Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013
Phóng Sự: Vụ chôn xương vụn và xương động vật giả làm mộ liệt sĩ gây c...
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Truyện tranh Việt Nam khiến báo Trung Quốc e ngại
Tập 1 bộ truyện tranh “Hoàng Sa, Trường Sa - khẳng định chủ quyền” của Cty Phan Thị được báo chí Trung Quốc mổ xẻ khá nhiều, thể hiện rằng bộ truyện là hướng đi đúng và đang khiến báo chí Trung Quốc lo ngại.
>> Chuyện về Trường Sa được kể hào hùng trên truyện tranh
>> Những vấn đề của Hoàng Sa - Trường Sa được đưa vào… truyện tranh
Theo Cty Phan Thị, ngoài thông tin quanh việc Việt Nam ra mắt bộ truyện tranh đầu tiên về biển đảo, một số tờ báo Trung Quốc cũng phản bác thông điệp của bộ truyện tranh này. Một số bài viết đã giật tít: “Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên nhận biển Đông của Trung Quốc là của mình”, “Truyện tranh “Hoàng Sa và Trường Sa” của Việt Nam cho trẻ biết biển Đông không thuộc về Trung Quốc”, “Việt Nam dùng “Thần đồng Đất Việt” để gây hấn vấn đề chủ quyền Tây Sa, Nam Sa của Trung Quốc”, “Bắc Kinh phẫn nộ: Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên cho rằng biển Đông của Trung Quốc là của riêng họ”.
Tập 1 “Hoàng Sa, Trường Sa - khẳng định chủ quyền”.
Một bộ truyện tranh vừa mới ra mắt tập đầu mà đã được lên báo ngoài nước như thế quả là một hiện tượng truyền thông. Bởi những gì viết cho thiếu nhi - thế hệ tương lai của đất nước tưởng là nhỏ, nhưng sức mạnh và sự ảnh hưởng của nó thì lại sâu rộng khôn cùng.
Theo tiến sĩ Nguyễn Nhã - người cố vấn và hiệu đính cho bộ truyện tranh này, “Truyện tranh về Hoàng Sa, Trường Sa” sẽ là bước khởi đầu cho phương thức truyền bá thông điệp yêu nước, kiến thức về chủ quyền biển đảo đến thế hệ trẻ thật gần gũi, đơn giản, nhưng không kém phần sâu sắc”.
Bộ truyện tranh dự kiến gồm 10 tập. Các tập tiếp theo lần lượt đề cập các vấn đề liên quan đến lãnh thổ An Nam, hành trình khám phá những hòn đảo Hoàng Sa - hay quần đảo Paracels - huyền bí trong mắt các học giả Tây phương. Điều thú vị là từ đề tài tưởng khó viết này, các nhà làm sách đã phải bỏ ra một năm để lồng vào cốt truyện thiếu nhi, cho trẻ con thấy hấp dẫn để theo dõi mạch truyện. Theo đó, Công chúa Phương Thìn là người dẫn truyện, đưa các nhân vật quen thuộc của Thần đồng đất Việt như Tý, Mẹo, Sửu, Dần vào thế giới màu sắc của các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, thông qua thư viện của các vị quan chép sử.
Qua bộ truyện tranh này, Cty Phan Thị muốn truyền bá kiến thức chủ quyền biển đảo, hun đúc lòng yêu nước và tinh thần bảo vệ lãnh thổ, để các em hiểu thêm về lịch sử nước nhà, ra sức bảo vệ và khẳng định chủ quyền đất nước.
Xem ra, bộ truyện này không còn là truyện tranh cho thiếu nhi mà còn liên quan đến vấn đề của cả quốc gia, của vấn đề biển đảo quốc tế. Chính vì thế, bộ truyện được báo chí nước ngoài nhắc tới - dù là phản bác đi chăng nữa - thì đó cũng là một tín hiệu cho thấy đã thành công bước đầu: Công cuộc đấu tranh đòi công nhận chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của VN tuy còn dài, nhưng với chứng cứ, tài liệu rõ ràng, với từng bước, từng việc làm cụ thể, trên nhiều phương diện, sẽ được cộng đồng quốc tế ủng hộ.
Theo Minh Thi
Báo Lao động
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Vụ án xử người dùng Facebook đầu tiên trên thế giới
Thụy Minh
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới xử người sử dụng Facebook, vào ngày 29.10.2013, tại Tòa án nhân dân tỉnh Long An, số 116 Trương Định, phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An.
Với sự kiện này, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia đầu tiên chỉ ra cho ông Mark Zuckeberg biết mạng xã hội nổi tiếng trên thế giới do ông đang điều hành có nguy cơ trở thành cái bẫy để đưa công dân Việt Nam vào tù.
Facebooker Đinh Nhật Uy đối diện với phiên tòa xét xử theo điều 258 của Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam. Theo bản cáo trạng thì những lý do khởi tố Đinh Nhật Uy hoàn toàn xuất phát từ mạng xã hội Facebook. Trong đó, (trang 3, Bản cáo trạng) liệt kê anh Uy ba tội: Một là có ba bài viết xâm hại Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel), Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), ảnh hưởng xấu đến thương hiệu, hiệu quả kinh doanh của tổ chức này. Tuy nhiên Bản cáo trạng không cho biết qua Facebook, anh Uy đã xâm hại cái gì của hai tập đoàn này? Hai tập đoàn này bị ảnh hưởng xấu về thương hiệu ra sao? Và nhật là hiệu quả kinh doanh giảm như thế nào? Đối tượng và các con số đánh giá dựa trên các cuộc khảo sát, lượng giá về các bài viết của anh Uy trên hai Tập đoàn này đều không có.
Thứ hai, một số bình luận của anh Uy ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan công an và viễn thông, xâm hại danh dự, uy tín một số cá nhân. Nhưng văn bản này cũng không đưa ra cá nhân nào cụ thể bị xâm hại danh dự, uy tín cũng như sự xâm hại đó được đánh giá theo tiêu chuẩn nào, và ở mức độ nào? Liêu uy tín của lực lượng công an có thực sự bị xâm hại vì một bài viết hay vì chính hành vi vi phạm pháp luật của ngành đang làm cho các công an viên không còn dám hiên ngang nhận mình là công an nhân dân? Về các tập đoàn viễn thông cũng thế.
Thứ ba, văn bản đó nói rằng anh Uy đã liên kết và chia sẻ trên trang facebook của người khác có hại đến trật tự xã hội, ảnh hưởng dấn công an. Nói đến các trang facebook của người khác thì sao lại không đưa ra xem ai là người quản lý trang bị/được anh Uy bình luận liên kết? Họ có thấy những bình luận và liên kết của anh Uy làm cho tình trạng xã hội mất trật tự hay vì thế mà uy tín ngành công an bị giảm không? Chính họ là người ảnh hưởng trực tiếp mà không lên tiếng thì VKS và công an đã hoàn toàn suy diễn thiếu cơ sở.
Bà Nguyễn Thị Kim Liên, trong những ngày này, đang tìm mọi cách để bảo vệ con mình. Bà đã viết thư mời ông chủ của Facebook đến Việt Nam tham dự phiên tòa với tư cách là người “người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án “258″ của con tôi”. Lá thư nguyên văn như sau:
“Kính gởi Ông Mark Zuckeberg.
Chủ trang http://www.facebook.com/
Địa chỉ:1601 Willow Road Mento Park. CA 94025. USA
Tôi là Mẹ của Đinh Nhật Uy , người mà 29-10 này sẽ ra tòa, và lần đầu tiên vụ án nầy có liên quan tới trang FB của ông.
Vì vậy là 1 người Mẹ tôi xin thay mặt con tôi , mời ông đến dự phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án “258″ của con tôi.
Rất mong sự có mặt của Ông.
Xin chào Ông.
Mẹ Uy Kha”
Bà Liên nhắn thêm với mọi người: “P/S: Bà con nào có thể giúp mình dịch sang tiếng Anh, mình xin cảm ơn”.
Theo chúng tôi, ông Mark Zuckeberg nên đến Việt Nam tham dự, hoặc ít ra cần gởi luật sư của công ty Facebook đến tham dự, vì với sự kiện này, có thể Tòa án ở Việt Nam sẽ làm “xâm hại danh dự, uy tín” của đại công ty Facebook. Và từ đó có thể nhiều người Việt Nam sẽ cảm thấy không được bảo vệ an toàn khi sử dụng Facebook để diễn tả tư tưởng theo như các Công ước quốc tế quy định và cả Hiến pháp Việt Nam cam kết bảo vệ nữa.
Theo Wikipedia, “Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều hành. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng. Tên của website nhắc tới những cuốn sổ lưu niệm dùng để ghi tên những thành viên của cộng đồng campus mà một số trường đại học và cao đẳng tại Mỹ đưa cho các sinh viên mới vào trường, phòng ban, và nhân viên để có thể làm quen với nhau tại khuôn viên trường.
Ông Mark Zuckerberg thành lập Facebook cùng với bạn bè là sinh viên khoa khoa học máy tính và bạn cùng phòng Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz và Chris Hughes khi Mark còn là sinh viên tại Đại học Harvard.
Việc đăng ký thành viên website ban đầu chỉ giới hạn cho những sinh viên Harvard, nhưng đã được mở rộng sang các trường đại học khác tại khu vực Boston, Ivy League, và Đại học Stanford. Sau đó nó được mở rộng hơn nữa cho sinh viên thuộc bất kỳ trường đại học nào, rồi đến học sinh phổ thông và cuối cùng là bất cứ ai trên 13 tuổi. Website hiện có khoảng 1 tỉ thành viên tích cực trên khắp thế giới. Với con số ấy, Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất, vượt mặt MySpace và Twitter”.
Nói về phiên tòa, luật sư Hà Huy Sơn cho biết: “Có lẽ đây là trận mở màn, làm điểm của Chiến dịch “258″ (thay cho chiến dịch 79, 88), ví như Đắc Tô – Tân cảnh. Nếu trận đầu họ thắng lợi, họ sẽ làm tới với các Blogger. Là LS của ĐNU tôi rất cần sự trợ giúp của mọi người quan tâm, nhất là giới LS để bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý”.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Tư liệu lịch sử:
Vụ Án xét lại chống đảng - phần 1
Mặc Lâm
Cho tới nay vụ án mang tên “Xét lại chống đảng” vẫn chưa bao giờ được chính thức nhìn nhận trong hệ thống chính trị Việt Nam mặc dù gần ba trăm nạn nhân của nó đã lên tiếng bằng nhiều cách.
Mặc Lâm tìm hiểu hồ sơ vụ án qua lời kể của nhân chứng, nạn nhân trực tiếp trong vụ án này nhằm soi rọi phần nào các oan khuất mà chế độ vẫn cố che dấu. Loạt bài được chia làm 4 phần, phần thứ nhất mang tên: Khi tượng đài bị đạp đổ.
57 năm trước khi phiên tòa xử biến cố đẫm máu này, ngày 23 tháng 10 năm 1956 vào lúc 9 giờ 30 sáng nhân dân Hungary đã lật đổ tượng đài Stalin trước khi cuộc nổi dậy chống Liên Xô bị xe tăng Liên Xô dìm trong biển máu.
Bốn tháng sau đó, một tượng đài khác của Stalin bị lật đổ ngay tại quê hương của lãnh tụ khát máu này. Nhưng lần này thì không phải là tượng đài bằng đồng ngoài công viên hay quảng trường Kremlin của Liên Xô mà là tượng đài trong lòng người cộng sản vốn bị nhồi sọ tâm lý tôn sùng lãnh tụ.
Cụm từ “tệ sùng bái cá nhân” được mang ra trước đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 20 tổ chức vào ngày 25 tháng 2 năm 1956 bởi Nikita Sergeyevich khrushchyov Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô đọc trong một cuộc họp kín, tố cáo sự sùng bái Stalin do lợi ích cục bộ và bên cạnh đó Khrushchyov cũng mạnh mẽ lên tiếng xác định lập trường sống chung hòa bình với các nước tư bản mà trước đó Stalin luôn coi là kẻ thù cần phải đấu tranh chống lại bằng mọi phương tiện.
Ý tưởng mới mẻ này đã lan nhanh trong thế giới cộng sản và bốn năm sau đó, tháng 11 năm 1960 Đại hội Quốc tế Cộng sản tổ chức tại Liên Xô có 81 đảng cộng sản tham dự thì 70 đảng ủng hộ đường lối này của Khrushchyov, còn lại 10 đảng không đồng tình, dẫn đầu là Đảng Cộng sản Trung Quốc, và đảng duy nhất đứng giữa không theo bên nào là Việt Nam lúc ấy còn giữ danh xưng Đảng Lao Động Việt Nam.
Đại tá Bùi Tín nguyên Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân cho biết hoàn cảnh lúc ấy:
Trong đại hội quốc tế đó thì mới bắt đầu chia rẽ. Tại đại hội đó có 70 đảng theo Liên-xô, gần 10 đảng theo Trung Quốc. Lúc đó đảng Lao động Việt Nam đứng giữa, rất thận trọng, tính đứng ra hòa giải chứ không chia rẽ nên không tuyên bố. Trong thời kỳ đầu ông Hồ Chí Minh tham gia có ý ngả về Liên-xô nhưng khi trở về năm 61-62 thì ngày càng bị Mao Trạch Đông rồi Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ lôi kéo. Viện trợ của Trung Quốc sau Điện Biên Phủ vẫn còn rất lớn cho nên theo quan điểm của ông Trường Chinh thì có phần ngả về Trung quốc.
Hồi anh Chính ở bên Liên Xô về thì anh ấy theo quan điểm của Khrushchyov. Khi anh ấy đang làm ở Viện Triết thì ông Trường Chinh gọi lên nói rằng Hoàng Minh Chính đi học ở bên ngoài về và bây giờ trong Bộ chính trị đang tranh cãi nhau về Liên Xô và Trung Quốc rằng có nên đi dự đại hội 81 của Đảng Cộng sản không? Bây giờ giao cho Hoàng Minh Chính tập hợp tài liệu viết một số ý kiến để trình bày với Bộ chính trị. Sau đó ông Chính về mời ông Hà Xuân Trường là thông gia của nhà tôi với ông Trần Minh Việt ( Phó bí thư thành ủy Hà Nội ) ba ông họp nhau lại cùng bàn bạc viết bài đó để mà trình bày cho Bộ chính trị về năm quan điểm của Khrushchyov và của Mao chống nhau như thế nào, và tại sao lại nên theo quan điểm của Khrushchyov.
Ông Trường Chinh hỏi rằng chuyện này có tiền lệ không? Ý ông ấy muốn hỏi là muốn giành độc lập tự do mà không cần đánh nhau, đổ máu, thì ông Chính trả lời là có. Mấy hôm sau họp Bộ chính trị với bài của ông Chính và Bộ chính trị nhất trí với bài viết này và chuẩn bị cử người tham dự đại hội đảng 81. Nhưng không ngờ chỉ ít lâu sau quan điểm ấy lại bị bác và quay lại với quan điểm của Trung Quốc.
Bà Lê Hồng Ngọc vợ của ông Hoàng Minh Chính nhớ lại việc này như sau:
Sau khi đi học Liên Xô về anh cũng có kể cho tôi nghe vài câu chuyện là anh rất tin tưởng vào đảng Cộng sản Liên Xô và muốn đảng mình theo đảng Cộng sản Liên Xô để đổi mới. Anh ấy cho rằng đảng mình sẽ có sự thay đổi cho nên là anh nói từ khi anh học ở Liên Xô cho đến khi về trong nước anh vẫn kiên trì nói lên cái quan điểm mà anh cho là đúng. Anh chống Trung Quốc, không bằng lòng với Trung Quốc.
Phe theo Trung Quốc gồm Lê Duẩn, Tổng bí thư, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND Việt Nam, Lê Đức Thọ, Trưởng ban tổ chức Trung ương Đảng, cũng là người vẽ ra học thuyết chống chủ nghĩa xét lại của Liên Xô, Trần Quốc Hoàn Bộ trưởng Công an.
Trong khi đó nhóm lớn hơn ngả theo khuynh hướng thân Liên Xô như: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ chính trị, chủ tịch Quân ủy, bộ trưởng Quốc phòng. Nguyên Ngoại trưởng Ung văn Khiêm, Ủy viên Bộ chính trị Dương Bạch Mai, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Trần Minh Việt, Bùi Công Trừng, Hoàng Minh Chính.
Vụ án vẫn không thể khép lại sau cái chết của Tướng Giáp vào ngày 4 tháng 10 năm 2013 vì sau lưng ông vẫn còn nhiều người còn sống cần được minh oan, mà lớn nhất là cái chết của ông Vũ Đình Huỳnh, bí thư riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và người con trai của ông là nhà văn Vũ Thư Hiên đã ngậm đắng nuốt cay nhiều năm trời trong các nhà tù mà không biết mình phạm tội gì đối với nhân dân, đất nước.
*Quý vị vừa theo dõi phần đầu của Vụ án xét lại chống đảng, mới quý vị theo dõi tiếp phần hai có tựa “Chống Đảng hay chống Tướng”trong phần kế tiếp.
Mặc Lâm tìm hiểu hồ sơ vụ án qua lời kể của nhân chứng, nạn nhân trực tiếp trong vụ án này nhằm soi rọi phần nào các oan khuất mà chế độ vẫn cố che dấu. Loạt bài được chia làm 4 phần, phần thứ nhất mang tên: Khi tượng đài bị đạp đổ.
Khi tượng đài bị đạp đổ
Ngày 16 tháng 10 năm 2013, ông Bela Biszku, Bộ trưởng nội vụ Hungary, 92 tuổi bị tòa án Hungary truy tố tội “đồng lõa với những hành vi tội ác” vì đã ra lệnh hay bao che cho những hành động đàn áp sau khi quân Liên Xô dập tắt cuộc nổi dậy của nhân dân Hungary giết chết hơn 50 người, đa số là sinh viên.57 năm trước khi phiên tòa xử biến cố đẫm máu này, ngày 23 tháng 10 năm 1956 vào lúc 9 giờ 30 sáng nhân dân Hungary đã lật đổ tượng đài Stalin trước khi cuộc nổi dậy chống Liên Xô bị xe tăng Liên Xô dìm trong biển máu.
Bốn tháng sau đó, một tượng đài khác của Stalin bị lật đổ ngay tại quê hương của lãnh tụ khát máu này. Nhưng lần này thì không phải là tượng đài bằng đồng ngoài công viên hay quảng trường Kremlin của Liên Xô mà là tượng đài trong lòng người cộng sản vốn bị nhồi sọ tâm lý tôn sùng lãnh tụ.
Cụm từ “tệ sùng bái cá nhân” được mang ra trước đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 20 tổ chức vào ngày 25 tháng 2 năm 1956 bởi Nikita Sergeyevich khrushchyov Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô đọc trong một cuộc họp kín, tố cáo sự sùng bái Stalin do lợi ích cục bộ và bên cạnh đó Khrushchyov cũng mạnh mẽ lên tiếng xác định lập trường sống chung hòa bình với các nước tư bản mà trước đó Stalin luôn coi là kẻ thù cần phải đấu tranh chống lại bằng mọi phương tiện.
Sống chung hòa bình, một cải tổ khó chấp nhận
Ý tưởng mới mẻ này đã lan nhanh trong thế giới cộng sản và bốn năm sau đó, tháng 11 năm 1960 Đại hội Quốc tế Cộng sản tổ chức tại Liên Xô có 81 đảng cộng sản tham dự thì 70 đảng ủng hộ đường lối này của Khrushchyov, còn lại 10 đảng không đồng tình, dẫn đầu là Đảng Cộng sản Trung Quốc, và đảng duy nhất đứng giữa không theo bên nào là Việt Nam lúc ấy còn giữ danh xưng Đảng Lao Động Việt Nam.
Đại tá Bùi Tín nguyên Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân cho biết hoàn cảnh lúc ấy:
Trong đại hội quốc tế đó thì mới bắt đầu chia rẽ. Tại đại hội đó có 70 đảng theo Liên-xô, gần 10 đảng theo Trung Quốc. Lúc đó đảng Lao động Việt Nam đứng giữa, rất thận trọng, tính đứng ra hòa giải chứ không chia rẽ nên không tuyên bố. Trong thời kỳ đầu ông Hồ Chí Minh tham gia có ý ngả về Liên-xô nhưng khi trở về năm 61-62 thì ngày càng bị Mao Trạch Đông rồi Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ lôi kéo. Viện trợ của Trung Quốc sau Điện Biên Phủ vẫn còn rất lớn cho nên theo quan điểm của ông Trường Chinh thì có phần ngả về Trung quốc.
Trước những chuyển biến có tính cách bước ngoặc ấy, Trường Chinh đã giao cho ông Hoàng Minh Chính lúc ấy đang là chủ tịch Viện Triết học soạn thảo văn kiện đi dự đại hội Cộng sản quốc tế còn được gọi là Đại hội 81. Bà Lê Hồng Ngọc vợ ông Hoàng Minh Chính kể lại chi tiết về việc này:
Viện trợ của Trung Quốc sau Điện Biên Phủ vẫn còn rất lớn cho nên theo quan điểm của ông Trường Chinh thì có phần ngả về Trung quốc.
- Đại tá Bùi Tín
Hồi anh Chính ở bên Liên Xô về thì anh ấy theo quan điểm của Khrushchyov. Khi anh ấy đang làm ở Viện Triết thì ông Trường Chinh gọi lên nói rằng Hoàng Minh Chính đi học ở bên ngoài về và bây giờ trong Bộ chính trị đang tranh cãi nhau về Liên Xô và Trung Quốc rằng có nên đi dự đại hội 81 của Đảng Cộng sản không? Bây giờ giao cho Hoàng Minh Chính tập hợp tài liệu viết một số ý kiến để trình bày với Bộ chính trị. Sau đó ông Chính về mời ông Hà Xuân Trường là thông gia của nhà tôi với ông Trần Minh Việt ( Phó bí thư thành ủy Hà Nội ) ba ông họp nhau lại cùng bàn bạc viết bài đó để mà trình bày cho Bộ chính trị về năm quan điểm của Khrushchyov và của Mao chống nhau như thế nào, và tại sao lại nên theo quan điểm của Khrushchyov.
Ông Trường Chinh hỏi rằng chuyện này có tiền lệ không? Ý ông ấy muốn hỏi là muốn giành độc lập tự do mà không cần đánh nhau, đổ máu, thì ông Chính trả lời là có. Mấy hôm sau họp Bộ chính trị với bài của ông Chính và Bộ chính trị nhất trí với bài viết này và chuẩn bị cử người tham dự đại hội đảng 81. Nhưng không ngờ chỉ ít lâu sau quan điểm ấy lại bị bác và quay lại với quan điểm của Trung Quốc.
Trước khi Đại hội 81 khai mạc thì phe theo Trung Quốc đã lập được Nghị quyết 9 với nội dung “Ðường lối đối nội, đối ngoại của đảng và nhà nước là thống nhất về cơ bản với đường lối đối nội đối ngoại của đảng và nhà nước Trung Quốc.”
Vốn là người ủng hộ nhiệt tình tư tưởng xét lại theo kiểu Liên Xô, Hoàng Minh Chính không chấp nhận sự Bắc thuộc này và ông đã nhanh tay tuồn văn kiện của ông viết có tên: “Về Chủ nghĩa giáo điều ở Việt Nam” cho nhiều người ngay trong Hội nghị Trung ương 9, trong ấy có những bản được chuyển tới cho một số ủy viên Trung ương đảng.Bà Lê Hồng Ngọc vợ của ông Hoàng Minh Chính nhớ lại việc này như sau:
Sau khi đi học Liên Xô về anh cũng có kể cho tôi nghe vài câu chuyện là anh rất tin tưởng vào đảng Cộng sản Liên Xô và muốn đảng mình theo đảng Cộng sản Liên Xô để đổi mới. Anh ấy cho rằng đảng mình sẽ có sự thay đổi cho nên là anh nói từ khi anh học ở Liên Xô cho đến khi về trong nước anh vẫn kiên trì nói lên cái quan điểm mà anh cho là đúng. Anh chống Trung Quốc, không bằng lòng với Trung Quốc.
Trước chủ trương hoà hoãn, sống chung hòa bình với thế giới tư bản của Khrushchyov, Việt Nam đứng giữa hai chọn lựa, nếu theo Liên Xô sẽ không hướng đến việc tham gia cuộc chiến với miền Nam bằng chiến tranh giải phóng, với xương máu và có thể làm cho Mỹ tham gia cuộc chiến. Nếu chọn Trung Quốc có nghĩa sẽ chọn học thuyết cứng rắn của Mao Trạch Đông tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam càng sớm càng tốt.
Sau khi đi học Liên Xô về anh cũng có kể cho tôi nghe vài câu chuyện là anh rất tin tưởng vào đảng Cộng sản Liên Xô và muốn đảng mình theo đảng Cộng sản Liên Xô để đổi mới.
- Bà Lê Hồng Ngọc
Phe theo Trung Quốc gồm Lê Duẩn, Tổng bí thư, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND Việt Nam, Lê Đức Thọ, Trưởng ban tổ chức Trung ương Đảng, cũng là người vẽ ra học thuyết chống chủ nghĩa xét lại của Liên Xô, Trần Quốc Hoàn Bộ trưởng Công an.
Trong khi đó nhóm lớn hơn ngả theo khuynh hướng thân Liên Xô như: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ chính trị, chủ tịch Quân ủy, bộ trưởng Quốc phòng. Nguyên Ngoại trưởng Ung văn Khiêm, Ủy viên Bộ chính trị Dương Bạch Mai, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Trần Minh Việt, Bùi Công Trừng, Hoàng Minh Chính.
Thanh trừng hay xử lý nội bộ?
Năm 1967, hơn 40 nhân vật quan trọng bị bắt ở Hà Nội với cáo buộc đã theo đuổi chủ nghĩa xét lại. Việc bắt giữ Thứ trưởng Bộ quốc phòng Nguyễn Văn Vịnh và tướng Đặng Kim Giang để ép hai ông này cung khai tội danh phản quốc áp đặt lên đại tướng Võ Nguyên Giáp đã giáng một đòn nặng nề lên những người thân cận với ông. Vụ thanh trừng này được ông Nguyễn Minh Cần, Ủy viên Thành ủy Hà Nội và là Phó chủ tịch Ủy ban hành chính Hà nội, chủ nhiệm báo Thủ đô Hà nội, một người chọn ở lại Liên Xô khi vụ án diễn ra cho biết:Ông Võ Nguyên Giáp có phải đâu là người phản quốc, chống đảng. Ông là người rất có công với Đảng và rất có công với đất nước nhưng ông ấy không tán thành đường lối của Trung Quốc.Ông Võ Nguyên Giáp có phải đâu là người phản quốc, chống đảng. Ông là người rất có công với Đảng và rất có công với đất nước nhưng ông ấy không tán thành đường lối của Trung Quốc. Nhưng ông khéo lắm vì ông biết cái thế của ông. Vậy mà người ta cũng tìm cách gạt ra. Có thời kỳ ông phải đi làm cái việc mà người dân gọi là Đại tướng mà đi đặt vòng…họ đưa những người dưới tay của ông ấy lên để chỉ huy và kềm kẹp ông.
- Ông Nguyễn Minh Cần
Vụ án vẫn không thể khép lại sau cái chết của Tướng Giáp vào ngày 4 tháng 10 năm 2013 vì sau lưng ông vẫn còn nhiều người còn sống cần được minh oan, mà lớn nhất là cái chết của ông Vũ Đình Huỳnh, bí thư riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và người con trai của ông là nhà văn Vũ Thư Hiên đã ngậm đắng nuốt cay nhiều năm trời trong các nhà tù mà không biết mình phạm tội gì đối với nhân dân, đất nước.
*Quý vị vừa theo dõi phần đầu của Vụ án xét lại chống đảng, mới quý vị theo dõi tiếp phần hai có tựa “Chống Đảng hay chống Tướng”trong phần kế tiếp.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng là ai?
Phan Thị Bích Hằng, quê ở Yên Khánh, Ninh Bình, hiện đang sinh sống ở Hà Nội, là nhà ngoại cảm nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Xung quanh nhà ngoại cảm này hiện đang có nhiều thông tin trái chiều nhau.
Nhà “ngoại cảm” Phan Thị Bích Hằng
Phan Thị Bích Hằng sinh ngày 15/2/1972, ở Khánh Hòa, Yên Khánh, Ninh Bình. Bích Hằng đã tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân và Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Từ năm 1999 đến nay Bích Hằng công tác tại Trường ĐH Quản trị Kinh doanh Hà Nội. Phan Thị Bích Hằng cũng là một trong những cán bộ của bộ môn Cận tâm lý, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Có nền tảng là một gia đình gia giáo, cuộc đời của cô thiếu nữ Phan Thị Bích Hằng sẽ êm ả trôi đi nếu như không có một biến cố lớn khiến người phụ nữ này đã trở nên nổi tiếng bậc nhất Việt Nam.
Hầu hết các nhà ngoại cảm đều nói rằng họ phát hiện khả năng của mình sau một biến cố rất lớn nào đó trong cuộc đời. Có người bị ốm gần chết, có người bị tai nạn suýt chết, thậm chí đã bị “chết lâm sàng” và riêng Bích Hằng thì bị chó dại cắn và rơi vào tình trạng “thập tử nhất sinh”.
Theo báo Công an nhân dân, vào mùa hè năm 1990, Bích Hằng và một người bạn cùng bị một con chó dại cắn, bạn gái của cô sau đó đã chết. Hằng được gia đình đưa đi chữa trị nhiều nơi, song tất cả đều bất lực. Một thầy lang đã chữa cho cô bằng bài thuốc của ông, sau một đợt lên cơn dại Hằng tỉnh lại và khỏi bệnh.
Sau đó, khi đã khỏe mạnh hẳn, Phan Thị Bích Hằng đã dần dần phát hiện năng lực được cho là kỳ lạ của mình.
Một trong những trường hợp được giới truyền thông nhắc đến nhiều nhất là việc Bích Hằng đã tìm mộ cô em gái của giáo sư Trần Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Loạt bài dài kỳ này được giới thiệu trên báo Công an nhân dân vào năm 2007. Em gái của giáo sư Phương tên là Vũ Thị Kính (SN 1929), chỉ huy Đội nữ du kích Hoàng Ngân nổi tiếng một thời. Tháng 6/1950, trong trận càn quét, địch đã bắt được bà. Sau khi tra tấn dã man, chúng đã ra tay giết hại nữ du kích quả cảm này.
Nhờ năng lực ngoại cảm của mình, Phan Thị Bích Hằng đã thông qua một tấm ảnh của bà Kính để “trò chuyện” từ đó hỏi thông tin về phần mộ của bà. Phan Thị Bích Hằng đã giúp gia đình giáo sư Phương tìm lại phần mộ của cô em gái sau hàng chục năm trời gia đình đi tìm mà không có kết quả.
Ngoài ra, Phan Thị Bích Hằng cũng được biết đến qua việc tìm mộ tướng công Hoàng Công Chất. Tháng 3/2007, trên tờ An ninh thế giới đăng bài “Tìm những linh hồn ở K’Nác” nhắc đến thành công của Bích Hằng trong việc ngoại cảm tìm thấy 400 thi thể liệt sĩ ở cánh rừng K”Nác, huyện K”Bang, tỉnh Gia Lai.
Đã có một thời gian, tên tuổi của người phụ nữ đặc biệt này liên quan đến hàng loạt tin đồn về “số phận” của cầu Bãi Cháy, cầu Thăng Long rồi Long Biên… Tin đồn còn khẳng định Phan Thị Bích Hằng đã bị bắt giữ ngay sau khi có những phát ngôn gây sốc. Câu chuyện này càng khiến dư luận tò mò khi cho rằng, chính nhà ngoại cảm Bích Hằng tuyên bố sẽ chịu ngồi tù đến hết đời nếu chị dự báo sai. Những tin đồn lan truyền với tốc độ chóng mặt, qua mỗi làng quê câu chuyện càng được thêu dệt, trở nên ly kỳ hơn.
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã không giấu nổi bức xúc với những tin đồn trên. Chị khẳng định chưa bao giờ đưa ra phán đoán nào như thế và cho biết từ trước đến nay, chị chỉ có một công việc duy nhất là đi tìm mộ.
Sau tin đồn về số phận những cây cầu, Bích Hằng lại dính vào một vụ lùm xùm khác là dự đoán sai vị trí của chiếc xe khách bị cuốn trôi ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh trong đợt lũ lụt lịch sử năm ngoái. Trước đó, để hỗ trợ thêm cho công cuộc tìm kiếm, Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn đã liên lạc nhờ sự giúp đỡ của hai nhà ngoại cảm là Phan Thị Bích Hằng và Nguyễn Văn Liên.
Trên tờ Tiền phong ngày 20/10/2010 có trích dẫn lời ông Nguyễn Nhật, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh rằng, các nhà ngoại cảm (Phan Thị Bích Hằng và Nguyễn Văn Liên) cho biết: Vị trí xe bị nạn cách cầu Bến Thuỷ trong vòng bán kính 1,2 km về phía hạ lưu (thuộc vị trí xã Xuân An, Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Tuy nhiên, vị trí chiếc xe khi được vớt lên hoàn toàn khác, cách cầu Bến Thủy khoảng 3km chứ không phải 1,2km về phía hạ lưu cầu Bến Thủy như các nhà ngoại cảm đoán.
Từ vụ việc này, dư luận lại dấy lên nghi ngờ: Phải chăng Phan Thị Bích Hằng đã mất khả năng? Thậm chí trên nhiều diễn đàn mạng còn cho rằng, Bích Hằng đã mất khả năng từ khi sinh con thứ hai!
Gần đây nhất trên tờ Pháp luật Việt Nam cũng đăng tải những ý kiến nghi ngờ năng lực của một số nhà ngoại cảm nổi tiTháng 10 năm 2013, trong một chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” của Đài Truyền hình Việt Nam, có phóng sự nói rằng tất cả các mẫu vật được Viện Pháp y Quân đội giám định lấy từ một số hài cốt mà Bích Hằng tìm được đều là giả mạo hoàn toàn. Qua đó, VTV khẳng định Bích Hằng đã “gian trá” và “thất đức”ếng trong đó có Phan Thị Bích Hằng. Bà Ngô Thị Thúy Hằng – Giám đốc Trung tâm Quản lý dữ liệu về liệt sĩ và người có công đã dẫn chứng về trường hợp liệt sĩ Lê Tiến Hệ, gia đình sinh sống tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội. Gia đình liệt sĩ Hệ đã cậy nhờ nhà ngoại cảm Bích Hằng tìm mộ bằng phương pháp ngoại cảm. Qua áp vong, nhà ngoại cảm Bích Hằng cho gia đình biết mộ liệt sĩ Hệ đang ở Kon Tum.
Tuy nhiên, giấy báo tử của liệt sĩ này lại cho biết anh không hy sinh ở Kon Tum! Sau đó, gia đình liệt sĩ Hệ đã đưa mẫu hài cốt thu được ở Kon Tum tìm thấy bằng phương pháp ngoại cảm đi xét nghiệm ADN và kết quả cho thấy nhà ngoại cảm đã đoán sai.
Giữa lúc những lời thị phi về khả năng tìm mộ của chị lên cao và hồ sơ nhờ tìm mộ còn xếp đầy ở nhà, Phan Thị Bích Hằng lại đột ngột tuyên bố giải nghệ và chuyển sang một lĩnh vực hoàn toàn khác là kinh doanh bất động sản. Trên VTC News, Phan Thị Bích Hằng đưa ra rất nhiều lý do cho việc giải nghệ này như: sức khỏe không đảm bảo, muốn dành thời gian cho việc học hành và gia đình… tuy nhiên, độc giả thì không thể không đặt dấu hỏi.
Báo Lao động online ngày 30/10/2010 dẫn ý kiến của bạn đọc Trần Hoàng Châu Phố (TP.HCM) cho rằng: “Đây là việc riêng của cá nhân nhà ngoại cảm. Báo chí đăng thông tin này sẽ “vô tình” tạo tâm lý đối với những người có nhu cầu tìm mộ và tìm đến nhà ngoại cảm ngày một đông hơn. Đại loại lời tuyên bố “tạm ngừng” này cũng giống như một số ca sĩ, diễn viên, người mẫu hay có những lời “tuyên bố” gây sốc trong dư luận hoặc tạo những scandal để đánh bóng tên tuổi của mình”.
Tuyên bố giải nghệ của Phan Thị Bích Hằng còn khiến dư luận “đoán già đoán non” liệu có phải Bích Hằng đã thực sự bị mất năng lực nên mới tuyên bố giải nghệ? Thực hư của tin đồn này khó ai có thể kiểm chứng nhưng điều chắc chắn rằng, sau những sự cố trên, niềm tin của dư luận đối với nhà ngoại cảm đã có phần bị lung lay.
Bởi vậy, thiết nghĩ, thân nhân liệt sĩ cũng cần lưu ý lời khuyến cáo của bà Ngô Thị Thúy Hằng: “Không nên bỏ qua khâu giám định ADN đối với hài cốt liệt sĩ tìm thấy theo hướng dẫn của nhà ngoại cảm”.
Gần đây, Phan Thị Bích Hằng lại quay trở lại tìm mộ liệt sĩ.
Tháng 10/2013, trong một chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” của Đài Truyền hình Việt Nam, có phóng sự nói rằng tất cả các mẫu vật được Viện Pháp y Quân đội giám định lấy từ một số hài cốt mà Bích Hằng tìm được đều là giả mạo hoàn toàn.
Qua đó, VTV khẳng định các nhà ngoại cảm đã “gian trá” và “thất đức”.
Theo VietNamNet
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Tin trong tuần
Trung Quốc thắt chặt an ninh trước ngày ra phán quyết phúc thẩm Bạc Hy Lai
hôm nay 24/102013, hàng chục công an đã được điều đến cắm chốt bảo vệ xung quanh Tòa án thành phố Tế Nam Trung Quốc, trước ngày ra phán quyết phúc thẩm đối với ông Bạc Hy Lai, bị tòa sơ thẩm kết án tù chung thân cách nay một tháng
.
.
Theo ghi nhận của phóng viên AFP tại chỗ, lực lượng giữ gìn trật tự đã đặt các hàng rào cơ động và một cửa an ninh trước Tòa án tối cao tỉnh Sơn Đông đặt tại thành phố Tế Nam. Chính tại nơi đó, cách đây một tháng, cựu ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Bạc Hy Lai, đã bị kết án tù chung thân.
Các cơ sở thương mại xung quanh khu vực Tòa án đã nhận được lệnh tạm ngừng hoạt động và đóng cửa vào thứ Sáu (25/10). Truyền thông ngoại quốc muốn tiếp cận khu vực Tòa án phải đăng ký trước. Dự kiến vào lúc 10 giờ, giờ địa phương ngày 25/10, Tòa sẽ ra quyết định về đơn kháng án của Bạc Hy Lai.
Hầu hết các chuyên gia đều nhận định, bản án phúc thẩm sẽ không mấy thay đổi, vì rất ít khả năng các thẩm phán nằm dưới sự kiểm soát của guồng máy của Đảng dám xem xét lại số phận của Bạc Hy Lai, vốn đã bị Bộ Chính trị định đoạt.
Trong hệ thống tư pháp Trung Quốc, án phúc thẩm có thể được tuyên không cầm mở phiên tòa hay tranh tụng mà chỉ cần dựa trên phán quyết của quan tòa sau khi xét đơn kháng án của bị cáo.
Tại phiên tòa sơ thẩm hôm 22/9 vừa qua, Bạc Hy ai bị kết tội tham nhũng, biển thủ công quỹ và lạm dụng quyền hành. Trong 5 ngày xử, vị lãnh đạo cao cấp bị thất sủng của Đảng đã quyết liệt chống lại các cáo buộc của Tòa. Sau khi bị lĩnh án chung thân, ông Bạc đã làm đơn kháng án.
Các cơ sở thương mại xung quanh khu vực Tòa án đã nhận được lệnh tạm ngừng hoạt động và đóng cửa vào thứ Sáu (25/10). Truyền thông ngoại quốc muốn tiếp cận khu vực Tòa án phải đăng ký trước. Dự kiến vào lúc 10 giờ, giờ địa phương ngày 25/10, Tòa sẽ ra quyết định về đơn kháng án của Bạc Hy Lai.
Hầu hết các chuyên gia đều nhận định, bản án phúc thẩm sẽ không mấy thay đổi, vì rất ít khả năng các thẩm phán nằm dưới sự kiểm soát của guồng máy của Đảng dám xem xét lại số phận của Bạc Hy Lai, vốn đã bị Bộ Chính trị định đoạt.
Trong hệ thống tư pháp Trung Quốc, án phúc thẩm có thể được tuyên không cầm mở phiên tòa hay tranh tụng mà chỉ cần dựa trên phán quyết của quan tòa sau khi xét đơn kháng án của bị cáo.
Tại phiên tòa sơ thẩm hôm 22/9 vừa qua, Bạc Hy ai bị kết tội tham nhũng, biển thủ công quỹ và lạm dụng quyền hành. Trong 5 ngày xử, vị lãnh đạo cao cấp bị thất sủng của Đảng đã quyết liệt chống lại các cáo buộc của Tòa. Sau khi bị lĩnh án chung thân, ông Bạc đã làm đơn kháng án.
Trung Quốc : Dân làng nổi dậy chống thu hồi đất
nguồn tin báo chí chính thức Trung Quốc cho biết người dân một làng thuộc tỉnh Vân Nam ( tây nam) Trung Quốc bị cưỡng chế thu hồi đất đã nổi dậy chống trả lực lượng công an khi hai người dân bị bắt
.
.
Tân Hoa Xã hôm qua (23/10) loan báo có 27 công an bị thương và hơn 30 xe của chính quyền bị đập phá trong cơn phẫn nộ của những người dân làng.
Khoảng 200 nông dân đã phong tỏa lối vào làng Quảng Tế ngăn không cho công an tới bắt hai dân làng bị tình nghi « giữ người bất hợp pháp và cố tình gây thương tích » . Sự cố lớn đã bùng phát khi công an được điều động tăng cường tới hiện trường.
Nhiều công an đã bị người dân bắt giữ trong làng, nhưng theo Tân Hoa Xã, những người bị bắt đã trốn thoát.
Sau vụ nổi loạn, quan chức chính quyền địa phương đã yêu cầu phải « tôn trọng nguyện vọng của người dân làng liên quan đến việc mua bán đất đai ».
Hai bố con được cho là đại diện cho quyền lợi của những người dân làng bị bắt cũng đã được thả ra trong ngày.
Nguyên nhân của vụ nổi dậy được báo chí khẳng định là do việc thu hồi mua bán đất đai của nông dân.
Theo các chuyên gia, ở Trung Quốc, hàng năm xảy ra tới 90 000 « sự cố đám đông », ngôn từ dùng để chỉ các vụ nổi dậy, biểu tình tập trung, khiếu kiện đông người ở Trung Quốc. Phần đông các vụ này đều xuất phát từ việc cưỡng chế thu hồi, trưng thu đất đai hay đền bù giải phóng mặt bằng bất công.
Khoảng 200 nông dân đã phong tỏa lối vào làng Quảng Tế ngăn không cho công an tới bắt hai dân làng bị tình nghi « giữ người bất hợp pháp và cố tình gây thương tích » . Sự cố lớn đã bùng phát khi công an được điều động tăng cường tới hiện trường.
Nhiều công an đã bị người dân bắt giữ trong làng, nhưng theo Tân Hoa Xã, những người bị bắt đã trốn thoát.
Sau vụ nổi loạn, quan chức chính quyền địa phương đã yêu cầu phải « tôn trọng nguyện vọng của người dân làng liên quan đến việc mua bán đất đai ».
Hai bố con được cho là đại diện cho quyền lợi của những người dân làng bị bắt cũng đã được thả ra trong ngày.
Nguyên nhân của vụ nổi dậy được báo chí khẳng định là do việc thu hồi mua bán đất đai của nông dân.
Theo các chuyên gia, ở Trung Quốc, hàng năm xảy ra tới 90 000 « sự cố đám đông », ngôn từ dùng để chỉ các vụ nổi dậy, biểu tình tập trung, khiếu kiện đông người ở Trung Quốc. Phần đông các vụ này đều xuất phát từ việc cưỡng chế thu hồi, trưng thu đất đai hay đền bù giải phóng mặt bằng bất công.
Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013
Đọc ĐỒNG BÀO TÔI- Kahlin Gibran - Nguyễn Ước dịch
Nguyễn Hồng Nhung | |
Trong những ngày cuối cùng của năm, đọc bài ca tâm linh này của Kahlin Gibran- qua bản dịch quằn quại nhiệt huyết của Nguyễn Ước, một trong những dịch giả Việt giỏi nhất hiện nay – tôi cảm thấy mình không thể yên, nếu không viết ra đây những trầm tư suy ngẫm của mình.
Cái gì tạo nên sức mạnh trong những ngôn sứ của Kahlin Gibran? Tại sao nỗi xấu hổ, cùng cảm giác đớn đau tự phát bỗng xâm chiếm tâm hồn ta khi đọc những lời ca như một lời xưng tội day dứt trước đêm Giáng sinh?
Cái gì khiến ta lặng lẽ đi theo tiếng hát thê lương nhưng đầy kiêu hãnh của ngài? Phải chăng, đốm lửa tưởng như cuối cùng nhưng không bao giờ chịu tắt trong linh hồn ta, cứ leo lắt một hoài niệm ngóng trông đi về phía mặt trời mọc?
Như những nhát đâm thô bạo không thể khác vào thịt da sẵn sàng ứa máu, nhà tiên tri này không cho phép vết thương tâm hồn ta tự lành lặn, ngài khoét sâu hơn, không khoan nhượng, mỗi lúc một dồn dập hơn những vết khoét, cắt, đâm, nghiền nát con tim cháy bỏng của ta, tựa hồ ngài đã hiểu: không thể khác – trái tim thổn thức Người chỉ có thể là những tiếng nấc chết lặng âm thầm!
Đấy là sức mạnh của ngài- Kahlin Gibran- mượn ngôn từ thượng đế, khóc nghẹn ngào vì nỗi sỉ nhục đắng cay Giá trị của con người thời đại hôm nay.
Thời đại gì vậy?
Tôi có phải kêu như mèo con
để làm vui bụng các người,
hay rống như sư tử cho hả dạ mình?
Tôi đã hát cho các người
nhưng không ai nhảy múa.
Tôi đã khóc trước mặt các người
nhưng không ai gào thét.
Tôi có phải hát với khóc trong cùng một lúc?
nước mắt thành suối của tôi như tinh thể nóng bỏng,
tuy rửa sạch màng che mắt tôi
nhưng không đốt cháy nổi
cơn suy nhược trì trệ của các người.
Đây là thời đại của đám đông mê ngủ, sống giữa cuộc đời chói chang ánh thái dương, soi rạng những sự thật hiển nhiên muôn thuở, mà vẫn không nhận ra cái gì hết:
Linh hồn các người cồn cào vì đói
tuy hoa trái tri thức đang dồi dào hơn đá trong thung lũng,
cớ sao các người chẳng ăn?
Tâm hồn các người héo úa vì khát
tuy con suối sự sống đang chảy quanh nhà,
cớ sao các người chẳng uống?
Loài người là
dòng sông chói lọi đang hát theo cách của nó
khi mang theo những bí ẩn của núi
vào trái tim của biển,
Tinh thần là
Ngọn đuốc thiêng liêng xanh đang thiêu rụi
và nhai ngấu nghiến cây khô,
và bùng lên theo bão tố,
chiếu sáng khuôn mặt những nữ thần linh
Đây là thời đại, đời sống Người vẫn chỉ nằm trong những vòng quay đều đặn của bánh xe con tạo, nhưng dường như con người trong thời đại này chỉ biết ngủ yên như những con sâu trong kén đui mù...
Bởi vì sao? Vì con người trong thời đại này là thứ người bạo động, là thứ tâm linh bạo lực ma quỷ bị đánh thức- tưởng làm nên sức mạnh áp đảo - nhưng thực ra đang tự hủy diệt mầm sống của chính mình, mầm sống hòa nhập với bất tận mầm xanh sức sống của vũ trụ:
Tôi đã gọi các người giữa đêm thanh vắng
để chỉ cho thấy vinh quang của mặt trăng
và phẩm giá của các ngôi sao,
nhưng khi giật mình ra khỏi cơn ngủ say,
các người sợ hãi nắm chặt thanh gươm và nói:
“Kẻ thù ở đâu?
Chúng tôi trước hết phải giết nó!”
Sáng tinh sương khi kẻ thù đến,
tôi gọi nữa,
nhưng các người mãi miết ngủ vùi
và đang vật lộn với cuộc diễu hành
của những bóng ma trong giấc mộng.
Con người của thời đại này là con người bạo lực nhân tạo, thứ người đáng chua xót thay, hơn là đáng giận, không chỉ vì lòng nhân từ vĩnh viễn tỏa sáng trên đầu loài người của thượng đế, mà chính vì sự đui mù câm lặng chịu đựng của họ:
Và tôi đã nói với các người,
“Chúng ta hãy cùng bước ra đồng cỏ
nơi phì nhiêu trải dài tới biển.”
Và trả lời tôi, các người rụt rè bảo:
“Tiếng hú của hố thẳm
sẽ làm tinh thần chúng tôi chết điếng,
cơn kinh hãi vực sâu
sẽ làm thân thể chúng tôi tê dại.”
Đọc tới nửa bài ca này, ta bỗng hiểu tại sao Kahlin Gibran khiến ta đau đớn, khiến ta thao thức, khiến ta trầm tư và đáng lẽ cần lao ra đường nhảy múa, cùng ca ngợi bài ca đời sống vật chất ứa thừa với đám đông, thì ta lại lặng lẽ ngồi xuống, ngẫm nghĩ và tự nhấm nháp con tim ứa máu của mình.
Có kẻ Thức tỉnh nào vô tư tiếp tục sau một đêm dài chết đi sống lại và sau cùng Ngộ ra tất cả?
Ðồng bào tôi ơi, tôi đã yêu thương các người,
nhưng tình yêu ấy làm tôi đau đớn
và nó vô dụng cho các người;
hôm nay, tôi hận các người,
và oán hận này là cơn lũ cuốn sạch
các cành khô cùng những ngôi nhà xiêu vẹo.
Ðồng bào tôi ơi, tôi đã thương xót
cơn yếu đuối của các người,
nhưng tình thương ấy chỉ
làm các người thêm nhu nhược,
làm gia tăng và dưỡng nuôi lười biếng,
những cái chẳng lợi ích gì cho sự sống.
Và hôm nay, tôi thấy rõ
sự khiếp nhược của các người,
là cái linh hồn tôi gớm ghiếc và sợ hãi.
Cơn đau thức tỉnh của nhà tiên tri không phải vì những lời sấm báo trước sự hủy diệt:
Hãy nhìn và ngẫm nghĩ!
Sợ hãi đã biến đổi tóc các người
thành bạc như tro;
nếp sống tiêu hoang nghị lực đã loang lên mắt các người,
biến chúng thành hốc lỏm âm u,
và sự hèn nhát đã chạm tới hai má các người
khiến chúng giờ đây hóp thành lũng sâu buồn thảm,
và Thần chết đang hôn lên môi các người,
để lại màu vàng vọt như lá mùa thu.
Hay vì những hậu quả tất yếu mà con người thời đại hôm nay sẽ gánh chịu:
Linh hồn các người đóng băng
trong bàn tay nắm chặt của những tư tế
và pháp sư;
thân thể các người run lẩy bẩy
giữa móng vuốt của những gã bạo ngược
và kẻ làm đổ máu,
và đất nước các người rung như động đất
dưới bước chân diễu hành của quân thù xâm lược;
các người còn trông mong gì
cho dẫu có đang thẳng lưng trước vầng thái dương?
Cớ sao vẫn đứng trên chiến trường
khi các người
gươm kẹt cứng trong bao rỉ sét
và khiên đầy lỗ thủng?
Mà cơn đau của Kahlin Gibran chính là nỗi đau Đơn độc thức tỉnh!
Ðồng bào tôi ơi,
các người đừng sợ bóng ma của Thần chết,
vì nó vĩ đại và đầy lòng thương hại
nên sẽ không đến gần sự hèn mọn của các người;
cũng đừng sợ hãi Dao găm
vì nó sẽ không chịu cắm vào
trái tim nông cạn của các người.
Tôi hận các người, đồng bào tôi ơi,
vì các người ghét vinh quang và vĩ đại.
Tôi khinh bỉ các người vì các người tự khinh bỉ mình.
Tôi là kẻ thù của các người
vì các người không chịu thừa nhận rằng
các người là kẻ thù của thần linh./.
Nhưng có thật nỗi đau thức tỉnh luôn đơn độc?
| |
Nguyễn Hồng Nhung |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)