Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Đầu to, lò so (#xo) ngắn!

LAN MAN VỀ CÁI TÊN

Nói với đầu gối hoài mệt quá, bây giờ chuyển qua nói chuyện lan man cho quên sự đời.
Nhân đọc bài "Tên nước..." của JB Nguyễn Hữu Vinh tự dưng lại nghĩ về những cái tên.
Ông Diệm, vốn là người Hán học, nên rất khó chịu với những cái tên dân dã, nôm na ở Nam Bộ, ông chuyển hoặc đặt mới hàng loạt tên tỉnh và huyện theo từ Hán Nôm như: Trúc Giang, Định Tường, Kiến Hòa, Long An, Vĩnh Long...

Trong khi đó ở ngoài Bắc, đất nghìn năm văn vật, lại do ảnh hưởng chủ trương làm trong sáng tiếng Việt của ông Hồ nên hàng loạt danh từ Hán Việt đã dùng quen từ thời cụ Hòang Xuân Hãn bổng dưng được dịch ra tiếng Nôm. Hỏa Tiển ra Tên lửa, Trực thăngra Lên thẳng, Nữ dân quân ra Dân quân gái, Bạch ốc ra Nhà trắng, Hồng thập tự raChữ thập đỏ...
Qua thời ông Duẩn, đất nước thống nhất, cái gì cũng muốn to ra, dài ra, cao lên nên các danh xưng cứ thế làm ra cho càng dài càng phức tạp mới càng oai vệ.
Chợ biến thành trung tâm thương mại, vườn biến thành công viên văn hóa (vườn Tao Đàn thành công viên văn hóa Tao Đàn, viết và đọc ra nghe muốn đứt hơi)...
Nhưng sợ nhất là tên các bộ và các cơ quan nhà nước. Từ xưa đến nay chưa thời kỳ nào có tên bộ dài và phức tạp như thời nầy. Sính dùng chữ Hán như thời nhà Nguyễn mà họ lại đặt tên cho các bộ ngắn gọn nhất: bộ Học, bộ Hình, bộ Lại, bộ Binh, bộ Nông...
Thời chính phủ Trần Trọng Kim và sau đó là các chính phủ Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm, do số lượng bộ tăng lên và do ảnh hưởng bởi cụ Hoàng Xuân Hãn nên tên các bộ được đổi ra dài hơn một chút để dễ phân biệt như: bộ Quốc Phòng, bộ Giáo Dục, bộ Ngoại Giao, bộ Nông Nghiệp, bộ Tư Pháp, bộ Thông Tin, bộ Văn Hóa...
Thời nay thì không biết do lặm phải cái giống gì mà các ngài cao kiến ở trung ương lại đặt tên các bộ dài lê thê, viết ra văn bản muốn oải luôn: bộ Giáo Dục và Đào Tạo, bộ Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn, bộ Thông Tin và Truyền thông, bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch, bộ Lao động Thương binh và Xã hội...
Người ta quên rằng danh xưng hay cái tên là biểu tượng ngắn gọn nhất áp cho một sự vật để dễ gọi, dễ nhớ chứ không phải là nơi để định nghĩa hay trưng ra hết tất cả chức năng của sự vật. Ta không thể gọi cái ghế là cái có- bốn- chân- dùng- để- ngồi, cáibàn là cái có-bốn-chân-dùng-để-đặt- chén -bát- hoặc- sách- vở, cái giường là cáicó- bốn- chân- dùng- để- ngủ -và -để- ấy...không ai lẩn thẩn một cách kỳ cục như vậy. Ấy mà người ta lại đặt tên các bộ theo cái tư duy đó để gây khó cho chính mình và gây khó cho nhân dân mỗi khi viết văn bản hoặc muốn nhớ.
Trong cái bộ Nông Nghiệp, ông muốn phát triển nông thôn hay ông muốn dẹp bỏ nông thôn để phân lô kiếm lợi là toàn quyền của ông, ông cứ ghi vào trong quy định chức năng của nó, hà cớ gì ông phải đưa hết lên cái tên cho nó dài ra cả thước như vậy? Tương tự như vậy chỉ cần ngắn gọn là bộ Xã Hội là đủ rồi, vì có cái bộ xã hội nào lại không có chức năng lo cho thương binh, cho người tàn tật, cho người lao động và lo về các vấn đề xã hội khác...
Cũng vậy, cái tên nước vì muốn cho oai nên cũng hay đặt cho to, cho dài, cho kêu. Ta là người Việt thì đặt tên nước Việt là đủ rồi. Tuy vậy, vì nước ta khi xưa quá bé, ông bà ta mặc cảm nên đáng ra chỉ cần đặt thêm chữ Đại vào thành ra Đại Việt là đủ oai rồi. Nhưng vua Đinh Tiên Hoàng thấy chừng đó vẫn chưa đủ độ oai, ông bèn thêm chữ Cồ vào nữa thành ra là Đại Cồ Việt, oai quá trời luôn, vì vừa Đại và vừa Cồ. Nhưng cũng dễ hiểu thôi, vua Đinh từ một người chăn trâu đi lên nên tư duy không thể khác hơn.
Qua thời nhà Lý, thấy không cần phải xừng cồ ra mới oai nên vua bỏ chữ Cồ đi còn lại Đại Việt. Đây là tên nước dùng qua nhiều triều đại và lâu nhất.
Sau nầy, Nguyễn Ánh có lẽ thấy đất nước có thêm phần phía Nam nữa nên lại muốn đổi thành Nam Việt cho đầy đủ chăng? Nhưng Nam Việt lại trùng với Nam Việt của Triệu Đà là bao gồm cả lưỡng Quảng của Tàu, nên vua Tàu đề nghị đổi lại Việt Nam để khỏi gây ra hiểu nhầm giữa hai nước.
Quốc hiệu Việt Nam ấy dùng đến tận ngày nay, và theo tôi như vậy là đủ rồi, không cần phải thêm đầu, thêm đuôi gì vào cho nó to dài ra làm gì, để rồi mai mốt, mắc công con cháu lại thay đổi nữa cho mệt và tốn kém.
HNC


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Truyện cực ngắn : CHO MÀY CHẾT!

Đêm tân hôn của một anh Trung Quốc cưới vợ Việt Nam là người Huế, sau giờ động phòng,
- Vợ: " xong hỷ ". anh TQ nghe khg rõ tiếng Huế , tưởng SONG là 2, vui mừng thêm lần nữa.
- Cô vợ mồ hôi nhễ nhại liền nói "tắm hỷ", anh chồng nghe tưởng là TAM, hưởng ứng thêm lần nữa.
- Lần này cô vợ mệt quá, chẳng thiết tắm rửa nữa, - " ngủ hỷ " - ý nói mệt quá ngủ nhé. anh chồng lại tưởng NGŨ, vì sĩ diện, anh ta ráng thêm 2 lần nữa cho đủ 5.
- Cô vợ mệt đứ đừ liền nói " thôi rứa ngủ thật hỷ ", anh chồng nghe tưởng NGŨ THẬP là 50. Vội tông cửa luồn rừng sáng đêm về thẳng cố quốc, thề khg bao giờ lấy vợ Huế nữa.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xúi bậy:

Đừng yêu một cô gái đọc sách viết văn


Hầu hết các cô gái viết văn đều nhạy cảm, cô đơn và yếu đuối.

Chỉ một trong ba chỉ định kia đã khiến cô ấy trở thành gánh nặng và mối hoạ cho đời sống tình cảm của bạn rồi. 

Bởi nhạy cảm cô ấy sẽ luôn nhận ra sự thay đổi của bạn, cho dù sự thay đổi theo hướng tích cực hoặc tiêu cực cô ấy đều giấu kín trong lòng chờ thời cơ bùng nổ. Mà thời cơ có thể là rất lâu sau đó, lâu tới mức bạn chưa hề nghĩ mình đã từng như vậy.

Bởi cô đơn nên cô ấy sẽ luôn muốn kề cận bạn, thời gian bạn ở bên cô ấy bao lâu cũng không đủ và bạn bắt đầu cảm thấy cuộc sống của mình đang bị kiểm soát. Bạn tìm cách thoát ra để rồi cô ấy lại nghĩ bạn đang tìm cách rời xa cô ấy.

Bởi cô ấy yếu đuối cho nên luôn dựa vào bạn, không bao giờ cô ấy là chính mình khi có bạn. Và rồi bạn mệt mỏi với gánh nặng mà đáng ra bạn không bao giờ phải gánh vác. Bạn sẽ thấy việc trở thành chỗ dựa cho cô ấy như ban đầu bạn nghĩ hoàn toàn là nhầm lẫn và thấy rằng phụ nữ mạnh mẽ và tự lập đáng yêu biết bao.

Tất cả các cô gái thích đọc sách, viết văn phần lớn nội tâm phức tạp và rất là mơ mộng luôn lấy những nhân vật nam chính ưu tú của tiểu thuyết làm mẫu đàn ông trong mộng của mình. Ồ đây chính là điều mình muốn ở anh ấy, giá như anh ấy có thể làm như thế này thế nọ thì sẽ tuyệt biết bao. 
Nhưng vấn đề là, các cô gái không cần đến sách vở để biết mình muốn gì, bởi  bản thân cô ấy vốn đã biết rõ mình  muốn gì rồi. Còn những người thực sự  cần biết điều cô ấy muốn, lại là những người cả đời không bao giờ động đến một cuốn sách hoặc có động thì cũng chỉ vừa đọc vừa nghĩ "toàn chém gió, chả có gì đáng để học hỏi cả".


Hôm qua ngồi nói chuyện với mẹ tôi đã bảo mẹ rằng, nếu sau này có con gái nhất định sẽ không cho nó đọc nhiều sách nữa. Mẹ bảo, không đọc sách thì nội tâm sẽ khô cằn lắm. Nhưng nội tâm phong phú để làm gì, nếu như đàn ông trên đời xung quanh chúng ta đều đất sỏi giống nhau? Càng đọc nhiều sẽ càng biết nhiều - biết cách đối nhân xử thế, biết cách nhường nhịn, biết đâu là điểm dừng - từ đó sẽ sinh ra tâm lý đòi hỏi, rằng tôi đã cho đi, bây giờ đến lượt tôi nhận lại. Đâu phải ai cũng là Bồ Tát để rộng lượng từ bi, cho đi mà không đòi nhận lại? Nhưng đối phương về cơ bản vẫn chỉ là cục đá, họ thậm chí còn chẳng nhận ra bạn đã đem đến cho họ những gì, bạn sẽ lại loanh quanh trong nỗi ấm ức không sao giải tỏa, "mình tử tế và biết điều với họ mà họ cứ đối xử với mình chẳng ra sao". 

Sách dạy các cô gái rằng, cứ cho đi rồi bạn sẽ được nhận. Nhưng kinh nghiệm thực tế lại cho cô ấy thấy, khi cho đi thì tức là cô ấy sẽ mất mát và không được bồi đắp.

Sau cùng, mọi mối quan hệ đều cần có tính chất hai chiều. Nếu người kia cứ mãi không cần quan tâm đến điều mình muốn, hoặc tâm trạng của mình, thì liệu có cần tỏ ra thông thái nhạy cảm để hiểu và quan tâm đến điều họ muốn hay không? 

Con gái, phải đơn giản thì mới dễ hạnh phúc. Bạn nên yêu những cô gái đơn giản thì bạn cũng sẽ hạnh phúc. 

P/s: Bạn đừng yêu một cô gái đọc sách viết văn. Bạn nên yêu một cô gái đọc sách và viết blog! :))



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa




QNTuongdaiHoangSa
 Nguyễn Khoa Điềm


NQL: Bác Nguyễn Khoa Điềm vừa gửi cho Quê choa bài thơ với lời nhắn: “Hôm nay có Tuần lễ biển đảo mình gửi Lập bài thơ về Lễ Khao lề Thế lính ở Lý Sơn mình có tham dự.” Cảm ơn bác NKĐ.
 Theo  Wikipedia, lễ khao lề thế lính là một lễ hội được nhân dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi duy trì hàng trăm năm nay. Thời gian đầu khi mới thành lập Đội Hoàng Sa, cứ hàng năm người của đảo Lý Sơn lại được tuyển mộ vào đội này làm binh, phu đi khai thác và bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa. Việc này gọi là “thế lính”. Lễ khao lề thế lính là một lễ hội độc đáo với truyền thống uống nước nhớ nguồn nhằm ghi nhớ công ơn người xưa hay nhóm An Vĩnh thuộc hải đội Hoàng Sa đã ra đi tìm kiếm sản vật và cắm mốc biên giới hải phận mà không trở về. Lễ Khao lề thế lính (KLTL) Hoàng Sa vừa được Bộ VHTTDL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tế sống những người ngày xưa đi Hoàng Sa
Lý Sơn có lễ khao lề thế lính

Bốn mươi năm rồi, Hoàng Sa mất
Những người lính chìm trong biển
Những người vợ tóc trắng
Những hải trình bỏ quên
Quần Đảo nằm trong tay kẻ khác
Chúng ta làm lễ cho ai ?


Xa thẳm trùng dương không tiếng trả lời …

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sách tháng Năm 2013



- Một tập truyện ngắn Việt Nam: Nguyễn Trí, Bãi vàng, đá quý, trầm hương, NXB Trẻ, 352 tr., 85.000 đ.

Cố sức vượt qua lời giới thiệu in ở đầu sách (trong đó miêu tả giọng văn của Nguyễn Trí là "tưng tửng, tung tẩy"; tôi thật không hiểu sao bây giờ người ta lại nghèo nàn vốn từ đến thế, "văn chương tưng tửng" thật ra nghĩa là gì? sau một thời gian cứ nói đến thơ là người ta dùng từ "vâm váp", giờ trong các bài điểm sách thấy nhan nhản "tưng tửng" với "tung tẩy" chẳng biết để nói lên điều gì; sai lầm về lựa chọn ngôn từ của nhà văn Hồ Anh Thái ngày càng lộ rõ, tại sao phải nhao theo vốn từ quần chúng xước xát mòn vẹt mà không đứng vững trên một vốn từ cá nhân? sai lầm này còn thấy rõ ở Ma Văn Kháng, và tôi từng đọc bài Ma Văn Kháng khen Hồ Anh Thái cách đây chưa lâu lắm; rồi lại còn từ "hoang hoải" rồi "chao chát" nữa chao ôi), ta có được chừng mười lăm truyện ngắn theo một kiểu lâu lâu rồi không thấy trong văn chương Việt Nam.

Cái kiểu ấy là "trải nghiệm thực tế" đầy xộc xệch, khốc liệt, kể chuyện nhiều khi lên gân và vụng về nhưng có hồn cốt, nhiều quan sát tỉ mỉ, nhiều câu chuyện cuộc đời nóng hầm hập, đắng cay chua chát, dạng trước đây hay thấy xuất hiện nhưng gần nay có vẻ bị "khối thị thành" áp đảo đẩy bắn sang bên lề.



- Một tác phẩm nghiên cứu: Trần Quang Đức, Ngàn năm áo mũ, Nhã Nam & NXB Thế giới, 397 tr., 250.000 đ.

Con người cái thời thịnh hành Dolce Gabbana, Marc Jacobs (hàng thật hoặc hàng nhái made in Quảng Châu :p) có thể tìm được điều gì thích thú trong một cuốn sách như thế này?

Tôi không biết người khác như thế nào, nhưng tôi (cũng có một cặp kính Marc Jacobs :p) thích quyển sách này ở điểm sau đây: khi nó ra đời, lật giở (tôi mới kịp xem tranh là chính và đọc phần "Tiểu từ điển trang phục Việt Nam" ở cuối sách), tôi nhận ra rằng mình, mặc dù từng đọc không ít nội dung Lịch triều hiến chương loại chí và ít sách chính sử, dã sử, hoàn toàn chẳng có chút khái niệm, kiến thức nào về quần áo thời xưa, hoàn toàn mù tịt. Tức là quyển sách trước hết thức tỉnh tôi rằng mình mù mờ rất nhiều thứ, khi đọc truyện thời xưa thật ra chẳng bao giờ đủ sức hình dung cho tương đối chính xác một nhân vật bất kỳ. Chưa kể họ ăn gì, đi vệ sinh ra sao, ngủ nghê thế nào... và các bộ phim cổ trang thật ra có đánh lừa tôi về các chi tiết hay không (bởi từng có một nhà nghiên cứu đến Việt Nam thuyết trình, ông ấy cho xem một đoạn phim rất nổi tiếng của Trương Nghệ Mưu hay Lý An đại loại gì đó rất oách, xong rồi chỉ vào đồ vật này đồ vật kia ông ấy bảo thật ra thời ấy nó đã xuất hiện đâu).

(tôi cũng rất sửng sốt trước bức chân dung vua Khải Định; đứng đầu một quốc gia mà trông như thế, đất nước không suy sụp thì mới là lạ :p)


- Một tập thơ: Nguyễn Thế Hoàng Linh, Mật thư, Skybooks & NXB Văn học, 185 tr., 58.000 đ. (có bản bìa cứng, đắt hơn)

Tập thơ này không mới, nhưng đây là bản có khác biệt căn bản vì bên trong được Phạm Đam Ca trình bày theo một triết lý xưa nay chưa từng thấy ở sách tiếng Việt.

Nếu không quan tâm lắm đến khía cạnh mỹ thuật (thật ra tôi muốn khuyên rằng trước hết hãy quan tâm đến mặt vật chất và mỹ thuật của sách vở :p), thì ta cứ tiếp tục xơi những câu thơ tưng tửng (lolz) rất quen thuộc của Nguyễn Thế Hoàng Linh: "mắt anh ấy giống mẹ mìn quá đi".


- Một tác phẩm dịch: Michael Kumpfmüller, Phút tráng lệ cuối đời, Lê Quang dịch, 267 tr., 62.000 đ.

Nói một cách ngắn gọn, cuốn tiểu thuyết này, đừng quá để ý đến nội dung cuộc tình Kafka-Dora Diamant, mà điều đáng quan tâm là một câu chuyện tình kiểu như Kafka-Dora có thể được kể như thế nào, văn chương có thể nhìn nhận cuộc đời nhà văn như thế nào. Và đây là một thành công không nhỏ, vì những câu chuyện kiểu như vậy vô cùng khó kể.

Spoiler (hí hí): đọc xong rồi cũng chả biết Dora Diamant có phải là một phụ nữ đẹp hay không.


Tiếp tục là những quyển dưới đây:

- Hai tác phẩm của Nguyễn Đình Đầu. Sách của Nguyễn Đình Đầu nói chung cứ nên đọc cả:

Việt Nam quốc hiệu & cương vực (có thêm dòng chữ rất là câu khách ở trên dải băng bên ngoài: "Với những tư liệu và bản đồ cổ từ cách đây 500 năm, khẳng định Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam), NXB Trẻ, 205 tr., 155.000 đ. (sách bìa cứng)

Nguyễn Trường Tộ với triều đình Tự Đức, NXB Trẻ, 186 tr., 45.000 đ.


- Dan Senor và Saul Singer, Quốc gia khởi nghiệp. Câu chuyện về nền kinh tế thần kỳ của Israel, Trí Vương dịch, Alphabooks và NXB Thế giới, 391 tr., 99.000 đ.

Mặc dù có lời giới thiệu rất ép buộc nhau :p mang tên "Một cuốn sách phải-đọc" (lưu ý có dấu "-" nhé) của Đặng Lê Nguyên Vũ, tôi cũng chỉ lướt lướt qua, chỉ kịp thấy rằng đề tài cũng hay. Nhưng vấn đề Do Thái thì tôi ngày càng ít quan tâm, sau khi Saul Bellow đã qua đời và Jean Daniel chắc cũng đã sắp qua đời.


- Daron Acemoglu và James A. Robinson, Tại sao các quốc gia thất bại. Nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng, và nghèo đói (lưu ý đúng là có dấu "," thứ hai nhé), Nguyễn Thị Kim Chi dịch, hợp tác cùng Hoàng Thạch Quân và Hoàng Ngọc Lan, Vũ Thành Tự Anh hiệu đính, 616 tr., 215.000 đ.


- Dana Sachs, Những mảnh đời được ban tặng. Chiến dịch không vận trẻ em Việt Nam. Phóng sự 1975, Hoàng Nhương dịch, NXB Trẻ, 396 tr., 95.000 đ.

Với những ai quan tâm đến mảng lịch sử Việt Nam dưới ngòi bút của người nước ngoài, cái tên Dana Sachs từ lâu đã không còn xa lạ nữa.


- Nguyễn Xuân Chánh, Vật lý hiện đại giữa đời thường, NXB Tri thức, 446 tr. cộng thêm nhiều trang phụ lục hình ảnh ở cuối sách, 150.000 đ.

Tôi mua quyển này để thử xem có học hỏi được gì đặng sau này lỡ bọn con cái hỏi gì về vật lý còn có chỗ mà dựa, thành ra muốn hỏi các bác có chuyên môn xem nó có đáng tin cậy không, cám ơn các bác :)


Tháng này có rất nhiều sách thiếu nhi, nói đúng hơn là cực nhiều, tôi không biết xuể được, nên ở mảng này chỉ xin vì tình riêng mà giới thiệu độc một món :p

- Bộ sách Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên của Laura Ingalls Wilder, NXB Kim Đồng

Bộ sách (và nhất là bộ phim) đã rất quen thuộc với người Việt Nam, nhất là thế hệ sinh trong những năm 1980. Bộ phim truyền hình Mỹ cùng tên được sản xuất và chiếu từ 1974 đến 1982, thực sự là một dấu mốc lớn trong lịch sử truyền hình thế giới. Tên tuổi đạo diễn kiêm diễn viên chính Michael Landon cùng cô bé Melissa Gilbert trong vai Laura Ingalls vang dội trong lòng nhiều thế hệ khán giả. Bộ sách cũng đặc biệt nổi tiếng, kể về cuộc sống của một gia đình Mỹ tại vùng nông thôn hẻo lánh thuộc bang Minnesota hồi cuối thế kỷ 19. Sự sinh động và chân thật, những chi tiết cảm động về lòng quả cảm của con người sống giữa thiên nhiên của bộ sách vẫn tiếp tục thu hút độc giả sau này. Trước đây bộ sách từng có bản dịch tiếng Việt, nhưng ấn phẩm mới của NXB Kim Đồng vượt trội về chất lượng và hình thức.

(Bộ sách gồm tổng cộng 9 tập, đợt mùa hè 2013 này, NXB Kim Đồng ấn hành 3 tập đầu lần lượt mang tên “Giữa đại ngàn”, “Cậu bé nhà nông” và “Trên thảo nguyên”)


Last but not least: bài báo hay nhất hí hí:

bài "What the Hell" của Joan Acocella trong mục "Books" của The New Yorker số ngày 27 tháng Năm vừa rồi: bài viết nói đến hai bản dịch mới (sang tiếng Anh) Divine Comedy của Dante, và nửa cuối chém tơi tảInferno tức là tiểu thuyết mới nhất của Dan Brown

book review mà có thể khiến con người ta cười rụng cả răng như thế mới đáng nói chứ, chứ lại cứ mải miết "văn chương tưng tửng, tung tẩy" để làm gì, what the hell :ppp

Nhi Linh


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một bài thơ tuyệt vời



Bài thơ được tổ chức UN bình chọn là bài thơ hay nhất
Bài thơ được viết bởi một đứa bé Châu Phi

Khi tôi sinh ra, tôi màu đen
Khi tôi lớn lên, tôi màu đen
Khi tôi đi dưới mặt trời, tôi màu đen
Khi tôi sợ, tôi màu đen
Khi tôi đau, tôi màu đen
Và khi tôi chết, tôi cũng màu đen

Anh nói rằng anh trắng
Khi anh sinh ra, anh màu hồng
Khi anh lớn lên, anh màu trắng
Khi anh đi dưới mặt trời, anh màu đỏ
Khi anh lạnh, anh màu xanh
Khi anh sợ, anh màu vàng
Khi anh đau, anh màu tái (lục)
Và khi anh chết, anh màu xám
Và tại sao anh lại nói tôi là da màu !

Nguyên bản tiếng Anh:


When I born, I black
When I grow up, I black :
When I go in Sun, I black
When I scared, I black
When I sick, I black
And when I die, I still black

And you white fellow
When you born, you pink
When you grow up, you white
When you go in sun, you red
When you cold, you blue
When you scared, you yellow
When you sick, you green
And when you die, you grey
And you calling me colored??
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Thơ bác Cả vọng:


THƠ LÊN SÀN
Người ta lên sàn tôi cũng lên sàn
Tôi ôm một trăm tập thơ vừa xuất bản, bước vào với vẻ kiêu sa
Không kiêu sa sao được giữa mệnh giá, khớp lệnh, mua vào bán ra
Giữa thiên la hy vọng và thất vọng
Giữa ồn ào siêu thị chen cứng những sinh linh
Tìm mưu trước để rút tiền đồng loại

Thi ca còn hơn cả hoa hậu
Còn hơn cả lý luận tối mù hàng trăm năm không hiểu nổi
Con chữ lung linh, con chữ thiên thần
Tôi lớn giọng: hỡi những nhà đầu tư
Tại sao không bỏ vốn vào thi ca
Không chăm gốc mà toàn gặt ngọn
Im lặng
Im lặng
Im lặng
Tôi ôm một trăm tập thơ bước ra
Như ôm cây đàn thánh thót
Tử Kỳ chưa gặp Bá Nha..
Buồn
Buồn
Biết bao giờ khớp lệnh…

Phần nhận xét hiển thị trên trang