Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013


Nguyễn Bản - người thầy, nhà văn ở ẩn

Nguyễn Văn Thọ - 
VanVN.Net - Nhà văn Nguyễn Bản không phải thày dạy học của tôi. Song có thể nói ông là bậc thầy…
Năm 96, tôi gặp ông lần đầu tiên ở Nhà xuất bản Hội nhà văn, khi nhà văn Nguyễn Thị Anh Thư, trân trọng hướng vào một người đã cao tuổi, trên bẩy chục, nhỏ thó, vai nhỏ, trán cao vuông, mắt cũng nhỏ, lóe ra cái ánh nhìn tinh sáng, miệng tủm tỉm: Đây là nhà văn đàn anh Nguyễn Bản! Tôi bắt chặt bàn tay không nhỏ, dầy, ấm, khi thấy ở đôi mắt nho nhỏ kia sáng lên cái nhìn thân thiện. Thầm nghĩ, ô hay, Nguyễn Bản, tác giả Ánh Trăng đây ư? Ở Đức, khi đọc Ánh trăng, truyện ngắn đoạt giải Ba trong cuộc thi 1992 trên Tuần báo Văn nghệ (1), tôi cứ nghĩ, tác giả chỉ tứ tuần. Ánh trăng – câu chuyện tình lãng mạng, day dứt, ám ảnh da thịt mỹ miều dưới trăng hay một tuổi trăng từ thuở học trò với một người đàn bà đẹp, là áng văn toàn bích tạo nên từ sự khao khát yêu đương còn mãnh liệt, sao có thể của một người già như đến thế?
Nhà văn Nguyễn Bản

Hóa ra, chúng tôi là hàng xóm với nhau trong làng Ngọc Hà.
Làng rày, chuyện nay còn ghi lại ở đền thiêng Đống Nước, xưa vua nhà Lý và Trần, trước khi đi đánh giặc đều ghé thuyền tấp qua gò đất, nhờ cô gái thôn dã, thần thiêng phù trợ… Sông xưa đã lấp, bồi lên làng hoa Ngọc Hà, qua nhiều thế kỉ đã bước vào văn chương với những cô gái gánh hoa làng Ngọc. Hoa Ngọc Hà trở nên một nét trong tâm thức văn hóa Hà Nội xưa và, thời nay lại là làng quy tụ nhiều văn nhân, lắm nghệ sĩ thành danh như nhà thơ Nguyễn Phan Hách, cố đạo diễn Lê Mạnh Thích, vợ chồng nghệ sĩ điện ảnh nổi tiếng một thời Ngọc Lan, Ngô Mạnh Lân v.v… Nhà văn già Nguyễn Bản cũng âm thầm ẩn tụ ở đấy hơn chục năm nay, sau bao năm trôi nổi, về sống một mình trong căn  nhà nhỏ hộp một tầng, mặt bằng 24 m2, xây nên từ tiền nhuận bút. Khách tới, ông tiếp chuyện sát cái bàn viết đầy tự điển và chồng truyện tiếng Anh. Cái bàn nước ép sát tường, dăm tách nhỏ cáu ám màu trà, kế bên là tủ sách cũ đầy tiểu thuyết đã  dịch, các tập truyện ngắn của riêng ông và bao Tập tuyển truyện ngắn hay nhiều tác giả …cuốn cũ, cuốn tái bản còn mới tinh-xi-ông. Trên nóc bếp và khu vệ sinh là xép đựng sách vở, tài liệu, cất giữ cả những tờ Văn học in truyện Nguyễn Bản từ thập kỉ sáu mươi. Những giai phẩm đã chuyển sắc vàng, dễ vỡ, rơi ra những hạt chữ, nếu người xem không cẩn trọng nâng niu.
Ở Ngọc Hà, ông và tôi hay dùng cơm với nhau, cùng nhìn ra cái vườn bốn mùa đầy hương mộc, hương cau và ăm ắp tiếng chim. Những bữa cơm với rau sạch, thịt nạc rim tiêu, vài chén rượu thơm ngon, đủ cho những câu chuyện bất tận về văn chương, bao nhiêu thăng trầm đời ông: một người chỉ dạy văn và viết văn, sống đúng nghĩa người trí thức, làm thầy, là nhà văn có tấm lòng, suốt đời sống với ngòi bút sạch trong.
Nguyễn Bản sinh năm 1931, trong một gia đình phong lưu làng Đình Bảng, hậu duệ trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính thuộc đất huyện Đông Ngàn, đất khoa bảng đã sinh ra tiến sĩ, văn nhân nhiều thời nhất nước Việt. Đông Ngàn cũng chính là quê cụ Ngô Tất Tố.
Nguyễn Bản xưa là học trò trường Chu Văn An, Hà Nội, khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ lên chiến khu học trường Lương Ngọc Quyến Thái Nguyên. Nhắc đoạn này, ông tự hào là học trò giỏi toán, 1948 đi thi toán học sinh giỏi Đệ tứ của liên khu Việt Bắc cùng Phan Thu - sau là thứ trưởng Bộ quốc phòng. Dang dở tú tài, chiến tranh chống Pháp cần người, ông làm việc tại Ban huấn học trung ương đoàn cứu quốc. Năm 1950 do yêu cầu Rèn cán chỉnh cơ, lại được cử đi học Trường Sư phạm đầu tiên của cách mạnh, thụ giáo các giảng sư bậc thầy hồi đó như giáo sư văn học Phạm Văn Bảng, giáo sư toán Ngô Thục Lanh. Từ 1952, thầy giáo Bản dạy văn trường Cấp II Lê Hồng Phong, Hà Giang. Hòa Bình ông quay về Thủ đô học tiếp trường Đại học Sư phạm văn khoa Việt Nam Hà Nội(2), rồi 9-56 về giảng dạy văn trường Trung học Hàn Thuyên, Bắc Ninh. Tháng 9-1971, ông về hưu tại Trường Sư phạm Bắc Ninh. Kết thúc quá trình 21 năm 9 tháng tham gia cách mạng, ông được tưởng thưởng huy chương chống Pháp hạng nhì, huân chương chống Mỹ hạng nhì. (3)
Học trò thày Bản nhiều người sau này là giáo sư, tiến sĩ. Kỉ yếu trường Hàn Thuyên, nơi nhiều vị giáo sư từng là học trò ông, còn ghi: Thầy Nguyễn Bản là người có nhiều ảnh hưởng đến sự trưởng thành của chúng ta. Nguyễn Bản kể cho tôi chi tiết này và ông rất cảm động. Ông nói, hồi ấy khi dạy cho học trò về tính ngay thẳng, trung thành, yêu tổ quốc và cách mạng, ông đã dẫn nhiều thơ Phùng Quán, đặc biệt đem giảng chính khóa bài Lời mẹ dặn và, tất nhiên ông gặp sự oan khiên, bởi sự đó khi ấy khó tránh được, nay được chính học trò Hàn Thuyên ngày ấy đã trưởng thành giải oan cho.
Song điều ông hay nhắc tới lại là việc nhiều trò của ông sau này là lớp lứa giáo viên có uy tín. Có người  đã đào tạo nên nhà văn Đỗ Chu, có người trở thành nhà văn nổi tiếng như Nguyễn Quang Hà. Nhắc tới giai đoạn này, ông thổ lộ: Dạy văn phải khơi nguồn, vốn tiềm ẩn trong mỗi trò, để các em giữ gìn tình yêu con người, thêm yêu quê hương, đất nước; bên tri thức văn học, văn hóa phải dậy cả điều tín, nghĩa, trung thực và công bằng.
Cuối 2011, tôi đi Huế thăm nhà văn Nguyễn Quang Hà, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương vang bóng thời đổi mới, người đoạt giải Nhì với Vùng lõm ở cuộc thi tiểu thuyết 2006-2009. Khi hỏi về thầy cũ, Nguyễn Quang Hà nói: “Thầy Bản dậy tôi không nhiều giờ, dù bao nhiêu năm, tôi vẫn nhớ những tiết học rất hay, rất quyến rũ tụi tôi khi ấy. Chính ông chứ không ai khác, đã khơi dậy ở tôi tình yêu văn học sâu đậm, lòng trung thành với quê hương, đất nước, để tôi không dứt nổi văn học. Tôi ơn thầy...“ Hơn nửa thế kỉ, ấn tượng những tiết học và Thầy văn cất dấu trong tâm khảm anh học trò, nay là nhà văn hon 70 xuân, bừng sáng như ánh mắt tuổi trẻ, khi kể về thầy mình! Thật hạnh phúc và cao quý!
Những ngày ở Ngọc Hà, chúng tôi cũng hay đàm luận về văn chương thế giới. Khi nghe ông bàn việc đọc văn và viết, nói về các tác giả kinh điển và hiện đại, mặc dù bỏ ra mười năm không viết một chữ, chỉ đọc sách, tôi cũng phải ngả mũ kính trọng ông qua nhiều kiến thức sâu, kiến văn rộng, trí nhớ trác tuyệt và khả năng thẩm thấu tinh tế. Ông đúng là bậc thầy, tôi là trò. Ông nói về từng tác phẩm với các chi tiết cụ thể. Làm rõ hơi khí từng nhà văn, không chỉ là mẹo luật của nghề, mà còn rõ ra sự đồng điệu của ông ở chỗ nào với các nhà văn thế giới Pháp, Đức, Anh và Mỹ. Ai, tác phẩm nào, nhân vật hay đoạn văn nào, toát lên cái tình yêu con người, nhân loại, điều mà theo ông, bất cứ dạng thức văn học nào, mới hay cũ, bất cứ thuộc dân tộc nào, cũng cần phải đạt để tới nhân loại.
Kiến thức uyên bác, sâu hậu, lại sinh ra trên vùng văn hóa Kinh Bắc, nơi có truyền thống, cất dấu nền văn hóa tộc Việt lâu đời kể trên, đã hun đúc nên một Nguyễn Bản - một người thầy nhân học. Cũng không chỉ là học, dạy học mà còn cả sự hành.
Truyện ngắn Nguyễn Bản từ năm 61, bắt đầu từ lòng thương cảm, chia sẻ với một cô gái điếm trên sân ga. Giá trị mới, tác phẩm đầu tay rất nhân ái, đi trên Văn học số tháng 89-1961 đã được Nhà xuất bản ngoại văn Hà Nội dịch ngay ra tiếng Pháp, Anh, Nga. Từ đó, ông mải miết viết tay, theo đuổi sự hành, trình làng 8 tập truyện ngắn. Truyện ngắn Nguyễn bản có mặt trong nhiều Tuyển chọn văn học hay, trong Tổng tập 50 năm văn chương của nhiều nhà xuất bản uy tín. Những truyện ngắn như  Ánh trăng, Bức tranh màu huyết thạch, Chuyến ly hương cuối đời, Rừng đêm cuối nămhay Thời chuồn chuồn cắn rốn sáng tác gần đây đều là cái nhìn đầy chia sẻ, tràn ngập lòng yêu con người, khát khao hạnh phúc cá nhân. Nhiều trang văn của ông rất day dứt, ám ảnh. Văn ông đạt tới độ dung dị, chơi chữ tự nhiên, không lộ liễu, câu văn hiện đại, ngắn gọn mà hàm xúc. Không thoát ly cuộc sống, khi cần vẫn bầy tỏ thái độ, ngọn bút ông rất rõ ràng, chống lại cái ác trong xã hội. Song dù phê phán, thì văn Nguyễn Bản vẫn là thái độ điềm tĩnh của một trí thức lớn. Sâu đau, có khi chua chát mà không hậm hực xóc xách, đặc biệt ông không khi nào ám chỉ thô bạo. Văn ông nhiều thiên truyện nói về tình yêu trai gái. Nhiều đoạn, truyện đề cập tới sex. Những giai phẩm như Mùi tóc thảo, Cơn lũ(Giải thưởng báo văn nghệ) là sự treo sex tới sát ván, nhằm phát biểu về con người, tình yêu có sex mà không hề dung tục tầm thường. Sex của ông gợi và đẹp. Viết về tình yêu, đề tài trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Bản đều có ý thức: “bàn tới tình yêu mà né tránh hay vắng bóng tình dục, là thiếu đi một nửa cái đẹpcó điều phải dùng chữ nghĩa ra saođể sex tuy là cái cớ, hay là một nửa, nhưng vẫn phải là văn hóa!“ Điều đó đồng điệu với nhận thức ở thế giới phát triển, khi con người tiến hóa, tiến bộ thì tình dục, dù thuộc cái bản năng, cũng phải có văn hóa. Và, điều ấy trong dòng văn học Việt đương đại, Nguyễn Bản là bậc thầy.
Văn chương Nguyễn Bản nói chung khi mong manh như Ánh trăng, khi ngầm dữ dội như Rừng đêm cuối năm, song dù hơi khí hay sự chuyện thế nào, ông vẫn làm cho bạn đọc đều thấy gần gũi. Nhân vật và sự chuyện, quen thuộc như da thịt của con người, nên truyện ngắn Nguyễn Bản thu hút đa giai tầng trong xã hội, càng đọc nhiều lần càng thú vị hay phát hiện thêm sự thú vị. Ấy là sự hàm xúc, đa tầng của nghệ thuật hệ thống ngôn ngữ Nguyễn Bản. Đọc văn Nguyễn Bản, tỉ như khi ta nhâm nhi chén rượu quý, thưởng loại trà hương hạng nhất, có hương và vị dịu đậu, lâu bền.
Nguyễn Bản có vốn ngoại ngữ giỏi. Ông có bè bạn cùng thời như Nguyễn Xuân Khánh - Pháp văn, Lê Bầu - Trung văn, Phạm Toàn – Anh, Pháp văn, đều là lứa được giáo huấn cẩn thận, giao lưu hai ba nền văn hóa lớn. Tiếp tục là người thầy ở việc truyền bá văn học thế giới, suốt 15 năm tới nay, ông bỏ công dịch 15 đầu sách. Những cuốn kinh điển, người khác đã dịch, ông vẫn dịch lại, khá thành công như Ba người lính ngự lâm pháo thủ - Alexandre Dumas - Cha.Đỗ quyên đỏ là cuốn sách bán khá chạy, tái, nối bản nhiều lần. Nó được giới văn nghệ già, trẻ, ai từng đọc đều đánh giá cao. Mấy năm gần đây ông quan tâm và dịch liền tới 4 đầu sách của nữ nhà văn Mỹ gốc hoa Anchee Min. Ông có lý khi yêu nhà văn này, bởi văn chương của bà đạt tới độ rất tinh tế về tâm lí, ngào ngạt hương tình yêu, đặc biệt luôn đề cao tư tưởng giải phóng con người, nhất là phụ nữ. Sự giao cảm giữa văn hóa Đông Tây rất rõ ràng qua Anchee Min. Nhà báo Lan Anh và tôi từng nghe ông cao hứng dịch trực tiếp những áng văn của Anchee Min trên vài trang đã được ông đánh dấu cẩn thận, chi chít. Gian nhà nhỏ cũ kĩ, già nua, lành lạnh sớm mùa đông ấy, dường như run rảy theo tiếng đọc dịch khá biểu cảm của ông. Có lẽ văn chương muốn đạt ngưỡng về thẩm mỹ nhất định, nhất thiết phải cầnMột tình yêu lớn với văn học, giống như khi hết lòng yêu một người đàn bà đẹp. Sang tuổi 81 rồi, lương hưu không đủ sống, bao nhu cầu trong mối quan hệ xã hội chằng chịt phức tạp, Nguyễn Bản ẩn mình xác lập tự do trong cô độc, âm thầm viết đêm ngày kiếm thêm thu nhập. Bữa ấy, trở về với trái tim nguyên vẹn trong khiết một tình yêu, một bậc thầy, ông lại say mê như trên bục giảng, giảng cho chúng tôi nghe điều hay, cái đẹp văn  Anchee Min.
***
Tính cho tới nay, tôi làm bạn vong niên với ông chỉ gần hai chục năm. Tôi chưa khi nào thấy ông tức giận. Chuyện trò bao lần, với ông ngoài việc văn và dạy văn là miên man chuyện tình yêu. Thi thoảng lắm, ông cũng buồn phiền thoáng qua, tỉ như thở than việc trả nhuận bút với một người chỉ sống nhờ ngòi bút sao lắt léo quá. Nhà sách Phương Đông in tập Thời chuồn chuồn cắn rốn (4), người ta ghi cuối sách là in 2000 cuốn, ông phải đi đòi, lên tận Mai Thời Chính giám đốc Nhà xuất bản Thanh niên nhờ can thiệp nơi xuất bản đồng ý trả nhuận bút theo bìa sách, nhưng có 6 phần trăm. Ông là thày dạy yêu người, viết văn chứ không tường việc từ Nhà xuất bản Thanh Niên tới Nhà sách Phương Đông bán chác qua ai và ra sao, để ông nhận lại sự buồn phiền ngao ngán như thế. Mà cũng phút lát thôi, ông lại trở về roi rói chuyện yêu ở trang văn, chuyện khao khát một người đàn bà để ông yêu nữa, dù tới Nhâm Thìn này ông tựa rồng sang tuổi 83.
Mùa xuân tạm biệt Người thầy Nguyễn Bản, tôi ôm xiết  người bạn văn vong niên và vô tình chạm phải cái cái lưng đã gù gù của ông. Tết Hà Nội, phố dài hun hút lạnh với dòng người hối hả, chen chúc, vui, buồn vội vã. Những gánh hoa cúc mơn mởn vàng cho người nghèo và những chậu hoa điệp lan vàng chanh, hoa modeln màu năm nay, giá cả năm sáu triệu trên ô tô bóng nhãy lởn vởn trong óc tôi. Chắc ông cũng nhìn thấy cả hoa Tết ở cái phố đầu ngõ làng hoa Ngọc.
Tôi hình dung ra, Nguyễn Bản một mình trở về nơi phòng ấy với cây bút và bàn viết, bên lọ hoa cúc trắng tinh khôi. Những bước chân khoan thai trên ngõ cổ Ngọc Hà, giữa đám đông người vồi vội ngược chiều…
Hà Nội mồng Một Tết Nhâm Thìn
---------
1 - Ánh Trăng của nhà văn Nguyễn Bản xuất hiện trong cuộc thi truyện ngắn trên tuần báo Văn Nghệ Hội nhà văn VN 1992 và đoạt giải ba.
Giải nhất khi đó thuộc về tác phẩm Kẻ sát nhân lương thiện.
2 - Sau khóa ông học, trường này giải tán và lập ra trường đại học Sư phạm Hà Nội
3 - Nguyễn Bản khi về hưu hưởng hàm lương Tham sự bậc 10c 1952, ngang chủ tịch huyện. Nay sau nhiều quy đổi tiền hưu 2011 của ông là 2 triệu.
4 - Nguyễn Bản kể, cuốn sách này in năm 2011, số Đăng kí xuất bản 293-2010, Nhà sách Phương Đông liên kết Nhà xuất bản Thanh Niên. Nguyễn Bản thấy sách ra lâu rồi mà không có nhuận bút, phải tới gặp giám đốc Mai Thời Chính mới đòi được tiền.
CHUYỆN Ở LÀNG ÉO
            Ghi chép của Hồng Giang

Tay ấy bảo:
- Tôi sang ông lần này là lần thứ bốn rồi, giờ mới gặp..
Mình mời uống nước, hỏi có chuyện gì không?
Tay nói:
- Chuyện vui thôi mà. Hôm này tôi cưới con, thằng cả ấy mà. Nhờ ông sang giúp tí việc.
Vậy là hiểu. Không chụp ảnh cũng là quay phim, toàn những việc quen tay của mình. Nhưng thú thật mình chưa nhớ tay là ai, ở đâu? Những người như này mình gặp hơi bị nhiều. Có khi người nọ nhớ sang người kia. Làm cái anh phó nháy như mình có một thói quen xấu là hay bị nhầm người. Chỉ toàn để ý đến cái “bố cục” bên ngoài, có mấy khi chú ý đến cái nội tâm, cá tính “nhân vật” đâu mà nhớ được lâu?
 “Phàm đã là con người” cái nhớ bên trong mới được lâu. Bên ngoài rất dễ bị nhầm, bị quên. Tất nhiên không phải “phó nháy” nào cũng như vậy, có những ông nhớ rất dai.. Giả dụ như ông X, ông I cờ lếch, mấy ông này trí nhớ đến như ông Ma Núi, đạo diễn điện ảnh lừng danh có trí nhớ nổi tiếng cũng còn phải gọi “bằng anh”. Nói là nói cái chung, cái phần đa, trong đó có mình..
Mình giả bộ lóng ngóng pha trà thật lâu.. Không cái tệ nào bằng cái tệ đối diện với nhau mà lại quên cả tên gọi của người ta! Thật may, mình nhớ ra rồi. Tay này mình gặp ở các đám cưới ít nhất là ba bốn lần. Tên là Thanh hay là Thành gì đấy. Tay ấy khi thì làm “quan lang”, khi làm đại diện nhà trai, có khi đại diện nhà gái, hoặc trưởng ban tổ chức. Đại loại thế. Nhưng nhà ở đâu? Chịu. Mình vẫn chưa kịp lần ra?
Mình làm như quen lắm, nhớ lắm rồi, ( Cái nghề của mình nó thế, đôi khi phải giả vờ, giả tảng sợ người ta mếch lòng. Làm như thân lắm rồi, gần gũi lắm rồi.. Sự giả tạo này xem ra mục đích vốn tốt, chả hại đến ai. Có khi còn có giá trị củng cố tình cảm ).
- À Thành này, đường đi bên đó bây giờ tốt chứ hả? ( Thực ra còn chưa biết là đi đâu?)
- Quá tuyệt vời luôn. Tuy chưa bằng Éo con bên này, nhưng đường bên Éo lớn bây giờ vô tư đi. Khỏi phải nghĩ. Cứ xe máy tênh tênh ông chạy, không phải đi bộ đâu mà lo. Sang khỏi đò đã là đường bê tông rồi. Nhớ đừng để nhỡ chuyện hạnh phúc trăm năm của các cháu..
- Yên Tâm đi, tôi không làm nhỡ ông là được chứ gì?
Hỏi chụp ảnh hay quay phim? Thành bảo:
- Ông buồn cười, chơi hẳn “công nghệ cao”, quay phim luôn. Chụp ảnh bây giờ xã hội hóa rồi, còn là cái gì? Nhưng cũng chụp một tí làm kỷ niệm..
Ái dà. Cái tay người Dao này cũng chịu chơi đấy chứ, lại nói năng chặt chẽ, kỹ càng về công việc vốn dĩ là nghệ thuật, xa lạ đời sống hàng ngày của đồng bào vùng sâu vùng xa như thế này!
 Cũng phải thôi, trong mấy chục dân tộc, bây giờ có lẽ người Mông và người Dao là giữ được bản sắc văn hóa tương đối nhiều nhất. Người Dao vốn chuộng nghệ thuật, màu sắc từ trang phục đến lễ nghi cưới hỏi..
Mình còn nhớ, lâu rồi, ngày còn chụp ảnh bằng công nghệ cũ, tráng phim in ảnh bằng đèn dầu ở các bản người Dao. Chụp mỏi hết cả tay, hết cuộn phim này đến cuộn phim khác, vẫn chưa hết người. Đi hết làng Dao này đến làng Dao khác vẫn chưa kết thúc chuyến đi.. Bấy giờ công nghệ không như bây giờ, khá vất vả. Đời sống người dân bấy giờ còn khó khăn, đồng bào còn mến mộ nghề ảnh đến thế, huống hồ bây giờ?
Của đáng tội, trong lòng vẫn còn chút e ngại, về con đường từ đây sang đấy..
**
Không thiếu gì tên. Nơi gọi An Lạc, nơi Đức Ninh, nơi Hồng Đức.. Có kém văn hoa một tí nữa gọi Ao Dăm, hay Đồng Rôm, chả hay mấy, nhưng vẫn còn dễ gọi, còn hay hay.
Ai lại là Éo lớn, Éo con? Chẳng biết ai đặt tên làng từ đời nào? Éo là éo le, là trắc trở, và là gì gì nữa? Vì sao đến giờ vẫn chưa thay đổi, vẫn địa danh cũ? Mình đứng chờ đò ở bến sông, nghĩ ngợi linh tinh như thế.
Quãng này là phía trên gềnh Éo một chút. Khi xưa hai bên bờ sông lau sậy um tùm, san sát, khó len được bàn chân. Đường chỉ là đường mòn, trèo lên, tụt xuống rất khó đi. Qua sông chỉ có cái mảng ngóc làm bằng mấy cây tre mai, hay bằng cốn nứa. Cũng phải thành thục lắm mới dám bơi mảng ngang qua khúc sông này. Phía dưới một chút nước cuộn ào ào như có hàng trăm con thuồng luồng đang đợi sẵn sàng nuốt chừng cả mảng lẫn người. Đó là nơi có cái ghềnh đá vô vàn hiểm trở. Dòng nước bị xé vụn ra thành các con xoáy khủng khiếp. Mảng và người chẳng may lọt vào chỗ ấy, khó thoát được ra ngoài. Chỉ còn lại hình thù biến dạng, kỳ quái ở phía hạ lưu.
Mãi tới khi khôi phục lại đường thủy, phải mất hàng trăm tấn thuốc nổ, hàng nghìn giờ của máy khoan, máy đào, cái ghềnh ghê gớm ấy mới bị xóa sổ. Tuy vậy vào mùa nước cạn, nó vẫn gợn lên, thuyền trọng tải lớn vẫn khó đi.
Có lẽ vì những lí do đó mà làng người Dao này đặt tên làng mình là Éo? Non nửa bên này sông đi lại còn đỡ. Già nửa bên kia khá vất vả. Đó là mảnh đất hình cái móng ngựa, ôm quanh dãy núi cao, bị chia cắt bởi hai con sông gặp nhau ở quãng này. Mảnh đất có hình hài kì dị ấy, nhiều năm về trước đi lại cực kì khó khăn. Cầu phà không có, ngay đến đường đi xe đạp cũng không có luôn.
Nó như một người tình lành hiền, chất phác, bị bỏ quên bên bờ sông Gâm. Là nơi những kẻ chuột chạy cùng sào, trốn nợ, hảo hán và cả lưu manh, đĩ bợm chọn làm chốn dung thân. Cờ bạc, trộm cắp là cái xảy ra như cơm bữa. Chỉ nghe đến người ta đã không mấy cảm tình. Người làm ăn đàng hoàng, người tử tế ngại đến.
Mà thực ra người dân sở tại lành hiền, có phần rụt rè, nhút nhát, rất quý trọng tình nghĩa. Rất trọng lời hứa, bạn chơi thủy chung như nhất.
Chẳng qua chỗ đất khó, như dòng sông vướng ghềnh, nên rều rác, bọt bèo tụ lại..
Đó là chuyện của ngày xưa, còn giờ mọi cái đã khác.
**
Hình như năm nay, đám cưới thưa hơn năm ngoái. Dân ở đây chẳng hão huyền ba cái chuyện ngày tận thế theo lịch này, lịch nọ như ở nơi khác. Cũng không hẳn do kinh tế thoái trào mà ít làm đám. Có chiến tranh, hỏa hoạn hay thiên tai gì gì đi nữa người ta vẫn phải yêu, vẫn phải lấy nhau, vẫn phải làm đám cưới như thường. Chỉ có điều thuận lợi khá giả thì làm rộng rãi, rôm rả, sang trọng. Khó khăn, tiềm tiệm chút ít đi cũng xong.
Mình nghĩ cái này có lẽ do kinh nghiệm dân gian, theo mười hai con giáp. Sang năm là năm con Tỵ rồi, nên có phần e ngại ở một số người. Hình tượng con rắn đối với nhiều người không hấp dẫn lắm. Lấy vợ lấy chồng năm nay, sinh con tuổi Tỵ, sợ con sau này vất vả..
Có lẽ vì thế mà đám cưới người ta làm ít đi chăng? Chả bù với năm ngoái. Làng nào xã nào cũng đám cưới rộn ràng để năm sau sinh quý tử tuổi con rồng. Khắp thiên hạ đám cưới, “đại hỷ hội” tưng bừng. Đó là theo ý chủ quan chủ mình. “Thực ra tuổi tỵ là Sa trung kim, vàng trong cát, khối người giàu có quyền thế. Người tuổi ấy thường đứng đắn, đàng hoàng”. Đó là sách vở vỉa hè nói như thế. Thực ra tuổi nào chả có người sang hay kẻ hèn? Chẳng có người ăn không hết, người lần không ra? Mấy vị cao tuổi trong làng đang nói chuyện này có vẻ rôm rả.
Ngại phức tạp, mình không tham gia. Mình ra ngoài rạp tranh thủ quay cảnh cái phông và ảnh cô dâu chú dể làm đầu đề của phim.
Đang mùa gió heo may, lại ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, cái phông cứ như bị rét run bần bật. Tấm ảnh cỡ lớn của dâu dể cứ đưa qua đưa lại. “Quay cảnh này có mà vứt”. Định nhờ mấy cậu choai choai giữ hộ, lại chẳng cậu nào rảnh. Đứa thì bưng mâm, đứa dọn bàn, thuốc nước. Đang lúng túng có tiếng phía sau:
- Này anh nhà báo ơi, đề nghị anh đeo thẻ vào nhớ.
Mình không quay lại, nói với:
- Đám cưới việc gì phải thẻ? Có ai quy định thế đâu? Nhà em “được làm dững cái pháp luật không cấm” mà? Quy định như ngày xưa bỏ lâu rồi!
- Nhầm đấy, bỏ là bỏ thế nào? Yêu cầu đeo vào thì cứ đeo vào!
Ai mà gay go thế nhỉ? Mình quay lại. Hóa ra là tay Mã người làng này, ngày xưa chở đò dọc chạy thuyền máy, quen gọi bằng thuyền Cole. Từ ngày có đường quốc lộ hai xê, tuyến đường thủy ít khách. Mã lên bờ, bán thuyền, từ biệt dòng sông. Anh ta chán nản cờ bạc, thuốc phiện một dạo. Có lần mình gặp trong “đội lao động” làm đường, Mã môi khô, da sạm, chả thấy thần khí, thần hồn đâu..
Hôm nay gặp lại, béo tốt, đỏ da, ăn vận đàng hoàng thế kia chắc bỏ được tệ cũ rồi?  Mã cười:
- Trêu ông tí thế thôi, xong đám sang bên nhà chơi nhá. Cái nhà đang đổ mái chỗ đầu lối rẽ vào ấy.
Mình ừ. Biết là chàng khoe khéo đây. Nhưng cũng mừng cho tay ấy. Người như thế, tuy có vấp váp rồi cũng nên người. Biết làm, biết ăn lại không biết sống hay sao?
Chợt buồn cái hồi nảo hồi nao, chưa xa là mấy đâu. Ngày đấy đi chụp ảnh cứ như làm việc gì vụng trộm, lén lút. Giấy má nọ kia quá là cầu kì.Mà giấy nào cũng chỉ cho phép ngắn hạn. Bị hỏi, bị thu máy là cái không phaỉ ngạc nhiên, hay lấy làm lạ. May mà ngày đấy qua rồi.
Cái đùa vô tình của Mã làm mình thoáng chột dạ. Thói quen, bản năng sinh tồn của một thời chưa mấy là xa..
***
Tay ấy trách sao không sang từ sáng? Mình nói bận tí việc. Đằng nào theo phong tục hai, ba giờ mới đi “ngủ dể” kia mà? Hắn bảo không, vì xa nên hôm nay đi sớm hơn. Hỏi ăn gì chưa? Ngồi vào mâm tí ? Mình cảm ơn. Ăn rồi. Nghỉ tí rồi đi. Nhà đám, bận bao nhiêu việc, bày vẽ ăn uống cho một mình làm gì? Tay cười, vậy tùy ông nha! Mình ngồi xem bên ngoài pha thịt ngựa, thịt trâu. Toàn dân lành nghề cả, làm cỗ đâu có kém ở phố?
Hai giờ bắt đầu đi. Hai quan lang, một dể phụ ra trước. Tiếp đến chú dể một mình một xe. Cuối cùng một cua dơ chở mình, vừa đi vừa quay dọc đường.  Hai lão quan lang đi cùng lần này lù văn lì, ít nói cực kỳ. Ai hỏi gì cũng nhen nhen cười, chỉ được mỗi cái tốt tính chứ xem ra lễ lạt, cách thức không được như những cặp quan lang khác. Chính yếu điểm này, đêm đó mình một phen buộc bụng. Số là ông cả, quan lang tương đương trưởng đoàn không bao quát quân số. Nhà gái sắp ai, mời ai ông ta mặc. mình với cua dơ kia đứng ngoài sân, nhà gái không biết ai nên mặc. Lúc trở về bên “nhà trọ” lại còn thông cảm với mình, lúc ấy mình rất ghét. Cho là lão xỏ mình. Dưng mà nghĩ lại, lão làm “ông cả” áp lực nghi lễ nặng nề. Truyền thống văn hóa từ ngàn năm, lão đang gắng sức làm cho được. Thể hiện cái bản sắc văn hóa sâu xa. Lại còn phải xem í tứ hai ông quan lang bên nhà gái thế nào? Có quên mình cũng không nên trách. Với lại nhà đám, thường tùy nghi mà ngồi vào mâm. Khách khí gì? Lại còn trách?
Làm xong thủ tục, trừ chú dể ngủ lại nhà cô dâu, cả bọn về nhà “ông giữa” tức là nhà trọ đã nói ở trên. Sau hành trình mấy chục cây số, căng mắt, mỏi tay quay với chả dựng, lúc này mình mệt rã người, chỉ muốn  lăn ra ngủ. Nhà gái cách đấy không xa, loa đài vẫn oang oang. Lạ thay, đám cưới mà mở toàn nhạc tiền chiến? Toàn bài “chia li” với “thất vọng”, “Tình sầu” cái quái gì đấy. Toan chạy sang góp í. Nghĩ lại thôi. ờ thì phụ thuộc cái anh cho mướn phông bạt. Nó có đĩa nào mở đĩa ấy. Xem ra thằng cha này văn hóa lùn, hay nhà chủ thất cách thế nào đó, nó phật ý, nó mới mở như vậy.
Đang mơ mơ được lúc, có chó sủa rộ. Người Dao nuôi chứ không ăn thịt chó nên nhà nào thường cũng nhiều chó.
Lại bốn bà “bắc cầu giải yếm” hát đối lúc chiều ngoài ngõ nhà gái. Là mình phỏng đoán thế, chứ sợi dây chăng ngang đường chờ đối đáp hình như là bằng cái bao lưng hay dây vải thêu gì đấy chứ không phải “cầu giải yếm” như mình phóng tác ra.
Hát chán bên nhà gái mấy canh giờ, bây giờ lại theo về “ nhà trọ” của “ông giữa” A..Ố..À ê ..đến hai giờ sáng mới ngừng.  Đúng là cơ hội thuận lợi để ghi âm loại bài hát giao duyên đối đáp cổ. Nhưng không mang máy ghi âm. Điện thoại lại hết pin rồi chẳng biết làm thế nào? Mình vừa mất ngủ, vừa tiếc hùi hụi cơ hội vàng!

Buổi sáng hôm sau nghi thức đơn giản hơn. Chú dể mò sang nhà trọ thăm cả bọn từ sáng sớm, đồ rằng lo mọi người ngủ dậy muộn. Mặt chú tươi hơn hớn. Từ nay biết mùi đời, làm người lớn rồi ai không phấn khởi?
Cả bọn lại lúc túc kéo nhau sang nhà gái. Chợt nhớ mình hỏi anh cua dơ chở mình sao không thấy thằng em chú dể hôm ở nhà nhỉ. Cua ấy bảo : Nó “đi vàng” ở bên Lào. Cái công ty gì đó, tháng trả sáu triệu. Có sòng phẳng không? Cua bảo công ty ấy nghiêm chỉnh không kém gì nhà nước. Cũng giờ giấc, lương tháng đàng hoàng.  Chính Cua cũng vừa bên ấy về xong. Chỉ mỗi cái khổ xa chỗ có dân và ăn cơm nếp nóng hết cả ruột. Thì chỗ nào làm vàng mà chả xa khu dân cư? Nếp hay tẻ ăn mãi rồi cũng quen mà. Cua ấy kể “Thằng em chú rể vừa gửi về cho bố ba mươi triệu. Có thế mới xổng tay thuê nhạc sống, thuê nhà quay phim là ông đấy”. Cái tay này chỉ được cái thật thà. Một quãng đường ngắn từ “Nhà trọ” đến nhà gái mà tiết lộ với mình bao nhiêu là chuyện hay. Tay này làm văn công văn nghệ thì được, làm an ninh nghe chừng không ổn. Bất chợt có tiếng điện thoại. Cua dơ đang chuyện dở với mình, vội cầm máy nghe. Một lúc quay sang bảo mình: “Nhà trai bổ sung người xuống đón dâu, đến đầu làng Đặng rồi!”. Đây là làng Cháy, từ Đặng vào đây đường bê tông có bao nhiêu đâu?
Các lễ đã hoàn chỉnh từ tối hôm trước rồi. Sáng nay chỉ việc uống rượu, đón dâu là về.
Vì ở xa, hai bên thương lượng trước với nhau về nhà trai uống rượu một thể. Nếu không phải làm các động tác theo thủ tục có lẽ về nhà trai còn sớm hơn. Cô dâu vừa rời nhà mình ra ngõ, đã có người trải chiếu, chải tóc thay áo quần một lượt, khăn mặt cầm tay, có người che ô mới lên đường. Dể chính cô dâu chính, dể phụ dâu phụ, bốn người một xe. Các xe tùy tòng chở xoong nồi, ấm chén, phích phung, va li chăn màn.. Của hồi môn, cô dâu chất đầy mấy xe.  Lo được đám cười trầm trồ như thế này quả là không đơn giản!
Nắng tháng mười đường quê trải lụa. Non xanh núi thắm một màu. Đường nhựa, đường bê tông xe cứ vun vút, còi inh ỏi. Nói cười, chả nghe rõ là những gì? Nửa tiếng phổ thông, nửa tiếng trong làng, cứ như đi trẩy hội.Mình cũng thấy vui lây. Ngày nao đường qua Tân Tiến lên đỉnh Mười có mười mấy cái cầu, không nhớ bao nhiêu suối? Có đi nhanh cũng phải từ sáng tới tối, nhà gái mới về đến nhà trai. Bây giờ đã là đường cấp tỉnh, trải nhựa, đi như đi chơi. Có chậm cũng không tới hai giờ đồng hồ
Tới bến đò đã nghe nhạc sống từ nhà trai vọng sang. Hình như ca sĩ không chuyên, hay chỉ chuyên đám cưới đang ca bài gì có câu: “ Hãy tin lấy ngươi..Hãy yêu lấy người, giọt mồ hôi trên đất cằn sỏi đá”. Bài này còn được, hợp với ngày vui.
Đến ngõ, chiếu lại trải. Cô dâu lại sửa lại áo quần, vấn khăn, thát bao lưng.. Người đứng xem chật ních xung quanh. Nhà trên, nhà dưới cỗ bày hai hai dãy, không biết là bao nhiêu người?
Tranh thủ lúc ấy, anh chàng Mã chạy thuyền chiều hôm qua tóm được cô bạn quen bảo mình chụp cho một kiểu. Cô kia đỏ mặt tía tai cố giằng ra. Sau rồi nghe khích, cô tặc lưỡi : “Đã chụp, chụp luôn bốn năm kiểu” Mình bảo sợ gì? Mã nhăn nhở : “Có phim không đấy?” Lại là đùa tếu táo, phim nào bây giờ. Người ta kỹ thuật số từ lâu rồi, ở đấy mà hỏi phim!
Nhạc cung đình không có lời tấu lên. MC dẫn chương trình. Thầy cả trong nhà sắp lễ, lẩm nhẩm ngồi trên nền nhà cúng bái. Thầy đang trình bày, cầu khẩn với vua Bàn Vương che chở, nâng đỡ cho lứa đôi đang chầm chậm bước tới trước bức tranh thờ trình ngài.
Tiếng con dao cuối cùng “keng” một cái, cô dâu tiền đưa, hậu ủng, khăn tay che mặt bước vào nhà..

Tay chủ nhà bấy giờ mới chạy lại bắt tay, cảm ơn mình rối rít. “Ơn iếc gì, cũng là công việc nhà nghề phải làm thôi. Có gì thiếu sót thông cảm cho tôi nhá. Các cháu thành công, đám vui là được rồi!”
Tay ấy bảo:
- Ấy, đừng nói thế. Không có dân làng, bà con giúp, mình có tiền tấn cũng chẳng làm được. Nghe thằng cháu chạy xe chở ông về nói, tôi ân hận quá. Ai lại nhịn đói một đêm thế bao giờ? Cũng tại tôi thiếu sót, quên dặn ông “quan lang” mà ông ấy lại thật thà quá..Thôi lát nữa tôi thân chinh ngồi với ông, ta uống rượu bù?

Giời ạ, bù gì chứ bù rượu có mà.. Mình chẳng dám nói hết câu. Đang là ngày vui, đại hỉ của người ta, nói năng gì cũng phải đắn đo, ý tứ chứ? Hơn nữa cũng chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ, có gì đáng nói đâu?

********

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Tin về nhà thơ Hoàng cát!

Đến thăm Hoàng Cát càng thấy đời bất công

Trần Nhương
Thứ bẩy ngày 15 tháng 12 năm 2012 11:45 AM
Sáng nay 15-12-2012, tôi đến thăm Hoàng Cát. Tôi đến bệnh viện thì anh vừa về nhà, mặc dù phẫu thuật ổ bụng vẫn chưa ổn định nhưng phải ra viện để đi trị xạ ung thư hạch cổ.
  Tôi được ủy nhiệm của các bạn VNS Huế và một bạn yêu văn chương trong SG và một chút của tôi. Tôi chuyển cho Hoàng Cát số tiền 7,2 triệu để anh thêm chút chi cho việc trị xạ.
Cát nằm trên giường, sắc diện chưa đến nỗi nào mặc dù sút 5 kg. Chơi với nhau nhiều lúc câu thơ tung tẩy mà ít khi nói với nhau về đời sống. Tính Cát lại không hay kêu ca. Hôm nay hỏi ra mới biết Hoàng Cát bị thương mất một cẳng chân ngày 20-12-1969 đúng dịp Tết âm lịch, tại Quảng Đà. Cát làm tại nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo gần 20 năm. Do thương binh nên anh về mất sức năm 1980. Bây giờ hàng tháng anh chỉ có trợ cấp hơn 1 triệu đồng, nghe đâu sẽ chỉnh lên 1,5 triệu. Cát bảo đã được lĩnh chó đâu. Tôi ngạc nhiên hỏi thế không có trợ cấp thương binh à ? Cát nói đếch có gì “thương binh thật thì không trợ cấp, thương binh rổm thì nhận tiền. Đời nó chó thế mày ạ…”  Rồi vợ chồng Hoàng Cát bảo tôi họ xếp thương tật của Cát loại thấp nhất trong thứ bậc thương binh. Trời đất mất một cẳng chân mà chỉ ngang anh mất một ngón tay…”Tao đếch thèm phong bì chúng nó nên nó xếp cho mình loại bét, tao thương cái chân tao dại dột bỏ lại Quảng Đà…”
 Hoàng Cát còn bị nạn 16 năm vì thiên truyện ngắn nổi tiếng "Cây táo ông Lành". Tôi nhức buốt trong lòng khi nghe bạn nói. Tại sao lại bất công như thế nhỉ. Hy sinh cho đất nước để rồi bọn tham nhũng, bọn cường quyền, bọn sâu bọ ăn ngập miệng. Tôi thầm nghĩ chả nhẽ "Cây táo.." vẫn đang di căn theo đuổi đời Hoàng Cát ?
Thương bạn tôi mà chỉ biết kêu lên liệu có ai nghe thấu, hỡi những ông đầy tớ nhân dân .
Sắp tới trị xạ chắc Cát cần có tiền để lo mà vợ chồng Hoàng Cát quá nghèo. Rất mong các nhà hảo tâm giúp đỡ một nhà thơ, thương binh, tác giả thiên truyện ngắn nổi tiếng "Cây táo ông Lành".
Ảnh: 1- TN trao quà cho Hoàng Cát.
2- Chhan cụt của Hoàng Cát
3- Thẻ thương binh của Hoàng Cát


Nhà thơ Hoàng Cát đã gặp được người Cựu chiến binh tử tế

Thư ký Thời Đại
Thứ ba ngày 15 tháng 1 năm 2013 8:29 PM
Sau khi đọc loạt bài nói về anh Thương binh & Nhà thơ Hoàng Cát trên Trannhuong.com; thấy cảnh đời bất công, Đại tá, Tiến sĩ Lê Hoa nguyên Thư ký Đại tướng Văn Tiến Dũng rất xúc động, bức xúc và đã tìm đến gặp Cựu chiến binh Hoàng Cát thăm hỏi tặng quà và nói với Thương binh Hoàng Cát tôi sẽ làm Kiến nghị gửi Các cơ quan quản lý Nhà nước về vấn đề này và sẽ hỏi đến cùng cho ra lẽ phải.
Đại tá, Tiến sĩ Lê Hoa sinh năm 1931 bảo vệ  Luận án Tiến sĩ khoa học quân sự năm 1978( thời kỳ này việc học hành và chấm thi còn rất nghiêm túc). Mặc dù đã ngoài 80 tuổi nhưng trông đại tá vẫn lanh lợi, tiếng nói vẫn sang sảng, chiều nào  đại tá cũng đến Câu lạc bộ Ba Đình đánh bóng bàn và bơi lội. Tôi thực sự kính trọng Đại tá  Lê Hoa – anh bộ đội cụ Hồ mẫu mực và rất trách nhiệm với anh em bạn  bè đồng đội. Đại tá làm đơn kiến nghị hỏi cho anh Hoàng Cát gửi tới gần chục cơ quan và các Vị lãnh đạo, không muốn chuyển theo đường bưu điện sợ lâu và thất lạc, mặc dù mấy ngày vừa rồi giá rét như thế nhưng sáng sớm đã đi xe máy đến các Cơ quan để gửi trực tiếp đơn và xin lại biên nhận; một vài cơ quan anh còn xin trực tiếp gặp các Thủ trưởng đề trình bày thêm, anh rất mong các Vị lãnh đạo cũng như các Quý cơ quan sớm xem xét giải quyết mọi chế độ thương tật cho anh Hoàng Cát từ 1980 đến nay vì hoàn cảnh của anh Hoàng Cát cũng rất thương tâm.  Thương binh Hoàng Cát mới phải đi phẫu thuật ổ bụng sau khi ra viện được mươi ngày lại phải vào Viện chạy xạ vì anh Hoàng Cát mắc thêm bệnh ung thư hạch cổ nên số phận của  thương binh Hoàng Cát rất mong manh.
 Đồng cảm với những đau thương mất mát của anh Hoàng Cát; kính nhờ anh Trần Nhương chuyển tải kiến nghị của Đại tá Tiến sĩ Lê Hoa lên trang nhà để anh em bạn bè, những đồng đội năm xưa còn lại  của Nhà thơ Hoàng Cát biết  và cũng rất mong sự cưu mang về vật chất của bạn bè để anh Hoàng Cát chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo trong lúc khó khăn này.
Trân trọng cảm ơn !
Hà Nội ngày 10/01/2013
Thư ký Thời Đại.
......................................................................................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC
                 Hà Nội ngày 05 tháng 01  năm 2013

Kính gửi: -   UB Pháp luật của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
- UB về các vấn đề Xã hội của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
- Ông Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam;
 - Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh xã hội;
- Ông Chủ tịch Hội cựu Chiến Binh Việt Nam;
- Ông chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam;
- Bà Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố hà Nội;
- Ô Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Kính thưa Các Quý cơ quan và các Quý vị
Tôi tên là Lê Hoa  sinh năm 1931, Tiến sĩ,  Đại tá quân đội nhân dân Việt Nam, đã nghỉ hưu hiện thường trú tại số nhà 6 Ngách 5 – 34 A Trần Phú;Phường Điện Biên, Quận ba Đình, Hà Nội.
Tôi xin phản ảnh và kiến nghị với các Quý cơ quan và các Quý vị một việc như sau:
Cách đây hơn 30 năm khi tôi còn trong quân ngũ tôi đã nghe về nhà thơ Hoàng Cát và được biết anh cũng là một chiến binh  chiến đấu ở  chiến trường Khu 5  và bị thương mất một chân.
Tháng 12 năm 2012 nhân một buổi tình cờ tôi gặp một người bạn kể cho tôi nghe về nỗi oan trái đối với anh Hoàng Cát; Với tình cảm của người lính với nhau tôi đã đến thăm anh Hoàng Cát(anh Hoàng Cát sinh năm 1942 tại Nghệ An hiện tại là Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội & Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; anh đã được Hội Nhà văn Việt nam xuất bản nhiều tập Thơ và Truyện ngắn) anh cùng là Hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam) tại nhà riêng Ngõ 103 Phố Nguyễn An Ninh; Quận Hoàng Mai, Hà Nội(trước kia thuộc Quận Hai Bà Trưng) và được anh kể về cuộc đời oan trái mà anh gặp phải: Anh nhập ngũ  01 tháng 5 năm 1965 và lên đường vào Nam chiến đấu; năm 1969 khi chiến đấu ở mặt trận Quảng Đà anh đã bị thương mất 01 chân, sau một năm chuyển dịch qua các binh trạm dọc đường Trường Sơn mới ra được miền Bắc để điều dưỡng và lắp chân giả. Năm 1972 anh được Hội Nhà văn Việt Năm triệu tập  đi học lớp “Bồi sáng tác của Hội Nhà văn ở Quảng Bá, Hà Nội đến tháng 12/1972 do máy bay Mỹ ném bom đánh phá ác liệt Hà Nội nên lớp học đã phải đi sơ tán. Sau khóa học những anh em thuộc Hội Nhà văn cử đi thì trở lại Hội Nhà văn, còn anh lại trở về Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo Hà Nội  nơi trước kia anh đã từng làm cán bộ kỹ thuật. Tháng 01/1974 truyện ngắn “Cây táo ông Lành” viết cho Thiếu nhi được đăng trên báo Thiếu Niên thì anh bắt đầu bị cơ quan cho nghỉ mất sức nên cuộc sống gia đình anh lâm vào cảnh túng thiếu, anh đã phải bán nước chè ở Vỉa hè trong ngõ nhưng chính quyền cũng không cho hành nghề nên anh đã phải làm chiếc xe đẩy đi bán rong  ở các phố khác nhưng cũng có nhiều ngày không bán được hào nào. Tuy chỉ có một chân, anh đã xoay  xỏa đủ nghề để kiếm sống nuôi thân và nuôi đứa con gái đang tuổi học trò. Anh bị thương mất 01 chân ở chiến trường từ 1969, sau khi được điều chuyển ra miền bắc anh đã được cấp thẻ Thương binh và được hưởng trợ cấp 8% bậc lương đang hưởng(tại thời điểm đó 8% bậc lương là vô cùng nhỏ) nhưng từ năm 1980 anh anh  bị cắt toàn bộ chế độ trợ cấp thương tật cho tới tận ngày nay với một lý do đơn gản “đã về mất sức” đến năm 1997 khi khám xét để cấp lại thẻ mới người ta còn “gợi ý này nọ” nhưng vì hoàn cảnh quá khó khăn, không đáp ứng được  nên anh chỉ được xác nhận thương tật loại IV(loại thấp nhất). Một điều vô lý là tuy có thẻ thương binh nhưng anh không được nhận phụ cấp thương binh vì đã nghỉ mất sức(giải thích của Phòng Lao động thương binh xã hội Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Và câu chuyện “Cây táo ông Lành”đã đưa anh vào vòng lao lý, sau này có sự nhìn nhận lại  thì chẳng qua do nhận thức của một thời ấu trĩ chứ nội dung câu chuyện chẳng có gì độc hại và ghê gớm như những người lãnh đạo giới Văn nghệ hồi ấy nhận định.
Là một quân nhân tôi thấy cách đối sử với một người thương binh như vậy là trái với đạo lý uống nước nhớ nguồn, trái với chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công.
Từ thực tế sự việc trên tôi kính đề nghị các Quý cơ quan; các Qúy vị:
1/ Chỉ đạo các Cơ quan chức năng kiểm tra xem xét để giải quyết quyền lợi chính đáng cho anh thương binh Hoàng Cát đã có công chiến đấu vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc theo đúng cấp hạng thương tật;
2/ Phải truy trả tiền trợ cấp thương tật cho anh Hoàng Cát và anmh Hoàng Cát phải được truy lĩnh từ  năm 1980 đến nay.
Kính mong được sự quan tâm của các Quý Cơ quan và các Quý vị đố với các Thương binh đã chiến đấu hy sinh vì nền độc lập tự do của ngày hôm nay.
Trân trọng cảm ơn!
Đại tá, TS. Lê Hoa

================================
Trân trọng cảm ơn đại tá TS Lê Hoa về nghĩa cử của ông đối với đồng đội mình, với nhà thơ được bạn đọc ngưỡng mộ!
Các bạn CCB, bạn viết và bạn đọc xa gần nếu có tấm lòng chia sẻ với nhà thơ Hoàng Cát xin liên hệ với nhà thơ Trần Nhương, số điện thoại: 0903432232 để biết TK gửi hỗ trợ nhà thơ kém mắn trong lúc khó khăn này!
Xin trân trọng ghi nhận và cảm ơn!

 

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Chuyện cũ rán lại

 Anh Nhỡ.
                      
                          Truyện ngắn của Hồng Giang

Cô  Luân nhìn trước nhìn sau , đồng vắng tanh không một bóng người . Giữa tháng tư nắng như đổ lửa xuống cánh đồng. Chả ai còn ở đến giờ này ngoài bãi . Chả biết ma xui , quỷ khiến thế nào cô đã sắp gánh để về , lại đứng tần ngần trước nương ngô vừa chớm vàng bẹ . Cô nhìn trước nhìn sau chả thấy ai cả . Có chăng chỉ có ông mặt trời đang hừng hực trên cao , vài đám mây mỏng đang trôi rất nhah ngay giữa đỉnh đầu ..Cô nghĩ đến mấy đứa con mấy ngày nay toàn cơm độn sắn khô , đứa nào mặt cũng bủng beo , võ vàng . Ước gì chúng được nồi ngô luộc chúng sẽ mừng lắm . Mọi khi thỉnh thoảng cô cũng lấy dăm ba quả , giấu trong mớ cỏ về cho chúng nướng lên ăn. Vài quả ngô với đám con luôn đói thèm chả khác nào cho voi ăn thuốc gió . Chúng tranh giành , đánh nhau thâm tím cả mặt mày , nom đến tội ..
Cô đã định thế nào cũng có dịp cho chúng ăn chán một phen . Định thì định thế , nhưng chưa khi nào cô thực hiện được . Tính cô nhút nhát , xưa nay có trộm cắp của ai cái gì bao giờ ? Chẳng qua thương con mà làm liều !
 Ruộng hợp tác có mất vài quả ngô cũng chẳng thiệt riêng đến ai cả , chả sợ lương tâm cắn dứt như người ta nói .
Nhưng mấy lần định ra tay thì đều gặp người , lúc người ta sửa đường , khơi mương , khi gặp đám trẻ chăn trâu bò ngang qua . . Chỉ vội vàng vặt được đôi ba quả .
Đúng là hôm nay trời giúp cô rồi . Những quả ngô nần nẫn ngay trước mặt, cô nhìn quanh vẫn chỉ có nắng và làn gió nhẹ đang vờn nương ngô xanh mướt , tuyệt nhiên không có bóng dáng con người .
Cô lẩn nhanh vào đám ngô, lựa những quả to nhất đùm vào cái áo cánh vừa cởi ra . Trên người còn độc chiếc yếm son che được một phần trước ngực , cánh tay và lưng trắng loá dưới ánh mặt trời . Những lá ngô sắc lẻm cứa vào da son sót , cô  mặc kệ , nhanh nhẹn như thì con gái dù bây giờ đã ngoài ba mươi tuổi rồi .
 Đến khi không đùm được nữa , cô  vội vàng quay ra. Đến đầu bờ cô chột dạ , có bóng đen lù lù ngay trước mặt ! Người hay ma ? Đồng này người ta đồn là hay có ma , thỉnh thoảng vẫn hiện hình  giữa ban ngày . Cô đứng sững lại , đùm ngô trong tay rơi bịch xuống đất ..
Có tiếng cười khầng khậc nghe rợn người :
- Bắt được quả tang bẻ trộm ngô hợp tác rồi nhớ !
Cô định thần nhìn kỹ : Người chứ không phải ma, lại là lão hàng xóm nhà cô ,  lão ở tổ bảo nông của hợp tác xã làng này . Nhưng không vì thế mà cô  đỡ sợ hơn, thậm chí nỗi sợ hãi còn khiến cô  suýt nữa thì vãi ra quần . Hình ảnh mình đầu bù tóc rối , mặt xám ngoét , tay xách đùm ngô đi trước , lão Bạnh chân tay ngắn ngủn , cầm khúc gậy đi sau làm cô thấy nhói trong ngực , không còn hồn vía nào nữa . Lão sẽ đưa cô  về sân nhà kho , tống vào lò thúc mầm chờ ý kiến ban quản trị .. Cô chẳng còn đường nào mà chối cãi , tội trạng rành rành , có đủ tang vật , có mà chối đằng trời ! Còn mặt mũi nào để sống với dân với làng ở làng này nữa . Nỗi sợ khiến cô  choáng váng, cuống cuồng , cô vội vàng quỳ xuống như bản năng hèn hạ bẩm sinh của con người dẫn dắt , vái lão Bạnh lia lịa , miệng  nói không ra hơi :
- Em cắn rơm cắn cỏ em lạy ông , ông tha cho em lần đầu !
Bạnh cười hẹ hẹ :
- Ai biết là lần thứ bao nhiêu rồi ?
- Em xin thề đây là lần đầu ạ , nếu em nói sai ..
Lão Bạnh gắt :
- Thề cá trê chui ống , thôi tốt nhất cứ gánh cả gánh cỏ đi theo tôi , về ban quản trị giải quyết !
Cô Luân vẫn quỳ nguyên tại chỗ , mặt tái nhợt nom như người chết đuối vừa được vớt lên, miệng vẫn không ngớt van vỉ . Đôi mắt trắng dã to như hai cái ốc nhồi của lão Bạnh dừng lại ở cái yếm son cô đang mặc . Không biết lão thương tình hay vừa có ý nghĩ nào vừa vụt đến , giọng lão dịu hẳn đi :
- Thôi nào , ai làm gì mà van mới chả lạy mãi..
- Thế ông tha cho em chứ , em chót dại lần này , lần sau em không dám thế nữa .. Em đội ơn ông !
- Hừm ơn mới chả huệ , ơn huệ thì làm cái đếch gì ?
- Dạ ông muốn gì , em về sẽ mang đến tận nơi , tạ tội với ông , ông cho em về nhá ? cô  định với cái áo mặc vào , lão bạnh giật ngay lấy , nắm chặt trong tay , ghé vào sát tai cô :
- Đây chẳng dại , về nhà rồi đằng ấy đánh dắm cãi xoá , hoà cả làng à ? đồng ý thì giải quyết ngay ở đây.. kia !
Cô luận vẫn chưa hiểu :
- Là thế nào ạ ? Giải quyết gì ạ ?
- Còn giả vờ , là cái khoản .. Ta..  ấy !
Cô hiểu , vội xua tay :
- Em xin ông , nhà em biết nó giết em mất !
- Có ma nào ở đây mà biết được ? Mình tôi với cô .. sợ gì chứ ?
Cái dáng của lão Bạnh mới nom đã hãi rồi , lão tròn trùng trục như cái thùng phuy , đầu trơ trọc như gắn liền với ngực , không nhìn thấy cổ , hai mép nhờn những bựa , thấy kinh !
 Làm chuyện ấy với lão thì có khác gì bị tra tấn ? Cô hoảng hốt , bất ngờ vùng bỏ chạy. Nhưng mái tóc dài đen rưng rức làm hại cô , nó bị lão Bạnh túm lấy  , làm cô đau nhói đỉnh đầu , suýt nữa thì cô ngã ngửa ngưòi về đằng sau .. Lần này lão Bạnh chẳng nói chẳng rằng vồ lấy cô , lão ghì chắc trong vòng tay cứng như hai cái chổi bừa khiến toàn thân cô tê dại .Lão hôn lên mặt , lên cổ ,vạch cái yếm cũ ngấu nghiến như con thú bắt được mồi tươi . Đã lâu lắm rồi , kể từ ngày vợ lão bỏ đi , lão thèm hơi đàn bà ..
 Không một phụ nữ nào có thể chịu đựng nổi lão . Người lão ngắn một mẩu ,nhưng mà xấu dây , tốt củ , cái" của nợ"  của lão dài kinh người .. Chợt nhớ đến lời đàm tiếu về lão Cô Luân dùng hết sức bình sinh để vùng thoát ra , nhưng không kịp nữa rồi . Cô thấy nhói đau phần dưới cơ thể lúc này đã mềm nhũn của mình. Mặt , cổ , ngực cô lúc này nhầy nhụa bọt dãi của tên khốn nạn. Cô mê man không còn biết gì nữa ..
Lúc cô tỉnh dậy hoảng sợ thấy bốn bề vắng lặng . Mặt trời đã lên cao giữa đỉnh đầu , cái nắng nhức nhối da thịt , toàn thân cô lấm láp , đau đớn như vừa qua một cuộc tra khảo ghê gớm .. Cô bật khóc . Thương thân , tủi phận mình .
Sao lại ra nông nỗi này ? Vì vài quả ngô có đáng không ? Nếu cô không làm chuyện ấy , cho kẹo tên khốn cũng không dám giở trò ! Mà nếu mình kêu cứu thì chuyện gì sẽ xảy ra , cô thừa biết . Việc ấy còn đáng sợ hơn bị hãm hiếp mặc dù đến bây giờ mùi thối nồng nặc từ mồm lão , mùi hôi trên cái thân thô kệch,  xấu xa của lão vẫn còn ám lên da thịt cô ..

Không còn cách nào khác cô uể oải gánh gánh cỏ ra phía bờ sông , bỏ mặc những quả ngô lăn lóc trên đám cỏ gà mọc loe hoe đầu bờ ruộng .
Nước sông mát rượi như khoả lấp nỗi đau thân xác cô . Cô kỳ cọ như muốn rách da thịt , vò sạch quần áo dính đầy đất cát rồi cứ mặc quần áo ướt về làng . Cô thầm cầu mong không ai biết chuyện này , nó sẽ qua đi như một tai nạn ngoài ý muốn . Thế nào về nhà chồng cô cũng hỏi sao quần áo lại ướt như chuột lội đồng thế kia ? Cô sẽ nói bị bọ róm , ngứa nên phải tắm , chắc chồng cô sẽ tin . Có ai có thể ngờ được một việc như vừa rồi  vừa xảy ra ?

*
Ba bề bốn bên lau sậy um tùm .
Ngôi nhà của mẹ con cu Nhỡ như lọt thỏm giữa cỏ cây hoang dại . Bố nó vừa mất mấy năm nay do bệnh thổ huyết vì lao lực . Có người nói ông chết vì cuộc đời âm thầm mang những nỗi buồn phiền , không dám nói cùng ai .
Thằng Nhỡ ra đời , càng ngày nó càng không giống các anh chị nó . Nó ngắn ngủn tay chân , mới tý tuổi đã có cái u thịt nần nẫn sau gáy . Da nó đen cháy , nước da đen ấy như từ trong máu thịt lọt ra ngoài . Ngày xưa người ta có thể nghĩ và bảo nó là con lai vì nước da với mái tóc xoăn tít.
Nhưng hoà bình đã lâu rồi , người Pháp đã về nước họ mang theo đoàn Lê dương gốc gác Phi châu .
 Lai F2 ở vùng này cũng hiếm , độc nhõn đứa con gái sau này bỏ nhà đi đâu biệt tích .
Chẳng cần suy tính nhiều , người ta nghĩ ngay đến lão Bạnh , nó giống lão như hai giọt nước , không trộn vào đâu được !
Ông Luân âm thầm đau khổ vì miệng lưỡi thiên hạ . Nó còn sắc hơn gươm giáo , hàng ngày hàng đêm cứa vào lòng ông xót buốt . Ông không muốn tin là vợ mình là con người hư hỏng , ăn ở hai lòng . Nhưng ông không sao hiểu nổi vì sao lại có chuyện đứa con vợ mình đẻ ralại giống tên hàng xóm đáng ghét mà ông không ưa . Tuy ở gần nhau , hàng năm hàng đời hai bên không hề qua lại . Lão không đến nhà ông bao giờ , làm gì có chuyện vợ mình tư tình với lão ? Ông cũng chẳngmấy khi xa nhà để hở cơ là lợn ăn khoai ! Có đi đâu cũng chỉ chốc nhát rồi về , đi lâu ngày càng không . Giá như ông biết được nó đi một nhẽ , có thể đau đớn , tuyệt vọng một thời gian, rồi quên dần đi .
 Càng thắc mắc ông càng day dứt trong lòng . Hỏi thì vợ nói " Mình hay chửa , ngoài mình ra em có ăn nằm với ai đâu ? Đừng nghi oan cho em mà phải tội" 
Ông rất muốn lời vợ mình nói là sự thật , vợ ông xưa nay chẳng điều tiếng gì . Nhưng những lời đàm tiếu như những mũi tên nhắm vào ngực ông , mỗi ngày thêm nhức nhối , không thể chịu đựng  được nữa .
Một buổi sớm mùa đông , gió bấc rét căm căm , xóm làng còn chìm trong giấc ngủ , vợ chồng con  cái ông khăn gói , len lén ra đi ..
Ngày ấy kể như đi biệt xứ vì đường đi lối lại xa xôi cách trở , không phải như sau này chỉ vài giờ chạy xe là về làng cũ . Lúc đó mất cả mấy ngày, thậm chí mất cả tuần lễ chầu chực ở các bến xe . Người người rồng rắn nhích từng nửa bước chân theo những viên gạch nhẵn bóng vệt tay người ..
Nơi ở mới cách xa hàng trăm cây số , được cái gần kề bến sông . Tưởng đâu vợ chồng mình không bao giờ còn gặp người làng để khỏi nghe những lời xì xào đáng ghét .
Nhưng ông Luân nhầm . Làng quê ông là một làng tứ tán , chẳng có nơi nào mà không có người mò đến . Thôi thì trong nam , ngoài bắc , phố thị , hang sâu chả ở đâu mà không có người làng ông . Những câu chuyện xưa cũ hay có , dở có cũng theo miệng họ tứ tán khắp nơi một cách vô tình . Người ta không ác ý , nhưng câu chuyện làm quà , mua vui ở chỗ đông người để xua tan chuyện đời cơ cực của những con người kém may mắn và ít học .
Qua khứ là cái bóng nặng nề tròng lên cổ những ai bất hạnh . Dù muốn chối bỏ nó cũng thật khó lòng .. Nơi ở mới người ta lại biết niềm riêng cuộc đời ông , làm nỗi đau cũ tấy lên , đau hơn cả những năm tháng ở làng .
Một lần tình cờ lão Bạnh đi làm thuê cho bọn buôn bè ở gần đấy ghé vào nhà ông nhờ thổi cơm , thì ông gục hẳn . Lão không cố ý , mà chỉ tình cờ ghé vào ..
Ông ốm không biết mình mắc bệnh gì , chán cơm thèm đất , thổ huyết hàng tháng trời, rồi đi ..

***
Mới đấy với đây mà đã hơn hai chục năm trời .
 Anh Nhỡ đã đến tuổi trưởng thành . Khu đất hoang gần bờ sông đã thành làng đông đúc .
 Không biết  bao nhiêu nước đã trôi cùng ngày tháng trên bến sông này . Nhiều chuyện qua đi , chìm vào dĩ vãng . Nhưng cũng có những nỗi đau không bao giờ quên được , nó để lại di chứng suốt đời , vết thương luôn há miệng không bao giờ lành cho ai không may gặp phải .
Bà Luân lưng đã hơi còng , suốt ngày lặng lẽ , không ai thấy bà cười , cần lắm bà mới nói đôi ba câu , thật nhỏ , đủ nghe .
Chuyện về anh cu Nhỡ không ai còn để ý , hoặc giả nhìn mãi , nghe mãi quen tai , quen mắt cũng trở nên bình thường.
 Hơn nữa Nhỡ lại lém lỉnh , tán chuyện có duyên rất dễ gần gụi với mọi người .
Ngay từ nhỏ anh đã rất dễ nuôi , cứ lớn lên như củ chẳng biết nhức đầu sổ,  mũi là gì . Anh lại khéo tay , việc gì làm cũng giỏi , làm xong tít mắt cười , môi cong tớn lên , dễ thương một cách tội nghiệp .
 Chỉ mỗi cái tội học hành ít ( nghe đâu bị  bạn bè chế nhạo ở trường nên Nhỡ chán nản , rồi bỏ hẳn ).
 Mà ở cái làng này có học cũng kể như bằng thừa , mấy người có điều kiện cho con học lên cao ? Hay hết phổ thông vẫn cứ quanh quẩn ở nhà , vài năm quên hết , chữ thầy lại trả cho thầy ?
Nghe nói chuyện học hành Nhỡ nheo mắt mà rằng: " Văn hay chữ tốt , không bằng thằng dốt lắm tiền " ( Cái giống mắt ốc nhồi mà nheo thì trông buồn cười lắm ! )
Thực ra thì Nhỡ chưa phải là đã có tiền . Nhưng Nhỡ tin một ngày nào đó , sẽ kiếm được nhiều tiền bằng cái nhanh nhạy, tháo vát của mình . Tuy không nói ra mồm,  nhưng Nhỡ ngấm ngầm muốn bù đắp cho mẹ . Nhỡ biết mẹ khổ .

Miệng thế gian đã đành, vì không ai lấp được , nhưng đến ngay con đẻ của mình bà cũng bị chúng xem rẻ . Nhà có bốn anh chị em nhưng ba đứa lớn hay phân biệt đối xử , Nhỡ không bao giờ được các anh chị thân thiết . Chúng ghẻ lạnh ra mặt , lườm nguýt như kẻ khác máu tanh lòng .
Bà Luân chỉ còn biết âm thầm khóc lén những đêm khuya không ngủ hay lúc ở nhà một mình .
Chuyện ấy Nhỡ biết cả , càng thương mẹ hơn ..
Các anh chị lớn lấy chồng , lấy vợ ở riêng , nhà chỉ còn hai mẹ con . Không khí gia đình dễ chịu hơn vì bớt đi những lời dè bỉu ..

Ngay từ lúc đứng còn thấp hơn cái cày , chuyện ruộng nương Nhỡ đã thành thạo . Nhỡ cày thẳng tắp , luống đều như kẻ chỉ mà không lỏi đất bao giờ .
Anh chàng vừa làm vừa hát , lại hát hay, véo von cả cánh đồng ,làm các cô ả mới lớn cứ dỏng tai lên mà nghe .
Đêm về một mình bắc cái chõng ra đầu nhà với cái đàn bầu tự chế .
Gọi là đàn nhưng sơ sài lắm , một đoạn tre bương , một vỏ lon sữa bò với đoạn phanh xe đạp mà thành đàn .
Thôi thì cung bổng, cung trầm não nuột , có hôm bà Luân phải rên rỉ : " Mày có thôi đi không .."
Thì thôi , Nhỡ đi đào ao thuê cho ông giáo Thịnh , ông ấy gạ đổi cây đàn Măngđôlin mà ông ấy bảo : " Mua tận dưới Thái Bình , cậu thích thì tớ để cho , chứ tiếc lắm! " . Nhỡ biết thừa là ông ấy lợi dụng mình , ai lạ gì ông "Thịnh lọ" ở cái làng này . Mua của ai cái gì dìm cho rẻ thối rẻ nát , bán thì đắt chát , đắt chua . Nhưng mà mình thích thì mình cứ sài . Gì chứ phương tiện âm nhạc là không nên tính tiền , văn nghệ là thứ không tính tiền , tính còn gì là vui ?
Tiếng đàn Măngđolin của Nhỡ xốn xang cả xóm , đến là vui !
Đám thanh niên trong xóm tối nào cũng tụ tập ở nhà Nhỡ rất đông , trai có , gái có .
Bà Luân chắc mẩm thể nào sau này anh Nhỡ cũng rất dễ lấy vợ vì được nhiều người yêu mến .
Sau này bà mới biết bà nhầm . Cái câu"Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"  không áp dụng cho con trai bà được . Thời nay câu đó người ta hiểu nó theo chiều hướng khác .
 Mà thế nào là tốt gỗ , thế nào là tốt sơn trong trường hợp này cũng khó xác định, như các anh các chị Nhỡ từng nói với mẹ về đứa em mình !

**
Nhỡ khó lấy vợ không hẳn vì ngoại hình kém  người ta .
Khiếm khuyết ấy được những tài lẻ của anh kéo lại . Vừa đen, vừa lùn ,cái u sau vai mà có khối cô mê . Cái nết đánh chết cái đẹp là vì nhẽ ấy . Đã nhanh nhẹn ,tháo vát lại khéo mồm dù có xấu thế chứ xấu nữa việc lấy vợ với Nhỡ chẳng có gì là khó . Người đẹp chẳng lấy được thì lấy cô tầm tầm , không đẹp nhưng cũng chẳng xấu . Nồi tròn thì úp vung tròn , nồi méo, vung méo chẳng có gì phải lăn tăn .
Anh khó lấy vợ là vì những lý do không đâu vào đâu , lại rất nặng nề .
Phần từ hoàn cảnh xuất thân , phần do mình tạo nên.

Chỉ còn hai hôm nữa là đi hỏi vợ thì xảy ra một chuyện bất ngờ .
Ở quê người ta đồn lão Bạnh từ hồi tan HTX bỏ làng đi đâu biệt tăm , khéo mất xác ở đâu rồi vì lão cũng đã già , lại không vợ không con . Lão không còn chỗ bám bíu vào cái chân bảo nông ở làng để HTX nuôi báo hàng chục năm trời như trước . Không còn bao cấp , thời bây giờ có làm có ăn .
Tổ bảo vệ vẫn có , nhưng là những chân nhanh nhẹn , khoẻ mạnh . Lão trở thành người thừa , chẳng biết bỏ đi từ khi nào ?

Đột nhiên một buổi chiều , gần nhá nhem tối lão xuất hiện trước cửa nhà       Nhỡ như một bóng ma với dáng hình tiều tuỵ .
 Mẹ anh Nhỡ sợ chết ngất khi nhận ra lão , phải đánh cảm mãi mới tỉnh .
Nhỡ lâm vào tình thế khó xử . Dù sao thì mình cũng là giọt máu của lão ấy , mặc dù là bất đắc dĩ . Nhưng để lão ở lại cũng không ổn . Còn dân làng , các anh chị em của Nhỡ không đời nào chịu cho lão ở lại . Mà đuổi đi thì nhẫn tâm quá , lão biết đi đâu , về đâu bây giờ ?
Bà Luân tỉnh lại , chỉ mặt lão Bạnh đuổi ra khỏi nhà . Uất hận nung nấu bao nhiêu năm trời làm bà tắc nghẹn trong cổ không nói hết câu . Nhỡ cứ đứng ngơ ra đấy cho đến khi lão Bạnh ôm cái tải rách lủi thủi đi ra ngõ .
Không hiểu tại sao lúc đó Nhỡ động lòng , chạy theo dúi cho lão mấy chục ngàn bạc .
Tưởng đâu chuyện đến đó là xong . Ai ngờ tối hôm đó lão Bạnh lò dò đi trên cái cầu tre sang xã bên , do yếu sức bị ngã xuống suối, va đầu vào đá , chết ngay .
Cũng có người nói lão phẫn chí , tự tử ..
Không biết tông tích của người bị nạn , dân làng đó cũng chôn cất lão tử tế , chỉ duy kèn trống là không . Đám tang chỉ có vài ba thanh niên được huy động chôn cất .
Cũng xong một kiếp người !
Lão chết mà chưa hết chuyện . Những lời độc địa từ lâu tạm lắng nay có dịp lại sôi lên .
Người ta bảo : " Cái thằng Nhỡ khéo mồm  thế mà là đứa bất nhân , đến bố đẻ ra mình còn xấu hổ , không dám nhận ! "
Bọn con gái bảo nhau :" Có thừa cái "ấy" cũng chả thèm , lấy chồng phải xem tông , nhà ấy có mà tông hốc !"
Đương nhiên đám ăn hỏi của anh Nhỡ bị huỷ bỏ .
Nhỡ chán đời , đập tan cây đàn , mua rượu về uống , rồi nát rượu ..
Bà Luân không khuyên nhủ được con sinh bệnh . Các anh chị Nhỡ như sợ nhà có hủi không ai ngó ngàng .
 Rượu say Nhỡ khóc nói với mẹ :" Sao mẹ không bóp chết ngay con đi từ lúc lọt lòng ? Mẹ sinh con ra làm gì cho con khốn nạn thế này !"  . Nghe con nói vậy bà luân cứ như dao cứa trong lòng !
Hình như rủi ro cứ nhằm nhà bà mà kéo đến .
Được một dạo , mọi chuyện tưởng nguôi ngoai . Một hôm Nhỡ đưa về nhà một người đàn ông cao lớn , râu quai nón , mắt xếch trông dữ tợn .
Nhỡ giục mẹ nấu cơm , còn anh ta thì thịt gà , mua rượu đãi khách . Bà Luân nghĩ con đang chán nản  nó cần có người bầu bạn, với ai cũng được , miễn là nó được khuây khoả.
Khách tự giới thiệu nhà anh ta ở tỉnh bắc , bố làm chức gì to lắm , nhưng bố con bất đồng nên anh ta quyết chí tự lập , không nhờ cha mẹ . Tên anh ta là Soóng , hiện đang đặt quan hệ với một cô giáo đang dạy học ở làng này .
 Cô giáo Hân thì bà Luân biết , thỉnh thoảng vẫn vào đây mua trứng gà , cũng có hôm đến chơi. . Cô trông xinh xắn nhưng lỡ thì , bao nhiêu năm dạy học ở vùng cao , giờ mới được chuyển về đây , nước da còn xanh màu lá . Giờ có lấy ai cũng là lấy cho xong !
Anh ta  muốn đặt cơ sở nhà bà để "Tấn công" cô giáo (Đó là cách nói của Soóng ! ). Bà nghĩ mình cũng chẳng mất gì , cũng là làm phúc giúp người may ra căn quả của mình nhẹ đi chăng ?
Tối nào cũng vậy , hai anh em rủ nhau ra bãi sông nói là để tập võ thuật, kéo theo mấy cậu choai choai mới lớn trong làng .
 Bà Luân đâu có biết con mình bập vào chuyện nghiện hút từ đó .
Mấy lần đi cai, về , Nhỡ lại mắc trở lại, tưởng chẳng còn cách nào ngăn cản được nữa ..
Bà Luân đã nghĩ đến cái chết để kết thúc cuộc đời . Chỉ có nó mới giải thoát cho bà khỏi những kiếp nạn dai dẳng suốt cuộc đời này ! Nhưng bà không muốn mang nợ trần gian để xuống suối vàng , có đi cũng không để nợ cho ai , nên mới còn nấn ná ..
***
Buổi tối lúc đi qua khu chợ , Nhỡ thấy có đám ồn ào như thể người ta đang đuổi bắt , hay tìm kiếm một ai đó . Những chuyện như thế gần đây như cơm bữa vì nạn đề đóm , cờ bạc . Người như mình thì quan tâm đến việc đó làm cái gì ? Bây giờ người ta đang truy đuổi , lớ vớ đứng đây , không phải đầu cũng phải tai ..

 Nhỡ nhằm hướng làng bên . Đi được một quãng , Nhỡ chợt nhớ chính chỗ này là mộ chôn lão Bạnh , tự nhiên thấy tơn tởn trong người . Cảm giác không ra sợ hãi , không ra tức bực cũng không ra chán ghét ,không biết nó là cái quái gì khiến mình như thể ngàn ngạt , rất khó chịu .
Quãng đường này người ta đồn có ma , đêm đêm một bóng lùn thù lù thường thoáng hiện trong bãi ngô nhằm người qua đường mà tương gạch , đá đuổi theo . Người ta bảo đó là âm hồn của lão Bạnh ,vì  không có người cúng vái nên  hiện lên quấy phá . Nhỡ chỉ cười thầm trong bụng .
Chẳng qua đấy là mánh lới của bọn ăn sương bày đặt ra để hạn chế người qua lại , chúng dễ hành sự. Có đêm chúng dựng cả thằng bù nhìn đầu đội nón lên mộ lão Bạnh ,gần sáng lại dỡ đi . Những trò ma mãnh ấy bây giờ Nhỡ chẳng coi là cái gì vì biết tỏng là nó như thế nào !
Lâu nay Nhỡ đâu có tiền mà tìm đám bạc ? Chẳng qua là có vài thằng đàn em ở bên ấy sang ti toe học võ nên nể , thỉnh thoảng được bạc cho Nhỡ vài đồng ,thả ghá ăn may . Thế mà có hôm Nhỡ đánh lên được cả mấy triệu . Nhưng mà khốn nạn , tiền cờ bạc là tiền để ngoài sân ,vào lúc này ra lúc khác . Cuối cùng lươn vẫn hoàn lươn . Nhưng mà ở nhà thì buồn , chẳng có ai trò truyện . Tay Soóng vừa bị công an bắt tháng trước vì tội buôn bán vận chuyển ma tuý . Tội chưa đến mức phải dựa cột , nhưng tù chẳng biết bao giờ về ?
Khổ cho cô Hân một lòng tin tưởng , vớ ngay phải gã chẳng ra gì !
Vừa đi Nhỡ vừa ngẫm nghĩ , chán cho cái cảnh của mình ..Có lẽ mình cần thay đổi , nhưng đổi thay như thế nào thì chưa nghĩ ra . Mình chẳng khác nào con ốc sên mang cái vỏ cứng ngắc cứ leo lên leo xuống mãi bụi cây xương rồng mà chẳng đi tới đâu ?

Chợt Nhỡ thấy lành lạnh sau gáy như có làn sương mỏng ướt át giá buốt vừa lướt qua . Vốn cứng cổ , nhưng lúc này Nhỡ cảm thấy hơi chờn chợn.
Hay là có ma thật ?
Con người sau khi chết đi linh hồn còn tồn tại hay mất đi vẫn là câu chuyện của thời bây giờ , gây nhiều tranh cãi . Là người biết mình ít học , những chuyện cao siêu đó Nhỡ thường chẳng quan tâm ! Nhưng tự dưng lúc này Nhỡ lại nghĩ đến ..Anh ngoái đầu nhìn lại phía sau . Chỗ ấy , đầu nương ngô có cái mả ông Bạnh mà đáng ra mình phải gọi bằng cha . Nương ngô đã qua vụ , người ta bẻ hết quả chỉ còn những thân cây xơ xác , trong đêm sáng trăng suông trông hệt như đám trẻ con đang lúi húi trò chơi trốn tìm . Từ phía ngôi mộ có một đốm sáng xanh như ánh lửa hàn vụt lên , cứ to dần , to dần .. Nhỡ định bỏ chạy theo phản xạ tự nhiên , nhưng trấn tĩnh được ngay bởi tính ương nghạnh cố hữu . Ma định nát mình à ? Thử xem nó là cái giống gì ? Nhỡ rút cặp côn giấu sau lưng áo cầm ra tay , vén quần đái ngay một bãi ướt đẫm hai bàn chân . Nhỡ làm thế là vì nghe người ta nói ma quỷ rất sợ mùi hôi hám , giống như con người vậy. Anh từ từ quay lại , đi dần về phía ngôi mộ nơi có đốm sáng đang chao lên, lượn xuống như người lên đồng . Đốm sáng như biết sợ hãi , Nhỡ đi tới đâu , nó lùi xa tới đó .. Anh cứ đi theo đến mé bìa rừng thì đốm sáng vụt tắt..
Tưởng ma thế nào , đừng tưởng nhát được thằng này mà dễ nhá ! Ông chưa biết sợ thằng nào , thằng Nhỡ này có còn gì để mất kia chứ ? Tài sản không , tình yêu không ,sự nghiệp không là cái gì ngoài con trâu đi trước cái cày đi sau .
Cuộc sống như thế có gì để tiếc chứ ? Ý nghĩ ngạo đời ấy vừa loé lên thì Nhỡ phát hiện có bóng người ngồi ngay dưới gốc cây trước mặt . Ai đi đâu vào giờ này nhỉ ? Sao lại không nói không rằng thế kia ? Anh tiến lại gần ,trong bụng không khỏi sợ hãi . Nhưng bản tính tò mò cứ như vô tình đẩy Nhỡ lại gần . Đúng là người thật ! Ánh đèn ba pin của Nhỡ soi rõ hình hài một cô gái . Cô đi đâu giờ này ? Anh lay gọi , nhưng cô chỉ ụ ợ không nói , hình như cô bị cảm lạnh . Nhỡ vội lấy lọ dầu chống gió mang phòng trong người ra xoa cho cô ..

Đưa được cô về nhà , Nhỡ hoảng hồn nhìn thấy mẹ mình đang bắc thang leo lên xà nhà . Có việc gì mà mẹ làm như vậy vào lúc đêm hôm này .Nhỡ giật mình nghĩ ra cái việc mẹ định làm . Anh đỡ cô gái ngồi xuống giường rồi giữ chặt tay mẹ :
- Mẹ ơi ! Con cắn cỏ xin lỗi mẹ , mẹ đừng đi , mẹ đi thì con chết mất . Mẹ xem con đưa ai về nhà mình đây ?
Bà Luân vẫn chưa hết rầu rĩ :
- Người này là như làm sao ?
- Con gặp gần chỗ mộ ông Bạnh , cô ấy bị người ta rượt đuổi lúc ban tối tình cờ gặp con , giờ cô ấy đồng ý ở lại đây với nhà mình ..
Bà Luân nhìn kỹ cô gái , cô còn rất trẻ , lại xinh xắn , làm sao  lại bị rượt đuổi vào lúc đêm hôm như thế này ?
 Hay là lão Bạnh run rủi cho con trai mình ? Người ta nói có những người khi sống trên dương thế  mang nhiều tội lỗi , xuống cõi âm được giáo hoá, có lòng từ bi , thỉnh thoảng về  thế gian làm điều lương thiện . Chẳng biết có đúng thế không ?
 Bà thấy cũng không cần hỏi lai lịch cô ấy làm gì . Những người ở hoàn cảnh này chắc có chuyện đau lòng lắm . Không ai bỗng dưng bỏ cửa, bỏ nhà , đêm hôm thân gái dậm trường. . Sau này chuyện gì có thể nói được cô ấy sẽ tự nói , còn không thì thôi ..

****
- Tớ biết cậu hay viết chuyện nọ , chuyện kia , nhưng chuyện này bà cụ vui, kể rồi, thì nghe để bụng nhớ ! Ông mà viết ra là không hay với tôi đâu đấy !
Anh Nhỡ cười , môi lại cong tớn lên trông tươi , mà tồi tội . Vợ anh, chị Mơ, cô gái đêm hôm nào anh gặp từ đâu về, phóng xe máy sát tận hè . Anh gắt vợ :
- Ơ cái cô này ,có ba con chó con thì xe máy của cô kẹp chết hai rồi mà vẫn không bỏ cái tính chạy xe vào tận nhà . Hay định cán chết nốt nó đấy ?
Bà Luân có vẻ bênh con dâu :
- Anh chỉ được cái hách dịch với vợ là tài , nó đi từ sáng tới giờ cũng phải vội về cho con bú chứ !
Cả gia đình họ hình như lúc này quên mất có tôi đang ngồi đây , trong ngôi nhà khá khang trang của họ .
Ngày mai đã là hai mươi ba tết , ngày ông Táo chầu trời . Trong những chuyện vui buồn của thế gian cần khẩn tấu với Ngọc Hoàng , không biết chuyện gia đình anh Nhỡ , ông có báo với Ngài không ?
Còn tôi câu chuyện này tôi sẽ ghi lại vì không thể quên  . Anh Nhỡ có đọc , anh  giận tôi thì giận !
                                
                                                 Một ngày cuối năm Kỷ Sửu

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Cửa đá đã được viết như thế nào?

Một vài suy nghĩ nhân đọc “Cửa đá” của Vũ Xuân Tửu..
           Nxb Hội Nhà văn 2011 và  Website Vanvn.net, 2012)


Đã có nhiều bài viết về hai tiểu Thuyết gần đây của nhà văn Vũ Xuân Tửu ( Cửa đá và Bến mê). Gần đây nhất có bài của nhà văn Trần Huy Vân, đăng trên trang mạng Trần Nhương.com. Một bài viết khá tỉ mỉ, phân tích sâu sắc theo quan điểm mĩ học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Tác giả đi sâu vào nội dung, kết cấu, bố cục của truyện theo lối truyền thống với đôi chút băn khoăn về dụng ý của nhà văn?
Bài viết này chỉ nên coi như một vài ý kiến góp thêm vào. Người viết không muốn nhắc lại những vấn đề người khác đã quan tâm, mổ xẻ. Như vậy là lặp lại, nhàm và không cần thiết.
Phải nói ngay là “Cửa Đá” là một cuốn sách khó đọc đối với một số người. Nhất là độc giả thông thường. Những người chưa quen với những đổi mới, cách tân trong văn học gần đây. Những người còn xa lạ với lý thuyết “Hậu hiện đại”, “hiện tượng học” hoặc còn lăn tăn rằng “văn chương hậu hiện đại ở Việt Nam” liệu đã có, đã hình thành hay không? Nó đã gây một cú sốc, băn khoăn cho không ít độc giả.
 Đã có một nhà văn tương đối nổi tiếng nói cảm nhận của mình: “Có lẽ thằng này điên, đọc nó tao không hiểu nó viết cái gì nữa. Đang chuyện nọ xọ sang chuyện kia, nhảy cóc lung tung, đứt gãy và rời rạc.. So với “Chúa Bầu”, “Chuyện trong làng ngoài xã” cuốn này hỏng”. Chưa rõ “hỏng” như thế nào? Một nhà văn đã từng ẵm mấy cái giải còn nói thế, nói “Cửa đá” là tiểu thuyết khó đọc là chuyện không ngoa. Một số người khác lại quá nhấn mạnh “yếu tố huyền ảo” trong những tác phẩm gần đây của Vũ. Điều này tất nhiên là đúng, không sai, nhưng không là tất cả. Yếu tố huyền ảo hay ám dụ, phúng dụ chỉ là cách thể hiện của nhà văn theo lối hậu hiện đại, một chuyện không còn phải bàn cãi trong văn học đương đại.
Vũ Xuân Tửu đã có hơi nhiều tác phẩm viết theo “hiện thực xã hội chủ nghĩa” thành công. Từng đạt nhiều giải thưởng cao cho những tác phẩm của mình. Cẩn thận đến từng câu chữ, ý tứ thận trọng từng chi tiết. Trên bàn viết của anh luôn có các cuốn từ điển. Không thể nói nhà văn viết hồ đồ, vội vã, hoặc thiếu sót về mặt này mặt khác được. Chưa có nhà văn nào tỉ mỉ hơn Vũ. Khi anh viết “Chúa Bầu” mang theo cả thước, cả máy ảnh đi theo, chụp ảnh đo đạc từng viên gạch xây thành . Xin lưu ý là những viên gạch ấy đã chìm xuống lòng sông Lô, hay dưới lớp đất bồi ven sông. Viết “Bến mê” tác giả còn thuê thuyền bơi trên lòng hồ Thác Bà để tìm dấu vết lâu đài cổ. Trèo lên núi để tìm dấu chân Cao Biền năm xưa đi yểm bùa chỗ nào? Chu đáo và cẩn trọng với từng chi tiết như vậy, rất ít người viết làm được.
Sẽ có người nói: Đúng mãi cũng có thể đến lúc sai, tài mãi phải đến lúc dở! Cũng có thể như thế với một số người tự cao tự đại, thỏa mãn với thành công của mình, sinh ra kiêu ngạo. Với Vũ Xuân Tửu, một nhà văn “ dấn thân” cho cái hay, cái đẹp, cho tìm tòi, sáng tạo chưa và chắc chắn không xảy ra điều đó! Anh viết là do nhu cầu đổi mới chính mình phù hợp với xu thế chung của thời đại, với tâm thế và trách nhiệm của nhà văn đối với cuộc sống đang diễn ra bao điều khó nói hiện nay. Nói anh là nhà văn “dấn thân” là việc hiển nhiên. Đã có không ít lời bàn ra tán vào, thậm chí xì xào thế này thế khác về dụng ý sáng tác của nhà văn. Có người mang cả những quy phạm cũ kỹ, lỗi thời để áp vào khi đọc tác phẩm gần đây của Vũ. Rất may là trong xu hướng đổi mới và cởi mở hiện nay, những ác ý ấy không còn đất, không còn tác dụng nữa. Nó chỉ là lời ong tiếng ve, mập mờ, lấp lửng chỗ bàn trà, quán nước. Không còn khả năng “kích hoạt” biện pháp chính quyền như đã từng xảy ra vài chục năm trước. Khi mà người ta nhầm vai trò và công việc nhà văn với người làm công tác tuyên truyền.
**
Thời thế nào thì văn chương nấy. Nhà văn bất kì thời đại nào cũng không thể né tránh bổn phận nhập thế của mình. Trước một thế giới đầy rẫy nguy cơ do khủng hoảng, lạm phát, đổ vỡ niềm tin, tha hóa và xuống cấp về đạo đức và nhiều vấn nạn như hiện nay, nhà văn buộc phải có cái nhìn khác, cách cảm, cách nghĩ và cách viết khác. Nếu như anh không muốn quay lưng lại với độc giả của mình. Người đọc ngày nay, nhất là tầng lớp trẻ không còn ấu trĩ, non kém như xưa. Người ta không dễ dàng chấp nhận những những tác phẩm hời hợt, nông cạn, xa rời những gay cấn của thời đại mình. Chưa bao giờ yêu cầu dấn thân của người viết lại gay gắt như lúc này.
 Anh ta chỉ có hai cách lựa chọn: Một là cứ đi theo lối mòn cũ, đã có sẵn những tấm biển chỉ đường với những quy phạm cũ không còn hợp thời. Và véo von những bài ca đi cùng năm tháng. Đây là lối thoát an toàn, không phải lo lắng gì. Cho dù nó không mang đến kết quả đáng kể nào trong lòng người đọc. Xa chút nữa là không đáp ứng được tinh thần và mong muốn thời đại.
Hai là chọn con đường mới bắt đầu khai mở, còn gồ ghề, còn lắm ý kiến bàn cãi và đáng chú ý nhất là còn nhiều thách thức, thậm chí nguy hiểm. Nó chưa có chuẩn mực hay bất cứ khuôn mẫu nào.
Éo le thay điều đó lại luôn luôn là tính đặc thù, đặc biệt của văn chương. Văn chương không có khám phá, sáng tạo chỉ là những bản sao mờ của cuộc sống. Tệ hơn nữa nó tạo cho người ta thói quen cù lần, xa rời thực tế. Thậm chí ru ngủ đánh lừa người ta, chối bỏ thái độ cư xử cần thiết cho số phận mình, số phận dân tộc.
Khi mà “Những câu chuyện cuộc đời”, những “Đại trần thuật”, “Đại tự sự” không còn đáng tin cậy, những đổ vỡ khủng hoảng lòng tin về những giá trị cần có câu hỏi và câu trả lời. Những huyền thoại một thời xem ra kém thuyết phục, văn chương cần có “câu chuyện của mình”.
Từ những suy nghĩ như vậy ta sẽ không ngạc nhiên, không khó hiểu khi đọc “Cửa đá”.
Tiểu thuyết không có tuyến nhân vật “ta”, “địch” rạch ròi. Không theo trình tự lớp lang. Không “Khắc họa tính cách nhân vật” theo lối thường. Chỉ có nỗi ám ảnh tâm trí, nỗi hoài nghi khắc khoải về thời thế. Nó giải thiêng huyền thoại lịch sử dân tộc mình. Là người Việt Nam, bình tâm một chút hẳn không ai lại muốn lịch sử dân tộc mình chỉ là huyền thoại. Nói trắng ra là nó rất mơ hồ mung lung. Chỉ đáp ứng nhu cầu tình cảm  theo lối ngây thơ hồn nhiên. Lịch sử phải là lịch sử có tính khoa học chính xác. Năm đó ngày tháng đó xảy ra chuyện gì? Người ta sống ra sao? Ăn mặc thế nào? Độ tin cậy và chính xác là bao nhiêu? Không thể nói mơ mơ đại khái “Chuyện con rồng cháu tiên” thế được. Và nguyên nhân thất sử của cả một giai đoạn dài của đất nước là vì đâu?  “ Cửa đá” bằng lối viết phúng dụ, pha chút hài hước châm biếm mang đến cho ta câu hỏi này. Nếu không để ý đến ý tứ này của nhà văn, người ta sẽ nghĩ tác giả viết ngồ ngộ, nôm na quá. Làm sao mẹ trái đất vĩ đại lại hao hao giống củ khoai tây móm méo được? Những câu chuyện của ếch nhái sâu bọ nói lên điều gì? Và “Cửa đá” là cái cửa gì vậy? Phải chăng đó là những hạn chế thời đại, hạn chế của cõi nhân sinh, đặt ra câu hỏi đằng sau nó có gì? Có cách nào để qua không, hay lại lẩn quẩn trở về chỗ “Thoạt kì thủy” ban đầu với hình ảnh hàng bầy rồng tái xuất hiện hàng trăm năm sau?
Câu chuyện của ngài chuyên viên Mộc, ông ta đọc không biết bao nhiêu là sách theo lối chủ quan, phiến diện tưởng mình cái gì cũng biết hết rồi, mà kiến giải cuộc đời, trả lời những câu hỏi cụ thể lại không sâu sắc bằng anh chủ quán chuyên nghề mổ chó! Điều này nghe phi lí, nhưng lại có thật!
Rất nhiều câu hỏi về thời thế, về nhân sinh quan đặt ra trong tác phẩm này.. Tôi chỉ lưu ý tâm thế của nhà văn, lựa chọn khám phá và quyết tâm dấn thân của tác giả.
Cái mới bao giờ cũng phải đối mặt với sự thách thức của nghi kị, ghen tức thậm chí cả với sự thờ ơ của một số người.
Tôi nghĩ Vũ xuân Tửu trước khi bắt tay vào viết “Cửa đá” anh đã chuẩn bị tâm thế này.
Rất may mọi chuyện xảy ra xuôn xẻo.Tác phẩm của anh đã được công chúng chấp nhận và ủng hộ. Thành công của nó đến đâu hẳn mọi người đã biết.
Tôi rất tâm đắc với chi tiết trong một tác phẩm khác của anh: “..Đến đây đoạn đường sắt có hai thanh ray, một trái một phải kết thúc. Người ta phải đi trên những bánh xe tròn bơm hơi, tự chọn lối cho riêng mình..”
Nói “Cửa đá” có phải theo khuynh hướng “Hậu hiện đại” hay không, còn là câu chuyện dài. Mong sao tác giả thành công trong lựa chọn dấn thân của anh!

                                                              Ngày đầu năm 2013
                                                                                   HG
      Mời các bạn xem video hoạt hình đơn giản minh họa những câu chuyện thiền và chuyện cổ tuyệt hay.
(Video này do bạn Chùm khế chua sưu tập)