Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Cuoi vai


Nếu GS Ngô Bảo Châu và Bill Gates đi xin việc ở Việt Nam

(GDVN) - Dưới con mắt của nhiều người nước ngoài, công chức Việt Nam là nghề sướng nhất. Sướng là bởi vì, như Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói, có tới 30% công chức sáng cắp ô đi, tối cắp về, có cũng được mà không có cũng được...
(Minh họa: Ngọc Diệp/dantri)
Bức thư xin việc năm 18 tuổi của Bill Gates vừa được công bố rộng rãi ngày hôm qua.

Huyền thoại viết trong đơn rằng: Sẵn sàng làm việc ở bất cứ nơi đâu với chuyên ngành mong muốn là lập trình hệ thống và mức lương mong muốn là 15.000 đô la/ năm.

Nhiều người cho rằng: Bill sẽ không thể tìm được ở Việt Nam một công việc đáp ứng được những yêu cầu như thế.

Dưới con mắt của nhiều người nước ngoài, công chức Việt Nam là nghề sướng nhất. Sướng là bởi vì, như Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói, có tới 30% công chức sáng cắp ô đi, tối cắp về, có cũng được mà không có cũng được.

Nhưng với lòng tự trọng cao, Bill không thể thản nhiên lĩnh khoản lương được "chắt ra" từ mồ hôi nước mắt đóng thuế của nhân dân; không thể nào mặc áo công chức, ngồi rung đùi nhận lương để thỉnh thoảng nhận công văn đóng dấu khẩn yêu cầu cán bộ, công an, bộ đội đi cổ vũ bóng đá trong giờ hành chính như của UBND tỉnh Kon Tum.

Với tốc độ xử lý công việc nhanh như máy tính, Bill cũng sẽ không thể "yên ổn" nếu chọn nghề văn phòng hay nhân viên ngoại vụ - cái nghề đã gây sốc cho bí thư thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị - bởi sự chậm rãi rất đáng kinh ngạc của nó.

Cả bộ máy hùng hậu của Văn phòng UBND TP và Sở Ngoại vụ Hà Nội đã phải mất tới... 29 ngày để soạn xong một bức thư cảm ơn nước bạn Lào. Trong một guồng máy đủng đỉnh như thế, bộ óc "gắn chíp lõi kép" nhanh như điện của Bill Gates rất dễ trở thành thứ bị ruồng bỏ.

Bill cũng không thể trở thành một người hùng về lập trình và phân tích hệ thống, vì chắc chắn ông chẳng thể nào "lập trình" được lịch trình ra quán cà phê buôn chuyện bất kể thời gian nào trong giờ hành chính của nhiều công chức, như ông bí thư tỉnh uỷ Quảng Bình Lương Ngọc Bích đã vi hành để bắt quả tang; Làm sao Bill có thể lập trình được "thuật toán kì diệu" để một số quan chức cấp xã, khi bị kỉ luật, lại được... lên huyện; quan chức cấp huyện bị kỷ luật ngược lên... tỉnh và tỉnh ngược lên... trung ương? Các phần mềm của ông sẽ chạy loạn xạ trong một "hệ điều hành" có một số lỗi hệ thống như các chuyên gia Việt đã vạch mặt chỉ tên.

Làm sao Bill có thể trở thành một doanh nhân dám hiến phần lớn tài sản khổng lồ của mình làm từ thiện như hiện nay, nếu năm 18 tuổi ông được nhận vào lập trình hệ thống trong một bệnh viện Việt Nam - nơi mà nhân viên y tế sẵn sàng thẳng tay rút bình oxy của một bệnh nhân cấp cứu chỉ vì bệnh nhân này chưa đóng tiền làm thủ tục nhập viện?

Từ chuyện xin việc của huyền thoại công nghệ thông tin Bill Gates, lại nhớ đến con đường của huyền thoại toán học Ngô Bảo Châu. Sau khi nhận giải Fields danh giá, được hỏi rằng những điều gì đã góp phần làm nên thành công của Bổ đề cơ bản, GS Châu đã trang trọng nhắc đến nước Pháp và những người thầy Pháp của mình.

Nếu chỉ học tập, nghiên cứu, làm việc tại Việt Nam, rất có thể, sau 2.900 năm nữa GS Châu mới có thể hoàn thành Bổ đề cơ bản (vì để viết một bức thư cảm ơn đã mất tới 29 ngày)

Nếu làm việc và sinh sống tại Việt Nam, biết đâu đấy, giờ này, Bill đang thổi kèn cổ vũ cho một đội bóng của giải U19 - cúp Tôn Hoa Sen ở Kon Tum mà không hề biết Microsoft là "thằng cha" nào.
Bùi Hải
 


phần nhận xét hiển thị trên trang

TIN VAN


Inrasara. Văn học Việt Nam 2012, vài điểm nhấn

Hoithao Supham

       Cứ một tín hiệu vui vừa lóe lên là một tin buồn xuất hiện, tối với sáng cứ xen kẽ giằng co nhau, như thể muốn níu nền văn học nước nhà mãi ở lại cõi trung bình. Là tình trạng văn học Việt Nam năm 2012.


1. Mới ra giêng, đã xảy ra “thảm họa dịch thuật”. Thế giới mở, nhu cầu tiếp nhận thông tin từ bên ngoài là rất lớn. Hạn chế về ngoại ngữ, nên dịch thuật là điều tối cần thiết, để đất nước hội nhập với thế giới. Sau mở cửa, từ nỗ lực cá nhận hay tập thể, cả ngàn tác phẩm văn học trên thế giới được chuyển ngữ sang tiếng Việt, lần lượt ra đời. Thế nhưng, theo giới chuyên môn nhìn nhận, chất lượng của không ít sản phẩm kia đáng đặt thành câu hỏi. Dẫu nghi vấn tới đâu, người đọc Việt Nam vốn dễ tính vẫn an tâm với bản dịch lưu hành, khi chúng được đóng dấu son của dịch giả tên tuổi. Đùng cái, tác giả Hà Thúc Lang ở trang mạng tận hải ngoại làm cái thống kê chết người: hơn 3.000 lỗi trên 427 trang sách. Khi đó, tất cả mới giật nẩy mình.
Quyết định thu hồi tác phẩm Bản đồ và vùng đất vào giữa tháng 3-2012 của Công Ty Nhã Nam ngay trước thềm Hội sách diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, đã gây chấn động dư luận. Vì đó là dịch phẩm do một dịch giả thuộc dạng sao là Cao Việt Dũng dịch tiểu thuyết nổi tiếng của tác giả thời danh người Pháp là Michel Houellebecq. Nên nó đã tạo xì-căng-đan, đến nỗi có người đã cho đây là “thảm họa dịch thuật năm 2012”!

2. Dư âm thảm họa dịch thuật chưa qua, thì văn đàn Việt Nam lại nảy ra sự cố khác: sự cố hội thảo về thơ… thần.
Hiện tượng thi sĩ trong “phút linh” có thể viết như thần nhập, xưa nay trên thế giới, có. Hiện tượng Hoàng Quang Thuận được “tiền nhân mượn bút” viết như lên đồng, cứ tạm cho là thật. Cả khi tập thơ Thi vân Yên Tử được dịch ra vài ngoại ngữ và được “gửi đi dự giải Nobel văn chương”, cũng ít ai lấy gì làm ngạc nhiên. Sự thể mấy thi sĩ tự huyễn về sự vĩ đại của mình chẳng phải là chuyện mới. Chỉ khi hiện tượng kia được tạp chí Nhà văn – Hội Nhà văn Việt Nam đứng ra tổ chức hội thảo tại hội trường Hội, ngày 8-8-2012, thì mới có chuyện. Bởi Hội Nhà văn Việt Nam là hội chuyên ngành vốn được xem là cơ quan bảo chứng uy tín nhất về chất lượng văn chương. Cho nên, việc mở hội thảo về hiện tượng thơ này buộc dư luận “soi” sản phẩm kia ở khía cạnh đó. Ở mặt này, tập thơ Thi vân Yên Tử có gì? – Tuyệt đối không có gì cả. Không gì cả còn đỡ, nó là tập thơ yếu. Thể thơ cũ đã đành. Thi ảnh – không mới. Ngôn từ – sáo rỗng. Tứ thơ – nhàm cũ…
Vậy, tại sao Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức hội thảo cho loại thơ kém chất lượng kia ngay hội trường của Hội? Đành rằng khi “có tính vấn đề”, một sản phẩm chữ nghĩa vẫn có thể đón nhận một hội thảo tầm cỡ; thế nhưng sau đó, hội thảo kia thu hoạch được gì? – Không gì cả! Vậy, đâu là chính kiến của Hội Nhà văn Việt Nam? Nếu không, ai hay cơ quan nào có thể gánh trách nhiệm “định hướng thẩm mĩ cho độc giả”, – cái mệnh đề quen thuộc chúng ta hay rỉ rả trên các phương tiện thông tin đại chúng đến thành sáo mòn, mấy chục năm qua?

3. Lại hội thảo, về một nhà thơ và một nhà văn, nhưng dư luận đón nhận với tâm thế hoàn toàn trái ngược.
Ngày 28-6-2012, tại Viện Văn học Việt Nam, ngay sau hội thảo “Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều”, trên thông tin mạng toàn cầu đã nổi lên bão tố. Chưa có một cái nhìn toàn cảnh về thơ Việt hiện đại, chưa có đánh giá công bằng công lao người đi trước và cả người cùng thời, thì đối tượng được bàn luận trở nên chơi vơi không nơi nương tựa. Bởi, hầu hết ba mươi tham luận đều tập trung vào vế thứ hai: “Nguyễn Quang Thiều”, mà bỏ quên hay chỉ nhắc một cách rất sơ sài vế thứ nhất, là “thơ Việt Nam hiện đại”. Một bỏ quên đầy hớ hênh khiến tất cả chịu mất: đơn vị tổ chức mất, đối tượng hội thảo lẫn độc giả mất, và dĩ nhiên mất to hơn cả chính là nền văn học nước nhà. Bởi sau tọa đàm, chưa có một tổng luận khả tín nào được đưa ra. Công luận càng thêm hồ nghi về tính khoa học cũng như khoảng tối phía sau nó.
May! Khi tọa đàm khoa học diễn ra hơn ba tháng sau đó, 15-10-2012: “Lịch sử và văn hóa qua tự sự nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh”, uy tín văn giới mới được vớt vát chút đỉnh. Không phải khuôn mặt của nhà văn sau xứng đáng hơn nhà thơ trước, mà là cách thảo luận, đánh giá: nó bình tâm và do đó, khách quan hơn. Nguyễn Xuân Khánh với loạt tiểu thuyết lịch sử tầm cỡ của ông rất xứng đáng được đem ra bàn luận ở hội trường lớn. Hồ Quý Ly ra đời năm 2000, tái bản đến lần thứ 15, Mẫu Thượng ngàn in năm 2006, tái bản lần thứ 6 và mới nhất, năm 2011: Đội gạo lên chùa cũng tạo được dư luận tốt. Một tác giả tuổi cổ lai hi (Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933) mà làm được như thế là chuyện lạ. Cho nên không lạ, khi tác giả lôi cuốn được khối độc giả đáng kể đến với tác phẩm thuộc đề tài khó nhằn của mình.

4. Tin vui khác, dẫu muộn mằn, nhưng cũng đã làm nên sự kiện văn học. Đó là “Thông báo của Ban Công tác hội viên Hội Nhà văn Việt Nam” ra ngày 18-10-2012. Thông báo nêu rõ: “nhằm nâng cao chất lượng kết nạp Hội viên năm 2012 cũng như các năm tiếp theo, đề nghị tác giả bổ sung: Bản kê khai tóm tắt quá trình sáng tác và hoạt động văn học (1 trang A4); Đối với tác giả ngành Thơ tự chọn và gửi kèm 15 bài thơ… gửi về Ban Tổ chức Hội viên trước ngày 20 tháng 11 năm 2012.”
Giai đoạn qua, BCH Hội Nhà văn Việt Nam đã “làm theo quy chế” trong khâu xét duyệt. Không có gì sai cả, bởi quy chế đã được Đại hội thông qua. Thế nhưng vì chưa cụ thể trong cách triển khai, và nhất là chưa rốt ráo để đạt khách quan tính tối thiểu, nên công cuộc dễ nảy ra hồ nghi từ phía dư luận. BCH Hội Nhà văn Việt Nam đã nhận ra sự thể, nhận ra và kịp thời ra “thông báo”. Là điều đáng hoan nghênh. Còn vận hành cụ thế thế nào, hãy chờ xem. Một động thái đáng hoan nghênh nữa, khi ngay đầu tháng 11-2012, website Hội Nhà văn đăng tin: “Các ứng viên xin gia nhập Hội Nhà văn tự giới thiệu tác phẩm của mình”, nhiều cây bút hồ hởi hưởng ứng. Muộn còn hơn không!
Thế là các thông tin cấp tập gửi tới.
Đến trước ngày xét kết nạp chính thức: 18-12-2012, 63 ứng viên với thông tin cần thiết đã được đưa lên mạng chính thống của Hội Nhà văn Việt Nam. Không kịp cho mùa Hội viên rồi. 63/800 là con số quá nhỏ. Chưa tới 10% thì làm sao kịp cho Hội đồng xét? Hơn bảy trăm ứng viên còn lại ở đâu? Làm sao các Hội đồng có thể tiếp cận hồ sơ họ?  Lại phải tạm làm… như xưa. Lần nữa, các Ủy viên tiếp tục chương trình cảm tính với cảm tình.

5. Tin vui bay chưa tới đâu, tin buồn ập đến. Lại thêm một sự cố khác.
Tạp chí Nhà văn 43 năm tồn tại qua vài tên gọi khác nhau, không dưng sáng ngày 20-11-2012, nhà văn Võ Thị Xuân Hà đương kim tổng biên tập thông báo giải thể tạp chí. Bức xúc trước nông nỗi, nhà thơ Đỗ Hoàng kêu lên thống thiết “Hội Nhà văn Việt Nam nhổ lúa trồng đay”!
Ở đâu cũng vậy, báo hay tạp chí văn nghệ luôn chịu bù lỗ. Nhưng vì nhiệm vụ chính trị, ngân sách Nhà nước đã phải chịu gồng gánh. Đỗ Hoàng cho biết, báo Văn nghệ mỗi tháng bù lỗ hơn 200 triệu đồng. Tạp chí Văn học nước ngoài hay tạp chí Thơ bù lỗ đã đành, đến báo Văn nghệ trẻ cũng bù lỗ. Bù lỗ để rồi tất cả cùng bám vào ngân sách Hội Nhà văn Việt Nam. Thê thảm thế, cho nên việc “sáp nhập để nâng tầm” (chữ của chủ tịch Hội Nhà văn Hữu Thỉnh) hay tinh giản là cần. Nhưng hãy chú ý! Như bóng đá Việt Nam vội vã đốt giai đoạn để làm cú nhảy thần tốc lên chuyên nghiệp hóa, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã phó mặc cho các đại gia thao túng. Thao túng đến phát rộ, phát rồ, rồi quỵ. Dăm năm qua, đây đó đã xuất hiện hồ nghi về nhóm lợi ích trong văn học rình rập đợi thời cơ để đục nước béo cò. Nguy cơ nền văn học nước nhà giẫm lên vết xe đổ của kiểu bóng đá chuyên nghiệp rởm, là khó tránh.

6. Và rồi, ở thời điểm năm tận tháng tàn này, văn đàn Việt Nam nảy nòi một sự kiện “đặc biệt”. Tối 1-12-2012, tại Nhà Hát Lớn – Hà Nội, đêm nghệ thuật Bay cùng ViLi với sự góp mặt của không ít tên tuổi văn nghệ cộm cán, nhà thơ Vi Thùy Linh làm cuộc hôn phối vài loại hình nghệ thuật, với mục đích “tôn vinh văn chương Việt Nam”. Mà theo một tờ báo, “đây là một đêm diễn đặc biệt… chưa từng có một tác giả văn học nào làm”. Nhưng, để làm gì, cái đêm ấy? Và đã được gì, ngoài vuốt ve danh hão của người làm thơ trốn chạy trước hiện thực ngồn ngộn ngoài kia? Một hiện thực nóng bỏng không thể chịu đựng báo hiệu một bùng nổ khôn lường. Bay cùng ViLi  là sự kiện đặc biệt, không sai! Nhưng đó là cái đặc biệt cực kì phù phiếm – thứ phù phiếm trả giá bằng bao tốn kém với cả khối tòng thuộc.
Nó khác cả vực thẳm với “trình diễn” của các nghệ sĩ hậu hiện đại. Dự án Ra đường của Ngô Lực hay các show trình diễn của nhóm Khoan Cắt Bê Tông chẳng hạn. Một hành vi nghệ thuật đẫm tinh thần tự do, thoát khỏi mọi buộc ràng; hơn nữa – không phụ thuộc về tài chính hay bất cứ điều kiện gì. Tác phẩm mời gọi nhiều diễn ngôn mang tính xã hội và nghệ thuật khác nhau, ở đó điều cốt tủy là nó lay dậy cộng đồng tự thức về đời sống hiện tại, rộng và sâu. Là điều mà những Bay cùng… các loại không làm được. Và không thể làm được.

7. Cùng thời điểm, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ tư diễn ra ba ngày với tiêu đề Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vữngtại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình – Hà Nội, kết thúc chiều ngày 28-11-2012. Riêng tiểu ban 8: “Ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật Việt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững”, lần đầu tiên đề tài toàn cầu hóa và văn học được mang ra thảo luận chính thức. Vài tham luận cho rằng, với trào lưu hậu hiện đại, toàn cầu hóa qua sự hỗ trợ đầy hiệu quả của phương tiện internet, đã làm nên thay đổi lớn trong văn học Việt Nam đương đại. Nhưng cũng có nhà nghiên cứu nghĩ khác: toàn cầu hóa làm nguy cơ suy thoái văn hóa dân tộc hơn là cơ hội.
Dẫu sao toàn cầu hóa đang xảy ra trên phạm vi toàn thế giới, không ai có thể phủ nhận và từ chối nó, mà phải nhập cuộc. Đó là điều tất cả mọi người trong hội trường này đều ý thức và cảm nhận được. Điều quan trọng là làm thế nào để tiếp nhận tinh hoa thế giới mà không tự đánh mất mình. Nhất là trên phương diện văn hóa, và cụ thể hơn, trong lĩnh vực văn học và ngôn ngữ, làm thế nào văn nghệ sĩ Việt Nam có thể lao thẳng vào thế giới mà không mất bản thể Việt Nam? Trả lời được câu hỏi đó là điều khó. Nhưng câu hỏi đặt ra và buộc nhà khoa học, nhà văn phải trả lời. Toàn cầu hóa vừa là cơ hội vừa là thách thức, là vậy.

8. Một hoạt động văn học sôi nổi không phải không đáng ngoảnh lại. Đó là việc hướng ra ngoài cấp tập của người làm văn học trong nước. Tại vịnh Hạ Long vừa lên chức kì quan mới của thế giới, Hội Nhà văn Việt Nam đứng đăng cai tổ chức Liên hoan Thơ châu Á – Thái Bình Dương lần đầu tiên. Lần đầu tiên, “hoành tráng nhất, thành công tốt đẹp nhất”. Ngoảnh lại, khách mời kia là những ai? Họ là nhà thơ thuộc thứ hạng nào ở đất nước họ? – Không ai biết! Dẫu sao, sự hiếu khách và chu đáo của chủ nhà đã khiến cho cả khách lẫn chủ mãn nguyện. Mãn nguyện đến sau đó một quan thơ đã tuyên bố đầy tự tin “VN là một cường quốc về thơ”. Sự kiện lớn ở đầu năm đã tác động không ít đến hệ quả cuối năm: nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được bầu vào ghế phó Tổng thư kí thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi, một hội hữu danh vô thực từng tan rã nay vừa được tái nhóm lại.
Đó là tín hiệu vui. Còn hơn cả tín hiệu, mà là sự kiện có thật. Sự kiện tạo ảo tưởng dây chuyền. Đến không ít nhà thơ trong nước suy nghĩ ngây thơ rằng thơ Việt Nam đang vào guồng và sắp bắt kịp thế giới. Thế là – không nguyên do chính đáng nào cả – các nhà thơ cấp tập chạy lo chuyển dịch thơ ta thơ mình ra tiếng Tây. Đa phần là thứ tiếng Tây ngô nghê hết… chịu nổi. Để không ma nào đọc cả. Chẳng bõ Lê Anh Hoài làm ngược đời: Tổ chức cho đứa con ưu tú của dân tộc Khmer, K’Ho, Lô Lô dịch thơ của mình qua ngôn ngữ dân tộc ít người, để ra tập thơ đa ngữ Mảnh Mảnh Mảnh đầu tiên của Việt Nam!

9. Sau bao nhiêu nỗi phiền, rồi cũng lóe lên ánh sáng niềm vui. Năm qua, “hiện tượng thơ” Lê Vĩnh Tài làm sôi động thi đàn Việt Nam vốn bình lặng, “có mặt bằng mà chưa có đỉnh cao”. Sau trường ca Vỡ ra mưa ấm (2005), Liên tưởng (2006), Đêm & những khúc rời của Vũ(2008) và Thơ hỏi thơ (2008) in chính thống, nhà thơ xứ Tây Nguyên này chọn mạng toàn cầu để công bố sáng tác của mình. Và không đâu khác. Từ Bài trường ca cho quê hương đã chết một trăm năm trước(Talawas, 2009), Ăn của rừng rưng rưng nước mắt (Tienve.org, 2010),Và những cuộc thiên di (Tienve.org, 2011), Thờ ơ thơ(Vanchuongviet.org, 2011), cho đến tác phẩm mới nhất: Thơ hỏi thở(Tienve.org, 2012), Cánh đồng bất nhân (Lethieunhon.com, 2012), Thi sĩ (Tienve.org, 2012). Tiếng thơ tài hoa của nhà thơ đang tuổi đứng bóng mặt trời động cập đến các vấn đề thời sự nóng bỏng của văn học và hiện thực đất nước, đánh thức văn nghệ sĩ và người đọc cái nhìn phản tỉnh hậu hiện đại.

10. Cuối cùng là “10 năm Tiền Vệ” trên Tienve.org.
Đầu năm 1998, tạp chí Việt ra số đầu tiên ở Úc, là một sự kiện. Sự kiện kéo dài được bốn năm, thì ngưng: Việt… đình bản. Đình bản không phải chết, mà là chuyển hệ. Thành website Tienve.org. Điều làm nên khác biệt là, không nhập nhằng giữa mạng và giấy, mà Việt chuyển hẳn sang mạng. Chủ yếu vẫn là người cũ, Tienve.org ra đời “nhằm góp phần xây dựng một khối Thịnh Vượng Chung của văn học nghệ thuật Việt Nam, nơi, bất chấp những dị biệt về địa lý và chính trị, mọi người có thể gặp gỡ nhau trong nỗ lực tìm tòi và thử nghiệm để trả công việc sáng tác trở về đúng nguyên nghĩa của nó: làm ra cái mới”.
10 năm ra đời và lớn mạnh, Tienve.org lôi cuốn non hai ngàn tác giả trong và ngoài nước nhập cuộc “làm ra cái mới”, bàn về cái mới, đấu tranh quyết liệt cho cái mới tồn tại và phát triển trong môi trường văn học tù đọng hôm nay. Là một trong những website văn học có mặt sớm nhất, Tienve.org kiên định với mục đích của mình. Qua đó có thể khẳng định – bên cạnh làm nên sự thay đổi khuôn mặt văn học tiếng Việt đương đại, Tienve.org còn góp phần đánh thức ý thức tự do, dân chủ và trách nhiệm công dân nơi mỗi nghệ sĩ sáng tạo – một sáng tạo theo đúng nghĩa cao cả nhất của từ này. 
Sài Gòn, 10-12-2012
Inrasara 
http://inrasara.com


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

NHÌN RA BIỂN



Tiến sĩ Đào Trọng Tứ (đứng giữa) lo ngại Trung Quốc đang tận diệt
thượng nguồn sông Mê Kông bằng các siêu dự án thủy điện


Dồn hết cặn bã
đóng gạch xây tường
Những ngôi nhà siêu mỏng
ngay sát kề biển đông..

Anh đâu biết mình là tên khùng?
giữa xóm giềng tráo trở?

Bây giờ thì nắng và gió
cuồn cuộn giấc mơ cũ đổ về
H7 hay là H5 đều không quan trọng nữa
quan trọng bây giờ là qua bờ bến mê..

Những thợ giỏi đã tha phương cầu thực
còn lại trong thôn bọn tráo trở
vụng về
còn lại hoài nghi
khắc khoải..
Lẽ nào anh bỏ đi?

Ngày nắng quái
soi trên tường bình dị
Trong ngôi nhà siêu mỏng
anh nhất thời say mê..

Đêm
anh nhìn ra biển
Lấp lánh sao
gió thẽ thọt gọi về.

Suốt một đời mới thấy mình kì lạ!
mới thấy mình không làm được gì!






Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Bốn hạng người trên thế gian



Bốn hạng người trên thế gian
Đức Phật dạy trên thế gian có bốn hạng người, đời nào chỗ nào cũng xuất hiện.

Trong truyện “Vị A La Hán 7 tuổi”, đoạn mở đầu như sau: Thuở Phật Ca Diếp còn tại thế, Ngài có một tăng đoàn gồm 20.000 (hai mươi ngàn) tỳ kheo đã diệt tận các lậu hoặc. Một hôm, Phật Ca Diếp và tăng chúng của Ngài đi đến thành Ba La Nại, dân chúng đua nhau đến đảnh lễ cúng dường và nghe Ngài thuyết pháp. Sau khi thọ thực xong, Phật bèn nói lời tùy hỷ công đức rằng:

- “Này các cư sĩ, trong thế gian có bốn hạng người. Thế nào là bốn?

Một là những người tự mình làm phước bố thí, nhưng không khuyến khích kẻ khác làm. Hạng người này, trong tương lai được giàu có nhưng không được nhiều người theo.

Hai là những người khuyên kẻ khác bố thí, nhưng tự mình không bố thí. Hạng người này đời sau có phước báo được đông người theo, nhưng không có của cải.

Ba là những người tự mình không bố thí cũng không khuyên người bố thí. Hạng người này đời sau không có của cải cũng không có người theo, phải sống cô độc, ăn cơm thừa của kẻ khác.

Bốn là hạng người vừa tự bố thí, vừa khuyên người bố thí, hạng người này trong tương lai sẽ được cả hai phước báo: giàu có và đông người theo”.
1

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Em chào các bác!


THƠ “QUẬY” của Vũ Nho tặng 15 trại viên và Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội dự trại viết Nha Trang tháng 3/2013

1.VƯƠNG TRỌNG
Chàng Vương nhận chính nhà quê
Ai khen cứ việc, ai chê xin mời*
Rượu bia thì chẳng thèm xơi
Nhấp chút nước mắm cho đời lên hương**
---
*) câu thơ Vương Trọng
**) Vương Trọng thích nhấp chút nước mắm trước khi ăn, bữa nào cũng vậy.

2. TRẦN NHƯƠNG
Nhiều nghề là bác Trần Nhương
Hướng dẫn du lịch, bán hàng thuốc Tây
Ngày ngày chăm chỉ lên Phây ( FB)
Giễu thằng câu ếch mà nay thánh thần *
---
Trần Nhương có bài thơ Hòn Chồng, có ý thơ này.

3. TÔ THI VÂN
Ít lời là Tô Thi Vân
Không giao lưu, bận ghé thăm người nhà
Rượu ngon nhấp cười khà khà *
Chê thằng “vi tính” đến là “nhiêu khê”!
---
*)Tô Thi Vân có can rượu rất ngon, nói là con rể nấu.

4. QUỐC TOẢN
Quốc Toản có lắm tài ghê
Kịch, phim, chụp ảnh, thêm nghề phổ thơ
Nộp quyển đẹp tựa như mơ
Ảnh vài chục bức, còn thơ 7 bài.

5. GIÁNG VÂN
Giáng Vân hồn nhiên hay cười
Máy tính thường tắc, phải vời Hiệp sang
Thanh Nhàn giả bộ ngó ngang
Cho chàng cùng nàng sửa máy…tính tinh…

6. PHAN THỊ THANH NHÀN
Thanh Nhàn tự nhận “rất kinh”
Ngày ngày hồi ức một mình…biển xưa
Tắm ngày nắng, bơi ngày mưa
Ngâm chân như thể là chưa ngâm …gì *
---
*) Có câu thơ về PTTN:
Sáng ngày ra biển ngâm chân
Còn ngâm những cái vân vân ở nhà

7. VÂN LONG
Vân Long tính khí nhu mì
Tổng kết trại rất chi li từng người
Chị em phơi phới đón mời
Bác Long vẫn chỉ cười cười…ngoảnh đi!

8. HOÀNG QUỐC HẢI
Bác Quốc Hải khá lạ kì
Mũ cát , quần soọc, gậy thì ba toong
Nghe đọc thơ “khủng bố” xong
Vỗ tay thật lực mà không nói gì!

9. TRẦN CHIẾN
Phó trại dẫn cả đoàn đi
Ăn tối. Nhưng chả thấy gì để ăn
Mỏi chân , lắm vị cằn nhằn
Rẽ phăng vào quán cây bàng ĐẠI DƯƠNG!

10. PHẠM XUÂN NGUYÊN
Xuân Nguyên quả thật dị thường
Ra vô nhộn nhịp, phi trường đón đưa
Diễn văn ngắn đến bất ngờ
Vỗ tay cả trại hoan hô rào rào…

11. HÀ HUY HIỆP
Chú Hiệp tuổi trẻ chí cao
Sửa máy, châm rượu, chị nào cũng ưng

Kiêm thêm giúp đỡ bê bưng
Bia uống nửa thùng , mà chả thấy …say

12. PHẠM HỒ THU
Hồ Thu đến được bảy ngày
Con cần hỗ trợ liền quay ngay về
Vẫn cứ nộp quyển đề huề
Trưởng trại tổng kết…chẳng chê chữ nào!

13. BÙI KIM ANH
Kim Anh năng suất rất cao
Nào thơ, nào báo, thứ nào …cũng nhanh
Lại còn mấy ảnh biển xanh
Bờ lốc thơ… úp…long lanh mỗi ngày!

14. VŨ BÌNH LỤC
Chàng Bình Lục khá đẹp giai
Thơ bình khoảng mấy trăm bài…đã in
Quý các nữ trại viên mình
Khoác vai chụp mấy tấm hình…cho oai!

15.VŨ NHO
Vũ Nho nghĩ chả giống ai
Đi trại mà lại mang dây…buộc mình
Non non nước nước tình tình
Nhờ có vợ giúp…thình lình thăng hoa !

16. NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ
Phó Trại Nguyễn Thị Ngọc Hà
Chăm lo tất cả trẻ già như nhau
Niềm riêng ai có biết đâu
Tốn công rải thính…rầu rầu lòng đau
Nửa đêm nghe động trên lầu
Vội vàng điện thoại sang cầu THI VÂN !


Vĩ thanh
Trại trưởng tổng kết công phu
Thanh Nhàn lên tổng…thơ cù người nghe
Vũ Nho nổi máu BÚT TRE
Cũng làm thơ giễu …để khoe mọi người
May ra được nửa…nụ cười
Thanh Nhàn giải nhất, tôi thời…giải HAI!
Thơ quậy đủ 16 bài
Không tính … thành tích những ngày NHA TRANG!

Ngày cuối cùng rời Nha Trang 2 tháng 4 năm 2013
Đã thông qua hầu hết trại viên


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tien phong Online:


Xét xử cựu Chủ tịch huyện Tiên Lãng và đồng phạm
TP - Sáng nay (8/4), TAND TP Hải Phòng mở phiên sơ thẩm xét xử cựu Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền cùng 4 cán bộ dưới quyền, về các hành vi huỷ hoại tài sản và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
 bị cáo Lê Văn Hiền
Bị cáo Lê Văn Hiền.
8 luật sư bào chữa
Các bị cáo trên bị xác định có sai phạm trong cuộc cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn sáng 5/1/2012. Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Trần Thị Thu Hà. Dự kiến, 8 luật sư tham gia tố tụng, trong đó 5 luật sư bảo vệ 5 bị cáo và 3 luật sư bảo vệ gia đình các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý.
Theo cáo trạng, ông Lê Văn Hiền (55 tuổi) bị truy tố về hành vi thiếu trách nhiệm..., theo Khoản 1, Điều 285 BLHS. Ba bị cáo Nguyễn Văn Khanh (52 tuổi, nguyên Phó chủ tịch huyện Tiên Lãng), Phạm Xuân Hoa (58 tuổi, nguyên Trưởng phòng TN-MT huyện), Lê Thanh Liêm (50 tuổi, em ông Hiền, nguyên Chủ tịch xã Vinh Quang, Tiên Lãng) bị truy tố về tội hủy hoại tài sản, theo Điểm a, Khoản 3, Điều 143 BLHS.
Bị cáo Nguyễn Văn Khanh
Bị cáo Nguyễn Văn Khanh.
Cùng về hành vi hủy hoại tài sản, cựu Bí thư xã Vinh Quang Phạm Đăng Hoan (53 tuổi) bị truy tố theo Điểm g, Khoản 2, Điều 143 BLHS. Trong số này, ông Khanh đang bị bắt tạm giam.
Về dân sự, gia đình ông Vươn và ông Quý yêu cầu phải bồi thường thỏa đáng hoặc phục hồi nguyên trạng tài sản. Các ông Hoa, Liêm và Hoan đã tự nguyện nộp 210 triệu đồng để bồi thường thiệt hại.
Diễn biến vụ án
Theo cáo trạng, ngày 24/11/2011, UBND huyện Tiên Lãng ban hành Quyết định 307/QĐ-UBND thu hồi 19,3 ha đất giao nuôi trồng thủy sản đã hết thời hạn sử dụng đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Đồng thời, UBND huyện có Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 24/11/2011, về việc tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định trên. Kế hoạch số 104 nêu rõ nội dung cưỡng chế, bàn giao toàn bộ diện tích đất và công trình gắn liền với đất đã thu hồi cho UBND xã Vinh Quang quản lý.
Tuy nhiên, cựu Phó chủ tịch huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh được giao nhiệm vụ là Trưởng ban chỉ đạo cưỡng chế thu hồi đất đã trực tiếp chỉnh sửa, ký ban hành Thông báo số 225/TB ngày 28/12/2011, phân công nhiệm vụ cho các tổ công tác để tháo dỡ tài sản ở khu vực có quyết định cưỡng chế.
Tại buổi cưỡng chế ngày 5/1/2012, ông Khanh trực tiếp ra lệnh cho các ông Hoa, Liêm và Hoan đôn đốc những người được trưng dụng thuộc tổ 2 trực tiếp tháo dỡ lều trông đầm, nhà của ông Vươn, ông Quý. Việc tháo dỡ được thực hiện trong hai ngày 5 và 6/1/2012, gây thiệt hại hơn 295 triệu đồng.
Cũng theo cáo trạng, các bị cáo Hoa (Phó trưởng ban chỉ đạo cưỡng chế), Liêm (thành viên Ban chỉ đạo cưỡng chế) và Hoan mặc dù biết ông Khanh chỉ đạo phá dỡ tài sản không đúng với Kế hoạch 104 nhưng vẫn giúp sức ông Khanh thực hiện, làm hư hỏng tài sản của gia đình ông Vươn, ông Quý.
Cơ quan tố tụng xác định, các ông Khanh, Hoa, Liêm phải chịu trách nhiệm về việc hủy hoại tài sản có giá trị hơn 295 triệu đồng; ông Hoan giúp sức hủy hoại tài sản giá trị hơn 191 triệu đồng.
Là người đứng đầu cơ quan hành chính địa phương, bị cáo Lê Văn Hiền được cho là đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ; không có biện pháp đôn đốc, kiểm tra, giám sát trong quá trình chuẩn bị cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế.
Do đó, ông Hiền không phát hiện và ngăn chặn kịp thời, để ông Khanh cùng đồng phạm thực hiện tháo dỡ tài sản của gia đình ông Vươn, ông Quý, gây hậu quả nghiêm trọng. Hành vi này của cựu Chủ tịch huyện Tiên Lãng, theo các cơ quan tố tụng, có dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Phiên tòa dự kiến diễn ra từ 8/4 đến 10/4.
Về dân sự, gia đình ông Vươn và ông Quý yêu cầu phải bồi thường thỏa đáng hoặc phục hồi nguyên trạng tài sản. Các ông Hoa, Liêm và Hoan đã tự nguyện nộp 210 triệu đồng để bồi thường thiệt hại.
Lam Khê


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thư giãn chủ nhật:


Tìm hiểu cách dùng từ: "Nguyên - Cố - Cựu"

Video: Buồn thì xem phim con heo


Khuyến mãi thêm

*****

Từ " Cựu " thường it khi dùng cho các bác cấp cao nhà mình lắm "Nguyên" là dành cho các bác cấp cao, đã nghỉ, vẫn còn sống.
" Cố " là dành cho các bác cấp cao, đã an táng :(

Nguyên có nghĩa là nghỉ rồi nhưng vẫn còn ảnh hưởng, ví dụ như đồng chí nguyên tổng bí thư nghỉ chức lâu rồi nhưng vẫn đi chỗ này chỗ kia chỉ việc này việc kia.
Còn cựu có nghĩa là nghỉ hẳn. Chẳng hạn cựu tổng bí thư đang nằm nhà chờ chết.

Cựu là chỉ trường hợp bị hạ bệ bởi một đối thủ khác, còn nguyên là về hưu khi hết nhiệm kỳ (các bác nhà mình chẳng có ai bị hạ bệ cả), trong khi tổng thống Mỹ hết nhiệm kỳ cũng bị gọi là cựu).
Tóm lại, cán bộ VN về hưu thì gọi là nguyên, còn cán bộ nước ngoài về hưu thì gọi là cựu. Chết nghẻo thì gọi là cố nhé

Theo Từ điển Tiếng Việt:
- "Nguyên" trong nguyên + chức danh là "cái gốc, cái vốn có từ ban đầu", nhấn mạnh tính chất "đã" giữ chức vụ nào đó.
( nhấn mạnh về chức danh, không quan trọng người đó còn sống hay đã chết)
- "Cựu" là "cũ", nhấn mạnh tính chất "đã từng tại vị, nay không còn(tại vị) nữa"
(gần với "nguyên" nhưng nhấn mạnh rõ hơn ở yếu tố "không còn tại vị") Chỉ dùng với người còn sống.
- "Cố" là "đã chết" dùng trước từ chỉ chức vụ cao, nhấn mạnh yếu tố " một người giữ chức vụ cao đã qua đời", không quan trọng là lúc qua đời người đó đang tại vị hay không còn tại vị.


Nghĩa của từ thì theo từ điển, còn dùng thế nào thì do "trên" quy định.

Hiểu ngôn ngữ của báo chí dùng là thế này:

"Nguyên" là còn uy, "Cựu" là xếp xó, "Cố" là đã toi.
Đối với bọn Tư bổn giãy chết thì "Cựu" hoặc "Cố" không "Nguyên" - Địch Ta phải phân minh.

ST đại


Văn hóa khẩu hiệu:

"Hưởng ứng PT Một gia đình 2 con vợ, Đẻ ít đẻ thưa, Tẩy giun, Vệ sinh là yêu nước"


ảnh Thanhnien
ảnh Dansodaklak



*****
Phần nhận xét hiển thị trên trang