Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Quê Choa: Nịnh thối!

Quê Choa: Nịnh thối!: Nguyễn Quang Vinh Đọc trên VTC News có bài: Lũ quét bản Khoang, hành trình trách nhiệm, tình thương viết về chuyện Bộ trưởng Bộ Giáo d... Phần nhận xét hiển thị trên trang

“CLIP SEX” DẪN ĐẾN CÁI CHẾT CỦA NGƯỜI TÌNH CŨ Wang jaesan Dancers - Aloha Oe (Goombay Dance Band) 《알로하오에》

Phần nhận xét hiển thị trên trang

PHÍA CHÂN TRỜI. MỘT CHẤM

Văn Công Hùng
mình cứ lang thang mình

          treo mình lên xà nhà
          bóng dài trên đất
          những con nhện giăng tơ bóng tối
          cơn mưa náo nhiệt ào qua

          thấy mình như một gã chiên
          nhờ người chăn như chăn kiến
          cái vòng tròn hư ảo
          suốt một đời đụng râu vào
          rồi quay lui

          con đường ổ trâu ổ gà
          vệt bánh xe nham nhở
          gù ghì như dã thú
          người với người với người song đôi

          với tay là chạm mây trời
          sự thật ngay dưới chân đụng hoài không tới
          may còn có em
          thật hơn mặt đất
          tiếng thở dài méo đêm…

          đi tìm những vùng chân lý
          gặp hỗn mang quá khứ
          mình cứ lang thang mình
          lang thang cả tầng sâu ký ức
          vọng về cơn xanh nhạt nhòa…

          còn chấm đen phía chân trời

          phía chân trời
          một chấm…
                             Pleiku 4/9/2013
         

         
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thơ NGUYỄN TRỌNG TẠO (với bản dịch Thiếu Khanh)


NHÂN DÂN

Có thể thay quan, không thay được Nhân Dân
Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc
Nhưng sự thật khó tin mà có thật
Không thể thay quan dù quan đã thành sâu! 
Quan thành dòi đục khoét cả đất đai
Vòi bạch tuộc đã ăn dần biển đảo
Đêm nằm mơ thấy biển Đông hộc máu
Những oan hồn xô dạt tận Thủ Đô
Những oan hồn chỉ còn bộ xương khô
Đi lũ lượt, đi tràn ra đại lộ
Những oan hồn vỡ đầu gãy cổ
Ôm lá cờ rách nát vẫn còn đi
Đi qua hàng rào, đi qua những đoàn xe
Đi qua nắng đi qua mưa đi qua đêm đi qua bão
Những oan hồn không sức gì cản nổi
Đi đòi lại niềm tin, đi đòi lại cuộc đời
Đòi lại những ông quan thanh liêm đã chết tự lâu rồi
Đòi lại ánh mặt trời cho tái sinh vạn vật…
Tôi tỉnh dậy thấy mặt tràn nước mắt
Nước mắt của Nhân Dân mặn chát rót vào tôi.
Ôi những ông quan không Dân trên chót vót đỉnh trời
Có nhận ra tôi đang kêu gào dưới đáy
Cả một tỷ tôi sao ông không nhìn thấy?
Vì tôi vẫn là người mà ông đã là sâu!…
23.10.2012
.

PEOPLE

Rulers can be replaced, but can’t the people
National name can be changed, but the Fatherland is irreplaceable
Yet an unbelievable truth is starkly true
That irremovable corrupt rulers is a twinge issue
Rulers have become devils to grab people’s lands
While octopus arms are depriving us of our sea and islands
The East Sea is vomiting blood in our dream
And victims-of-injustice’s souls drifting to the seat of the regime
The souls with their bare skeletons
Swarming in the streets to see no resolutions
The souls with broken necks and skulls
Holding tattered and worn flags advancing like gulls
Passing barriers, passing obstacles in many a line
Overcoming nights, hurricanes, rain or sunshine
Souls of oppressed victims brave all challenge and strife
To go and reclaim their beliefs and their life
To reclaim rulers of integrity that have died a long time ago
To reclaim the sunlight for everything to regenerate and grow
I wake up to find my face bathes in tears
These salty tears are from people’s shares
Those rulers without subjects reigning high in the sky
Are they aware that I am here to cry?
A billion ones like me here why don’t you see?
Because I am human you are insects, actually.
Rendered into English by Thiếu Khanh
6 September, 2013
Nguyễn Trọng Tạo và Thiếu Khanh tại Suối Giải Oan, Yên Tử, 1/2010
Nguyễn Trọng Tạo và Thiếu Khanh tại Suối Giải Oan, Yên Tử, 1/2010

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

"Qua miền Tây bắc" - Ký sự nhiều kì:


Truyện thứ nhất          


Mình ghét nhất là lặp lại, dù bất cứ là chuyện gì. Thế nên lần này, chuyến đi Tây Bắc, mình chọn con đường theo hướng khác. Không theo hành trình các lần trước: Hà Nội, Hòa Bình, Mai Châu..
 Ông Trần và ông Triệu lúc đầu có vẻ còn lưỡng lự, sau rồi một phần do ngại sự lúng túng khi về Hà thành nhốn nháo không quen, một phần chưa từng đến điểm tập kết, chưa biết đường đi thế nào, cũng đồng tình. Ba người sẽ qua ngả Thu Cúc, Minh Đài, ngang qua vườn quốc gia Xuân Sơn sang Phù Yên, Bắc yên.. Đỗ ở ngã ba Kò Nòi, rồi lộn xuống Châu Mộc.
Ai đã từng qua đây hẳn biết đó là con đường hiểm trở, khó đi. Phải men theo đèo Lũng Lô quanh năm mây mù che phủ. Kể cả khi tiết trời đã vào mùa hanh khô,  đỉnh đèo vẫn lãng đãng cơn mưa.
Không thể không nhắc tới mấy chục cây số quanh co đường lò xo vượt đèo Chẹn. Mấy mươi năm trước thổ phỉ, tặc khấu thường rình rập,  cướp của giết người hay xảy ra, an ninh cực kỳ không đảm bảo.
Cũng là con đường bọn maphia, ma túy, buôn gỗ lậu thường hay qua lại. Khu “tam giác đen”: Nghĩa Lộ, Yên Bái, Sơn La một thủa chính là chỗ này.
Con Đèo này còn có tên nữa gọi là đèo “Đẹn”. Người xưa kinh nghiệm rằng đàn bà con gái qua đây khó sinh nở. Đẻ con hay bị đẹn. Thai nhi khó giữ, có sinh ra hay bị “đẹn”chưa chắc đã nuôi được.  
Đường đi hàng chục cây số vẫn thưa thớt bóng người. Chỉ nhìn thấy xa xa trên sườn núi đá lờ mờ vài nóc “nhà chuồng” của người Khơ Mú, người Mông. Rất hiếm khi thấy những ngôi nhà sàn của bản người Thái đông vui, sung túc.
Vẫn là rừng đại ngàn, nhiều loại gỗ quý. Chim chóc thú rừng nhiều vô kể. Không hiếm và khó tìm. Thợ săn thỉnh thoảng vẫn bắn được hươu nai, hổ báo. Cao hổ bán còn rẻ hơn cao xương ngựa bây giờ. Còn phong lan rừng có chỗ chờm ra cả lối đi, chỉ cần ngồi trong xe, thò tay ra là  với được. Lại muôn màu muôn vẻ, “hồ điệp”, “thạch thảo”, “đuôi chồn” bảo là lan quý so với nhiều chủng loại hồi ấy chả là cái chất quái gì!
Mình có một kỷ niệm buồn mấy chục năm trước, một nghi án không hồi phân giải, một lần qua đây. Chuyến xe đặc cách xuyên qua rừng âm u vắng bóng con người. Lúc đó tâm sự vừa hoang mang vừa buồn,chẳng để ý mấy cảnh vật xung quanh. Lại lâu ngày chỉ nhớ loáng thoáng. Không có nhiều ấn tượng để so sánh. Nhưng rõ ràng cảnh vật đổi khác rất nhiều.
Không cần nhìn, nhắm mắt lại cũng biết. Tiếng xe. Tiếng phố thị. Cả tiếng hàng rong rao bán trên đường.
Mở mắt ra lại càng ngỡ ngàng. Rừng đại ngàn năm xưa hầu như hoàn toàn biến mất. Họa chăng chỉ còn sót lại vài ba đám ở những nơi chênh vênh hiểm trở, người ta không thể khai thác. Hai bên đường bạt ngàn nương ngô, bẹ đã chuyển màu vàng. Ngô miên man, tít tắp. làm như chỉ toàn ngô là ngô dưới gầm trời, lên mãi tới đỉnh non cao. Áp lực dân số tăng cao lấn át rừng.
Đã có nhiều dự án “tái cấu trúc, bảo vệ rừng” vẫn chưa thành hiện thực. Những vạt rừng trồng xem ra có vẻ ngơ ngác, lạc điệu chưa ăn nhịp với núi rừng cũ của miền tây. Người ta kể đã có đợt nhà nước phải dùng đến máy bay trực thăng rải hạt giống cây, mong phục hồi rừng vô cùng tốn kém, mà hậu quả kể như con số không.
Có một ẩn số chung cho toàn xứ sở cần giải đáp.  Đó là dân trí, dân sinh cho người dân sống dựa vào rừng. Chừng nào bài toán này chưa được giải, công cuộc tái thiết rừng bảo vệ rừng vẫn còn nan giải. Đời sống người dân còn khó khăn, người dân chưa hiểu rõ, hiểu đúng giá trị của rừng với môi trường, sinh thái, chừng đấy rừng vẫn còn lâm nguy! Muốn giữ được rừng, tái cấu trúc lại rừng, ngoài việc tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng ra, việc trước tiên là cái ăn cái mặc cho đồng bào các dân tộc. Hợp với tập quán, phong tục của họ.
Chưa bao giờ ở Việt Nam lực lượng Kiểm Lâm mục đích là nhằm bảo vệ rừng, kiểm soát và ngăn chặn nạn phá rừng được chính quy, trang bị đầy đủ như hiện nay. Hầu hết các địa bàn có rừng đều có trạm kiểm soát. Cả một hệ thống đồ sộ từ dưới lên cao, chuẩn mực và bài bản, tiêu tốn ngân sách nhà nước số tiền thuế của dân đóng góp không nhỏ. Vậy mà rừng mỗi ngày mỗi cạn kiệt, tiêu hao dần mòn. Còn chưa kể đến việc tiếp tay, bao che, chống lưng cho các việc làm sai trái của lực lượng này cho lâm tặc. Nói hết sẽ là câu chuyện buồn, khiến người ta bi quan. Nhưng cũng không thể bỏ qua, quay mặt nhìn ra chỗ khác, lẩn tránh hiện thực.
Cần có cái nhìn tỉnh táo, khách quan của người thầy thuốc. Đừng sợ đắng, sợ đau, người bệnh mới mong khỏi bệnh.
Người ta không chuẩn bị từ cái gốc, nặng lo phần ngọn. Đừng đổ tất cả lỗi lầm của “mặt trái kinh tế thị trường”, ý thức của người dân. Căn nguyên sâu xa nhất vẫn là bát cơm, manh áo, sự học của dân mà ra. “Đói thì đầu gối phải bò” Câu ngạn ngữ này cho đến thời điểm hiện nay vẫn giữ nguyên giá trị. Nhà nước có cấm đoán thế nào chăng nữa, người dân vẫn phải lo cái ăn cái mặc hàng ngày. Vẫn đốt rừng làm nương. Vẫn khai thác gỗ trái phép để lo cho con ăn học, chạy theo tiện nghi của lối sống đề cao vật chất đang là cơn sốt li bì bao trùm đời sống cộng đồng.
Chưa kể đến đám “đại gia bạch tuộc” bòn rút tài nguyên rừng mà ở tỉnh nào cũng có. Đây mới là tác nhân ghê gớm nhất, “ác tinh” nặng nề, khốn nạn nhất của rừng.
Phải tính đến chuyện giúp người ta xóa đói giảm nghèo bắt đầu bằng cách nào? Từ những việc cụ thể như thế nào? Thực ra chuyện này chỉ như thò tay vào túi áo với sự quan tâm của toàn xã hội. Nếu nó không phải từ trên trời rơi xuống, mà từ những nhu cầu bé nhỏ, thiết thực.

Mình có anh bạn quê Trạm Tấu kể cho nghe công cuộc xóa đói giảm nghèo ở quê anh. Nhà nước cấp không cho dân làng mỗi nhà một cái ti vi. Mỗi xóm một máy xay  xát giã gạo. Có nơi đầu tư cả thiết bị chạy năng lượng mặt trời!
Chuyện không thể tin được: Ti vi dân mang về vất ở góc nhà vì không có nguồn điện. Máy xát gạo chạy được đôi ba lần, bị “e” dầu không có thợ biết sửa, lại đắp chiếu bỏ đấy, người ta lại giã gạo bằng tay. Còn thiết bị năng lượng mặt trời vẫn nguyên đai, nguyên kiện như khi mới chuyển về.Thậm chí hòm bao bì đã mục nát mà chưa  có “tí điện” nào!
Lại nữa, chuyện trẻ con đi học đúng là câu chuyện “bây giờ mới kể”! Con cái đi học bố mẹ hàng tháng đến ủy ban nhân dân xã lãnh tiền, như kiểu lãnh “lương học” mà con trẻ vẫn bỏ học không chịu đến trường vì đường xá đi lại khó khăn, trường lớp sơ sài, nắng thì nóng, mưa thì dột. Nhớ nhà, nhớ cha mẹ, thiếu người làm là hiện tượng, là nỗi khổ phổ biến của con trẻ vùng cao!
Mình tin là bạn nói thật. Khi anh bảo: “Ngoài thị trấn không nói. Làng người H’Mông hầu như làng nào cũng buồn, cũng vắng. Con trai ngoài ba mươi tuổi đã lọ khọ như ông cụ vì nghiện từ ngày trước, uống rượu “thì” bây giờ. Có khách đến nhà, cứ cho chồng nó “ăn rượu”, muốn ngủ với vợ nó cũng được. Nó yếu, “bất lực” từ lâu rồi, có làm gì được đâu mà giữ?
Đàn bà người H’Mông xưa có tiếng là thương chồng, thủy chung nhất mực, mà bây giờ nhiều vợ chồng không ở với nhâu được trọn đời, trọn kiếp. Con gái mới mười ba, mười bốn tuổi đã bỏ nhà đi đâu không biết?
Vận động giải thích mãi cũng thế thôi!” ! Đúng là “Chảy máu chất gái” ở vùng cao đã trở thành vấn nạn. Mình nghĩ mà buồn cho câu chuyện của bạn, mặc dù khi kể anh vẫn hồn nhiền cười nói như chẳng có chuyện gì!
Người H’Mông ngày trước sống nhờ trồng và buôn bán cây thuốc phiện. Nhà nước cấm là chuyện đương nhiên và nhất thiết phải làm. Nhưng chuyển đổi thói quen này bằng canh tác trồng cây khác, xem ra còn lắm vấn đề.
Liệu có cần và nên bắt đầu từ con đường  đi, ánh sáng điện, trang sách học, bát cơm ăn, viên thuốc uống khi có bệnh hàng ngày?
     Những thứ mà ở thế kỷ hai mươi mốt này, không nói các nước văn minh hiện đại nữa, ngay Việt Nam mình, đâu  có còn là việc quá khó khăn??
**
 ( Còn nữa..)




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ảnh oToFun





  1. Trạm Tấu - Bắc Yên cung offroad mới


    Suối trong vắt


    Con đường bê tông nhỏ nhưng vẫn đủ để xe đi vào.


    Cầu treo cho xe tải trọng dưới 2,5 tấn




    Dòng suối với nước trong và đá cuội, một thứ xa xỉ với dân thành thị


    Suzuki Grand Vitara, lốp Extreme 31", tời Warm, ống thở Safari, khóa visai sau ARB của Vitomsau


    Toyota Land Cruiser đời 96, hai cầu cứng, lốp Extreme 33", tời tầu, ông thở tầu

  2. Biển số
    OF-2997
    Mua xe ngày
    07-01-2007
    Số km
    1,319
    Động cơ OF
    3552301 mã lực

    Mặc định

    Cảnh vật như mọi làng quê miền núi. Ruộng bậc thang


    Nhà sàn


    Ngựa


    Trẻ con


  3. ntrson  ntrson  ntrson  ntrson  ntrson  ntrson  ntrson  ntrson  ntrson  ntrson  ntrson
    Biển số
    OF-2997
    Mua xe ngày
    07-01-2007
    Số km
    1,319
    Động cơ OF
    3552301 mã lực

    Mặc định

    Điểm trường Đồng Heo,


    Tiếp tục đi lên điểm trường Làng Ca


    Cách đó khoảng 5km. Liên tục lên dốc với cao, đường hẹp không có xe ô tô đi vào, nhiều rãnh sâu do nước mưa khoét,


  4. Mặc định

    Nhìn quả đường này hãi quá , nhỏ như vậy mấy cái xe của cụ có đi đc ko ?

Băng sex Triều, web sex Anh, chữ sex Nga và clip sex Mỹ


Đào Tuấn

Chỉ vài ngay sau khi Triều tiên “xử bắn bằng súng máy” nữ ca sĩ Hyon Song-wol, đoạn “băng sex” được dùng để kết tội khiêu dâm, đã xuất hiện trên mạng Internet.

3 cô gái trẻ, mặc váy ngắn, mũ cao bồi và tươi tắn nhảy múa trên sân khấu trên nền nhạc Aloha Oe của ca sĩ người Mỹ Elvis Presley.

VietNamnet dẫn nguồn “các báo cáo từ Trung Quốc, đồng minh duy nhất của Triều Tiên, cho rằng đoạn video này là bằng chứng khiến nữ ca sĩ Hyon Song-wol và 11 nghệ sĩ khác bị kết án tử hình”.
Phản ứng từ cư dân mạng cho thấy đây là một điệu nhảy đẹp, lịch sự, thậm chí không có cả áo xuyên thấu như “sâu bít Việt” hay thả rông nhảy Gangnam style như…Bà Tưng.

Chỉ có một điều chắc chắn, nếu đó là là “băng sex” thì 3 nữ diễn viên đang cho thấy họ là những diễn viên tồi nhất thế giới!

Thế nào là sex, thế nào là khiêu dâm, hóa ra là ở cái đầu, chứ không phải từ con mắt.

Cũng liên quan đến sex, tuần rồi, Independent, tờ Nhật báo lớn nhất Anh Quốc công bố thông tin có tới 300.000 lượt truy cập vào các trang web khiêu dâm tại lưỡng viện Quốc hội Anh trong 12 tháng qua. Tần suất truy cập tới 820 lần một ngày. “Chỉ có thể tưởng tượng ra rằng là do Quốc hội đang nghe các kế hoạch của Thủ tướng Cameron về việc các nhà cung cấp nội dung Internet phải đưa ra một nút bấm sẵn để vào các địa chỉ toàn mông và ngực, và các đại biểu đã chạy vội về văn phòng họ để truy cập vào các thứ đó nhằm đánh giá mức độ “làm tổn hại tuổi thơ như thế nào”.

Thế rồi sao nữa?

“Đó là nhiều với những người thủ dâm bận bịu”, Independent bình luận. Và hết. Không có xử bắn hay buộc từ chức vì vi phạm đạo đức truyền thống tốt đẹp chẳng hạn.

Xem clip sex ở nghị viện Anh, hóa ra cũng giống như chơi bài Poker tại quốc hội Mỹ. Dẫu là rất chối tỉ, nhưng bình thường, khi clip sex được coi cũng chả khác bài poker- một loại thuần túy giải trí dù triện dấu 16+.

Điều gì sẽ xảy ra nếu có một ca sĩ nào đó bị xử bắn vì “băng sex”? Người dân, ngay cả thường trực với truyền thống bảo thủ Á đông, hẳn nhiên sẽ phản đối điều đó. Trong khi, nếu có một nghị sĩ QH xem clip sex trong các phiên họp, thì hẳn nhiên, xin mời các vị ra ngoài. Không nói nhiều.

Sex hoàn toàn không xấu. Từ thời…Stalin, Nghệ sĩ Nhân dân Xô viết Sergey Merkurov, nhà điêu khắc vĩ đại nhất của Liên bang Xô viết, người đã thiết kế nhiều tượng đài lớn lãnh tu về V. I. Lenin và Joseph Stalin, đã nhận “sứ mệnh” thiết kế một cuốn sách học 36 mẫu tự Kirin trong Tiếng Nga theo một cách thức “hấp dẫn” và “dễ tiếp thu” nhất. Cuốn sách học chữ thông qua hình minh họa của Sergey Merkurov được đặt tên là “Bảng chữ cái gợi tình Xô viết” được xuất bản năm 1931 và phổ biến đến các vùng quê Liên Xô. Mỗi chữ cái trong cuốn sách đó được cách điệu thành hình những người đàn ông, phụ nữ và cả các vị thần đang giao hoan với nhau trong đủ mọi tư thế mà con người có thể tưởng tượng ra.

Sergey Merkurov đã sử dụng những gì gần gũi với con người nhất, khiến họ thích thú nhất, để khiến việc học thuộc bảng chữ cái tiếng Nga vốn khó khăn trở thành một… hứng thú. Cuốn sách hiệu quả và hứng thú ngay cả tới hiện tại, khi đôi khi, người ta phát nhảm với những clip sex, dễ dàng tìm thấy bằng một chữ S và một cú Enter.

Chuyện thời sự, ngôi sao phim Phép thuật Alyssa Milano vừa tung một “clip sex” để kêu gọi “giúp trẻ em Syria”, những đứa trẻ đang bị ảnh hưởng bởi cuộc nội chiến đẫm máu.

Sex không bao giờ là xấu. Vấn đề chỉ ở chỗ người ta nhìn nhận thế nào giữa sexy và sex khiêu dâm khi danh giới của nó đôi khi không phải là một chữ y. Vấn đề còn ở chỗ, người ta dùng sex để làm gì.

Tác giả gửi Quê Choa
Phần nhận xét hiển thị trên trang