Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Ho co ve quan tam?

Tân Hoa xã đưa tin: THỦ ĐÔ VIỆT NAM LẠI NỔ RA BIỂU TÌNH CHỐNG TQ, 30 NGƯỜI BỊ BẮT

河内警方采取行动逮捕了带头抗议者,并迅速将他们押进警方大巴,其他人则冲出警方包围。两名报道抗议活动的法新社记者也被警方逮捕,但几小时后被释放。这场最新抗议活动凸显越南政府在处理对华关系中面临的国内压力。

"Cảnh sát HN đã ra tay bắt người biểu tình, đồng thời nhanh chóng tống nhốt họ vào xe cảnh sát, những người khác xông ra thì bị cảnh sát bao vây. Hai phóng viên AFP đưa tin về hoạt động biểu tình cũng bị cảnh sát bắt, nhưng chỉ mấy giờ sau là được thả".

http://news.xinhuanet.com/world/2013-06/03/c_124800121.htm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trích TT của gia chủ:


Con thuyền chở chúng tôi ngược sông một đêm tối trời. Cái rét của ngày cuối năm hun hút gió. Lại lất phất mưa phùn. Đưa bàn tay ra trước mặt chỉ nhìn thấy nhờ nhờ không rõ ngón.
Trong thuyền thắp mỗi ngọn đèn dầu vặn nhỏ bằng hạt đỗ xanh. Thắp để giữ lửa vì diêm hiếm là chính, không cần để soi sáng. Ánh sáng lúc này không phải là không cần thiết, nhưng nó quá nguy hiểm, dễ bị đồn bốt hai bên bờ sông phát hiện. Thỉnh thoảng một loạt đạn bắn vu vơ đâu đó khẳng định điều này.
Đã bơi ngược dòng, lại đi mò như thế trong đêm, khá vất vả. Bố tôi mặc chiếc quần nâu, hai ống lá tọa sắn quá đầu gối, mình cởi trần đẫm mồ hôi. Thỉnh thoảng ông chui vào trong khoang uống hớp rượu cho tỉnh người. Nhìn thấy người ông mồ hôi nhễ nhại, loang loáng ướt như vừa ở ngoài trời mưa to vào. Mẹ tôi đầu chít khăn mỏ quạ, nón lá cũ ngồi đằng mũi bơi chiếc dầm nhỏ cùng chị gái bơi phụ với bố tôi.
Lúc bấy giờ tôi không biết sức lực ở đâu mà họ bơi chèo cả đêm dẻo dai như thế? Trước thử thách gay go của hoàn cảnh hay vì mong muốn sự tồn tại trong thế giới này?
 Tôi không tin khả năng của con người không có giới hạn. Nhưng những gì cha mẹ tôi làm lúc này là quá phi thường. Người khác không cùng hoàn cảnh có thể là không tin những gì đang xảy ra là có thật.
Tôi nhìn sang hai bên bờ sông, chỉ thấy những vệt đen thẫm của làng xóm đang lùi dần về phía sau. Bóng một cây gạo hay cây đa, hay tháp chuông nhà thờ nào đó lúc này y hệt hình dáng những đám mây giông.
Cũng may mùa này nước chảy không xiết. Nhưng vì ngược dòng nên thuyền đi rất chậm.
Đến gần sáng chúng tôi đến một bến đò khá vắng vẻ. Nhìn lên bờ thấy một túp lều lợp bằng rơm. Từ trong lều có ánh đèn leo lắt, có tiếng khóc ai oán của người đàn bà nào đó. Bố tôi cho thuyền dừng lại, lên bờ hình như để hỏi thăm đường. Lúc lâu lâu mới thấy bố tôi quay lại, nét mặt không bình thường. Do mệt mỏi sau cả đêm thức trắng, hay vừa xảy ra chuyện gì ở trên bờ?
Bố tôi nói nhỏ đủ cho mẹ tôi nghe thấy:
- Đây mới tới bến Then. Phải ba đêm nữa mới lên đến nơi!
Mẹ tôi nét mặt nhợt nhạt, lo lắng:
- Còn xa thế kia à? Dừng nghỉ ở đây, tối đi tiếp hay là cứ đi luôn?
- Đi ban ngày không ổn. Vùng này ban ngày máy bay thường vòng lượn, chặn người tản cư nguy hiểm lắm. Trên bờ kia vừa có người chết vì bị đạn máy bay hôm qua đấy. Tội nghiệp mấy mẹ con người này giờ chưa biết lo hậu sự cho chồng,cho cha mình ra sao. Tôi lên bờ vào đấy, bà ấy cứ níu lấy cánh tay tôi, lạy van rối rít xin giúp bà ta. Tôi thì chưa biết giúp bằng cách nào? Vùng này bây giờ ít người qua lại, cũng khó mà nhờ được người. Mình mà bỏ đi lúc này thì thất đức lắm. Ở lại giúp chưa biết tính ra sao?
Ngẫm nghĩ một hồi, bố tôi nói:
- Bây giờ mấy mẹ con đưa thuyền vào dưới gốc cây sung kia tạm nghỉ ở đấy, nấu cơm ăn. Để tôi đi vào trong làng đằng kia xem có còn ai không? Người ta đến lúc chết vẫn chưa được yên thân là khổ lắm, mình không thể quay mặt đi được, phải hộ thôi..
- Không đợi mẹ tôi có đồng ý hay không, bố tôi khoác thêm chiếc áo rét bên ngoài áo cánh nâu, đội cái nón bung vành, đi lên bờ.
Mẹ và chị tôi ra sức đẩy chiếc thuyền đến gốc cây sung. Xung quanh đấy có những đám sú, vẹt loại cây mọc bờ nước mọc dày. Khó khăn lắm mới đẩy thuyền vào được. Chị gái tôi lấy sào bẻ thêm đám ngọn lau sát bờ che lên mui thuyền. Từ trên cao hoặc từ xa khó mà phát hiện ra chỗ thuyền chúng tôi đang đậu.
Thì ra cách ngụy trang tương tự của các thuyền khác cũng như thế. Thuyền của chúng tôi không phải là chiếc thuyền duy nhất đỗ ở bến này. Chẳng qua là tôi không nhận ra từ đầu. Có đến ba bốn cái thuyền cùng neo lại và che đậy như thuyền của chúng tôi. Chỉ có ông bà già và trẻ con ở lại dưới thuyền. Người lớn đã lên bờ hoặc đi đâu ấy, tôi chưa rõ. Họ là người cũng đi tản cư ra vùng tự do như chúng tôi, nhưng chưa biết họ là ai và ở đâu, bây giờ đi đâu, về đâu?
Mẹ tôi bảo thời buổi loạn lạc, ai biết phận người đấy, không được tò mò.
 Nói xong mẹ và chị gái tôi lên bờ kiếm củi và hái chút rau sam, rau rệu xuống thuyền chuẩn bị nấu cơm.
Bếp được làm bằng chiếc thùng tôn hỏng đặt trên cái khay gỗ đựng đất, phòng cháy lan ra ngoài. Đấy là kiểu bếp không hắt ánh lửa ra ngoài ban đêm, ban ngày có ít khói phòng máy bay phát hiện.
Có dấu rất nhiều hang cua ở trên bờ. Tôi định lội xuống bắt, mẹ tôi không cho. Không phải mẹ tôi sợ tôi chết đuối mà bà không muốn động tĩnh để xung quanh để ý.
Sau cái lần chết hụt trên sông bởi sự bất cẩn của anh cu Tý, thầy giáo Ất đã dạy tôi biết bơi.
Sông nước với tôi bây giờ không còn đáng sợ nữa. Nhưng mẹ đã nói thế tôi đành chịu, ngồi yên trên thuyền mà bứt dứt chân tay.
Tôi nhìn rõ một con cua có hai cái càng đỏ tía, mai xanh mướt màu rêu vừa bò ra khỏi hang.
Chợt nhớ đến anh cu Tý “câu” cua rất tài. Tôi học mãi mà không bắt chước được. Trần đời chưa thấy ai câu cua như anh ấy. Câu không cần mồi, không cần lưỡi câu và không cần cả dây câu. Chỉ cần một cái que dài, chọc cho con cua tức lên cặp vào đầu que và nhanh tay quất nó lên bờ, thế là xong. Nhưng chỉ có thể làm như vậy được khi dòng nước trong như lúc này..
Không biết bây giờ anh ấy và mấy người nhà anh ấy ra đi hay ở lại? Vì khi vội đi tôi chưa kịp gặp, nói với anh ấy câu nào.. Đang lan man như thế thì bố tôi từ trong làng ra.
Đi cùng với ông còn ba bốn người nữa, vẻ mặt bất an, nhợt nhạt. Duy nhất một người đàn ông chân khèo, mặc cái áo tơi lá đã cũ, đầu chít khăn. Mấy bà đi cùng váy áo vá rất nhiều chỗ. Có miếng vá chồng lên nhau. Họ mang theo những thanh tre bổ tư to và dày cùng hai chiếc chiếu cũ. Những thứ này sau bó được khâm liệm cho người xấu số. Huyệt đào cách đấy một quãng không xa..
 Đấy là lần đầu tiên tôi được chứng kiến một đám tang như vậy. Không có áo quan, không kèn không trống. Chỉ có tiếng khóc nỉ non khe khẽ của người thiếu phụ còn trẻ hơn mẹ tôi và mấy đứa bé con. Thậm chí chúng cũng không có cả khăn tang để chở. Duy có người mẹ chít cái khăn sô cũ, hình như đội từ một đám tang khác, trước khi để tang chồng.
Công việc an táng người chết âm thầm lặng lẽ và diễn ra rất nhanh. Bà quả phụ vái mấy vái lạy tạ chồng, cảm ơn mấy người đến giúp đỡ.
Bấy giờ bà ta đã khản tiếng, nói không ra hơi. Những người đưa đám, giúp an táng vẫn lầm lì như lúc mới đến. Họ dìu người vợ xấu số trở về lều.
Bố tôi xuống thuyền hỏi mẹ tôi cơm đã chín chưa? Mẹ tôi biết ý, đơm một bát cơm đầy có ngọn. Không biết bố tôi chuẩn bị từ khi nào, có lẽ lúc ở trong làng, giờ lấy ra đôi đũa bông, cắm vào bát cơm. Ông rút mấy nén nhang mang theo trên thuyền, bảo cả nhà đi theo.
Bố tôi khấn vái lầm rầm gì đấy. Còn chúng tôi chắp tay trước ngực vái theo.
Trước lúc trở lại thuyền, tôi nghe rõ bố tôi nói với người quá cố:
- Thôi, anh về với mẹ đất. Dù rằng chưa biết anh là ai, cũng cầu xin anh sống khôn thác thiêng, phù hộ độ trì cho gia đình chúng tôi đi đến nơi, về đến chốn, thông đồng bén giọt..

Lúc ấy tôi rất phân vân, chẳng biết bố tôi nói “đi tới nơi về tới chốn” là đến chốn, đến nơi nào? Tại sao người đang sống lại cầu xin người đã khuất, liệu người đã khuất có giúp cho người đang sống được gì không?

****
Một nhạc sĩ nổi tiếng viết “Trường ca Sông Lô” vào khoảng thời gian này. Lời bài ca hùng tráng và bi thương. Nhưng khi đó tôi chưa được nghe, mãi đến au này mới biết. Nhưng chuyến ngược dòng sông ấy với gia đình tôi chẳng hùng tráng, tươi sáng chút nào. Một chuyến đi mà tất cả những ai trải qua sẽ còn phải ghi nhớ suốt đời. Đúng là “đi trong đêm tới tăm”, qua những bến bờ vô định đầy trắc trở và hiểm nguy. Không ít người đã đắm thuyền, bị bắn chết, sốt cao li bì và đói ăn.
May nhờ bố tôi chuẩn bị kỹ càng, gia đình tôi không xảy ra chuyện gì. Trừ một chuyện xảy ra: Hôm lên gần tới nơi, lúc đã qua phủ Đoan Hùng. Nơi sau này người ta dựng tượng đài “Chiến thắng sông Lô”. Bây giờ nếu ai ngược xuôi trên dòng sông này, đều có thể nhìn thấy bức tượng bê tông cốt thép dựng trên quả đồi cao kề sát thị trấn Đoan Hùng.
Chỗ ấy là “Vật đuôi trâu”, bên dưới vật “Đĩa” một chút.
Dòng sông quãng trên đang êm đềm, bỗng thát lại ở quãng này bởi gềnh đá như những luống cày, xoắn lại giữa dòng. Nhìn từ xa giống như mông và đuôi của một con trâu gồ lên mặt sông.
Bố tôi chưa hề qua quãng sông này. Ông lộ rõ vẻ lúng túng. Ông định đánh lái cho thuyền đi sát vào bờ, nhưng dòng nước cố tình cứ đẩy thuyền ra ra. Gần tới vật, thuyền bỗng nghiêng hẳn về một bên, nước trào vào ướt hết đồ đạc trong khoang. Trong tiếng nước gầm rít, nghe không rõ bố tôi nói cái gì?  Theo bản năng cả nhà xê về phía bên kia mạn thuyền lấy lại thăng bằng.  Con thuyền cứ lên được một chút lại vòng lùi lại.Sau cùng bố tôi như thể bất lực, ông bảo: “Thôi kệ, để nó trôi vào bờ đã”! Nghe thấy rầm một cái, cả nhà hoảng hốt không biết chuyện gì xảy ra.
Từ mũi thuyền một lỗ thủng nước bắt đầu trào vào thuyền trắng lóa. Tôi không ngờ bố tôi lúc ấy bình tĩnh đến thế. Ông không nói gì, cởi ngay áo mặc trên người vo tròn, nút vào chỗ thủng. Mẹ và chị gái tôi lấy ngay nón đội đầu tát nước từ trong thuyền ra..
Đến quãng này trở đi không thể bơi thuyền vào ban đêm được nữa vì có nhiều gềnh thác. Thuyền có thể bị đắm bất cứ lúc nào.
Bố tôi lấy ra cuộn dây thừng, hình như đã chuẩn bị từ trước ra buộc vào mũi thuyền. Một đầu ông quấn dẻ thành cái vai để kéo. Chưa từng làm “cánh chân sào” bao giờ, phải mất một quãng khá chật vật, bố mẹ tôi mới kéo thuyền qua được chỗ vật “Đuôi Trâu”. Tuy trời còn sớm, nhưng vì mệt quá, bố tôi cho thuyền dừng lại nghỉ để mẹ tôi nấu cơm ăn, còn ông dặm lại chỗ thuyền bị thủng.
Thương bố mẹ tôi quá, nhưng tôi chả giúp được việc gì. Tôi và người anh hơn tôi hai tuổi chạy lên bờ sông nhặt củi. Quãng này cũng có một con đê nhỏ và thấp lè tè, không như ở quê tôi..
Ngày mai, khoảng này có thể đã lên đến nơi, bố tôi bảo thế.
Mẹ tôi im lặng không nói gì.
Có thể mẹ chưa quen những ngày tản cư lưu lạc này. Cũng có thể bà còn chưa nguôi ngoai thương nhớ nơi chôn rau cắn rốn của cả gia đình.
Nơi ấy vẫn còn ông bà tôi ở lại..





 ( Còn nữa..)

Tiểu dẫn của hội bày trò vui:
Một đôi nam nữ đến gặp bác sĩ tư vấn tình dục. “Thưa bác sĩ, chúng tôi lấy nhau đã hai năm, quan hệ tình dục bình thường mà không hiểu tại sao chưa có con?”. Bác sĩ hỏi: “Các bạn đã tham gia khoá học dành cho những người chuẩn bị lập gia đình không?”. “Có, chúng tôi đã tham gia khoá học này”. “Thế anh chị có làm đúng như chỉ dẫn không?”. “Có, chúng tôi làm đúng như chỉ dẫn. Hay là chúng tôi sẽ làm, bác sĩ xem xem chúng tôi có làm đúng không?”. “Thế cũng được”. Sau khi đôi nam nữ thực hiện xong, bác sĩ băn khoăn: “Có vẻ như các bạn làm đúng như chỉ dẫn”. “Hay là chúng tôi làm lại, bác sĩ quan sát kỹ xem chúng tôi làm có thiếu công đoạn nào không?” - Đôi nam nữ đề nghị. Sau khi đôi nam nữ thực hiện lại lần hai, bác sĩ vò đầu bứt tai: “Có vẻ như cô cậu làm hoàn toàn đúng. Để tôi tham khảo ý kiến của giáo sư”. Bác sĩ liền gọi điện cho giáo sư chuyên ngành, trình bày về sự việc. Tiếng giáo sư trong ống nghe: “Hỏi xem có phải là Ivanov và Ivanova không? Đúng hả? Đuổi ngay chúng đi. Bọn nó là sinh viên, không có tiền thuê phòng nên bày trò” ….

CHẠY NHANH LÊN..
CHẠY NHANH LÊN. MỤ TA GẦN ĐUỔI TỚI NƠI RỒI...



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quảng cáo bố láo!

Trăm phần trăm
                          trăm phần trăm
Chúng ta là những con bò
                                            chúng ta là những con bò!


Sự xuất hiện của các cô gái đã khiến không ít người cảm thấy bất ngờ
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Mạc Căn nói trúng phóc!

"vật chất thay đổi ý thức" , quả là chuẩn ko sai chút nào :))
Theo triết học Mác Lê Nin thì "vật chất thay đổi ý thức" , quả là chuẩn ko sai chút nào :))

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ai thích thì đọc, ý nghĩa liền!


Chỉ mặt, điểm tên và ... post lên mạng

Cựu Chủ tịch Công đoàn giáo viên Elba Esther Gordillo
Ngày nay xã hội có thêm nhiều công cụ để lôi các vụ tham ô sách nhiễu ra ánh sáng. Ví dụ như ở Mexico.
Đây là một thời gian quá tồi tệ với giới quyền uy Mexico nhưng lại quá “náo nhiệt” với những kẻ hiếu sự.
Được thế phần là nhờ sự phát triển của truyền thông xã hội (tính theo tỷ lệ dân số, Twitter còn phổ biến ở Mexico còn hơn ở Mỹ), phần là nhờ công chúng đã phát ốm với thói hành xử đặc quyền đặc lợi của giới thượng lưu chính trị nước này.
Ít người Mexico là không hí hửng khi thấy Giám đốc Cục bảo vệ người tiêu dùng (Profeco) Humberto Benitez ngã ngựa. Ông này mới bị cắt chức theo quyết định của Tổng thống Enrique Pena Nieto hôm 15/5. 
Chỉ mặt, điểm tên và ... post lên mạng (1)
"Lady Profeco" và nhà hàng Maxico Bistrot
Vài tuần liền ông Benitez cố hết sức mình để bám lấy ghế, tuyên bố mình chẳng liên quan gì đến vụ scandal của cô con gái Andrea.
Khi không lấy được bàn mình muốn tại Maxico Bistrot, một trong những nhà hàng thời thượng nhất Mexico, cô này ào đến Profeco khăng khăng đòi đóng cửa nhà hàng kể trên.
Lúc ấy ông bố đang nằm viện, nhưng có vẻ các lâu la dưới trướng ông lại sốt sắng trên mức cần thiết. Ngay lập tức, một đoàn thanh tra của Profeco ập đến đóng cửa nhà hàng Maxico Bistrot vì những lỗi rất tiểu tiết.
Việc này đến tai cộng đồng Twitter, thế là nó biến thành một scandal tầm cỡ quốc gia và Andrea nhanh chóng phải làm quen với biệt danh “Quý cô Profeco”.

Hôm 9/5, Cục trưởng Benitez tuyên bố mình không có trách nhiệm gì và “ý nghĩ từ chức chưa bao giờ xuất hiện trong đầu tôi”, dù cho bốn thuộc cấp của ông đã bị đình chỉ chức vụ vì dám chiều lòng “tiểu thư”.
Tuy thế, chưa đến một tuần sau, Tổng thống Mexico phải ra tay tống cổ Cục trưởng Benitez để ông này không làm tổn hại thêm danh tiếng của Profeco. Đây là một động thái đáng hoan nghênh của Tống thống Pena.
Trùng hợp là đúng cái tuần Cục trưởng Benitez bị cắt chức, một đài phát thanh địa phương ở bang miền Đông Nam Tabasco hé lộ một đoạn băng ghi âm của cựu Thống đốc bang Andres Granier
Chỉ mặt, điểm tên và ... post lên mạng (2)
"Thống đốc 1.000 sơmi" Andres Granier
Ông này lớn tiếng tuyên bố có 400 đôi giày, 600 bộ comple và 1.000 chiếc áo sơ mi. Phần lớn bộ sưu tập thời trang này ông dấu trong các bất động sản sang trọng ở nước ngoài. Còn ở trong nước, vì chức vụ mà ông buộc phải ăn mặc tuềnh toàng một chút.
Đáp lại đoạn băng được ghi lại ít lâu trước khi ông rời nhiệm sở này, cựu Thống đốc Granier nói lúc đó mình đang say mà mấy chuyện này đều không phải sự thật. Nhưng cũng chẳng mất mấy thời gian để báo chí mỉa mai: “Trẻ nít và thằng say lúc nào cũng nói thật”.
Những câu chuyện kể trên minh chứng cho một xu hướng tích cực đang nổi lên ở Mexico, đất nước hiện có chênh lệch giàu nghèo lớn nhất ở Mỹ Latin.
Những người có iPhone, máy ảnh và thiết bị ghi âm trong tay đang lên tiếng đòi giới chính trị phải giải thích cho lối sống xa hoa đến khó hiểu của mình. Tiếp bước họ chính là các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống như truyền hình và báo chí.
Chỉ mặt, điểm tên và ... post lên mạng (3)
Cựu Chủ tịch Công đoàn giáo viên Elba Esther Gordillo
Cuộc vận động này có rất nhiều cái lợi về mặt chính trị.
Thói xa hoa của cựu Chủ tịch Công đoàn giáo viên Elba Esther Gordillo đã trở thành đề tài đàm luận sôi nổi của người Mexico. Bà này đang đánh bóng xà lim với cáo buộc rửa tiền và có quan hệ với tội phạm có tổ chức.
Tháng trước, tờ Reforma vừa vạch trần cuộc sống thượng lưu tại Miami của con trai Chủ tịch Công đoàn ngành dầu khí Carlos Romero Deschamps. Điều này sẽ khiến ông Romero Deschamps khó mà kháng cự được trước những lời kêu gọi cải tổ ngành năng lượng.
Đây là những câu chuyện tuyệt vời cho báo chí.
Nhờ thế mà thế giới có được một cái nhìn thoáng qua vào đời sống của một thiểu số đặc quyền đặc lợi. Đó còn là hồi chuông báo động đối với xã hội Mexico vốn đã chán ngấy cảnh giới thượng lưu vơ vét tài sản đất nước.
Mừng ở chỗ, ngày nay xã hội có thêm nhiều công cụ để lôi mọi chuyện ra ánh sáng. 
Mai Anh
Theo Trí Thức Trẻ/The Economist/ Cafef

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Liến & Láu!

ĐÁNH CÁI YÊN ĐỂ NGỰA ĐOÁN RA




Một lái buôn Gabrovo đi vào một làng nhỏ và dừng lại ở nhà người quen. Trong sân, bọn trẻ con quây quanh “ bác Gabrovo” chờ được cho quà.
-Nào, để ta xem – Anh ta nói và nắn túi – Cháu nào nhanh nhẹn nhất, cháu nào mang cỏ cho ngựa nhiều nhất và nhanh nhất…
Trong khi anh ta buộc ngựa dưới mái che, trẻ con đã mang cỏ đầy máng. Anh ta cho mỗi đứa một mẩu đường bé tí rồi đi vào nhà. Đến lúc ăn tối, anh ta lau tay và bảo:
- Nào, tôi đi lấy bị đây, không thì đói lắm rồi.
Lát sau, ngoài sân vang tiếng chửi mắng. Bà chủ nhà bước ra thấy khách đang quất roi vào yên ngựa:
- Trời ơi ! Bác đánh súc vật làm gì – Bà chủ kêu.
- Để phạt – Anh Gabrovo đáp – Nó đánh hơi thấy bánh mì trong bị và ngốn sạch, rồi cả những thức ăn khác vợ tôi làm để đi ăn đường! – Và anh ta lại giơ roi.
- Bác hãy tha cho nó – Bà chủ nói – Trong nhà chúng tôi có thức ăn mà!
Anh ta vứt roi, đi theo bà chủ và tiếp tục làu bàu:
- Rõ bác là người tốt bụng. Bác sẽ cho tôi bánh mì, pho mát, và cả thức ăn đi đường. Nhưng ngựa nghẽo cũng phải biết chỗ của mình – Kia, có bao nhiêu là cỏ ở máng chứ có phải không đâu mà nhòm ngó của người khác. Cần phải dạy ngựa non khi vẫn chưa muộn!


Vũ Nho viết hay nhặt, cái lày anh không rõ, thành thực xin lỗi!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bôi bẩn không phải dễ:


Lịch sử không chỉ giúp làm nghề sử, mà có thể làm báo, làm chính trị, kể cả làm khoa học. Chính điều này đã giúp “Giáo sư sử học” được làm các chức vụ cao và thậm chí còn làm chính trị. Cũng vì thế mà chính trị đã làm cho Dương Trung Quốc không còn là một “nhà sử học” đơn thuần nữa.
Dương Trung Quốc (sinh năm 1947), quê quán xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Ông Dương Trung Quốc là Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng Biên tập tạp chí Xưa & Nay và Chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội. Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa XI, XII của tỉnh Đồng Nai. Là một trong số các đại biểu Quốc hội không phải đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Dương Trung Quốc có cha là liệt sĩ Dương Trung Hậu (hy sinh năm 1947), mẹ là người Hà Nội, bà Nguyễn Thị Bảy (sinh năm 1925) ở phố Đào Duy Từ, con chủ hàng rượu Vĩnh Phương, nhà máy rượu Gia Lâm. Ông nội là cụ Dương Trung Giao, quê xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre – chủ hãng nước mắm Liên Thành. Vợ của ông, bà Nguyễn Thu Hằng (em gái nhạc sĩ Nguyễn Cường), một phụ nữ Hà Nội.
“Nhà sử học”
Ông Dương Trung Quốc tốt nghiệp đại học môn Sử, danh xưng “Nhà Sử Học” được người ta gắn vào tên của Dương Trung Quốc, thậm chí có một số tờ báo còn gọi là “Giáo sư sử học”. Giáo sư ở Việt nam là học hàm chứ không phải học vị, tức là khi đạt một số tiêu chuẩn thì sẽ có Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước xét phong tặng, ông Dương Trung Quốc chưa là giáo sư được hội đồng này phong tặng.
Để hiểu về quan điểm của ông Dương Trung Quốc về lịch sử, chúng ta có thể thấy qua câu nói đại ý của “Giáo sư sử học” Dương Trung Quốc: “người ta học sử kém bởi vì học sử không kiếm ra tiền, nếu học sử mà kiếm được 3 nghìn đô la mỗi tháng người ta sẽ đổ xô vào học sử”.
Cảm ơn “giáo sư sử học”, ông nói rất đúng, và còn đúng hơn nữa khi mà “giáo sư” dạy bảo người ta rằng nên học bóng đá, ca hát để kiếm được nhiều tiền hơn.
Lịch sử không chỉ giúp làm nghề sử, mà có thể làm báo, làm chính trị, kể cả làm khoa học. Chính điều này đã giúp “Giáo sư sử học” được làm các chức vụ cao và thậm chí còn làm chính trị (Đại biểu Quốc hội). Cũng vì thế mà Chính trị đã làm cho Dương Trung Quốc không còn là một “nhà sử học” đơn thuần nữa.
Nhà sử học chân chính là phải cống hiến đời mình hoà vào lịch sử Việt Nam tạo nên một kết nối quá khứ – hiện tại – tương lai. Đóng góp vào cho các thế hệ người Việt hiểu rõ lịch sử để giúp chúng ta tiến tới tương lai.
Nhưng vì có nhiều tham vọng và được ca tụng, ông Dương Trung Quốc không chỉ làm nghề sử, mà còn làm nhà báo, làm văn hóa và làm chính trị. Ông đã được đi nhiều nước, có điều kiện để “mở tầm mắt”, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Đáng lẽ ông cần đúc rút kinh nghiệm từ các nước để phát triển ngành lịch sử của Việt Nam đang bị “yếu thế”. Lẽ ra ở cương vị là Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ông cần tự thân hoặc phát động, kêu gọi giới nghiên cứu lịch sử tạo ra các sản phẩm mang tích giáo dục lịch sử cao và thiết thực, thu hút được đông đảo người dân đón nhận như các bộ phim lịch sử Việt Nam (đang bị thiếu vắng trầm trọng), hoặc ít ra là một số video clip lịch sử (Trận chiến Bạch Đằng, Việt Nam, hình hài một chữ S…) mà các bạn sinh viên đã làm ra được cộng đồng mạng đánh giá cao. Ở đây tôi không thấy bóng dáng của Dương Trung Quốc đâu?

Ông Dương Trung Quốc sử dụng tư cách ĐBQH để phục vụ lợi ích của cử tri Đồng Nai hay phục vụ lợi ích cá nhân?
Ông được nhiều tờ báo săn đón, phỏng vấn, được nhiều người tung hô, ca tụng. Có lẽ vì thế mà ông tưởng mình đang ở trên “mây” nên cứ thế “háo thắng” làm tới trên chính trường mà quên đi “nghĩa vụ” của một người được gọi là “Nhà sử học” như một kẻ “cơ hội chính trị”.
Cơ hội chính trị
Những người cơ hội chính trị không có quan điểm chính trị rõ ràng, luôn ngả nghiêng, dao động, không kiên định. Khi thuận lợi thì tỏ ra “cấp tiến”, khi gặp khó khăn thì thoái lui, thoả hiệp. Thường lợi dụng các sự kiện chính trị để đánh bóng tên tuổi, phục vụ mục đích cá nhân. Những người này thường che giấu bộ mặt thật, vừa tỏ ra ủng hộ, vừa với danh nghĩa “đổi mới tư duy”, “yêu nước, thương dân” mà thực chất là chống đối, phá bĩnh.
Họ sẵn sàng làm vừa lòng, hòng tăng phiếu ủng hộ trong các dịp bầu cử. Cơ hội chính trị được gắn rất ranh mãnh và chặt chẽ với chủ nghĩa cá nhân, cơ hội về đạo đức, lối sống. Cơ hội chính trị gắn liền với động cơ cá nhân, thường là từ những người bất mãn, công thần, kiêu ngạo, coi thường tập thể. Một số được tâng bốc hoặc tài trợ đi đến chống đối.
Một sự kiện mà chúng ta có thể dễ thấy, đó là tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội Việt Nam Khóa XIII, Dương Trung Quốc muốn chứng tỏ sự “cấp tiến” của mình đã phát biểu chất vấn tại nghị trường Quốc hội, ngạo mạn đặt vấn đề “văn hóa từ chức” với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người lúc đó đang phải đau đầu giải quyết các sai phạm xảy ra tại các tập đoàn kinh tế. Lợi dụng tư cách ĐBQH, ông Dương Trung Quốc muốn làm cho Thủ tướng bối rối hoặc mang nhục trước quốc dân đồng bào, để thỏa mãn, phục vụ lợi ích cá nhân và đánh bóng tên tuổi, được các các thế lực thù địch tung hô.
Biết không đạt được mục đích khi nghe Thủ tướng trả lời một cách chân thiết, thấu lý đạt tình, nhận được sự tán dương của đa số đại biểu Quốc hội, thì ông Dương Trung Quốc liền chữa lửa bằng lời thanh minh “chất vấn là để xem Thủ tướng trả lời ra sao, và với nội dung Thủ tướng vừa đối đáp thì nhân dân yên tâm, tức là an dân”. Điều đó cho thấy ông Dương Trung Quốc rõ ràng là kẻ cơ hội chính trị, luôn ngả nghiêng, dao động. Coi việc chấp vấn là trò chơi chính trị cá nhân chứ không phải là đại diện cho cử tri thảo luận các vấn đề trọng đại của quốc gia. Làm dấy lên làn sóng chỉ trích Thủ tướng rất nhiều…
Trong phiên thảo luận ở Quốc hội, vấn đề mà ông Dương Trung Quốc đưa ra đáng lẽ là các vấn đề phát triển lịch sử của Việt Nam, các vấn đề về cuộc sống dân sinh của nhân dân tỉnh Đồng Nai, nơi ông là đại diện cho các cử tri. Vậy mà chúng ta không thấy những điều đó, mà chỉ thấy ông ta nổi bật với vai trò là một người “chọc ngoáy”, tấn công Thủ tướng để đánh bóng tên tuổi như một kẻ “cơ hội chính trị” kiểu mới.
Nhưng thưa ĐB Dương Trung Quốc, ông thừa biết các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước đều bị chi phối bởi những nguyên lí phải giữ vai trò chủ đạo, là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, trong thời kỳ đất nước đang quá trình đổi mới, nên Thủ tướng dù có mười tai mắt cũng không thể kiểm soát, ngăn chặn triệt để tình hình làm ăn gian dối, nhiều tham nhũng lớn, nhỏ xảy ra ở khu vực này. Vẫn còn các quan chức ở tất cả các quận huyện, tỉnh, thành phố tham nhũng đất đai. Trong lĩnh vực này, Thủ tướng dù có quan tâm, và ra nhiều quyết định cũng chỉ hạn chế phần nào, không thể ngăn chặn triệt để được. Vấn đề là Đảng, Nhà nước và nhân dân đang dần phải tạo ra cơ chế quản trị hiệu quả hơn, chứ không phải tấn công nhau để trục lợi.
Chúng ta có thể cảm thông và chia sẻ quan điểm của Thủ tướng về sự phân công của TW Đảng với ông, và về trách nhiệm chấp hành của Thủ tướng với thái độ cầu thị. Nhưng chúng ta không thể cảm thông những kẻ lợi dụng lúc đất nước khó khăn để trục lợi, cơ hội chính trị, đánh bóng tên tuổi của mình.
Bạn đọc Dương Đại Việt 
( hay... )
Tôi phản đối quan điểm của bài viết này! tôi đã nghe nhiều ý kiến phát biểu và thấy nhiều hoạt động của ông Dương Trung Quốc, tôi tin là những việc ông làm là vì am hiểu lịch sử nhận thấy con đường đúng đắn và yêu nước. ủng họ ông Dương Trung Quốc!

  1. Tôi phản đối quan điểm của bài viết này! tôi đã nghe nhiều ý kiến phát biểu và thấy nhiều hoạt động của ông Dương Trung Quốc, tôi tin là những việc ông làm là vì am hiểu lịch sử nhận thấy con đường đúng đắn và yêu nước. ủng họ ông Dương Trung Quốc!
  2. Tôi kính trọng bác Dương Trung Quốc . Anh là người Việt Nam hay là bọn phản động. Xin thưa!Đất nước tôi đang lâm nguy rất cần những người như bác ấy ,có ai dám nói thẳng nói thật như bác ấy không. Nhất định bọn tham quan sẽ bị lịch sử trừng trị.Tôi tin là như vậy !
  3. Vãi ông Dương Đại Vật này! ăn gì viết hay thế! Anh khen chú!
  4. Toi kinh trong bac Duong Trung Quoc.
  5. Mình chưa rõ ai đúng ai sai. Nhưng tất cả mọi việc đều sẽ được lịch sử chứng minh. Mình chỉ mong muốn rằng,các nhà chính trị làm sao cho đất nước được thanh bình,nhân dân được no ấm,mọi người ai cũng có cơm ăn áo mặc là tốt rồi. Đừng có để cho việc đấu đá nội bộ mà làm cho dân khổ. Còn mọi người cứ đấu đá nội bộ với nhau như vậy là mọi người đã có tội với tiền nhân,có lỗi với hậu thế,và chính chúng ta đang tự làm khổ chúng ta.
  6. nói thật chứ Việt Nam được bao nhiều người dám nói thẳng , nói rõ như bác Trung . Không giấu chuyện này cũng giấu chuyện nó , lấp liếm mọi thứ , cứ bảo Mĩ là kẻ thù sao lại cho con em chúng ta qua đó học ? nói một đằng mà làm một nẽo à . Trong những người mà tôi biết tôi chỉ thích bác Thanh và bác Trung thôi
  7. Thật "tò nhâm". Nếu không có nhãn quan chính trị dễ bị đổi trắng thay đen khi đánh giá lịch sử. Tôi rất khâm phục ông Quốc, dầu sao ông cũng không nhìn"nhìn gà hóa quốc!"
  8. Tôi không đồng tình với ý kiền bài viết này. Thử hỏi trong chính trị Việt Nam ai dám nói thằng và nói thật. Chúng ta đang sống trong xã hội thế nào và chất lượng cuộc sống của chúng ta ra sao... Cần có những con người dám đương đầu và chống lại với cái xấu
  9. Tôi rất thích ĐB Dương Trung Quốc, người dám nói thẳng sự thật...Đã có ĐB nào dám thay mặt người dân nói lên những cảm nghĩ của họ hay chưa. Phải là người có tâm có chính kiến như ĐB Dương Trung Quốc thì Đảng ta mới phát triển và tồn tại được. Tôi hoàn toàn ủng hộ ĐB Dương Trung Quốc
  10. Gía như đất nước ta có nhiều ông Dương Trung Quốc, GS. Nguyễn Minh Thuyết. Tôi rất hài lòng vì giám nói sự thật, mong rằng Đảng và nhà nước thật lớn mạnh. Phục vụ cho nhân dân ấm no, không vì lợi ích bản thân mình. Đưa những nhân tài lên phục vụ Đất nước

    Tôi phản đối quan điểm của bài viết này! tôi đã nghe nhiều ý kiến phát biểu và thấy nhiều hoạt động của ông Dương Trung Quốc, tôi tin là những việc ông làm là vì am hiểu lịch sử nhận thấy con đường đúng đắn và yêu nước. ủng họ ông Dương Trung Quốc!



Phần nhận xét hiển thị trên trang