Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

“Chúng tôi nghi ngờ họ đến để giải vây cho mấy chiếc máy xúc..

(Kienthuc.net.vn)

Không có thẻ ngành, dân nghi ngờ Công an đến giải vây cho máy xúc. 
Liên quan tới vụ việc cư dân mạng xôn xao hình ảnh Công an bị dân trói tay ở Hòa Bình (?), phóng viên Kiến Thức tìm về nơi xảy ra sự việc tại thôn Bôi Câu (huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) để làm rõ.
Hình ảnh một số chiến sĩ Công an bị người dân bắt trói tay. (Ảnh FB T.T)
Đúng 9h sáng, phóng viêntìm được đến trước sân Nhà văn hóa thôn Bôi Câu. Lúc này, đang có hàng trăm người dân đứng tập trung vây kín tất cả các lối ra, vào Nhà văn hóa thôn Bôi Câu với sự tức giận thể hiện rõ trên khuôn mặt.
Anh Bùi Văn Hiệp (28 tuổi, người dân) kể lại: “Sự việc bà con trong thôn trói tay một số chiến sĩ công an rồi giam giữ vào Nhà văn hóa là có thật. Việc xảy ra chiều ngày 7/10, khi tất cả bà con trong thôn chúng tôi đang tập trung nhau vây bắt 3 chiếc máy xúc, cùng một số chiếc máy bơm nước, máy đãi vàng của một số cá nhân tự ý vào bãi Giữa, sông Bôi (thuộc địa phận quản lý của thôn Bôi Câu) khai thác khoáng sản trái phép (vàng - PV), gây ồn ào, ô nhiêm môi trường nước và khiến nhiều hoa màu của người dân bị hủy hoại… Trước đó, chính quyền thôn nói với chúng tôi rằng, máy xúc vào chỉ để xúc cát”.
“Khoảng 17h (7/10), khi chúng tôi đang tập trung vây bắt máy xúc, có 5 người mặc quần áo công an, đi chiếc xe ôtô mang biển cá nhân tới, sau đó tự giới thiệu là công an trên huyện về để giải quyết vụ hỗn loạn và đề nghị bà con giải tán cho máy xúc đi ra khỏi nơi đây. Tuy nhiên, khi bà con chúng tôi yêu cầu xuất trình thẻ công an ra mới chịu hợp tác, 5 người này bảo không có. Chúng tôi nghi ngờ họ đến để giải vây cho mấy chiếc máy xúc…, rồi mọi người gõ kẻng, bắt và trói tay 5 người kia lại, sau đó đưa vào trong Nhà văn hóa.
Đến khoảng 21h30, Đại tá Đoàn Văn Minh (Trưởng Công an huyện Kim Bôi), đã đến để bảo lãnh cho 5 người kia. Trước khi đi ông Minh có để lại một tờ giấy có dấu đỏ, trên đó cam kết sẽ mở cuộc họp nhân dân thôn Bôi Câu trước cửa Nhà văn hóa, nhằm giải quyết vụ việc đãi vàng trái phép đang diễn ra tại đây”.
Tờ giấy cam kết có dấu đỏ của Đại tá Đoàn Văn Minh (Trưởng Công an huyện Kim Bôi), để lại trước khi bảo lãnh các chiến sĩ công an bị người dân bắt trói tay.
Chính quyền thôn không rõ việc người dân náo loạn
Bên cạnh ý kiến trên, khi phóng viên Kiến Thức đến đây, bà con trong thôn Bôi Câu còn gửi tới phóng viên một tờ đơn “kêu cứu”. Nội dung trong đơn rất bức xúc về việc Chủ tịch xã “thông đồng" với lãnh đạo trong thôn để biến đất chung, thành đất sử dụng với mục đích riêng. Nội dung trong đơn được viết như sau:
Xã viên chúng tôi, chuyển lời tới các nhà báo, lên tiếng giúp thôn Bôi Câu. Xã viên chúng tôi vô cùng bức xúc, với việc làm của một số cán bộ xã như: ông Chủ tịch Bùi Xuân Đợi làm vàng hai đợt tại sông Bôi Câu. Dân khiếu nại không cho làm, ông Bùi Xuân Đợi về họp một số ban ngành và một số ít cử tri. Ông Bùi Văn Đợi đã chửi xã viên chúng tôi ít học thức, không sáng tạo ra công ăn, việc làm cứ nghe người khác làm ra cái gì là ghen tức. Muốn ăn mà không chịu làm, sông là của nhà nước, sông là của xã, xã viên Bôi Câu không có quyền gì để ngăn cấm được. Mai kia xã viên chúng tôi cũng không có quyền gì ở trong thôn này, mà phải mang thuế lên xã nộp, để xã thu. Ông Đợi nói như vậy, nên dân chúng tôi bức xúc lắm và còn bán cả đất xã viên chúng tôi để làm lò gạch.
Mỗi năm ông chỉ xả nước trong 2 ngày. Chúng tôi vô cùng bức xúc với việc làm của Chủ tịch Bùi Xuân Đợi và một số cán bộ trong thôn, là không xứng đáng".
Tờ đơn "kêu cứu" của người dân thôn Bôi Câu tới PV.
Sáng cùng ngày, sau khi nhận được ý kiến từ phía người người dân, phóng viên đi vào nhà Văn hóa thôn Bôi Câu để gặp trực tiếp ông Bùi Văn Dùng (Trưởng thôn) nhằm trao đổi thêm một số thông tin. Tuy nhiên, trong Nhà văn hóa chỉ có Bí thư chi bộ thôn, còn Trưởng thôn vắng mặt.
Ông Bùi Văn Châu (Bí thư) cho hay: “Hôm xảy ra sự việc, dân bắt trói công an, rồi giam giữ bên trong Nhà văn hóa tôi cũng không rõ lắm, vì hôm đó tôi đi thăm quan, thực địa. Còn việc khai thác vàng là có thật, còn trưởng thôn đi đâu tôi cũng không biết nữa”.
Được biết, nguyên nhân ban đầu khiến người dân thôn Bôi Câu bức xúc vì các cán bộ trong thôn làm việc chưa tròn trách nhiệm, đã để người ngoài tự ý vào khai thác khoáng sản trái phép mà không hề có bất cứ hành động nào can ngăn.

Clip người dân thôn Bôi Câu (Kim Bôi, Hòa Bình) vây bắt máy xúc khai thác khoáng sản trái phép và bắt trói Công an.
Trong khi đó, Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an thông tin cụ thể như sau:
Ngày 7/10/2013, nhiều người dân trong xóm Bôi Câu, xã Kim Bôi đã vây bắt, ngăn chặn số đối tượng đang đào đãi vàng trái phép (bắt trói trưởng xóm Bôi Câu, nhưng sau đó ông này đã trốn được về nhà, các đối tượng đào đãi vàng cũng đã chạy trốn), quần chúng đã thu giữ tại bãi đào đãi vàng 02 sàng, 03 máy xúc, 01 ô tô tải. Nhân dân xóm Bôi Câu đề nghị Công an tỉnh Hòa Bình, chính quyền các cấp chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp nhận số tang vật trên, có biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng đào đãi vàng trái phép gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Ngay sau khi nhận được tin báo, Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát Môi trường cử cán bộ phối hợp với Công an huyện Kim Bôi đến địa bàn để giải quyết.
Sau khi làm việc với lãnh đạo và các cơ quan chức năng thuộc huyện và xã Kim Bôi, khoảng 19h30’ cùng ngày, đoàn công tác đến hiện trường (xóm Bôi Câu).
Khi đến hiện trường, một số đối tượng quá khích đã đánh kẻng, hô hoán quần chúng nhân dân kéo đến bao vây, bắt trói (khoảng 15 phút), giữ trái phép tại nhà Văn hóa xóm Bôi Câu 05 đồng chí Cảnh sát thuộc Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường và Công an huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình và 01 lái xe là ông Đào Hồng Phong, sinh năm 1963, trú tại tổ 30 phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình, gây áp lực yêu cầu cơ quan chức năng phải giải quyết ngay những vấn đề phức tạp xảy ra tại xóm Bôi Câu, xã Kim Bôi thì mới thả người.
Sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo Công an tỉnh Hòa Bình đã trực tiếp đến hiện trường, chỉ đạo các đơn vị chức năng tuyên truyền, vận động, giải thích cho quần chúng nhân dân. Đến 22h00’ ngày 08/10/2013, số người bị bắt giữ trái phép đã được thả.
Lãnh đạo Công an tỉnh đã chủ trì, phối hợp chính quyền huyện Kim Bôi đánh giá, làm rõ nguyên nhân, chỉ đạo tổ chức cuộc họp giữa các cấp chính quyền đối thoại với quần chúng nhân dân xóm Bôi Câu vào hồi 8h00’ ngày 09/10/2013 để xem xét giải quyết các yêu cầu của quần chúng nhân dân; chỉ đạo điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng cầm đầu liên quan đến việc bắt, giữ người trái pháp luật; đồng thời làm rõ hành vi vi phạm của doanh nghiệp trong quá trình nạo vét suối, đào đãi vàng và sai phạm của một số cán bộ xóm, xã; phối hợp các ngành chức năng của huyện Kim Bôi tuyên truyền, giải thích để quần chúng nhân dân hiểu và chấp hành đúng các quy định của pháp luật, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn.
Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn đã cơ bản ổn định.

Mạnh Hưng


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hậu Bút Tre: Nội quy công ty

Nội quy cấm được mặc quần
 tới công sở, một tuần trừ lương
Sếp thì đang rất là 
cương

quyết phải thực hiện chủ trương cái quần
Ai ai mặt cũng đầy 
phân...

vân là không biết có quần thay không
Rồi phải đeo phù hiệu 
công

ti ở trước ngực hồng hồng xinh xinh
Mình thì cũng hết cả 
tinh

thần để làm việc nên mình im ru
Thân thì chẳng khác gì 
cu

li pha trà nước rồi thu dọn phòng
Buồn ra quán gọi đĩa 
lòng

lợn ngồi chiễm chệ xơi xong rồi về..

ST Trên PetroViet Nam
Phần nhận xét hiển thị trên trang

90 phút phim tài liệu: Tây Tạng ngày xưa (trước năm 1950)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NỔ KHO THUỐC PHÁO TẠI NHÀ MÁY Z4 PHÚ THỌ, NHIỀU NGƯỜI CHẾT




Cập nhật 12h40: 
Bản tin Thời sự trưa của VTV đã đưa tin về vụ nổ và cho biết chưa xác định được về người chết và bị thương.

Theo tin từ địa phương: Số người chết là hàng chục người, số người bị thương lên tới hàng trăm người.
__________
  
Theo các nguồn tin vụ nổ xảy ra tại nhà máy pháo hoa Z4 và Z121 thuộc Bộ Quốc Phòng, ở huyện Thanh Ba, Phú Thọ. Thông tin ban đầu cho biết, có nhiều người bị thương. 
 

Đến thời điểm này, những tiếng nổ vẫn tiếp tục vang lên, khói thuốc đang lan rộng rất nhanh. Người dân sống quanh khu vực kho thuốc này đang náo loạn tìm kiếm người thân. Các trưởng học trên địa bàn Phú Thọ khẩn trương cho học sinh nghỉ học. Người dân nhanh chóng sơ tán cách khu vực, hiện trường vụ nổ khoảng 12km.

Chính quyền đã phong tỏa trong bán kính 3 km quanh khu vực nổ, hàng ngàn người dân đang náo loạn sơ tán, các bác sỹ, y tá bệnh viện đang nghỉ ở nhà bị triệu tập trực khẩn cấp.

Trang Soha cho biếtTrong khoảng 30 phút có mặt tại đây, chúng tôi đếm được 14-15 xe cứu thương hú còi lao ra khỏi hiện trường. Tuy nhiên con số thương vong chưa được cơ quan nào xác nhận. 

Nhà máy sản xuất pháo hoa trên thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Bộ Quốc phòng) là nơi duy nhất trong nước sản xuất và cung cấp pháo hoa để phục vụ những ngày đại lễ của dân tộc. 

Nổ kho thuốc pháo hoa ở Phú Thọ, 10 người chết

Gần 8h sáng nay, một vụ nổ lớn đã xảy ra tại kho thuốc pháo hoa Z4 ở xã Khải Xuân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

.


Nguyễn Thị Phượng (Chủ tịch xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba) cho biết: "Mọi người đang chạy loạn lên". Trưởng trạm y tế xã Hải Xuân nói, từ vị trí trạm y tế cách nhà máy khoảng 2 km, vẫn nghe rõ những tiếng nổ liên tiếp, trong thời gian khá dài.

Theo ông Phí Xuân Trung, Chủ tịch xã Khải Xuân, huyện Thanh Ba, tiếng nổ phát ra từ lúc 7h55 liên tiếp và kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Mùi thuốc pháo nồng nặc, đất rung chuyển hàng km. Cả nghìn người đang di tản xa khỏi khu vực bị cháy. Nhiều xe cứu hỏa, cùng với 4 xe cấp cứu đang cấp tập tới hiện trường.

Cô giáo Nguyễn Như Quỳnh nhà ở Quảng Nạp, Thanh Ba, Phú Thọ, cách khu nổ chừng 3km. Chị cho biết, sau tiếng nổ đầu tiên, nhà rung lắc, các cánh cửa giật liên hồi và đập sầm sập vào tường. Chị chỉ kịp nghe hàng xóm bảo nhau có nhiều người chết, trong khi loa đài khắp nơi kêu gọi bà con sinh sống trong vòng 15 km phải di tản hết. Ngoài ngõ, trẻ con chạy tán loạn ra xa khu vực nổ. Chị đã cố gắng gọi cho bạn bè, người thân gần nhà máy thuốc súng nhưng chưa liên lạc được với ai. Gia đình chị Quỳnh cũng đang khẩn cấp di tản.


Một lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ cho hay, vụ nổ xảy ra trong khi các công nhân đang tập trung viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu vực trung tâm của nhà máy.

Hiện UBND tỉnh Phú Thọ đã điều động các phương tiện cấp cứu, lực lượng cứu hoả của tỉnh tới hiện trường vụ việc. Lệnh sơ tán dân trong vòng bán kính 2km được ban ra khẩn cấp. Tất cả các bệnh viện trên địa bàn tỉnh đã được thông báo và sẵn sàng ứng cứu những người bị thương...

Nguồn : http://ngoisao.net/


Bản tin trên Giáo dục VN: 
Nổ kho thuốc pháo hoa làm rung chuyển hàng trăm nhà dân ở Phú Thọ 
Hồng Minh 
Thứ bảy 12/10/2013 08:51 

(GDVN) - Nguồn tin của Báo Giáo dục Việt Nam cho biết, bắt đầu từ 7 giờ 50 phút sáng nay đã xảy ra vụ nổ kho thuốc pháo hoa ở xã Khải Xuân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Người dân trong bán kính 5 km đang khẩn trương sơ tán, mùi thuốc nổ lan rộng, 8 km đã ngửi thấy.


Vụ nổ kho thuốc pháo hoa làm rung chuyển hàng trăm nhà dân ở Phú Thọ. (Ảnh cắt từ Clip)

>>> Xem video nổ kho thuốc pháo hoa làm rung chuyển hàng trăm nhà dân ở Phú Thọ
Theo một số nhân chứng cho biết, vụ nổ kho thuốc pháo hoa sáng nay đã làm rung chuyển nhiều nhà dân ở trong bán kính 5km. Được biết, hiện tại người dân ở cách đó 5km đang rất hoảng hốt và tìm cách đi sơ tán...  
 

Hiện tại, UBND tỉnh Phú Thọ đã điều động các phương tiện cấp cứu, lực lượng cứu hỏa của tỉnh đang lao tới hiện trường vụ việc. Tất cả các bệnh viện trên địa bàn tỉnh đã được báo và sẵn sàng ứng cứu những người bị thương.... 
 

Chính quyền đã phong tỏa trong bán kính 3 km quanh khu vực nổ, hàng ngàn người dân đang náo loạn sơ tán, các bác sỹ, y tá bệnh viện đang nghỉ ở nhà bị triệu tập trực khẩn cấp. 
 

Hiện các xe cấp cứu đang lao nhanh từ hiện trường vụ nổ về bệnh viện. 
 

Theo nguồn tin của Báo Giáo dục Việt Nam, có thể vụ nổ xảy ra tại nhà máy pháo hoa Z4 và Z121 ở Thanh Ba, Phú Thọ. Thông tin ban đầu cho biết, có nhiều người bị thương. 
 

Đến thời điểm này, những tiếng nổ vẫn tiếp tục vang lên, khói thuốc đang lan rộng rất nhanh. Người dân sống quanh khu vực kho thuốc này đang náo loạn tìm kiếm người thân. Các trưởng học trên địa bàn Phú Thọ khẩn trương cho học sinh nghỉ học. Người dân nhanh chóng sơ tán cách khu vực, hiện trường vụ nổ khoảng 12km. 
 

Công tác cứu thương, cứu hỏa đang được cơ quan chức năng tại tỉnh Phú Thọ tiến hành khẩn cấp. Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ, Bí thư tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo lãnh đạo tỉnh, Công an tỉnh và các cơ quan chức năng khẩn trương đến hiện trường. 
 

Tờ Vnexpress dẫn lời ông Phí Xuân Trung, Chủ tịch xã Khải Xuân cho biết: Tiếng nổ phát ra từ lúc 7h55 liên tiếp và kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Mùi thuốc pháo nồng nặc, đất rung chuyển hàng km. Cả nghìn người đang di tản xa khỏi khu vực bị cháy. Nhiều xe cứu hỏa, cùng với 4 xe cấp cứu đang cấp tập tới hiện trường. 
 

Cô giáo Nguyễn Như Quỳnh, nhà ở Quảng Nạp, Thanh Ba, Phú Thọ, cách khu nổ chừng 3km hốt hoảng kể: sau tiếng nổ đầu tiên, nhà rung lắc, các cánh cửa giật liên hồi và đập sầm sập vào tường. Chị chỉ kịp nghe hàng xóm bảo nhau có nhiều người chết, trong khi loa đài khắp nơi kêu gọi bà con sinh sống trong vòng 15 cây số phải di tản hết. Chị đã cố gắng gọi cho bạn bè, người thân gần nhà máy thuốc súng nhưng chưa liên lạc được với ai. Gia đình chị Quỳnh cũng đang khẩn cấp di tản. 
 

Một lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ, cho hay, vụ nổ xảy ra trong khi các công nhân đang tập trung viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu vực trung tâm của nhà máy nên thương vong không nhiều. 
 

Nhà máy sản xuất pháo hoa trên thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Bộ Quốc phòng) là nơi duy nhất trong nước sản xuất và cung cấp pháo hoa để phục vụ những ngày đại lễ của dân tộc. 
 

Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, một cán bộ của huyện Thanh Ba cho biết: "Hiện tại, các cơ quan chức năng đang tích cực khắc phục hậu và ổn định tinh thần cho người dân địa phương, các công tác cứu hộ, cấp cứu người bị thương đã được triển khai nhanh chóng, vụ nổ cơ bản được khống chế".
Nguồn: GDVN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TỄU - BLOG: KHẨN CẤP: NỔ KHO THUỐC PHÁO TẠI NHÀ MÁY Z4 PHÚ THỌ...

TỄU - BLOG: KHẨN CẤP: NỔ KHO THUỐC PHÁO TẠI NHÀ MÁY Z4 PHÚ THỌ...: Cập nhật 12h40:  Bản tin Thời sự trưa của VTV đã đưa tin về vụ nổ và cho biết chưa xác định được về người chết và bị thương. Theo ... Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tang lễ:


Bí ẩn tục "kền kền ăn xác chết" của người Tây Tạng

(Dân trí) - Mỗi người Tây Tạng nằm xuống đều muốn hiến xác mình cho chim kền kền ăn thịt.

Người Tây Tạng có tục thiên táng hay còn gọi là tục điểu táng, những cái tên này để chỉ một cách mai táng người chết rất đặc biệt ở nơi đây. Đa số người dân Tây Tạng và Mông Cổ theo đạo Phật dòng Vajrayana, họ tin vào kiếp luân hồi của những linh hồn.
Thể xác theo họ chỉ là hình hài mượn tạm, con người có thể mất đi, linh hồn lìa bỏ một thân xác nhưng chỉ có thân xác đó chết đi còn linh hồn thì bất diệt. Linh hồn đó vẫn còn tồn tại và sẽ tiếp tục đầu thai vào một hình hài khác, vì vậy, không cần phải chôn chất, xây mộ cho người chết.
Với quan niệm khác biệt như vậy, người dân nơi đây sinh ra tục điểu táng. Điểu táng là một nghi thức được thực hiện từ hàng ngàn đời nay trong cộng đồng những bộ tộc sinh sống trên thảo nguyên Trung Quốc như ở tỉnh Tây Tạng, Thanh Hải, Nội Mông và Mông Cổ.
Một vị Lạt-ma đi bộ qua bầy chim kền kền sau khi tiến hành một nghi thức điểu táng.Một vị Lạt-ma đi bộ qua bầy chim kền kền sau khi tiến hành một nghi thức điểu táng.
Một vị Lạt-ma đi bộ qua bầy chim kền kền sau khi tiến hành một nghi thức điểu táng.Những vị Lạt-ma và một số khách du lịch hiếu kỳ đang đứng tụ lại quan sát bầy chim kền kền chuẩn bị “làm nhiệm vụ”.
Một vị Lạt-ma đi bộ qua bầy chim kền kền sau khi tiến hành một nghi thức điểu táng.Chim kền kền ở Tây Tạng và Mông Cổ thường không lo bị đói vì ở đây chúng được coi như những nhà mai táng quan trọng mỗi khi có một người nằm xuống.
Một vị Lạt-ma đi bộ qua bầy chim kền kền sau khi tiến hành một nghi thức điểu táng.Người Tây Tạng không quan trọng thân xác của người đã mất. Họ coi hành động để chim kền kền ăn xác là một hành động hợp lẽ luân hồi bởi lúc này con người phải trả ơn lại tự nhiên. Hiến dâng bản thân cho sự sống của những giống loài khác được coi là một hành động đạo đức của người đã khuất.
Một vị Lạt-ma đi bộ qua bầy chim kền kền sau khi tiến hành một nghi thức điểu táng.Các thi hài được xết trong Tòa tháp Tĩnh lặng để chim kền kền đến ăn xác. Trong tòa tháp này có hai phần biệt lập dành riêng cho đàn ông và đàn bà.
Trong nghi lễ điểu táng tiễn đưa người đã khuất vào Tòa tháp Tĩnh lặng, các vị Lạt-ma đứng cầu kinh niệm Phật xung quanh thi hài người đã khuất, đồng thời, hương khói được thắp lên để tiễn đưa người chết về cõi vĩnh hằng.
Một chi tiết có thể sẽ khiến nhiều người hoảng hốt, đó là sau khi những nghi thức cầu siêu được tiến hành, những người chuyên làm nghề… phân khúc thi hài sẽ được mời tới để làm nhiệm vụ.
Đối với người dân nơi đây, họ cho rằng khi một người nằm xuống, linh hồn người đó sẽ vấn vương với thể xác của mình, không muốn rời đi. Hành động phân khúc thi hài sẽ giúp các linh hồn dễ dàng siêu thoát. Phần nghi lễ này được người tiến hành bí mật, chỉ những người có nhiệm vụ mới được có mặt.
Một vị Lạt-ma đi bộ qua bầy chim kền kền sau khi tiến hành một nghi thức điểu táng.Một số vị Lạt-ma trẻ tuổi đi ngang qua Tòa tháp Tĩnh lặng. Sau khi thi hài người chết đã được đặt vào trong tòa tháp, hương khói sẽ được thắp lên như một tín hiệu để gọi đàn chim kền kền bay tới. Lúc đó, phần nhiệm vụ còn lại thuộc về đàn kền kền.
Một vị Lạt-ma đi bộ qua bầy chim kền kền sau khi tiến hành một nghi thức điểu táng.

Một vị Lạt-ma đi bộ qua bầy chim kền kền sau khi tiến hành một nghi thức điểu táng.
Không thể biết chính xác các phần nghi thức trong lễ mai táng người chết ở Tây Tạng bởi một số nghi thức được tiến hành trong bí mật.
Một vị Lạt-ma đi bộ qua bầy chim kền kền sau khi tiến hành một nghi thức điểu táng.Một vị Lạt-ma đang cầu khấn phía trước một đàn kền kền. Các thầy tu sẽ dùng hương để ra tín hiệu, gọi đàn kền kền tới ngọn tháp.

Những con kền kền lúc đậu trên triền đồi chờ đợi nghi lễ cầu siêu kết thúc.
Những con kền kền lúc đậu trên triền đồi chờ đợi nghi lễ cầu siêu kết thúc.
Sau khi đàn kền kền bỏ đi, thi hài người chết chỉ còn lại bộ xương, những mảnh xương này sẽ bị đem giã nhuyễn, trộn với bột lúa mạch, trà, bơ và sữa bò Tây Tạng để một lần nữa đem cho quạ và diều hâu ăn.
Những con kền kền lúc đậu trên triền đồi chờ đợi nghi lễ cầu siêu kết thúc.Những nghi lễ này đối với người dân Tây Tạng là rất quan trọng và cần thiết để linh hồn người chết có thể sớm siêu thoát và đầu thai sang kiếp sau.
 
 
Pi Uy
Theo Dailymail
























































































































































































































































































































Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Mục tiêu lợi nhuận bất chính đang phá huỷ đất nứơc ta


Nhà văn Nguyễn Hiếu
         Với học thuyết nổi tiếng của Marx lợi nhuận được biểu hiện bằng dấu P. Marx cắt nghĩa P sinh ra từ nhiều lĩnh vực như thương nghiệp, công nghiệp, ngân hàng… Và khi bàn về P nhà sáng lập chủ nghĩa Cộng sản này đã có nhiều câu để đời. Trong lĩnh vực thương nghiệp( chủ nghĩa trọng thương) ông cắt nghĩa một cách giản dị “ lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông trao đổi sinh ra, nó là kết quả của việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt….Dân tộc này làm giầu bằng cách hi sinh lợi ích của dân tộc khác. Trong trao đổi phải có một bên thua để bên kia được thắng”. Câu nổi tiếng của Marx dưới đây luôn luôn trở thành tiếng chuông cảnh báo cho xã hội khi không biết tác hại của mục tiêu lợi nhuận bất chính với an sinh xã hội “nếu tỉ suất lợi nhuận tăng đến 300% thì nhà tư bản dám làm mọi thứ dù có thể bị treo cổ ”. Những dòng trên có trong trước tác của Marx từ những năm 40 của thế kỉ 19 khi nghiên cứu thời kì tích luỹ nguyên thuỷ của giai cấp Tư bản. Tôi không ngờ hiện nay nó lại đang trở thành hiện thực buồn ở đất nước này. Với bản chất của một quốc gia theo cơ chế CNXH nên nhà nứơc ta đã từng có giai đoạn kéo dài hàng vài chục năm trong thời kì quan liêu bao cấp đã quan niệm lợi nhuận không có trong nền sản xuất XHCN.
           Bài viết này tôi không muốn nói đến tệ nạn tham nhũng đang ngày càng lan rộng, phát triển như một quốc nạn làm băng hoại nền kinh tế cũng như lòng tin của nhân dân vào chế độ mà tôi chỉ muốn nói “mục tiêu lợi nhuận” nhất là lợi nhuận bất chính đang trở thành cơn sóng lan toả từ bất cứ ngành nghề, cơ sở kinh doanh, sản xuất đến bất kì một người dân nào. Nếu thặng dư cũng như lợi nhuận gia tăng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp thì có thể xem là điều đáng mừng để đến năm 2020-2015 nứơc ta trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại. Nhưng đáng buồn thay. Trong khi nền công nghiêp đang đình trệ, khủng hoảng so với trứơc đây thì mục tiệu lợi nhuận này lại đang phát triển rầm rộ trong môi trường thương nghiệp, ngân hàng y hệt như trong giai đoạn chủ nghĩa trọng thương đang là trọng tâm cách đây hai thế kỉ. Mục tiêu lợi nhuận bất hợp lý và cả bất chính này đang phá hoại kinh tế nứơc ta. Công ty dịch vụ Sân bay Quốc tế Nội Bài do nhà nứơc quản lý nâng giá một bát mì ăn liền lên 50 nghìn đồng tức là gấp gần 10 lần giá mua một gói mỳ ăn liền loại ngon. Gửi ô tô tại sân gửi xe của nhà ga này bốn ngày khách hàng Nguyễn Thị Tuyết Nhung( Từ Liêm- Hà Nội) phải thanh toán tới 1.035.000 đồng.. Cũng vì lợi nhuận mà Công ty dịch vụ Nội Bài bất chấp lệnh của Bộ Trưởng Bộ GTVT khi ông yêu cầu đến ngày 15/8 phải ngừng thi hành những loại giá dịch vụ trên trời thì ngày 20/8 khách hàng đi máy bay Nguyễn Toàn vẫn phải thanh toán giá một bát mì ăn liền tại đây là 45 ngìn đồng…. Ở một cơ sở kinh doanh nhà nứoc còn thế trách chi những kẻ buôn lậu không tìm đủ mọi mánh khoé để kiếm lợi bằng những mặt hàng làm hại đến sức khoẻ của người tiêu dùng, tiêu diệt sức sản xuất trong nứơc
           Đứng hàng đầu trong việc thu siêu lợi nhuận bất chính phải kể đến  buôn bán ma tuý. Một bánh Hê rô in mua tại gốc từ 8 đến 10 ngàn USD nhưng về đến Thành phố Vinh ( Nghệ an) được bán trao tay từ 16 đến 20 nghìn USD. Nếu chia lẻ ra để bán cho các con nghiện thì một bánh hê rô in thu được từ 24 đến 40 ngàn USD. Với lợi nhuận bất chính khủng như vậy nên tính từ khi đất nứơc ta bứơc vào cơ chế thị trường, hội nhập với thế giới thì tỉ lệ người nghiện ma tuý tăng tỉ lệ thuận với tỉ lệ người mua bán ma tuý. Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương Binh xã hội thì đến tháng 6 /2011 số người nghiện ma tuý cả nứơc ta đã là 149900 người, tăng 2,7 lần so với 1994  Bình quân một năm số người nghiện tăng 6000 người. Số người nghiện ma tuý có mặt ở 63/63 tỉnh, thành phố với tỉ lệ 90% quận, huyện, 60% xã phường, thị trấn…Với một lượng cung như vậy cùng với sự hấp dẫn của siêu lợi nhuận sẽ kéo theo việc kinh doanh, buôn bán trái phép thứ hàng hoá tử thần này bất chấp sự truy lùng ráo riết của các lực lượng chức năng và hình phạt khắc nghiệt đối với tội mua bán ma tuý. Năm 2008 số ma tuý bắt được mới là 156 kg, đến năm 2012 con số này là 692 kg. Riêng sự gia tăng của năm 2012 so với năm 2011 đã là một con số đáng sợ với 192 kg, cùng với 500 viên ma tuý tổng hợp. Dường như không tuần nào, tháng nào không có các vụ buôn bán, các cơ sở sản xuất  ma tuý bị phá, bị bắt.( tính đến tháng 5/2013 có hơn 20 cơ sở sản xuất ma tuý bị triệt phá), nhưng tình hình buôn bán chất quốc cấm này ngày càng gia tăng. Các băng đảng, đường giây mua bán ma tuý ngày càng lộng hành và kéo theo các thành phần rộng rãi trong gia đình, trong xã hội. Cha con. Vợ chồng. Kẻ thất nghiệp cho đến trí thức, thầy giáo.. thậm chí có cả các nhân viên trong bộ máy công quyền nhà nứơc, người nứơc ngoài…Hình tượng buôn bán ma tuý là những cái vòi bạch tuộc đang vươn dài, toả rộng quả là không sai và hậu quả là đến tháng 12/2012  cả nứơc ta đã có 135000 người mắc HIV cùng biết bao tệ nạn, vụ án sinh ra xung quanh thứ hàng độc hại này.
          Gần đây nứơc ta lại phải căng mình ra để ngăn chặn một mặt hàng buôn bán lậu sinh ra siêu lợi nhuận xếp hàng sau ma tuý. Đó là gà thải độc hại của Trung Quốc chảy qua biên giới.Thứ gia cầm thường được xem là một trong những mặt hàng thực phẩm truyền thống của dân ta. Giá gốc của loại gà này chỉ từ 5 đến 10 nghìn đồng kg. Nhưng khi lọt qua biên giới nứơc ta thì càng vào sâu trong nội địa thì sự siêu lợi nhuận này càng tăng lên. Một kg gà thải loại, độc hại này tăng từ 20 đến 60 nghìn đồng. Đến Hà Nội và các thành phố thì một kg gà này lên đến 80 nghìn đồng. Người ta tính mỗi chuyến buôn gà thải độc hại này gian thương mang trung bình từ 1000 đến 1200 kg thì khi tiêu thụ xong kẻ buôn lậu đã có lãi từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Ngày 15/8 Công an huyện Hải Hà phối hợp với đồn biên phòng,hải quan Quảng Ninh đã bắt 10 tấn gà thải loại Trung Quốc. Mặc dù có những đợt chống gà thải độc hại do nhà nứoc ta cử hẳn một Phó thủ tướng đứng ra chỉ đạo nhưng vì sự siêu lợi nhuận nên dòng chẩy của thứ gà thải độc hại này vẫn liên tiếp tràn vào Việt nam đến độ. Bình quân một ngày riêng thủ đô Hà Nội tiêu thụ tới 3 tấn gà nguy hiểm này. Với kẻ buôn lậu ham siêu lợi nhuận bất chính thì với ba tấn gà thải loại đó thu về cho bạc tỉ nhưng cái hại lâu dài cho người tiêu dùng thì vô kể. Cùng với gà thải gần đây cá tầm, cá trê, ếch Trung Quốc cũng với giá rẻ  bằng một nửa, một phần ba các mặt hàng nội địa đồng loại cũng ồ ạt lan toả chợ lớn, nhỏ và cả các siêu thị của nứơc ta. Cũng vì ham lợi nhuận bất chấp sức khoẻ của người tiêu dùng Việt nam ngành ngoại thương còn cho nhập gà thải Hàn Quốc dùng làm thức ăn gia súc để đưa vào các siêu thị bán với giá 34-35 nghìn đồng một kg. Người tiêu dùng VN bị nhiễm độc ngay trên bàn ăn của mình và nghề chăn nuôi của nứơc ta thì bị thua lỗ, phá sản trầm trọng.
          Ngày 28/8 vừa qua đoàn kiểm tra chức năng đã bắt xe công te nơ của  Bùi Văn Thanh ở Thị xã Dĩ An- Bình Dương vận chuyển 11 tấn xương trâu, bò, óc bò thiu thối. Từ đó đã phát hiện ra cả một đường dây chuyên vận chuyển và buôn bán loại mặt hàng đáng sợ này để tung ra thị trường chế biến thành các loại thực phẩm. Theo lời khai của mấy gã gian thương vô lương tâm này thì đây cũng là một mặt hàng đáng xếp vào hàng siêu lợi nhuận. Thứ mặt hàng hôi thối, chỉ đáng làm phân ruộng sau khi trừ giá gốc tung ra thị trường sẽ lãi từ 1500 đến 2000 đồng một kg. Đường dây buôn bán thứ thực phẩm đáng sợ này bắt đầu kinh doanh từ 4/2012.Theo lời khai của chúng mỗi tháng tung ra thị trường khoảng 20 tấn  thu lợi nhuận về hàng tỉ đồng. Chưa hết từ đầu năm 2013 đến nay nhiều lò mổ “siêu bẩn” ở huyện Bình Chánh, TPHCM liên tục bị kiểm tra và tiêu huỷ hàng chục lần việc mổ các lại lợn chết, lợn mắc đủ thứ bệnh để chế biến thành thực phẩm bán ra thị trường. Mỗi con lợn chết bán cho lò mổ này là 1 triệu, nếu nặng hơn một tạ sẽ được mua với giá hơn 4 triệu. Vậy mà khi mang ra thị trường những cân thịt lợn bệnh tật này trộn lẫn với thịt lợn lành bán với giá bình thường. Lợi nhuận bất chính mỗi còn lợn hàng chục triêụ đồng rơi vào tay kẻ vô đạo còn dân ta thì nhiễm đủ mọi thứ bệnh tật. Công nhân các khu công nghiệp tại Bình Dương có tỉ lệ ngộ độc thực phẩm gần đây tăng vọt phải chăng cũng có nguyên nhân vì ăn những loại thịt lợn mang đầy mầm bệnh này.
          Vì siêu lợi nhuận bất chính kẻ buôn lậu nước ta sẵn sàng tìm mọi cách vượt qua cái chết được định trước trong hình phạt của toà án. Sẵn sàng nhẩy vào buôn bán động vật hoang dã- món hàng mang lại lợi nhuận cao chỉ sau buôn bán ma tuý và vũ khí. Từ sừng tê giác Ja va, Nam Phi, rùa vàng, cá cảnh, chim cành ra nứơc ngoài. Việt nam trở thành một trong những quốc gia trọng điểm của vùng Đồng Nam Á- Trung tâm buôn bán động vật hoang dã của thế giới.
           Vì lợi nhuận bất chính các làng nấu rượu nổi tiếng một thời như làng Vân( Bắc Giang) sẵn sàng dùng men hoá chất độc hại của Trung Quốc để chế biến rượu. Người bán rau quả dùng thuốc kích thích độc hại để làm giá ăn, ép chín các loại quả. Dùng phẩm công nghiệp, thuốc phản quang có chất gây ung thư để tẩy trắng bún, bánh phở, nhuộm mầu cho các loại bánh….Người bán hàng đồ chơi thì thoải mải bán các loại đồ chơi Trung Quốc có tẩm các chất gây ung thư và vô sinh cho trẻ em…
        Thật tàn nhẫn và đáng lên án với những kẻ buôn bán vô lương tâm vì lợi nhuận bất chính mà kinh doanh những mặt hàng độc hại gây bệnh tật cho người tiêu dùng. Không phải ngẫu nhiên, thời gian gần đây Việt nam ta trở thành nứơc đứng đầu thế giới về tỉ lệ có người mắc bệnh ung thư, bệnh vô sinh và các thứ bệnh lạ khác.
        Cũng thật đáng trách khi cơ quan chức năng, chính quyền địa phương chưa làm hết bổn phận của mình để ngăn chặn hiểm hoạ cho dân, để cho dân  được sống an toàn. Để tiêu huỷ gà độc hại nhập lậu phải mất quá nhiều thủ tục. Tại sao không có hình phạt thật xứng đáng cho những kẻ buôn xương, thịt thối, mổ gà, lợn chết, bệnh tật…Mà chỉ là những hình thức phạt hành chính “phạt để tồn tại”
           Phải chăng các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cũng đang bị “mục tiêu siêu lợi nhuận bất chính “ điều khiển, giật dây làm mất hiệu lực ?
 Nhà văn Nguyễn Hiếu

Phần nhận xét hiển thị trên trang