Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

CHÍNH SÁCH ĐỒNG HÓA ĐẠI VIỆT CỦA QUÂN MINH


Hạ Long Bụt sĩ

-         21 năm-1407-1428 kế hoạch đồng hóa Việt của Tầu.
-         21 năm Hán hóa văn hóa Việt, từ Bụt sang Phật.
-         21 năm trấn yểm long mạch đế vương đất Bắc.      

Nhà Minh đô hộ Đại Việt chỉ có 21 năm, 1407-1428  (dài bằng thời gian đất nước chia đôi 1954-1975), nhưng lại là bước ngoặt lịch sử rất quan trọng, nó chấm dứt 400 phục hưng Lạc Việt của hai triều Lý Trần 1010-1400, gây hệ quả hướng Tầu tai hại.


A-Chính sach Đồng hóa Việt Nam của nhà Minh

Trong Bình Ngô Đại Cáo Nguyễn Trãi kể tội quân Minh :
…Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Chước dối đủ muôn ngàn khóe
Ác chứa ngót hai mươi năm
…Độc ác thay! Trúc rừng không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước biển không rửa sạch mùi…

Quỷ kế đồng hóa rất bài bản :
1-   Về Tinh thần : quân Minh lập 861 đền miếu, bắt dân cúng tế bách thần, xã tắc, sơn xuyên theo Tầu, 444 đàn tràng, 68 nha môn chuyên về Âm Dương học, học hành theo Tầu, đốt sách hay mang sách do người Việt viết về Tầu, phá đổ bia đá. Lập Tăng Đạo ty giảng Phật Lão theo lối Tầu. Từ Bụt đổi sang Phật từ đây (vì Tầu không phát âm được B, chỉ có âm P như Pán hàng thay vì Bán hàng). Xóa quá khứ một nước chính là cách đồng hóa thâm độc nhất, quân Minh lập ra 252 cơ quan phụ trách tôn giáo và mê tín dị đoan nhằm hạ thấp tôn giáo thành ma giáo. Phá hủy 2 An Nam Tứ Khí (chuông Quy điền, vạc Phổ minh, tháp Báo thiên, tượng Bụt Quỳnh Lâm)

2-   Xã hội : bắt dân ăn mặc áo ngắn quần dài như Tầu, không nhuộm răng, không được cắt tóc. Giới hạn sĩ số đi học (mỗi phủ 1 người 1 năm !), bổ dụng làm quan. Thổ quan, thổ binh là chính sách dùng người Việt trị người Việt, nhưng dân chúng trốn vào rừng núi phản kháng. Lập trạm liên lạc bằng thuyền, ngựa, từ Việt sang Tầu để tiếp ứng cứu viện. Riêng Trương Phụ khi về Tầu bắt theo 9000 người Việt, gồm rất nhiều phụ nữ, con hát, phường nhạc, thợ giỏi, thầy thuốc, trong năm 1408 quân Minh lấy được: 235.000 voi ngựa trâu bò, 13.600.000 thạch thóc, 8.670 chiếc thuyền, 2.539.800 binh khí. Dân phu, thợ xây cất kiến trúc (như Nguyễn An) bị bắt về Tầu xây dựng kinh đô mới Bắc Kinh cho nhà Minh.

3-   Hành Chính- Lập Tam Ty : Ty Đô, Ty Bố, Ty Án cai trị Giao Chỉ quận (bỏ tên nước Đại Việt Lý Trần, hay Đại Ngu nhà Hồ, Hoàng Phúc kiêm hai Ty Bố và Án.) Ty Bố chính gồm 419 cơ quan sau tăng lên 837 cơ quan nhằm cai trị thu thuế chặt chẽ cả nước. Bắt dân làm thẻ chứng minh ghi tên tuổi, cai trị chia theo Lý, Giáp…110 hộ làm 1 Lý. Tên Lý trưởng bắt đầu có từ đây. Theo Minh Sử, dân số Giao Chỉ có 3 triệu 120,000 người, man dân 2 triệu 087.500 người

Thuế má nặng, thuế ruộng, thuế muối, bắt dân đi khai mỏ, mò ngọc, tìm sừng tê ngà voi, cống tiến về Tầu hồ tiêu, quế…

Tước đoạt mọi vũ khí trong dân chúng, tiêu diệt phản kháng tàn bạo như : chém giết thả cửa, chất thây thành núi, rút ruột quấn vào cây, rán thịt người lấy mỡ, làm nhục hình bào lạc mua vui, mổ bụng người mang thai, cắt tay mẹ con dâng cho giặc… ( Việt Sử Thông giám cương mục), thiến hoạn con trai mang về Tầu làm quan thị.

B- QUỶ KẾ YỂM TRIỆT PHONG THỦY
Trước Trạng Trình 100 năm, trong 21 năm thuộc Minh, một phong thủy sư nổi danh của Tầu là Hoàng Phúc đã đến triệt yểm địa lý nước ta. Hoàng Phúc xuất thân Tiến sĩ, mang chức Thượng Thư, giữ việc Bố chính (hành chính) và Án Sát trong chiến dịch cai trị đồng hóa Việt Nam. Việc cử một quan Thượng Thư sang nước Nam nói lên tầm quan trọng của của việc cai trị  và nhất là cơ mật vụ triệt yểm các long mạch đại phát trên đất Việt.

 Hoàng Phúc bắt khắp nơi lập đền miếu thờ bách thần, thổ thần, sơn thần, thần sông, thần gió... bên cạnh văn miếu. Lập Tăng cương ty và Đạo kỳ ty để truyền bá đạo Phật và Lão cùng với đạo Nho... Ngay tại Đông Quan (Thăng Long), Hoàng Phúc lập nhà Giao Chỉ Học để chiêu dụ nhân tài, nơi đây Nguyễn Trãi gặp Hoàng Phúc sau khi đi tiễn cha là Nguyễn Phi Khanh bị bắt về Tầu cùng với cha con Hồ Quí Ly. Sử liệu cho thấy Hoàng Phúc can thiệp để Nguyễn Trãi không bị quân Minh hạch tội, và trong thời gian từ 1407-1416 bị quân Minh giam lỏng ở Đông Quan. Sau này cùng Lê Lợi kháng chiến thành công, Nguyễn Trãi bắt được Hoàng Phúc và  đối xử tử tế với Hoàng Phúc, một kẻ thù trí thức. Truyện kể lại rằng Nguyễn Trãi biết Hoàng Phúc có biệt tài về phong thủy nên mời Hoàng Phúc tới xem đất Nhị Khê là quê quán của dòng họ Nguyễn. Hoàng Phúc nhìn ra vườn sau nhà ở Nhị Khê rồi từ tốn nói : "Số tôi có phúc dầy nên gặp hạn  xấu cũng chỉ bị nhiều lắm là 100 ngày, chứ gò đất sau nhà ông, đâm vào trong nhà thế kia, thì ông sẽ bị mang họa mấy đời!" Quả đúng như lời Hoàng Phúc, ít lâu sau các quan quân nhà Minh đều được thả về Tầu để tạo giao hảo hai nước, còn Nguyễn Trãi 15 năm sau (1442) bị chu di tam tộc vì vụ Thị Lộ. Khi nghe Hoàng Phúc nói về gò đất đâm vào nhà, Nguyễn Trãi không dám tin hẳn và không cho phạt đi như lời Hoàng Phúc khuyên vì nghi bị họ Hoàng thâm gạt.

           Nguyên Hoàng Phúc khi sang đất Việt đã mang theo cuốn Địa Lý của Cao Biền đời Đường để làm bản đồ nghiên cứu địa hình nước ta. Thời xưa, sách Địa Lý đúng là một tài liệu quân sự, ghi rõ hình thể sông, núi, đồi, gò, cao điểm, hạ lưu, mạch núi, thời tiết... nên Hoàng Phúc đã tới những linh địa do Cao Biền ghi chép. Một trong những linh địa ấy là Tam Đảo gần đền Hùng. Núi Tam Đảo gồm ba ngọn cao thẳng đột khởi gần như đối xứng với ba ngọn Ba Vì  (Tản Viên ) bên kia sông Hồng, hợp với Thăng Long, thành ba đỉnh tam giác đều. Tam Đảo tay long, cao hơn Ba Vì 300 mét (1591m) với ngọn cao nhất là Phù Nghĩa, ngọn giữa cao vót gọi là Kim Thiên hay Thạch Bàn có bia Cao Biền dựng, ngọn bên tả là Thiên Thị. Trên đỉnh núi có ngôi chùa Đồng đúc toàn bằng đồng rất cổ, sườn núi có chùa đá khắc chữ Địa Ngục Tự, suối nước vàng chói từ khe cửa chảy ra nhập vào suối Giải Oan. Trên tầng  núi khá cao, khoảng 3 dặm, có một khoảng đất bằng phẳng, với ba nền đất dài, tám phiến đá vuông và một tấm bia lớn khắc vỏn vẹn bốn chữ lớn "La Thành Bất Loạn" bên cạnh có dòng chữ nhỏ "Minh Thượng Thư Hoàng Phúc cẩn đề". (xem Kiến Trúc Phật Giáo VN-Nguyễn Bá Lăng)

          Cả Cao Biền lẫn Hoàng Phúc, hai danh thủ Phong thủy Trung Hoa, cách nhau hơn 500 năm đều dựng bia ở Tam Đảo, vậy có thể nơi đây kết long mạch đặc biệt. Điều này tác giả Vũ Trung Tùy Bút, Phạm Đình Hổ, từ thế kỷ XVIII luận giải như sau :
          " ...Mạch núi Côn Lôn chạy vào (Trung Hoa) chia làm ba cán Long : một đằng theo sông Hoàng Hà chạy về phía Bắc, ... một đằng theo núi Mân Sơn chạy về phía Đông,...một đằng theo sông Hắc Thủy chạy về phía Nam...phía Đông sông Hắc Thủy là những  tỉnh Vân Nam, Quí Châu, Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Lão Qua kéo dài tới tận núi Tiểu Côn Lôn lại biệt làm một chi thiếu tô. Chi này chạy sang nước ta  lại chia làm ba :
- Chi bên hữu chạy qua sông Đà Giang là những tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Sơn Nam, rồi chạy vào Nghệ An, Thanh Hóa, cho đến Thuận, Quảng thì tản ra các cù lao gần biển...

- Chi bên tả qua Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Yên rồi qua đến biển là Hồng Đàm, đảo Đại Nhân...

- Chi giữa tự núi Tam Đảo trở xuống, mênh mông liên tiếp thành ra những tỉnh Thái Nguyên, Kinh Bắc, Trung Đô, Hải Dương, Sơn Nam ... "   ( tr. 46-47 ).
            Tác giả kết luận "  địa thế nước ta, toàn thể cũng giống Trung Hoa, chỉ có nhỏ hơn mà thôi ".

          Nhìn tổng quát như vậy ba ngọn Tam Đảo là chi giữa, làm tổ sơn cho toàn châu thổ Hồng Hà, là mạch xuất phát đổ khí lực vào Thăng Long, trong khi núi Ba Vì thuộc chi hữu mà Nguyễn Trãi, tác giả Dư Địa Chí và mọi nhà lý số, đều gọi là tổ sơn của cả nước. Tại sao lại có hai quan điểm không đồng nhất về tổ sơn ? Theo suy luận, núi Ba Vì tròn như cái lọng, sườn núi thoai thoải rồi vọt cao đứng, đó là hình núi thuộc Kim, núi Tam Đảo đỉnh phẳng lẫn đất đá, cây cối um tùm, xây được chùa Đồng, như vậy có thể là hình dạng  Mộc. Cao Biền biết Sơn thần núi Tản rất thiêng nên không dám xâm phạm, còn ở Tam Đảo không thấy nói tới sơn thần (mặc dù có vườn Tiên rất linh thiêng cầu đảo rất ứng), hoặc có thể Cao Biền đã dùng pháp thuật chế khắc được nên mới dám dựng bia xây thành? Vả lại, thế kỷ IX, khi chống quân Nam Chiếu ở Vân Nam đổ xuống, thì Tam Đảo là một cao điểm chiến lược ở tuyến đầu che cả miền châu thổ sông Hồng. Khi Hoàng Phúc sang đất Việt, ông ghi nhận "La Thành Bất Loạn" để tán dương cái thế đất quân bình Âm Dương, Long Hổ của Đại La. Thời Minh các núi Tam Đảo, Tiên Du... tổng cộng 21 quả núi danh tiếng của An Nam, được tế tại giao đàn cùng với sông núi Trung Hoa (đời Hồng Vũ nhà Minh, theo Đại Nam Nhất Thống Chí). Nhưng khi nhìn tới bối cảnh của Tản Viên thì thấy tổ sơn này tụ long mạch của cả một rặng núi dài và cao là rặng Hoàng Liên Sơn song hành với sông Đà khí lực mạnh mẽ, lại nằm ở vị thế kín đáo, nên có phần trường viễn hùng hậu hơn Tam Đảo.

 Hoàng Phúc có thành công trong việc triệt hạ các long mạch đế vương trên đất Bắc Việt hay không, quả thật khó minh chứng. Chỉ biết rằng thời Minh, với Lưu Bá Ôn, một đại lý số gia, thì khoa phong thủy đã được dùng như một phương pháp dư địa chính –geopolitics- hay ít nhất như một phương pháp song song với phép cai trị. Chưa kể từ thời Cao Biền, khoa Phong Thủy bao gồm cả thuật chôn sống trinh nữ làm thần giữ kho vàng, mổ bụng người nhét chấu làm âm binh, lập đàn tế chiêu dụ thần núi thần sông rồi bất ngờ chém… Sau thời Minh thuộc có một vài hệ quả cần suy ngẫm : 
1-    Từ tk 15, quyền lực ngai vàng đi về phương Nam, họ Lê, gốc Mường Thanh Hóa, tiếp đến Lê-Trịnh -Tây Sơn, Nguyễn- CS miền Bắc, Quốc gia miền Nam… các vị nguyên thủ đều không phải gốc Bắc Lạc Việt Hồng Hà. Ngoại trừ hơn 60 năm nhà Mạc (1527-1592), khối dân Bắc Việt mất hẳn thế lực chính trị. Miền Bắc Lạc Việt chỉ còn giữ căn bản văn hóa làng xã, giới sĩ phu khoa bảng đa phần nhu nhược, bát sách, đa ngôn… hơn là chân trí thức. Phải chăng do Hoàng Phúc triệt hạ các đất đế vương đại địa nguyên thủ trên đất Bắc? Có thể vùng sâu, xa, như Thanh Hóa, Nghệ An…Hoàng Phúc không đủ thì giờ yểm triệt, hoặc Cao Biền không quan tâm vì cho là viễn châu thuộc Lâm Ấp, Chiêm, đất hẹp, sông nông, núi không cao…chăng ? Các thế đất phát của họ Lê vùng núi rừng Thanh-Lào, Tây Sơn vùng Cao nguyên Việt-Lào…đã không bị triệt yểm.
2-    Sau Lý, Trần, Mạc, công trình phục hưng văn minh Lạc Việt hơn 400 năm bị ngưng lại, ảnh hưởng Nho Tầu biến dần nước Nam thành một mảng văn hóa Tầu : Bụt thành Phật, hiền sĩ thành Nho sĩ, thiện trí thức thành Tiến với Cử phục vụ triều đình, Văn ôn Vũ luyện thành Tiên học Lễ hậu học Văn, nhất nhất đều tôn phù Bắc phương mà không quân bình Ấn-Trung, không phát huy Lệ Làng, đồng tôn, đồng quy, đồng tiến như trước.
3-    Sự yểm triệt phong thủy thường  tác hại được 300 năm hoặc 500 năm. Sang đến cuối tk 20, các mạch đất miền Bắc đã tái sinh động cải vận, một số nhân vật gốc Bắc đã lên được địa vị lãnh đạo, trong khi suốt 140 năm nhà Nguyễn (1802-1945), chỉ có một người gốc Bắc là Phạm Quỳnh (Hải Dương) làm tới Thượng Thư đệ nhất phẩm mà thôi, tới thời 1965 có Nguyễn Cao Kỳ (Sơn Tây) cũng chỉ làm tới Phó TT và Chủ tịch Hành pháp được vài năm ngắn ngủi. Nhưng các huyệt kết đại địa đế vương trên đất Bắc, bền vững như Hùng, Lý, Trần… vẫn chưa hội đủ Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa để chấn phát.

KẾT LUẬN
 - Tầu từ thời Tần Thủy Hoàng đến giờ chưa bao giờ biết đến dân chủ tự do, vẫn ngụp lặn trong vũng lầy phong kiến, loại phong kiên phi nhân, tàn bạo, coi rẻ mạng sống, khinh thị phụ nữ, tự cao miệt thị Man Di, lấy miếng ăn nặng hơn danh dự đạo đức (khác hẳn văn hóa Phật/Ấn Hy Mạ Lạp Sơn). Hán du mục máu săn bắn, to khỏe, ăn tươi nuốt sống, các lân bang Thần Nông như Việt, Thái, Lào…khó sống yên ổn với họ.

- Lối đồng hóa tiệm tiến, như tằm ăn dâu của Tầu ngày càng nguy hiểm : với mật độ dân số quá cao, nhiều nam hơn nữ, họ sẽ lấn đất khắp nơi, lập khu khai thác tài nguyên riêng, rồi lấy vợ xứ “man di” sinh con đẻ cái nhằm Hán hóa sau 2-3 đời, ngay ở Phi châu họ cũng không tha, chẳng nói gì tới Tây Tạng 6 triệu dân bị 20 triệu người Tầu đè nén, mang ác căn gieo lên thiện địa, lấy duy vật ép lên duy linh, mở hắc điếm trên đỉnh Tuyết sơn Hy mã !

- Nhưng vận nước Nam ta còn dài, thánh nhân đại địa Ba Vì, Tam Đảo còn linh, mạch Cửu Long còn vượng, nên sẽ có lúc thiên lý xoay chuyển đến hội Long Hoa tứ hải lạc âu ca vậy.

Tham Khảo
-Việt Nam Sử Lược I-Trần Trọng Kim
-Nhìn Lại Sử Việt II-Lê Mạnh Hùng xb 2011 Tổ Hợp XB Miền Đông Hoa Kỳ
-Lịch Sử Việt Nam-Nguyễn Phan Quang, Võ Xuân Đàn xb 2000 VN
-Đại Việt SK Toàn Thư-Ngoại Kỷ-bản Nhượng Tống 1944 tái bản Đại Nam-Cali.
-Lịch sử VN tập III tk XV-XVI xb 2007 Viện Sử Học- VNcs
-Đại Cương LSVN-Trương Hữu Quýnh tập I- 2004 tái bản lần thứ 7-Giáo Dục,VNcs.
-Nguyễn Bá Lăng : Kiến Trúc Phật Giáo VN ( tr.156-57) và Chùa Xưa Tích Cũ.
- ĐVSK Toàn Thư, ĐVSK Tiền Biên, Khâm Định…
Ghi chú I :Việt Sử Siêu Linh-Lưu Văn Vịnh xb 1999 với thư tịch đầy đủ hơn về Địa Lý. ( gần đây khi đào vét khúc sông Tô Lịch, Cầu Giấy, tại Hà Nội còn thấy các công cụ yểm triệt cả 1000 năm trước như 8 bộ xương người, bát đĩa, 7 cọc đóng rất lạ theo hình đa giác đều, tấm gỗ có hình bát quát, và còn tác hại tới người đào vét, mũi khoan gãy 3 lần.. nhiều người bị tử vong kể cả nhà thầu, nhà sư lập đàn cúng tế (?) có thể đây là trận đồ trấn yểm sông Tô Lịch, mạch chính của thành Đại La, khí lực xuất từ Tản Viên sơn, Cao Biền từng chôn 4 tấn sắt, đồng để yểm triệt đền Bạch Mã (nay còn ở Hàng Buồm) là nơi thờ Thần sông Tô Lịch, đặt bùa 19 điểm trấn yểm dọc sông Tô Lịch là khí mạch chính của Đại La, Thăng Long. (Xem mạng về Thánh vật sông Tô Lịch 9/2001, gs Sử học Trần Quốc Vượng nhận rằng đây là trận đồ trấn yểm phong thủy).
Ghi chú II : Dân số Tầu đời Minh 1393 mới hơn 60 triệu, đến đời Thanh 1747 đã tăng lên gần 200 triệu. Toàn binh lực nhà Minh là 1tr.198.434 binh sĩ, con số 80 vạn quân sang đánh Việt là phô trương, vì chẳng lẽ lại mang 2/3 tòan lực sang xâm lăng, trong khi phía Bắc vẫn chưa yên (theo xét đoán của Whitmore nhà Minh sang đánh Việt với khoảng 215.000 quân.). Dân số Việt tk 15, khoảng 5 tr., chưa bằng 1/10 dân số Tầu (tra cứu từ Google).



Phần nhận xét hiển thị trên trang

BIẾT PHẢI LÀM SAO



Truyện ngắn của HG

Buồn buồn, mình đi qua nhà hắn. Ngày ba mươi tháng tư vắng lặng như tờ, khác hẳn mọi năm, loa đài rộn rã. Có chuyện lạ gì chăng?
Mấy chục năm như thế này, vào giờ này, thường nhà gã rất đông. Mấy ông CCB mỗi ông góp chút gạo chút tiền. Rồi khánh tiết, biểu ngữ, biểu tượng, khẩu hiệu giăng lên. Đứng nghiêm. Chào cờ. Hát. Tiến quân ca, quốc ca. Rồi các cựu sĩ đọc bài truyền thống thuộc nằm lòng. ( thực tình mỗi năm cũng được bổ sung một đoạn ngăn ngắn nào đó mới nhớ thêm được bổ sung vào bản cũ ) nội dung chính vẫn như bản in, không sai một chữ. Nhưng tất cả đều vui vẻ, chả ai lấy làm chán vì phải nghe cái bài diễn văn cũ mòn, đọc đi đọc lại mãi mãi này. Đương nhiên không thể bỏ qua phần hoạt động công tác hội, phần đóng góp, thu chi của mỗi năm..
Cuối cùng là đoàn kết nhất trí, rượu túy lúy tưng bừng. Hẹn gặp lại ngày này năm sau. Chuyện chả có gì mới, nhưng ít ra nó cũng làm thay đổi cuộc sống vốn không thuận lợi, vui vẻ gì của chừng ấy con người. Ngoại trừ một vài anh may mắn cởi áo lính được ngồi ngay vào ghế  có chỗ “cơ cấu”, hay hoạt động khôn khéo bên “Kinh tế thị trường ” có cái đuôi vừa quen vừa dài vừa vô lí..
Những lúc đó như quên hết giàu nghèo, sang hèn, đồng cảm, đồng tình như nhau.. Chỉ khi về đến nhà rồi, tỉnh rượu rồi mới ngậm ngùi nghiệm ra rằng: Cũng là con người, là thằng lính, cũng vào sinh ra tử như nhau, chưa chắc thành tích, công trạng “nó” đã hơn mình. Thế mà nó thế, mình thế!
Ngoài mặt vẫn phải vui, vẫn khoe với vợ với con rằng gặp người này, người kia. Các ông ấy phát quan, phát tài, làm ăn xu hướng lắm.. Dẫu rằng cái “phát” ấy chả liên quan mẹ gì đến mình. Nhưng mà chiến hữu với nhau, không mừng cho chúng nó thì mừng cho ai?
Nhà hắn tiện đường, lại là khu trung tâm. Chọn chỗ ấy để giao lưu, kỉ niệm kỉ niếc là chuyện dễ hiểu.
Nhưng năm nay nơi kỉ niệm chuyển chỗ. Nơi này bận mở hội chơi chim. Một cái hội mới coong vừa ra lò, hắn trăn trở, tâm huyết mấy năm nay. Vận động mãi, lên lên xuống xuống chán trò mới mở ra được..
Mình bảo:
- Hội hè gì mà im ắng thế này? Ít ra cũng phải có loa đài, cờ giong trống mở như người ta vẫn làm chứ, có phải hội kín đâu mà âm thầm lặng lẽ thế?
Thằng bỏ mẹ cười:
- Vậy là bác chưa rõ về tính đặc thù của hội em rồi..
Lại là cái “đặc thù” dớ dẩn mà người ta thường hay viện dẫn ra! Có gì mà “đặc thù” với chả đặc bạn? Toàn nhiễu nhương, bịp bợm cả. Hội chim là hội chim, hội cá, hội chó cảnh hay hội thơ, hội thẩn cũng đều thế cả thôi, có quái gì mà đặc thù?
Thực tình lâu nay mình chán ngấy các loại hội này rồi, chả mấy quan tâm. Có đặc thù đặc sắc hay đặc đeck gì cũng vậy. Có dỗi hơi đâu mà bận tâm? Nhưng thằng chủ tịch cái hội chim này hình như không hiểu, hoặc không quan tâm đến thái độ của mình. Hắn đang sung sướng về cái hội hắn vừa nặn được ra để tỏ vẻ với đời.
Nhìn vẻ mặt ngẩn ngơ của mình thằng ý bảo:
- Hội của các bác khác hẳn với hội của bọn em nên bác không hiểu. Chơi chim là nghề chơi lắm công phu, không phải ai cũng chơi, cũng tham gia được. Nhưng tuyệt đối tránh sự ồn ào. Trống mõ rầm beng, âm thanh ồn ĩ không phù hợp với cách chơi của bọn em. Chim nó sợ, rụt hết tinh thần vào, chim không chọi nữa thì nhà em chỉ có nước ăn cám vì hội vỡ, lấy đâu kinh phí kinh phiếc đổ vào mồm?
Mình bảo:
- Anh chịu các chú, thời buổi suy thoái toàn diện này, còn mở ra được cái hội lông bông này ra được không phải chuyện đùa!
Thằng ý cáu:
- Sao bác lại bảo hội của em là “hội lông bông”? Bác nói với em thế, nể tình bấy lâu mình là chỗ tâm “dao”, em bỏ qua. Bác mà nói với thằng khác trong hội em chúng nó không bỏ qua đâu!
- Chúng đánh anh à?
- Chả ai đánh, nhưng anh khốn khó là cái chắc. Thời buổi này có thằng ngu nào mà ra mặt sinh sự với anh? Chúng chỉ đòn gió là anh cũng đủ chết vì mệt mỏi rồi.
Mình đâm hoảng. Chả nhẽ chuyện này có thật vậy sao? Có thật xã hội đen xâm nhập đời sống chả thiếu “mặt trận” nào?
Nhưng có lẽ cu này nói đúng. Chả phải đâu xa, mới gần đây mình vừa bị một thằng “cùng hội cùng thuyền” chơi cho một nhát, đánh thẳng vào niêu cơm nhà mình. Thằng ấy thậm cao tay, nó nhân danh học thuật, nhân danh lý thuyết cơ bản, sơ khai, sơ sài, khái niệm chân lí, nhân danh những cái mả mẹ  gì gì..người ta vẫn dùng mòn nhẵn đi rồi. Mình biết mà chả làm gì được vì là số ít. Nhóm lợi ích của hắn lại quá đông. Quyền lợi là thứ keo gắn kết không thể nào lay chuyển nổi bọn chúng. Dù anh có thành thực, tâm huyết đến đâu chúng cũng không dại gì ủng hộ anh để cháy thành vạ lây. Cái tâm địa cao đẹp ngàn đời nay của dân mình là vậy.. Thực là cao tay. Chỉ có giời cao đất dày biết và thời gian mới nhận biết cái trò ma cô này của hắn.
Mình bỏ đi chơi vu vơ thế này một phần là do cú đánh ngầm này. Phàm là những anh có bệnh “sĩ” như mình, chỉ một chiêu này cũng đau âm ỉ khá lâu. Không hẳn vì niêu cơm vơi mất một góc, mà còn vì “Danh dự, tự hào”, tự ái, tự trọng bỏ mẹ gì gì nữa.

Nghĩ lại trong cái rủi có cái may. Biết đâu nhờ thế mình tỉnh táo hơn, nhận chân giá trị cuộc sống hơn, làm cái đáng làm hơn?..
Đang nghĩ liên thiên như thế thằng bỏ mẹ kia bảo:
- Bác không bận mời bác quá bộ vào thăm quan hội mở hôm nay của bọn em. Có gì góp ý cho chúng em. Hội mới thành lập, kinh nghiệm còn nghèo, còn non lắm.. Trưa nay bác ở lại uống với bọn em chén rượu.. Trong hội em nói để bác biết, chả phải toàn bọn sìu sìu ển ển cả đâu. Đại gia, quan chức cũng có vài người. Có khi mấy ông này bác quen..
Không hẳn vì cuộc rượu hắn mời. Mấy cái “nhân” hắn vừa nói, gợi cho mình chút tò mò. Biết đâu thêm chuyện hay, thêm ý đồ “sáng tạo” trong lúc chán nản không nghĩ ra được, không muốn viết bất cứ chuyện gì?
Còn góp ý ư? Đây là trò đùa kinh khủng nhất! Đừng có góp ý mà làm gì, chỉ họa vào thân. Nếu không cũng mất lòng mất bề, mình không dại.
Làm người ai chả muốn được khen vợ mình đẹp, con mình ngoan? Chê nó sứt môi lồi rốn, chả có nước mà uống, ở đấy mà góp ý!
Chuyện nhỏ đã vậy, huống chi những việc tày đình?
**
Ngày nay những con chim tự do còn rất ít. Chim đẹp và quý như công, dũng mãnh như đại bàng kể như tuyệt chủng. Có chăng còn đám chim sâu, chim chích bé bỏng, những chú chìa vôi nhấp nhẩy ngoài mé sông. Hoặc những con kền kền hôi hám chuyên ăn xác chết ở đâu đó trên dãy Himalaya. Cả đến giống bìm bịp một thời không ai quan tâm cũng không còn được bao nhiêu. Nay bảo ngâm rượu uống, “hay” cho cái “của nợ” làm việc bốn tốt ( Bạn đừng cho là mình có ý xỏ xiên, ý mình là 1, tốt cho chuyện ỉa đái, 2 đẻ cái sinh con, 3, tốt cho tâm hồn lại láng, dễ xuất bản thơ, 4, tốt cho dễ ngủ, quên hết hoặc kệ con mẹ sự đời ). Bìm bịp bây giừ cũng thành ra hiếm hoi!
 Lòng tham lam của con người, ô nhiễm và thay đổi khí hậu đã khiến loài có cánh này đến sát bờ tận vong. Ngay cả đến chim khiếu, chào mào cũng đã là loài chim quý hiếm. Họa mi ngày càng ít dần. May thay cho mấy thứ chim này. Nhờ có tiếng hót, lại dễ nuôi nhốt trong lồng nên chúng còn sống sót. Chưa có ai dịch được ngôn ngữ của loài chim, nên chẳng biết tâm sự của chúng thế nào, nhưng chắc chắn là chúng chẳng vui sướng gì ở cơ may ấy.
Thiếu bầu trời, nắng và gió sự tồn tại trên đời của chúng giờ đây phỏng có ích gì?
Mình nghĩ nếu chúng còn sót lại, ngày nào đó chúng cũng phải tuân theo quy luật của tiến hóa. Đôi cánh không cần đến nữa sẽ rụng đi hoặc ngắn lại. Hoặc sẽ trở thành hai chi trước như lũ chuột, lũ chồn cáo mà thôi!
Ý nghĩ ấy làm mình mất hứng thú khi thằng bỏ mẹ đưa mình đi thăm những dãy lồng dài treo trên các sợi dây thép cột vào dãy cột bê tông. Lũ chim tự nhiên hôm nay như phởn chí, quên hết thân phận của mình là để mua vui cho kẻ khác. Chúng gặp đồng loại có đủ đực cái, đủ giai cấp và tầng bậc mà, cứ hót vóng vót liên tu tì trận. ( Đừng nghĩ rằng loài chim bình đằng và không có giai cấp nhé. Giai cấp là tố chất tự nhiên, không phải muốn có, hay không có mà được. Nó như rừng cây có cây to, cây nhỏ. Ngay xè xè bọn cỏ vẫn còn có giai cấp tầng bậc nữa là. Ý nghĩ triệt tiêu nó, bây giờ xem ra là chuyện khôi hài mẹ nó rồi). Mình cay đắng nghĩ thế, tiếc cho một thời khờ khạo, cả tin đến ngu xuẩn của mình.
Cách một quãng có đến hơn chục chiếc xe bốn chỗ bóng lộn, ầm thầm núp dưới bóng cây. Người ta phải để nơi kín đáo như thế để tránh phản xạ ánh nắng từ nước sơn bóng nhoáng từ cửa kính hắt lại, làm ảnh hưởng đến lũ chim.
Phía bên ngoài chỗ đó một chút căng một cái bạt rộng. Có đến vài chục ông phục phịch, thoát vị má và mấy mụ nạ dòng móng tay không sơn màu đỏ như ngày nào, giờ là màu tím ngắt thủy chung.
Thằng chủ tịch trym giới thiệu mình với mọi người. Cả bọn ơ hờ bắt tay. Mình cứ ghê ghê khi có cảm giác đang đụng vào những chiếc găng nhồi bông lạnh và xũng nước. Chả biết mấy ông mấy bà ấy “Bông dua” “OK” hay “Hảo lớ” cái quái gì đấy, mình nghe không rành. Có lẽ tại lúc đó tâm trạng mình không tốt, sự chú ý chưa được thúc đẩy lên cao đủ mức cần thiết để có thể nghe rành rọt. Cũng có thể tại họ lạ hoắc..những con người của thế giới phía bên kia, thế giới khác, cực kì xa cách với mình..

Phải công nhận tay nào nó vẽ tấm phông cho hội trym này có đầu óc phóng khoáng. Bầu trời thì xanh lơ, lớt phớt mây hồng gợi cho người ta mơ về cõi hoang đàng, í quên thiên đàng ( xin lỗi sự nhầm lẫn). Góc bên phải là cây đa già, cụt mất phần ngọn không hiểu do gió bão hay do sâu bọ? Được cái sót lại ba nhánh cành hãy còn xanh tốt, đang thả rễ “sinh di” tràn lên mặt đất. Trong đám rễ xum xuê đó dầy rẫy các loại tổ chim. ( Đương nhiên không có tổ của công, trĩ, đại bàng ).
 Đậu chót vót chỗ cao nhất là chú vẹt có màu lông xanh biếc, với cái mỏ đỏ quặp xuống như đang ngậm cái gì. Rải rác trên nền trời là từng đám chim én, báo hiệu mùa xuân. Hình ảnh này không thích hợp lắm, vì bây giờ đang là tháng tư, còn báo hiệu báo hiếc gì nữa?
Thằng chủ tịch Trym bảo: “ Cái này em làm đấy anh thấy có được không?” Mình biết tỏng đây là sản phẩm Photosop, công nghệ in ấn thời bây giờ, nhưng chả nên bóc mẽ nó làm gì. Sự khoác lác của nó có mặt tốt, hướng mỹ, hướng thiện và căn bản nhất là không hại đến ai. Một bức bích họa loại này giá trị nghệ thuật chưa đến nỗi người ta phải tranh cãi, kiện cáo về bản quyền. Nó yêu cái đẹp, thích sang kệ nó, có làm sao? Miễn nó đừng nhân cái này, vụ lợi riêng cho mình nó là được!
Ngày thường chả thấy chim chóc đâu, hôm nay ở đâu ra thế không biết. Lụa đỏ che trym rợp cả góc trời. Mình nhìn suýt hoa cả mắt. Cái màu.. nếu tim mạch không tốt là dễ tụt huyết, hoặc tăng sông.
Cuộc chọi bắt đầu. Tiếng bàn tán thì thào lan tỏa, rồi tăng dần. Từng cặp một hai con vào trận. Có lẽ duy nhất chỉ giống chim họa mi này mới có nhu cầu để thể hiện như thế.
Cứ một con trống lại phải có một con mái đi kèm làm cổ động viên. Pan hâm mộ, nó mới chịu giao đấu. Bằng không một mình con đực, xua thế nào cũng không kết quả. Nó cứ ì ra mặc cho chủ chim muốn làm gì thì làm. Giả dụ có giết chết nó cũng vậy thôi.
Mình quên không mang kính. Cặp mắt mù dở chỉ có thể thấy chúng loang loáng lăn xả vào nhau. Đánh miếng trên hay miếng dưới, tiểu nhân hay quân tử, chịu chết, chả hiểu gì. Với lại cái gì cũng phải có chuyên môn, chuyên nghiệp của nó. Mình người ngoại đạo, biết đeck gì mà tham gia?
Bỏ về ngay sợ chủ tịch trym phật ý. Chả gì mình với hắn cũng là chỗ láng giềng. Nó lại đang phụ trách công tác môi trường tiểu khu. Phật ý nó có ngày xe rác xả ngay trước nhà không biết chừng. văn hóa ném cứt, ném chuột chết đang có cao trào phát triển, đừng dại mà dây với hắn. Tình trạng chung của các loại hội bây giờ là khá phức tạp. Tránh voi chả xấu mặt nào. Mình chưa quên bài học tên cùng hội với mình. May mà chuyện đó mới chỉ ảnh hưởng tí ti vào phần mềm đời sống. Chưa phạm đến phần cứng của tư tưởng, tinh thần, ý thức, thái độ bị cương lên như một số trường hợp từng diễn ra gần đây ở chỗ nọ chỗ kia!

Cuối cùng cuộc thi, hội cũng kết thúc. Trò hay đến đâu cũng không thể kéo dài mãi. Chủ tịch hội Trym phấn khởi ra mặt vì hôm nay trym của hắn được giải nhất. Không hiểu sao một thằng hạ đẳng, hạ cấp như hắn lại luôn luôn thắng trong các cuộc thì?
Chấm.
Mất một buổi sáng cho một việc ngớ ngẩn vừa rồi.
Nhưng mà thôi, có phải ngày nào ta sống cũng đều có ích, có kết quả, có ý nghĩa cả đâu?

Cuộc đời vốn không dài và đầy rẫy phí phạm vô nghĩa lý như thế đấy, biết phải làm sao? 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Căn nhà miệt Kh.H

Nguyễn Đạt

Hôm nay tôi trở lại nơi này
Miệt Khánh Hội
Một thời quá xa
Bây giờ đã hoàn toàn thay đổi.
 
Tôi trở lại nơi này
Lần mò mãi
Không còn một dấu vết gì
Thuở ấy ở đây.
 
Hôm nay sao quá tha thiết
Thanh trở lại nơi này cùng tôi
Thuở ấy ở đây có khi không vui
Có lúc muốn treo cổ tự tử.
 
Thuở ấy quá xa mà tôi không quên
Ngày hai bữa cơm gạo trắng nối những đêm đen
Đêm không thể ngủ hai mắt mở trừng
Tường vách trắng vữa màu vôi cũ.
 
Tôi lang thang cùng bạn giang hồ
Riết quên tên trong giấy khai sinh
Rồi chợt nhớ nhà
Mẹ ngồi bên cửa mở thâu đêm.
 
Bờ sông đèn vàng
Mí mắt vội trĩu nặng
Tôi cần thiết sống cần thiết chết
Ngủ ngay trên ghế đá lạnh băng.
 
Nhiều khi động lòng cảm xúc
Trở về chưa tới nhà thôi đứng dừng
Tiếng ếch nhái kêu la
Con kênh im sững.
 
Cũng tới lúc giã từ huyên náo
Trở về nhà cũ nát đôi giày
Con dao sắc nhọn giấu trong túi quần
Cây viết gài túi áo.
 
Thi-nhân-du-đãng-tù-đày
Mộng mị từ đâu nhập vào tâm tưởng
Từ đâu Thanh có biết từ đâu
Dòng thơ bây giờ còn chát đắng.
 
Tưởng nhớ Điền Khắc Kim, người bạn mang danh Tướng Cướp Cô Đơn
X–2013
 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dòng người tưởng như bất tận chờ vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

H.H Ảnh: Hiếu Art
Ngay khi được biết thông tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, nhiều người dân thủ đô, trong đó có rất nhiều bạn trẻ trong đêm 4/10 đã đến đặt hoa và thắp nến trước cửa ngôi nhà số 30 đường Hoàng Diệu để tưởng nhớ đến vị tướng tài ba. Nhiều người đã bật khóc khi nghĩ đến sự ra đi mãi mãi của một biểu tượng dân tộc mang nhiều giá trị tinh thần.
Đến sáng 5/10, ngôi nhà trên con đường vắng vẫn lặng lẽ, im lìm, chỉ có khu vườn rộng giờ đông đúc thêm bởi nhiều chiếc xe ô tô đậu trong đó với hai chiến sĩ cảnh vệ nghiêm trang gác cửa. Tuy không hẹn trước nhưng nhiều người đang đi trên đường Phan Đình Phùng bỗng dưng muốn rẽ phải qua Hoàng Diệu, đi qua ngôi nhà ấy để hướng mắt nhìn vào trong với một sự thành kính.
Nhưng đến sáng nay, đoạn đường trước cửa nhà số 30 đã khá đông người đến chờ đợi để được vào viếng. Và khi chỉ còn khoảng nửa tiếng trước giờ được vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, con đường đã chật kín người, rồi hình thành nên một hàng xếp trật tự trên vỉa hè của đường Điện Biên Phủ.
Các cụ lớn tuổi đều mặc trang phục tối màu, trên tay cầm hoa huệ hoặc hoa hồng vàng và được ưu tiên không phải xếp hàng. Đến 14h45, đoàn người còn xếp hàng dài kín cả đoạn vỉa hè đường Điện Biên Phủ.
Do không có chỗ để xe, người dân phải gửi nhờ xe góc Hoàng thành Thăng Long, đường Nguyễn Tri Phương để đi bộ sang đường Hoàng Diệu.
Nghệ sĩ violon Tạ Chí Hải cũng đến bày tỏ tình cảm dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng những bản nhạc réo rắt, tạo một không khí êm đềm, bình lặng và thư thái và giản dị, không cần nhiều lời như chính hình ảnh của vị tướng lúc còn sống.
Một người dân mang theo bài thơ viết về Đại tướng Giáp vào viếng
Người đến viếng được bố trí uống nước miễn phí.
Nghệ sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng đã có mặt tại Hà Nội để đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Song như cách anh thường làm là “sống không chờ đợi” anh đã không phải xếp hàng và được ưu tiên vào ngay bên trong để viếng tướng Giáp. Tuy nhiên, hành động này của anh khiến một số người dân đang xếp hàng bên ngoài la ó, không mấy hài lòng.
Đến 16h15, đoàn người vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn còn tiếp tục kéo dài và chưa thấy có dấu hiệu bị gián đoạn dù đã sắp hết giờ vào viếng.
Ngôi nhà số 30 đường Hoàng Diệu sẽ mở cửa để người dân đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ hôm nay (6/10) cho đến hết ngày 13/10.
Sáng: từ 8h-11h
Chiều: từ 14h30-17h

Mặc dù thông báo đã ghi rõ giờ mở cửa đón đồng bào viếng Đại tướng đến 18h nhưng sau giờ này hàng trăm người vâđứng trong trật tự chờ đợi đến lượt được vào thắp hương cho vị tướng già tài ba. Người nhà của tướng Giáp đã phải ra ngoài dùng loa nói lời tri ân và thông báo sẽ tiếp tục mở cửa đón đồng bào đến phúng viếng từ ngày mai đến ngày 11/10, dòng người mới lục tục ra về. Bên cạnh đó lúc 19h vẫn có người tìm đến những mong được vào thắp hương và nhìn di ảnh lần cuối của Đại tướng.
Ảnh chụp trước cổng nhà Đại tướng lúc 20 h ngày 6/10.
    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    Bài thơ về đại tướng Võ Nguyên giáp


         Sau khi hay tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, nhà thơ Anh Ngọc - cha đẻ của bài thơ "Vị tướng già" đã chia sẻ những dòng tâm sự nghẹn ngào, đầy xúc động.

    Chúng ta hãy cùng đọc lại những vần thơ đầy cảm xúc trong bài "Vị tướng già", hiện đây cũng là một trong những bài thơ được cộng đồng mạng chia sẻ nhiều nhất:

    Vị tướng già

    "Những đối thủ của ông đã chết từ lâu
    Bạn chiến đấu cũng chẳng còn ai nữa
    Ông ngồi giữa thời gian vây bủa
    Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình
    Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh
    Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy
    Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy
    Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù
    Trong góc vườn mùa thu
    Cây lá cũng như ông lặng lẽ
    Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ
    Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây
    Ông ra đi
    Và...
    Ông đã về đây
    Đời là cuộc hành trình khép kín
    Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến
    Là một trời nhớ nhớ với quên quên
    Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên
    Cõi nhân thế mây bay và gió thổi
    Bầy ngựa chiến đã chân chồn, gối mỏi
    Đi về miền cát bụi phía trời xa
    Ru giấc mơ của vị tướng già
    Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở
    Một chân ông đã đặt vào lịch sử
    Một chân còn vương vấn với mùa thu".


    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    Té ra là vậy sao?:


    Tiểu thuyết Đại gia: Đại già,

    Đại giả”


    PHẠM THÀNH

    Cảm nhận, không phải phê bình văn học, khi đọc tiểu thuyết Đại gia của nhà văn Thiên Sơn.
    Chân dung Phạm Thành
    Chân dung Phạm Thành
    Ấy là cảm nhận của tôi khi cố gắng đọc hết tập 1 và lướt nhanh qua tập 2 tiểu thuyết Đại gia của nhà văn Thiên Sơn.
    Tôi nói phải cố gắng vì tạng óc đọc của tôi không có “ngăn” nào đồng điệu với cách viết tiểu thuyết trong Đại gia của Thiên Sơn.
    Tôi đã lay lứt cả tuần mới đọc hết tập 1, vì cứ đọc được vàì chục trang thì không thể đọc tiếp nổi nữa, đành quẳng đi.
    Quảng đi rồi, lại  nghĩ “thiên hạ đang ì sèo, lại có lệnh cấm của Bộ Văn Thể Du, hẳn có điều gì đáng đọc?” nên đầu óc lại hiện lên quyết tâm “phải đọc cho kỳ hết”.
    Đọc hết, để xem căn cứ vào nội dung nào của tiểu thuyết mà Bộ Văn Thể Du lại ra lệnh cấm?.
    Nhà văn Thiên Sơn
    Nhà văn Thiên Sơn
    Và, để cho quyết tâm đọc hết Đại gia được thực hiện, tôi đành để tập truyện “Chuyện đời vớ vẩn” của nhà văn Nguyễn Quang Lập và tiểu thuyết “Gia phả của đất” của nhà văn Hoàng Minh Tường bên cạnh làm mồi xúc tác, nuôi cảm hứng cho việc đọc.
    Tôi cứ đọc được vài chục trang của Đai gia thấy chán dâng lên “tận cổ” thì quẳng nó ra rồi vội đọc một vài trang trong “Chuyện đời vớ vấn” hay “Gia phả của đất” thì cảm hứng đọc mới khôi phục lại được.
    Cứ như thế, lay lứt hết cả một tuần mới đọc hết tập 1 và lượt qua tập 2 của “Đại gia”.
    Tại sao chán?
    Trước hết là lối hành văn của Đại gia.
    Hơn 1000 trang, trang nào cũng như trang nào, nội dung của nó như một chồng dầy của những bản tham luận về phát triển kinh tế đất nước, về phát triển doanh nghiệp, về quản lý gái mãi dâm hám tiền… được Thiên sơn “ôm vào lòng” rồi dựa vào đó phiên ra các chủ đề, rồi đặt từng chủ đề vào miệng từng nhân vật mang một cái tên nào đó, như là Lê Đức, Lê Vượng, Tấn Đạt, Hoàng Độ, Bà Ngần, Vân Chi hay Quỳnh… Biến những cái tên này hoàn toàn thành cái máy nói của Thiên Sơn.
    Bởi vậy, đọc hết tập 1, lướt nhanh qua tập 2, tôi không hề nhặt được bất kỳ một từ nào, đoạn văn nào nào khác ngoài ngôn ngữ hội thảo, trong khi “Chuyện đời vớ vẩn” hay “Gia phả của đất” ngôn ngữ cuộc đời có nhan nhãn.
    Tôi cũng không hề nhận ra mặt mũi riêng của từng Đại gia ông, Đại gia bà nào trong suốt hơn 1000 trang sách.
    Lời ăn, tiếng nói, tư duy của các nhân vật na ná như nhau. Có thể cắt toàn bộ “lời ăn tiếng nói” của Đại gia đàn ông này hay Đại gia đàn bà này rồi nối vào “lời ăn, tiếng nói” của Đại gia đàn ông kia, Đại gia đàn bà kia cũng không có gì kệnh, không ai có thể phát hiện ra là đã “lấy râu ông nọ cắm vào cằm ông kia”, hoặc lấy váy của Đại gia đàn bà này mặc cho Đại gia đàn bà kia.
    Đặc biệt, tôi cũng không hề có được sự hồi hộp, buồn vui, tức giận hay cao hơn là căm hờn với bất kỳ một vụ việc hay một nhân vật nào trong tiểu thuyết Đại gia về hanh động “ cướp của giết người” của họ. Nó kém xa cảm xúc khi ta đọc các bài tường thuật phản ánh về vụ cưỡng chế đất đai ở Hưng Yên hay vụ nổ súng chống lại lực lượng cưỡng chế của anh em nhà Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng đăng trên các bolog lề dân, đặc biệt là blog Cuvinh hay những phóng sự một thời về Thuyết buôn vua.
    Có thể nói, lối hành văn và ngôn ngữ trong tiểu thuyết Đại gia mang nặng tính báo cáo đề tài trong một hội thảo lề đảng.
    Không có một từ ngữ nào mang sắc thái Thiên Sơn.
    Các bối cảnh xảy ra sự kiện cũng chỉ quanh đi quẩn lại Khách sạn, ô tô, phòng Vip. Khách sạn thì sang trọng, (nhưng không thấy miêu tả nó có những gì mà sang trọng), ô tô thì bóng loáng đắt tiền, rồi người thì mở cửa, đóng cửa, lên xe, xuống xe và xe thường xuyên “lao vút đi”,
    Còn bọn đàn bà thì da em nào cũng trắng ngần, thịt mát rượi, thích làm tình để kiếm tiền.
    Có thể khái quát như thế này:
    Suy cho cùng chủ đề của tiểu thuyết Đai gia là phản ảnh tình cảnh cướp của giết người làm giầu bất chính của các Đại gia ở Việt Nam. Thế mà chả đọc được một cảnh cướp của tàn bạo, giết người dã man, rùng rợn; cũng chẳng nghe được tiếng rên xiết của người dân nào bị cướp đoạt.
    Ngay cả đoạn văn được trích ở bìa 4 của sách tôi cũng thấy nó giả giả thế nào ấy:
    “ Chưa bao giờ ông thấy cuộc đơi lại chặt hẹp, cưc khổ như đẫ mang lấy danh vị. Cũng có lúc ông cảm thấy chán cảnh giầu sang, chán cảnh chức cao quyền trọng, chán cảnh bị đưa trước đón sau. Chán…Chán…chán ngấy đến tận cổ cái thân phận có vẻ như cao quý của mình. Nhưng lạ lùng sao, ông không bao giờ có can đảm từ bỏ nó”.
    Lạy cụ Vua Hùng, cụ hãy ngồi lại trên ngai, triệu tập đám quan lại đương đại, vạch mặt chỉ tên xem có tên quan nào lại có ý nghĩ như tay Đại gia này của Thiên Sơn không?. Tôi tin là cụ có “mỏi mòm con mắt” cũng không thể tìm ra.
    Cứ ba mươi trang trong tiểu thuyết lại có hai pha làm tình. Nhưng chỉ duy nhất có một vụ làm tình thật với vài câu miêu tả sơ lược như thế này:
    “Sự hưng phấn như những đợt sóng cuộn lên, ông bắt đầu đi vào cô gái. Người con gái oặn mình, rên rỉ và ông càng lúc càng tiến vào cô với tốc độ cao hơn. Khi sự điên cuồng đã lên tột đỉnh, khi khoái cảm đã làm con người bất chấp tất cả, người con gái bắt đầu đưa tay lên giật phắt mảnh băng đen trên mắt.”
    Khó chịu nhất, trước khi làm tình, các Đại gia bà lại cũng hội thoại với Đại gia ông giống như hội thoại ở diễn đàn hội thảo.
    Phần kết của tiểu thuyết đưa ra cậu chuyện đứa con của Đại gia Tấn Đạt trong bụng cô Quỳnh, “phát triển bình thường nhưng lại không có tim”, cứ như kẻ có nhiều tiền, có địa vị cao trong xã hội đều phải có con “phát triển bình thương” nhưng “không có tim” như vậy?
    Tôi tự ngẫm, trong tiểu thuyết Đại gia, cái gì cũng còn còn giả. Các nhân vật chỉ là thứ ro bot nói tiếng Việt, vô hồn, vô tính cách.
    Bộ Văn Thế Du cấm nó vì “vấn đề nhạy cảm”. Vậy, nhạy cảm trong tiểu thuyết Đại gia là gì? Về Chính trị ư? Có những chưa đến độ. Những chữ được cho là nhạy cảm về chính trị, còn cực kỳ xa những bài viết của nhà văn Phạm Đình Trọng, Trần Mạnh Hảo hay các nhà chính trị như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Lê Hiếu Đằng, Hồ Ngọc Nhuận hay các nhà kinh tế xã hội như Nguyễn Quang A, Lê Đăng Doanh, thậm chí là ở bà Phạm Chi Lan để mà phải cấm.
    Về ám chỉ ư? Ám chỉ ai, còn mù mờ như tìm đường trong rừng rậm nguyên sinh.
    Còn về văn hóa thì tiểu thuyết sạch như không có gì sạch hơn: không có bất kỳ một từ tục tỉu nào, các nhân vật được sinh ra, lớn lên và hoạt động trong một phòng thí nghiệm khoa học.
    Tóm lại,
    Không tục tằn;
    không có bất kỳ tiếng nói căm hờn, uất hận nào phạm quy chính trị;
    các cuộc làm tình cũng chỉ toàn là làm tình giả;
    vậy lấy gì bảo Đại gia chống đối chế độ hay tuyên truyền lối sống trụy lạc để mà cấm?
    Có lẽ vì vậy mà lệnh cấm chỉ nêu lý nhảo nhoẹt, vô lối thế này: “ Cuốn sách viết về đề tài nhạy cảm, cường điệu, có những nhận định chủ quan, không có lợi cho người đọc”
    3
    Vậy thì, vì cái nỗi gì mà cấm? Phải chăng, cấm là “động tác giả”, là sự liên kết giữa hai nhà ( Nhà – Công ty xuất bản sách với nhà – Cơ quan quản lý nhà nước) để PR cho sách, bán chạy sạch, kiếm được bộn tiền? Tôi tin, cấm, hẳn là ở lý do này.
    Tiểu thuyết đã giả, đến việc cấm cũng giả, thế thì gọi chung tiểu thuyết Đại gia là Đại già, Đại giả, chả đúng sao?
    Phần nhận xét hiển thị trên trang