thì còn hay không chất thơ “tiếng thầm thì trước thiên nhiên hoang sơ”? Vẫn còn đó, nhưng chỉ rải rác đôi ba câu. Nhưng vài ba câu đó thôi cũng đủ cho ta thấy chất lãng mạn bâng khuâng không mất tích trong tâm hồn tác giả. Nó không gặp dịp để thể hiện vì nội dung thi phẩm dành cho sự giàn trải những quảng đời vui ít buồn nhiều: thời ấu thơ, thời làm thầy, thời làm lính, thời chứng kiến cuộc lui binh, thời đi tù cải tạo, thời định cư ở xứ người, và sau cùng là lời dặn dò trước khi từ giã cõi đời. Có những ngôn từ kết án phe đối thủ mà ta cũng đã thường nghe, và cũng không ít những lời than trách thuộc chiến tuyến của mình, đồng thời không thiếu những câu thơ tự trách chính bản thân. Chất thơ ngày xưa, dù chỉ còn lại đôi câu trong tập thơ này, nhưng tính nghệ thuật vang vọng mãi vào tâm hồn ta. Buồn buồn như những hạt mưa ban trưa, hoặc heo hút như tiếng vượn hú nơi trùng điệp núi rừng, nhắc nhở tiếng thơ sáu mươi năm trước chưa hẳn đã hoàn toàn mất tích. Từ ngữ tác giả sử dụng không mang nét tân kỳ, thi ảnh cũng là quy ước, nhưng điều ta muốn nói ở đây là tính chất thì thầm: “Kỷ niệm đã ngủ yên cùng ngày tháng/ Giữa trưa nay thức dậy với mưa về/ Từng giọt buồn rơi với từng giai điệu/ Gối tay gầy anh lặng lẽ nằm nghe (Trích bài: “Quê Hương Và Em”). Và tính chất đồng cảm vơi hiu quạnh, nơi đây chưa bao hàm tính cô đơn do ý thức tình cảm trai gái, như lúc đầu ta có nói đến khi tác giả làm thơ lúc 17 tuổi.Trong khi đi tù cải tạo nơi núi rừng xa biệt ở Hoàng Liên Sơn, nhớ mẹ nhớ vợ thì đã đành, nhưng tiếng thơ trở về với thiên nhiên làm ta nhớ rằng đây là chất thơ vẫn âm ỉ trong tâm hồn tác giả: “Tiếng vượn hú bên rừng ngàn năm cũ/ Ta trở về thời hoang dại ngu ngơ”. Tóm lại thì sự lắng nghe tiếng thì thầm của cảnh vật và sự hứng cảm về với hoang sơ, ta vẫn còn gặp lại giữa thi phẩm tràn đầy chất thời thế này của tác giả Huy Phương.
Description:
          NAM TRAN VAN

TRẦN VĂN NAM  

Phần nhận xét hiển thị trên trang

6 BÀI HỌC XƯƠNG MÁU



Bài học 1:
Một con đại bàng đang đậu trên cây nghỉ ngơi, chẳng làm gì cả. Một con thỏ con nhìn thấy thế hỏi:
- Tôi có thể ngồi không và chẳng làm gì như anh được không?
Đại bàng trả lời:
- Được chứ, sao không.
Thế là con thỏ ngồi xuống nghỉ ngơi. Bỗng dưng 1 con cáo xuất hiện, vồ lấy ăn thịt con thỏ.
Bài học xương máu:
Để được ngồi không chẳng làm gì thì phải ngồi ở vị trí thật cao.


Bài học 2:

Một tu-sĩ nam ngỏ ý mời tu-sĩ nữ đi chung xe.

Người nữ chui vào xe, ngồi bắt chéo chân để lộ 1 bên bắp đùi trắng muốt. Người nam suýt nữa thì gây tai nạn. Sau khi điều chỉnh lại tay lái, người nam thò tay mò mẫm lên đùi người nữ. Nữ kêu:

- Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129.

Nam liền bỏ tay ra. Nhưng sau khi vào số, nam lại tiếp tục sờ soạng chân nữ. Một lần nữa, nữ kêu:

- Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129. 

Nam thẹn quá:

- Xin lỗi nữ, tôi trần tục quá.

Tới nơi, nữ thở dài và bỏ đi. Vừa tới nhà tu, nam vội chạy vào thư viện tra cứu ngay cái điều răn 129 ấy, thấy đề: "Hãy tiến lên, tìm kiếm, xa hơn nữa, con sẽ tìm thấy hào quang."

Bài học xương máu:
Làm gì mà không nắm rõ thông tin thì sẽ luôn bỏ lỡ các cơ hội.
Bài học 3:

1 nhân viên bán hàng, 1 thư ký hành chính và 1 sếp quản lý cùng đi ăn trưa với nhau sau một cuộc họp căng thẳng. Vô tình c
ô thư ký bắt được 1 cây đèn dầu cổ. Họ xoa tay vào đèn và thần đèn hiện lên.

 Thần đèn bảo:

- Ta cho các con mỗi đứa 1 điều ước.

- Tôi trước! tôi trước! cô thư ký hành chính nhanh nhảu nói: Tôi muốn được ở Venice thơ mộng, lái canô và quên hết sự đời.

Puff. Cô thư ký biến mất.

- Tôi! Tôi! anh nhân viên bán hàng nói: tôi muốn ở Hawaii nằm dài trên bãi biển có nhân viên massage riêng, nguồn cung cấp Pina Coladas vô tận và với người tình trăm năm.

Puff. anh nhân viên bán hàng biến mất.

- Ok tới lượt anh. Thần đèn nói với ông quản lý.

- Ông quản lý nói: tôi muốn 2 đứa đấy có mặt ở Văn phòng làm việc ngay sau bữa trưa.

Bài học xương máu:
Luôn luôn để Sếp phát biểu trước.
Bài học 4:

Một con gà rừng trò chuyện với một con bò.

- "Tớ muốn mình có thể trèo tới trên ngọn cây kia". Nói xong, nó thở dài than: “Nhưng tớ chẳng đủ sức.”

- “Hả, sao cậu không chén một ít phân của tớ?” Con bò đáp, “Phân tớ bổ lắm đó, toàn chế biến từ cỏ tươi. Chén xong sức lực sẽ tăng lên gấp bội.”

Con gà đớp vào đống phân bò và thực sự có được đủ sức mạnh để trèo được lên một cành cây thấp nhất. 

Ngày hôm sau, sau khi đớp thêm một mớ phân bò nữa, con gà rừng leo lên được cành thứ hai. 

Cuối cùng, sau bốn hôm đớp phân bò như thế, con gà hãnh diện trèo được lên đậu trên ngọn cây. Tức thì nó bị một nông dân trông thấy, và ông ta bắn nó rơi khỏi ngọn cây.

Bài học xương máu:
Những thứ rác rưởi có thể đưa anh lên một đỉnh cao, nhưng không thể giúp anh bám trụ được lâu dài ở đó.
Bài học 5:

Con chim nhỏ bay về phương Nam tránh rét. 
Trời lạnh quá con chim bị đông cứng lại và rơi xuống 1 cánh đồng lớn. 

Trong lúc nó nằm đấy, 1 con bò đi qua ỉa vào người nó. 

Con chim nằm giữa đống phân bò nhận ra rằng người nó đang ấm dần. Đống phân ấy đã ủ ấm cho nó. Nó nằm đấy thấy ấm áp và hạnh phúc, nó bắt đầu cất tiếng hót yêu đời. 

1 con mèo đi ngang nghe tiếng chim hót liền tới thám thính. Lần theo âm thanh con mèo phát hiện ra con chim nằm dưới đống phân, nó liền bới và kéo con chim ra. Dĩ nhiên sau đó là ăn thịt con chim.

Bài học xương máu:

1. Không phải thằng nào ị vào mình cũng là kẻ thù của mình,
2. Không phải thằng nào kéo mình ra khỏi đống phân cũng là bạn mình,
3. Khi đang ngập ngụa trong đống phân thì tốt nhất là ngậm cái mồm lại.

Bài học 6:

Ông chồng vào buồng tắm sau khi vợ vừa mới tắm xong, ra khỏi buồng tắm nhưng chưa kịp mặt quần áp. Đúng lúc đó có tiếng chuông cửa reo. Cô vợ vội quấn khăn tắm vào và chạy xuống mở cửa. Cửa mở, thì ra là ông hàng xóm Bob. Chị vợ chưa kịp nói gì thì Bob đã bảo: Tôi sẽ đưa chị 800 đô nếu chị buông cái khăn tắm kia ra .

Suy nghĩ 1 chút, thấy trên phố không có ai, chị vợ buông khăn tắm, đứng trần truồng trước mặt Bob.

Sau hơn một phút ngắm nghía, Bob đưa 800 đô cho chị vợ rồi đi. 

Chị vợ quấn lại khăn tắm vào người rồi quay vào nhà. Vào đến cửa phòng tắm, chồng hỏi:

- Ai đấy em?

- Ông Bob hàng xóm.

- Nó có đưa em 800 đồng trả cho anh không?

Bài học xương máu:
Nếu trao đổi trung thực, kịp thời thông tin tài chính với cổ đông của mình thì sẽ không bị lột truồng sự thật một cách bất ngờ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phỏng vấn một con mèo


Lê Thị Liên Hoan
PV: Thưa anh, với tư cách là một con mèo, anh phát biểu gì về chuột?
Mèo: Chuột, đó là bạn thân thiết của tôi, nếu không muốn nói rằng thân thiết nhất.
PV: Ơ kìa, nghe nhầm không? Cả thế giới đều biết mèo ăn thịt chuột mà?

Mèo: Đúng vậy.
PV: Thế tại sao chuột còn là bạn anh?
Mèo: Tại sao không? Thử hỏi nếu chẳng có chuột tôi sống bằng gì?
PV: Thì bằng… cá rán chẳng hạn!
Mèo: Cá rán cả mèo mù lẫn mèo sáng nhìn chung chưa vớ được bao giờ. Chúng tôi, trên thực tế, gần như ăn chuột là chủ yếu.
PV: Và do đó...? 
Mèo: Tôi hoàn toàn có một ý thức sâu xa: phải vừa bắt chuột, nhưng lại không bao giờ bắt hết, để bảo tồn nguồn sống của mình. 
PV: À!
Mèo: Đấy là một chân lý quá đơn giản, nhưng khá đau lòng.

PV: Đau lòng ai?
Mèo: Người! Họ tin tưởng vào mèo. Họ giao cho mèo nhiệm vụ giết chuột. Nhưng họ quên béng rằng mèo cũng có quyền lợi của riêng mình và do đó có những tính toán riêng tư khá ranh ma.

PV: Ranh ma như thế nào?
Mèo: Khi vồ được một con chuột nào thì tôi kêu ầm ĩ. Tôi tha lung tung biểu diễn và nếu cần, tôi nhai rau ráu cho cả ngàn người xem. Nhưng bên trong, đôi lúc tôi âm thầm dung túng cho chuột. Tôi cố tình không đi tới một số địa điểm tuy biết chắc nơi đấy gặp chuột nhiều.

PV: A, quan hệ như thế là quan hệ hai mang.
Mèo: Trên đời này thiếu gì con vật hai mang mà không phải cá. Mèo không quá ngoại lệ đâu.

PV: Từ lúc nào?
Mèo: Từ lúc loài người do quá tin tưởng, đã giao cho mèo bắt chuột theo kiểu độc quyền.

PV: Mèo, như thế là anh xấu lắm.
Mèo: Tôi biết điều đó không phải tốt đẹp gì. Nhưng về bản chất, tôi vẫn chỉ là mèo. Tôi mềm mỏng nhưng khôn ngoan và tính toán. Tôi thiên về những thứ có lợi cho tôi chứ không phải có lợi cho toàn bộ muôn loài. Tôi chưa tiến hóa hoàn toàn.

PV: Và đáng ra?
Mèo: Người phải hiểu được điều đó. Khi xây dựng một chính sách, chẳng hạn như diệt chuột, người cần có nhiều giải pháp, có nhiều lực lượng phối hợp. Nhưng họ không làm thế. Họ giao quách việc đấy cho mèo.

PV: Tại sao vậy nhỉ? 
Mèo: Đã nói rồi. Tại họ với mèo thân thiết quá. Đã thế mèo còn không ồn ào và nhiều ý kiến như chó. Mèo luôn luôn mừng, luôn cong đuôi và cọ chân khi người đến gần, khiến cả thiên hạ đều tin chắc mèo ngoan, dễ bảo siêng năng, vô tư trong sáng.

PV: A, giờ thì tôi đã hiểu tại sao chuột không bao giờ hết.
Mèo: Đúng. Không bao giờ hết. Loài người có thể chế tạo các siêu máy tính. Có thể đưa nhau lên sao Hỏa hoặc làm ra các tàu vũ trụ bay với vận tốc ánh sáng, nhưng một sự nghiệp có vẻ đơn giản như diệt chuột họ cũng không làm dứt điểm được, nếu như trong nhận thức của họ cứ mãi mãi tin và giao việc đó cho mỗi loài mèo.

PV: Hay tôi đề nghị tăng lương cho anh?
Mèo: Tăng lương là rất tốt, nhưng không thể giúp cho mèo hoàn toàn hết thông đồng với chuột. Như tôi đây khẳng định, vấn đề là phải bỏ lối giao việc độc quyền. Khi mèo chịu tác động của nhiều biện pháp kiểm tra trong xã hội, khi mèo không còn dựa vào một ai để gỡ tội thì mèo mới tốt hơn lên.

PV: Nói như anh thì tính chuyên nghiệp ở đâu?
Mèo: Chuyên nghiệp luôn xuất phát từ khoa học. Nhưng quan hệ giữa người và mèo, từ mấy ngàn năm nay, hầu như gần biến thành quan hệ tình cảm, điều ấy bất lợi cho sự nghiệp diệt chuột vô cùng.

PV: Anh mèo này, hôm nay nói chuyện với anh, tôi hiểu ra một vấn đề: Lòng tin rất dễ bị lợi dụng.
Mèo: Đúng. Một xã hội lành mạnh cần xây dựng trên luật pháp, không xây dựng đơn giản bằng lòng tin. Thực tế cuộc đời đã chứng minh điều đó.

PV: Thế còn thực tế trong nghệ thuật thì sao? Bao nhiêu tác phẩm đã hướng chúng ta đến một lòng tin tốt đẹp?
Mèo: Nghệ thuật hoàn toàn đúng khi hướng con người đến cái đích như thế. Nhưng đó là đang hướng đến chứ không phải đã thành công. Còn trong quá trình hiện nay, điều cốt yếu là phải điều hành cho hợp lý và khoa học, tránh mọi cảm tính tự nhiên.

PV: Cảm ơn anh. Giờ thì tôi đã hiểu tại sao có loài mèo tam thể

antgct.cand.com.vn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Oan oan.. Tương án:


Quãng đời khủng khiếp của cô gái bị tù oan 4 năm
 - Gần 3 năm trôi qua kể từ ngày Trương Thị Kim Hoàn - cô gái từng ngồi tù oan hơn 4 năm được TAND quận 1 (TP.HCM) công khai xin lỗi. Thế nhưng, khi nhắc lại, Hoàn vẫn còn nguyên xúc động "đó là những ngày tháng khủng khiếp nhất đời em".
cô gái bị tù oan, 4 năm, quãng đời khủng khiếp, TP.HCM
Trương Thị Kim Hoàn - người từng ngồi tù oan hơn 4 năm và con gái 16 tháng tuổi trong hiện tại
Hơn 4 năm hàm oan
Lần theo con hẻm 100 đường Cô Bắc, tôi tìm lại nhà Trương Thị Kim Hoàn (SN 1984, ngụ P.Cô Giang, quận 1, TP.HCM). Không phải lần đầu tiên đến đây nhưng tôi vẫn phải hỏi thăm mới tới được căn nhà nhỏ nằm sâu trong con hẻm ngoằn ngoèo.

Căn nhà chừng 8m2 được ngăn thành nhiều tầng bởi những chiếc cầu thang gỗ là nơi cư ngụ của một gia đình gồm ba thế hệ với 10 nhân khẩu.
Khi nhắc lại quãng thời gian oan khuất của mình, Hoàn vẫn còn nguyên xúc động "đó là những ngày tháng khủng khiếp nhất đời em".
Cô gái trẻ tâm niệm đời ai cũng có lúc gặp phải cảnh "năm xui tháng hạn" nhưng cô không ngờ khi mới bước vào tuổi trăng tròn đã rơi vào vòng lao lý đầy oan trái.
Đó là hồi cuối tháng 5/2004, Công an quận 1 (TP.HCM) bắt giữ nhiều con nghiện và những kẻ mua heroin tại khu vực Cô Bắc - Đề Thám. Trong đó, có 5 người trong gia đình Nguyễn Thị Ngọc Lý.
Từ lời khai của những người trong gia đình này, Trương Thị Kim Hoàn bị khởi tố về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Mặc dù khi khám xét nhà Hoàn, công an không thu giữ được gì, Hoàn cũng kêu oan nhưng từ lời khai đầy mâu thuẫn của chị em Lý, TAND quận 1 kết án Hoàn 10 năm tù.
Tại phiên tòa sơ thẩm lần đầu, Hoàn không nhận tội và cho biết bị Lý vu oan do nghi ngờ Hoàn có quan hệ với chồng của Lý. Những lời khai, kêu oan ấy không hề được để ý. Để rồi, xử sơ thẩm lần 2, mức án 10 năm tù vẫn được giữ nguyên.
"Em thất vọng lắm! Em kêu oan hoài nhưng người ta không để ý. Khi điều tra viên lấy lời khai, những gì em khai họ cũng không ghi theo ý mình.
Em nói em không mua bán ma túy, cũng không có bằng chứng nhưng điều tra viên còn nói giờ không cần bằng chứng, chỉ cần có người chỉ thôi. Em khai gì kệ em còn ổng ghi theo ý ổng thôi à. Họ còn dọa dẫm, gây áp lực khiến em rất hoang mang” - Hoàn kể lại.
Nhớ lại quãng thời gian đó, Hoàn bùi ngùi: “Sau hai phiên tòa sơ thẩm, TAND quận 1 vẫn tuyên em 10 năm tù. Em định làm đơn chống án thì ông phó trại bảo "mày cứ viết đi, viết đi rồi người ta xử cho mày mười lăm, hai chục năm".
Em lúc đó mới mười mấy tuổi, có biết gì về luật pháp đâu nên sợ quá đâu dám viết. Thế nhưng, má em thấy em nói bị oan, má viết đơn cho em".
Cứ đi rồi sẽ đến, sau hành trình kêu oan không ngừng của người mẹ, ngày 14/1/2009, sau hơn 4 năm ngồi tù, Hoàn được tại ngoại. Ngày 6/1/2010, TAND quận 1 tổ chức công khai xin lỗi và bồi thường cho cô hơn 140 triệu đồng.
Hành trình đi tìm công lý
Nói về hiện tại, cặp mắt rưng rưng của Hoàn sáng lên. Sau khi được xin lỗi, cô được một đơn vị nhận vào làm tạp vụ. Gần một năm sau, Hoàn lập gia đình.
Hiện nay, vợ chồng cô đã có một “công chúa” gần 16 tháng tuổi. Do sinh con, hoàn cảnh, Hoàn nghỉ làm luôn chỗ cũ để ở nhà phụ mẹ chăm con và người chị gái bệnh tật, buổi chiều cô đi phụ quán ăn kiếm thêm thu nhập.
Cuộc sống hiện tại dù còn khó khăn nhưng vì đã trải qua những ngày tháng oan khiên nên Hoàn hài lòng với hiện tại. Hoàn có ngày hôm nay không thể không nhắc đến công ơn của người mẹ - bà Nguyễn Thị Nở (SN 1950).
Trong một lần tâm sự về hành trình kêu oan cho con gái, bà Nở không nén được xúc động, nước mắt trào ra: “Tôi mừng lắm cô ạ, không bõ công tôi bao nhiêu năm đi khắp nơi để kêu oan cho con.”
Chia sẻ về động lực kêu oan thay con suốt bốn năm ròng, bà bảo: “Ngày ấy con tôi mới 20 tuổi, cả đời nó có xa ba mẹ bao giờ đâu? Dù nhà nghèo khổ, đói rách nhưng tôi có thể làm đủ mọi nghề để nuôi con, miễn là làm ăn lương thiện.
Nhiều đêm thức trắng nghĩ dại hay con mình buôn ma túy thật nhưng lại thấy tiền nó không có một đồng, điện thoại nó không dùng. Họ bảo con tôi là đầu nậu buôn ma túy mà không dùng điện thoại sao được. Hỏi con thì kiên quyết nói không, nên tôi tin…
Thế là, với trình độ chưa hết tiểu học, bà đã lên phường mượn cuốn sách Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự về đọc và nghiền ngẫm thay con. Mỗi lần bà mượn về đọc hai tuần, ngày thì đi kêu oan, đi liên hệ thăm nuôi con, đêm về lại đọc, không dám đọc ban ngày vì vừa bận, vừa ồn ào lại sợ mấy đứa cháu đòi nghịch làm hư sách.
Có lần không có tiền đi xe buýt bà đi bộ hàng chục cây số để gõ cửa các cơ quan công quyền, vừa đi vừa khóc vì thương đứa con gái út tội nghiệp.
Đọc mãi, đi mãi, thành ra giờ bà đọc thông viết thạo, thuộc lòng cả một số điều luật. Thuộc lòng cả tên, địa chỉ và một số cá nhân tại các cơ quan liên quan đến pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, một số cơ quan báo chí...
Bà nhắc đi, nhắc lại những cái tên vẻ hàm ơn với những người đã từng lưu tâm, lắng nghe chia sẻ của bà như ông Bùi Hoàng Danh - Chánh án TAND TP.HCM, luật sư Trịnh Thanh - Văn phòng luật sư Người Nghèo.
Thế nhưng, trên hành trình đầy mồ hôi, nước mắt ấy của người mẹ cũng gặp không ít những cá nhân ở cơ quan công quyền tỏ ra lạnh lùng, khinh miệt. Họ cho rằng bà là người mẹ nghèo ít học nhưng nhiều chuyện, phiền phức...
Thế mới biết để tìm lại sự thật trong những vụ án oan sai không phải dễ dàng. Người ta chỉ tìm ra nó khi làm việc bằng cả trái tim và lý trí.
• M.Phượng
Phần nhận xét hiển thị trên trang