Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Hòa Thượng Thời @, có lẽ chỉ cá biệt, mình mong là như thế!



Hình ảnh: CÂU PHÁP TRONG THÁNG. 
NAM MÔ THANH TỊNH ĐẠI HẢI CHÚNG BỒ TÁT.

"Nhất thốn quang âm nhất thốn kim,
Thốn kim nan mãi thốn quang âm,
Thất lạc thốn kim dung dị đắc,
Quang âm quá khứ nan tái tầm."

Nghĩa là:
"Một tấc thời gian, một tấc vàng,
Tấc vàng khó mua tấc thời gian,
Tấc vàng rơi mất còn dễ kiếm,
Thời gian trôi bẵng mới khó tìm."

Bài thơ trên nói lên giá trị quý báu của thời gian lúc bình thường, huống hồ là lúc đả thất (tham thiền) -thời gian ấy còn đáng quý hơn nữa. Không ai biết được vào phút nào, giây nào mình sẽ khai ngộ; do đó, quý vị nên tranh thủ từng giây từng phút, đừng lãng phí. Hy vọng quý vị tham gia Thiền-thất đều dũng mãnh tinh tấn, không phóng dật, buông lung. 

<3 Phải nhẫn chịu mọi thứ khổ thì mới đạt được an lạc. Chịu đựng được điều mà người khác khó thể chịu đựng, nhẫn nhịn được điều mà người khác khó thể nhẫn nhịn, đó mới là tinh thần tu Ðạo!

CỐ ĐẠI LÃO HT. TUYÊN HÓA - KHAI THỊ 5
(Giảng vào tháng 9 năm 1975 tại Chùa Kim Sơn)

HỌC PHẬT - HIỂU PHẬT - LÀM PHẬT.

NAM MÔ THƯỜNG TINH TẤN BỒ TÁT MA HA TÁT.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

Dạo tháng Giêng âm lịch năm kia, tôi chở vợ đi lễ chùa. Trong khi vợ tôi đang lễ bên trong, tôi ngồi đợi trên ghế đá dưới tán cây ngoài sân chùa, chợt ngẩng lên, thấy một vị sư cao to, béo tốt, ở trong chùa đi ra. Tôi thấy nét mặt ông ta hơi quen. Càng nhìn kỹ, tôi càng thấy nét mặt ông sư giống thằng em họ tôi. Tôi há mồm định hỏi, nhưng vẫn còn lưỡng lự vì sợ nhận nhầm. Ông sư đi lại phía tôi. Tôi đứng dậy. Ông ấy quay lại nhìn tôi. Rồi ôm choàng lấy tôi.
“A anh! Ô anh! Anh khỏe không? Lâu lắm không gặp. Chắc phải mười mấy năm rồi. Chị khỏe không anh? Các cháu thế nào? Chắc anh đang ngồi chờ chị?”
Ông sư hỏi dồn, làm tôi không biết trả lời câu hỏi nào, chỉ cười trừ.
Đến lúc đó, tôi đã nhận ra. Đó là San, con ông chú tôi.
Gần 20 năm trước, San là một thằng đầu bò đầu bướu. Mười ba tuổi, nó bỏ học, suốt ngày lêu lổng với vài thằng cùng lứa. Ăn trộm. Cắm quán. Trêu gái. Buổi tối có lần ba đứa suýt hiếp một đứa con gái 14-15 chỗ đoạn đường vắng, may có người đi đến quát chúng mới buông con bé ra và bỏ chạy. Nhiều lần San lục rương lấy hết sạch tiền của bố mẹ nó. Chú tôi đã từng đánh nó tóe máu đít, rồi lấy muối ớt xát vào chỗ tóe máu và đánh tiếp. Lần khác, ông treo chân nó lên xà nhà mà đánh, hỏi đã chừa thói ăn trộm chưa. Nó nói “Con chừa rồi.” Khi thả xuống, nó nằm vật ra như sắp chết. Vài hôm sau khỏe lại, nó lại đi ăn trộm, lại cắm quán, lại trêu gái. Khỏi phải nói, bà thím tôi đã hết nước mắt vì nó.
15 tuổi, San bỏ đi mất. Gần hai năm sau, nó bỗng xuất hiện với cái đầu trọc, trong bộ quần áo nâu sòng. Nó đã thành chú tiểu tại một ngôi chùa ở vùng núi cách nhà gần 100 cây số.
“Chú mới được điều về đây à?” Tôi hỏi San.
“Vâng. Em về trụ trì ở đây.”
Tôi tròn mắt ngạc nhiên. San nói tiếp:
“Sư cụ trụ trì cũ trình độ kém, tính cách thụ động, nhiều vấn đề không giải quyết được, trong đó có vấn đề tài chính, vấn đề trùng tu tôn tạo chùa. Các vị bề trên đưa em về đây…”
Rồi sư phụ kể tôi nghe về công trạng của nó đối với chùa và giáo hội Phật giáo tỉnh trong mấy năm qua. Ngài cũng nói ngài đã có bằng thạc sĩ phật học! Pháp danh của ngài là Thích Thịnh Đạt.
Thấy cái cơ thể sung mãn, thậm chí hừng hực sức trai, cách ăn nói bỗ bã, lại nhớ đến cái quá khứ huy hoàng của sư phụ, tôi rất nghi ngờ việc tu phật của ngài.
Hơn nửa năm sau, một hôm tôi đang cưỡi xe máy đi chầm chậm trên đoạn đường vắng ngoại ô thì thấy một chiếc ô-tô con màu đen bóng loáng dừng sát lề đường. Cạnh ô-tô, trên lề đường, một người đàn ông cao lớn ăn vận và để đầu kiểu hòa thượng đang lom khom đỡ một đứa bé trai chừng hơn hai tuổi và vạch quần cho nó đái. Xong, người đàn ông đỡ cho đứa bé vào trong xe. Ông ta làm những việc đó với sự âu yếm của một người cha.
Trước khi hòa thượng chui vào xe, chúng tôi kịp nhận ra nhau. Lại là San, tức sư phụ Thích Thịnh Đạt. Ngài hơi lúng túng, đồng thời có vẻ tràn trề hạnh phúc. Tôi liếc nhìn vào trong xe, thấy một thiếu phụ khá sang trọng và hấp dẫn.
“Nếu anh không vội quá thì đi đằng này với em…” San nói.
“Cũng được.” Tôi nói và hơi mỉm cười.
San lái xe dẫn tôi đến một ngôi nhà ở ngoại ô. Về vị trí, chỗ này chỉ cách rìa nội đô chừng một cây số, nhưng từ thành phố ra phải đi vòng khá xa. Khung cảnh gần giống như ở miền rừng, rất kín đáo và yên tĩnh. Ngôi nhà hai tầng với khoảng sân khá rộng như ở miền quê nằm lọt trong khuôn viên khá nhiều cây to. Đi ngoài lộ nhìn vào thậm chí không phát hiện ra trong lùm cây có nhà. Buổi trưa, tiếng chim cu gáy trong những lùm cây càng làm cho không gian ở đây thêm phần tĩnh mịch.
“Đây là nhà của Diệp.” San vừa nói vừa hơi hất hàm chỉ về phía thiếu phụ vừa từ trong xe ra. Tôi nhìn cô ta và gật đầu chào. Cô hơi đỏ mặt, lúng túng: “Dạ… chào…”
“Đây là anh An, anh họ anh…”
“Mời anh vào nhà…” Diệp nói.
Trong khi Diệp đi pha cà phê, San tranh thủ giới thiệu Diệp là phật tử, là doanh nhân khá thành đạt, đã cung tiến gần trăm triệu cho nhà chùa.
“Nói thật với anh, em tu phật theo quan điểm mới, không kiêng kỵ mọi thứ như quan điểm cổ điển. Thỉnh thoảng em vẫn đến đây, đọc sách và thiền tại đây cho yên tĩnh. Diệp là phật tử, nhưng cũng là bạn tâm giao của em. Công việc kinh doanh của cô ấy em cũng tham gia quyết định.”
“Gia cảnh cô ấy thế nào?” Tôi không nén nổi tò mò.
“Cô ấy đã từng có chồng, nhưng ly hôn cách đây 5 năm.”
Ly hôn đã 5 năm, mà đứa bé này mới chỉ hơn 2 tuổi. Tôi hiểu điều San muốn nói.
Diệp đem cà phê và chocolat đen đến rồi ngồi xuống cạnh bàn. Đứa bé cũng đi lại. Nó tựa vào đùi San và hỏi San điều gì đó; tôi không để ý, chỉ thấy nó gọi San là “thầy” và xưng “con”. Diệp thì xưng hô “thầy-em” với San, một cách vừa an toàn nhưng vừa có thể thể hiển sự âu yếm.
San bế đứa bé đặt lên đùi, đưa cho nó một mẩu chocolat.
Khi Diệp đi lấy thứ gì đó, San bảo tôi:
“Vốn đầu tư ban đầu của Diệp thực ra chủ yếu là của em. Em lấy một phần tiền cúng tiến của phật tử và bà con đi lễ, cái phần mà em nghĩ là em xứng đáng được hưởng, và thêm tiền em đi làm lễ đầu năm, lễ giải hạn cho các gia đình, đưa cho Diệp lo việc kinh doanh.”
Vẫn do tò mò, tôi lại hỏi:
“Thế chú đến đây không sợ dị nghị à?”
San bảo:
“Ở đây ít người lui tới lắm. Diệp có lệ là không tiếp cấp dưới tại nhà. Chỉ vài người bạn thân nhất là thỉnh thoảng đến, nhưng họ cũng chỉ đoán biết quan hệ của bọn em, vì khi có người ngoài thì bọn em cư xử rất đúng mực. Những người đó cũng được lợi vì bọn em nên cũng biết ý, giữ mồm.”
Tôi ngồi chơi khoảng 20 phút, rồi cáo từHè năm ngoái, trong chuyến bay từ Đà Lạt về quê ngoài Bắc, khi vừa ngồi xuống ghế trong khoang máy bay được vài phút, tôi nghe một giọng nói rất quen ở hàng ghế trước. Thoáng thấy một bên má, tôi nhận ra San. Nó đang giảng giải điều gì đó cho mấy phụ nữ ngồi chung quanh nó. Rất say sưa. Và suốt hơn một tiếng đồng hồ, San liên tục giảng giải, hết văn học nghệ thuật đến lịch sử, rồi khoa học tự nhiên, rồi phép dưỡng sinh, bóng đá,v.v. Thỉnh thoảng sư phụ lại pha trò làm các em cười nghiêng ngả. Chung quanh ai cũng phải ngoái lại nhìn. Các em thì thỉnh thoảng quay ra bảo nhau: “Thầy tuyệt thật, phong độ, uyên bác, lĩnh vực nào thầy cũng thông hiểu, lại dí dỏm, hài hước.” Một cô nói nhỏ: “Giá thầy có thể quan hệ với phụ nữ thì…”
Khi xuống máy bay, tôi đi sau San và đám đệ tử của nó, nhưng nó không nhận thấy tôi.
Ngay tối hôm đó, truyền hình tỉnh tôi có một chương trình phỏng vấn hòa thượng Thích Thịnh Đạt về ‘phật pháp’, và xin sư phụ đưa ra lời khuyên đối với các phật tử và những người đến chùa lễ bái, cúng tiến. Sư phụ trả lời lưu loát, diễn thuyết thật hùng hồn. Tôi dám chắc những nữ đệ tử của thầy đều đang theo dõi chương trình và nhìn thầy mà mê mẩn.
Gần đây, tôi còn biết sư phụ đã vào đảng hơn chục năm nay, và được thực hiện rất đắc lực việc tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với nhà chùa và giáo hội. Sư phụ cũng vừa mới được bầu vào hội đồng nhân dân tỉnh. Ngoài ra, ngài vừa bắt đầu làm luận án tiến sĩ, chẳng biết về phật học hay khoa học thế tục.
Mỗi lần nhớ đến San, tôi vẫn thực sự ngạc nhiên về sự thay đổi kỳ lạ của con người nó, kể cả ở dáng mạo và phong cách. Vẫn là bát nháo cả thôi, nhưng hai kiểu bát nháo hoàn toàn khác nhau, không thể hình dung ra là của cùng một cá thể.
NGUYỄN TRẦN SÂM  

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xin được trả lời ông Vương Quang

Nguyễn Hiếu

Điều đầu tiên tôi xin được chân thành cám ông và thơ sĩ TMH dù ở cách hai đầu đất nứơc quá dài của chúng ta lại nhắc về tôi và nhất là lại bàn đến một vài tác phẩm của tôi mà nhị vị nhớ được. Với tư cách là một người cầm bút tôi xem đó là một ân thưởng lớn lao. Nhân hai vị có hỏi tôi về sự ra đời của những tác phẩm được nhị vị lưu ý. Tôi xin được thưa. Những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ 20 là thời kì đất nứơc ta cực kì khó khăn. Đời sống của cán bộ công nhân rất vất vả. Vào những sáng chủ nhật, tôi thường đứng với mấy vị cán bộ nhà nước trò chuyện ở hành lang gác 5 khu nhà tập thể Quỳnh Mai. Và câu hỏi quen thuộc thường lặp đi lặp lại giữa chúng tôi là”không biết sự cực khổ thế này đã đến đáy chưa?”. Nhưng đó cũng chính là thời kì nhà nước ta rục rịch đổi mới, mở cửa trong tư tưởng và trong xuất bản. Hồi đó tôi vào độ tuổi 40- độ tuổi sung sức nhất của cuộc đời sáng tác của tôi- Thú thực với nhị vị. Dạo đó tôi hùng hục viết để được in không ngoài mục đích kiếm tiền nuôi gia đình ( vợ tôi là giáo viên, hai cháu đang còn bé). Có thời gian như năm 1988, đầu 89 liền trong một ngày tôi viết hai cuốn tiểu thuyết. Sáng thì “chuyện tình người điên”( hợp đồng cho NXB Văn hoá dân tộc), chiều thì “chân trời vỡ đôi” ( hợp đồng cho NXB Pháp Lý). Trong năm năm từ 1988 đến 1993 ngoài công việc viết báo cho đài TNVN tôi in tới 13 tiểu thuyết, 2 tập truyện ngắn, được dựng 2 kịch bản sân khấu, và hai phim truyền hình …Đó là chưa kể một vài tác phẩm không được công bố Trong số tác phẩm trong 5 năm hùng hục đó có mấy tác phẩm nhị vị có hỏi. Trước tiên về bài thơ Nhân dân. Bài thơ này tôi viết vào ngày 6/6/1988 nhưng khi đọc lại tôi cảm thấy bài thơ quá gai góc nên không dám gửi báo nào. Mãi đến năm 1990 khi thấy báo Văn Nghệ có cuộc thi thơ tôi liều gửi đến. Nhưng rồi cũng không dám tin nó sẽ được in. Thế rồi bất ngờ, một buổi sáng khi tôi đang làm việc ở nhà máy đóng tàu Nam Triệu Hải Phòng thì thấy ông Hà giám đốc nhà máy từ ngoài đi vào vung vẩy tờ báo nói oang oang”thế này mới là nhà thơ chứ. Nói đúng những điều ai cũng muốn nói”. Rồi ông xoè tờ báo ra vừa đọc oang oang vừa vỗ đùi đen đét . Nhân dân khom lưng cấy lúa Ăn vội vàng miếng cơm quá nhỏ Để kịp giờ vào ca Cúi khom lưng cõng mọi chế độ Và ở trong những căn nhà bé nhất Trong chiến tranh là người đi đầu Ngày hoà bình thì hưởng cuối Trong chiến tranh mở hết lòng mình để đón mọi người Hoà bình về chỉ xin một viêc làm đi đủ trăm cửa Nhân dân làm nên mọi việc tầy trời Nhưng bị bắt bẻ trong từng chữ kí. Nghe ông đọc tôi cảm thấy những câu thơ hình như rất quen bèn rón rén đến xin mượn tờ báo và không tin vào mắt mình. Bài thơ của tôi in gần như nguyên văn trong trang thơ dự thi cùng với Ngô Minh, Nguyên Thông, Tạ Thị Kim Toàn và Mai Ngọc dưới đầu đề nguyên thuỷ “coi như một tham luận thơ về nhân dân”. 

Tôi nói gần như nguyên văn vì trong khổ ba của bài thơ này tôi viết Hôm nay nhân dân vẫn bị tấn công… …Bằng sự dối lừa và ngon ngọt Che đậy lòng tham của những “quan đồng chí “( trong nguyên văn tôi viết của những Tô Duy- một vị quan tham nhũng hồi đó do Nhà báo Trần Đình Bá phát giác) Vơ vét và đục khoétMiệng vẫn lầm bầm”nhân dân” Mấy hôm sau tôi về khi tạt vào lấy nhuận bút và báo biếu. Gặp tân TBT Hữu Thỉnh mới về thay nhà văn Nguyên Ngọc, ông hơi cau mày nhìn tôi nói “bài thơ của chú làm anh vất vả quá, nhưng giờ thì ổn rồi”. Tôi không dám hỏi ông vì sao, nhưng sau nghe anh em bên báo Văn nghệ kể lại là bác Trần Độ cho ông Trịnh thư ký của bác xuống khen bài thơ này nên mọi sự bình yên. Riêng tôi lại nghĩ bài thơ này “tai qua nạn khỏi” một phần cũng vì những câu kết về mặt thời sự rất đúng với NQ 4 vừa qua Hãy bảo vệ nhân dân Như xưa kia nhân dân bảo vệ Đảng Niềm tin đi qua sẽ trở vềKhi Đảng hiện ra đúng như dân mong ước. Cũng thêm một chi tiết có dính dáng đến bài thơ này là năm 2009 nhà báo Giang Trung Sơn- trưởng phòng thời sự của đài TNVN – khi đi dự một cuộc họp về phòng cháy chữa cháy có kể vị đại tá đến nói chuyện, khi định nghĩa về Nhân dân đã đọc vanh vách những câu thơ trong bài thơ Nhân dân của tôi nhưng vị đại tá này cũng thú nhận” bài thơ này tôi thuộc đã lâu những quả tình tôi không biết tên tác giả” Còn truyện ngắn”chuyện quan trọng của Bà Cả Đào “ có đầu đề ban đầu là “Bà Đào xin ra khỏi Đảng” tôi viết( tháng 9/1988) về những sự nhũng nhiễu của lành đạo xã làm khổ dân đến độ dân bất bình, phản đối.TN dự thi cuộc thi viết về nông thôn do Báo Văn nghệ, báo Nông nghiệp Việt nam và đài TNVN tổ chức in số báo 46(1306) vào ngày 12/11/1988 do nhà thơ Phạm tiến Duật biên tập( TN này sau đoạt giải ba cuộc thi). Ông đề nghị tôi sửa lại đầu đề và trong thẻo gấy ông viết cho tôi nhờ BTV Trần Thị Thắng mang về mấy dòng mà đến nay tôi thuộc lòng”Hiếu ơi, vì khuôn khổ tờ báo Duật cắt của Hiếu mấy dòng. Khi nào in sách Hiếu lấy lại cho khỏi phí”. 


Mấy dòng đó là tôi thông qua suy nghĩ của bà cả Đào ”ngày xưa trong làng có một lý trưởng thì này bao nhiêu thường vụ là bấy nhiêu lý trưởng”. Tn này xét về mặt nào đấy là sự liên tục của Tn”Chuyện vụn về bác Tư Rụm” do nhà văn Hoàng Minh Tường biên tập in báo Văn Nghệ 13/8/1988 kể về một ông nông dân nam bộ phản đối một số chính sách của lãnh đạo ấp Bà đành đi ngược lại mong muốn của dân. Trong TN này có câu khá nổi tiếng”Biết chúng mày phản phúc với bà con như thế này , tao báo Mỹ bắt từ dạo đó rồi.Còn bây giờ , đứa nào giỏi bứoc qua xác tao vào mà lấy thóc .Mồ cha lũ con nít bưng dái không nổi còn định…vào đây, qua đây.” Còn tiểu thuyết”chân trời vỡ đôi”(CTVĐ) tôi viết gần như song song với “chuyện tình người điên”.TT này còn có phụ đề”vụ án mạng làng Chiện”. Kể về một vụ án án đúng theo kiểu”quan bức dân phản”. Ông Nghĩa là một nông dân hiền lành từ nhỏ chơi với ông Lẫm. Ông Lẫm bằng nhiều con đường kể cả đi lính nguỵ, lên cai lên đội, rồi vào Đảng. Sau hàng vài chục năm trời do biết một lỗi nhỏ của ông Nghĩa hồi nhỏ, lại là người hiền lành, cả tin nên liên tục lợi dụng và lạm dụng ông Nghĩa làm những việc bất nhân, bất nghĩa trong nhiều giai đoạn để trục lợi cho mình. Sắp tới kì bầu cử nhiệm kì tới của cấp uỷ, Lẫm khi đó đã là chủ tịch xã bằng mọi cách bắt ông Nghĩa làm một việc thất nhân tâm để gạt đối thủ tranh chấp ghế”bí thư, chủ tịch xã”. Cực chẳng đã bị bị dồn nén sau vài chục năm trời. Ông nghĩ đâm chết chủ tịch Lẫm. TT này tôi viết xong đầu năm 1990 và giữa năm 1990 thì NXB Pháp Lý phát hành. Thực ra tôi víết”chân trời vỡ đôi “chỉ muốn nói về thân phận con người hiền lành, trung thực, một lương dân trong cấc biến động của xã hội. Lại bị kẻ cầm quyền thất nhân tâm lợi dụng, lạm dụng…

Khi vụ án Đoàn văn Vươn xẩy ra tôi mới thấy mô hình “quan bức dân phản “của vụ án làng Chiện và vụ án Đoàn văn Vươn có những nét tương đồng. Tôi không rõ sự hấp dẫn của TT này đến đâu chỉ biết ngay khi ra đời nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã muốn đưa CTVĐ lên phim và gần đây ĐD Quốc Trọng cũng có mong muốn này Trong những tác phẩm tôi chưa có công bố( sau này có in trong tuyển tập kịch bản sân khấu của tôi) viết giai đoạn 1989-1993 còn có Kịch bản”cu Tũn thích làm người lớn” kể về một học trò mới lên 6 nhưng không thích học hành, cậu ta ao ứoc được trở thành người lớn để không phải học. Bà mụ hiện lên cho cậu ta thành một thanh niên. 

Vậy là con người có vóc dáng của chàng thanh niên 25 tuổi mang tâm hồn và trí tuệ của cậu bé lên 6 vào đời. Tất nhiên bao nhiêu rắc rối cả bi kịch và hài kịch sẽ đến với anh chàng này. Tôi viết vở này vào đúng giai đoạn mà cán bộ, nhân viên ở những năm 80 , 90 của thế kỉ 20 gần như thuộc lòng câu”chúng ta bỏ qua thời kì quá độ để tiến thẳng lên CNXH”. Qua “Cu tũn…”tôi chỉ muốn đưa ra một thông điệp”mọi sự vật, mọi xã hội đều phải phát triển theo trình tự của nó, không thể đốt cháy giai đoạn…. Qua bài viết của ông Vương Quang có ý khen tôi về sự mẫn cảm, tiên liệu về thực trạng xã hội, tôi quả thực không dám nhận sự đánh giá cao như vậy mà chỉ thấy rằng. Người cầm bút như một dây đàn căng hết cỡ sẵn sàng rung theo mỗi làn gió, mọi sự biến động của xã hội. Còn tác phẩm đó được đánh giá như thế nào là do con mắt, cách nhìn của bạn đọc. Nhưng dù sao cũng xin thêm một lần cảm ơn sự quan tâm của các vị đối với cá nhân cũng như tác phẩm của tôi. Quỳnh 


Mai đầu tháng 8/2013 Nguyễn Hiếu


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quê Choa: Nhã Thuyên : Mỗi tác phẩm là một sự vong thân…?

Quê Choa: Nhã Thuyên : Mỗi tác phẩm là một sự vong thân…?: Đặng Phú Phong thực hiện Nhã Thuyên & Phạm Xuân Nguyên Đặng Phú Phong: Gần đây trên các web văn học xuất hiện nhữn... Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐANG LẮNG NGHE:


Đảng Cộng sản Trung Quốc có bước chuyển chưa từng thấy: Họ đang lắng nghe

Tác giả: Simon Denyer và nhà nghiên cứu Liu Liu 
Người dịch: Huỳnh Phan
BẮC KINH – Trong cơ quan báo Đảng Cộng sản Trung Quốc, hàng dãy các nhà phân tích ngồi trước màn hình máy tính miệt mài với các dữ liệu bóc ra từ mạng Internet.

Mỗi một ý kiến (comment) do 591 triệu “cư dân mạng” Trung Quốc nêu ra đều đượcđược phân tích tại Trung tâm theo dõi ý kiến của Nhân dân Nhật báo mạng, với các tóm tắt được gửi tức thời (trong thời gian thực) tới các lãnh đạo đảng. 

Hơn bao giờ hết, bây giờ nhà cầm quyền Trung Quốc đang thực sự lắng nghe người dân, nhanh chóng phản ứng để kềm chế các khủng hoảng tiềm năng có thể đe dọa sự kiểm soát độc đảng. Với khả năng kiểm soát Internet ngày càng bị thách thức, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phải thay đổi trò chơi của mình.

Công việc thu thập thông tin về công dân của họ cũng xưa như chính nước Trung Quốc: Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên của quốc gia này, đã từng duy trì một mạng lưới gián điệp khổng lồ. Các nhà báo của chính Đảng Cộng sản từ lâu đã lọc ra báo cáo mật về những gì đang thực sự xảy ra ở cấp cơ sở chuyển tới các lãnh đạo đảng.

Nhưng bây giờ, chính phủ đang cố để nắm bắt ý kiến công chúng trên một quy mô chưa từng có. Để đáp ứng nhu cầu của chính phủ, các trung tâm theo dõi ý kiến đã bung ra ở cơ quan báo chí nhà nước và các trường đại học để khai thác và diễn giải cả biển luận bàn trên Internet. Đồng thời, nhà cầm quyền đang hợp đồng mướn các công ty để thăm dò ý kiến người dân về tất cả mọi thứ từ quản lý giao thông đến chính sách thuế.

Một giáo sư Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, yêu cầu được giấu tên vì trò chuyện với các phóng viên nước ngoài bị hạn chế, nói “Chính phủ thường có nhiều quyền lực hơn để kiểm soát các đề tài trao đổi. Nhưng bây giờ có cách tiếp cận mới, để xác định các điểm nóng và cố gắng kiểm soát khủng hoảng”.

Ý tưởng về việc thực sự lắng nghe ý kiến người dân Trung Quốc là một sự xa rời cơ bản đối với chế độ độc tài Cộng sản thường đàn áp công dân bình thường vì có lời chỉ trích chế độ. Nhưng theo hãng tin Tân Hoa Xã, nhà lãnh đạo mới Tập Cận Bình đã cảnh báo hồi tháng 6 rằng “chiếm được hay đánh mất sự ủng hộ của công chúng” có thể quyết định “sự tồn vong” của đảng.

Sự phản đối của công chúng đối với một đề xuất có thể càng có ảnh hưởng tới việc định hình chính sách, mặc dù chưa thể ảnh hưởng tới các vấn đề sống còn đối với lợi ích của đảng, chẳng hạn như cải cách chính trị.

Ví dụ, tháng trước một phụ nữ đã được bồi thường vì bị giam giữ một cách phi lý trong một trại lao động sau khi sự việc của bà được đưa lên lên mạng. Tội của bà là dám đòi trừng phạt các quan chức mà bà cáo buộc là đã cưỡng hiếp con gái mình.

Một số dự án xây dựng đã bị đình lại khi đối mặt với sự phản đối của cư dân mạng: kế hoạch cho một nhà máy chế biến nhôm ở miền nam Trung Quốc đã bị hủy bỏ vào tháng trước sau khi có các cuộc biểu tình trên đường phố và có sự phẫn nộ trên mạng.

Cư dân mạng cũng đã đóng một vai trò trong việc phanh phui nạn tham nhũng, và các chuyên gia ước tính có hơn 170 quan chức đảng bị truy tố do bị phanh phui trên mạng.

Mọi cơ quan chính phủ, ở cấp trung ương và cấp tỉnh đều có các đơn vị lo việc nghiên cứu dư luận xã hội, nhưng các đơn vị này có xu hướng hoạt động rất kém cỏi, lập ra các báo cáo chỉ để “biện minh cho những gì cấp trên nói tới, rằng đó là điều đúng đắn”, Victor Yan Yue (Viên Nhạc), Chủ tịch Công ty Tư vấn Nghiên cứu Horizon nói.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây đảng đã bắt đầu chuyển hướng sang khu vực tư nhân trong việc nghiên cứu dư luận xã hội.

Viên Nhạc nói: “Mười năm trước, dịch vụ của chúng tôi chưa bao giờ làm công việc uỷ nhiệm của chính phủ. Ngày nay, bộ phận phát triển nhanh nhất trong doanh nghiệp của chúng tôi là bộ phận làm công việc theo uỷ nhiệm chính phủ”.

Horizon đôi khi được yêu cầu thăm dò ý kiến người dân về một đề xuất thay đổi chính sách, chẳng hạn như các biện pháp hạn chế sử dụng xe hơi ở Bắc Kinh để giảm bớt ô nhiễm. Công ty cũng điều tra quan điểm về chất lượng làm việc của các cơ quan chính phủ, lượng định người nộp thuế nghĩ gì về cơ quan thuế hoặc các doanh nghiệp nhìn bộ máy hành chính can dự như thế nào trong việc đăng ký các công ty. Chỉ có một lần một bộ trưởng đã điện thoại yêu cầu điều chỉnh một chi tiết đáng ngượng qua thăm dò, Viên Nhạc cho biết và nói thêm rằng ông đã lịch sự từ chối yêu cầu đó.

Ở toà soạn Nhân dân Nhật báo, các thuật toán tung ra những dữ liệu thời gian thực về những điều mọi người đang nói tới trên mạng, và các báo cáo hàng ngày và hàng tuần được công bố về các vấn đề nóng, tóm tắt các quan điểm chiếm ưu thế.

Gần đây, trung tâm theo dõi ý kiến của công ty đã báo cáo về các chỉ trích một luật mới dọa có các hình phạt đối với con cái không thăm viếng cha mẹ thường xuyên đúng mức. Một vài ngày sau đó, trung tâm đã ghi nhận sự phẫn nộ của công chúng sau khi ông trùm bất động sản Zeng Chengjie (Tăng Thành Kiệt) bị xử tử vì gian lận tài chính mà con gái ông không được thông báo. Được thực hiện chủ yếu trên Weibo – tương tự với Twitter – các cuộc thảo luận trực tuyến về Tăng Thành Kiệt đã thu hút vào khoảng 990.000 cư dân mạng.

Sự tức giận tăng lên khi tòa án đăng trên tài khoản Weibo – khi được phối kiểm là không chính xác – rằng không có quy định pháp lý đòi hỏi cho tội phạm được gặp người thân trước khi bị xử tử.

Hầu hết công việc “khai thác ý kiến” được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu Nhân dân Nhật báo là để phục vụ cho các quan chức hoặc các doanh nghiệp nhà nước. Trung tâm theo dõi tư vấn cho các quan chức cách đối phó với cuộc khủng hoảng như thế nào – dùng ngôn ngữ gì và ứng xử như thế nào trước công chúng, Phó Tổng thư ký trung tâm, Shan Xuegang (Sơn Học Cương) cho biết.

Một lần nữa, hầu hết các lời khuyên được chuyển trong vòng riêng tư, nhưng đôi khi nó cũng có len vào báo cáo công bố công khai, như đã làm trong vụ cuồng nộ về việc xử tử ông trùm bất động sản.

Trung tâm này kết luận: “Trong thời đại Weibo, một cuộc khủng hoảng dư luận Internet không thể được xử lý bằng cách tránh né. Đối mặt trực tiếp với vấn đề, trình bày với các sự kiện, thuyết phục người dân bằng sự chân thành là chìa khóa để giải quyết vấn đề”. Họ cũng thêm rằng “Các cơ quan thực thi pháp luật cần phải tôn trọng luật pháp. Chỉ khi luật pháp có tiếng nói cuối cùng thì xã hội mới có thể có an bình thực sự”.

Có một đơn vị theo dõi tương tự tại Tân Hoa Xã, còn ở trường Đại học Nhân dân có một nhóm phân tích những từ tìm kiếm trên Baidu, tương tự như Google, để đánh giá tâm trạng xã hội. Thật vậy, hầu hết các trường đại học ở Trung Quốc hiện nay đều có một khoa dành riêng cho nghiên cứu dư luận xã hội.

Mặc dù vậy, hệ thống này vẫn chưa đầy đủ, đặc biệt là vì dân quê Trung Quốc, vẫn còn chiếm gần một nửa dân số, không thoải mái bày tỏ quan điểm của mình với người lạ và nói chung là không biết hay không đều đặn lên mạng. Kiểm soát tự do ngôn luận cũng làm phức tạp nỗ lực này rất nhiều.

Tất nhiên, còn có các hạn chế đối với những điều mà nhóm dư luận viên do đảng lãnh đạo sẽ nêu lên – và cũng có các hạn chế đối với những gì nhà nước muốn nghe: lãnh đạo không thực sự quan tâm tới quan điểm của người dân về cải cách chính trị hoặc chính sách đối ngoại vì đó là những lãnh vực mà các quyết định vẫn do một nhóm nhỏ các quan chức không quan tâm đến dư luận thực hiện, một người tham gia điều tra xin được giấu tên vì sợ có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình, cho biết.

Trong hai năm qua, các trang blog đã đánh bạt phương tiện truyền thông nhà nước như là nguồn cung cấp tin chính cho người dân, và trở thành phương tiện chủ yếu cho người dân Trung Quốc bày tỏ quan điểm từ lâu bị đè nén của họ. Hàng chục triệu ý kiến được phát đi trên Weibo mỗi ngày.

Một số cách nhìn vẫn còn bị kiểm duyệt – các bài viết nhằm tổ chức các cuộc biểu tình trên đường phố gần như chắc chắn phải bị loại đi, những lời chỉ trích của các nhà lãnh đạo cao cấp của đảng cũng chịu số phận tương tự.

Trong một cố gắng sâu xa hơn để định hình chuyện trên mạng, các cơ quan chính phủ khác nhau của Trung Quốc có khoảng 60.000 tài khoản Weibo, còn chính phủ cũng trả tiền cho những người đưa lên mạng những ý kiến ủng hộ chính phủ (dư luận viên).

Tuy nhiên, Xiao Qiang (Tiêu Cường), một giáo sư trợ giảng tại UC Berkeley và người sáng lập trang web tin tức China Digital Times, cho biết đảng đang bắt đầu bị thua trong trận chiến này: trong hai năm qua “các tiếng nói tự do chính trị” đã thống trị Internet ở Trung Quốc, khi người dân công khai bày tỏ quan điểm của họ về nhiều vấn đề khác nhau, từ tham nhũng tới tự do ngôn luận, công bằng xã hội và môi trường, ông nói.

Nhà nghiên cứu Liu Liu đã có đóng góp cho bài báo này.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giỗ danh tướng Trần Độ ở Sài Gòn

Phạm Đình Trọng ( nhà văn )

Chủ nhật 4. 8. 2013, lịch ta là ngày 28. 6. Quí Tị, anh Trần Hải và chị Khánh Trâm, con trai và con dâu út của danh tướng Trần Độ ở Sài Gòn làm giỗ cha lần thứ mười một. Danh tướng Trần Độ mất ngày 1. 7. năm Nhâm Ngọ, theo lịch mặt trời là ngày 9. 8. 2002, đúng giỗ phải là thứ tư tuần tới. Chọn ngày chủ nhật làm giỗ là sớm mấy ngày để chính giỗ, mẹ và mấy anh trai sẽ đón vong linh danh tướng ra Hà Nội.


Khi thiếu tướng Trần Độ làm chính ủy quân khu Tả Ngạn thì tôi còn là học trò trung học ở thành phố Hải Phòng thuộc lãnh thổ quân khu Tả Ngạn. Bài viết “Anh Bộ Đội” của ông đăng trên các báo, đọc trên đài phát thanh ngày ấy đã tạo nên một đợt thảo luận sôi nổi kéo dài trong thanh niên học sinh về cuộc sống đẹp đẽ của anh bộ đội, về môi trường giáo dục, rèn luyện cho tuổi trẻ như một trường đại học, trường đại học quân đội, mang lại một lí tưởng thẩm mĩ cao cả, mở ra một hướng vào đời rộng rãi cho tuổi trẻ.

Khi tướng Trần Độ là Phó Chính ủy quân Giải phóng miền Nam thì tôi là sĩ quan thông tin ở mặt trận Tây Nguyên. Những bài chính luận quân sự của Cửu Long, sau này tôi mới biết Cửu Long chính là Trần Độ, phân tích thế và lực của ta và địch, thế tất thắng của chiến tranh cách mạng được giọng hào sảng của phát thanh viên Việt Khoa đọc trên đài Tiếng nói Việt Nam phát đi từ Hà Nội đã làm nức lòng hết thảy đám lính tráng sốt rét và đói ăn dưới tán lá rừng già vùng ngã ba biên giới Việt – Miên – Lào. Với những sĩ quan đã có vốn hiểu biết về quân sự và thực tế chiến tranh thì những bài viết của Cửu Long – Trần Độ là lí luận của niềm tin chiến thắng.

Khi trung tướng Trần Độ là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, rồi Trưởng ban Văn hóa Văn nghệ trung ương thì tôi cùng 22 sĩ quan từ khắp các đơn vị trong quân đội được Tổng cục Chính trị gọi về cử đi học khóa I trường Viết Văn Nguyễn Du lần đầu tiên có hệ đại học. Tôi vẫn nhớ lần ông đến trường Viết Văn Nguyễn Du gặp chúng tôi, ông nói rất ngắn: Văn nghệ không có tự do thì không thể sáng tạo, chỉ là văn nghệ tuyên truyền, văn nghệ diễn ca nghị quyết đảng. Rồi ông dành cả buổi lắng nghe và ghi chép những điều chúng tôi giãi bày về khó khăn, cản trở trong công việc viết lách. 

Khi tướng Trần Độ, chính khách Trần Độ rời chính trường thì tôi cũng rời quân ngũ, vào miền Nam làm báo dân sự. Tóm lại thời tôi làm lính là thời Trần Độ làm tướng, là thời lừng lẫy của danh tướng Trần Độ. Tôi là lính ở mặt trận phía Nam thì ông là tướng chỉ huy cả mặt trận miền Nam. Tôi là lính văn nghệ thì ông là tướng văn nghệ. Dù mang cấp hàm tướng suốt mấy chục năm trời nhưng những lần gặp ông ngoài đời, tôi chỉ thấy ông mặc đồ dân sự xuềnh xoàng.

Là một người lính, hôm nay tôi về nơi giọt máu vị tướng để lại cho đời, tưởng nhớ đến vị tướng của tôi, vị tướng Nam chinh Bắc chiến, người chỉ huy đội quân cách mạng đi từ trận đánh của trung đoàn Thủ đô 60 ngày đêm cầm cự giữ chân quân Pháp trong lòng đường phố Hà Nội để Chính phủ kháng chiến rút lui an toàn về đất căn cứ Việt Bắc, đến trận đánh của những sư đoàn lớn mạnh 56 ngày đêm dội bão lửa xuống lòng chảo Mường Thanh làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Đi từ trận chống càn Junction City đầu mùa mưa năm 1967, từ vị Tư lệnh đến anh lính nuôi quân của Sở Chỉ huy quân Giải phóng miền Nam đều phải cầm súng AK, súng B40, chống trả đánh lui hết đợt càn quét này đến trận đột kích khác của hơn 30 ngàn quân Mĩ cùng xe tăng, xe bọc thép nhiều như lá rừng, ròng rã suốt 53 ngày đêm, bảo toàn cơ quan lãnh đạo kháng chiến miền Nam, đến trận đánh cuối cùng, đại quân từ bốn hướng ào ào tiến vào Sài Gòn mùa xuân 1975.

Hơn cả những chiến công trên mặt trận quân sự, Trần Độ còn là vị tướng từng trải, lịch lãm của đội quân chữ nghĩa, vị tướng nhân văn, gần gũi của đội quân văn nghệ sĩ, một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm với cái đẹp, với cái mới. 

Trần Độ còn là vị tướng quả cảm đi đầu mở lối cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi (...  Xin lỗi anh Trần, đoạn này không tiện đăng, xin tạm lược bỏ HG ).. Đến lúc nhận ra: Những mơ xóa ác ở trên đời / Ta phó thân ta với đất trời / Ngỡ ác xóa rồi thay cực thiện / Ai hay biến hóa ác luân hồi(Thơ Trần Độ), dù tuổi đã cao lại mang bệnh hiểm ông vẫn quyết liệt và kiên trì chỉ ra cái ác, thức tỉnh những kẻ đang cố kết làm điều ác với Dân với nước.

Mươi người chúng tôi, Phan Đắc Lữ, Lê Phú Khải, Kha Lương Ngãi, Vũ Trọng Khải, Phạm Đình Trọng, Nguyễn Thị Mai Oanh ở Sài Gòn, giáo sư Nguyễn Huệ Chi từ Hà Nội vào, tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm từ Mĩ về cùng vợ chồng anh chị Trần Hải – Khánh Trâm ngồi ở phòng khách mắt nhìn lên ảnh vị danh tướng trong bộ đồ dân sự bình dị không sao, không vạch, không cành nguyệt tuế, không huân chương, huy chương. Mỗi người chúng tôi đều có những chuyện kể, những điều nói về vị danh tướng mà mình kính trong. Anh Lê Phú Khải kể năm 1985 anh gặp tướng Trần Độ ở Tiền Giang, khi vị tướng đã chuyển sang cơ quan lập pháp, làm Phó Chủ tịch Quốc hội, anh đọc cho vị tướng có tâm hồn nghệ sĩ nghe bài thơ anh mới viết về Lăng Hồ Chí Minh. Cuối bài thơ anh viết: Đắp cho Con Người này nấm mộ / Bên một cánh rừng có tiếng thông reo / Để nhà thơ được nghe gió hát / Và Nhân Dân tìm gặp / Như con về thăm cha. Lê Phú Khải vừa dứt lời đọc thơ, Trần Độ nói ngay: Cậu phải sửa lại câu cuối cùng là: Như cha về thăm con. Với bất kì cá nhân nào dù vĩ đại đến đâu, Nhân Dân bình dị cũng là cha mẹ của cá nhân dù vĩ đại đó.

Theo Blog TH.L

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

ANH CÓ NGHE THẤY KHÔNG?


Thơ: Văn Cao 

Cửa đóng lại từ chín giờ
Không một cuốn sách chờ đợi
Dù những ngôi sao đang nở trên trời
Dù đêm mùa xuân bắt đầu trở lại

Tất cả hướng về biển
Bọt cứ tan trên bãi cát xa
Mà cửa bể vẫn im lìm chưa mở

Bao giờ nghe được bản tình ca
Bao giờ bình yên xem một tranh tĩnh vật
Bao giờ
Bao giờ chúng nó đi tất cả

Những con người không phải của chúng ta
Vẫn ngày ngày ngày ngang nhiên sống

Chúng nó còn ở lại
Trong những áo dài đen nham hiểm
Bẻ cổ bẻ chân đeo tội ác cho người

Chúng nó còn ở lại
Trong những tủ sách gia đình
Ở điếu thuốc trên môi những em bé mười lăm
Từng bước chân các cô gái
Từng con đường từng bãi cỏ từng bóng tối
Mắt quầng thâm còn nhỡ mãi đêm

Chúng nó còn ở lại
Trong những tuổi bốn mươi
Đang đi vào cuộc sống
Như nấm mọc trên những thân gỗ mục

Người bán giấy cũ
Đã hết những trang tiểu thuyết ế
Những trang báo ngày xưa
Đang bán đến những trang sách mới
Những bài thơ mới nhất của anh

Anh muốn giơ tay lên mặt trời
Để vui da mình hồng hồng sắc máu
Mấy năm một điệu sáo
Như giọng máy nước thâu đêm chảy

Chung quanh còn những người khôn ngoan
Không có mồm
Mắt không bao giờ nhìn thẳng

Những con mèo ngủ yên trên ghế
Trong một cuộc dọn nhà

Những con sên chưa dám ló đầu ra
Những cây leo càng ngày càng, tốt lá

Một nửa thế giới
Một nửa tâm hồn
Một nửa thế kỷ
Chưa khai thác xong

Bây giờ không còn những tiểng nổ to
Nhưng còn những tiếng rạn vỡ
Có thể thu hết những khẩu súng phản động
Nhưng vẫn còn
Những khẩu súng đưa người tự tử.

Anh có nghe thấy không
Chỗ nào cũng có tiếng
Chưa nói lên

Những người của chúng ta
Đang mờ mờ xuất hiện
Le lói hy vọng
Trên những cánh đồng lầy

Nghìn năm cũ phủ mất nhiều giá trị
Đốt nghìn kinh chưa thắp sáng cuộc đời

Vào một cuộc đấu tranh mới
Với những người không phải của chúng ta
Anh có nghe thấy không

Vào một cuộc đấu tranh mới
Để mở tung các cánh cửa sổ
Mở tung các cửa bể
Và tung ra hàng loạt hàng loạt
Những con người thật của chúng ta.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Làm gì cũng phải có trách nhiệm và chất lượng cao nhất có thể

Phạm Xuân Nguyên

Nếu tìm hiểu về Phạm Xuân Nguyên từ những nguồn khác nhau, người ta sẽ chẳng biết vẽ chân dung anh thế nào, bởi vì, có rất nhiều trong một.  

Đó là người đã định đầu tư sâu cho văn học miền Nam khi mới trở thành nghiên cứu viên của Viện văn học. Là một dịch giả có thể chuyển ngữ ba thứ tiếng Nga, Anh, Pháp tốt như nhau. Là người hay giúp đỡ các chuẩn tiến sĩ viết luận văn, trong khi mình nhất định dừng lại ở văn bằng cử nhân. Một giảng viên đầy lôi cuốn với sinh viên nhờ kho kiến thức uyên bác và cách diễn đạt tinh gọn. Một người dẫn chương trình sinh động và thâm thúy. Một bạn rượu vui tính, ít khi làm phiền ai. Một cộng tác viên không bao giờ nói không khi được nhờ cậy. Một cái tên “hot” vì việc dạo quanh hồ Gươm. Là Phó chủ tịch rồi Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội…
Phạm Xuân Nguyên: Làm gì cũng phải có trách nhiệm và chất lượng cao nhất có thể
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên
Sao trong một người lại có thể sống chung nhiều con người khác nhau như thế? Thật ra, điều đó không hề mâu thuẫn mà là một tổng thể đa dạng, cân bằng, ổn định. Bởi vì Phạm Xuân Nguyên trong bất cứ vai trò nào cũng thực hiện với trách nhiệm và chất lượng cao nhất có thể.
Là người từng đưa Phạm Xuân Nguyên đến gặp bác Lê Ngộ Châu, Chủ nhiệm Tạp chí Bách Khoa (Sài Gòn) để nhờ bác kết nối với những nhà văn miền Nam khác, tôi đã thực sự tiếc khi kế hoạch về văn học miền Nam của Nguyên không thể thực hiện. Biết rõ một nền văn học để có thể nói về nó một cách chính xác, đó chẳng phải là cách làm khoa học và thấu tình đạt lý hay sao. Nhưng có lẽ ý định đó đã đi sớm hơn thời đại của mình nhiều bước quá chăng?
Những bài nghiên cứu, phê bình văn học của Phạm Xuân Nguyên xuất hiện khá đều trên mặt báo. Và dù anh khen hay chê tác phẩm thì người đọc cũng dễ dàng nhận ra thiện ý và tâm thành của tác giả. Văn hóa tranh luận được tôn trọng, và sự quy chụp hoặc đánh tráo khái niệm không có trong cách làm của anh. Người ta có thể tán thành hay không nội dung bài anh viết, nhưng vẫn phải thừa nhận sự khách quan đúng mực của nó. Ngay trong thời điểm xảy ra những tranh luận căng thẳng nhất, bài viết của Phạm Xuân Nguyên dù quyết liệt, thẳng thắn nhưng chưa bao giờ xúc phạm hay có ý xấu với bất kỳ ai. Có lẽ điều đó bộc lộ nét đặc trưng của con người anh: hòa nhã, dễ gần.
Phạm Xuân Nguyên đã viết về nhà thơ Hữu Loan: “Ông đã sống một cuộc đời dài, thật dài, mà những khổ nạn, thử thách chỉ càng làm bền thêm trong ông những lựa chọn ban đầu khi làm cách mạng và làm thơ. Bỏ phố thị thủ đô về lại quê hương, tự tay vỡ đất vỡ đá lầm lụi tháng ngày nuôi vợ con nuôi mình chống chọi với cuộc sống thiếu thốn vất vả và nhiều chướng ngại, nhưng ông không nề hà, nản chí. Hữu Loan là một con người cương cường. Ai đã một lần gặp ông, nhìn ngắm khuôn mặt ông, nhất là đôi mắt, và nghe giọng ông nói, đều có thể cảm nhận đây là một con người không chịu gục ngã trước thử thách… Ông tự gọi mình là cây gỗ vuông: “Tôi, cây gỗ vuông chành chạnh suốt đời/Đã làm thất bại âm mưu/đẽo tròn/để muốn tùy tiện/lăn long lóc/thế nào/thì lăn lóc. Chân lý đấy/hỡi/rìu/bào/phó mộc”. Nhà ông, trên bàn thờ chỉ để một chữ Tâm”.
Trong cảm nhận của tôi, đóng góp đáng kể của Phạm Xuân Nguyên cho văn học chính là mảng dịch thuật, với bút danh Ngân Xuyên. Bất cứ tác phẩm dịch nào của Nguyên cũng được chọn lựa kỹ, dù chỉ một truyện ngắn, một bài báo, một chuyên luận, chứ không nhất thiết phải là tác phẩm lớn. Là người giỏi tiếng Việt và có một tâm hồn thuần Việt, biết rõ người đọc Việt đang thiếu gì nên Phạm Xuân Nguyên luôn cung cấp những thông tin giúp họ khám phá, đồng thời gợi những liên tưởng mở rộng tầm nhìn và suy nghĩ của họ.
Đó là bài trả lời phỏng vấn nhà văn Peru Mario Vargas Llosa (Nobel Văn học 2010) dành cho Natalya Kochetkova, bình luận gia tờ Zvestia - Nga: “Bất cứ chế độ toàn trị nào cũng luôn muốn kiểm soát văn học, cũng đối xử với nó đầy ngờ vực, bởi vì văn học chứa trong mình sự phê phán quyền lực… Tất nhiên người ta thích coi văn học nghệ thuật trước hết như một thứ giải trí, nhưng nó còn lớn hơn là giải trí đơn thuần… Các tác phẩm văn học lớn luôn cho biết những việc xảy ra trong xã hội, cho biết những vấn đề cơ bản của xã hội là gì, mọi người đang trông đợi gì...”.
Đó là bài giới thiệu nhà văn Mỹ Robert Olen Butler Jr. từng tham chiến ở Việt Nam, đã có hơn mười tác phẩm, trong đó tập truyện A Good Scent from a Strange Mountain viết về người Việt Nam đã nhận giải Pulitzer 1983. Đó cũng là nhà văn cựu binh Mỹ Tim O'Brien, đoạt giải thưởng Sách quốc gia của Mỹ  với tác phẩm Going after Cacciato, và giải thưởng James Fenimore Cooper dành cho truyện lịch sử hay nhất 1995 với tiểu thuyết In the Lake of the Woods. Quan niệm của ông: "Các truyện về chiến tranh thực chất không phải bao giờ cũng viết về chiến tranh. Chúng không viết về bom đạn và mưu mô quân sự. Chúng không viết về chiến thuật, không viết về các hố cá nhân và lều trại. Truyện chiến tranh, giống như bất kỳ truyện hay nào, rốt cuộc là viết về trái tim con người”.
Phạm Xuân Nguyên cũng đã giới thiệu trên Tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam (số 1/1996) tiểu thuyếtSự bất tử của Milan Kundera, nhà văn Pháp gốc Tiệp, một tài năng lớn của văn chương thế giới. Sau đó, cùng với Chậm rãi, Bản Nguyên, Sự bất tử được in thành sách, gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả Việt Nam, nhất là giới nhà văn. Tiểu thuyết của Milan Kundera thành công trong việc xóa nhòa lằn ranh giữa tính hư cấu của tiểu thuyết và những luận đề đầy triết lý của nhà văn, buộc người ta phải đọc chậm để có thì giờ nghiền ngẫm và chia sẻ những suy tưởng của ông.
“Tôi quan niệm người dịch không phải chỉ là người chuyển chữ mà là người chuyển văn hóa, vậy anh phải là người luôn biết được nhu cầu bạn đọc. Tất nhiên tôi không nói đến nhu cầu của số đông, mà là nhu cầu về trí tuệ, văn hóa của dân tộc… Giống như một bà mẹ nuôi con, biết con cần gì ở mỗi giai đoạn, mỗi dân tộc luôn cần biết lấy cái gì của nước ngoài về cho mình”. Đó là những gì dịch giả Ngân Xuyên Phạm Xuân Nguyên nói về công việc dịch thuật của mình.
Nhiều công việc, nhiều tầng lớp bạn bè, nhiều xê dịch, nhiều buồn vui nhân thế… trong một con người. Và nếu bạn hỏi, vậy Phạm Xuân Nguyên là ai, câu trả lời của tôi sẽ là: “Phạm Xuân Nguyên, như chính Phạm Xuân Nguyên thể hiện”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang