Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

SẼ CÒN BAO NHIÊU PHẬN NGƯỜI CHẾT ĐỂ THỨC TỈNH LƯƠNG TRI NỀN TƯ PHÁP?

Việt Nam: Dư luận chấn động vụ một người kêu oan nhảy lầu sau khi tòa tuyên án

Ông Lương Hữu Phước trước sân tòaBản quyền hình ảnhFACEBOOK LS LÊ NGỌC LUÂN
Image captionÔng Lương Hữu Phước trước sân tòa
Ông Lương Hữu Phước (55 tuổi, trú tại Đồng Xoài) chết tại sân tòa ở Bình Phước sáng 29/5 sau khi nhận y án gây chấn động dư luận.
Theo báo Tuổi Trẻ, ông Phước chết tại sân tòa sau khi nhảy lầu tự tử, sau khi bị TAND tỉnh Bình Phước tuyên y án sơ thẩm 3 năm tù. Tòa án Bình Phước đã xác nhận việc ông Phước nhảy lầu.
Trước đó, ông Phước để lại lời nhắn trên Facebook cá nhân: "Nếu cái chết của tôi làm thức tỉnh nền tư pháp tỉnh Bình Phước thì cũng đáng lắm chứ".

Vụ việc xảy ra như thế nào?

Phiên tòa xét xử ông Phước bắt nguồn từ một sự việc xảy ra cách đây ba năm.
Tháng 1/2017, ông Lương Hữu Phước, sau khi uống rượu ở nhà bạn, đi về nhà. Trên đường về, ông Phước gặp ông Trần Hữu Quý. Ông Quý rủ ông Phước đi hát karaoke.
Ông Phước đồng ý và chở ông Quý về nhà ông Quý để lấy mũ bảo hiểm do ông này không mang theo.
Khi đi đến gần trước nhà ông Quý, ông Phước dừng xe lại bên lề phải theo chiều đi của mình để ông Quý vào nhà lấy mũ bảo hiểm nhưng ông Quý không xuống xe.
Do đó, ông Phước đã lái xe chở ông Quý đi sang đường. Khi sang tới bên kia đường thì xe ông Phước bị xe máy của anh Lâm Tươi chạy ngược chiều đâm vào. Cả ông Phước và ông Quý đều bị thương. Đến ngày 17/1/2017 ông Quý tử vong. Cả ông Phước và anh Tươi đều có nồng độ cồn trong máu.
Ngày 29/3/2018, TAND TP Đồng Xoài xét xử sơ thẩm vụ án và tuyên án ông Phước 3 năm tù về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Ông Phước kháng cáo kêu oan.
Ngày 9/10/2018, TAND tỉnh Bình Phước xét xử phúc thẩm lần một. Sau đó tuyên hủy bản án sơ thẩm lần một để điều tra, xét xử lại, đồng thời nêu ra 11 điểm thiếu sót trong việc điều tra thu thập chứng cứ, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng (lời khai của bị cáo và các nhân chứng có nhiều quan điểm còn mâu thuẫn; Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông không thể hiện vị trí công tắc đèn xinhan, không ghi rõ tình trạng ổ khóa điện khởi động xe ở vị trí mở hay tắt; Kết quả điều tra và bản án sơ thẩm xác định bị cáo chuyển hướng không bật đèn xinhan là chưa đủ căn cứ....).
Ngày 6/12/2019, TAND TP Đồng Xoài xét xử sơ thẩm lần hai, vẫn y án sơ thẩm. Ông Phước vẫn kêu oan, cho rằng cái chết của ông Quý không phải do ông gây ra, và đề nghị được tuyên vô tội.
Ngày 25/9/2020, tòa án Bình Phước đưa vụ việc ra xử phúc thẩm. Đến 29/5, tòa bác đơn kêu oan của ông Phước, tuyên y án sơ thẩm.
Sau đó đến chiều 29/5, ông Phước mang theo chai thuốc trừ sâu đến tòa uống và nhảy lầu.

TAND Bỉnh Phước nói gì?

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, sáng 30/5, tỉnh Bình Phước đã tổ chức họp báo.
Trong cuộc họp, TAND Bình Phước khẳng định: Việc giải quyết và xét xử vụ án, Hội đồng xét xử phúc thẩm hoàn toàn công tâm, vô tư, khách quan và dựa trên nguyên tắc tôn trọng chứng cứ để ra phán quyết.

Mạng xã hội nói gì?

Vụ việc ông Phước tự tử tại tòa sau khi kêu oan đã gây rúng động dư luận Việt Nam. Trên các trang mạng xã hội sáng 30/5 tràn ngập hình ảnh, thông tin và các bình luận về vụ việc.
Luật sư Lê Ngọc Luân: "Sẽ còn bao nhiêu phận người chết để thức tỉnh lương tri nền tư pháp?"
"Là người làm nghề luật sư, đã trải qua và chứng kiến nhiều số phận oan nghiệt, cay đắng nhưng thú thật, hình ảnh ông Phước nằm co ro, chết không nhắm mắt ở sân toà khiến tôi ám ảnh và đau đớn."
"Ở toà án, đó là nơi mà bao con người chờ đợi, hi vọng một phán quyết công minh, tình người. Thế nhưng, ở nơi ấy, họ chọn cách lấy dao rạch bụng (Cần Thơ), uống thuốc độc chết (Ninh Thuận), nhảy từ lầu 2 (Bình Phước)... nhằm chứng minh cho sự oan ức và trong sạch của mình."
"Những người làm nghề luật sư như chúng tôi đây, nắm luật nhưng còn bị hành cho ra bả, nhiều lúc phải nhịn nhục chỉ vì giúp Thân chủ. Nếu là án dân sự, cương quá, ít 3 năm, 5 năm, dài thì 15, 18 năm... có khi chết xong đời con cháu vẫn chưa xong."
"Án hình sự, các luật sư bào chữa khản cả cổ, tiếng kêu oan như ai oán cả trời đất nhưng đến phần nghị án, họ lui vào ngồi lâu lâu chút cho có cái gọi là "nghị án" sau đó đọc ra bản án đã viết sẵn một cách vô cảm đến đáng sợ."
"Vậy dân đen chỉ còn cách rạch bụng, uống thuốc độc và nhảy lầu. Thức tỉnh được nền tư pháp không?"
"Còn lâu..."
"Chỉ khi nào Thẩm phán được độc lập thật sự và họ có quyền phán xét bằng sự chính trực và lương tâm không bị can thiệp thô bạo thì mới có nhen nhóm hi vọng."
"Viết ra điều này, tôi tin những NGƯỜI THẨM PHÁN đúng nghĩa, thương dân sẽ đồng cảm và đau đớn khi chứng kiến hình ảnh đau thương của đồng loại. Chắc chắn họ sẽ không ngủ được và ám ảnh như chúng ta. Nhưng không biết được bao nhiêu người đang suy nghĩ?"
"Bài viết là nhén hương thơm mà tôi muốn gửi đến ông Lương Hữu Phước - người đàn ông bất hạnh và khổ đau ở cõi trần gian."
Luật sư Phùng Thanh Sơn: "Bệnh thành tích và chế độ báo cáo án của ngành tòa án đang giết chết công lý."
Luật sư Đặng Đình Mạnh: "Đau xót, nhưng tiếc nuối cho ông Lương Hữu Phước khi nghĩ rằng cái chết của mình sẽ đủ "làm thức tỉnh nền tư pháp".
Facebooker Đào Tuấn: "Sự tuyệt vọng ko có khuôn mặt nào hết."
"Từng có một cô con gái. Và cô bé ấy bị hiếp, bị giết. Người cha đau và sốc đến mức phải rời bỏ xứ mà đi. Tới Bình Phước, cùng người thân mua được vài mẫu đất nhưng rồi cũng lại bị thu hồi, trở thành tay trắng. Có vợ, nhưng rồi cũng ly thân. Rồi 3 năm trước, chở giúp 1 người bạn về nhà; đụng xe; bạn chết; nhận án 3 năm tù; và cũng suốt 3 năm qua ròng rã kêu oan. Ngay cả tết nhất cũng không dám đến nhà ai vì sợ tiếng tù tội mang lại xui xẻo cho bạn bè người thân. Đó là tình cảnh của bị cáo Lương Hữu Phước, người vừa nhảy lầu tại toà Bình Phước chiều qua."
"Có câu "cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác sẽ mở ra". Nhưng nhìn cuộc đời ông Phước, chỉ thấy toàn chuyện buồn. Hữu Phước đấy mà có phước đâu... Và cũng như trong vụ Hồ Duy Hải, vụ này có tới 11 điểm sai sót trong tố tụng. Sai đến mức án sở thẩm từng bị tuyên huỷ để điều tra lại. Nhưng rồi vẫn án tù 3 năm. Trong status cuối cùng, người đàn ông bất hạnh mong cái chết của mình sẽ thức tỉnh nền tư pháp Bình Phước."
"Nhưng, vừa xong, Bình Phước họp báo khẳng định: Việc giải quyết và xét xử vụ án hoàn toàn công tâm, vô tư, khách quan và dựa trên nguyên tắc tôn trọng chứng cứ để ra phán quyết."
"Không đọc hồ sơ vụ án, không dám nói oan hay không, chỉ thấy ở trong đó sự tuyệt vọng và cùng quẫn."
"Khi phải quyên sinh, không tiếc ngay cả mạng sống thì có nghĩa là người ta chẳng còn tin gì, chẳng còn gì mà mấu víu vào cuộc đời này nữa rồi."

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc thê thảm: Nội tình bết bát, thế giới tẩy chay


Có thể nói, chưa khi nào Trung Quốc lại tỏ ra hung hăng như trong thời buổi dịch bệnh này. Cùng với virus, khẩu trang, dụng cụ xét nghiệm, máy trợ thở… ĐCSTQ tung hoành ngang dọc thế giới, từ cố “xỏ" vai một nhà “ngoại giao khẩu trang", đã dần lộ nguyên hình là nhà “ngoại giao chó sói".
Nhưng càng hung hăng bao nhiêu, Trung Quốc càng tỏ ra yếu thế bấy nhiêu trước uy lực của Hoa Kỳ cùng liên minh các cường quốc thế giới. Với nội tình đầy rối ren, xem chừng Giấc mộng Trung Hoa của Tập Cận Bình đang ở nơi xa lắm...
Đối với ĐCSTQ, thảm hoạ chưa bao giờ là điều tồi tệ, nói chính xác hơn, thể chế tàn bạo này luôn lợi dụng cơ hội trong các thảm họa. Liệu Tập Cận Bình sẽ “phiêu lưu" xa đến đâu khi vào lúc Bắc Kinh phô trương sức mạnh ngoài Biển Đông, hăm doạ Đài Loan, tiếp tục đàn áp phong trào dân chủ tại Hồng Kong, thì nội tình lại có nhiều rối ren từ kinh tế, xã hội đến chính trị.
ĐCSTQ: Một quốc gia, hai kỳ họp, nhiều mối đe doạ…
Ngày 22/5/2020, với dáng vẻ đầy lo âu, ông Thủ tướng Lý Khắc Cường bước lên bục phát biểu trong kỳ họp Lưỡng hội thường niên của ĐCSTQ. Trong bài diễn văn ngắn chưa từng thấy, ông Lý Khắc Cường đã không đưa ra mục tiêu tăng trưởng cụ thể cho năm 2020, trong bối cảnh tăng trưởng quý I/2020 giảm đến 6,8% - đánh dấu mức tăng trưởng âm lần đầu tiên kể từ khi ĐCSTQ cho công bố GDP từng quý vào năm 1992. Từ bỏ mục tiêu tăng trưởng cũng đồng nghĩa ĐCSTQ thừa nhận nền kinh tế đã trở nên khốn đốn đến mức nào.
Tóm lại, cuộc họp bao phủ trong không khí u ám của những con số: Không có mục tiêu GDP cho năm 2020, thâm hụt ngân sách chiếm 3,6% GDP, phí/thuế doanh nghiệp giảm 2,5 nghìn tỷ NDT, ngân sách quốc phòng khiêm tốn 6,6% (2019 là 7,1%), cùng “trái bom” nổ chậm trị giá 1 nghìn NDT thông qua phát hành trái phiếu.
Từ bỏ mục tiêu tăng trưởng cũng đồng nghĩa ĐCSTQ thừa nhận nền kinh tế đã trở nên khốn đốn đến mức nào.
Từ bỏ mục tiêu tăng trưởng cũng đồng nghĩa ĐCSTQ thừa nhận nền kinh tế đã trở nên khốn đốn đến mức nào. (Getty)
Giờ đây, ĐCSTQ không những phải đối mặt với những “tai ương” kinh tế, sự bất mãn dâng cao trong lòng dân chúng, mà thể chế tàn bạo này còn đang rối như tơ vò trước các vấn đề an ninh quốc gia cực kỳ nhạy cảm: Hồng Kông và Đài Loan.
Nội tình bết bát
Mối quan tâm hàng đầu của ĐCSTQ không phải là phòng ngừa dịch bệnh hay có bao nhiêu người chết trong đại dịch, mà mục đích của nó là tìm kiếm sự ổn định để phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế đã trở thành chìa khóa để giải quyết các vấn đề bất ổn trong nước, và ổn định xã hội trở thành điều kiện tiên quyết của ĐCSTQ.
Vì vậy, ĐCSTQ đã sử dụng nguồn lực “phi thường” để đàn áp các quyền tự do của người dân, đặt các phương tiện truyền thông hoạt động dưới sự kiểm soát đến nghẹt thở, và bất cứ một sự phản biện nào đối lập với quan điểm của Đảng đều có thể dẫn đến bị bắt bớ, bỏ tù. Điều này đã khiến người dân Trung Quốc sợ hãi lặng lẽ chấp nhận sự thống trị của ĐCSTQ, tạo nên “tính hợp pháp” cho Đảng hơn là cho chính đất nước.
Tuy nhiên “Đảng” tính không bằng Trời tính: Kinh tế ảm đạm, thất nghiệp tràn lan, niềm tin sụt giảm, lòng dân oán thán, quan chức bất tuân, tâm lý kỳ thị - bất bình đẳng xã hội dâng cao, và “chủ nghĩa ly khai" tự phát là những gì mà ĐCSTQ hiện giờ đang phải đối mặt.
Điều ĐCSTQ quan tâm chỉ là sự ổn định tuyệt đối nhằm đảm bảo quyền lực thống trị của nó tại Trung Quốc. Cách hành xử bạo quyền, trấn áp mọi hành động phản kháng của người dân và thế giới càng khiến ĐCSTQ rơi vào tình trạng hỗn mang, tứ bề thọ địch. (Getty)
Điều ĐCSTQ quan tâm chỉ là sự ổn định tuyệt đối nhằm đảm bảo quyền lực thống trị của nó tại Trung Quốc. Cách hành xử bạo quyền, trấn áp mọi hành động phản kháng của người dân và thế giới càng khiến ĐCSTQ rơi vào tình cảnh hỗn mang, tứ bề thọ địch. (Getty)
  • Kinh tế điêu đứng
Năm 2019, nền kinh tế Trung Quốc đã bị tổn thương nặng nề bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, với gần 2/3 hàng hoá xuất khẩu phải chịu thuế trừng phạt của Mỹ, kéo GDP tụt dốc 6,1% - là mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua.
Với những đòn trừng phạt thuế quan liên tiếp của Tổng thống Trump, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã bị “đột quỵ" và “chết lâm sàng" ngay cả khi đại dịch còn chưa ập đến. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ngấp nghé bên vực nợ nần và phá sản.
Vì vậy đối với ĐCSTQ, bảo vệ nền kinh tế và ngăn chặn tỷ lệ thất nghiệp vượt khỏi tầm kiểm soát đã trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Để tạo ra nhiều công ăn việc làm, chính quyền Bắc Kinh đã hối thúc các ngân hàng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, để giúp kiềm chế sự sụp đổ kinh tế từ sự bùng phát của đại dịch thông qua các đợt phát hành trái phiếu.
Mới đây, với việc phát hành thêm trái phiếu trị giá 1 nghìn tỷ NDT (khoảng 140 tỷ đô la), Trung Quốc lại có thêm một “quả bom” nợ lơ lửng treo trên đầu. Bởi việc chi tiêu nhiều hơn cho các dự án cơ sở hạ tầng - với hàng trăm thành phố, đô thị ma trên khắp cả nước - bong bóng bất động sản phình to đã dẫn đến Trung Quốc ngập trong nợ nần.
Việc chi tiêu nhiều hơn cho các dự án cơ sở hạ tầng - với hàng trăm thành phố, đô thị ma trên khắp cả nước - bong bóng bất động sản phình to đã dẫn đến Trung Quốc ngập trong nợ nần. (Getty)
Việc chi tiêu nhiều hơn cho các dự án cơ sở hạ tầng - với hàng trăm thành phố, đô thị ma trên khắp cả nước - bong bóng bất động sản phình to đã dẫn đến Trung Quốc ngập trong nợ nần. (Getty)
Đại dịch virus Vũ Hán chỉ là giọt nước tràn ly khi mà trước đó không ít doanh nghiệp Trung Quốc đã hoạt động bết bát. Phân tích của hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings chỉ rõ, trong 2 năm qua, số vụ vỡ nợ trái phiếu ở Trung Quốc tăng đột biến, lan sang cả các doanh nghiệp nhà nước - đối tượng được xem là luôn hưởng lợi từ hỗ trợ của chính phủ.
Báo cáo từ Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, chỉ trong tháng 4/2020, nợ chính quyền địa phương đã tăng thêm 286,7 tỷ NDT (tương đương 40,4 tỷ USD). Trong 5 tháng đầu năm, khoản nợ này đã lên tới gần 3 nghìn tỷ NDT (2019 là 1,9 nghìn tỷ NDT). Có thể nói, Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực tài chính chưa từng có trong năm nay.
Thêm nữa, chỉ trong quý 1/2020, đã có khoảng gần nửa triệu doanh nghiệp Trung Quốc tuyên bố phá sản - đây cũng là thách thức đau đầu mà ĐCSTQ phải đối mặt trong nỗ lực hồi phục nền kinh tế.
Sự sụt giảm nhu cầu trong nước, đặc biệt là cú sốc sụt giảm nhu cầu ở các nền kinh tế lớn trên thế giới, đã khiến nhiều hãng xưởng, công ty Trung Quốc buộc phải đóng cửa, các khu trung tâm mua sắm bị bỏ hoang… đe dọa doanh số trong thị trường bán lẻ, đã dẫn đến “thảm họa" thất nghiệp.
Sự sụt giảm nhu cầu trong nước, đặc biệt là cú sốc sụt giảm nhu cầu ở các nền kinh tế lớn trên thế giới, đã khiến nhiều hãng xưởng, công ty Trung Quốc buộc phải đóng cửa
Sự sụt giảm nhu cầu trong nước, đặc biệt là cú sốc sụt giảm nhu cầu ở các nền kinh tế lớn trên thế giới, đã khiến nhiều hãng xưởng, công ty Trung Quốc buộc phải đóng cửa. (Getty)
  • Thất nghiệp tràn lan
Ác mộng đối với ĐCSTQ không phải là số người chết vì virus Vũ Hán, mà là tỉ lệ GDP sụt giảm thê thảm. Điều đó đồng nghĩa Trung Quốc sẽ không đủ sức tạo ra công ăn việc làm cho người dân, dẫn đến nguy cơ đại loạn sẽ trở thành hiện thực.
Dữ liệu chính quyền Bắc Kinh cho biết, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là từ 4-5%. Tuy nhiên, dữ liệu này chưa tính đến nhóm lao động di cư trong số 290 triệu lao động nhập cư làm việc trong ngành xây dựng, sản xuất và dịch vụ. Vì vậy, ước tính có tới 80 triệu người thất nghiệp.
Theo các nhà kinh tế của Société Générale, nếu tính cả số lao động bị sa thải hoặc cho nghỉ không lương trong quý 1/2020 có thể lên đến 130 triệu người, điều đó đồng nghĩa gần 10% dân số Trung Quốc được cho là thất nghiệp.
Vào thời điểm tăng trưởng kinh tế âm, Tổng thống Donald Trump lại tiếp tục phát động thương chiến, đã đe doạ thêm khoảng 200 triệu việc làm ở Trung Quốc đang nằm trong khối doanh nghiệp làm ăn với nước ngoài. Chưa kể đến một lượng lớn công ty nước ngoài tháo chạy khỏi Trung Quốc, thực tế nghiệt ngã này đang đẩy ĐCSTQ vào thế đu dây.
Ác mộng đối với ĐCSTQ không phải là số người chết vì virus Vũ Hán, mà là tỷ lệ thất nghiệp tràn lan. Điều đó đồng nghĩa Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nguy cơ đại loạn thực sự. 
Ác mộng đối với ĐCSTQ không phải là số người chết vì virus Vũ Hán, mà là tỷ lệ thất nghiệp tràn lan. Điều đó đồng nghĩa Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nguy cơ đại loạn thực sự. (Getty)
Ngoài ra, ĐCSTQ sẽ phải hứng thêm một cú đòn khác trong vài tháng tới. Đó là khoảng 8,7 triệu sinh viên đại học sẽ tốt nghiệp vào mùa hè năm nay, và con số đó sẽ tăng lên hơn 10 triệu nếu tính gộp cả sinh viên tại các trường cao đẳng và dạy nghề khác.
Tất cả những dữ liệu trên đang đẩy Trung Quốc vào một cơn co thắt thập tử nhất sinh. Nếu thất nghiệp tăng vọt, tình trạng bất ổn xã hội có thể sẽ xảy ra. Đây mới chính là “quả bom” có sức công phá hạng nặng tại một đất nước mà bảo hiểm thất nghiệp hoạt động kém cỏi.
Chính quyền Bắc Kinh kinh hãi nhất điều này, bởi nó không chỉ gây ra các rủi ro mất ổn định kinh tế xã hội, dẫn đến các cuộc biểu tình và tội phạm tăng vọt, mà còn làm xáo trộn hình ảnh của ĐCSTQ trong mắt công chúng - vốn được xây dựng dựa trên những lời hứa hẹn mang lại sự thịnh vượng cho muôn dân.
Đối với Tập Cận Bình, áp lực tạo công ăn việc làm cho cả tỷ dân đang tạo ra cơn sang chấn làm “rung rinh" ngai vàng của vị “hoàng đế”.
Đối với Tập Cận Bình, áp lực tạo công ăn việc làm cho cả tỷ dân đang tạo ra cơn sang chấn làm “rung rinh" ngai vàng của vị “hoàng đế”. 
Đối với Tập Cận Bình, áp lực tạo công ăn việc làm cho cả tỷ dân đang tạo ra cơn sang chấn làm “rung rinh" ngai vàng của vị “hoàng đế”. (Getty)
  • Sáng kiến Vành đai và Con đường: Dự án “nướng” tiền dân
Dự án “Vành đai và Con đường” - kết nối Trung Quốc với 137 quốc gia và vùng lãnh thổ thông qua hệ thống các hành lang kinh tế đất liền và biển đảo trị giá hàng ngàn tỷ đô la, giờ đang bị tê liệt trong đại dịch.
Trung Quốc đã cho nhiều quốc gia vay với số tiền lên tới 350 tỷ đô la, tuy nhiên một nửa trong số các quốc gia đó là những con nợ rủi ro cao. Khi kinh tế lao đao vì đại dịch, các nước này đã đồng loạt yêu cầu Bắc Kinh “xoá nợ".
Lúc này có hai phương án: Nếu Trung Quốc quyết liệt đòi nợ thì sẽ làm tổn thương tham vọng và hình ảnh của ĐCSTQ. Nhưng nếu xóa nợ, chính quyền Bắc Kinh phải đối mặt với sự phẫn nộ trong nước, khi người dân và các nhóm lợi ích sẽ đặt câu hỏi rằng, liệu tiền của họ có đang bị đầu tư lãng phí ở nước ngoài. Đối với ĐCSTQ, lựa chọn phương án nào cũng đều rủi ro.
  • Người dân bất mãn
ĐCSTQ luôn hứa hẹn rằng, thể chế này sẽ đảm bảo cuộc sống của người dân được tốt đẹp hơn. Nhưng thực tế, đe dọa và đàn áp là món quà mà ĐCSTQ luôn ưu ái dành cho dân chúng. 
ĐCSTQ luôn hứa hẹn rằng, thể chế này sẽ đảm bảo cuộc sống của người dân được tốt đẹp hơn. Nhưng thực tế, đe dọa và đàn áp là món quà mà ĐCSTQ luôn ưu ái dành cho dân chúng.
ĐCSTQ luôn hứa hẹn rằng, thể chế này sẽ đảm bảo cuộc sống của người dân được tốt đẹp hơn. Nhưng thực tế, đe dọa và đàn áp là món quà mà ĐCSTQ luôn ưu ái dành cho dân chúng. (Getty)
Những người phê bình chính quyền, các nhà bất đồng chính kiến và những “Rumormonger” (người tung tin đồn) đều bị câu lưu, chất vấn, bắt giữ và bỏ tù. Mọi sự kiểm duyệt và kiểm soát này đều phục vụ cho mục đích duy nhất: Vì lợi ích của ĐCSTQ. Đại dịch virus Vũ Hán càng phản ánh khía cạnh tối tăm và tàn bạo của giới lãnh đạo ĐCSTQ.
Hệ thống giám sát kỹ thuật số xâm nhập được triển khai nhằm để bịt miệng cư dân mạng và tăng cường kiểm soát thông tin. Cảnh sát được huy động để theo dõi, sách nhiễu buộc dân chúng phải im lặng về cách ĐCSTQ xử lý dịch bệnh. Những người bày tỏ bất mãn bị tống vào tù. Báo chí bị kiểm duyệt trong khi các nhà báo cố gắng đưa tin đều bị cản trở. Các bài viết trên mạng xã hội đều bị xóa thẳng tay. Nhân viên y tế bị bịt miệng, các tổ chức thiện nguyện bị trấn áp. Dân chúng bị kỳ thị và lâm vào cảnh khốn cùng bởi lệnh phong tỏa của chính quyền. Tất cả đã làm bùng lên sự oán hận tích tụ.
Người ta chưa từng chứng kiến một làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ đến như vậy của cư dân mạng sau cái chết của bác sĩ “thổi còi" Lý Văn Lượng. Đã có cả tỷ lượt chia sẻ trên mạng xã hội về cái chết của anh, khiến bộ máy kiểm duyệt của ĐCSTQ lần đầu tiên trong suốt nhiều năm phải luôn tay xóa cờ Mỹ, và những bài hát của người biểu tình Hồng Kông trên mạng xã hội Trung Quốc.
Từ sau sự ra đi của bác sĩ Lý Văn Lượng, làn sóng phẫn nộ tại Trung Quốc tăng cao chưa từng thấy, hệ thống kiểm duyệt của ĐCSTQ gần như bị tê liệt. (Getty)
Từ sau sự ra đi của bác sĩ Lý Văn Lượng, làn sóng phẫn nộ tại Trung Quốc tăng cao chưa từng thấy, hệ thống kiểm duyệt của ĐCSTQ gần như bị tê liệt. (Getty)
Trái ngược với nước Mỹ, khi một số thống đốc của Đảng Dân chủ nhập nhèm đẩy số liệu tử vong vì virus Vũ Hán lên cao (gộp cả những người chết vì bệnh khác) để lấy cớ đóng cửa tiểu bang, gây trì trệ kinh tế hòng làm giảm uy tín của Tổng thống Trump trong mùa bầu cử, thì ngược lại, ĐCSTQ lại “tô vẽ” dữ liệu giả mạo đưa các ca nhiễm về 0 để “cưỡng ép” doanh nghiệp Trung Quốc phải hoạt động trở lại khi dịch bệnh vẫn có những diễn biến phức tạp.
Để đối phó với chính quyền Bắc Kinh, nhiều chủ hãng xưởng, nhà máy… đã bật tất cả các bóng đèn và điều hòa cả ngày để tạo ra bầu không khí giống như “kinh doanh, sản xuất đã trở lại bình thường”, nhưng thực chất thì không có công nhân làm việc, hòng chống chế để cho chính quyền địa phương “bẩm báo” lên chính quyền Trung ương. Điều này cho thấy, người dân và quan chức địa phương bắt tay nhau cùng dối trá.
Nhiều công ty, nhà máy không có đơn đặt hàng, nhưng bị chính quyền Bắc Kinh cưỡng bức phải mở cửa sản xuất nếu không muốn bị trừng phạt, nên một số chủ doanh nghiệp đã chọn cách đập phá máy móc hoặc phóng hỏa công xưởng.
Đã xảy ra hàng chục cuộc đình công, biểu tình của công nhân phẫn nộ vì chính quyền Bắc Kinh không những không hỗ trợ lương khi yêu cầu người dân quay trở lại làm việc, mà cũng không giải cứu doanh nghiệp, khiến nhiều chủ hãng xưởng đã phải “quỵt lương" vì cạn kiệt tài chính.
Đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, tình trạng cũng thê thảm không kém. Tại Quảng Đông, Chiết Giang, Tứ Xuyên, Liêu Ninh... đã nổ ra các cuộc biểu tình của các thương nhân yêu cầu chủ doanh nghiệp giảm giá tiền thuê cửa hàng. Hội Cải cách tỉnh Quảng Đông khảo sát cho thấy, 60% các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang bên bờ phá sản.
  • Quan chức hủ bại, bất tuân
Bắc Kinh ý thức được đại dịch đem lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn, làm xấu hình ảnh của Đảng, và sự phẫn nộ không lường trước được của dân chúng là tác nhân sẽ dẫn đến sự mất ổn định: Khi ấy, các quan chức địa phương sẽ trở thành dê tế thần nhằm chứng tỏ ĐCSTQ công tâm và minh bạch.
Việc lựa chọn dê tế thần là những quan chức cấp tỉnh - những người đã thực hiện đúng chính sách bưng bít, dối trá và đàn áp của Đảng cầm quyền càng làm gia tăng sự nghi ngờ trong công chúng.
Việc Bắc Kinh đổ lỗi cho chính quyền Vũ Hán xử lý thảm họa yếu kém thì chẳng khác gì đổ lỗi cho hệ thống kiểm soát và kiểm duyệt của ĐCSTQ có vấn đề. Cho nên, sự đổ lỗi của chính quyền Bắc Kinh cho các quan chức cấp dưới trong đại dịch, chỉ đơn giản là biểu hiện của một mô hình chính quyền dối trá và độc tài phát xít.
Tuy nhiên, các quan chức Vũ Hán đã không “cúi đầu chịu tội" như thường thấy, mà lần này lại ngoan cố “tố” ngược trách nhiệm của Bắc Kinh. Đây không khác nào bom nguyên tử dội xuống chính trường thối nát hủ bại của ĐCSTQ.
Sự đổ lỗi của chính quyền Bắc Kinh cho các quan chức cấp dưới trong đại dịch, chỉ đơn giản là biểu hiện của một mô hình chính quyền dối trá và độc tài phát xít. 
Sự đổ lỗi của chính quyền Bắc Kinh cho các quan chức cấp dưới trong đại dịch, chỉ đơn giản là biểu hiện của một mô hình chính quyền dối trá và độc tài phát xít. (Getty)
Lập tức “chiến trường" đấu đá dậy sóng. Toàn bộ quan chức đứng đầu tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán bị thanh trừng. Điều này không có gì gây ngạc nhiên, nhưng đáng chú ý là nhóm quan chức mới được điều về Hồ Bắc lại hùa nhau đối phó với viễn cảnh một ngày nào đó, họ cũng sẽ trở thành dê tế thần.
Ít ngày sau khi các quan chức mới nhậm chức, số ca nhiễm bệnh tại Hồ Bắc tăng gấp 10 lần. Đây chả khác gì vả thẳng vào mặt các quan thầy tại Bắc Kinh, và điều mà các đảng viên nòng cốt của ĐCSTQ sợ hãi nhất: Đó chính là quyền lực trung tâm đã trở nên lung lay hơn bao giờ hết.
Đại dịch cũng làm trầm trọng thêm văn hoá kỳ thị và chủ nghĩa ly khai cục bộ trong lòng Trung Quốc. Chưa bao giờ người Trung Quốc phải chứng kiến sự kỳ thị đến thế ngay tại quê hương họ. Khắp mọi nơi, người dân Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) bị truy lùng như thể là tội phạm. Đi đến đâu họ cũng bị xua đuổi và xa lánh.
Đỉnh điểm của sự kỳ thị này đã dẫn đến cuộc xung đột giữa cảnh sát tỉnh Giang Tây và người dân Hồ Bắc ngay tại cây cầu Trường Giang nối liền giữa hai tỉnh. Không chỉ lật đổ xe cảnh sát của tỉnh Giang Tây, người dân Hồ Bắc còn được cảnh sát tỉnh Hồ Bắc tham gia yểm trợ cùng đánh trả lại cảnh sát “đối phương".
Đây có thể coi là “sự kiện” hy hữu khi cảnh sát hai tỉnh Hồ Bắc - Giang Tây lao vào hỗn chiến. Có thể nói, cuộc đụng độ này cho thấy mầm mống của “chủ nghĩa ly khai” cục bộ ngay trong các cấp chính quyền.
Bất chấp việc chính quyền Bắc Kinh tuyên bố 0 ca nhiễm mới tại Vũ Hán - chính quyền các tỉnh Giang Tây và An Huy đã không tin số liệu này và bất tuân lệnh của Bắc Kinh - đã cấm người dân tỉnh Hồ Bắc di chuyển tới hai tỉnh này và là nguồn cơn gây ra cuộc xung đột.
Khi khẩu trang trở thành món hàng “xa xỉ" trong thời dịch bệnh, chính quyền địa phương Miên Dương (tỉnh Tứ Xuyên) đã cử 30 cảnh sát chống bạo động cùng xe bọc thép theo sau hộ tống xe chở 300.000 khẩu trang y tế, nhưng vẫn bị hàng chục xe cảnh sát của đồn cảnh sát Miên Dương chặn lại và “cướp" 200.000 khẩu trang. Nghịch lý thay, trên đường vận chuyển số khẩu trang “ăn cướp" này, cảnh sát Miên Dương lại bị cảnh sát Thành Đô giành giật.
Điều này phần nào phản ánh thực trạng phân rã, mất kiểm soát quyền lực từ cao tầng cho tới hạ tầng của ĐCSTQ.
Tình hình hỗn loạn, bất tuân dân sự của các cấp chính quyền địa phương đối với chính quyền trung ương Bắc Kinh đã phần nào phản ánh thực trạng phân rã, mất kiểm soát quyền lực từ cao tầng cho tới hạ tầng của ĐCSTQ.
Tình hình hỗn loạn, bất tuân dân sự của các cấp địa phương đối với chính quyền Bắc Kinh đã phần nào phản ánh thực trạng phân rã, mất kiểm soát quyền lực từ cao tầng cho tới hạ tầng của ĐCSTQ.
  • Tỷ lệ tử vong là 16% và bùng phát dịch lần thứ hai
Thực tế vào cuối tháng 3/2020, đã có những chỉ trích đòi Tập Cận Bình phải từ chức cho thấy những dấu hiệu đấu đá dữ dội trong nội bộ ĐCSTQ. Bất chấp sự kiểm duyệt và nguy cơ bị trừng phạt, mạng xã hội Trung Quốc tràn ngập sự phẫn nộ của cư dân mạng với những thông điệp chỉ trích chính quyền - một điều hiếm thấy ở Trung Quốc - đã gây áp lực lớn đối với Tập Cận Bình và ĐCSTQ.
Chính quyền Bắc Kinh dựa vào WHO đã công bố số liệu tử vong chỉ có 2%. Tuy nhiên, dữ liệu rò rỉ trên mạng cho thấy 154.023 ca nhiễm trùng và 24.589 ca tử vong, tương đương với tỷ lệ tử vong là 16%. Con số này cũng phù hợp với nghiên cứu của The Lancet cho thấy tỷ lệ tử vong trong số những người bị nhiễm bệnh tại Trung Quốc là 15%.
Việc ĐCSTQ “hô biến” 0 ca nhiễm để cưỡng bức công dân của mình trở lại làm việc khi nguy cơ lây nhiễm trong cộng động còn khá cao, đã dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch lần thứ hai.
Vừa qua, chính quyền Bắc Kinh đã phong toả hơn 100 triệu người ở tỉnh Cát Lâm sau khi phát hiện một ổ dịch mới tại đây. Trong kỳ họp Lưỡng hội cách đây vài ngày, giới lãnh đạo ĐCSTQ Trung Quốc đã từ bỏ mục tiêu tăng trưởng kinh tế để tập trung chống đói nghèo và thất nghiệp. Với làn sóng bùng phát dịch lần hai này, kế hoạch này xem chừng bất khả thi.
Với làn sóng bùng phát dịch lần thứ hai tại tỉnh Hồ Bắc, kế hoạch tập trung chống đói nghèo và thất nghiệp trong nước xem chừng bất khả thi. 
Với làn sóng bùng phát dịch lần thứ hai tại tỉnh Hồ Bắc, kế hoạch tập trung chống đói nghèo và thất nghiệp trong nước xem chừng bất khả thi. (Getty)
Việc ĐCSTQ chọn con đường bưng bít thông tin dịch bệnh ngay từ ban đầu xuất phát từ mối lợi đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế. Chính sách bất nhân của ĐCSTQ - sẵn sàng “thí mạng” hàng chục triệu dân đen để phát triển kinh tế, và khi sức khỏe cộng đồng bị đặt xuống đáy cùng trong các nấc thang giá trị lợi ích khác của ĐCSTQ, đó mới là lúc xã hội mất ổn định và hỗn loạn. Có điều, đây là hệ quả do chính ĐCSTQ gây ra.
Thế giới tẩy chay 
Với chính sách đối ngoại ngày càng hung hăng và độc đoán dưới thời Tập Cận Bình, giới lãnh đạo ĐCSTQ đã gạt bỏ câu “thần chú” “ẩn mình chờ thời" của Đặng Tiểu Bình, đã hấp tấp thể hiện tham vọng bá chủ thế giới một cách thô thiển, khiến nhiều quốc gia cảnh giác với Trung Quốc.
Sự cảnh giác này là “kết quả” của một chiến dịch tuyên truyền vụng về của chính quyền Bắc Kinh. ĐCSTQ muốn nhồi nhét nhiều “ý chỉ" trong cùng một thông điệp: Rằng ĐCSTQ quản lý tốt dịch bệnh nhờ hệ thống độc đảng, ĐCSTQ sẵn sàng “vô tư" giúp đỡ các quốc gia trong đại dịch, và ĐCSTQ không phải là nguồn cơn gây ra sự lây lan của dịch bệnh...
Nói cách khác, chiến lược truyền thông của ĐCSTQ quá hung hãn, bỉ ổi và bất nhất, đã đem lại kết quả phản tác dụng. Trong khi Bắc Kinh ngạo mạn cố tỏ ra là một nhà lãnh đạo “nhân từ" ra tay cứu độ thế giới với 28 tỉ khẩu trang gửi tới hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, hình ảnh của Trung Quốc không những không được cải thiện mà còn dẫn đến tâm lý bài Trung nổ ra khắp nơi trên thế giới.
Quá nóng vội với tham vọng bá chủ đã làm chiến lược tuyên truyền của ĐCSTQ trở nên vụng về, vừa quá hung hãn, bỉ ổi vừa bất nhất, đã đem lại kết quả phản tác dụng, khiến thế giới bắt đầu trở nên cảnh giác.
Quá nóng vội với tham vọng bá chủ đã làm chiến lược tuyên truyền của ĐCSTQ trở nên vụng về, vừa quá hung hãn, bỉ ổi vừa bất nhất, đã đem lại kết quả phản tác dụng, khiến thế giới bắt đầu trở nên cảnh giác. (Getty)
  • Châu Âu tức giận 
Được sự “cổ vũ" của Tập Cận Bình và Ban Tuyên giáo hùng mạnh, một thế hệ các nhà ngoại giao Trung Quốc đã chứng tỏ lòng trung thành với ĐCSTQ bằng cách lên giọng đe dọa các quốc gia mà họ không ưa.
Với tham vọng “dạy” cho các nền dân chủ phương Tây thấy tính “ưu việt" của chế độ độc đảng, các đại sứ Trung Quốc được ví như những “chiến binh chó sói" đã bắt đầu loan tin thất thiệt, mô tả các nước châu Âu là suy nhược và bất tài.
Rất nhanh chóng, chính sách ngoại giao thô lỗ này của ĐCSTQ đã kích thích lòng tự trọng của một EU trong cơn bĩ cực. Ngày 24/3/2020, Đại diện cấp cao của EU - ông Josep Borrell đã công khai chỉ trích chiến thuật truyền thông trơ trẽn và bỉ ổi của ĐCSTQ.
Ủy ban EU đặc biệt “khó chịu” với các tiêu chuẩn kép khả ố của ĐCSTQ khi vào tháng 1/2020, chính quyền Bắc Kinh yêu cầu EU giữ im lặng về việc hỗ trợ cho tỉnh Hồ Bắc, nhưng lại khua chiêng gõ mõ cho cả thế giới biết châu Âu đang nhận viện trợ của Trung Quốc. Tuy nhiên, khẩu trang và thiết bị y tế là mặt hàng ĐCSTQ rao bán chứ không phải viện trợ, mà lại còn bán với giá “cắt cổ" trong khi sản phẩm đầy lỗi và kém chất lượng.
Khẩu trang và thiết bị y tế là mặt hàng ĐCSTQ rao bán chứ không phải viện trợ, mà lại còn bán với giá “cắt cổ" trong khi sản phẩm đầy lỗi và kém chất lượng. 
Khẩu trang và thiết bị y tế là mặt hàng ĐCSTQ rao bán chứ không phải viện trợ, mà lại còn bán với giá “cắt cổ" trong khi sản phẩm đầy lỗi và kém chất lượng. (Getty)
Chiến dịch “ngoại giao khẩu trang” này đã phản tác dụng khi nhận phải quả đắng: EU bắt đầu thực hiện chính sách kiểm soát chặt chẽ đầu tư của Trung Quốc vào châu lục, trong đó “tăng cường chủ quyền trong các chuỗi giá trị chiến lược” như ngành công nghiệp ô tô, hàng không vũ trụ và dược phẩm.
Nhiều công ty dược phẩm sẽ di dời nhà máy từ Trung Quốc về châu Âu. Anh và Đức dự thảo quay lưng với hệ thống 5G của Huawei. Pháp và Đức ra các dự luật ngăn chặn công ty nước ngoài thâu tóm hai lĩnh vực công nghệ và y tế, trong khi Thụy Điển đóng cửa toàn bộ các Viện Khổng Tử để ngăn chặn ảnh hưởng của ĐCSTQ đối với hệ thống giáo dục nước này.
Và gần đây nhất, Cao ủy Thương mại Liên minh châu Âu tuyên bố, EU sẽ tìm cách “giảm sự lệ thuộc thương mại” vào Trung Quốc sau đại dịch. Đây quả là những tin tức không hề tốt lành đối với ĐCSTQ vốn đang lăm le thống lĩnh châu Âu và thay Mỹ “thống soái" thế giới.
  • Châu Phi phẫn nộ
Ngay cả ở châu Phi, nơi Trung Quốc hoạt động rất tích cực, hình ảnh của ĐCSTQ trở nên xấu xí bởi những hành động bất nhất: Khi hung hăng thúc đẩy mô hình chính trị độc tài thay thế nền dân chủ phương Tây, khi lại chìa tay hợp tác với phương Tây. Thay vì thống nhất đoàn kết châu Phi, ĐCSTQ đã góp phần chia rẽ và tạo mâu thuẫn trong lòng lục địa nghèo khó này.
Kể từ khi đại dịch bùng phát, những người châu Phi sống ở Trung Quốc đã cáo buộc chính quyền độc tài phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc. Lần đầu tiên trong lịch sử Phi châu, một nhóm các nhà ngoại giao của toàn châu lục đã cùng ký một lá thư lên án gửi tới chính quyền Bắc Kinh.
Có thể nói châu Phi là nơi duy nhất hiện vẫn còn dành sự “cảm tình" cho Trung Quốc. Nhưng mối quan hệ hữu hảo này ít nhiều đã bị rạn nứt bởi chính sách hai mặt của ĐCSTQ, đến nỗi gần đây các quan chức Nigeria đã đề xuất các biện pháp trả đũa, như điều tra lý lịch pháp lý của tất cả công dân Trung Quốc làm việc tại nước này.
  • Châu Á xa cách
Bất chấp đại dịch, Trung Quốc vẫn điều các nhóm tàu ra khua sóng Biển Đông, vô hình chung giúp các quốc gia nhỏ bé tại Đông Nam Á có tranh chấp lãnh hải xích lại gần nhau.
Mặc dù các chính phủ thận trọng không tỏ ra đối kháng quá nhiều với Trung Quốc, nhưng dân chúng và giới tinh hoa tại châu Á ngày càng nhận rõ hơn bản chất hiếu chiến và dã tâm thôn tính của ĐCSTQ, dẫn đến các làn sóng chỉ trích Trung Quốc ngày càng nhiều hơn.
Việc Đài Loan bị ĐCSTQ chèn ép không cho tham dự các cuộc họp của WHO, và Hồng Kông ngày càng bị kiểm soát dữ dội, thì đại dịch viêm phổi Vũ Hán chỉ là cái cớ cuối cùng để các quốc gia châu Á quyết định giữ khoảng cách với gã khổng lồ này.
Bất chấp đại dịch, Trung Quốc vẫn điều các nhóm tàu ra khua sóng Biển Đông, vô hình chung giúp các quốc gia nhỏ bé tại Đông Nam Á có tranh chấp lãnh hải xích lại gần nhau. 
Bất chấp đại dịch, Trung Quốc vẫn điều các nhóm tàu ra khua sóng Biển Đông, vô hình chung giúp các quốc gia nhỏ bé tại Đông Nam Á có tranh chấp lãnh hải xích lại gần nhau. (Getty)
Nhật Bản là nước đi đầu làn sóng “Thoát Trung” tại châu Á, khi chính phủ nước này vừa thông qua gói 2,2 tỷ USD để hỗ trợ doanh nghiệp nước này chuyển dời các ngành sản xuất quan trọng ra khỏi Trung Quốc. Hàn Quốc cũng thành lập một nhóm công tác đặc biệt với Phòng Thương mại và Công nghiệp nước này để tạo thuận lợi cho các công ty chuyển sản xuất về nước.
Việc hai cường quốc hàng đầu rục rịch “ly hôn" với nền kinh tế “phàm" ngoại tệ, chính là hồi chuông báo tử cho ĐCSTQ.
  • Nước Úc ghẻ lạnh
Cuộc thăm dò của Essential Research cho biết, 77% người Úc tin rằng Trung Quốc đang che đậy sự thật về đại dịch, và 40% tin rằng virus có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc.
Úc cũng là quốc gia đi đầu thế giới trong việc cáo buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về sự bùng phát virus Vũ Hán, và đã thuyết phục thành công hơn 100 quốc gia liên minh để tiến hành cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus.
Thủ tướng Úc Scott Morrison dành cả tối 21/4 để gọi cho các nhà lãnh đạo Mỹ, Pháp và Đức sau khi Đại sứ quán Trung Quốc chỉ trích Úc là "cái loa" của ông Trump.
Thủ tướng Úc Scott Morrison dành cả tối 21/4 để gọi cho các nhà lãnh đạo Mỹ, Pháp và Đức sau khi Đại sứ quán Trung Quốc chỉ trích Úc là "cái loa" của ông Trump. (Getty)
Bất chấp việc Trung Quốc đe doạ áp thuế lên tới 80% các sản phẩm hàng hoá của Úc trong nỗ lực phá hoại nền kinh tế của nước này, chính phủ và người dân Úc không ngần ngại đương đầu: Chính quyền Úc đang xem xét lại chiến lược ngoại thương và bang giao với Trung Quốc, cũng như lên kế hoạch dài hạn “thoát Trung" bằng cách mở rộng ngoại thương với nhiều quốc gia có chung giá trị dân chủ.
Bất chấp Trung Quốc lên án và đe doạ, Bộ Quốc phòng Úc thông báo tàu hộ vệ tên lửa HMAS Paramatta của Hải quân Hoàng gia Úc vẫn tập trận chung với ba chiến hạm Mỹ tại khu vực Biển Đông.
  • Hoa Kỳ vây hãm 
30 năm trước, các nhà tư bản Mỹ đã tới Trung Quốc xây dựng hệ thống dây chuyền sản xuất vì chi phí rẻ. Giờ đây, dưới áp lực của cuộc thương chiến do Tổng thống Trump phát động, nhiều công ty Mỹ đã rục rịch rút khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan trừng phạt.
Theo Forbes, năm 2019 nhập khẩu hàng hóa sản xuất từ 14 nước châu Á vào Mỹ sụt giảm 7,2%, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc lao dốc tới 17%. Hiệp hội Công nghiệp Thời trang Mỹ cho biết, hơn 80% thương hiệu thời trang nước này đang lên kế hoạch giảm nguồn cung từ Trung Quốc. Đại dịch đã cho các công ty Mỹ nhận ra một thực tế nghiêm trọng: Nguy cơ gián đoạn nguồn cung.
Dưới áp lực của cuộc thương chiến do Tổng thống Trump phát động, nhiều công ty Mỹ đã rục rịch rút khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan trừng phạt.
Dưới áp lực của cuộc thương chiến do Tổng thống Trump phát động, nhiều công ty Mỹ đã rục rịch rút khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan trừng phạt. (Getty)
Tròn một năm sau khi Huawei bị cấm giao dịch với chuỗi cung ứng từ Mỹ, chính quyền Donald Trump đang dần bẻ gãy “đốt xương sống" của nền kinh tế Trung Quốc bằng cách ra các chính sách thay đổi điều lệ, khiến Huawei không thể tiếp cận được nguồn cung chip nếu không có sự cho phép của Mỹ. Đối với tập đoàn “con cưng” của ĐCSTQ, đây quả một cú sốc nặng, và có thể nói tương lai của Huawei đang nằm trong tay Tổng thống Donald Trump.
Tất nhiên, ĐCSTQ cũng tìm cách “bắn trả" chính quyền Donald Trump, trong đó Bắc Kinh đe doạ sẽ áp đặt những chế tài đối với các tập đoàn Mỹ đang làm ăn tại Trung Quốc như Apple, Qualcomm, Cisco và Boeing.
Tuy nhiên cần xét một thực tế, ĐCSTQ đã không còn nhiều “đạn" để bắn. Hay nói chính xác hơn, ĐCSTQ đang tự đâm đầu vào con đường “tự sát", bởi bất kỳ sự trả đũa nào nhằm vào các công ty Mỹ sẽ càng làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài, và càng đẩy mạnh làn sóng “thoát Trung" vào thời điểm ĐCSTQ đang rất cần họ để phục hồi nền kinh tế.
Dưới tác động của đại dịch, người Mỹ nhận ra một thực tế nghiêm trọng: Nguy cơ gián đoạn nguồn cung. Sự đe dọa trả đũa của ĐCSTQ đối với các chính sách của Tổng thống Trump chỉ càng tạo thêm động lực cho các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc sớm hơn.
Dưới tác động của đại dịch, người Mỹ nhận ra một thực tế nghiêm trọng: Nguy cơ gián đoạn nguồn cung. Sự đe dọa trả đũa của ĐCSTQ đối với các chính sách của Tổng thống Trump chỉ càng tạo thêm động lực cho các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc sớm hơn. (Getty)
Không chờ Trung Quốc trả đũa, đã có ít nhất hai công ty của Apple đã bắt đầu rời ​​Trung Quốc. Wistron Corp, nhà sản xuất iPhone đã chi 1 tỷ đô la để xây dựng cơ sở mới tại Việt Nam và Ấn Độ, trong khi công ty Pegatron đang lên kế hoạch bắt đầu sản xuất iPhone tại Việt Nam và Indonesia vào năm 2021.
Bất chấp Apple được ĐCSTQ ưu ái miễn thuế quan cực kỳ hào phóng, tập đoàn này vẫn đang có kế hoạch mở rộng các dây chuyền sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc. Đây là tin thảm hoạ cho ĐCSTQ.
Nước Mỹ tiếp tục siết “vòng kim cô" vào nền kinh tế mong manh dễ vỡ của Trung Quốc, khi thông qua một dự luật nhằm loại tất cả các công ty Trung Quốc ra khỏi thị trường chứng khoán Mỹ.
Đây là cú knock-out đối với tất cả các doanh nghiệp Trung Quốc đang niêm yết tại Mỹ, và giờ đây không chỉ không còn đất sống tại Mỹ mà cũng chẳng còn cửa để quay trở về quê nhà.
Hoa Kỳ thông qua một dự luật nhằm loại tất cả các công ty Trung Quốc ra khỏi thị trường chứng khoán được xem là cú knock-out đối với tất cả các doanh nghiệp Trung Quốc đang niêm yết tại Mỹ.
Hoa Kỳ thông qua dự luật loại tất cả các công ty Trung Quốc ra khỏi thị trường chứng khoán được xem là cú knock-out đối với tất cả các doanh nghiệp Trung Quốc đang niêm yết tại Mỹ. (Getty)
Trước đây, mỗi khi doanh nghiệp Trung Quốc gặp khó khăn ở nước ngoài thì ĐCSTQ thường hô hào, dụ gọi mời quay về nước. Tuy nhiên lần này,  ĐCSTQ yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết tại Mỹ trở về phải có vốn hoá ít nhất 2,8 tỷ đôla.
Theo Bloomberg, trong số 335 công ty Trung Quốc đang niêm yết tại Mỹ, chỉ có 27 công ty có vốn hóa trên 2,8 tỷ USD. Điều đó đồng nghĩa các doanh nghiệp còn lại có vốn hóa dưới 2,8 tỷ đô la đã không còn “cửa” lên sàn chứng khoán tại Trung Quốc.
ĐCSTQ sẵn sàng bỏ mặc hàng trăm doanh nghiệp của mình ở nơi đất khách quê người, và mặc kệ họ trở thành “mồi ngon” cho các trùm đầu cơ chứng khoán phương Tây thâu tóm.
Và tin cuối cùng. Khảo sát của Bloomberg cho thấy 40% người Mỹ sẽ không mua bất cứ mặt hàng gì gắn mác “made in China", trong khi 66% cho biết ủng hộ hạn chế nhập khẩu các sản phẩm từ Trung Quốc để thúc đẩy nền kinh tế Mỹ.
Khảo sát của Bloomberg cho thấy 40% người Mỹ sẽ không mua bất cứ mặt hàng gì gắn mác “made in China", trong khi 66% cho biết ủng hộ hạn chế nhập khẩu các sản phẩm từ Trung Quốc để thúc đẩy nền kinh tế Mỹ. 
40% người Mỹ nói rằng sẽ không mua bất cứ mặt hàng gì gắn mác “made in China", trong khi 66% cho biết ủng hộ hạn chế nhập khẩu các sản phẩm từ Trung Quốc để thúc đẩy nền kinh tế Mỹ. (Getty)
Cuộc thăm dò của YouGov cũng cho thấy, 71% người Mỹ cho rằng ĐCSTQ phải bị trừng phạt vì đã gây ra đại dịch, 32% muốn chính quyền Tổng thống Trump vô hiệu hoá trái phiếu của chính phủ Mỹ do Trung Quốc nắm giữ, 75% coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh, và chỉ có 6% coi ĐCSTQ là đồng minh.
ĐCSTQ đang nỗ lực xây dựng một thế giới đại đồng và tự phong là “minh chủ". Nhưng đại dịch Viêm phổi Vũ Hán đã chứng minh điều ngược lại, rằng phần lớn các quốc gia trên thế giới không muốn chia sẻ tương lai với ĐCSTQ.
Xuân Trường / NTD

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Điều gì xảy ra nếu Mỹ xóa bỏ quy chế đặc biệt của Hong Kong?


Chính phủ Mỹ đe dọa có thể tước bỏ quy chế đặc biệt về thương mại dành cho Hong Kong và đối xử với đặc khu này tương tự như với Trung Quốc.
Trả lời CNBC, ông Larry Kudlow - Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ - nói: "Nếu cần thiết, Mỹ sẽ đối xử với Hong Kong giống như cách đối xử với Trung Quốc, và điều đó sẽ tác động trực tiếp đến thuế".
Với nền kinh tế tự do và chính sách thuế cạnh tranh, Hong Kong là một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất thế giới, thu hút vô số công ty đa quốc gia. Đây cũng là một trung tâm thương mại quan trọng. Tuy nhiên, tất cả sẽ đảo lộn nếu Mỹ thay đổi cách ứng xử với đặc khu thương mại này.
Trong nhiều năm qua, Hong Kong hưởng lợi từ quan hệ thương mại đặc biệt với Mỹ. Đặc khu này độc lập về hải quan với Trung Quốc đại lục, sở hữu một cảng biển tự do, có nghĩa là hàng hóa xuất nhập khẩu không bị đánh thuế.
Các điều kiện đó giúp biến Hong Kong thành trung tâm thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, khi Mỹ đối xử với Hong Kong tương tự như với Trung Quốc đại lục, hàng hóa đặc khu này sẽ bị đánh thuế, bao gồm cả thuế trừng phạt xuất phát từ thương chiến Mỹ - Trung.
Dieu gi xay ra neu My xoa bo quy che dac biet cua Hong Kong? hinh anh 1 hong_kong_scmp.jpg
Hàng hóa Hong Kong sẽ chịu thuế như Trung Quốc đại lục nếu Mỹ hủy bỏ cơ chế ưu đãi thương mại. Ảnh: SCMP.
"Hong Kong có quan hệ thương mại đặc biệt với nhiều loại thuế và quy định, cho phép thành phố giao dịch thương mại tự do, đặc biệt trong các thị trường vốn", BBC News dẫn lời tiến sĩ Rebecca Harding, chuyên gia thương mại của Coriolis Technologies, cho biết.
"Mỹ đối xử với Hong Kong như một đồng minh. Tuy nhiên, giờ Mỹ có thể đối xử với đặc khu này tương tự như với Trung Quốc", tiến sĩ Harding nhấn mạnh.
Năm 2018, Hong Kong có khối lượng giao dịch cao thứ 7 thế giới với tổng giá trị gần 1.200 tỷ USD. Phần lớn số hàng hóa đó đi qua hoặc xuất phát từ Trung Quốc đại lục. Khoảng 8% hàng xuất khẩu của Trung Quốc đại lục sang Mỹ và 6% hàng nhập khẩu vào đại lục từ Mỹ đi qua Hong Kong.
Như vậy, Hong Kong là cửa ngõ kết nối dòng hàng hóa giữa thị trường Trung Quốc và thế giới. Tuy nhiên, các thay đổi về quy chế thương mại sẽ đe dọa vị thế đó.
Tiến sĩ Tim Summers thuộc Chatham House nói: "Quy chế thương mại sẽ buộc các công ty phải tính toán lại. Doanh nghiệp có thể chọn chuyển hàng trực tiếp qua các cảng ở Trung Quốc đại lục. Và thuế tăng đồng nghĩa với giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp và người tiêu dùng".
Dieu gi xay ra neu My xoa bo quy che dac biet cua Hong Kong? hinh anh 2 hong_kong_rt.jpg
Hong Kong là một trong những nền kinh tế tự do nhất thế giới. Ảnh: Reuters.
Năm 1997, kinh tế Hong Kong chiếm 18% GDP Trung Quốc. Hiện đặc khu này chỉ còn chiếm 2-3% GDP Trung Quốc. "Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump thay đổi chính sách thương mại với Hong Kong, đặc khu này sẽ lao đao, nhưng đó không phải là đòn chí mạng với Trung Quốc", tiến sĩ Summers nhận định.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng chắc chắn chính quyền Bắc Kinh không muốn Hong Kong đánh mất vị thế trung tâm tài chính toàn cầu. Đặc khu này có khả năng tiếp cận nguồn vốn toàn cầu, do đó rất nhiều công ty Trung Quốc chọn niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong.
Các công ty Trung Quốc đại lục cũng hưởng lợi lớn từ ngành dịch vụ tài chính của Hong Kong. "Thượng Hải và Thâm Quyến cũng có ngành dịch vụ tài chính phát triển. Nhưng chính quyền Bắc Kinh kiểm soát dòng vốn đầu tư ra và vào Trung Quốc, do đó Thượng Hải và Thâm Quyến không thể cạnh tranh với Hong Kong về nguồn vốn quốc tế", cựu giám đốc ngân hàng David Webb giải thích.
Tổng giá trị giao dịch thương mại Mỹ - Hong Kong đạt 67 tỷ USD năm 2018, bao gồm 17 tỷ USD hàng nhập khẩu vào Mỹ. Nếu Hong Kong mất chế độ ưu đãi thương mại, người tiêu dùng Mỹ sẽ phải chi trả nhiều hơn để mua hàng hóa xuất xứ từ thành phố này.
Hồng Ngọc / Zing

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

Mark Zuckerberg vượt qua Warren Buffett và ông chủ LV thành người giàu thứ 3 thế giới


CEO Facebook hiện sở hữu tài sản hơn 89 tỷ USD và là người giàu thứ 3 thế giới chỉ sau Jeff Bezos và Bill Gates.
Bất chấp những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế toàn cầu, Mark Zuckerberg – CEO Facebook vẫn bổ sung hơn 30 tỷ USD vào khối tài sản khổng lồ của mình chỉ sau 2 tháng.
Theo bảng xếp hạng Bloomberg Billionaires Index ngày 23/5, Zuckerberg sở hữu 89,1 tỷ USD, vượt qua nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett (69,2 tỷ USD) và ông chủ LVMH Bernard Arnault (80,4 tỷ USD). Hồi giữa tháng 3, khi Thung lũng Silicon và Bay Area bắt đầu thực hiện lệnh “trú ẩn tại chỗ”, Zuckerberg xếp thứ 5 trên bảng xếp hạng người giàu của Bloomberg với 57,5 tỷ USD
CEO Facebook hiện là người giàu thứ 3 thế giới, chỉ sau Jeff Bezos – ông chủ Amazon (147 tỷ USD) và nhà đồng sáng lập Microsoft, Bill Gates (108 tỷ USD).
Mark Zuckerberg vượt qua Warren Buffett và ông chủ LV thành người giàu thứ 3 thế giới - Ảnh 1.
Mark Zuckerberg hiện là người giàu thứ 3 thế giới. Ảnh: Reuters
Trong bối cảnh nền kinh tế đình trệ, gần 40 triệu người lao động Mỹ mất viêc, Facebook của tỷ phú 36 tuổi vẫn tăng trưởng tốt.
Hôm 29/4, công ty này công bố báo cáo doanh thu quý I tốt hơn mong đợi. Facebook vượt qua kỳ vọng của các nhà phân tích phố Wall khi đạt doanh thu 17,74 tỷ USD và thu hút 1,73 tỷ người dùng hàng ngày trong 3 tháng đầu năm 2020. Công ty cũng báo cáo đạt 3 tỷ người dùng hàng tháng trên toàn bộ hệ thống ứng dụng của mình, bao gồm Instagram, WhatsApp và Messenger. Đến sáng hôm sau, cổ phiếu Facebook tăng 8%, nâng giá trị thị trường thêm 44 tỷ USD.
Tuy nhiên, công ty của Mark Zuckerberg cũng thừa nhận có một “sự sụt giảm đáng kể” đối với nhu cầu quảng cáo trong 3 tuần cuối của quý I.
Trong 2 tháng qua, Facebook đã tuyên bố mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực thương mại điện tử và trò chuyện video. Gần đây, Facebook ra mắt Messenger Rooms, một dịch vụ trò chuyện video cho tối đa 50 người, khi các dịch vụ như Zoom và Houseparty gặp một số vấn đề khi sử dụng. Cách đây ít ngày, Facebook chính thức "lấn sân" sang thương mại điện tử với Facebook Shops - tính năng cho phép người dùng mua sản phẩm trực tiếp trên Facebook.
Theo Linh Lam / Người đồng hành

Phần nhận xét hiển thị trên trang