Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

Hải quân Hoa Kỳ chính thức đăng tải 3 video liên quan đến UFO

Cả đoạn video này đều được quay bằng camera hồng ngoại, cho thấy những vật thể bay không xác định với khả năng di chuyển với tốc độ kinh hồn.

Mới đây, Hải quân Hoa Kỳ đã chính thức đăng tải 3 đoạn video liên quan đến các vật thể bay không xác định (UFO) với tên gọi GIMBAL, FLIR1 và GOFAST. Trên thực tế, 3 đoạn video này đã từng được công bố vào năm 2017 và 2018 bởi nhóm nghiên cứu To the Stars Academy of Art & Science của nhạc sĩ/ca sĩ Tom DeLonge, cựu thành viên nhóm Blink-182. Hai trong số đó thậm chí còn được đề cập trong 1 bài viết trên tạp chí New York Times nhằm phân tích “Chương trình phát hiện các nguy cơ hàng không vũ trụ nâng cao" của Lầu Năm Góc.
Đoạn video đầu tiên có tên GIMBAL. Trong đó, các binh lính quan sát được cho biết đây là 1 loại drone, đang bay ngược chiều gió với tốc độ cao vào thậm chí còn có thể xoay tròn.
Current Time0:05
/
Duration2:45
Auto
Đoạn video thứ hai có tên FLIR1, cho thấy 1 vật thể bay không xác định có hình thuôn dài, sẫm màu vào ban ngày. Nó bay với tốc độ cao, khiến camera nhiều lần không thể bắt được nét. Ở cuối video, nó thậm chí còn đột ngột chuyển hướng rất nhanh và thoát khỏi tầm quan sát của camera hồng ngoại.
Current Time0:02
/
Duration2:04
Auto
Đoạn video cuối cùng có tên GOFAST, cho thấy 1 vật thể bay với tốc độ nhanh ở độ cao gần 8000 mét khiến camera hồng ngoại gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình lấy nét và theo dõi.
Cả 3 đoạn video trên đây đều cho thấy những vật thể bay di chuyển với tốc độ cao và được camera hồng ngoại vô tình ghi lại. Hiện tượng này thậm chí còn khiến những người quan sát được phải kinh ngạc vì cách di chuyển quái dị của chúng. Trong video cũng có giọng nói của những thành viên này, cho rằng đó là 1 loại máy bay không người lái.
Hải quân Hoa Kỳ vốn đã biết đến sự tồn tại của 3 video trên vào tháng 9/2019, và quyết định công bố vào thời điểm hiện tại. Phát ngôn viên Sue Gough của Lầu Năm Góc cho biết mục đích của họ là: “Xóa tan mọi hiểu lầm, nghi ngờ của người dân về mức độ chân thực của 3 đoạn video này cũng như những nghi ngại về việc liệu có còn tồn tại nhiều đoạn video tương tự khác hay không”.
Như đã nêu trên, 3 đoạn video này được công bố lần đầu tiên vào tháng 12/2017 và tháng 3/2018 bởi To The Stars Academy of Art & Science - tổ chức chuyên nghiên cứu về các hiện tượng, vật thể bay không xác định. Năm 2017, cựu sĩ quan David Fravor của Hải quân Hoa Kỳ từng chia sẻ với CNN về vấn đề này: “Khi tôi tiếp cận nó (UFO), nó bỗng tăng tốc, bay thẳng về phía nam và biến mất trong vòng 2 giây. Sự việc xảy ra quá đột ngột, giống như khi chúng ta ném 1 quả bóng bàn vào tường vậy. Nó sẽ bật này trở lại với tốc độ cao”.
Hải quân Hoa Kỳ chính thức đăng tải 3 video liên quan đến UFO - Ảnh 4.
Đặc điểm chung của 3 đoạn video trên đây là các UFO di chuyển với tốc độ rất cao.

Với những người thường xuyên tìm hiểu về UFO cũng như các hiện tượng kì bí chưa có lời giải, có lẽ 3 đoạn video trên đây không có gì là quá xa lạ. Tuy nhiên, sự xác nhận của Hải quân Hoa Kỳ lần này đã phần nào khiến cho những tranh cãi xoay quanh các vật thể bay không xác định trở nên nóng hơn bao giờ hết. 
Trước đây, Lầu Năm Góc cũng từng nghiên cứu các bản ghi âm liên quan đến những vật thể bay không xác định trong “Chương trình phát hiện các nguy cơ hàng không vũ trụ nâng cao”, kéo dài từ năm 2007 đến năm 2012. Lý do mà họ quyết định dừng nghiên cứu này là bởi họ cho rằng còn nhiều vấn đề khác quan trọng hơn cần được ưu tiên tài trợ. Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn với CNN, Luis Elizondo, người đứng đầu chương trình khẳng định: “Có nhiều bằng chứng cho thấy rất có thể chúng ta không cô đơn trong vũ trụ này. Tôi xin phép được gọi chúng (UFO) là máy bay, thế nhưng chúng lại không sở hữu đặc điểm của các loại máy bay mà kho quân sự Hoa Kỳ hay của bất cứ quốc gia nào đang sở hữu”.
Ngay sau khi Hải quân Hoa Kỳ đăng tải 3 đoạn video trên, cựu Thượng nghị sĩ Harry Reid, người tài trợ cho chương trình nghiên cứu của Lầu Năm Góc cho biết ông rất “mừng” vì cuối cùng những đoạn video này cũng được công bố. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh Hoa Kỳ cần phải có những động thái nghiêm túc, khoa học về vấn đề này, cũng như phải đặc biệt chú ý bất cứ mối đe dọa nào liên quan đến an ninh quốc gia.
Theo Vice, CNN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

3 ưu thế khiến nước Mỹ không bao giờ tụt xuống vị trí thứ 2



Hiện tại nước Mỹ xác nhận đã có hơn 1 triệu người nhiễm viêm phổi Vũ Hán. Trước đó, chứng khoán Hoa Kỳ liên tiếp bốn lần thiết lập ở mức cao nhất trong lịch sử. Liệu nước Mỹ có vì trận dịch bệnh lần này mà đi đến sụp đổ?
(Ảnh: pixabay.com)
Hiện tại có rất nhiều người Trung Quốc cho rằng nước Mỹ đang lao xuống vực thẳm, rất có thể vì trận dịch bệnh lần này mà thất bại hoàn toàn.
Đối với vấn đề này, Quốc phụ của Singapore là ông Lý Quang Diệu đã bàn luận từ nhiều năm trước, hơn nữa còn đưa ra quan điểm riêng của bản thân.
Ông từng viết trong cuốn ‘Lý Quang Diệu quan thiên hạ’ thế này: “Trong ký ức của mọi người, nước Mỹ từng đối mặt với không ít khó khăn trong các cuộc chiến tranh và thử thách như: Đại khủng hoảng, chiến tranh Việt Nam và đối mặt với cường quốc công nghiệp đang nổi lên nhanh chóng sau chiến tranh là Nhật Bản và Đức. Tuy nhiên Mỹ thường lấy lại được phong thái sau mỗi lần thử thách và vươn lên vị trí dẫn đầu.”
Ông cũng cho rằng: “Hoa Kỳ cuối cùng cũng khắc phục được khó khăn, trước mắt như vậy, tương lai chắc chắn cũng sẽ như thế”, “Tôi có thể khẳng định nước Mỹ sẽ không thể rớt xuống vị trí thứ 2”.
Ngoài ra, ông cũng cho rằng nước Mỹ có thể rơi vào hoàn cảnh khó khăn, nhưng chỉ cần vẫn còn 3 ưu thế dưới đây, thì chắc chắn sẽ luôn là quốc gia đứng đầu thế giới.
Thứ nhất: Có thể thu hút và giữ lại nhân tài
Sức mạnh kinh tế của Mỹ hùng mạnh là do biết cách dùng người, khéo léo thu hút và giữ lại nhân tài của các nước khác. (Ảnh: storyblocks.com)
Trong vài thập kỷ qua, Hoa Kỳ đã thu hút mạnh mẽ các nhân tài kỹ thuật cao để phục vụ đất nước. Những ‘di dân mới’ này tại các lĩnh vực khác nhau đã giành được thành công, đem lại cho nước Mỹ những động lực mới. Họ có thể nghiên cứu ra những kỹ thuật mới, sáng tạo ra những sản phẩm mới.
Những nhân tài của các quốc gia khác nguyện ý ở lại Mỹ bởi vì ở đây có thể cung cấp cho họ những cơ hội bình đẳng, hỗ trợ họ hòa nhập mật thiết vào xã hội nước Mỹ. Vì vậy, Lý Quang Diệu cho rằng có thể thu hút và giữ lại nhân tài là một trong những ưu thế cực lớn của nước Mỹ.
Thứ hai: Phân bố đồng đều các trung tâm nghiên cứu xuất sắc trên cả nước
Mỹ là quốc gia có nhiều trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới và phân bố khắp các nơi trên toàn quốc. Ví dụ: Boston, New York và Washington ở bờ biển phía đông, Berkeley và San Francisco ở bờ biển phía tây, Chicago và Texas ở giữa. Bởi vì sự hỗ trợ và cạnh tranh giữa những trung tâm này dẫn đến sự xuất hiện tính đa dạng trong xã hội nước Mỹ, từ đó không ngừng có được sự đột phá mới trong các lĩnh vực. Các quốc gia và khu vực khác trên thế giới gần như không thể cạnh tranh với Mỹ về phương diện này.
Thứ 3: Có đầy đủ tinh thần sáng tạo và được khuyến khích lập nghiệp làm giàu
(Ảnh minh họa: Shutterstock)
Nước Mỹ có lịch sử phát triển không dài, nó chỉ là một quốc gia di dân kiểu hình mới, con người sẵn có tinh thần sáng tạo, được khuyến khích lập nghiệp, đây là kiểu văn hóa khác với các quốc gia khác.
Ở Anh, người ta thường ngưỡng mộ các nghề như luật sư, bác sĩ và các loại nghề nghiệp quý tộc khác, không có hứng thú với lập nghiệp. Tuy nhiên, ở Mỹ lại trao cho các doanh nhân xuất sắc sự công nhận và địa vị xã hội mà họ xứng đáng có được. Đây chính là tiền đề duy trì, thúc đẩy nền kinh tế của Mỹ ngày càng phát triển.
Nhờ có 3 ưu thế trên mà ông Lý Quang Diệu cho rằng nước Mỹ chắc chắn sẽ không bị tụt xuống vị trí thứ 2. Ông tin rằng nước Mỹ nhất định có thể thoát khỏi tình trạng khó khăn trong bất kỳ thời kỳ nào và sẽ trở lại vị trí hàng đầu trong mọi lĩnh vực, dẫn đầu thế giới.
Kiệt Phu (theo secretchina) / Trithucvn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

COVID-19, mối đe dọa Trung Quốc và yếu điểm của phương Tây


Đây là thời khắc suy ngẫm mà chúng ta buộc phải có. Sự trỗi dậy của Trung Quốc chưa bao giờ là không kèm theo hậu họa.
Cuộc khủng hoảng virus corona đã tiết lộ cho chúng ta thấy điều đáng lẽ ra là phải rõ như ban ngày: Trung Quốc và phương Tây vốn đã bước trên một lộ trình đối đầu nhau.
Tập Cận Bình, virus corona, viêm phổi Vũ Hán
Ông Tập Cận Bình đeo khẩu trang vẫy tay với người dân ở đang ở trên ban công tòa nhà cao tầng tại quân Triều Dương ngày 10/2 (Ảnh cắt từ video)
Nhưng khi Trung Quốc hành quân thì Phương Tây lại ngủ quên, bị hấp dẫn bởi kho bạc của Trung Quốc và tự hoang tưởng rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ hoặc là tự sụp đổ, hoặc là sẽ từ bỏ mọi thứ thuộc về bản chất của nó mà chuyển đổi sang một nền dân chủ tự do.
Hãy nhớ những lời này của Tổng thống Bill Clinton năm 1997: Trung Quốc đang đứng ở “bên sai lầm” của lịch sử.
Tại sao ông ta lại không nghĩ thế cơ chứ? Phương Tây khi đó vẫn đang hoan hỉ trong trật tự thế giới mới: Nền dân chủ tự do vừa mới chiến thắng khối Cộng sản Soviet.
George HW Bush, Tổng thống thứ 41, khi phát biểu trước Quốc hội năm 1990 đã thể hiện tinh thần lạc quan này khi tuyên bố nay chúng ta “đã thoát khỏi mối đe dọa khủng bố, mạnh mẽ hơn trong cuộc theo đuổi chính nghĩa và an toàn hơn trong nhiệm vụ bảo vệ hòa bình”.
Bush cha nói rằng một thế giới mới đang vùng vẫy để được sinh ra, một thế giới nơi mà luật pháp hất cẳng luật rừng.
Ông ta đã thật sai lầm. Sai về chủ nghĩa khủng bố, sai về chính nghĩa và hòa bình, và mù mắt trước Trung Quốc.

“Ẩn mình chờ thời”

Trong một thời gian dài Trung Quốc ẩn mình. Họ đã học được bài học từ sai lầm của Nga: Đừng đặt cải cách chính trị lên trên thay đổi kinh tế.
Bắc Kinh đã bắt đầu nạp nhiên liệu cho động cơ của họ. Lãnh đạo Đặng Tiểu Bình nói với người dân phải làm vậy để có giàu có và vinh quang. Nhưng ông cũng cảnh báo “chúng ta sẽ phải ẩn mình chờ thời”: Hãy che giấu sức mạnh và chờ đợi khi thời cơ chín muồi đến.
Khi một số nhà Trung Quốc học như Gordon Chang táo bạo dự đoán về sự sụp đổ đến nơi của Trung Quốc thì Bắc Kinh đang bắt đầu giai đoạn phát triển kinh tế nhanh nhất, dài nhất mà thế giới từng được chứng kiến.
Họ chỉ mất 20 năm để nâng hơn nửa tỷ người thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Họ đưa ra một cụm từ mới trong ngành địa chính trị: “Chủ nghĩa xã hội với đặc tính Trung Quốc”. Những người khác gọi đó là chủ nghĩa tư bản độc đoán.
Đảng đã tạo một khế ước với người dân Trung Quốc: Chúng ta sẽ cho phép các ngươi giàu có, nhưng không được tự do. Và người Trung Quốc, trừ những phong trào bất đồng chính kiến hạn chế, đồng ý với khế ước này.
Hơn một thập kỷ trước, nhà sử học Azar Cat, trong bài viết cho tạp chí Foreign Affairs đã xác định rằng mô hình chính trị của Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với trật tự thế giới tự do.
“Trong khi Trung Quốc nhanh chóng thu hẹp khoảng cách kinh tế với các quốc gia phát triển”, Gat viết, “nguy cơ lơ lửng trên đầu chúng ta là họ sẽ trở thành một siêu cường độc tài thực sự”.
Trung Quốc không hề trở nên giống phương Tây, họ đã, đang soán ngôi phương Tây. Họ không hề ở phía sai lầm của lịch sử, họ đang làm lên lịch sử. Và Phương Tây đã giúp họ làm điều đó.
Chính là sức mạnh và ý tưởng của phương Tây đã đảm bảo cho sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Trung Quốc và “mô hình tốt đẹp hơn” phương Tây?
Nhà sử học Niall Ferguson nói rằng Trung Quốc là kẻ chiến thắng của trật tự tự do mới: chủ nghĩa đa phương, thương mại tự do và biên giới mở.
Ông chỉ ra rằng trong năm 1980, Trung Quốc chỉ chiếm 2% giá trị nền kinh tế thế giới, nay họ chiếm tới gần 20%.
Khi người Mỹ lao đầu và các cuộc chiến tranh và sụp đổ tài chính, Đảng CSTQ tuyên bố họ có một mô hình tốt đẹp hơn.
Quả thực họ đã biết giấu mình và chờ đợi thời cơ, trong khi phương Tây ngủ đông trong sự kiêu căng tự mãn của chính mình.
Phương Tây đã đi ngủ chính vào lúc sức mạnh của họ đạt tới đỉnh cao nhất. Sự sụp đổ của Bức tường Berlin và đế chế Soviet đã khiến phương Tây tin tưởng vào “sự kết thúc của lịch sử”.
Nhà khoa học chính trị Joseph Nye, người được coi là tác giả của cụm từ “quyền lực mềm”, đã cảnh báo sự nguy hiểm của tính tự mãn của người Mỹ trong cuốn sách “Nghịch lý của sức mạnh Mỹ”.
Khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, ông nói, Mỹ đã ngừng chú ý tới thế giới và thu mình vào bên trong.
Thậm chí những ai nhìn được xa khỏi biên giới Hoa Kỳ, ông viết, “lại trở nên ngạo mạn về sức mạnh của chúng ta, tuyên bố rằng ta không cần phải lo sợ bất kỳ quốc gia nào. Chúng ta vừa bất khả chiến bại, vừa bất khả đả thương”.
Nhà khoa học chính trị và cựu đại sứ Singapore tại Liên Hiệp Quốc Kishore Mahbubani, trong quyển sách gần đây đã đặt câu hỏi: “Có phải phương Tây đã thua?”
Câu trả lời ngắn gọn là, vẫn chưa.
Phương Tây bừng tỉnh
Nhưng lịch sử đang thay đổi. Mahbubani nói phương Tây đã đứng ở mũi giáo của lịch sử trong suốt 200 năm, nay họ phải thích nghi mới một thế giới mà họ không còn thống trị. Câu kệ “Kết thúc của lịch sử”, ông nói, đã gây chết não khá nhiều.
Chiến thắng Chiến tranh Lạnh khiến phương Tây lười biếng đặt chế độ “tự hành”.
Cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001, các cuộc chiến ở Afghanistan, Iraq và cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã dội một gáo nước lạnh cho phương Tây tỉnh ngủ.
Nhưng về mặt Trung Quốc, họ vẫn là kẻ tự mãn mù tịt.
Khi Trung Quốc thao túng tiền tệ, độc quyền hóa các chuỗi cung ứng, thu gom các khoản thặng dư mậu dịch khổng lồ, mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị bên sâu trong Thái Bình Dương, Trung Á, Châu Phi và khởi động sáng kiến Vành đai, Con đường đầy tham vọng – Dự án Con đường tơ lụa thế kỷ 21, đầu tư và mở rộng cơ sở hạ tầng tại 70 quốc gia – chúng ta tại phương Tây vẫn tin tưởng rằng Trung Quốc rồi một ngày sẽ trở thành giống như chúng ta, đây là điều không thể tránh được.
Chúng ta không chịu lắng nghe.
Hoàng tử bé xuất hiện
Sự xuất hiện của một lãnh đạo mới, trẻ, mạnh mẽ tại Trung Quốc đã đánh dấu một bước ngoặt.
Tập Cận Bình là một thái tử Đảng, con của một anh hùng thời cách mạng cộng sản, người nay đã tự phong cho mình thành “Chủ tịch trọn đời”.
Trung Quốc không còn phải ẩn mình chờ thời nữa, Tập tuyên bố khi vẽ ra Trung Hoa mộng. Ông ta muốn Trung Quốc trở lại địa vị đỉnh cao, là trung tâm của thế giới.
Người Trung Quốc có câu: “Muốn biết hắn nghĩ gì thì nghe kỹ hắn nói”. Thay vì chìm trong ảo mộng về một Trung quốc dân chủ tự do, chúng ta nên lắng nghe Tập thực sự đã nói những gì.
Trong một bài phát biểu trước đại hội Đảng năm 2013, ngay sau khi lên nắm quyền, Tập cảnh báo rằng không có chủ nghĩa cộng sản, Trung Quốc sẽ rơi vào hỗn loạn.
Các đảng viên, ông nói, phải nhớ rằng nhiều thế hệ người cộng sản đi trước đã sẵn sàng hy sinh và đổ máu vì quốc gia.
Ông cảnh báo về sức mạnh của chủ nghĩa tư bản và nói Trung Quốc phải chuẩn bị cho một giai đoạn xung đột lâu dài.
Tập cũng nhắc nhở các đảng viên trung thành về “các lực lượng thù địch trong, ngoài nước” đang cố gắng lật đổ Đảng Cộng sản.
Nay Trung Quốc đang phóng một cái nhìn đầy đe dọa vào phương Tây đúng vào lúc phương Tây yếu đuối nhất.
Bắc Kinh dọa trừng phạt những nước như Úc vì kêu gọi điều tra đại dịch virus corona vốn bắt đầu từ Trung Quốc.
Nay, ngay cả những người tự mãn nhất cũng phải thức tỉnh trước mối đe dọa từ Trung Quốc.
Thời cơ quan trọng
Trung Quốc và phương Tây đang đứng trước một thời điểm tối quan trọng và sẽ có các lựa chọn được đưa ra. Phương Tây phải lột vỏ thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Điều này nói dễ làm khó. Trung Quốc đã trở thành một trung tâm quan trọng đối với thế giới, về kinh tế và hòa bình của chúng ta.
Nhưng chúng ta phải nhìn vào bản chất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Không phải như là một kẻ thù tự nhiên, nhưng cũng không giống với chúng ta.
ĐCSTQ đã lợi dụng những điểm tốt nhất của chủ nghĩa tư bản thị trường, nhưng Trung Quốc lại chưa bao giờ trở nên giống phương Tây. Nó chối bỏ tất cả những giá trị phổ quát. Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, Trung Quốc còn bước xa hơn vào chủ nghĩa độc tài.
Tôi nói điều này từ kinh nghiệm cá nhân, từ một thập kỷ làm báo từ Trung Quốc, cả ở Hồng Kông và Bắc Kinh.
Tôi đã chịu sự giám sát liên tục. Gia đình tôi bị theo dõi. Nhà tôi bị gắn thiết bị nghe trộm. ĐCSTQ nghe lén điện thoại của tôi. Tôi và các đồng nghiệp đôi khi còn bị tấn công thân thể và bắt giữ bởi cảnh sát vì cố gắng đưa tin và tìm đến những người đủ dũng cảm để nói.
Tôi học được một điều: có những người ở Trung Quốc tin rằng phương Tây về cơ bản là yếu ớt.
Khi hệ thống tài chính của phương Tây sụp đổ, Trung Quốc vẫn phát triển. Trong khi Mỹ và đồng minh lao vào các cuộc chiến không hồi kết, Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng.
Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền và quân sự hóa các đảo tranh chấp tại Biển Đông. Họ tiếp tục gây dựng quân đội và cảnh báo Đài Loan chớ có nghĩ đến độc lập. Họ nhốt một triệu người Duy Ngô Nghĩ và trại tập trung và đàn áp người bất đồng ý kiến.
Về virus corona
Bây giờ, Trung Quốc đứng bên lề mà trông niềm tin vào tự do của phương Tây dao động khi đối mặt với mối nguy từ virus corona. Chúng ta đã tự phong tỏa, di chuyển của chúng ta bị giám sát và cảnh sát được điều động để cưỡng chế giãn cách xã hội nghiêm ngặt.
Chúng ta có thể tranh luận rằng các biện pháp này là cần thiết, như Trung Quốc thấy đó là điểm yếu. Để đánh bại một virus có nguồn gốc Trung Quốc, chúng ta đã phải trở nên độc tài hơn và giống Trung Quốc hơn.
Thế thì chúng ta đang tiến đến đâu?
Những người bi quan lo sợ một cuộc chiến không tránh được với Trung Quốc. Bắc Kinh cũng đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột như vậy.
Những người lạc quan có thể vẫn tin rằng thế giới vẫn còn chỗ cho một Trung Quốc độc tài, rằng chúng ta vẫn có thể chung sống với nhau. Họ tin rằng hòa bình vẫn có thể giữ được, họ hy vọng như vậy bởi vì lựa chọn khác thì thật kinh khủng.
Nhưng cuộc khủng hoảng virus corona rõ ràng đã chỉ cho chúng ta rằng việc chung sống cùng Trung Quốc hùng mạnh phải trả cái giá đắt như thế nào.
Tác giả: Stan Grant, giáo sư Đại học Charles Sturt, Úc, và là một nhà báo.
Trọng Đức biên dịch / Trithucvn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Liệu Việt Nam lại trễ chuyến tàu vào tương lai?


Hàn Quốc truyền cảm hứng về một đất nước thành công
Hàn Quốc truyền cảm hứng về một đất nước thành công
Đất nước đã thống nhất 45 năm. Đây là thời gian đủ để Đài Loan vươn lên thành một nước phát triển phồn vinh, phong phú vốn liếng đầu tư sang các quốc gia khác, kể cả Trung Hoa lục địa.
Không đầy 40 năm, kể từ 1964, quốc gia Nam Hàn đã trở thành cường quốc kinh tế vào hàng cường quốc thứ 9.
Việt Nam ta thì sao? Sau 45 năm thống nhất và rất nhiều công lao xây dựng đất nước, đất nước vẫn chưa thoát ra tình cảnh một xã hội nghèo túng, một nền kinh tế nhiều phần lệ thuộc vào sự cho thuê vốn, xuất khẩu lao động, và thiếu vắng một nền sản xuất công nghiệp cao cấp.
Nguyên do tình trạng tù đọng chẳng đâu xa: chính lề lối tổ chức xã hội, hệ thống quản lí xã hội phải chịu trách nhiệm cho sự trì trệ bao lâu nay.
Trận đại dịch rồi sẽ qua đi
Cho đến lúc này, trận dịch CoVid-19 đã kéo dài hơn 4 tháng, kể từ khi Trung Quốc chính thức công khai vào cuối tháng 12/2019.
Chỉ trong hơn bốn tháng, dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 200 nghìn người trên toàn thế giới.
So với những trận dịch trước của thế kỉ này, như SARS (2003), dịch cúm gia cầm H5N1 (2009), hay dịch Ebola (2014), hệ quả của trận dịch lần này thật là nặng nề trên nhiều mặt sinh hoạt xã hội.
Quốc gia nào giàu hay nghèo cũng sẽ phải đương đầu những khó khăn trong việc khởi động kinh tế sau khi dỡ bỏ lệnh phong toả xã hội.
Đài Loan đã phát triển từ chế độ độc tài sang dân chủhình ảnhGETTY IMAGES
Đài Loan đã phát triển từ chế độ độc tài sang dân chủ
Trong suốt thời gian phong toả xã hội, nhà nước phải chi những khoản ngân sách vĩ đại chưa từng có tại nhiều nước để ứng phó với việc đình chỉ hoạt động kinh tế xã hội. Mặc dầu vậy, nhiều công ti kinh doanh phải đóng cửa, nhân viên lâm cảnh thất nghiệp, sản lượng kinh tế sút giảm nghiêm trọng.
Lề thói ứng xử của những cường quốc
Hệ quả về kinh tế là hiển nhiên. Mọi quốc gia đang phải chịu trận với dịch Covid-19 sẽ cần một thời gian để phục hưng kinh tế.
Tuy nhiên, qua trận dịch lần này, thế giới đã bàng hoàng nhận ra rằng mặc dầu thế giới đã đi sâu vào toàn cầu hoá từ lâu nhưng đã co cụm vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và thiếu sự chung tay giúp sức đáng lẽ cần phải có.
Trước tiên là sự che giấu có chủ ý của nhà cầm quyền Trung Quốc trong suốt thời gian hai tháng trời từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2019, khi mới phát hiện dịch bệnh. Thế giới bên ngoài không được thông tin gì về dịch.
Đến khi chính thức công bố nạn dịch, nhà nước Trung Quốc lại cố ý che giấu những gì thế giới cần nên biết về coronavirus.
Lính Hàn Quốc đánh trận ở Nam Việt Nam 1966hình ảnhGETTY IMAGES
 Hàn Quốc đánh trận ở Nam Việt Nam 1966
Sự che giấu có chủ ý này đã dẫn đến những thắc mắc chính đáng của truyền thông quốc tế và các nhà lãnh đạo quốc gia phương tây khi họ yêu cầu nhà nước Trung Quốc hãy minh bạch trong vấn đề thông tin.
Những động thái vụng về của nhà nước Trung Quốc khi trục xuất những kí giả Hoa Kì, tung hoả mù là đoàn đại biểu quân đội Hoa Kì đã đem covid-19 vào Vũ Hán, đòi hỏi không gọi tên dịch là dịch Vũ Hán, chọc giân báo chí Đức, đã chỉ gây hoài nghi thêm nữa trong chính giới các nơi.
Tổng thống Pháp, ngoại trưởng Anh, và nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã phát biểu lịch sự nhưng đủ cương quyết về những dấu hỏi cần có sự trả lời thoả đáng của nhà nước Trung Quốc.
Sự nghi ngờ của các nước dân chủ về thiện chí của Trung Quốc trong việc hợp tác quốc tế trong trận đại dịch lần này còn đươc tăng thêm nữa khi họ nghĩ đến mưu đồ mờ ám của Trung Quốc trong toàn bộ sự kiện dịch covid-19 có thể không phải là một thiên tai mà chính là một tai nạn do sự bất cẩn của những người làm việc tại một Trung tâm nghiên cứu vũ khí sinh học Vũ Hán.
Trận dịch Covid-19 lần này là lời cảnh báo mới nhất về tham vọng bá quyền của Trung Quốc.
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bìnhhình ảnhGETTY IMAGES
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình
Thế giới đã có thể nhận ra những toan tính, những nước cờ chuẩn bị cho cuộc lấn sân của Trung Quốc qua những động thái đầy tính bạo động trên Biển Đông.
Hiện nay, lợi dụng tình trạng lúng túng của Hoa Kì và châu Âu phải đối phó với trận dịch, Trung Quốc đã nhanh chóng xua lực lượng hải quân ra thao túng Biển Đông, uy hiếp các nước trong vùng.
Động thái đã lật tẩy Trung Quốc về những hành vi gọi là nghĩa cử mới gần đây là những gói viện trợ nhân đạo gửi tặng Ý, Hoa Kì trong mùa dịch.
Và thế giới sẽ tỉnh ngộ về một đối tác nham hiểm trong quan hệ với Trung Quốc.
Những gì sẽ đến sau trận dịch?
Hiện nay chưa thấy dấu hiệu của một mặt trận quốc tế để khống chế tham vọng bá chủ của Trung Quốc. Liên minh Châu Âu đương còn bận đối phó với dịch. Hoa Kì cũng đang sa lầy trong cơn dịch vì những đối sách bất nhất và thất thường của giới lãnh đạo.
Mặc dầu vậy, khi các cường quốc kinh tế phương Tây đã nhận ra chân tướng giả hình của Trung Quốc trong quan hệ kinh tế và thương mại thì cũng là lúc họ nhìn ra cái bẫy nguy hại của thị trường 1.4 tỉ người kia.
Hàng hoá rẻ tiền của Trung Quốc ồ ạt vào thị trường phương Tây đã làm các doanh nghiệp bản xứ khó khăn không ít trong việc duy trì sản xuất và tạo công ăn việc làm cho người dân sở tại. Nhưng mối hại lớn lao hơn nữa là hàng hoá phương Tây đã bị lấy cắp sở hữu trí tuệ các sản phẩm công nghiệp cao cấp, bị hàng nhái lũng đoạn. Sau ba bốn thập niên giao thương với Trung Quốc, phương Tây chỉ thấy họ bị người đối tác lừa đảo. Sự lừa dối mới nhất, sâu độc nhất là qua ứng xử của nhà cầm quyền Trung Quốc trong trận dịch hiện nay.
Đại dịch virus corona làm mối quan hệ Trump-Tập tồi tệ hơn hình ảnhREUTERS
Đại dịch virus corona làm mối quan hệ Trump-Tập tồi tệ hơn
Những động thái sắp có của thế giới phương Tây sẽ như thế nào là còn tuỳ thuộc bản lĩnh của giới lãnh đạo các cường quốc kinh tế châu Âu và Hoa Kì.
Lớp người lãnh đạo dân tuý rồi sẽ qua đi, để bài toán Trung Quốc sẽ được giải một cách xứng tầm với những mưu toan nham hiểm của Đảng CSTQ đối với thế giới.
Dù thế nào đi nữa, một trật tự thế giới mới sẽ hình thành sau khi trận dịch này qua đi.
Trận dịch này cũng không cho Trung Quốc nhiều cơ may, khi mà nguy cơ tái phát dịch còn tiềm phục tại chính Trung Quốc.
Trung Quốc đã gửi đội ngũ và thiết bị y tế sang trợ giúp các nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-9hình ảnhAFP
Trung Quốc đã gửi đội ngũ và thiết bị y tế sang trợ giúp các nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-9
Bộ máy kinh tế là xương sống cho tham vọng cường quốc bá chủ của Trung Quốc thì cũng đang có những khó khăn do hậu quả của dịch. Ẩn dưới bộ mặt hào nhoáng của một cường quốc là một Trung Quốc có khá nhiều mầm loạn:
(a) một nhà nước tập quyền toàn trị, không chừa sức mạnh bạo lực để giữ yên sơn hà. Trong quá trình cai trị 70 năm của Đảng CSTQ, đã có nhiều phen bộ máy cầm quyền sẵn sàng dùng bạo lực để giữ vững địa vị cai trị, từ cuộc đại nhảy vọt bi thảm những năm 1950 đến "cách mạng văn hoá" (1968), Thiên An Môn (1989), những trại lao cải giam cầm hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ hiện nay...
(b) Trong tình hình còn phải đối phó với dịch hiện nay, bộ máy kinh tế Trung Quốc khó có thể khởi động như trước đây: thị trường rộng lớn của hàng hoá Trung Quốc là ở phương Tây, nay bị đình trệ hết cả, sẽ không giải gỡ sự ách tắc của sản xuất. Kinh tế khó khăn kéo theo nạn thất nghiệp lớn lao, khối nợ tài chính công càng lên cao...
Biologist with nucleic acids isolated from human samples to be tested for infection with the Covid-19 coronavirus.Một phòng thí nghiệm ở Nga đang thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19
Đây là một quả bom hẹn giờ khác trong lòng xã hội Trung Quốc. Đảng CSTQ Trung Quốc sẽ không thể khoanh tay chờ mầm loạn này nổ ra, vì nó sẽ kéo theo những đổ nát khôn lường của Trung Quốc, mà hệ quả lớn nhất sẽ là một nước Trung Quốc vỡ ra nhiều mảnh, như tình trạng Nam Tư sau Tito cuối thế kỉ trước.
(c) Trận dịch hiện nay hẳn là sẽ bó tay Trung Quốc đối với những tham vọng bá quyền của họ. Sau trận dịch làm rung chuyển kinh tế toàn cầu này, thế giới sẽ không dễ dàng tham lợi mà quên mối nguy lớn lao của Trung Quốc.
Ở trên đã nói đến một động thái của thế giới bên ngoài đối với sự dối trá của Trung Quốc trong thời gian khởi phát trận dịch covid-19: đơn kiện Trung Quốc. Đấy có thể gọi là lời cảnh báo về sự dối trá cố hữu của lề thói cai trị toàn trị mang nhãn hiệu cộng sản.
Trong bối cảnh lớn ấy, Việt Nam sẽ ra sao?
Trong bối cảnh chung của thế giới nói chung và trong khu vực địa chính trị Đông Nam Á, Việt Nam sẽ hành xử như thế nào để khỏi trễ chuyến tàu về tương lai?
Từ tháng 1/2020 đến nay, nhà nước Việt Nam đã nhanh chóng đề ra chủ trương "chống dịch như chống giặc". Nhà nước đã dùng phương pháp nhanh, rẻ, phù hợp với điều kiện của nước mình. Biện pháp cách li triệt để những cá nhân có thể là nguồn lây nhiễm, và sau đó là biện pháp giãn cách xã hội trong mấy tuần lễ đều là những biện pháp kiên quyết và đúng. Nhờ thế mà trong suốt thời gian ba tháng qua, tình hình lây lan dịch bệnh được khống chế tốt.
Tuy vậy, suốt thời gian giãn cách, lực lượng lao động tự do là thành phần khốn khổ nhất. Chẳng qua là vì sợ dịch, sợ nhà nước trấn áp mà nhân dân đã chịu ép mình giãn cách dù phải chịu cảnh đói khổ trong suốt mấy tuần giãn cách xã hội.
Chẳng vậy mà chỉ mới nghe phong thanh là sẽ nới lỏng giãn cách, người dân lao động đã túa ra đường đi kiếm sống, vì đó là đời sống của họ, nhà nước có lo nổi đâu!
Không thể dùng thành quả của ba tháng vừa qua làm công lao lãnh đạo của đảng CSVN, và cũng khó có thể nói rằng người dân tuân phục chỉ thị giãn cách của nhà nước là vì họ phát huy chủ nghĩa yêu nước.
Nói quá sự thật sẽ trở thành dối trá như bao nhiêu thành tích dối trá ghi trong lịch sử đảng.
Vả chăng, không thể nhắm mắt tự ca ngợi đảng mà có thể xoay chuyển được tình hình cụ thể trước mắt, là: nguy cơ tái phát dịch Covid-19 vẫn còn treo lơ lửng trên đầu người dân, và không thể tiếp tục sử dụng biện pháp săn lùng cách li bằng khối nhân sự cồng kềnh lãng phí nặng tính chất áp chế, truy bức hơn là vì tôn trọng người dân.
Giải pháp hữu hiệu và tiết kiệm nhân lực vẫn phải là giải pháp dịch tễ học: xét nghiệm virus trên từng người.
Trước mắt đã thế, nhìn về tương lai sau dịch, có thể thấy đất nước chúng ta đang trải qua một thời cơ rất tốt cho một cuộc thay đổi có tính quyết định cho tương lai: dứt khoát giã từ con đường lệ thuộc vào đế quốc Trung Hoa như suốt thời gian từ 1949 đến nay.
Trong bao nhiêu năm nay, nhà nước Việt Nam chỉ tiếp tục chọn lựa con đường dễ dãi là trượt theo lối mòn của địa chính trị thời chiến tranh lạnh.
Trung Quốc đã trao súng đạn vào tay con em Việt Nam tại miền Bắc để thay họ bắn giết anh em mình ở miền Nam, và đảng CSVN đã gọi đó là chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Mỉa mai thay, khi dứt chiến tranh, đảng CS Trung Quốc lại đòi lại chi phí chiến tranh mà họ cho miền Bắc "vay" trong chiến tranh.
Dân số Việt Nam đã hơn 96 triệuhình ảnhGETTY IMAGES
Dân số Việt Nam đã hơn 96 triệu
Đã 45 năm độc lập thống nhất, bỏ ra lượng vốn liếng cao hơn nhiều so với Nam Hàn và Đài Loan trong 30 năm đầu tư phát triển của họ. Kết quả thế nào thì thực tế cho ta câu trả lời hiển nhiên. Không thể trách ai, chỉ có thể trách là đảng cầm quyền đã không chọn lựa con đường độc lập dân tộc và phát triển.
Kể từ khi đất nước vào cuộc đổi mới, đảng CSVN đã chọn con đường đi theo chủ nghĩa tư bản thân hữu, trong đó liên minh giữa kẻ có quyền và bọn thương nhân có tiền, đẫn đến tệ nạn tham nhũng chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam thời hiện đại.
Đó là con đường của thứ chủ nghĩa tư bản chỉ nảy sinh trong những xã hội cộng sản hay độc tài toàn trị khắp nơi, từ Liên Bang Nga sang Trung Quốc, từ Đông Nam Á sang Châu Mĩ La Tinh và Châu Phi. Mô hình tư bản chủ nghĩa như thế đã không làm giàu cho đất nước mà chỉ phục vụ những nhóm lợi ích trong lòng thiểu số cầm quyền mà thôi.
Kết quả phải đến của mô hình gọi là phát triển này là: sau 45 năm thống nhất, đất nước ta vẫn rơi xuống thứ hạng của một quốc gia nghèo nàn lạc hậu. Bộ mặt phồn hoa xa xỉ của các thành phố từ Bắc vào Nam chỉ là bộ mặt giả tạo của một đất nước đã lỡ những chuyến tàu đi về dân chủ và phồn vinh.
Liệu sẽ lại trễ chuyến tàu lịch sử về tương lai?
Việt Nam chúng ta đang phải đối mặt trước ngã ba đường: hoặc tiếp tục chọn con đường của đảng CSVN đi suốt 45 năm nay, chỉ dẫn đến nghèo đói lạc hậu của thân phận làm thuê ngay trên quê hương mình, hay là con đường độc lập dân tộc, dân chủ và phồn vinh.
Có thể những thắng lợi của một thời chiến tranh giành độc lập thống nhất đã được đảng CSVN khoác lên những hào quang như là những điều thần kì, và hầu như lịch sử chưa đủ một độ lùi cần thiết để giải hoặc những hào quang thời chiến đó.
Tuy nhiên, điều hiển nhiên là trong 45 năm qua, sự lãnh đạo của đảng CSVN đối với việc xây dưng đất nước trong hoà bình đã là một thất bại khó chối cãi.
Việt Nam đang có dân số trẻBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionViệt Nam đang có dân số trẻ
Bao nhiêu công của, bao nhiêu sức dân, bao nhiêu đầu tư vào xây dựng và phát triển đất nước xứng tầm thời đại đã không đưa đến những kết quả mong muốn. Nguyên nhân đàu tiên và cuối cùng vẫn là sự thao túng độc quyền của đảng CSVN đã triệt tiêu sức bật của đại khối dân tộc, lãng phí bao nhiêu trí tuệ sáng tạo của các tầng lớp xã hội khác nhau trong cộng đồng dân tộc.
Đã có nhiều tiếng nói trung trực của những công dân, những tổ chức chính trị yêu nước, cùng khuyến nghị đảng cầm quyền nên vì quyền lợi của dân và nước mà nhìn ra con đường về tương lai. Điển hình là Thư Ngỏ của 61 đảng viên đảng CSVN đề ngày 27/04/2014 gửi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, trong thời gian chuẩn bị đại hội đảng CSVN khoá XII. Đó là những tiếng nói của lương tâm đảng viên, cũng là phù hợp với tiếng nói của những người dân chủ Việt Nam khắp nơi.
Hiện nay, cuộc cờ thế giới đang ngả theo hướng tranh giành ảnh hưởng của ba cường quốc có thế lực hiện nay: Hoa Kì, Nga và Trung Quốc. Cả ba quốc gia này đang trải qua những biến động khó lường trong thời đại dịch hiện nay. Cả ba nước này đều đang đi những bước khác nhau nhưng cùng chuẩn bị cho cuộc thư hùng tranh giành thế mạnh cho cuộc phân chia trật tự thế giới mới.
Việt Nam chúng ta cần chuẩn bị cho một chọn lựa tốt nhất cho hành trình về tương lai dân chủ và phồn vinh.
Giải pháp tối ưu cho một cuộc lên đường về tương lai sáng láng cho đât nước phải là một huy động sức mạnh toàn diện của đại khối dân tộc, dứt khoát loại bỏ óc độc quyền chính trị, chuyên đoán trong quản lí đất nước.
Huy động sức mạnh đại khối dân tộc không gì bằng đường lối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh trí tuệ toàn dân trong việc xây dựng đất nước trong thời hậu đại dịch này, trong một chiều hướng mới của trật tự thế giới đang hình thành từ hệ quả nặng nề của trận đại dịch.
Chỉ có thế, đất nước chúng ta mới khỏi trễ thêm lần nữa chuyến tàu lịch sử tiến về tương lai độc lập dân tộc và phồn vinh.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, đang sống ở London, Anh quốc.
Đoàn Xuân KiênViết từ London, Anh / BBC

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chiến sĩ xe tăng 390 long đong đi đòi đất


Tuyen Dam
Hỏi: Sao lính trước 75, nhõn gần 10 năm làm lính chiến mà ko thấy CẮM cờ ?
Đáp: Hàng xóm vừa có tang, dịch cúm Tàu, triệu người bên này thì cũng có triệu người bên kia...nên nín nhịn; mấy nhà CẮM kia là nhà LĐạo nhưng chả có ai phải làm lính đâu !
----
Nay xem lại số phận mấy ông xe tăng 390 nhá !
*
Chiến sĩ xe tăng 390 long đong đi đòi đất
+
Là thương binh loại 3/4, một trong 4 chiến sĩ lái xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc lập ngày 30-4-1975, ông Lê Văn Phượng trở về cuộc sống đời thường như bao nhiêu người lính hoàn thành nhiệm vụ. Được biết đến như một người "anh hùng” trong chiến đấu, nhưng ở quê ông (phường Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) có người lại quy ông thuộc diện tiêu cực vì mấy năm đấu tranh đòi quyền sở hữu hợp pháp cái ao gần 500 m2 của gia đình ông.
Ông chia sẻ, kể từ năm 2012 tới nay, khi đem đơn khiếu nại đi đòi đất thì chính quyền địa phương chẳng quan tâm tới ông nữa. Thậm chí ngày thương binh liệt sĩ, ngày chiến thắng 30-4 cũng chẳng có ai đại diện cơ quan chính quyền, đoàn thể tới thăm nom.
Ông Phượng ôm ra một đống đơn thư, công văn cho chúng tôi xem. Theo trình bày của ông thì năm 1962 bố ông là Lê Văn Đảm được UBHC thị xã Sơn Tây cấp cho 300 m2 đất ở phía sau vườn hoa phố Ngô Quyền. Ngoài diện tích này, tại công văn cấp đất được ký ngày 10-12-1962 còn ghi thêm: "Ông Đảm được phép cải tạo những phần đất còn lại hoang hóa để làm nhà ở và tăng gia sản xuất tự túc”. Ông Phượng nhớ lại: "Khi đó xung quanh khu vực này hoang vu, không có ai ở, gia đình tôi đã thu dọn đắp cái ao hoang hóa liền kề với đất ở để thả cá và thả rau. Suốt 50 năm qua gia đình vẫn liên tục thế hệ sử dụng cái ao này và không tranh chấp với bất cứ ai”.
Đã có nhiều người sống liền kề với gia đình ông Phượng nhiều năm qua làm chứng chuyện cái ao. Bà Hoàng Thị Long gần 80 tuổi ở nhà số 4 ngõ Vườn Hoa, phố Ngô quyền cho biết: "Tôi lấy chồng về đây ở từ năm 1962 nên biết rõ cái ao này do cụ Đảm, bố anh Phượng sử dụng. Ngày xưa ở đây hoang vu, cái ao này đã có rồi. Thị xã Sơn Tây cấp cho ông Đảm 300 m2 đất và được phép khai hoang ra xung quanh. Ông Đảm được giao nhiệm vụ trông coi vườn hoa và nhà trẻ khu phố II thị xã Sơn Tây. Khu đất này khi ấy được trồng hoa kín, ông Đảm đã cải tạo cái ao này thả cá và lấy nước tưới hoa là chính. Tôi chỉ thấy ông Đảm sử dụng cái ao này, sau đó là con ông ấy kế tục”. Ông Nguyễn Quang Sâm 75 tuổi cho biết: "Tôi sống ở đây từ 1973, là hàng xóm liền kề với ông Phượng. Tôi biết rất rõ, cái ao này trước đây do cụ Ba Đảm, bố anh Phượng sử dụng, sau là các con cụ kế tục, không tranh chấp với ai cả”. Căn cứ vào những dữ liệu này thì cái ao này thuộc quyền sở hữu của gia đình ông Phượng. Tại điều 50 khoản 4 Luật Đất đai 2003 nói rõ: "Đất sử dụng ổn định ổn định trước 15-10-1993, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng Đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất”. Điều 87 khoản 2 và 3 cũng nói rõ: "Đối với trường hợp thửa đất ở, có vườn ao hình thành trước ngày 18-12-1980 đến trước ngày luật này có hiệu lực thi hành,và người sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 điều 50, mà trong giấy tờ ghi rõ đất ở thì diện tích đất vườn ao đó được xác định theo giấy tờ đó”.
Vào năm 2012 ông Phượng đã làm đơn xin được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cái ao này. Tuy nhiên, chính quyền phường Ngô Quyền đã bác nguyện vọng, và cho rằng: Cái ao này do UBND phường quản lý. Chứng cớ được UBND phường Ngô Quyền đưa ra gồm 2 bản hợp đồng cho thuê cái ao này giữa UBND phường Ngô Quyền với cụ Đảm (bố ông Phượng) và anh Lê Văn Sơn (em ruột ông Phượng). Bản hợp đồng thứ nhất được ký kết giữa cụ Đảm và UBND phường vào ngày 13-5-1989, có thời hạn 4 năm. Bản hợp đồng thuê thứ 2 được ký kết giữa UBND phường với anh Sơn có thời hạn từ 1-1-1996 đến 1-12-1997. Bản thân ông Lê Văn Phượng và anh em trong gia đình cũng không hề biết bố mình và em ruột lại ký hai bản hợp đồng thuê cái ao mà chính gia đình mình vẫn sử dụng liên tục từ năm 1962. Tuy nhiên ông Phượng đã không chấp nhận đây là chứng cứ cho rằng UBND phường Ngô Quyền quản lý cái ao này. Ông Phượng khẳng định rằng, hai bản hợp đồng này được thực hiện sau Luật Đất đai năm 1980 nên không có giá trị pháp lý nên không thể chấp nhận. Ông kể, nhiều lần UBND phường cho người xuống đo đạc vẽ sơ đồ, quy hoạch cái ao này nhưng không hề hỏi xem ai là người đang sử dụng. Thậm chí UBND thị xã Sơn Tây còn cho người xuống phân lô bán đấu giá cái ao này mà không hề hỏi han gì ông. Trong sổ mục kê và bàn đồ địa chính các thời kỳ cũng không ghi rõ UBND phường Ngô Quyền quản lý trực tiếp cái ao.
Không chấp nhận giải quyết bất hợp lý của UBND thị xã Sơn Tây, ông Lê Văn Phượng đã có đơn đề nghị Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội giải quyết theo thẩm quyền. Ngày 3-1-2013 UBND thành phố Hà Nội đã có Công văn số 124 UBND-BTCD giao cho sở Tài nguyên & Môi trường thành phố làm rõ nội dung đơn khiếu nại của ông Phượng. Sở Tài nguyên Môi trường đã cử người xuống xác minh vụ việc nhưng rất tắc trách. Ông Phượng cho biết: "Cán bộ sở Tài nguyên & Môi trường TP. Hà Nội xuống thanh tra nhưng lại không xuống hiện trường xem cáo ao, không gặp gia đình ông để làm việc, mà chỉ ngồi nghe cán bộ phường Ngô Quyền và cán bộ thị xã Sơn Tây báo cáo”. Và sự thật vẫn không được làm rõ. Bản kết luận của Sở Tài nguyên Môi trường giống hệt như ý kiến của UBND phường Ngô Quyền và thị xã Sơn Tây, không hề có ý kiến cũng như chứng cứ từ phía nhà ông Phượng. Ngày 3-11-2014, căn cứ vào báo cáo của Sở Tài nguyên & Môi trường, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định giải quyết khiếu nại, bác đơn của ông Phượng.
Được biết đến nay, cái ao này đã được UBND thị xã Sơn Tây chia lô bán đấu giá rồi, tuy nhiên dự án chưa thực hiện được vì còn đang tranh chấp. Cái ao này nằm ở vị thế rất đẹp, giá thị trường tới vài chục triệu đồng 1 m2.

Phần nhận xét hiển thị trên trang