Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Tâm ma.

Hề hề, Tâm ma ko phải danh từ riêng, nó cũng không phải là chuyện ma quỉ kinh dị. Nó là cái điếu gì?

Thằng con bạn hiền lành ngoan ngoãn, gọi dạ bảo vâng, sau một thời gian học võ tự nhiên nó thay đổi tâm tính. Sự thay đổi đó có biểu hiện theo trình tự sau:

1-. Khó gần, khó nói chuyện.
2- Trở nên dễ cáu giận
3-Phản ứng thái quá trước một việc nhỏ
4-Luôn kiếm chuyện để đánh nhau
5- Nghiện ẩu đả, đâm chém ngoài đường.
6-Đi tù

Chúng tôi gọi hiện tượng đó là tâm ma. Vậy tâm ma đến từ đâu?

Tôi biết  một vị võ sư hiền lành, Ông có nhiều môn đệ giỏi.. Ông luôn nêu cao tinh thần võ đạo và luôn giáo dục chúng nó về tinh thần đó nhưng rất nhiều đệ tử của ông vẫn vướng vào tâm ma.
Ban có thể đọc những tin trên mạng như:

Và bạn tự hỏi tại sao lại thế?Câu trả lời là bị vướng he he:TÂM MA cmnr.

Theo nghiên cứu của học viện thể thao newsky. Tâm ma đến chủ yếu  từ kỹ thuật và cách mà người thầy truyền thụ những kỹ thuật ấy. Với những võ sinh đang tuổi thanh niên nông nổi, cách truyền dạy những kỹ thuật đánh người phải vô cùng tinh tế. Những môn võ càng hiệu quả thì số môn sinh rơi vào tâm ma càng lớn nếu cách truyền dậy của người thầy không tinh và khéo. Hãy làm rõ ý trên qua việc xem xét  môn tán thủ và quyền anh:

1- Đây là môn võ hiệu quả trên võ đài và ngoài phố bởi tính đơn giản và quyết liệt.
2- Rất nhiều võ sĩ tán thủ, quyền anh dính vào tâm ma.

Rất nhiều võ sĩ cuả hai môn võ này đã dính vòng lao lý và nhiều người trong số họ phải trả giá bằng mạng sống của mình. Lỗi dĩ nhiên thuộc về họ nhưng giả sử họ không học võ đó mà học AIKIDO hay JUDO, thì chắc chắn họ không dính TÂM MA và đời họ sẽ tốt đẹp hơn.
Sẽ có bạn nói rằng:Không phải ai học quyền anh hay tán thủ đều dính tâm ma. Có người chả học môn nào cũng dính tâm ma. Đúng vậy. Tuy nhiên, chúng ta xem xét sự việc trên góc độ khoa học thuần túy và như tôi đề cập ở trên đó chính là sự tinh tế trong cách truyền dậy của người thầy
Con người là thực thể phức tạp. Một chiêu thức truyền dậy cho võ sĩ A chả gây nên phản ứng tâm lý nào nhưng chiêu thức đó được truyền dậy cho võ sĩ B sẽ gây nên hiệu ứng tâm lý tiêu cực. Huấn luyện viên phải vô cùng tinh tế để có thể nhận thấy những hiệu ứng đó của học viên để điều chỉnh. Chiêu thức càng bạo liệt, tâm ma đi kèm nó sẽ càng lớn và cần một liệu pháp tâm lý để hóa giải. Và đây chính là nơi thể hiện bản lĩnh người thầy.

Xin nêu vài ví dụ hóa giải tâm ma:
Hãy căn cứ vào từng võ sinh để đưa ra phương pháp truyền dạy: Võ sĩ A tính tình hiếu động: Hãy dạy võ sĩ ấy phòng thủ là chủ yếu và mọi phưng án tấn công đều phải dựa vào nền tảng phòng thủ và né tránh.
Võ sĩ B hung hăng hiếu chiến: Hãy rèn cho nó thể lực và chú trọng đặc biệt vào những bài tập mang tính kiên trì. Sự tiêu hao năng lượng trong các bài luyện thể lực và tính kiên trì sẽ làm bớt tính hung hăng của võ sĩ này.

Ồ, sẽ có vô số cách để tránh tâm ma và người thầy luôn phải chú ý tới vấn đề này khi truyền dậy kỹ thuật cho những môn sinh trẻ tuổi.





Phần nhận xét hiển thị trên trang

HDzone Kung Fu Quest II CH 01

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lang Vượng

Phần 1. 

 Anh Vượng chơi với tôi khá thân, anh hơn tôi 14 tuổi. Bố anh là cụ lang Liễu.Cụ Liễu làm thuốc nam gia truyền ở rià làng, chả tiếng tăm mẹ gì. Khách hàng toàn hạng lìu tùi, họ tìm đến cụ khi đau bão, sổ mũi,hay ỉa chảy. Cụ không thu tiền, tùy tâm khách trả bao nhiêu cũng được nên dĩ nhiên là cụ nghèo.Từ ngày cụ Lang Liễu khuất núi thì anh Vượng điềm nhiên lên chức Lang Vượng. Do học được chân truyền của bố nên anh cũng chả tiếng tăm mẹ gì. Khách hàng cũng vẫn hạng lìu tìu chỉ đủ cho anh ra vào đồng rau đồng cháo.


Tôi thường sang nhà anh chơi. Nhà anh có sân rộng nên tôi biến sân nhà anh thành nơi tôi luyện võ. Tôi treo bao cát và mang cái tạ xi măng vứt ở góc vườn rồi chiều chiều gánh tạ thì thụp, đấm đá vào bao hùng hục. Anh Vượng không mê võ, anh bảo: tao làm châm cứu nên tay phải mềm mại, tập như mày nhỡ gẫy xương thì đi ăn mày.Ngoài 30 tuổi anh vẫn chưa có người yêu. Tôi giới thiệu cho anh vài mối nhưng anh dát quá nên chẳng đi tới đâu. Một hôm, xem tôi đi mấy bài quyền thì anh tỏ ra thích thú anh bảo: chú day anh nhé, Múa thế này anh ưng.Thế là từ đó anh theo tôi học múa quyền. Tôi dạy anh được ba tháng thì rắc rối xảy ra. Hôm đó chị Liên mặt ngựa đến châm cứu. Chị này ế chồng, người to cao, mặt dài ngoãng. Khi anh rút kim ra thì chị ú ớ, mắt trợn ngược. Anh hoảng quá chạy ra sân gọi tôi. Lúc tôi lao vào thì thấy chị Liên giật đùng đùng, áo tốc cả lên. Giật thêm dăm phát nữa thì chị thăng. Anh Vượng đi tù vì tội ngộ sát.Chục năm sau thì anh ra tù, anh bán nhà rồi âm thầm rời làng. Lúc đó tôi cũng mải nam bắc kiếm ăn nên anh có sang chào mà không biết…. 

Phần 2 

Chuyện của sư huynh:

 Tôi có sư huynh làm cán bộ ở Lào cai. Mỗi lần về HN công tác anh thường ới lũ sư đệ chúng tôi đi uống rượu. Những câu chuyện trong bàn rượu thường xoay quanh chủ đề võ nghệ. Anh mặc dù là bậc trên nhưng không bao giờ tham gia vào chủ đề này. Anh chỉ nheo mắt nhìn lũ chúng tôi đỏ mặt tía tai tranh cãi, từ tốn nhấp rượu và mỉm cười lắc đầu mỗi khi chúng tôi lôi anh ra làm trọng tài hoặc hỏi ý kiến. Một lần, sau khi nghe chúng tôi tranh cãi ỏm tỏi về tương lai của võ cổ truyền anh có vẻ khó chịu và lần đầu lên tiếng. Anh nói:Các chú học võ thể thao nên chưa từng biết đến một nền võ học đích thực của tiền nhân để lại. Nền võ học đó đang dần thất truyền và những cao nhân thật sự của nền võ học đó chỉ còn rất ít. Phần lớn các võ sư ngày nay hoàn toàn không biết rằng phần quan trọng nhất của nền võ thuật đích thực ấy đã bị dấu đi, do vậy các võ sư ấy chỉ biết được cái vỏ của chiêu thức mà không biết đuọc cái lõi. Nó giống như viên đạn mà bên trong cát tút không có thuốc súng. Các chú nên nhớ vạn vật đều không qua khỏi thuyết âm dương.Tất cả mọi chiêu thức sẽ trở thành múa may đơn thuần khi thiếu nó. Tôi hỏi: vậy các bị dấu đi là cái gì vậy sư huynh? Chả lẽ là yếu quyết luyện khí thiến con mẹ nó hồng xiêm đi như tịch tà kiếm phổ??Nghe tôi hỏi xỏ xiên anh trợn mắt văng tục:Tao không biết tả cho chúng mài hiểu chính xác nó là cái đéo gì  nhưng dcm, võ thuật chân chính phải có nó. Nó làm cho cú búng tay của mày cũng đủ đánh ngã môt đối thủ to cao, nó làm cho mày có thể khinh thân chạy vùn vụt lên đỉnh núi tai mèo. Nó làm cho thân thể mày khang kiện chống lại tuổi tác. Nó làm cho………..nước bọt anh văng tứ tung.  


Nghe anh ba hoa tôi phát cáu vặc lại: có cặc ý, Những cái anh kể nhẽ chỉ trong phim chưởng. Ngày nay mà có những nhân vật đó thì lại chả lên ti vi từ tám hoánh. Anh nhìn tôi chòng chọc và bất thần hạ giọng. tao cũng có ý nghĩ ấy, nhưng kể từ khi gặp ngài thì mọi quan điểm về võ thuật của tao hóa ra chỉ là ếch ngồi đáy giếng. Và anh bắt đầu câu chuyện về một nhân vật huyền bí đã làm thay đổi thế giới quan võ thuật của anh ấy.  Anh nói:

Tao thường để ý đến một ông già bán thuốc nam ở phiên chợ Bắc hà. Ông khoảng 80 tuổi, tóc bạc trắng dài ngang vai, da mặt nhăn nheo đen sạm và cặp mắt thì sáng quắc. Người ông nhỏ thó nhưng nhanh nhẹn. Cái làm tao chú ý đến ổng là kiểu đi cùng tay cùng chân kỳ lạ, nếu chân phải ổng bước lên thì tay phải ổng oánh lên. Đó chính là kiểu bộ hành đã thất truyền của các cao thủ võ lâm ngày xưa. Nhìn ổng đi vùn vụt mà tao thấy tò mò đéo chịu được. Thế rồi tao lân la mua thuốc làm quen.


Vụ làm quen của tao thất bại thảm hại, ông cụ có lẽ dị ứng với bộ sắc phục nên không chịu bắt chuyện, thế là tao đành phải lên phường điều tra lí lịch . Hóa ra cụ là người kinh, năm nay 81 tuổi lên đây lập nghiệp được 2 năm rồi. Cụ trồng thuốc nam và hành nghề y học dân tộc. Tay đồn trưởng khuyên tao tìm thằng khu vực, Thằng này thân với ông cụ từ khi ông cụ chữa khỏi bệnh liệt cho vợ hắn. Thế là tao gọi tay khu vục đi uống rượu và hắn kể: 


Chuyện anh khu vực 

Hôm đó bọn em bắt quả tang được tay móc túi khách tây ở phiên chợ. Em lao vào khống chế thì nó vùng ra chạy mất. Khi nó chạy qua chỗ ông cụ thì bỗng nhiên người nó bật tung lên rồi ngã lộn mấy vòng và nằm im bất động. Chả thấy ông cụ động thủ động cước mà tay lưu manh gẫy cả chân. Biết ông cụ là cao thủ võ lâm em để ý tìm hiểu. Một hôm nhân dịp bầu cử em mang thẻ cử tri mò đến nhà ông cụ. Trèo núi suốt hai tiếng đồng hồ mỏi rã chân mới tới nơi. Ông cụ đi nương thuốc chưa về em bèn ngồi chờ. Đến nhập nhoạng tối đột nhiên em nghe tiếng hú như rồng ngâm sau nhà, em chạy ra thì thấy xa xa ông cụ đang khinh thân đạp lên những ngọn cây cổ thụ bay vun vút xuống núi. Hóa ra, còn có những cao nhân ẩn dật đấy anh ạ. 

Phần 3:  

Nghe tay khu vực kể tao càng tò mò, tao hẹn nó hôm sau dẫn tao lên nhà ông cụ chơi. Tiện thể thử công lực ông cụ xem lời đồn có thật hay không. Sáng sớm hôm sau, chúng tao lên đường, leo núi vòng vèo mãi cũng mò đến nhà ông cụ. Trong nhà tiếng ngáy như sấm phát ra,  đoán ông cụ đang ngủ, bọn tao đẩy cửa bước vào. Căn buồng tối mờ, cảnh tượng trong ngôi nhà làm tao đứng tim. Ông cụ đang ngủ nhưng không nằm trên giường mà đang nằm lơ lửng giữa nhà. Hai thằng bọn tao đứng ngây ra nhìn. Bỗng nhiên, tiếng ngáy im bặt rồi giọng ông cụ cất lên nhỏ nhẹ: Hai chú ra ngoài chờ lão. Bọn tao lao ra ngoài như bị ma đuổi, tim vẫn đập thình thịch trước cảnh tượng ma mị vừa rồi, trời rét mà mồ hôi tao túa ra đầy mặt. Lúc sau thì ông cụ bước ra, Ông bê theo ấm trà và mời chúng tao ra vườn uống nước. Tao thay đổi ý định thử công lực ông cụ bởi những gì vừa chứng kiến vượt quá trí tưởng tượng của con người. Tao lạy lục xin ông cụ nhận làm đệ tử. Ông cụ cười và đồng ý. Cụ nói, tao và cụ có cơ duyên.


 Hai tháng tiếp theo, tuần nào tao cũng trèo núi lên nhà ông cụ luyện tập. Hóa ra còn có một nguyên lý khác của võ thuật mà nhờ cụ giảng giải tao mới biết. Nguyên lý đó là quyền cước hay bất cứ cử động nào đều do hệ thần kinh chỉ đạo. Nếu tấn công địch thủ vào hệ thần kinh thì sẽ đạt hiệu quả tối đa. Để tấn công vào hệ thần kinh không thể dùng quyền cước thông thường mà cần phải luyện được vô hình chưởng, đó là xung điện của mình phát ra phá vỡ hệ điều khiển của đối thủ. Nghe sư huynh tôi kể tào lao tôi bật ngay: Em ngồi đây, anh phát vô hình chưởng đi. Nếu nó công hiệu em bán nhà theo anh lên núi bái sư ngay. Sư huynh tôi trầm ngâm trả lời: Tao mới học được nửa năm, Thân thể có khang kiện hơn nhưng chưa luyện được món đó. Tuy nhiên tao đã được lĩnh vô hình chưởng của sư phụ rồi. Mới có nửa thành công lực mà chân tay tao đã rũ liệt, cả ngày nằm trên gường không dậy nổi. Chúng mày cứ chờ đó, lần sau về HN tao sẽ cho chúng mày xem. Mai tao phải về rồi, tay chủ tịch huyện nghe tao kể ông cụ có bài phản lão hoàn đồng thì hắn cũng muốn lên bái sư để học món đó. Tao phải dẫn hắn lên, gì thì gì, hắn cũng là chỗ quen biết. 




Phần cuối: 


Câu chuyện của sư huynh tôi có kết thúc buồn. Anh và ông bạn chủ tịch huyện theo ông cụ luyện phản lão hoàn đồng. Kết quả tu luyện sau sáu tháng thật đáng kinh ngạc, ông cụ trẻ ra đến 10 tuổi còn sư huynh tôi và ông bạn chủ tịch sapa thì già đi trông thấy. Dưới sự hối thúc của hai đệ tử, Ông cụ đành phải lên đường sang Tây tạng tìm bí phương thần dược để giúp đệ tử hành công. Ông cụ từ biệt hai đệ tử vào một sáng mùa đông rét mướt, từ đó đến nay, gần năm năm trôi qua mà ông cụ vẫn chưa trở về. Sư huynh tôi mỗi lần nhắc lại là rưng rưng nước mắt, tiếc cho sở học dang dở thì ít mà thương ông cụ thì nhiều. Anh thường bảo tôi: Cụ có lẽ vì già yếu mà bỏ xác quê người.  



Chuyện anh Vượng 


Tôi tình cờ gặp lại anh Vượng trên bến đò Kênh vàng. Anh là người nhận ra tôi trước, còn tôi thì nhìn mãi mới nhớ ra anh. Trông anh béo tốt, nhưng già trước tuổi vớ cái đầu hói bóng. Ánh mắt anh thì khác hẳn ngày xưa, nó cứ đảo sùng sục và giảo hoạt khác hẳn với vẻ nhẫn nại và hiền lành của anh mà tôi còn lưu trong ký ức. Anh mời tôi về nhà chơi để anh em hàn huyên sau hơn hai chục năm xa cách. Tôi nhận lời ngay. Từ Kênh vàng đi dăm phút xe máy là tới. Nhà anh rộng rãi, có vườn cây ao cá và giữa nhà là một cái điện thờ to đùng. Một cô gái trẻ đang lau dọn, anh hất hàm: vợ tao đấy, kém tao 30 tuổi, nó bị câm. Rồi anh bảo: tao thôi đéo làm thầy lang nữa, tao chuyển nghề thầy cúng rồi. Vợ anh bắt gà làm cơm để anh em tôi uống rượu hàn huyên. Sau vài tuần rượu anh bắt đầu kể: Sau khi ra tù tao bán nhà đi buôn hàng cấm. Bị bắt, tao khai tông tốc đồng bọn để giữ mạng sống. Nhờ đó tao chỉ bị năm năm. Ra tù, tao ngậm tăm trốn biệt lên miền núi. Không trốn nhanh bọn nó cắt cổ. Cuộc sống lao tù làm tao già sọm, tao bèn lấy chứng minh và giấy tờ của bố tao để trốn tránh quá khứ tù tội. Cũng may, hồi đó tao chưa làm giấy khai tử cho ông cụ. Gom ít tiền, tao thuê lại nương thuốc trên Bắc hà hành nghề y để làm kế sinh nhai. Một tia sáng bỗng lóe lên trong đầu tôi: Ông cụ 80, Thầy lang, Bắc hà….Bỏ mẹ rồi, …Tôi nhìn thẳng vào mắt anh Vượng hỏi: Có một lần, trong phiên chợ, một thằng móc túi bị công an đuổi chạy gần đến anh rồi đột nhiên ngã sấp. Vụ đó anh biết không? Anh Vượng há hốc mồm ngạc nhiên. Anh trợn mắt nhìn tôi hỏi lại: Sao mày biết vụ đó? Thế là tôi kể lại câu chuyện cuả sư huynh tôi về vị cao nhân kỳ bí nọ. Câu chuyện kể xong thì anh Vượng ngã lăn ra đất cười sằng sặc: Ông cụ đó là tao đấy. Tao có định lừa đảo chúng nó đâu. Chúng nó cứ nhất mực bái tao làm sư phụ…….ặc ặc. Cái vụ thằng móc túi là do nó đá phải cái đòn gánh của tao nên ngã lộn cổ. Vụ đó tao cũng sợ lôi thôi nên chuồn gấp. Chuyện sư huynh của mày kể chả có chi tiết nào sai. Chỉ có điều…hà hà ..cũng chả có chi tiết nào đúng. Ví như bay trên ngọn cây, khinh công cái mẹ gì, tao chăng sợ dây cáp qua khe núi để tụt xuống cho nhanh, đi vòng xa bỏ mẹ. 

Tôi hỏi tiếp: Còn ngủ lơ lửng giữa nhà khiến đệ tử vãi đái là sao? Anh Vượng lại cười khà khà. Cái đó thú thật với mày là hơi có tí lừa đảo, Tao nhìn thấy chúng nó dưới chân núi, biết ngay là chúng nó lên xin học võ. Tao  bèn vào nhà xoắn cái võng lại rồi chân quấn vào đầu kia, hai tay nắm đầu dây còn lại rồi giả vờ ngáy vang. Nhà tối âm u nên bọn nó quáng gà nhìn không ra. Tôi hỏi tiếp: Thế còn vụ phát chưởng làm đệ tử liệt gường? Anh Vượng hấp háy nhìn tôi, đôi mắt ánh lên giảo hoạt. Thằng sư huynh mày định tỉ võ với tao. Nó to thế đấm phát thì bỏ mẹ, nên  tao đành phải cho nó uống bột giảo mã, uống cái đó vào nhũn mẹ tay chân ngay. Thấy tôi máy mồm định hỏi tiếp, anh chặn ngay. Chắc mày còn lấn cấn vụ phản lão hoàn đồng? Có gì đâu: Tao cứ gà tần thuốc bắc, hà thủ ô chén đều. Tiền đã có chúng nó cấp, không trẻ ra mới là lạ. Chúng nó thấy tao trẻ ra nhanh quá nên cứ sôi sùng sục. Rồi khi nghe tao phét lác chuyện linh đơn bên Tây tạng, chúng nó ấn vào tay tao mớ tiền tướng rồi bắt tao đi tìm tiên dược cho bằng được. Biết tìm đéo đâu ra bây giờ nên tao chuồn con mẹ nó vể đây, mua nhà, cưới vợ. Tôi dọa: Em biết nhà anh rồi, lần sau em dẫn sư huynh em lên chơi với sư phụ cho vui. Anh Vượng cười khà khà: Dẫn nó lên đây. Tao đang muốn dạy nốt nó tuyệt chiêu đánh vào tâm lý. 

Tôi dắt xe ra về, anh tiễn tôi ra tận ngoài đường cái, kiểu đi cùng tay cùng chân của anh của anh làm tôi lại phải hỏi câu cuối: Anh đi kiểu đéo gì mà lạ thế? Anh trả lời gọn lỏn: 15 năm trong tù, tay bị còng trước bụng, đi lâu thành quen đéo bỏ được. Hết.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ký sự Tây bắc.. ( Tiếp theo )





Truyện Thứ hai

Xe đang chạy ngon trớn, bỗng dưng chựng lại..
Một gã trung trung tuổi vẫy xe, theo kiểu lạ lùng!
Gã không đứng bên trái, cũng không bên phải. Chắn ngay giữa đường. Bác tài gân mặt đã nổi lên, rần rật. cặp lông mày trợn ngược báo hiệu trước một cơn tá hỏa..không rõ vì sao, tự dưng cặp lông mày giãn ra, những đường gân trở lại trạng thái hài hòa?
Hẳn là ông ta đang định vung ra một câu chửi rất tục, kịp dừng lại.. thôi. Cử chỉ này khiến mình chú ý đến kẻ vừa lên xe.
Hẳn đây là một “nhân” quan trọng. “Nhân” này lẳng lẳng lên xe như sự mặc nhiên phải thế, chả cần trình bày, chào hỏi với ai. Cách ăn mặc của y thật chẳng thể đoán được y là đẳng cấp, giai tầng nào trong xã hội?
Y mặc chiếc áo màu gạch non, màu áo cảnh sát giao thông vẫn mặc, cộc tay, có đủ hai túi ngực. Bên bả vai cánh tay phải có phù hiệu màu xanh chữ đỏ : “Bảo an Setu cutes”. Mình chả hiểu ngoài hai chữ tiếng việt ra, mấy chữ tiếng anh kia có ý nghĩa quái gì? ”Biểu hiệu” nhà nước hay công ty quỷ nào trang bị cho y, hay là y tự chế? Chịu!
Đang thời có nhiều nhân viên đặc biệt, “công tác ngầm”, sự chưa hiểu biết của mình và cả số đông “nhân xã” như vậy, âu cũng là sự ”phình phường”!
Nhìn kỹ khách mới lên có cái trán của người quen đeo gùi, bộ ngực thợ “kéo cưa lừa xẻ”, cánh tay có bắp của ngư dân biển. Cơ nào cơ nấy cuồn cuộn, săn chắc. Nếu là cán bộ, mình đoán tay này nếu có làm “nhiệm vụ” hay “công tác” chi đó thì chủ yếu nhờ vào hai cánh tay hơn là  nhờ vào cái đầu.
Nhất là đôi mắt một mí, bên trên vạch đậm đám lông mày dài và hơi bị rối không toát ra thông điệp nào. Chút tinh quát che phủ bên ngoài chút đờ đần giả tạo. Mình chưa từng được nhìn vào đôi mắt kiểu như thế bao giờ..
Thoảng nghĩ: “Cũng là gặp gỡ ngẫu nhiên. Trong cái thế giới “xà bì” này, sức đâu để tâm đến những chuyện dửng dưng?”
Mình quyết định không chú ý đến hành khách vừa lên.
Một hai giờ nữa, anh đường anh, tôi đường tôi. Có gì đâu để ý nhau cho thêm mệt xác, sau cuộc hành trình trong gió mưa một ngày như thế này?

Ông Triệu có riêng cái số đào hoa. Khác hẳn tôi và ông Trần. Cả xe có nhõn hai em xinh tươi lại cứ xoắn lấy ông mà chuyện. ( Các em ý hình như từng thấy ông xuất hiện trên “tàng hình” vài ba bận). Câu chuyện đang lên đến cao trào của một “ngụ ngôn mới”. Ai nấy mở hết cửa tâm hồn, cười hết cỡ miệng. Sự kiện này làm cho “Bảo an” viên nọ chú ý. Anh ta mở lời làm quen.
Ông Triệu lúc đầu còn giữ kẽ, không mặn mà lắm. Sau rồi “Bảo an viên” “bật mí”:
- Tôi vừa trong Nghệ An ra. Sắp tới có sự kiện trọng đại ở Mộc Châu, xếp lệnh cho phải khẩn trương lên đây ngay!
- Việc gì vậy? – Ông Triệu e dè hỏi, ( có lẽ một phần máu nghệ được khơi gọi?).
- Ra ông không biết có sự kiện mới sắp xảy ra ở địa phương này à?
- Không. Quả thực là tôi không biết – Ông Triệu thành thật!
Đang ngồi, “bảo an viên” lập tức đứng lên, như đang trước một cử tọa đông người:
- Tết “Độc Lập” của người Mông  tổ chức nay mai, ông không biết thật sao?
- Không biết..
Bảo an viên bèn một tràng dài. Những là đoàn nghệ sĩ do viên “Bảo vệ” gồm những ai sẽ có mặt trong ngày hội y vừa nói: “Đoàn vừa trong thành phố Hồ Chí Minh ra công diễn phục vụ lễ hội trong ba ngày góp vui cùng với đoàn Xiếc nghệ thuật của Mianma, Đoàn ca sĩ lừng danh Thái Lan và một số nghệ sĩ Hà Nội. Năm ngoái tổ chức cũng to. Mộc Châu pháo hoa bắn sáng cả vùng trời. Tiền treo giải thưởng cho những trò “vui chơi có thưởng” kể cũng vài trăm triệu.. Năm nay có khi quy mô còn hơn.”
Máu “báo” của ông Triệu được kích thích, hỏi:
-  Sơn La là tỉnh khó khăn, kinh phí đâu để tổ chức “hoành” như thế?
Viên “Bảo an”, mủm mỉm cười, vẻ bí mật:
- Cái này khó nói.. mà ông là ai? Lên đây có việc gì, hỏi nhau cứ như hỏi cung vậy?
- Tôi cũng người của “Gió bốn phương”. Trung ương mời lên Mộc Châu, không phải “địch” đâu bố trẻ ạ. Đã nói thì nói rành mạch, lấp lửng kiểu như bố trẻ nghe ấm ức lắm!
- Vậy cứ đến nơi, tìm hiểu sẽ biết. Trên xe nói không tiện, ông thông cảm!
Có tiếng chuông điện thoại. Viên nọ vội xin lỗi nghe máy..

( Còn nữa..)




Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGỒI Ở SỨ QUÁN



NGUYỄN KHÔI


Lời dẫn : Năm 1987-1988 NK tôi được sang Liên Xô học Quản lý kinh tế (thời "cải tổ"- Pê rét xtôi ca) ở Lê nin grat, nhân 1 lần lên Mat xcơ va , ghé thăm Sứ Quán ta , có đôi vần ghi lại , nay đọc lại để nhớ 1 thời gian khổ, xin chia sẻ cùng các Bạn Thơ :
Bài thơ viết cách nay 25 năm
nghe
Mọi người kháo nhau về truyện đói ở Thủ Đô
Anh Tiến (thường trực) đọc thư vợ :
-Gạo Hà Nội 800 đồng/ 1 kí
Giá cả lên như nước vỡ bờ
"Gạo sổ" mới bán tới tháng 3
Bây giờ là tháng 5.
Ăn mày đông từ Thanh Hóa ra
Từ Hà Nam Ninh lên
Số người đói chừng 7 triệu
Nạn cường hào mới ở nông thôn
như cỡ Hà Trọng Hòa (Bí thư Thanh Hóa)
chẳng thiếu.
Nguyễn Văn Linh hô hào "đổi mới"
đổi mới tư duy
tình hình này
Chắc khó chuyển đổi.
*
Một cô người Nga lấy chồng Việt Nam
đem con đến gặp Bộ phận Lãnh sự
trong giờ chính quyền
chẳng có anh nào để gặp ! ?
*
Mấy chàng Cán bộ "đi Tây" hì hục
khiêng Tủ Gương
đóng hàng về nước.
*
Có người vào
Gọi nhau đi mua Xương Lợn
1 Rúp/ 1 kg
anh Tiến nói dóng một :
-ngồi ở Liên Xô mà lo chuyện ở nhà
Tôi có 7 cháu
Xương Lợn nấu Mì ăn ngon lắm
Ở nhà đang bữa cháo bữa rau...
*
Rời Sứ Quán
xuống Mê tờ rô Cun tu rư
Lòng nặng trĩu như Anh giáo Thứ .

Mockba trưa 23-5-1988
Nguyễn Khôi

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Bí mật 30 năm


Nguyễn Quang LậpTặng anh Tống Văn Công

Phùng Quán làm bài thơ Lời mẹ dặn khi mình mới một tuổi ( 1957), mặc dù bị cấm đoán lung tung nhưng đến năm 7 tuổi mình đã biết, còn được đọc cả bài thơ, đơn giản vì ba mình rất thích bài này. Cạnh nhà mình có bác Thông  công an, hình như hồi đó bác làm trưởng hay phó ty công an tỉnh Quảng Bình, cũng rất thích bài này. 
 Khi nào hai cụ ngồi với nhau cũng đều nhắc đến Phùng Quán, Trần Dần. Có người hai cụ nói tiếng Pháp, vắng người các cụ nói tiếng Việt. Mình vẫn thường đứng ôm cột nhà hóng chuyện hai cụ. 
Ba mình nói anh đem bài này giáo dục chiến sĩ công an là tốt lắm, bác Thông gật gù, nói đúng đúng. Bác Thông nói anh đem bài này vào sách giáo khoa dạy con nít cũng rất tốt, ba mình gật gù, nói đúng đúng.
Ba mình nhìn bác Thông cười cười, nói nếu trên bảo bắt Phùng Quán, anh có bắt không. Bác Thông cười cái hậc, nói tôi chấp hành nhưng trước khi chấp hành tôi sẽ phản đối. Rồi bác thở dài, nói tôi chỉ làm được có thế thôi, khó lắm khó lắm. 
 Đó là vài câu tiếng Việt mình nghe được, nhớ đến giờ. Còn thì hai cụ toàn nói tiếng Pháp, mình chẳng hiểu gì, chỉ  lâu lâu lại nghe Phùng Quán Phùng Quản. Cái tính tò mò bẩm sinh, mình lục cho được bài thơ Lời mẹ dặn. 
Còn bé chẳng thấy hay gì, chỉ thấy đúng. Yêu ai cứ bảo là yêu/ Ghét ai cứ bảo là ghét/ Dù ai ngon ngọt nuông chiều/ Cũng không nói yêu thành ghét/  Dù ai cầm dao doạ giết/  Cũng không nói ghét thành yêu giống y chang ba mạ, cô thầy vẫn dạy, có gì đâu nhỉ ?
Sau này chơi thân với Phùng Quán, mình có kể cho anh nghe chuyện ấy, anh xuýt xoa tấm tắc khen bác Thông, nói công an mà như thế thì quá tuyệt vời. Khi đó anh mới kể bí mật mà anh đeo đuổi chẵn ba chục năm vì bài thơ này.
Nghĩ cũng hay hay, bài thơ như một chân lý hiển nhiên ấy lại làm cho thời đó xôn xao, đi đâu cũng thì thào thì thầm, như vừa phát hiện gì ghê gớm lắm. Tất nhiên bài thơ bị qui chụp là biểu tượng hai mặt, là mưu đồ đen tối của lực lượng thù địch. Từ Bích Hoàng tương một bài “Vạch thêm những hoạt động đen tối của một  số kẻ cầm đầu trong nhóm Nhân văn-Giai phẩm”  in trên Văn nghệ Quân dội số 5 ( 5/1958). Nghe thất kinh. 
Anh Quán nói thực ra mình viết Chống tham ô lãng phí với Lờì mẹ  dặn như những góp ý với Đảng thôi, vì mình nghĩ mình là chiến sĩ, mình không dám nói thật cho Đảng biết thì ai nói. Cho nên mới có câu này Trung ương Đảng ơi! /Lũ chuột mặt người chưa hết/ Đảng cần lập những đội quân trừ diệt/ Có tôi/ Đi trong hàng ngũ tiên phong! là mình nghĩ thế thật, khi đó Đảng hô một phát là mình vác súng xung phòng ngay, mưu đồ gì đâu.
Mình cười khì khì, nói mấy ông cũng dở hơi, nếu có mưu đồ ai lại dại đi nói với Đảng, làm thế hoá ra lộ thiên cơ à. Anh Quán cười cái hậc, nói thủa bé đến giờ mình cũng chẳng thấy lực lượng thù địch nào đi góp ý cho Đảng cả. Nó không chửi Đảng thì thôi, ngu gì lại đi góp ý.
Chuyện tưởng đến đó là xong, ai dè một tối ở chòi Ngắm sóng, anh rút tiền đưa mình, nói Lập đi mua cho anh chai rượu, anh kể chuyện này hay lắm. Chỉ chai rượu trắng với nhúm lạc rang, hai anh em ngồi gần sáng đêm. Anh Quán kể hồi đó phê phán chỉ trích đánh đấm anh rất nhiều, nhưng đánh đau nhất, độc nhất là bài thơ  Lời mẹ dặn- thật hay không dài 112 câu của Trúc Chi, in báoNhân dân.
Mình hỏi Trúc Chi là ai, anh nói từ từ cái đã, rồi anh ngâm nga cả bài thơ, không quên một câu nào, chứng tỏ anh đã đọc đi đọc lại bài thơ này vài trăm lần là ít trong suốt mấy chục năm qua. Hồi này hễ ai bị phê ở báo Nhân dân, dù chỉ nhắc khẽ bóng gió một câu thôi, cũng cầm chắc là đời tàn. Thế mà cả bài thơ 112 câu dài dằng dặc, chụp mũ anh không thiếu một thứ gì. 
Nào là Nó ghét chỗ thầy hiền bạn tốt/Nó yêu nơi gái điếm cao bồi/ Ghét những người đáng yêu của thiên hạ/Yêu những người đáng ghét của muôn người,/ Quen học thói gà đồng mèo mả/ Hoá ra thân chó mái chim mồi…
Nào là Theo lẽ thường: thì sét đánh không ngãChắc trên đầu có cột thu lôiNếm đường mật lưỡi không biết ngọtChắc ăn tham vị giác hỏng rồi/ Nghề bút giấy đã làm không trọn/ Dùng dao khắc đá cũng  xoàng thôi !…
Mình nói qui kết tàn bạo thế, anh không bị tù tội là may, cậu Tố Hữu có ba đầu sáu tay cũng đừng hòng giúp cháu. Anh Quán gật gù, nói đúng rồi, cho nên mình có trách Tố Hữu đâu. Đột nhiên anh nhìn thẳng vào mặt mình, nói hơn ba chục năm qua mình chỉ làm một việc là tìm cho ra Trúc Chi là ai.
Anh Quán  trầm ngâm hồi lâu, uống hết chén rượu, nói sở dĩ mình quyết tìm cho ra Trúc Chi là ai, vì đời mình tan nát cũng chính ông này chứ không ai khác.Tìm để biết ông ta là ai, rứa thôi, ngoài ra không có ý chi hết. Khi đó nhiều người cho mình dại, tìm chẳng để làm gì, nhỡ người ta biết mình đang đi tìm, có khi mình lại thiệt thân. 
Hồi đó cả nước chỉ có mỗi anh Trúc Chi làm thơ ở Hải Phòng, anh là cán bộ tập kết, thỉnh thoảng lên Hà Nội vẫn gặp Phùng Quán chuyện trò rất vui vẻ. Phùng Quán đã đi tàu về Hải Phòng hỏi cho ra nhẽ. Trúc Chi cười buồn, nói anh nghĩ tôi là hạng người nào lại đi làm mấy trò khốn nạn đó.
Phùng Quán bế tắc, đôi khi nghi người nọ người kia nhưng tóm lại là không phải. Năm 1989, tình cờ có người bạn gửi cho anh tập thơMột đôi vần của Trúc Chi do nxb Văn hoá dân tộc Việt Bắc ấn hành, trong đó in nguyên bài thơ Lời mẹ dặn- thật hay không,  lời nói đầu cho biết Trúc Chi đó là Hoàng Văn Hoan.
Bí mật ba mươi năm đã giải toả, Hoàng Văn Hoan khi đó đã cư trú chinh trị tại Trung quốc. Anh Quán cười cái hậc, nói mình muốn gặp Hoàng Văn Hoan quá nhưng không sao gặp được. Mình nói anh gặp làm cái gì, anh nói để nói một câu, một câu thôi. Mình hỏi câu gì. Anh Quán uống một hơi cán chén, vuốt râu ngâm nga, nóianh Hoan ơi… ai quen học thói gà đồng mèo mả/ ai hoá ra thân chó mái chim mồi…

Phần nhận xét hiển thị trên trang

nguoilotgach: 16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc...

nguoilotgach: 16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc...: 16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc (P2) Nguoiduatin.vn  -  11/09/2013 16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của... Phần nhận xét hiển thị trên trang