Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Ảnh tiến trình xây dựng phi pháp của Trung Quốc tại Hoàng Sa, Trường Sa

Ngày 21/6, Trung Quốc đã ngang nhiên phát hành sách về cái được gọi là TP. Tam Sa nhằm kỷ niệm 1 năm xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa. Bên cạnh đó, rất nhiều công trình trên các đảo đá, bãi ngầm đang được nước này gấp rút kiên cố hóa nhằm hiện thực hóa đường lưỡi bò phi pháp tại Biển Đông.

Trung Quốc đã và đang ngang nhiên xây dựng các công trình trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Trung Quốc đã cho xây dựng các công trình trái phép có quy mô lớn như kè biển, cảng biển, văn phòng đại diện, nhà tù, đường sá, nhà cửa và đặc biệt là đơn vị hành chính phi pháp Tam Sa.
 
Bức ảnh cho thấy chính quyền Bắc Kinh đã xây dựng nhiều công trình kiên cố trên đảo Phú Lâm
 
Kè biển trên Phú Lâm
 
Cảng biển đang xây dựng trái phép. Ảnh chụp ngày 20/5/2013
 
Thành phố Tam Sa phi pháp
 
Văn phòng đại diện tại Phú Lâm được khai trương ngày 25/8/2012
 
Thậm chí Bắc Kinh còn xây cả nhà tù trên đảo này
 
Các cơ sở hạ tầng kiên cố lần lượt mọc lên, xâm hại nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam
 
Trong khi đó, trên Trường Sa, cụ thể là tại khu vực Đá Vành Khăn, Đá Chữ Thập và đảo Gạc Ma, Trung Quốc cũng không ngần ngại xây dựng các công trình tương tự, nhằm giữ nhịp “đường lưỡi bò” không có cơ sở pháp lý rõ ràng. Đây là những bằng chứng cho thấy hoạt động gặm nhấm chủ quyền Biển Đông đang diễn ra một cách công khai.
 
Hình ảnh nhà nổi của Trung Quốc trên khu vực Đá Vành Khăn từ tháng 5/1995
 
Bức ảnh về một nhà nổi chụp lại năm 1998
 
Một nhà nổi khác cũng trên khu vực này
 
Trung Quốc còn ngang nhiên xây dựng hệ thống công sự trên Đá Vành Khăn
 
Ngọn hải đăng Trung Quốc nằm chình ình trên khu vực Đá Vành Khăn
 
 
 
 
 
Các công trình kiên cố liên tiếp mọc lên trái phép trên vùng biển Việt Nam như đài tưởng niệm, trạm radar, lồng cá,…
 
Bức ảnh chụp năm 1990 cho thấy công trình quân sự trái phép của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma
 
 
Nhà nổi trên đảo Gạc Ma
 
Tương tự, các hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc cũng diễn ra từ rất lâu trên khu vực Đá Chữ Thập. (Công trình từ năm 1988)
 
Toàn cảnh công trình trái phép của Bắc Kinh trên Đá Chữ Thập
 
Thậm chí Trung Quốc còn dựng hẳn một ụ súng và bia khẳng định cái gọi là “chủ quyền” tại đây
 
Bắc Kinh cũng ngang nhiên dựng các cột thu phát sóng tại đây
 
Binh lính Trung Quốc đang đồn trú trái phép trên khu vực Đá Chữ Thập
 
Khu ăn uống của các binh lính Trung Quốc
 
Theo Reuters, Philippines đang thúc đẩy xây dựng các căn cứ không quân và hải quân mới tại Vịnh Subic có diện tích 30 ha. Các nhà chức trách nước nảy khẳng định công trình này giúp Manila đóng các loại máy bay và tàu chiến cách bãi cạn Scarborough đang xảy ra tranh chấp với Trung Quốc khoảng 124 hải lý.
 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

MÊ CỜ HƠN MÊ VỢ ( HỘI NHỮNG NGƯỜI THÍCH VUI ĐÙA )



Ngày 8-3 khi về đến nhà với bó hoa và gói quà trên tay, chồng được vợ chào đón bằng một bộ đồ ngủ cực kỳ gợi cảm.
“Hãy trói em lại… – Cô vợ kêu lên bằng giọng phấn khích – Và anh làm… bất cứ điều gì anh muốn”.
Thế là anh chồng trói nghiến vợ lại và chạy ra đầu ngõ đánh cờ đến tối mịt mới về.


Chuyện thứ hai:

Ông Nguyễn Tuân và ông Xuân Diệu cùng nhau dãi ngoại gây cảm xúc để viết văn thơ. Qua chợ Vân Đồn điểm tâm phở lợn (Ở đây không có phở bò). Đang ăn ông Nguyễn Tuân nói: "Tôi chỉ biết viết văn xuôi thôi. Nhờ anh gieo vần hộ tôi câu này. Nếu được tôi trả tiền ăn sáng". Ông Xuân Diệu tươi cười tán thưởng. Ông Nguyễn Tuân chậm rãi nói: "Rủ nhau ra quán chợ Đồn. Mời nhau một bát phở lợn ăn chơi". Vừa dứt lời ônh Xuân Diệu lên tiếng luôn: " Tôi xin trả tiền ăn sáng". 
Sao vậy ta ???











Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thơ Lê Vĩnh Tài:

Chín mươi triệu...
 
Một con hươu bị giữ trong nhà kho tối tăm, sừng của nó được cột với một sợi dây thừng. Nó ngồi lặng im, hơi làm duyên bằng cách cọ sừng vào bóng tối. Nó không thể nhìn thấy bất cứ điều gì, đôi mắt của nó ngơ ngác. Một củ khoai ai đang ăn dở dang, cũng đang nằm lăn lóc và ngơ ngác...
 
Hình như có người quan sát các bữa ăn của nó, ngay ở đó...
 
Bên ngoài, chín mươi triệu con cừu đang chơi với một cánh hoa. Những chiếc xe máy kẹt cứng, đang chết trôi ngoài đường. Một chiếc xe đạp lao xuống từ ngọn đồi, tiếng nhông xích mòn cũ quyện vào nhau, nghe như bài hát đang ngợi ca những con lợn.
 
Một hoạ sĩ đang nhìn chằm chằm vào bụi cây, anh đối mặt với một mảng màu. Nhiều màu đen đang bôi lên bức tranh, anh nhìn và bất động. Một dải ruy-băng sặc sỡ gắn trên tóc của một con sư tử đi ngang qua, che giấu sự nghèo nàn vì nó cũng không có quần áo gì để mặc. Nó đi nhanh tới mức anh tiếc rằng mình đã không kịp vẽ...
 
 
 
Bảng cấm của thi sĩ...
 
Tín hiệu có thể là cành hoa duy nhất trong bóng râm của một bụi cây. Một con bướm chớp chớp xuống nhụy hoa mới nhú, cánh bướm nhiều khi vẫy theo các hướng khác nhau...
 
Tín hiệu có thể là email gửi từ một khu vườn, lắc lư theo nhịp điệu của đôi cánh con bướm. Nó níu bạn dừng lại, không phải quyến rũ mà bắt giữ, không phải tù mà là thiên thu...
 
Nó nhắc bạn dừng lại, vì đây là đường ưu tiên, nơi xe lửa sẽ chạy qua. Và nghiền nát...
 
Thi sĩ phải tạm dừng.
 
 
 
Kêu cứu...
 
Tiếng kêu cứu không có nghĩa. Nó cũng không phải là cảm xúc, nó chỉ là tiếng dậm chân tuyệt vọng xuống sàn nhà. Nó là tiếng khóc nhưng nhiều khi bạn nghe như tiếng ồn...
 
Những gương mặt xa lạ
những cái tên xa lạ
họ ngồi trong một hành lang dài
và tối...
 
Chỉ có tiếng dậm chân
vô tội
và giận dỗi
 
Bạn cố gắng nói:
nó không phải là cảm xúc
nó chỉ là tiếng ồn
 
Dù bạn biết nó là nỗi buồn. Cho một khoảnh khắc ngày xưa. Bạn đã từng cộng hoà tự do hạnh phúc...
 
 
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhặt được:

Nhân tin một hậu duệ HỌ HỒ QUỲNH ĐÔI gặp đại nạn

Cổng làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu - Nghệ An)
* CHU MÃ GIANG
            BVB - Mấy ngày vừa qua, đồng chí Hồ Đức Việt nguyên Ủy viên Bộ Chính trị mệt nặng, có khả năng được Hồ Chủ tịch triệu đi gặp cụ Mác – Lê. Thân thế và sự nghiệp của đồng chí thì nhiều người đã biết… Tuy nhiên, đồng chí còn một người anh trai cũng khá nổi tiếng nữa thì vẫn chưa nhiều người tường tận. Hai anh em nhà họ Hồ có nhiều điểm chung và khác biệt rất thú vị với vùng quê và dòng họ Hồ giàu truyền thống.
Theo sử cũ, ông tổ đầu tiên của họ Hồ ở nước ta là trạng nguyên Hồ Hưng Dật sống vào thế kỷ thứ 10. Tộc phả bị thất truyền 11 đời (khoảng 300 năm). Đến đời 12 (ông Hồ Liêm) dời ra Thanh Hóa và đời 13 (ông Hồ Kha) ở Nghệ An, tộc phả mới liên tục.
Năm 1314, ông Hồ Kha từ Quỳ Trạch (Yên Thành) về Quỳnh Đôi xem địa thế và giao cho con cả là Hồ Hồng ở lại cùng 2 người họ Nguyễn, họ Hoàng khai cơ lập nên làng Quỳnh Đôi còn mình trở lại Quỳ Trạch. Sau này ông Hồ Hồng cùng với 2 ông thủy tổ họ Nguyễn, họ Hoàng được dân suy tôn là Thành Hoàng, rước vào thờ ở đền làng.
Ông Hồ Kha và ông Hồ Hồng được coi là thủy tổ họ Hồ ở Quỳnh Đôi, thờ ở nhà thờ lớn họ Hồ. Thế thứ (còn gọi là đời, vai) trong họ được tính từ ông Hồ Hân (con ông Hồ Hồng) trở đi, nghĩa là: ông Hồ Hân là đời thứ nhất. Nếu tính từ đời ông Hồ Hưng Dật thì phải cộng thêm 14 đời nữa.
Ông tổ trung chi II là Hồ Khắc Kiệm (đời 3) con Hồ Ước Lễ, cháu Hồ Hân. Cháu đời 8 là Hồ Sĩ Anh (còn gọi là Hồ Thế Anh) sinh năm 1618, mất năm 1684, thi hội trúng tam trường, làm tri huyện Hà Hoa (vùng Kỳ Anh, Hà Tĩnh) tước Diễn Trạch hầu.
- Hồ Thế Anh sinh Hồ Thế Viêm (đậu Sinh đồ), Hồ Phi Cơ (thi hội đậu tam trường), Hồ Danh Lưu, Hồ Phi Tích (đậu Hoàng giáp, tước quận công), Hồ Phi Đoan.
- Hồ Thế Viêm sinh Hồ Phi Khang (đời 10). Phi Khang sinh 5 con trai: Hồ Phi Phú, Hồ Phi Thọ, Hồ Phi Trù, Hồ Phi Phúc, Hồ Phi Huống.
- Hồ Phi Phúc sinh 3 con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ (đời 12)
- Nguyễn Nhạc (1743-1793) sinh các con trong đó có Nguyễn Bảo, con Bảo là Nguyễn Đâu.
- Nguyễn Huệ (1753-1792) sinh các con trai trong đó có Quang Thiệu (Khang công tiết chế); Quang Bàn (Tuyên công, đốc trấn Thanh Hóa); Quang Toản (vua Cảnh Thịnh 1783-1802).
- Hồ Phi Cơ (đời 9) sinh Hồ Phi Gia (thi hội đậu tam trường). Hồ Phi Gia sinh Hồ Phi Diễn (đậu sinh đồ) và Hồ Phi Lãng (cũng đậu sinh đồ). Hồ Phi Diễn (1703-1786) sinh Hồ Xuân Hương (đời 12, 1772-1822).
                Có tài liệu tham khảo viết rằng: Hồ Tông thế phả“ (Hồ Sĩ Dương soạn, các hậu duệ chép bổ sung). Tiến sĩ Hồ Sĩ Dương (1621-1681) sống cùng thời với Hồ Thế Anh (1618-1684).Trong số các hậu duệ có Hoàng giáp Hồ Sĩ Đống (1738-1785) sống cùng thời với Hồ Phi Phúc và cùng thế hệ với 3 anh em nhà Tây Sơn
( “Hồ gia thực lục, bản chi thế thứ tục biên” của tú tài Hồ Phi Hội (1802-1875), cháu 5 đời của Hồ Sĩ Anh và cùng thế hệ với Hồ Xuân Hương – Nguyễn Huệ
/Ghi chép của Án sát Hồ Trọng Toàn (1801-1864/ ).
Đài tưởng niệm liệt sĩ ở làng Quỳnh Đôi
Hồ Quỳnh gia phổ của chi Hồ Phi Tích, Thư viện Hoàng Xuân Hãn, Paris
Ghi chú: Thế thứ ghi ở trên là thế thứ họ Hồ ở Quỳnh Đôi. Đời 1 nếu tính từ Nguyên tổ (Trạng nguyên Hồ Hưng Dật, thế kỷ thứ 10) là đời 15.
Theo  “Hồ Tông thế phả”: Con của Phi Khang là Phi Phú, Phi Thọ, Phi Trù, Phi Phúc, Phi Huống từ Quỳnh Đôi di cư lên Nhân Lý (Nhân Sơn, Quỳnh Hồng ngày nay) rồi một chi chuyển cư vào Thái Lão – Hưng Nguyên, tiếp theo một chi vào trại Tây Sơn – Qui Nhơn.
Trần Thanh Mai (tạp chí Văn học số 10-1964) cho rằng Hồ Xuân Hương là con ông Hồ Sĩ Danh (1706-1783), em cùng cha khác mẹ với Hồ Sĩ Đống (1738-1786). Thế nhưng „Hồ Tông thế phả“ chép: „Phi Diễn sinh nữ Xuân Hương ư Khán Xuân phường“ (Phi Diễn sinh con gái Hồ Xuân Hương ở phường Khán Xuân)
                                      *          *           *
         Theo blog Cầu Nhật Tân 10/5/2013: Hai đồng chí Hồ Đức Việt và Hồ Anh Dũng là anh em ruột và là cháu đích tôn nhà cách mạng tiền bối Hồ Tùng Mậu. Sinh trưởng tại vùng quê bất khuất, giàu truyền thống (làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An). Tuy sinh trưởng trong cùng gia đình nhưng tính cách hai đồng chí từ nhỏ đã khác biệt. Đồng chí Dũng thì giỏi thơ văn, xã hội. Đồng chí Việt thì thích các môn tự nhiên. Về sau, đồng chí Dũng được Đảng và Nhà nước cho đi học văn ở ĐH Tổng hợp Lomonosov. Đ/c Việt thì học chuyên Toán. Sau này, khi đã giữ trọng trách trong công tác Đoàn, đồng chí Việt lại được Đảng cho đi học 3 năm tại Paris năm 1980 (hồi này được đi học ở tư bản là khủng khiếp lắm).
          Tuy khác biệt như vậy, hai anh em đồng chí có điểm chung là đều trưởng thành và đi lên từ công tác Đoàn. Cả hai đều từng giữ cương vị Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
         Trong sinh hoạt chính trị, đồng chí anh thì thâm trầm, ít nói, chắc chắn. Đồng chí em thì sôi nổi quyết đoán nhưng có phần bộp chộp.
        Tại đại hội Đảng 8 tháng 6/1996, cả hai anh em nhà họ Hồ đều được giới thiệu vào Ban Chấp hành Trung ương. Lúc đó, đồng chí Hồ Đức Việt mới ở giai đoạn đầu của hoạt độngchính trị. Còn đồng chí Hồ Anh Dũng đã kinh qua Phó ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam. Trong cơ cấu lúc đó, Tổng GĐ TH VN chưa phải Ủy viên Trung ương. Đ/c Dũng trước ĐH 8 nổi như cồn bởi vừa hoàn thành sự nghiệp phủ sóng VTV toàn quốc mà dấu ấn lớn nhất là xây cho mỗi tỉnh trên cả nước một đài truyền hình cùng một số đài khu vực … mà không ai bị ra tòa. Ngay công trình 500 KV do đích thân cụ Kiệt quán xuyến mà khi xong cũng phải gửi vài anh vào tù thì mới hiểu đ/c Dũng đã thành công tới mức nào.
           Ngay trước khi khai mạc ĐH Đảng 8, đồng chí Dũng xin rút, không tham gia Trung ương trong sự ngỡ ngàng của rất nhiều người và của ngay cả Tiểu ban Nhân sự do chính Tổng Bí thư Đỗ Mười làm trưởng. Không ít người còn nghi kỵ là đ/c Dũng có vấn đề gì chăng? Suất Trung ương ngon thế cơ mà. Khối anh chạy tiền tỉ mà không vào nổi? Cùng thời gian này lại có chuyện toàn bộ Đảng bộ một tỉnh nọ phía Nam (gồm cả Bí thư tỉnh ủy) đi xả stress tại Quảng Bá bị Công an Tây Hồ bắt tại trận cùng nhiều gái mại dâm. Không ít kẻ độc miệng đồn đại, đơm đặt. Ngay lập tức Hữu Thọ được nhặt vào Trung ương để trám chỗ trống. Giống như đ/c Vũ Mão, đồng chí Thọ này có nhược điểm là hễ nói chuyện thì bọt mép sùi ra đầy mồm. Hôm gặp đ/c Mười lần cuối để quyết cho vào Trung ương, đ/c Mười nhận xét là “tay sùi bọt mép” này ấn tượng nhất là cái mồm (cũng có ý rằng quá xôi thịt). Về sau đ/c Thọ ở dịt trên ghế không thôi, ra khỏi Trung ương rồi vẫn cố đấm ăn xôi xin làm “trợ lý” Tổng bí thư cho anh Mạnh cùng đ/c Hồ Tiến Nghị. Đến khi anh Mạnh đi công cán Quảng Nam, xe tùy tùng chở đ/c Thọ đâm vào con trâu chạy qua đường, đ/c Thọ bị gãy chân. Thế là anh Mạnh có dịp tốt cho đ/c Thọ nghỉ hẳn. Từ bấy, hễ có dịp là đ/c Thọ quay ra chỉ trích đường lối.
            Sau ĐH Đảng 8, đ/c Việt vùn vụt đi lên như ngôi sao sáng trên bầu trời chính trị nước Việt: trẻ, năng động, có trình độ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, gia đình giàu truyền thống cách mạng. Đ/c Dũng thì lui về hậu trường, làm công tác hữu nghị, đối ngoại nhân dân do Đảng giao phó. Con trai đ/c Dũng là đ/c Hồ Kiên, tuổi còn trẻ mà sớm nối được chí cha, làm lãnh đạo trong đài Truyền hình Trung ương. Nghe nói, nếu ĐH 11 vừa qua mà đ/c Việt hanh thông lên Tổng Bí thư thì cháu ruột Hồ Kiên chắc suất lên Phó ban của Đảng hoặc Phó văn phòng Trung ương để dọn đường khóa tới vào Ban chấp hành.
            Ngày còn chức vụ, đ/c Việt khá sính cái món tâm linh. Sắp đại hội 11, có tay thày nổi tiếng Hà Thành, sau khi xem xong cho đ/c Việt bèn thất sắc đứng dậy cắp túi ra đi, bỏ lại đằng sau sấp tiền thù lao. Người nhà giữ lại gặng hỏi. Tay thày chỉ buông thõng một câu “lên Yên Ngựa, xuống Tàn non, tín chủ phải hết sức giữ gìn”. Nguyên làng Quỳnh Đôi quê đ/c Việt được coi là đất ”địa linh nhân kìệt”. Làng có một ngôi đình lớn trông về hướng Nam.Trước mặt là lèn Mục tức lèn Yên Ngựa (Mã Yên Sơn) sau lưng là lèn Tàn (Trụ Hải) trông như cái tàn che cho ngôi đình. Không ngờ, tại ĐH 11, đ/c Việt gặp nạn.
           Đến hôm nay, đ/c Việt mệt nặng, có khả năng được Hồ Chủ tịch cho triệu đi gặp cụ Mác – Lê. Viết những dòng này mà thấy tiếc cho đ/c Hồ Đức Việt. Giá như đ/c Việt có được sự chín chắn của đ/c Dũng thì …
———–
+ Cụ nội của đ/c Hồ Đức Việt, Hồ Anh Dũng là án sát Nam Định cụ Hồ Bá Ôn cùng đề đốc Lê Văn Điếm quyết tử, giữ thành chống Pháp. Cụ bị đạn giặc bắn sổ ruột còn dùng dây lưng buộc bụng lại đánh đến cùng.. Trong phong trào chống Pháp sau đó ít lâu nổi bật lên những gương mặt khí tiết của người Quỳnh Đôi như bà Lụa (Trần Thị Trâm), vợ ông Hồ Bá Trị, em ruột án sát Hồ Bá Ôn. Chồng bà hy sinh trong phong trào Cần Vương, bà ở vậy thờ chồng, nuôi con. Con bà chính là ông Hồ Học Lãm, một người yêu nước ở hải ngoại đã có công lao trong phong trào cách mạng. Bà Lụa đã bôn ba từ Việt Nam sang Xiêm mua vũ khí cho nghĩa quân Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn… và làm liên lạc cho các chí sĩ cách mạng. Bà bị giặc bắt, dụ dỗ, tra tấn song không hé răng một lời. Chồng bà là bà con ruột thịt với cụ Hồ Bá Kiện, thân sinh ra cụ Hồ Tùng Mậu. Cụ Hồ Bá Kiện hoạt động trong phong trào Duy Tân, bị bắt ở Sơn Tây đày đi Lao Bảo, tổ chức cướp nhà tù bại lộ, bị giặc Pháp bao vây khi rút vào rừng, cuối cùng giặc đã giết hại cụ.
Họ Hồ tại Quỳnh Đôi còn có Hồ Sĩ Tư (ông nội của Hồ Viết Thắng - Ủy viên Trung ương bị kỷ luật sau Cải cách ruộng đất). Cụ Hồ Sĩ Tư có công cưu mang cha con phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Nguyễn Tất Thành (lúc bần hàn ở quê). Cụ cử Hồ Sĩ Tạo (chính là cha đẻ của Nguyễn Sinh Sắc). Như vậy, Ủy viên Trung ương Hồ Viết Thắng và Hồ Chí Minh là anh em con chú con bác. Người Quỳnh Đôi còn có nữ sĩ Hồ Xuân Hương, GS Văn Như Cương, GS Phan Cự Đệ … Quỳnh Đôi còn là quê của Hoàng Văn Hoan,…
 
-----------------
Nguồn tham khảo: “Trung chi II họ Hồ Quýnh Đôi” 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

VỀ MỘT CÁI CHẾT ĐÃ ĐƯỢC BÁO TRƯỚC

Nicolae Ceauşescu bỏ chạy khỏi Bucharest 
bằng trực thăng ngày 22 tháng 12 năm 1989
 M. D.
              Một phiên tòa kéo dài chưa dầy hai giờ đồng hồ, kết thúc bằng một bản án tử hình. Tồng bí thư Đảng cộng sản, kiêm Chủ tịch Hội đồng nhà nước Xã hội chủ nghĩa Rumani, Nicola Ceausescu và Elena Petrisc, bị đưa tới bức tường phía sau nhà xí của một trại lính. Ba khẩu súng AKM chờ sẵn, xả hết 90 viên đạn, kết thúc cuộc đời vợ chồng nhà độc tài ấy.
              Có người bảo đó là một cuộc hành quyết bất ngờ, và phi đạo lý. Thực ra cái chết đó xứng đáng với tội trạng của  N. Ceausecu, và đã được báo trước từ lâu rồi!
Nicola Ceausescu sinh ngày 26-1-1918 tại làng Scornicesti, Hạt Olt, là con trai một gia đình nông dân. Vốn là một thanh niên thông minh, nhưng Ceausescu được học hành ít, vì sớm dấn thân vào con đường hoạt động cách mạng. Ngay từ năm 1932, mới 14 tuồi, Nicola đã vào đảng cộng sản, và năm 1933, bị bắt lần đầu.  Từ đó Ceausescu liên tục vào tù ra tội.  Trong các song sắt nhà tù ông đã gặp và được lãnh tụ cộng sản nổi tiếng Rumani, Gheorghe Gheorghiu Dej, giáo dục rèn luyện , đỡ đầu, để 32 năm sau,  1965,  Ceausescu trở thành Tổng thư ký Đảng cộng sản Rumani, khi Gheorghiu Dej qua đời.
Nicola Ceausescu
           Với  “khuôn cương nghị, vầng trán cao vời vợi thông minh, căp mắt mênh mông như biển cả, đôi môi luôn nở  nụ cười tươi nhân hậu bao dung...” - như  hai nhà thơ, nhà văn hóa  vô sản Adrian Pasunescu và Corneliu Vadim Tudo ca ngợi, Ceausescu được tôn vinh là lãnh tụ vĩ đại, thiên tài, bên cạnh vợ ông, Elena Petriscu,  một phụ nữ  tài sắc thuộc hàng bậc nhất Rumani.
            Hai mươi nhăm năm , “vị lãnh tụ vĩ đại thiên tài”  ấy là  nhân vật độc tài , khát máu, và  hãnh tiến mà  trong   lịch sử  Rumani, từ thời Vương quốc Dacia , 513 trước công nguyên,  chưa có người cầm quyền nào sánh bằng .
           Ba ngày sau cái chết cùa người thầy Gheerghe Gheoeghiu Dej, tháng 3 năm 1965,  Ceausescu  lên làm Tổng bí thư,  đã đổi tên Đảng nhân dân Rumani thành Đảng cộng sản Rumani,  và tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Rumani chứ không phải là Cộng hòa nhân dân Rumani. Ông ta  sửa lại hiến pháp công hữu hóa toàn bộ đất đai và tư liệu sản xuất,  tập trung quyền lực  vào phe cánh mình, mà ông là người đứng đầu ,  trực tiếp nắm lực lượng vũ trang, và các ngành công nghiệp then chốt,  như  ngành sản xuất và bán vũ khi đứng thứ hai thế giới.
                Nicola Ceaususcu thách thức Liên bang Xô Viết, bằng việc rút khỏi Khối hiệp ước quân sự Warsaw    mà Rumani là  thành viên chính thức, và  phản đối Liên Xô đưa quân vào Tiệp Khắc.  Ceausescu tuyên bố  Rumani theo đường lối độc lập tự chủ về  chính trị, kinh tế, quốc phòng.
                 Thực ra, cái   gọi là  đường  lối độc lập  mà Ceausescu tuyên bố ấy   mang màu sắc  Trung Quốc,   đúng hơn  là  bị Trung Quốc lôi kéo , đạo diễn   để chống Liên Xô,  bài xích  Khrouchtchev theo chủ nghĩa xét lại.  Trung quốc muốn Rumani kiên trì chủ nghĩa  Sitalin,  thực chất là  Maois, cũng như muốn  Việt Nam chống Mỹ, chống Nga  thay cho Trung Quốc vậy!
                Năm 1971, Ceausescu thực hiện  chuyến thăm ba nước Trung Quốc, Triều Tiên , Việt Nam.  Bấy giờ Việt Nam đang chiến tranh, Ceausescu  chỉ giành vài lời động viên chiếu lệ,  tập trung hết tình cảm cho Trunng Quốc  Triều Tiên.
                 Trong chuyến thăm ấy, cuộc   “Đại  cách mạng văn hóa của  Trung Quốc” và “Triết lý Juche” của Triều Tiên đã   gây ấn tượng đặc biệt  đối với Ceausescu,  làm thay đổi  tư duy của ông ta.   Ceausescu nhận ra rằng, chỉ có một cuộc   “Đại cách mạng văn hóa” mới xóa hết quá khứ,  tiêu diệt  mầm mống chống đối chế độ, và  “ Triết lý Juche”  sẽ  giúp  củng cố và duy trì quyền lực vững bền.
                 Học tập đại cách mạng văn hóa Trung Quốc, Ceausescu tiến hành phá hủy toàn bộ  đất nước để tái tạo lại.  Một nửa số làng  mạc,  đền đài cổ kính  bị san bằng,  dồn dân vào những khối căn hộ cao tầng .  Hơn một phần năm  Buchreest, gồm những khu phố cổ, những  nhà thờ hàng trăm năm đã bị phá hủy, đề xây dựng  Thủ đô quốc gia.  Các thành phố trong cả nước và hàng ngàn di tích lịch sử bị đập phá không thương xót. Thay vào đó là những công mới, theo kiến trúc hiện đại, ganh đua , thách thức thế giới,  như  Cung nghị viện Casa Poporului, lớn thứ hai thế giới , chỉ sau tòa Nhà Trắng ở Wasington của Hoa Kỳ.
                Văn học , nghệ thuật bắt buộc phải sáng tác theo hiện thực xã hội chủ nghĩa, ca ngợi đảng, lãnh tụ , chống  khuynh hướng tự do tư tưởng , tự do báo chí.  Qúa trình thực hiện cuộc cải cách đó, là cơ hội để Ceausecu thanh trừng nội bộ.  Những  cú ra đòn  bài trừ tư tưởng thân phương tây và xét lại, làm trong sạch đảng theo kiểu Stalin liên tục được tung ra  dồn  nhiều cán bộ đàng viên  vào tù tôi,  có người mất tích .
                 Song song với cuộc cách mạng văn hóa kiểu Trung Quốc, Ceausescu cho dịch in và phát hành triết lý Juche vào từng trường học, và cho tuyên truyền trên toàn bộ hệ thống thông tin đại chúng. Giáo dục thanh thiều niên sùng bái cá nhân, trở thành những chiến binh cách mạng, xả thân vì lãnh tụ. Triết lý Juche do Kim Nhật Thành khởi xướng từ năm 1955, nội hàm của nó là: "Con người là chủ thể của mọi thứ, quyết định mọi thứ!”. Triết lý ấy cũng mang đậm màu sắc Trung Quốc, nhằm chống chủ nghĩa xét lại Khrouchetchev, duy trì chủ nghĩa Stalin, bảo bệ quyền lực Kim Nhật Thành và Đảng lao động Triều Tiên.
                  Từ triết lý Juche, Ceausecu đã sáng tạo ra  “Luận cương tháng  7”,  trong đó có mười bảy nội dung.   Ông ta đã phản lại  người thầy của mình là Gheorghe Gheorghiu Dej ,  xóa bỏ  những thành quả  cải cách đổi mới mà trước đó ông đã làm được,  xóa bỏ cả  truyền thống Rumani, quay lại   con  đường mòn của Stalin và Mao Trạch Đông. 
Kim Nhật Thành cùng Nicolae Ceauşescu 
tại Bắc Triều Tiên năm 1971
        Khuôn mặt Ceausescu đầy sắt máu.  Người dân Rumani nghẹt thở trong bầu không khí pha trộn giữa  tư  tưởng Juche và Maois . Tệ sùng bái cá nhân lên đỉnh cao , Ceausescu  tự coi mình là Mirceca Vĩ đại!  Đó chính lá lúc  cái chết đã được báo trước giành cho Ceausescu và chế độ cộng sản Rumani.  Pacepa, một  tướng hai sao Rumani đào tẩu sang Hoa Kỳ năm 1978 ,  khằng định như vậy trong cuốn sách tựa đề : “Red Horizons: Choroniclecs of  a  Communist Spy Chief”
                 Với Luận cương tháng Bảy,  Ceausescu  , bày tỏ sự khinh bỉ của mình với toàn bộ các mô hình kinh tế thị trường phương Tây,  xóa bỏ tất cả  các hòa ước và các mối quan hệ làm ăn trước đó với các nước tư bản.  Ông ta cũng lên án mạnh mẽ Perestroika và glasnost , ca ngợi sự kiện đàn áp sinh viên của Trung Quốc ở Quảng trường  Thiên An Môn  là hiện thân của tinh thần Bollservich, ý chí Stalin !
                  Ceausescu  mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác, tiêu biểu là tách Rumani  ra khỏi cộng đồng Châu Âu , tự cô lập mình, đẩy nền kinh tế đang thịnh vượng  xuống vực thẳm.  Ông ta  ra lệnh tập trung sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu trả những khoản nợ Rumani đã vay thời mở cửa.  Một đất nước 19 triệu dân, số nợ đã lên tới 14 tỷ 500 triệu đôla, bình quân mỗi người  763 đô la,  dẫu  vét cạn kho cũng không đủ trả.
                 Trước kia  mức sống của Rumani nhất nhì khu vực, giờ tụt xuống hạng bét. Nạn nhân thê thảm nhất là trẻ em. Nhằm phát triển dân số, trước kia Ceausescu  khuyến khích sinh đẻ, bình quân mỗi gia đình  Rumani có 5 con . Bây giờ kinh tế tụt dốc,  đất nước rơi vào cảnh nghèo đói, các gia đình không nuôi nổi con, trẻ  em tràn ra đường phố, đường làng, vô thừa nhận , làm đủ mọi nghề kiếm miếng ăn. Bệnh dịch AIDS lan tràn đến nỗi không một bệnh viện nào nhận khám và điều trị.
                    Ấy thế mà vợ chồng Ceausecu vẫn  được ru trong  trong tháp ngà quyền lực tối cao.  Vẫn được ca ngợi là lãnh tụ vĩ đại, thiên tài ! Ông  ta xuất hiện trên TV ,với hình ảnh tươi cười  trong các cửa hàng ngồn ngộn hàng hóa,  để chứng minh Rumani không thiếu thực phẩm, cuộc sống người dân vẫn cao. Bộ nông nghiệp Rumnai còn   nuôi riêng những đàn bò béo núc ních,  để đưa tới một trang trại nào đó quay phim với Ceausescu,  quảng cáo cho sản xuất phát triển.
                    Không một lá thư tố cáo tham những, một lời kêu khổ nào lọt đến tai mắt vợ chồng Ceausescu.  Mạng lưới đặc vụ,  công an chìm nổi  bủa vây mọi nơi. Hệ  thống truyền thông nhà nước vẫn tô son đánh phấn cho chế độ thối nát .  Những trí thức  tiến bộ  bị đàn áp thẳng tay. Tiếng nói  dân chủ , và  phản biện, dù mang tính chất xây dựng  cũng bị bóp chết ngay trong trứng nước.
                    Tháng 10-1989, Ceausescu tới Berlin  dự lễ kỷ niệm bốn mươi năm ngày thành lập Nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh cũng đi dự.  Trong  đoàn  Việt Nam có tiến sỹ Lê Đăng Doanh.  Ông  đã kể ,  Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh chỉ được xếp một phòng lớn hơn phòng các thành  viên trong đoàn một chút, còn  chỗ ở của Ceausescu gồm nhiều phòng rộng lớn, có 12 tay súng bảo vệ.  Khi  Tổng bí thư Nguyện Văn Linh tới thăm, phải chờ rất lâu ngoài sảnh Ceausescu mới ra tiếp. Nhưng Ceausescu tỏ ra  rất  hăng hái ủng hộ sáng kiến triệu tập “Hội nghị các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế để siết lại đội ngũ” của Nguyễn Văn Linh  trong khi Gorbachev và hầu hết các lãnh tụ Đông Âu không mặn mà. Ceausescu còn đề nghị để Rumani đăng cai. Rõ ràng là Ceausescu đã linh tính mối nguy cơ đang đến với mình.
                     Tuy nhiên, từ  Berlin trở về, Ceausescu  tổ chức  Đại hội đảng cộng sản Rumani  lần thứ 14  thành công tốt đẹp, và ở tuổi 71,  ông  ta  lại được bầu làm Tổng bí thư một nhiệm kỳ 5 năm nữa.  Trong bài phát biểu bế mạc Đại hội, Ceausescu tuyên bố,  Runmani là thành trì xã hội chủ nghĩa,  bất chấp khối cộng sản Đông âu tan rã.  Ceauescu tin  tưởng phần lớn giới lãnh đạo  Rumani ,  vì quyền lợi kinh tế, vẫn gắn bó với mình, đặc biệt là lực lượng quân đội và công an vốn được ưu tiên ,  sẽ tuyệt đối trung thành với ông ta và chế độ.
                    Nhưng giờ lịch sử đã điểm.  Đảng công sản Rumani đã hết vai trò làm mưa làm gió!  Cái chức Tổng bí thư , kiêm Chủ tịch hội đồng nhà nước  của Ceausescu và,  ngay cả mạng sống cùa vợ chồng ông  đã  kết thúc chưa đầy một tháng sau  cái giờ phút ông ta tái đăng quang ấy!  
                 Nó khởi đầu bằng cuộc tuần hành ở thành phố Timisoara, nhằm đuổi linh mục László Tokes , người Hunggary , người bị chính phủ buộc tội gây chia rẽ sự đoàn kết sắc tộc.  Cuộc tuần hành rất quy mô do chính phủ tổ chức. Nhưng thật trớ trêu, gậy ông lại đập lưng ông. Khi những người tham gia biểu tình hiểu ra sự thật, là chính quyền  vu khống linh mục Lászlo Tokes  , cuộc biểu tình   đã thoát khỏi nguyên nhân ban đầu, biến thành cuộc tuần hành chống chính phủ. Gió đổi chiều nhanh chóng biến thành bão tố!               
                Lực lượng cảnh sát và Securitate đã nổ súng vào đám biểu tình,  làm chết hàng trăm người. Sự  phẫn nộ của nhân dân bùng lên dữ dội không gì cản nổi.
                Đang ở thăm Iran, Ceausescu vội vã bay về,  hy vọng  vãn hồi được trật tự,  nhưng bất lực. Lòng dân căm thù chế độ độc tài bị kìm nén từ lâu, giờ như nước vỡ bờ,  cuồn cuộn dân trào, cuốn phăng hết mọi vật cản.
                  Ceausescu lên TV,  đổ tội cho thế lực bên ngoài can thiệp vào Rumani và kêu gọi quân đội bảo vệ  chế độ, bảo vệ  mình,  nhưng vô hiệu.  Đội quân được trang bị tận răng, từng thề thốt tuyệt đối trung thành với Tổng tư lệnh tối cao Ceausescu , đã đứng về phía nhân dân. Họ  cùng lực lượng biểu tình tràn ra Quảng trường cách mạng và bao vậy tòa nhà nghị viện , nơi vợ chồng Ceausescu đang trú .                 Ngày 18-12 vợ chồng Ceausescu  quyết định dùng 2 máy bay, chuyển sang  Iran  24 tấn vàng  . Ceausescu hy vọng với khối lượng vàng ấy, và hàng tỷ đô la tham những  trong hơn hai mươi năm cầm quyền, ông ta sẽ  tiếp tục sống đế vương, và nuôi nấng lực lượng trung thành với mình,  chờ cơ hội nắm lại quyền lực.  Nhưng kế hoạch  của Ceausescu không thành,   chính viên sỹ quan tình báo thân cận nhất  chặn  lại. Ceausescu  và  Elena  lên  máy bay trực thăng,  chạy  về quê  cũ ở Târgoviste, tìm đường trốn ra nước ngoài, nhưng không thoát. Người dân quê đã bắt sống vợ chồng Ceausecu, nộp cho cảnh sát theo lệnh truy nã  loan báo trên TV.
                   Ngày 25-12-1989 , Phiên tòa quân sự xét xử  Ceausescu diễn ra chóng vánh , chưa đầy  hai giờ đồng hồ.   
                 Viên đại úy Ion Bocru trực tiếp chứng kiến , kể lại rằng : “ Ceausescu  bị buộc tội  làm giàu trái phép, tham nhũng, phản bội tổ quốc và gây ra  cái chết của 60 ngàn người nồi dậy chống lại ông ta. Điều mỉa mai, là chính  những luật sư bào vệ quyến lợi cho Ceausescu,  lại tố cáo ông ấy”.
                  Viên đại úy nói: “ Ngay sau khi bị tuyên án tử hình, vợ chồng Ceausescu bị kéo ra chân bức tường giáp khu nhà xí trại lính.  Khi biết đã đến đường cùng, ông ta   hát quốc tế ca,  hô đả đảo quân phản bội, rồi và hét lên ầm ĩ.  Nhưng  ba khẩu AKM ,  từ tay ba sỹ quan binh chùng dù Rumani, lực lượng trung thành nhất của Ceausescu , đã  đồng loạt  nã  đạn vào vợ chồng ông ấy. Mỗi khẩu súng 30 viên đạn , tất cả 90 viên  trút hết  không chừa lại viên nào.
                  Hôm sau ,  cái đài truyền hình từng ca ngợi Ceausescu lên tận mây xanh, và  để ông trực tiếp xuất hiện kêu  gọi  quân đội  bảo vệ chế độ, lại  đưa hình ảnh  ông ta bị quân đội xử bắn với lời  bình luận : “ Kẻ phản Chúa đã bị giết vào ngày Chúa giáng sinh!”
                   Hitler, Mussolini,  Saddam Hussein, Gaddafi và Ceausescu , một thời vinh quang tột đỉnh, giàu sang tột đỉnh, dưới  chân  dẫm đạp không hết  lên  kẻ tôn thờ và  hứa trung thành.  Nhưng rốt cuộc  đểu chết  thảm bởi chính những kẻ thề thốt ấy. Và,  chính những kẻ từng uốn cong ngòi bút ca ngợi họ,  lại viết những dòng vạch sự  bẩn thỉu của họ  đầu tiên!
                  Cái chết đã báo trước cho cho Ceausescu, nhưng ông ta không chịu thức tỉnh.  Cái chết đang báo trước cho những kẻ khác, nhưng hình như cũng như Ceausescu, họ vẫn không chịu thức tỉnh. 
M.D
---------------


Phần nhận xét hiển thị trên trang

DƯ ÂM BUỒN

                   
    *  MINH DIỆN
 

Tôi dừng xe trước căn nhà nhỏ bé số 94/19 trong con hẻm đường Trần Khắc Chân, quận 1, thành phố Hổ Chí Minh. Nhìn qua cửa sổ tôi đã  thấy mái  đầu trắng phơ mờ ảo. Đó chính là nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý, một cây đại thụ trong làng âm nhạc Việt Nam, nổi tiếng với các tác phẩm như Dư âm, Mẹ yêu con, Bài ca năm tấn, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Dáng đứng Bến Tre...
Một phụ nữ  bồng đứa trẻ bước ra, hỏi tôi:
               - Chú tới thăm nhạc sỹ hả?
               - Vâng!
               - Mời chú vào!
               Tôi bước qua manh chiếu, tránh mấy thứ đồ lộn xộn, vào căn phòng nhỏ xíu. Chiếc giường cá nhân thấp gần sát đất trải tấm đệm rách, có chiếc gối và chiếc mền chăn nhàu nát. Trên tường treo chiếc đàn tì bà cũ kỹ đứt dây cạnh tấm ảnh chủ nhân thời hoàng kim. Cạnh cửa sổ một chiếc bàn con, vài quyển sách và bản nhạc phủ đẩy bụi bặm. Bên trái một chiếc đàn Organ có lẽ ra đời từ những năm tám mươi, đã rệu rã với những phím đàn đen xỉn, mốc meo. Chiếc máy Cassete cũng cũ kỹ như chiếc đàn Organ đặt trên đầu giường, băng ghi âm đang nhả bài Dư âm,  giọng ca buồn của Ánh Tuyết  như cô đặc trong bầu không khí  ẩm mốc, cô quạnh.
               Nhạc sỹ đang chuẩn bị ăn cơm chiều. Chiếc khay nhựa đặt trên chiếc ghế gỗ, có chén cơm, chén canh, vài miếng đậu phụ. Tôi lên tiếng:
               - Em chào anh ạ!
               Ông già ngẩng nhìn tôi. Khuôn mặt vuông vức, vầng trán cao, tóc râu trắng toát lòa xòa.
                - Em là ai nhỉ? Anh quên mất rồi!
                -  Minh Diện đây anh !
                -  À, anh nhớ ra rồi! Khỏe không em?
                Ông chìa bàn tay xương xẩu, khô héo, teo tóp cho tôi , rồi bào :
                - Đưa giúp anh chiếc gậy , anh em mình ra kia uống trà!
                Tôi nói:
                - Thôi, ngoài đó đang sắp mưa, lạnh lắm!
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý
                - Ừ, thế thì ngồi đây nói chuyện!
                Ông nói thế, và cười. Vẫn ánh lên nét hồn nhiên  trên đôi mắt đa tình của  một thời từng làm rạo rực trái tim  bao cô gái trẻ. Ánh mắt của một mối tình ngang trái đẹp như mơ , tạo lên một “dư âm” hơn nửa thế kỷ trước.
                Nguyễn Văn Tý năm nay đã 89 tuổi. Ông kể, hồi ấy ông ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, có người mai mối cho một người con gái và dẫn đến nhà cô chơi. Cô ấy đẹp nhưng nói nhiều,  cái duyên lộ ra hết ra ngoài. Bỗng một cô bé có đôi mắt to tròn, gương mặt thánh thiện, đẹp như vầng trăng mười sáu, thấp thoáng sau chị gái. Nguyễn Văn Tý nhìn đắm đuối và cô bé đáp lại bằng nụ cười e ấp. Thế là cảnh “Tình chị duyên em” xảy ra và người nhạc sỹ chiến sỹ phải nén lòng, lặng lẽ ra đi, bởi ngày ấy kỷ luật vệ quốc quân vô cùng khe khắt.
              Rồi một lần Nguyễn Văn Tý tình cờ gặp lại người con gái ở Vinh Yên. Cô đẹp hơn, là một diễn viên văn công, và đã có người yêu. Cô hỏi Nguyễn Văn Tý : “Sao ngày ấy anh bỏ đi biệt ?”.  Nguyễn Văn Tý  không trả lời, trao cho cô gái bản nhạc Dư âm mà ông đã sáng tác trong một đêm thầm nhớ người con gái ấy:
                 “ Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng thơ.../ Đê mê lòng nhớ giấc mơ,  môi em hé rung /  Anh muốn thành mây nương nhờ làn gió...”
                 Sau cuộc chia tay , Nguyễn Văn Tý không gặp lại người con gái ấy. Ông bị cuốn theo  bước chân hối hả của bạn bè, đồng đội trong cuộc kháng chiến chống   Pháp.   Ông  có mặt trong đoàn văn hóa của Cục quân huấn, rồi nhận nhiệm vụ đi xây dựng Đoàn văn công Sư đoàn 304, làm trưởng đoàn , vừa hát vừa sáng tác  trên các mặt trẫn Cao Bằng, Lạng Sơn, Điên Biên Phủ.  Tuy nhiên bài  “Dư âm” của ông chỉ được hát vài lần rồi bị cấm và ông  bị kiểm điểm vì người ta nói bài hát ấy ủy mỵ, thiếu lập trường tư tưởng cách mạng.
                 Trong khi  miền Bắc cấm thì miền Nam lại  hát. Bài hát Dư âm bay bổng trên đài phát thanh Sài Gòn . Và  đó là  tai họa dáng xuống đầu Nguyễn Văn Tý. Người ta ghép ông vào nhóm “Nhân văn giai phẩm”. 
                 Tôi hỏi :
                 - Có một bài báo viết , ngày ấy , theo lời khuyên của Lưu Hữu Phước, anh về  Hưng Yên . Có đúng không anh?
                  Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý nói:
                 - Đó là một lý do. Còn một lý do nữa, là mình đã sửa cà nhạc và lời một bài hát cho một nhạc sỹ. Bài hát nổi tiếng và ông ta trở thành một cán bộ lãnh đạo Hội âm nhạc. Ông ta muốn nhân cơ hội đẩy anh đi cho khuất mắt, để khỏi lộ chuyện nhờ sửa nhạc...
                  - Anh ở Hưng Yên cũng lâu nhỉ?
                - Tám năm. Đúng tám năm!
                - Ngày đó nhờ  ông Lê Qúy Quỳnh và nhà thơ Trần Doanh,anh mới được trở lại Hà Nội?
                 - Em nhớ dai nhỉ! Đúng  vậy đấy. Anh Quỳnh   tốt và quý  anh lắm.  Một hôm anh Trần Doanh xuống chơi, anh nói:
                 - Cho tôi về Hà Nội đi đây đi đó , may ra  viết  được cái gì,  chứ ở đây mãi  làm con chim chết khô  trên đồng đay mất thôi!
                 Trần Doanh đưa tờ giấy bào:
                 - Viết đơn đi!
                 Anh viết ,Trần Doanh ký liền và đưa anh Lê Qúy Quỳnh. Anh Quỳnh nói:
                 - Mình rất quý cậu,  bà con Hưng Yên không quên bài “Tiếng chim hót trên đồng đay”của cậu. Đi đâu cũng đừng quên Hưng Yên.
                 Nguyễn Văn Tý như con chim sải cánh bay khắp mọi miền đất nước. Ông thâm nhập thực tế, chắt lọc chất thơ, chất nhạc từ trong cuộc sống lao động, chiến đấu cùa quân dân ta , tạo nên tác phẩm. Ông sáng tác không nhiều, không có những khúc tráng ca. Những tác phẩm của  ông mang đậm chất dân ca, được chắt lọc từ những làng quê ông  đã đi qua. Những tác phẩm ấy đi vào lòng người và ngân mãi qua nhiều giọng hát cùa các  thế hệ ca sỹ: Mẹ yêu con, Tấm áo chiến sỹ mẹ vá năm xưa, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Dáng đứng Bến Tre...
                  Bây giờ, khi đêm đêm những bài hát ấy vang lên ở một tụ điềm ca nhạc, một phòng trà,và những ca sỹ lộng lẫy trong ánh đèn mầu,  nhận những tràng pháo tay và sau đó nhận những phong bao tiền cát xê vài triệu đồng , thì trong căn phòng vài mét vuông này,  người nhạc sỹ già Nguyễn Văn Tý vò võ trong cô đơn, bệnh tật và nghèo túng.
                  Ông nói với tôi:
                  - Từ ngày vợ anh chết, anh sống một mình.Anh có hai người con gái, một ở Hà Nội, một ở Sài Gòn , nhưng cả hai đều nghèo , anh không muốn làm gánh nặng thêm cho con cháu. Tất cà các khoản lương hưu và tiền bản quyền của anh mỗi tháng bây giờ được gần sáu triệu. Phần lớn dùng để uống thuốc vì về già nhiều bệnh lắm. Một phần trả lương cho người cháu vợ chăm sóc mình. Mỗi tháng chỉ còn vài trăm ngàn rau dưa thôi em ạ...
               - Có cơ quan đơn vị nào quan tâm giúp đỡ anh không? Như Hưng Yên, Thái Bình, Bến Tre, Hà Tĩnh...Những địa phương nổi tiếng nhờ bài hát của anh!
                 Người nhạc sỹ già khẽ lắc đầu. Và ông nhớ lại một chuyện buồn:
               - Một lần,  Hội nhạc sỹ tổ chức sinh nhật anh, ông Phó giám đốc sở Văn hóa thông tin tỉnh Bến Tre mang lên cho mười triệu. Ông ấy không đưa cho anh mà đưa cho ban tổ chức. Sau lễ sinh nhật , ban  tổ chức mới cho anh biết và bảo số tiền đó  đã chi vào lễ sinh nhật hết rồi!
             Dừng một lát, nhạc sỹ cười , rướm nước mắt:
             - Gìá mà họ chia đôi số tiền đó, cho anh năm triệu em nhỉ?
             Tôi động viên ông quên chuyện cũ đi. Ông đã không tiếc tuổi trẻ dấn thân vào con đường cách mạng thì nhớ làm chi những chuyện buồn ấy.
             Tôi đặt vào tay nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý chút tiền và ghi vào mảnh giấy trên bàn số điện thoai, và dặn ông: “ Khi nào cần  anh bảo cô người làm gọi điện cho em!”
               Tôi chào ông ra về.
               Cơn mưa chiều sắp ập xuống.
              Dắt xe ra về, tôi ngoái lại nhìn qua cửa sổ, vẫn thấy mái tóc bạc phơ nghiêng ngả như đung đưa . Và  giọng ca Ánh Tuyết  hát bài Dư âm buồn  thăm thẳm !
Chiều 04-07-2013
        M. D
                                                                                         
Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHÀ BÁO HUY ĐỨC ĐÃ TRỞ VỀ VIỆT NAM SAU CHUYẾN ĐI DÀI




Nhà thơ Đỗ Trung Quân đón Nhà báo Huy Đức tại phi trường Tân Sơn Nhất sáng nay.


Nhà thơ Đỗ Trung Quân cho biết Huy Đức check out lúc 10h30 hôm nay.
Mọi thủ tục ở phi trường Tân Sơn Nhất được tiến hành thuận lợi, vui vẻ. 
Hiện hai bác Đỗ Trung Quân và Huy Đức đã ai về nhà nấy an toàn. 


Theo Wikipedia:

Huy Đức người gốc Hà Tĩnh, đã sang làm việc tại Boston (Mỹ) từ tháng 5, 2012.

Từng tham gia trong quân đội, ông đã có hơn 3 năm ở Campuchia trong giai đoạn chiến tranh giữa Việt Nam với chính quyền Khmer đỏ.

Trước khi tham gia vào lĩnh vực báo chí ông là người viết văn, với các tác phẩm như Dòng sông cụtAnh ấy sẽ trở về trên báo Văn nghệ Quân Đội khi ông còn ở trong quân đội.

Ông bắt đầu làm việc ở báo Tuổi Trẻ, tiếp đó là các báo Thanh Niên, Diễn đàn doanh nghiệp, Nông thôn ngày nay, Sài Gòn tiếp thị.

Bút danh Huy Đức bắt đầu được công chúng biết đến trên báo Tuổi trẻ khi nhà báo này là phóng viên điều tra phanh phui vụ Đường Sơn Quán, một địa điểm ăn chơi nổi tiếng của nhiều cán bộ cấp cao ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi sang làm việc tại Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, ông cũng có rất nhiều bài viết về các chính sách kinh tế của chính quyền, đặc biệt là loạt bài viết về các PMU và Bộ giao thông Vận tải mà kết cục đúng như phân tích, sau này sự kiện PMU 18 xảy ra.

Chuyển sang báo Sài Gòn Tiếp thị ông tiếp tục những bài viết phân tích về các chính sách của chính quyền, qua các bài viết và phỏng vấn như "Những chiếc ghế nóng", "Đất đai không phải là chiến lợi phẩm"... Cũng trong thời gian này, cùng với trào lưu viết Blog, ông cũng bắt đầu lập Blog của mình có tên là Osin và trở thành một blogger nổi tiếng, có số người truy cập và comment thuộc hạng cao trong các trang blog ở Việt Nam. Vì những một số bài viết của ông, trong đó có bài "Biên giới tháng Hai" ghi lại những gì thu thập ở biên giới Việt-Trung nhân kỷ niêm 30 chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979, ông bị ép phải thôi việc ở báo Sài Gòn Tiếp thị vào tháng 8 năm 2009. Thẻ ký giả của Huy Đức cũng bị nhà chức trách thu hồi.

Tháng 5 năm 2012, ông nhận học bổng của chương trình Nieman trao cho một số phóng viên thành đạt và có nhiều triển vọng sang tu nghiệp và nghiên cứu tại Viện Đại học Harvard. Đề mục chính ông theo đuổi là chính sách công, văn chương Hoa Kỳ và lịch sử Việt Nam.

Cuốn sách Bên thắng cuộc do ông biên soạn và cho ra mắt cuối năm 2012 đã gây nhiều chú ý ở Việt Nam lẫn ở Mỹ vì soi xét vào những đề tài không được nhắc tới vì cho là "nhạy cảm chính trị". Ít nhất hai nhà xuất bản tại Việt Nam đã từ chối in tác phẩm này.


Tác giả "Bên thắng cuộc" trong lòng bè bạn tại quán bia Hoa Lư - Saigon 
12h00 ngày 4.7.2013