Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Dành cho các bạn mới xây nhà bên blogspot



Tân HLV Chelsea, Rafa Benitez với điệu nhảy flamengo sôi động.

Hướng dẫn tối ưu hóa cho blogspot từ A đến Z

Posted by Hungvu89 on August 28, 2012
Blogspot – một khái niệm quá quen thuộc đới với các webmaster và những người làm SEO. Dễ sử dụng, tốc độ nhanh, tùy chỉnh được code, … chính là những đặc điểm nổi bật của Blogspot khiến nó được mọi người tin dùng.
Tuy nhiên, với sự ra đời và phát triển của WordPress thì Blogspot đang dần mất đi vị thế của mình. Wordpress đã đến và tạo nên một làn gió mới, đặc biệt là trong thời điểm thương mại điện tử đang phát triển như hiện nay. Lý do rất đơn giản vì hầu như tất cả mọi người đều cho rằng WordPress là mã nguồn “chuẩn SEO”.
Với khả năng tối ưu hóa gần như hoàn hảo của mình, WordPress hiện đang là sự lựa chọn số một của giới làm SEO. Vậy lối đi nào dành cho Blogspot – đứa con của gã khổng lồ Google ?
Sau đây, SEO Kool sẽ hướng dẫn các bạn cách tối ưu hóa cho Blogspot từ A -> Z, hy vọng rằng sau bài viết này, mọi người sẽ có cái nhìn khác về Blogspot và tìm ra hướng phát triển đúng đắn cho Blog của mình.
Hướng dẫn tối ưu hóa Blogspot từ A -> Z
Bài hướng dẫn tối ưu hóa  Blogspot của tôi sẽ gồm các phần :

1. Chọn template.

Template là một trong những yếu tố quan trọng khi sử dụng Blogspot, một template tốt không những đẹp mà còn phải có cấu trúc hợp lý. Như thế sẽ giúp quá trình SEO của các bạn dễ dàng hơn rất nhiều.
Theo kinh nghiệm cá nhân của SEO Kool, các bạn nên chọn loại template có 2 cột, bên trái là bài viết, bên phải là các widget : bài viết mới, comment mới, … Đây là dạng template thông dụng và thân thiện với người dùng.
Ngoài ra còn một yếu tố cũng quan trọng không kém, đó là cấu trúc thẻ heading. Đa phần các temp của Blogspot sau khi cài đặt chỉ có một thẻ <h1>, và tiêu đề của bài viết là <h2> hoặc <h3>. Điều này sẽ gây khó khăn cho các bạn khi muốn SEO một bài viết con.
Nhiều người đã khắc phục điều này bằng cách chèn thêm thẻ <h1> trong bài viết, và vẫn giữ tiêu đề là <h2> hoặc <h3>. Tuy nhiên, SEO Kool cho rằng như vậy là không tốt. Thứ nhất về mặt thẩm mỹ không đẹp, thứ hai là về tầm quan trọng của các thẻ heading vì khi bot google duyệt website của bạn, nó sẽ thấy thẻ <h2> trước và <h2> thì đương nhiên không quan trọng bằng <h1>.
Vì thế khi chọn template các bạn cần chú ý cấu trúc của temp, nếu có sẵn 2 thẻ <h1>, một cho toàn bộ website, và một cho tiêu đề bài viết thì tuyệt vời. Còn nếu không có thỉ cũng đừng quá lo lắng, SEO Kool sẽ hướng dẫn các bạn đổi tiêu đề bài viết thành <h1> trong các bước tiếp theo.

2. Sửa các thẻ <meta>

Để chỉnh sửa các thẻ meta keyword  meta description các bạn tìm đền đoạn code sau :
<meta name=”description” content=”" />
<meta name=”keywords” content=”" />
Và sửa thành :
<b:if cond=’data:blog.url == data:blog.homepageUrl’>
<meta name=”description” content=”Mô tả blog” />
<meta name=”keywords” content=”Các từ khóa chính” />
</b:if>

3. Chỉnh sửa tiêu đề  bài viết

a. Sửa thẻ <title> của bài viết
Thông thường khi bạn viết một bài mới thì <title> bài viết của bạn sẽ có dạng : Tiêu đề Blog: Tiêu đề bài viết
Tuy nhiên, để tiện cho việc SEO bài viết sau này, các bạn hãy đưa tiêu đề bài viết lên phía trước. Ví dụ : Tiêu đề bài viết | Tiêu đề Blog
Để làm được điều này các bạn tìm tới đoạn code :
<title><data:blog.pageTitle/></title>
Và sửa lại thành :
<b:if cond=’data:blog.pageType == “item”‘>
<title><data:blog.pageName/> | <data:blog.title/></title>
<b:else/>
<title><data:blog.pageTitle/></title>
</b:if>
b. Thêm mô tả cho link của tiêu đề.
Khi đưa chuột vào tiêu đề bài viết, bạn sẽ thấy hiện lên phần mô tả cho đường link đó.
Thêm mô tả cho link của tiêu đề bài viết
Để làm được điều này các bạn làm như sau :
Đăng nhập vào Blogger -> chỉnh sửa HTML -> Tiện ích mở rộng
Tìm đến dòng :
<a expr:href=’data:post.link’><data:post.title/></a>
và sửa thành :
<a expr:href=’data:post.link’ expr:title=’data:post.title’><data:post.title/></a>
Tiếp tục tìm đến dòng
<a expr:href=’data:post.url’><data:post.title/></a>
và sửa thành
<a expr:href=’data:post.url’ expr:title=’data:post.title’><data:post.title/></a>
Lưu template và kiểm tra kết quả.
b. Chỉnh tiêu đề bài viết thành <h1>
Đăng nhập vào Blogger -> chỉnh sửa HTML -> Tiện ích mở rộng
Tìm đoạn code sau
<b:if cond=’data:post.title’>
<h3 class=’post-title’>
<b:if cond=’data:post.link’>
<a expr:href=’data:post.link’ expr:title=’data:post.title’><data:post.title/></a>
<b:else/>
<b:if cond=’data:blog.pageType != “item”‘> 
<a expr:href=’data:post.url’ expr:title=’data:post.title’><data:post.title/></a>
<b:else/>
<data:post.title/>
</b:if>
</b:if>
</h3>
</b:if>
và sửa thành :
<b:if cond=’data:blog.pageType != “item”‘>
<b:if cond=’data:blog.pageType != “static_page”‘>
<b:if cond=’data:post.title’>
<h3 class=’post-title’>
<b:if cond=’data:post.link’>
<a expr:href=’data:post.link’ expr:title=’data:post.title’><data:post.title/></a>
<b:else/>
<b:if cond=’data:post.url’>
<a expr:href=’data:post.url’ expr:title=’data:post.title’><data:post.title/></a>
<b:else/>
<data:post.title/>
</b:if>
</b:if>
</h3>
</b:if>
<b:else/>
<h1 class=’post-title’>
<b:if cond=’data:post.link’>
<a expr:href=’data:post.link’ expr:title=’data:post.title’><data:post.title/></a>
<b:else/>
<data:post.title/>
</b:if>
</h1>
</b:if>
<b:else/>
<h1 class=’post-title’>
<b:if cond=’data:post.link’>
<a expr:href=’data:post.link’ expr:title=’data:post.title’><data:post.title/></a>
<b:else/>
<data:post.title/>
</b:if>
</h1>
</b:if>
Chỉnh sửa CSS cho thẻ <h1>, tìm đến dòng
.post h3 {…}
.post h3 a, .post h3 a:visited {…}
.post h3 a:hover {…}
và sửa thành
.post h1, .post h3 {…}
.post h1 a, .post h1 a:visited, .post h3 a, .post h3 a:visited {…}
.post h1 a:hover, .post h3 a:hover {…}
lưu lại và kiểm tra kết quả :
Chỉnh tiêu đề bài viết thành h1

4. Chỉnh URL thân thiện.

Mỗi khi bạn viết bài mới trên blogspot, nếu bạn viết tiêu đề có dấu đầy đủ, thì đôi lúc URL sẽ hiển thị như sau :
URL hiển thị không đầy đủ và rõ ràng
Ở đây SEO Kool thử nghiệm với bài viết có tiêu đề là : ”Thượng nghị sỹ Mỹ phản đối việc kiểm soát cá da trơn“. Nhìn vào hình ảnh các bạn có thể thấy, so với tiêu đề bài viết gốc thì URL đã bị rút gọn và bị mất một số kí tự. Đó là vì URL mặc định của Blogspot có 2 chức năng :
Thứ nhất : lấy luôn tiêu đề của bài viết làm URL cho bài viết đó, tuy nhiên nó không thể hiểu được tiếng Việt nên sinh ra hiện tượng mất một số kí tự.
Thừ hai : Blogspot sẽ tự động cắt bớt URL nếu như tiêu đề bài viết quá dài.
Vậy nếu muốn có một URL thân thiện, chuẩn SEO thì ta phaỉ làm sao ?
Rất đơn giản để giải quyết cho hai trường hợp trên ta có thể dùng hai cách sau :
- Cách một : Khi viết một bài mới, ban đầu ta để tiêu đề không dấu với số kí tự vừa đủ để không bị rút ngắn URL và mất kí tự, sau đó xuất bản bài viết và quay lại chỉnh sửa tiêu đề trở thành có dấu.
- Cách hai : Sử dụng tính năng tùy chỉnh URL của Blogspot

Với tính năng này bạn có thể tự do điều chỉnh URL của mình. Tuy nhiên cần lưu ý là tính năng này chỉ chỉnh được một lần, tức là sau khi xuất bản bài viết bạn không thể sửa lại URL. Vì vậy hãy cẩn thận khi sử dụng.

5. Tạo Breadcrumb cho Blogspot

Tạo Breadcrumb cho Blogspot
Để tạo Breadcrumb cho Blogspot, các bạn vào chỉnh sửa HTML và chọn mở rộng tiện ích. Sau đó tìm đến đoạn code :
<b:includable id=’main’ var=’top’>
  <!– posts –>
  <div class=’blog-posts hfeed’>
    <b:include data=’top’ name=’status-message’/>
    <data:adStart/>
Và sửa thành :
<b:includable id=’main’ var=’top’>
  <!– posts –>
  <div class=’blog-posts hfeed’>
  <!– disable default status message
    <b:include data=’top’ name=’status-message’/>
  default status message disabled –>
    <b:include data=’posts’ name=’breadcrumb’/>
    <data:adStart/>
Sau đó tìm đến dòng :
<b:includable id=’main’ var=’top’>
Và thêm đoạn code sau vào trên nó :
<b:includable id=’breadcrumb’ var=’posts’>
  <b:if cond=’data:blog.homepageUrl == data:blog.url’>
  <!– No breadcrumb on front page –>
  <b:else/>
    <b:if cond=’data:blog.pageType == &quot;item&quot;’>
       <div class=’breadcrumbs’>
         Browse &#187;  <a expr:href=’data:blog.homepageUrl’ rel=’tag’>Home</a>
         <b:loop values=’data:posts’ var=’post’>
           <b:if cond=’data:post.labels’>
             <b:loop values=’data:post.labels’ var=’label’>
               <b:if cond=’data:label.isLast == &quot;true&quot;’> &#187;
                 <a expr:href=’data:label.url’ rel=’tag’><data:label.name/></a>
               </b:if>
             </b:loop>
             &#187; <span><data:post.title/></span>
           </b:if>
         </b:loop>
       </div>
    <b:else/>
      <b:if cond=’data:blog.pageType == &quot;archive&quot;’>
        <div class=’breadcrumbs’>
          Browse &#187; <a expr:href=’data:blog.homepageUrl’>Home</a> &#187; Archives for <data:blog.pageName/>
        </div>
      <b:else/>
        <b:if cond=’data:blog.pageType == &quot;index&quot;’>
          <div class=’breadcrumbs’>
          <b:if cond=’data:blog.pageName == &quot;&quot;’>
            Browse &#187; <a expr:href=’data:blog.homepageUrl’>Home</a> &#187; All posts
          <b:else/>
            Browse &#187; <a expr:href=’data:blog.homepageUrl’>Home</a> &#187; Posts filed under <data:blog.pageName/>
          </b:if>
          </div>
        </b:if>
      </b:if>
    </b:if>
  </b:if>
</b:includable>
Tiếp theo chỉnh css cho phù hợp, ta tìm đến đoạn mã :
]]></b:skin>
và thêm vào trước nó đoạn code sau :
.breadcrumbs {
padding:5px 5px 5px 0px;
  margin: 0px 0px 15px 0px;
font-size:95%;
  line-height: 1.4em;
border-bottom:3px double #e6e4e3;
}

6. Tạo bài viết liên quan cho Blogspot

Đầu tiên ta tìm đến thẻ </head> và thêm vào trước nó đoạn code sau :
<b:if cond=’data:blog.pageType == &quot;item&quot;’>
<script type=”text/javascript”>
//<![CDATA[
var titles=new Array();var titlesNum=0;var urls=new Array();var time=new Array();function related_results_labels(c){for(var b=0;b<c.feed.entry.length;b++){var d=c.feed.entry[b];titles[titlesNum]=d.title.$t;for(var a=0;a<d.link.length;a++){if(d.link[a].rel==”alternate”){urls[titlesNum]=d.link[a].href;time[titlesNum]=d.published.$t;titlesNum++;break}}}}function removeRelatedDuplicates(){var b=new Array(0);var c=new Array(0);e=new Array(0);for(var a=0;a<urls.length;a++){if(!contains(b,urls[a])){b.length+=1;b[b.length-1]=urls[a];c.length+=1;c[c.length-1]=titles[a];e.length+=1;e[e.length-1]=time[a]}}titles=c;urls=b;time=e}function contains(b,d){for(var c=0;c<b.length;c++){if(b[c]==d){return true}}return false}function printRelatedLabels(a){var y=a.indexOf(‘?m=0′);if(y!=-1){a=a.replace(/\?m=0/g,”)}for(var b=0;b<urls.length;b++){if(urls[b]==a){urls.splice(b,1);titles.splice(b,1);time.splice(b,1)}}var c=Math.floor((titles.length-1)*Math.random());var b=0;document.write(“<ul>”);if(titles.length==0){document.write(“<li>Không có bài viết liên quan</li>”)}else{while(b<titles.length&&b<20&&b<maxresults){if(y!=-1){urls[c]=urls[c]+’?m=0′}document.write(‘<li><a href=”‘+urls[c]+’” title=”‘+time[c].substring(8,10)+”/”+time[c].substring(5,7)+”/”+time[c].substring(0,4)+’”>’+titles[c]+”</a></li>”);if(c<titles.length-1){c++}else{c=0}b++}}document.write(“</ul>”);urls.splice(0,urls.length);titles.splice(0,titles.length)};
//]]>
</script>
</b:if>
Sau đó tìm đến dòng :
<div class=’post-footer’>
Và thêm đoạn code sau vào sau nó :
<b:if cond=’data:blog.pageType == &quot;item&quot;’>
<div id=’related-posts’>
<b>Bài viết liên quan:</b>
<b:loop values=’data:post.labels’ var=’label’>
<script expr:src=’&quot;/feeds/posts/default/-/&quot; + data:label.name + &quot;?alt=json-in-script&amp;callback=related_results_labels&quot;’ type=’text/javascript’/>
</b:loop>
<script type=’text/javascript’>var maxresults=5;removeRelatedDuplicates();printRelatedLabels(‘<data:post.url/>’);</script>
</div>
</b:if>
Lưu ý maxresult=5 chính là số tin liên quan được hiển thị, bạn có thể thay đổi thông số này.

7. Tạo các emoticon khi comment trên Blogspot

Tạo emoticon khi comment trên Blogspot
Chèn đoạn code sau vào trước thẻ đóng </body> :
<script type=’text/javascript’>
//<![CDATA[
function replaceText(){if(!document.getElementById){return;}
bodyText = document.getElementById("emocomments");
theText = bodyText.innerHTML;
theText = theText.replace(/:\)\)/gi, "<img src='http://lh4.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-vt_XVZKI/AAAAAAAAATI/Q35_W0anT6A/21.gif'/>");
theText = theText.replace(/=d&gt;/gi, "<img src='http://lh6.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-vzUt1yQI/AAAAAAAAATY/QHNvnj0gYbU/41.gif'/>");
theText = theText.replace(/:d/gi, "<img src='http://lh3.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-voxnkRKI/AAAAAAAAAS4/PjDn098vm3w/4.gif'/>");
theText = theText.replace(/:p/gi, "<img src='http://lh6.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-vpDb68dI/AAAAAAAAAS8/Yv0Uu3qzG_Q/10.gif'/>");
theText = theText.replace(/:\(\(/gi, "<img src='http://lh4.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-vt5z16MI/AAAAAAAAATE/Hx-7Thmr6do/20.gif'/>");
theText = theText.replace(/:\)/gi, "<img src='http://lh6.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-voiNIw2I/AAAAAAAAASw/aav2hwqeG0c/1.gif'/>");
theText = theText.replace(/:\(/gi, "<img src='http://lh6.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-voq7QQnI/AAAAAAAAAS0/UzoFJOCcPPU/2.gif'/>");
theText = theText.replace(/:-\?/gi, "<img src='http://lh5.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-vua5MF2I/AAAAAAAAATU/N4X-ouMd1-I/39.gif'/>");
theText = theText.replace(/\[\-\(/gi, "<img src='http://lh6.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-vuMg6RQI/AAAAAAAAATQ/rWj7euuKOZs/33.gif'/>");
theText = theText.replace(/:-o/gi, "<img src='http://lh6.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-vpLiW1GI/AAAAAAAAATA/fPyPJcBks7s/13.gif'/>");
theText = theText.replace(/:-t/gi, "<img src='http://lh3.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-vz4hwcNI/AAAAAAAAATo/4ySXuvQWma8/104.gif'/>");
theText = theText.replace(/:-ss/gi, "<img src='http://lh4.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-vzUOH79I/AAAAAAAAATc/oNE5H5vcNtI/42.gif'/>");
theText = theText.replace(/b-\(/gi, "<img src='http://lh6.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-vzrqI4MI/AAAAAAAAATk/BhfFnT0Gbro/66.gif'/>");
theText = theText.replace(/@-\)/gi, "<img src='http://lh6.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-vziH8NXI/AAAAAAAAATg/2evEbN2cJwc/43.gif'/>");
theText = theText.replace(/=\)\)/gi, "<img src='http://lh6.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-vuJ1G41I/AAAAAAAAATM/_jLHXvz6PTg/24.gif'/>");
bodyText.innerHTML = theText;
}replaceText();
//]]>
</script>
Sau đó tìm đến dòng :
<b:loop values=’data:post.comments’ var=’comment’>
và thêm trước nó thẻ :
<div id=’emocomments’>
Tìm thẻ đóng tương ứng với thẻ loop ở trên
</b:loop>
và thêm sau nó thẻ </div>
Tìm đến dòng :
<data:blogTeamBlogMessage/>
Và thêm sau nó đoạn code :
<script type=”text/javascript”> 
//<![CDATA[
function moreSmilies() {
document.getElementById('smiley-more').style.display = 'inline';
document.getElementById('smiley-toggle').innerHTML = '<a href="javascript:lessSmilies()">&#8592;</a></span>';
}
function lessSmilies() {
document.getElementById('smiley-more').style.display = 'none';
document.getElementById('smiley-toggle').innerHTML = '<a href="javascript:moreSmilies()">&#8594;</a>';
}
//]]>
</script>
<div class=’emoticons’>
<img src=’http://lh6.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-voiNIw2I/AAAAAAAAASw/aav2hwqeG0c/1.gif’/>:) 
<img src=’http://lh6.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-voq7QQnI/AAAAAAAAAS0/UzoFJOCcPPU/2.gif’/>:( 
<img src=’http://lh4.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-vt_XVZKI/AAAAAAAAATI/Q35_W0anT6A/21.gif’/>:)) 
<img src=’http://lh4.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-vt5z16MI/AAAAAAAAATE/Hx-7Thmr6do/20.gif’/>:(( 
<img src=’http://lh6.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-vuJ1G41I/AAAAAAAAATM/_jLHXvz6PTg/24.gif’/>=)) 
<span id=’smiley-more’ style=’display: none;’>
<img src=’http://lh6.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-vzUt1yQI/AAAAAAAAATY/QHNvnj0gYbU/41.gif’/>=D&gt; 
<img src=’http://lh3.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-voxnkRKI/AAAAAAAAAS4/PjDn098vm3w/4.gif’/>:D 
<img src=’http://lh6.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-vpDb68dI/AAAAAAAAAS8/Yv0Uu3qzG_Q/10.gif’/>:P 
<img src=’http://lh6.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-vpLiW1GI/AAAAAAAAATA/fPyPJcBks7s/13.gif’/>:-O 
<img src=’http://lh5.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-vua5MF2I/AAAAAAAAATU/N4X-ouMd1-I/39.gif’/>:-? 
<img src=’http://lh4.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-vzUOH79I/AAAAAAAAATc/oNE5H5vcNtI/42.gif’/>:-SS 
<img src=’http://lh3.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-vz4hwcNI/AAAAAAAAATo/4ySXuvQWma8/104.gif’/>:-t 
<img src=’http://lh6.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-vuMg6RQI/AAAAAAAAATQ/rWj7euuKOZs/33.gif’/>[-( 
<img src='http://lh6.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-vziH8NXI/AAAAAAAAATg/2evEbN2cJwc/43.gif'/>@-) 
<img src='http://lh6.ggpht.com/_u7a1IFxc4WI/TM-vzrqI4MI/AAAAAAAAATk/BhfFnT0Gbro/66.gif'/>b-(
</span>
<span id='smiley-toggle'><a href="javascript:moreSmilies()">&#8594;</a></span>
</div>
Tìm đến thẻ đóng :
]]></b:skin>
Và thêm đoạn code sau vào trước nó :
.emoticons {-moz-background-clip: -moz-initial;-moz-background-origin: -moz-initial;-moz-background-inline-policy: -moz-initial;text-align: left;}
.emoticons a, .emoticons a:hover {font-size: 28px;margin-left: 20px;text-decoration:none;}
Lưu lại và kiểm tra kết quả.

8. Tạo Sitemap cho Blogspot

Blogspot có 2 dạng Sitemap, thứ nhất là loại sitemap dùng để submit lên Google Webmaster Tools (sitemap dành cho Googlebots), thứ hai là loại sitemap.html dành cho người dùng.
Để tạo sitemap cho Googlebots, bạn chỉ cần vào Google Webmaster Tools, tỉm đến mục submit sitemap và thêm đoạn mã sau vào ô text : atom.xml?redirect=false&start-index=1&max-results=500
Đối với người dùng, các bạn cần tạo một sơ đồ thân thiện hơn :
Tạo sitemap cho người dùng trong Blogspot
Đề làm được như hình trên, các bạn hãy tạo một trang mới trong Blog của mình và đặt cho nó một cái tên bất kì, ở đây SEO Kool đặt tên là : Sơ đồ trang.
Sau đó các bạn chuyển sang chế độ HTML và chèn đoạn code sau :
<script style=”text/javascript” src=”http://www.abu-farhan.com/script/daftarisiblogger/blogtoc-min.js”></script> 
<script src=”http://www.ngon.edu.vn/feeds/posts/default?max-results=9999&amp;alt=json-in-script&amp;callback=loadtoc”></script>
Lưu lại và kiểm tra kết quả.
Trên đây là toàn bộ những thủ thuật mà SEO Kool đã áp dụng để tối ưu hóa cho Blogspot cá nhân của mình, các bạn có thể truy cập vào website : http://www.ngon.edu.vn để xem kết quả.
Tất cả những kiến thức ở trên đều được SEO Kool viết dựa trên kinh nghiệm cá nhân và nguồn dữ liệu sưu tầm từ Internet. Chúc các bạn thành công. Sorry vì bài viết hơi dài ^^!
Bài viết liên quan
·                                 - Mobile SEO và những điều cần lưu ý
·                                 - Cách tính tuổi đời domain
·                                 - Tìm hiểu về Googlebots và các công cụ thu thập dữ liệu
·                                 - Lập biểu đồ quản lý và theo dõi backlink hiệu quả
·                                 



Nặc danh Sông Hàn nói...
Để hiểu những gì mà bài này nói không hề đơn giản bác ạ. Cái khó thứ nhất là ngay việc tìm các đoạn mã HTML trong cấu trúc HTML template của Blog.

Thủ thuật nhỏ có thể giúp ta thuận lợi hơn.

Mở rộng mẫu HTML, bôi đen đoạn cần tìm (ví dụ bên Seo Kool họ bảo dán đoạn mã xyz lên trên thẻ
Thì mình cop toàn bộ đoạn quay trở về blogger nhấn F3 trên thanh trình duyệt thả xuống một ô tìm kiếm. Dán đoạn mã vừa cop lên đó. Nhan enter. Ngay lập tức sẽ hiện lên thứ ta cần tìm (được tô vàng). Và bắt đầu chỉnh sửa.

Tuy nhiên trước khi chỉnh sửa giao diện thì he he ta nên tìm một cái giao diện phù hợp. Up lên log rồi bắt đầu quá trình chỉnh HTML.

Để có thể thuần thục các kỹ năng chỉnh template tích hợp tiện ích chắc chắn không mất dưới mười ngày.

Công sức bỏ ra đương nhiên sẽ là một giao diện dùng tàm tạm. Trước khi ta đủ sức làm một cái thực ưng ý!!

p/s: Bác nên bỏ cái mã cache để người đọc tiện còm. Nhập mã nhọc lắm!!

Mời bác xem qua trang của em. He he mất gần năm trời gần một tháng trời vọc HTML và kiếm giao diện em mới ưng ý mặc dù còn một số lỗi chưa Fix hết.

02:27 Ngày 19 tháng 12 năm 2012
 Xóa

Những bài đăng đầu tiên trên Yahoo 360plus




nguyen-ngoc1

Nguyên Ngọc - Một nhà văn hóa, một tài năng, một nhân cách lớn

Phóng viên Bauxite Việt Nam







 Nhà văn và cuộc sống ..
                                                      Hồng Giang

Tôi đọc và biết Nguyên Ngọc đã lâu, nhưng mãi đến năm 2003, vào dịp tháng tám, tôi mới có dịp gặp và sống gần nhà văn ít ngày. Dạo đó ông lên nói chuyện với trại ST của hội chúng tôi. Ban tổ chức trại gọi và giới thiệu ông là “thầy”! Kể cũng đúng thôi, ông xứng đáng được gọi là “thầy” bởi con người, lối sống và đặc biệt là tư tưởng của ông, nhất là từ khi ông thôi giữ chức tổng biên tập báo “Văn Nghệ”, một tờ báo sang trọng và có uy tín nhất của HNVVN.
Cùng đi chuyến đó có nhà văn Trung Trung Đỉnh và người con gái duy nhất của ông. Cô gái cao gầy, ít nói ( Hay là vì sự có mặt ông bố khả kính của mình mà giữ ý đấy chăng? )
Trước ngày đọc“Đất nước đứng lên” (Có lẽ đất nước phải đứng lên một lần nữa?), “Rừng xà nu” tôi cứ nghĩ tác giả những tiểu thuyết này phaỉ là người cao to, vạm vỡ, tiếng nói thì sang sảng, vang vọng .. Vì thông thường người ta cứ nghĩ: Văn chương chẳng qua cũng ít nhiều mang dáng dấp, tính cách được tác giả khéo léo mô phỏng nên từ những gì có thật của chính mình thông qua hình tượng nhân vật. Mãi sau mới biết nghĩ như vậy thật thô thiển và hồ đồ!
Tôi thật không ngờ ông thấp bé, người nhỏ nhắn, đứng đầu  chỉ ngang vai với  Trịnh Thanh Phong, tác giả “Ma làng” (tiểu thuyết đã được dựng thành phim, ồn ào một dạo) Điểm đáng chú ý của ông là vừng trán cao, hói tròn đến đỉnh đầu, đôi mắt ở tuổi bảy mươi vẫn sáng lấp lánh và đặc biệt là giọng nói trầm ấm của người xứ Quảng rất gợi cảm, lôi cuốn người nghe .
Mới biết đối với một nhà văn dáng người cao hay thấp, béo hay gầy, già hay trẻ không quan trọng gì! Cái mọi người trông đợi ở anh ta là tấm lòng, cách nhìn, cách nghĩ, là tư tưởng, tình cảm anh mang đến cho người đọc được những gì? Không phải những câu, những dòng tròn trịa, đèm đẹp, sáo rỗng, luỵ thời, hay những việc lạ kỳ vô thưởng, vô phạt cốt để mua vui ..
Hôm đó ông nói nhiều chuyện, những chuyện lần đầu tiên tôi được nghe, chưa từng có trên sách báo cả trong và ngoài nước. Ông đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc cho dù lâu nay, tôi có thói quen “xấu” là không mấy mặn mà với những lời lẽ văn hoa, mòn ruỗng, mà ở bất cứ cuộc toạ đàm nào về văn chương, về học thuật, người ta nói nhiều đến nỗi thành nhàm chán, mặc kệ người nghe có chú ý hay không?

Những điều ông nói không phải là những điều cao siêu, kỳ bí, hay những gì to tát mà trí tuệ con người khó tưởng tượng ra được . Vẫn là chuyện dung dị đời thường, như lẽ đời, tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, nhân cách và trách nhiệm của nhà văn với cuộc sống .. Ông tâm tình như một người bạn, khiến cả hội trường chú ý lắng nghe, không một tiếng động nhỏ nào từ bên dưới, nhất là không có tiếng chuông điện thoại, như nhiều buổi nghe nói chuyện khác. Đó là những phát hiện mới, thú vị thông qua những chuyện đời thường, chuyện đời sống văn học khi đó .. Nhất là những gì gắn bó, liên quan đến thiên nhiên, đời sống con người .
Trước đó tôi chỉ biết ông là một nhà văn viết nhiều, viết khoẻ ( Có người còn có ý kiến cho rằng “Ông là nhà văn viết người thực, việc thực giỏi, theo lối hiện thực chủ nghĩa”)
Nếu như thế, quả thực là phiến diện, là thiệt thòi lớn với một nhà văn hoá, nhà tư tưởng như ông .
Sau này tôi có tìm đọc thêm những bài ông viết ( Xin phép không cần thống kê ra đây vì với CNTT như hiện nay, muốn tìm những tư liệu ấy không có gì khó với bất kỳ ai )

Đọc ông mới thấy hết ở ông một “Phông” văn hoá tầm cỡ, một triết lý sống, điều mà bất cứ nhà văn nào cũng thèm muốn và cần phải có. Ông quan tâm đến nhiều vấn đề, nhất là day dứt về chuyện “Đất nước ta, dân tộc ta đã trải qua một thời kỳ lịch sử bi hùng, một thời đại hiếm có, không thiếu những con người, những số phận đặc biệt mà văn chương ta lại quá nhợt nhạt, chưa có được những tác phẩm xứng tầm, những đỉnh cao?”. Và những cố gắng đẫm máu, mồ hôi, nước mắt ấy để rồi có được những gì?
Không riêng về văn học nghệ thuật, nói rộng ra về cuộc sống hôm nay còn nhiều vấn đề bất cập trong nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội. Thậm tệ hơn nó sa đà vào những nguy cơ không kiểm soát và cứu vãn đươc.
Thường về những vấn đề này, các tác giả một là nói miên man quá, hàm lượng thông tin trở nên “Loãng” hoặc lại quá sơ sài, gây hụt hẫng cho người nghe, người đọc. Ông không chỉ nêu vấn đề, những phát hiện của mình, mà còn có ý kiến xác đáng bởi những phát hiện khiến người đọc đồng tình với mình.
Vấn đề dù rộng, dù cao siêu đến đâu cũng có cách lý giải gần gũi vầ rất thuyết phục. Theo ông mọi sự bất cập, suy đồi  nói trên đều chốt lại : “Ở cách đánh giá và đối xử với con người, với thiên nhiên chưa thoả đáng, cách nhận đường mơ hồ, chủ quan và bảo thủ” .
Điều đơn giản ấy“tồn tại quá lâu trong xã hội ta bao nhiêu năm nay, giống như một khối u, càng ngày càng gây nên tác hại và những di chứng khó lường hết được”
Thời gian cũng khá lâu để không còn nhớ hết những gì của lần gặp gỡ ấy, nhưng tâm tình của ông, khao khát và băn khoăn về những gì ông để cập đến khiến cho tôi đến bây giờ còn như bị ám ảnh. Ông là một nhà văn có tấm lòng, có trách nhiệm với thời đại ông đã và đang sống .
Có một nhà văn nói với tôi thế này, sau cuộc nói chuyện : “ Khen Nguyên Ngọc có mà khen phò mã tốt áo, có mà khen suốt ngày, bì sao được với ông ấy ?”
Lại đúng là lời Nguyên ngọc “ .. Ở ta nhà văn thường tự ty, mặc cảm rất nặng nề. Thậm chí có người chỉ chỉ nghĩ thân phận mình chỉ như con sâu cái kiến, thiếu đi cái khí khái, khí phách cần phải có của người cầm bút, trách nào văn học ta chưa có được những tác phẩm lớn nói lên được khát vọng của nhân dân, khát vọng của thời đại”
Rất tiếc là sau đó vài năm, trên văn đàn người ta nói nhiều đến chuyện phải làm sao để có tác phẩm “Đỉnh cao” xứng tầm, mà ý kiến này hầu như chưa có ai đụng chạm đến?

**
Dự trại sáng tác chỉ có hơn chục người, chúng tôi được bố trí ăn ở tại chỗ. Cơm nhà hàng thường xếp năm người một mâm, nhưng nhà văn bảo xếp liền một bàn ngồi chung cho vui. Ông lấy trong bọc ra một gói nhỏ, nói là cao hổ cốt của một anh bạn người Philípphin cho. Ông  nhờ TTP thái nhỏ, pha vào rượu. Nhà văn đàn em của ông ý tứ pha vào chiếc cốc nhỏ, cho ông dùng riêng. Ông lắc đầu cười : “ Lộc trời nên san sẻ, không nên hưởng một mình, Pha hẳn ra cốc to, anh em ở đây mỗi người một chút, mà đấy cũng là phẩm chất cần phải có của người làm công tác quản lý, nhà văn chủ tịch nghĩ thế nào ?”.
Rồi còn nói thêm :“ Như thế này là chúng ta gián tiếp giúp tay cho lâm tặc đấy !” TTP nói : “ Nhưng là lâm tặc nước ngoài, chúng ta không chịu trách nhiệm anh ạ !” Nguyên Ngọc cười mà nét mặt không vui :“ Lâm tặc ở đâu cũng là lâm tặc, nhưng mà thôi, chuyện đã rồi .. Chúng ta cũng không làm gì khác được .. Ở đời có những lúc được người ta biếu quà mà mình không vui. Anh bạn người Phi này cũng là trường hợp như vậy ..”  
Vừa uống rượu, Ông vừa kể về người bạn trẻ này của ông .
Chúng tôi biết thêm nhiều chuyện về  con người và đất nước vừa gần gũi vừa xa lạ này. Một đất nước không xa chúng ta về địa lý, nhiều tộc người, đa văn hoá và khác chúng ta về căn bản chính trị .
Thú thật chúng tôi còn ít hiểu biết về lãnh vực này vì lúc đó rất ít người viết biết dùng intenet.
Như chợt nhớ đang là bữa cơm trưa, nhà văn bảo : “ Chúng mình ăn cơm đi đã, nếu các bạn muốn nghe, tôi sẽ kể vào đầu giờ chiều nay ..”
Như tôi đã đăng bài giới thiệu ở phần trước, ở đây không nhắc lại. Chỉ xin sơ lược về câu chuyện của Nguyên Ngọc với người bạn ở đảo quốc này vào buổi chiều hôm đó : Bạn ông là một nhà văn hoá trẻ, đang có địa vị trong xã hội mà nếu nói đến nhiều người trong chúng ta phải thèm khát . Anh lại đang có môi trường cực kỳ tốt để sống và làm việc, đó là kinh thành Pari tráng lệ.
Vậy mà từ bỏ tất cả, trở về quê hương để lo lắng, nghĩ ngợi về văn hoá của dân tộc mình . Thử hỏi ở Việt Nam chúng ta được mấy người như vậy? Hay chỉ nghĩ về văn hoá như một phương tiện, mưu cầu những cái ngoài văn hoá? Đó là  câu chuyện cảm động về một con người ở một nước mà chúng ta thường được biết có nhiều hải tặc, những vụ cướp bóc khủng khiếp trên biển đông. Theo tôi nghĩ, anh là con người dũng cảm, nói người anh hùng thầm lặng cũng không có gì ngoa, bởi vì trên thế giới này có những người anh hùng rất ít người biết đến. Hoặc vì lý do này khác, mà người ta cố tình lờ đi .

Trở lại câu chuyện với nhà văn Nguyên Ngọc .. Lần ấy ông được ban tổ chức trại sáng tác mời  nói chuyện kinh nghiệm viết truyện ngắn và sáng tác văn học. Trước khi đến dự ông đã xem xét và chọn tài liệu rất tỷ mỷ những bài viết liên quan đến truyện ngắn và sáng tác văn học của các tác giả trong và ngoài nước. Ông là người xuê xoa, giản dị trong sinh hoạt, nhưng lại rất khắt khe, nghiêm túc trong học thuật. Những vấn đề ông đưa ra đều cụ thể, chính xác và rất mạch lạc. Khác với nhiều diễn giả thường thì nói tràn cung mây. Người nghe, nghe xong chịu không nhớ được mình đã được nghe gì, mà nếu có ghi chép cũng không biết đường nào mà lần vì các vấn đề lặp lại, chồng chéo, rối tung, rối mù.. Thường dùng nhiều đại ngôn, mỹ từ mà không kéo lại được sự hấp dẫn vì dung lượng thông tin ít ỏi, kiến văn nghèo nàn.
Có người nói : Ông đã từng là chính trị viên các cấp trong quân đội, hàm đại tá ( Lưu ý là hưởng lương ngang cấp tướng ) làm gì không nói chuyện hay? Tôi không nghĩ như vậy, vì thực ra không phải tướng tá ông nào cũng biết nói hay cả, mà đây là khẩu khí của từng người .
Trong câu chuyện của ông luôn ẩn chứa sự thông minh, hóm hỉnh. Có cái gì như là sự tinh quái, nhưng lại rất dung dị, nhân hậu cứ da diết, ám ảnh người nghe. Mỗi vấn đề đều có phát hiện rất mới, không có gì gọi là lên lớp, dạy bảo cả. Nó giống như câu chuyện tâm tình, tuyệt nhiên không có từ “ Phải như này”, “Phải như kia”..
Ông nói :
“ Chúng ta đang làm cái công việc mà không ai dạy được cho ai cả. Bởi vì văn học là sự sáng tạo, mọi kinh nghiệm rất mau chóng trở thành lạc hậu. Chỉ có thể “Gợi ý”, “Gợi hứng” được cho nhau mà thôi. Nên câu chuyện tôi nói với các bạn chỉ coi như những chuyện tâm tình. Các anh các chị ngồi đây ít nhiều đã có những tác phẩm, đã từng có những kinh nghiệm sáng tác riêng của mình. Nếu bây giờ lại nói “ Thế nào là một truyện ngắn, một truyện ngắn hay và viết nó bằng cách nào thì thật buồn cười. Những điều đó chỉ nên nói trên bục giảng nhà trường, còn ở đây thì khác. Nói như vậy, chúng ta không mặc nhiên một cách chủ quan. Vẫn cần phải học, học suốt đời. Nhưng người sáng tác học cách khác, mỗi người một cách, chung quy học qua cảm xúc và lối tư duy độc lập, sáng tạo của mình”.
Ông đưa chúng tôi mỗi người một tập tài liệu về kinh nghiệm viết văn và nói mang về tham khảo .
Tôi biết có những nhà văn viết rất hay nhưng khi nói chuyện lại rất dở, thậm chí không biết nói chuyện .
Nguyên Ngọc lại khác, ông nói và viết đều rất lôi cuốn người đọc, người nghe. Nhất là những năm gần đây, đều là những vấn đề quan thiết và sâu sắc
Tôi chỉ xin tóm tắt vài nội dung mà ông bấy lâu nay day dứt, trăn trở, như ông nói :
 “ Văn học là nhân học, là những gì liên quan đến thân phận con người, những gì có trong tim, trong óc các nhân vật của mình”..
Có hai chuyện mà ông đặc biệt quan tâm là môi trường xã hội và môi trường tự nhiên. Đương nhiên là các môi trường gắn bó với những biến cố và số phận của nó với khung cảnh chung của toàn thế giới. Nó vừa rộng, lại vừa cụ thể, chung quy không ngoài mong muốn cháy ruột cháy gan của người trí thức là làm sao để mọi sự, mọi việc khá hơn? Đặc biệt là về giáo dục .
Xin lưu ý rằng vào thời điểm 2003 những ý kiến này mới được đưa ra một cách rụt rè vì tính nhạy cảm của nó, vì những khuôn thước tưởng chừng bất di, bất dịch và vì cả những điều cho đến nay cũng khó mà nói thẳng băng ra được.
Theo ông chúng ta đang làm giáo dục một cách máy móc, cứng nhắc chủ yếu để tạo ra những nhà thực hành, những người dễ sai bảo, mà quên mất rằng vô tình là phản giáo dục .
Vì thực ra mục đích cuối cùng của giáo dục không phải là như thế. Chúng ta rất cần những người thực hành, nhưng cũng rất cần những nhà sáng tạo, những nhà khoa học, nhà tư tưởng, thậm chí nhà lãnh đạo đất nước trong tương lai. Tất cả những thứ đó đều trông mong ngay từ lúc bắt đầu của sự nghiệp giáo dục.
 Muốn giáo dục khá hơn cần phải có những  thay đổi căn bản từ cách dạy, cách học. Từ khâu soạn sách giáo khoa trong các nhà trường, chuẩn bị con người và cơ sở vật chất . Xem xét nội dung chính khoá và ngoại khoá sao cho phù hợp. Dám bỏ đi cái cũ kĩ, lỗi thời, cái vô dụng và đưa thay vào đó những yếu tố, nhân tố mới cần thiết.
 Không nói ai cũng biết, giáo dục của ta ngày nay còn nhiều bất cập. Học chưa đi đôi với hành. Hoặc những cái vô bổ, mất thời giờ. Những cái thế giới đã bỏ lại sau lưng. Nhiều “học vị” được đào tạo ra chưa đáp ứng với yêu cầu của xã hội nước ta, chứ chưa nói đến so với kiến thức chung nhân loại .
Rất nhiều vấn đề, nhưng rút cuộc ở hai điều căn bản: Một là vì sao phải dạy và học và hai là dạy và học như thế nào?
Vì sao mà có những tiêu cực nảy sinh trong một môi trường mà lẽ ra phải thiêng liêng, trong sáng như môi trường rèn luyện và đào tạo con người cho những thế hệ tiếp theo là nhà trường?
Chúng ta mới chỉ chữa cái ngọn mà chưa chịu khó tìm nguồn gốc sâu xa của những căn bệnh trong giáo dục. Hậu quả là lại lấy cái sai này để sửa cái sai khác – Như thế thì bao giờ cho xong ?

***
Có những con người ta chỉ có may mắn hiếm hoi gặp gỡ đôi lần trong đời, nhưng họ để lại ấn tượng sâu sắc khó quên, trong ta mãi mãi. Với tôi Nguyên Ngọc là một người như thế. Cho dù sau này vì lẽ nào đó, có người không thích ông thì đấy là việc của họ, tôi nghĩ mình chả việc gì phải dấu diếm tình cảm ấy cả. Bởi vì ông ngoài những tác phẩm của mình, đóng góp cho nền văn học nước nhà ông còn có công gợi mở những vấn đề tư tưởng, học thuật cho văn học Việt Nam thoát ra khỏi lối mòn, sáo rỗng, thoát ra cái giả dối, cứng ngắc một chiều. Làm cho diện mạo văn chương Việt Nam một thời gian khởi sắc. Ông là người có công phát hiện, nâng đỡ nhiều nhà văn tên tuổi sau này như: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm thị Hoài, Nguyễn Ngọc Tư .. Tuy nhiên,  sau đó ông đã thôi chức Tổng biên biên tập báo văn nghệ vì bị phê phán chính thức là “Đi chệch hướng” theo quan điểm chính thống.
Lâu nay chúng ta có thói quen là hay tách bạch, chia cắt thực thể một cách máy móc phiến diện theo lối “Chẻ sợi tóc làm tư”. Tưởng như thế là mình đã có phương pháp khoa học đúng đắn lắm rồi. Thực ra thì không phải. Làm sao lại tách phần hồn khỏi phần xác khi còn đang sống? Trong văn học cũng vậy, nó là không thể tách rời. Có thể nói nghệ thuật là linh hồn, là tinh hoa của tư tưởng. Nó là rượu, không còn là gạo nữa, mà tư tưởng lúc đầu, mới chỉ là gạo mà thôi. ( Gạo tốt hay xấu, lại là chuyện khác ). Hoặc nói cụ thể hơn nghệ thuật chính là hình thái khác của căn bản tư tưởng. Một thời kỳ do nhu cầu khách quan, văn học phải gánh vác thêm nhiều chức năng không thuộc phạm vi của nó. Như nó là cái này, phục phụ cái kia .. Chúng ta xếp ra làm nhiều món khác nhau, như cách giảng dạy văn học trong nhà trường. Nào là : “ Nội dung tư tưởng”, “Giá trị nghệ thuật”..
 Ngay trong buổi nghe nói chuyện hôm ấy, một anh bạn tôi vốn là cán bộ văn hoá còn ghé tai tôi : “ Nhà văn nói thế nào ấy chứ, đương nhiên văn học nghệ thuật phải phục vụ chính trị rồi”. Tôi không nghĩ là không có những “Nghệ thuật” như thế. Cũng như khi ta nói về văn hoá nói chung, vẫn có văn hoá quần chúng để phục vụ những nhiệm vụ trước mắt bên cạnh văn hoá tinh hoa dành cho mai sau. Nghệ thuật cũng vậy, có nghệ thuật của số đông và những tinh hoa chắt lọc, để dành  góp vào truyền thống dân tộc. Bây giờ nhiều người cũng nhận ra rồi. Đôi khi chân lý cũng bị lẻ loi, cô độc vì bản chất luôn đi tiên phong, luôn dấn thân về phía trước của nó, mà xung quanh chưa kịp nhận ra, chưa muốn ủng hộ.
Nhà văn Nguyên Ngọc là người như thế, cho dù cả cuộc đời ông gắn bó thiết tha và có nhiều đóng góp cho văn học nước nhà  

Mấy ngày sau, ông rủ Nhà văn TTĐ lên Mèo Vạc. Tình yêu thiên nhiên của ông cũng thực hiếm có. Ông bảo “Ở Việt Nam có hai lá phổi, một là rừng núi phía bắc, hai là Tây Nguyên ở phía nam. Hai lá phổi này có khoẻ chúng ta mới mong khoẻ được”.
Lần này, lên Mèo vạc không phải là lần đầu đối với ông. Ngay từ thời kỳ tiễu phỉ sau 1954 ông đã từng gắn bó với miền biên viễn. Đã từng có những tác phẩm hay như: “Rẻo cao”, “Trở lại Mèo Vạc”.. Nghe nói thời đó ông còn trẻ, ông đã từng yêu một người con gái vùng cao. Cô ấy là một cán bộ phụ nữ người dân tộc, hoa khôi vùng cao nguyên đá có nhiều huyền thoại còn nhiều bí ẩn này.
Tôi nhận thấy trong mắt ông hôm ấy lấp lánh niềm vui, niềm vui mới mẻ , trẻ trung như khi người ta còn trẻ, hồi hộp như đi gặp người yêu !
Viết về Nguyên Ngọc, đây là việc quá khó đối với tôi, một người ngưỡng mộ ông mà kiến thức còn hạn hẹp . Vả lại ông lại là một tầm cỡ văn hoá lớn, không thể trong một bài viết bao hàm hết được . Đã có nhiều tác giả viết về ông, nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm, xin tìm đọc .

( Bài viết này khi đó chưa có sự kiện Bauxite Tây Nguyên và một số sự kiện khác nên tác giả lúc đó chưa đề cập đến những bài viết hoặc những gì liên quan đến nhà văn hóa, Nhà văn Nguyên Ngọc phần sau này.)        
                                                         *****



Văn hóa Việt


Người Việt nhận thông minh, nhưng sao "lận đận"?

Người thông minh phải biết tìm ra con đường phát triển ngắn nhất và tối ưu nhất cho dân tộc mình, quê hương mình và gia đình mình. Người thông minh không nên chỉ trông chờ một lý tưởng từ trên trời rơi xuống.
Bất kỳ một dân tộc nào khi được hỏi là họ có thông minh thì câu trả lời luôn là "có", chẳng có ai thừa nhận mình dốt. Nhưng tại sao có quốc gia này lại hơn quốc gia kia? Có người thông minh làm nên nghiệp lớn, có kẻ chữ nghĩa đầy người nhưng suốt đời lận đận.
Nếu thông minh, tại sao, tại sao và tại sao...?
Viết bài này, tôi nhớ một bạn nước ngoài khi qua đường ở Hà Nội. Thấy dân ta chen lấn xô đẩy, xe máy mạnh ai nấy đi, chẳng có thứ tự, anh ta thốt lên: "Đây không phải là đất nước thông minh như tôi đã từng biết như thời chiến tranh". Nghe mà nhói lòng.
Thời tôi là sinh viên lười học nhưng thường mong ước, giá được như người Do Thái vì họ thông minh nhất thế giới. Rồi chúng tôi xếp hạng người Đức vừa thông minh vừa có kỷ luật.
Người Mỹ không thông minh nhưng khi một nhóm ngồi lại với nhau thì độ thông minh tăng lên gấp bội.
Việt Nam ta cũng giỏi giang, nhưng cứ hai người trở lên là thì tiềm năng trí tuệ giảm đi một nửa. Chả hiểu có đúng không?
Muốn nói gì thì nói, thực tế cho thấy, dân tộc Việt Nam không được như chúng ta thường tự nhận: "Thông minh, cần cù, chịu khó, có truyền thống hiếu học...", theo kiểu chúng ta không dốt nhưng cũng chẳng thông minh.
Nếu thông minh thì tại sao GDP bình quân mới đạt 1000$/người sau 35 năm hòa bình? Thử hỏi các quốc gia như Đức, Nhật, Ba Lan, Tiệp Khắc bị tàn phá thảm hại sau chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng sau 35 năm họ đã thành cường quốc kinh tế, thu nhập bình quân đạt trên 10.000$/người/năm.
Người thông minh phải biết tìm ra con đường phát triển ngắn nhất và tối ưu nhất cho dân tộc mình, quê hương mình và gia đình mình. Người thông minh không nên chờ đợi một lý tưởng từ trên trời rơi xuống.
Nếu dân tộc Việt thông minh thì tại sao sau 35 năm vẫn còn đâu đó những chia rẽ vì cuộc chiến, vết thương vẫn chưa lành hẳn, cho dù vài thế hệ đã được sinh ra và lớn lên.
Người Mỹ và người Nhật với chiến tranh đẫm máu, nhưng ngay sau chiến tranh đã biết bỏ qua quá khứ đau thương, biến kẻ thù thành đồng minh, hợp tác cùng phát triển. Người Đức và châu Âu cũng thế. Xóa bỏ hận thù để hướng tới tương lai là cách nghĩ của những người giầu trí tuệ.
Quốc gia thông minh đương nhiên lãnh đạo không thể kém. Nếu cách lựa chọn lãnh đạo được làm một cách thông minh thì sẽ tìm ra người thông minh biết dẫn dắt quốc gia.
Trong chuyến về quê mùa hè (7-2010), tôi có dịp đi một số miền đất quanh Hà Nội, nơi xa nhất cách thủ đô 160km. Đập vào mắt là đâu đâu cũng là nhà xây cao, trên có chóp, motive giống nhau đến kỳ lạ, dù miếng đất to hay nhỏ, dài hay ngắn, nhưng nhà xây trên miếng đất đó nhất thiết phải hình ống.
Người thông minh không thể bắt chước nhau một cách đơn điệu và cũng không thể lười suy nghĩ đến thế.
Người bạn bảo tôi, đó là tầm nhìn của người Việt, không có khả năng khai phá những miền đất lạ. Họ rất sợ đi xa, tìm nơi lạ như dân châu Âu. Dân ta tìm được miếng đất cắm dùi, xây được cái nhà yên ổn, dù hình ống, mặt tiền 3 mét, chiều sâu 10m, là quá lý tưởng cho một tổ ấm của 4-5 con người sống trong đó.
Những ngôi nhà ông na ná nhau mọc lên khắp nơi
Kiến trúc đã thế thì giao thông cũng chả hơn gì. Dân tộc thông minh không thể là một dân tộc mà mạnh ai nấy chạy trên đường, vô kỷ luật, thấy đèn đỏ vẫn vượt, bóp còi vô tội vạ. Tắc đường lập tức leo lên vỉa hè, lấn cả sang làn trái, đi ngược chiều.
Dân tộc đầy trí tuệ không tràn lan cảnh xả rác ra đường, nhổ bậy, đái bậy, chửi thề, nói tục. Đến lễ hội không bẻ hoa, chà đạp lên cái đẹp. Họ phải là quốc gia giầu truyền thống văn hóa, biết tôn trọng những giá trị văn hóa, tinh thần đến mức như tín ngưỡng.
Nếu dân tộc Việt thông minh thì tại sao sau 35 năm vẫn còn đâu đó những chia rẽ vì cuộc chiến tranh, vết thương vẫn chưa lành hẳn, cho dù vài thế hệ đã được sinh ra và lớn lên.
Người Mỹ và người Nhật với chiến tranh đẫm máu, nhưng ngay sau chiến tranh đã biết bỏ qua quá khứ đau thương, biến kẻ thù thành đồng minh, hợp tác cùng phát triển. Người Đức và châu Âu cũng thế. Xóa bỏ hận thù để hướng tới tương lai là cách nghĩ của những người giầu trí tuệ.
Quốc gia thông minh đương nhiên lãnh đạo không thể kém. Nếu cách lựa chọn lãnh đạo được làm một cách thông minh thì sẽ tìm ra người thông minh biết dẫn dắt quốc gia.
Xây nhà nhỏ hình ống, chen chúc nhau vì người Việt không thích đi xa, ít mở mang với thế giới bên ngoài. Nếu đi xa cũng chỉ "vừa phải" trong khu vực, ít có tầm chiến lược và tầm nhìn xa.
Trong lịch sử Việt Nam, có ông Nguyễn Hoàng vì sợ anh rể Trịnh Kiểm giết, được Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân"; nghĩa là "Dải Hoành Sơn có thể dung thân lâu dài". Nguyễn Hoàng nghe theo và lập được nghiệp lớn, truyền cho con cháu từ đất Thuận Hoá, bắt đầu miền Nam của nước ta từ đó. Bản thân Nguyễn Hoàng không nghĩ ra chuyện khai phá.
Đường tơ lụa mở mang ra thế giới bên ngoài đã giúp cho Trung Hoa có nền văn minh rực rỡ. Những cuộc thập tự chinh của La Mã, Ai Cập, Ba Tư đã làm nên những nền văn minh vì họ biết vượt ra khỏi lũy tre làng.
Cách đây 500-600 năm, người Hà Lan, người Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha đã giương buồm đi khắp thế giới để thám hiểm những miền đất lạ, không sợ hiểm nguy. Mới hiểu tại sao lại có những đảo xa tít tắp ở giữa Thái Bình Dương lại thuộc một quốc gia ở châu Âu. Và tại sao người Âu lại đi trước người Á như hiện nay.
Dân tộc ta có trở thành thông minh?
Câu trả lời là có vì từng có nhiều nhân tài xuất hiện. GS Ngô Bảo Châu vừa nhận giải Fields là một ví dụ rất sống động.
Trong lịch sử Việt Nam, Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những người thông minh nhất. Ông có khả năng tiên đoán được biến cố xảy ra 500 năm sau, được người Trung Hoa tặng "An Nam lý số hữu Trình Tuyền" và là "nhà tiên tri" số một của Việt Nam.
Ông đã cho ra đời hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là "Sấm Trạng Trình". Tương truyền, ông là người đã đưa ra lời khuyên giúp các nhà Nguyễn, Mạc, Trịnh, Lê tồn tại vài thế kỷ.
Ngoài chuyện khuyên Nguyễn Hoàng như đã nói ở trên, nhà Mạc sắp mất cũng sai người đến hỏi ông, ông khuyên vua tôi nhà Mạc "Cao Bằng tuy thiển, khả diên số thể" (tức Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng có thể giữ được). Nhà Mạc theo lời ông và giữ được đất Cao Bằng gần 80 năm nữa.
Họ Trịnh mượn tiếng thờ nhà Lê nhưng nắm thực quyền điều hành chính sự, còn nhà Lê nhờ họ Trịnh lo đỡ cho mọi chuyện chính sự, hai bên nương tựa lẫn nhau tồn tại tới hơn 200 năm. Vì Trạng Trình đã nói : "Lê tồn Trịnh tại".
Đó là sự tiên tri vượt qua không gian và thời gian mấy trăm năm.
Kể ra danh sách rất dài, nhưng đất nước ta vẫn...nghèo. Thông minh mà để nghèo thì chưa phải thông minh.
Người ta cho rằng, người miền Bắc (Việt Nam) uyên thâm, giỏi sách vở nhưng không thích thử thách. "Anh Bắc Kỳ" đủ tiền mua 3 tivi. Trước khi mua hỏi bạn bè chán chê, xem giá cả, soi catalog, mới quyết mua một chiếc. Sự uyên thâm rất cần cho hàng ngũ nghiên cứu, giảng dạy và lãnh đạo. Nhưng cẩn thận quá mức cần thiết đôi khi trở thành bất cập.
Người miền Trung chịu thương chịu khó vì miền đất khô cằn. Các cuộc cách mạng thường nổ ra ở đây vì ý chí vươn lên, muốn thay đổi số phận. Nhưng nghèo quá, chí không thể vượt đi xa. Đưa con thuyền ra biển lớn cần có cả tri thức, mạo hiểm. Duy ý chí thường làm hỏng mọi chuyện.
Dân tộc thông minh không thể là một dân tộc mà mạnh ai nấy chạy trên đường, vô kỷ luật.
Người miền Nam sống trong thiên nhiên ưu đãi, thích mạo hiểm, ưa gì là làm luôn. Ra cửa hàng thấy có tivi đời mới, nếu thích, bê luôn một chiếc, dù trong nhà đã có tới 3 cái. Người mạo hiểm rất cần cho phát triển kinh tế, nhưng mạo hiểm và ăn chơi như công tử Bạc Liêu cũng đáng sợ. Và hệ lụy là cũng khó phát triển, khó mà giầu một cách "bền vững".
Một người Việt khó mà có tất cả những tố chất trên: Uyên thâm, cần cù, có ý chí vươn lên, ưa mạo hiểm. Ba "Nam" của ba miền ngồi lại với nhau đã làm cho độ thông minh của quốc gia này giảm đi...rất nhiều (?)
Không phải bỗng nhiên người xưa đã đúc kết "tam nam bất đồng hành" rồi "tam nam bất phú".
Theo bạn, chúng ta làm thế nào để Việt Nam "sánh vai với các cường quốc năm châu"?