Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013
TỄU - BLOG: PHAN CHÂU TRINH VÀ 10 BI AI CỦA DÂN TỘC
TỄU - BLOG: PHAN CHÂU TRINH VÀ 10 BI AI CỦA DÂN TỘC
Phần nhận xét hiển thị trên trang
"Qua miền Tây Bắc" Ký sự tiếp theo:
..Chiều hôm trước ba anh em được đãi cơm một nhà hàng mới mở, trên con phố mình mới đến đây lần đầu. Ông nhà văn già từng qua ngành an ninh chả hiểu sao lại chọn nhà hàng này? Quán có tên rất lạ : “Mạnh Hoạch quán – Gà sạch”?
Chủ quán là một doanh nhân trẻ, có công ty “ẩm thực” liên tỉnh. Ở
tỉnh nào cũng biển hiệu đề tên như thế cả.
Giới trẻ bây giờ giỏi làm ăn, ít đọc sách chăng?
Sau này mình mới biết ý nghĩ này của mình là một sai lầm.
Lúc vào mâm anh chàng thay mặt chủ quán đến chúc rượu. Nhân tiện
mình hỏi y về chuyện này.
Chàng ta kể vanh vách “Mạnh Hoạch” là ai, từng bảy lần bị Gia Cát
Lượng bắt rồi lại tha, cuối cùng mới chịu quy thuận Lưu Bị thời Tam Quốc như
thế nào? Hóa ra anh chàng cố ý đặt tên nhà hàng như vậy, chả hiểu có dụng ý gì?
Hay là muốn học tập nghĩa cử phục quốc của Việt Vương Câu Tiễn thời Chiến quốc
xuân thu. Nếm mật nằm gai, nếm cả cứt miễn rằng được việc? Hay dở đã nhiều
người bàn. Chẳng nên “tham” luận làm chi cho thêm mệt, phải không bạn?
Lại còn cái tên đường, tên phố cũng còn lắm vấn đề. Đây là con
đường mới mở từ ngày cơi nới thị xã bé nhỏ này lên thành phố rộng rãi như ngày
hôm nay.
Đã có Lê Lợi 1 rồi, lại Lê Lợi 2, Lê Lợi 3? Chả nhẽ không còn tên
nào nữa sao, hay tiện đâu đặt đấy?
Vinh danh người anh hùng dân tộc đánh đuổi giặc Minh cứu nước rất
là nên làm. Không có nghĩa cứ “tiệm tiến” đặt tên như thế. Nó thành ra mất hay,
thêm khó quản lý hành chính địa dư. Vừa khô khan vừa khó hiểu!
Lúc ngồi trên xe mình đem thắc mắc này hỏi ông Trần. Ông vốn là
nhà giáo dạy sử, cổ kim đông tây làu làu. Lịch sử nước Nga, nước Mỹ, nước Trung
Quốc qua các thời đại như thế nào, ông rõ như lòng bàn tay.. vậy mà ông cũng chịu
chết, không hiểu ý tứ cái “dị danh” ấy ý tứ ra làm sao, vì sao mà có?
Thiếu gì tên danh nhân, anh hùng dân tộc, tên địa danh, lại lấy
cái tên quái gở của thủ lĩnh “Nam man”, từng cai quản một vùng suốt tỉnh Vân
Nam, Quảng Tây Trung quốc bây giờ để đặt tên cho một nhà hàng mới khai sinh?
Sao không đặt tên cho con đường mới, con phố mới này là “Lan Khai”?
“Nhà văn đường rừng” sinh ra ở đây, gắn
bó với quê hương mình, có những đóng góp đáng kể cho văn hóa, văn học nước nhà?
Ông giáo kiêm nhà văn lảng sang chuyện khác. Nhân nhìn thấy góc núi
sạt lở một đống đất đá choán ngang đường, ông nói:
“Mô hình Trung Quốc không
phải cái nào cũng hay cả. Thậm chí nếu áp dụng ở ta có cái sẽ có tác dụng rất
tai hại. Nhưng riêng kinh nghiệm làm đường miền núi của họ rất hay. Không hiểu
ở ta sao chưa có ai nghiên cứu, áp dụng thử?” Mình hỏi ra làm sao? Ông rằng:
“Người ta bây giờ không xẻ núi mở đường như ngày trước. Phàm là đường rừng, cứ “kẻ
chỉ”, bắc “cầu cạn”, vượt mà đi, kiểu như “Cầu vượt” của ta ở những nút giao
thông”. Mình nói: “Như vậy tốn kém lắm?”. “Tất nhiên là đầu tư ban đầu rất tốn
kém. Nhưng xét về mặt tổng thể lâu dài lại là ưu điểm, giảm chi phí hơn rất
nhiều”. Ông dẫn giải cho mình nào là giữ được môi trường không bị xâm hại. Rừng
cây chịu ít ảnh hưởng. Không có nạn sạt lở núi tắc đường. Khi duy tu và bảo
dưỡng đỡ vất vả. vv
Mình không phải là nhà đầu tư. Kiến thức về giao thông đường bộ
chỉ hạn chế trong cái khung tàm tạm của điều lệ “Giao thông đường bộ”. Nói thực
ra, chỉ là thằng mù ngắm voi, nên chẳng thể tranh luận với ông về việc này!
Còn dùng đến óc tưởng tưởng thì mình hình dung tham gia giao
thông theo cách khác. Hoặc là dùng đường hầm như con đường xuyên biển bắt chước
người Anh, người Pháp từ thế kỷ trước. Hoặc dùng đường không, cứ bay nhảy trên
mấy từng trời. Phương tiện lớn như máy bay yêu cầu cảng hàng không phức tạp
mình không nói.
Chỉ cần một kiểu xe bay cỡ nhỏ lên xuống bất kỳ chỗ nào là khắc
phục được chuyện đi lại vất vả của khách bộ hành. Ý tưởng này của mình liền bị
ông Triệu bác bỏ. Ông xuất thân từ nhà báo “chuyển” sang làm văn nên cơ chế,
chính sách luôn là cái ưu tiên hàng đầu trong ý nghĩ. Ông bảo: “Điên à? Nói như
ông nhà nước quản lý mọi mặt sẽ ra làm sao? Chưa nói đến an toàn lãnh thổ, biên
giới quốc gia. Chỉ quản lý trong nước, cơ quan chức năng làm cách nào để quản
lý xã hội khi mà vù một cái là “đương sự” cất cánh biến mất?. Chính phủ có ba
đầu sáu tay, “huyền diệu” thế đâu mà nói như vậy?
Mình bảo ông đừng có lo bò trắng răng! Nhà nước vẫn có cách quản
lý. Khi xưa xuất cảnh ra nước ngoài khó khăn là thế, bây giờ ra vào lãnh thổ dễ
hơn rất nhiều, vẫn quản lý tốt có sao đâu?
Ông lại nói: “Nhưng mờ “Khắc nhập, khắc xuất” vẫn có nơi chốn quy
định, kiểm soát vẫn duy trì được. Còn kiểu như đằng ấy nói, búa xua khắp nơi,
có mà loạn”.
Mình ngẫm cũng phải. Mà thực ra mình chưa nghĩ sâu vào chuyện
này. Thế nào chẳng có một cơ chế mới? Có cái gì sinh ra ở đời mà không có cách
khả ứng, đối phó được bao giờ đâu? Nhưng mà thôi. “Chuyện con cá dưới sông”. Có
tranh luận “Đến rằm tây đen” cũng chẳng thể kết thúc!
Đã được nửa chặng đường.
Đây đó phơi ra những hồ nước rộng hai bên đường. Hỏi lái xe anh
ta bảo “Không phải hồ của thủy điện Sơn
La. Đây là hồ chứa nước của những thủy điện nhỏ tư
nhân”.
Năm 2005 mình có lên dự khởi công thủy điện Mường La. Nhưng chưa
khi nào mình lại nghĩ có những thủy điện “mi ni” tư nhân làm như thế này.
Đúng là “nhà nước và nhân dân cùng làm” hay và tài thật!
Chuyện thủy điện lợi hại, tác động đến môi sinh, xã hội như thế
nào không phải câu chuyện bàn ở trang này. Có lẽ phải ít năm nữa mới có thể
được chứng kiến, hiểu sâu và cặn kẽ hơn!
Truyện Thứ hai
Xe đang chạy ngon trớn, bỗng dưng chựng lại..
( Còn nữa..)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
ngày, tháng, năm..
Anh bạn
chần chờ gì nữa
hãy mang tình yêu
nấu một bữa cơm
mời cô ấy
chẳng phải bác triết gia nói:
- “Hiến dâng cho người mình yêu
là hành vi cao cả”
hãy mang tình yêu
nấu một bữa cơm
mời cô ấy
chẳng phải bác triết gia nói:
- “Hiến dâng cho người mình yêu
là hành vi cao cả”
Tóc và râu nấu canh
hầm xương cho ngọt, nhất là xương ống.
Óc trắng nấu súp
thả vào hai tròng mắt lúc máu sôi.
Tai mũi họng xắt mỏng bóp chanh chua làm gỏi.
Còn cái lưỡi?
đề dành làm đồ ngọt.
hầm xương cho ngọt, nhất là xương ống.
Óc trắng nấu súp
thả vào hai tròng mắt lúc máu sôi.
Tai mũi họng xắt mỏng bóp chanh chua làm gỏi.
Còn cái lưỡi?
đề dành làm đồ ngọt.
Món chính gồm có:
1. Bíp tết: thịt ngực vừa giòn vừa mềm
quấn ruột non rồi nướng, bảo đảm như steak-bacon.
2. Thịt kho tàu: dùng mông vừa mỡ vừa nạc
luộc một trứng, còn trứng kia dùng cho món khác.
3. Bao tử hầm: độn phổi, cật, lá lách, gan
tước gân làm cước cá, cắt nhỏ bàng quang làm bào ngư.
4. Sườn nướng: sườn non sốt tủy, sườn già phết mật.
1. Bíp tết: thịt ngực vừa giòn vừa mềm
quấn ruột non rồi nướng, bảo đảm như steak-bacon.
2. Thịt kho tàu: dùng mông vừa mỡ vừa nạc
luộc một trứng, còn trứng kia dùng cho món khác.
3. Bao tử hầm: độn phổi, cật, lá lách, gan
tước gân làm cước cá, cắt nhỏ bàng quang làm bào ngư.
4. Sườn nướng: sườn non sốt tủy, sườn già phết mật.
Món phụ gồm có:
1. Chiên bơ: nhớ lột móng, không cần bột, để nguyên ngón tay ngón chân.
2. Nghiền thận làm tương chấm.
3. Lột da làm bánh tráng, cuốn ruột già chiên như chả giò.
1. Chiên bơ: nhớ lột móng, không cần bột, để nguyên ngón tay ngón chân.
2. Nghiền thận làm tương chấm.
3. Lột da làm bánh tráng, cuốn ruột già chiên như chả giò.
Món tráng miệng:
1. Đừng chiên chuối, dầu nóng dễ sinh mụn
hấp lưỡi như chuối hấp nước dừa.
2. Chè đặc biệt: khúc gân xắt hạt lựu
hầm rục với tương tư
trộn lòng trắng trứng còn lại.
Bạn hãy gọi, đây là chè tình ái.
1. Đừng chiên chuối, dầu nóng dễ sinh mụn
hấp lưỡi như chuối hấp nước dừa.
2. Chè đặc biệt: khúc gân xắt hạt lựu
hầm rục với tương tư
trộn lòng trắng trứng còn lại.
Bạn hãy gọi, đây là chè tình ái.
Em yêu
anh nhắn tin mời em bữa cơm chiều
anh sẽ thắp bạch lạp cho thêm lãng mạn
anh không nấu trái tim, dùng xay thành bột
rắc vào ngọn đèn
em không ngất ngây vì mùi hương tâm sự hay sao?
anh nhắn tin mời em bữa cơm chiều
anh sẽ thắp bạch lạp cho thêm lãng mạn
anh không nấu trái tim, dùng xay thành bột
rắc vào ngọn đèn
em không ngất ngây vì mùi hương tâm sự hay sao?
cách sinh tồn duy nhất là tự nguyền rủa mình
trước kia tôi nói với bạn
sao thơ chỉ tuyền gắt gỏng
sự im lặng mang lại nhiều nghi vấn
giờ chữ nghĩa tôi lại dày đặc nguyền rủa
nguyền rủa
kể cả bản thân tôi
kể cả dăm điều lố bịch
chìa ra
hai ngón chân giao chỉ
sự im lặng mang lại nhiều nghi vấn
giờ chữ nghĩa tôi lại dày đặc nguyền rủa
nguyền rủa
kể cả bản thân tôi
kể cả dăm điều lố bịch
chìa ra
hai ngón chân giao chỉ
dường như tôi bận rộn hơn lúc trước
hai tiếng chửi đổng lề trái
ám ảnh
làm lẹo lưỡi
những con chữ
hai tiếng chửi đổng lề trái
ám ảnh
làm lẹo lưỡi
những con chữ
không thể tin tưởng vài điều ông bà chỉ dạy
tôi lấy dao lam cắt bỏ khúc thiếu văn hóa
nó nhảy cà tưng trên lề đường
lũ văn công bồi bếp vỗ tay đôm đốp
ngôn ngữ lạ hoắc
trên những con tàu lạ hoắc
cần nghiên cứu
rồi càng ngày càng ngu
như lũ kiến
trong hàn lâm viện
cho phép
tôi lấy dao lam cắt bỏ khúc thiếu văn hóa
nó nhảy cà tưng trên lề đường
lũ văn công bồi bếp vỗ tay đôm đốp
ngôn ngữ lạ hoắc
trên những con tàu lạ hoắc
cần nghiên cứu
rồi càng ngày càng ngu
như lũ kiến
trong hàn lâm viện
cho phép
con người lúc nào cũng sống
ù lì với ước mơ
dẫu nhỏ nhoi
như nhúm đất sân sau
mỗi sớm mai ra đứng phì phèo tư duy
nhổ toẹt nhúm nước bọt khinh bỉ
cái đớn hèn
ù lì với ước mơ
dẫu nhỏ nhoi
như nhúm đất sân sau
mỗi sớm mai ra đứng phì phèo tư duy
nhổ toẹt nhúm nước bọt khinh bỉ
cái đớn hèn
viết mãi chẳng ra chữ
âm thanh chúng hệt tiếng dế khuya
trong khi đám vi khuẩn trong não cứ thúc hỏi nhuận bút
đành phải phác thảo dăm câu que củi
bừng lên ngọn lửa đun nước
pha ly cà phê
sinh tồn
âm thanh chúng hệt tiếng dế khuya
trong khi đám vi khuẩn trong não cứ thúc hỏi nhuận bút
đành phải phác thảo dăm câu que củi
bừng lên ngọn lửa đun nước
pha ly cà phê
sinh tồn
bài đã đăng của hhiếu
- cách sinh tồn duy nhất là tự nguyền rủa mình - 05.09.2013
- hành vi - 19.07.2013
- khai quật - 10.07.2013
- điển hình là... - 19.06.2013
- lẩn trốn - 31.05.2013
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đại Gia và Bầu Kiên : Chuyện vặt với chú em giữ xe, trên phố sách ở Thăng Long
Như có một trùng hợp ngẫu nhiên: vào giai đoạn Đại gia của Thiên Sơn sắp phát hành, rồi bị lệnh tạm đình chỉ phát hành, trước đó và sau đó, tôi đều lang thang ở phố sách. Bởi vậy, tựa như vô tình, mà thật ra lại tựa như hữu ý, ghi lại được bóng dáng và dư luận về nó trên đó.
1. Có cả một buổi, cùng tác giả của Đại gia đi hỏi mua Đại gia ngay ở đó, nhưng không ai biết chúng tôi (vì người trên phố sách rất lịch sự, không cần nhìn mặt khách, chỉ cần nhìn sách và nghe rõ tên sách là được). Tất nhiên, việc hỏi mua của chúng tôi chỉ là đòn gió, còn dò dư luận về nó thì chúng tôi làm thật.
2. Hôm nay, lại nhân có chút đi tìm, lại ghé qua đó. Về nhà, đã thấy "đại gia" Nguyễn Khắc Phê viết một bài về Đại gia trên trang của "đại gia" Trần Nhương. Đi đâu cũng toàn đụng đại gia cả. Đại loại, bác Phê tả rất chân thực:
"Hẳn là sẽ có bạn hỏi: “Ông đã đọc chưa mà nói vậy?” Tất nhiên là tôi đã đọc. Còn sách ở đâu ra ư? Cứ ra phố Nguyễn Xí ở Hà Nội mà hỏi ! Tiếc là không có ai “đặt bài”, chứ tôi sẵn sàng có ít nhất một ngàn chữ đánh giá về bộ tiểu thuyết này trong vài ngày chứ không cần đến 1 tháng “nghiên cứu”... Cũng buồn cho bạn đồng nghiệp Thiên Sơn, không biết đã kịp lấy được đồng nhuận bút nào chưa ? Và rồi hàng vạn bản sách in, phô-tô lậu, bạn cũng chẳng được xơ múi gì !".
3. Trở lại chuyện hôm nay, tôi kể nguyên xi, không thêm bất cứ gì vào.
Tôi vừa ghé xe máy vào một bãi, chú em ghi vé chạy ra, chưa làm gì, đã hỏi: "Anh mua Đại gia chưa ?". Tôi làm như bình thường: "À, anh đọc rồi".
Lại hỏi: "Anh đọc rồi á ?". Trả lời và hỏi móc lại: "Rồi, ông em. Thế chú mày đọc chưa". Được trả lời lại: "Em mới liếc, chưa đọc".
Bất ngờ, ông em lại hỏi: "Vì sao cuốn đó bị cấm thế anh ?". Trả lời: "Cục Xuất bản người ta bảo nó cường điệu".
Nghe thế, chú em bày tỏ: "Người ta bảo: nó viết về chuyện Bầu Kiên, nên cấm, anh à". Nghe thế, đành trả lời tạm biệt để lên hiệu sách của bà cô chú em ấy:"À, à, à".
4. Bầu Kiên chắc đọc được thông tin này, hẳn sẽ nhắn đệ tử mang vào cho ổng một bộ Đại gia, để đọc, xem có đúng là có mình trong đó không. Biết đâu, đến lúc ổng nhận "có tao ở trong đó", thì lại đến lượt các ông Bầu khác, tựa như Bầu Kiến, Bầu Kiền, Bầu Kiển, vân vân, cũng lại tranh nhau nhận. Thế thì, phố sách ắt thêm vui ! Còn ông bạn, vẫn không xơ múi gì cả !
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Đại Gia và Bầu Kiên : Chuyện vặt với chú em giữ xe, trên phố sách ở Thăng Long
Được đăng bởi Giao
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Những Ca Khúc Hay Nhất Của Khánh Ly - Trịnh Công Sơn - http://www.timgia...
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Những bài học về phép trường sinh của một người thọ 256 tuổi.
Theo truyền thuyết, ông Lý Thanh Vân (1677-1933) là một thầy thuốc Trung y, chuyên gia về thảo dược, thầy khí công và tư vấn chiến lược. Ông được cho là đã sống qua 9 đời hoàng đế trong triều đại nhà Thanh với tuổi thọ 256 năm.
Lời cáo phó của ông được đăng trên Time Magazine vào tháng 5 năm 1933, với tiêu đề “Rùa-Bồ câu-Chó”, tiết lộ bí mật trường sinh của ông Lý: “Giữ tâm tĩnh lặng, ngồi như một con rùa, đi hoạt bát như một con chim bồ câu và ngủ như một con chó.”
Theo như kể lại thì ông Lý có những thói quen khá lạ thường trong đời sống hàng ngày. Ông không uống rượu mạnh hay hút thuốc và ăn đúng bữa. Ông ăn chay và thường xuyên uống trà câu kỷ (wolfberry hoặc là goji berry).
Ông đi ngủ sớm và dậy sớm. Khi có thời gian, ông ngồi thẳng với cặp mắt nhắm lại và tay đặt lên đùi, không cử động gì trong vòng vài tiếng đồng hồ.
Vào thời gian rảnh, ông Lý chơi bài, luôn luôn cố ý thua một ít tiền đủ cho bữa ăn đối phương trong ngày đó. Bởi vì ông tốt bụng và có thái độ cao thượng, mọi người luôn muốn gần ông.
Ông Lý cả đời nghiên cứu thảo dược Trung Quốc và khám phá bí ẩn thuật trường sinh, du ngoạn qua những địa phương ở Trung Quốc và đến cả Thái Lan để tìm thuốc và trị bệnh.
Trong khi vẫn chưa chắc chắn liệu ông Lý có sống lâu như trong truyền thuyết hay không, những gì chúng ta biết về những thói quen của ông phù hợp với những nghiên cứu của khoa học hiện đại về sự trường sinh.
Nghiên cứu
Dan Buettner, tác giả cuốn “Khu vực xanh: Những bài học về việc sống thọ hơn từ những người sống thọ nhất,” nghiên cứu khoa học về sự trường sinh. Trong cuốn sách và trong một buổi nói chuyện trên TED năm 2009, ông đã khảo sát những thói quen hàng ngày của 4 cộng đồng dân cư có vị trí địa lý khác nhau.
Cả 4 nhóm này – những tín đồ thiên chúa ở California (nước Mỹ), người dân đảo Okinawa (Nhật Bản), người dân đảo Sardinia (nước Ý), người dân Costa Rica – có tỷ lệ người sống trên 100 tuổi cao hơn rất nhiều những nơi khác, hoặc họ sống thọ hơn bình thường hàng tá năm. Ông gọi những nơi mà những nhóm này sinh sống là “khu vực xanh.”
Theo như nghiên cứu của Buettner, tất cả các nhóm khu vực xanh đều ăn kiêng chủ yếu là thực vật. Nhóm tín đồ thiên chúa ở Loma Lina, California, ăn nhiều rau đậu và những loại cây được nhắc đến trong Kinh Thánh. Những du mục sống trên cao nguyên ở Sardinia ăn bánh mỳ nguyên hạt chưa lên men, phó mát từ động vật ăn cỏ và một loại rượu đặc biệt.
Buettner phát hiện rằng những bữa ăn kiêng ít calorie giúp kéo dài tuổi thọ, bằng chứng là một nhóm những người cao tuổi ở Okinawa tuân theo nguyên tắc sống của Khổng Phu Tử là ngừng ăn khi đã no 80%.
Có lẽ trà câu kỷ của ông Lý đóng vai trò thiết yếu đối với sức khoẻ của ông. Sau khi nghe câu chuyện của ông Lý, những nhà nghiên cứu y khoa từ Anh Quốc và Pháp Quốc đã tiến hành một nghiên cứu kỹ lưỡng về câu kỷ và phát hiện rằng nó có chứa một loại vitamin chưa được biết đến gọi là “Vitamin X”, còn được gọi là “vitamin đẹp”. Những thí nghiệm của họ đã khẳng định rằng câu kỷ ức chế sự tích mỡ và tăng cường tế bào gan mới, giảm lượng đường và cholesterol trong máu, và còn nhiều nữa.
Câu kỷ có tác dụng làm trẻ lại: Nó kích thích tế bào não và các tuyến nội tiết; tăng cường tiết hormone; và thải bỏ độc tố toxin tích trữ trong máu, giúp duy trì hoạt động bình thường của mô và nội tạng trong cơ thể.
Thiền định
Các khoa học gia đã phát hiện hàng loạt lợi ích từ việc thường xuyên thiền định. Các nhà khoa học thần kinh tại Trường Đại học Y khoa Massachusetts đã khảo sát 2 nhóm nhân viên kỹ thuật cao bị stress hoặc là thiền định trong 8 tuần hoặc là sinh hoạt như bình thường.
Họ phát hiện rằng những người có thiền định “cho thấy một sự chuyển biến rõ rệt trong hoạt động của thuỳ trái trước trán,” trong một bài báo trên Psychology Today năm 2003. “Sự chuyển biến tinh thần này làm giảm ảnh hưởng tiêu cực từ stress, tự kỷ nhẹ, và lo lắng. Cũng có giảm hoạt động tại vùng amygdala, nơi mà não bộ xử lý sự sợ hãi.”
Thiền định cũng giảm sự teo não do tuổi tác và tăng cường cảm xúc.
Ngoại trừ thiền định, Buettner phát hiện rằng đều đặn nghỉ giữa giờ làm tránh kích động, là một phản ứng đưa đến stress. Các tín đồ thiên chúa tại California tuân thủ nghiêm ngặt thời gian nghỉ 24 tiếng Sabbath và dành thời gian để suy ngẫm, cầu nguyện và giao lưu với nhau.
Cộng đồng
Buettner cũng phát hiện rằng cộng đồng là yếu tố rất lớn trong sự trường sinh của những nhóm dân cư ở khu vực xanh. Những người Okinawa điển hình có rất nhiều bạn thân, những người mà họ có thể chia sẻ mọi điều. Những người trên cao nguyên Sardinian có lòng tôn kính đối với người lớn tuổi mà không thể tìm thấy được trong xã hội Tây phương hiện đại. Những tín đồ thiên chúa luôn đặt gia đình lên hàng đầu.
Cảm giác có quan hệ chặt chẽ với những người bạn khoẻ mạnh và với gia đình cũng giúp một cá nhân sống một cách khoẻ mạnh.
Trong “Những người dị biệt”, Malcolm Gladwell đã khảo sát một nhóm người Ý tên là Rosetan, những người nhập cư đến khu vực phía tây Bangor, Pennsylvania. Tất cả họ đều có rất ít vấn đề về tim mạch và nói chung là sống một đời sống trường thọ và khoẻ mạnh. Sau những cuộc thí nghiệm, đã xác định được bí mật của họ không phải từ gene thậm chí là từ đồ ăn (41% bữa ăn của họ là chất béo).
Sống có mục đích
Trong những chuyến đi của mình, Buettner tình cờ phát hiện một điểm chung trong những nhóm dân cư ở khu vực xanh: Không ai có khái niệm về sự nghỉ hưu. Như vậycó nghĩa là, làm việc không ngừng giúp cơ thể dễ dàng hoạt động không ngừng.
Sống có mục đích trong những năm xế chiều là một câu thần chú của người Okinawa và người Sardinia. Trong những nhóm này, Buettner đã gặp những người đàn ông và phụ nữ sống trên 100 tuổi vẫn tiếp tục leo núi, dựng hàng rào, đánh bắt cá và chăm sóc chắt chít của họ.
Điều thú vị là, không ai trong những người sống hơn 100 tuổi này tập luyện có chủ đích giống như kiểu những người phương Tây đến phòng tập thể hình. “Họ chỉ đơn giản là sống một cuộc sống tích cực, đảm bảo hoạt động thân thể,” Buettner nói. Tất cả họ đều đi bộ, nấu nướng, tự làm công việc nhà, và nhiều người làm vườn.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)