Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Luật sư làm thơ hay phết:


HẾT BUỒN LẠI CHÁN !


                                                              * MINH TÂM 
"Nỗi buồn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi"

NẶNG - NHẸ
/Cảm tác về hai vụ án…/
Nặng kia như núi đá
Nhẹ đây tựa bông hồng
Giữa hai chiều nặng - nhẹ
Oằn một đòn gánh cong
Ồ, hóa ra người gánh
Chẳng cất nổi chân mình
Cứ thế trồng cây chuối
... Nhìn, ngẫm mà phát kinh.
Qua hai chiều nặng - nhẹ
Còn đọng lại điều gì ?
"Nỗi buồn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi"

Hi... hi...

NÓI XẤU
/Cảm tác nhân đọc một bài báo/.
Muốn người ta không nói xấu
Thì mình đừng xấu, thế thôi
Đã xấu lại còn che giấu
Không nói, xấu cũng lộ rồi
Khi bị người đời nói xấu
Là họ muốn mình tốt lên
... Vậy có chi mà sợ hãi
Rồi tức, nổi khùng nổi điên.
Một khi mà mình đã tốt
Mặc ai tìm bọ bới bèo
Ta cứ đàng hoàng minh bạch
Nhân tình ngả mũ đi theo...



NÓI – KHÔNG NÓI

Có những điều muốn nói
Lại không được nói ra
Đọng lại như trái núi
Làm nặng cả sơn hà.
Những điều không muốn nói
Lại phải nói thật hay
Thành ngôn từ lấp lánh
Vút lên cùng gió mây.
... Thôi, nói bằng im lặng
Cứ như phỗng đang thiền
Giữa ồn ào chợ búa
Sẽ thấy mình lên tiên.


HIẾP PHÁP
/Sao lại biến HIẾN thành HIẾP thế, hả giời?/
HIẾN PHÁP thành HIẾP PHÁP
Hàng chục báo bị nhầm
Khổ cho bản Dự thảo
Tự nhiên có mùi DÂM
Nào chỉ một TIỀN PHONG
Hàng chục tờ như thế
Toàn các bà, các ông
... Mà ham vui đáo để.
Phải do lỗi kỹ thuật
Người đánh máy vô tình
Nhìn lại trên bàn phím
Nhầm sao được, hả mình?
Gần cuối tuần mệt mỏi
Tự nhiên có niềm vui
HIẾN PHÁP thành HIẾP PHÁP
Cũng bớt chút ngậm ngùi !
Vui hỉ...


THẾ THÁI NHÂN TÌNH
/Nghĩ chuyện nhân tình thế thái, 
tức cảnh viết mấy câu/.

Lặng ngồi nhả những lông bông
Nhấp ly trà nóng thổi cong vỉa hè
Với tay nhặt mấy câu vè
Cợt đùa cả chục lão nghè phát kinh
Người đời giờ khoái tâm linh
Miệng Nam mô, bụng chằn tinh, gớm à
Chật đường rặt những hồn ma
... Khua chiêng gõ mõ, đập va bóng người
Nghĩ thương mấy kẻ xu thời
Tư duy chín bỏ làm mười, trổ hoa
Sáng lân, chiều lết, tối la
Giọng khàn vẫn khoái ê a một điều
chán thật !!!


CHÁN 
Tự dưng mình thấy chán mình
Chán cho thế thái nhân tình hôm nay
Chán đây tích đã bao ngày
Ních cho một bụng căng đầy…
Chán ơi !
Chắp tay vái hỏi ông giời
Bao giờ hết chán cho tôi nhẹ lòng?
Trời cười : - Đừng có viển vông
Mày mà hết chán thì ông…
Chết liền !
T.p HCM, 4-2013
Luật sư N.T.T
[ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ]


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Xem tot xau


Lịch tam tài cập nhật

HUNG CÁT NÊN BIẾT
CHỦ NHẬT, 14/4/2013 (5/3 ÂL)

Chủ Nhật, Ngày 14 tháng 4 năm 2013, nhằm ngày 5/3 Quý Tỵ, ngày Can-Chi: Canh Tuất. Theo lịch Dịch học là ngày Thủy, cung Khảm, phương chính Bắc, hành Thủy, thuộc con trai thứ, quản việc Giao tiếp/ Kết nối. Lợi người Mộc, người Thổ, bình hòa người Thủy, vất vả người Kim, khó khăn người Hỏa.
Ngày này, các việc thuộc Sinh/ Dưỡng/ Tự trọng, các việc thuộc Sinh tồn/ Sinh lý và các việc thuộc Giao tiếp/ Kết nối, đều nên làm mà lợi lạc.
Ngày này, Nên: Cưới gả, khai trương, Làm việc thiện, cầu phúc đức, cầu an, cầu tài.
Ngày này nên xem xét kiêng tránh các việc trọng, đặc biệt các việc Động thổ, xây cất, khai trương, ký kết hợp đồng, vay mượn thế chấp.


Thứ Hai, Ngày 15 tháng 4 năm 2013, nhằm ngày 6/3 Quý Tỵ, ngày Can-Chi: Tân Hợi. Theo lịch Dịch học là ngày Sơn, cung Cấn, phương Đông Bắc, hành Thổ, thuộc con trai út, quản việc Sinh tồn/ Sinh lý. Lợi người Kim, người Mộc, bình hòa người Thổ, vất vả người Hỏa, khó khăn người Thủy.
Ngày này, các việc thuộc An toàn (tiền và pháp luật), các việc thuộc Sinh/ Dưỡng/ Tự trọng và các việc thuộc Sinh tồn/ Sinh lý, đều nên làm mà lợi lạc. Cụ thể nên: Khai trương, giao dịch, cầu tài lộc.
Ngày này các việc: Cưới gả, động thổ xây cất, khai trương, an táng, ký kết, nên xem xét kiêng tránh.


Thứ Ba, Ngày 16 tháng 4 năm 2013, nhằm ngày 7/3 Quý Tỵ, ngày Can-Chi: Nhâm Tý. Theo lịch Dịch học là ngày Địa, cung  Khôn, phương Tây Nam, hành Thổ, thuộc Mẹ, quản việc Hôn nhân/ Gia đình/ Điền trạch. Lợi người Kim, người Mộc, bình hòa người Thổ, vất vả người Hỏa, khó khăn người Thủy.
Ngày này, các việc thuộc An toàn (tiền và pháp luật), các việc thuộc Sinh/ Dưỡng/ Tự trọng và các việc thuộc Sinh tồn/ Sinh lý, đều nên làm mà lợi lạc. Cụ thể nên: Khai trương, kết nối giao dịch, ký kết hợp đồng, thu nhận người.
Ngày này các việc: Cưới gả, động thổ xây cất, khai trương, nhập trạch, tranh cãi kiện tụng, nên xem xét kiêng tránh.


Nguyễn Nguyên Bảy


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Yêu câu nói hộ cho mình:



Trần Văn Hạng. Lục bát BỂ DÂU

 

Trần Văn Hạng

  BỂ DÂU


Vọng vang sóng biển rì rào
Gió khua cành liễu lao xao gơi buồn
Thương ai vào cúi ra luồn
Suốt đời khắc khoải cánh chuồn mỏng manh
Thương người nắng sớm chiều hanh
Một mình lặn lội lênh đênh mạn thuyền
Thương hoài khoan nhặt tiếng quyên
Đêm trường vò võ mắt huyền chờ mong
Thương bao thân phận long đong
Năm canh thao thức bên song đợi chờ
Thương sao cánh vạc bơ vơ
Kêu sương thảng thốt bên bờ canh thâu
Thương mình chẳng biết về đâu
Lạc loài trong chốn bể dâu tình người
Nhớ thương vật đổi sao dời
Canh khuya một bóng bên trời gió ngân...
               Trần Văn Hạng
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang


ĐỀ XUẤT ĐỔI TÊN NƯỚC THÀNH VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Đề xuất tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Qua tổng hợp ý kiến người dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp, có thêm phương án mới là lấy lại tên nước thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập.

Ngày 12/4, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trình Thường vụ Quốc hội dự thảo Hiến pháp mới cùng báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến nhân dân. Với nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau, ban soạn thảo để ngỏ bằng cách trình hai phương án.
Cụ thể, Lời nói đầu giờ được diễn đạt theo hai phương án. Trong đó, một phương án ngắn gọn, súc tích, dài không quá 180 chữ, khẳng định quyền lập hiến thuộc về nhân dân. Liên quan đến quyền lập hiến của nhân dân, điều cuối cùng của dự thảo, bên cạnh quy định cũ có thêm phương án mới: “Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành và phải được trưng cầu dân ý”.
Điều 1 dự thảo tiếp thu, bên cạnh cách viết cũ tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, xuất hiện phương án mới, phản ánh chính xác hình thức chính thể và chủ quyền quốc gia về lãnh thổ: “(1) Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. (2) Tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945. Ảnh tư liệu.
Phương án này thể hiện ý kiến nhiều tầng lớp nhân dân, cho rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tên gọi gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên ở Việt Nam, là thành quả của Cách mạng Tháng Tám, đã được long trọng tuyên bố với nhân dân và toàn thế giới qua bản tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc ngày 2/9/1945. Tên gọi ấy được khẳng định trong Hiến pháp 1946, 1959 và chỉ được thay đổi bởi Hiến pháp 1980. Về mặt pháp lý, đến thời điểm này, tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được sử dụng nhiều hơn so với tên nước hiện nay.
Liên quan đến vấn đề thu hồi đất, Điều 58 dự thảo tiếp thu không còn quy định thu hồi đất với cả “dự án phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, bổ sung nguyên tắc “thu hồi, bồi thường phải công khai, minh bạch, công bằng và do luật định”.
Bên cạnh việc làm rõ hơn trách nhiệm của Đảng, quyền giám sát của nhân dân với Đảng, khoản 1 Điều 4 dự thảo mới có thêm phương án diễn đạt khái quát, cô đọng về vai trò lãnh đạo của Đảng: “Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Các nội dung khác thuộc về bản chất, nền tảng tư tưởng của Đảng đã thể hiện đầy đủ trong Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và các văn bản khác, không cần đưa vào Hiến pháp như dự thảo hiện tại. Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho rằng, cách diễn đạt này sẽ giúp Hiến pháp mới ổn định hơn, bền vững hơn, tránh phải sửa đổi 5-10 năm một lần mỗi khi văn kiện Đảng có điều chỉnh mới.
Cũng liên quan đến vấn đề Đảng trong Hiến pháp, dự thảo tiếp thu ở Điều 70 về nghĩa vụ của các lực lượng vũ trang xuất hiện hai phương án mới. Một là giữ nguyên, khẳng định các lực lượng vũ trang phải trung thành, bảo vệ tổ quốc và nhân dân. Phương án khác có thêm chủ thể Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng đứng sau tổ quốc và nhân dân.
Chương II về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dâncũng tiếp thu ý kiến đóng góp phong phú của nhân dân. Theo đó, Điều 15 quy định quyền con người, quyền công dân chỉ có thể “bị hạn chế ở mức độ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp” vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, đạo đức, sức khỏe cộng cồng và chỉ “theo quy định của luật”.
Dự thảo tiếp thu cũng làm rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước và những bảo đảm của Nhà nước để các quyền cơ bản của người dân là hiện thực và khả thi. Chẳng hạn, quyền sống (Điều 21) có thêm phương án bổ sung nội dung: “Hình phạt tử hình cho đến khi chưa được bãi bỏ, chỉ được áp dụng đối với những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do luật định”. Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình (Điều 26) được bổ sung: “Trình tự, thủ tục thực hiện các quyền này do luật định”.
Trong các điều khoản hiến định về quyền con người, nguyên tắc suy đoán vô tội được thể hiện rõ ràng hơn ở Điều 32 dự thảo tiếp thu: “Người bị buộc tội được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
Điều 39 dự thảo tiếp thu thể hiện sự bình đẳng của mọi người trong vấn đề hôn nhân, không phân biệt giới tính khi quy định: “Mọi người đủ tuổi do luật định có quyền kết hôn”. Từ đây mở ra khả năng xem xét, thừa nhận quyền cơ bản cho cả người đồng giới, lưỡng tính, chuyển giới.

Trên cơ sở báo cáo về việc tiếp thu ý kiến nhân dân đóng góp cho Hiến pháp của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ngày 12/4, Thường vụ Quốc hội đã họp, tham gia thêm ý kiến. Vì tính quan trọng của nó, bản dự thảo tiếp thu này sẽ tiếp tục được hoàn thiện, để Ban chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ 7 tới thảo luận, góp ý trước khi đưa ra Quốc hội thảo luận tiếp tại kỳ họp vào cuối tháng 5.
Tinh thần là tất cả vấn đề lớn của Hiến pháp, còn ý kiến khác nhau thì Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng phải đưa ra các phương án khác nhau để toàn Đảng, toàn dân tiếp tục thảo luận cho đến khi Quốc hội quyết định, thông qua Hiến pháp mới tại kỳ họp cuối năm.
Theo Pháp luật TP HCM

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Cảm ơn NS Minh Thu !



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Buồn trông ra chốn quan trường:



Thầy của quan ta

Chúng ta không quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ nên mới dẫn đến tình trạng để cho nó phát triển ngầm của quy luật này, mới sinh ra chạy chức, chạy quyền 
Nhời nói đầu: Thầy PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính của Học viện hành chính Quốc gia - nơi (gần như) chuyên đào tạo ra các quan chức đương quyền hoặc sắp quyền của toàn thể quốc gia ta.
Beo chân chọng chép về blog này một đoạn thầy vừa dạy trên báo Đất Việt, để liu chuyền hậu thế lời vàng ý ngọc của thầy.


Tôi đã nhiều lần đặt câu hỏi cho các lớp học khi tham gia giảng bài ở đó rằng tại sao lại phê phán việc chạy chức chạy quyền. Trên thế giới này chạy chức chạy quyền nhiều chứ (?!). Obama phải ‘chạy’ vào Nhà Trắng, Putin phải ‘chạy’ vào nhà đỏ thì việc chạy vào chức, quyền của Việt Nam cũng là dễ hiểu.
Ai muốn có chức, có quyền và điều này chưa thể khẳng định là xấu. Bản thân tôi cũng từng nói với nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu rằng tôi cũng muốn chạy để có chức. Vào để tôi có cơ hội đóng góp được nhiều hơn. Cho nên đừng nhầm lẫn giữa cái người ta muốn chức với mục tiêu vào chức ấy để lời dụng, kiếm lời cho cá nhân, có hại cho cái chung.
Sở dĩ tôi kể lại câu chuyện này là vì cũng xuất phát từ quan điểm cơ chế thị trường. Chúng ta nói nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường là theo quy luật cơ bản của cơ chế thị trường bởi vì cái gì cũng có quy luật của nó tức là cung cầu, cạnh tranh, giá trị.
Như vậy, trong tổ chức, trong cán bộ cũng phải theo cơ chế thị trường bởi nó không có gì xấu vì vẫn là quan hệ cung cầu.
Thế nhưng, chúng ta không quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ nên mới dẫn đến tình trạng để cho nó phát triển ngầm của quy luật này, mới sinh ra chạy chức, chạy quyền.
Vì chúng ta không thừa nhận nên mới để nó chạy ngầm để rồi phê phán. Thậm chí còn phê phán cả tư tưởng chạy chức, chạy quyền. Thử hỏi trên trái đất này có ai không muốn chức quyền(?!). Chúng ta đừng nhầm lẫn khi làm yếu kém rồi quy kết ngược trở lại như vậy.
Nếu chúng ta thừa nhận cơ chế thị trường thì chính những người làm quản lý lãnh đạo phải chủ động thiết lập theo luật định cho nó chạy. Chạy công khai thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được. Nếu đụng vào luật thì sẽ xử lý và sẽ không có những khoản ngầm chảy vào túi ai hết. 
P/S: Bà là bà mách với đám học trò thầy, chúng nó tinh quan to, chúng nó sẽ bắt bỏ tù, bắt vào trại tâm thần đứa nào dám cười thầy chúng nó đấy. 

B ẹo

PGS.TS Nguyễn Hữu Tri:
’Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền’
(ĐVO) - Nếu chúng ta thừa nhận cơ chế thị trường, những người làm quản lý lãnh đạo phải chủ động thiết lập theo luật định chuyện chạy chức, quyền. Chạy công khai thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được. Nếu đụng vào luật thì sẽ xử lý và sẽ không có những khoản ngầm chảy vào túi ai hết.
PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia chia sẻ với Đất Việt về chuyện chạy công chức, chạy quyền.
Chạy công khai, tiền nổi, Nhà nước quản lý được
PV: - Là người có nhiều năm nghiên cứu về hành chính và là trưởng ban chấm thi nâng ngạch công chức chắc ông hiểu rõ bản chất của sự việc ‘chạy' công chức mới đây ông Trần Trọng Dực, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội có nêu. Ông có bình luận gì về câu chuyện này?
PGS.TS Nguyễn Hữu Tri: - Tôi đã nhiều lần đặt câu hỏi cho các lớp học khi tham gia giảng bài ở đó rằng tại sao lại phê phán việc chạy chức chạy quyền. Trên thế giới này chạy chức chạy quyền nhiều chứ (?!). Obama phải ‘chạy’ vào Nhà Trắng, Putin phải ‘chạy’ vào nhà đỏ thì việc chạy vào chức, quyền của Việt Nam cũng là dễ hiểu.
Ai muốn có chức, có quyền và điều này chưa thể khẳng định là xấu. Bản thân tôi cũng từng nói với nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu rằng tôi cũng muốn chạy để có chức. Vào để tôi có cơ hội đóng góp được nhiều hơn. Cho nên đừng nhầm lẫn giữa cái người ta muốn chức với mục tiêu vào chức ấy để lời dụng, kiếm lời cho cá nhân, có hại cho cái chung.
Sở dĩ tôi kể lại câu chuyện này là vì cũng xuất phát từ quan điểm cơ chế thị trường. Chúng ta nói nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường là theo quy luật cơ bản của cơ chế thị trường bởi vì cái gì cũng có quy luật của nó tức là cung cầu, cạnh tranh, giá trị.
Điều mà tôi băn khoăn, cơ chế thị trường đã được vận dụng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế, vậy nó có được vận dụng trong các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội hay không. Câu trả lời là có.

Như vậy, trong tổ chức, trong cán bộ cũng phải theo cơ chế thị trường bởi nó không có gì xấu vì vẫn là quan hệ cung cầu.
Thế nhưng, chúng ta không quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ nên mới dẫn đến tình trạng để cho nó phát triển ngầm của quy luật này, mới sinh ra chạy chức, chạy quyền.
Vì chúng ta không thừa nhận nên mới để nó chạy ngầm để rồi phê phán. Thậm chí còn phê phán cả tư tưởng chạy chức, chạy quyền. Thử hỏi trên trái đất này có ai không muốn chức quyền(?!). Chúng ta đừng nhầm lẫn khi làm yếu kém rồi quy kết ngược trở lại như vậy.
Nếu chúng ta thừa nhận cơ chế thị trường thì chính những người làm quản lý lãnh đạo phải chủ động thiết lập theo luật định cho nó chạy. Chạy công khai thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được. Nếu đụng vào luật thì sẽ xử lý và sẽ không có những khoản ngầm chảy vào túi ai hết.
Tức là nếu tạo ra được cái khung khuôn khổ pháp lý thì cứ thế làm theo. Bầu cử cũng là cạnh tranh, thi cũng là cạnh tranh nhưng nếu đảm bảo một cuộc thi công khai theo quy chế luật định thì nếu phạm vào sẽ bị xử lý.
Chúng ta không quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ nên mới dẫn đến tình trạng để cho nó phát triển ngầm của quy luật này, mới sinh ra chạy chức, chạy quyền
Chúng ta không quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ nên mới dẫn đến tình trạng để cho nó phát triển ngầm của quy luật này, mới sinh ra chạy chức, chạy quyền. ảnh: Bích Ngọc
PV: - Đành rằng đồng ý với quan điểm của tiến sĩ đưa ra rằng sẽ công khai để cho số tiền ‘chạy’ chức nổi lên dễ kiểm soát nhưng còn chất lượng cán bộ sẽ ‘đo’ như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Hữu Tri: - Nếu công khai thì sẽ kiểm soát được. Chính những người tổ chức hiểu điều này, nhưng biết đâu để ngầm thì họ sẽ có lợi cho cá nhân hơn. Cũng như ở các trường, chuyện mua bán bằng cấp, phải có người bán mới có kẻ mua.
Án tại hồ sơ – không tìm được dấu vết
PV: - Nhưng thưa ông, hiện công chức lương rất thấp và chịu nhiều sự bó buộc bởi các quy định. Vậy công khai chuyện phải ‘chạy’ tiền rồi kiểm soát cả chất lượng. Vào được vị trí đó rồi, họ làm gì để ‘thu hồi vốn’?
PGS.TS Nguyễn Hữu Tri: - Tôi xin đưa một ví dụ, dựa trên quan hệ cung – cầu, tôi cần một trưởng phòng. Cung có 5 người muốn được vào vị trí đó, nhưng nếu là 10 người muốn thì cạnh tranh phải khốc liệt hơn. Nhưng nếu ai được thì giá trị sẽ phải lớn hơn.
Khái niệm giá trị ở đây không phải chỉ là tiền, nó có thể là tinh thần, tình cảm, chính trị xã hội… trong các mối quan hệ sẽ bao hàm lợi ích. Vậy thì quy luật giá trị ở đây thực chất là thực hiện cái lợi ích. Trong điều kiện đó, nếu chúng ta hiểu điều đó, tất cả những cơ chế chính sách của chúng ta phải theo nó.
Có một điều phải bàn ở đây để thấy rõ hơn chuyện ‘chạy’ vào biên chế. Dù rằng trong Nghị quyết của Trung ương thì nói rằng các vị trí lãnh đạo có lên có xuống, có vào có ra nhưng thực tiễn không có ai kiên quyết làm điều này. Không thiết lập cơ chế để xác định rõ điều này nên ở ta đã vào biên chế là không có ra, đã lên cao là không xuống thấp.
Ví dụ một anh Bí thư đảng ủy xã rất giỏi, thậm chí là xã anh hùng, trong một nhiệm kỳ huyện Đảng bộ, anh này được bầu vào làm thường vụ huyện ủy, trúng phó Bí thư huyện ủy. Trong một nhiệm kỳ, anh này được phân công làm chủ tịch UBND huyện. Khi đó anh ta đi học bồi dưỡng làm chủ tịch khoảng 2-3 tháng nhưng về làm không được.
Vài năm sau, anh ta không được bầu vào thường vụ huyện ủy và chắc chắn không được làm Chủ tịch UBND huyện. Thế nhưng, cái ngược đời ở đây vì anh ra đang ở mức lương chủ tịch đang rất cao, tuổi lại ở chừng 45, không thể hạ xuống thấp và không biết đưa anh này đi đâu.
Lúc này buộc phải sắp xếp anh ta lên trưởng, phó ban trên tỉnh. Trượt ở tỉnh thì lại đưa lên Trung ương.
Suốt mấy chục năm nay, tình trạng này diễn ra khiến chất lượng bộ máy của chúng ta cứ thấp dần đều.
Cộng với tâm lý một ông trưởng phòng sẽ không bao giờ chọn một ông phó giỏi hơn mình. Tương tự, ông phó phòng lại chọn người dưới quyền kém hơn mình nữa. Như vậy nếu lên sơ đồ thì sẽ thấy chất lượng cứ giảm dần.
Từng là trưởng ban chấm thi nâng ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, tôi hiểu rất rõ điều này. Khi chấm thi, hỏi tôi thấy rất rõ chất lượng đội ngũ cán bộ công chức như thế nào và kiến thức họ ra sao.
PV: - Những phân tích của ông đang thừa nhận việc chạy công chức là có thật. Nghĩa là ông đồng ý với ý kiến mà ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, nêu là có thật. Vậy theo ông tại sao có tới 3 đoàn thanh tra mà không phát hiện được ‘dấu vết’ của câu chuyện này?
PGS.TS Nguyễn Hữu Tri: - Làm sao mà phát hiện được?. Nguyên tắc là án tại hồ sơ nên làm sao đoàn thanh tra tìm được văn bản nào hay bằng chứng nào để nói lên điều này. Trừ những trường hợp bắt quả tang.
Câu chuyện này tạo ra dư luận xã hội mà không có chuẩn mực nào để xác định được nên rất khó. Nhưng trách nhiệm của cơ quan quản lý là phải có câu trả lời rõ ràng cho xã hội.
Hiện tôi cho rằng bộ máy khá tắc trách. Khi những người trong cuộc cấu kết với nhau rồi thì chỉ những người trong cuộc biết với nhau thôi, còn người ngoài cuộc bó tay. Trừ khi cố tình lừa một vụ để làm điểm.
Trong khâu tổ chức, làm đi đã khó, làm lại còn khó hơn. Tình trạng này còn nhiều việc không thể xử lý được.
Tôi khẳng định không thể tìm được gì vì lấy đâu ra chuyện giấy trắng mực đen.
Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Ông Trần Trọng Dực: Chạy công chức, cứ để sau này...

Bích Ngọc (thực hiện)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tư liệu đen:



Tại sao người Nga luôn cảm thấy bị cô lập và tỏ ra thù địch với thế giới bên ngoài?

Richard PipesThe Moscow Times
Nhất Phương dịch

Những ai thấy ngạc nhiên về những sự lặp lại trong lịch sử Nga dường như quên mất rằng văn hóa phổ thông thay đổi rất chậm, nếu có.
Lịch sử Hoa Kỳ là một ví dụ. Hoa Kỳ tự giải phóng khỏi sự đô hộ của Anh 250 năm trước đây để thành lập một nền cộng hòa với ý định có một không hai. Thế nhưng, đến nay văn hóa pháp lý và chính trị của Hoa Kỳ vẫn đậm các khái niệm và giá trị được thừa hưởng của Anh.
Người Nga cũng không phải là một ngoại lệ, họ mang trong tâm khảm mình cả nỗi sợ và hy vọng thừa hưởng từ tổ tiên họ. Tham vọng thay đổi lớn lao và độc ác nhất trong lịch sử Nga và đã thất bại thảm hại là cố gắng tạo ra “con người Xô viết”. Khi tôi đọc những kết quả thăm dò ở nước Nga hậu Xô viết, tôi vô cùng sửng sốt khi thấy biết bao suy nghĩ giống hệt những suy nghĩ của nước Nga thời Tsar (Nga) Hoàng.
Lấy hệ thống chính trị làm ví dụ. Người Nga không tin vào dân chủ vì họ luôn gắn nó với hỗn loạn và tội ác. Khi được hỏi họ coi trọng cái gì – giữa an toàn bản thân và tự do – tuyệt đại đa số chọn an toàn bản thân. Rõ ràng họ không ý thức được rằng hai thứ đó lại tương thích với nhau.
Họ muốn chính phủ của họ phải thật mạnh để che chở cho họ khỏi thù trong giặc ngoài, mà hầu hết là tự tưởng tượng như kiểu sợ ma. Nhiều thế kỷ nay họ vẫn một mực tin rằng nước Nga phải có quyền làm một siêu cường khiến kẻ khác phải sợ hơn là tôn trọng.
Sự lặp lại nữa của lịch sử là hành vi của người Nga coi thường pháp luật và tài sản cá nhân. Cho tới 1864, Nga chưa có hệ thống pháp luật đáng được gọi là pháp luật. Khách du lịch nước ngoài tới Nga trước 1864 có nhận xét rằng người dân Nga bị phán xử một cách rất tùy tiện bởi Nga hoàng và quan lại của ông ta. Ngay cả sau cải cách tư pháp 1864 có hiệu lưc, tội chính trị không được xét xử bởi tòa án mà bởi các cơ quan chính quyền. Sự khinh bỉ luật pháp do vậy vẫn sống dai và khỏe đến tận ngày nay. Theo thăm dò dư luận công chúng, đa số dân Nga coi tòa án là nơi thối nát và tham nhũng.
Về mặt lịch sử mà nói, tài sản cá nhân chính là nền tảng của tự do. Tại những quốc gia tài sản cá nhân được tôn trọng, chính phủ phải dựa vào công dân để có thu nhập và do vậy phải tôn trọng công dân. Cho tới cuối thế kỷ 18 ở nước Nga, tài sản cá nhân, vì bất cứ lý do gì, không được phép tồn tại. Tất cả đất đai, nguồn của cải chính, thuộc về nhà vua. Ông ta không những cai trị đất nước mà trong thực tế ông ta sở hữu đất nước.
Hơn thế nữa, dựa vào thể chế của cộng đồng nông thôn, người nông dân, chiếm 4/5 dân số cả nước, không sở hữu ruộng đất họ cày cấy mà chỉ được tạm thời sử dụng. Là hậu quả của di sản lịch sử này, được củng cố thêm bởi mấy chục năm chế độ cộng sản, người Nga hầu như không còn khái niệm coi sở hữu tài sản cá nhân là một trong những quyền của con người.
Di sản khổ sở của quá khứ đáng kể nữa là thái độ thù địch với thế giới bên ngoài, đặc biệt với châu Âu và Hoa Kỳ. Thái độ này có nguồn gốc tôn giáo. Nhà thờ Chính thống giáo Nga, qua nhiều thế kỷ ngự trị trong tư duy và thái độ của cả nước gieo mầm vào đầu tín đồ của nó niềm tin rằng tất cả tôn giáo phương Tây đều là dị giáo. Dị đoan này được thế tục hóa thời hiện đại và diễn dịch thành ý niệm rằng phương Tây luôn là kẻ thù địch. Được hỏi năm 1998: “Quý vị có cảm thấy mình là Âu không?” chỉ có 12% trả lời “Có, luôn luôn vậy”, trong khi 56% nói “hầu như chưa bao giờ”. Kết quả cho thấy hầu hết người Nga luôn cảm thấy mình tách biệt khỏi thế giới bên ngoài.
Tôi tin rằng một khi đa số người Nga bắt đầu nhận ra rằng đất nước họ không bị thế giới bên ngoài đe dọa, họ mới có thể nhiệt thành thay đổi thái độ và các thể chế của họ, trong đó pháp quyền và nhân quyền là quan trọng nhất.
R. P.
Richard Pipes, giáo sư danh dự của Đại học Harvard, là tác giả cuốn “Nước Nga dưới chế độ cũa” và “Tài sản và Tự do”. [Phần chú thích này là của hãng thông tấn Nga Vedomosti].


Phần nhận xét hiển thị trên trang