Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

CHỤP ẢNH CÔNG AN? Sai đúng, có được phép không?

CHỤP ẢNH CÔNG AN


Tình huống


Vào ngày thứ sáu, 9/8/2013, một nhân viên an ninh đến nhà tôi, như đã hẹn với mẹ tôi trước đó qua điện thoại, gọi là “đến chơi, nói chuyện”. Mẹ tôi không quen biết cô ấy, còn tôi thì biết nhưng lại không có nhà, nói đúng hơn, không ở Việt Nam: Tôi đang ở Bangkok (Thái Lan) để tham gia việc trao Tuyên bố 258 cho một số tổ chức quốc tế đóng tại Bangkok.


Hôm đó trời Hà Nội mưa gió, và cô ấy đã đến nhà tôi đúng hẹn. Ngoài mẹ tôi và cô nhân viên an ninh, trong nhà còn có thêm một số bạn bè của tôi, đều là blogger. Cuộc trò chuyện, tất nhiên, chủ yếu xoay quanh tôi và công việc tôi làm. Không khí hòa nhã. Tuy nhiên, giữa chừng thì thêm một blogger xuất hiện: anh Nguyễn Chí Đức. Anh giơ máy ảnh nhằm vào nhân viên an ninh, bấm “tách”.


Nhân viên an ninh tái mét mặt, nổi giận, mắng anh Chí Đức là “vô văn hoá”, tự ý chụp ảnh mà không xin phép. Mẹ tôi can, nói rằng “đây là nhà tôi kia mà”, “anh ấy thích chụp ảnh bạn anh ấy thì có sao”. Nhưng cô nhân viên an ninh vẫn cực kỳ giận dữ, to tiếng và bỏ về, sau đó gọi điện lại nói với mẹ tôi: “Nếu bác còn mời bạn bè của Đoan Trang đến nữa thì chỉ làm khổ con bác thôi”.



Ảnh: Nguyễn Chí Đức (blogger Đông Hải Long Vương)



Vấn đề


Câu hỏi đặt ra ở đây là: Hành động chụp ảnh khi chưa xin phép người được/bị chụp của anh Nguyễn Chí Đức có sai không?


Đây là câu trả lời của tôi:


Việc anh Nguyễn Chí Đức chụp ảnh nhân viên an ninh là việc không phải xin phép, và đúng luật. Bởi vì anh Đức đang ghi hình một nhân viên công quyền, nhận tiền thuế của dân để tiến hành một công vụ, cụ thể là đi làm việc với một người dân thường (công dân).


Hành động của anh Đức nằm trong phạm trù giám sát cơ quan công quyền và nhân viên công lực. Nó hợp hiến (Điều 53 Hiến pháp, “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội”), và phù hợp với tinh thần pháp luật “công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm”, “công dân có quyền giám sát nhân viên công quyền”.


Nhân viên an ninh có thể lập luận (giả định): “Nhưng tôi chỉ đến nhà bà mẹ của Đoan Trang để chơi, thăm hỏi, nói chuyện cho vui, chứ tôi không làm công vụ. Công dân Nguyễn Chí Đức chụp ảnh tôi là vi phạm Điều 31 Bộ luật Dân sự về quyền của cá nhân đối với hình ảnh”.


Câu trả lời của tôi là: Các nhân viên an ninh, công an (gọi chung là công an) lâu nay thường né tránh yếu tố “công vụ” bằng cách nói rằng họ chỉ “tiếp xúc thân tình”, “mời café, trao đổi” với “đối tượng” mà thôi, không có gì nghiêm trọng. Nhưng có 3 vấn đề ở đây:


  1. Nếu đề nghị gặp gỡ thân mật, vui vẻ, họ phải được sự đồng ý và hưởng ứng cũng vui vẻ như thế của bên kia; và câu chuyện không được liên quan tới những thông tin có thể gây bất lợi cho bên kia hoặc cho một bên thứ ba.


  1. Nếu đề nghị gặp gỡ thân mật, công an không được tự giới thiệu rằng họ là nhân viên công quyền; trong thời gian gặp, tuyệt đối không được khai thác thông tin và không được sử dụng thông tin thu được (nếu có) vào bất kỳ mục đích gì.


  1. Và, quan trọng nhất, khi được/bị công an “mời café, trao đổi”, “tiếp xúc thân tình”, công dân có quyền từ chối.


Toàn bộ thông tin đều cho thấy buổi thăm hỏi hôm đó của nhân viên an ninh chính xác là thi hành một công vụ, và do vậy, nhân viên công quyền hoàn toàn có thể bị công dân chụp ảnh và đưa lên mạng sau đó mà không được hỏi ý kiến trước.



Ảnh: AFP


Trích dẫn


“Việc thực hiện quay phim, chụp ảnh là quyền của người dân và đó là hoạt động thể hiện chức năng kiểm tra, giám sát của người dân đối với hoạt động của cơ quan công an. Do đó người dân sử dụng máy quay phim, chụp ảnh đối với công an không phải là sai phạm” (Thượng tướng Lê Thế Tiệm trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, bài đăng ngày 4/12/2010 tại: http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/414203/quay-phim-chup-anh-la-quyen-cua-dan.html)


“Khủng bố tinh thần người thân và bạn bè là "nghiệp vụ" cơ bản và quen thuộc của những viên an ninh điều tra, nhất là với những người được/bị cho là bất đồng chính kiến với chính quyền. Tiếc rằng không mấy người dân hiền lành nào biết cách đối phó với những thủ đoạn có tính chất "bụi đời chợ Lớn" nhưng khoác trên mình tấm vỏ bọc màu xanh. Đôi khi sự sợ hãi làm cho nhiều người quên mất một điều cơ bản rằng: mình liên quan gì đến việc này mà phải khai báo với mấy ông công an về chuyện của con mình, bạn mình? Hậu quả là, họ càng sợ hãi bao nhiêu, công an càng khai thác họ nhiều bấy nhiêu” (Luật gia - nhà báo Trịnh Hữu Long, tức Facebooker Trịnh Hự)



Kỳ sau: Giới hạn của hoạt động theo dõi



Phần nhận xét hiển thị trên trang

WASHINGTON DC (NV) :


- Bắc Kinh chuẩn bị bảo vệ các lợi ích cốt lõi và sẽ không đánh đổi những tuyên bố chủ quyền ở khu vực Á Châu Thái Bình Dương lấy cái gì khác.




Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc Phòng Trung quốc, đang lắng nghe một câu hỏi của báo chí khi họp báo ở Ngũ Giác Đài ngày 19/8/2013 cùng với Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel. (Hình: PAUL J. RICHARDS/AFP/Getty Images)



Tướng Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc nói ở Ngũ Giác Đài hôm Thứ Hai 19/8/2013 trong cuộc họp báo ở Ngũ Giác Đài nhân dịp ông ta tới đây thảo luận với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuc Hagel.


Trong khi Trung Quốc muốn giải quyết các tranh chấp xuyên qua “đối thoại và đàm phán, đừng có ai mơ tưởng rằng Trung Quốc sẽ đổi chác các lợi ích cốt lõi (lấy cái gì khác).”


Thường Vạn Toàn nói như vậy trong cuộc họp báo có bộ trưởng Chuck Hegel đứng bên cạnh, được báo Bloomberg tường thuật. “Đừng có ai đánh giá thấp ý chí và quyết tâm của chúng tôi trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và các quyền trên biển.”


Tướng Thường Vạn Toàn, lên thay tướng Lương Quang Liệt ở ghế Bộ trưởng Quốc Phòng, tới Mỹ lần đầu tiên.


Chiến lược của Hoa Kỳ khi chuyển hướng sự chú ý tới khu vực Á châu Thái Bình Dương qua kế hoạch điều động lực lượng quân sự với tỉ lệ nhiều hơn qua vùng này. Tướng Toàn cho rằng chiến lược đó có khuynh hướng chú trọng về quân sự nhiều hơn dù nó được dán nhãn hiệu là gồm cả trao đổi hợp tác.

“Chúng tôi cũng để ý thấy số lượng và cường độ các cuộc tập trận chung (giữa Mỹ với các đồng minh và nước thân hữu) ngày càng gia tăng.” Ông Toàn nói. “Ở một mức độ, cái loại hoạt động quân sự gia tăng chỉ làm phức tạp thêm tình hình ở khu vực”.


Thường Vạn Toàn đả kích chính sách quân sự của Hoa Kỳ mà lờ đi các hành động khiêu khích quân sự ngày càng gia tăng cả tần suất và cường độ của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Ông ta làm như thể chỉ có Bắc Kinh là muốn làm gì đe dọa, khiêu khích các nước láng giềng là tùy thích.


Bắc Kinh không ngừng đưa tàu chiến tàu ngầm, tàu hải giám, máy bay các loại đến khiêu khích nước Nhật trên biển Hoa Đông những tháng qua. Trên Biển Đông, Bắc Kinh đã thường xuyên mở các cuộc tập trận quy mô với sự tham dự của nhiều binh chủng khác nhau, từ bắn đạn thật đến đổ bộ chiếm đảo. Nhiều tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đã bị tàu tuần Trung quốc đâm chìm, bắt giữ, cướp phá, đánh đập ngư dân, thậm chí bắn cháy khi họ khai thác thủy sản gần khu vực quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền.


Năm ngoái, tàu Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam dù các hoạt động dò tìm  dầu khí nằm ở các lô trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt nam. Bắc Kinh cũng đã đụng độ với Philippines ở các khu vực biển rất gần với nước này.


Bắc Kinh ngang ngược coi cái phạm vi 80% Biển Đông trong “Lưỡi Bò” như “ao nhà” của họ dù nhiều khu vực lấn sâu vào đặc quyền kinh tế của các nước khác, theo Công Ước Quốc Tề về Luật Biển (UNCLOS).


Theo hãng tin Bloomberg, khi thảo luận với tướng Thường Vạn Toàn, ông Chuck Hagel lập lại chủ trương Mỹ không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, nhưng ông cho biết muốn thấy các nước giải quyết tranh chấp mà không bị nước nào ép buộc.


Bình luận về chuyến đi Hoa Thịnh Đốn của tướng Thường Vạn Toàn, đài truyền hình Phượng Hoàng ở Hongkong cho rằng Bắc Kinh muốn dò dẫm xem ý định của Mỹ khi “xoay trục” về Á Châu là gì, chiến lược của Mỹ trên Biển Đông và các hợp tác giữa Mỹ và Philippines sâu rộng đến đâu.


Gần đây, Hoa Kỳ và Phi Luật Tân thảo luận để Mỹ có thể cho quân đồn trú trở lại và sử dụng trở lại căn cứ hải quân và không quân tại Subic Bay mà Mỹ từng có một căn cứ quan trọng tại đây.


Những tin tức gần đây tiết lộ từ báo chí Nhật Bản cho thấy Hoa Kỳ có những chuyến bay tuần thám trên Biển Đông, theo dõi các hoạt động quân sự của Trung Quốc.


Cuộc thảo luận dự trù vào cuối tháng này giữa các nước ASEAN và Trung quốc về một bộ Quy Tắc Ứng Xử Trên Biển Đông (COC) bị bộ trưởng Ngoại giao Trung quốc Vương Nghị dội cho một gáo nước lạnh từ trước là đừng có trông đợi là nó có sớm. (TN)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phiên xử Bạc Hy Lai làm rõ nghi án che đậy giết người

Phiên tòa khai mạc lúc 8h39 sáng nay. Bà Lý Đan Vũ, vợ cũ của ông Bạc, cùng con chung của hai người, Lý Vọng Tri, tới tham dự phiên tòa, Beijing Evening News cho hay.
Tin tức về phiên tòa xét xử Bạc Hy Lai được truyền thông và người dân rất quan tâm. Nhiều người có mặt bên ngoài cổng tòa án từ sáng sớm và những nhà báo chầu chực tác nghiệp xung quanh tòa. Tờ People's Daily, báo của đảng Cộng sản Trung Quốc, sáng nay đăng tải một xã luận cho rằng những tội danh của Bạc Hy Lai là "không thể chối cãi".
Chen Youxi, luật sư nổi tiếng và là một học giả về tư pháp, vốn có quan điểm phản đối cách điều hành của Bạc ở Trùng Khánh, viết bài ca ngợi phiên tòa hôm qua. Ông Chen nói rằng tầm quan trọng của phiên tòa này vượt qua những phiên tòa nổi tiếng nhất lịch sử Trung Hoa hiện đại như vụ "Bè lũ bốn tên" hay cựu thị trưởng Bắc Kinh Trần Hy Đồng và cựu thị trưởng Thượng Hải Trần Lương Vũ.
Đoàn xe chở Bạc Hy Lai tới tòa án Trung cấp Tế Nam sáng nay. Ảnh: SCMP
"Quá trình xét xử này là xét xử thực sự, không phải vở diễn", Chen viết.
Chiều qua, tòa án công bố những lời khai của Đường Tiêu Lâm và Từ Minh, giám đốc hai tập đoàn ở Đại Liên, trong đó cáo buộc ông Bạc nhận hối lộ. Lời khai của bà Cốc Khai Lai cũng thể hiện gia đình có rất nhiều tiền. Bạc Hy Lai bác bỏ lời khai của các nhận chứng, nói lời khai của vợ là "khôi hài và nực cười", còn lời khai của giám đốc Đường như "chó điên".
Ông Bạc Hy Lai từng giữ chức bộ trưởng thương mại, thị trưởng thành phố Đại Liên, chủ tịch tỉnh Liêu Ninh. Trong thời gian giữ chức bí thư Trùng Khánh từ năm 2007-2012, ông nổi tiếng với phong trào khôi phục các bài hát cách mạng và trấn áp tội phạm rất mạnh tay. Các chính sách cứng rắn của ông nhận được sự ủng hộ của tầng lớp dân nghèo và những người thiên tả mong muốn một nhà lãnh đạo có sức thu hút.
Bạc Hy Lai từng là ủy viên Bộ Chính trị và được dự đoán thăng tiến mạnh sau đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc hồi năm ngoái. Tuy nhiên, ngay từ đầu năm, ông bị khai trừ khỏi Bộ Chính trị, mất hết các chức vụ trong đảng và chính quyền. Việc này diễn ra sau khi một trợ thủ đắc lực của Bạc, Vương Lập Quân, tố cáo ông che đậy việc vợ giết người. Bạc ra tòa với các cáo buộc tham nhũng, biển thủ và lạm quyền. Vợ của ông, bà Cốc Khai Lai, trước đó đã nhận án tử hình ân hạn hai năm, do giết một doanh nhân người Anh.
Theo Vnexpress.net

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tàu đổ bộ "Zubr" được chế tạo bất chấp sự phản đối của Nga đã rời Ucraina đến Trung Quốc




Из Крыма в Китай отправился корабль «Зубр», построенный вопреки протестам России (ФОТО) 


Аlexander Flok

Nguồn: nr2.ru

Kichbu posted on 29.04.2013

Sevastopol - Feodosia, ngày 28 tháng Tư (New Region, Alexander Flok) - Hôm nay, từ bờ biển của bán đảo Crym tàu đổ bộ chạy trên đệm khí lớp "Zubr", được xây dựng bởi Ucraina tại nhà máy "More" ở Feodosia theo hợp đồng với CHND Trung Hoa bất chấp sự phản đối của Nga đã trực chỉ đến Trung Quốc.

Theo phóng viên "New Region" đưa tin, con tàu đã được chuẩn bị cho việc khởi hành mất gần một ngày - "Zubr" sẽ được vận chuyển đến Trung Quốc bằng tàu chở hàng lớn Hansa Heavy Lift.

Theo "New Region" đưa tin, Nga trước đó đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về các hành động của Trung Quốc sao chép thiết bị quân sự của Nga và Liên Xô. Đặc biệt, tại Moscow đã phản đối các kế hoạch của Kiev chuyển giao cho Trung Quốc hồ sơ của tàu đổ bộ chạy trên đệm khí kiểu "Zubr".

Ukraina đã ký hợp đồng với Trung Quốc bán bốn tàu của dự án 12322. Ngoài các tàu này, Trung Quốc được chuyển cả toàn bộ tài liệu kỹ thuật mà nó sẽ cho phép phía Trung Quốc tự tổ chức sản xuất độc lập các phiên bản của "Zubr".

Hợp đồng quy định rằng tại Feodosia sẽ được xây dựng chỉ có hai tàu đổ bộ, và sau đó bên Ucraina sẽ chuyển tài liệu cho Trung Quốc, nơi sẽ xây dựng hai tàu đổ bộ quân sự tương tự.Không  có tàu tương tự trên thế giới, "Zubr" được chế tạo chỉ tại Feodosia và thêm ở Nga tại nhà máy đóng tàu "Almaz".

Người Trung Quốc trước khi ký kết hợp đồng với Ukraina đã tiến hành đàm phán với Nga, nhưng ở đó đã đưa ra điều kiện chặt chẽ hơn - trước tiên, xây dựng một loạt 10-15 tàu tại Liên bang Nga, và chỉ sau đó mới chuyển giao tài liệu kỹ thuật. Có lẽ đây chính là lý do tại sao Pekin đã chọn nhà máy Ukraina. Tàu đổ bộ chạy đệm không khí loại nhỏ "Zubr" được thiết kế để đổ bộ bờ biển và yểm trợ hỏa lực. Con tàu có khả năng vận chuyển ba xe tăng chính có trọng lượng lên đến 150 tấn hoặc 10 xe bọc thép và 140 binh lính đổ bộ.

Vào năm 2000, Ucraina và Nga đã bán 2 chiếc "Zubr" cho Hải quân Hy Lạp.
Новый Регион: Из Крыма в Китай отправился корабль ''Зубр'', построенный вопреки протестам России (ФОТО)Chiếc tàu đầu tiên, được Ucraina xấy dựng tại nhà máy "More" ở Feodosia cho Trung Quốc
 Новый Регион: Из Крыма в Китай отправился корабль ''Зубр'', построенный вопреки протестам России (ФОТО)
«Zubr» được xếp lên bong của tàu  vận tại cỡ lớn đến CHND Trung Hoa
 Новый Регион: Из Крыма в Китай отправился корабль ''Зубр'', построенный вопреки протестам России (ФОТО)
Tàu vận tải với "Zubr" rời bờ biển Krym
 Новый Регион: Из Крыма в Китай отправился корабль ''Зубр'', построенный вопреки протестам России (ФОТО)
Ucraina xây dựng "Zubr" cho Trung Quốc bất chấp những phản đối của Nga



Xem thêm:


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đình chỉ phát hành bộ tiểu thuyết Đại gia


Tiểu thuyết ngàn trang ĐẠI GIA của Thiên Sơn chính thức bị thu hồi

Là người cầm bút, nhà văn Thiên Sơn xem mình đã hoàn thành công việc. Quan trọng là cuốn tiểu thuyết đã được in, bằng cách này hay cách khác, nó đến với bạn đọc. Công việc của nhà văn, vì vậy, coi như xong. Từ đó trở đi, là thuộc cái ngoài nhà văn.

Sáng nay, Thiên Sơn đã bắn tin. Và bây giờ, trên Sài Gòn tiếp thị đã có tin chính thức. 

SGTT.VN - Ông Nguyễn Cảnh Bình, giám đốc công ty cổ phần sách Alpha (Alpha Books), đơn vị liên kết với NXB Lao động đầu tư in hai tập tiểu thuyết Đại gia (tác giả Thiên Sơn) vừa gửi thông báo đến các đối tác phát hành trong nước đề nghị ngưng phát hành, gỡ bỏ quảng cáo và thu hồi tác phẩm trên về kho Alpha Books.

Bìa bộ tiểu thuyết gồm hai cuốn của nhà văn Thiên Sơn.
Trước đó, công văn số 2896 / CXB – QLXB ngày 31.7.2013 do ông Chu Văn Hòa, cục trưởng cục Xuất bản ký, gửi đến NXB Lao Động và Alpha Books, đã đề nghị hai đơn vị này “đình chỉ phát hành để tổ chức thẩm định nội dung bộ tiểu thuyết Đại gia”, “chủ động đề xuất phương án xử lý đối với cuốn sách trên” và yêu cầu “có văn bản gửi về cục Xuất bản trước ngày 25.8.2013”.

Theo công văn trên, sau khi “kiểm tra nội dung” bộ tiểu thuyết Đại gia (gồm 2 tập: Tam giác vàng và Quyền lực đen), cục Xuất bản đưa ra ý kiến: “Nội dung bộ tiểu thuyết miêu tả những mối “quan hệ” làm ăn kiểu xã hội đen của một số tập đoàn kinh tế với các quan chức cấp cao của nhà nước và những thủ đoạn, mánh khóe trong công tác tổ chức cán bộ. Cùng với đó là sự tha hóa, biến chất, tham ô, tham nhũng của bộ máy quan chức các cấp từ Trung ương đến địa phương. Qua tác phẩm, người đọc thấy một “tam giác ngầm” mà ở đó, quyền lực, tiền bạc và gái gú câu kết với nhau để bòn rút của cải xã hội, làm mục rỗng đạo đức xã hội.
Việc phản ánh hiện thực xã hội và đề cập đến một số vấn đề “nhạy cảm” hiện nay với tính chất cường điệu quá mức, cùng với những nhận định, đánh giả chủ quan, một chiều của tác giả sẽ ảnh hưởng không tốt cho bạn đọc và gây bất lợi cho xã hội”.

Hai tập tiểu thuyết Đại gia của nhà văn Thiên Sơn dày hơn 1.100 trang, được in với số lượng 1.000 bản theo quyết định xuất bản của giám đốc NXB Lao động số 77/QĐLK-LĐ ngày 28.5.2013; sách in xong và nộp lưu chiểu quý 3/2013.

Theo nhận định của nhà văn Võ Thị Hảo được trích dẫn trên bìa 4 của hai tập sách: “Tác giả đã đau đớn để nhận biết, để đồng hành, để cập nhật với nỗi đau của những phận người đông đảo mà bé nhỏ, bị bóp nghẹt trong thế giới của quyền lực đen. Một khát vọng cháy bỏng muốn hành động để sự bóp méo này, ung hoại này được cắt bỏ và những vết thương lành lại”.

Tác giả Thiên Sơn, tên thật Nguyễn Xuân Hoàng, sinh năm 1972 tại Diễn Kim, Diễn Châu, Nghệ An, là hội viên Hội nhà văn VN, hiện công tác tại Tạp chí Điện Ảnh Việt Nam. Trước tiểu thuyết Đại gia, ông đã có 2 tập thơ, 2 tập truyện ngắn và 4 tiểu thuyết đã được xuất bản và từng dành giải C cuộc thi tiểu thuyết của Hội nhà văn VN (2006-2010) với tiểu thuyết Dòng sông chết.


TIN, ẢNH: NGUYỄN VINH


Phần nhận xét hiển thị trên trang


Phần nhận xét hiển thị trên trang
Phần nhận xét hiển thị trên trang