Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Đọc bài Phê Bình của nhà’’Phê Bình HẬU HIÊN ĐẠI’’ – ĐÔNG LA


 Cường Dương

Tư khi nổ ra sự kiên’’Luận văn Nhã Thuyên’’ (LVNT), trên trang nhà của LXQ.ORG đã có trên 10 bài viết khen – chê LVNT (văn viết và văn nói – trả lời phỏng vấn) của nhiều nhà phê bình, nhà văn có uy tín trên văn đàn VN tham gia. Nhưng vói cách viết, cách dùng từ ngữ của bạn ĐÔNG LA (như bài đăng dưới đây), theo tôi có lẽ chỉ có một.
Ngoài một đọan lạc đề : Phô diễn trình độ tiếng Hán, tiếng Nhật , tiếng Anh và tiếng Pháp nhằm’’tranh hơn’’ với nhà văn – dịch giả Nguyên Ngọc, còn lại đa phần bài viết ĐL dùng cho mục đích’’hạ bệ - bôi nhọ’’ PXN. Đặc biệt ĐLdùng rất nhiều tư, cụm từ ’’vô văn hóa’’ mạt sát Trưởng phòng Viện Văn Học, Nhà phê bình uy tín và Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội…
Trong học thuật, có thể có bất đồng ý kiến. Là người làm công tác phê bình, trước tiên phải chân tình, lịch sự, có kiến thức văn chương, có kĩ năng diễn đạt… Tôi đã đọc và biết, Đông La là người mới xuât hiên trong làng viết phê bình văn học. Nhưng dù mới hay hành nghề đã lâu, nhất quyết không nên biến bài viết , ngôn từ dùng trong bài viết để thóa mạ, châm chích đối tương một cách vô lối, dùng ngôn tư của kẻ’’chỉ điểm’’, của dân đầu đường xó chợ, hạ đẳng để chửi rủa bạn mình…
Còn điều này tôi cứ ngờ ngợ : Phải chăng Đông La là một trong số hàng trăm Dư Luận Viên của TP Hồ Chí Minh vì thông qua khẩu khí của ông ta :’’ …Thế nhưng với một cái đầu bội bạc thì rất cần phải bàn bạc!Nguyên là một đảng viên, một trưởng phòng của Viện Văn học, đương kim Chủ tịch Hội Nhà Văn Thủ đô Hà Nội. Với dân thường thì như thế là rất to rồi! Một người ở trong thể chế như vậy, hưởng danh hưởng lợi, lại đứng trong đội ngũ tiên phong mà khi được kết nạp phải đọc lời thề cống hiến đến giọt máu cuối cùng cho sự nghiệp của Đảng, nhưng tại sao gần đây Phạm Xuân Nguyên lại có tên trong cái “Danh Sách 72”? Cái danh sách đòi thay đổi Hiến Pháp, đòi bỏ điều 4 hiến định quyền lãnh đạo của Đảng, đòi Lời nói đầu bỏ ý nhắc đến công ơn Đảng, Bác, v.v… Có phải là một Phạm Xuân Nguyên khác hay chỉ là một, nhưng giống như loài kỳ nhông, có thể biến hóa được thành nhiều gương mặt khác nhau? Để rồi có thể bắt được cá nhiều tay, của “ta” cũng đớp mà của “địch” cũng xơi!’’. Nếu đúng ĐL là DLV của Đảng thì ai mới là kẻ’’Đớp’’, ’’Ngoạm’’, ’’Xơi’’ – Đông La hay Phạm Xuân Nguyên ?
Nhưng thôi ! ’’Biết rồi, khổ lắm – nói mãi !
Thế nhưng - thực ra Đông La là ai cơ chứ ?
Xin mời các bạn đọc bài viết dưới đây của’’Nhà phê bình Hậu Hiện Đại – Đông La ’’ – như ông ta tự nhận, đi trên Văn chương + hôm 4.8.13 - rồi tự kết luận lấy:

Tiểu luận của ĐÔNG LA : Chuyện Phạm Xuân Nguyên...  Không rõ

















































































































































































































Còn nhớ hồi Nguyễn Quang Thiều mới xuất hiện, làm thơ theo phong cách hiện đại, nghĩa là có những điều còn khó đồng cảm với người thường, rất cần những nhà phê bình văn học hiện đại như Nguyên chỉ ra những cái hay, những ẩn ý cao sâu. Nhưng trong một bài Nguyên đã phán đại ý: ai hiểu được tiếng hú thì sẽ hiểu được thơ Thiều. Tôi đã nói với một người bạn thân nhất, nói vậy khác gì bảo thằng Thiều là con thú. Ông bạn nổi cáu: “Đéo hiểu con cặc gì về thơ”! (Xin lỗi các nhà thuần phong mỹ tục, bài này tôi viết theo tin thần hậu hiện đại).
Đông La
Phạm Xuân Nguyên có một trang cá nhân lấy tên là NGUYÊN ĐẦU BẠC với 2 câu “Bút Tre” tự giới thiệu: Viện Văn có một Phạm Xuân/ Nguyên là cán bộ cử nhân phê bình.Với Khoa học Xã hội nói chung và Văn chương Nghệ thuật nói riêng có những người đặc biệt, là cử nhân hay GS Viện sĩ không quan trọng gì. Đầu tóc bạc sớm dù khác thường cũng không quan trọng. Thế nhưng với một cái đầu bội bạc thì rất cần phải bàn bạc!
Nguyên là một đảng viên, một trưởng phòng của Viện Văn học, đương kim Chủ tịch Hội Nhà Văn Thủ đô Hà Nội. Với dân thường thì như thế là rất to rồi! Một người ở trong thể chế như vậy, hưởng danh hưởng lợi, lại đứng trong đội ngũ tiên phong mà khi được kết nạp phải đọc lời thề cống hiến đến giọt máu cuối cùng cho sự nghiệp của Đảng, nhưng tại sao gần đây Phạm Xuân Nguyên lại có tên trong cái “Danh Sách 72”? Cái danh sách đòi thay đổi Hiến Pháp, đòi bỏ điều 4 hiến định quyền lãnh đạo của Đảng, đòi Lời nói đầu bỏ ý nhắc đến công ơn Đảng, Bác, v.v… Có phải là một Phạm Xuân Nguyên khác hay chỉ là một, nhưng giống như loài kỳ nhông, có thể biến hóa được thành nhiều gương mặt khác nhau? Để rồi có thể bắt được cá nhiều tay, của “ta” cũng đớp mà của “địch” cũng xơi!
Có gì đó thật trớ trêu, tôi không vào Đảng, bỏ cơ quan sống tự do, giờ lại viết bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ như một “văn nô” thứ thiệt. Đơn giản là vì khi viết tôi luôn đứng cao hơn hoàn cảnh bản thân, viết vì lợi ích chung, trong đó có gia đình tôi. Như vậy phải chăng tôi đã hành động theo tinh thần hậu hiện đại, tinh thần của người bên lề, với phần tốt đẹp nhất của nó. Còn Phạm Xuân Nguyên đứng trong hệ thống nhưng lại có hành động một cách có hệ thống chống lại chính hệ thống đó. Phải chăng Nguyên chính là phần ung nhọt, là phần hỗn loạn tất định theo nguyên lý entropy trong một hệ kín của khoa học, cần phải tấn công bằng tinh thần hậu hiện đại?
Nước ta từ nền kinh tế đóng cửa, kế hoạch hóa cứng nhắc, chuyển sang thời kỳ mở cửa, thực hiện kinh tế thị trường. Giống như chiếc xe đột nhiên tăng tốc, cơ chế kiểm soát cũng như cái phanh đã không thay đổi phù hợp, nên “chiếc xe” đã va quệt, gây ra những tai nạn. Đó chính là những tệ nạn trong xã hội ta những ngày hôm nay. Có điều người ta thường quan tâm đến chuyện tham nhũng “lợi” mà không chú ý rằng còn có chuyện tham nhũng “danh”. Bởi bên cạnh thực hiện nền kinh tế thị trường, sự “nới” rộng tự do, dân chủ cũng gây ra tình trạng trắng đen lẫn lộn, thiện ác bất minh. Chưa bao giờ những chuẩn mực giá trị, nhất là về văn hóa nghệ thuật, khoa học xã hội lại lộn tùng phèo, ba lăng nhăng như những ngày hôm nay! Có điều chuyện phân định đúng sai, tốt xấu trong lĩnh vực “đèn mờ tri thức” này lại không đơn giản. Vì vậy đã và đang có không ít kẻ cơ hội ung dung thừa “nước đục thả câu”. Phải chăng trong số đó có Phạm Xuân Nguyên?
Gần đây, một người bạn tự dưng nhắn tin: “Hôm nay đ/c Phạm Xuân Nguyên đã nhận huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và 2 huy hiệu chiến sĩ trong sạch”. Tôi chỉ còn biết trả lời một cách mỉa mai là: “Vui thật!”. Chuyện này đúng là Hài Hước, giống y như chuyện ông Nguyễn Văn Lưu nói về Hội đồng chấm thi của Đại học Sư Phạm trong vụ cho luận văn của Nhã Thuyên được điểm 10 vậy!
Phạm Xuân Nguyên
***
Về cái luận văn đó, mới đây Phạm Xuân Nguyên đã viết bài Từ một bản luận văn để bênh Nhã Thuyên, dựa vào những lý lẽ về luật, đăng trên Báo Pháp luật TPHCM, nhưng lại không hiểu pháp luật là gì!
Trước khi bàn về bài viết đó, ta thử xem thực chất Phạm Xuân Nguyên là người thế nào?
Bây giờ có thể nói Nguyên là một “chiên ra” văn học hiện đại và dịch văn học. Trong bài này tôi chỉ dẫn vài chi tiết chứng tỏ “tài năng” của Nguyên mà thôi.
Trên http://vtc.vn/, trong bài pham-xuan-nguyen-chuyen-kho-tin-nhung-co-that có câu: “Nhà phê bình cần tri thức và bản lĩnh, tôi có cả hai” – Nguyên tuyên bố “xanh rờn” và làm được đúng như điều anh nói”. Đúng là “nổ” và tâng nhau “hay” thật!
Còn nhớ hồi Nguyễn Quang Thiều mới xuất hiện, làm thơ theo phong cách hiện đại, nghĩa là có những điều còn khó đồng cảm với người thường, rất cần những nhà phê bình văn học hiện đại như Nguyên chỉ ra những cái hay, những ẩn ý cao sâu. Nhưng trong một bài Nguyên đã phán đại ý: ai hiểu được tiếng hú thì sẽ hiểu được thơ Thiều. Tôi đã nói với một người bạn thân nhất, nói vậy khác gì bảo thằng Thiều là con thú. Ông bạn nổi cáu: “Đéo hiểu con cặc gì về thơ”! (Xin lỗi các nhà thuần phong mỹ tục, bài này tôi viết theo tin thần hậu hiện đại).
Về cuốn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh mà tôi đã viết không ít lần, Phạm Xuân Nguyên cho: “những người lính là những con người bị vất vào cuộc chiến, buộc phải bắn giết nhau”. Tôi đã viết: “Điều tối thiểu người cầm bút ai cũng biết “Văn chương phải tải đạo”, một cán bộ nghiên cứu ở Viện Văn học như Phạm Xuân Nguyên lại đi đồng nhất cái thiện với cái ác thì nghiên cứu cái gì?!”.
Còn về phần dịch, tôi không biết Nguyên đã dịch gì, chỉ khi tìm hiểu để viết về khả năng tiếng Pháp của Nguyễn Thị Từ Huy mới biết, Nguyên đã dịch nhan đề tác phẩm L'identité của Milan Kundera là Bản nguyên. Theo Hoàng Long: “Bản tiếng Trungchuyển dịch là “Thân phận” 身分. Bản tiếng Nhật do Nishinaga Yoshinari 西永良成 chuyển ngữ là “Cái tôi thật sự” 本当の私”.
Trong tiếng Anh identity dùng với card chỉ thẻ căn cước, theo tôi, nên dịch Tiểu thuyết L'identité là Bản ngã có lẽ là phù hợp nhất. Còn bản nguyên, trong triết học là khái niệm của Bản thể luận, như Nhất nguyên luận: Duy tâm; Duy vật và Nhị nguyên luận. Như vậy dịch như Phạm Xuân Nguyên là dốt cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt!
Trình độ tiếng Pháp của Nguyên cũng thể hiện qua sự xưng tụng Nguyên Ngọc. Trên Tuanvietnam, Nguyên từng viết trong bàiChính ủy Nguyên Ngọc: “Các sách dịch này dưới bút hiệu Nguyên Ngọc đều có chất lượng cao, có thể nói là bảo đảm được yêu cầu "tín, đạt, nhã" của một bản dịch… Nguyên Ngọc nắm vững tiếng Pháp và tiếng Việt,… có lòng khao khát nóng bỏng muốn chia sẻ cái đọc được của mình cho rộng rãi mọi người, vì thế ông đã lao động dịch thuật vừa say mê vừa nghiêm túc”.
Ta hãy xem thử một ví dụ về tài dịch của Nguyên Ngọc. Nguyên Ngọc đã dịch nhan đề cuốn Le Degré zéro de l'écriture suivi de Nouveaux essais critiques của Roland Barthes là Độ không của lối viết. Nghĩa là Nguyên Ngọc đã dịch l'écriture là lối viết. Có điều cũng chính Nguyên Ngọc lại dịch “l'écriture” là “một thực tại hình thức độc lập với… văn phong”. Với tiếng Việt: “lối viết”, “cách viết”, “văn phong” (phong cách viết) chỉ là một. Vậy chỉ một chữl'écriture, Nguyên Ngọc vừa dịch là “lối viết” vừa dịch là “độc lập với lối viết”? Như vậy Nguyên Ngọc đã sai cả tiếng Pháp và chưa hiểu vấn đề.
Thực chất, theo Roland Barthes, “l'écriture” là “chiều thứ ba của Hình thức ràng buộc nhà văn với xã hội”, là một “một Ðạo Lý của hành ngôn”, là “hành ngôn văn học được biến đổi vì mục đích xã hội”. Còn hai chiều kia? Thứ nhất là “ngôn ngữ”, Barthes cho là quy ước giao tiếp theo tập tục chung; thứ hai là “văn phong”, theo Barthes, là cách sử dụng ngôn ngữ riêng của nhà văn.
Vì vậy, trong một bài tôi đã viết: “Theo tôi, nên dịch nhan đề đó là “Độ không của chữ nghĩa (hoặc ngữ nghĩa) theo phê bình tiểu luận mới” sẽ là đúng hơn. Tôi dịch l'écriture là “chữ nghĩa” bởi bản thân l'écriture cũng có nghĩa là “chữ viết”, còn thêm chữ “nghĩa” là “nghĩa lý” vào thành “nghĩa lý của câu chữ”, sẽ nói lên được ý thức, trách nhiệm của nhà văn, đúng như sự định nghĩa l'écriture của Barthes”.
Phạm Xuân Nguyên và Nhã Thuyên
***
Không phải tự phát nhất thời, hành động của Phạm Xuân Nguyên đã thành hệ thống. Nguyên thường xuất hiện trên những trang báo có khuynh hướng chống Việt Nam (như BBC tiếng Việt chẳng hạn). Ở đâu Nguyên cũng có mặt, từ việc lớn là chống lại chủ chương của Đảng và Nhà nước, tìm cách gỡ những nút thắt, giữ gìn mối quan hệ láng giềng với Trung Quốc, Nguyên đã ở trên tuyến đầu những cuộc gây rối, nhân danh lòng yêu nước biểu tình chống Trung Quốc; đến việc ủng hộ những người phạm pháp và có hành động có tính chất phạm pháp như Lê Công Định trước đây, Phương Uyên gần đây, v.v… và Nhã Thuyên trong những ngày hôm nay.

Trong bài Từ một bản luận văn viết về vụ Nhã Thuyên, Phạm Xuân Nguyên viết:
“…ta hãy xét sự việc dưới góc nhìn pháp luật. Khoa Ngữ văn, ĐH Sư phạm Hà Nội là một cơ sở đào tạo sau ĐH có pháp quy.
Nghĩa là quá trình làm luận văn và chấm luận văn, bậc thạc sĩ cũng như bậc tiến sĩ đều được tiến hành và giám sát bằng một quy trình đã được chuẩn hóa về pháp quy của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Do đó, khi có yêu cầu xét lại bản luận văn thì… Bộ hoặc trường, hoặc khoa phải có quyết định thành lập một hội đồng chấm lại luận văn,… Các ý kiến trên dư luận chỉ là thông tin bên ngoài, không thể coi là chứng cứ khoa học, càng không thể coi là áp lực số đông làm ảnh hưởng, thậm chí xuyên tạc bản chất khoa học của vấn đề”.
Một người luôn to mồm đấu tranh cho dân chủ, nói như trên, Nguyên đã tự vả vào mồm mình. Thứ nhất, không phải cứ cái gì theo “pháp quy” thì không sai. Và cái chính là vấn đề của Nhã Thuyên không chỉ gói gọn trong Bộ Giáo dục (xin viết gọn), không chỉ là sai lầm về học thuật mà còn liên quan đến lịch sử, đến lãnh tụ, đến chính trị tư tưởng, đến văn hóa nghệ thuật, đến đạo đức và thuần phong mỹ tục. Vì thế lỗi này không chỉ là lỗi của Nhã Thuyên và những người liên quan mà còn là lỗi của Trường ĐH Sư Phạm HN và của cả Bộ Giáo dục. Bộ, trường và các cá nhân liên quan hoàn toàn có thể co cụm tìm cách chạy tội. Xin nhớ không phải cứ cỡ cấp Bộ thì không thể sai! Trên diễn đàn quốc hội, bao vị bộ trưởng từng nhận sai, hứa, rồi lại sai tiếp. Vì vậy, việc Nguyên cho sự phê phán của những nhà văn, nhà phê bình tên tuổi ở một hội nghị về phê bình của Hội Nhà Văn VN, trên các báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Văn nghệ, Văn nghệ TPHCM, v.v… chỉ là “thông tin bên ngoài”, là “xuyên tạc”, để làm “áp lực số đông” là những lý lẽ bậy bạ, dốt nát!
Nguyên tiếp: “Hiện tại, việc “xử lý” Nhã Thuyên và giáo viên hướng dẫn cô là đã sai quy trình pháp luật, quy trình khoa học. Hội đồng thẩm định lại luận văn chưa có, cuộc họp xét lại luận văn chưa diễn ra, bản luận văn chưa được xem xét lại, người làm và người chấm luận văn chưa được tranh luận lại, thế thì lý do nào để cắt hợp đồng giảng dạy của Nhã Thuyên và cắt chức của người hướng dẫn khoa học bản luận văn đó?
Không ai có tội trước khi bị tòa kết tội. Nguyên lý cơ bản đó áp dụng trong trường hợp này là: bản luận văn Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa và tác giả của nó, người hướng dẫn làm nó và hội đồng chấm nó chưa thể bị quy kết tội phạm gì khi chưa có một đánh giá khách quan, khoa học từ một hội đồng thẩm định bao gồm các chuyên gia của ngành”.
Ở đây, Nguyên lại quá dốt, không hiểu pháp luật là gì. Ông hiệu trưởng hoàn toàn có quyền và chịu trách nhiệm về việc cách chức cán bộ thuộc quyền do sai phạm và dốt nát; chấm dứt hợp đồng lao động do vi phạm, do đạo đức, do trình độ. Những người bị xử lý hoàn toàn có quyền kiện nếu tự tin mình đúng. Còn làm lãnh đạo mà thấy những sai phạm hiển nhiên không xử lý thì chính mình cũng bị sai phạm.
Còn chuyện “Không ai có tội trước khi bị tòa kết tội” là chuyện của những người bị tình nghi phạm pháp, đang bị tạm giam chờ điều tra, xét xử.
Một kẻ dốt, cơ hội như Nguyên lại lem lém nói về “khoa học”, “tinh tường”, “tử tế” như thế này đây:
Bởi vì đây là một đề tài khoa học, một luận văn khoa học nên chỉ chịu sự giám định về mặt khoa học. Nhất là khoa học văn học đòi hỏi rất lớn sự tinh tường và tử tế”.
Không nên tùy tiện dùng chữ khoa học cao quý để chỉ những thứ rác rưởi tri thức và những quan điểm bệnh hoạn. Ngay cái tên luận văn: Vị trí của kẻ bên lềThực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa là đã dốt rồi. Chỉ có thể viết sáng tác thơ, cònthực hành nghĩa là làm theo một cái gì có sẵn, thực hành thơ là cái gì?
Những sai phạm, thậm chí phạm pháp của Nhã Thuyên và những người liên quan là hiển nhiên. Như tôi đã phân tích về chủ nghĩa hậu hiện đại thì có thể nói, chỉ có những người mù chữ và mất nhân tính mới cho là đúng mà thôi!
3-8-2013
ĐÔNG LA

Nguồn: Blog Đông La
--------------------
Cũng có thể đọc trực tiếp bài viết của Đông La theo đường Link này :

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Biến thái, biến tướng và sẽ biến mất:

Canhsat4sao: Video : HÍT LE NGHIÊM TÚC TRƯỚC CHIÊU TRÒ CỦA BÀ T...: *** Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nàng Beo lại chém gió:

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI

*** Mình làm tour guide bất đắc dĩ cho chừng hơn chục đứa nhóc bạn Giai Xinh Gái Đẹp, qua Việt nam chơi. Chúng đến từ tứ xứ, không hề bảo nhau, đứa nào đứa nấy đi ngang qua bùng binh tượng Thánh Gióng, thấy cửa hàng Starbucks, đều phá lên cười.
Mình, quen dồi.
McDonald mai mốt vào Việt ta, thể nào chả cũng lại thênh thang sang trọng chễm chệ trên những mặt phố trung tâm, rồi cũng xúng xính rõ đẹp tổ chức sinh nhật cho con rửa lon cho bố, như KFC, như Pizza Hut...đang từng.
*** Ở đâu âu đấy, thôi thì vào Việt ta, mấy thằng ăn cấp uống  tập như cướp ấy phải chiều lòng thượng đế buộc thành sang trọng.
Nhưng những thành quả bao năm xứ văn minh tom góp, cũng đang bị thượng đế xứ ta tấn công vào tận hang ổ. Giữa thủ đô Việt ngữ bang Cali, San Jose. Chẳng khó khăn gì để tìm ra một quán thịt chó, đủ cả lá mơ lông mắm tôm. Thịt heo-gà lậu (thuế) bán trong gara, trong cốp xe, đầy.
Dưới L.A, hối lộ cảnh sát để oánh bạc lậu, uống cà phê cởi truồng và vụ này mới đặc trưng: bạt ngàn toà soạn báo nhà xuất bản đài truyền hình phát thanh, thi thoảng chửi vỗ mặt nhau đưa nhau ra toà biểu tình bịt miệng...trên khúc đường toen hoẻn.
Bạn nào quởn, tìm dẫn chứng ngay trên blog này, mình  kể bằng hình ảnh hẳn hòi.
*** Gần trăm (tự) xưng trí thức tinh hoa. Xong, mấy con đàn bà nó sai gì tươm tướp làm nấy. Nó bảo ăn máu trên máu dưới, đồng thanh hô vang  máu nồl máu nồl máu nồl... Nó bảo chồng nó khó ị, lại đồng thanh cứt thơm cứt thơm cứt thơm...Nó bảo ra cầu Bến Lức cầm cờ ba sọc vẫy đi, thế là lục tục mả-cha-chúng-ta......
*** Chỉ cần một nhúm quần chúng mà thành trì vài trăm năm của chủ nghĩa tư bản, họ tha hoá cái rụp. Vậy, ai dám nói chế độ chủ nghĩa xã hội không thể thành công, chí ít là trên đất nước chúng ta, nếu vào tay họ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĂN UỐNG SAO ĐÂY?..

ĂN UỐNG SAO ĐÂY?..

Ở Sì Lờ Lầu và Ma Ly Chải (Phong Thổ, Lai Châu), tất cả bọn trẻ 3 cấp học đều ăn cơm trưa tại trường, riêng khối THCS thì ăn học ngủ nghỉ cả tuần ở trường, chả khác gì sinh viên nội trú hoặc bộ đội trong doanh trại, cuối tuần mới về nhà lấy gạo - hái củi.

Đến giờ ăn trưa, thấy các Tổ trưởng của học sinh THCS xúm quanh gian bếp giáo viên, mình tò mò ghé vào thăm mới biết: Các thầy cô thấy học sinh tiết kiệm tiêu chuẩn (hoặc do bố mẹ tiêu béng khoản tiền Nhà nước trợ cấp cho con đi học, vào rượu), đến bữa có khi chỉ cơm không với măng muối - cá khô, nên bảo nhau góp tiền mua rau củi, xoong nồi, mỗi trưa nấu 1 nồi canh rau lõng bõng, chia thêm cho học sinh dễ ăn cơm.

Mình nếm 1 muôi: "Mặn chát!"...

Thầy giáo chia canh thở dài: "Cũng muốn có thêm ít dầu ăn, mì chính cho nồi canh, nhưng khó quá!"...

Khổ! Bọn lớn THCS từ lớp 6 trở nên còn thế này, bọn lít nhít Mầm non và Tiểu học, ăn uống sao đây?..


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao..


Vì sao Trung Quốc làm nên kỳ tích kinh tế nhưng lại chưa trỗi dậy về văn hóa ?

  •   TRỊNH VĨNH NIÊN*
  • Thứ tư, 15 Tháng 5 2013 14:26
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ


Vì sao Trung Quốc làm nên kỳ tích kinh tế nhưng lại chưa trỗi dậy về văn hóa ?
Trung Quốc đã trở thành nền kinh tếlớn thứ hai thế giới. Dù GDP bình quân đầu người vẫn còn rất thấp, song xét từ bất cứ góc độ nào thì Trung Quốc đã làm nên kỳ tích trong lịch sử kinh tế thế giới.
Nhưng Trung Quốc đã có sự trỗi dậy về văn hóa chưa ? Rõ ràng là chưa. Trung Quốc đã trỗi dậy, đời sống kinh tếgiàu lên, nhưng nước này vừa chưa giành được sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế, lại cũng chưa làm cho dân chúng trong nước được sống hạnh phúc hơn.
Ngày càng có nhiều người Trung Quốc cảm thấy rất bực bội với tình hìnhnội chính hay ngoại giao của nước mình. Nhưng trên thực tế, hiện tượngnày rất dễ hiểu. Người ta muốn nêu ra câu hỏi : ngoàisức mạnh kinh tếra, Trung Quốc còn có thể cung cấp được thứ gì nữa ?Có thể cung cấp một kiểu đời sống đạo đức cho nhân dân được không ? Có thể cung cấp cho cộng đồng quốc tế một loại văn hóa hoặc giá trị có thể lựa chọn không ?
Câu trả lời là hiển nhiên. Xét từ bên trong, sự trỗi dậy về kinh tếđã dẫn đếncuộc khủng hoảng đạo đức của toàn xã hội. Cho dù sự phát triển kinh tếxã hội tất nhiên sẽ dẫn đếnsự giải thể hệ thống đạo đức cũ, vậy thì hệ thống đạo đức mới như thế nào đây ? Một xã hội không có hệ thống đạo đức sẽ khó có thể sinh tồn. Xét từ bên ngoài, khi thiếu vắng một nền văn hóa thu hút mọi người và hệ giá trị mà nó thể hiện, thì sự trỗi dậy về kinh tếthường hay bị coi là chuyện rất đáng sợ, hoặc là một mối đe dọa.
Trung Quốc cũng ý thức được điều đó, vì vậy họ cũng cố gắng giới thiệu nền văn hóa nước mình ra nước ngoài. Vì không có những tư tưởng mới và giá trị mới, Trung Quốc đành phải nhờ tớiKhổng Tử. Họ lập các Học viện Khổng Tử. Nhưng các Học viện ấy lại bị đơn giản hóa thành nơi họcngôn ngữ, chữ viết của Trung Quốc. Bất kể người lập Học viện Khổng Tử hay người làm công tác truyền bá truyền thông khác, họ đều không biết mình cần phải truyền bá thứ văn hóa và giá trị như thế nào.
Ông Vương Canh Vũ ** gọi sự trỗi dậy của Trung Quốc hiện nay là lần trỗi dậy thứ tư. Trong lịch sử, Trung Quốc ít nhất từng có 3 lần được công nhận là quốc gia lớn mạnh nhất trong vùng, vì thế người ta gọi sự trỗi dậy lần nữa này của Trung Quốc là sự « phục hưng ». Bởi lẽ Trung Quốc từng trỗi dậy nên người ta có thể họcđược rất nhiều bài họckinh nghiệm từ lịch sử trỗi dậy, như quốc gia trỗi dậy như thế nào ? suy thoái như thế nào ?
Theo quan điểm của ông Vương, lần trỗi dậy thứ nhất xảy ra vào quãng từ thế kỷ III trước CN đếnthế kỷ III sau CN, tức từ khi triều nhà Tần thống nhất Trung Quốc cho đếntriều nhà Hán. Vào thời nhà Hán, sức ảnh hưởng của Trung Quốc lan tới bán đảo Triều Tiên và vùng Đông Nam Á. Rất nhiều nước xung quanh Trung Quốc thời nhà Hán đã nhập khẩu hàng hóa và công nghệ của triều Hán, chủ yếu là tơ lụa, giấy viết, đồ gốm sứ và các công nghệ lục quân và hải quân. Trong giai đoạn này, ấn tượngsâu sắc nhất mà Trung Quốc đem lại cho mọi người là về kinh tếvà văn hóa.
Trong hơn 400 năm sau đời Hán, Trung Quốc chia năm xẻ bảy thành mấy tiểu quốc rối loạn bất an. Nhưng việc kiến lập triều nhà Đường hồi thế kỷ VII đã tuyên bố lần trỗi dậy thứhai của Trung Quốc. Sức ảnh hưởng của triều Đường truyền bá tới Nhật và các vùng khác ở Đông Á, duy trì được gần 300 năm. Trung Quốc bấy giờ hoàn toàn khác với triều nhà Hán. Triều nhà Đường lớn mạnh và ảnh hưởng ra bên ngoại là nhờ có sự mở cửa [khai phóng] cao độ. Thời Đường chẳngnhững văn hóa mở cửa mà chính trị cũng mở cửa, Trung Quốc được các họcgiả phương Tây gọi là « Đế quốc mở cửa ». Sự truyền bá đạo Phật và việc các bộ lạc du mục phương Bắc định cư tại vùng trung nguyên —lực hỗn hợp lớn mạnh của hai loại ảnh hưởng đó đã tạo dựng nên một quốc gia mới, thể hiện tính thế giới cao độ của nó. Sự mở cửa cao độ cũng đem lại một thời đại không ngừng tăng trưởng về thương mại và công nghiệp. Các nhà buôn và du khách đếntừ những đất nước xa xôi chẳngnhững làm phong phú đời sống của người Trung Quốc mà còn có đóng góp cho văn hóa nước này. Nhờ thế đã tạo dựng được một thời kỳ toàn thịnh thực sự trong lịch sử Trung Quốc.
Triều nhà Minh được lập vào năm 1368, nhờ đó Trung Quốc thực hiệnlần trỗi dậy thứ ba, duy trì được khoảng 400 năm. Trong thời giannày, tư tưởng Nho giáo được tái xác lập là tư tưởng chính thống của tầng lớp thống trị. So với hai lần trước thì lần trỗi dậy này thua kém nhiều, bởi lẽ văn hóa chính trị của Trung Quốc bắt đầu trở nên rất bảo thủ. Chính sách bế quan tỏa quốc dẫn đếntình hình đất nước ngày một xấu đi. Mặc dầu triều Minh tăng cường phòng ngự nhưng vẫn không ngừng bị các nước xung quanh xâm nhập và cuối cùng bị người dân tộc Mãn chinh phục. Tuy rằng triều nhà Thanh lúc mới thành lập rất hùng mạnh và càng có tính xâm lấn hơn trước, nhưng sau đó tầng lớp cai trị lại tiếp tục kéo dài nhiều hơn nữa chính sách bảo thủ và bế quan tỏa quốc của triều nhà Minh, cuối cùng suy sụp dần. Năm 1840, khi Anh Quốc lớn mạnh tấn công Trung Quốc thì nước này dưới sự thống trị của nhà Thanh đã không còn sức chống trả nữa.
Sự trỗi dậy thiếu hồn đổi mới
Sự trỗi dậy của Trung Quốc ngày nay, ít nhất cho đến bây giờ, không giống như sự trỗi dậy của thời nhà Hán Đường, mà càng giống như thời nhà Minh (Thanh). Đã không có sự sáng tạo đổi mới chế độnhư đời Hán, lại cũng không có sự mở cửa và sự trỗi dậy về văn hóa như đời Đường.  Điều duy nhất giống sự trỗi dậy 3 lần trước là phát triển kinh tế và kèm theo là tăng cường sức mạnh quân sự. Cho dù do toàn cầu hóa mà kinh tế thay đổi trở nên tương đối mở, nhưng văn hóa về cơ bản vẫn còn ở trạng thái bế quan tỏa quốc, trong khi từ chối tiếp thụ các giá trị phổ quát lại đồng thời không có sức sáng tạo văn hóa ở bên trong.
Mô hình trỗi dậy của Trung Quốc ngày nay có khả năng lặp lại tấn bi kịch của triều nhà Minh, tức là trước khi quốc gia trỗi dậy thực sự thì đã bắt đầu suy thoái. Chính sách bế quan tỏa quốc về thể chế và về tư tưởng của triều nhà Minh đã làm cho Trung Quốc bỏ mất cơ hội trở thành một quốc gia biển. Thời kỳ triều nhà Minh là thời mở đầu thế kỷ hàng hải của thế giới. Hồi ấy dù là về mặt nhà nước hay xã hội, Trung Quốc đều có năng lực trở thành quốc gia biển hơn bất cứ quốc gia nào. Trịnh Hòa đi ra biển phía Tây là sự tượng trưng cho năng lực [biển] của nhà nước. Nạn « cướp biển » « điên cuồng lạ thường » ở vùng ven biển Đông Nam là sự tượng trưng cho năng lực biển của dân gian Trung Quốc. Thế nhưng trong điều kiện không có sự đổi mới về tư tưởng và chế độ, nhóm người từng giành được những lợi ích đặc quyền to lớn dưới sự che chở của vương quyền đã chặt đứt con đường Trung Quốc đi lên thành quốc gia biển.
Ý nghĩa của trỗi dậy văn hóa đối với sự phát triển bền vững của quốc gia bị [người Trung Quốc] đánh giá cực thấp. Trỗi dậy thời Hán Đường là trỗi dậy về văn hóa ; suy thoáisau chót cũng là suy thoái về văn hóa. Nếu văn hóa không thể trỗi dậy thì tất nhiên sẽ phát sinh sự chế ước nghiêm trọng đối với kinh tếthậm chí chính trị. Xét từ bên trong, không có sự sản sinh tư tưởng thì không thể có sự đổi mới về chế độ, cuối cùng tất nhiên dẫn đếnkhép kín và suy thoái. Xét từ bên ngoài, không sinh ra tư tưởng thì không thể tạo dựng được một nền văn hóa và giá trị quan có sức thu hút. Nếu chỉ có trỗi dậy về kinh tếvà tiến trình quân sự hóa liên quan với nó, thì [quốc gia ấy] sẽ bị coi là « bá đạo » và là mối « đe dọa », từ đó làm xấu môi trường quan hệ quốc tế.
Sở dĩ văn hóa không trỗi dậy theo kinh tế, nhân tố hàng đầu là mối quan hệ giữakinh tếvới văn hóa. Dù cho người ta có thể quan sát thấy thí dụ kinh tếvà văn hóa đồng thời trỗi dậy (thời Hán Đường) nhưng người ta cũng có thể quan sát thấy thí dụ kinh tếtrỗi dậy mà không dẫn đếnsự trỗi dậy của văn hóa (triều nhà Minh). Trỗi dậy kinh tếvà trỗi dậy văn hóa không tồn tại mối quan hệ tất nhiên với nhau, hai cái đó không phải là cùng một sự việc. Cho dù không có trỗi dậy kinh tếcũng có thể vẫn có trỗi dậy về văn hóa. Bất kể ở Trung Quốc hay ở phương Tây, rất nhiều sáng tạo tư tưởng và văn hóa vĩ đại đều được tiếnhành dưới trạng thái cực kỳ nghèo khó.
Ba nhân tố phi kinh tế của trỗi dậy văn hóa
Sáng tạo văn hóa và sự phân quyền củanhà nước, văn hóa mở cửa, người văn hóa độc lập—ba nhân tố phi kinh tế này càng có liên quan với nhau. Nếu tồn tại một trong ba nhân tố đó thì có thể xuất hiện sáng tạo văn hóa. Phân quyềnvà mở cửa dẫn đến trỗi dậy văn hóa, đây là kinh nghiệm của lịch sử Trung Quốc. Trong lịch sử, mỗi lần xuất hiện trạng thái phân chia quyền lực, nhất là khi hoàng quyềnsuy thoái, thì ngược lại, văn hóa sẽ xuất hiện tình cảnh phục hưng. Ngày nay mọi người không muốn dùng sự suy thoái của chính quyềnnhà nước để đạt được sự trỗi dậy văn hóa. Ngược lại phần lớn mọi người mong muốn chính quyềnnhà nước lớn mạnh. Một quốc gia lớn mạnh cần có sự nâng đỡ của chính quyềnnhà nước lớn mạnh. Nhưng mối quan hệ giữaphân quyềnvà văn hóa đúng là đã nói rõ vấn đề chính quyềnnhà nước nên quản lý cái gì, không nên quản lý cái gì.
Trung ương tập quyềncũng không có mối quan hệ tất nhiên với suy thoái văn hóa. Mô hình tập quyềnthời nhà Minh dẫn đến sự suy thoái văn hóa ; mô hình tập quyềntriều nhà Đường thì lại dẫn đến sự trỗi dậy văn hóa. Tại sao vậy ? Thứ nhất, do mô hình tập quyềnkhác nhau. Thứ hai, do có sự mở cửa. Chính quyềntriều nhà Minh thâm nhập lĩnh vực văn hóa, chính quyềnnhà nước nắm lấy và kiểm soát văn hóa, đồng thời nhà Minh lại thực hành « bế quan tỏa quốc » về văn hóa. Chính quyềnnhà nước đời nhà Đường về cơ bản không đặt chân vào lĩnh vực văn hóa. Dưới thời nhà Đường, lĩnh vực văn hóa có hình thức tự trị rất điển hình, hình thành « xã hội thị dân » [ta gọi là xã hội dân sự hoặc xã hội công dân] văn hóa tự trị cao độ. Đồng thời Trung Quốc triều nhà Đường là một đế quốc mở, trong khi văn hóa mở cửa toàn diện với bên ngoài lại đồng thời chỉnh hợp văn hóa ngoại lai để đưa nó vào văn hóa chủ thể tự thân.
Một nhân tố quan trọng hơn nữa là nhân cách độc lập của người văn hóa [văn hóa nhân]. Nếu có nhân cách độc lập thì không một nhân tố nào, kể cả chuyên chế và nghèo đói, có thể ngăn trở sự sáng tạo văn hóa. Nước Nga là một thí dụ điển hình. Bất kể nền chuyên chế của Sa Hoàng hay của chủ nghĩa cộng sản đều không thể ngăn cản sự sáng tạo tri thức của các nhà trí thức Nga. Dưới ách chuyên chế, các nhà trí thức Nga đã sáng tạo được một nền văn học nghệ thuật, tư tưởng triết học huy hoàng. Người văn hóa Trung Quốc chưa thể tiến hành sáng tạo văn hóa dưới ách chuyên chế —điều đó có liên quan tới việc người văn hóa ỷ lại cao độ vào chính quyền. Trong lịch sử Trung Quốc chưa từng xuất hiện cái mà phương Tây gọi là quần thể « nhà trí thức », tức quần thể lấy sự sáng tạo tư duy làm nghề nghiệp suốt đời của mình.
Rất rõ ràng, muốn thực hiện sự trỗi dậy văn hóa Trung Quốc, khâu mấu chốt là ở chỗ điều chỉnh mối quan hệ giữa chính trị với văn hóa. Xưa nay chính quyền chưa bao giờ là chủ thể của sáng tạo văn hóa. Ý tưởng muốn chính quyền sáng tạo văn hóa hoàn toàn chỉ là không tưởng. Như vậy không phải là nói chính quyền không có bất kỳ mối quan hệ nào với sáng tạo văn hóa, mà hoàn toàn ngược lại. Trong hoàn cảnh ở Trung Quốc, chính quyền quyết định sự thành bại của sáng tạo văn hóa.
Thứ nhấtlà ranh giới phạm vi tác động [nguyên văn biên giới] của quyền lực chính quyền. Thời nhà Đường, ranh giới đó của chính quyền không tạo ra trở lực lớn với sáng tạo văn hóa ; nhưng thời nhà Minh và nhà Thanh thì lại bóp chết sự sáng tạo văn hóa. Ngày nay, ranh giới phạm vi tác động của chính quyền Trung Quốc không giống nhà Đường mà giống nhà Minh Thanh. Quyền lực của Ban Tuyên giáo Trung ương và của Bộ Văn hóa đặt chân lên mọi xó xỉnh của lĩnh vực văn hóa. Nhiều năm qua các ban ngành đó không thực hiện cải cách có tính thực chất, mà suy sụp trở thành một kiểu cơ chế kiểm soát đơn giản. Việc chính quyền thâu tóm toàn bộlĩnh vực văn hóa cũng dẫn đến sự chính trị hóa cao độ và quan liêu hóa cao độ trong lĩnh vực văn hóa, khiến cho những gien [gene] sáng tạo văn hóa nguyên sơ nhất cũng hoàn toàn không thể xuất hiện.
Thứ hailà sách lược của chính quyền, chính quyền ủng hộ cái gì và phản đối cái gì đều sẽ gây ra ảnh hưởng sâu sắc đối với sự trỗi dậy văn hóa. Trên tầng nấc quốc tế, chính sách của chính quyền có thể là mở cửa hay đóng kín. Mở cửa dẫn đến sự trỗi dậy văn hóa thời nhà Đường. Chính sách đóng cửa làm cho thời nhà Minh không có sự trỗi dậy văn hóa. Tại Trung Quốc có hiện tượng quá nhiều nguồn lực của chính quyền bị dùng vào việc kiểm soát, và dùng quá ít nguồn lực cho sự sáng tạo cái mới. Cho dù rót nguồn lực vào sáng tạo mới thì cũng chỉ rót vào lĩnh vực văn hóa nào chính quyền tán đồng mà thôi. Nhưng có một thực tế là trong bất cứ xã hội nào, rất ít quan chức chính quyền hiểu được nội dung của sáng tạo văn hóa.
Hiện tượng bậy bạ [hoang đường] nhất ở Trung Quốc là việc chính quyền ủng hộ văn hóa thường hay đi tới phản diện, dẫn đến sự suy thoái của sự nghiệp văn hóa được nhà nước ủng hộ. Thí dụ điển hình là lĩnh vực Phật giáo. Bất kể là về chính sách hay về nguồn lực, chính quyền ra sức ủng hộ sự phát triển của Phật giáo, kết quả dẫn đến sự tham nhũng trên diện tích lớn trong nội bộ Phật giáo. Các lĩnh vực văn hóa như văn nghệ, văn học … cũng vậy. Thực ra sự ủng hộ của chính quyền đã làm cho các lĩnh vực đó không thể tránh được sự suy thoái. Logic rất đơn giản : một khi các quần thể đó có thể dựa vào chính quyền để sinh tồn thì họ sẽ mất đi động lực tiến lên, kết quả tất nhiên là suy thoái. Tại một số nước khác cũng có trường hợp chính quyền ủng hộ sự nghiệp văn hóa, nhưng nhất thiết là phải thông qua trao quyền cho cấp dưới để các nhân sĩ chuyên ngành thực thi. Phương pháp trao quyền đó chưa chắc sẽ dẫn đến sự trỗi dậy văn hóa song cũng không dẫn đến sự suy thoái. Tại Trung Quốc, chính quyền cũng biết trao quyền, nhưng mục đích thường không nhằm vào bản thân văn hóa mà là thông qua phương pháp chính trị để đạt được mục đích chính trị.
Sự dính líu giữa chính quyền với văn hóa đem lại cục diện cả hai đều thua. Việc chính quyền kiểm soát văn hóa đưa đếntình trạng phần lớn mọi người ỷ lại cao độ vào chính quyền, kết quả sẽ dẫn tới suy thoái văn hóa. Đối với những người văn hóa muốn giữ được một số tính độc lập, họ muốn sinh tồn và phát triển thì biện pháp duy nhất họ dùng là chống lại [đối kháng] chính quyền, qua đó tạo ra một loại văn hóa khác đối lập với chính quyền, cũng là một loại văn hóa chính trị hóa quá mức. Việc thách thức nền chính trị hiện có trở thành nguồn lực quan trọng cho sự sáng tạomới văn hóa của quần thể này. Rất dễ hiểu là tại Trung Quốc, bản thân sự sáng tạovăn hóa ấy (bất kể là tôn giáo hay nghệ thuật và văn học) không được chính quyền tiếp thụ mà còn thường xuyên bị chèn ép bài xích, nhưng người phương Tây thì khen hay, gọi đấy là sự trỗi dậy văn hóa của Trung Quốc. Nếu xem xét từ lập trường khách quan, dù là sáng tạovăn hóa do bản thân chính quyền tiếnhành hay là sáng tạovăn hóa được tiếnhành vì để chốnglại hiện trạng chính trị, cả hai đều rất khó đi đếnsự trỗi dậy của văn hóa.
Trên thực tế, bất kể sự chính trị hóa của phía chính quyền hay sự chính trị hóa của phía chốnglại hiện trạng chính trị, cả hai đều đang chế ước sự trỗi dậy văn hóa của Trung Quốc trên mức độ lớn nhất. Chính trị vốn dĩ chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong xã hội ; phần lớn không gian của xã hội thì có tính phi chính trị. Cho dù là tập quyền và chuyên chế, chỉ cần quyền lực chính trị có sự giới hạn thì lĩnh vực sáng tạovăn hóa vẫn có không gian sáng tạorộng lớn.
Chắc chắn là nếu Trung Quốc muốn đi con đường trỗi dậy thời nhà Đường mà tránh đi con đường trỗi dậy thời nhà Minh thì biện pháp duy nhất là phải tiếnhành cải cách thể chế văn hóa, giải phóng văn hóa ra khỏi chính trị, ra khỏi thể chế quan liêu, giải phóng người văn hóa ra khỏi quá trình quan liêu chính trị. Chỉ có « nhốt quyền lực vào trong cũi » thì văn hóa Trung Quốc mới có thể trỗi dậy được.◆
Ghi chú
* Tác giả Trịnh Vĩnh Niên 郑永年, s. 1962,Thạc sĩ Luật ĐH Bắc Kinh, Tiến sĩ chính trị học ĐHPrinceton, hiện là Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á thuộc ĐH Quốc gia Singapore, nhà bình luận nổi tiếng của Báo Buổi Sớm (Singapore), thường viết về chủ đề Trung Quốc với thái độ phê phán nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, được nhiều báo TQ đăng lại.
** Vương Canh Vũ, s. 1930, Tiến sĩ sử học ĐH London, thời gian 1957-86 từng dạy ở ĐH Malaya (Malaysia) rồi ĐH Quốc gia Australia, 1986-95 Hiệu trưởng trường ĐH Hong Kong, 1997-2007 Giám đốcViện Đông Á thuộc Đại học quốc gia Singapore, từ 2007 tới nay là Giáo sư đặc cấp Đại học Quốc gia Singaporekiêm Chủ tịch Viện Nghiên cứu Đông Á.
Nguyễn Hải Hoành   lược dịch và ghi chú
Nguồn:
http://business.sohu.com/20130424/n373836036.shtml

郑永年:中国创造经济奇迹但为何文化没有崛起?

Bài đã đăng trên VHNA số 244 phát hành ngày 10.5.2013.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giải mã "Giấc mơ Trung Hoa"


(L’Express 31/07- 06/08/2013) 
Tung ra chiến dịch chống tham nhũng, loan báo những cải cách kinh tế… Tập Cận Bình tích cực hoạt động và khẳng định vai trò của mình. Ông ta sẽ đi đến đâu ? Nhà chính trị học Lâm Hòa Lập (Willy Lam) giải mã những dự định của ông chủ mới của Bắc Kinh.

Từ khi lên làm người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 12/2012, và trở thành Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào tháng 3/2013, Tập Cận Bình cam đoan là ông sẽ « không chừa cả ruồi lẫn cọp » trong chiến dịch quy mô chống tham nhũng. Với « giấc mơ Trung Hoa » của mình, ông ta hứa hẹn một nước Trung Quốc của giai cấp trung lưu nhỏ bé, và một quân đội hùng mạnh, đối đầu với các nước láng giềng cũng như nước Mỹ.

Đây chỉ là một « giấc mơ » đơn thuần, hay là một dự án làm nền cho những thập niên sắp tới ? Trong khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, và những cải cách mới về kinh tế đã được loan báo cho mùa thu này, L’Express đã đề nghị ông Lâm Hòa Lập làm rõ. Ông là nhà chính trị học đã quan sát những diễn tiến tại Trung Quốc từ ba thập kỷ qua. Cựu trưởng ban Trung Quốc của tờ báo Hồng Kông South China Morning Post, giáo sư trường đại học Akita, Nhật Bản, ông Lâm Hòa Lập đang viết một cuốn sách về Tập Cận Bình.

« Giấc mơ Trung Hoa » của Chủ tịch Tập Cận Bình là gì ?

Trước hết, đó là một lời kêu gọi tinh thần dân tộc chủ nghĩa – hiện vẫn là một giá trị đáng ngờ. Nhiều sinh viên từ Hoa lục đến, theo học thạc sĩ với tôi tại Hồng Kông, có đến hơn phân nửa trong số họ hết sức dân tộc chủ nghĩa. Trong thập niên 80, những người trẻ tốt nghiệp đại học không bao giờ tình nguyện gia nhập Quân đội Nhân dân Giải phóng, nhưng ngày nay, lớp người ưu tú nhất lại muốn nhập ngũ. Công cuộc giáo dục ái quốc được đẩy mạnh sau vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989 tỏ ra hết sức hiệu quả. Theo quan điểm của phương Tây, đó là một dạng tẩy não. Nhưng thực tế là như thế : chiến dịch này đã thành công.


Hậu quả đối với thế giới bên ngoài ra sao ?

Điều hiển nhiên nhất liên quan đến các nước láng giềng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Đối với họ, giấc mơ này là một Trung Quốc hùng mạnh, đối đầu với Mỹ quốc, đồng nghĩa với mối đe dọa. Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines và ngay cả Úc cũng cảm thấy một cách cụ thể : các chiến hạm Trung Quốc thường xuyên lượn gần lãnh hải của họ. Việc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc cũng được tiến hành nhanh chóng hơn nhiều so với mong muốn của Washington.

Ngoài tinh thần dân tộc chủ nghĩa, chế độ còn đề nghị một giấc mơ cho giai cấp trung lưu…

Tập Cận Bình nói rõ rằng đến năm 2021, nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản, cần phải đạt được một xã hội của những người thành đạt nho nhỏ. Trước đó, Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới. Một thời điểm quan trọng thứ nhì là năm 2049, kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Vào lúc đó, hố ngăn cách với Hoa Kỳ có thể được lấp đầy trên lãnh vực quân sự. Giấc mơ Trung Hoa, đó là một nền kinh tế thịnh vượng và một quân đội hùng mạnh.

Trong cái tương lai được giới thiệu một cách lý tưởng này, người dân Trung Quốc sẽ được hưởng nhiều quyền tự do cá nhân hơn ?

Sẽ không có trong phiên bản chính thức của Tập Cận Bình và trong tuyên truyền của Nhà nước. Ông chủ tịch đã nhấn mạnh rằng giấc mơ cá nhân của người Trung Quốc cần phải tương hợp với giấc mơ của quốc gia, và dù sao đi nữa, ông ta nói về thịnh vượng kinh tế. Người Trung Quốc có thể mua một căn hộ, một chiếc xe hơi, có thể đi du lịch châu Âu, thậm chí gởi con cái sang Mỹ học.

Một số trí thức Trung Quốc có khuynh hướng tự do đòi hỏi phải có tự do về chính trị. Họ mơ một lá phiếu bầu cho mỗi người dân. Điều này sẽ không xảy ra.

Từ cuối năm 2008, Hồ Cẩm Đào đã từng đọc một bài diễn văn quan trọng nhân kỷ niệm 30 năm cải cách kinh tế, trong đó ông ta nhấn mạnh là không có chuyện đi theo con đường của phương Tây.

Một họa sĩ đường phố và chân dung Tập Cận Bình
Như vậy phạm vi hành động là rất hạn chế…

Vâng, hết sức hạn chế. Chỉ còn lại những cải cách về xã hội. Xã hội theo nghĩa công bằng xã hội, bình đẳng, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo. Tôi nghĩ rằng chế độ sẽ cố gắng xoa dịu các giai cấp chịu nhiều thua thiệt nhất, như những người lao động nhập cư chẳng hạn. Cần phải theo dõi hai chỉ số : việc cải cách chế độ hộ khẩu và chính sách mỗi gia đình chỉ có một con. Điều này sẽ diễn ra từ từ, nhưng dù sao cũng có chuyển động. 

Các công ty quốc doanh lớn sẽ bị buộc phải đóng góp một phần lợi nhuận quan trọng hơn vào ngân sách quốc gia. Đây là bước đầu tiên, vì họ là một trong những nhân tố đáng ngờ nhất của nền kinh tế : các doanh nghiệp này được độc quyền trong nhiều lãnh vực và hiện vẫn hết sức kém hiệu quả. Một số tập đoàn là những đế quốc riêng biệt. Chẳng hạn tập đoàn dầu khí quốc doanh Sinopec mạnh cho đến nỗi các nhà lãnh đạo của tập đoàn này chẳng bao giờ thèm lắng nghe ông Ôn Gia Bảo.

Từ lâu các nhà kinh tế cổ vũ cho một làn sóng cải cách mới. Do tăng trưởng đang chậm lại, liệu đây có thể là cơ hội tốt nhất cho cải cách ?

Chính quyền Trung Quốc chuẩn bị một văn kiện quan trọng về kinh tế, sẽ được giới thiệu vào tháng 10 hoặc tháng 11 tới. Họ đang làm việc cật lực cho hồ sơ này. Vấn đề chính ở Trung Quốc, là « những lợi ích đặc thù » của người này và người khác.

Cụm từ này thường được các lãnh đạo Đảng sử dụng, nhưng « lợi ích đặc thù » chủ yếu phải chăng là chính bản thân Đảng Cộng sản Trung Quốc ?

Một sự biểu hiện những « lợi ích » này là sự hiện diện tại những cấp cao nhất của Đảng, khoảng một trăm phe phái. Bắt đầu bằng phe của Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân : hai người con trai của ông Giang, đặc biệt là người con lớn, đã thu vén được nhiều tỉ đô la, tuy điều này chưa chứng minh được. 

Cũng có những cuộc điều tra được hãng tin Bloomberg công bố về phe của Tập Cận Bình, hai người chị em gái và hai anh rể của ông ta, rất tích cực làm áp-phe. Các phe nhóm này cộng thêm hàng trăm công ty quốc doanh lớn chiếm lĩnh vị trí hết sức ưu đãi. Chẳng hạn phe của cựu Thủ tướng Lý Bằng ngự trị trên một phần lãnh vực năng lượng.

Các xung đột giữa những phe nhóm là về những vấn đề gì ?

Theo một số trí thức, những khác biệt chủ yếu thuộc về ý thức hệ vào năm 1949 (năm thành lập chế độ) và đầu thập niên 90. Nổi tiếng nhất là cuộc chiến giữa hai phe : Mao Trạch Đông đấu với Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, sau Bước đại nhảy vọt. Rồi dưới kỷ nguyên Đặng Tiểu Bình, là giữa Đặng và Trần Vân. Đó là quan điểm đối với thế giới đối đầu nhau và các triết lý, lý thuyết kinh tế khác nhau.

Chẳng hạn Trần Vân muốn « cải cách bên trong chiếc lồng chim », trong khi Đặng muốn hướng đến thị trường. Sau ngày 4 tháng 6 năm 1989, và một cách hiển nhiên sau giữa thập niên 90, nếu nhìn về các phe nhóm khác nhau – phe Đoàn Thanh niên Cộng sản, phe Thượng Hải, « băng các Thái tử đỏ »…những khác biệt về tư tưởng rất ít. Mỗi người đều bám vào tính vĩnh cửu của của uy quyền độc đảng, vốn phải duy trì ổn định bằng vũ lực, và với những cải cách kinh tế dành cho thị trường nhiều chỗ hơn, khi nào mà các phe nhóm chính không bị ảnh hưởng. 

Ngày nay, cản trở lớn nhất cho cải cách không phải là hệ tư tưởng, mà là tiền. Từ chối tài sản của mình, hay sự độc quyền đối với những thương vụ béo bở, là hết sức khó khăn, hầu như không thể có được.

Làm thế nào Đảng có thể duy trì tính chính danh của mình trong bối cảnh đó ?

Tập Cận Bình rất ma mãnh khi tấn công vào các vụ quan chức mua sắm  đồng hồ đắt tiền, chỉ trích việc tổ chức tiệc tùng ở các khách sạn năm sao. Ông ta đánh vào tâm lý căm ghét người giàu. Tất nhiên có thể xem là màn kịch chính trị, nhưng điều này có tác động về mặt quan hệ công chúng đối với đông đảo người dân. Đó là lý do khiến tôi nghĩ rằng chiến dịch này sẽ kéo dài hai hoặc ba năm.

Chiến dịch chống tham nhũng quy mô hiện nay như vậy chỉ là một vở kịch không hơn không kém ?

Có rất nhiều sấm sét, nhưng rất ít mưa rơi ! Một vài vụ truy tố diễn ra trước khi ê-kíp lãnh đạo mới lên cầm quyền, nhưng luôn là Đảng tự điều tra về chính mình…Chúng ta hãy chờ đợi xem nếu Tập Cận Bình sắp tới sẽ nhắm đến các quan chức cấp Bộ trưởng hay không.Khả năng công khai tài sản của các viên chức chủ chốt sẽ là một thử nghiệm ý nghĩa khác. Nguyên tắc này đã được bàn cãi từ ít nhất bốn, năm năm qua. Một việc quan trọng nữa là công khai tài sản của vợ con họ, cũng như việc sở hữu hay không giấy phép thường trú ở ngoại quốc.

Tập Cận Bình liệu có thể áp đặt được quyền lực ?

Ông ta có vẻ thoải mái với quyền lực hơn là người tiền nhiệm – ông Hồ Cẩm Đào chưa bao giờ át giọng được cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân. Đây có thể là điều tốt, mà cũng có thể là điều xấu. Nếu thực sự là một nhà cải cách, Tập Cận Bình còn phải chờ đợi vài năm nữa – khi đó ông ta sẽ mạnh mẽ hơn Hồ Cẩm Đào để thúc đẩy những đổi mới. Nhưng tôi không nghĩ rằng điều này sẽ xảy ra.

Tại sao ?

Vì nhiều lý do, trong đó có lý do này: ông ta chia sẻ với một số “thái tử đỏ” sự hoài nhớ Mao Trạch Đông, rất hữu dụng cho ông về phương diện tính chính danh. Những người này là con cái thế hệ đầu của những lãnh đạo chính trị đầu tiên. Việc thần thánh hóa Mao là có lợi cho họ.

Tuy vậy Tập Cận Bình không làm chính trị theo kiểu những người tiền nhiệm…

Ông ta có được dấu ấn cá nhân, một phần vì Tập đã bị đưa về nông thôn trong vòng sáu năm (trong thời kỳ cách mạng văn hóa dưới chế độ Mao), trước khi vào đại học. Ông có tiếp xúc với nhân dân. Tất nhiên, khi không có những thay đổi rõ rệt, quan hệ công chúng và tuyên truyền chỉ có tác động đến một điểm nào đó thôi. Chỉ có những cải cách thực sự, và việc chấm dứt các đặc quyền đặc lợi dành cho các phe nhóm mới cho phép có những bước tiến ý nghĩa.

Có thể nào tiến hành cải cách mà không làm lung lay hệ thống ?

Rất khó. Cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tuyên bố công khai là Trung Quốc phải chấp nhận những giá trị (nhân bản) toàn cầu, và điều này về thực chất không có gì xấu. Ông là ủy viên Bộ Chính trị duy nhất có được sự can đảm đó. Thế nhưng những giá trị này đến nay vẫn còn nằm trong số bảy điều cấm kỵ mà các giáo sư đại học bị cấm nêu lên trước sinh viên. Tương tự, những người thầy cũng không được nói đến xã hội dân sự, hay những sai lầm lịch sử của Đảng.

Liệu Đảng có thể bị mất đi quyền lực ?

Với thế hệ hiện đang cầm quyền hiện nay, tôi không nghĩ thế. Đảng vẫn nắm quyền kiểm soát, một khi mà về kinh tế chiếc bánh vẫn tiếp tục lớn lên, cho dù các hoạt động có chậm lại. Ngay với tỉ lệ tăng trưởng hạn chế ở mức 7 hay 8%, đa số người Trung Quốc vẫn có cảm giác thu nhập của họ tăng lên.

Ngoài ra, bộ máy giúp duy trì ổn định chính trị vẫn rất mạnh mẽ. Ngân sách dành cho nội an còn cao hơn cho quân đội. Một số người nhấn mạnh vai trò của internet khi nhìn ra thế giới bên ngoài, nhưng internet có những giới hạn của nó, vì kiểm soát của Nhà nước khá hiệu quả. Và chỉ có một số ít cư dân mạng quan tâm đến chính trị.

Điều này có thể thấy được nhân dịp giải Nobel hòa bình được trao cho nhà ly khai Lưu Hiểu Ba. Nhiều giảng viên đại học đã thăm dò các nhóm sinh viên về cái tên này, số sinh viên biết được tên ông Lưu Hiểu Ba rất ít. Rất nhiều người phương Tây, nhà Trung Quốc học, nhà báo…đã nói về ông từ nhiều năm qua như một nhân vật vị tha, chính danh và đáng tôn trọng. Nhưng đa số sinh viên chưa bao giờ nghe nói về ông cả.

Nhân tố này cũng như bộ máy an ninh và chủ nghĩa dân tộc vẫn hiệu quả. Đó là vì sao, nếu một số người nhiều lần dự báo sự sụp đổ của Đảng, nhưng tôi vẫn không cho rằng điều đó sẽ xảy ra trong vòng mười năm sắp tới. Tuy nhiên ngược lại về lâu về dài, thì hệ thống đã bị kết án.



Phần nhận xét hiển thị trên trang