Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

hiện tượng Bắc Triều Tiên


Các tổ chức nhân quyền quốc tế đã từng công bố Bắc Triều Tiên có chế độ nhân quyền tồi tệ nhất thế giới. Chính quyền hạn chế nghiêm khắc đa số quyền tự do như tự do ngôn luận, tự do di chuyển cả trong và ngoài nước. Có thời điểm những người Bắc Triều Tiên vượt biên, xin tị nạn đã nói rằng “Có những trại giam chứa đến 150.000 - 200.000 người thiếu đói dù cho khẩu phần lương thực chu cấp đã được chia nhỏ ra”. Những người vượt biên sẽ bị bắn chết và người thân họ sẽ bị sống trong lao tù, bị lao động cưỡng bức, bị cắt giảm khẩu phần ăn…
Tháng 10 năm 2007 Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã có chuyến thăm hữu nghị Bắc Triều Tiên, chuyển lời từ chính phủ Việt Nam Tổng bí thư đã nói với Giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên lời chúc tụng “Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng lao động Triều Tiên nước bạn đã giành được nhiều thành tựu to lớn” trong bối cảnh Bắc Triều Tiên đang rơi vào nạn đói.
Tổ chức Ân xá Quốc tế lại cáo buộc Bắc Triều Tiên hiện nay đã thất bại trong việc đem đến cho người dân những nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản nhất. Họ tuyên bố mỗi người dân Bắc Hàn được chi dưới 1 USD mỗi năm cho việc chăm sóc sức khỏe. Mặc dù chính quyền Triều Tiên vẫn nói rằng chăm sóc y tế là miễn phí cho mọi người, nhưng kể từ thập niên 90, nhân dân đã phải trả cho bác sĩ thức ăn, thuốc lá, v.v. để được khám bệnh, bởi lẽ người dân quá nghèo để trả bằng tiền.
Cũng theo tổ chức quốc tế này, các cuộc giải phẩu lớn tại Triều Tiên được diễn ra mà không có thuốc gây mê. Chăn mền trong các bệnh viện không được giặt giũ thường xuyên, kim tiêm không được tiệt trùng, và người dân Bắc Hàn sử dụng thuốc giảm đau như là thuốc chữa bách bệnh. Đa số người Triều Tiên bị suy dinh dưỡng.
Theo hội Chữ thập đỏ thì 62% dân số bị suy dinh dưỡng và đang cố gắng viện trợ các thiết bị y tế cho 1.700 bệnh viện và phòng khám của CHDCND Triều tiên với 300.000 nhân viên tình nguyện và 510 trạm khám bệnh lưu động, than đá cũng được đưa đến để giúp cho các cơ sở y tế hoạt động hiệu quả trong những tháng mùa đông lạnh nhất.
Triều Tiên thi hành chính sách kinh tế "Songun”, nghĩa đen là “quân sự trước tiên”. Để tăng cường khả năng quốc phòng, ban lãnh đạo Triều Tiên tập trung nguồn lực quan trọng cho các mục đích quân sự. Theo đó, hơn 1/4 ngân sách nhà nước được chi cho quân đội. Điều này được thực hiện bất chấp thực tế phức tạp của thập niên 1990, khi nạn đói đã giết chết hàng chục, có thể, hàng trăm ngàn người dân thường.
Phương Tây ước tính nạn đói ở Bắc Triều Tiên đã làm chết 160.000 và 840.000 người trong thập kỷ 1990.
Năm 1999, lương thực và cứu trợ nhân đạo đã làm giảm số người chết vì nạn đói, nhưng việc Triều Tiên tiếp tục chương trình vũ khí hạt nhân dẫn tới giảm sút viện trợ quốc tế.
Mùa xuân năm 2005, Chương trình lương thực thế giới báo cáo rằng các điều kiện gây ra nạn đói là một mối nguy hiểm và đang quay trở lại Triều Tiên, và chính phủ đã thông báo tập hợp hàng triệu cư dân thành phố tới giúp đỡ những người nông dân.
Tuy nhiên, chính phủ Triều Tiên báo rằng sản lượng lương thực 1991 đạt tới 1.6 triệu tấn (tăng 0,1% so với năm 2001), bội thu nhất trong 9 năm. Một động thái nhằm chuẩn bị cho việc từ chối nhận viện trợ nhân đạo. Vào khoảng tháng 9 năm 2005, Triều Tiên từ chối nhận những viện trợ lương thực từ bên ngoài vì tuyên bố đã có thể tự lập và Bắc Triều Tiên cho rằng phát hiện nhiều nhóm cứu trợ là điệp viên phá hoại nền nông nghiệp của Triều Tiên nên không cho phép lực lượng viện trợ lương thực hiện diện trên đất Bắc Triều Tiên.
Trong năm 2009, chính phủ thực hiện một cuộc đổi tiền lớn để hạn chế hoạt động của chợ đen trên khắp đất nước, nhưng thất bại và gây ra lạm phát tỷ lệ tăng vọt. Cuối cùng dẫn đến việc dỡ bỏ lệnh cấm về thương mại trong thị trường tự do. Bắc triều Tiên thay đổi tiền mới bằng cách gạch bỏ 2 số "0" ở tờ tiền cũ (1000 won trở thành 10 won). Có thông tin cho rằng việc đổi tiền này nhằm làm lộ ra lượng tài sản mà mỗi công dân đã tích lũy.
Những nhà lãnh đạo chuyên quyền luôn có cách để kiểm soát tài sản của người dân “thấp cổ bé miệng” và lệ thuộc.
Bắc Triều Tiên nhiều lần gọi chính phủ Hàn Quốc là "bù nhìn", "con rối" của "Đế Quốc Mỹ", và đe dọa rằng sẽ biến Seoul "thành tro bụi", nhưng mặt khác họ vẫn nhận viện trợ của nước này, bao gồm thuốc men, chăn mền, mì gói, quần áo. Có thời điểm Bắc Triều Tiên yêu cầu Hàn Quốc gửi bột mì, gạo và xi măng, nhưng kể từ sau vụ pháo kích ở Yeonpyeong, Hàn Quốc không muốn viện trợ các mặt hàng đó do lo sợ Triều Tiên sẽ dùng để cung cấp cho quân đội thay vì cứu đói cho dân thường.
Hãng tin ABC News của Úc cho biết họ có 1 đoạn video từ "một nhà báo giấu tên" ở Bắc Triều Tiên, không rõ thời gian và địa điểm quay. Trong video có những trẻ em Bắc Triều Tiên đang sống lang thang, mồ côi do cha mẹ chết đói hoặc bị bắt vào trại cải tạo. Đài này còn cho rằng hiện nay nạn đói đã lan đến quân đội của Bắc Triều Tiên, lực lượng thường được ưu tiên về lương thực. Đoạn video trích lời một binh sĩ Bắc Triều Tiên trẻ tuổi "Mọi người đều ốm yếu, trong 100 đồng chí của tôi thì một nửa bị suy dinh dưỡng."
Trong khi đó, những người dân thiếu đói đang phải lao động để hoàn tất một đường ray xe lửa dành riêng cho đồng chí Kim Chính Ân(Kim Jong-Un), người sắp kế vị cha mình. Cũng như những thông tin khác của phương Tây về Bắc Triều Tiên, tính xác thực của đoạn video không được kiểm chứng vì tính khép kín của đất nước này.
Đó là sơ lược một vài thông tin về Bắc Triều Tiên. Thật giả, đúng sai,… có lẽ chỉ cần chiêm nghiệm, loại suy thì bạn sẽ rõ nội tình của Bắc Triều Tiên.
Biết để làm gì?
Biết để biết rằng ta cần phải sống thật một chút cho xã hội, chứ không nên ích kỷ riêng mình, càng không nên tự ti, bạc nhược, mặc cảm “thấp cổ, bé miệng” trước vận mệnh của đất nước có cả vận mệnh của gia đình, dòng tộc, con cháu và cả chính mình.
Nếu ta phó mặc cho tất cả thì biết đâu mai này dân tộc Việt Nam sẽ rơi xuống điểm tận cùng của nhân loại. Lúc bấy giờ, ta có thể khóc kể cùng ai?
Bắc Triều Tiên là một nhà nước độc đảng theo xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên và theo thuyết Juche (Chủ thể), một lý tưởng tự chủ phát khởi bởi Kim Nhật Thành, cựu lãnh tụ của quốc gia này. Juche dựa trên các điểm chính là tự cung, tự cấp khi bị bao vây cấm vận, đề cao tinh thần tự lực tự cường, tự cô lập trước cấm vận của kẻ thù và mở rộng khi chủ nghĩa xã hội giành được vị thế, xã hội bị quân sự hóa, chính trị hóa bằng thuyết truyền thống Triều Tiên và chủ nghĩa Mác-Lenin.
Tôi đã từng tự hỏi:
- Tại sao một nước nhỏ như Bắc Triều Tiên lại thể ngông cuồng, manh động và hiếu chiến đến vậy?
- Bằng vào cách nào mà giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên có thể “thu phục nhân tâm” của toàn dân phục vụ cho những hành động sai trái ngang ngược của giới lãnh đạo?
Nhìn vào những bản tin về Bắc Triều Tiên, cơ hồ như tôi nhìn thấy một tổ chức quân đội chứ không phải là một xã hội con người bởi lẽ tôi chỉ thấy Mr Kim và quân đội.
Tại sao Bắc Triều Tiên lại có thể quân sự hóa, “nâng tầm” chiến tranh hóa cả đất nước?
Tôi đã từng biết đến những quốc gia quân sự hóa chính trị chứ không nghĩ rằng sẽ có quốc gia quân sự hóa toàn dân.
Tại sao giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên có thể làm điều đó?
Dường như người dân Bắc Triều Tiên đang sống tựa vào một niềm tin mãnh liệt giống như là niềm tin thần thánh - tin tưởng hoàn toàn, lệ thuộc hoàn toàn, chết sống gì cũng theo. Một niềm tin có thể tạm gọi là mù quáng đối với một dân tộc có trình độ dân trí cao. Bởi lẽ với trình độ dân trí cao, khách quan thì hiển nhiên là con người sẽ có hiểu biết, nhiều hiểu biết thì hẳn là con người sẽ dễ dàng nhận diện được việc đúng sai, được mất,... Thế nên, việc giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên tiến hành quân sự hóa toàn dân có chứa đựng điều vô lý.
Hơn nữa, người hiện đại ngày nay chịu nhiều ảnh hưởng chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa duy vật biện chứng thì không có lý nào lại có một lực lượng người đông đảo cuồng tín đến vậy. Nếu người Bắc Triều Tiên tin nhận học thuyết duy vật biện chứng, chủ nghĩa vô thần,… thì không thể có hiện trạng đất nước Bắc Triều Tiên hiện tại.
Niềm tin của người Bắc Triều Tiên cơ hồ có “dính dáng” đến thế giới tâm linh, trói buộc lệ thuộc vào niềm tin tôn giáo, giao vận mệnh hoàn toàn cho một Đấng Tối Cao nào đó.
Nhưng người ta nói Bắc Triều Tiên, hay CHDCND Triều Tiên là nước độc đảng theo đường lối XHCN và hiển nhiên là chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa vô thần, học thuyết Mác - Lê nin sẽ là “Cẩm nang gối đầu giường” thì có đâu lại có sự tồn tại của “Niềm tin thần thánh”.
Sau cùng, tôi nhận ra “Đó chỉ là một trò lừa bịp”. Tên nước CHDCND Triều Tiên, xã hội theo đường lối vô thần chỉ là cái vỏ bọc hoàn hảo che giấu sự thật. Đây là một đất nước tựa như thuộc về chế độ phong kiến cách tân, mang nặng tư tưởng Thần quyền nếu không muốn nói là trói buộc con người vào thần quyền. Dân chủ hay không thì nhìn vào cuộc sống người dân sẽ rõ, tự do ngôn luận, tự do đi lại,… là một giấc mơ cơ hồ quá xa xăm.
Nhân tiện, tôi muốn nói với bạn một điều “Tên đất nước là gì? Quốc gia thuộc thể chế chính trị nào? Điều đó không quan trọng. Điều quan trọng nhất là cách “Đối nhân xử thế”, mối quan hệ thực sự giữa người dân và thành phần lãnh đạo đất nước mới là nền tảng, cốt lõi của xã hội…
Thay tên, đổi họ,… đẹp đẽ, hoa mỹ mà vẫn “bình mới, rượu cũ”, bản chất nông dân cục bộ, bảo thủ,… thì “đổi mới” mà chi? Thật chẳng đáng để tốn giấy mực, lời ra, tiếng vào, lừa người, dối mình,… Thôi đi có hơn không?
Bắc Triều Tiên ảnh hưởng lịch sử truyến thống của Nga và Trung Quốc.
Ảnh hưởng Trung Quốc về “trọng nam, khinh nữ”, “cha truyền, con nối” thì đã rõ. Chỉ riêng việc ông nội Kim Nhật Thành (Kim Ij-sung) “truyền ngôi” cho con Kim Chính Nhật (Kim Jong-il), Kim Jong-il qua đời “truyền ngôi” lại cho con trai Kim Chính Ân (Kim  Jong-un). Một vòng tròn gia tộc “truyền ngôi” - Ông nội truyền cho con trai, con trai truyền cho cháu nội.
Đây là đất nước theo XHCN kiểu gì?
Bạn dễ dàng nhận ra đây là Yếu Tố Chế Độ Phong Kiến Chính Chủ.
Còn ảnh hưởng yếu tố nước Nga. Nhìn vào sự chuyên chính của nhà họ Kim bạn hãy liên tưởng đến công thức mà các Sa hoàng đầy quyền lực Nga đã vận dụng “Chuyên chế, Chính thống giáo, quốc gia và dân tộc”.
Trước hết, ta hãy xét đến yếu tố quốc gia và dân tộc. Theo số liệu thống kê và đánh giá thì Bắc Triều Tiên là đất nước có sự “thuần chủng” về ngôn ngữ và dân tộc nhất thế giới. Thế nên yếu tố quốc gia và dân tộc xem như chỉ là một. Và giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã “thổi bùng” làn sóng “tự hào dân tộc” đến mọi công dân, truyền thống lịch sử dân tộc lâu đời được tiêm vào máu người dân như một loại chất gây nghiện.
Lịch sử Bắc Triều Tiên ghi nhận đất nước này từng bị Trung Quốc, Khiết Đan, Mông Cổ, Nhật Bản, Nữ Chân xâm chiếm hết lần này đến lần khác. Đến những năm 1620 - 1630, Bắc Triều Tiên thoát khỏi ách đô hộ của Nhật Bản do bị triều đình Mãn Thanh chiếm lấy. Sau đó, Bắc Triều Tiên có được 2 thế kỷ hòa bình. Lúc bấy giờ, lo sợ sự chém giết của thế giới bên ngoài Triều Tiên cách ly, cô lập với thế giới bên ngoài và trở thành một “Vương triều ẩn dật”.
Dù vậy, Nhật Bản lại chiếm đóng Triều Tiên. Trong thế chiến thứ II, rất nhiều người Triều Tiên bị cưỡng bức phục tùng quân đội Nhật Bản. Hàng vạn người đàn ông bị bắt đi lính trong quân đội Nhật, 200.000 người phụ nữ bị bắt cưỡng bức lao động và làm nô lệ tình dục (được gọi là Úy an phụ). Những năm 1939 - 1945 có đến 60.000 người Triều Tiên bị thiệt mạng trong hầm mỏ và rất nhiều người được dùng làm vật thí nghiệm cho khoa học quân sự…
Yếu tố truyến thống - Vương Triều ẩn dật được tái hiện lại, người dân Bắc Triều Tiên được vận động, bị bắt buộc cách ly thế giới bên ngoài. Những mảng màu tối của lịch sử dân tộc được truyền vào máu người dân, thế giới bên ngoài, những dân tộc khác tàn ác, xấu xa, thú tính, gớm ghiếc,… được “ươm mầm” trong trí não của người dân Bắc Triều Tiên… Đó chính là những yếu tố then chốt góp phần tạo ra cách nhìn của người Bắc Triều Tiên về thế giới, tạo nên cục diện Bắc Triều Tiên đầy huyền bí, mơ hồ. Người Bắc Triều Tiên đã từng có lúc bị che mắt hoàn toàn.
Hiện Tượng Bắc Triều Tiên là cái giá phải trả của việc lạm dụng cấm vận, bao vây kinh tế của Liên Hiệp Quốc. Cô lập, cách ly một quốc gia đã tạo ra đói nghèo, đau khổ, hận thù dân tộc … Và khi con người vận dụng lòng căm hận, tích lũy rồi báo thù thì hậu quả thật khó lường.
Nhưng chỉ bằng vào Yếu tố Truyền Thống là chưa đủ để tạo ra Hiện Tượng Bắc Triều Tiên Đương Đại.
Bạn hãy xét đến vấn đề Chính Thống Giáo. Chính Thống Giáo Đông Phương không hiện diện ở Bắc Triều Tiên. Lấy cái cớ chủ nghĩa vô thần của Đảng Quốc Tế Vô Sản, Bắc Triều Tiên hạn chế mọi hoạt động tôn giáo nhất là đối với Tin Lành, Công giáo vì tính chất thân Mỹ và phương Tây. Được biết,
Vô thần: chiếm 64,3% dân số, phần lớn trong số đó là tín đồ của triết lý Juche.
Shaman giáo truyền thống: chiếm 16% dân số.
Thanh Đạo giáo: chiếm 13,5% dân số
Phật giáo: chiếm 4,5% dân số
Công giáo: chiếm 1,7% dân số.
Chỉ riêng Shaman giáo truyền thống và vô thần đã chiếm đến hơn 80%. Họ tin nhận vào học thuyết Juche. Đó là học thuyết chủ thể, một lý tưởng phát khởi từ Chủ tịch Kim Nhật Thành dựa trên luận điểm tự cung, tự cấp do bị bao vây, cấm vận kinh tế. Một tinh thần tự lực, tự cường, kết hợp với thuyết truyền thống và học thuyết Mác - Lê nin. Cộng gộp với Yếu Tố Vương Triều ẩn dật người Bắc Triều Tiên bị “hớp hồn” gần như hoàn toàn bởi vị chủ tịch Kim Nhật Thành đã khuất. Có thể nói chủ tịch Kim Nhật Thành đã bị Phong Thần. Ông đã mất mà vẫn nắm giữ vương vị chủ tịch nước vĩnh viễn. Thế là ngày nay, Bắc Triều Tiên sẽ không có một vị chủ tịch nước thứ 2. Kim Jong-il rồi Kim Jong-un đã thay nhau nắm toàn quyền đất nước nhưng chưa bao giờ được làm chủ tịch nước.
Người dân Triều Tiên ngày nay bắt buộc biết đến và thừa nhận Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật là lãnh tụ vĩ đại rồi thì sẽ đến lượt ai, chưa đến hồi sau nhưng đã rõ. Trong suốt chương trình giáo dục của Bắc Triều Tiên, môn học về Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật là môn học bắt buộc mà mọi tầng lớp, thành phần xã hội phải biết, không biết là phạm tội rất nặng. Sự sùng bái cá nhân đã được nâng đến mức cao độ, thần thánh hóa cá nhân. Đó là dấu vết của Yếu Tố Chính Thống Giáo ở Bắc Triều Tiên.
Xét về Yếu Tố Chuyên Chính. Thần thành hóa cá nhân là sự chuyên chính đầu tiên dẫn tư tưởng người Bắc Triều Tiên vào niềm tin thần thánh, lệ thuộc, mất tự chủ hoàn toàn. Che đậy sự thật, thực hiện dân trí cục bộ, ngu dân sẽ dễ bề sai xử người dân,… Từ đó, giới lãnh đạo đất nước thiết lập đế chế chính trị chuyên chế hoàn toàn. Người dân có mắt như mù, nhất cử nhất động đều quy thuận nhà cầm quyền, thân phận ngày càng nhỏ bé, thấp kém.
Quân sự hóa chính trị, quân sự hóa xã hội,… khi giới lãnh đạo nắm toàn bộ nền kinh tế, chi phối hoàn toàn đời sống người dân thì giới lãnh đạo bảo sao, dân nghe vậy, làm theo răm rắp, cấm cãi dù rằng “cảm thấy có vấn đề”.
Cứ thế mà nhà họ Kim ngày càng thêm chuyên quyền, độc đoàn, tự tung, tự tác. Đóng cửa ở trong nhà, lâu ngày dài tháng tự khắc trở nên bảo thủ, thủ cựu, ngang tàng, dưới mắt không người.
Một con ếch ngồi nơi đáy giếng luôn tin rằng “Bầu trời chỉ bằng cái miệng bát, nhỏ hơn rất nhiều lần bề mặt đáy giếng mà ếch đang ngồi”.
Nếu gia nhập quân đội thì gia đình có cái ăn, cái mặc có phần no đủ. Trong bối cảnh nghèo đói, khó khăn, tuyệt vọng thì con người đành chọn lựa dù chết cũng phải vào quân đội. Đó là lý do vì sao người Bắc Triều Tiên sẵn sàng gia nhập quân đội. Tôi đã từng nói “Con người có thể không sợ chết nhưng lại sợ đau”.
Đói ăn, đau ốm,… thì đừng nói gì đến sĩ diện, tự hào dân tộc hay gì gì cả. Ăn rồi chết cũng chẳng sao, đói quá sức chịu đựng mà, rồi còn “hy sinh đời bố, củng cố đời con, lo lắng cho người thân”. Người Bắc Triều Tiên đã phải sống trong bối cảnh như thế đó.
Vấn đề ông Kim Nhật Thành làm chủ tịch nước vĩnh viễn còn do một nguyên nhân khác. Ông không kịp chuẩn bị hoàn chỉnh cho người con Kim Chính Nhật lên ngồi vào ghế chủ tịch nước dù rằng đã “dọn dẹp” phần nào những thành phần đối lập. Kết quả khi ông mất đã có sự tranh chấp, xung đột trong việc ông Kim Jong-il lên ngồi vào ngai vàng. Kết quả của việc giằng co là ông Kim Jong-il chỉ tạm quyền nắm toàn quyền lãnh đạo Bắc Triều Tiên và để trấn an dư luận Kim Jong-il đã cấp chức vị chủ tịch nước vĩnh viễn cho người cha đã khuất.
Tiếp theo sau là những cuộc thanh trừng nội bộ, gạt bỏ những thành phần đối lập. Yếu Tố Thần Thánh đã giúp Kim Jong-il thực hiện ổn thỏa cuộc thanh trừng. Dù vậy sóng ngầm nơi chính trường Bắc Triều Tiên vẫn luôn cuồn cuộn. Nhận biết sức khỏe mình không tốt Kim Jong-il “dọn đường” cho con trai Kim Jong-un bước lên đỉnh vinh quang. Kim Jong-un được phong hàm đại tướng nắm phần lớn quyền lực quân đội mà khi tuổi hãy còn nhỏ và chưa có công trạng gì đáng kể. Việc làm này đã gây phản ứng, chia rẽ trong giới chính trị và thế là “Có kẻ đến, người đi”. Kim Jong-il lại vội qua đời mà không kịp viết chiếu truyền ngôi nhưng vây cánh của ông cùng Yếu tố Thần thánh đã giúp Kim Jong-un ngồi vào vương vị. Lời ra tiếng vào hãy còn, dù rằng nắm toàn quyền binh lực nhưng xem chừng không hẳn ai cũng nghe theo, ngân sách nước nhà trống rỗng, người dân oán thán,…
Để thâu tóm quyền lực và có thêm nhiều đòi hỏi có lợi thì việc khuấy đảo Bán đảo Triều Tiên là giải pháp được chọn. Trấn an dư luận, thu thập quyền lực, có thêm nhiều đặc quyền, đặc lợi,… nhận diện những kẻ chống đối,… Tất cả là một canh bạc mà thiếu gia nhà họ Kim đang đặt ra.
Cần nói thêm về lý do phát hiện nhiều nhóm cứu trợ là điệp viên phá hoại nền nông nghiệp của Bắc Triều Tiên mà giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên đưa ra nhằm không nhận viện trợ nhân đạo trực tiếp là lời không thật.
Bắc Triều Tiên không đồng thuận nhận viện trợ trực tiếp đến người dân là vì lo sợ người dân Triều Tiên tiếp cận được nguồn thông tin bên ngoài sẽ dần quay lưng với chính phủ Bắc Triều Tiên. Bởi do người dân Triều Tiên sẽ biết đến sự tự do, giàu có của thế giới bên ngoài, sự hiểu biết về thực tế cuộc sống, xã hội, con người sẽ nâng lên người dân sẽ trở nên “khó dạy khó bảo”. Đó là điều mà giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên đang cố bưng bít, che đậy trong tuyệt vọng vì dù cô lập người dân với thế giới bên ngoài nhưng sự hiểu biết của người dân ngày một thêm mở mang.
Tương tự như giới lãnh đạo Sa hoàng độc tài, chuyên quyền, bảo thủ ở Đế quốc Nga, giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên mà cụ thể là triều đại nhà họ Kim rất e ngại tự do ngôn luận, ghét báo chí, ghét bỏ dân chủ, hiến pháp cũng như hệ thống hành chính nghị viện. Đã có không ít thành phần chính trị đối lập bị thủ tiêu, ám sát và mất tích vì đưa ra những lập trường quan điểm đối chọi, không đồng thuận với lập trường của gia tộc họ Kim…
Đêm đã khuya, thời gian gần đây tôi không có nhiều thời gian cho một bài viết nên khó thể nói là những bài viết hoàn chỉnh. Dù vậy bài viết cũng nói lên phần nào thực trạng của vấn đề. Trong trường hợp này, Hiện Tượng Bắc Triều Tiên xem như tôi đã giải mã xong. Hiện tượng Bắc Triều Tiên có yếu tố phong kiến, quân chủ,… có yếu tố “Chuyên chính, Chính Thống Giáo, Quốc gia và dân tộc” của thời đại Nga Sa hoàng. Có yếu tố truyền thống và yếu tố tư tưởng tâm linh, tôn giáo, siêu hình,…
Tuy nhiên, dù có che đậy kín kẽ đến mấy thì ý thức, nhận thức, tư duy của người dân Bắc Triều Tiên cũng ngày một nâng lên. Yếu tố thần thánh không thể che đậy sự thật đói nghèo, khốn khó và con người không chỉ sống bằng niềm tin, bằng sự hy vọng mong manh.
Sóng ngầm trong lòng người dân Bắc Triều Tiên đã trỗi dậy mãnh liệt nhưng quá khứ, truyền thống, sự thực dụng đang trói họ trong sự tự ti, bạc nhược, mặc cảm thân phận “Thấp cổ bé miệng” và nỗi sợ “Bị thế giới bỏ rơi”, họ đang cố tồn tại vì họ cần sống. Cần có thêm thời gian để người Bắc Triều Tiên vững vàng, trưởng thành hơn.
Khi sự hiểu biết sáng rõ, khách quan, tổng thể chan hòa cùng tất cả người Triều Tiên cùng nhân loại thì cuộc chiến hạt nhân nơi Bán đảo Triều Tiên chỉ là lời nói vu vơ.
Hiện Tượng Bắc Triều Tiên đã giải mã xong. Điều này đồng nghĩa với việc cách gỡ ngòi nổ chiến tranh hạt nhân đã có. Cách gỡ ngòi nổ có ở ngay trong lòng người dân Bắc Triều Tiên. Họ cần được biết sự thật và chỉ có chính họ mới có thể dừng lại một cuộc chiến mà trong lòng họ không hề mong muốn.
Dừng lại mà không có một cuộc chiến đẫm máu con người diễn ra. Không ai muốn chiến tranh xảy vì thế hãy nên dừng lại. Người dân Bắc Triều Tiên là nạn nhân của quá khứ và hiện tại.
Giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên vì mải mê gạt người với khoảng thời gian dài đã dối lừa chính mình mà không rõ biết. Họ cần biết, nhân loại cần biết để dừng lại mọi sai lầm.

B.A.T
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tôn giáo:

Chánh pháp thất truyền của Phật Thích Ca (Phần 1)


Quán Chiếu Tam Giới 
Tôi là một chúng sinh đã từng trôi lăn không nhàm mỏi trong 3 cõi 6 đường. Vì thế trong tâm thức tôi có niềm tin, sự thánh thiện của cõi Trời. Có định tâm, định lực hùng mạnh của cõi Atula. Có trí tuệ, sự hiểu biết của cõi Người. Có sự hoang dã, ngu khờ của nẻo Súc sinh. Có sự lầm lạc, mê mờ của kiếp Ngạ quỷ. Có sự hoảng loạn, tối tăm của chúng sinh trong Địa ngục.
Không riêng tôi, bất kỳ chúng sinh nào còn trôi lăn trong 6 nẻo đều có trong tâm thức đầy đủ những thuộc tính đặc trưng của 6 nẻo.
Tôi lại mượn pháp Phật trình bày về Tam giới.
Như tôi đã nói từ trước Phật đã mượn ngôn từ và tùy thuận nhận thức loài người để phân định ra 3 cõi 6 đường. Bởi lẽ trên thực tế rất khó để phân định 3 cõi 6 đường cho rành rõ vì nẻo Atula thật là muôn hình vạn dạng hiện diện ở cả 3 cõi 6 đường. Và ở mức độ tương đối, hầu hết chúng sinh mỗi nẻo thường tồn tại rất lâu trong nẻo họ hiện diện. Họ chỉ chuyển qua nẻo khác khi nhàm mỏi hoặc xảy ra một biến cố lớn khiến họ phải bừng tỉnh.
Riêng nẻo Người thì việc luân chuyển có phần thường xuyên, năng động hơn vì lẽ loài người có trí tuệ, sự hiểu biết và khả năng phân biệt. Những đặc tính đó khiến con người sinh ra rất nhiều đức tính khác như yêu, ghét, hoài nghi, cao ngạo, tham đắm, si mê, nóng nảy, hiền từ,… và khả năng ghi nhớ, chất chứa, lưu giữ ký ức. Chính những điều mà dường như nẻo người hơn những nẻo khác lại khiến cho con người dễ mê mờ, lầm lạc trong 6 nẻo.
Tuy nhiên, nẻo người thực sự có ưu thế hơn những nẻo khác đó là sự ưu việt về trí tuệ, sự hiểu biết. Đây chính là điều kiện cần và đủ để con người thoát khỏi luân hồi bằng việc đạt được chánh định - Sự hiểu biết về giác ngộ, giải thoát.
Đây là cảnh giới được xây dựng dựa trên nền tảng niềm tin về tự thân của mỗi chúng sinh. Chúng sinh hiện diện trong nẻo Trời thường có những rung cảm thăng hoa, những ước mơ đẹp, sự thánh thiện, hoàn mỹ,...
Những chúng sinh này có cùng đặc tính được diễn đạt nôm na, dễ nhận biết bằng cụm từ “Cầu được ước thấy”. Họ sẽ ngay lập tức được thỏa mãn những điều mong muốn như ăn ngon, mặc đẹp, thân hình rực rỡ, dung mạo uy nghi, xinh đẹp,…
Những chúng sinh tồn tại ở nẻo Trời, tiền kiếp của họ thường gieo nhiều nhân tốt, làm nhiều việc thiện, tích lũy phước duyên, có tấm lòng thanh cao, thánh thiện,… Nẻo giới này cao hơn 5 nẻo còn lại, những chúng sinh ở nẻo khác đều kiêng dè khi chạm phải.
Trong nẻo Trời còn có sự hiện diện những vị thần sắc đẹp, thần đánh đàn, thần ca múa,…và cả những chúng sinh đạt định lực về sự giải thoát nhưng lại chưa buông bỏ được ý niệm về cái tôi thường tại. Đây là chúng sinh ở nẻo Atula bởi lẽ chúng sinh nẻo Atula định lực rất hùng mạnh. Những chúng sinh tồn tại ở cảnh giới này rất thong thả, ung dung, tự tại, dài lâu cho đến khi họ nhàm chán và cần có sự đổi thay. Họ dấy lên ý niệm cần có thân thì lập tức theo nghiệp lực rơi vào 6 nẻo.
Cũng có rất nhiều chúng sinh trong nẻo Trời sau thời gian thì họ đạt được chánh định về sự giải thoát, chánh định này có được khi ở những kiếp người trước đó họ đã có dịp học hỏi, rèn luyện. Họ đã không còn trói buộc về thân, đánh tan ý niệm về cái tôi mà họ còn đang chấp giữ thì ngay lập tức họ thể nhập Niết bàn tịch diệt.
Đây là cảnh giới có định tâm, định lực vững vàng nhất trong 6 nẻo. Thế nên không có nẻo nào mà không có sự tồn tại của họ.
Tiêu biểu cho nẻo Atula đó là những vị thần chiến tranh. Họ thực sự là những người thần binh, thần tướng. Họ ra đời là để đánh nhau, chiến đấu không dừng nghỉ. Hiển nhiên sau những trận giao tranh thì thương tích cũng đầy người, việc gãy tay, đứt chân, nát ngực, vỡ đầu,… là chuyện thường tình. Họ không cần quá nhiều thời gian để phục hồi nguyên vẹn và nâng cao khả năng chiến đấu.
Ngoài ra, nẻo Atula còn có rất nhiều vị thần khác nhau tùy theo tâm ý của mỗi chúng sinh mà thành hình, định tâm hùng mạnh khiến chúng sinh nẻo Atula hoàn toàn làm chủ tâm ý bản thân.
Cũng như chúng sinh nẻo Trời, chúng sinh nẻo Atula sau vô số kiếp hiện diện nẻo Atula thì nhàm mỏi, dừng lại và trôi lăn trong luân hồi.
(Còn tiếp)
( một thoáng phương đông )

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dạy luật cho Bò, giáo dục Lô cốt phải yêu đồng bào

Đào Tuấn


Thích ·  ·  · 3 gi
Nhà nước phải bồi thường về những tổn thất mình gây ra cho dân. Đó là chuyện hoàn toàn bình thường.
“Anh P, cán bộ một doanh nghiệp tử nạn trên một con đường thuộc Khu Thành phố Mới – Bình Dương. Tại hiện trường, cơ quan điều tra phát hiện xe máy của nạn nhân có dính một cọng vừa cứng vừa mềm nghi là lông, lông này có màu hung vàng. Bên cạnh nơi nạn nhân té đập đầu xuống đất, nghi phạm gây tai, nạn thân thể chảy ra một dung dịch màu đỏ, nghi là máu, không thèm bỏ trốn, vẫn đang nằm gần đó. Thậm chí nghi phạm vẫn thản nhiêm bỏm bẻm nhai thứ gì đó. Cơ quan điều tra đã dùng xe cẩu cẩu nghi phạm về trụ sở để làm rõ chủ sở hữu của thủ phạm gây tai nạn”.
Đây là một đoạn mô tả trên mạng xã hội về sự kiện mà báo chí giật tít: “Chuyện động trời Việt Nam: “Tạm giam” con bò gây TNGT chết người”.
Nghi phạm, ra là một con bò, của một ai đó thả rông nằm ệch ra giữa đường. Và cho đến giờ, chưa ai nhận là chủ sở hữu của nghi phạm.
Ở TP HCM, cũng là một “chuyện lạ”, nhưng Tòa án đã chỉ chấp nhận một phần đơn kiện của một công dân trong “vụ kiện lô cốt”.
Đại ý nguyên đơn 81 tuổi đã đâm đơn ra tòa, kiện Sở GTVT TP HCM đòi bồi thường 477 triệu đồng tiền sửa nhà, mất thu nhập do quán ăn của gia đình bị “lô cốt” của Sở án ngữ nhiều tháng giời. Tòa chấp nhận khoản tiền sửa nhà 31,5 triệu, nhưng lắc đầu với khoản “mất thu nhập” do không kinh doanh buôn bán được. Lắc đầu, vì đây là khoản thiệt hại không có “hóa đơn”.
Hai câu chuyện này có lạ không. Có.
Nhưng lạ hơn, phải là chuyện tòa đòi hóa đơn đối với một khoản thu nhập bị mất, vì những cái lô cốt.
Và lạ nhất phải là việc dư luận xã hội coi đây là chuyện lạ.
Không thể có chuyện dạy luật giao thông cho bò hay giáo dục sự đồng cảm với đồng bào cho lô cốt, nhưng rõ ràng, khi con bò thả rông gây tai nạn chết người, chủ sở hữu, nói như dân mạng, đang ngồi xổm trên luật Giao thông, để nhăn nhở cười trừ trước cái chết oan ức của một người khác.
Tương tự như thế, câu chuyện những cái lô cốt, thích là dựng, bất kể người dân sống khốn khổ thế nào, bất biết cái cần câu cơm của họ bị ảnh hưởng ra sao, rõ ràng, lại là chuyện không đáng, không nên nói đến bằng một chữ lạ.
Bởi nếu câu chuyện “tạm giam” con bò gây tai nạn chết người có cái kết là việc chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm hình sự, bị buộc phải bồi thường thì trong tương lai mới hy vọng không xảy ra những cái chết oan ức đau lòng chỉ vì “Con bò nằm giữa đường, người chủ ngồi xổm trên luật”. Bởi nếu những khoản thiệt hại “không có hóa đơn” được chấp nhận thì mới có thể hy vọng những “cái lô cốt” biết tôn trọng dân.
Tháng 6 năm nay, người chủ một con vẹt ở hạt Ayrshire, Scotland đã được Bộ Quốc phòng Anh đồng ý bồi thường 2.200 bảng. Nguyên do, tiếng gầm của một phi cơ phản lực bay thấp đã khiến một con vẹt giật mình và ngã từ sào chết tốt.
Có phải là chuyện lạ không?
Không. Nhà nước phải bồi thường về những tổn thất mình gây ra cho dân. Đó là chuyện hoàn toàn bình thường.
Có lẽ, khi nào mà những chuyện lạ không còn được coi là lạ nữa thì tinh thần thượng tôn pháp luật trong một nhà nước pháp quyền mới trở thành kỷ cương để bảo vệ cho chính người dân.
Đ. T.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ăn 1 phá 10


Thái Uyên
Ụ nổi 83M
Ụ nổi 83M
Kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cuối cùng đã chỉ ra đích danh những cá nhân có hành vi tham ô tài sản trong vụ tiêu cực tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines). Nếu chỉ nhìn vào hành vi của từng cá nhân cụ thể trong vụ án từ khía cạnh tham ô có lẽ là chưa đủ.
Một chiếc ụ nổi có tuổi thọ gần 50 năm, gọi đúng hơn là một cục sắt vụn không thể sử dụng được vào việc gì, đã được những người có chức vụ của Vinalines mua với giá hơn 37 tỉ đồng. Sau một hồi “nhào nặn” cục sắt vô tri được thổi giá lên thành 9 triệu USD (theo tỷ giá năm 2008 tương đương 144 tỉ đồng).
Chưa dừng lại ở đó, lãnh đạo Vinalines đã móc nối với cơ quan đăng kiểm, hải quan “vẽ” cục sắt này thành một con tàu để đủ điều kiện hoạt động hàng hải, đủ điều kiện thông quan. Báo cáo của Vinalines cho thấy chỉ tính riêng việc vận chuyển chiếc ụ nổi này theo đường biển về VN đã lên tới hơn 73 tỉ đồng, tính đến tháng 5.2012, tổng chi phí cho chiếc ụ nổi này lên tới 525 tỉ đồng và chưa dừng lại ở đó vì cho đến nay, doanh nghiệp này vẫn phải trả các khoản chi phí có thể lên tới hàng chục tỉ đồng cho việc trả lãi ngân hàng, thuê chỗ neo đậu, thuê người bảo vệ, trực sự cố… Tất cả những khoản này đều lấy từ những đồng tiền thuế của dân.
Trong phi vụ nói trên, lãnh đạo Vinalines “chỉ” được chia người nhiều nhất 10 tỉ đồng, người ít 340 triệu đồng nhưng con số thiệt hại họ gây ra đã lên tới hàng trăm tỉ đồng. Điều cay đắng hơn để ăn được những khoản tiền này lãnh đạo Vinalines phải chấp nhận lại quả cho người nước ngoài. Theo kết luận điều tra, trong khoản chênh lệch 9 triệu USD mua ụ nổi với thực giá 2,3 triệu USD, lãnh đạo Vinalines đã phải “biếu” không do các doanh nghiệp nước ngoài hàng triệu USD.
Hơn thế nữa, dư luận không chỉ bức xúc việc Dương Chí Dũng, Mai Xuân Phúc nhận hối lộ mỗi lần cả vali tiền mà còn ở chỗ, hành vi làm trái của họ nhận được sự đồng lõa của nhiều cơ quan chức năng, của chính nội bộ Vinalines, khi có rất nhiều người trong Hội đồng quản trị doanh nghiệp, Ban kiểm soát biết ụ nổi 83M thực chất chỉ là cục sắt vụn nhưng không ai dám lên tiếng. Sự tê liệt của hệ thống giám sát nội bộ là điều rất đáng bàn trong câu chuyện này.
Đề cập đến vụ việc, Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh từng gọi là “vừa ăn nhưng lại vừa phá”. Tuy nhiên, nói chính xác ở đây phải là, ăn 1 nhưng phá 10.
Theo Thanh Niên

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện người chết đầu thai làm vua ở Việt Nam


Đây là câu chuyện về một thiền sư đầu thai làm vị vua thứ 5 của triều Lý và lên ngôi tại kinh thành Thăng Long cách đây gần một nghìn năm được sử sách ghi lại hết sức rõ ràng…


Ngày nay, vào đầu thế kỷ 21 này, khi đến tham quan chùa Lý Triều Quốc Sư (xưa gọi là đền Lý Quốc Sư) nằm ở quận Hai Bà Trưng – TP. Hà Nội và chùa Thiên Phúc trên đất Hà Tây, người ta có thể chiêm bái hai pho tượng tạc hai vị cao tăng là Nguyễn Minh Không và Từ Đạo Hạnh liên quan đến câu chuyện kỳ bí được rất nhiều sử sách từ xưa đến nay, cả những bộ sử có uy tín như: Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, hoặc các bộ: Việt sử tiêu án và Đại Nam nhất thống chí, đều có ghi chép và bàn bạc ngót nhiều thế kỷ nay.
Chua Ly Quoc Su_resize
Chùa Lý Quốc Sư, Hà Nội
Chuyện bắt đầu từ cái chết của quan đô án Từ Vinh. Ông ta đã bị một đối thủ thù ghét tìm cách mua chuộc một vị pháp sư có nhiều pháp thuật và bùa chú tên là Đại Điên dùng quyền năng thần bí đánh chết rồi quăng xác của ông xuống sông Tô Lịch ở kinh thành Thăng Long. Xác trôi dọc theo kinh thành đến trước nhà của pháp sư Đại Điên bỗng nhiên dừng lại không chịu trôi nữa mà đứng thẳng dậy như người sống, mở mắt trừng trừng oán giận nhìn vào nhà của Đại Điên. Đại Điên thấy vậy, dồn hết tinh lực đứng trên bờ đọc mấy câu thần chú và quát to như sấm nổ: “Này xác chết kia, khi còn sống ngươi cũng là một kẻ tu hành. Mà một kẻ tu hành thì không bao giờ nuôi lòng oán giận ai quá một ngày”. Sau câu quát kia, xác Từ Vinh từ từ ngã xuống theo dòng nước sông Tô Lịch trôi đi mất chẳng biết về đâu.
Đến đây xuất hiện nhân vật chính của câu chuyện là Từ Đạo Hạnh (con trai của Từ Vinh). Thấy cha bị giết chết vứt xác không có mồ chôn, nửa đêm Từ Đạo Hạnh tìm đến nhà của Đại Điên tìm cách trả thù. Nhưng vì bấy giờ Từ Đạo Hạnh còn yếu thế, pháp lực chưa được tinh thông, nên bị pháp sư Đại Điên đánh bại. Không nản lòng, Từ Đạo Hạnh giũ bỏ tất cả, sống cuộc đời lang bạt, vân du đó đây để tìm thầy học đạo nhằm sau này trở về Thăng Long báo thù cho cha.
Nhiều năm trôi qua, Từ Đạo Hạnh khổ luyện trên núi cao với sự dìu dắt của một minh sư bí mật, nên ông cũng đã nắm giữ được các quyền năng phi thường, có thể hô mây tụ lại và đọc chú làm mưa rơi xuống, dùng mắt phóng quang khiến lá cây trên cao rơi rụng. Biết mình đã đủ sức, Từ Đạo Hạnh lẵng lặng về lại Thăng Long, đứng trên đoạn sông Tô Lịch nơi cha mình bị Đại Điên giết chết và quăng xác xuống đó năm xưa, vung tay ném một chiếc gậy xuống dòng nước đang chảy xiết. Dòng nước tuy mạnh mẽ kia vẫn không cuốn trôi được chiếc gậy của Từ Đạo Hạnh mà trái lại chiếc gậy ấy lại trôi ngược dòng nước lên phía thượng lưu.
Từ việc đó, Từ Đạo Hạnh tự nghiệm rằng pháp lực của mình đã đủ, bèn tìm đến nhà Đại Điên, đứng trước cửa gọi tên Đại Điên 3 lần. Đại Điên trong nhà bước ra, biết có người đến gây chuyện, bèn ngữa mặt lên trời đọc chú để hô các hộ thần đến bảo vệ. Nhưng Từ Đạo Hạnh đã ra uy đưa một ngón tay lên trời khiến sấm chớp xuất hiện vắt ngang qua không gian như một lưỡi đao mỏng khổng lồ sáng chói và uy nghiêm khiến các hộ thần của Đại Điên biến mất. Liền đó Từ Đạo Hạnh thi triển pháp lực và chỉ đánh một gậy giết chết Đại Điên.
Tuong thien su Nguyen Minh Thong_okTượng thiền sư Nguyễn Minh Không ở chùa Lý Quốc Sư, Hà NộiTuong thien su Tu Dao Hanh_resize_1Tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh tại chùa Thiên Phúc, Hà Tây
Trả xong thù nhà, Từ Đạo Hạnh bước xuống bờ sông Tô Lịch rửa tay và đi thẳng lên núi, không dính gì đến việc đời nữa, từ đó tĩnh tu thoát tục. Trong thời gian tu hành trên núi ông đã làm bạn với một thiền sư tên tuổi lừng lẫy ở chốn tùng lâm là Nguyễn Minh Không. Nguyễn Minh Không là nhân vật có thật được sử sách xưa và nay ghi lại, đưa vào các bộ từ điển danh nhân Việt Nam, với tên Nguyễn Chí Thành sinh ngày 14.8 năm Bính Thìn tức năm 1076 dương lịch ở làng Loại Trì, huyện Chân Định, tỉnh Nam Định. Lúc còn ở độ tuổi thanh niên, Minh Không đã sang Thiên Trúc (Ấn Độ) học đạo và khi du phương đến sông Hoàng Hà (Trung Quốc), sư đã thả nón xuống nước đứng trên ấy lướt sang bò bên kia trong chớp mắt.
Sư cũng là người đúc tượng Phật A Di đà tại chùa Quỳnh Lâm (Hải Dương), đúc đỉnh đồng tại tháp Bảo Thiên (Thăng Long), đúc đại hồng chung ở Phả Lại và đúc vạc ở Minh Đảnh. Số đồng đúc còn dư, sư đem về chùa làng của mình đúc một đại hồng chung nặng 3.300 cân… Những công trình tạo tác các tác phẩm bằng đồng kể trên chứng tỏ Minh Không là một vị thiền sư am tường về kỹ thuật đúc đồng điêu luyện thời cổ, cũng chính vì thế người đời nay đã tôn thiền sư Minh Không là một trong các vị tổ của nghề đúc đồng Việt Nam. Ngoài những điều trên, Minh Không đặc biệt được nhắc đến do mối liên quan với cuộc đời của Từ Đạo Hạnh.
Nguyên Minh Không là bạn tu hành với Từ Đạo Hạnh như nói trên (có sách chép rằng Minh Không là đại đệ tử truyền thừa của Từ Đạo Hạnh), hai người rất mến phục nhau vì đạo đức, từ bi và lão luyện trong pháp thuật.
Một hôm, Minh Không đang trên núi đi xuống, qua một ngọn đồi có cây lá rậm rạp, lúc ấy Từ Đạo Hạnh núp trong bụi giả làm tiếng cọp rống để hù dọa Minh Không. Nhưng Minh Không vẫn tĩnh tâm và biết đây là Từ Đạo Hạnh giả tiếng cọp rống để dọa mình chơi. Vì thế Minh Không gọi Từ Đạo Hạnh từ trong bụi bước ra để trách đại ý rằng: “Ngày nay ông đã dùng tà hạnh và chú ngữ để giả làm tiếng cọp rống thì sau này thế nào ông cũng phải chịu hậu quả là biến hình thành loài cọp trong một kỳ hạn nào đó chứ không thể tránh được. Việc này do ông gây ra thì ông phải nhận lấy điều không hay theo đúng luật nhân quả”. Nghe Minh Không nói, Từ Đạo Hạnh rất hối hận, phát tâm mãnh liệt sám hối và nhờ Minh Không một việc:
- Đời sau khoảng 30 năm nữa, khi ta đã chết và đầu thai hóa thành cọp thì duy chỉ có một mình ông mới có thể cứu chữa cho ta, ta nhờ ông việc đó xin đừng từ chối.
Minh Không nhận lời. Không lâu sau, vào một ngày thiêng, Từ Đạo Hạnh tìm đến chỗ vắng vẻ trút xác, rồi đưa thần thức của mình nhập vào thai của một phu nhân triều Lý sắp đến ngày sinh nở. Phu nhân kia sinh ra một cháu trai kháu khỉnh (hậu thân của Từ Đạo Hạnh) và được đưa lên ngôi, làm vị vua thứ năm của nhà Lý vào năm 1128 lúc mới 12 tuổi, tức vua Lý Thần Tông trong chính sử Việt Nam.
Lý Thần Tông là một vị vua thương nước thương dân, đã ban lệnh đại xá thiên hạ, tha cho những ai bị đày ải lâu ngày, trả lại ruộng đất cho dân bị các quý tộc thâu tóm trước kia ngay từ những ngày đầu khi ông mới lên ngôi. Đại Việt sử ký toàn thư nhận định Lý Thần Tông có tư chất thông  minh và có lòng độ lượng của bậc đế vương.
Đến năm mới 20 tuổi nhà vua phát một căn bệnh lạ khiến các danh y bó tay không biết đường nào chữa trị. Đó là bệnh gầm rú cuồng loạn như cọp, khắp người mọc đầy lông lá vằn vện. Lúc đầu hoàng gia và triều thần còn che giấu thiên hạ, không muốn để ai biết chuyện, nhưng càng về sau bệnh vua càng nặng, la hét gào xé suốt đêm, suốt ngày. Triều đình phải đóng một cái cũi bằng vàng để nhốt Lý Thần Tông trong đó. Mặt khác, sai người lùng kiếm khắp nơi để tìm thầy chữa chạy, sứ giả đi đến vùng Chân Định thuộc tỉnh Nam Định nghe trẻ con vừa đùa giỡn vừa hát mấy câu đồng dao sau này được diễn ca thành nhiều lời như sau:
Có vua Lý Thần Tông/ Việc nước rất tinh thông / Bỗng nhiên mắc bệnh lạ / Suốt ngày đêm kêu rống / Tiếng kêu như cọp gầm / Như muốn ăn thịt sống / Khắp người mọc đầy lông / Như loài cọp trong rừng / Muốn chữa được bệnh ấy / Phải tìm Nguyễn Minh Không…
 Tuong vua Ly Than Tong_resize
Tượng vua Lý Trần Tông

Phần nhận xét hiển thị trên trang

KHÔNG CHỈ LÀ HẠT SẠN!



      * VIỆT DŨNG
Thưa Đại tướng, lòng tôi đau lắm
'văn' rồi, tôi chìm đắm với hư danh
Thơ tôi, trường phái lưu manh
Làm sao tôi sớm trở thành..."thần thơ"!!
                 Trên trang Web Quêchoa của nhà văn Nguyễn Quang Lập, nhà thơ đại tá quân đội Vương Trọng viết: “Chiều qua 14-10-2013, tôi nhận được điện thoại của một cô làm ở VTV, nhờ tôi phát biểu về một bộ phim của một nhà thơ nữ. Tôi đã thoái thác.
                 “Không phải vì quá  bận. Không phải vì không quen biết nhà thơ nữ đó. Ngược lại khá thân và thơ của nữ sỹ khá hay.
“Nhưng tôi thoái thác vì chuyện VTV đã chọn Hoàng Quang Thuận thay mặt cho các nhà thơ ViệtNam, thay mặt cho nhân dân Quảng Bình đọc thơ trong lễ tang Đại tướng.
                 ‘Tôi bảo, tôi và dư luận đang bức xúc, muốn hỏi ông Tổng giám đốc Trấn Bình Minh sao để quân của ông ta làm ăn như vậy, coi thường dư luận như vậy?
                    >> Trò bịp bơm đạo văn “Thi văn Yên Tủe”  
                    >> Hoàng Quang Thuận đã bị (người ta) đuôi ra khỏi nhà  
                 ‘Cô nhân viên VTV nói rằng, cháu cũng nghe nói chuyên này, nhưng là bộ phận làm chương trình thời sự. Tôi nói vẫn biết thế, nhưng một ngày nay tức VTV, nên không lòng nào mà phát biểu về thơ trước ống kính máy quay của  VTVcả”...
                  Cũng trên trang Quêchoa, nhà thơ Ngô Minh viết: “Lúc sắp sửa buổi tường thuật trực tiếp Lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa, tôi đã kẹt xe ở ngã ba Ba Đồn. Vợ tôi từ nhà ở Huế gọi điện cho biết: “Sắp lễ an táng rồi. Có ông tên là Hoàng Quang Thuận đang đọc thơ”.
                   Cả đoàn nhà văn xôn xao. Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật bức xúc điện thoại khắp nơi để hỏi kỹ sự việc.
                 Hoàng Quang Thuận thì giới văn chương ai còn lạ gì nữa. Năm ngoái “Nhà thơ thần Yên Tử”  lừa Phật này đã bị bao nhiêu học giả vạch trần.
                  Nhà thơ Tô Nhuận Vĩ  điện cho nhà văn Y Ban . Y Ban bảo : “ Ôi em cũng đang lộn tiết lên đây. Em cứ vái Cụ Giáp ơi, đừng tin thằng này!”
                  Nghe chuyện nhà thơ Võ Quê cười bảo : “ Trong quan niệm của người Huế, trong các đám tang bao giờ cũng có âm binh. Đó là bọn lợi dụng đám tang để kiếm chác. Tay Thuận ấy là âm binh trước huyệt mộ Cụ Giáp đấy. Nếu vía Cụ Giáp lớn thì âm binh chằng làm gì được đâu, yên tâm ...”
                trang Quêchoa viết tiếp: “Nhưng điều bất ngờ và đáng nói hơn chính là người này (Hoàng Quang Thuận –vd)  đã được VTV chọn mời đọc thơ về  Đại tướng  , một nhân cách sáng ngời khiến hàng triệu con tim nức nở, ngay trước giờ phút Lễ an táng Người được bắt đầu. Và không chỉ thế, hàng triệu khán giả truyền hình còn có thể nhìn thấy “gương mặt quen” (Hoàng Quang Thuận-vd) đứng ở hàng đầu , bên cạnh các nhà lãnh đạo cao nhất trong giờ phút tưởng niệm người Anh hùng của dân tộc... Dù cho đang đau buồn trước sự ra đi cùa Đại tướng, nhưng cũng không thể không đưa ra  một câu hỏi dành cho VTV : sao lại thế?”
                   Từ Hà Nội, ngay giờ phút đó, nhà báo Hữu Tính ,  gọi điện cho tôi : “Ông có nhìn thấy thằng cha đạo văn  Hoàng Quang Thuận đọc thơ và  len đi trước  các vị lãnh đạo đảng, nhà nước không? Tại sao lại để bộ mặt nhớp nhúa ấy lộn xộn như vậy?”
                    Nhà báo TTH , công tác ở Bộ TT&TT nói với tôi: “Đó là một hạt sạn lớn trong Lễ tang của Đại tướng!”.
                Hoàng Quang Thuận là “nhà thơ nhập đồng” đã đạo văn trong quyển sách “Chùa Yên Tử Lịch sử - Truyền thuyết, Di tích và Danh thắng” cùa Trần Trương,  biến thành tập thơ “Thi vân  Yên Tử” với sự “đồng mộng đồng sàng” của nhà thơ  Dương Kỳ Anh tức Dương Xuân Nam, nguyên Tổng biên tập báo Tiền Phong. Sau đó được  nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam nhiệt tình nâng đỡ, Hoàng Quang Thuận tổ chức hội thảo rầm rộ và làm văn bản đề nghị trao giải Nô ben văn chương.
                 Hoàng Quang Thuận đã bị nhà báo luật sư Minh Tâm và các nhà báo  nhà văn Xuân Đức, Nguyễn Quang Lập, Minh Diện, Đà Nhân, Lê Phương Dung, Lê Thiếu Nhơn... vạch mặt lừa đảo, dối trá, lợi dụng uy tín và ảnh hưởng của người khác để trục lợi. Thời gian vừa qua Hoàng Quang Thuận đã thuê bọn bồi bút viết những bài báo bịa đặt nhằm thanh minh cho mình và bôi nhọ danh dự nhà báo vạch chân tướng mình.
               Một con người mạo danh giáo sư, ăn cắp văn thơ, nhân cách tởm lợm như vậy, lại được VTV để chiềng mặt ra trước các vị lãnh đạo cao cấp, hàng triệu  người đang kính cẩn nghiêng mình tiếc thương vị Anh hùng của dân tộc, và để  hắn đọc một bài thơ không hợp cảnh hợp tình vô cùng sáo rỗng thì dùng từ “hạt san” như nhà báo TTH chưa đủ để nói lên sự lố bịch đầy nguy hại.
               So với Hoàng Quang Thuận, Đàm Vĩnh Hưng chỉ là một con ruồi nhặng  bên một con kên kên. Con kên kên này đã, đang và sẽ còn lăn xả vào kiếm chác bất kề chỗ nào mà nó đánh hơi có tiền.
             Tôi thực sự khâm phục nhân cách nhà thơ đại tá Vương Trọng khi ông từ chối phát biểu trên VTV.
            Hãy để cái mùi hôi thối từ con kên kên Hoàng Quang Thuận bớt đi đã ông ạ!
                 V. D


Phần nhận xét hiển thị trên trang