Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Tu lieu cun:




Giáp mặt đêm, Lê Vĩnh Tài lần nữa, tập nói
*
Tuổi hai mươi, chàng trai vùng sâu vùng xa ấy xuống núi về thành mặc áo sinh viên, ngồi ngay ngắn giảng đường, nghe như nuốt lời các ngài giáo sư, tiến sĩ. Chàng biết yêu đương, biết nhớ nhung xa vắng và tập tành làm thơ. Và nỗi nhớ lại bắt đầu với gió…
Riết rồi chàng trai cũng ra trường, nghĩa là đã thành người lớn. Oách lắm! Nhưng vừa ló mặt vào đời, đứa con được dưỡng dục bởi rừng núi Tây Nguyên đụng ngay thực tế lù lù. Độ ấy, xứ sở rừng vàng [biển bạc] coi như đã hoàn thành sự nghiệp làm sạch rừng.
Văn hóa Tây Nguyên hình thành và phát triển qua/ với/ bởi rừng. Nó tồn tại vì rừng hay tiêu vong cũng bởi rừng. Rừng với bao nhiêu tên đất, tên sông của riêng Tây Nguyên: Krông Knô”, “ Krông Ana”, “Sêrêpôc”, “EaKao”, “Ea H’leo”, “plây M’Drak”, “núi lửa Cư’Mgar”, “badan”, “chưyangsin”, “buôn N’êng dịu dàng gội tóc”,… Rừng với thiên nhiên và cuộc sống đặc trưng: “hoa cà phê trắng”, “chim K’tía”, “chim Grứ”, “chim Phí”, “những con suối lang thang trong núi”, “bước chân múa quanh ché rượu”, “chiếc cầu thang nhà dài”, “điệu khan buồn”, “ché rượu cồng chiêng lãng mạn”,“tiếng cồng âm u”, cả câu hát giao duyên đầy thách thức: “em dám đổi cả đàn trâu trong chuồng cưới anh không?”. Rừng muôn mặt, muôn tâm trạng với những biến thiên khôn lường. Nỗi bao dong dưỡng dục vô bến bờ và sức tàn phá giận dữ cũng khôn lường.
rừng thành chật chội bước chân của người…
rừng bỏ chúng ta đi
Khi rừng bỏ đi thì cơn mưa bỏ đi, mùa màng bội thu thưa thớt đi, văn hóa tàn héo và con người rời bỏ plây mà đi. Chàng thi sĩ đất Tây Nguyên thảng thốt trước biến mất gần như là đột ngột của rừng:
đỉnh núi không còn rừng nhô ra đỉnh vú…
trên rơm rạ đời ta rừng từ giã cõi đời
“Rừng đã thành huyền sử”, “rừng đã thành tĩnh vật”. Thế hệ mất rừng ra đời, một/ một vài thế hệ lạc lõng. Họ ngoảnh mặt chối bỏ tất cả. Buồn!
nỗi buồn tro than nỗi buồn của lửa
nỗi buồn di dân chật cả giấc mơ
Một lời oán trách gió bay hay tiếng nói truy cứu trách nhiệm? Anh, tôi, họ và cả “Quê hương còn món nợ với trò chơi vô tăm tích” này. Nhưng dẫu sao cũng phải sống, dù sinh hoạt thường nhật hôm nay có cơ khổ tới đâu: “nước ở trên gùi chứ không ở dưới sông/ lấy được nước mồ hôi nhiều hơn nước”, chàng trai ấy vẫn không tuyệt vọng. Lê Vĩnh Tài đã biết cho ĐamSan-hiện đại – “chàng ĐamSan không bao giờ đêm tối” chôn vùi huyền thoại cũ, tạo dựng huyền thoại mới. Từ huyền thoại mới này, một thành phố Banmê mới sẽ ra đời:
niềm vui Banmê chênh vênh mõm đá
thành phố dịu dàng nỗi đau ngược gió
bay lên
.
(Vỡ ra mưa ấm, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 2005)
Nghĩa là vẫn tràn niềm tin vào tương lai tươi sáng!
Tưởng Lê Vĩnh Tài mãi hát ca bài ca hi vọng như thế, nhưng không. Văn hóa internet ra đời đạp đổ mọi vách ngăn trung tâm/ ngoại vi, thành thị/ thôn quê, miền núi/ đồng bằng,… Khi thi sĩ chịu mở mắt nhìn ra bên ngoài. Hơn nữa, khi thơ “không còn đòi nói dối/ không còn nói câu này quên mất câu kia/ không còn những lời hứa nước bọt”, thi sĩ “bắt đầu tập nói”, tập nói lại. Tài tập nói từ thuở hậu lãng mạn: Và nỗi nhớ lại bắt đầu với gió sang hậu hiện thực xã hội chủ nghĩa: Vỡ ra mưa ấm, đến hiện đại: Liên tưởng, và ít nhiều cả hơi hướng hậu hiện đại nữa, nơi Đêm và những khúc rời của Vũ và nhất là Thơ hỏi thơ.
Vẫn giọng tự sự trữ tình, lối kể của thời Vỡ ra mưa ấm, nhưng kể ở “Rồi sớm mai im lặng sương mù” không còn tuân thủ thứ lớp trật tự thời gian hay sự kiện mà, qua chộp bắt sự thể được kí ức lưu giữ và chắt lọc, với kết nối những gợi mở của con âm và ý nghĩa của từ, làm bằng các chú thích khiến câu thơ lởm chởm ổ gà. Tên và buổi chiều thì thơ mộng, nhưng đó chỉ là cái cớ cho chương hồi trường ca bện níu nhau, chồng lắp nội dung và hình thức, phá lằn ranh câu chuyện và người nghe chuyện. Qua đó, thơ từ bỏ sự dàn trải nỗi lòng, tính thời sự được đẩy lên cao hơn. Câu hỏi được đặt ra quyết liệt, nhịp thơ chông chênh gẫy gập hơn.
tại sao không liên tưởng
hạnh phúc dửng dưng nỗi đau phá
giá oằn vai người nuôi cá basa
mắt người nuôi gà
nỗi kinh hoàng hố chôn dịch cúm
dường như chiều nay
chúng ta quên mất cuộc đời nhiều cánh cửa
cùng đóng lại ước mơ
với một ly cà phê Highland bốn mươi ngàn
khuyến mãi máy lạnh
quên mất ở Tây Nguyên bảy năm rồi cà phê bốn ngàn một ký
khuyến mãi mồ hôi

(Đêm và những khúc rời của Vũ, NXB Hội Nhà văn, 2008)
Đó là loại thơ trữ tình thế sự. Cả khi riêng tư nhất: tình bạn, thế sự cứ trồi lên. Tâm sự bằng hữu chỉ để nghe “thời cuộc lắp bắp”. Bài thơ dài này, thực chất là một kĩ thuật tạo thêm nhân vật thứ hai để trữ tình của tác giả về thời cuộc “qua những lỗ thủng trên mặt đường PMU 18” không bị rơi vào độc thoại kêu cứu sáo mòn. Các ngôi thứ hoán đổi nhau phát ngôn, là cách để thơ nói được nhiều hơn. Tình yêu trong tình bạn, cũng là một ý đồ làm đa thanh giọng thơ. Rốt lại thơ thả rơi cái kết còn một chữ, như một tiếng nấc nghẹn cuối cùng:
Vũ yêu được nhiều không
Vũ yêu được nhiều
Vũ yêu được
Vũ yêu

(Đêm và những khúc rời của Vũ, NXB Hội Nhà văn, 2008)
Sự thất thố của mất mát, lớn hay nhỏ, chung và riêng được dàn bày phơi mở đã gây một xúc động đặc biệt. Chới với giữa khoảng cách sự thể và cảm giác: “từ tôi đến mắt tôi/ xa quá không sao khóc được”, trong hẫng hụt giữa người làm thơ và ngôn ngữ: “từ tôi đến miệng tôi/ xa quá không sao kêu cứu được”, thi sĩ, để làm gì? Câu hỏi đi xuyên suốt tập thơ, lãng đãng hay đột ngột trồi lên như loài mụn nhọt ác tính đau nhói: “Những câu thơ như gió rã rời”.
thơ mang khuôn mặt buồn của người
nông dân bỏ quê ra phố
… thơ ngất xỉu khi ngang qua cây cầu sập
còng lưng chảy máu mẹ nghèo

(Đêm và những khúc rời của Vũ, NXB Hội Nhà văn, 2008)
Khuôn mặt nghèo và buồn của những “đêm”. Đêm tiếp nối đêm. Giáp mặt đêm, thi sĩ đặt câu hỏi về/ với chúng. Đó là những câu hỏi của và cho hôm nay trong đêm và những khúc rời của… Tài. Trách nhiệm công dân và ý hướng tự do của thi sĩ, thế sự và tự sự trữ tình, anh rất nhuyễn trong “sắp đặt” chúng. “Một tiếng” đột ngột chen ngang giữa Đêm và những khúc rời của Vũ, chẳng hạn. Không cao tay, nó trở thành một gượng gạo như chơi. Nhưng không, Lê Vĩnh Tài đã tạo cho nó hiệu quả thơ khá bất ngờ. Hoặc lắm lúc anh sắp ngược lại cả một đoạn thơ, chỉ để làm nổi trội một sự thể sáo nhàm đến thê thảm:
nhưng câu thơ biết sợ lâu rồi
nhưng lâu rồi câu thơ biết sợ
nhưng rồi lâu câu sợ biết thơ
…(**)
(Đêm và những khúc rời của Vũ, NXB Hội Nhà văn, 2008)
Động cập đến thời sự nóng, Tài đã không biết sợ. Đúng hơn – đã hết biết sợ.
Rồi rốt cùng, qua thơ hỏi thơ, Lê Vĩnh Tài còn đùa nghịch với thơ – thơ bạn bè và thơ mình, châm chọc với chính cái câu sợ biết thơ của mình. Anh bỡn cợt thơ cụ thể, thơ trình diễn, thơ hậu hiện đại, thơ tục, thơ biết sợ, thơ vô sinh, thơ dựa hơi, thơ chạy sô, thơ siêu hình, thơ tắc tị, thơ hú họa, thơ hưu trí, thơ thương nhớ lũy tre làng. Bỡn cợt với mấy nỗi phê bình thơ, phê bình tung hô, phê bình chào hàng, phê bình du kích hay chỉ điểm, phê bình vuốt đuối hay mạt sát thơ,…
Bắt đầu bằng “có một bài thơ…”, thơ đi suốt 50 thơ hỏi thơ, như thể cuộc ma-ra-tông tự thức, ít nhiều chua chát nhưng không thiếu tinh nghịch.
thơ cũng leo lên sân khấu => xé giấy & trình diễn
ảo giác, nhảy múa, mở nhạc… và lên cơn đấm luôn vào mặt bạn (diễn)
và lần này thơ khóc hu hu
sau đó hắn hiền, nghe nói bài thơ đang đi tu

(“Thơ 3”, Thơ hỏi thơ, NXB Thanh Niên, 2008)
Trong khi ấy, ở nơi xa kia:
Bài thơ nghe kể:
“người nông dân 1: cống hiến nhiều nhất
người nông dân 2: hy sinh lớn nhất
người nông dân 3: hưởng thụ ít nhất
người nông dân 4: được giúp đỡ ít nhất
người nông dân 5: đè nén thảm nhất
người nông dân 6: bị tước đoạt nặng nề nhất
người nông dân 7: cam chịu lâu nhất
người nông dân 8, (đến đây bài thơ mệt quá, xin thôi nghe nhưng không được): là người tha thứ cao cả nhất…”

nghe xong bài thơ càng stress thêm. Vì thế sau đó bài thơ cũng ít về làng chơi, mỗi lần muốn xả stress bài thơ đi mát xa đâu đó ở gần nhà, xong xoa tí dầu Con Ó xanh rồi về với vợ
(“Thơ 32”, Thơ hỏi thơ, NXB Thanh Niên, 2008))
Như vậy, thế nào rồi chàng trai đất Tây Nguyên ấy cũng trở lại với cội nguồn nuôi lớn mình. Nơi bạt ngàn ngọn núi trọc đứng sừng sững làm chứng nhân của tội lỗi. Nơi những con người vô danh đang sống, câm lặng, đau khổ và chịu đựng.
Thói đời, nhà thơ tỉnh lẻ hay vùng sâu miền cao, khi an tọa góc nhỏ chiếu văn chương, ngồi rung đùi và phán trong thế giới hẹp của mình. Hoặc, sau mấy chuyến “đi tỉnh về”, vội làm người phố chợ, mất hết “bản sắc”. Lê Vĩnh Tài – không! Anh mang tiếng nói ngoại vi công phá vào trung tâm, không phải để chính mình trở thành trung tâm, mà là giải trung tâm. Trong thơ, cả trong thái độ thơ(*).



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bo bot phan roi rac, vo ich:


thôi, Thơ làm một bài thơ về Thơ...
 
bài thơ trong ly cà-phê đá
bài thơ bên một lọ hoa
bài thơ không nằm trong ý thức
không nằm trong nỗi nhục
 
điều đó giải thích tại sao có người tìm thấy Thơ
có người không bao giờ
chạm được...
 
có người suốt đời loay hoay định nghĩa Thơ
như một thứ mình đã hiểu được
họ mở lớp dạy làm thơ
như bây giờ
người ta bắt các em học sinh học thêm giờ môn đạo đức
 
nhưng nếu bạn thích định nghĩa Thơ thì Thơ định nghĩa:
 
Thơ là tạo ra cái đẹp
Thơ là đổ thêm dầu vào lửa
Thơ là một trật tự ngôn từ chứ không phải là lời hứa
ba hoa...
 
nên Thơ thích là ảo ảnh
cho những người đói và lạnh
quên buồn
quên cả cội nguồn
hạnh phúc đến từ đâu?
 
Thơ là phải hiểu
nếu không hiểu là Thơ ám chỉ
mà như vậy thì
Thơ bị
đóng
khung
 
Thơ là nhịp điệu
không phải vặn vẹo như trên sân khấu
không phải mù màu
Thơ là bước chân người đi cải tạo tận đâu...
 
Thơ giảm bớt sự tưởng tượng
Thơ không phải tự sướng
Thơ không thể chính xác như chiếc đồng hồ
gõ lúc nửa đêm
 
nhưng Thơ không được lãng quên
không nói được thì âm thầm ẩn dụ
dù phải mặc áo hình thức
cho họ nhìn vào nhức
mắt
hơn cả nhật thực
 
Thơ cũng phải kiên cố khi xây dựng
một nhà tù
thiên thu tại ngoại...
 
Thơ không sợ sai
dù Thơ cần sáng suốt
Thơ cũng cần người ta thuộc
đó mới là năng lượng của Thơ
 
Thơ không cần so sánh kết quả
Thơ không bao giờ ăn thua
Thơ chỉ đùa
vì bản thân Thơ đã Thơ hơn người khác
đừng chơi ác
nói xấu Thơ
 
những từ ngữ của Thơ rất nặng
nhiều khi ngang nắm đấm
của mấy tay võ biền
 
nhưng có cái này Thơ giấu
Thơ hơi ít tiền
những kẻ dùng tiền
nhử Thơ
Thơ thích...
 
đôi khi Thơ phải nghịch
không phải phản nghịch
mà để sưởi ấm những ai còn giá lạnh
 
Thơ không bao giờ
bắt chước nhà thơ khác
Thơ đài các
không kém ai
Thơ bằng vai
phải lứa
 
từ trái tim sẽ đến trái tim
máu của Thơ đang đi tìm
động mạch của bạn
 
thế giới hoàn toàn đổi khác
Thơ bây giờ không phải giấc mơ
mà là bộ nhớ
của nhân dân
khi cần
tính sổ
 
Thơ không xếp theo vần
Thơ không cần
đưa chữ lên trang giấy
ngọ nguậy
những thanh âm
Thơ chỉ cần
lấy trái tim mình
làm tờ giấy thì thầm thì thầm
ôi Thơ ơi em ướt hết rồi
 
Thơ ghét những ai suốt ngày lo lắng
về sự cần tồn tại của Thơ...
 
14.
 
đã ba mươi tám năm
Thơ mới hiểu ra
trò vui của mấy ông Già
thực chất không phải là
làm thơ hay lau khô
mà bây ba ra thêm
những vết máu...
 
15.
 
“mới đầu ta định làm thơ
sau cùng nghĩ lại giặt đồ hay hơn...” (Bùi Chí Vinh)
 
Thơ sẽ nhúng cả đất nước này vào máy giặt
dội một đống xà-bông OMO
để rửa sạch
những vết máu
 
sau đó vắt kiệt
những thứ bá láp
làm chúng ta phải ngáp
mấy mươi năm...
 
trước khi phơi lên sào
Thơ sấy khô thêm ba mươi phút
không thôi áo ướt Mẹ nằm
bên ráo con lăn
mưa lâm thâm
Mẹ cảm lạnh...
 
16.
 
Dân chủ sẽ không bao giờ 
có được qua thoả hiệp và sợ hãi
 
Thơ cũng muốn mình có nhiều quyền như
những đồng chí khác
 
để đứng
đàng hoàng
trên đất nước của Thơ
 
Thơ mệt mỏi phải nghe các đồng chí lải nhải
hãy để mọi thứ tuần tự theo con đường 
lề phải
 
Thơ không cần tự do khi đã chết
Thơ không sống bằng lời hứa hão của ngày mai
 
Thơ muốn tự do
như tự do giải toả
tự do thua lỗ
tự do chiếm chỗ
tự do bán vàng
ngay bây giờ
y như các đồng chí
của Thơ
 
ôi, những người anh em của tôi...
 
17.
 
rồi một ngày
chúng ta sẽ quay về
hát bài ca ngày xưa
 
chúng ta đã kiên nhẫn
lặng lẽ như đứa trẻ chưa biết nói
chết đói
bỏ mặc những vết thương
không chỉ tháng 4/2013 bom vừa nổ ở Boston
hay đạn bay chíu chiu trong tháng 4 của tháng năm đã cũ
những đứa trẻ nín thở vì sợ
chúng ngồi chờ
những thiên thần lái máy bay đến
hạ thòng lọng xuống
thắt cổ
và kéo tất cả chúng lên...
 
18.
 
Thơ cũng nên có một cơn điên nhẹ
để viết những điều không thể viết
nó lớn lao hơn những thứ quà tặng
giải thưởng hay nhuận bút
 
nó nhiều khi là nỗi nhục
được gỡ bỏ khỏi gương mặt nhà thơ
như y tá gỡ tấm băng đầy máu ra khỏi vết thương
ngày Thơ xuất viện...
 
 
 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tho can co nhung con dien nhe:

 Le vinh tai
 
1.
 
thơ như những dấu chân của nàng trên cỏ, nó tạo ra sự ướt át của đêm...
 
2.
 
thơ như căn lều giữa cánh đồng, bước vào trong gió sẽ ngả lưng...
 
3.
 
thơ hay có quyền dễ hiểu, nên thơ khó hiểu cũng có quyền hay...
 
4.
 
thơ bỏ chúng ta đi, khi sự rồ dại không còn có ích...
 
5.
 
nếu thơ là một đám mây thì thi sĩ là cơn gió, nó có thể làm rách chiếc áo choàng của nàng và làm nàng khoả thân...
nhưng cuối cùng thì mây vẫn bay
 
6.
 
thơ thì thầm, thì thầm, nhỏ dần, nhỏ dần... cho đến khi biến mất
 
7.
 
khi thi sĩ kiệt quệ, thơ mập lên giống mấy bà vợ...
 
8.
 
thơ lay chuyển những câu hỏi, đòi hỏi phải trả lời như cái chết...
 
9.
 
cái chết của cái chết, đó chỉ là sự tắt đi của ngọn nến trong gió.
cái chết của sự sống, làm thơ lo âu...
 
10.
 
đến câu thơ cuối cùng, thơ mới kịp ngước mắt nhìn lên cao...
 
11.
 
đêm đóng vai bóng tối, thế giới đóng vai giấc ngủ, thơ đóng vai giấc mơ... cho đến khi mọi thứ biến mất...
 
12.
 
những dấu chấm... như ngày tháng lang thang của thơ
 
13.
 
thôi, Thơ làm một bài thơ về Thơ...
 
bài thơ trong ly cà-phê đá
bài thơ bên một lọ hoa
bài thơ không nằm trong ý thức
không nằm trong nỗi nhục
 
điều đó giải thích tại sao có người tìm thấy Thơ
có người không bao giờ
chạm được...
 
có người suốt đời loay hoay định nghĩa Thơ
như một thứ mình đã hiểu được
họ mở lớp dạy làm thơ
như bây giờ
người ta bắt các em học sinh học thêm giờ môn đạo đức
 
nhưng nếu bạn thích định nghĩa Thơ thì Thơ định nghĩa:
 
Thơ là tạo ra cái đẹp
Thơ là đổ thêm dầu vào lửa
Thơ là một trật tự ngôn từ chứ không phải là lời hứa
ba hoa...
 
nên Thơ thích là ảo ảnh
cho những người đói và lạnh
quên buồn
quên cả cội nguồn
hạnh phúc đến từ đâu?
 
Thơ là phải hiểu
nếu không hiểu là Thơ ám chỉ
mà như vậy thì
Thơ bị
đóng
khung
 
Thơ là nhịp điệu
không phải vặn vẹo như trên sân khấu
không phải mù màu
Thơ là bước chân người đi cải tạo tận đâu...
 
Thơ giảm bớt sự tưởng tượng
Thơ không phải tự sướng
Thơ không thể chính xác như chiếc đồng hồ
gõ lúc nửa đêm
 
nhưng Thơ không được lãng quên
không nói được thì âm thầm ẩn dụ
dù phải mặc áo hình thức
cho họ nhìn vào nhức
mắt
hơn cả nhật thực
 
Thơ cũng phải kiên cố khi xây dựng
một nhà tù
thiên thu tại ngoại...
 
Thơ không sợ sai
dù Thơ cần sáng suốt
Thơ cũng cần người ta thuộc
đó mới là năng lượng của Thơ
 
Thơ không cần so sánh kết quả
Thơ không bao giờ ăn thua
Thơ chỉ đùa
vì bản thân Thơ đã Thơ hơn người khác
đừng chơi ác
nói xấu Thơ
 
những từ ngữ của Thơ rất nặng
nhiều khi ngang nắm đấm
của mấy tay võ biền
 
nhưng có cái này Thơ giấu
Thơ hơi ít tiền
những kẻ dùng tiền
nhử Thơ
Thơ thích...
 
đôi khi Thơ phải nghịch
không phải phản nghịch
mà để sưởi ấm những ai còn giá lạnh
 
Thơ không bao giờ
bắt chước nhà thơ khác
Thơ đài các
không kém ai
Thơ bằng vai
phải lứa
 
từ trái tim sẽ đến trái tim
máu của Thơ đang đi tìm
động mạch của bạn
 
thế giới hoàn toàn đổi khác
Thơ bây giờ không phải giấc mơ
mà là bộ nhớ
của nhân dân
khi cần
tính sổ
 
Thơ không xếp theo vần
Thơ không cần
đưa chữ lên trang giấy
ngọ nguậy
những thanh âm
Thơ chỉ cần
lấy trái tim mình
làm tờ giấy thì thầm thì thầm
ôi Thơ ơi em ướt hết rồi
 
Thơ ghét những ai suốt ngày lo lắng
về sự cần tồn tại của Thơ...
 
14.
 
đã ba mươi tám năm
Thơ mới hiểu ra
trò vui của mấy ông Già
thực chất không phải là
làm thơ hay lau khô
mà bây ba ra thêm
những vết máu...
 
15.
 
“mới đầu ta định làm thơ
sau cùng nghĩ lại giặt đồ hay hơn...” (Bùi Chí Vinh)
 
Thơ sẽ nhúng cả đất nước này vào máy giặt
dội một đống xà-bông OMO
để rửa sạch
những vết máu
 
sau đó vắt kiệt
những thứ bá láp
làm chúng ta phải ngáp
mấy mươi năm...
 
trước khi phơi lên sào
Thơ sấy khô thêm ba mươi phút
không thôi áo ướt Mẹ nằm
bên ráo con lăn
mưa lâm thâm
Mẹ cảm lạnh...
 
16.
 
Dân chủ sẽ không bao giờ 
có được qua thoả hiệp và sợ hãi
 
Thơ cũng muốn mình có nhiều quyền như
những đồng chí khác
 
để đứng
đàng hoàng
trên đất nước của Thơ
 
Thơ mệt mỏi phải nghe các đồng chí lải nhải
hãy để mọi thứ tuần tự theo con đường 
lề phải
 
Thơ không cần tự do khi đã chết
Thơ không sống bằng lời hứa hão của ngày mai
 
Thơ muốn tự do
như tự do giải toả
tự do thua lỗ
tự do chiếm chỗ
tự do bán vàng
ngay bây giờ
y như các đồng chí
của Thơ
 
ôi, những người anh em của tôi...
 
17.
 
rồi một ngày
chúng ta sẽ quay về
hát bài ca ngày xưa
 
chúng ta đã kiên nhẫn
lặng lẽ như đứa trẻ chưa biết nói
chết đói
bỏ mặc những vết thương
không chỉ tháng 4/2013 bom vừa nổ ở Boston
hay đạn bay chíu chiu trong tháng 4 của tháng năm đã cũ
những đứa trẻ nín thở vì sợ
chúng ngồi chờ
những thiên thần lái máy bay đến
hạ thòng lọng xuống
thắt cổ
và kéo tất cả chúng lên...
 
18.
 
Thơ cũng nên có một cơn điên nhẹ
để viết những điều không thể viết
nó lớn lao hơn những thứ quà tặng
giải thưởng hay nhuận bút
 
nó nhiều khi là nỗi nhục
được gỡ bỏ khỏi gương mặt nhà thơ
như y tá gỡ tấm băng đầy máu ra khỏi vết thương
ngày Thơ xuất viện...
 
 
 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

XA HOI BA DAO:


Bài thơ "Thực trạng sinh viên ra trường" khiến dân mạng sục sôi

Ngay khi được đăng tải trên một Fanpage của Facebook sáng ngày 23/4, bài thơ đã thu hút được gần 11.000 lượt "like", 4.000 lượt chia sẻ và vô số bình luận khác nhau của cư dân mạng. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát với tựa đề “Thực trạng sinh viên ra trường” được cho là của một tác giả có tên H.M.N.
Cười nghiêng ngả với những bài thơ cực độc của HS-SVBài thơ lục bát độc đáo khiến dân mạng “sục sôi”

Đầu đường Xây dựng bơm xe
Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen
Ngoại thương mời khách ăn kem
Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma
Ngân hàng ngồi dập đô la
In giấy vàng mã, sống qua từng ngày
Sư phạm trước tính làm thày
Giờ thay kế toán, hàng ngày tính lô.
Điện lực chẳng dám bô bô,
Giờ đang lầm lũi phụ hồ trên cao.
Lập trình chả hiểu thế nào,
Mở hàng trà đá, thuốc lào...cho vui
Nông nghiệp hỏi đến ngậm ngùi
"Số em chắc chỉ tiến lùi theo trâu"
Nhìn quanh, Thương mại đi đâu?
Hóa ra là đã nhảy tàu đi buôn.....
Ngoại ngữ vẻ mặt thoáng buồn
Đang ngồi viết sớ, kiêm luôn bói bài.
Báo chí buôn bán ve chai
Giao thông đi chở thuê ngoài Đồng Xuân.
Bách khoa cũng gặp đôi lần
Buôn đồ điện hỏng, kiếm cân dây đồng
Mỹ thuật thì đang chổng mông
Đục khắc bia mộ, cũng mong lên đời
Mỏ địa chất mới hỡi ôi
Sáng thồ hai sọt, chào mời mua than
Thuỷ sản công việc an nhàn
Sáng cân mớ cá, cuối làng ngồi rao...!
Hàng hải ngồi gác chân cao
Bao giờ trúng số mua tàu ra khơi
Bác sĩ, y tá có thời
Học xong về huyện được mời chích heo...
Theo: Tinmoi


Phần nhận xét hiển thị trên trang

XA LO BA DAO:



Hãy cảnh giác - Cây bút phù thủy

Hà Nội: Xuất hiện bút "phù thủy" khiến ngân hàng, tín dụng đen "bốc hơi" bạc tỷ

“Hình dáng, kích thước và cách sử dụng không khác gì những chiếc bút bi bình thường, nhưng nó là loại bút có thể xóa sạch những gì đã viết ra mà không để lại một dấu vết nào trên giấy hoặc bất cứ chất liệu gì. Sau 6h-24h, mực sẽ tự động bay hết màu, trở lại ban đầu như chưa viết”.

Cũng theo chị Tâm, người buôn bán mặt hàng này giới thiệu, tùy vào mục đích sử dụng, nhưng dân vay nợ, lừa đảo rất chuộng hàng này. Hiện mặt hàng này có mặt tại nhiều điểm bán ngầm, nhưng cửa hàng chị cung cấp hàng tốt và chuẩn nhất. Nếu muốn chị cung cấp bao nhiêu cũng được.

Săn lùng cây bút “độc”

Qua lời giới thiệu, chúng tôi tìm đến địa chỉ 22/196 Cầu Giấy (Hà Nội) gặp chủ cung cấp mặt hàng này. Nhìn qua loa khuôn mặt, thấy tin tưởng, chị lôi từ trong tủ ra đống hộp lớn đựng nhưng cây bút độc đáo và độc hại này.
Sau khi kiểm định hiệu quả như giới thiệu, chúng tôi chấp nhận bỏ ra 300.000 mua một chiếc
Để chứng minh tính hiệu quả, chị yêu cầu chúng tôi đưa một tờ giấy và cho mượn bút ký tên mình lên đó và sẵn sàng nhận đặt cọc, hẹn khi nào mực bay hết thì quay lại lấy bút.

Theo như chị nói: “Để các em yên tâm thôi, chứ chưa ai chê loại bút này đâu. Hàng này độc lắm, các chú sử dụng hiệu quả thì cứ giới thiệu. Hình dáng, kích thước và cách sử dụng không khác gì những chiếc bút bi bình thường, nhưng nó là loại bút có thể xóa sạch những gì đã viết ra mà không để lại một dấu vết nào trên giấy hoặc bất cứ chất liệu gì. Sau 6h-24h, mực sẽ tự động bay hết màu, trở lại ban đầu như chưa viết”.

Như đã hẹn trước, chúng tôi lần tìm tới địa chỉ số 5 (ngõ 155, Đống Đa, HN). Vì gọi điện đặt hàng trước nên tới cửa hàng tôi được chào mời rất nhiệt tình. Chị H, chủ cửa hàng kéo tay tôi vào trong và lấy đưa cho tôi một cây bút không khác so với cây bút bi thông thường là mấy.

Chỉ vào cây bút chị thao thao: “Nó đây. Đúng như ý em nhé. Giá chỉ có 300.000 đồng thôi. Giờ mua hiếm lắm đấy. Tụi chị nhập về bao nhiêu là khách lấy hết luôn. Em hẹn trước mới có đấy”.

Trước khi nhận tiền tôi đưa, chị rào khéo một câu: “Chị chỉ bán hàng thôi chứ không chịu trách nhiệm về mục đích sử dụng của bọn em đâu đấy nhé. Có giời mà phân biệ được vì hình dáng, kích thước và cách sử dụng của chiếc bút ma thuật này không khác gì những cây bút bình thường. Nhưng tụi em sẽ ngạc nhiên sau 24h, bút có thể xóa sạch những gì đã viết ra mà không để lại một dấu vết nào luôn”.

Sau vài câu chuyện lân la, chị H rỉ tai, phần lớn người mua loại bút bay mực này dân chuyên cầm đồ, liên quan đến vay nặng lãi. Nói chung là những người làm ăn không chính đáng”.

Tiếp tục hành trình, chúng tôi sang một địa chỉ khác trên đường Cầu Giấy (Hà Nội). Mặt hàng này tại đây khá phong phú cả về giá cả và nguồn gốc, nhưng đa phần là hàng Trung Quốc.

Anh Quảng nhân viên cửa hàng chào mời: “Lấy loại tốt mà dùng e ạ. Tiền nào của lấy. Loại HongKong là 500k, viết sau 6h là mất dấu luôn. Còn hàng Trung Quốc thì phải từ 18-24h mời biến mất được”.

Bốc hơi cả bạc tỷ trong nháy mắt

Qua tìm hiểu được biết cây “bút ma thuật” có xuất xứ từ Trung Quốc và đã trở thành công cụ đắc lực của các tội phạm lừa đảo thông qua các hợp đồng tín dụng với ngân hàng và cho vay nặng lãi.

Tùy theo chất liệu, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ viết, chữ viết sẽ biến mất trong vòng từ 15phút đến 2 ngày mà không để lại bất cứ dấu vết gì. Loại mực trong bút này được chế tạo từ một chất đặc biệt, khi kết hợp với không khí sẽ xảy ra phản ứng hóa học làm chữ bay hơi, mất màu.

Theo chị Bình, một hộ kinh doanh tín dụng đen tại Hải Dương, người mới đây ăn phải cú lừa ngoạn mục từ loại bút này và đành ngậm ngùi chấp nhận mất số tiền lớn vì chẳng có bằng chứng nào trong tay.

Vì bất cẩn, nhiều đầu mối tín dụng đen, nhân viên ngân hàng mất bạc tỷ trong nháy mắt

Chị Bình cho biết: “Do chỗ thân quen giới thiệu, mình có cho một người tên Nam ở huyện Kim Thành (Hải Dương) vay số tiền gần 500 triệu. Có giấy viết tay, chữ ký hẳn hoi. Tối hôm sau kiểm tra lại giấy tờ, giật mình, toát mồ hôi thấy giấy tờ vay trắng toát. Hoảng hốt gọi điện cho mấy chị bạn trong ngân hàng thì mới biết đã ăn phải bút “độc” của chúng nó”.

Ngành ngân hàng là mục tiêu số một để dân lừa đảo sử dụng loại bút này. Tuy đã được chỉ đạo kín đáo, nhưng không ít nhân viên chỉ vì bất cần đành ngậm ngùi nếm trái đắng.

Một nhân viên ngân hàng Agribank có chi nhánh tại Hà Nội cho biết: “Chúng tôi mới đây đã nhận được chỉ đạo của lãnh đạo ngành ngân hàng, không sử dụng bút của các cá nhân sử dụng các gói tín dụng để tránh gặp loại bút “độc” này. Tuy nhiên mới đây, một chị trong chi nhánh vẫn gặp phải. Đành bỏ tiền ra đền vào đó”.

Chưa khỏi bàng hoàng, anh N.T.A, chủ một tiệm cầm đồ lớn tại TP. Hải Phòng cho biết: “Ngay sáng sớm, thấy khách mang chiếc ôtô vào cầm, mình thản nhiên viết giấy vay tiền và cho ký, rồi cất vào tủ. Chiều thấy vị khách quay lại, lấy xe, yêu cầu lấy giấy vay để hủy, nhưng lục tung kệp tài liệu ra chỉ thấy tờ giấy trắng. Chẳng biết làm thế nào, đành chấp nhận mất nửa số tiền đó. Hỏi ra mới biết mình ăn phải bút độc”.

Theo Người đưa tin

Phần nhận xét hiển thị trên trang