Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Thương cho Thị Nở - Chí Phèo ngày nay !



LÊ XUÂN QUANG
  
  (Nhân kỉ niệm 96 năm ngày sinh của nhà văn Nam Cao :29.10.1917 – 29.10.2013)
  

Trong cuốn Chân dung Nhà Văn (CDNV) của mình, Xuân Sách ‘’vẽ’’chân dung số 26 bằng 4 câu lục bát:
Anh còn Đôi Mắt ngây thơ
Sống Mòn mà vẫn đợi chờ tương lai
Thương cho Thị Nở ngày nay
Kiếm không đủ rựơu làm say Chí Phèo.
 Mới chỉ đọc mấy từ Đôi Mắt, Thị Nở, Chí Phèo - độc gỉa đã nhận ra ngay đó là chân dung của nhà văn NAM CAO. 
  
Ông còn có các tác phẩm nổi tiếng khác: Sống Mòn (tiểu thuyết). Nhật kí ở rừng. Ðặc biệt truyện Chí Phèo (truyện vừa) có cặp nhân vật Chí Phèo - Thị Nở đã đi vào đời sống thường ngày của người yêu văn học Việt!
Nam Cao tên thật Trần Hữu Tri, sinh ngày 29 tháng 10 năm 1917, tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam, (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân). Cha ông - Trần Hữu Huệ, mẹ là bà Trần Thị Minh theo đạo Công giáo, đều là người lao động chăm chĩ nên kinh tế gia đình có phần dư dả. Bút danh Nam Cao được ghép từ hai chữ đầu - tên Huyện và Tổng của Trần Hữu Tri. 
Từ bé, Nam Cao học ở trường làng, lên tiểu học vào trung học, gia đình gửi xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung. Vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi theo tập tục của làng quê thời đó, gia đình ’’bắt’’ cưới vợ (năm 18 tuổi). 
Cưới vợ xong ít lâu, ông quyết định vào Sài Gòn ’’thử sức’’: Xin vào làm thư ký cho một hiệu may. Từ đây Nam Cao bắt đầu viết. Các truyện ngắn Cảnh cuối cùngHai cái xác, NghèoĐui mùNhững cánh hoa tànMột bà hào hiệp - lần lượt in trên Tiểu thuyết thứ bẩy và báo Ích Hữu với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác của Nam Cao thời kỳ đầu là loại "tìm đường"… 
Sau một thời gian trải nghiệm với cuộc đời ở Sài Gòn, ông trở về quê quyết tâm tự học, ôn thì, đậu bằng Thành chung rồi ra Hà Nội dạy học, tiếp tục viết, công bố trên báo Hà Nội tân văn các sáng tác với các bút danh Xuân Du, Nguyệt. 
Năm 1941, truyện vừa Đôi lứa xứng đôi, (bản thảo gốc là Cái lò gạch cũ), được kí bút danh Nam Cao – ra đời. Nhà xuất bản Đời Mới vừa ấn hành, lập tức người đọc và giới văn sĩ đương thời đón nhận như đón một hiện tượng văn học. (Sau này khi in lại ĐLXĐ - cái Lò Gạch, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo)
Phát xít Nhật xâm chiếm nước ta… 
Nam Cao chuyển xuống dạy học ở Thái Bình, ít lậu sau quyết định trở về làng quê Đại Hoàng sinh sống và tiếp tục viết, cho ra đời nhiều tác phẩm:Truyện người hàng xóm (đăngTrung Bắc Chủ nhật), tiểu thuyết Chết mòn, (sau đổi là Sống mòn). Tháng 4/1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Cách mạng tháng 8/1945 nổ ra ông tham gia cướp chính quyền ở quê nhà, khi toàn quốc kháng chiến, ông lên đường đi kháng chiến chống Pháp…
Năm 1951 khi vào vùng địch hậu (Hà – Nam – Ninh) công tác địch vận, ông bị Pháp phục kích sát hại khi mới 34 tuổi. Tiếc thương cho con người tài hoa tràn đầy sức sống đã vội vã ra đi, bỏ lại phía sau khoảng trống văn chương của một tài năng, bầu trời Văn Chương Nước Việt - chính giữa thế kỉ 20 - đã mất đi vì Tinh Tú sáng chói!
Toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nam Cao mang tính hiện thực sâu đậm. 4 tác phẩm nổi tiếng miêu tả sinh động, chân thực về 4 tầng lớp nhân dân của xã hội Việt Nam đương đại: 
- Sống Mòn - viết về người trí thức, bị chính thể và xã hội toa rập bức bắch đến chết mòn trong suy nghĩ vụn vặt, bủn xỉn của cuộc đời nghèo đói, mạt kiếp…
- Chí Phèo – miêu tả sinh động qúa trình tha hóa của người nông dân bị bọn cường hào của chế độ phong kiến suy tàn toa rập với thực dân xâm lược nuôi dưỡng - cướp hết ruộng đất, quyền sống, khiến người nộng dân hiền lành, chất phác đi đến, tha hóa tận cùng, trở thành lưu manh rồi hành động tội ác… 
- Lão Hạc – Là tác phẩm mang đầy chất nhân văn, nội dung chứa đựng ẩn ý sâu sắc khiến người đọc cảm động... Người nông dân gìa hiền lành, lương thiện coi mảnh đất của  mình qúy hơn mạng sống. Khi cùng đường, ông đã chọn cái chết cùng ’’Cậu Vàng’’ chứ không chịu bán mảnh đất của tổ tiên để lại. Trước lúc ra đi còn cố nhờ người nhắc nhở, nói với con trai mình lời trối trăn, rằng, ông: ’’… thà chết chứ không chịu bán đi một sào’’ (1). 
Người đọc gấp sách lại suy tư trước hoàn cảnh đất nước đang mang trên mình hiểm hoạ bị ngoại bang xâm lăng… Tâm nguyện của lão Hạc đã khơi gợi cho người đọc những trăn trở… cũng chính là tâm nguyện của cả dân tộc Việt trước hiện tình đất nước.... 
- Đôi Mắt - viết về lớp Trí thức – Văn nghệ sĩ mới, ’’điều chỉnh’’ lại cách nhìn, cách nghị về người nhà quê - người nông dân Việt Nam có bề ngoài lam lũ, thất học, nghèo hèn… nhưng thực chất họ là đôi ’’quân chủ lực’’ của cuộc cách mạng ’’long trời, lở đất’’. Câu chuyện đưọc lồng trong khung cảnh – mà theo dư luận ông gặp nhà văn Vũ Bằng  lúc sắp ‚’’Dinh tê’’ về thành chọn cuộc sống yên bình, thay vì đi kháng chiến gian khổ (2). 
Các tác phẩm của Nam Cao - Đã và Sẽ tiếp tục in sâu đậm trong lòng người đọc Việt Nam ở mọi thời đại. Trong các phẩm của ông hầu như đều có nguyên mẫu ngoài đời: Bà Dì, ngay cả cô con gái đầu lòng Trần Thị Hồng cũng được người cha, người chắu viết, phản ảnh trong  những truyện ngắn rất xúc động trong: Dì Hảo, Bài học quyét nhà…
Chí Phèo thể hiện thật tài tình, diệu nghệ một câu chuyện hấp dẫn, rút tỉa từ bức tranh hiện thưc, bi thảm của dận tộc Việt trong thời điểm Chủ nghĩa phong kiến Việt Nam đang lụi tàn, chủ nghiã thực dân Pháp tràn vào đang phát triển. Chí Phèo  chỉ ra sự hình thành của một tầng lớp cặn bã của xã hội, do  bị chèn ép, dồn nén khiến con người cố sức vùng vẫy, cưỡng lại - đi từ lương thiện, cam chịu đến phản kháng rồi kết cục sau cùng là lưu manh, trở thành tội phạm. 
Hai nhân vật Chí Phèo - Thị Nở đều có nét chung: Đói nghèo, xấu xí, bất hạnh trong cuộc đời thường, nhưng họ vẫn sống hạnh phúc trong thế giới riêng của họ. Theo nhiều bài viết mới công bố: Hai nhân vật này, có nguyên mẫu là người địa phương  với Nam Cao. Nhưng dưới nhãn quan của nhà văn, họ được ngòi bút tài hoa nâng lên, trở thành dấu ấn của thời đại. Đến nỗi ngày nay - Chí Phèo và Thị Nở dường như ’’hiện diện’’ ở khắp nơi, tồn tại cho đến hôm nay và sẽ sống cho đến mai sau… 
Đôi Mắt – theo dư luận đồn đại – tác gỉa viết về chuyện của ông với nhà văn Vũ Bằng, nhân một lần đi công tác qua, ghé thăm bạn ở nơi tản cư, nghỉ lại ở nhà bạn một đêm trước khi ông Vũ Bằng ''không chịu được gian khổ của kháng chiến, dinh tê về thành với Pháp.'' (3). Người chủ nhà - nhân vật Hòang trong Đôi Mắt - (chính là Vũ Bằng) - đã tiếp đón tác giả... đọc truyện Tam Quốc Chí cho Nam Cao nghe... Đôi Mắt ra đời trong cái đêm ấy ! Độc gỉa rất thích thú khi đọc hết Đôi Mắt có câu Câu kết: ''...Hay ! hay thật !... Tiên sư anh Tào Tháo '' – Câu chửi này cứ vang vọng ở khắp nơi khi xung quanh xuất hiện những hậu duệ ”Tào tháo” ! Tắc phẩm có sự truyền cảm mạnh, đi vào cuộc sống của người đọc đến độ đây đó xung quanh ta - và chính ngay ta - thỉnh thoảng vẫn nhắc lạ lời chửi đổng của nhân vật Hoàngi: Hừ… hừ… tiên sư ‚’’thằng’’ Tào Tháo!  
Các từ ''Đôi mắt, Ngây thơ, Sống Mòn, đợi chờ tương lai.'' Trong thơ Xuân Sách cứ làm người đọc trăn trở. 
  
Chúng ta nhớ lại, trong suốt mấy chục năm, nhân dân Miền Bắc luôn phải nghe khẩu hiệu được các phương tiên thông tin đại chúng lặp đi lặp lại nhiều lần : ''Thắt lưng buộc bụng để xây dựng CNXH'' ! Hết năm này qua năm khác, chiếc giây lưng thắt ở bụng cứ thít dần dần... Mỗi năm thít một chặt hơn... Cho đến những năm đầu 1980, việc ''thắt, thít '' kia đã đến giới hạn cuối cùng. Sự thật đã phơi bầy một cách quá tàn nhẫn : Con đường XHCN mà nhân dân Việt Nam đang đi, hết năm này qua năm khác là con đường… cụt! ‚’’… đường rách tả tơi’’ (4), cứ đợi chờ... đợi chờ hoài mà chẳng thấy tương lai - giống như đợi chờ Chiếc Bắnh Vẽ của Chế Lan Viên (5). 
Khi hệ thống XHCN đông Âu xụp đổ, dân Việt thở phào, tạm thời thoát được ’’… một cung đường rách tả tơi’’ - như chân dung tự họa của Xuân Sách!
Hai câu cuối  khiến ta liên tưởng tới quá khứ... rồi so sánh với hiện tại :
 Thương cho Thị Nở ngày nay  
Kiếm không đủ rượu làm say Chí Phèo ! 
 Thời Nam Cao viết truyện ngắn Chí Phèo, Anh ''Chí'' nghèo ''rớt mùng tơi''. Thế mà vẫn đủ sức say xỉn tối ngày... rồi làm tình với Thị Nở trong một cơn say, ỡ trên bờ sông, dưới ánh trăng, bên dưới gốc những cây chuối. Niềm hạnh phúc qua đi, Thị Nở nhìn xuống bụng mình... nghĩ tới ‘’cái lò gạch cũ’’ - nới bố ‘’cái bụng’’ cũng từng ra đời ở đây, Thị lo sợ... 
Còn ngày nay - hơn sắu mươi năm sau, Xuân Sách thương cho những ''Thị Nở thời mở cửa'', tất bật, tần tảo sớm khuya mà vẫn không kiếm đủ chút rượu cho ''Chí Phèo'' của mình... Say ! 
Chúng ta hãy nghe một đoạn đối thoại của ''Thị Nở Chị '', với ''Chí Phèo Em'' - Hai người - Chị là bà Nam Cao, em là nhà Văn Kim Lân, đàn em cùng thời với Nam Cao, còn sống tới hôm nay - được nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi ghi lại trong chuyện 101 nhà văn Việt Nam : 
Một lần, Bà Nam Cao được Hãng Phim Truyện Hà Nội mời lên nhận nhuận bút tác phẩm của ông nhà được họ chuyển thể, dựng phim. Làng Vũ Ðại Ngày Ấy. Có lẽ số tiền nhuận bút qúa ít không bõ bèn khiến bà phải lặn lội lên nhận, Bà bảo Kim Lân:
... Chú thì làm gì mà chẳng bênh chúng nó! Chúng nó mua chú bằng một xuất đóng Phim, cho chú được nốc rượu tỳ tỳ, nhai thịt gà rău rắu... tôi còn lạ gì nữa !  
‘’Chí Phèo Em’’, sợ bị bà ‘’Thị Nở Chị’’ hiểu lầm, vội hốt hoảng phân trần: Oan em lắm chị ơi ! Có hương hồn anh chứng giám - Cái chai nước trắng trong vắt mà em ''nốc tì tì'', đó chính là chai nước máy (nước lã). Đĩa thịt gà, em làm bộ nhai ''rau rắu'', là do Chủ nhiệm phim, sợ tốn tiền, sai bộ phận đạo cụ mượn của lão hàng Phở về để đóng phim. Đóng xong phải đem trả, không được suy xuyển một miếng. 
Nước máy cứ việc tu tự do. 
Thịt gà chỉ được nhai gỉa vờ, rồi nuốt nước bọt chị ạ !...
- Có thật thế không ?
- Thật ! Em nói thật 100% ! Họ thuê con chó của lão hàng Phở, để đóng làm ‘’Cậu vàng’’ của lão Hạc - trả 3000.dồng/ngày, còn em đóng Lão Hạc - chủ của con chó -  tiền thuê chỉ có 2000 đồng/ ngày thôi, đau lắm chị ơi !
...
Còn đây là lời của nhà văn, nhạc sỹ Nguyễn Mạnh Thường, nói với bà Nam Cao : 
 ''Cô ạ, chắu đọc truyện ngắn của chú thấy thuơng chú qúa. Chắc ngày xưa cô chú sống khổ lắm ?
Bà Nam Cao rành rọt : ''Thằng'' gíao Thứ là gíao khổ trường tư thục cấp một, lương mỗi tháng 8 đồng mà gạo thì hai đồng một tạ. Còn lương nhà thơ của mày bây giờ mua được mấy tạ ?
(Thời ký đó, cán bộ nhân viên hành chính, VNS... chỉ được phép mua mỗi tháng 13, 5 Kg gạo bán cung cấp. Còn theo thời gía thị trường tự do, lương tháng của Nguyễn Mạnh Thường, chỉ mua được khoảng 50 Kg). 
Cứ ''ngây thơ'' để ''vẫn đợi chờ tương lai''', trong khi cái tương lai đó không có - là một việc làm vô ích. Phải chăng: Lời cảnh báo của Xuân Sách, và của những người dân Việt Nam tỉnh táo, bức xúc - thật kịp thời, đã góp phần thức tỉnh được những bộ óc lãnh đạo xơ cứng, bảo thủ - thay đổi cách nghĩ, cách làm và kết qủa cuối cùng họ đã dũng cảm ‘’xé rào’’. Vì vậy: Việt Nam vượt thoát khỏi giai đoạn ''Ngàn cân treo sợi tóc'' (tại thời điểm 1986). Trước bước đường cùng của dân tộc, sợ có biến, sợ mất vị thế”độc quyến”, những người lãnh đạo nhớ lại “bài học thực nghiệm của Bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phú - Kim Ngọc” họ vội vã thay đổi chính sách bằng đường lối kinh tế uyển chuyển trong Nông nghiệp, đặc biệt ra nghị quyết BCHTW số 10 (khoán 10), đã tạm thời đưa cả dân tộc thoát khỏi thảm họa : 
‘’ Đói truyền đời 
Điệu múa cổ cũng chậm buồn như đói’’ (Thơ Nguyễn Duy)!
 
  
3.10..2013
  
LXQ
  

 (1). Nguyên văn đoạn câu kết của truyên ngắn Lão Hạc.
(2). Mới đây nhà văn Vũ Bằng đã được chính thể CHXHCN Việt Nam vinh danh... vì nhận lệnh về thành (Dinh tê) rồi vào Nam hoạt động tình báo cho ĐCS...
(3). Gần giống danh từ ‘’B – quay’’ nói về những người phản chiến không chịu đi bộ đội vào chiến đấu ở miền Nam - thời kháng chiến chống Mỹ...
(4) – Thơ chân dung tự hoạ của Xuân Sách:’’… Ở một cung đường rách tả tơi!’’    
(5) – Bánh vẽ : Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ…” - Thơ Chế Lan Viên
  

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Vì sao đồng qui sinh ra xung đột: Càng trở nên giống nhau, Trung Quốc và Mỹ lại càng xa nhau

Mark Leonard

Trần Ngọc Cư dịch
Nhiều người lo ngại rằng trong một tương lai không xa, thế giới sẽ bị chia ra nhiều mảng vì hố sâu ngăn cách giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng nới rộng. Họ nêu lên câu hỏi, vì sao một chế độ độc tài cộng sản và một chế độ dân chủ tư bản có thể bắc một chiếc cầu để khắc phục khoảng cách giữa hai bên? Nhưng đã đến lúc ta nên từ bỏ cái tư duy cho rằng hai nước này đến từ những hành tinh khác nhau và những căng thẳng giữa chúng là sản phẩm của những dị biệt giữa hai quốc gia. Trên thực tế, cho đến tương đối gần đây, Trung Quốc và Mỹ khá hòa hợp với nhau – chính vì những lợi ích và thuộc tính của hai nước khác nhau. Ngày nay, chính những tương đồng ngày càng gia tăng, chứ không phải những dị biệt, đang đẩy hai nước cách xa nhau.
Quan hệ Mỹ-Trung hoàn toàn tương phản với quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô, nước sau cùng đã thách thức quyền lực Mỹ. Trong Chiến tranh Lạnh, khi địa chính trị trước hết là một cuộc xung đột ý thức hệ, sự tiếp xúc ngày càng gia tăng và tính đồng qui ngày càng phát triển giữa hai xã hội phân cách nhau đã nuôi dưỡng được chính sách hoà hoãn.
Nhưng sự phụ thuộc lẫn nhau trên bình diện quốc tế trong thời đương đại đã đảo ngược tiến trình tương tác đó. Ngày nay, các nước cạnh tranh nhau vì địa vị quốc tế thì nhiều, mà vì ý thức hệ thì ít. Do đó, những dị biệt giữa các đại cường thường dẫn đến sự bổ túc cho nhau và hợp tác với nhau, trong khi sự tương đồng thường là nguyên nhân xung đột. Trong khi tái quân bình nền kinh tế và rà soát lại chính sách đối ngoại của mình, Bắc Kinh và Washington ngày một đối đầu về những lợi ích chung. Và hình như Sigmund Freud đã tiên đoán được trường hợp này: Trung Quốc và Mỹ càng trở nên giống nhau, thì hai nước lại càng ít thích nhau. Freud gọi hiện tượng này là “nỗi ám ảnh về những dị biệt tiểu tiết”: đó là xu thế tập trung vào những dị biệt rất nhỏ giữa những người vốn dĩ giống nhau để biện minh cho những tình cảm xung khắc của họ. Hẳn nhiên, hai nước này không hoàn toàn giống nhau. Nhưng hố sâu chia rẽ hai nước một thế hệ trước đây đã thu hẹp lại, và khi càng giống nhau thì càng dễ trở nên xung đột.
Vào thời điểm Tổng thống Mỹ Obama lên cầm quyền năm 2009, ông hi vọng đưa Trung Quốc vào các cơ chế toàn cầu và khuyến khích nước này đồng hóa lợi ích của mình với việc duy trì hệ thống quốc tế do phương Tây lãnh đạo sau Thế chiến. Nhưng chỉ gần năm năm sau, theo một quan chức Mỹ nắm vững tư duy Tổng thống Mỹ mà tôi có dịp trao đổi vào đầu năm nay, thái độ của Obama đối với Trung Quốc được mô tả chính xác nhất là “thất vọng”. Theo quan chức này, Obama thấy rằng phía Trung Quốc đã bác bỏ nỗ lực của ông trong việc tạo dựng một dạng “G-2” không chính thức trong chuyến viếng thăm Trung Quốc đầu tiên của ông, tháng Mười Một 2009, và những bất đồng giữa Bắc Kinh và Washington về thay đổi khí hậu, về những vấn đề trên biển và an ninh mạng đã khiến Obama tin rằng Trung Quốc là một vấn nạn hơn là một đối tác.
Về phần mình, lãnh đạo Trung Quốc không muốn đề cao một trật tự quốc tế do phương Tây lãnh đạo, một trật tự mà họ không đóng vai trò tạo dựng. Đó là lý do tại sao, trong thời gian trước cuộc họp với Obama tháng Sáu vừa qua tại Khu nhà nghỉ Sunnylands tại California, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thúc đẩy thiết lập một “loại quan hệ đại cường mới” – một cách nói được mã hóa để người Trung Quốc nhắn nhủ người Mỹ phải tôn trọng Trung Quốc như một quốc gia ngang hàng với Mỹ, phải đáp ứng những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, và phải dự kiến Trung Quốc xác định lợi ích của mình chứ không hậu thuẫn những nghị trình quốc tế do phương Tây lãnh đạo. Trong khi hai cường quốc lớn nhất toàn cầu chiều chuộng chứng thần kinh của mình, phần còn lại của thế giới đâm ra lo lắng. Trong một loạt vấn đề kinh tế và địa chính trị quan trọng, Bắc Kinh và Washington ngày càng ra sức qua mặt nhau hơn là đầu tư vào những định chế chung. Điều này sẽ có hiệu ứng sâu xa trên thế giới. Mặc dù mậu dịch toàn cầu sẽ bành trướng và các định chế toàn cầu sẽ còn tồn tại, nhưng chính trị quốc tế sẽ không bị khống chế bởi các quốc gia giàu mạnh hay các tổ chức quốc tế mà bởi những cụm quốc gia xích lại gần nhau vì có lịch sử và mức độ giàu có giống nhau, và tin tưởng rằng lợi ích quốc gia của chúng bổ túc cho nhau. Những nhóm quốc gia thực tiễn và có phần tùy nghi này sẽ tìm cách phát triển thế mạnh của chúng từ trong nhóm ra ngoài, và sự tương tác giữa chúng với nhau sẽ làm lu mờ đội hình của cái trật tự tự do đa phương và thống nhất mà Mỹ và đồng minh đã cố gắng xây dựng từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt.
KẾT THÚC THỰC THỂ CHIMERICA
Trong gần hai thập kỷ qua, Trung Quốc và Mỹ đã tận hưởng một quan hệ cộng sinh gần như tuyệt hảo. Tiền tiết kiệm của Trung Quốc nuôi sức tiêu thụ của Mỹ. Các công ty Trung Quốc chế tạo những sản phẩm do các công ty hậu công nghiệp Mỹ thiết kế và bảo dưỡng. Và chính sách đối ngoại hướng nội của Trung Quốc trên cơ bản không làm lung lay vai trò bá quyền của Mỹ. Nhà sử học Niall Ferguson và nhà kinh tế Moritz Schularick cho rằng hai nước đã quyện chặt vào nhau đến nỗi họ bắt đầu gọi chúng như một thực thể riêng: “Chimerica” [China + America, ND].
Nếu quả thật từng có một Chimerica thì nó tồn tại nhờ cái thực tế là: mặc dù triết lý cai trị của hai quốc gia khác nhau sâu sắc, nhưng chúng chỉ khác nhau theo cung cách cái ổ khóa và cái chìa khóa khác nhau. Trung Quốc được điều hành theo “đồng thuận Đặng Tiểu Bình”, mang tên của nhà lãnh đạo Trung Quốc đã lùi về phía sau vào những năm 1990, nhưng viễn kiến của ông vẫn tiếp tục dẫn đường cho nước này nhiều năm nữa. Mục đích trước tiên của Đặng là duy trì ổn định quốc nội và quốc tế bằng cách tránh xa một nghị trình đầy tham vọng trong chính sách đối ngoại và, thay vào đó, chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế thông qua xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, tín lý cai trị của Mỹ trong thập niên 1990 dựa vào một chính sách đối ngoại theo chủ nghĩa can thiệp nhằm bảo vệ một trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo, một trật tự đặt cơ sở trên tự do mậu dịch ở nước ngoài và tăng trưởng kinh tế trong nước nhờ sức mạnh tín dụng. Hai viễn kiến này không có gì giống nhau, nhưng chúng cũng ít khi đối đầu xung đột; thật ra, chúng thường bổ túc cho nhau. Hẳn nhiên, trong giai đoạn này, Bắc Kinh và Trung Quốc vẫn cạnh tranh với nhau. Nhưng vì hai nước xuất phát từ những mức quyền lực rất chênh lệch, cuộc đọ sức trở thành bất đối xứng đến nỗi ít gây ra cọ xát. Vả lại, hai cường quốc này thường theo đuổi những mục đích hoàn toàn khác nhau và dựa vào những phương tiện rất khác nhau. Tại châu Á, Mỹ tập trung vào việc duy trì vai trò siêu cường quân sự của mình và chống lại bất cứ sáng kiến kinh tế nào mà Mỹ không nắm quyền hoạch định – thậm chí cả khi chúng được đưa ra bởi một đồng minh như Nhật Bản là nước đã đề nghị thành lập một quỹ tiền tệ châu Á trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-98, một ý tưởng bị Washington bác bỏ. Trái lại, vào thời điểm đó, Trung Quốc đã tìm cách trấn an các nước láng giềng về “cuộc trỗi dậy hòa bình” của mình bằng cách hậu thuẫn việc hội nhập đa phương trong khu vực và hứa hẹn các nước này một phần thưởng kinh tế trong cuộc trỗi dậy của Trung Quốc thông qua các hợp đồng thương mại. Ở bên ngoài châu Á, lúc bấy giờ Bắc Kinh và Washington cũng tránh giẫm đạp lên chân nhau: Mỹ dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ với các nước dân chủ tiên tiến khác và các nước giàu năng lượng tại Trung Đông, còn Trung Quốc thì dồn các nỗ lực ngoại giao của mình vào việc tìm kiếm cơ hội tại châu Phi và châu Mỹ La tinh, những vùng mà Mỹ đã rút lui.
HOÁN CHUYỂN VỊ TRÍ
Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã kết thúc kỷ nguyên Chimerica. Thức tỉnh vì nhận ra sự yếu kém của mình trước các lỗi hệ thống đã đưa đến cuộc khủng hoảng, Bắc Kinh và Washington cương quyết tái quân bình quan hệ kinh tế với nhau, một quan hệ mà cả hai nước đều nhận thấy đã trở nên thiếu lành mạnh. Nhưng trong khi rà soát lại chính sách đối nội và đối ngoại của mình để tìm cách thích nghi với nền kinh tế toàn cầu đột nhiên trở nên yếu kém, cả hai nước bắt đầu phản ánh lẫn nhau trong những cung cách có khả năng thúc đẩy tính cạnh tranh hơn là tính bổ túc.
Trong lãnh vực kinh tế, Trung Quốc đang tìm cách giảm bớt sự lệ thuộc lâu dài vào hàng xuất khẩu và đang cố gắng kích thích mức tiêu thụ trong nước và phát triển một nền kinh tế dịch vụ nội địa. Trong khi đó, Mỹ đang nâng đỡ khu vực chế tạo hàng hóa của mình, một phần bằng chủ trương hạ giá đồng Mỹ kim thông qua việc gia tăng nguồn tiền cho các ngân hàng [quantitative easing] và bằng việc trợ cấp khu vực chế tạo xe hơi, và khuyến khích tăng trưởng kinh tế do xuất khẩu chủ đạo thông qua một loạt hợp đồng thương mại mới với các nước giàu, gồm Nhật Bản và các quốc gia trong khối Liên Âu.
Các nỗ lực sản xuất hàng hóa giá trị cao của Trung Quốc và những toan tính tái công nghiệp hóa của Mỹ sẽ dẫn đến tình trạng là hai nước sẽ cạnh tranh trực tiếp hơn, khi nước này tiến gần đến phương thức sản xuất và tiêu thụ truyền thống của nước kia. Chẳng hạn, Trung Quốc không còn muốn cung cấp các linh kiện rẻ tiền bên trong chiếc iPhone chỉ để đứng nhìn những lợi nhuận lớn nhất dồn vào tay một công ty Mỹ. Thay vào đó, Trung Quốc đang khuyến khích các công ty Trung Quốc nên theo gương Huawei, một công ty đặt trụ sở tại Quảng Đông đã cực kỳ thành công trong việc bán ra các điện thoại thông minh bắt chước chiếc iPhone, mà lợi nhuận của công ty này vẫn nằm trong nước. Tuy nhiên, trong quan hệ của mỗi nước với phần còn lại của thế giới, cả hai cường quốc đang trở nên giống nhau một cách rất ngoạn mục – trong một số trường hợp gần như đang hoán chuyển vai trò truyền thống của nhau. Trung Quốc đang phấn đấu để điều hành ảnh hưởng toàn cầu đang lên của mình. Giới tinh hoa trong chính sách đối ngoại của đất nước này đang lao vào một cuộc tái tư duy rộng lớn về chiến lược Trung Quốc; họ chất vấn mọi tín điều trong đường lối “ẩn mình để chờ thời cơ” của thời đại Đặng Tiểu Bình, gồm cả truyền thống tránh can thiệp vào nội bộ nước khác của Trung Quốc. Tiến trình này được thúc đẩy bởi cuộc chiến do NATO lãnh đạo năm 2011 nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Libya Muammar al-Qaddafi, khi Trung Quốc kinh ngạc nhận ra rằng nhiều nước đang phát triển đã ủng hộ việc can thiệp của quốc tế. Sức ép đòi hỏi Trung Quốc phải có một chính sách đối ngoại ít thụ động hơn phát xuất từ các công ty Trung Quốc muốn được che chở tại những thị trường nguy hiểm ở nước ngoài; từ một đội ngũ trí thức theo chủ nghĩa toàn cầu chủ trương rằng trong một thế giới mà Trung Quốc hiện diện tại nhiều điểm nóng, Bắc Kinh phải từ bỏ sự dè dặt của mình để chấp nhận các hoạt động quốc tế; và từ những người hoạch định chính sách Trung Quốc hiếu chiến tin tưởng rằng Trung Quốc cần phải quyết đoán hơn trong việc bảo vệ lợi ích của mình ở nước ngoài. Thậm chí nếu những tranh luận này có thắng thế đi nữa, Trung Quốc sẽ không vội tung ra những cuộc can thiệp vì lý do nhân đạo theo kiểu Mỹ nhưng những người làm chính sách Trung Quốc sẽ bớt rụt rè hơn trong việc can thiệp vào nội bộ của nước khác. Như Diêm Học Thông (Yan Xuetong), Viện trưởng Viện Bang giao Quốc tế Hiện đại tại Đại học Thanh Hoa, đã nói với tôi, “Khi Trung Quốc mạnh bằng Mỹ, chúng tôi sẽ có một đường lối đối với vấn đề chủ quyền giống hệt như Mỹ.”
Và khi đề cập đến chính trị khu vực, những trí thức diều hâu như Diêm đang bày tỏ những hoài nghi về việc Trung Quốc có nên đặt lợi ích kinh tế cao hơn những mục tiêu chính trị hay không. Sự chuyển biến tư duy này có thể giải thích quyết định của chính phủ Trung Quốc năm 2010 trong việc tạm thời ngưng xuất khẩu khoáng sản đất hiếm sang Nhật Bản và quyết định của Trung Quốc hai năm sau đó trong việc giới hạn nhập khẩu trái cây từ Philippines trong thời gian hai nước xung đột về các đảo trong Biển Hoa Nam [Biển Đông Việt Nam – N.D.]. Những động thái này diễn ra song song với việc chính quyền có vẻ dung túng những cuộc biểu tình đôi khi bạo động được tổ chức bởi các phần tử dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc nhằm chống lại các công ty Nhật Bản đang hoạt động tại Trung Quốc, dù sự bất ổn đó đã khiến một số công ty này phải dời sang Việt Nam.
Trong một chuyển biến nhiều kịch tính hơn, giới hàn lâm Trung Quốc cũng đang tranh luận là liệu nước họ có nên xét lại việc chống đối các liên minh thường trực không. Năm ngoái, Diêm và các trí thức diều hâu khác công khai đề nghị rằng Trung Quốc nên phát triển các hình thức gần như liên minh với khoảng trên một chục nước, gồm các cộng hòa Trung Á, Miến Điện, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Nga, và Sri Lanka, cấp cho họ những đảm bảo an ninh và, đối với những nước nhỏ trên danh sách này, có lẽ cả sự che chở của chiếc dù hạt nhân Trung Quốc. Những động thái này không phải là điều mà nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Robert Zoellick nghĩ tới vào năm 2005 khi ông kêu gọi Trung Quốc nên trở thành một “thành viên có trách nhiệm” trong trật tự toàn cầu.
Tiếp sức cho tính quyết đoán quốc tế ngày một gia tăng của Trung Quốc là sự phát triển một hệ thống chính trị trong nước ngày càng tham gia bàn việc nước, trong đó nhiều trường phái khác nhau thi đua tranh luận vấn đề và cũng là nơi Internet và nhất là các phương tiện truyền thông xã hội đã tạo ra một công luận sinh động hơn trước nhiều. Trong quá khứ, các nhà làm chính sách phương Tây thường lên án Trung Quốc đã dùng thủ đoạn để nuôi dưỡng hận thù dân tộc rồi lấy cớ là hành động của mình bị hạn chế vì sự phẫn nộ của người dân. Nhưng ngày nay, tiếng trống thúc quân của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc có vẻ chân thật hơn là ngụy tạo. Trong Chiến tranh Lạnh, các nhà phân tích phương Tây cho rằng Đảng Cộng sản là xấu và xã hội dân sự là tốt. Nhưng ngày nay, Đảng Cộng sản có xu thế thúc đẩy một sự tự chế ở nước ngoài, trong khi người dân Trung Quốc bình thường lại đòi hỏi Đảng phải có hành động cứng rắn hơn.
Trong khi Trung Quốc cân nhắc phải làm thế nào để nới rộng ảnh hưởng quốc tế và những cam kết của mình, thì Mỹ đang ra sức hòa giải cái tham vọng siêu cường quốc tế của mình với tâm trạng thấm mệt chiến tranh của người dân và những đe dọa về nợ nần quốc gia. Obama đã tìm cách phát triển một mô hình lãnh đạo ít tốn kém: một phiên bản kiểu Mỹ của đường lối Đặng Tiểu Bình, với sự khác biệt là trong khi Đặng cố gắng che giấu sự giàu có đang gia tăng của Trung Quốc, thì Obama lại tìm cách che giấu sự thiếu hụt nguồn lực ngày càng trầm trọng của Mỹ. Trên thực tế, đường lối này của Mỹ gồm: trừng phạt các nước thù nghịch như Iran và Bắc Triều Tiên bằng biện pháp kinh tế,  truy kích khủng bố bằng máy bay không người lái, tránh đơn phương can thiệp ở nước ngoài mà có xu thế “lãnh đạo từ đằng sau”, và thiết lập những quan hệ thực tiễn với các quốc gia hùng mạnh như Nga. Từ góc nhìn của Trung Quốc, dấu hiệu có vẻ báo nguy nhất đối với Trung Quốc là chiến lược “xoay trục” về châu Á của Mỹ có vẻ như mô phỏng theo chính sách ngoại giao đa phương và chiến lược thương mại của Bắc Kinh. Thật vậy, như một nhà chiến lược của Lầu Năm góc đã nói với tôi gần đây, “Thay vì chơi cờ tướng, chúng tôi đang chơi cờ vây”, một loại cờ bàn cổ đại của Trung Quốc. Nhưng thậm chí khi Trung Quốc và Mỹ phát triển những đường lối khác nhau để bành trướng ảnh hưởng, cả hai đều bám lấy một hình thức của chủ nghĩa biệt lệ [exceptionalism]. Cả hai đều tin rằng mình khỏi phải tuân theo một số yếu tố nhất định của luật pháp quốc tế và mình được định mệnh giao phó một vai trò khống chế khu vực tại châu Á. Tuy nhiên, cả hai nước đều khó có thể hòa hợp cái xác tín ấy với cảm giác mà mỗi bên đều có, rằng trong một thế giới ngày càng phụ thuộc vào nhau này mình đã bị nước kia chơi trội. Người Mỹ than phiền về mất công ăn việc làm, còn người Trung Quốc thì than phiền về việc đã mất đi những số tiền dành dụm bằng mồ hôi nước mắt. Washington than phiền rằng Bắc Kinh không chơi theo luật, còn Bắc Kinh thì phản bác rằng những luật này đều do phương Tây bày ra để kềm hãm các nước khác. Khi căng thẳng gia tăng, nhiều khía cạnh của quan hệ Mỹ-Trung mà đã có thời cả hai bên cho là cơ hội lại có vẻ đang ngày càng là những mối đe dọa.
HAI BÊN TÌM ĐƯỜNG TRÁNH NHAU
Trong ba thập kỷ qua, Trung Quốc đã tự do hóa nền kinh tế của mình, tạo ra một giai cấp trung lưu lên đến hàng trăm triệu người, và chứng kiến sự ra đời một công luận đích thực [a genuine public sphere] trong số hơn 500 triệu người dân Trung Quốc sử dụng Internet. Trung Quốc đã được đón mời vào các định chế quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và G-20 và được nhiều Tổng thống Mỹ liên tiếp đối xử bằng những tuyên bố công khai bày tỏ sự kính trọng. Nhiều nhân vật tại Washington từng hi vọng rằng những chuyển biến này sẽ đi liền với việc Trung Quốc gia tăng hậu thuẫn đối với hệ thống quốc tế do phương Tây lãnh đạo. Nhưng họ đã thất vọng vì thấy Trung Quốc không đáp ứng theo mong muốn của mình.
Thật vậy, thay vì bị những định chế toàn cầu chuyển hóa, Trung Quốc theo đuổi chính sách ngoại giao đa phương rất tinh vi, làm thay đổi trật tự toàn cầu. Ở G-20, Trung Quốc đứng cùng phe với các nước chủ nợ, như Đức, một nước mà Trung Quốc đã liên minh năm 2010 khi người Đức chống lại một gói kích thích kinh tế toàn cầu do Mỹ đề xuất. Washington cũng thất vọng vì Bắc Kinh đã góp phần kết liễu Vòng đàm phán Doha về thương mại thế giới, bằng cách giữ thái độ bất động vào thời điểm các cuộc đàm phán có dấu hiệu lâm nguy. Tại LHQ, Trung Quốc đã đẩy lùi sự phát triển các qui phạm bảo vệ tự do: trong thời gian 1997-98, các quốc gia khác bỏ phiếu theo Washington về những vấn đề nhân quyền tại Đại hội đồng là 80% số lần; trái lại, vào năm đó, các nước “bỏ phiếu theo” Bắc Kinh về các vấn đề này là 40%. Vào năm 2009-2010, những con số này gần như bị đảo ngược: khoảng 40% bỏ phiếu theo Mỹ và gần 70% theo Trung Quốc trên các vấn đề nhân quyền. Sự thay đổi lập trường này một phần là do Trung Quốc giành được hậu thuẫn của các nước đang phát triển bằng cách cho vay nhẹ lãi, trực tiếp đầu tư, và hứa hẹn bảo vệ những nước này trong trường hợp Hội đồng Bảo an LHQ đưa ra những nghị quyết trừng phạt họ.
Trước sự thất vọng của phương Tây, các học giả Trung Quốc, như nhà sử học vai vế Thì Ân Hoành (Shi Yinhong), tranh luận rằng phương Tây không nên quá bận tâm về việc “thúc đẩy Trung Quốc hội nhập vào trật tự tự do của phương Tây”, mà thay vào đó nên điều chỉnh cái trật tự ấy “để đáp ứng nguyện vọng của Trung Quốc”, như Thì đã nói với tôi gần đây. Sự điều chỉnh này sẽ đòi hỏi một sự tái phân phối rộng lớn ảnh hưởng chính thức trong các định chế tài chính và an ninh toàn cầu, theo đó quyền lực được phân phối cho các quốc gia thành viên sẽ không tùy thuộc vào các khái niệm được định sẵn từ trước là ai sẽ có quyền cai quản, mà tùy thuộc vào “sức mạnh đích thực mà mỗi nước có được và sự đóng góp mà mỗi nước đã thể hiện”, như Thì lý giải. Trên thực tế, Thì tranh luận, Mỹ sẽ phải chấp nhận một thế cân bằng quân sự với Trung Quốc (chí ít ở phía đông Đài Loan), việc thống nhất bằng đường lối hòa bình của Trung Quốc và Đài Loan theo điều kiện của Bắc Kinh, và một khoảng “không gian chiến lược” nhỏ hẹp nhưng quan trọng đối với Trung Quốc ở tây Thái Bình Dương. Hơn thế nữa, hệ thống liên minh của Mỹ cần phải “giảm bớt tập trung vào quân sự và giảm bớt việc lấy Trung Quốc làm mục tiêu”.
Nhưng cho dù giới tinh hoa Trung Quốc có muốn gì đi nữa, phương Tây vẫn chưa sẵn sàng điều chỉnh trật tự thế giới hiện hữu để đáp ứng nguyện vọng của Trung Quốc. Và thay vì chấp nhận những nhượng bộ cần thiết cho một G-2 hay sự bế tắc của nguyên trạng, các cường quốc phương Tây đang tránh đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh trong khi theo đuổi những quan hệ và những chính sách nhằm hạn chế khả năng của Trung Quốc trong việc uốn nắn hệ thống quốc tế theo ý mình.
Trong những năm gần đây, chẳng hạn, một nhóm quốc gia có lợi tức cao do Mỹ lãnh đạo và gồm cả Australia, Canada, Malaysia, và Singapore đã bắt đầu đàm phán để thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, một thương ước cố ý loại trừ Trung Quốc và nhấn mạnh những tiêu chuẩn khắt khe đối với các doanh nghiệp nhà nước, với quyền lợi công nhân, với các biện pháp bảo vệ môi trường, và quyền sở hữu trí tuệ. Nếu cuối cùng Nhật Bản cũng gia nhập, các thành viên của TPP sẽ chiếm đến 40% GDP toàn cầu. Thậm chí còn tham vọng hơn cả TPP là những cuộc đàm phán được khởi động gần đây về Hiệp định Đối tác Đầu tư xuyên Đại Tây Dương, một kế hoạch đã được bàn bạc từ lâu nhằm tạo ra một hiệp ước tự do mậu dịch giữa EU và Mỹ, một hiệp ước sẽ cho các nước phương Tây những lợi thế đáng kể trong bất cứ một cuộc đàm phán thương mại nào sau này với Trung Quốc. Mục tiêu của những hiệp ước mới này không phải là để đẩy Trung Quốc ra khỏi nền mậu dịch quốc tế, mà để soạn ra các qui định không có sự tham gia của Trung Quốc để rồi sau này buộc Trung Quốc phải chấp nhận chúng. Phương Tây cũng đang có những nỗ lực song song trong lãnh vực an ninh. Mỹ đang cố gắng sử dụng chiến lược xoay trục hướng về châu Á để củng cố những quan hệ lâu đời với nhiều nước chung quanh Trung Quốc nhằm gây cản trở cho tham vọng bá quyền quân sự của Trung Quốc ở khu vực tây Thái Bình Dương. Trong các nỗ lực can thiệp quốc tế, phương Tây đang gia tăng “việc tìm kiếm diễn đàn” [forum shopping]: hợp tác với những tổ chức khu vực, như Liên đoàn Á rập và Liên hiệp châu Phi, và dựa vào những liên minh không chính thức, như Nhóm Bạn của Syria [Friends of Syria], bất cứ khi nào chính sách ngoại giao tại LHQ bị bế tắc. Trong khi đó, Trung Quốc cũng hoạt động ráo riết không kém để qua mặt phương Tây. Trung Quốc đã thành lập các định chế an ninh của chính mình, như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, và đã ký kết các thoả ước mậu dịch đơn phương và đa phương với nhiều nước khắp thế giới. Trung Quốc cũng thường xuyên tổ chức các hội nghị thượng đỉnh với các đối tác BRICS và đang cố gắng thành lập một ngân hàng phát triển BRICS với tiềm năng nắm giữ một danh mục cho vay lớn gấp ba lần danh mục cho vay của Ngân hàng Thế giới. [BRICS: viết tắt của Brazil, Russia, India, China, South Africa, ND]
CHỦ NGHĨA TƯƠNG ĐỒNG ĐA PHƯƠNG
Đứng giữa các trật tự thế giới do Mỹ và Trung Quốc dẫn đầu là các cơ chế toàn cầu như Hội đồng Bảo an LHQ, Nhóm G-20, Quĩ Tiền tệ Quốc tế, và Ngân hàng Thế giới. Nhưng chúng thường gặp phải bế tắc do các bất đồng giữa những nước thành viên. Do đó, thay vì buộc các cường quốc mới nổi [emerging powers] phải thích nghi với các định chế phương Tây, hi vọng lớn nhất có thể có được từ những định chế này là chúng sẽ là nơi để các đại cường thảo luận những vấn đề đặc biệt bức thiết: chẳng hạn, cuộc tan chảy tài chính toàn cầu 2008 hay sự ngoan cố của Bắc Triều Tiên về vấn đề hạt nhân. Sự yếu kém và vô bổ của những định chế này có thể trở nên ngày một tồi tệ, vì đáng lẽ phải hợp tác để cải tổ những diễn đàn chung đã có sẵn, các cường quốc phương Tây lại cố gắng xây dựng “một thế giới phi-Trung Quốc” trong khi Trung Quốc và các nước đối tác cố gắng tạo ra cái mà một số nhà phân tích gọi là “một thế giới phi-Tây phương.” Chẳng hạn, Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương có thể ảnh hưởng [tiêu cực] đối với WTO. Như chuyên gia kinh tế Bỉ André Sapir đã lý giải, nếu các nước chiếm gần một nửa GDP toàn cầu thành lập hệ thống giải quyết tranh chấp riêng, tách khỏi WTO, thì cái WTO một thời kiêu hãnh này “sẽ giống như một tổ chức khác có trụ sở tại Geneva, Tổ chức Lao động Quốc tế, một nơi có mặt tiền xinh đẹp trên hồ Léman mà hằng năm các vị bộ trưởng đến đọc những bài diễn văn hay ho nhưng chẳng bao giờ lấy những quyết định quan trọng.”
Thay vì coi những cơ chế đa phương toàn cầu là tối cần, các nước sẽ dựa nhiều hơn nữa vào các mạng lưới mới thành lập giữa các quốc gia có cùng mức độ thịnh vượng. Xin tạm gọi hiện tượng này là “chủ nghĩa tương đồng đa phương” [similateralism]. Một trong những hậu quả của hiện tượng này sẽ là một hình thái lưỡng cực mới và lạ thường, bên ngoài có vẻ giống Chiến tranh Lạnh chứ không còn giống như thế giới của hai thập niên qua. Những khác biệt này sẽ bao gồm một nước Mỹ mất dần thanh thế, một đối thủ khôn ngoan hơn (và thành công hơn) ngang hàng với Washington, và các nước phi liên kết hùng mạnh hơn trước. Nhưng những động lực của chính trị toàn cầu trên cơ bản cũng sẽ khác với những động lực chi phối thế giới trong năm thập kỷ sau Thế chiến II.
Một, khác với Chiến tranh Lạnh, bản chất của cuộc đua này chủ yếu sẽ là địa kinh tế [geoeconomic] hơn là địa chính trị [geopolitical], do hậu quả của những tốn kém ngày một gia tăng của việc duy trì sức mạnh quân sự.
Hai, sự cạnh tranh Mỹ-Trung có đặc tính là: hai cường quốc đã lệ thuộc vào nhau ở mức độ cao, vì sự xâm nhập lẫn nhau giữa hai nền kinh tế là rất sâu đậm. Tuy nhiên, các nhà làm chính sách của hai nước lại coi sự lệ thuộc lẫn nhau này là một mối nguy cần phải giảm bớt và quản lý, chứ không coi đó là một công thức để xây dựng những quan hệ nồng ấm. Mỹ cần Trung Quốc tiếp tục mua trái phiếu chính phủ của Mỹ, và các bang của Mỹ đang cạnh tranh ráo riết để thu hút đầu tư Trung Quốc. Nhưng Washington cũng lo lắng về sự quá lệ thuộc vào vốn Trung Quốc và lo sợ gián điệp mạng Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc cần tìm một nơi an toàn để cất giữ những lượng tiền dự trữ của mình và cần đến công nghệ Mỹ để xây dựng một xã hội tri thức. Nhưng Bắc Kinh tức giận vì cho rằng chính sách gia tăng nguồn cung tiền [quantitative easing] của Cục dự trữ Liên bang Mỹ đang làm tiêu tán đống tiền của Trung Quốc và nghi ngờ rằng Washington đang hoạt động để thúc đẩy việc thay đổi thể chế tại Trung Quốc.
Ba, mặc dù nhiều nước phi liên kết cuối cùng phải chọn một chiến tuyến trong Chiến tranh Lạnh, nhưng trong những thập niên tới, những nước phi liên kết có thể khai thác sự hiện hữu của những khối quyền lực linh động hơn, không đòi hỏi nếu theo phe này phải loại bỏ phe kia. Hậu quả sẽ là một trật tự thế giới lang chạ [a promiscuous world ordwer] trong đó các nước có thể ký kết các hiệp định với cả Trung Quốc lẫn Mỹ.
Sau cùng, Bắc Kinh và Washington sẽ kình chống nhau vì địa vị toàn cầu chứ không phải vì ý thức hệ. Cho đến nay Trung Quốc vẫn còn quá yếu và ở vào thế thủ, chưa đủ sức để đưa ra một phương án thay thế cho cái trật tự thế giới tự do do Mỹ lãnh đạo, nhưng tình hình này sắp thay đổi. Trung Quốc và Mỹ sẽ sử dụng cùng một thứ từ ngữ trong việc lý giải những động lực của mình như: “trật tự,” “tính chính đáng,” “tăng trưởng kinh tế,” và “trách nhiệm.” Nhưng, như người ta thường nói, hai nước này sẽ bị chia cách bởi cùng một ngôn ngữ.
MARK LEONARD là Đồng sáng lập viên kiêm Giám đốc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu và là Nhà nghiên cứu Chính sách công trong chương trình Bosch tại Học viện Xuyên Đại Tây dương. Ông là tác giả của hai cuốn sách gây tiếng vang và được dịch ra gần 20 thứ tiếng là Why Europe Will Run the 21st Century (2005) và What Does China Think? (2008).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Viết về cách mạng 1956 ở Hungary


Nguyễn Hồng Nhung
HAMVAS BÉLA :
                                                                                                     
  ( Kỷ niệm ngày Cách mạng 1956 của nhân dân Hungary chống lại chế độ đương thời theo chủ nghĩa độc tài Stalin và sự chiếm đóng của quân đội Xô Viết. Đây là một trong những sự kiện chấn động nhất của nhân loại thế kỷ XX, bắt đầu từ ngày 23.10.1956 kéo dài đến ngày 11.11.1956 tại Budapest-Hungary- Người dịch )
                                 
Hãy đừng quên, trước cả chúng ta, những gì những người khác đã viết, đã vẽ, đã khắc vào đá, đã suy ngẫm tận cùng, thậm chí họ đã chiến đấu, hoặc đã thất bại…
….rằng: điều gì đã xảy ra ngày hôm nay, chúng ta đều biết.
Toàn bộ văn chương, toàn bộ báo chí, âm nhạc, hội họa, nghệ thuật, khoa học, chính trị đã phản bội lại năm một nghìn chín trăm năm mươi sáu.
 Phản bội bằng điều gì? Rằng, vẫn cần phải sống. Không ai dám chết, giống như những công nhân, học sinh và trẻ em dưới những chiếc xe tăng Xô Viết.
Nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ, thày thuốc, kỹ sư, bộ trưởng, quân dân, nông dân, công nhân. Chưa bao giờ dân chúng lại bị bỏ rơi đến thế. Không có bất kỳ loại của cải, công danh, quyền lực nào có thể xứng với thứ giờ đây phải trả giá. Không có sự sâu sắc và cao cả nào của đời sống không sụp đổ tan tành dưới sự phản bội này.
Rồi một năm nữa qua đi, mọi người sẽ sống như thể chưa bao giờ từng xảy ra chuyện gì. Như thể sự hèn hạ này, sự hư hỏng thảm hại, tha hóa, bẩn thỉu và đê tiện này trong dân chúng chỉ có một lần, duy nhất một lần, và sự thật không thể một mình ngời sáng, và tất cả mọi người không thể nhất trí thốt ra lời một lần, những ai sống ở đây, trái với quyền lực ngàn lần.
Kẻ nào đã phản bội, giờ không còn là hèn hạ, không còn là đê tiện, không còn là hư hỏng, không còn là thảm hại nữa. Họ lại tiếp tục sống, tiếp tục ca hát, tiếp tục vẽ, tiếp tục diễn thuyết và tiếp tục dạy dỗ.
Quả thật không có gì xảy ra?
Tôi đã suy nghĩ nhiều năm, nếu một lúc nào đó lịch sử đạt tới sự thật, người ta sẽ nói gì về khoảng thời gian tiếp theo năm một nghìn chín trăm năm mươi sáu, về những con người, những kẻ sáng tác nhạc, tạo dựng các bức tranh, diễn trên các sân khấu, những kẻ ăn ngon uống say, thay vì phải nghiến răng lại.
 Không viết đáng giá hơn viết.
 Thay vì, cần phải bỏ đi mà phát cỏ và chặt cây, thì thi hành và tiền bạc đáng giá hơn đối với họ.
Ban đầu tôi cứ tưởng những cái tên ngày hôm nay còn lưu lại để một nghìn năm sau người ta vẫn nhổ nước bọt lên. Nhưng tôi quá biết những người Hung. Ngay lập tức họ tìm cách bào chữa, và vừa thì thào rằng họ phải chịu đựng biết bao nhiêu họ vừa nhét vào túi những tập tiền nhàu nát - những con tin ngỗng quay béo mập.
Tôi đánh cuộc rằng, như những cảm tử quân khắc tên mình vào lịch sử, những kẻ mất dạy bẩn thỉu này sẽ tâng bốc, ca ngợi lẫn nhau, và dẫn dắt nhau vào lịch sử, một cách rón rén giữa những Berzsenyi, Csokonai, Petőfi, Bartók, Csontváry, Arany và Kemény, thay vì để người ta bêu riếu như những hình nộm ghê tởm: đấy, những kẻ mà chiếc cà vạt lụa quý hơn năm một nghìn chín trăm năm mươi sáu.
Như thể đấy gọi là cuộc sống, thứ mà những kẻ này sống, như thể đấy là thi phẩm, âm nhạc, tác phẩm sân khấu, những thứ họ tạo ra, như thể có thể sống giữa những điều kiện như vậy cho dù trong nhà máy hay trong văn phòng.
Tất nhiên vẫn cần phải sống. Vô cùng khó khăn. Và nếu vô cùng khó khăn, tất vô cùng khó khăn. Chui lủi và im lặng, nhận việc ăn lương theo ngày, nghiến chặt hàm răng và không nổi loạn, đúng hơn nổi loạn nhưng không tự cho phép, sống trong cơn đau thắt đáng nguyền rủa và căng thẳng, nhưng không tự cho phép. Đâu rồi những cái tên ngoài nhà tù mà không dính bùn bẩn?
Không còn  bất cứ cái gì thiêng liêng mà dân chúng này chưa nhục mạ, chưa đánh chìm nó xuống giữa những hèn hạ, và cái vẫn tồn tại trong sạch thiên thần giữa đám tàn bạo, sẽ bị những kẻ man rợ nghịch ngợm săn đuổi như một món hàng, và chúng không thể làm khác- Nơi con người bị lăng nhục, ở đó không thể sống khác, ngoài sống vì quyền lợi riêng, tìm kiếm lợi nhuận riêng, nơi không bao giờ còn trái tim, kể cả khi người ta hành lễ, người ta yêu hay cầu nguyện - (Hölderlin)
Rồi người ta sẽ biện minh cho chúng. Người ta tẩy rửa chúng, đưa chúng vào từ điển bách khoa toàn thư, vào lịch sử văn học và lịch sử văn hóa, như những kẻ đã thực hành những giá trị mỹ học cao siêu.
 Đây sẽ là loại lịch sử gì?
    ( Trích tiểu luận triết học: Patmosz)
Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hung












 


Nguyễn Hồng Nhung

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giả thuyết mới về sự hình thành vũ trụ






Vũ trụ hiện tại có thể là 'con' của một vũ trụ khổng lồ - Ảnh: NASA Bên cạnh Big Bang, giới thiên văn học vừa công bố một giả thuyết mới về khởi nguồn của vũ trụ, theo đó vũ trụ có thể được tạo ra sau khi một ngôi sao sụp đổ vào bên trong hố đen.

Các chuyên gia cho rằng giả thuyết trên giúp giải thích được tại sao vũ trụ mở rộng về mọi hướng, theo báo cáo trên chuyên san Nature.
Theo giả thuyết Big Bang, vũ trụ được tạo ra từ một điểm đơn nhất trong vũ trụ, nhưng bất chấp nhiều năm nghiên cứu, chẳng ai biết được điều gì đã kích hoạt vụ nổ đó.

Nó cũng không giải thích được tại sao vũ trụ lại có nhiệt độ hầu như đồng nhất.
Các nhà nghiên cứu phân tích rằng có vẻ như không đủ thời gian kể từ khi vũ trụ khai sinh để nó đạt được nhiệt độ cân bằng như vậy, theo trang tin News.com.au.

Nhóm chuyên gia vật lý học thiên thể thuộc Viện Trường đo Vật lý Lý thuyết ở Waterloo (Canada) đã công bố báo cáo phân tích giả thuyết mới do các chuyên gia Đức đề xuất trước đó.

Theo giả thuyết này, vũ trụ hiện tại là một màng khối 3 chiều trôi nổi bên trong một vũ trụ khổng lồ 4 chiều.
Các chuyên gia cho rằng có thể một ngôi sao 4 chiều trong vũ trụ rộng lớn hơn đã bị hút vào một hố đen của vũ trụ đó, và tạo ra vũ trụ nhỏ hơn mà chúng ta là một phần của nó.
Hạo Nhiên - TN0

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cách giảm cân bằng trái Bưởi Superior Fat Burner

Tienphong oline:


Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Nhiếp rác gia" và ảnh:



Bẫy chuột nhà và chuột đồng.



Thiếu nhi & Dậy thì.



Trường ca đẻ đất đẻ nước.



Cảnh trong phin Thợ săn trong thành phố.



Há há...



Siêu hành khách.




Tòng chinh & Người tình.



Tiếng Mán phổ thông.



Một điển hình ném chuột vỡ bình.



Người hùng EVN.



Hội chứng đao trong đào tạo giáo dục quốc phòng.



Lợn lai & Lợn mán.



Xôi nóng hổi vừa thổi vừa ăn nào...



Ở đây bán cao.



Thiếu món Pín Bình Minh hấp.



Siêu bộ nhá há há...



Cấu hình.



Hố hố.. các đồng chí.



Tan ca.



Du lịch sinh thái.



Đi đái văn minh.



Lộn mề.



Haizz...



Còn lại thì...làm luật.



Đón khách.



Tuổi đời mênh Mông.



Hòa thượng Thích Thể Hiện.



Trông em.



Điều hòa nhiệt độ.



Người thì bé nhưng tội thì to.



Vệ sĩ.



Giải pháp hữu ích trong công nghệ trông con.

Nguồn: nhặt trên NET.

Phần nhận xét hiển thị trên trang