Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Tin văn hóa :


"Bụi đời chợ Lớn" đã phạm luật như thế nào?

 - Công ty Chánh Phương đã vi phạm Luật Điện ảnh khi tiến hành sản xuất bộ phim mà không trình thẩm định lại kịch bản theo yêu cầu của cơ quan quản lý.
CÁC TIN LIÊN QUAN
bụi đời chợ lớn, kiểm duyệt, bạo lực, phim
TS Ngô Phương Lan - Cục trưởng Cục Điện ảnh và NBK Hồng Ngát, thành viên Hội đồng thẩm định phim  trong cuộc tiếp xúc báo giới chiều 11/4. 
Đây là một trong những điểm đáng chú ý nhất trong thông báo về một số vi phạm trong quy trình sản xuất, quảng bá của nhà sản xuất đối với bộ phim truyện "Bụi đời chợ Lớn" khi chưa được cấp phép phổ biến mà Cục Điện ảnh vừa ban hành ngày 11/4. Ngoài ra, bộ phim này vẫn tiến hành sản xuất mà không tuân thủ những yêu cầu của Hội đồng thẩm định phim cũng như thông báo ngày ra rạp khi còn chưa được cấp phép phổ biến.
Nhà sản xuất phớt lờ yêu cầu của Cục Điện ảnh
Liên quan đến diễn biến sự việc này, ngày 1/4, nhà phát hành của bộ phim bất ngờ đưa ra thông báo "Bụi đời chợ Lớn" s lùi lịch phát hành do phải chỉnh sửa lại một số cảnh quay theo yêu cầu của Hội đồng duyệt. Việc bộ phim này ách lại cửa kiểm duyệt một lần nữa lại xới lên vấn đề kiểm duyệt phim tại Việt Nam vốn được hâm nóng từ năm ngoái khi hai bộ phim Bẫy cấp 3 (VN) và Hunger Games (Mỹ) không được cấp phép phổ biến.
Nhiều ý kiến tranh luận của nhà sản xuất, giới làm phim, thậm chí là khán giả đã nổ ra xung quanh việc "Bụi đời chợ Lớn" chưa thể ra rạp cũng như vấn đề kiểm duyệt phim tại VN. Tuy nhiên, các thành viên Hội đồng duyệt và lãnh đạo Cục Điện ảnh đều từ chối đưa ra thông tin bình luận về bộ phim này suốt những ngày qua vớilý do chưa phải thời điểm phù hợp để lên tiếng.
bụi đời chợ lớn, kiểm duyệt, bạo lực, phim
"Bụi đời chợ Lớn"được cho là có quá nhiều cảnh bạo lực, chém giết.
Song, trước những thông tin dồn dập trên báo chí liên quan đến "Bụi đời chợ Lớn"  và công tác kiểm duyệt phim, chiều 11/4, lãnh đạo Cục Điện ảnh trong đó có TS Ngô Phương Lan - Cục trưởng, ông Đỗ Duy Anh - Cục phó phụ trách nghệ thuật và nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát - 1 trong 9 thành viên Hội đồng thẩm định phim đã có cuộc gặp đột xuất một số đại diện của các cơ quan báo chí để làm rõ hơn những thông tin xung quanh vấn đề kiểm duyệt bộ phim "Bụi đời chợ Lớn" vốn tạo nên nhiều dư luận trong những ngày qua.
Theo thông tin từ Cục Điện ảnh thì ngày 26/10/2012, Cục Điện ảnh đã có văn bản giám định kịch bản phim truyện "Bụi đời chợ Lớn" trả lời công ty Chánh Phương sau khi công ty này gửi Cục hồ sơ đề nghị xin phép hợp tác với đạo diễn Charlie Nguyễn thực hiện bộ phim trên.
Theo giám định kịch bản, Cục yêu cầu Hãng phim cần phải chỉnh sửa kịch bản, cắt bỏ hoặc tiết chế những cảnh thể hiện tính chất bạo lực gây hoảng loạn, ghê sợ hoặc phản cảm, loại bỏ một số lời thoại thô tục hoặc có tính chất kích động bạo lực... để tránh vi phạm Luật Điện ảnh.
Cục Điện ảnh cũng đã khuyến cáo nhà sản xuất không đưa vào phim cảnh các băng đảng xã hội đen ngang nhiên hoành hành, dàn trận thanh toán nhau đẫm máu bằng dao, lưỡi lê trên nhiều đường phố, trong các ngõ hẻm ở TP.HCM mà tuyệtnhiên không có sự xuất hiện hay can thiệp của bất cứ một lực lượng xã hội nào vìđiều này không đúng với bản chất cuộc sống của thành phố.
Cục Điện ảnh đã kết luận: Đề nghị công ty Chánh Phương và tác giả tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa kỹ kịch bản và trình Cục điện ảnh thẩm định lại trước khi đưa vào sản xuất. Bất chấp khuyến cáo trên, công ty Chánh Phương vẫn tiến hành sản xuất bộ phim mà không trình thẩm định lại kịch bản theo yêu cầu của Cục Điện ảnh. Ngày 19/3 vừa qua, Hội đồng duyệt đã thẩm định "Bụi đời chợ Lớn".
Sau khi xem phim Hội đồng khẳng định bộ phim thể hiện nhiều cảnh các băng nhóm xã hội đen dàn trận ngang nhiên, chém giết không ghê tay, hỗn loạn bằng dao, kiếm, mã tấu... máu me vương vãi khắp nơi mà không hề có sự can thiệp của chính quyền, người dân hay bất kỳ lực lượng xã hội nào. Đây là những nội dung đã được Cục Điện ảnh khuyến cáo trước đó nhưng không được nhà sản xuất tiếp thu.
Do vậy Hội đồng đánh giá những hình ảnh nói trên cùng với âm thanh trong phim gây kích động bạo lực đối với người xem và phản ánh không trung thực hiện thực xã hội VN cũng như đời sống của nhân dân TP.HCM. Do có quá nhiều cảnh bạo lực, phản ánh sai lệch hiện thực, bộ phim được cho là đã vi phạm những điều cấm của Luật điện ảnh và chưa thể được cấp phép phổ biến.
Ngày 22/3, Cục Điện ảnh tiếp tục gửi công văn yêu cầu nhà sản xuất nghiêm túc sửa chữa bộ phim theo tinh thần Giám định kịch bản để trình thẩm định lại. 
Mt nửa hội đồng duyệt không đồng ý cho phim ra rạp
Trước những phản hồi của các nhà làm phim trên mạng xã hội cũng như báo chí vừa qua, ngày 9/4, Cục Điện ảnh tiếp tục gửi công văn yêu cầu nhà sản xuất chấp hành pháp luật trong sản xuất và trình duyệt phim. Được biết, ngày 10/4, công ty Chánh Phương và Thiên Ngân đã gửi công văn nhận sai sót và khuyết điểm và cam kết sửa chữa bộ phim theo đúng yêu cầu của Hội đồng.
TS Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục Điện ảnh cũng cho biết việc nhà sản xuất có sửa chữa kịp hay không không phải việc của Cục Điện ảnh. Hội đồng thẩm định phim và Cục cũng không có nghĩa vụ phải chỉ ra cho nhà sản xuất phải chỉnh sửa cảnh nào và chỉnh sửa ra sao.
bụi đời chợ lớn, kiểm duyệt, bạo lực, phim
Cuộc gặp thu hút sự quan tâm của nhiều nhà báo chuyên về mảng điện ảnh tại HN.
Trong cuộc tiếp xúc với báo chí chiều 11/4, NBK Nguyễn Thị Hồng Ngát đã đọc biên bản thẩm định phim "Bụi đời chợ Lớn" của Hội đồng duyệt. Bà cho biết có 4/8 thành viên hội đồng có mặt trong buổi duyệt đề nghị nhà sản xuất sửa chữa lại, 4/8 thành viên kiên quyết không đồng ý cho phim được phổ biến.
Bà Ngát cũng cho hay đáng lẽ với vai trò của Hội đồng chỉ cần duyệt một bộ phim được hoặc không được nhưng các bộ phim Việt khi trình duyệt đã rất được ưu ái, Hội đồng còn chấp nhận xem cả những phim bán thành phẩm, thậm chí chưa hòa âm để tránh cho nhà sản xuất đỡ tốn kém ở khâu chỉnh sửa hậu kỳ. "Nếu cần chỉnh sửa để cứu phim thì hội đồng chân thành góp ý kiến, để không vì 1 chi tiết nhỏ để bỏ một bộ phim lớn", bà nói.
Tại cuộc gặp này TS Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục Điện ảnh đã trả lời các câu hỏi liên quan đến bộ phim cũng như vấn đề kiểm duyệt phim. Trước câu hỏi Việt Nam có nên phân loại phim như các nước đã làm, TS Ngô Phương Lan cho biết mỗi nước có cách phân loại phim riêng và ở VN, với đặc thù riêng, việc kiểm duyệt phim phải tuân theo Luật Điện ảnh nên hiện chỉ phân loại phim cấm khán giả dưới 16 tuổi. Mặc dù vậy Cục Điện ảnh ghi nhận và cân nhắc các ý kiến xung quanh việc thay đổi phân loại phim. 
Hạnh Phương


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Luật sư làm thơ hay phết:


HẾT BUỒN LẠI CHÁN !


                                                              * MINH TÂM 
"Nỗi buồn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi"

NẶNG - NHẸ
/Cảm tác về hai vụ án…/
Nặng kia như núi đá
Nhẹ đây tựa bông hồng
Giữa hai chiều nặng - nhẹ
Oằn một đòn gánh cong
Ồ, hóa ra người gánh
Chẳng cất nổi chân mình
Cứ thế trồng cây chuối
... Nhìn, ngẫm mà phát kinh.
Qua hai chiều nặng - nhẹ
Còn đọng lại điều gì ?
"Nỗi buồn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi"

Hi... hi...

NÓI XẤU
/Cảm tác nhân đọc một bài báo/.
Muốn người ta không nói xấu
Thì mình đừng xấu, thế thôi
Đã xấu lại còn che giấu
Không nói, xấu cũng lộ rồi
Khi bị người đời nói xấu
Là họ muốn mình tốt lên
... Vậy có chi mà sợ hãi
Rồi tức, nổi khùng nổi điên.
Một khi mà mình đã tốt
Mặc ai tìm bọ bới bèo
Ta cứ đàng hoàng minh bạch
Nhân tình ngả mũ đi theo...



NÓI – KHÔNG NÓI

Có những điều muốn nói
Lại không được nói ra
Đọng lại như trái núi
Làm nặng cả sơn hà.
Những điều không muốn nói
Lại phải nói thật hay
Thành ngôn từ lấp lánh
Vút lên cùng gió mây.
... Thôi, nói bằng im lặng
Cứ như phỗng đang thiền
Giữa ồn ào chợ búa
Sẽ thấy mình lên tiên.


HIẾP PHÁP
/Sao lại biến HIẾN thành HIẾP thế, hả giời?/
HIẾN PHÁP thành HIẾP PHÁP
Hàng chục báo bị nhầm
Khổ cho bản Dự thảo
Tự nhiên có mùi DÂM
Nào chỉ một TIỀN PHONG
Hàng chục tờ như thế
Toàn các bà, các ông
... Mà ham vui đáo để.
Phải do lỗi kỹ thuật
Người đánh máy vô tình
Nhìn lại trên bàn phím
Nhầm sao được, hả mình?
Gần cuối tuần mệt mỏi
Tự nhiên có niềm vui
HIẾN PHÁP thành HIẾP PHÁP
Cũng bớt chút ngậm ngùi !
Vui hỉ...


THẾ THÁI NHÂN TÌNH
/Nghĩ chuyện nhân tình thế thái, 
tức cảnh viết mấy câu/.

Lặng ngồi nhả những lông bông
Nhấp ly trà nóng thổi cong vỉa hè
Với tay nhặt mấy câu vè
Cợt đùa cả chục lão nghè phát kinh
Người đời giờ khoái tâm linh
Miệng Nam mô, bụng chằn tinh, gớm à
Chật đường rặt những hồn ma
... Khua chiêng gõ mõ, đập va bóng người
Nghĩ thương mấy kẻ xu thời
Tư duy chín bỏ làm mười, trổ hoa
Sáng lân, chiều lết, tối la
Giọng khàn vẫn khoái ê a một điều
chán thật !!!


CHÁN 
Tự dưng mình thấy chán mình
Chán cho thế thái nhân tình hôm nay
Chán đây tích đã bao ngày
Ních cho một bụng căng đầy…
Chán ơi !
Chắp tay vái hỏi ông giời
Bao giờ hết chán cho tôi nhẹ lòng?
Trời cười : - Đừng có viển vông
Mày mà hết chán thì ông…
Chết liền !
T.p HCM, 4-2013
Luật sư N.T.T
[ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ]


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Xem tot xau


Lịch tam tài cập nhật

HUNG CÁT NÊN BIẾT
CHỦ NHẬT, 14/4/2013 (5/3 ÂL)

Chủ Nhật, Ngày 14 tháng 4 năm 2013, nhằm ngày 5/3 Quý Tỵ, ngày Can-Chi: Canh Tuất. Theo lịch Dịch học là ngày Thủy, cung Khảm, phương chính Bắc, hành Thủy, thuộc con trai thứ, quản việc Giao tiếp/ Kết nối. Lợi người Mộc, người Thổ, bình hòa người Thủy, vất vả người Kim, khó khăn người Hỏa.
Ngày này, các việc thuộc Sinh/ Dưỡng/ Tự trọng, các việc thuộc Sinh tồn/ Sinh lý và các việc thuộc Giao tiếp/ Kết nối, đều nên làm mà lợi lạc.
Ngày này, Nên: Cưới gả, khai trương, Làm việc thiện, cầu phúc đức, cầu an, cầu tài.
Ngày này nên xem xét kiêng tránh các việc trọng, đặc biệt các việc Động thổ, xây cất, khai trương, ký kết hợp đồng, vay mượn thế chấp.


Thứ Hai, Ngày 15 tháng 4 năm 2013, nhằm ngày 6/3 Quý Tỵ, ngày Can-Chi: Tân Hợi. Theo lịch Dịch học là ngày Sơn, cung Cấn, phương Đông Bắc, hành Thổ, thuộc con trai út, quản việc Sinh tồn/ Sinh lý. Lợi người Kim, người Mộc, bình hòa người Thổ, vất vả người Hỏa, khó khăn người Thủy.
Ngày này, các việc thuộc An toàn (tiền và pháp luật), các việc thuộc Sinh/ Dưỡng/ Tự trọng và các việc thuộc Sinh tồn/ Sinh lý, đều nên làm mà lợi lạc. Cụ thể nên: Khai trương, giao dịch, cầu tài lộc.
Ngày này các việc: Cưới gả, động thổ xây cất, khai trương, an táng, ký kết, nên xem xét kiêng tránh.


Thứ Ba, Ngày 16 tháng 4 năm 2013, nhằm ngày 7/3 Quý Tỵ, ngày Can-Chi: Nhâm Tý. Theo lịch Dịch học là ngày Địa, cung  Khôn, phương Tây Nam, hành Thổ, thuộc Mẹ, quản việc Hôn nhân/ Gia đình/ Điền trạch. Lợi người Kim, người Mộc, bình hòa người Thổ, vất vả người Hỏa, khó khăn người Thủy.
Ngày này, các việc thuộc An toàn (tiền và pháp luật), các việc thuộc Sinh/ Dưỡng/ Tự trọng và các việc thuộc Sinh tồn/ Sinh lý, đều nên làm mà lợi lạc. Cụ thể nên: Khai trương, kết nối giao dịch, ký kết hợp đồng, thu nhận người.
Ngày này các việc: Cưới gả, động thổ xây cất, khai trương, nhập trạch, tranh cãi kiện tụng, nên xem xét kiêng tránh.


Nguyễn Nguyên Bảy


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Yêu câu nói hộ cho mình:



Trần Văn Hạng. Lục bát BỂ DÂU

 

Trần Văn Hạng

  BỂ DÂU


Vọng vang sóng biển rì rào
Gió khua cành liễu lao xao gơi buồn
Thương ai vào cúi ra luồn
Suốt đời khắc khoải cánh chuồn mỏng manh
Thương người nắng sớm chiều hanh
Một mình lặn lội lênh đênh mạn thuyền
Thương hoài khoan nhặt tiếng quyên
Đêm trường vò võ mắt huyền chờ mong
Thương bao thân phận long đong
Năm canh thao thức bên song đợi chờ
Thương sao cánh vạc bơ vơ
Kêu sương thảng thốt bên bờ canh thâu
Thương mình chẳng biết về đâu
Lạc loài trong chốn bể dâu tình người
Nhớ thương vật đổi sao dời
Canh khuya một bóng bên trời gió ngân...
               Trần Văn Hạng
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang


ĐỀ XUẤT ĐỔI TÊN NƯỚC THÀNH VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Đề xuất tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Qua tổng hợp ý kiến người dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp, có thêm phương án mới là lấy lại tên nước thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập.

Ngày 12/4, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trình Thường vụ Quốc hội dự thảo Hiến pháp mới cùng báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến nhân dân. Với nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau, ban soạn thảo để ngỏ bằng cách trình hai phương án.
Cụ thể, Lời nói đầu giờ được diễn đạt theo hai phương án. Trong đó, một phương án ngắn gọn, súc tích, dài không quá 180 chữ, khẳng định quyền lập hiến thuộc về nhân dân. Liên quan đến quyền lập hiến của nhân dân, điều cuối cùng của dự thảo, bên cạnh quy định cũ có thêm phương án mới: “Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành và phải được trưng cầu dân ý”.
Điều 1 dự thảo tiếp thu, bên cạnh cách viết cũ tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, xuất hiện phương án mới, phản ánh chính xác hình thức chính thể và chủ quyền quốc gia về lãnh thổ: “(1) Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. (2) Tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945. Ảnh tư liệu.
Phương án này thể hiện ý kiến nhiều tầng lớp nhân dân, cho rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tên gọi gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên ở Việt Nam, là thành quả của Cách mạng Tháng Tám, đã được long trọng tuyên bố với nhân dân và toàn thế giới qua bản tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc ngày 2/9/1945. Tên gọi ấy được khẳng định trong Hiến pháp 1946, 1959 và chỉ được thay đổi bởi Hiến pháp 1980. Về mặt pháp lý, đến thời điểm này, tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được sử dụng nhiều hơn so với tên nước hiện nay.
Liên quan đến vấn đề thu hồi đất, Điều 58 dự thảo tiếp thu không còn quy định thu hồi đất với cả “dự án phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, bổ sung nguyên tắc “thu hồi, bồi thường phải công khai, minh bạch, công bằng và do luật định”.
Bên cạnh việc làm rõ hơn trách nhiệm của Đảng, quyền giám sát của nhân dân với Đảng, khoản 1 Điều 4 dự thảo mới có thêm phương án diễn đạt khái quát, cô đọng về vai trò lãnh đạo của Đảng: “Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Các nội dung khác thuộc về bản chất, nền tảng tư tưởng của Đảng đã thể hiện đầy đủ trong Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và các văn bản khác, không cần đưa vào Hiến pháp như dự thảo hiện tại. Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho rằng, cách diễn đạt này sẽ giúp Hiến pháp mới ổn định hơn, bền vững hơn, tránh phải sửa đổi 5-10 năm một lần mỗi khi văn kiện Đảng có điều chỉnh mới.
Cũng liên quan đến vấn đề Đảng trong Hiến pháp, dự thảo tiếp thu ở Điều 70 về nghĩa vụ của các lực lượng vũ trang xuất hiện hai phương án mới. Một là giữ nguyên, khẳng định các lực lượng vũ trang phải trung thành, bảo vệ tổ quốc và nhân dân. Phương án khác có thêm chủ thể Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng đứng sau tổ quốc và nhân dân.
Chương II về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dâncũng tiếp thu ý kiến đóng góp phong phú của nhân dân. Theo đó, Điều 15 quy định quyền con người, quyền công dân chỉ có thể “bị hạn chế ở mức độ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp” vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, đạo đức, sức khỏe cộng cồng và chỉ “theo quy định của luật”.
Dự thảo tiếp thu cũng làm rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước và những bảo đảm của Nhà nước để các quyền cơ bản của người dân là hiện thực và khả thi. Chẳng hạn, quyền sống (Điều 21) có thêm phương án bổ sung nội dung: “Hình phạt tử hình cho đến khi chưa được bãi bỏ, chỉ được áp dụng đối với những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do luật định”. Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình (Điều 26) được bổ sung: “Trình tự, thủ tục thực hiện các quyền này do luật định”.
Trong các điều khoản hiến định về quyền con người, nguyên tắc suy đoán vô tội được thể hiện rõ ràng hơn ở Điều 32 dự thảo tiếp thu: “Người bị buộc tội được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
Điều 39 dự thảo tiếp thu thể hiện sự bình đẳng của mọi người trong vấn đề hôn nhân, không phân biệt giới tính khi quy định: “Mọi người đủ tuổi do luật định có quyền kết hôn”. Từ đây mở ra khả năng xem xét, thừa nhận quyền cơ bản cho cả người đồng giới, lưỡng tính, chuyển giới.

Trên cơ sở báo cáo về việc tiếp thu ý kiến nhân dân đóng góp cho Hiến pháp của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ngày 12/4, Thường vụ Quốc hội đã họp, tham gia thêm ý kiến. Vì tính quan trọng của nó, bản dự thảo tiếp thu này sẽ tiếp tục được hoàn thiện, để Ban chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ 7 tới thảo luận, góp ý trước khi đưa ra Quốc hội thảo luận tiếp tại kỳ họp vào cuối tháng 5.
Tinh thần là tất cả vấn đề lớn của Hiến pháp, còn ý kiến khác nhau thì Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng phải đưa ra các phương án khác nhau để toàn Đảng, toàn dân tiếp tục thảo luận cho đến khi Quốc hội quyết định, thông qua Hiến pháp mới tại kỳ họp cuối năm.
Theo Pháp luật TP HCM

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Cảm ơn NS Minh Thu !



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Buồn trông ra chốn quan trường:



Thầy của quan ta

Chúng ta không quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ nên mới dẫn đến tình trạng để cho nó phát triển ngầm của quy luật này, mới sinh ra chạy chức, chạy quyền 
Nhời nói đầu: Thầy PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính của Học viện hành chính Quốc gia - nơi (gần như) chuyên đào tạo ra các quan chức đương quyền hoặc sắp quyền của toàn thể quốc gia ta.
Beo chân chọng chép về blog này một đoạn thầy vừa dạy trên báo Đất Việt, để liu chuyền hậu thế lời vàng ý ngọc của thầy.


Tôi đã nhiều lần đặt câu hỏi cho các lớp học khi tham gia giảng bài ở đó rằng tại sao lại phê phán việc chạy chức chạy quyền. Trên thế giới này chạy chức chạy quyền nhiều chứ (?!). Obama phải ‘chạy’ vào Nhà Trắng, Putin phải ‘chạy’ vào nhà đỏ thì việc chạy vào chức, quyền của Việt Nam cũng là dễ hiểu.
Ai muốn có chức, có quyền và điều này chưa thể khẳng định là xấu. Bản thân tôi cũng từng nói với nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu rằng tôi cũng muốn chạy để có chức. Vào để tôi có cơ hội đóng góp được nhiều hơn. Cho nên đừng nhầm lẫn giữa cái người ta muốn chức với mục tiêu vào chức ấy để lời dụng, kiếm lời cho cá nhân, có hại cho cái chung.
Sở dĩ tôi kể lại câu chuyện này là vì cũng xuất phát từ quan điểm cơ chế thị trường. Chúng ta nói nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường là theo quy luật cơ bản của cơ chế thị trường bởi vì cái gì cũng có quy luật của nó tức là cung cầu, cạnh tranh, giá trị.
Như vậy, trong tổ chức, trong cán bộ cũng phải theo cơ chế thị trường bởi nó không có gì xấu vì vẫn là quan hệ cung cầu.
Thế nhưng, chúng ta không quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ nên mới dẫn đến tình trạng để cho nó phát triển ngầm của quy luật này, mới sinh ra chạy chức, chạy quyền.
Vì chúng ta không thừa nhận nên mới để nó chạy ngầm để rồi phê phán. Thậm chí còn phê phán cả tư tưởng chạy chức, chạy quyền. Thử hỏi trên trái đất này có ai không muốn chức quyền(?!). Chúng ta đừng nhầm lẫn khi làm yếu kém rồi quy kết ngược trở lại như vậy.
Nếu chúng ta thừa nhận cơ chế thị trường thì chính những người làm quản lý lãnh đạo phải chủ động thiết lập theo luật định cho nó chạy. Chạy công khai thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được. Nếu đụng vào luật thì sẽ xử lý và sẽ không có những khoản ngầm chảy vào túi ai hết. 
P/S: Bà là bà mách với đám học trò thầy, chúng nó tinh quan to, chúng nó sẽ bắt bỏ tù, bắt vào trại tâm thần đứa nào dám cười thầy chúng nó đấy. 

B ẹo

PGS.TS Nguyễn Hữu Tri:
’Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền’
(ĐVO) - Nếu chúng ta thừa nhận cơ chế thị trường, những người làm quản lý lãnh đạo phải chủ động thiết lập theo luật định chuyện chạy chức, quyền. Chạy công khai thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được. Nếu đụng vào luật thì sẽ xử lý và sẽ không có những khoản ngầm chảy vào túi ai hết.
PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia chia sẻ với Đất Việt về chuyện chạy công chức, chạy quyền.
Chạy công khai, tiền nổi, Nhà nước quản lý được
PV: - Là người có nhiều năm nghiên cứu về hành chính và là trưởng ban chấm thi nâng ngạch công chức chắc ông hiểu rõ bản chất của sự việc ‘chạy' công chức mới đây ông Trần Trọng Dực, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội có nêu. Ông có bình luận gì về câu chuyện này?
PGS.TS Nguyễn Hữu Tri: - Tôi đã nhiều lần đặt câu hỏi cho các lớp học khi tham gia giảng bài ở đó rằng tại sao lại phê phán việc chạy chức chạy quyền. Trên thế giới này chạy chức chạy quyền nhiều chứ (?!). Obama phải ‘chạy’ vào Nhà Trắng, Putin phải ‘chạy’ vào nhà đỏ thì việc chạy vào chức, quyền của Việt Nam cũng là dễ hiểu.
Ai muốn có chức, có quyền và điều này chưa thể khẳng định là xấu. Bản thân tôi cũng từng nói với nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu rằng tôi cũng muốn chạy để có chức. Vào để tôi có cơ hội đóng góp được nhiều hơn. Cho nên đừng nhầm lẫn giữa cái người ta muốn chức với mục tiêu vào chức ấy để lời dụng, kiếm lời cho cá nhân, có hại cho cái chung.
Sở dĩ tôi kể lại câu chuyện này là vì cũng xuất phát từ quan điểm cơ chế thị trường. Chúng ta nói nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường là theo quy luật cơ bản của cơ chế thị trường bởi vì cái gì cũng có quy luật của nó tức là cung cầu, cạnh tranh, giá trị.
Điều mà tôi băn khoăn, cơ chế thị trường đã được vận dụng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế, vậy nó có được vận dụng trong các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội hay không. Câu trả lời là có.

Như vậy, trong tổ chức, trong cán bộ cũng phải theo cơ chế thị trường bởi nó không có gì xấu vì vẫn là quan hệ cung cầu.
Thế nhưng, chúng ta không quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ nên mới dẫn đến tình trạng để cho nó phát triển ngầm của quy luật này, mới sinh ra chạy chức, chạy quyền.
Vì chúng ta không thừa nhận nên mới để nó chạy ngầm để rồi phê phán. Thậm chí còn phê phán cả tư tưởng chạy chức, chạy quyền. Thử hỏi trên trái đất này có ai không muốn chức quyền(?!). Chúng ta đừng nhầm lẫn khi làm yếu kém rồi quy kết ngược trở lại như vậy.
Nếu chúng ta thừa nhận cơ chế thị trường thì chính những người làm quản lý lãnh đạo phải chủ động thiết lập theo luật định cho nó chạy. Chạy công khai thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được. Nếu đụng vào luật thì sẽ xử lý và sẽ không có những khoản ngầm chảy vào túi ai hết.
Tức là nếu tạo ra được cái khung khuôn khổ pháp lý thì cứ thế làm theo. Bầu cử cũng là cạnh tranh, thi cũng là cạnh tranh nhưng nếu đảm bảo một cuộc thi công khai theo quy chế luật định thì nếu phạm vào sẽ bị xử lý.
Chúng ta không quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ nên mới dẫn đến tình trạng để cho nó phát triển ngầm của quy luật này, mới sinh ra chạy chức, chạy quyền
Chúng ta không quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ nên mới dẫn đến tình trạng để cho nó phát triển ngầm của quy luật này, mới sinh ra chạy chức, chạy quyền. ảnh: Bích Ngọc
PV: - Đành rằng đồng ý với quan điểm của tiến sĩ đưa ra rằng sẽ công khai để cho số tiền ‘chạy’ chức nổi lên dễ kiểm soát nhưng còn chất lượng cán bộ sẽ ‘đo’ như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Hữu Tri: - Nếu công khai thì sẽ kiểm soát được. Chính những người tổ chức hiểu điều này, nhưng biết đâu để ngầm thì họ sẽ có lợi cho cá nhân hơn. Cũng như ở các trường, chuyện mua bán bằng cấp, phải có người bán mới có kẻ mua.
Án tại hồ sơ – không tìm được dấu vết
PV: - Nhưng thưa ông, hiện công chức lương rất thấp và chịu nhiều sự bó buộc bởi các quy định. Vậy công khai chuyện phải ‘chạy’ tiền rồi kiểm soát cả chất lượng. Vào được vị trí đó rồi, họ làm gì để ‘thu hồi vốn’?
PGS.TS Nguyễn Hữu Tri: - Tôi xin đưa một ví dụ, dựa trên quan hệ cung – cầu, tôi cần một trưởng phòng. Cung có 5 người muốn được vào vị trí đó, nhưng nếu là 10 người muốn thì cạnh tranh phải khốc liệt hơn. Nhưng nếu ai được thì giá trị sẽ phải lớn hơn.
Khái niệm giá trị ở đây không phải chỉ là tiền, nó có thể là tinh thần, tình cảm, chính trị xã hội… trong các mối quan hệ sẽ bao hàm lợi ích. Vậy thì quy luật giá trị ở đây thực chất là thực hiện cái lợi ích. Trong điều kiện đó, nếu chúng ta hiểu điều đó, tất cả những cơ chế chính sách của chúng ta phải theo nó.
Có một điều phải bàn ở đây để thấy rõ hơn chuyện ‘chạy’ vào biên chế. Dù rằng trong Nghị quyết của Trung ương thì nói rằng các vị trí lãnh đạo có lên có xuống, có vào có ra nhưng thực tiễn không có ai kiên quyết làm điều này. Không thiết lập cơ chế để xác định rõ điều này nên ở ta đã vào biên chế là không có ra, đã lên cao là không xuống thấp.
Ví dụ một anh Bí thư đảng ủy xã rất giỏi, thậm chí là xã anh hùng, trong một nhiệm kỳ huyện Đảng bộ, anh này được bầu vào làm thường vụ huyện ủy, trúng phó Bí thư huyện ủy. Trong một nhiệm kỳ, anh này được phân công làm chủ tịch UBND huyện. Khi đó anh ta đi học bồi dưỡng làm chủ tịch khoảng 2-3 tháng nhưng về làm không được.
Vài năm sau, anh ta không được bầu vào thường vụ huyện ủy và chắc chắn không được làm Chủ tịch UBND huyện. Thế nhưng, cái ngược đời ở đây vì anh ra đang ở mức lương chủ tịch đang rất cao, tuổi lại ở chừng 45, không thể hạ xuống thấp và không biết đưa anh này đi đâu.
Lúc này buộc phải sắp xếp anh ta lên trưởng, phó ban trên tỉnh. Trượt ở tỉnh thì lại đưa lên Trung ương.
Suốt mấy chục năm nay, tình trạng này diễn ra khiến chất lượng bộ máy của chúng ta cứ thấp dần đều.
Cộng với tâm lý một ông trưởng phòng sẽ không bao giờ chọn một ông phó giỏi hơn mình. Tương tự, ông phó phòng lại chọn người dưới quyền kém hơn mình nữa. Như vậy nếu lên sơ đồ thì sẽ thấy chất lượng cứ giảm dần.
Từng là trưởng ban chấm thi nâng ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, tôi hiểu rất rõ điều này. Khi chấm thi, hỏi tôi thấy rất rõ chất lượng đội ngũ cán bộ công chức như thế nào và kiến thức họ ra sao.
PV: - Những phân tích của ông đang thừa nhận việc chạy công chức là có thật. Nghĩa là ông đồng ý với ý kiến mà ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, nêu là có thật. Vậy theo ông tại sao có tới 3 đoàn thanh tra mà không phát hiện được ‘dấu vết’ của câu chuyện này?
PGS.TS Nguyễn Hữu Tri: - Làm sao mà phát hiện được?. Nguyên tắc là án tại hồ sơ nên làm sao đoàn thanh tra tìm được văn bản nào hay bằng chứng nào để nói lên điều này. Trừ những trường hợp bắt quả tang.
Câu chuyện này tạo ra dư luận xã hội mà không có chuẩn mực nào để xác định được nên rất khó. Nhưng trách nhiệm của cơ quan quản lý là phải có câu trả lời rõ ràng cho xã hội.
Hiện tôi cho rằng bộ máy khá tắc trách. Khi những người trong cuộc cấu kết với nhau rồi thì chỉ những người trong cuộc biết với nhau thôi, còn người ngoài cuộc bó tay. Trừ khi cố tình lừa một vụ để làm điểm.
Trong khâu tổ chức, làm đi đã khó, làm lại còn khó hơn. Tình trạng này còn nhiều việc không thể xử lý được.
Tôi khẳng định không thể tìm được gì vì lấy đâu ra chuyện giấy trắng mực đen.
Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Ông Trần Trọng Dực: Chạy công chức, cứ để sau này...

Bích Ngọc (thực hiện)

Phần nhận xét hiển thị trên trang