Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Ngụ ngôn nhai lại


1. Vài người hay vài nhóm người xem vụ Akhar thrah là nghiêm trọng. Không biết Chay Mala có như thế không, nhưng đây là ngụ ngôn “giải nghiêm trọng” khá độc đáo.
RinehCham-Jakha1
* Photo Inrajakha.
Chay Mala: Câu chuyện Đát-mờ và Ít-na-xa ở Văn phòng Trụ sở Liên Hiệp quốc
Chuyện xảy ra vào mùa thu năm 2052.
Lúc đó Ít-na-xa 95 tuổi, còn Đát-mơ 106 tuổi chẵn (quý ông làm chi mà sống dai thế chứ!).Lúc đó bà con Chăm khắp mặt địa cầu, từ trong ra ngoài nước hình cong chữ S, từ châu Âu đến châu Phi châu Á lo chạy vạy làm ăn buôn bán nói tiếng Chăm độn tiếng Việt tiếng Pháp tiếng Anh tiếng Ma-rốc, Ca-mơ-run mà quên béng hết tiếng Chăm.Còn mấy nhà nghiên cứu Chăm mãi cãi nhau mấy vụ poh găk với lại chroh ao có hay không có dăr tha, ăn thua đủ đến mức lôi nhau lên tận Bộ Giáo dục rồi quay về  lúi húi ngày đêm nghiên cứu tiếp văn bản Chăm 300 năm 400 năm cho chí bia kí để chứng minh với trên phe ta đúng, đến quên hết trơn trọi tiếng cha đẻ mẹ sinh.
Vụ này xảy ra vào năm 2050 khi Liên Hiệp quốc thống kê số ngôn ngữ loài người đang điêu tàn. Chánh văn phòng UNESCO đã hoảng lên khi thấy ở trỏng có cả tiếng Chăm. Dân tộc văn minh siêu là vậy, có phong trào bảo vệ văn hóa nhiệt tình săng sái là thế, sao lại để xảy ra tình trạng thảm thương này. Thế thì làm sao mà nêu gương sáng cho mấy sắc dân châu Phi da đen, châu Mỹ da đỏ kia chứ.Không thể như thế! Một Ủy ban cấp tốc được thành lập, tản nhau xuống tận hang cùng ngõ hẻm nào có bóng dáng dân Chăm để khảo cứu điều nghiên. Té ra, đó không phải tin đồn thất thiệt mà trăm phần là thật.- Phải cứu vãn ngôn ngữ dân tộc này! – Một thành viên Liên Hiệp quốc đập bàn la lên.
Theo con số thống kê đáng tin cậy nhất cho biết, cả dân tộc Chăm khắp gầm trời còn hơn hai triệu, có mỗi hai người là còn nói được tiếng Chăm. Là Ít-na-xa và Đát-mờ. Phiền nỗi hai ông này nửa thế kỉ qua hờn nhau đến không dòm mặt đòi chi là nói chuyện.
Ủy ban lại một phen xắn tay áo vào cuộc. Phải mất hai năm ròng bay qua bay lại lui tới hiệp thương, hai sinh linh quý hiếm này mới chấp nhận ngồi vào bàn, tại Trụ sở… Liên Hiệp quốc.
Nhưng cả hai vẫn không thèm nói chuyện với nhau. Cả khi ngài Bill Clinton lúc đó đã lụ khụ chống gậy tới dùng tài đàm phán trời cho của mình ra thuyết giáo, hai ông vẫn hạ quyết tâm… không nói. Kéo dài như muốn thách thức sức chịu đựng của mấy trự quen ngồi mát tại Liên Hiệp quốc. Thế rồi một buổi chiều…
Hư laic hư bingi hơn di kau! (Mầy tưởng mầy ngon hơn tao à?) – Bất chợt ông Đát-mờ bật ra, như quát.
Cả hội trường vỡ òa tiếng vỗ tay hoan hô như thể thế giới vừa được cứu vãn. Kéo dài như không muốn dứt, rồi bỗng im bặt. Ô là là, cái ông Ít-na-xa đang nhếch môi kia kìa.
Ai gauk tuk halei jang ô bingi ô! (Ông anh lúc nào mà chả ngon!) – Tiếng Ít-na-xa nhỏ nhẹ, cả hội đồng phải chồm người tới mới nghe được.
Habar hư tuy Ban Biên Soạn bloh ôh pang kau…? (Sao mầy theo BBS mà không nghe tao?).
Ka gêk ô ai gaup pôic prong xap habar đôk urang pang (Chưa chi ông anh chửi to tiếng thế ai mà nghe).
Hư láy hư bingì hơn di kău mưni! (Mầy tưởng mầy ngon hơn tao đấy à?)
Cứ thế. Họ nói từ chuyện lịch sử đến văn chương, từ ngôn ngữ đến xã hội… cả tuần liên tù tì, và còn hứa hẹn nhiều tuần nữa. Tiếng Chăm từ đó mà tuôn ra, tràn ra như mưa dầm tháng Mười. Máy thu âm UNESCO chạy hết cỡ thợ mộc. Cơm hộp với nước đóng chai từ Việt Nam được máy bay trực thăng chở tới tiếp viện…Chay Mala tôi xin nhắc lại: Đó là chuyện xảy ra vào mùa thu năm 2052.
Tiếng Chăm sống lại. Còn sau đó nó có được nhân điển hình tiên tiến hay là chẳng thì ngụ ngôn tới đây đã hết.
TraVigia-Kate2010.1
2. Ngay cả cái nỗi Điện Hạt nhân cũng thế. Ta thử đọc lại bài ai điếu dành cho 2 tập đoàn khổng lồ có liên can này.
 Chay Mala: Lời ru buồn cho điện hột nhưn
Thơ viết nhân nghe tin một Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Rosatom bị tạm giam vì tham nhũng.
 Người dưng không vẫy mà về
Chưa trông đã nức, mới nghe đã tình
Ừ, thì như thể tiền duyên
Bà trời đã định thì mình ru nhau
 Ngủ đi em giấc mộng đầu
Dăm dòng lục bát làm câu đãi đằng
Cho qua cái phận con tằm
Ngủ trăm năm ngủ ngàn năm, miệt mài
 Ngủ đi em giấc mộng dài
Ngủ cho hết kiếp con người mới thôi
Ru nhau ta quyết ngủ vùi
Quàng tay nhau ngủ cho bùi cõi mơ
 Ngủ đi em giấc mộng hờ
Rô-xa-tôm với Tép-cô tan hàng
Ru em sẵn tiếng thùy dương
Đôi bờ cát bãi Vĩnh Trường vi vu
 Tình ta chưa thắm đã… dù
Thôi thì mượn mấy vần thơ bye bye*.

______

* Đọc theo lối truyền thống là: “bái bài”, còn theo kiểu hậu hiện đại thì cứ y nguyên văn mà đọc.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

thế giới chúng ta

HXSƠN
 
đất chạy mãi tới thềm đại lục
gặp biển xanh. trời và bao la
thế giới chúng ta những điều có thực
sống. ở và đi chính là ...
 
những điều tôi muốn nói với em. một người
giữa chúng ta cánh cửa nào hé mở
trái tim là tặng vật sinh thời
và tình yêu sắp hai hàng chẵn lẻ
 
chân bé mỏng bước dài kịp gió
đi. ta đi lòng như mây tuôn
vui sướng theo chân qua bờ khốn khó
đêm giấu em trao tôi nỗi buồn
 
hãy mua vé vào xem hạnh phúc
những toa tầu kéo nạn tuổi thơ
con ngựa có bờm con ngựa đẹp[*]
tôi như em đời thật bất ngờ
 
ở một chỗ nơi này. trên đường đi tới
chúng ta gánh đời nhau. gối trên vai
chia sẻ hết ngọt bùi vinh quang và bóng tối
của đêm rồi hôm nay và ngày mai
 
hãy lắng nghe người thuỷ thủ già hơn đại dương
hát tình ca không nề biển cả
trái đất quay từ một hướng giông
trên chiều kim mùa sang mây đổi gió
 
mùa gió bay quên từ hạt bụi lầm
sông đến mừng kề dòng lệ hân hoan
tôi cám ơn em một giờ khát sống
cám ơn trần gian một chỗ ngồi cùng
 
hãy như đất lặng yên nghe. nhìn
đất vỡ ra muôn nghìn âm điệu
 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vừa ra đời đã lạc hậu?





Phần nhận xét hiển thị trên trang

Công cụ dân chủ hàng đầu của Tự do: Báo chí!

Alexis de Tocqueville (1805-1859), nhà chính trị học vĩ đại người Pháp viết tác phẩm bất hủ “De la démocratie en Amérique” (Nền dân trị Mỹ), xuất bản vào năm 1835 và 1840. Điều lạ lùng là cuốn sách của một người Pháp viết về Mỹ, nó đề cao nền dân trị Mỹ song không ca ngợi một chiều, mà ngược lại còn chỉ ra một cách cụ thể những khiếm khuyết và cảnh báo một loạt vấn đề nảy sinh trong tương lai, nhưng lại được người Mỹ tôn thờ như một thứ “tôn giáo chính trị”, bên cạnh bản Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ. Hơn 170 năm sau ngày cuốn sách được xuất bản, lịch sử Hoa Kỳ và thế giới diễn ra nhiều sự kiện đúng như những lời tiên tri của Tocqueville : hai cuộc đại chiến thế giới, sự phình to của bộ máy nhà nước - từ các loại "kế hoạch hóa" đến New Deal của F.D. Roosevelt, Great Society của L.B. Johnson và các loại Nanny State ở châu Âu... đều là những biểu hiện khác nhau của tình trạng chuyên chế, bức hiếp, hạ thấp tự do cá nhân. Ngay cả điều tưởng như đơn giản, như sự không hạn chế thời gian tái cử tổng thống , ông cũng cảnh báo sự nguy hại của nó từ hơn 1 thế kỷ trước khi nước Mỹ giới hạn lại còn tối đa 2 nhiệm kỳ...

Tự do là khát vọng ngàn đời của con người, khát vọng đó xuyên suốt lịch sử nhân loại cũng như xuyên suốt một đời người. Tagore bảo “trong bụng mẹ, đứa trẻ được tự do lần thứ nhất”, vì ở đó con người không bị can thiệp tùy tiện. Marx từng tuyên bố về một xã hội “từ vương quốc tất yếu sang vương quốc tự do” như là cứu cánh của học thuyết của mình. Cụ Hồ cũng bảo (câu này hình như nhiều người muốn lờ đi không dám nhắc tới) : “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” (Báo Cứu quốc 17-10-1945).

Như sau này Friedrich Hayek nhấn mạnh, dân chủ chủ yếu là một phương tiện để bảo vệ tự do cá nhân, nhưng dân chủ chưa phải là một phương tiện chắc chắn, rằng một chính phủ được bầu cũng có thể trở thành một chính phủ độc tài, học thuyết của Tocqueville, về bản chất, là học thuyết về tự do.

Tuy dân chủ mở ra một khung trời mới để nhân loại khôi phục và nuôi dưỡng tự do, nhưng khung trời đó vẫn bị giới hạn. Ngay từ đầu thế kỷ 19, khi laissez-faire đang là chủ đạo, khi toàn bộ quân đội Mỹ lúc đó chỉ có 6000 người, khi kích cỡ bộ máy nhà nước của các nước dân chủ còn rất bé so với hiện nay, bằng những chiêm nghiệm từ nước Mỹ và châu Âu, Tocqueville đã cảnh báo :

Nếu như thời nay mà các quốc gia dân chủ có xác lập được nền chuyên chế, thì hẳn là nền chuyên chế đó sẽ phải có những đặc điểm khác : nó sẽ trải ra trên diện rộng hơn và nó có một dáng vẻ hiền lành hơn nhiều, nó có thể sẽ làm cho con người bị mất phẩm chất người đi, nhưng nó không làm cho lương tâm con người quằn quại đau khổ…

Tôi không hồ nghi chút gì rằng, trong những thời kỳ của ánh sáng và của quyền bình đẳng như thời đại chúng ta, những kẻ cầm quyền tối cao lại dễ dàng làm cho mọi quyền lực công cộng đều tập hợp được vào trong đôi tay mình, và thâm nhập khôn khéo hơn và sâu xa hơn vào các miền lợi ích riêng tư, những điều mà không một kẻ chuyên chế nào của thời Cổ đại có thể làm được…

Tôi muốn hình dung xem sự chuyên chế mới sẽ mang những nét mới nào trong cuộc sống này : tôi nhìn thấy một đám đông vô cùng với những con người giống hệt nhau, họ đang không ngừng quay đầu tìm lẫn nhau ở những thú vui nhỏ bé và thô lậu chất chứa đầy đầu óc họ… Bên trên những con người này là một quyền lực bao la và cũng là thế lực đỡ đầu họ, riêng nó chịu trách nhiệm bảo đảm cho họ có mọi hưởng thụ và chăm lo cho số phận của họ. Quyền lực này là tuyệt đối, chăm lo tỉ mỉ chi tiết, chính quy, nhìn xa trông rộng và mềm mỏng. Quyền lực này sẽ như thể quyền của người cha với người con nếu như mục đích của nó là chuẩn bị cho đàn con lớn khôn mạnh mẽ; nhưng trái lại, quyền lực này chỉ nhằm làm sao cho con cái mãi mãi bị cột chặt vào tuổi ấu thơ; quyền lực này muốn các công dân được hưởng thụ, miễn sao hưởng thụ phải là mục tiêu duy nhất của họ, thế là được. Quyền lực này tình nguyện hoạt động vì hạnh phúc của những con người kia; nhưng nó muốn chỉ có nó tạo ra hạnh phúc đó và quyết định thế nào là hạnh phúc…

Sau khi theo cách đó để lần lượt nắm từng công dân vào đôi bàn tay cực mạnh của mình và nhào nặn nó tùy thích, kẻ cầm quyền tối cao giang rộng đôi cánh tay ra toàn bộ xã hội. Nó bao trùm bề mặt xã hội bằng một hệ thống những quy tắc nhỏ nhặt rắc rối, tỉ mỉ chi tiết và đồng loạt, qua đó ngay cả những đầu óc độc đáo nhất và những tâm hồn mạnh mẽ nhất cũng chẳng thể nào ngoi lên nổi để có thể đi xa hơn toàn bộ đám đông. Nó không bóp nát mọi ý chí con người, nhưng nó làm cho ý chí con người mềm nhũn đi, bắt mọi ý chí phải cúi đầu và điều khiển chúng. Hiếm khi nó bắt buộc con người phải hành động, nhưng nó luôn luôn chống lại khi con người hành động. Nó không thủ tiêu cái gì cả, nó chỉ ngăn chặn sinh sôi. Nó không dùng lối bạo hành với ai hết, nó chỉ gây phiền hà, nó đè nén, nó chọc tức, nó làm tắt ngấm, nó khiến cho con người chỉ còn biết há hốc mồm kinh ngạc…

Các quốc gia dân chủ đã du nhập Tự do vào phạm vi chính trị, đồng thời với việc họ làm gia tăng tính chuyên chế trong phạm vi hành chính, tất cả đều dẫn tới những điểm lạ kỳ. Khi phải tiến hành làm những công việc nhỏ mà chỉ cần thiên lương là đủ, thì họ nghĩ rằng các công dân không đủ sức làm điều đó. Khi sang chuyện cai quản cả một Nhà nước, thì họ lại trao cho cũng các công dân ấy những đặc quyền vô cùng lớn. Lần lượt, họ biến các công dân lúc thì thành những đồ chơi trong tay kẻ cầm quyền tối cao và lúc lại thành các ông chủ của kẻ cầm quyền đó, khi thì to hơn cả các ông vua và khi thì ít hẳn phẩm chất người. Sau khi đã sử dụng cạn kiệt mọi hệ thống bầu cử khác nhau mà vẫn chẳng tìm ra một hệ thống nào thích hợp nhất, họ tỏ ra ngạc nhiên và lại tiếp tục kiếm tìm…

Tật xấu của những kẻ cầm quyền và sự ngu xuẩn của những kẻ bị cai trị sớm muộn sẽ dẫn tai họa tới. Và nhân dân, khi đã mệt mỏi vì những kẻ đại diện mình và vì cả bản thân mình, sẽ tạo ra những thiết chế tự do hơn nữa, hoặc là sẽ sớm quay lại nằm dài dưới chân của một ông chủ duy nhất.

Cảnh báo những nguy cơ của nền dân chủ lấy số đông thống trị số ít, nhưng Tocqueville không hề có ý định khước từ dân chủ để trở lại chế độ “quý tộc trị”, nơi mà “sự thịnh vượng của đại đa số con người bị hy sinh cho sự vĩ đại của vài ba cá nhân”. Vấn đề, theo ông là “làm cho Tự do thoát thân ra từ trong lòng xã hội dân chủ.”.

Tocqueville không “thầm kêu rên cho số phận đồng loại”, ông tin vào Tự do và đưa ra một loạt các giải pháp khắc phục những nguy cơ của nền dân chủ bằng việc phân quyền và giới hạn quyền lực của nhà nước, bằng những bảo đảm tự do cá nhân trong Hiến pháp, bằng sự độc lập của tòa án, bằng các thiết chế tự nguyện của "xã hội dân sự" (sociétés civiles), bằng bằng báo chí tự do, bằng việc phổ cập các giá trị tự do truyền thống…

Đối với báo chí tự do, Tocqueville tự nhận rằng ông “không có được cái tình yêu trọn vẹn” đối với nó, rằng ông yêu báo chí vì “tôn trọng việc nó ngăn chặn được những cái xấu hơn là vì những cái tốt đẹp nó tạo ra”, nhưng từ 170 năm trước ông đã nhìn thấy rõ tầm quan trọng của báo chí trong một xã hội dân chủ. Ông viết :

Cá nhân vào thời dân chủ dễ dàng bị tống ra khỏi bầy đoàn, và anh ta dễ dàng bị xéo dưới chân. Ngày nay, một công dân bị đè nén áp bức chỉ còn có một phương tiện tự vệ, đó là gửi lời kêu gọi tới toàn thể dân tộc; anh ta chỉ có một phương tiện thực thi điều đó, đó là báo chí… Sự bình đẳng làm cho con người xa cách nhau và làm cho con người yếu kém đi; nhưng báo chí đem đặt bên cạnh mỗi con người hèn yếu đó một vũ khí cực mạnh mà kẻ yếu nhất và kẻ bị xa lánh nhất cũng đều có thể đem sử dụng. Quyền bình đẳng tước đi mất của mỗi cá nhân khả năng hỗ trợ những kẻ có chung số phận; nhưng báo chí cho phép kêu gọi tất cả các công dân và đồng loại tới ứng cứu…

Để bảo đảm có độc lập cá nhân cho những con người sống ở các quốc gia dân chủ này, tôi chẳng tin cậy vào những cuộc đại hội nghị chính trị, cũng chẳng tin gì vào những quyền hành của nghị viện, và chẳng tin gì hết vào tuyên ngôn về chủ quyền tối thượng của nhân dân.

Tất cả những trò đó trong chừng mức nào đó đều có thể dung hợp được với sự nô lệ của cá nhân con người; nhưng có tự do báo chí thì cảnh nô lệ đó sẽ không diễn ra hoàn toàn được.Báo chí là công cụ dân chủ hàng đầu của Tự do.

Và như vậy là, cũng theo Tocqueville, cho dù có tự do báo chí thì nguy cơ của nền dân chủ số đông thống trị số ít, mà một trong những nguy cơ đó là cảnh nô lệ, cũng mới chỉ “không diễn ra hoàn toàn” mà thôi. Nhưng không có tự do báo chí thì dứt khoát không được.
____________
(Những đoạn trích của Tocqueville theo cuốn : Nền Dân trị Mỹ, bản dịch tiếng Việt của Phạm Toàn, NXB Tri Thức, Hà nội, 2008)
Blog: Hoang Hai Van
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sự kỳ diệu của tê giác



Những quan sát và ghi chép của tổ tiên ta cho thấy : tê giác là một nhà nông nghiệp đại tài, một chiến sĩ chống cháy rừng kiệt xuất, một nhà bảo vệ động vật và một thầy thuốc giỏi…

Nước ta khởi thủy là vùng đầm lầy, là một trong những quê hương của loài tê giác, trong khi Trung Quốc hầu như không có tê giác. Từ hàng ngàn năm trước, hàng năm trong những cống vật  đưa sang “thiên triều” Trung Quốc đều có sừng tê giác. Do tổ tiên ta chủ yếu lấy sừng của những con tê giác chết già, nên số lượng tê giác ở Việt Nam trước chiến tranh vẫn rất nhiều, cho đến những năm 60 của thế kỷ trước người ta vẫn nhìn thấy tê giác trong những cánh rừng ở Đà Lạt và nhiều nơi khác.

Thế giới có nhiều nghiên cứu về tê giác, tuy nhiên do sự cấp bách của tình hình, mọi ưu tiên được tập trung vào các giải pháp cứu vớt những con tê giác cuối cùng còn tồn tại trên hành tinh, hơn nữa cũng do yêu cầu bảo vệ tê giác, các nhà khoa học cũng tránh tối đa việc tiếp cận những cá thể tê giác đang sống trong các vùng bảo tồn, do vậy những nghiên cứu về tập tính và ảnh hưởng của loài tê giác trong thiên nhiên cho đến nay còn ít. Trong khi tổ tiên ta do quá quen thuộc với loài tê giác, nên đã có một quá trình theo dõi, quan sát lâu dài và đúc kết thành những tài liệu rất quý giá về loài tê giác. Những tài liệu thú vị này hiện còn ghi rõ trong sách “Nguyễn Phúc tộc dược minh y kính” :

Trước hết, tê giác là một nhà gieo trồng và bảo vệ thực vật tốt nhất, là một nhà nông nghiệp đại tài. Chúng ta đều biết lâu nay việc phát tán cây cối trong thiên nhiên từ vùng này qua vùng khác chủ yếu thông qua các loài chim, các loài thú ăn cây cỏ và qua sự vận hành của gió, bão. Tuy nhiên, có những loài cây cỏ chim không ăn hạt được, còn loài loài thú ăn cỏ thì không thể tới khu vực có thú ăn thịt. Phần quan trọng của nhiệm vụ này do tê giác đảm nhiệm. Bởi vì, dù là loài thú ăn cây cỏ nhưng trong thiên nhiên, trừ con người ra, tê giác không sợ bất cứ con nào. Thức ăn của tê giác là cỏ, cây lá và một số trái cây chín rụng (tê giác không bao giờ ăn trái còn dính trên cây). Khi di chuyển từ khu vực có thú ăn cỏ sang khu vực có thú ăn thịt, phân của nó sẽ phát tán các hạt hoặc mầm cây cỏ khiến cho thảm thực vật được cân bằng. Rất nhiều loài cây nếu không có tê giác thì không phát tán được.

Điều kỳ thú nữa là sự phát tán cây cỏ của tê giác còn được tiếp tay bởi chó sói. Vùng nào có tê giác, vùng đó thường có chó sói, vì chó sói rất thích ăn phân và liêm nước tiểu của tê giác. Phân và nước tiểu tê giác giúp chó sói cân bằng thể trạng và chữa nhiều bệnh tật, bởi vậy tê giác mất đi thì các đàn chó sói cũng sẽ suy thoái. Chó sói ăn phân tê giác chó chứa những hạt, mầm, chó sói sẽ thải những hạt, mầm đó qua phân đến những khu vực có độ cao mà tê giác không thể đến.

Vai trò quan trọng thứ hai là cân bằng các loài thú ăn cỏ và thú ăn thịt, chống việc thú ăn cỏ bị thú ăn thịt lạm sát. Như đã nói, ngoài kẻ thù duy nhất là con người, tất cả các loài thú dữ đều sợ tê giác. Vùng nào có tê giác, sư tử, hổ, báo không làm loạn được. Tổ tiên ta đã quan sát được điều kỳ diệu này ở loài tê giác : Vùng nào có thú ăn cỏ nhiều, tê giác sẽ dạt đi chỗ khác, thú ăn thịt đến đến đó. Khi vùng đó thú ăn cỏ giảm đi (do bị ăn thịt), thú ăn thịt nhiều lên, tê giác sẽ quay trở lại, khi ấy thú ăn thịt sẽ dạt đi nơi khác, lượng thú ăn cỏ còn lại sẽ được bảo toàn. Điều kỳ lạ là dường như nhiệm vụ này của tê giác cũng được thiên nhiên “giám sát” thông qua loài voi. Cũng theo quan sát của tổ tiên ta thì tê giác và voi, một loài là chiến binh chữa cháy còn loài kia rất sợ lửa, nhưng không con nào sợ con nào và bình thường không con nào động chạm đến con nào, nhưng khi tê giác mất khả năng làm nhiệm vụ bảo vệ thú ăn cỏ thì sẽ bị con voi đến quật chết, khi ấy tê giác cũng mất luôn khả năng chống cự.

Vai trò quan trọng thứ ba của tê giác là chống cháy rừng, hiện nay cả thế giới đều xác định được điều đó. Có thể nói tê giác là nhà phòng cháy chữa cháy kiệt xuất. Nó phát hiện đám cháy rất nhanh và chỗ nào có lửa là tê giác xông đến dập tắt, bất kể lúc nào. Tổ tiên ta đã quan sát và kết luận ít nhất có tới 95% các vụ cháy rừng là do tê giác phát hiện và dập tắt. Bởi vậy ngày xưa các thợ săn cũng như những người đi tìm trầm ở trong rừng ban đêm không bao giờ đốt lửa. Cứ phát hiện ra mùi lửa là tê giác tới.

Vai trò quan trọng thứ tư của tê giác là một thầy thuốc giỏi. Phân và nước tiểu của tê giác vừa có tác dụng khử uế môi trường, vừa là một thứ dược liệu. Không chỉ chó sói mà nhiều loài thú khác đều thích ăn phân và liếm nước tiểu của tê giác để chữa bệnh. Các loài thú và côn trùng sống trong vùng có tê giác không con nào bị bệnh. Đặc biệt, phân và nước tiểu tê giác có tác dụng rất tốt đối với thảm thực vật xung quanh, cây cối trong vùng này không những không bị sâu bệnh mà còn tăng hàm lượng dược liệu, rất quý đối với con người. Sở dĩ trầm hương ở khu vực Khánh Hòa cũng như Tây Nguyên làm thuốc chữa bệnh tốt nhất vì khu vực này trước đây có nhiều tê giác. Tổ tiên ta khi khảo sát về cây tre cũng khẳng định măng từloài tre vàng (tre là ngà) ở miền đông nam bộ là một dược liệu quý, vì vùng này có tê giác, còn tre vàng ở những nơi khác không có tác dụng chữa bệnh.

Tóm lại, sự tồn tại của loài tê giác đã tạo một môi trường sống với muôn loài cộng sinh, phát triển một cách cân bằng và nhịp nhàng với hàm lượng địa y vô cùng phong phú. Người Việt chúng ta bao đời nay từng được hưởng phước từ môi trường sống tuyệt vời đó.

Nay loài tê giác đã bị tuyệt duyệt, sự suy thoái của môi trường sống và sự mất cân bằng về địa y tuy mắt thường không thấy được, nhưng sẽ để lại những di hại không biết đến bao giờ.

HOÀNG HẢI VÂN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao chân dài thích?

Đã hứa sau cuộc tàn sát dã man kéo dài qua 21.6, phải dưỡng quân vài ngày lấy lại sinh khí, nhưng nhận được điện thoại của một chân dài loại bậc nhất Đà thành, vốn tính dại gái nên không cưỡng được, đi nhậu. 
Câu chuyện trong cuộc đó thế này:* Cả cuộc đời một người làm báo giỏi như anh (hihi, mình được đánh giá rất cao) thì anh viết được bao nhiêu phóng sự (cũng biết phóng sự chớ đừng đùa)?
- Một trăm! (Nói xong thì ngồi thẳng, ngực ưỡn ra).
* Một phóng sự được trả nhuận bút bao nhiêu K?
- Nhiều ít tùy từng bài, từng lúc, nhưng đổ đồng, bình quân mỗi cái 1 triệu.
* Vậy là anh có 100 triệu nhuận bút từ phóng sự?
-Đúng!
* Anh làm gì với 100 triệu đó?
-E hèm…theo em thì làm gì?
*Theo em thì chung vốn với ai đó để mua 2 mét vuống đất ở đường Bạch Đắng, gọi là cổ phần.
Đến đây mặt mình nghệt ra như ngỗng ỉa, mẹ kiếp, sự nghiệp có đến 100 cái phóng sự lẫy lừng là thế mà chỉ được có 2 mét vuông đất, cú nhưng kiềm chế, đoạn thủng thẳng:
- Nếu em tính 100 triệu anh có thể mua được 50 tấn lúa, có phải vĩ đại hơn không?
Chân dài bụm miệng cười rinh ríc. Đụng thằng nào mình đã cho nhai bã trầu rồi, đằng này vì chân dài mà mình lại dại...chân, nên kiềm chế phát nữa.
Chân dài tiếp tục:
*Vậy anh đã làm gì với 100 triệu đó?
-E hèm, anh...anh, anh đã mua 1 chai Chivas 62 năm tuổi ở cửa hàng miễn thuế bên Singapore, giá 7.000 đô Sing, vị chi là 70 triệu VNĐ; về VN, anh mua 2 kg thịt bò Kobe hết 30 triệu; gọi bạn bè đến nhậu hết rồi!
Chân dài ngất như chiếc tất. 
Chết chưa, dám à...
(Nửa đêm thức giấc, nhớ chuyện, bèn chép lại, thay cho việc giải thích vì sao chân dài lại thích mình? Kaka)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giáo dục: Suy nghĩ có tính phê phán


Chia sẻ bài viết này
Ngoài đời cũng như trên báo chí, kể cả trên blog này, một số người hay đề cập đến vấn đề suy nghĩ có tính phê phán (critical thinking). Tuy nhiên, nghe hay đọc họ, rất hiếm khi chúng ta bắt gặp bất cứ dấu hiệu nào cho thấy họ có khả năng, thậm chí, thiện chí để suy nghĩ có tính phê phán. Ngược lại, trong hầu hết các trường hợp, chúng ta chỉ bắt gặp những lối suy nghĩ rất cảm tính, hơn nữa, hoàn toàn nô lệ theo quán tính.
Đọc, thấy một câu nào đó không vừa ý đã nhảy nhổm lên phản đối, bất kể lập luận chung của toàn bài, nhất định không phải là lối suy nghĩ có tính phê phán. Bất đồng với ý kiến nào đó bèn lôi tác giả ra chửi cũng nhất định không phải là lối suy nghĩ có tính phê phán. Thậm chí, đọc mà chỉ chăm chăm tìm cách để phản bác hay phê phán cũng không phải là lối suy nghĩ có tính phê phán.
Chữ “phê phán” (critical), trong tiếng Việt cũng như trong tiếng Anh, dễ gợi liên tưởng đến sự chê bai, bới móc, nghĩa là thiên về ý nghĩa tiêu cực. Thật ra, không phải. Lối suy nghĩ có tính phê phán, ngược lại, bao giờ cũng xuất phát từ thiện chí muốn tìm sự thực bằng cách lục lọi chứng cứ và thay đổi góc nhìn để xác minh tính chính xác của một ý kiến trước khi tin tưởng hoặc chấp nhận.
Trong cuốn “Critical Thinking and Everyday Argument” (Southbank: Thomson – Wadsworth, 2005), Jay Verlinden (tr. 18-19) điểm qua các định nghĩa nổi tiếng về lối suy nghĩ có tính phê phán từ trước đến nay, và nhận ra tất cả các các định nghĩa ấy đều nhấn mạnh đến năm đặc điểm chính: Một, nó có tính chủ động và tự giác cao; hai, nó liên quan đến ý tưởng và niềm tin; ba, nó tập trung chủ yếu vào lý tính và lý luận; bốn, nó giúp hình thành các phán đoán; và năm, nó gắn liền với một số kỹ năng nhất định. Jay Verlinden bổ sung thêm hai đặc điểm nữa: Thứ nhất, suy nghĩ có tính phê phán được áp dụng không phải đối với các ý tưởng của người khác mà còn đối với cả các ý tưởng của chính mình; và thứ hai, nó nhắm đến việc tiếp cận chân lý chứ không phải chỉ nhằm khẳng định những điều chúng ta đã tin tưởng từ trước.
Nói một cách tóm tắt, suy nghĩ một cách có tính phê phán là không phủ nhận cũng không chấp nhận bất cứ một ý kiến nào ngay trước khi chúng ta có đầy đủ bằng chứng và đã đi hết con đường lý luận để cảm thấy mình thực sự được/bị thuyết phục. Nói gọn hơn nữa, suy nghĩ có tính phê phán, trước hết, là một nghệ thuật đặt câu hỏi.
Xuất phát điểm của lối suy nghĩ có tính phê phán là nhiệt tình truy tìm sự thật và sự hoài nghi. Nên lưu ý: hai điểm này lúc nào cũng gắn liền với nhau. Nhiệt tình rất dễ biến thành một sự nhẹ dạ nếu không đi liền với sự hoài nghi. Nhưng nếu thiếu nhiệt tình đối với sự thật, sự hoài nghi chỉ dẫn đến thái độ phủ nhận sạch trơn để khư khư giữ lấy những thành kiến cũ kỹ cố hữu vốn rất thường thấy ở những kẻ lười biếng, cố chấp và cuồng tín.
Một sự hoài nghi gắn liền với nhiệt tình tìm kiếm sự thật như vậy không những là khởi điểm của lối suy nghĩ có tính phê phán mà còn là của kiến thức nói chung. Thánh Anselm, một nhà tư tưởng lớn thời Trung cổ, tuyên bố “Tôi hoài nghi, vậy tôi biết”. Lời tuyên bố ấy gợi hứng cho một câu nói khác, nổi tiếng hơn, của Descartes: “Tôi tư duy, vậy tôi hiện hữu”. Xin lưu ý: với Descartes, khởi thuỷ của cái gọi là tư duy ấy cũng là sự hoài nghi, hay nói theo chữ của ông, một thứ hoài nghi hệ thống (systematic doubt) hoặc hoài nghi khoa học (scientific doubt), sau này gắn liền với tên tuổi của ông: “Cartesian doubt”. Một thứ hoài nghi như vậy, thật ra, đã manh nha từ thời cổ đại với Socrates, người không ngừng đặt câu hỏi. Đặt câu hỏi về các khái niệm. Đặt câu hỏi về các tiền đề đằng sau các khái niệm ấy. Lúc nào cũng hỏi. Hỏi trở thành một trong những bài học lớn nhất mà Socrates để lại cho đời: “Socratic Questioning”.
Những bài học của Socrates và của Descartes không phải dễ thực hiện.
Trước hết, hoài nghi là một hành vi chống lại quyền lực. Theo Michel Foucault, bất cứ kiến thức nào cũng là quyền lực. Những điều chúng ta biết và tin, dù sai lầm và ấu trĩ đến mấy, cũng thường gắn liền với một số truyền thống nào đó. Mà truyền thống cũng lại là quyền lực: quyền lực của đám đông, và sau đám đông, quyền lực của cơ chế, từ các cơ chế xã hội đến các cơ chế chính trị, tất cả đều nhắm tới việc duy trì sự ổn định dựa trên tính ngoan ngoãn của con người.
Quan trọng hơn, hoài nghi cũng là một hành vi chống lại chính mình: cái “mình” nào cũng chủ yếu là sản phẩm của một nền văn hoá và một nền giáo dục nhất định, trong đó, có vô số điều không chính xác hoặc không còn chính xác nữa. Cái “mình” ấy cũng bị chi phối bởi vô số yếu tố hoàn toàn nằm ngoài lý trí và lý tính, những yếu tố hoặc mang tính bản năng hoặc gắn liền với thành kiến và quyền lợi. Bởi vậy, hoài nghi ít khi là một tính cách. Đó là một sự lựa chọn. Là một lựa chọn, hoài nghi cần sự tự ý thức, cần quyết tâm và cần tập luyện. Chỉ cần lơ đễnh một chút, người ta có thể đánh mất sự hoài nghi, nghĩa là, đánh mất sự suy nghĩ có tính phê phán, để trở thành nô lệ cho cảm tính và quán tính. Không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy nhiều người, lúc này hoặc trong lãnh vực này thì rất có tinh thần phê phán, nhưng lúc khác hoặc đi vào lãnh vực khác thì trở thành nhẹ dạ hẳn.
Ngoài hoài nghi, lối suy nghĩ có tính phê phán còn một nguyên tắc khác nữa: lúc nào cũng cần chứng cứ. Theo nguyên tắc này, không có gì có thể được chứng minh là đúng nếu chưa có đầy đủ chứng cứ. Nhưng chứng cứ không phải là những gì có sẵn. Người biết hoặc muốn suy nghĩ có tính phê phán bao giờ cũng, trước hết, là người có khả năng tìm kiếm thông tin và biết cách xử lý thông tin. Cái gọi là xử lý thông tin ấy bao gồm bốn việc: một, xác minh tính khả tín của thông tin; hai, phân tích để tìm kiếm các quan hệ tiềm ẩn bên trong các thông tin ấy; ba, diễn dịch để tìm kiếm ý nghĩa đích thực của các thông tin ấy; và bốn, tập hợp các thông tin ấy lại theo một trật tự nhất định nào đó để tạo nên một khối tư liệu thống nhất nhằm chứng minh cho một luận điểm nào đó.
Nguyên tắc thứ ba của lối suy nghĩ có tính phê phán là phải tin cậy vào lý trí, nghĩa là: một, chỉ tập trung vào ý tưởng và sự kiện chứ không phải là con người; hai, phải tuân thủ các quy luật luận lý: không tự mâu thuẫn, không khái quát hoá vội khi chưa đủ chứng cứ, không nguỵ biện, v.v…
Nguyên tắc thứ tư là không được thành kiến. Là không được có kết luận trước khi đi hết con đường lý luận. Điều đó có nghĩa là, để suy nghĩ có tính phê phán, chúng ta phải thực sự trong sáng và cởi mở, hơn nữa, can đảm để sẵn sàng chấp nhận một trong hai điều vốn rất khó được chấp nhận trong hoàn cảnh và tâm lý bình thường: một, chấp nhận điều thoạt đầu mình tin hoặc muốn tin là sai; và hai, chấp nhận một ý kiến khác thoạt đầu mình không tin hoặc không thích, có khi xuất phát từ một kẻ hoặc một lực lượng thù nghịch, là đúng.
Dĩ nhiên, lối suy nghĩ có tính phê phán còn một số nguyên tắc khác. Nhưng kể thêm các nguyên tắc ấy, theo tôi, không quan trọng bằng nhấn mạnh lại điều này: Trong khi suy nghĩ là một điều tự nhiên (ai cũng suy nghĩ, ngay cả một đứa cực kỳ ngốc!), suy nghĩ có tính phê phán lại chỉ có thể là kết quả của giáo dục: Đó là điều người ta phải học và phải tập thường xuyên. Ngay từ nhỏ. Và kéo dài cả đời.
Nhưng học và tập không phải chỉ là chuyện của cá nhân. Cả hai đều gắn liền với hai môi trường: giáo dục và xã hội. Cả giáo dục và xã hội đều gắn liền với một yếu tố khác nữa: chính trị.
Có những nền chính trị sẵn sàng treo cổ những người suy nghĩ có tính phê phán.


Phần nhận xét hiển thị trên trang