Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

sắp 20/11- bỗng dưng muốn viết cái gì đấy về trường học.




Buổi chiều có đứa cùng lớp đại học nhảy vào spam: “Mai kỉ niệm 50 năm thành lập trường đấy nhé”. Bỏ qua chuyện thằng ấy là một thằng cực ngu (như nó suốt đời vẫn thế), vì trường thành lập năm 1969, tao nhìn lại lịch – sắp 20/11- bỗng dưng muốn viết cái gì đấy về trường học.

Tao chưa từng có một kí ức mặn mà đẹp đẽ nào về trường lớp, thầy cô, bạn bè. Tất cả chỉ là một quãng thời gian (mẹ kiếp, đáng ra phải hay ho lắm) buồn tẻ, nhạt nhẽo, vô vị. Tao hoàn toàn không có một ấn tượng mạnh, một bài học lớn, một người thầy lớn, một người bạn lớn nào từ bất cứ trường học nào. Có thể tao kém may mắn. Có thể tao vô duyên. Còn nếu nhỡ như tao còn sót chút may mắn và cơ duyên nào, thì ấy ắt là vì bản thân cái trường học.

Thử vắt óc nghĩ xem đã có người thầy, người cô nào gieo cho mày niềm vui được đến trường, lòng hứng khởi được học cái gì mới, cái gì hay, cái gì thực sự có một ý nghĩa nào đó đối với mày, hay chỉ là một mớ công thức, điểm số, những kiểm tra, thi cử, sổ đầu bài, sổ liên lạc. Mày có nhớ cảm giác kinh tởm thế nào khi bà cô chủ nhiệm tuần nào cũng nhất định bắt lớp phải đứng nhất thi đua toàn trường, nếu chẳng may đứng nhì là y như rằng được một bữa giảng đạo thay vì học toán? Thử cố sống cố chết mà nhớ lại xem đã từng có cái gì ở trường học cho mày biết thêm về những gì thực sự diễn ra trên đời, từ thứ kết tủa không bao giờ thấy tận mắt, cho đến quả táo rơi bởi vì Niu-tơn nói như vậy, cho đến những bài văn hãy phân tích tình yêu nước của Nguyễn Trãi, tình nhân loại của Nguyễn Du? Yêu nước cái cục cứt! Cho đến bây giờ tao thách bất cứ thằng nào con nào từng học văn 9 phẩy hay được giải quốc gia bước ra đây nói với tao về lịch sử, về tình yêu nước, về tình yêu trai gái, về tình dục, về triết học hay về bất cứ cái của nợ gì lũ gà qué chúng mày có thể nghĩ ra được. Thử vắt thật kiệt cái kí ức nhạt nhòa xem đã có ai nói gì với chúng mày về thế nào là sáng tạo, về việc con người có thể làm được những gì, về tự do, về nghệ thuật? Hay là tao đang nói về cái gì quá xa xỉ, quá mơ hồ, quá không cần thiết?

Bởi vì đéo có ai từng nói với mày về ý nghĩa của việc mày đang làm, về ước mơ, về những việc mày muốn làm và sẽ làm, về sự giàu có đẹp đẽ hay khó khăn của cuộc đời rộng lớn trước mắt mày. Bởi vì họ muốn mày học xong cấp 1 thì lên cấp 2, xong cấp 3 thì lên cấp 4, hay còn gọi là đại học, xong cấp 4 thì lên cấp 5, và những thằng xong cấp 5 lại về dạy cấp 4, nếu không thì cưới, đẻ, rồi làm sao để không chết sớm. Bởi vì đéo có ai bảo với mày, ê này, nghĩ đi, thực ra NÃO là dùng để TƯ DUY, để TƯỞNG TƯỢNG.

Bởi vì đéo có ai dạy cho chúng mày phải làm Người như thế nào. Thế mà chúng nó gọi đấy là Trường học.

Tao chỉ dùng một ví dụ nhỏ thôi: sách. Một lần nữa, có thể tao cực kì kém may mắn, cho dù tao được học cái trường cấp ba ối giời trọng điểm miền Trung, niềm tự hào của Huế, nơi toàn là những con ngoan trò giỏi cháu hiền: TAO CHƯA TỪNG ĐƯỢC ÔNG THẦY BÀ CÔ NÀO NÓI CHO TAO BIẾT LÀ CẦN PHẢI ĐỌC SÁCH. Trên thực tế, từ những gì họ dạy, thì chúng mày chỉ có thù sách hoặc ít nhất là thờ ơ chứ đéo bao giờ yêu sách được cả. Tao gặp may kiểu khác, vì nhà tao có sẵn lắm sách và tao có sẵn lắm sự chán, nên tao đọc. Càng đọc tao càng cảm thấy WTF, chúng mày đang làm cái gì ở trường học thế? Chúng mày rốt cuộc là một lũ xác ướp thích thịt trẻ con, trẻ con bước vào và bước ra khỏi cái gọi là trường học để biến thành ma cà bông y như chúng mày.

Tao biết, kiểu gì cũng có thằng xác ướp nhảy vào bảo tao đéo cần đọc sách vẫn sống ngon, sống khỏe, sống giàu. Ồ tất nhiên, tao công nhận. Nếu tao không nhầm thì con chó của Paris Hilton cũng vậy.

Trong một bài viết khác, tao từng viết rằng tao không căm thù ai cả, nhưng nếu phải chọn, tao sẽ chọn căm thù những kẻ đang gieo rắc sợ hãi trong trường học. Mày có muôn vàn thứ phải sợ: sợ thầy sợ cô, sợ không được học sinh giỏi, sợ hạnh kiểm xấu, sợ điểm thấp, sợ kiểm tra, sợ thi cử, sợ kỉ luật, sợ bị đuổi học. Thật là những năm thực hành cần thiết, bởi vì khi ra khỏi trường mày có hàng tỉ thứ để sợ: sợ thay đổi, sợ làm mới, sợ tưởng tượng, sợ thất nghiệp, sợ trách nhiệm, sợ quan chức, sợ dính đến chính trị, sợ bị “đuổi” khỏi cái cuộc sống yên ổn của mày. Tao không trách gì mày cả, cả ngàn năm nay dân tộc mình đã sống trong cái nỗi sợ khủng khiếp ấy rồi. Ai mà chẳng muốn yên ổn, ai chẳng muốn được sống hồn nhiên như cây cỏ. NHƯNG MÀ CHÓ CHẾT, ẤY LÀ CÂY CỎ, LÀ THÚ VẬT. Hãy để cho những người ít học được sống hồn nhiên, họ cũng chịu đủ đau khổ rồi. Còn chúng mày, có học vào, để làm gì?

Không để làm gì cả. Con gà cục tác, rồi đẻ.

Bởi vì tao cứ viết hay vẽ ra cái gì là bị gán cho hai chữ “phản động” hay ít nhất cũng có đứa thì thào bên tai “cẩn thận đấy”. Chúng mày có bao giờ thực sự hiểu hai chữ phản động ấy không? Chúng mày có hiểu rằng phản động nghĩa là chống lại chuyển động, chống lại sự phát triển tiến bộ hay không? Hay bất cứ cái gì không bình thường, không giống những gì đã được mặc định sẵn, nhất là dính đến chính trị, thì là phản động? Sao chúng mày cứ phản xạ có điều kiện như con chó của Pavlov thế? Nếu chúng mày thực sự hiểu, chúng mày sẽ biết một điều vô cùng mỉa mai rằng chính cái lũ mở mồm ra là gào lên “phản động” chính là bọn phản động thối tha nhất qủa đất.

Bởi vì không có ai nói cho chúng mày biết, nước mình là một đất nước đặc sệt mùi chính trị. Chính trị thống trị và điều khiển cuộc sống. Ngay cái gọi là trường học mà chúng mày hớn hở kỉ niệm bao nhiêu năm thành lập ấy cũng là sản phẩm, là đường lối, là chiến lược chính trị. Từng người, từng nhà hít thở, ăn uống, nghe xem cái không khí đậm đặc chính trị ấy vào người, trong khi vẫn đinh ninh là mình vô can, mình không biết, mình không quan tâm gì cả, đừng có lôi mình vào, để mình được yên. Mày có biết khi mày chửi một ông đại biểu quốc hội ngu thì tức là chính mày cũng ngu hay không? Mày có biết khi mày gào lên rằng thế thật là hèn hạ quá, tàn nhẫn quá, trơ trẽn quá, ích kỷ quá, thì mày quên mất nhìn vào chính bản thân mày, nhìn vào những gì mày đang tiếp tay hàng ngày hàng giờ hay không?

Tao biết, càng ngày tao càng nhận ra rằng thực tế cuộc sống cần nhiều gà qué hơn cần Người. Tao hiểu niềm vui giản dị của đàn gà chúng mày, ước sao buổi chiều được lên chuồng ngủ sớm, buổi sáng bước ra có thóc có giun, bọn trống thì tha hồ được nhảy mái, bọn gà mái thì giả vờ le te vừa chạy vừa nghĩ không biết mình chạy có nhanh quá không nhỉ.

Nhưng tao vẫn muốn nghĩ rằng bởi vì đéo có ai từng dạy cho chúng mày phải làm Người như thế nào.

Hôm nay viết về trường học, tao nhớ Tốt tô chan, và tao khóc cho tất cả trẻ em trên mặt đất.

***


“Tôi khóc những chân trời không có người bay

Lại khóc những người bay không có chân trời”

Trần Dần


Không phải ngẫu nhiên mà bác Cao viết Chí Phèo. Cũng không phải ngẫu nhiên mà bác Tố tả chị Dậu. Càng không phải ngẫu nhiên mà bác Duy hát mười bài Tục ca. Mọi thứ đều có nguyên do của nó cả.

Có những đứa cho rằng tao vẽ biếm như chửi tục. Vẽ như bọn đầu đường xó chợ. Vẽ như quân phản động bán nước. Chúng không mảy may nghĩ rằng những bọn ấy còn khướt mới vẽ được như tao. Chúng còn đi xa đến mức cho rằng tao không có “đạo đức nghề nghiệp của thằng vẽ biếm họa”. Ha ha ha. Chả nhẽ đạo đức lại thuộc về lũ tôm tép đang hí hoáy mấy thứ nhạt toẹt trên Tuổi Trẻ Cười? Rõ một lũ linh cẩu không bao giờ thôi lo lắng cho người khác về việc làm thế nào để thành Người.

Lại có những thằng vu tao thù .. Hô hô hô. Tao đâu có rảnh đến mức đi thù một thứ không có thực? Tao chỉ thù những thứ đang sờ sờ trước mắt: những kẻ gieo rắc sợ hãi, những tên kẻ cướp, quân xảo trá, lũ giòi bọ sống bằng mồ hôi nước mắt, bằng máu, bằng sự u mê ngu muội của người khác. Ô, thế hóa ra quân ấy là .. à? Có khổ thân ông M.. không cơ chứ!

Ai muốn nghe những điều nghịch nhĩ? Chính tao cũng không. Ồ có những lúc tao nghĩ tao đã làm ra được những bài thơ đẹp nhất trên đời. Nhưng đấy ko phải là lúc tao viết hay vẽ về chúng mày. Các cụ đã dạy thế nào? Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Thực tình, tao thích nhất là không mặc gì. Những gì chúng mày đang nhìn vào và thấy khó chịu, thực ra là của chúng mày cả. Bao nhiêu là văn hóa, bao nhiêu là đạo đức, tao trả hết cho chúng mày. Thích nhé!

Lại có bạn bảo sao tôi không viết vẽ cái gì đẹp, cái gì tinh tế, cái gì sâu sắc. Bạn mến, xin hãy cho tôi được, dù chỉ một lúc ngắn ngủi thôi, đủ tuyệt vọng để ngửa mặt lên trời mà chửi.

Cụ Dần làm thơ hay như thế, có bị tù ngục đày đọa không? Anh Vũ viết kịch hay như thế, có bị chết không rõ nguyên nhân không? Anh Vươn làm lụng vất vả nhẫn nhịn như thế, có bị cướp trắng giữa ban ngày không? Và còn bao nhiêu triệu con người trên cái dải đất chữ S cong oằn như con giun nữa, ai cho chúng ta lương thiện?

Tinh tế để cho ai xem? Sâu sắc để cho ai hiểu? Chắc chắn không phải lũ lợn con đang cắm đầu vào hàng game và phim sex rồi. Chắc chắn không phải lũ heo con áo quần xúng xính, mắt xanh mỏ đỏ đang dắt díu nhau vào nhà nghỉ rồi. Cũng chẳng phải đám sinh viên èo uột đang lờ đờ ngồi đợi điểm danh. Cũng chẳng phải lũ công chức an phận cuống cuồng lo giá tăng, lương giảm, chạy trường chạy lớp cho con. Cũng chẳng phải lũ trọc phú bơi trong tiền, lũ anh chị ngập trong máu. Cũng chẳng phải lũ bằng cấp nước ngoài, có học thức, có địa vị, suốt ngày lên kế hoạch xem đi du lịch ở đâu, ăn ở nhà hàng nào. Cũng chẳng phải bác nông dân đang kéo cày thay trâu, đang thồ hàng thay ngựa. Chẳng phải những ai chỉ có mỗi TV và báo chí để xem để đọc. Chẳng phải những kẻ đéo có nổi một tấm lòng để quan tâm đến bất cứ cái gì ngoài bản thân mình. Viết hay vẽ ra cái gì đẹp, để cho ai?

Tao ỉa phẹt, vào tất cả chúng mày.

Tao ỉa phẹt, vào những thằng bịt mắt, bịt tai, bịt mồm. Ồ đến con chó còn có mắt để nhìn, có tai để nghe, có mồm để sủa. Lại còn có mũi đến hít để ngửi. Rõ là chúng mày thua đứt.

Tao ỉa phẹt vào những đứa nói mà không làm, đã đành. Tao lại cũng ỉa phẹt, vào những đứa làm mà không nói. Không nói thì ai biết đấy là đâu? Những thằng ngu không nói thì ai biết là ngu đến mức nào? Những thằng giỏi không nói thì ai biết đường mà học theo? Đến ông Phật còn nói ra rả, chúng mày định thi im lặng với ai?

Tao ỉa phẹt, vào tất cả sự khéo léo. Lịch sự, nhũn nhặn, dĩ hòa vi quý. Ra vẻ hiểu đời, ra vẻ biết cách sống. Lũ bộ tịch đáng tởm! Quân đạo đức giả, một đống mặt nạ! Hãy bóc lớp mặt nạ nhoe nhoét tã tượi ra, rồi nói chuyện phải trái với nhau, nói chuyện xấu đẹp với nhau. Hay mặt nạ đã dính quá chặt rồi? Hay bóc ra thì chẳng còn gì bên trong cả, ngoài mớ nhầy nhụa lưu cữu của sợ hãi?

Tao ỉa phẹt vào Khổng Tử đã đành. Tao lại cũng ỉa phẹt, vào Lão Tử. Cái gì mà vô vi, cái gì mà nước chảy. Riêng việc nhắc đến vua thế nào, dân làm sao là đã thấy khó ngửi và không tưởng rồi. Thôi hãy cưỡi trâu đi cho khuất mắt.

Đừng bao giờ so tao với các diễn đàn, đừng đặt tao vào lề trái hay phải. Tao ỉa phẹt vào các loại bầy đàn, các loại lề lối. Tao không đi theo ai, cũng không dẫn ai đi theo mình. Nếu có người đồng ý với những gì tao nói, ấy chỉ là trùng hợp. Nếu có kẻ không đồng ý với tao, ấy là chuyện bình thường.

Tao ỉa phẹt vào những gì giả dối, những gì hời hợt. Như thế cũng có nghĩa, bất cứ lúc nào tao giả dối hoặc hời hợt, tao sẵn sàng ỉa phẹt, vào chính mình. Phải lắm, cái thân tao thì có sá gì. Bao nhiêu cứt, mà chẳng được. Tao sẵn sàng hít ngửi, sẵn sàng ngồi đó mà suy nghĩ về tất cả những lỗi lầm của bản thân mình. Rồi tao lại đứng dậy rửa sạch, và tao sẽ lại cặm cụi ỉa phẹt, vào tất cả chúng mày.

Ngày xưa nghe Chí Phèo chửi, cả làng Vũ Đại ai cũng nghĩ chắc nó chừa mình ra. Bây giờ chắc vẫn vậy. Nhưng đừng nhầm, thực ra anh Chí chẳng chừa ai bao giờ.
@ chửi rủa của đồng chí Bút chì +


Phần nhận xét hiển thị trên trang

lên cơn theo nhóm!


Một đám thanh niên hô hào 2 con chó đang cắn, giằng xé nhau. Một số du khách Tây đã bức xúc với cảnh tượng này, họ xông vào nói những lời to tiếng… với thái độ tức giận.
Đó là cảnh tượng chọi chó tại vườn hoa ven đường Lý Thái Tổ, Hà Nội, chiều ngày 12/11. Trao đổi với PV, anh Tài, một người nuôi chó cảnh cho biết, người Tây họ coi trọng con vật nuôi trong nhà, đặc biệt là chó, thấy cảnh tượng hai con chó cắn xé nhau, máu chảy đầm đìa mà không can ngăn lại hô hào, thích thú nên họ bức xúc.

Theo anh Tài thì với nhiều người, hình ảnh con chó máu me đầm đìa, nhẹ thì rách da, gãy răng, nặng thì mất mạng sau mỗi trận đấu là hình ảnh bạo lực, dã man, khiến nhiều người xót xa với con vật nuôi…

"Bản thân tôi nếu mang chó đi chọi cũng cảm thấy xót xa khi nhìn "trò cưng" của mình đổ máu. Thậm chí, có kẻ lợi dụng thú chơi này để biến chọi chó thành sới bạc khiến nhiều người có cái nhìn không hay về cảnh này" - Một người chứng kiến lên tiếng phàn nàn.

Theo một số người tham gia chọi chó thì chó Pitbull được xem là chúa tể của các loài chó chọi, có trọng lượng từ 30 đến 40kg, rất dũng mãnh. Dòng chó này có nguồn gốc từ châu Mỹ và đang dần được nuôi phổ biến ở Việt Nam.

Nhưng cũng có người cho rằng không nên phát triển thú chơi này, 
vì hình ảnh con vật nuôi máu me đầm đìa, gây phản cảm, xót xa…


Chủ nhân thả ra, hai con chó lại lao vào giằng xé nhau đến chảy máu.

Những hình ảnh này khiến du khách Tây tức giận.

Theo Infonet
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ku Hàn viết về bản quán:




Người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh giờ bị kỳ thị. Đi đâu cũng thấy người ta nói ghét dân Thanh Nghệ Hà, cầm hồ sơ xin việc mà giọng điệu, cái hộ khẩu ở vùng này thì coi như trượt rớt từ vòng đầu.

Thanh - Nghệ - Hà mà thực chất là hai xứ Thanh, Nghệ (tức là hai vùng đất có những khu biệt về Văn hóa). Trải khoảng ngàn năm tạo dựng, đi kèm theo đó là những tương đồng và dị biệt về lịch sử, văn hóa hình thành nên cốt cách, tâm tính con người.

Khu biệt văn hóa.


Thanh - Nghệ được ví như Việt Nam thu nhỏ. Cái gì Việt Nam có thì Thanh - Nghệ cũng có. Lịch sử hai vùng này ước chừng trên ngàn năm, nghĩa là tương đương với lịch sử Việt Nam (từ Ngô Vương lập quốc đến giờ). Dân số ước chừng trên 8 triệu người, bằng gần 10% dân số Việt Nam.

Cả hai xứ đều là biên thùy trọng trấn của Vương quốc Đại Việt khi xưa. Là đất căn bản đế vương, Thanh - Nghệ quan trọng đến nỗi: Thanh Nghệ còn, Quốc gia còn, Thanh Nghệ mất Quốc gia mất.

Có ít nhất hai vương triều, hai nhà Chúa mà gốc tích là từ Thanh Hóa - người "làm vua" gần đây nhất mà xứ Thanh có được là ông Lê Khả Phiêu (nguyên TBT BCH Trung ương Đảng CSVN). Văn thần võ tướng xứ Nghệ bạt ngàn. Bắc sông Lam thiên về võ tướng, nam sông Lam thiên về văn thần.

Cụ Hồ cũng là người xứ Nghệ (nguyên gốc Quỳnh Lưu).

Trên khắp cõi Việt Nam đâu đâu cũng thấy mồ tử sỹ Thanh Nghệ. Nghĩa trang Trường Sơn phần lớn là tử sỹ Thanh - Nghệ. Chiến trường phía Bắc, hồi chống Tàu 1979 - 1984, lính Thanh kiên cường, quật khởi đánh cho người Tàu bạt vía.

 


Không phải đương nhiên mà sân Vinh được gọi là cái Chảo lửa. Người Nghệ mang cái bản sắc Choa dân 37 làm nên cả chảo lửa sân Vinh ở ngay Mỹ Đình.

Nhiều nhân vật lẫy lừng của Việt Nam từ quãng năm 30 trở lại đây có cái gốc chung Thanh Nghệ. Yếu tố lịch sử như thế vô hình chung khiến người Thanh - Nghệ tự bản thân đã mang cái tính ương ngạnh, kiêu hãnh và trịch thượng.

Loạn kiêu binh thời Lê mạt cũng bởi binh tướng túc vệ người Thanh Nghệ.

Trong một cơ quan, dù nhỏ mà có hai người Thanh Hóa ngồi tương đương vị trí thì tất mất đoàn kết. Căn nguyên rất đơn giản, người Thanh Hóa tính hãnh tiến, có máu làm thủ lĩnh, làm lãnh đạo và không chịu kém người.




Gềnh đá sông Mã, photo by Sông Hàn

Người xứ Thanh, thân ai làm người ấy chịu, hành xử theo cái kiểu anh cả nhưng cũng thiếu phần bao dung, thiếu hẳn phần khiêm hòa. Người xứ Nghệ thì cố kết cộng động cao, sẩy việc cả nhóm cùng đứng ra gánh vác, người Nghệ phần nào có sự bao dung hơn người xứ Thanh.

Nhưng ngay ở Nam - bắc sông Lam cũng có sự phân cách. Người Nghệ An luôn tự thị là anh, tính cố chấp, trịch thượng cao hơn hẳn. Người Hà Tĩnh mềm dẻo hợp thời hơn. Đất chật, người đông, chiến tranh tàn phá, thiên nhiên không ưu đãi, vô hình chung khiến người Thanh - Nghệ trở nên cần kiệm, chắt chiu.

Núi sông, thời tiết xung khắc mãnh liệt khiến người hai xứ này chênh vênh giữa trạng thái tốt và cực đoan. Cần kiệm thì đến mức chi li bủn xỉn, đoàn kết thì đến mức thái quá. Lại bảo thủ, ương gàn, chậm thích ứng với cái mới.

Điều tệ hại hơn cả là người Thanh - Nghệ dường như có máu làm chiến binh, không chịu khuất, không chịu nhún ai bao giờ. Có doanh nghiệp Hàn Quốc về Nghệ An đầu tư nhà máy may thế mà lao động đi làm cứ gắn tai phone rồi gật gù (theo tiếng nhạc), chủ xưởng bảo mãi không chịu bỏ đi. Rồi đó lao động từ Nam về, xin đi làm lại lại so sánh lương giữa hai chỗ làm rồi nói ở đây trả thấp thế là xúi bãi công khiến chủ xưởng phát hoảng.

Cả cái nhà máy mấy ngàn công nhân rốt lại toàn làm chậm tiến độ, hàng đem ra bị trả về. Ông chủ phải dồn 5 nhà máy ở các KCN phía Bắc lại hỗ trợ mới xong.

Có bận mình ngồi nói chuyện với ông Cao Văn Vĩnh, Giám đốc sở Văn hóa Nghệ An, ông bảo: "Tình xứ Nghệ quen lâu" vấn đề là trong thời buổi này bao giờ thì người ta quen được mình. Lâu quá không được, y như cô gái cứ chờ để về nhà chồng vậy, lâu sinh ra mỏi mệt". Còn ông Phan Thanh Tịnh, Giám đốc sở Công thương tỉnh thì bảo: "người mình cần cù chịu khó nhưng lại không khéo, tính người Nghệ cũng không thuần"

Nói thế để biết rằng người Thanh - Nghệ có những cái nhược điểm cố hữu của mình. Mà nhược điểm cao nhất là cái tôi quá lớn cái tôi cả cá nhân và cái tôi của khu biệt văn hóa, ghét bị sai khiến. Và họ cũng hiểu về điều đó!

Tất nhiên ta có thể hỏi làm thế nào để người Thanh Nghệ bớt bị kỳ thị?

Cần hiểu.


Rất khó để ngày một ngày hai, người hai xứ này bớt đi cái nhược điểm của mình, vậy chỉ còn một cách là phải biết chấp nhận chính nó. Mà muốn chấp nhận thì phải hiểu đặc tính Thanh Nghệ. Hò sông Mã cao ngạo, thanh âm như đục thẳng vào lỗ nhĩ. Ví giận thương trữ tình sâu lắng hai cái đó là cốt cách Thanh Nghệ.

Tất cả phần nổi của đặc tính Thanh - Nghệ, tất cả những cái xấu của tâm tính người Nghệ An - Thanh Hóa ai cũng thấy rõ còn cái tốt thì bị khuất lấp, rất khó để tiếp cận.

Thế tính tốt của Thanh Nghệ là gì? Xin thưa nó cũng nằm một phần trong những mặt xấu của Thanh - Nghệ: tính cương cường quyết liệt, không chịu nhún nhường. Ở một cơ quan, một doanh nghiệp mà biết tận dụng và khơi dậy cái đặc tính này, cố kết nó trong khuôn chung thì rất khó có đối thủ cạnh tranh nào vượt lên được họ. Nói cách khác doanh nghiệp đó có thể vượt lên mọi khó khăn, trở ngại.

Thứ nứa khi người Nghệ đã tin, đã yêu thì tất dốc lòng hết sức, tận tụy, nhiệt tâm làm việc. Tính trung thành là điều không thiếu ở người Nghệ, tính quyết liệt là điều không thiếu ở người Thanh. Người Nghệ đói no có nhau, anh em sống chết làm việc, không (hoặc hiếm khi nào) bội phản hoặc chạy theo tiếng gọi của lợi ích riêng mình mà bỏ rơi cộng đồng

Dân hai xứ này đều rất khó khăn về mặt kinh tế, gia cảnh, sự cần cù chịu khó chịu khổ là không thiếu. Nhưng đây là đất học, người thành danh rất nhiều, nên sử dụng lao động Thanh - Nghệ - Hà cần phải đặc biệt thấu hiểu văn hóa của họ, trọng thị họ để họ thấy mình được coi trọng, có chỗ đứng trong doanh nghiệp. Còn ngược lại chỉ mang lòng kỳ thị thì tất tâm lý đối kháng (ghét giàu, ghét ông chủ) sẽ có đất để trỗi dậy. Đến lúc đó không có nhiều chỗ cho việc thương lượng, thấu hiểu lẫn nhau.

Về phía Thanh - Nghệ, cái đào tạo lao động là khâu yếu khuyết nhất, phần đa lao động đi vào Nam hay ra Bắc đều từ đồng ruộng mà ra (tính làng xã, tư tưởng tiểu nông vẫn rất cố hữu). Cả ba tỉnh (Thanh - Nghệ - Hà) đều chưa bao giờ nói những điều mà người lao động của mình cần và phải hiểu.

Họ có thể đào tạo tay nghề nhưng lại thiếu hẳn đi đào tạo kỹ năng và cung cách ứng xử. Tức là cứ thả nổi cho người xứ mình tự bươn chải với đầy đủ tính xấu theo kiểu tự sinh tự dưỡng. Như thế cũng rất khó cho doanh nghiệp.

Cái chè xanh của xứ Nghệ, hay cả xứ Thanh cũng vậy với người ngoài, rất chát, rất dẳng nhưng uống lâu sẽ nghiền vấn đề là phải chịu uống (nghe rất khó) và người bán chè phải biết cách tiếp thị.@bài của ku Hàn, giám đốc Trâu Qùy trại, kiêm hiệu trưởng Xã Đàn trường.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những ngày đã xa

Hà Nội cuối 1973- kỳ I 
VƯƠNG TRÍ NHÀN

Nhật ký chiến tranh – phần tiếp sau bài
Vẻ đẹp tàn tạ -- Hà Nội tháng 6/1973
6/9
Từ Quảng Trị trở về Hà Nội. Cảm thấy như một con tàu đang đi, bị chững lại. Đấy, cái nơi mà ta ao ước trở về -- tức Hà Nội -- chỉ có như thế. Tôi vừa thấy đây là nơi chứa tất cả quá khứ tương lai cau, và tinh thần vì việc chung, cũng đã rất khó.
Dạo này, tôi sinh ra cầu an. Tôi sợ phải nghe những chuyện trái tai. Nhiều người nhắc tôi chuyện nọ chuyện kia, tôi cứ gạt đi. Nghĩ bụng, tất cả  là do chiến tranh. Sau này, người ta sẽ bảo đó là cuộc chiến tranh cuối cùng, cũng là cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử dân tộc. Nó kéo chúng ta lùi lại đến phần tư thế kỷ.
Xuân Sách: Sau mười mấy năm chiến đấu, điều rút lại là có hai nước Việt Nam - Đó là điều cả chúng ta lẫn nhiều nước khác trên thế giới cùng khẳng định.
Có nước nào như ở Việt Nam, lý tưởng là đồng nghĩa với ảo tưởng, mơ ước hão và thực tế là đồng nghĩa với thực dụng, hèn kém.
11/9
Bế tắc, ở đâu cũng thấy cái chữ ấy. Bế tắc tức là thiếu niềm tin, tức không biết hành động ra sao, tức là vô vọng. Không phải cứ chịu ngồi là tích lũy vốn sống được đâu. Tích lũy làm sao, khi không tính được cái gì là giá trị, cái gì không. Biết rằng từ nay trở đi chỉ có thể là còn xấu hơn, không thể khá được, nhưng vẫn hồi hộp  không biết rồi mọi thứ sẽ xấu đến mức nào nữa.
Trở lại  bình thường ư? Mất vài năm. Có khi hơn, hàng chục năm nữa.
Thì cứ lấy thân phận mình ra là đủ hiểu.  Khốn khổ thân tôi, lúc thời thế đang lên, mọi người đang vui -- những năm 58 - 64 --, tôi sống trong nỗi bơ vơ không biết đặt hy vọng vào đâu. Bây giờ tôi vừa nhập được vào đời, thì đời sống lại đã xoay sang hướng tàn tạ. Tôi ngoi lên không  kịp.
Nguyễn Khải:
-- Viết về cái gì bây giờ? Chỉ có cách trở lại những giá trị cơ bản. Đánh thức trong mỗi người bình thường cái tình cảm lương tri trong cuộc sống. Ví như lâu nay tuyên truyền ta cứ nói dân ta không biết sợ gì hết. Có phải thế không? Chúng ta không sợ B52, không sợ súng đạn, nhưng chúng ta sợ nhau. Người nọ ghen ghét thù hằn người kia, cấp dưới sợ cấp trên mà thực ra sợ quyền lực, sợ những giá trị kinh tế.
-- Dạo này chỉ trông ảnh thôi, thấy mấy ông to, ông nào ông ấy cũng có vẻ cha già dân tộc. Hết cả sáng suốt với nhạy bén thì làm sao hy vọng.
-- Năm 1957 đi Festival về qua Trung quốc,  thấy cán bộ thanh niên nó trẻ lắm, bí thư thành đoàn 23 - 24, tiếp khách nước ngoài lại còn nói đùa nói bỡn. Không biết bao giờ người mình có được những bộ mặt sinh động như vậy.
Cái khó nhất bây giờ là công tác tổ chức - ông Vũ Cao nói.
Những gì là động lực của vận động lịch sử hôm qua, đến hôm nay thành ra lực cản. Sẽ là không đủ nếu chỉ nói đến vai trò của tuyên truyền chính trị. Chính hệ thống tổ chức đang đè nặng lên chúng ta, kìm hãm chúng ta! Không thay đổi những cái ấy đi, thỉ mọi lời kêu gọi  chắc chỉ là chuyện vớ vẩn.
14/9
Vẫn bị ám ảnh vì chuyến đi Quảng Trị. Lần đầu tiên xa Hà Nội những 2 tháng, mà lại trong hoàn cảnh thời bình -- tôi cảm thấy đã xa lâu lắm.
Về đây mới có những buổi tối, tôi đi dưới những bóng cây. Cảm giác có một không gian trong lành quanh mình. Sau cơn mưa, mọi thứ hằn rõ lên, nguyên vẹn trong cung cách của mình, và màn đêm giống như một đại dương lớn lao, vô tận mà mình đang ở dưới đáy. Sống trong cái đêm bao la này, người ta có thể yên tâm, đi lại, nghỉ ngơi, suy nghĩ.
Đặt bên cạnh những ban đêm u tối của các vùng Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị… thì đêm Hà Nội đâm ra có cái vẻ rộn rã mà xưa nay tôi không nhận ra. Ngồi ở trong cái phòng con, nhiều buổi tôi lặng đi vì cuộc sống ở ngoài kia. Một đám 13-14 nối nhau trên đường, cùng reo vui vì một chuyện gì đó. Tiếng hai người bạn trẻ chuyện trò, có khi lại có cả tiếng một anh chàng nào nhiều khuya rất muộn còn huýt sáo.
Sau cơn mưa, trời đất trong hơn, mọi thứ tiếng động nghe vang hơn và ấm hơn, như ban ngày tôi nhìn thấy thì cả những lùm cây cũng xanh hơn. Những ngày mưa qua đi, lá sấu óng ả hơn, nắng chiều làm cho màu xanh của lá ấm lên trong cái sắc vàng bền bỉ và vững chãi.
Kể ra, so với thời chiến, tức cuối 1972 về trước, bây giờ tôi đã có một Hà Nội khác, Hà Nội bình thường trở lại. Nhưng cũng lập tức, phải hiểu là chiến tranh theo sát Hà Nội nó không buông tha Hà Nội cho đến lúc này. Sự thanh lịch, hào hoa, tất cả đều còn cả. Nhưng lại không phải là của cái thời bình hôm qua. Chỉ còn là cái gì nửa vời, pha tạp.
Có thể nói chung gì về tâm trạng mọi người sau tám tháng hoà bình?
Tôi ngồi tôi đọc lại một ít ý nghĩ, và thấy có lẽ vẫn có thể rút ra được một ít điều tốt  đẹp nào đó, mà tôi chưa thấu. Đó trước tiên là một cái gì như mong mỏi -- mong mỏi hạnh phúc sẽ đến, mong mỏi đời sống ổn định.
Bài Đêm đông chí uống rượu với bác Lâm và bác Khánh nói về những cuộc chia tay thời loạn của Vũtôi chép vào trong sổ đã lâu, thỉnh thoảng lại mang ra đọc lại, thích nhất là đoạn cuối:
Thôi nhé mai này tiễn Khánh đi
Đường xa bom phá tàu không về
Lênh đênh ai hát ngoài song cửa
Bài ca thanh bình đêm cũ
“Hoa lá quên giờ tàn
Mây trắng bay tìm đàn”
Ngày xưa yên ấm quá
Trẻ hát đồng dao trên phố
Con trai xách điếu đi cày
Con gái quang liềm gặt lúa
Bao giờ hết khổ người ơi
Lòng như vầng trăng khuyết
Chém giữa trời khôn nguôi
Thanh bình, cái chữ ấy, nghe êm đẹp quá, vì gắn với thanh bình, là đoàn tụ, là hy vọng.
Cái không thể mất được, là hy vọng.
26/9
Mợ Tâm: Nhà như nhà mợ (5 người lớn) ngày phải 3 đồng thức ăn mới đủ ăn. Lại mấy cơn bão dúi dụi.Phương Thảo: Ngày trước, lương như Thảo là ăn thoải mái, tiêu cũng thoải mái. Bây giờ chỉ được phần ăn. Tiền chi cho công việc, những việc lương thiện, thật không có chỗ. Mật ít ruồi nhiều. Còn như ở nhà máy của Thảo ư? Sau mấy năm đi học, về chỉ thấy như cũ. Với lại toàn thấy những chuyện không ra sao. Bây giờ người ta làm bậy theo kiểu mặt dày mày dạn, trâng tráo mà làm, không cần dấm dúi. Tức người ta không biết sợ là gì nữa.
Mấy năm vừa trải, cái chính là mình thấy giá trị của dân có học. Chả còn lạ gì những người hò hét, có khi họ lại không bằng những người mang tiếng công chức như mình.
Tôi hay nghĩ về những cái mất, cái còn của Hà Nội. Cái gì mất đi? Nhiều lắm, mất đi cả nhiều mặt tốt. Nhưng tôi cũng tin là vẫn còn lại một cái gì đó. Và nếu như một cái gì vừa mới biến động đã mất, thì cái của mất ấy, chắc cũng là vô duyên, và cũng chẳng đáng tiếc lắm.
Cái cuộc đời này là gì vậy? Tôi nghĩ thật thú vị, những cũng thật là xa lạ. Ngồi trên phòng nghe những âm thanh đường phố, cứ nao nao cả người. Muốn đi ra với đời. Nhưng làm sao để đi chơi được, tôi còn phải làm việc. Đi chơi với tôi là quá phung phí thời gian, tôi có nhiều đâu mà rải mành mành ra như vậy.
Và điều này, quan trọng nhất -- đôi khi đi chơi, như bị lấm bùn vào mặt, lại khó chịu thêm. Hà Nội còn nhếch nhác quá.
Người ta trả lại cho tôi một Hà Nội, nhưng nó không hoàn toàn như tôi mong muốn. Cũng như người ta chỉ cho tôi một tố chất thông minh vừa phải, một ít sự nhạy cảm nghệ sĩ vừa phải, để rồi làm một nghệ sĩ thì không nổi, và trở về với đời thường không xong.
Tôi không tiêu hoá được những cuộc chơi bời đang diễn ra chung quanh. Dạ dày tôi kém.
Tôi vẫn không cảm thấy tôi nhập được vào Hà Nội -- điều ấy có lúc ở phía Hà Nội, nhưng có lúc ở phía tôi, khổ chưa!
Thế còn những người như Thảo? Họ nghĩ sao về Hà Nội? Họ còn thuộc Hà Nội ngày xưa hơn cả tôi nữa. Tôi muốn hỏi vậy vì cảm thấy Thảo còn giữ được chút gì đó như là chất sang trọng quý phái. Có lẽ một phần vì Thảo không quan hệ rộng, Thảo không bị những xô đẩy của cuộc sống, Thảo không bị cả cuộc đời này hành hạ.
Thảo có gì trong sáng và nhuần nhị hơn so với Xuân Quỳnh -- dù  cũng tự nhiên, thoải mái, và có thể nói như là dễ dàng với mọi người. Thảo đô thị hơn.
3/10
Dạo này hay cùng Tính đến chơi Thảo. Một ngôi biệt thự cũ trong ngõ Hạ Hồi nay đã tàn tạ khi phải sống theo nhịp thời chiến.
Mỗi lần gọi cổng, chúng tôi phải từ dưới đường réo lên. Bù lại, khi lọt vào cái phòng chật hẹp nhưng ngăn nắp của nữ chủ nhân, chúng tôi cảm thấy như chiến tranh đã ở phía ngoài.
Một lần, chúng tôi chứng kiến cảnh  một cháu nhỏ của Thảo ba bốn  tuổi gì đó ngồi chơi giữa phòng cô. Chơi truyền nước. Cháu cứ rót nước từ ấm ra bốn cái chén nhỏ, rồi lại rót ngược vào. Một niềm vui rạng rỡ trên khuôn mặt cháu khi nhận ra rằng mình không đánh rớt ra ngoài chút nước nào.
Hôm nay chúng tôi ngồi bàn về đợt B52 mười tháng trước. Thảo kể:
-- Nhớ mãi năm ngoái có chục hoa cúc lạ. Mua đúng hôm Hà Nội bị B52. Đẹp chưa từng có. Mười ngày sau về, lá héo, mà từng vồng cúc vẫn chắc, khoẻ.
Ngày nào mua hoa, là ngày vất vả nhất. Chạy khắp nơi, lên đầu Hàng Lược, ra chợ Đồng Xuân, rồi mới ra các cửa hàng mậu dịch. Bao nhiêu cũng mua.
Ngày đi học, bao giờ áo cũng phải là một ít nước hoa. Mẹ chiều, đi xa về, đun cho ít nước tắm, rồi giục đi chơi nhà các bạn. Cụ ông cũng chiều, cũng giục đi. Chính tính cụ ông rất giống tính Thảo. Cái tự do hôm nay, là điều sẽ không chịu đổi lấy một cái gì khác, trừ trường hợp thật tự nguyện.
Hoa sữa -- thứ hoa của đường phố. Hoa của trên cao, cho người ta đứng dưới mà cảm thấy cả một trời ướp hương. Hoa của mọi nhà, có khi phố mình không hoa những vẫn là có hoa từ những phố khác phảng phất đưa tới.
(còn tiếp)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chọn láng giềng hay phương Tây?


Tuần ViệtNam - 

Từ ‘Lãnh đạo cấp cao đến người dân bình thường đều đã thấu hiểu giá trị của  dân chủ tự do mà họ đã thụ hưởng cũng như cái giá đắt phải trả của dân chủ quá  đà’ Ông Chu Công Phùng, cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam  tại Myanmar giai đoạn 2009-2012 tiếp tục trao đổi với Tuần Việt Nam bài học  Myanmar.
Theo ông đâu là lý do chính khiến Myanmar có sự thay đổi  ngoạn mục về chính trị – xã hội, tổ chức bầu cử thành công, chuyển đổi từ chính  quyền quân sự sang dân sự… một cách êm thấm. Trong khi những đất nước Châu Âu,  Trung Đông, Bắc Phi như Ai Cập đang mắc kẹt trong những cuộc chuyển đổi đẫm  máu. Đâu là sự khác biệt lớn nhất?
Rất nhiều người đã nêu câu hỏi này và đều tự tìm câu trả lời  hợp lý nhất có thể. Theo tôi, lý do khiến Myanmar có sự thay đổi ngoạn mục trong  hơn 2 năm qua chủ yếu là nguyên nhân bên trong, là do yếu tố con người Myanmar  quyết định...
Lần theo lịch sử, chúng ta đều biết sau khi giành được độc  lập năm 1947, Myanmar đã trải qua hai thời kỳ phát triển với chế độ chính trị  trái ngược nhau: chế độ dân chủ nghị viện (1948-1962) và chế độ quân sự độc tài  (từ 1962 trở đi).Nói cụ thể hơn, mọi công dân Myanmar từ lãnh đạo cấp cao đến  người dân bình thường đều đã thấu hiểu giá trị của dân chủ tự do mà họ đã thụ  hưởng cũng như cái giá đắt phải trả của dân chủ quá đà và nỗi đau xót khi bị mất  tự do dân chủ. Họ khát khao được tái thụ hưởng nền dân chủ tự do của thập kỷ 50  thế kỷ XX; đồng thời rất khao khát xã hội được hòa bình ổn định, không rối loạn,  không đổ máu bắn giết lẫn nhau như mấy chục năm gần đây.
Về kinh tế, văn hóa, mọi công dân Myanmar đều lưu luyến niềm  tự hào trong quá khứ: Myanmar từng là điểm sáng nhất Đông Nam Á về phát triển  kinh tế, từng là cường quốc xuất khẩu gạo của thế giới, từng có nền giáo dục  trong top 20 của thế giới, từng có công dân (U Thans) làm Tổng Thư ký Liên Hợp  Quốc (1961-1971), từng 2 lần vô địch bóng đá Châu Á, 5 lần vô địch bóng đá Đông  Nam Á…
Vì vậy, mọi người dân Myamar đều theo dõi sát sao “Lộ trình  Dân chủ 7 bước” do Thống tướng Than Shwe chỉ đạo thực hiện từ năm 2003. Tháng  11/2010, khi “lộ trình” này chuyển sang bước thứ 6: bầu cử quốc hội, lập chính  phủ mới, đã đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số công dân Myanmar kể cả những  người bất đồng chính kiến.
Kể từ đó, Myanmar liên tiếp có những thay đổi ngoạn mục và  không xảy ra rối loạn như một số nước Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi… như mọi  người đã biết.Đương nhiên, những yếu tố tác động từ bên ngoài cũng rất quan  trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định.
clip_image002_thumb
Chân dung bà Aung San Suu Kyi  trên đường phố Yangon. Ảnh Hoàng Hường
‘Liều thuốc thử’ của Mỹ và EU
Lộ trình 7 bước dân chủ của Myanmar đã được thực hiện đến  giai đoạn nào, thành công so với mục tiêu đề ra và sự ảnh hưởng của nó?
Đầu năm 2003, Thống tướng Than Shwe tiến hành cải tổ Nội  các, bổ nhiệm Đại tướng Khin Nyunt – Bí thư thứ nhất Hội đồng Hòa bình và phát  triển quốc gia (SPDC) làm Thủ tướng. Sau khi nhậm chức, Thủ tướng Khin  Nyunt thay mặt chính phủ Myanmar công bố “Lộ trình dân chủ 7 bước” hướng tới  xây dựng một nhà nước Myanmar mới “Dân chủ có kỷ cương” bao gồm:
Bước 1, Phục hồi triệu tập Đại hội quốc dân vốn bị  đình trệ từ năm 1996.
Bước 2, Từng bước tiến hành những bước đi cần  thiết cho việc xây dựng một chế độ dân chủ thực thụ và có kỷ cương.
Bước 3, Soạn thảo một Hiến pháp mới dựa trên  những nguyên tắc căn bản và chi tiết mà Đại hội quốc dân thông qua.
Bước 4, Tổ chức cuộc trưng cầu dân ý để thông qua Hiến  pháp mới.
Bước 5, Tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do, dân  chủ, công bằng để bầu ra Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới.
Bước 6, Triệu tập họp Quốc hội theo quy định của  Hiến pháp mới.
Bước 7, Xây dựng đất nước phát triển, hiện đại và  dân chủ; lãnh đạo đất nước do Quốc hội bầu; chính phủ và các tổ chức trung  ­ương do Quốc hội thành lập.
clip_image004_thumb (1)
Ông Chu Công Phùng. Ảnh:  Hoàng Hường
Theo lộ trình trên, hiện nay “Lộ trình dân chủ 7 bước” đã  chuyển sang bước cuối cùng.
Những ai theo dõi quá trình phát triển của Myanmar đều thấy  rõ lộ trình này được thực hiện thành công, đúng bài bản, đúng tiến độ và phát  huy ảnh hưởng rất tích cực trong nội bộ Myanmar.
Dư luận dân chúng Myanmar cho rằng, đây chính là công lao của  Thống tướng Than Shwe để lại trong lịch sử Myanmar trước khi ông nghỉ hưu năm  2011.
Những động thái Mỹ và EU tới Myanmar, dỡ bỏ cấm vận, sự  ủng hộ đối với quốc gia này sau khi ‘liều thuốc thử’ về thái độ nhất quán của  Myanmar đã được đáp ứng. Sau đây Mỹ và EU sẽ còn đòi hỏi gì thêm ở Myanmar? Sự  ủng hộ này sẽ có ảnh hưởng thế nào đến các nước láng giềng và khu vực, đặc biệt  Trung Quốc?
Như đã trình bày ở câu 11, Mỹ và EU tuy đang từng bước tháo  dỡ các đạo luật trừng phạt kinh tế đối với Myanmar, nhưng họ vẫn đang theo dõi  chặt chẽ các bước cải cách kinh tế và hòa hợp dân tộc của chính phủ Myanmar.  Cuộc bầu cử Quốc hội 2015 sẽ là “liều thuốc thử” quan trọng để họ quyết định  bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Myanmar, chấp nhận Myanmar hội nhập với  thế giới hay không? Ứng xử của Myanmar sẽ “giải đáp” những mong muốn của Mỹ và  EU.
Các nước láng giềng của Myanmar trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ  đều hoan nghênh các động thái tích cực từ Mỹ, EU đối với Myanmar mấy năm qua.  Tuy nhiên, xuất phát từ quan hệ song phương với Myanmar và lợi ích của các nước  láng giềng tại Myanmar, mỗi nước đã và đang có những phản ứng riêng của họ đối  với mối quan hệ đang ấm lên giữa Myanmar với Mỹ và EU.
Tỷ lệ ủng hộ của người dân thể hiện qua cuộc bầu cử  1/4/2012 với đảng NLD và bà Aung San Suu Kyi sẽ có tác động thế nào tới chính  sách của Mỹ và phương Tây đối với Myanmar?
Ngày 1/4/2012 Myanmar tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung để  bầu thêm 45 nghị sĩ còn thiếu. Cuộc bầu cử bổ sung này được giám sát chặt chẽ  của Đoàn Ngoại giao tại Yangon và nhiều phóng viên nước ngoài, thu hút sự quan  tâm rất lớn của dư luận trong và ngoài nước Mynamar. Đảng NLD của bà Aung San  Suu Kyi đã tham gia ứng cử và giành thắng lợi vang dội với 43 người trúng cử  trên tổng số 45 ghế cần bổ sung.
Ngay sau khi NLD giành thắng lợi này, Mỹ đã hoan nghênh đây  là “bước tiến quan trọng trong tiến trình chuyển đổi dân chủ, thể hiện quyết tâm  của Myanmar hướng tới sự cởi mở, minh bạch và cải cách lớn hơn”. Các nước EU  cũng lần lượt tuyên bố hoan nghênh kết quả cuộc bầu cử và chúc mừng đảng NLD.  Cũng sau cuộc bầu cử này, các quan chức Mỹ đã chuyển sang sử dụng tên nước  “Myanmar” thay cho “Bumar” trước đây vẫn sử dụng với ngụ ý “Bumar” là chính phủ  quân sự độc tài.
Sự kiện đảng NLD có mặt trong Quốc hội Myanmar kể từ ngày  1/4/2012 và bà Aung San Suu Kyi được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Pháp chế Quốc hội  hiển nhiên là phù hợp với mong muốn của Liên Hợp Quốc, Mỹ và các nước phương  Tây, chắc chắn sẽ là cơ sở quan trọng để họ điều chỉnh chính sách theo hướng  tích cực hơn đối với Myanmar.
Với vị trí ‘cửa ngõ’ ra vùng Nam Á và Ấn Độ Dương, Myanmar  có rơi vào thế bị giằng co giữa Trung Quốc, Ấn Độ và phương Tây?
Với vị thế địa chiến lược quan trọng là cửa ngõ giữa Đông Nam  Á với Nam Á, Trung Đông, Châu Âu…, lại án giữ Ấn Độ Dương, mấy chục năm qua  Myanmar là đối tượng tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Ấn Độ với ưu thế  nghiêng về Trung Quốc.
Hơn 2 năm qua, cùng với sự điều chỉnh chính sách đối ngoại  của Myanmar theo hướng hội nhập quốc tế, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và sự can  dự ngày càng tăng của Mỹ, Phương Tây đối với Myanmar, các nhà nghiên cứu quan hệ  quốc tế đều đang theo dõi sát sao về việc Myanmar thực thi chính sách đối ngoại  như thế nào để có thể giữ được vị thế cân bằng trong quan hệ với các nước  lớn.
Myanmar thời ‘hậu cấm vận’ sẽ nhanh chóng vượt qua các  quốc gia láng giềng về kinh tế, chính trị và vị thế quốc tế, có cơ sở không,  thưa ông?
Tôi không cho rằng Myanmar thời kỳ “hậu cấm vận” sẽ nhanh  chóng vượt qua các nước láng giềng Đông Nam Á về kinh tế, chính trị và vị thế  quốc tế, bởi 3 lẽ:
- Xuất phát điểm phát triển của các nước Đông Nam Á khác đều  sớm hơn Myanmar vài chục năm (Việt Nam, Lào cũng đi trước Myanmar hơn 20  năm).
- Tuy Myanmar có nhiều thuận lợi hơn các nước Đông Nam Á khác  về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực biết tiếng Anh…, nhưng để phát huy có  hiệu quả thế mạnh đó đòi hỏi phải phát triển đồng bộ cơ chế quản lý kinh tế, cơ  sở hạ tầng và hệ thống dịch vụ… Những lĩnh vực này Myanmar tụt hậu khá xa so với  các nước trong khu vực.
- Mỹ, EU tuy đang từng bước tháo dỡ các đạo luật trừng phạt  kinh tế đối với Myanmar, nhưng họ vẫn đang theo dõi chặt chẽ các bước cải cách  kinh tế và hòa hợp dân tộc của chính phủ Myanmar. Cuộc bầu cử Quốc hội 2015 sẽ  là “liều thuốc thử” quan trọng để họ bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với  Myanmar hay không?
...

Chu Công Phùng – Hoàng Hường


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc: Dịch vụ 'thuê bạn trai' bùng nổ

Trên website bán hàng trực tuyến lớn nhất Trung Quốc, Taobao, giá để “thuê” một người nam giới để đóng giả làm bạn trai về ra mắt gia đình trong dịp lễ, Tết cuối năm khá đa dạng, rẻ nhất là khoảng 82USD/ngày, thậm chí có những “món hàng” đề nghị tới 1.300 USD/ngày.

Cuộc sống hiện đại, bận rộn và thích độc lập kiểu phương Tây đang “ngấm” khá sâu vào thế hệ thanh niên trẻ tuổi ở các thành thị Trung Quốc. Tuy nhiên, họ vẫn không thể vượt qua được truyền thống phương Đông hay chí ít là cũng chưa thể xóa bỏ được hoàn toàn quan điểm hay các yêu cầu của gia đình về những giá trị gia đình truyền thống.
Chính bởi sự “lệch pha” này mà vào dịp cuối năm, thị trường “tuyển dụng” bạn trai tạm thời để ra mắt gia đình theo kiểu đối phó đang bùng phát ở Trung Quốc. Theo một bài báo mới đây trên tờ Nhân dân nhật báo, “nhà tuyển dụng” trên thị trường này chủ yếu là các cô gái bị người Trung Quốc gọi là “ế” (leftover women) nhưng thực tế họ là những người trong độ tuổi 20 hoặc 30, có công việc ổn định, thu nhập trung bình – cao nhưng không thích kết hôn hay chưa thể tìm được người vừa ý để tiến tới hôn nhân.
Một quảng cáo cho thuê bạn trai với giá 90 USD/ngày
Những “gái ế” này không thể thuyết phục được gia đình hay đã cảm thấy quá mệt mỏi vì những lời hỏi thăm ý nhị nên đành tìm cách đối phó bằng cách tuyển dụng một chàng thanh niên đi cùng với họ về nhà thăm gia đình với tư cách là bạn trai, đặc biệt là trong dịp cuối năm này. Yêu cầu đối với các bạn trai hờ thường khá đơn giản: trong độ tuổi tương đương với “thân chủ”, đầu tóc gọn gàng, biết xã giao, lễ nghi.
Tờ Nhân dân nhật báo cho biết, những ngày này, trên trang web mua sắm trực tuyến lớn nhát Trung Quốc là Taobao, các mẩu tin “Tuyển bạn trai” xuất hiện ngày càng nhiều và giá cả thì cũng rất đa dạng tùy theo yêu cầu của “nhà tuyển dụng”. Trung bình, giá để thuê được một người bạn trai “đạt yêu cầu” là khoảng 82 USD/ngày và thậm chí đã xuất hiện những lời đề nghị giá lên tới 1.300 USD/ngày tuy nhiên giá phổ biến nhất là khoảng 800 nhân dân tệ/ngày (khoảng 132 USD)
Những mẩu quảng cáo cho thuê người làm bạn trai xuất hiện rất nhiều trên Internet Trung Quốc.
Nếu không muốn thuê theo ngày, các cô gái cũng có thể tìm đến những dịch vụ cho thuê theo giờ. Bảng giá tham khảo là khoảng 50 nhân dân tệ cho một giờ đi ăn cùng (tiền ăn do người tuyển dụng trả), đi shopping là 30 tệ, xem phim 30 tệ (nếu xem phim kinh dị thì giá tăng gấp đôi), một nụ hôn lịch sự giá 50 tệ (thành phần của nụ hôn này bao gồm cả hành động ôm nhẹ, cầm tay…). Các dịch vụ theo giờ này thường kèm theo miễn phí một nụ hôn vào má hay trán lúc chia tay.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHÚNG TA ĐANG CHẾT DẦN, CHẾT MÒN

CHÚNG TA ĐANG CHẾT DẦN, CHẾT MÒN

        Theo một nguồn tin đáng tin cậy, từ cuối năm 2012 đến nay, Trung Quốc đã xuất sang Việt Nam 30.000 tấn chất hóa học. 
        Các chất đó bao gồm: chất bảo quản thực phẩm, chất tăng trọng gia súc, chất tạo nạc heo, chất thúc trái cây mau lớn, chất dùng ủ chín trái cây, chất dùng sản xuất thức ăn gia súc, trong chế biến thực phẩm bún, phở, hủ tiếu, xúc xich...Tất cả các chất đó bằng mọi con đường đều đi vào cơ thể con dân nước Việt. Các loại rau củ, trái cây, gừng, tỏi, trứng gia cầm, gia cầm, heo...được nuôi bởi các chất cấm không ngừng  tuồn sang Việt Nam qua con đường tiểu ngạch. Thậm chí trái cây, rau củ TQ núp dưới cái vỏ sản phẩm Đà Lạt, Sa Pa...tràn ngập các chợ Việt Nam. Bánh trung thu người TQ cấm sử dụng cũng được đẩy sang Việt Nam tiêu thụ. Ngoài ra, đồ chơi trẻ em, vải, quần áo, giày dép, phích nước, chén dĩa...đều có các chất lạ bên trong mà ta chưa thể biết được chúng có tác hại thế nào. Ngay cả đến sữa cho trẻ em chúng cũng không từ. Chúng pha thuốc tránh thai vào sữa để trẻ con mau tăng cân. Thật là vô nhân đạo.
         Sở dĩ các loại hóa chất, thực phẩm, hàng hóa có các chất độc hại dễ dàng nhập vào Việt Nam là do sự quản lý của các cơ quan chức năng Việt Nam quá lỏng lẻo. Mặt khác, do lòng tham, thấy có lợi là người Việt tự mình mang vào để hại đồng bào của mình.
        Ngày nay, ra chợ ta không biết ăn cái gì. Tất cả các hàng quán bán phở, hủ tiếu, bánh mỳ, bún cháo...đều có các chất gây ung thư. Một gói chất tạo ngọt chỉ mấy ngàn đồng có thể làm một nồi nước lèo hủ tiếu ngon. Nếu tận mắt vào nơi chế biến bún, xúc xích, heo quay, thức ăn chín...ta sẽ chết sững và không dám ăn nữa.
        Gia đình tôi cả tháng nay không dám ăn thịt heo. Nguyên nhân là hôm đi nghe một công ty của Bộ Quốc phòng nói về các chất bảo quản thực phẩm. Một miếng thịt vai tươi rói, nạc tận da, bỏ vào nước odon cho máy sục. Khoảng 15 phút sau, thịt đùn ra đầy bọt. Chất bọt đó dẻo như bã kẹo cao su, đốt cháy được. Ghê quá.
        Người Việt đang tự hại mình. Theo thống kê của ngành y tế: hàng năm, có hơn 150.000 ca ung thư mới và 85.000 ca tử vong. Một con số lạnh lùng. Ngoài ra, các bệnh khác cũng phát triển với tốc độ chóng mặt.
       Hỡi các bạn, hãy cảnh giác và thận trọng để bảo vệ mình và người thân của mình trước hiểm họa này.

                                                     ----
Theo một nguồn tin đáng tin cậy, từ cuối năm 2012 đến nay, Trung Quốc đã xuất sang Việt Nam 30.000 tấn chất hóa học. 
Các chất đó bao gồm: chất bảo quản thực phẩm, chất tăng trọng gia súc, chất tạo nạc heo, chất thúc trái cây mau lớn, chất dùng ủ chín trái cây, chất dùng sản xuất thức ăn gia súc, trong chế biến thực phẩm bún, phở, hủ tiếu, xúc xich...Tất cả các chất đó bằng mọi con đường đều đi vào cơ thể con dân nước Việt. Các loại rau củ, trái cây, gừng, tỏi, trứng gia cầm, gia cầm, heo...được nuôi bởi các chất cấm không ngừng tuồn sang Việt Nam qua con đường tiểu ngạch. Thậm chí trái cây, rau củ TQ núp dưới cái vỏ sản phẩm Đà Lạt, Sa Pa...tràn ngập các chợ Việt Nam. Bánh trung thu người TQ cấm sử dụng cũng được đẩy sang Việt Nam tiêu thụ. Ngoài ra, đồ chơi trẻ em, vải, quần áo, giày dép, phích nước, chén dĩa...đều có các chất lạ bên trong mà ta chưa thể biết được chúng có tác hại thế nào. Ngay cả đến sữa cho trẻ em chúng cũng không từ. Chúng pha thuốc tránh thai vào sữa để trẻ con mau tăng cân. Thật là vô nhân đạo.
Sở dĩ các loại hóa chất, thực phẩm, hàng hóa có các chất độc hại dễ dàng nhập vào Việt Nam là do sự quản lý của các cơ quan chức năng Việt Nam quá lỏng lẻo. Mặt khác, do lòng tham, thấy có lợi là người Việt tự mình mang vào để hại đồng bào của mình.
Ngày nay, ra chợ ta không biết ăn cái gì. Tất cả các hàng quán bán phở, hủ tiếu, bánh mỳ, bún cháo...đều có các chất gây ung thư. Một gói chất tạo ngọt chỉ mấy ngàn đồng có thể làm một nồi nước lèo hủ tiếu ngon. Nếu tận mắt vào nơi chế biến bún, xúc xích, heo quay, thức ăn chín...ta sẽ chết sững và không dám ăn nữa.
Gia đình tôi cả tháng nay không dám ăn thịt heo. Nguyên nhân là hôm đi nghe một công ty của Bộ Quốc phòng nói về các chất bảo quản thực phẩm. Một miếng thịt vai tươi rói, nạc tận da, bỏ vào nước odon cho máy sục. Khoảng 15 phút sau, thịt đùn ra đầy bọt. Chất bọt đó dẻo như bã kẹo cao su, đốt cháy được. Ghê quá.
Người Việt đang tự hại mình. Theo thống kê của ngành y tế: hàng năm, có hơn 150.000 ca ung thư mới và 85.000 ca tử vong. Một con số lạnh lùng. Ngoài ra, các bệnh khác cũng phát triển với tốc độ chóng mặt.
Hỡi các bạn, hãy cảnh giác và thận trọng để bảo vệ mình và người thân của mình trước hiểm họa này.

----
 — với Hanh Dung Nguyen.

nhận xét hiển thị trên trang