Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Bài ST blog 5 xu:

Chim Lạc là con chim gì?


Câu trả lời đúng nhất cho câu hỏi “Chim Lạc là chim gì?” chính là câu trả lời sau đây: “Chim Lạc là con chim trên mặt trống đồng nước ta”.
Câu hỏi sau đây mới là câu khó: Con chim nguyên mẫu của Chim Lạc là chim gì?
Tổ tiên chúng ta là con Rồng cháu Tiên. Rồng là con giao long, tức là con thuồng luồng, tức là con cá sấu. Con rồng trên mặt trống đồng Hòa Bình và trống đồng Phú Xuyên vẫn là con cá sấu cách điệu bò lổm ngổm. Đến Lý-Trần vẫn còn phảng phất con cá sấu. Qua đời Lê thì râu ria vẩy viếc như cá chép, bây giờ trong Hoàng Thành vẫn còn mấy con đẹp ngất ngây, chỉ tội là rồng lai tàu. Đến thời Nguyễn thì chắc là rồng rởm, đếch biết ở đâu ra. Duy có chính ông Gia Long là rồng xịn, nếu như không nói là cực xịn.
Con cá sấu chắc sống đâu đó ở đồng bằng bắc bộ, nơi các cửa sông và đầm lầy. Cũng có đầy ở chỗ sông Hồng uốn khúc mà sau này nhà Lý dời đô về.
Thuở vua Hùng rời núi xuống trung du rồi lại gần các lưu vực, con cá sấu – thuồng luồng hẳn vẫn còn nhiều lắm nên tục xăm mình không phải là thời trang anh chị mà là trang phục bắt buộc để xuống sông. Vậy nên con Chim Lạc – dòng dõi nhà Tiên, cũng mới chỉ hình thành cũng tầm tầm thời đó. Hình thành qua tín ngưỡng và truyền kỳ. Từ con sấu nâng cấp thành con Rồng. Từ vua Hùng lộn xa quá thời Thục Phán để lờ mờ thành Lạc Long Quân (đúng ra phải là Âu Cơ do phóng chiếu ngược của tiềm thức kẻ thua cuộc). Còn đất mẹ, mẫu hệ, lộn về quá khứ mơ hồ thành Âu Cơ dòng dõi nhà tiên. Nông nghiệp và thời tiết, mẫu hệ và lực lượng sản xuất, đất mẹ và mặt trời đã gây ra sự lộn xộn âm dương khi đất mẹ có ông ngoại là mặt trăng phải thờ thần mặt trời (vai đức ông chồng tỏa nắng gieo mầm sống trên đất), mới có sự ẩm ương trong ngôn ngữ lúc gọi ông trăng lúc gọi chị hằng. Ông Trăng mới là chuẩn vì ông là chồng của bà Trời.

Cả hai vật tổ đều đẻ trứng nên mới thành truyền thuyết Âu Cơ Lạc Long Quân đẻ bọc trăm trứng. Khả năng bà Âu Cơ và ông Lạc Long Quân là bịa hoàn toàn, chỉ đến vua Hùng mới có thật.
Vật tổ là con Giao Long – Cá Sấu chắc mới xuất hiện sau này khi vua Hùng và một số bộ tộc anh em đã xuống đồng bằng. Cho nên giống nòi do vua Hùng đẻ ra mới là con Rồng. Còn vật tổ là con Chim Lạc hẳn đã theo đoàn người di cư từ phương nam dọc theo dãy Trường Sơn trong suốt hành trình có lẽ kéo dài hàng trăm năm. Cho nên giống nòi mới lùi xa một thế hệ nữa và gọi là Cháu Tiên. Con chim nguyên mẫu của Chim Lạc trên mặt trống đồng, ắt phải là một con chim gần gũi và gắn bó với tổ tiên của vua Hùng trong những năm dài du canh du cư từ Nam ra Bắc, từ núi xuống đồng bằng. Cái sự di cư để bảo tồn giống nòi ấy nó ăn sâu vào trong tiềm thức để rồi sau này có hàng triệu người từ bắc vào nam năm 1954, hay hàng trăm ngàn người từ đất này bỏ nước mà đi qua tận bên kia thái bình dương. Không phải là theo Chúa vào Nam, cũng không phải khổ quá không chịu được mà cột điện cũng phải đi. Mà là bản năng di cư để bảo tồn nòi giống nó thúc đẩy. Ai đã từng đi tàu đánh cá bé như cái lá tre trên mặt biển mênh mông mới có thể hiểu được đấy chính là bản năng. Còn không, thì chỉ vài người ra đi như Papillon người tù vượt ngục, chứ không thể nào ra đi cả ngàn cả vạn con người.
Trên hình trống đồng Hòa Bình và Phú Xuyên, Chim Lạc có hai loại đứng và bay. Con Chim Lạc đứng thì rất giống con Cốc (Cò, Vạc, Bồ Nông) là mấy con chim lội nước mò tôm bắt cá. Con Chim Lạc bay thì giống rất nhiều con chim khác mà xem kỹ thì chẳng giống con gì. Vậy nên giờ người ta cũng không biết con chim Lạc bản gốc là con chim gì nữa. Đã có lúc tôi đoán Chim Lạc cùng loài với chim Ch’Rao ở Tây Nguyên. Nhưng sau này nghĩ lại con Chim Lạc mỏ dài và to thế mà hót thì người nghe toác tai, không thể nào tổ tiên của vua Hùng thờ làm vật tổ được (còn con chim Ch’rao thì nó lại hót mới đau chứ).
Chim Lạc Bay có những đặc điểm sau đây:
+ Mỏ rất dài và to
+ Đầu có mào hoặc lông gáy xù lên (kiểu teenager bôi keo xịt tóc bây giờ)
+ Đuôi cánh én rất to.
+ Chân. Có hình trên trống không thấy chân đâu. Có hình thì có chân đang duỗi ra và ngắn hơn đuôi. (Hình không có chân là vì nhìn từ dưới lên chân duỗi ra ngắn hơn đuôi và ẩn vào đuôi)
+ Kích cỡ: không rõ. Có thể bé như con sáo, có thể to như đại bàng.
+ Sống theo đàn hay một mình: Cũng không rõ. Trên trống đồng thì rõ ràng là một đàn chim Lạc nối đuôi nhau bay vòng quanh mặt trời. Nhưng rất có thể chỉ là một con được cách điệu.
+ Có di cư hay không: Không rõ nốt. Nhưng có vẻ như là có bay về tổ dưới ánh trời chiều (ngược chiều kim đồng hồ).
Chim Lạc trên Internet:
Cũng giống như ngày Giỗ Tổ hay nguồn gốc của tổ tiên chúng ta, có rất nhiều thuyết giải thích Chim Lạc gốc là con chim gì nhưng tựu trung chỉ chia làm hai nhóm: nhóm Con Cò và nhóm Con Cắt.
Thuyết Con Cò
Thuyết phổ biến nhất thì cho rằng chim Lạc là con … Cò (hehehe) với giải thích về hình dáng của Chim Lạc rất giống Cò, Vạc và đặc biệt là giống con Hạc trong Văn Miếu. Ngoài hình dáng, thuyết này dựa vào việc con cò với nông nghiệp với …vua Hùng rất là gắn bó với nhau ở đồng bằng bắc bộ nên dần dần đuợc coi là vật tổ. Mặc dù thuyết này có nhiều nhóm con, nhóm thì cho rằng chim Lạc là con Cò, nhóm thì bảo con Bồ Nông, nhóm thì bảo là con Vạc. Đại khái đều là họ nhà cò lội nước mò tôm bắt cá, chả liên quan gì đến vua Hùng cả.
Thuyết này có hai điểm sai lớn:
+ Thứ nhất là vật tổ chim Lạc chắc chắn là có trước khi vua Hùng xuống đồng bằng và làm lúa nước (trước đó có thể làm lúa nếp lúa nương rồi) cho nên con Cò là con đến sau và đi vào dân ca, chứ không thể nào đi lên mặt trống đồng được.
+ Thứ nhì (cái này mới là sai chết người): con Cò khi bay, chân nó duỗi ra dài hơn đuôi nhiều. Tức là con Cò Đứng và con Chim Lạc Đứng nhìn hao hao giống nhau. Nhưng con Cò Bay thì cái chân nó duỗi dài ra khác hẳn con Chim Lạc Bay
Và một điểm sai nhỏ:
+ Trong Bộ Cò/Hạc thực ra chỉ có con Diệc là có cái bờm tóc ở gáy, các con khác nhẵn thín. Ngoài ra bộ Bồ Nông thì chân còn có màng.
(Mọi người có thể tìm tài liệu, ảnh về con Cò, Vạc, Bồ Nông, phân bộ khoa học (pháp danh) là Ciconiiformes)
Thuyết Con CắtThuyết phổ biến thứ nhì là cho rằng Chim Lạc là bộ chim săn mồi (chim ưng, chim cắt, chim ó biển). Nói chung ai cũng khoái tổ tiên nhà mình là một con dữ tợn như vậy cho giống Hoa Kỳ hehehe. Tuy nhiên các con chim cắt, ưng, đại bàng đều có mỏ khoằm và ngắn. Sai hẳn so với cái mỏ dài ngoằng của Chim Lạc.
Trong thuyết này còn có ông đi tìm thấy con chim Lạc của tổ tiên ta ở … trong Văn Miếu thờ Khổng Tử.
(Mọi người có thể tìm tài liệu, ảnh về chim cắt chim ưng ở bộ Falconiformes)Thế con Chim Lạc giống con gì nhất? Với các đặc điểm trên trống đồng (trừ kích thước) thì chim Lạc giống con chim … Gõ Kiến (Woodpecker) nhất. Nghe thì buồn cười, nhưng con Chim Lạc cực kỳ giống một loài Gõ Kiến lưng đỏ và có sừng mào tên là Ivory-billed Woodpecker. Nhưng con này sống ở Hoa Kỳ và Cuba.
Con thứ nhì giống chim Lạc là con Gõ Kiến Lưng Lửa tên là Greater Flameback sống ở rừng rậm Đông Nam Á.
Con Gõ Kiến có loài sống cô độc, có loài sống theo đàn, cũng có loài di cư. Chúng cũng có tổ và chiều chiều bay về sau một ngày kiếm mồi ăn. Cách chúng dùng mỏ có lẽ đã gợi cho tổ tiên của vua Hùng cách làm rìu để đi săn và dùng giáo nhọn để chọc lỗ gieo hạt; nên hình người trên trống đồng hoặc là cầm giáo có mũi chĩa xuống, hoặc là cầm rìu lưỡi dài như mỏ chim gõ kiến.
Vậy là Gõ Kiến giống Chim Lạc nhất. Nhưng Chim Lạc có phải là Gõ Kiến không thì đúng là bó tay. Nếu đúng thì cũng rất hay bởi nó cho thấy tổ tiên chúng ta là dân sơn cước chăm chỉ làm nương rẫy hơn là săn bắn thú rừng.
Có ai tự hỏi cái tên Gõ Kiến có từ bao giờ không? Chắc chắn tên này có khi chúng ta biết rằng con chim Gõ Kiến nó dùng mỏ và lưỡi để bắt kiến. Khi nào chúng ta biết việc này? À, có khi rất gần đây. Thậm chí cực kỳ gần, sau khi người Pháp đến Đông Dương nữa kìa.
Còn có ai tự hỏi về cái khăn mỏ rìu không? Khăn mỏ rìu là chỉ hình thức chít khăn đội đầu của người nông dân đi làm đồng, xa hơn nữa là của người tiều phu, và xa hơn nữa là của những người thợ săn du cư. Cái thắt nút và “mỏ rìu” rũ xuống có giống đầu và mỏ con chim Lạc không? Quá giống. Tại sao “rìu” là một từ cổ thuần Việt lại dính đến dụng cụ lao động (lưỡi rìu) và khăn chít đầu vừa là để tóc dài không xõa ra khi đi rừng, vừa là để che nắng khi làm ruộng. Hẳn trước đó tổ tiên chúng ta thấy trong thiên nhiên một loài chim có cái mỏ như vậy rồi từ đó gọi “chim rìu” hằng ngày bổ củi (bắt kiến), rồi đến “lưỡi rìu” bằng đá bằng đồng, rồi đến “khăn mỏ rìu” chít ngang tai. Hay Chim Lạc là Chim Rìu. Còn Chim Rìu biết đâu là chim Gõ Kiến???
(Comment bên Blog của Huy Minh vẫn nhiều người nói rằng Chim Lạc là hình ảnh lúa nước đồng bằng Bắc Bộ Cò Lả bay ra bay vô. Cái hồi đúc trống đồng, làm gì đã có đồng bằng ruộng lúa nước đủ rộng để chim cò bay ra bay vào hả các ông. Lúc đó ruộng của Vua Hùng may ra bằng cái ruộng lúa nương trên miền núi bây giờ. Vả lại con Chim Lạc nó hình thành từ quá khứ của Vua Hùng, thì mới đủ tư cách lên mặt trống rồi lượn quanh mặt trời hoành tráng vậy chứ.)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Truyện ngắn của Ngố:

NGƯỜI TA

Mới chiều hôm trước, còn nóng như mùa hè. Nửa đêm gió ào ào, sáng hôm sau đã rét tê tái, mưa phùn giăng kín mặt sông. A.J định đi một việc đành phải hoãn. Cũng chả có gì quan trọng. Con người tự do như anh muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm. Chả ảnh hưởng đến bố con thằng nào. Nếu nó không làm “ảnh hưởng” cái dạ dày đều không quan trọng cả. Các thứ khác xem ra bây giờ không còn cần thiết cho lắm và chả có chuyện gì đáng gọi là quan trọng!
Mưa gió thế này chỉ để đi thăm xã giao một người bạn.. bây giờ không phải lúc. Anh đã qua cái thời sôi nổi, thích tụ tập bạn hữu, đàn ca sáo thổi lâu rồi.
Mà thời bây giờ còn mấy ai còn thích bạn bè hữu hảo như xưa?  Chẳng qua buồn buồn con chuồn chuồn, muốn đổi gió một tí, mà gió mưa thế này liệu có cần thiết đổi hay không?
       Đứng trong nhà mà không muốn cởi giày. Sàn nhà lạnh buốt như mặt băng. Nếu khá giả anh đã lót thảm, hoặc nhờ người cậy mẹ lớp đá để ốp gỗ rồi.
Đầu không chằng, chân không rễ, được như này là may lắm. Trời vẫn cho đủ bát ăn. Có lúc hứng lên còn có, cho kẻ khó hơn mình một tí gọi là chia sẻ tình con người với nhau. Bì sao được với đám “đại gia” vẫn gọi anh là “bạn’? Đám ấy tiền kho, bạc đống sẵn sàng cúng tiến đền chùa bạc tỷ. Hy vọng ở Trời Phật phước đức về sau được vững bền. Nhưng cho bạn thủa hàn vi cây bút viết chả đáng bao tiền thì đi đâu cũng kể. Thậm chí còn cho người viết thành sách để kể ân sâu! Đó là thứ tình cảm chi li, nâng lên đặt xuống, bần tiện của kẻ “giàu có vẻ giả dối” bề ngoài.
        Thực ra A.J không biết gọi tên đúng của loại quan hệ ấy là gì? Nó là loài voi đặc biệt, khi cần có thể chui qua một lỗ kim!
Như cái “thời tiết” này. Gọi “thời tiết” mà không phải thời tiết. Nếu đúng “thời”, đúng “tiết” thì đâu có cái kiểu khí hậu quái đản như này? ..

Đang linh ta linh tinh nghĩ như thế, chợt xuất hiện bóng người áo tơi lá lòe xòe, nón mê đứng ngay trước cửa nhà. Người đi đường đụng mưa? Ăn mày gõ cửa? Hay hàng xóm buồn tình mưa gió sang chơi?.. Đều không phải. Cái dáng lom lom như thế có lẽ thuộc nhóm người yếu thế, nhưng chưa tới nỗi phải đi ăn mày.
Cũng không phải hàng xóm nhà anh. Quanh đây toàn bọn béo tốt, ăn lắm của giời và đang lo phát phì..Làm gì có ai tong teo, dúm dó thế kia?
Con chó Bon mất nết lao ra sủa. Đúng là loại chó má, “khinh người”, coi thường và không ưa kẻ nghèo hèn.
Anh đánh cho nó bao nhiêu lần rồi mà vẫn không chừa, vẫn mắc tật ấy.
Thấy người trắng trẻo, ăn diện thơm tho, chả cứ quen hay lạ là vẫy đuôi ngoe nguẩy, ngoe nguẩy.
Nhất là khi mấy ông mấy bà “chức sắc” tới thăm “gia đình có công với nước” lâu lâu Thể hiện sự quan tâm, đánh cái xe bóng lộn đến chơi.
( Bố anh hy sinh thời chống Pháp, chứ cứ như A.J này nào có công trạng gì? )
Bon ta được dịp liếm mép, uốn éo ngoe nguẩy cầu thân. Đúng là giống chó, đâu cần biết thế nào là liêm sỉ, là xấu hổ, thấy sang bắt quàng làm họ! Giống y như một vài kẻ “người”. Không khác cô ả “thư kí” nhà bên dưới đây một quãng, cũng có hơn gì con chó ngu của mình đâu? Anh nào có tiền có quyền nó mắt la mày lém, xoắn xít làm quen ngay, quen cho kì được mới chịu thôi!
Chẳng nhẽ loài, giống nào dưới gầm trời này, cũng phân ra vài ba loại như thế cả hay sao? Nghĩ mà buồn chan chứa trong lòng!
Lại nói đến con chó của A.J. Nếu nó không được cái nết kéo lại là rất dị ứng với bọn nghiện, bọn cờ bạc đêm đêm thấp thoáng trên đường, anh đã cho nó “đi” hầu các cụ nhà nó rồi!
Những lúc như này, nó làm A.J bối rối. Nhỡ chó cắn người ta, là họa đến, chưa biết chừng? 
Người gìa nua kia cứ luống cuống nép vào bên mép cửa. Cửa nhà anh chứ có phải cửa phủ, cửa quan đâu mà e dè nhỉ? Nghĩ mà thương, lại "buồn hết các cơ quan đoàn thể", buồn đến tận gót chân!
Tưởng ai, hóa ra bà cụ Mận, người cùng quê với A.J. Gần tám mươi tuổi rồi, rét mướt mưa gió thế này có việc gì lội bộ, không có con cháu đưa đi?


( Còn nữa..)



Phần nhận xét hiển thị trên trang

TỰ ĂN THỊT MÌNH, CŨNG CHỈ CÓ GIỚI HẠN


 Đối phó với giá xăng, xe máy 50 cm3 đã trở thành một ưu tiên lựa chọn.

Đối phó với bão giá, trong đó có “giá bão”, người ta ăn mì tôm ở nhà thay cho bát phở sáng.

Nhưng tự thắt, tự ăn thịt mình cũng chỉ có giới hạn.

“Tôi xin nói thành thật, cứ mỗi lần đặt vấn đề điều chỉnh tăng giá điện thì đều có tâm trạng rất khó tả. Một mặt thực tâm không muốn tăng giá điện bởi biết rằng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, đời sống nhân dân. Nhưng không thể không tăng bởi hiện giá điện đang thấp hơn so với giá kinh doanh, ngành điện thì lỗ…” - Đây là những lời tâm sự của Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, trước câu hỏi “chỉ trong 3 tuần cả giá điện và xăng dầu cùng tăng (dù chúng) là hai mặt hàng thiết yếu tác động rất lớn đến đời sống kinh tế”.

Và là câu trả lời trước ống kính truyền hình.

Phải nói ngay, ai ngồi chiếc ghế bộ trưởng Công thương bây giờ cũng khó có thể nói khác, về một tâm trạng khó tả, khi một bên là giá bán điện rẻ đến mức lợi thế thu hút đầu tư chỉ còn là sự bù lỗ và sự khó khăn, “đau lòng” của một ngành mà lương bình quân chỉ 7,3 triệu.

Và một bên là quảng đại quần chúng nhân dân đang trần mình trước bão giá.

Bộ trưởng có thể “khó tả” tâm trạng của mình, giữa một bên là sự thông cảm với người dân, và một bên là trách nhiệm của một vị Bộ trưởng, nhưng người dân thì biết rõ cảm xúc của mình.

Không phải là “tâm trạng khó tả” của một vị Bộ trưởng, mà là tâm trạng “không nói được thành lời” khi phải đo túi tiền trước bão giá, khi phải trách nhiệm bằng túi tiền ngày càng bọt bèo, trước những đứa trẻ con, trước gia đình và trước chính bản thân.

Nỗi bức xúc trước giá sữa đã tăng tới lần thứ 5 trong chỉ hơn nửa năm.

Sự phẫn uất trước “giá bão”, khi mà lương thực, thực phẩm tăng 400-500% chỉ vì một cơn bão.

Sự chán nản khi giá xăng chỉ cần chưa đầy 30 ngày để lập kỷ lục của kỷ lục.

Và, 24 tiếng sau khi ngành điện “chốt công tơ” với giá điện mới, và trong đúng ngày mà Bộ trưởng nói về “tâm trạng khó tả”, người dân lại được nghe lời than vãn của các DN xăng dầu.

Tất nhiên, là lại lỗ.

Và sau lỗ, có lẽ sẽ lại có một câu trả lời về một tâm trạng khó tả.

Nhiệm vụ của Bộ trưởng, của một "Tư lệnh ngành" là phải tính đến sự hợp lý của giá cả mỗi mặt hàng chiến lược.

Nhưng sự hợp lý đó, phải được tính toán trên sức dân, trên sự chịu đựng, và cả tâm trạng xã hội, một vấn đề thuộc phạm trù lòng dân, chứ không phải, không bao giờ chỉ là tính toán trên việc lỗ lãi lạnh lùng thuần túy kinh tế.

Đối phó với giá xăng, xe máy 50 cm3 đã trở thành một ưu tiên lựa chọn.

Đối phó với bão giá, trong đó có “giá bão”, người ta ăn mì tôm ở nhà thay cho bát phở sáng.

Nhưng tự thắt, tự ăn thịt mình cũng chỉ có giới hạn.

“Tôi nghĩ rằng khi người dân hiểu được sẽ rất thông cảm”- Bộ trưởng Hoàng bảo thế.

Nhưng người dân muốn thông cảm trước hết cũng cần được thông cảm.

Bởi có lẽ, chỉ khi thực sự hiểu và thông cảm cho tâm trạng của người dân, Bộ trưởng mới có thể tả chính xác cảm xúc của mình khi gật hay lắc với giá điện, giá xăng, giá sữa… những mặt hàng thiết yếu, đầu vào, thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương, những loại giá đang tăng “quá tả” so với tấm lưng còng của người dân.
--------------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại, không phải nguyên bản của tác giả.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trang phục cổ Việt Nam

Nhà nghiên cứu trẻ Trần Quang Đức đã dành thời gian hơn 3 năm để nghiên cứu chuyên sâu về trang phục cổ Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỷ X- thế kỷ XIX và hoàn thành cuốn sách Ngàn năm áo mũ. 


Thông qua rất nhiều bức vẽ cổ và tư liệu nghiên cứu của một số quốc gia châu Á, cũng như những tư liệu ít ỏi tại Việt Nam còn sót lại, trang phục của người Việt trong các giai đoạn Lý, Trần, Lê, Nguyễn… đã bước đầu được hệ thống lại và phục dựng để “lấp đầy” khoảng trống thông tin về lĩnh vực này.
1
Trang phục Cổn Miện thời Lý, Trần được phục dựng theo phù điêu cổ  Ngô thị gia bi
2
Từ trên xuống: Long bào triều Lê Trung Hưng, Long bào triều Nguyễn và Mãng bào của chúa Nguyễn (thời Trịnh Nguyễn phân tranh)
3
 Trang phục của các vương công triều Nguyễn
4
Lính Giao chỉ vẽ năm 1960 (một tác giả nước ngoài) và lính cầm cờ dắt ngựa thời Lê (một tác phẩm được lưu tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam).
5
Áo cổ tròn bốn vạt và dép quai ngang, được sử dụng trong tầng lớp trung lưu  thời Nguyễn (ảnh phục dựng lại)
6
Mệnh phụ Việt Nam thời Lê với áo trực lĩnh màu lục, và áo cổ tròn có váy quây bên ngoài
7
Theo nghiên cứu của Trần Quang Đức, trong thời gian Trịnh Nguyễn phân tranh, mốt “quấn khăn” đã ra đời tại Đàng Trong và trở thành tiền thân cho việc đội khăn xếp sau này. Trong ảnh là Lính Đàng Trong năm 1793 (một tác giả nước ngoài). Khăn quấn trên đầu một cách rất “tự phát”
7b
và chân dung một viên quan nhỏ tại vịnh Đà Nẵng thời Đàng Trong (tranh của một tác giả nước ngoài)
7c
Trang phục của người Việt xứ Đàng Trong (tranh của một tác giả nước ngoài)
8
 Trang phục của vua Trần Anh Tông trong tranh cổ Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ
9
Mũ của tụng quan thời Trần, thể hiện trong tranh cổ Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ
10
Theo nghiên cứu của Trần Quang Đức, đã có một thời gian dài, người VN cắt tóc ngắn hoặc cạo trọc phần trước trán và sau gáy. Bởi vậy, khi đô hộ Việt Nam vào thế kỉ XIV, nhà Minh đã có sắc lệnh cấm để tóc như vậy. Trong ảnh là cảnh người Việt cắt tóc ngắn, đi chân đất, khiêng võng cho Phật hoàng Trần Nhân Tông trong tranh cổ Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ.
11
Quan văn, quan võ An Nam trong một tác phẩm của sứ thần Triều Tiên
12
Quan lại An Nam mặc thường phục năm 1751, qua 3 dị bản khác nhau của bức tranh Hoàng Thanh chức cống đồ
13
Trang phục của chúa Trịnh Sâm với chiếc mũ Tam Sơn, được phục dựng từ bức tượng đặt tại chùa Kim Liên, Hà Nội
14
Sự khác nhau giữa trang phục của người Đàng Ngoài (bên trái) và Đàng Trong (bên phải). Tranh của một tác giả nước ngoài
15
Áo giao lĩnh được sử dụng trong thời Lê Trung Hưng. Bên phải là một số chiếc áo được khai quật tại vườn đào Nhật Tân trước đây. (Ảnh do GS Nguyễn Lân Cường cung cấp)
16
Tranh vẽ chúa Nguyễn Phúc Thuần (thế kỉ 17) được lưu lại trong nhà thờ Quốc Uy Công tại Huế
17
Chân dung tham tụng Nguyễn Quý Đức, tranh vẽ thời Lê Trung Hưng
18
Trang phục Cổn Miện của vua Khải Định.Tuy nhiên, thay vì thắt Tắt tế ở phía trước, ông lại thắt Đại Thụ (vốn là một phục sức để che phía sau) như tranh phục dựng bên phải. Phải chăng đây là một trong những kiểu ăn vận “không hợp thời” của Khải Định, mà các tư liệu cũ đã ghi lại khá nhiều lời công kích?


Phần nhận xét hiển thị trên trang

LÁ DIÊU BÔNG - Chiêu độc của HOÀNG CẦM


NGUYỄN KHÔI
              Tiểu luận
Theo nhà thơ Hoàng Hưng ( VN Lagi & Talawas ngày 19-09-2010) thì: Nhà thơ Hòang Cầm viết tập thơ " về Kinh Bắc" từ 1959 -8 / 1982, chủ yếu lưu truyền bằng chép tay ( ngoài luồng)- đây là một sự kiện " hậu Nhân văn- Giai Phẩm", trong đó bộ 3 " cây-lá- quả"( cây tam cúc-lá Diêu bông- quả vườn ổi) là nổi bật nhất " vì chúng được ( giới Văn nghệ) xì xầm diễn giải như một lời oán trách của " Em" ( văn nghệ sĩ) với " chị" ( Đảng) .. đại khái là " Em" yêu "chị" , nhưng "chị" đã lừa "Em" , cho "Em'' ăn toàn "quả rụng", rồi bỏ mặc "Em" bơ vơ để đi lấy chồng .Theo Hoàng Cầm kể, 1974 Công An Hà Nội có kêu tác giả lên răn đe về việc lưu truyền những bài thơ "có nội dung xấu ấy" ... Hoàng Cầm phải ngưng... hậu quả vụ án " về Kinh Bắc" là : - Hoàng Cầm bị đi tù 16 tháng - Hoàng Hưng vì xin được , có trong tay mấy bài thơ trên nên bị đi tù 39 tháng - Nam Dao ( Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng) - Việt kiều yêu nước Canada bị "cấm cửa" không được về Việt Nam trong 20 năm . Sau" Đổi mới" ( 1986) mãi tới 1994 "Về Kinh Bắc" mới được NXB VH in bằng loại giấy xấu.
LÁ DIÊU BÔNG
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võngChị thơ thẩn đi tìmĐồng chiềucuống rạChị bảoĐứa nào tìm được Lá Diêu BôngTừ nay ta gọi là chồngHai ngày Em tìm thấy láChị chau màyđâu phải Lá Diêu BôngMùa đông sau Em tìm thấy láChị lắc đầutrông nắng vãn bên sôngNgày cưới ChịEm tim thấy láChị cười xe chỉ ấm trôn kimChị ba conEm tìm thấy láXòe tay phủ mặt Chi không nhìnTừ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
Đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu Bông hời...
... Ới Diêu Bông... !
BÌNH : Bài này có 2 cách hiểu:
1-Theo kiểu ngây thơ, coi đây là một bài thơ tình thứ thiệt, là một khúc hồi tưởng ( viết trong một cơn mơ " vô thức" mà "Thần Linh đọc Diêu Bông, tôi chép Diêu Bông, thế thôi.) Đó là mối tình đơn phương của cậu bé 12 tuổi (HC) với Chị Vinh ( 20 tuổi) ở ga Việt Yên, Bắc Giang thời trước 1945 ... một thứ tinh yêu đơn phương của một chú bé ngây thơ huyễn tưởng với một bà Chị sành sỏi " tung ra cái Lá Diêu Bông ( ảo huyền) "dứ " trêu chú bé ngây ngốc?
Bài thơ mở đầu bằng " Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng" là Thi Sỹ đã lấy cái địa danh( quê Vua Lý ) với cái Váy lưới Chai của gái Đình Bảng nổi tiếng thời bấy giờ để tạo sức hút ( gây ấn tượng)... tiếp theo là Tác giả tung ra cái Lá Diêu Bông ( lá Trời , huyền ảo, sắc sắc không không như một phép thần thông của" Chị" bủa vây giăng lưới "bẫy" Chú "Em" ngây thơ chạy theo mối tình hư ảo vô vọng...
Thủ pháp "Váy Đình Bảng/ Lá Diêu Bông" quả thực là LINH NGHIỆM đã mê hoặc bao lớp độc giả say thơ Hoàng Cầm... Để rồi có Nhạc sỹ phổ thơ Lá Diêu Bông, Cô Nàng Sài Gòn mở " Quán Diêu Bông" như một tình thơ đẹp thu hút rung động bao con tim, trí tưởng tượng của một thời "gió quê vi vút gọi ..."
2) Hiểu theo cách : Thơ "ẩn dụ" , cái thâm nho của Thi sỹ (con nhà chữ nghĩa người làng Hồ- xứ Kinh Bắc) mượn truyện tình (bịa) để nói truyên Đời của một thời sau vụ NV-GP... Để ai đó tự suy diễn mà chia sẻ nỗi đau với tác giả.
VỀ NGHỆ THUẬT bài thơ : Đây là nghệ thuật bậc thầy. Thi Sỹ Hoàng Cầm tạo ra hình tượng thơ "Lá Diêu Bông" huyền ảo gây mê hoặc lòng người:- yêu(tình) thì rất tình mà đau ( hờn đời) thì thấm tới cõi Thần Linh ma quái... Phải có một hồn thơ siêu viêt, một bút pháp kỳ tài (như viết trong mơ, nỗi đau tình, đau đời,ẩn hiện trong nhau, chữ ít ý nhiều - kể cả đầy ẩn ý ...
Về ngôn từ: Thi Sỹ dùng cách nói của người Kinh Bắc rất Quan họ như: Trông nắng vãn bên sông (lưu ý tử VÃN) , xe chỉ ấm trôn kim, xòe tay phủ mặt... rất dân gian mà cũng rất Hàn lâm ; Tất cả ý tứ chữ nghĩa quyện vào nhau để Lá Diêu Bông còn mãi với Đời .
Tóm lại : Bài thơ Lá Diêu Bông nằm trong tập thơ liên hoàn Về Kinh Bắc là "một lâu đài tráng lệ với không gian văn hóa cổ kính hòa trộn với tâm linh hiện đâị , những ẩn ức về thân phận con người cùng khát vọng sống của nó- qua phía âm bản của thơ ta thấy được tiếng kêu bi thương thầm thĩ của người nghệ sỹ tài hoa đầy tính nhân văn, sự ám ảnh về thân phận con người nghệ sỹ trí thức, nỗi thất vọng to lớn giữa lý hưởng và hiện thực cuộc sống của một thế hệ văn nghệ sỹ .Theo thiển ý của NK thì có lẽ sau Tây Tiến ( Quang Dũng) thì Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm là một trong những đỉnh cao trên thi đàn Việt Nam hiện đại. Sáng tác Lá Diêu Bông là Hoàng Cầm muốn gửi một thông điệp đến bạn đọc để giãi bày cái đau tình, đau đời mà Thi Sỹ ẩn nhẫn câm nín bao ngày không nói ra được.
"Lá Diêu Bông" là một bài thơ "thần khẩu hại xác phàm" thời nay, nó rất định mệnh- rất ĐỘC- ai nặng tình vướng phải nó ( ở một thời chưa Đổi mới mở cửa) thì đều chuốc lấy TAI HỌA ! Này đã qua 50 năm , mấy nhân vật chính đã đi vào thiên cổ...thế mà nghe chuyện cũ (đọc) lại vẫn thấy sởn tóc gáy :
Diêu Bông hời ...
Ới Diêu Bông ...
Góc Thành Nam Hà Nội 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bộ ảnh ‘nhà tù 5 sao cho quan tham' gây chấn động Trung Quốc


Một bộ ảnh được cư dân mạng Trung Quốc cho là của một nhà tù ‘tiêu chuẩn 5 sao’ dành cho tù nhân cựu quan chức được tung lên các trang xã hội mấy ngày gần đây đã gây chấn động dư luận nước này.
Dù quản lý các trang lớn như sina weibo đã tích cực xóa hàng loạt các bài liên quan nhưng vẫn không ngăn chặn được sự lan truyền của những bức ảnh cũng như các thông tin đi kèm. Theo một số cư dân mạng Trung Quốc thì đây là bộ ảnh một nhà tù ở tỉnh Giang Tô, chuyên giam giữ các quan chức dính líu đến tham nhũng và các tội danh khác. Thông tin trên các trang mạng Trung Quốc còn cho rằng, ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây cũng có những nhà tù tương tự.
Hình ảnh được lan truyền cho thấy nhà tù là những ngôi nhà theo kiểu châu Âu, có đầy đủ từ quán bar, phòng hội nghị đến sân tennis chất lượng cao, công viên và thậm chí một con sông nhân tạo. Một trang mạng Trung Quốc khi đăng hình ảnh nhà tù này còn bình luận 'Đây là nhà tù hay Nhà Trắng?'
Một số nguồn tin trên mạng xã hội cho biết, tù nhân được ở phòng riêng rộng tới 20m2, mỗi ngày được ăn 4 bữa (gồm cả ăn đêm) cùng đầy đủ café, socola, thuốc lá. Những trường hợp đặc biệt còn được mở tiệc sinh nhật, thoải mái dùng điện thoại di động, thậm chí về thăm nhà.
Gần đây những án tử hình “treo” mà phạm nhân thường được trả tự do sau khoảng 12 năm thụ án tù đã trở thành đề tài thảo luận nóng bỏng ở Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, hình ảnh nhà tù “5 sao” được cho là xây dựng cho quan chức “vướng lao lý” càng khiến nhiều người dân nước này phẫn nộ.
Vẫn biết trên thế giới có những nhà tù sang trọng không kém, nhưng nhiều người Trung Quốc đặt câu hỏi “đến bao giờ dân thường lương thiện mới được ở những nơi như thế”, vì những điều kiện kia vượt xa mức sống trung bình của đất nước đông dân nhất thế giới.
Một số hình ảnh được cư dân mạng Trung Quốc cho là của 'nhà tù 5 sao' dành cho quan tham. 

 Bộ ảnh ‘nhà tù 5 sao cho quan tham' gây chấn động Trung Quốc
 
 Bộ ảnh ‘nhà tù 5 sao cho quan tham' gây chấn động Trung Quốc
 
 Bộ ảnh ‘nhà tù 5 sao cho quan tham' gây chấn động Trung Quốc
 
 Bộ ảnh ‘nhà tù 5 sao cho quan tham' gây chấn động Trung Quốc
 
 Bộ ảnh ‘nhà tù 5 sao cho quan tham' gây chấn động Trung Quốc
 
 Bộ ảnh ‘nhà tù 5 sao cho quan tham' gây chấn động Trung Quốc
 
 Bộ ảnh ‘nhà tù 5 sao cho quan tham' gây chấn động Trung Quốc
 
 Bộ ảnh ‘nhà tù 5 sao cho quan tham' gây chấn động Trung Quốc
 
 Bộ ảnh ‘nhà tù 5 sao cho quan tham' gây chấn động Trung Quốc
 
 Bộ ảnh ‘nhà tù 5 sao cho quan tham' gây chấn động Trung Quốc
 
 Bộ ảnh ‘nhà tù 5 sao cho quan tham' gây chấn động Trung Quốc

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Có sự hiểu nhầm về Nghị định 72


Khi Nghị định 72 về quản lý và cung cấp sử dụng dịch vụ Internet ra đời, dư luận trong nước đang rất xôn xao trước cách hiểu của một số người cho rằng: Nghị định 72 sẽ cấm các cá nhân sử dụng mạng xã hội chia sẻ và tổng hợp tin tức? Vậy cách hiểu này có đúng?


Chiều ngày 31/7/2013, Bộ TT&TT đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu Nghị định 72/2013/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 72) về quản lý và cung cấp sử dụng dịch vụ Internet. Báo chí trong nước đã có nhiều bài viết về các vấn đề được đề cập đến trong Nghị định 72 trong đó có vấn đề về quản lý các trang thông tin điện tử cá nhân. Nhiều người đã hiểu không chính xác nội dung của Nghị định, dẫn đến những bức xúc khi cho rằng: Nghị định cấm các cá nhân (chủ sở hữu trang thông tin điện tử cá nhân) chia sẻ và tổng hợp tin tức.
Vậy thực tế, người sử dụng mạng xã hội (đặc biệt là người sử dụng mạng xã hội Facebook) có được chia sẻ tin tức không? Câu trả lời là: Có và Luật pháp VN chưa và sẽ không bao giờ ngăn cấm việc làm đó. Sự bức xúc của dư luận xuất phát từ cách hiểu sai nội dung Nghị định 72.
Trong Điều 20 (Phân loại trang thông tin điện tử), Mục I (Chương III: Quản lý, Cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng), Nghị định 72 nêu khái niệm: Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.
Có thể thấy, đây chỉ là điều khoản mà Bộ TT&TT sử dụng để phân loại (phân biệt) các loại hình trang thông tin điện tử chứ hoàn toàn không có hàm ý cấm đoán hay ngăn chặn các hành vi của chủ sở hữu trang thông tin cá nhân.
Tại Điều 10 (Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet) và Điều 26 (Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội) của Nghị định 72 đã có những quy định khá cụ thể và chi tiết nhưng tuyệt nhiên không có câu chữ nào thể hiện ý chí “ngăn cấm người sử dụng mạng xã hội chia sẻ (đăng lại) tin tức”.
Trở lại với Điều 20, một số người sẽ thắc mắc về cụm từ “không cung cấp thông tin tổng hợp” và cho rằng đó là sự cấm đoán, thì tại mục 19, Điều 3 (Giải thích từ ngữ), Nghị định 72 đã nói như sau: Thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin về 1 hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội...
Nhà báo Nguyễn Vạn Phú (Thời báo Kinh tế Sài Gòn) cho rằng, cụm từ “không cung cấp thông tin tổng hợp” xuất hiện trong Nghị định 72, không chỉ áp dụng cho trang thông tin điện tử cá nhân mà còn xuất hiện trong các phần nói về “trang thông tin điện tử nội bộ” (tức của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp), “trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành” (ví dụ của viễn thông, ngân hàng) với nghĩa khá rõ là 3 loại hình trang thông tin điện tử này không được trích dẫn nguyên văn hay đúng hơn là trích lại toàn văn các nguồn tin trên báo chí chính thức.
Cũng theo ý kiến của nhà báo Nguyễn Vạn Phú: “Quy định này nhằm chấm dứt tình trạng lấy lại tin bài trên các báo, đăng nguyên văn mà không xin phép, rồi đôi lúc còn sửa đổi nội dung, giật tít mang tính câu khách của nhiều trang mạng. Đây là chuyện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà báo chí đã lên tiếng trong thời gian qua”.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng: "Những thông tin tổng hợp, thông tin chính thức của các cơ quan báo chí còn liên quan đến vấn đề bản quyền, vấn đề của cơ quan báo chí, không thể lấy từ chỗ này đặt sang chỗ kia được, mà phải trích dẫn, xin phép, đồng ý..."
Mở rộng vấn đề, thời gian vừa qua vấn đề bản quyền thông tin, bản quyền tác giả trên báo chí Việt Nam đang trở nên khá nóng bỏng trước tình trạng xuất hiện ngày một nhiều các trang thông tin điện tử tổng hợp (trong đó có cả những trang thông tin điện tử do các cá nhân thiết lập trên các mạng xã hội) “tầm gửi” bằng cách sao chép thông tin của báo chí chính thống.
Trong buổi họp báo giới thiệu Nghị định 72, chiều ngày 31/7, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng đã phát biểu: “Những thông tin tổng hợp, thông tin chính thức của các cơ quan báo chí còn liên quan đến vấn đề bản quyền, vấn đề của cơ quan báo chí, không thể lấy từ chỗ này đặt sang chỗ kia được, mà phải trích dẫn, xin phép, đồng ý. Hay, thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước hoặc của các tổ chức, không thể lấy đưa lên rồi làm thành tin tức của mình được. Đấy là qui định chung về Luật Dân sự và qui định của pháp luật về Luật Sở hữu trí tuệ”.
Rõ ràng, đối tượng và hành vi cần điều chỉnh mà Bộ TT&TT cũng như Nghị định 72 đang nhắm đến là vấn đề bản quyền, hoàn toàn khác so với cách hiểu (về quyền của người dùng mạng xã hội) của nhiều người.
“Vì sao có thể khẳng định cách hiểu như trên? Bởi ngoài việc bản thân Nghị định 72 đã nói khá rõ ràng, Luật Sở hữu trí tuệ có nói chuyện trích dẫn hợp lý (ý nói không trích gần hết tác phẩm và không làm sai ý) là chuyện bình thường, không cần xin phép, không phải trả nhuận bút (và dĩ nhiên không ai cấm được)… Nghị định (72) làm sao cao hơn Luật được?”, nhà báo Nguyễn Vạn Phú kết luận.
Nguồn : infonet
Điều 3. Giải thích từ ngữ
19. Thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin về một hoặc nhiu lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
22. Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
Điều 20. Phân loại trang thông tin điện tử
4. Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hp.
Điều 5. Các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:
a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;
b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;
d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;
e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Cản trở trái pháp luật việc cung cấp và truy cập thông tin hợp pháp, việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ hp pháp trên Internet của tổ chức, cá nhân.
3. Cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam ".vn", hoạt động hp pháp của hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
4. Sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã của tổ chức, cá nhân; thông tin riêng, thông tin cá nhân và tài nguyên Internet.
5. Tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, vi-rút máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điu khin hệ thng thông tin, tạo lập công cụ tn công trên Internet.
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang