Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Ngâm cứu xã hội:

Điều tra viên và một số tất yếu


Với sự đổi mới trong công tác tổ chức điều tra hình sự thì vai trò của Điều tra viên (ĐTV) cũng được tăng cường theo hướng chủ động tấn công tội phạm. Từ chỗ chỉ làm công tác xét hỏi một cách thụ động trên hồ sơ, giờ đây vai trò của ĐTV được nâng cao. ĐTV là diễn viên chính thực hiện việc đánh án bắt đầu từ các khâu đầu tiên như khám nghiệm hiện trường vụ án, thu thập chứng cứ, xét hỏi khai thác đối tượng cho tới khâu lập hồ sơ vụ án để sếp của anh ta ký chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát đưa đối tượng ra truy tố. Áp lực lên diễn viên này là rất lớn: áp lực chính trị, áp lực xã hội đòi hỏi phá án, ĐTV có thẩm quyền rất lớn (không bị chế ngự), cộng với nhiều yếu kém khiến điều tất yếu phải xảy ra.

Hàng năm, số vụ trọng án xảy ra trên địa bàn cả nước lên tới con số hàng chục nghìn (chưa kể án tồn đọng từ năm trước kéo sang năm sau). Do quy định trong Bộ Luật hình sự và Tố tụng hình sự nên cơ quan thụ lý điều tra chủ yếu là Công an cấp tỉnh với chủ công là lực lượng Điều tra viên tại các Cơ quan cảnh sát điều tra.

Sau khi có quy định chuẩn hóa đội ngũ của Tổng cục Xây dựng lực lượng Bộ CA, số lượng Điều tra viên cao cấp tại cấp tỉnh không nhiều, thực tế là quá ít nếu so với số lượng các vụ án xảy ra trên địa bàn. ĐTV thì khá hổ lốn. Số người được đào tạo chính quy tại khoa điều tra khá ít. Nhiều anh tốt nghiệp khoa điều tra ra do không có “cửa” hoặc “cửa” không sáng lại bị phân đi gác cổng hoặc coi tù. Khối anh chân ướt chân ráo vừa đánh được vài vụ ma túy dưới huyện, như có phép thần, nhảy vụt ngay lên cơ quan điều tra tỉnh trong khi nghiệp vụ điều tra gần như con số 0. Các tỉnh khó khăn thì số lượng ĐTV cao cấp còn ít nữa. Để giải quyết vấn đề “chuẩn hóa”, người ta đưa ra sáng kiến “đi tắt, đón đầu”, tức là mời cơ sở đào tạo của Bộ như Học viện CSND, Học viện ANND mở các lớp đào tạo ĐTV theo hệ “vừa học vừa làm” hoặc “hoàn thiện nghiệp vụ” tại địa phương.

Lớp học thì diễn ra tại hội trường CA tỉnh. Tổ chức lớp học thì giống một cuộc họp chính trị. Thầy đứng ở bục tận trên cao cứ thao thao bất tuyệt đọc qua micro. Hàng trăm điều tra viên tương lai ngồi dưới, kẻ thì gọi điện, người nhắn tin, anh thì đọc báo hay tranh thủ trao đổi với đồng nghiệp. Không sao. Toàn bộ tài liệu đã được phô tô phát tận tay rồi còn gì. Thi thố, kiểm tra thì đã có Ban tổ chức lo liệu với phần “đóng góp” tích cực của học viên  trên cơ sở phương châm: đã có quyết định cử đi học là đỗ. Chạy được quyết định cử đi học của Phòng Tổ chức CA tỉnh là quan trọng nhất, mệt hơn cả việc học tập. Có được quyết định coi như đã có thẻ ĐTV. Con đường đi lên ĐTV với nhiều đồng chí cũng rất vòng vo. Từ lính nghĩa vụ, học sơ cấp, rồi trung cấp, sau đó làm quả ĐTV vừa học vừa làm mở tại tỉnh hệ đại học. Các đồng chí này lấy đâu ra IQ để đấu trí với tội phạm cho nên thường phải sử dụng “biện pháp nghiệp vụ”.

Công tác đào tạo chuẩn hóa có bất cập là: nội dung phần lớn là lý thuyết được các thầy lĩnh hội từ thời còn Liên Xô với Đông Đức, chủ yếu về tính chuyên chính, trấn áp trong hoạt động của Công an. Nội dung thực hành vốn đã quá ít ỏi, lại còn bị bỏ qua vì CA tỉnh thì lấy đâu ra trang thiết bị mà thực nghiệm, mô phỏng. Bi kịch tất yếu bắt đầu từ đây.

Khám nghiệm hiện trường: Điều tra viên bước vào khâu đầu tiên của vụ án với kiến thức vô cùng ít ỏi về công tác này. Ngay kiến thức cơ bản nhất như vật liệu nổ, đường đạn, vũ khí mà đa số các đồng chí đều mít tịt, nói chi tới những kiến thức cao siêu hơn phục vụ phá án. Trang thiết bị khám nghiệm thì sơ sài. Hành trang bước vào đánh án chỉ có cái va li khám nghiệm. Trong va li có gì? Kính lúp cầm tay, chổi lông, ít bột hóa học, thước dây, máy ảnh, giấy và bút. Án thì phức tạp lên nhiều nhưng va li khám nghiệm 50 năm nay vẫn y nguyên, không có gì mới. Bộ năm nào cũng có đề án tăng cường trang thiết bị nhưng chỉ thấy tăng cường ở đâu đâu.

Thu thập chứng cứ: chứng cứ được quan niệm là tồn tại khách quan. Do công tác khám nghiệm hiện trường rất sơ sài nên vẫn chấp nhận tồn tại khái niệm “tạo chứng cứ” trong giới điều tra nhằm có được “chứng cứ” từ nhiều nguồn khác, nôm na là thế trận an ninh nhân dân. Trước hết, đặc tình. Mạng lưới đặc tình hiện chủ yếu là dân tù tội, tiền án tiền sự hoặc giới làm ăn mà hiệu quả hoạt động lệ thuộc vào lòng thương của các anh CA. Thế nên nhiều chứng cứ là không có thật, cố được nặn ra để chứng tỏ lòng thành với các anh. Hoặc đặc tình bịa ra để mượn tay CA triệt nhau. Các ĐTV không phải là không biết. Nhiều khi vẫn nhắm mắt để dựng hồ sơ vì án đã đến ngày đến giờ. Dân lương thiện thì càng ngày càng ngại thông tin cho CA phá án bởi đã có nhiều nhân chứng của các vụ án bị đối xử không công bằng. Có lúc, có nơi, nhân chứng bị ĐTV tiện tay nhập luôn cả vào kho bởi “không phạm tội sao mày biết rõ thế” hoặc nếu chứng cứ không “nhạc và lời” với hồ sơ do ĐTV dựng thì bị dọa “khai báo gian dối”.

Mạng lưới chính thống hỗ trợ thông tin thì rất yếu và nhiêu khê. Cơ sở dữ liệu tội phạm rất manh mún. Thế nên mới có chuyện cả một chuyên án lớn của Bộ tốn bao tiền của và thời gian mới ngã ngửa người ra rằng đối tượng truy tìm đang ung dung thụ án rất ngoan ngoãn trong một trại giam của Bộ dưới một tội danh ít nghiêm trọng. Việc chia sẻ thông tin tội phạm giữa các đơn vị thì càng ít. Có tội phạm giết người để lại vân tay tại tỉnh này mà CA chịu không lần ra được thủ phạm. Do ngẫu nhiên, người ta biết được tên đó qua rà soát hồ sơ tiền sự do CA tỉnh bên lập từ lâu.

Khai thác đối tượng: thuật ngữ đấu tranh được ĐTV sử dụng phổ biến. Anh vào tay tôi tức là anh đã có tội. ĐTV mang nặng tư duy trấn áp chuyên chính nên thường triển khai án công tác phá ántheo hướng suy đoán có tội chứ không phải >>> suy đoán vô tội. Hình thức đấu tranh kiên quyết, hiệu quả nhất, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm là phải “dạy” cho mấy chưởng. Cũng có thể gửi xuống trại để “nhờ” các lái xe, bộ đội trong buồng giam bắt đối tượng phải “thành khẩn” khai báo. Có khi là dựng đối tượng dậy đi cung triền miên vào ban đêm và ban ngày thì sai bọn phạm quấy không cho ngủ. Khoảng một tuần như vậy thì đối tượng nào cũng phải “thành khẩn” hết. Bi hài nhất là có tay chuyên đột nhập, sau khi đã thành khẩn khai báo thì bị ĐTV tiện tay quy luôn cho một loạt vụ phá khóa khác (hai “chuyên ngành” này vốn khá mâu thuẫn với nhau). Đối tượng giãy nảy: nếu cháu phá được khóa thì dại gì đột nhập nữa. À, ngoan cố chối tội hả. Sau khi tung mấy “nghiệp vụ sắc bén”, ĐTV đã buộc đối tượng phải ngoan ngoãn cúi đầu nhận một loạt các vụ phá khóa kia.

Hiện, việc trích xuất người bị tạm giữ ra khỏi cơ sở tạm giữ rất lỏng lẻo tạo điều kiện cho bức cung, nhục hình. Cảnh “ra đi trai tráng khi về bủng beo”, hoặc, “lúc anh đi không người đưa tiễn, lúc anh về ba bốn thằng khiêng” là chuyện vặt. Luật sư, trên thực tế, chưa được tham gia vào các phiên xét hỏi.

Bình phong vững chắc của các ĐTV: Trọng án xảy ra, việc điều tra, truy tố, xét xử đều phải được chỉ đạo chặt chẽ từ cấp ủy (thường vụ tỉnh ủy) mà Công an (hơn hẳn Viện và Tòa) là có chân trong Thường vụ. Tiếng nói của đồng chí Giám đốc CA mang tính quyết định. Thế nên, quan điểm trong hồ sơ do ĐTV dựng lên thường có được vị trí vững chắc trong các buổi họp án. Đó là chưa nói, lãnh đạo Viện Kiểm sát và Tòa án nhiều địa phương do lãnh đạo CA >>> chuyển sangnên tư duy nể nang là khó tránh. Đảm bảo lợi ích cục bộ địa phương, giữ vững uy tín như thành tích thi đua v.v cũng có khi khiến đồng chí Bí thư Tỉnh ủy phải nhắm một mắt miễn sao anh em “làm cho êm”. Thực tế là vai trò của các cơ quan tư pháp khác là thứ yếu và chịu nhiều áp đặt trong các buổi họp chỉ đạo án. Tính độc lập, khách quan của các cơ quan này do đó bị ảnh hưởng.

Là diễn viên chính của các vở, song Điều tra viên lại may mắn không bị pháp luật ràng buộc phải tham gia vở cuối – vở này mới là quyết định, tức phiên xét xử. Hãn hữu, có vụ trọng án gây tranh cãi lớn tại Thủ đô, Tòa buộc phải triệu tập ĐTV ra đối chất thì ĐTV lại nương vào các quy định về đảm bảo chế độ mật để từ chối cung cấp thông tin làm rõ. Thế nên, dù luật sư và bị cáo (thậm chí cả bị hại) có kêu oan tới đâu thì cũng chỉ là thông tin một chiều và ít được quan tâm một khi hồ sơ đã dựng, án đã đóng, công trạng đã báo cáo lên trên.

Cuối cùng, việc ĐTV và cơ quan điều tra được giao sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm lại là một bất cập nữa bởi chẳng ai ngu gì đi lột áo cho người xem lưng và những sai phạm mang tính tất yếu của ĐTV vẫn tiếp tục mà không có điều kiện khắc phục, sửa chữa.

Nguồn: Cầu Nhật Tân

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Có nên đọc cái này không? Hở các lồng chí?



Ngồi tán láo với một lãnh tụ tuyên giáo, mình hỏi sao mấy cái tàu ngầm mua của Nga ngố lại đặt tên là Hà Nội mấy lị TP. Hồ Chí Minh nhỉ? Lãnh tụ bảo, mày ngu lắm, hai thành phố đó mưa là ngập thì mua về mà lặn chứ sao. Hố hố...

Mình lại hỏi, những 6 con thì thằng Khựa cứ gọi là vãi cứt ra, chả dám đánh mình đâu nhỉ? Lãnh tụ cười hô hố, bảo tưởng mày thông minh cơ mà ngu còn hơn lãnh tụ. Mua về để đấy thôi, chứ nó đánh thì...lặn sạch.

Hoang mang đéo chịu!




Đi Hà Giang đến gặp một cụ Mán, biếu cụ đôi trăm. Cụ cầm ngó nghiêng một lúc rồi phán, giọng Mán lờ lợ " ngày trước bác Hồ có giá lắm, giờ hai bác Hồ này mới mua được cân chè". Hehe...

Vẫn cụ Mán ấy khi đi ăn lẩu chó. Món này giời lạnh táng với cái tang diệu ngô hạ thổ thì bách hợp. Châm tửu cho cụ nhưng cụ cứ giằng lấy, đòi châm ngược. Mình ngại quá, nhưng cụ bảo " người Kinh các anh trẻ phải hầu già, chứ chúng tôi già là hầu trẻ."

Hỏi thổ dân, tên Kích Phọt, gã bảo năm 65 cụ hẵng còn...ru con. Thảo nào!

Về khách sạn mấy anh em rủ nhau đi "đóng gạch" tập thể. Anh thợ buôn nhẽ đang phê món lợn Mông đen ban trưa, quát " cho một con nửa tạ, cân hơi, trừ bì". Thằng bồi bớp luýnh quýnh " dạ bá cáo anh lợn đó bọn em không bán cân hơi mà bán móc hàm, 1 cân 2 trăm rưỡi". Anh thợ buôn chỉ vào con bớp đang vê gấu áo đứng bên " là con này này". Thằng bồi bớp hoạt bát " dạ bá cáo anh con đó 2 trăm rưỡi, đúng nửa tạ đấy ạ".

Về phòng, anh thợ buôn cứ lẩm bẩm " mẹ, đéo bằng...con lợn". Hehehe...



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lão "bên thắng cuộc" nói thiệt hay nói chơi đây?


Osin HuyDuc · 24.628 người theo dõi
12 Tháng 11 lúc 0:58 · Đã chỉnh sửa · 
  • Trong bữa cơm tối qua, một người bạn gọi Putin là "tay lái súng vô liêm sỉ". Chợt nhớ đến đội tàu ngầm Kilo mà Việt Nam đặt mua. Không nói đến phía sau của những áp-phe vũ khí, về mặt công khai, những người cầm quyền đã ghi điểm trước một dân chúng đang hừng hực chống Trung Quốc. Nhưng chỉ không lâu nữa thôi, ngay cả những người dân đang chống Trung Quốc bằng "chủ nghĩa dân tộc cực đoan" sẽ sớm nhận ra là họ đang phải trả giá quá đắt cho những chi phí khổng lồ để mua và để vận hành đội tàu ngầm (mà Việt Nam chưa đủ khả năng khai thác hiệu quả hòng chạy đua với đội tàu ngầm Nam Hải) này. Putin đã thắng và sẽ có những nhà lãnh đạo ở phía VN cũng thắng chỉ có chúng ta sẽ phải nhận về phần mình cay đắng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nếu không cạy miệng, biết đâu nó có thể sống tới một hoặc vài trăm năm nữa?




Ngọc Thu - Con nghêu trên 500 tuổi đã bị các nhà khoa học giết chết rồi!
Một con nghêu chào đời khoảng cuối thế kỷ thứ 15, đầu thế kỷ 16, là con vật sống lâu nhất được phát hiện. Chú nghêu này đã được các nhà khoa học tìm thấy ở Iceland hồi năm 2006 và đã đặt nickname cho nó là "Ming", tức con nghêu sinh ra hồi thời nhà Minh bên Trung Quốc.


Đoán tuổi từ các vòng bên ngoài vỏ con nghêu, lúc đó các nhà khoa học đoán con nghêu có độ tuổi từ 405-410 tuổi, đến khi cạy miệng nó ra để tính số tuổi chính xác của nó thì các nhà khoa học mới phát hiện ra rằng họ đã tính sai tuổi của con vật tới gần... 100 năm, tuổi thật của con nghêu này là 507 tuổi.

Nhưng vấn đề không nằm ở chỗ đó, mà vấn đề ở chỗ các nhà khoa học đã giết chết con vật, vì nếu không cạy miệng, biết đâu nó có thể sống tới một hoặc vài trăm năm nữa?

Các pác thấy thế nào? Mở miệng rất nguy hiểm phải không nào?
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sống là phải vui !!! Không vui thì thư giãn ^ ^

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Triện cũ của cu Phẹt:

TÌNH NON ..




...Dẫu có cố níu kéo thì 2 ngày nghỉ của nàng cũng trôi qua vèo vèo. 5g chiều hôm đó, nhà cháu cùng 2 thằng bè đưa nàng cùng cô bạn ra bắt xe. Lòng nhà cháu thì trĩu nặng, gương mặt hoa thì cũng chẳng khá hơn, nàng rầu rĩ từ lúc ngồi sau lưng nhà cháu cho đến lúc ra chỗ bắt xe. Hai thằng kia thì khỏi nói, mở máy trên cả mấy băng tần chồng chéo để tán tỉnh bạn nàng cho dù bạn nàng, dưới con mắt đánh giá của nhà cháu, có nhan sắc như phỉ báng đấng tạo hóa.

Không nói nhiều nhưng nàng biết cách để thể hiện tình cảm, cái đầu nhỏ nhắn cứ khẽ dụi vào lưng, cả cái " vùng ao ước " như muốn dính chặt vào đó, có lẽ nàng cố chiều người yêu theo cái cách mà nàng cho là tốt nhất lúc bấy giờ, kiểu chiều của nàng chỉ làm cho gã trai nhớ nhung đến thắt lòng khi nàng đi...

Cái xe chuồng gà vô tâm mang theo trong nó cô gái yêu kiều cùng trái tim của chàng trai si tình ì ạch lăn bánh. Nhà cháu khắc sâu trong tim đôi mắt bồ câu ầng ậng nước, nàng không khóc hẳn nhưng ngần ấy đã đủ cuốn theo tâm trí của nhà cháu đến độ mẹ cháu tưởng con trai bà bị ốm khi nó bỏ 2 bữa ăn. Bà không thể ngờ, con trai bà đã lớn, nó đã yêu và nó đang như người sắp chết vì tình yêu đầu đời đó.


...Những năm 89-90, cụ nào trải qua chắc còn nhớ, đó là quãng thời gian cả nước cực kỳ khó khăn, sau này, các " bô lão " thừa nhận lúc ấy cả nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, tiền mặt cực hiếm. Với mục đích kiếm tiền đi thăm người yêu và tiếp tục ôn thi vào năm sau, nhà cháu nhờ uy tín cũ của cụ nhà cháu, xin gào làm chân OTK của cơ quan cũ cụ bô. Công việc chẳng sử dụng đến cái đầu, cứ cái búa có khắc chữ OTK đi mà đóng vào các đống gỗ la liệt trong bãi của Xí nghiệp.
Gần chục vạn thanh với mức lương khởi điểm 76.000 đ, cứ thế mà nhẩn nha khắp bãi với hình ảnh người yêu luôn hiện trong đầu. Hơn 1 tuần thì nhà cháu phát hiện những sai sót khá nghêm trọng: rất nhiều thanh gỗ không đạt chuẩn, cái thì không nằm trong nhóm gỗ yêu cầu, cái thì đã hơi bị mục cho dù nó đã được tẩm dầu. Sau 2 lần báo cáo với tổ trưởng, câu trả lời là : cứ đóng đi.

Bỗng nhiên, cái tính bồng bột, hiếu thắng trai trẻ trỗi dậy. Từng trải qua mấy công trường XHCN khi tham gia cảm tình Đoàn, lại thêm hình ảnh anh Pa-ven được bác Nhi-ca-lai A-xtơ-rốp-xki tô vẽ đậm đà luôn là kim chỉ nam, 1 lá đơn được thằng bé xấp xỉ 18 tuổi gửi lên Giám đốc. Ngay buổi tối hôm ấy, vị khách vốn là quân của ông cụ nhà cháu thẽ thọt:
- Bác cứ để em nó chúng cháu kèm, 2 năm nữa chúng cháu gửi đi học tại chức. Phòng kỹ thuật chỉ đợi khi T nhà bác đủ tuổi thôi ạ.

Mấy thằng trẻ trâu phục vụ ông cụ bao năm mà không hiểu tính thủ trưởng. 2 ngày sau, cũng vẫn là lính cũ của cụ về thanh tra, sau đó được đẩy lên thành vụ án rùm beng gần chục năm vẫn chưa giải quyết triệt để. Nhà cháu hiểu ra rằng với tính khí của mình, làm nhà nước chỉ gánh thêm rắc rối.

Cơ may, ông anh rể ở Lạng Sơn gặp thời mở biên, phất như diều nên đưa nhà cháu về HN, bao ông em vợ để mong em nó học lấy cái nghề. Chỉ 4 tháng, nhà cháu đã được cơ sở nhận luôn vào làm với mước lương 400k, tương đương 1 chỉ vàng năm 92, đòng thời thi đỗ Kỹ sư điện tử thực hành của BK, khóa đầu tiên.

Nhưng với gã trai si tình, tất cả mục tiêu của nó nằm cách đó 40km, cả trái tim, cả tâm hồn, cả ước muốn, mục đích của nó nằm hết tất cả nơi ấy. Nơi ấy, cô bé xinh xắn ngoan ngoãn, sau giờ học, tất cả những đau đáu nhớ nhung đều gửi vào cuốn nhật ký, vào chiếc khăn len mà nàng đan dành tặng người yêu, vào cả chiếc áo sơmi mà mỗi lần gặp nhau, nàng đều yêu cầu nhà cháu mặc rồi sau đó vẫn nguyên mùi mồ hôi quen thuộc, nàng ôm nó hàng đêm những mong nhờ nó làm vơi bớt sự hành hạ của trái tim, kéo ngắn quãng thời gian 2 năm học để nàng sẽ thực hiện mong muốn cả đời : làm vợ gã trai ngang tàng.


... Hai kẻ đang yêu như muốn phát điên vì xa cách, vì là con gái, không thể xơi xơi lên rằng: em nhớ anh đến cồn cào, mà quyển nhật ký là nơi chứng kiến tình yêu mãnh liệt của cô gái thủy chung. Ấy là mãi về sau nhà cháu mới biết đến cuốn sổ ấy. Còn nhà cháu, không thể hàng tuần về thăm người yêu được ( thủa ấy , 40km cũng là khoảng cách tương đối ), chỉ có cách duy nhất là gọi điện qua căng - tin. Người của căng - tin sẽ đến tận phòng thông báo cho người có cuộc điện thoại đó, đàu giây bên kia, đúng theo hẹn khoảng 5,10 phút sẽ gọi lại. Người nghe sẽ mất 500 đ còn người gọi sẽ trả cước phí, như nhà cháu là 1 cuộc gọi đường dài. Bữa cơm sinh viên thời ấy thường theo công thức : 300 cơm, 400 thức ăn mặn, 150 đ cho tiền rau. Vì thế, được nhận điện thoại cũng mất toi gần 1 bữa cơm đạm bạc. Thường thì 2 đứa gọi điện để hẹn cùng về quê cho dễ gặp nhau.

Một hôm, do nhận 1 vụ bảo dưỡng nên có thù lao kha khá, nhà cháu xin nghỉ 1 ngày và ngay lập tức bắt xe phi đến thăm người yêu. Háo hức, khấp khởi, trên cái xe chuồng gà gã trai mặc sức tưởng tượng và tự hứa sẽ nghiến ngấu đôi môi mà gã luôn thèm muốn và không bao giờ biết chán.

Nàng không có ở trên phòng, theo chỉ dẫn của mấy cô bạn cùng phòng lắm lời, sau khi đã thả mấy gói hướng dương ở đó, nhà cháu phi xuống bể nước công cộng, từ xa cái vóc dáng yêu kiều quen thuộc đã đập vào mắt con Hổ đói khát, gã nhẹ nhàng định bụng làm người yêu bất ngờ. Mải mê với đống đồ, nàng hoàn toàn không hề hay biết có kẻ đang rình mò đằng sau. Nhìn qua vai nàng, bỗng máu nóng dồn lên mặt :
- Này !
Nàng giật mình quay lại và ngay lập tức nụ cười như có cả 1 vườn hoa hiện trên gương mặt :
- Ôi !
Cũng chỉ có mỗi 1 từ đó, nụ cười bỗng kém tươi khi nàng nhận thấy nét mặt hầm hầm của người yêu.
- Quần áo của ai đây? 
Chỉ tay vào 2 cái áo sĩ quan nhà cháu gằn giọng.
Nàng lúng túng đến quên cả hỏi thăm người yêu.
- Của mấy bạn bên trường sĩ quan, bọn em vẫn giặt hộ mà.
- Tôi hiểu rồi!

Cơn ghen bùng lên trong lòng gã trai trẻ. Không thêm 1 lời, nhà cháu quay gót bước thẳng ra cổng để mặc cô gái tội nghiệp, chưa kịp mừng rỡ vì được gặp người yêu thì nay lại sụt xuống cái hố sâu thăm thẳm mà chàng trai đã đào với tất cả sự ái cộng lẫn tự ti. Nàng cũng chôn chân ở cái máy nước mà không dám chạy theo cái hình ảnh luôn làm tim nàng quặn thắt vì nhớ.

Trên chặng đường về, đầu gã trai như muốn nổ tung với bao suy đoán. Vậy là cái thằng sỹ quan đó vẫn tán nàng, không những vậy, có vẻ như nó cũng giành được tình cảm của nàng rồi. Một năm yêu nhau, đã bao giờ nàng giặt đồ cho mình đâu. Cái chủ quyền bị xâm phạm nghiêm trọng vì đơn giản, gã không muốn nàng quan tâm đến ai ngoài hắn.

Một tuần trôi qua trong đau đớn với gã trai si tình, rồi nhà cháu nhận được lá thư, thư của nàng, đại ý :
-.... Anh không cho em cơ hội giải thích. Chuyện giặt quần áo hộ các bạn nam là chuyện thường ở các trường mà anh. Em không biết anh lại giận em vì chuyện đó, anh hãy hiểu cho em vì em đang sống trong 1 tập thể...

Nội dung mang nặng tính giải thích càng làm nhà cháu sôi tiết. Cô giặt cho ai, tôi ko màng nhưng giặt cho cái thằng Si quần ( phòng nàng hay gọi như vậy với mấy anh sĩ quan ) là không được. Cũng phải nói thêm để các cụ biết : trong muôn vàn địch, anh chàng sỹ quan là kiên trì nhất. Cho dù biết nàng đã có người yêu nhưng hắn vẫn tấn công liên tục thậm chí mò về tận nhà nàng, ăn vạ ở đó đúng 2 ngày nghỉ. Nhà cháu đã tỏ cho nàng biết sự không hài lòng của mình khi 2 ngày nghỉ nàng phải tiếp khách. Cay cú, nhà cháu xé toạc cái lá thư và tiếp tục nuôi dưỡng cái sự hờn ghen nhỏ nhặt của mình.

Mười ngày sau, chừng như sốt ruột khi không có hồi âm, nàng lại gửi cho nhà cháu 1 lá thư nữa, lần này số phận của nó khá hơn kẻ tiền nhiệm, nó được nhà cháu giữ cho đến mãi sau này:
- Anh yêu! Còn cách hành hạ nào nặng hơn là sự xa cách? Còn nỗi khổ tâm nào hơn sự trách móc của người yêu? Và còn nỗi đau nào hơn được nỗi đau của người con gái chung thủy không được người yêu tin tưởng? Xa em, anh nhớ giữ gìn sức khỏe ( thưa cô, tôi cũng tự biết giữ cái body của mình bằng cách tập thể hình hàng ngày ở Hoàng Trần đấy ạ ), hạn chế dần thuốc lá ( lạy cô, xa nhà tôi còn gì vui mà không hút thuốc, đang tập dần lên 2 gói/ngày đấy ) và đừng nhậu nhiều nữa ( hê hê, cứ có lương thì đừng có ai cấm tôi được nhé ).Trời sắp lạnh, em lo anh hay coi thường sức khỏe mà ốm thì chẳng có ai chăm. Chiếc khăn len em gửi anh còn dùng được không, em sẽ đan cái khác đúng màu xanh navy mà anh thích nhé ( cám ơn cô, cái khăn đang như cái thòng lọng thít vào cổ tôi đấy này )....

Cơn giận đã vơi đi quá nửa, còn lại có chăng chỉ để vớt lại tính sĩ diện của gã trai quê hẹp hòi. Thôi được, coi như anh bỏ qua cho lần này, cuối tháng sẽ lại hẹn nhau về quê, cho em thanh minh lần nữa .

Không cần đến cuối tháng, sau đó gần 1 tuần, khi đang gác chân lên bàn test lại cái máy để chuẩn bị trả khách, nhà cháu bỗng nghe lao xao :
- Em ơi, sửa máy gì đấy. Vào hẳn trong nhà đi em. 
Gần hai chục cái miệng của bọn kỹ thuật gần như nổ 1 lúc. Tiếng trả lời làm tim nhà cháu muốn nhảy khỏi lồng ngực :
- Các anh cho em hỏi anh T có ở đây không ạ?
Quay phắt lại, nàng thẹn thùng trước cửa, cái dáng điệu đà e ấp làm trong lòng nhà cháu trào lên sự xót xa. Tình yêu và nỗi nhớ đã khiến nàng bạo dạn vượt hơn 40km, chiến thắng cả nỗi lo bị người yêu giận để đến gặp nhà cháu. Hai cặp mắt nhìn nhau trân trân, gã trai ngang tàng xúc động thực sự.

Ông thày, nổi tiếng sát gái ( đã từng chiến đấu với 1 cô ca sĩ dòng nhạc đỏ rất nổi tiếng ) vội hỏi :
- Bạn T đấy à. Sao mày tốt số thế ?
- Vâng, anh cho em nghỉ nốt ngày hôm nay nhé ?
- Ừ, vào đây anh bảo.
Chui vào phòng, ông ấy dúi cho nhà cháu 100 ngàn và nói :
- Cho mày ứng trước lương, lấy xe của tao mà đưa bạn đi chơi. Đù má, con bé xinh thế không biết.

Chẳng lẽ lại cho ông 1 cái vào alo vì cái tội sống sượng. Nhưng thôi , cám ơn anh trước, em đi đã.

...Vội vàng nổ máy cái xe 81-86-70, cùng với cô gái còn chưa hết thẹn thùng, nhà cháu trực chỉ Bách thảo thẳng tiến. Nàng ngồi sau ngoan ngoãn, phó mặc cho người yêu, suốt quãng đường từ Hàng Bột lên Hoàng Hoa Thám, cả 2 không trao đổi 1 lời.Trong đầu chàng trai, bắt đầu mở lời như thế nào là điều thực sự khó khăn. Bách thảo mênh mông, lại gần buổi trưa nên càng vắng vẻ, lác đác vài đôi uyên ương trao đổi tình cảm trên mấy cái ghế đá với chiếc xe đạp che chắn 1 cách tượng trưng. Nàng bối rối còn nhà cháu cũng chẳng khá hơn vì đây mới là lần thứ 2 bước chân vào đó khi mà lần đầu vào đó chỉ là đá bóng. Nàng líu ríu bước theo người yêu 1 cách lặng lẽ, 1 chỗ trên núi Nùng thật tuyệt cho đôi trẻ : tĩnh lặng, sạch sẽ và quan trọng nhất, nó khá kín đáo.
Cả 2 tiếp tục rơi vào im lặng, gã trai vốn khá mạnh mẽ nay hóa đá trước sự nín lặng của cô bé, thế rồi nhà cháu cũng không thể ngậm tăm mãi, khẽ kéo tay người yêu, nhà cháu khẽ khàng :
- Em à ! 


Có lẽ chỉ chờ có vậy, nàng quay phắt sang bên cháu và òa khóc. Có lẽ bao hờn tủi, bao lo lắng, bao nhớ nhung yêu thương ...nàng dồn hết vào đó  Nức nở như bị mẹ mắng, nghẹn ngào như thể mất 1 cái gì đó quý giá ...,cứ thế khuôn mặt yêu kiều dúi chặt vào vai chàng trai mà trút hờn. Nhà cháu vốn dạng yếu bóng vía, sợ đủ thứ từ sợ giá cả tăng, sợ lúc đám bạn ùn ùn kéo đến thăm khi trong ví chỉ có vài xu, sợ cả lúc con Chi Chi rơi vào cửa trì trong khi chéo cánh mồm lẩm nhẩm sắp tuôn 1 tràng thông với dịch, nhưng sợ hơn cả là nước mắt phụ nữ. Những dòng nước mắt của nàng như khiến con tim nhà cháu tan chảy : T ơi, mày nhỏ nhen đến thế sao, báu vật mà tạo hóa ban cho sao mày nỡ phũ như vậy? Cứ nhìn đi  trong đôi mắt nhắm nghiền kia, chỉ có duy nhất hình ảnh của mày, trong trái tim phập phồng thổn thức kia cũng chỉ có mày ngự trị, vậy mà mày lại cư xử như 1 kẻ nhẫn tâm vậy sao?

Xót xa khi nhìn dòng nước mắt giàn giụa trên gương mặt kiều diễm, nhà cháu rón rén hôn nhẹ lên đôi mi cong vút. Cô gái ngoan nhưng đang bị tình yêu cướp mất lý trí cũng chẳng thể kiên nhẫn thêm, nàng cuồng nhiệt đáp trả với sự chủ động làm chính nhà cháu cũng phải ngạc nhiên. Nước mắt vẫn chưa ngừng tuôn nhưng đôi môi của nàng đã dịu dàng cuốn lấy đôi môi kẻ khờ khạo. Nàng hôn mãnh liệt như thể đó là những nụ hôn cuối cùng, nó chỉ bị ngắt quãng bởi những lần nấc nhẹ hay khi lá phổi của nàng cần thêm dưỡng khí để tiếp tục canh tác trên cánh đồng tình yêu. Vạn vật xung quanh như biến mất, tất cả như muốn im lặng để chứng kiến 1 cách trọn vẹn tình yêu của đôi uyên ương mà với họ lúc ấy, tất cả k tồn tại.

Mê man và mụ mẫm bởi sự cuồng nhiệt của nàng, bàn tay gã trai bắt đầu tìm nơi mà nó yêu thích, những chiếc khuy áo tuột dần trong khi những nụ hôn vẫn xối xả, gã trai ngẩn người trước tuyệt phẩm của tạo hóa, tuyệt phẩm mà trước đó chỉ quen thuộc với bàn tay phàm và nàng vẫn giấu kín sau làn áo, khuôn ngực trinh nữ khiến ngay cả nữ thần Aphrodite cũng phải ghen tị làm cơ thể chàng trai như cứng đờ, anh chàng không thể ngờ đó là thứ đẹp nhất, đem đên nhiều xúc cảm nhất mà gã được phép toàn quyền sở hữu. Và chẳng để phí thời gian, gã như đứa trẻ sơ sinh thực hiện cái công cuộc mà lòng ham muốn đang đòi hỏi.

...Thu mình gọn ghẽ trong lòng người yêu, 1 cánh tay vòng qua lưng, 1 tay nàng lùa vào mái tóc dài đúng chất Rocker thời đó của nhà cháu, nàng như lịm đi vì khám phá và cách thể hiện mới mẻ của người yêu, chỉ có hơi thở nóng hổi và tiếng trái tim thình thịch là chứng tỏ nàng còn sống, cơ thể của nàng, nó gần như hòa lẫn vào nơi mà có lẽ chính nàng cũng đang thèm muốn. 

Mải mê và ngấu nghiến, gã trai mặc nhiên hưởng thụ món quà của thượng đế, còn có cái gì trên cõi đời này hấp dẫn hơn thế nữa không, trong đam mê gã lơ mơ tự hỏi.

Không rào cản, không ràng buộc, không bị lo lắng bởi sự nhòm ngó, gã trai như lên
 cơn sốt khi đưa nhẹ bàn tay khắp cơ thể người yêu và chính sự đồng tình của cô gái, gã quyết đi đến tận cùng.

 ...Nàng rùng mình khi bàn tay của gã tham lam chạm vào đó.
Như 1 phản xạ có điều kiện, nàng nhỏm ngay dậy khi thấp thoáng hiểu ý đồ của người yêu, cái nết na ngay lập tức quay trở lại cùng muôn vàn những giáo huấn, nhưng mong mỏi, những răn đe của cha mẹ nàng. Khẽ thở dài khi nhìn khuôn mặt khổ sở của người yêu, vừa cài khuy áo, nàng vừa đưa tay lên vuốt mặt người yêu. Lại 1 nụ hôn dài như thay lời xin lỗi, nàng khẽ khàng sau 1 chút ngẫm nghĩ :
- Em yêu anh và không tiếc anh bất cứ điều gì, tất cả những gì thuộc về em đầu là của anh nhưng em xin khất anh về chuyện này. Anh đừng giận em nhé .
Không để cho nhà cháu trả lời, nàng lại ghì chặt lấy nhà cháu và với nàng lúc ấy, có lẽ nhũng nụ hôn là cái mà nàng cần thiết hơn cả... (hết tập 2)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tự do ngôn luận trong xã hội dân sự

(Qua cách hiểu về khái niệm chính trị của Hannah Arendt)

 Trần Đình Sử
        Trong đời sống của chúng ta hôm nay khái niệm chính trị trở  thành một từ  cửa miệng và rất hệ trọng. Nào là chính trị thống soái, nào là văn nghệ phục tùng chính trị, văn nghệ phục vụ chính trị, làm việc gì cũng coi là thực hiện nhiệm vụ chính trị, khi phạm sai lầm thì chịu trách nhiệm chính trị, đảng chính trị cầm quyền…Nhưng chính trị là gì? Câu chuyện tưởng đã hiển nhiên, mà hóa ra vẫn còn nhiều điều chưa rõ, thậm chí ngộ nhận. 
     Nhân loại hàng nghìn năm nay, khải niệm chính trị được hiểu khá khác nhau. Từ thời cổ đại, tại các thành bang Hy Lạp đã có truyền thống dân chủ, đối thoại, tạo nên một đời sống chính trị đặc biệt. Aristote đã cói đó là bản chất của con người.  Ông gọi con người là một “động vật chính trị”, tức là loại động vật biết trao đổi ý kiến với nhau về các sự kiện trong đời sống chung, điều mà các động vật khác không có được. Sau vụ án Socrate bị tuyên án tử hình bằng thuốc độc vì hai tội: bất kính với thần linh và làm hư hỏng lớp trẻ, Platon bắt đầu nhìn chính trị một cách khác. Ông hiểu chính trị là sự áp đặt quyền lực lên người khác, là các thủ đoạn để thống trị người khác. Từ đó, khái niệm chính trị được hiểu theo nghĩa xấu. Hoặc là thủ đoạn thao túng quyền lực, hoặc là cách sử dụng bạo lực xã hội. Tất nhiên là nghĩa này cũng phản ánh một thực chất xã hội, nhưng không phải nghĩa tốt đẹp.
Trong chữ Hán, trị có nghĩa là quản lí (trị gia, trị quốc, thống trị, cai trị, trị an), xử lí, trừng trị (trị tội, trị bệnh). Nhưng chính trị thì nghĩa thế nào? Chữ chính thông với chữ chinh, có nghĩa là chinh phạt, dụng binh, trưng thu thuế khóa, trưng dụng của cải. Như vậy chính trị có nghĩa là quản lí, chinh phạt, thu thuế. Đó là một khái niệm thực dụng về chính trị, thiếu hẳn nội dung triết học của chính trị.
Max Weiber theo truyền thống Platon, xem chính trị là hành vi áp đặt cho người khác (đặt ra quyết sách, ra mệnh lệnh, ra nghị quyết…), tương tự như A. Smithe xem chính trị là hành vi đấu tranh với kẻ thù, tất nhiên không phải giữa cá nhân người với người, mà giữa phe phái, chính quyền, nước này nước nọ. Marx, Lenin xem chính trị là đấu tranh giai cấp, giai cấp này giành chính quyền từ tay giai cấp kia và xác lập sự thống trị. Chính trị là vấn đề chính quyền, nhà nước, chuyên chính của tập đoàn thống trị. Lenin nói chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế là với ý nắm quyền cai trị về kinh tế, xã hội. Nắm chính quyền để chi phối kinh tế. Mao Trạch Đông nói vấn đề chính trị là vấn đề làm sao để phe ta ngày càng đông, càng mạnh, còn phe địch ngày cáng yếu để đi tới tiêu diệt chúng. Chính quyền là từ họng súng mà ra. Chính trị tức là dùng bạo lực để giành quyền thống trị. Mao nói chính quyền đẻ ra từ họng súng. Như thế toàn bộ chính trị là vấn đề quyền lực và bạo lực. Các tổ chức, đoàn thể xã hội, nói rộng ra là cả hệ thống chính trị chẳng qua là các phương tiện tổ chức lực lượng, lập mặt trận để chọi nhau, giữ chặt quyền lợi. Thực chất của các tổ chức, đoàn thể ấy là nhằm khiến cho người dân đem quyền của mình giao phó cho một nhóm người sử dụng, vì lợi ích chung. Nhưng khi đã nắm được quyền rồi thì nhóm người kia có thực hiện ý chí, nguyện vọng của dân chúng hay không lại là chuyện khác. Để bảo về lợi ích của mình, nhóm chính quyền bèn sử dụng bạo lực, quyền lực trói buộc dân chúng. Như thế, theo Arendt, khái niệm chính trị lưu hành chỉ là một nội dung thực dụng của chính trị chứ chưa phải khái niệm chính trị đích thực. Chính trị đích thực không phải là quyền lực, bạo lực, mà là khái niệm đảm bảo quyền làm chủ của mọi người dân trong xã hội. Ở nước ta các chính khách cộng sản cũng nhiều lần nêu lí tưởng nhân dân làm chủ, làm chủ tập thể, nói mọi việc phải để cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, nhưng vì thiếu khái niệm chính trị đích thực cho nên lí tưởng ấy cho đến nay vẫn chỉ là nói suông, chưa hề được thực hiện, còn cái được thực hiện thì chỉ là quyền lực duy ý chí của một nhóm người.
Bà Hannah Arendt, người Mĩ gốc Do Thái, từng trốn thoát khỏi nước Đức phát xít, sang Mĩ, từ nghiên cứu Nguồn gốc của chế độ toàn trị, nghiên cứu bạo lực, quyền lực, trong tác phẩmĐiều kiện của con người (Human Condition) bà đã nêu ra khái niệm mới về chính trị, khái niệm chính trị đích thực. Theo bà cái mà chúng ta vẫn thường nói là chính trị ”(politics) trên đây chỉ là một bộ phận của chính trị đích thực ”(authentically political), hơn thế , là khái niệm ưu tiên so với mọi hoạt động khác của nhân loại.
Khác với tất cả các khái niệm chính trị vừa nêu ở trên, theo bà, chính trị là là một hành động, mà nội dung hành động đó là công khai phát ngôn về sự vụ công cộng của xã hội. Cái lĩnh vực mà mọi người đều được công khai, bình đẳng bày tỏ ý kiến của mình về các sự vụ công cộng của xã hội, đó là chính trị đích thực. Theo nội dung này thì bạo lực không phải là chính trị, mà chỉ là đối lập với chính trị, phi chính trị, phủ nhận chính trị. Thống trị cũng không phải là chính trị mà là cái đối lập với chính trị. Chính trị nảy sinh từ giữa sự công sinh, cùng tồn tại giữa người với người, chứ không phải giữa ta với kẻ thù. Arendt cho rằng bản chất của hành động chính trị là phi bạo lực, phi áp đặt, do đó nó phải được tiến hành thông qua sự trao đổi, bàn bạc. Hành động chính trị đích thực là phát ngôn, thông qua phương thức thảo luận và thuyết phục để trao đổi quan điểm về xã hội. 
Trong bài Bàn về bạo lực Arendt chi ra, một cái nọc độc mà nhiều sách báo chính trị nêu ra là, cho rằng quyền lực bắt nguồn từ bản năng thống trị, từ niềm khoái cảm được đè đầu cưỡi cổ người khác. Theo đó quyền lực tức là cưỡng bức người khác làm theo ý chí của mình, hoặc là bất chấp sự phản kháng của người khác, bắt người khác làm theo mệnh lệnh của mình. Hiểu như thế thì chính trị chỉ có nghĩa là sự chi phối, sự cưỡng bức, sự đàn áp, đó là một ngộ nhận về bản chất của chính trị, là đem bạo lực”(violence) đánh đồng với quyền lực (power). Xem bạo lực là thể hiện của quyền lực, biến chính trị thành sự tranh giành bằng bạo lực, xem bạo lực là quyền lực rốt ráo của con người. Những cách hiểu đó khiến cho khái niệm chính trị mất đi ý nghĩa đích thực của nó. Bà chế giễu nói: Nếu bản chất của sức mạnh quyền lực là sự chi phối thì, có quyền lực nào mạnh hơn họng súng? Khi đó, cái mệnh lệnh của viên cảnh sát và mệnh lệnh của một tên cướp có gì khác nhau?” Vì thế bà không xem cái sức mạnh xây dựng trên bạo lực và quyền lực là chính trị. và cũng không xem cuộc đấu tranh giành quyền lực đó là chính trị. Làm như thế để khẳng định tính chất phi bạo lực của chính trị và của quyền lực. Đối với bà chính trị và quyền lực đều chỉ có ý nghĩa tốt, không mang nghĩa xấu. Chính trị là một hành động hiệp thương bình đẳng giữa người và người về công vụ của xã hội, và từ trong hiệp thương đó mà nảy sinh ra quyền lực, một sức mạnh được mọi người tôn trọng, tự nguyện tuân theo. Một chính trị xây dựng trên nền tảng các ý kiến bất bình đẳng của một số ít người, đa sô người khác không được bày tỏ ý kiến, buộc phải duy trì bằng bạo lực, là thứ chính trị bất hợp pháp. Lức đó quyền lực kia chỉ còn thuần túy là bạo lực mà không có chút chính trị nào. Sự tham dự của công dân là bản chất của quyên lực (trong điều kiện không tham dự trực tiếp công dân có thể dùng phương thức ủy quyền để thực hiện quyền lực).
Trong tác phẩm Điều kiện của con người, bà phân biệt lao động (labor), làm việc, công tác(work), và hành động (action), Ba loại hoạt động này ứng với ba điều kiện tồn tại của con người. Lao động là các hoạt động đáp ứng nhu cầu cuộc sống, bao gồm nhu cầu sinh lí tự nhiên của con người từ khi sinh ra cho đến khi chết, như ăn uống, bài tiết, tắm  rửa…Làm việc là thực hiện các việc làm ra các sản phẩm phi tự nhiên, như sản xuất, làm các việc trong các cơ quan, quân đội…Nó ứng với cái phần phi tự nhiên của tồn tại con người. Công tác “sáng tạo ra một thế giới nhân tạo hoàn toàn khác với hoàn cảnh tự nhiên. Các công việc này đều vượt qua nhu cầu tồn tại của cá thể. Vậy hoạt động là gì? Theo Arendt hoạt động là từ đồng nghĩa với chính trị và thực tiễn chính trị. Hành động là hoạt động khác hẳn với lao động hay làm việc, bởi lao động hay làm việc đều lấy nhu cầu kinh tế vật chất làm hạt nhân. Các hoạt động đó không tạo thành điều kiện cho hoạt động chính trị. Tương ứng với điều đó, cái không gian mà thực tiễn chính trị triển khai, tức là không gian công cộng, nhất định phải phân biệt với không gian hoạt động kinh tế. Công việc kinh tế mà chính trị hóa, hoặc là xóa bỏ ranh giới giữa lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực hoạt động công cộng thì sẽ hủy hoại hoạt động chính trị và không gian công cộng. Vậy thực chất hoạt động chính trị là gì? Đó là hoạt động nói năng, bày tỏ ý kiến của mình về các sự vụ chung của xã hội, nhằm tạo ra một cuộc sống hợp lí tốt đẹp cho mọi người. Nội dung của hành động chính trị tức là bản thân chính trị. Hoạt động chính trị tức là dùng lời nói để bày tỏ chính kiến. Nội dung của hoạt động chính trị đó tức là thảo luận và bàn bạc, dùng cách gì để bảo hộ một tổ chức chính trị. Lí do tồn tại của tổ chức chính trị đó là thông qua thảo luận, bàn bạc tự do nhằm thực hiện các công vụ xã hội. Trong tình hình nguy cấp, nó có thể thảo luận nhằm sáng tạo một chính phủ như thế nào để thể chế hóa các cuộc thảo luận tự phát. Các vấn đề liên quan đến hiến pháp, tinh thần pháp luật và giải thích pháp luật đều là các vấn đề chính trị cần được thảo luận công khai tự do.
Bàn đến chính trị với tư cách là chính trị, hay là bàn đến chính trị như là sự phát ngôn, – cái mà chính trị này đề cập tới là sáng tạo và duy trì các điều kiện tiền đề cho các phát ngôn, bàn bạc này được thực hiện. Như thế có nghĩa là chính trị là mục đích tự thân của chính trị. Chính trị chỉ tồn tại khi bày tỏ ý kiến về công việc công cộng, chính trị không vụ lợi và luôn nghiêm túc.
Arendt cho rằng chỉ khi tuyệt đại bộ phận nhân dân tham gia vào đời sống chính trị như thế thì chính trị đích thực mới xuất hiện. Phẩm chất quan trong để tham gia đời sống chính trị là dũng cảm, theo đòi phúc lợi công cộng, thích thú với tự do công cộng, khát khao mong công dân bày tỏ các chính kiến khác biệt của họ, bất kể địa vị xã hội của người ấy như thế nào, hơn nữa không liên quan gì đến niềm vui sau khi thắng lợi. Trong các phẩm chất ấy duy nhất không có quyền lực. Khác với Nietzsche, Arendt cho rằng “nhiệt tình chính trị” không có tác dụng gì trong chính trị.
Khái niệm chính trị của Arendt có nội hàm rất phong phú và độc đáo. Chúng tôi không có tham vọng trong bài viết ngắn trình bày nó. Chỉ riêng phần chính trị là  lĩnh vực mà mọi người đều được công khai, bình đẳng bày tỏ ý kiến của mình về các sự vụ công cộng của xã hội, đó là chính trị đích thực thuộc xã hội dân sự. Nó đối lập với bạo lực, quản lí. Nếu tước bỏ nó, hay giới hạn nó, hay nhà nước hóa nó đều là thủ tiêu xã hội dân sự. Chỉ có hiểu chính trị như là lĩnh vực của xã hội dân sự thì mới xử lí đúng vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí. Chỉ có tự do ngôn luận thì người dân mới góp phần kiểm soát, bày tỏ ý kiến đối với các quyết sách, chủ trương của nhà quản lí, một khi họ đi ngược lại nguyện vọng của người dân. Tự do ngôn luận là một cơ chế liên hệ ngược của xã hội. Nếu không, thì sau khi bỏ lá phiều bầu các vị quản lí, cũng đồng nghĩa với việc bỏ phiếu cho sự phụ thuộc, nô lệ của chính mình. Còn đâu là tính chất chủ  nhân của người dân trong một nước dân chủ thực sự?


Phần nhận xét hiển thị trên trang