Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Ngổ cho rằng tốt nhứt các ngài đừng oánh nhau. Chiến tranh thời nay sẽ không có người thua kẻ thắng nữa đâu ợ!

“Nhật thừa sức đánh bại Trung Quốc mà không cần Mỹ nhúng tay”

MINH THU (lược dịch)

Infonet - Chuyên gia quân sự Nhật Bản, ông Kazuhiko Inoue cho rằng Lực lượng phòng vệ quốc gia vẫn có khả năng đánh bại quân đội Trung Quốc ngay cả khi Tokyo không nhận được sự hỗ trợ từ Mỹ.
Tờ Want China Times cho hay tuyên bố của ông Inoue được đăng tải trên tạp chí Sapio tại Tokyo. 
Theo chuyên gia Inoue, không nên xem thường khả năng chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản nếu xảy ra một cuộc xâm lược từ quân đội Trung Quốc. 

Ngoài ra, ông Inoue còn đặt câu hỏi về mức độ hoạt động hiệu quả của các tàu chiến Trung Quốc vốn được sản xuất từ công nghệ mua của Nga, Ukraine, Israel liệu có tốt như của Nhật Bản. Điển hình như Liêu Ninh, chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, còn không được trang bị hệ thống máy phóng chiến đấu cơ trên boong tàu, ông Inoue chia sẻ.
Cũng theo ông Inoue, nếu như không may nổ ra một cuộc chiến liên quan tới quần đảo tranh chấp chủ quyền Senkaku trên biển Hoa Đông, do không có khả năng chống ngầm hiệu quả, đa phần lực lượng tàu chiến mặt nước của Hải quân Trung Quốc sẽ thảm bại dưới sức mạnh tấn công từ hạm đội tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện - diesel lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. 
Ngay cả khi so sánh với các tàu khu trục lớp Atago của Nhật Bản, tính hiệu quả của hệ thống phòng không trang bị trên các tàu khu trục của Trung Quốc, còn kém xa.  
Chuyên gia Inoue nhấn mạnh so với Hải quân Trung Quốc, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản hiện đang nắm trong tay 2 ưu thế lớn. 
Thứ nhất, Tokyo có thể nhận được sự trợ giúp chiến đấu từ nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ đang hoạt động trong khu vực. 
Thứ hai, với việc sở hữu chiếc tàu khu trục chở trực thăng lớp Izumo, Nhật Bản hoàn toàn tự tin về năng lực điều khiển một chiếc tàu sân bay. Bởi ngay sau khi các chiến đấu cơ F-35 của Nhật Bản sở hữu khả năng cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng, tàu Izumo có thể được chuyển giao thành một chiếc tàu sân bay thực thụ chỉ trong khoảng thời gian ngắn.     
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Want China Times, trang web tin tức bằng tiếng Anh của Tập đoàn truyền thông China Times (Đài Loan). Want China Times được thành lập vào năm 2010, chuyên cung cấp các thông tin về cộng đồng quốc tế đặc biệt về Trung Quốc và Đài Loan. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dongngan Doduc fB:


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Gieo hại chứ gieo hạt nỗi gì?


LỜI THẦN NÔNG
Mấy lão nông này dở người không
Đất làm chưa sạch đã chơi ngông
Ti toe đem hạt ra gieo nhỉ
Làm ăn kiểu ấy đói mọt tông?
Mấy lão nông này có biết không
Cày – bừa – gieo cấy phải thuộc lòng
Cớ sao vung hạt lên đầu cỏ
Hay là tạo dáng chụp oai phong?
Mấy lão nông này có lú không
Mà nay gieo cấy ngô lẫn lúa
Gieo rồi dẫm nát cũng bằng không
Mấy lão nông này thích chơi ngông?
………………………………………………
Gương cho con cháu còn.. lem luốc
Soi vào chúng có tự hào không???


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cả tin và mê muội hơn là TÍN NGƯỠNG!

​Bi kịch tín ngưỡng của người Việt

TT - Trong tín ngưỡng mà trục lợi thì không còn là tín ngưỡng. Nhưng đó là thực trạng của nhiều lễ hội năm nay.
                        
Người dân giẫm đạp lên nhau để mua ấn đền Trần năm 2013 - Ảnh: Nguyễn Khánh 
Năm nào cũng vậy, vào mùa lễ hội dịp đầu xuân là nảy sinh biết bao hiện tượng tiêu cực, từ bạo lực đến nhét tiền lẻ vào tay tượng Phật, đánh nhau hỗn loạn để tranh cướp ấn cướp lộc... Một trong những nguyên nhân của thực trạng nhiễu loạn ấy là do lễ hội hiện nay đang nhuốm màu trục lợi.
Có năm, lãnh đạo TP Nam Định cho biết riêng lễ hội đền Trần đã thu được 14 tỉ đồng. Sau đó, số tiền ấy được sử dụng như thế nào tôi không biết, nhưng nó biến lễ hội đó thành một lễ hội trục lợi
Không dễ từ bỏ mối lợi hàng chục tỉ đồng
Tính vụ lợi trong lễ hội hiện nay đến từ cả hai phía là người tổ chức và người tham dự lễ hội. Hiện tượng này phổ biến trên khắp đất nước. Vào mùa lễ hội hay thậm chí là quanh năm, các đền, phủ luôn cố gắng phải “thu hoạch” được càng nhiều càng tốt.
Các két sắt công đức (bây giờ không còn là hòm công đức nữa mà hầu như đã được thay bằng két sắt công đức) được dựng khắp nơi. Các cơ sở tổ chức lễ hội tìm đủ mọi cách để móc túi người dân, trong khi họ lại không tổ chức được cách tiếp nhận tiền công đức của người dân một cách trân trọng.
Cả người tổ chức và người đến dự lễ hội đều coi thường, rẻ rúng, sẵn sàng chà đạp lên những đồng tiền lẻ.
Tôi đã có lần làm việc với đền Sòng và được biết một năm sau khi thanh toán tất cả các khoản chi phí, nhà đền còn nộp cho ngân sách của huyện Bỉm Sơn (Thanh Hóa) 12 tỉ đồng. Nhưng nếu so sánh thì đền Sòng vẫn chưa bằng hội Phủ Dầy và đền Trần Nam Định.
Trở lại câu chuyện tranh cướp hỗn loạn để mua ấn ở đền Trần đã được nói rất nhiều trong những năm qua, bản thân tôi là một người Nam Định rất xấu hổ về chuyện đó và luôn hi vọng người dân cùng cơ quan quản lý nhà nước sẽ khắc phục được.
Xưa kia, đây là lễ hội tôn vinh, tái hiện một thời kỳ rất huy hoàng trong lịch sử dân tộc chúng ta là thời đại nhà Trần, nhưng bây giờ chúng ta đã biến thành một lễ hội mà ai cũng biết là để “mua - bán ấn”. Lễ hội nhuốm màu của trục lợi từ hành vi cơ bản đó.
Trong đó cả người tổ chức, quản lý và người tham dự lễ hội đều quá chú trọng đến việc bán và xin ấn. Người dân trong vùng cũng vụ lợi từ số tiền thu được bằng những dịch vụ ăn theo.
Nếu được hỏi sẽ không ai bảo đó là “mua - bán ấn”, nhưng thực tế chắc chắn không có ai lấy được một tờ ấn mà không phải trả một số tiền nhất định.
Có năm, lãnh đạo TP Nam Định cho biết riêng lễ hội đền Trần đã thu được 14 tỉ đồng. Sau đó, số tiền ấy được sử dụng như thế nào tôi không biết, nhưng nó biến lễ hội đó thành một lễ hội trục lợi. Và đương nhiên không ai dễ từ bỏ một mối lợi hàng chục tỉ đồng như vậy.
“Đút lót” cả thần linh
Đời sống tâm linh là sự phản ánh đời sống xã hội. Xã hội ra sao thì đời sống tín ngưỡng cũng như vậy. Ở ngoài xã hội thì người dân có thói quen đưa tiền hối lộ tận tay những người giúp đỡ họ.
Nên khi đến đền, chùa họ mang theo quan niệm ấy và phải nhét tiền tận tay thần linh chứ không bỏ tiền vào hòm công đức, có lẽ vì bây giờ họ không tin số tiền họ bỏ vào hòm công đức sẽ đến được với thần linh.
Nếu nói theo ngôn ngữ trần tục thì đó là “đút lót” thần linh, cũng như ngoài xã hội họ “đút lót” cho cán bộ, công chức.
Hành động này không chỉ vô văn hóa, phản tín ngưỡng mà còn rất phản cảm về tư cách công dân không lành mạnh. Đồng tiền của đất nước mình dù mệnh giá nhỏ nhưng cũng rất thiêng liêng. Vậy mà cả người đi lễ hội và người tổ chức lễ hội đều không e ngại chà đạp lên những đồng tiền của quốc gia.
Khi không gian lễ hội không còn tính thiêng nữa thì tính bạo lực trong lễ hội gia tăng là điều tất yếu. Điển hình là việc các thanh niên cầm gậy đánh nhau tại hội Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội). Bây giờ, người VN “lao vào đời sống tín ngưỡng” như con thiêu thân.
Nhưng bi kịch là họ không biết đến chỗ nào để xin cái gì, thậm chí không tìm hiểu xem nơi đó thờ ai, có ý nghĩa, lịch sử như thế nào. Trong đời sống tín ngưỡng, ngoài tâm thế thanh sạch còn phải có kiến thức.
Tình trạng lễ hội hỗn loạn hiện nay còn có nguyên nhân do lịch sử để lại, đó là có một thời kỳ dài chúng ta không thừa nhận tín ngưỡng, đã xóa sạch mọi lề lối trong đời sống tín ngưỡng xưa kia mà ông cha để lại.
Sự đứt gãy trong lịch sử tín ngưỡng người Việt đã để lại hậu quả đến tận bây giờ là người VN rất thiếu kiến thức về tín ngưỡng, nên mới gây ra sự hỗn loạn và xung đột trong lễ hội. Không chỉ người dân mà ngay cả một số quan chức văn hóa hiện nay cũng không có kiến thức về tín ngưỡng.
Để giải quyết bài toán khó này, Bộ VH-TT&DL phải có một chiến lược lâu dài, có thể 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn để tuyên truyền, giáo dục, đưa lại cho người dân những hiểu biết về tín ngưỡng. Khi người dân có kiến thức về tín ngưỡng thì họ sẽ tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lề lối.
Đồng thời, chính quyền cần phải trả lễ hội về cho người dân tự tổ chức, quản lý. Đây là nguyên tắc về văn hóa đã được UNESCO thừa nhận, vì người dân chính là chủ thể văn hóa.
Nhưng do người dân bao nhiêu năm đã đánh mất những kiến thức tín ngưỡng họ đã có, nên các nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa phải có trách nhiệm hướng dẫn, cung cấp kiến thức tín ngưỡng cho họ.
TP.HCM giảm tần suất tổ chức lễ hội
Đó là chỉ đạo mới đây của UBND TP.HCM đối với các sở ngành, UBND quận huyện và các tổ chức đoàn thể nhằm đảm bảo việc tổ chức lễ hội, ngày hội tiết kiệm, hiệu quả, tránh phô trương lãng phí, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc. Theo đó, sẽ giảm tần suất tổ chức lễ hội, ngày hội, nhất là những lễ hội có quy mô lớn.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nói trên sẽ chịu trách nhiệm báo cáo về kế hoạch, chương trình, nội dung, quy mô, tần suất, thời gian tổ chức lễ hội, ngày hội. Hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách tổ chức lễ hội, ngày hội.
Về quản lý, sử dụng, lưu thông tiền tệ, đặc biệt tại các di tích, công trình tín ngưỡng, tôn giáo, nơi tổ chức lễ hội: quản lý việc đặt tiền lễ, tiền giọt dầu bảo đảm văn minh, tiết kiệm, hợp lý.
Nghiêm cấm hoạt động đổi tiền lẻ hưởng phí chênh lệch, đặc biệt là trong khuôn viên di tích và lễ hội. Việc tu bổ, tôn tạo di tích; cung tiến, tiếp nhận đồ cung tiến vào di tích, công trình tín ngưỡng, tôn giáo phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
MAI HOA
















































































































































Phần nhận xét hiển thị trên trang

cHƯA LÀM ĐƯỢC GÌ THÌ..LÀM THƠ!


KHÔNG

Rừng xưa lặng tiếng chim kêu
Lâu lâu chích chích
chim sâu dưới cành
Suối không muốn chảy
một mình
Gió khô
khô cả chút tình
mới hoa

Ngẩn ngừ ta đợi
mình ta
Run run tay nắng
mây xa cuối nguồn
Ai cùng ta
đốt nỗi buồn
Gửi mây cho gió
gửi hồn cho mơ..

Dở dang như dại
như khờ
Cuốc vào mặt đất
ươm thơ lỡ mùa..
Người ta hát!
người ta hò!
Sao ta vương mãi con đò

bến Không?
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cuộc truy tìm nguồn gốc người Việt lần thứ ba.


Hồ Trung Tú

Mặc sự công nhận chính thức về cội nguồn người Việt của giới khoa học chính thống, cuộc truy tìm nguồn gốc người Việt của các nhà nghiên cứu nghiệp dư vẫn lặng lẽ và đang ngày càng tỏ ra quyết liệt với những quan điểm mới, nhiều khi cực đoan, nhưng không phải không có lý, và tất cả hé lộ cho thấy quả thật còn rất nhiều chuyện phải làm trong định nghĩa thế nào là nguồn gốc người Việt.

Truy tìm nguồn gốc người Việt ngỡ như đã xong bỗng gần đây được xới lên, nhất là trên không gian mạng, nơi có điều kiện bày tỏ quan điểm một cách khá bình đẳng, không phân biệt là chuyên gia hay người bình thường, giáo sư, tiến sĩ sử học hoặc là sinh viên học sinh yêu môn sử. Theo dõi những cuộc trao đổi này chúng tôi chợt nhận ra vẫn còn những câu hỏi vô cùng lớn về nguồn gốc người Việt chưa được giải đáp.



Tóm tắt vấn đề như sau (Xin chỉ nêu tên tác giả mà không dẫn nguồn vì sẽ rất dài, ai quan tâm có thể dễ dàng truy tìm qua vài từ khóa tìm kiếm trên mạng):

- Quan điểm chính thống của giới sử học hiện này thì người Việt là người bản địa, chủ nhân của nền văn hoá Đông Sơn và phát triển xuyên suốt từ đó đến nay trên địa bàn nước Việt Nam nay, đã nhận nhiều tác động từ bên ngoài, đã có nhiều biến đổi, đã tập hợp thêm nhiều nhóm dân tộc khác vào cộng đồng nói tiếng Việt, và đã trở thành một khối thống nhất không thể tách rời, với một lịch sử đã được nghiên cứu hầu như đã đầy đủ và rõ nét.

Tuy vậy, sự mạnh mẽ và quan phương của quan điểm này vẫn không ngăn nhiều người nêu ra những câu hỏi nghi hoặc về cội nguồn nếu không thể kết nối được nó với dân tộc anh em nào khác nữa, xa hơn về trước. Tại sao các dân tộc, Thái, Mường, Tày, Nùng, Hơ Mông, Mèo, Dao.... đều tìm thấy người anh em của họ ở ngoài biên giới của bất kể nước nào trong khu vực, cớ sao người Việt lại không tìm thấy anh em nào của mình ở trên các nước khác ? Liệu đó có phải là hệ quả của một sự hình thành cộng đồng Việt rất muộn, tức Việt mới, do tổng hợp từ nhiều nguồn dân tộc khác nhau, và điều này xảy ra trong giai đoạn ngàn năm Bắc thuộc hoặc thậm chí muộn hơn nữa, thế kỷ 13, 14 ? (Các nhóm người Việt, gọi là người Kinh, ở Quảng Đông Quảng Tây Trung Quốc nay đều là những di dân Việt vào các thế kỷ gần đây).

- Từ giữa thế kỷ 20 về trước, dựa trên các tư liệu huyền sử như Lạc Long Quân - Âu Cơ, Triệu Đà, An Dương Vương và nhất là 18 đời vua Hùng, nhiều tác giả cho rằng người Việt có nguồn gốc từ phương Bắc, gốc từ các tộc người Hán di cư về châu thổ sông Hồng và tạo nên tộc người Việt như ta thấy trong sử liệu chính thức. Đại diện cho quan điểm này là nhà nghiên cứu Linh mục Nguyễn Phương, GS Đào Duy Anh...

- Gần với quan niệm này thì cho rằng người Việt nay là cùng trong nhóm cộng đồng Bách Việt vốn phát triển khá rực rỡ ở phíaNam sông Dương Tử Trung Quốc. Người Hán khi tiến vào Hoa Hạ đã tiếp thu rồi nâng cao rất nhiều từ nền văn minh này. Trong thời nhà Đường nhiều nhóm người Việt (thuocj Bách Việt) đã hoàn toàn nhập vào với văn hoá Hán và trở thành một phần của nước Trung Hoa 1,4 tỉ dân hiện nay. Riêng nhóm Việt ở Phú Thọ - Mê Linh tuy cũng bị 1.000 năm cai trị của các triều đại Trung Hoa nhưng vì một lý do nào đó vẫn giữ được ý thức dân tộc và đến Ngô Quyền thì giành được độc lập, giữ được nền độc lập đó cho đến tận nay. Và có thể nói cộng đồng Việt thuộc An Nam là đại diện xuất sắc và điển hình nhất của cộng đồng Bách Việt này. Đại diện cho quan điểm này là Lê Mạnh Thát, Hà Văn Thùy, Nguyễn Đức Tố Lưu...

- Tác giả Phan Duy Kha và các bạn hữu thì nêu ra cội nguồn người Việt nào đó ở về phía nam, vùng núi khu bốn cũ, từ Vinh đến Hà Tĩnh, đã tiến ra vùng Việt trì Phú Thọ để tạo nên văn hóa Đông Sơn rồi sau đó trở lại nâng cao và sát nhập vùng khu bốn vào Việt (hậu).

- Bình Nguyên Lộc một mình vạch ra một hướng tiếp cận khác, ông đưa ra nhiều bằng chứng và quan trọng nhất là với vốn từ vựng đang có thì người Việt phải có nguồn gốc từ Mã Lai Đa Đảo, tức cộng đồng các tộc người hiện đang sống ở các nước như  Malaisia, Indonesia, Philippines, Nam Thái Lan, và dĩ nhiên, Việt Nam.  Chỉ vì tiếp thu một phần ngôn ngữ văn hoá của người Hán trong ngàn năm Bắc thuộc mà người Việt đã trở thành xa cách với cội nguồn Mã Lai của mình. Quan điểm của Bình Nguyên Lộc mặc dù đã được giới nghiên cứu chỉ ra nhiều thiếu sót thế nhưng vẫn chưa có câu trả lời đầy đủ về lý do vốn từ vựng to lớn có nguồn gốc Mã Lai trong vốn từ của người Việt (Việc cùng nguồn gốc ngữ hệ Nam Á không trả lời được hết các ví dụ BNL nêu ra).

Ý kiến bán đầu của GS Liam Kelley trên trang Facebook của ông

- Gần đây, GS Liam Kelley đại học Hawaii, Hoa Kỳ, đã xới lại vấn đề nghi ngờ cội nguồn phương Bắc, và cả cội nguồn bản địa (với những vua Hùng, An Dương Vương, thậm chí cả Bà Trưng) của người Việt, cũng không thiên về cội nguồn Mã Lai như Bình Nguyên Lộc. Người Việt là ai thì Liam Kelley chưa nêu câu trả lời, nhưng ông đang chứng minh ngày càng rõ nét, rằng những thứ mà ta tự hào và tin rằng nó vốn của người Việt từ lâu nay thì thật ra đều là của người Thái, như các truyền thuyết về vua Hùng, trống đồng, bà Trưng, rất nhiều chuyện cổ như Sơn Tinh Thủy Tinh, Kinh Dương Vương, trầu cau... Vài ví dụ: Người Thái ở phía Nam Trung Quốc vẫn đang dùng trống đồng và cái khèn nhạc cụ, thứ có trên trống đồng, trong khi người Việt thì hoàn toàn không còn biết đến hai loại nhạc cụ này từ rất lâu rồi. Người Việt là người Thái quên gốc gác hay thực sự là một dân cư khác đến chiếm lĩnh vùng đất này? Hay sự hình thành do tổng hòa văn hoá và ngôn ngữ của các cư dân cùng chung sống ở châu thổ sông Hồng ?

Vậy thì người Việt từ đâu mà có ? Câu trả lời chưa rõ nét, nhưng rõ ràng vấn đề đang được đặt lại một lý thú và khoa học hơn. Nếu sự hình dung nguồn gốc của người Việt thời Pháp thuộc là cuộc truy tìm nguồn gốc người Việt lần thứ nhất và vẫn được kế thừa, phát triển đến hiện nay; thì cuộc truy tìm lần thứ hai của những nhà nghiên cứu sử học nghiệp dư như Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Phương, Cng Đình Thanh, Hà Văn Thùy đã cho thấy vấn đề cần phải được nhìn rộng hơn ở ngoài biên giới nước Việt nay, thậm chí phương pháp nhân chủng, đo sọ, di truyền cũng đã được sử dụng để tìm nguồn gốc người Việt. Và đến nay, cuộc đặt lại vấn đề nguồn gốc người Việt lần thứ 3 đã hình như được bắt đầu, thuận lợi của lần này là sự công bố và các ý kiến phản biện đều được thể hiện rất nhanh chóng, như tất cả đều đang ở trong một nhà, và mọi ý kiến đều có thể trao đổi và được tranh luận ngay khi nó được phát biểu. Đặc điểm của lần này chính là sự tham gia của các quan điểm nhân học hiện đại, nhắm đến mục tiêu sự dịch chuyển của các tộc người chứ không hề còn là cuộc tiềm kiếm một cội gốc đơn tuyến nào. Việc tìm kiếm một cội gốc đơn tuyến thuần nhất, xuyên suốt từ cổ đại đến nay như Tạ Đức trong cuốn “Nguồn gốc người Việt - người Mường” vừa xuất bản năm 2014 ngay lập tức đã tỏ ra không thuyết phục mặc dù công trình là khá dày dặn.


Chúng ta hãy chờ xem, đây là cuộc thảo luận khoa học rõ ràng là lý thú và khá hấp dẫn. Nhiều tranh luận gay gắt đã được thể hiện. Tác giả bài viết này cũng bạn hữu hiện cũng đang ấp ủ những hướng tìm kiếm mới, hy cuộc tìm kiếm này sẽ mở vấn đề ra đa diện nhiều chiều với những phương pháp tiếp cận mới thỏa mãn được mọi nỗi băn khoăn về cội nguồn nhưng lại không đẩy chúng ta rơi vào những suy nghĩ cực đoan về một thứ chủ nghĩa dân tộc thượng đẳng, thông minh rất cực đoan, nhưng cũng đã chớm hình thành đâu đó trong suy nghĩ nhiều người.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mấy điều vân vi khi nhớ lại một lời ai điếu vay mượn


Vương Trí Nhàn
Theo Blog Vương Trí Nhàn
Hồi tướng Giáp qua đời, giáo sư Vũ Khiêu có mấy câu khóc thảm thiết bằng văn chương, khiến nhiều người cảm động, trong đó có đoạn:
“Sinh ra tôi là cha mẹ, hiểu biết tôi lại là anh. Tấm lòng tri ngộ ấy tôi biết lấy gì báo đáp? Mấy hôm nay tôi ngồi khóc viết mấy lời trên, từ đỉnh trời cao anh có thấu hiểu lòng tôi?”
Không hiểu sao lúc ấy tôi đọc đã ngờ ngợ, hình như cách nói này mình đã được nghe ở đâu đó.
Cho tới mấy hôm đi lục sách báo cũ ở Sài Gòn, thấy có cuốn Thành ngữ điển tích của Diên Hương, nhxb Tổng Hợp Đồng Tháp 1992, trong đó ở mục TRI KỶ có ghi lại mối tình bạn giữa hai nhân vật thời Đông Chu bên Tầu là Bão Thúc Nha và Quản Trọng.
Bão Thúc Nha là người từ nhỏ đã buôn chung với Quản Trọng sau lại là người giúp Quản Trọng rất nhiều trên đường công danh.
Tổng kết lại, Quản Trọng bảo “Cho nên ta biết rằng sinh ra ta là cha mẹ ta, còn biết ta là Bão Tử mà thôi”.
Lúc lên mạng, ở mục Quản Trọng và Bão Thúc Nha, thấy các bài đều có ghi lại mẩu chuyện trên và cái câu nói có cánh dẫn trên. Đây là một địa chỉ:
Nhìn sự việc dưới góc độ lịch sử văn hóa
Xin phép được bình luận thêm
1/ Đầu tiên tôi chỉ nghĩ cụ giáo sư gần trăm tuổi khinh bọn hậu sinh chúng mình quá. Lại nghĩ cụ khinh thường cả cái dư luận ở xứ mình, nên cũng không lấy gì làm buồn nữa.
Rồi nghĩ tiếp “Tài liệu trên mạng còn ghi Vũ Khiêu sinh 1916. Nay cụ đã già, dễ quên, dễ lẫn”. Có thể nêu một giả thiết như thế về lời ai điếu ở trên chăng?
Cũng đã tuổi ngoại bẩy mươi, tôi muốn chúng ta cùng có một cái nhìn thông cảm như vậy.
Còn như, nếu xét về lý, trong trường hợp này, phải quy trách nhiệm của cả giới làm văn làm báo nước ta. Lẽ nào trong việc công bố một ý tưởng như trên vừa dẫn các nhà biên tập ở đài ở báo đều vô can?
Rộng hơn trường hợp Vũ Khiêu, cần phải nghĩ chung về các bậc thầy văn hóa VN hôm nay. Cả họ nữa, họ cũng phải chịu trách nhiệm về những dốt nát và vay mượn của mỗi người chúng ta.
Từ xưa đã thế, nhiều người Trung quốc, ở cả đại lục lẫn hải ngoại, rất giỏi tiếng Việt và thường xuyên theo dõi sinh hoạt tinh thần ở VN. Anh Tạ Ngọc Liễn ở Viện Sử có lần nói với tôi là riêng ở Đại học Trịnh Châu tỉnh Hà Nam (một tỉnh có các thành phố kinh đô cổ Lạc Dương và Khai Phong), đã có khoảng 500 nhà nghiên cứu Trung quốc chuyên về Việt Nam học.
Đọc những lời ai điếu loại như của Vũ Khiêu, họ sẽ nghĩ về giới trí thức VN, và cả văn hóa VN xưa và nay ra sao? Liệu chúng ta có đủ sức bác bỏ những kết luận của họ không?
2/ Cũng theo hướng suy diễn rộng ra một chút, tôi nhớ tới hai trường hợp.
Một là câu thơ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa của Cao Bá Quát.
Và hai là bài ca dao Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy/
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Khi có người tố lên rằng thật ra đó là những câu thơ Trung Hoa cổ được vay mượn nguyên văn hoặc được dịch lại, thì nhiều người lý sự thế này:
— cỡ như Cao Bá Quát không thể có chuyện vay mượn được.
— nông thôn Việt Nam là thành lũy của tinh thần phi Hán hóa ở người Việt, không thể có chuyện ca dao về làm ruộng lại dịch từ Trung quốc được.
May quá có thêm trường hợp Vũ Khiêu. Đến trong thời đại kỹ thuật tra cứu phát triển như hiện nay mà còn có chuyện nhầm lẫn, thì nhìn vào người xưa, có thấy điều tương tự, cũng không phải lạ.
Anh Dương Trung Quốc có lần bảo tôi, thời phong kiến, có hai thứ hàng các vị quan chức( = các trí thức lớn của đất nước) đi sứ được mang về là sách và thuốc.
Nhưng nhớ có lần đọc Đại Việt sử ký toàn thư, thấy có chuyện có mấy cuốn sách sứ Tầu mang biếu, vua cho các quan mượn xem, có nhiều ông giữ lại luôn làm của riêng. Chắc về làm tài liệu để chọe nhau.
(Lúc này tôi không tra cứu kịp để ghi lại số trang Đại Việt sử ký toàn thư có chép chi tiết trên, xin hẹn dịp khác).
Trong văn học hiện đại, nhà văn Nguyễn Đình Thi của chúng tôi nổi tiếng là người thông thạo văn hóa thế giới, mỗi lần nghĩ tới ông tôi cứ thấy xấu hổ cho các thế hệ về sau.
Nhưng trong một lần hơi say say, nhà văn Kim Lân nói với tôi về ông Thi:
— Ừ thì người anh em ăn nói viết lách Tây cũng phải chịu thật. Nhưng tôi ngờ là có khối thứ bố ấy đọc, bố ấy khoắng luôn, rồi đưa vào thơ vào truyện. Bố ai biết được ma ăn cỗ.
Tôi không rõ đầu đuôi thế nào, chỉ nhân câu chuyện về Vũ Khiêu nên chép lại ở đây.

Phần nhận xét hiển thị trên trang