Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

Bài học lịch sử:



HẠ KIỆT VƯƠNG - HÔN QUÂN CUỐI ĐỜI NHÀ HẠ 
(
1818-1766 trước Công Nguyên)  
Vua Kiệt họ Tự tên Quý, là một đại hôn quân cuối đời nhà Hạ, vóc người cao lớn, giỏi võ khỏe mạnh, nhưng lại đam mê tửu sắc, sủng ái Muội Hỷ, bỏ phế việc triều chính. Vì làm vui lòng Muội Hỷ, Kiệt đã cho xây Dao Đài bằng bảy báu, vàng ngọc lấp lánh, trên cây treo thịt khô, dưới đất đào ao rượu, mỹ nữ chơi đùa trong đó, ngưỡng lên có thể ăn thịt, cúi xuống có thể uống rượu, ngày đêm đắm chìm trong tửu sắc. Trung thần khuyên can rằng:  “Háo sắc là gốc mất nước”. Vua Kiệt nói :“Trẫm nghe trong hàng thứ dân, người nam thì có bổn phận, người nữ có chỗ trở về, ăn no mặc ấm, ra vào cùng xe, phu phụ theo nhau. Trẫm làm vua của một nước, cùng với Muội Hỷ vui chơi, có gì là háo sắc?” Rồi tự cho mình giống như vầng mặt trời. Cho nên dân gian có câu : “Thời nhật hạt tang, dư cập nhữ hài vong” (Mặt trời kia lúc nào mất, ta sẽ chết theo ngươi). Về sau bị Thành Thang tiêu diệt lưu đày về Nam Sào, tự thiêu mà chết.
 
Lời bình:
   Quốc gia sắp thịnh,
          Ắt có điềm lành.
          Vận nước sắp hết,
          Yêu nghiệt tung hoành.
          Kiệt sủng Muội Hỷ,
          Bỏ việc triều Đình,
          Hoang dâm vô độ,
          Dẫn đến diệt vong.

    Lại nói kệ rằng:
          Hôn quân mất nước Hạ Kiệt Vương,
          Lưu luyến quên về say cảnh mộng,
          Tuy có sức mạnh khó thi thố,
          Lại không trí huệ trị triều cương,
          Rừng thịt rượu ao mãi vui chơi,
          Đài ngọc múa ca quên ngày tháng,
          Làm con nối nghiệp nhà họ Vũ,
          Đến đây giang sơn chốc tiêu vong.
Giảng theo văn Bạch Thoại:
          Hôm nay nói về vị hôn quân đầu tiên ở Trung Hoa. Sao gọi là hôn quân? Vua Kiệt được ở địa vị thiên tử cao quí, lẽ ra  có giang san rộng lớn, có tông miếu để cúng tế, có con cháu để nối nghiệp. Thế nhưng hôn quân này tuy có giang san nhưng không làm cho giang san giàu mạnh; tuy ở địa vị thiên tử tôn quí cũng không xứng là một thiên tử, tông miếu thì không được cúng tế, con cháu cũng không có để nối nghiệp. Vì sao? Bởi rằng vua Kiệt ngu muội, không hiểu được về thiên hạ là "Người có đức mới giữ được, người thiếu đức khó mà giữ được" -  Kẻ có đức thì được trời phò trợ, được người thuận theo; kẻ thiếu đức thì trời không phò trợ, người chẳng thuận theo, chỉ để giang san mất đi.
Hạ Kiệt Vương, họ Tự, tên Quý. Chữ quý này là chữ Quý trong “Nhâm Quý Thủy” (壬癸水), lấy đi chữ “thiên” (天) phía dưới của chữ quý, thay thế chữ “thị” (示) vào, chính là chữ  “tế” (祭). Với cái tên này không tốt lắm, nếu theo Nhâm Quý Thủy mà bàn, Nhâm Thủy là dương thủy, Quý Thủy là âm thủy. Cho nên Kiệt  tuy giỏi võ mạnh khỏe, nhưng không có học vấn gì, thân thể rất cao to, giống con trâu đần độn; trâu thì hung hăng mạnh khỏe, thân thể cũng rất to, nhưng mà rất đần độn.
Lúc Kiệt làm hoàng đế, lơ là quốc gia đại sự, chỉ biết ăn chơi hoan lạc, ra sức hưởng thụ mà chẳng quan tâm đến việc triều chính, hoang dâm vô độ, lại còn chiều chuộng Muội Hỷ quá mức. Cho nên nói người nữ là đầu mối gây ra tai họa,  làm nghiêng thành mất nước. Không chỉ người nữ là đầu mối gây ra tai họa, người nam cũng là đầu mối gây ra tai họa; nếu chỉ nói người nữ là đầu mối gây ra tai họa thì trong xã hội trọng nữ quyền thời nay người ta sẽ nói là không công bằng rồi, cho nên tôi nói người nam cũng là đầu mối gây ra tai họa. Mối họa này ở hai phương diện, người nữ ở phương diện lộn xộn, giả như người nam không lộn xộn cũng không thể trở thành đầu mối gây ra tai họa, cũng đều là cả hai hợp lại, mới biết có những vấn đề này phát sanh. Người ta nói rằng Muội Hỷ tuy rất đẹp, nhưng suốt từ sáng đến tối trên gương mặt không hề có nụ cười, chỉ khi nghe tiếng xé lụa, mới lộ vẻ tươi cười; xé lụa chính là đem tơ lụa ra dùng tay xé, Muội Hỷ vừa nghe tiếng xé lụa thì liền vui vẻ; cho nên vua Hạ Kiệt liền hạ lệnh mỗi ngày chở vô số vải lụa đến để xé cho Muội Hỷ nghe, để có được một nụ cười của Muội Hỷ.
Giảng đến đây, tôi lại nhớ đến một câu chuyện ở vùng Đông Bắc của tôi. Đây là một chuyện có thật, là một câu chuyện về hại người. Vùng Đông Bắc có trạm Đa Hoan, trạm Đa Hoan cách chỗ của tôi ở khoảng chừng mười tám dặm đường; ở đó có một người tên là Minh Ngũ. Tiền của Minh Ngũ có không biết là bao nhiêu, từ Bắc Kinh đến nhà Minh Ngũ hơn một ngàn năm trăm dặm đường, trước kia ông đi xe ngựa, không như bây giờ có xe hơi, xe buýt, xe lửa, máy bay, thì chẳng có gì đáng để nói. Từ Bắc Kinh đến nhà Minh Ngũ một ngàn năm trăm dặm đường, trên suốt quang đường đi Minh Ngũ không uống nước giếng của người khác, khắp nơi trên đường đều uống nước giếng của mình, dọc đường đều là đất của Minh Ngũ. Quí vị thử nghĩ như thế có bao nhiêu thôn trang, có bao nhiêu cái giếng? Số tiên ông có là bao nhiêu!  
Ông ta nhờ vào đâu mà phát tài thế? Đông Bắc là vùng sản xuất nhân sâm, nhân sâm nặng bảy lượng gọi là sâm, tám lượng gọi là bảo, trên tám lượng chính là bảo rồi. Minh Ngũ cùng người anh em kết nghĩa cùng lên núi đi phóng sơn. Phóng sơn ở đây có nghĩa là cầm cây gậy tỏa long, đầu trên cây gậy tỏa long không biết có để phía trên bao nhiêu đồng tiền xanh, vừa nhìn thấy nhân sâm liền la to “Gậy đập!”. Nhân sâm liền kêu gậy đập, nếu như quí vị không la lên như thế, nhân sâm liền ẩn đi; quí vị la lên như vầy giống như niệm thần chú, khống chế thần thông biến hóa của nó, nó biến không được. Cho nên người đi phóng sơn đều hiểu, tay cầm cây gậy tỏa long, vừa thấy nhân sâm, liền lấy gậy dộng mạnh xuống đất phát ra tiếng rồi la to “gậy đập”, mọi người đều hướng mắt nhìn đến chỗ đó, thì nhân sâm chạy không thoát. Người ta bảo rằng nếu quí vị không la lên như thế, thì nó sẽ bỏ chạy, quí vị sẽ không bắt được nó, đặt biệt là nhân sâm loại bảo (quý).
Minh Ngũ và người anh em kết nghĩa hai người đi phóng sơn, đi như thế đã được mấy năm. Có một lần, họ cùng đi phóng sơn, và lần này thì đào được đúng là nhân sâm loại bảo; bảy lượng gọi là sâm , tám lượng gọi là bảo, nhân sâm lần này e nặng hơn mười sáu lượng (một cân). Minh Ngũ vừa thấy được, liền nghĩ đây là loại rất đáng giá, nếu như ta chia cho người anh em kết nghĩa một phần, thế thì ta được không phải là ít đi sao? Thế rồi hai người cùng đi bộ về nhà, đi đến khe núi hiểm trở, Minh Ngũ liền đẩy tay xô người anh em kết nghĩa xuống khe núi làm thân xác nát tan. Do đó mà Minh Ngũ được của báu này, là dùng một mạng người đổi lấy, nhưng mạng người này không phải do tự nguyện, cho nên từ đó nãy sinh ra một luồng khí oán hận.
Cầm củ nhân sâm trong tay, Minh Ngũ muốn đi qua cửa thành Sơn Hải để dâng báu vật ấy cho vua; nhưng sợ nếu như đến cửa thành Sơn Hải, bị người ta đóng cửa kiểm tra, e rằng sẽ bị tịch thu, không thể đưa đến nơi Hoàng Đế được. Vì thế ông ta liền nghĩ ra một cách. Ông ta nghĩ ra cách gì đây? Minh Ngũ đã mua một cổ quan tài, đem củ nhân sâm để trong quan tài, nói là đưa linh cửu xác cha của mình đi về. Lúc Đến cửa thành Sơn Hải, nơi đó kiểm tra cũng rất nghiêm ngặt, nên đã yêu cầu : “Dù là xác người chúng tôi cũng phải xem thử.” Minh Ngũ bấy giờ vô cùng kinh sợ, toàn thân run rẫy. Lính gác bật nắp quan tài ra, quí vị thử đoán xem sự tình sẽ như thế nào? Củ nhân sâm này quả nhiên đã biến thành một ông già râu bạc, nằm trong quan tài. Điều kỳ diệu chính là ở chỗ này! Bởi vì nó là báu vật mà, Minh Ngũ muốn nó thế nào, nó sẽ thành ra thế ấy. Nhờ vậy mà Minh Ngũ lẫn được vào trong thành.
Đến được hoàng cung, Minh Ngũ vào cung dâng báu vật lên hoàng đế, hoàng đế mới hỏi ông ta: “Vật quý báu này của ngươi muốn đổi lại bao nhiêu tiền?” Đây là vật quý vô giá, lúc đó Minh Ngũ cũng không biết phải nói giá tiền là bao nhiêu mới phải; thế là ông ta chẳng biết làm sao, liền nằm xuống đất, hoàng đế bèn nói: “Ồ, ý ngươi là muốn một thảng à!” Vì thế vua cho mở kho, bạc trong kho liền tràn ra ngoài, số bạc tràn ra ngoài thuộc về Minh Ngũ, số còn lại bên trong kho là của vua. Cứ thảng một lần thế này thì biết bao nhiêu là tiền. Thế là Minh Ngũ liền đem số bạc này đi dọc đường mua đất hết; cho nên từ Bắc Kinh đến nhà ông ta, đất dọc đường đều là của Minh Ngũ, không có đất của người khác, mắc rẻ gì ông ta đều mua. Vì có nhiều tiền rồi nên được mọi người tôn xưng là Ông Minh Ngũ
Ông Minh Ngũ xây nhà, nhà của ông xây vào bên trong phải đi qua có đến năm dãy nhà; cách xây nhà của vùng Đông Bắc thời xưa đều có móng cột bằng đá để nâng các cột nhà. Quí vị thử đoán xem ông ta lấy gì làm móng cột? Chính là dùng bạc đấy, bạc Ông ta dùng tiền  có giác ( cẩn ) ngọc, dùng từng miếng bạc, để làm tảng đá kê chân trụ nhà. Lại nói đến chuyện đúc gạch, bên dưới mỗi viên gạch đều có bốn đồng tiền lớn, trước thời nhà Thanh tiền đồng rất có giá trị, nhưng gạch dùng để xây nhà cho Minh Ngũ thì được làm như thế. Điều này cho thấy ông ta là người rất mực giàu có.  Đợi đến lúc nhà cửa sắp xây xong , thì vợ ông ta cũng có thai sắp sanh, Minh Ngũ chợt nhìn thấy người anh em kết nghĩa bị mình xô xuống khe núi từ cửa cổng bước vào. Tay đang cầm điếu xì gà lớn, vừa nhìn thấy người anh em kết nghĩa đến, lần nầy Minh Ngũ biết là chuyện xấu rồi, liền bước ra đón, nhưng vừa đi đến sân nhìn, thì không thấy nữa!
Kết quả như thế nào đây? Trong nhà vợ ông liền sanh con trai, người trong nhà đến báo:  “Ông ơi đại hỷ rồi! Phu nhân đã sanh được một thiếu gia.” Minh Ngũ liền biết rằng: “Ồ ! Là đến đòi nợ đây rồi !” Minh Ngũ biết đây là người anh em kết nghĩa đã đến đầu thai, nhưng cũng không có cách gì, cũng không thể đem nó giết chết, liền nuôi dưỡng nó. Đứa bé này vừa sinh ra thì đã khóc, khóc không nín, chỉ thích nghe gì quí vị biết không? Nó chỉ muốn nghe tiếng đồ đạc bị đập vỡ, ví như cái chén vừa rớt xuống một tiếng lảng rảng vở tan, nó liền ha hả cười, không khóc nữa. Bất cứ món đồ nào vỡ thì nó cười, không vỡ thì nó khóc, từ lúc chào đời cho đến mãi về sau này đều là như vậy, giống như Muội Hỷ thích nghe tiếng xé vải. Đây đều là có nhân quả nghiệp oán ở bên trong, cho nên mới như vậy! Muội Hỷ cũng là đến báo thù Hạ Kiệt Vương, Hạ Kiệt Vương cũng chấp nhận, và ngoan ngoãn trả nợ, cho nên mới như vậy.
Con trai của Minh Ngũ tên là gì quí vị biết không? Nó tên là Tam Thành, có ý là nói nó chỉ cần lấy lại ba phần trăm món nợ cũ là được rồi, về sau Tam Thành lớn lên thì đánh bạc, hút thuốc phiện. Đánh bạc phải có vật thế chấp, chỉ một lúc mà Tam Thành đã đặt hết mấy cái giếng; một giếng xem như là một thôn, mấy cái giếng chính là mấy thôn, đánh bạc kiểu như thế. Khi đánh hắn cứ đứng đó lo hút thuốc phiện, cũng chẳng thèm nhìn; người ta mà nói: “Cậu Tam ơi! Thua rồi” hắn trả lời: “Tốt quá ! Tốt quá!" Người ta mà bảo: "Tam gia ơi, lần này thì cậu thắng rồi nhé." thì hắn liền quát ngay "Mẹ nó, thắng rồi sao chứ!". Cứ như thế này thì quí vị xem đây không phải là con phá nhà thì là gì nữa?
Do đây mà thấy được nhân quả báo ứng dù nhỏ như lông tơ cũng không sai sót, ai giúp ai, ai phá hoại ai, thì có nhất định. Cũng giống như một người chẳng nên trò trống gì như tôi đây, quí vị cùng đều đến giúp đỡ người chẳng nên trò trống này; lại có người còn thích nghe tôi nói chuyện. Thực ra, những gì tôi nói đều là nước lạnh hầm cải trắng, nhạt nhẽo không mùi vị, quí vị nào mà muốn nghe tôi nói chuyện, đều đã bị lừa rồi đó. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, quí vị có thể nói đều là đến trả nợ tôi, đại khái trước đây tôi từng cho quí vị ăn đồ ngon, và từng nói:“Các bạn đừng kén ăn nhé.” Cho nên tôi nói pháp, dù cho nói hay nói dở, các bạn vẫn ngồi đây kiên nhẫn nghe. Hạ Kiệt Vương cũng vì thiếu nợ Muội Hỷ, cho nên vừa rồi cư sĩ Môn Lão chẳng phải nói: “Muội Hỷ là âm kim, Hạ Kiệt Vương là âm mộc, kim khắc mộc.” Quí vị xem, đã lâu như thế, sự tình đã mấy ngàn năm trước, Muội Hỷ vẫn còn như thấy gan phổi của mình vậy, còn biết vua Kiệt là “kim nên khắc mộc, không thể giàu được”, cho nên làm đến thiên tử cũng nghèo. Đây chính vì Kiệt quá chiều chuộng Muội Hỷ, không lo triều chính. Để được Muội Hỷ vui lòng, đã xây Dao Đài bảy báu lấp lánh; rồi trên cây treo thịt khô, dưới đất đào ao rượu, để mỹ nữ vui đùa trong đó, như vậy thì đầu vừa ngẩng lên  thì ăn thịt được, thân vừa cuối xuống lại uống rượu được, Hạ Kiệt sớm tối đắm chìm vào tửu sắc, ngày ngày hoang dâm không biết tự chế, ở nơi đó mãi vui chơi như vậy.
Lúc bấy giờ cũng có trung thần can gián vua Kiệt rằng ham mê nơi tửu sắc là hành vi hại thân mất nước; vua cũng rất thông minh, nói: “Ta nghe nói thường trong trăm họ, người nam thì có bổn phận của mình, người nữ có chỗ trở về của mình, mặc ấm ăn no, ra vào trên cùng cổ xe, chồng vợ bên nhau. Ta chỉ là cùng Muội Hỷ âu yếm, cũng không phải là quá nhiều người nữ, đây có gì là hoang dâm? Uống tí rượu tính làm gì?” Hạ Kiệt ngụy biện như thế. Còn tự cho mình như vầng mặt trời, cho nên lúc đó mới có ca dao: “Lúc nào mặt trời này mới suy vong nhỉ? Bọn ta đều mong ngươi cùng đến chỗ chết.
Kết quả nước mất về Thương Thang.
Thương Thang tên là Lý, ông đem việc thiên hạ làm trọng trách, nên giành lấy chủ quyền thay nhà Hạ. Thương Thang đày Vua Hạ Kiệt đi Nam Sào, kết quả là vua Kiệt đã tự thiêu chết ở đó. Cho nên đầu tiên nói Hạ Kiệt Vương và vị hòa thượng Việt Nam gần giống nhau, vị hòa thượng Việt Nam cũng là tự thiêu mà chết; nhưng kia là hòa thượng, còn vua Hạ Kiệt là hoàng đế, đem ra so sánh lẽ ra thân phận một hoàng đế phải quan trọng một chút. Vị hòa thượng Việt Nam đã chết, về sau đã phải khiến nhiều hòa thượng khác cũng theo đó tự thiêu mà chết, đây đại khái đều là cộng nghiệp chăng? Do cọng nghiệp nên chiêu cảm ra vậy! 

Lời bình
Quốc gia sắp thịnh, ắt có điềm lành:   Lúc quốc gia sắp hưng thịnh, sẽ có các tướng điềm lành. Điềm lành chính là may mắn thuận lợi, thí như cổ tú song hợp, phụng hoàng lai triều.
Vận nước sắp hết,  yêu nghiệt tung hành:  Khi vận nước sắp mất, yêu nghiệt đều hiện ra, không yêu nghiệt này đến, thì cũng có yêu nghiệt kia hiện ra.
Kiệt sủng Muội Hỷ, không lo triều cương: Vua Hạ Kiệt sủng ái Muội Hỷ không lo đại sự quốc gia.
Hoang dâm vô đạo, dẫn đến diệt vong: Bởi vì hoang dâm không biết dừng, cho nên dẫn đến diệt vong, tự thiêu chết.
 
 
Lại nói kệ rằng
 
Hôn quân mất nước Hạ Kiệt hoàng,  lưu luyến quên về say mê cảnh mộng:  Dưới dòng không quay lại gọi là lưu, trên dòng không chảy gọi là liên; từ hưởng thụ không nhàm gọi là hoang, vui lâu không chán gọi là vong. Quên về chính là không biết đường trở về, mỗi ngày đều uống say sưa.
Tuy có sức mạnh khó thi thố, lại không trí huệ trị triều cương:    Hạ Kiệt tuy cao to và có sức lực, cũng không có chỗ dùng cho sức lực ấy, lại không có trí huệ để xử lý kỷ cương triều đình, đại sự quốc gia.
Rừng thịt rượu ao mãi vui chơi, đài ngọc múa ca quên ngày tháng:   Hạ Kiệt cho treo thịt khô trên cây, dưới đất thì cho đào ao rượu, dùng thất bảo xây đài ngọc, vàng ngọc rực rỡ, ở đó chỉ biết vui chơi, đã đến ngày nào, lúc nào, Hạ Kiệt đều quên.
          Làm con nối nghiệp nhà họ Vũ, Đến đây giang sơn chốc bỗng tiêu vong:  Vua Vũ nhà Hạ truyền ngôi cho con tên Khải, vua Vũ là một minh quân, nhưng truyền đến đời vua Kiệt đến đây thì hết, đến đây Kiệt đã làm hỏng hết cả sự nghiệp đế vương. Đây phải nói là đứa con phá nhà, đem cả giang sơn mà hủy hoại hết.
 
Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng ngày 18 tháng 9, năm 1987.
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Biển Đông: Lời nguyền đối với Trung Quốc

                                                                                
Một trong những chủ đề quan tâm hàng đầu của thế giới hiện nay là sự trỗi dậy của Trung Quốc - đất nước chỉ trong vòng 3 thập kỷ đã chuyển mình từ một nước nghèo đói thành “cường quốc số hai” thế giới.  

Nếu trong thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 nhân loại còn chút hoài nghi về khả năng phát triển của nước này thì vào cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 đã phải ngạc nhiên với tâm trạng buồn vui lẫn lộn, thậm chí lo lắng nhận ra rằng sự phát triển của nó dường như đang gây ra những mối tai họa... Đó là nạn “hàng nhái” và “hàng có độc tố” đang thâm nhập vào mọi ngõ ngách của thị trường trên thế giới; đó là dòng người di cư Trung Quốc ồ ạt tràn vào mọi châu lục; đó là nạn khai thác tài nguyên bừa bãi mang tên “Chinese projects” tại các nước đang phát triển Á-Phi-Mỹ la tinh; đó là hiện tượng “vô trách nhiệm” của nước này trước những vấn nạn toàn cầu; và đó là thái độ hiếu chiến sẵn sàng sử dụng bạo lực để giải quyết tranh chấp biển đảo với các nước láng giềng…Thực tế nói trên khiến dư luận quốc tế đang chuyển từ kỳ vọng sang thất vọng về vai trò của cường quốc đang trỗi dậy này. 

Bài viết ngắn này chỉ xin tập trung bàn về mối đe dọa của Trung Quốc liên quan đến cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, qua đó gợi lên đôi điều về cách ứng xử cần thiết của các nước liên quan, trong đó có Việt Nam.   

Tư tưởng bành trướng bá quyền vẫn còn đó 
Ở Trung Quốc và Phương Đông, tên người hoặc địa danh thường gắn với một ý nghĩa mà người đặt ra nó mong đợi. Đó cũng là trường hợp của tên nước “Trung Quốc”-  nó có nghĩa là nước nằm ở trung tâm (của vũ trụ). Một số tài liệu lịch sử cho rằng tên Trung Quốc đã có từ trước CN, nhưng chỉ thật sự trở nên phổ biến từ thời Nhà Hán (206 TCN - 220 SCN) khi mà tư tưởng đại Hán hình thành và phát triển với chủ thuyết tự cho mình là trung tâm của vũ trụ trong khi các dân tộc khác xung quanh là “thiên hạ” man, di, mọi, rợ!  Cách tư duy này rõ rằng đã và đang là động lực giúp đất nước này không ngừng bành trướng lãnh thổ Nhà Hạ bé nhỏ trở thành nước Trung Hoa với diện tích gần 10 triệu km2 và  hơn 1,3 tỷ người. Tư tưởng Đại Hán  ăn sâu bám rể trong tiềm thức ngưởi Tung Hoa đến ngày nay và là một trong những nhân tố tạo nên sự khác biệt giữa họ và các dân tộc khác dù ở bất cứ nơi nào họ sống .   

Khi các đế chế Âu Châu từng vượt đại dương xâm lược các châu lục khác cách xa chính quốc hàng vạn dặm thì các chế độ phong kiến Trung Quốc chỉ trong nhiều ng ngàn năm chỉ kiên trì mở mang bờ cõi bằng biện pháp chiến tranh thôn tính các nước lân bang .  Đặc điểm này khiến Trung Quốc hầu như không có quan hệ láng giềng bình đẳng và thân thiện với các nước kế cận. Điều này được thấy  trong mọi thời kỳ lịch sử của Trung Quốc, điễn hình là các thời “xuân thu chiến quốc”và “tam quốc”; sau này là cuộc “viện Triều chống Mỹ”, rồi các cuộc chiến tranh hoặc xung đột biên giới với  Ấn Độ, Liên Xô (cũ) và Việt Nam, v.v…. Do không có quan hệ láng giềng thân thiện thật sự và lâu dài nên các thời đại cầm quyền Trung Quốc thường phải duy trì hình thức các “vùng đệm” hoặc "nước đệm" như Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan, Bắc Việt Nam trước đây và Bắc Triều Tiên hiện nay, hoặc phải xây Vạn Lý Trường Thành ở phía Bắc,  nhằm bảo vệ vùng Trung Nguyên.

Về  phương cách phát triển, lịch sử cho thấy hầu hết các triều đại phong kiến Trung Quốc đều chủ trương “hướng nội”, coi thường quan hệ với “ngoại biên”, thậm chí chủ trương “bài ngoại” đã trở thành quốc sách. Điều này thể hiện rất rõ cho đến thời Nhà Thanh và cả thời thời kỳ dài sau cách mạng 1949. Trong khi  các đế chế  Âu châu từng ra sức khai phá các vùng đất xa bằng đường biển thì vương triều chỉ tập trung bành trướng lãnh thổ bằng biện pháp "đánh nống" ra các vùng đất kế cận. Đó là lý do tại sao Trung Quốc chỉ nỗi tiếng với “con đường tơ lụa” mà không có kỳ tích gì trong lĩnh vực hàng hải viễn đương, ngoại trừ những dòng người tha hương vượt biển trốn chạy khỏi điều kiện khốn khổ vốn là một hiện tượng thường xuyên của nước này.     

Những đặc điểm và đặc thù nêu trên ít nhiều có thể giúp ta tìm lời đáp về cách hành xử của người Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế hiện đại. Trong vấn đề Biển Đông, mặc dù chưa bao giờ thực sự chiếm giữ trong quá khứ xa xưa và không hề có bằng chứng nào, Trung Quốc vẫn lớn tiếng tuyên bố và hành động ngang ngược với cái gọi là “lợi ích cốt lõi” đối với toàn bộ Biển Đông, kể cả những vùng   vốn đã nằm trong lãnh hải và đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven bờ. Đáng lẽ ra, nếu do nhu cầu phát triển, họ chỉ có thể đàm phán hòa bình với các nước láng giềng và các nước khác có lợi ích hàng hải liên quan,  nhưng Bắc Kinh  lại lựa chọn phương cách đối đầu với tất cả theo kiểu “được ăn cả, ngã về không”. Họ dường như không muốn chia sẻ mà chỉ muốn độc chiếm Biển Đông với bất cứ giá nào. Đó là gì nếu không phải là sự tiếp nối của lối tư duy bá quyền Đại Hán trong quá khứ? Một lần nữa các chiến lược gia bành trướng lại dựng ra cái gọi là "quyền chủ quyền dựa trên chứng cứ lịch sử" đối với đảo và biển tại những nơi mà cách đây không lâu chính họ đã khước từ vì sợ bị lưu lụy (như vụ tàu của Anh quốc kêu cứu tại Hoàng Sa giữa thế kỷ 19, và đã không hề phản bác gì trước quyết đinh của Hội nghị San Francisco 1946, v.v...)    
       
Bế tắc về mô hình nhà nước  
Nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa (CHNDTH) ra đời sau cách mạng 1949. Lực lường nòng cốt của cuộc cách mạng đó là giai cấp nông dân. Tuy nhiên sau nửa thế kỷ tồn tại , dù dưới tên gọi và hình thức gì thì nông dân vẫn bị thống trị. Như có đề cập ở phần trên, những thành tựu kinh tế Trung Quốc gần đây không phải là nhờ kết quả của việc giảiphóng giai cấp công-nông theo lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản và XHCN mà là nhờ trào lưu kinh tế thế giới. Do đó càng phát triển kinh tế đất nước này càng lún sâu vào mâu thuẩn giai cấp vốn có của nó. Đó là nguyên nhân sâu xa tại sao nước này vẫn loay hoai với cái gọi là "CNXH mang màu sắc TQ". 

Đây là một vấn đề lý luận phức tạp nên xin phép không đi sâu. Nhưng có thể nhận thấy trong lúc chờ đời người Trung Quốc giờ đây dường như đang lặp lại phương thức phát triển của chủ nghĩa tư bản thời đế quốc mà đặc trưng là xâm lược và khai thác tài nguyên của nước khác. Có thể đó là xuất phát từ “ảo giác” của họ do cảm thấy bị chậm chân và thua thiệt so với các cường quốc đi trước, đồng thời được khích lệ bởi những thành tựu kinh tế của chính mình trong thời kỳ phát triển nóng gần đây? Ảo giác này có thể khiến họ lựa chọn một chủ trương chính sách sai lầm nhưng ngỡ tưởng là đúng (?). 
  
Không ít người nghi ngờ về sức mạnh thực sự của Trung Quốc ngày nay. Còn nhớ chỉ hơn một thập kỷ về trước, thế giới đã từng coi Trung Quốc là một nước đông dân nhưng không mạnh, giống như  “con hỗ giấy” hay “người khổng lồ trên chân đất sét”. Những thành quả phát triển gần đây chủ yếu là nhờ sự trùng hợp giữa  trào lưu cải cách kinh tế trong nước diễn ra với sự cộng hưởng của xu thế toàn cầu hóa ,  mà trong đó, so với hầu hết các nước đang phát triển khác,  Trung Quốc dù sao cũng có lợi thế hơn về trình độ công nghệ, ý thức tổ chức kỹ luật và cơ sở hạ tầng v.v… để tiếp thu và phát huy các tiến bộ khoa học và công nghệ mới của nhân loại. Đó hoàn toàn chưa phải là sức mạnh thực sự của một cường quốc! Mặc khác, sự phát triển muộn mằn, nhất là của một nước quá đông dân , đặt ra những thách thức không hề nhỏ.  Khác với trường hợp Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước có tầm vóc nhỏ hơn đã phấn đấu trở thành NIC (new industrial countries) bằng cách dựa (tầm gửi) vào một vài “đầu tàu” kinh tế của thế giới như Mỹ, EU,…thì giờ đây Trung Quốc không thể làm như vậy, một phần vì tình trạng cạn kiệt  năng lượng, một phần vì tầm cỡ bản thân quá lớn để dựa dẫm vào một “đầu tàu” nào đó.  Giới chuyên gia quốc tế đã chỉ ra những hạn chế có thể ảnh hưởng đến sự phát triển dài hạn của đất nước khổng lồ này, đó là sự thiếu vắng một nền tảng xã hội dân chủ cùng với những mâu thuẩn sắc tộc, vùng miền và khoảng cách giàu-nghèo,  thành thị-nông thôn, nguy cơ thiếu nguyên, nhiên liệu và thị trường tiêu thụ…Phải chăng  điều này đang đặt ra  áp lực buộc “cường quốc muộn mằn” này phải bằng mọi cách khắc phục, kể cả dùng vũ lực?

Không ai có thể bác bỏ những lý do chính đáng khiến Trung Quốc phải vươn ra bên ngoài để tìm kiếm nguồn nguyên nhiên liệu và thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, vươn ra như thế nào bằng phương cách nào là vấn đề hoàn toàn khác, nhất là trong bối cảnh thế giới ngày nay  đã được “thể chế hóa” cao độ trên cơ sở đảm bảo quyền bình đẳng và công bằng giữa mọi quốc gia dân tộc dù lớn hay nhỏ. Nếu như trước đây tư bản Anh, Pháp Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, v.v… đã lợi dụng thế mạnh hàng hải để chinh phục các miền “đất hứa”, vơ vét tài nguyên thiên nhiên đem về xây dựng chính quốc, thì ngày nay cách làm như vậy hoàn toàn không còn phù hợp nữa và cũng không thể chấp nhận đối với tầm nhận thức của con người hiện đại.

Có lẽ do nhận biết trước điều này mà  bản thân nhà lãnh đạo  Đặng Tiểu Bình đã đưa ra ý kiến chỉ đạo gồm hai vế: “trỗi dậy hòa bình” và “ẩn mình” (tức là vừa phải biết tranh thủ môi trường hòa bình để phát triển, nhưng cũng phải biết kiên trì chờ đợi thời cơ chín mùi, không được nôn nóng, trong việc thực hiện mục tiêu bá chủ thế giới). Tuy nhiên căn cứ vào những gì  các thế hệ lãnh đạo sau ông đang thể hiện, có thể thấy họ đang tỏ ra nóng vội và không tuân thủ điều mà ông Đặng đã chỉ huấn, hoặc đơn giản chỉ vì họ không thể chờ đợi lâu hơn (?) Có thể đó là lý do tại sao những người lãnh đạo Trung Quốc giờ đây lại nóng lòng áp dụng cách thức của  chủ nghĩa thực dân cũ, không chỉ đối với các địa bàn xa  như Châu Phi, Mỹ la tinh, mà cả các vùng lân cận  từ Trung Á, Viễn đông và Siberi của Nga mà cả khu vực kế cận đầy nhậy cảm là Đông Á và Đông Nam Á.

Tham vọng cường quốc viễn dương    
Là một cường quốc bắt đầu muộn mằn, với vị thế bất lợi mà họ luôn bị ám là bị bao vây bốn mặt, giới lãnh đạo nước này luôn nung nấu ý chí phá thế bao vây đó bằng cách vưon ra biển lớn. Vươn ra phía Đông thì vướng Mỹ , Nhật, Hà Quốc...nên họ chọn vương về hướng Nam như một lựa chọn duy nhất. Vẫn với lối mòn tư duy bá chủ, lần này họ lại tự cho mình cái quyền chọn Biển Đông làm “sân nhà” để vừa độc chiếm nguồn dầu khí và tài nguyên được cho là rất dồi dào tại đây, đồng thời khống chế tuyến đường huyết mạnh ra thế giới. Đó là “động cơ kép” chi phối toàn bộ cách hành xử của Bắc Kinh như ta thấy gần đây tại khu vực Biển Đông. Lựa chọn này cũng cho thấy "CNXH mang màu sắc Trung Quốc" đang nối gót chân của Trung hoa Dân quốc - kẻ đã vẻ ra "đường chín đoạn" tại Biển Đông từ 1939 trước khi bi đẩy ra Đài Loan.  Ngày nay tuy biết rõ những gì đã họ đang làm là phi đạo lý, nhưng Bắc Kinh vẫn chọn thái độ kiên quyết không nhượng bộ, thậm chí sẵn sàng “chơi rắn” một cách trắng trợn và hung bạo bằng cách công bố đường 9 đoạn và tuyên bố đó là “lợi ích cốt lõi” đồng thời cố tình tạo ra thế tranh chấp ngay bên trong lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven bờ khác. Họ thực sự đang hành động như kẻ "vừa cướp vừa la làng". 

Hành động đó vừa là sự tính toán kỹ kưỡng từ trước, vừa là biểu hiện của trạng thái nôn nóng không thể chờ đợi. Phía Trung Quốc một mặt kiên quyết  bác bỏ biện pháp thương lượng đa phương đồng thời xúc tiến những biện pháp vũ lực! Bắc Kinh cũng đã và đang vội vã nâng cấp lực lượng hải quân với hàng không mẫu hạm, tàu ngầm, tàu sân bay..., đặc biệt đã hoàn tất căn cứ hải quân lớn nhất nước tại đảo Hải Nam. Thực ra  họ đã có âm mưu độc chiếm Biển Đông từ nhiều năm trước với sự tiếp nối của hàng loạt hành động xâm lấn bằng vũ lực đối với quần đảo Hoàng Sa từ tay Chính quyền miền Nam Việt Nam năm 1974 và sau đó đối với một số đảo và bãi đá  từ tay nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Trường Sa.  Từ không đến có, họ muốn tạo ra thế “cài răng lược” giữa Biển Đông để hỗ trợ cho đồi hỏi chủ quyền về lâu về dài.

Trên mặt trận ngoại giao, phía Trung Quốc không nề hà áp dụng mọi thủ đoạn từ việc chia rẽ nội bộ ASEAN  đến việc bịa đặt và xuyên tạc sự thật lịch sử. Họ rêu rao có đủ bằng chứng lịch sử về chủ quyền đối với Biển Đông cách đây 2000 năm nhưng lại không dám đưa vấn đề ra tòa án quốc tế. Họ kiên quyết bác bỏ cái gọi là “quốc tế hóa” vấn đề tranh chấp và chỉ muốn giải quyết song phương với từng nước để hưởng lợi thế của kẻ mạnh; họ kêu gọi giải quyết hòa bình nhưng lại dùng lực lượng và số đông tàu thuyền để lấn lướt và chiếm cứ từng vị trí trên biển với từng nước riêng biệt.

Lực bất tòng tâm   
Trong thế giới tự nhiên loài voi, bò tót, linh dương và trâu bò đều to hơn sư tử nhưng chúng không bao giờ được giữ vai trò là “chúa tể sơn lâm”. Trong thế giới loài người cũng vậy, Trung Quốc từ cổ chí kim chưa bao giờ đựơc coi là “cường quốc số một”, và  nếu tiếp tục như vậy trong tương lai cũng là một lẽ đương nhiên.

Kể từ đầu năm 2011 nền kinh tế Trung Quốc đã được chính thức xếp hạng hai thay chỗ của Nhật Bản, tuy nhiên khoản cách với Mỹ vẫn còn rất xa. Trong những năm gần đây giữa bối cảnh kinh tế Mỹ và EU rơi sâu vào khủng hoảng, một nước Trung Quốc có thể duy trì liên tục đà tăng trưởng với tốc độ trên dưới 10%  đã tạo nên niềm kỳ vọng  đuổi kịp và vượt Mỹ…. Nhưng nếu nhìn lại toàn bộ cơ cấu phân bố dân cư và vùng kinh tế và xem xét những vấn đề nội tại của nước Trung Quốc sẽ cho thấy nước này chưa hội đủ mọi yếu tố cần thiết để trở thành  “đầu tàu” đích thực đối với kinh tế thế giới. Trái lại nhiều việc làm của Trung Quốc đang xâm hại lợi ích kinh tế của các nước khác, đặc biệt tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe  của nhân loại.

Xét về thế địa chính trị, Trung Quốc thiếu hẵn những điều kiện cần thiết để tận hưởng mọi nguồn lực và thị trường của thế giới. Nói cách khác, Trung Quốc đã “chậm chân” hơn các nước đế quốc thực dân trong việc chiếm hửu và khai thác các nguồn lực, nhất là nếu vẫn chỉ sử dụng lại các phương thức xâm chiếm đất đai biển đảo và khai thác tài nguyên của nước khác để mang về làm giàu cho chính quốc.

Có thể nói, giờ đây việc lựa chọn phương thức phát triển nào là một thách thức lớn nhất đối với Trung Quốc. Cái khó có lẽ ở chỗ người Trung Quốc chưa sẵn sàng cởi bỏ tư tưởng bá chủ Đại Hán và thói quen tôn sùng bạo lực vốn đã là động lực xây đắp nên nước Trung Hoa xưa nay. Chính trên nền của lối tư duy đó,  người Trung Quốc một lần nữa tỏ ra coi thường dư luận quốc tế, điều mà sớm muộn sẽ làm suy sụp hoàn tòan hình ảnh “trỗi dậy hòa bình” khó nhọc lắm mới vừa hình thành. Trong trường hợp Biển Đông, người Trung Quốc giờ đây buộc phải lựa chọn giữa  mưu đồ bành trướng và bá chủ bằng hành động quân sự trắng trợn, hay chủ trương hợp tác phát triển trong hòa bình với các nước láng giềng.  Họ cần nhận thức rõ ràng rằng cách hành xử dựa trên sức mạnh một cách hung bạo không chỉ đe dọa nghiêm trọng các nước láng giềng mà còn đe dọa nền hòa bình, an ninh khu vực và thế giới, trong đó có lợi ích của các cường quốc khác như Mỹ, Nhật, Nga và hàng loạt các nước liên quan, những nước chắc chắn không khoanh tay đứng nhìn.
Mặc khác,  việc  sử dụng những  thủ đoạn dối trá và những tiểu xảo mang màu sắc Trung Hoa cũng cho thế giới thấy nước lớn này chưa đủ tầm của một cường quốc.  Mới đây Ngoại trưởng Albert del Rosario của Philipin than vãn rằng “Làm sao mà bạn có thể thảo luận được điều gì trong khuôn khổ song phương, khi bạn ngồi vào bàn đàm phán với Trung Quốc thì họ nói rằng tất cả là của họ". Nhiều nhà quan sát quốc tế  cho rằng Bắc Kinh thường viện dẫn Công ước UNCLO, nhưng trên thực tế họ có nhiều động thái bị đánh giá là không đếm xỉa gì đến văn kiện mà chính họ đã phê chuẩn.

Tóm lại, bằng cách tự vẽ ra đường chín đoạn và đòi chủ quyền bao trùm 85% diện tích của Biển Đông, Trung Quốc không chỉ gây xung đột với các nước láng giềng và tình trạng mất ổn định trong khu vực mà còn chuốc lấy thế khó cho bản thân về lâu dài. Chừng nào chưa từ bỏ tham vọng"lưỡi bò" thì chừng đó Trung Quốc còn bị thế giới lên án, các nước láng giềng bất bất an bất bình sẽ không hợp tác. Đó là trỡ ngại nguy hại hơn nhiều đối với sự phát triển trước mắt và lâu dài , thậm chí có thể rơi vào nguy cơ đổ vỡ trước khi có thể phát triển và trở thành một cường quốc thật sự. Đây chắc chắn không phải là nguyện vọng của nhân dân Trung Quốc. Đó là yếu điểm cơ bản mà Việt Nam và các nước ASEAN cần nắm lấy để quyết đấu với thế lực bành trướng bá quyền Bắc Kinh  /. 
  



Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHỮNG BÀI THƠ VIẾT TRONG GIẤC NGỦ



Chưa chắc bạn đã tin?
tôi thường làm thơ trong giấc ngủ
Những bài thơ khi thức dậy ngại ngần và e sợ
trong đêm tối mênh mang tôi chỉ có một mình..

Bao ban ngày lanh quanh
Thơ bị nhốt trong chiếc lồng rất nhỏ
dấu dưới hầm sâu
để trong hộc tủ
khốn khổ như em gái vụng tình

Chỉ đêm khuya thơ mới thực tình thổ lộ
Đi hết đoạn trường tình yêu..
băng qua mắt diều, cú vọ,
băng qua lòng dạ hiểm sâu..

Chỉ tiếc khi tỉnh dậy
tôi không kịp ghi thơ viết gì? Nghĩ gì
lên não trạng đang bắt đầu sét gỉ của tôi..
lên trái tim đang dần hóa đá..thế giới này!





Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Tư liệu văn học




( Bài này của chủ nhà đã khiến một cựu quan chức văn nghệ nổi khùng, nay Web Hội nhà văn Thành phố HCM đăng, xin đăng lại để bạn đọc tham khảo ):

Cửa Đá đã được viết như thế nào?
(Một vài suy nghĩ nhân đọc tiểu thuyết Cửa Đá
của Vũ Xuân Tửu, Nxb Hội Nhà văn, 2011)

HỒNG GIANG

NVTPHCM- Rất nhiều câu hỏi về thời thế, về nhân sinh quan đặt ra trong tác phẩm này. Tôi chỉ lưu ý tâm thế của nhà văn, lựa chọn khám phá và quyết tâm dấn thân của tác giả.

Đã có nhiều bài viết về hai tiểu thuyết gần đây của nhà văn Vũ Xuân Tửu (Cửa Đá và Cõi mê). Gần đây nhất có bài Cửa Đá là gì? của nhà văn Trần Huy Vân, đăng trên trang mạng Trannhuong.com. Một bài viết khá tỉ mỉ, phân tích sâu sắc theo quan điểm mĩ học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Tác giả đi sâu vào nội dung, kết cấu, bố cục của truyện theo lối truyền thống, với đôi chút băn khoăn về dụng ý của nhà văn?
Bài viết này, chỉ nên coi như một vài ý kiến góp thêm vào. Người viết không muốn nhắc lại những vấn đề người khác đã quan tâm, mổ xẻ. Như vậy là lặp lại, nhàm và không cần thiết. Phải nói ngay, Cửa Đá là một cuốn sách khó đọc đối với một số người, nhất là độc giả thông thường; người chưa quen với những đổi mới, cách tân trong văn học gần đây; người còn xa lạ với lý thuyết “hậu hiện đại”, “hiện tượng học”, hoặc còn lăn tăn rằng, “văn chương hậu hiện đại ở Việt Nam” liệu đã có, đã hình thành hay không? Nó đã gây một cú sốc, băn khoăn cho không ít độc giả.
Đã có một nhà văn tương đối nổi tiếng, nói cảm nhận của mình: “Có lẽ thằng này điên, đọc nó, tao không hiểu nó viết cái gì nữa. Đang chuyện nọ xọ sang chuyện kia, nhảy cóc lung tung, đứt gãy và rời rạc. So với Chúa Bầu, Chuyện trong làng ngoài xã (tái bản Chuyện làng), cuốn này hỏng”. Một nhà văn đã từng ẵm mấy cái giải còn nói thế, mà chưa rõ “hỏng” như thế nào? Nhưng nóiCửa Đá là tiểu thuyết khó đọc là chuyện không ngoa. Một số người khác lại quá nhấn mạnh “yếu tố huyền ảo” trong những tác phẩm gần đây của Vũ Xuân Tửu. Điều này tất nhiên là đúng, không sai, nhưng không là tất cả. Yếu tố huyền ảo hay ám dụ, phúng dụ chỉ là cách thể hiện của nhà văn theo lối hậu hiện đại, một chuyện không còn phải bàn cãi trong văn học đương đại.
Vũ Xuân Tửu đã có một số tác phẩm viết theo “hiện thực xã hội chủ nghĩa” thành công. Anh từng đạt nhiều giải thưởng cao, cho những tác phẩm của mình. Vũ Xuân Tửu cẩn thận đến từng câu chữ, ý tứ, thận trọng từng chi tiết. Trên bàn viết của anh, luôn có các cuốn từ điển. Không thể nói nhà văn viết hồ đồ, vội vã, hoặc thiếu sót về mặt này mặt khác được. Chưa có nhà văn nào tỉ mỉ hơn Vũ Xuân Tửu. Khi anh viết Chúa Bầu, còn mang theo cả thước, cả máy ảnh đi theo, chụp ảnh đo đạc từng viên gạch xây thành. Xin lưu ý là những viên gạch ấy đã chìm xuống lòng sông Lô, hay dưới lớp đất bồi ven sông. Viết Cõi mê tác giả còn thuê thuyền đi trên hồ Thác Bà, rồi trèo lên núi Cao Biền, tìm dấu vết thời Nhà Bầu - Vũ Văn Mật”. Chu đáo và cẩn trọng với từng chi tiết như vậy, rất ít người viết làm được.
Sẽ có người nói, đúng mãi cũng có thể đến lúc sai, tài mãi phải đến lúc dở! Cũng có thể như thế với một số người tự cao tự đại, thỏa mãn với thành công của mình, sinh ra kiêu ngạo. Với Vũ Xuân Tửu, một nhà văn “dấn thân” cho cái hay, cái đẹp, cho tìm tòi, sáng tạo chưa và chắc chắn không xảy ra điều đó! Anh viết là do nhu cầu đổi mới chính mình phù hợp với xu thế chung của thời đại, với tâm thế và trách nhiệm của nhà văn đối với cuộc sống đang diễn ra bao điều khó nói hiện nay. Nói anh là nhà văn “dấn thân” là việc hiển nhiên. Đã có không ít lời bàn ra tán vào, thậm chí xì xào thế này thế khác về dụng ý sáng tác của nhà văn. Có người mang cả những quy phạm cũ kỹ, lỗi thời để áp vào khi đọc tác phẩm gần đây của Vũ Xuân Tửu. Rất may là trong xu hướng đổi mới và cởi mở hiện nay, những ác ý ấy không còn đất, không còn tác dụng nữa. Nó chỉ là lời ong tiếng ve, mập mờ, lấp lửng chỗ bàn trà, quán nước. Không còn khả năng “kích hoạt” biện pháp chính quyền, như đã từng xảy ra vài chục năm trước. Khi mà người ta nhầm vai trò và công việc nhà văn với người làm công tác tuyên truyền.
***
 
Thời thế nào thì văn chương nấy. Nhà văn bất kì thời đại nào cũng không thể né tránh bổn phận nhập thế của mình. Trước một thế giới đầy rẫy nguy cơ do khủng hoảng, lạm phát, đổ vỡ niềm tin, tha hóa và xuống cấp về đạo đức và nhiều vấn nạn như hiện nay, nhà văn buộc phải có cái nhìn khác, cách cảm, cách nghĩ và cách viết khác. Nếu như anh không muốn quay lưng lại với độc giả của mình. Người đọc ngày nay, nhất là tầng lớp trẻ không còn ấu trĩ, non kém như xưa. Người ta không dễ dàng chấp nhận những những tác phẩm hời hợt, nông cạn, xa rời những gay cấn của thời đại mình. Chưa bao giờ yêu cầu dấn thân của người viết lại gay gắt như lúc này.
Anh ta chỉ có hai cách lựa chọn: một là, cứ đi theo lối mòn cũ, đã có sẵn những tấm biển chỉ đường với những quy phạm cũ không còn hợp thời, và véo von những bài ca đi cùng năm tháng. Đây là lối thoát an toàn, không phải lo lắng gì. Cho dù nó không mang đến kết quả đáng kể nào trong lòng người đọc. Xa chút nữa là không đáp ứng được tinh thần và mong muốn thời đại; hai là, chọn con đường mới bắt đầu khai mở, còn gồ ghề, còn lắm ý kiến bàn cãi và đáng chú ý nhất là còn nhiều thách thức, thậm chí nguy hiểm. Nó chưa có chuẩn mực hay bất cứ khuôn mẫu nào.
Éo le thay, điều đó lại luôn luôn là tính đặc thù, đặc biệt của văn chương. Văn chương không có khám phá, sáng tạo chỉ là những bản sao mờ của cuộc sống. Tệ hơn nữa nó tạo cho người ta thói quen cù lần, xa rời thực tế. Thậm chí ru ngủ đánh lừa người ta, chối bỏ thái độ cư xử cần thiết cho số phận mình, số phận dân tộc.
Khi mà “Những câu chuyện cuộc đời”, những “Đại trần thuật”, “Đại tự sự” không còn đáng tin cậy, những đổ vỡ khủng hoảng lòng tin, về những giá trị cần có câu hỏi và câu trả lời. Những huyền thoại một thời xem ra kém thuyết phục, văn chương cần có “câu chuyện của mình”.
Từ những suy nghĩ như vậy, ta sẽ không ngạc nhiên, không khó hiểu khi đọc Cửa Đá.
Tiểu thuyết không có tuyến nhân vật “ta”, “địch” rạch ròi. Không theo trình tự lớp lang, không “khắc họa tính cách nhân vật” theo lối thường. Chỉ có nỗi ám ảnh tâm trí, nỗi hoài nghi khắc khoải về thời thế. Nó giải thiêng huyền thoại lịch sử dân tộc mình. Là người Việt Nam, bình tâm một chút, hẳn không ai lại muốn lịch sử dân tộc mình chỉ là huyền thoại. Nói trắng ra là nó rất mơ hồ mung lung. Chỉ đáp ứng nhu cầu tình cảm theo lối ngây thơ hồn nhiên. Lịch sử phải là lịch sử có tính khoa học chính xác. Năm đó, ngày tháng đó, xảy ra chuyện gì? Người ta sống ra sao? Ăn mặc thế nào? Độ tin cậy và chính xác là bao nhiêu? Không thể nói mơ mơ đại khái “Chuyện con rồng cháu tiên” thế được. Và nguyên nhân thất sử của cả một giai đoạn dài của đất nước là vì đâu? Cửa Đá bằng lối viết phúng dụ, pha chút hài hước, châm biếm mang đến cho ta câu hỏi này. Nếu không để ý đến ý tứ này của nhà văn, người ta sẽ nghĩ tác giả viết ngồ ngộ, nôm na quá. Làm sao mẹ trái đất vĩ đại lại hao hao giống củ khoai tây móm méo được? Những câu chuyện của ếch nhái, sâu bọ nói lên điều gì? Và Cửa Đá là cái cửa gì vậy? Phải chăng đó là những hạn chế thời đại, hạn chế của cõi nhân sinh, đặt ra câu hỏi đằng sau nó có gì? Có cách nào để qua không, hay lại lẩn quẩn trở về chỗ “Thoạt kì thủy” ban đầu, với hình ảnh hàng bầy rồng tái xuất hiện hàng trăm năm sau?
Câu chuyện của ngài chuyên viên Mộc, ông ta đọc không biết bao nhiêu là sách theo lối chủ quan, phiến diện tưởng mình cái gì cũng biết hết rồi, mà kiến giải cuộc đời, trả lời những câu hỏi cụ thể lại không sâu sắc bằng anh chủ quán chuyên nghề mổ chó! Điều này nghe phi lí, nhưng lại có thật!
Rất nhiều câu hỏi về thời thế, về nhân sinh quan đặt ra trong tác phẩm này. Tôi chỉ lưu ý tâm thế của nhà văn, lựa chọn khám phá và quyết tâm dấn thân của tác giả.
Cái mới bao giờ cũng phải đối mặt với sự thách thức của nghi kị, ghen tức thậm chí cả với sự thờ ơ của một số người.
Tôi nghĩ, Vũ xuân Tửu trước khi bắt tay vào viết Cửa Đá, anh đã chuẩn bị tâm thế này.
Rất may, mọi chuyện xảy ra suôn sẻ. Tác phẩm của anh đã được công chúng chấp nhận và ủng hộ. Thành công của nó đến đâu hẳn mọi người đã biết.
Tôi rất tâm đắc với chi tiết trong một tác phẩm khác của anh: “Đến đây, đoạn đường sắt có hai thanh ray, một trái một phải kết thúc. Người ta phải đi trên những bánh xe tròn bơm hơi, tự chọn lối cho riêng mình.”
Nói Cửa Đá có phải theo khuynh hướng “Hậu hiện đại” hay không, còn là câu chuyện dài. Mong sao tác giả thành công trong lựa chọn dấn thân của anh!



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tư liệu văn học


03.4.2013-06:30
Quang cảnh phiên tòa xét xử ông Đoàn Văn Vươn sáng 2.4. Ảnh: TTXVN

Những phát ngôn đáng nhớ
trong vụ Tiên Lãng


NVTPHCM- Vụ án "Giết người, chống người thi hành công vụ" liên quan tới Đoàn Văn Vươn và các đồng phạm ở Tiên Lãng, Hải Phòng bắt đầu được xét xử công khai sáng ngày 2.4. Xin điểm lại những phát ngôn đáng nhớ cách đây hơn 1 năm về trước.

Bất nhất trong phát ngôn của cựu Chủ tịch Tiên Lãng

Ngày 6.1.2012, trả lời trên báo Pháp luật TP.HCM sau khi tiến hành vụ cưỡng chế đầm tôm anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn, ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đã khẳng định: “Khu đầm nằm trong vùng quy hoạch sân bay quốc tế Tiên Lãng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, tạm thời huyện cho thuê để “phát triển kinh tế-xã hội của địa phương”.
Ông Lê Văn Hiền

Trong khi đó, trả lời báo Người Lao Động, cũng Chủ tịch Lê Văn Hiền lại cho biết: “Việc thu hồi 38,5 ha đầm nuôi trồng thủy sản tại bãi bồi sông Văn Úc, khu vực Cống Rộc, xã Vinh Quang do ông Đoàn Văn Vươn quản lý đến nay đã hết thời gian giao đất theo thẩm quyền”.
Được biết, ông Lê Văn Hiền hiện được chuyển lên làm chuyên viên của Sở Nội vụ TP. Hải Phòng!

“Có thể viết thành sách vụ tác chiến”

Ngày 8.1, trả lời báo điện tử VnMedia, ông Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng – đã nhận định: “Vụ việc hôm ấy tuy bắt không được đối tượng nhưng mà trấn áp được đối tượng. Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này… Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách”.
Đại tá Đỗ Hữu Ca

Ngay sau phát biểu này, GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội nêu ý kiến: “Khi thấy ông Đỗ Hữu Ca nói rằng “vụ cưỡng chế là một chiến tích lớn của công an Hải Phòng”, tôi vô cùng sửng sốt, không thể tin nổi đây là ý kiến của một giám đốc công an TP. Ông Ca dùng các cụm từ “rất là hay”, “rất là đẹp” nói về sự phối hợp tác chiến trong vụ cưỡng chế. Thú thật là tôi không biết bình luận thế nào”.

“Dân bất bình nên… phá nhà ông Vươn!”

Ông Đỗ Trung Thoại - Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng – nói trên báo Tuổi trẻ rằng: “Sau khi vụ việc xảy ra, quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân các xã khu vực ven biển huyện Tiên Lãng, rất bất bình, đề nghị cơ quan chức năng phải sớm đưa ra xét xử nghiêm minh đối với những người cố tình chống đối”.
Trả lời trên báo điện tử Danviet ngày 18.1 về đối tượng phá nhà ông Vươn, ông Thoại đã khẳng định: “Dân bất bình nên phá nhà ông Vươn”.
Trên thực tế, chính quyền địa phương UBND huyện Tiên Lãng đã huy động lực lượng chức năng, thuê phá nhà ông Vươn và vụ án hủy hoại tài sản gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã được khởi tố.
Ngày 11.1, ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng khẳng định trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam rằng: “Chúng tôi khẳng định rằng việc thu hồi đất của huyện là hoàn toàn đúng đắn và đúng thẩm quyền pháp luật”.
Trả lời Vnexpress, ông Khánh cũng cho biết thêm: “Anh Vươn không phải người tốt. Nói đúng ra, anh Vươn chẳng có công lao gì, cũng chẳng phải là người đi đầu vì sử dụng hàng chục ha và thu lời nhưng không đóng góp gì cho địa phương. Đặc biệt từ năm 2007 đến nay, anh hoàn toàn ăn không. Anh đắp đê để thu lợi cá nhân chứ có ích gì cho xã hội”.
Trong khi đó, trả lời Danviet, Luật sư Lê Đức Tiết – Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật MTTQ VN cho biết: “Trong thời gian về tận địa phương tìm hiểu sự việc, đoàn chúng tôi tiếp xúc với 11 người không hẹn trước, trong đó có những đảng viên lão thành, có người nguyên là bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang, có người có đất bị thu hồi, có những người không có liên quan gì… Tất cả họ đều không tán thành với việc làm của chính quyền nơi đây. Người dân cho rằng chính quyền có những xử lý trái đạo lý. Có nhiều người nói đây là vụ việc bất bình thường.”
THEO DÂN VIỆT




[Số 1] 5-1-2013 - Bản Tin Chém Chuối - VTV3


Phần nhận xét hiển thị trên trang