Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2020

bị « ho và khó thở » với Trung Quốc..

Nhà phân tích Ridvan Bari Urcosta trong bài « Hậu quả địa chính trị của virus corona » trên The Diplomat đặt vấn đề, liệu Trung Quốc sẽ bị buộc phải « ngủ đông » với nạn dịch này?
Dịch virus corona mới xuất hiện tại Vũ Hán ngay trước Tết, thời kỳ « xuân vận » với luồng người di chuyển đông đảo nhất trên trái đất. Nếu kịch bản tệ hại nhất trở thành sự thật, các biện pháp đối phó của cộng đồng quốc tế và Trung Quốc không ngăn chận nổi dịch bệnh thì sao ? Đỉnh điểm của nạn dịch có thể vào tháng Hai, và như vậy cần suy nghĩ về các hậu quả địa chính trị cũng như kinh tế.
Nạn dịch corona xảy ra vào lúc kinh tế Trung Quốc đang chậm lại, nợ công tăng lên, tiêu thụ nội địa chững lại, và chính sách thuế quan của Mỹ đè nặng. Tỉ lệ tăng trưởng 6,1% GDP của năm 2019 thuộc loại thấp nhất từ trước đến nay, và đã giảm mạnh so với 6,6% của năm trước. Vào ngày 15/01/2020, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, bước đầu cho việc chấm dứt cuộc thương chiến Mỹ-Trung. Nhưng chưa kịp vui mừng thì chỉ vài ngày sau con virus corona bắt đầu cho thấy sự nghiêm trọng của nó.
Dịch bệnh bùng phát ngay trung tâm kỹ nghệ Trung Quốc
Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, là trái tim của kỹ nghệ Trung Quốc. Nhìn trên bản đồ, thành phố này nằm ngay giữa « trung tâm kỹ nghệ » được giới hạn bởi Bắc Kinh/Thiên Tân, Thành Đô/Trùng Khánh, Macao/Hồng Kông và Thượng Hải. Tỉnh Hồ Bắc có 7 đặc khu kinh tế quan trọng: Khu phát triển kinh tế Hồ Bắc-Kinh Châu-Thành Nam, Khu phát triển công nghệ cao Vũ Hán Đông Hồ, Khu phát triển kinh tế công nghệ Vũ Hán, Khu chế xuất Vũ Hán, Công viên phần mềm, Thung lũng quang học, Khu phát triển kỹ nghệ hi-tech Tương Dương. Đặc biệt Vũ Hán có cảng sông hàng đầu Trung Quốc và phi trường lớn nhất ở miền trung Trung Quốc.
Trong khi kinh tế toàn quốc chậm lại, Vũ Hán tăng trưởng đến 7,8%. Theo chính quyền Hồ Bắc, giá trị tăng thêm của công nghệ cao và kinh tế số chiếm từ 24,5% đến 40% GDP của tỉnh, và viễn cảnh năm 2020 còn sáng sủa hơn. Trên 300 trong số 500 công ty hàng đầu thế giới đặt trụ sở tại Vũ Hán, và số công ty công nghệ cao mới tăng lên số kỷ lục là 900. Báo cáo được công bố tại Đại hội Đảng lần thứ 14 của Vũ Hán (trong khi dịch bệnh bắt đầu hoành hành) ước lượng GDP sẽ tăng từ 7,5 đến 7,8% trong năm 2020, tạo thêm 220.000 việc làm mới.
Mỉa mai thay, chỉ vài tuần sau viễn cảnh màu hồng này, những hình ảnh khủng khiếp từ Vũ Hán khiến nhiều người trên thế giới liên tưởng đến cảnh tận thế trong phim Hollywood. Nếu dịch corona lan rộng, kinh tế toàn cầu có thể bị đình trệ. Bắc Kinh huy động nhiều triệu người nhằm ngăn chận con virus và cô lập hàng chục triệu gia đình. Tỉnh Hồ Bắc với 58 triệu dân đã bị cắt đứt với toàn quốc.
Có thể so sánh Vũ Hán với California hay cụ thể hơn với Thung lũng Silicon, và hình dung tác hại với kinh tế quốc gia và thế giới nếu bị đóng cửa trong nhiều tuần lễ.
Phản ứng của các công ty quốc tế
Trong một kịch bản ít bi đát hơn, nếu Bắc Kinh sớm chiến thắng được con virus, thiệt hại có thể giảm đi. Chẳng hạn hồi dịch SARS năm 2003, tăng trưởng bán lẻ của Trung Quốc đã chạm đáy với 4,3%, nhưng sau đó nhanh chóng hồi phục lên mức 9,7%. Tương tự, vận chuyển hành khách giảm 42% vào tháng Năm, 22% vào tháng Sáu năm 2003 và tăng lên lại vào tháng Chín. Tuy nhiên hậu quả tiềm tàng của dịch bệnh với nền kinh tế Trung Quốc và thế giới là không nhỏ.
Tập đoàn Nissan của Nhật, PSA và Renault của Pháp nhấn mạnh sẽ ngừng sản xuất tại Trung Quốc và đưa nhân viên nước ngoài ra khỏi Hoa lục. Thị trường chứng khoán toàn cầu và giá dầu có phản ứng rất nhanh: chỉ số S&P 500, Nasdaq, Dow Jones đều sụt giảm, đặc biệt thị trường Thượng Hải giảm kỷ lục.
Theo Andrew Milligan, phụ trách chiến lược toàn cầu của Aberdeen Standard Investments, « Ngay cả khi giả định là chính quyền chận được nạn dịch, vẫn có cú sốc kinh tế trong ngắn hạn ». Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng các nhà đầu tư ngắn hạn có thể bị tác động tiêu cực về chính trị và kinh tế từ virus corona.
Trường hợp tập đoàn Alibaba là một ví dụ điển hình. Alibaba là biểu tượng cho một Trung Quốc đương đại với tư cách siêu cường, tên của nó đồng nghĩa với sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. Thật xui xẻo cho Alibaba, virus corona đang tấn công vào chính bản sắc của tập đoàn này. Tại nhiều nước, người mua chia sẻ sự sợ hãi khi nhận các kiện hàng từ Trung Quốc, trong đó có công ty nổi tiếng nhất là Alibaba. Cổ phiếu của tập đoàn bỗng xuống dốc không phanh.
Đọc thêm: Trung Quốc : Một đế quốc tử chiến với một con virus
SARS, virus corona và GDP
The Economist Intelligence Unit (EIU) ước tính con virus corona mới có thể làm GDP Trung Quốc giảm từ 0,5 đến 1%. Các nạn nhân đầu tiên là các công ty hàng không và du lịch, có thể bị thiệt hại nặng nhất. Tuy nhiên một số lãnh vực như dược phẩm, thương mại điện tử và tự động hóa có thể hưởng lợi. Theo EIU, nếu dịch corona tương đương với SARS, tốc độ tăng trưởng GDP Trung Quốc có thể còn 4,9%.
Cần nhớ rằng hồi năm 2003 GDP Trung Quốc chỉ mới là 1,6 ngàn tỉ đô la so với 14,3 ngàn tỉ của năm 2019. Hồi đó nền kinh tế Trung Quốc đứng thứ bảy thế giới, còn nay thứ nhì, có vai trò lớn hơn trong thị trường toàn cầu. Năm 2004, một năm sau dịch SARS, Viện hàn lâm khoa học quốc gia Hoa Kỳ công bố báo cáo ước lượng kinh tế thế giới bị thiệt hại 40 tỉ đô la trong năm 2003 vì SARS.
Cũng đừng quên rằng trong dịp Tết 2019 tại Trung Quốc, lợi nhuận từ bán lẻ và kinh doanh ăn uống đã vượt quá 148 tỉ đô la, du lịch vượt 76 tỉ đô la. Còn cái Tết cô lập năm nay, thiệt hại là bao nhiêu ???
Thiếu hụt nhân tài
Tuy nhiên có những hậu quả còn lớn hơn cả doanh thu bị mất. Từ năm 2010, Trung Quốc đã bắt đầu nghĩ đến việc tạo uy tín quốc tế với quyền lực mềm, nhất là trong giáo dục, tìm cách thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới. Bắc Kinh nỗ lực thay đổi hình ảnh, mời mọc các sinh viên ngoại quốc và chuyên gia tài năng.
Năm 2017-2018, chỉ có không đầy 12.000 sinh viên Mỹ tại Trung Quốc (kể cả 1.000 tại Vũ Hán), trong khi có trên 360.000 sinh viên Trung Quốc du học tại Hoa Kỳ. Năm 2019, có 21.000 sinh viên Mỹ, 20.000 từ Nga, 10.600 từ Pháp và 14.200 sinh viên từ Nhật đến Trung Quốc du học. Theo bộ Giáo dục Trung Quốc, chỉ riêng tại Hồ Bắc đã có 21.371 sinh viên ngoại quốc.
Giờ đây tất cả thành công của Trung Quốc trong việc thu hút nhân tài từ nước ngoài trong suốt một thập kỷ qua có thể tan thành mây khói với sự lan tràn của con virus giết người. Các nước châu Âu và Bắc Mỹ đã tiến hành đưa công dân rời khỏi Vũ Hán, nơi đang bị cách ly. Nếu virus corona tấn công hàng loạt vào các tỉnh khác, chúng ta sẽ chứng kiến những chuyến bay di tản rầm rộ với quy mô chưa từng thấy, đặc biệt từ các nước phương Tây.
Ý nghĩa địa chính trị
Như đã nói ở trên, virus corona lan tràn trong bối cảnh thương chiến Mỹ-Trung và nền kinh tế Trung Quốc đang đi xuống. Để đối phó với thách thức lớn như thế, Trung Quốc cần huy động nguồn lực của toàn quốc và 1,4 tỉ công dân. Nay phải tập trung nguồn lực vào việc chống dịch bệnh, kinh tế Trung Quốc có thể đành phải « ngủ đông », thậm chí tạm thời rút khỏi chính trị thế giới nếu cần thiết. Hậu quả về địa chính trị và kinh tế là rất lớn trong tương lai gần, nếu Bắc Kinh xác định rằng, với tình hình bi đát như thế, tạm thời ẩn dật có thể là biện pháp tốt nhất.
Hoa Kỳ sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất. Kinh tế Trung Quốc tiếp tục đi xuống, tác động của cuộc khủng hoảng hiện nay đến cỡ nào vẫn chưa rõ. Tạm thời, cán cân sức mạnh nghiêng về phía Mỹ.
Hiện tại, các nhóm nước có chính sách đối ngoại độc lập vốn thường đối nghịch với quan điểm của Hoa Kỳ, đặc biệt là Iran, Trung Quốc, Nga và nay là Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn rằng khi họ tham gia một « trục », thì tất cả thành viên phải có khả năng kháng cự lại Mỹ và phương Tây nói chung. Nhưng nếu một nước đứng ra bên ngoài, nhất là từ trục Trung-Nga-Iran, cán cân quyền lực toàn cầu sẽ nghiêng về phương Tây. Như vậy việc Trung Quốc quy ẩn giang hồ sẽ là ác mộng cho Nga và Iran.
Tuy vậy Trung Quốc cũng có thể có được một ít tác động tích cực từ khủng hoảng, vì các cuộc biểu tình đông đảo ở Hồng Kông luôn gây khó chịu có Bắc Kinh từ mùa hè 2019 có thể ngưng lại vì sự nguy hiểm của virus corona. Dù đã có 10 trường hợp nhiễm bệnh, tất cả đều từ Hoa lục sang, người dân vẫn biểu tình đòi đóng cửa toàn bộ biên giới, và mới đây các nhân viên y tế đã đình công để hỗ trợ.
Dịch corona đã gây ra tình huống bi hài là năm 2019 chính quyền Hồng Kông cố gắng cấm mang khẩu trang ở nơi công cộng, còn bây giờ thì phải kêu gọi người dân trang bị để tránh virus lây lan.
Các thuyết âm mưu nảy nở. Chẳng hạn chính khách Nga Vladimir Zhirinovsky cho rằng con virus này do người Mỹ tạo ra để làm hại Trung Quốc. Hồi năm 2013 đại tá không quân Trung Quốc Dai Xu cũng cáo buộc chính phủ Mỹ đã thả con virus cúm gà H7N9 vào Trung Quốc để tiến hành chiến tranh sinh học. Ngược lại, giả thiết virus corona là từ chương trình vũ khí sinh học của Trung Quốc và Viện Vi trùng học Vũ Hán đang được lan truyền rộng rãi trên các mạng xã hội.
Cùng lúc đó ở phần còn lại của thế giới đang nảy sinh tâm lý kỳ thị người Trung Quốc, và thật ra là người châu Á vì nhiều người không phân biệt được các nước châu Á. Hashtag « JeNeSuisPasUnVirus » (Tôi không phải là virus) ra đời vì thế, và nếu trong thời gian ngắn sự lây lan của virus corona không dừng lại thì sự phân biệt đối xử với người Trung Quốc sẽ tăng lên, dẫn đến việc thổi bung dân tộc chủ nghĩa ở Hoa lục.
Tác giả kết luận, không ai vô sự khi nền kinh tế thứ nhì thế giới đi xuống. Ngay cả khi phần còn lại của thế giới thành công trong việc chận lại con virus corona, kinh tế toàn cầu cũng cùng bị « ho và khó thở » với Trung Quốc.
* Tác giả Ridvan Bari Urcosta là nhà phân tích của Geopolitical Futures ở Ba Lan, đang làm luận án tiến sĩ ở Trung tâm nghiên cứu chiến lược, trường đại học Vacxava.
RFI.FR|BỞI RFI TIẾNG VIỆT
Nhà phân tích Ridvan Bari Urcosta trong bài « Hậu quả địa chính trị của virus corona » trên The Diplomat đặt vấn đề, liệu Trung Quốc sẽ bị buộc phải « ngủ đông » với nạn dịch này?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

MỘT BÀI VIẾT CŨ VÀ NHỮNG DẤU HIỆU GẦN ĐÂY?

Sự đổ vỡ sắp đến của Trung Quốc

Tâc giả: David Shambaugh/Wall Street Journal số ra ngày 6/3/2015
Người dịch: Phạm Gia Minh


Ván bài cuối cùng của ĐCS Trung Quốc đã bắt đầu khi mà những biện pháp tàn nhẫn của Tập Cận Bình chỉ có thể đưa đất nước tiến gần tới tình huống nguy kịch.
Hôm thứ năm tuần này Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc thường niên vừa nhóm họp theo nghi thức đã trở nên quen thuộc. Ước chừng 3 000 đại biểu “ được bầu chọn” trên khắp mọi miền đất nước – từ những nhóm thiểu số trang phục sặc sỡ tới các tỷ phú lịch lãm sẽ gặp mặt trong thời gian một tuần để thảo luận về tình hình đất nước và dường như điều này tạo ra ấn tượng rằng họ đang tham gia vào đời sống chính trị của quốc gia.
Một số người nhìn nhận cuộc tụ họp đầy ấn tượng này là một chỉ dấu cho sức mạnh của hệ thống chính trị Trung Quốc, tuy nhiên thực chất nó lại che dấu những điểm yếu nghiêm trọng. Các chiêu trò chính trị ở Trung Quốc xưa nay thường được ngụy trang dưới lớp vỏ đầy kịch tính với những sự kiện dàn dựng trên sân khấu cho thấy dường như Quốc hội trao quyền lực bền vững cho ĐCS Trung Quốc. Cán bộ nhà nước cũng như dân thường đều biết rằng họ phải tuân thủ những nghi thức đó, tức là phải vui vẻ tham gia và nhắc lại như vẹt các khẩu hiệu chính thức. Lối hành xử như vậy ở Trung Quốc có cái tên là “biểu thái” (biaotai – biểu lộ thái độ), thực ra nó có ý nghĩa chỉ hơn một chút hành động phục tùng mang tính tượng trưng.

Nếu không để ý tới vẻ bên ngoài thì về thực chất ĐCS Trung Quốc đang rất suy yếu và không ai biết điều này hơn chính Đảng. Con người đầy quyền lực của Trung Hoa – Tập Cận Bình đang hy vọng rằng các biện pháp trừng trị thẳng tay bất đồng chính kiến và tham nhũng sẽ giúp chống đỡ một sự sụp đổ vai trò lãnh đạo của Đảng. Tập Cận Bình xác định rằng phải tránh trở thành một Gorbachov của Trung Hoa bởi lẽ Gorbachov đã điều hành sự tan rã của Đảng CS LX. Thế nhưng thay vì trở thành nhân vật tương phản với Gorbachov, Tập Cận Bình kết cục có thể lại tạo ra cùng một hậu quả. Sự chuyên quyền của họ Tập gây sang chấn nghiêm trọng toàn bộ hệ thống xã hội Trung Quốc và đang đưa đất nước tới gần tình huống nguy kịch.

Dự đoán sự ra đi của các chế độ chuyên chế luôn là việc đầy rủi ro, phi phỏng. Một số chuyên gia Phương Tây nhìn trước sự sụp đổ của Liên Xô trước khi nó xảy ra vào năm 1991; tuy nhiên CIA lại hoàn toàn bỏ qua việc này. Sự tan rã của các quốc gia cộng sản Đông Âu hai năm trước đó cũng đã từng bị chế nhạo như một suy nghĩ mơ mộng của những kẻ chống cộng cho tới khi việc này trở thành hiện thực. Các cuộc “cách mạng màu” trong thời kỳ hậu Liên Xô ở Gruzia, Ucrain và Kyrgyzstan từ năm 2003 tới 2005 cũng như cuộc nổi dậy mùa Xuân Ả Rập năm 2011 đều bùng nổ ngoài mọi dự đoán.
Các nhà quan sát tình hình Trung Quốc đang rất để ý tới những dấu hiệu có tính chất làm lộ chân tướng mục ruỗng và suy đồi của chế độ đang diễn ra kể từ khi xảy ra sự kiện trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989, khi mà chế độ đã trên bờ suy vong. Từ thời điểm đó đến nay một số nhà Trung Hoa học đã đánh cược uy tín nghề nghiệp của mình khi khẳng định rằng sự sụp đổ của ĐCS Trung Quốc trong vai trò lãnh đạo là không thể tránh khỏi. Những người khác thì tỏ ra thận trọng hơn, trong đó có tôi. Thế nhưng thời thế ở Trung Quốc đã thay đổi và những phân tích của chúng ta cũng cần bám sát thời cuộc.
Ván bài cuối cùng với sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc đã bắt đầu, tôi tin là như vậy và điều này đã tiến triển xa hơn cái mức mà nhiều người suy nghĩ. Tất nhiên chúng ta không biết con đường đi từ nay cho tới khi nó kết thúc sẽ có hình dạng ra sao. Có thể nó sẽ rất không ổn định và lộn xộn nhưng cho tới khi hệ thống bắt đầu tháo gỡ các nút thắt một cách rõ ràng,rành mạch thì các yếu tố nội tại vẫn tiếp tục đóng vai trò và vì vậy chúng sẽ ảnh hưởng tới bộ mặt của sự ổn định.
Sự cầm quyền của ĐCS Trung Quốc khó có thể kết thúc một cách êm ả. Một sự kiện đơn lẻ khó có thể gây nên sự khép lại hòa bình của một chế độ. Điều dễ xảy ra hơn đó là sự ra đi của nó sẽ kéo dài, hỗn độn và bạo lực. Tôi không loại trừ khả năng Tập Cận Bình bị hạ bệ trong cuộc tranh giành quyền lực hoặc bởi một cú đảo chính cung đình (un coup d’état). Chiến dịch chống tham nhũng hăng hái của họ Tập đã trở thành tiêu điểm tuần này của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc cho thấy ông đang dùng quá đà sở đoản của mình và chọc tức một cách sâu sắc các cử tri là những nhân vật chủ chốt trong Đảng, Nhà nước, quân đội và giới kinh doanh.
Người Trung Hoa có câu ngạn ngữ, waiying, neiruan- ngoài cứng, trong mềm. Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo quả thực là mạnh mẽ, tràn đầy sức thuyết phục và tự tin. Thế nhưng nhân cách cứng rắn đó lại đi ngược với hệ thống Đảng và chính trị vốn hết sức mong manh trong nội bộ. Chúng ta hãy cùng xem xét 5 dấu hiệu có tính thuyết phục thể hiện tính dễ tổn thương của chế độ và yếu kém của hệ thống Đảng CS Trung Quốc. 


Thứ nhất, giới tinh hoa của nền kinh tế Trung Quốc đang đặt một chân bên ngoài cửa nhà và họ luôn sẵn sàng rời bỏ hàng loạt nếu như hệ thống thực sự bắt đầu sụp đổ. Năm 2014 Viện nghiên cứu Hurun ở Thượng hải chuyên theo dõi vấn đề người giàu Trung Quốc đã kết luận rằng 64% người có của Trung Quốc đã di cư hoặc đang lên kế hoạch di cư khỏi Trung Quốc. Người giàu Trung Quốc gửi con cái đi học ở nước ngoài với con số kỷ lục (bản thân sự việc này đã là một cáo trạng về chất lượng của hệ thống Đại học Trung Quốc).
Ngay trong tuần này báo chí đăng tin các đặc vụ Liên bang đã lục soát một số địa điểm ở Nam California nơi mà chính quyền Mỹ khẳng định rằng chúng có liên quan tới loại hình kinh doanh du lịch đạt giá trị nhiều triệu USD nhằm đưa hàng ngàn sản phụ Trung Quốc sang sinh con tại Mỹ để rồi sau đó quay trở lại Trung Quốc với đứa con là công dân Hoa Kỳ.
Người giàu Trung Quốc còn mua bất động sản ở nước ngoài ở quy mô và mức giá kỷ lục, họ chuyển tài sản ra nước ngoài, thường là những nơi được coi là dễ trốn thuế và mượn các công ty làm bình phong.
Trong khi đó, Bắc kinh đang nỗ lực đưa về nước số lượng lớn những kẻ chạy trốn mang tiền ra sống ở nước ngoài. Một khi mà giới tinh hoa của đất nước – trong đó có nhiều đảng viên CS rời bỏ tổ quốc với số lượng lớn thì chính nó đã cho thấy dấu hiệu xác đáng về sự mất lòng tin vào chế độ và tương lai của đất nước.



Thứ hai, khi lên cầm quyền năm 2012 Tập Cận Bình đã mạnh mẽ tăng cường làn sóng trấn áp chính trị vốn đã được khởi động từ năm 2009 trên khắp Trung Quốc. Mục tiêu hay đối tượng được ngắm tới là báo chí, truyền thông xã hội, phim ảnh, văn hóa – nghệ thuật, các nhóm tôn giáo, Internet, các nhà trí thức, người Tây Tạng và Uighur, những nhân vật bất đồng chính kiến, luật sư, các tổ chức phi chính phủ, sinh viên Đại học và lĩnh vực sách giáo khoa. Ban chấp hành Trung ương ĐCS đã ra một chỉ thị hà khắc được biết tới dưới cái tên Văn kiện số 9 phổ biến trong toàn hệ thống ĐCS từ trên xuống dưới năm 2013, yêu cầu mọi đơn vị phải truy tìm cho ra những biểu hiện tán đồng “ các giá trị phổ quát của phương Tây “ dù còn manh nha, đó là nền dân chủ pháp trị, xã hội dân sự, tự do báo chí và trào lưu Tự do mới trong kinh tế (Neoliberal Economics).
Một nhà nước yên ổn và tự tin sẽ không phải tiến hành trấn áp, cấm đoán như vậy. Đó chính là triệu chứng của sự bất an và lo sợ của lãnh đạo ĐCS.


Thứ ba, cho dù nhiều người trung thành với chế độ vẫn hành động xu thời nhưng khó bỏ qua những biểu hiện giả tạo mang tính diễn kịch đang lan khắp bộ máy chính trị trong mấy năm gần đây.
Mùa hè vừa qua, tôi là một trong số ít khách ngoại quốc (và cũng là người Mỹ duy nhất) tham dự cuộc hội thảo về “ Giấc mơ Trung Hoa” theo luận thuyết của Tập Cận Bình tại một cơ quan nghiên cứu của ĐCS Trung Quốc ở Bắc kinh. Chúng tôi ngồi suốt hai ngày, đầu óc bị tê liệt vì phải nghe liên tục hơn hai chục học giả của Đảng đọc tham luận, tuy nhiên bộ mặt của những người thuyết trình đều lạnh lùng vô cảm, ngôn ngữ cơ thể cho thấy một sự cứng nhắc và nỗi ngán ngẩm của họ rất dễ cảm nhận được từ bên ngoài. Họ làm ra vẻ phục tùng Đảng và những câu thần chú cuối cùng của lãnh đạo nhưng rõ ràng là công tác tuyên truyền đã mất hiệu lực cho nên Hoàng đế bây giờ chẳng còn y phục trên người.
Tháng 12, tôi trở lại Bắc kinh để dự cuộc hội thảo của trường Đảng trung ương, một định chế cao nhất của ĐCS trong việc đưa ra những chỉ đạo mang tính học thuyết. Và một lần nữa các quan chức cao cấp nhất của đất nước cùng các chuyên gia về chính sách đối ngoại lại đọc thuộc lòng kho khẩu hiệu, chính xác tới từng từ. Có lần trong bữa trưa, tôi ghé thăm gian hàng sách của trường, một địa chỉ dừng chân quan trọng để biết các cán bộ lãnh đạo Trung Quốc ngày nay được đào tạo điều gì. Những cuốn tuyển tập trên giá sách từ “các tác phẩm chọn lọc của Lê Nin” tới hồi ký của cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice và trên bàn ngay cửa ra vào, những cuốn sách nhỏ của Tập Cận Bình quảng bá cho chiến dịch của ông ta về “ Công tác quần chúng” – hay mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân được xếp cao chất ngất. Tôi hỏi, “ sách này bán thế nào ?” Cô bán hàng trả lời “ Ô, không bán được nhiều, chúng tôi lại mang chúng đi ấy mà”“. Độ cao của chồng sách đã cho thấy khó có thể tin được cuốn sách đó thu hút độc giả.


Thứ tư, nạn tham nhũng làm thối nát bộ máy ĐCS, chính quyền và quân đội cũng đã thâm nhập vào toàn bộ xã hội Trung Quốc ngày nay. Chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình kéo dài được lâu và cũng khốc liệt hơn những đợt trước đây nhưng không một chiến dịch nào có khả năng loại trừ vấn nạn này vì nó đã bắt rễ một cách ngoan cố vào hệ thống độc Đảng, vào mạng lưới người bảo trợ – khách hàng (mang tính Mafia – ND) và một nền kinh tế hoàn toàn thiếu vắng sự minh bạch cùng một bộ máy truyền thông do Nhà nước quản lý không mang tính thượng tôn Pháp luật.
Hơn thế nữa, chiến dịch chống tham nhũng, hối lộ của Tập Cận Bình được đưa ra nhằm thanh lọc có lựa chọn, chủ yếu nhắm vào các đồng sự và chiến hữu của cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân. Năm nay đã 88 tuổi họ Giang vẫn được đánh giá như Thái thượng Hoàng trong nền chính trị Trung Quốc. Truy quét mạng lưới đặt dưới sự bảo trợ của họ Giang trong khi ông ta còn sống là một sự mạo hiểm lớn đối với Tập Cận Bình, đặc biệt là khi ông có vẻ chưa tập hợp được phe phái gồm những chiến hữu trung thành tới mức đủ mạnh để củng cố quyền lực. Một vấn đề khác nữa là Tập Cận Bình là con trai của thế hệ đầu tiên các nhà cách mạng Trung Quốc, là một trong những “ Thái tử “ cho nên các mối liên hệ chính trị của ông ta chủ yếu được mở rộng đối với các “ Thái tử” khác. Thế hệ thứ 2 này đang bị xỉ vả công khai hiện nay ở Trung Quốc.


Cuối cùng, nền kinh tế Trung Quốc dưới con mắt của phương Tây là một cỗ xe Gia Ga nát không thể dừng lại (thần thoại Ấn độ có chuyện chiếc xe chở vị Thánh tên Giaganat diễu trên phố và những người cuồng tín thường đổ xô vào xe để xe cán chết – ý bóng chỉ lực lượng khủng khiếp đi đến đâu gây chết chóc đến đó – ND). Nền kinh tế đó đang bị sa lầy trong một chuỗi những cái bẫy mang tính hệ thống mà không dễ thoát ra. Tháng 11/2013 Tập Cận Bình chủ tọa Hội nghị Trung ương 3 ĐCS Trung Quốc, Hội nghị đã công bố những chương trình cải cách kinh tế đồ sộ nhưng cho tới nay chúng vẫn còn nằm yên trên bệ phóng. Vâng, các khoản chi cho tiêu dùng có tăng, nạn thảm đỏ có giảm cùng với một số cải cách thuế được thực hiện nhưng nhìn chung các mục tiêu đầy tham vọng của Tập Cận Bình đã chết yểu. Chương trình cải cách đã thách thức các nhóm lợi ích hùng mạnh, cố thủ ở nơi thâm căn cố đế – đó là những doanh nghiệp nhà nước và đội ngũ quan chức Đảng ở địa phương và họ đã không úp mở ngăn cản việc thực thi cải cách.


Năm vết rạn nứt hiển hiện và ngày một gia tăng trong hệ thống quản lý Trung Quốc chỉ có thể khắc phục thông qua cải cách chính trị. Cho tới khi và chỉ khi Trung Quốc nới lỏng việc quản lý hà khắc hệ thống chính trị, quốc gia này mới có thể trở nên một xã hội sáng tạo và một nền “kinh tế tri thức” như mục tiêu cải cách mà Hội nghị trung ương 3 đã đặt ra. Chính hệ thống chính trị hiện nay mới là trở ngại chủ yếu đối với các cải cách chính trị và xã hội Trung Quốc. Nếu như Tập Cận Bình và các lãnh đạo ĐCS Trung Quốc không nới lỏng sự kìm kẹp thì họ chắc chắn sẽ phải đối mặt với số phận mà họ không mong muốn.
Trong mấy thập niên sau khi Liên Xô tan rã, giới lãnh đạo của Trung Quốc luôn bị ám ảnh bởi sự sụp đổ của người đồng chí cộng sản khổng lồ này. Hàng trăm bài phân tích của giới nghiên cứu Trung Quốc đã mổ xẻ các nguyên nhân dẫn tới sự tan rã đó.

“Giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình trên thực tế đang cố gắng tránh cơn ác mộng Liên Xô. Vài tháng trước nhiệm kỳ lãnh đạo của mình, họ Tập đã có một bài phát biểu nội bộ về sự sụp đổ của Liên Xô, lên án sự phản bội của Gorbachov và cho rằng Moscow thiếu “ một người đàn ông đích thực” có khả năng chống lại người lãnh đạo cuối cùng mang tư tưởng cải tổ đó. Làn sóng đàn áp do Tập Cận Bình khởi xướng và chỉ đạo hiện nay cho thấy ông ta chống lại đường lối cải tổ và minh bạch kiểu Gorbachov. Thay vì cởi mở, Tập Cận Bình lại tăng cường kiểm soát tư tưởng, nền kinh tế và cả những đối thủ cạnh tranh trong nội bộ Đảng.Tuy vậy phản công và đàn áp chưa phải là lựa chọn duy nhất của họ Tập.
Những người tiền nhiệm của ông ta như Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào lại rút ra những bài học rất khác từ sự sụp đổ của Liên Xô. Từ năm 2000 tới 2008 họ đã thể chế hóa một số chủ trương nhằm nới lỏng và cởi mở hệ thống cùng với việc thực hiện cải cách chính trị một cách thận trọng và có giới hạn. Họ đã củng cố các cấp ủy ở địa phương và đưa vào thử nghiệm việc bầu vị trí bí thư Đảng với nhiều ứng viên. Hai ông cũng đã thâu nạp nhiều doanh nhân và trí thức vào Đảng, mở rộng hiệp thương giữa Đảng và các nhóm ngoài Đảng đồng thời làm cho các biên bản họp Bộ chính trị thêm minh bạch. Họ đã cải thiện cơ chế phản hồi trong Đảng, thực thi nhiều hơn các tiêu chí tuyển chọn nhân tài để đánh giá và đề bạt, thiết lập hệ thống đào tạo ủy nhiệm cán bộ trung cấp cho toàn bộ 45 triệu người được quy hoạch nguồn. Các ông cũng đã làm cho có hiệu lực những quy chế về hưu trí, luân chuyển công chức và sĩ quan quân đội 2 năm một lần.
Trên thực tế họ Giang và họ Hồ đã suy nghĩ để quản lý sự thay đổi thay vì chống lại nó. Tuy nhiên Tập Cận Bình không chấp nhận một điểm nào cả. Kể từ năm 2009 (khi mà nhà lãnh đạo có đầu óc cởi mở trước đây là Hồ Cẩm Đào đã thay đổi đường lối và bắt đầu chính sách khẩn cấp), chính quyền Trung Quốc ngày càng trở nên bất an nên đã cho ngừng thực thi các cải cách chính trị (trừ việc cải cách đào tạo cán bộ). Những cải cách này đã được một thủ túc chính trị của Giang Trạch Dân đạo diễn, đó là Phó Chủ tịch Trung Quốc Tằng Khánh Hồng (Zeng Qinghong). Ông này đã nghỉ hưu từ 2008 nhưng hiện đang bị nghi vấn tham nhũng trong chiến dịch “ đả hổ diệt ruồi “ của họ Tập. Điều này cho thấy Tập Cận Bình thù địch với các biện pháp cải cách nhằm giảm nhẹ con bệnh của một hệ thống đang đổ nát.
Một vài chuyên gia cho rằng chiến thuật tàn nhẫn của họ Tập sẽ báo trước một xu hướng cải cách cởi mở hơn trong những năm sau này trong nhiệm kỳ của ông. Riêng tôi thì không đồng tình bởi lẽ nhà lãnh đạo này và chế độ của ông ta luôn quan niệm chính trị là một cuộc chơi có tổng bằng 0 (tức là hoặc thắng hoặc thua chứ không có tình thế cả hai cùng thắng Win- Win – ND). Do vậy nới lỏng sự quản lý theo họ, chắc chắn sẽ là một bước tiến tới sự sụp đổ của cả hệ thống trong đó có họ.
Họ còn có quan điểm theo thuyết âm mưu cho rằng Hoa Kỳ đang nỗ lực hành động nhằm lật đổ sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc. Do vậy không có chỉ dấu nào cho thấy những cải cách sẽ quay trở lại ở Trung Quốc.
Chúng ta không thể đoán trước khi nào thì chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc sẽ sụp đổ nhưng cũng không khó để kết luận rằng chúng ta đang làm chứng cho giai đoạn cuối cùng của nó. ĐCS Trung Quốc đứng thứ 2 trên thế giới về thời gian cầm quyền (chỉ sau có Bắc Triều Tiên) và không có đảng chính trị nào có thể cầm quyền mãi.
Nhìn về phía trước, những nhà quan sát Trung Quốc cần phải tập trung sự chú ý vào các công cụ của chế độ phục vụ việc cai trị và những người được giao phó sử dụng các công cụ đó. Một số lớn công dân và đảng viên CS Trung Quốc đã lựa chọn bằng đôi chân để rời bỏ tổ quốc hoặc thể hiện hành động giả dối của mình bằng cách làm ra vẻ tuân thủ các chỉ thị của Đảng.
Chúng ta cần quan sát cái ngày mà những nhân viên tuyên truyền của chế độ và bộ máy an ninh nội bộ sẽ trở nên không nghiêm chỉnh hoặc lỏng lẻo trong việc thực thi các lệnh của Đảng – thảng hoặc khi mà họ bắt đầu trở nên đồng cảm với những kẻ bất đồng chính kiến như nhân viên an ninh Đông Đức trong cuốn phim “Những cuộc đời của người khác” khi anh này thông cảm với chính đối tượng bị theo dõi của mình.
Một khi sự thấu cảm của con người đã manh nha chiến thắng bộ máy cầm quyền cứng nhắc, giáo điều thì ván bài cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc mới thực sự bắt đầu.

Dr. Shambaugh hiện là Giáo sư về Quan hệ Quốc tế đồng thời giữ chức vụ Giám đốc chương trình Chính sách Trung Quốc tại Đại học George Washington, ông cũng là cộng tác viên cao cấp của Viện Brookings. Những cuốn sách của ông về Trung Quốc gồm “ ĐCS Trung Quốc : sự hao mòn và sự thích ứng” và gần đây nhất là cuốn “ Trung Quốc toàn cầu hóa : một thế lực cục bộ”.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trump ‘có thể trở thành tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ’



Trong một cuốn sách sắp được giới thiệu ở Việt Nam, một cựu chủ tịch Hạ viện Mỹ dự đoán rằng Tổng thống Mỹ Donald Trumpm, với phong cách lãnh đạo riêng, có thể trở thành một trong những tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ hai được tổ chức tại Hà Nội, Trung tâm Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (VAPEC) phối hợp cùng một công ty phát hành sách giới thiệu ấn phẩm “Hiểu về Trump” (Understanding Trump) của tác giả Newt Gingrich nhằm mang đến cho công chúng những góc nhìn và đánh giá hữu ích về đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Gần như không ngày nào trên báo chí quốc tế cũng như báo chí Việt Nam không có những tin tức về Tổng thống Mỹ. Từ những ồn ào về cuộc sống cá nhân, những vụ lùm xùm đến những quyết sách đầy bất ngờ không theo truyền thống.
Tuy nhiên công trình của Newt Gingrich tập trung vào những vấn đề cốt lõi mà theo tác giả đã và đang hình thành nên tư tưởng và hành động của nhà lãnh đạo nước Mỹ. Không những vậy, với những phân tích của mình, tác giả còn dự đoán Donald Trump có thể là một trong những tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ. Thông điệp của ông muốn gửi đến công chúng là: Trước khi phán xét Trump, hãy hiểu ông ấy.
Ông Nguyễn Cảnh Bình, Phó Chủ tịch VAPEC cho rằng Donald Trump và Chủ nghĩa Trump (Trumpism) thể hiện những thay đổi lớn lao trong văn hóa, cách thức hành động đang diễn ra trong nền chính trị Mỹ.
“Có lẽ chúng ta nên cố gắng hiểu hơn về những gì đã và sẽ diễn ra ở nước Mỹ và hẳn là chúng ta sẽ có những chuẩn bị tốt hơn cho tương lai”, ông Bình nhấn mạnh.
Newt Gingrich là nguyên Chủ tịch Hạ viện Mỹ giai đoạn 1995 đến 1999, là một ứng cử viên chạy đua làm đại diện của Đảng Cộng hòa trong kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2012.
Trong nhiều năm qua, với kinh nghiệm và hiểu biết của mình, Newt Gingrich đã cung cấp cái nhìn sâu sắc và độc đáo về cuộc đời và phong cách điều hành của Trump, cũng như cách ông tư duy và đưa ra quyết định. Cuốn sách còn bàn luận chi tiết về các giải pháp “kiểu Trump” cho các vấn đề an ninh quốc gia, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, tăng trưởng kinh tế, cải cách hành chính và các chủ đề quan trọng khác.
Tác giả nhấn mạnh, Trump là doanh nhân, không phải là một học giả. Trump không quan tâm đến lý thuyết. Nếu điều gì hiệu quả, làm điều đó. Nếu không, hãy vứt nó đi. Một học giả coi trọng quá trình, còn Trump coi trọng kết quả.
Trump là một nhà xây dựng và cung cấp, không phải là một nhà tài chính nồi trong văn phòng máy lạnh, công việc bó buộc cùng máy tính và giấy tờ.
Trump là một người cha. Tất cả chúng ta đều yêu thích nhà Kennedys vì tình đoàn kết đồng đội của họ. Nhà Trumps cũng vậy. Donald Trump đã xây dựng một đế chế, nhưng trước tiên ông đã gây dựng một gia đình. Và, như Gingrich nói, điều đó quan trọng hơn tất cả.
Trump không những am hiểu về phương tiện truyền thông, ông làm chủ nó. Bằng cách cập nhật tweet của mình liên tục, Trump đưa quan điểm của mình tới đại chúng. Không ai có thể buộc tội ông cho việc dối trá hay đểu giả. Ông phơi bày ngay cả khiếm khuyết thẩm mỹ để chứng minh tính chân thật của mình.
Gingrich nói rằng Trump là người đầu tiên được bầu làm tổng thống mà chưa từng đảm trách bất kỳ vị trí nào trong chính quyền hay mang quân hàm nào. Và, ông dự đoán, Trump có thể trở thành một trong những tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ.
@ TapchiHoaky

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hậu quả địa chính trị của virus corona

Nhà phân tích Ridvan Bari Urcosta trong bài « Hậu quả địa chính trị của virus corona » trên The Diplomat đặt vấn đề, liệu Trung Quốc sẽ bị buộc phải « ngủ đông » với nạn dịch này?
Dịch virus corona mới xuất hiện tại Vũ Hán ngay trước Tết, thời kỳ « xuân vận » với luồng người di chuyển đông đảo nhất trên trái đất. Nếu kịch bản tệ hại nhất trở thành sự thật, các biện pháp đối phó của cộng đồng quốc tế và Trung Quốc không ngăn chận nổi dịch bệnh thì sao ? Đỉnh điểm của nạn dịch có thể vào tháng Hai, và như vậy cần suy nghĩ về các hậu quả địa chính trị cũng như kinh tế.
Nạn dịch corona xảy ra vào lúc kinh tế Trung Quốc đang chậm lại, nợ công tăng lên, tiêu thụ nội địa chững lại, và chính sách thuế quan của Mỹ đè nặng. Tỉ lệ tăng trưởng 6,1% GDP của năm 2019 thuộc loại thấp nhất từ trước đến nay, và đã giảm mạnh so với 6,6% của năm trước. Vào ngày 15/01/2020, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, bước đầu cho việc chấm dứt cuộc thương chiến Mỹ-Trung. Nhưng chưa kịp vui mừng thì chỉ vài ngày sau con virus corona bắt đầu cho thấy sự nghiêm trọng của nó.
Dịch bệnh bùng phát ngay trung tâm kỹ nghệ Trung Quốc
Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, là trái tim của kỹ nghệ Trung Quốc. Nhìn trên bản đồ, thành phố này nằm ngay giữa « trung tâm kỹ nghệ » được giới hạn bởi Bắc Kinh/Thiên Tân, Thành Đô/Trùng Khánh, Macao/Hồng Kông và Thượng Hải. Tỉnh Hồ Bắc có 7 đặc khu kinh tế quan trọng: Khu phát triển kinh tế Hồ Bắc-Kinh Châu-Thành Nam, Khu phát triển công nghệ cao Vũ Hán Đông Hồ, Khu phát triển kinh tế công nghệ Vũ Hán, Khu chế xuất Vũ Hán, Công viên phần mềm, Thung lũng quang học, Khu phát triển kỹ nghệ hi-tech Tương Dương. Đặc biệt Vũ Hán có cảng sông hàng đầu Trung Quốc và phi trường lớn nhất ở miền trung Trung Quốc.
Trong khi kinh tế toàn quốc chậm lại, Vũ Hán tăng trưởng đến 7,8%. Theo chính quyền Hồ Bắc, giá trị tăng thêm của công nghệ cao và kinh tế số chiếm từ 24,5% đến 40% GDP của tỉnh, và viễn cảnh năm 2020 còn sáng sủa hơn. Trên 300 trong số 500 công ty hàng đầu thế giới đặt trụ sở tại Vũ Hán, và số công ty công nghệ cao mới tăng lên số kỷ lục là 900. Báo cáo được công bố tại Đại hội Đảng lần thứ 14 của Vũ Hán (trong khi dịch bệnh bắt đầu hoành hành) ước lượng GDP sẽ tăng từ 7,5 đến 7,8% trong năm 2020, tạo thêm 220.000 việc làm mới.
Mỉa mai thay, chỉ vài tuần sau viễn cảnh màu hồng này, những hình ảnh khủng khiếp từ Vũ Hán khiến nhiều người trên thế giới liên tưởng đến cảnh tận thế trong phim Hollywood. Nếu dịch corona lan rộng, kinh tế toàn cầu có thể bị đình trệ. Bắc Kinh huy động nhiều triệu người nhằm ngăn chận con virus và cô lập hàng chục triệu gia đình. Tỉnh Hồ Bắc với 58 triệu dân đã bị cắt đứt với toàn quốc.
Có thể so sánh Vũ Hán với California hay cụ thể hơn với Thung lũng Silicon, và hình dung tác hại với kinh tế quốc gia và thế giới nếu bị đóng cửa trong nhiều tuần lễ.
Phản ứng của các công ty quốc tế
Trong một kịch bản ít bi đát hơn, nếu Bắc Kinh sớm chiến thắng được con virus, thiệt hại có thể giảm đi. Chẳng hạn hồi dịch SARS năm 2003, tăng trưởng bán lẻ của Trung Quốc đã chạm đáy với 4,3%, nhưng sau đó nhanh chóng hồi phục lên mức 9,7%. Tương tự, vận chuyển hành khách giảm 42% vào tháng Năm, 22% vào tháng Sáu năm 2003 và tăng lên lại vào tháng Chín. Tuy nhiên hậu quả tiềm tàng của dịch bệnh với nền kinh tế Trung Quốc và thế giới là không nhỏ.
Tập đoàn Nissan của Nhật, PSA và Renault của Pháp nhấn mạnh sẽ ngừng sản xuất tại Trung Quốc và đưa nhân viên nước ngoài ra khỏi Hoa lục. Thị trường chứng khoán toàn cầu và giá dầu có phản ứng rất nhanh: chỉ số S&P 500, Nasdaq, Dow Jones đều sụt giảm, đặc biệt thị trường Thượng Hải giảm kỷ lục.
Theo Andrew Milligan, phụ trách chiến lược toàn cầu của Aberdeen Standard Investments, « Ngay cả khi giả định là chính quyền chận được nạn dịch, vẫn có cú sốc kinh tế trong ngắn hạn ». Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng các nhà đầu tư ngắn hạn có thể bị tác động tiêu cực về chính trị và kinh tế từ virus corona.
Trường hợp tập đoàn Alibaba là một ví dụ điển hình. Alibaba là biểu tượng cho một Trung Quốc đương đại với tư cách siêu cường, tên của nó đồng nghĩa với sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. Thật xui xẻo cho Alibaba, virus corona đang tấn công vào chính bản sắc của tập đoàn này. Tại nhiều nước, người mua chia sẻ sự sợ hãi khi nhận các kiện hàng từ Trung Quốc, trong đó có công ty nổi tiếng nhất là Alibaba. Cổ phiếu của tập đoàn bỗng xuống dốc không phanh.
Đọc thêm: Trung Quốc : Một đế quốc tử chiến với một con virus
SARS, virus corona và GDP
The Economist Intelligence Unit (EIU) ước tính con virus corona mới có thể làm GDP Trung Quốc giảm từ 0,5 đến 1%. Các nạn nhân đầu tiên là các công ty hàng không và du lịch, có thể bị thiệt hại nặng nhất. Tuy nhiên một số lãnh vực như dược phẩm, thương mại điện tử và tự động hóa có thể hưởng lợi. Theo EIU, nếu dịch corona tương đương với SARS, tốc độ tăng trưởng GDP Trung Quốc có thể còn 4,9%.
Cần nhớ rằng hồi năm 2003 GDP Trung Quốc chỉ mới là 1,6 ngàn tỉ đô la so với 14,3 ngàn tỉ của năm 2019. Hồi đó nền kinh tế Trung Quốc đứng thứ bảy thế giới, còn nay thứ nhì, có vai trò lớn hơn trong thị trường toàn cầu. Năm 2004, một năm sau dịch SARS, Viện hàn lâm khoa học quốc gia Hoa Kỳ công bố báo cáo ước lượng kinh tế thế giới bị thiệt hại 40 tỉ đô la trong năm 2003 vì SARS.
Cũng đừng quên rằng trong dịp Tết 2019 tại Trung Quốc, lợi nhuận từ bán lẻ và kinh doanh ăn uống đã vượt quá 148 tỉ đô la, du lịch vượt 76 tỉ đô la. Còn cái Tết cô lập năm nay, thiệt hại là bao nhiêu ???
Thiếu hụt nhân tài
Tuy nhiên có những hậu quả còn lớn hơn cả doanh thu bị mất. Từ năm 2010, Trung Quốc đã bắt đầu nghĩ đến việc tạo uy tín quốc tế với quyền lực mềm, nhất là trong giáo dục, tìm cách thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới. Bắc Kinh nỗ lực thay đổi hình ảnh, mời mọc các sinh viên ngoại quốc và chuyên gia tài năng.
Năm 2017-2018, chỉ có không đầy 12.000 sinh viên Mỹ tại Trung Quốc (kể cả 1.000 tại Vũ Hán), trong khi có trên 360.000 sinh viên Trung Quốc du học tại Hoa Kỳ. Năm 2019, có 21.000 sinh viên Mỹ, 20.000 từ Nga, 10.600 từ Pháp và 14.200 sinh viên từ Nhật đến Trung Quốc du học. Theo bộ Giáo dục Trung Quốc, chỉ riêng tại Hồ Bắc đã có 21.371 sinh viên ngoại quốc.
Giờ đây tất cả thành công của Trung Quốc trong việc thu hút nhân tài từ nước ngoài trong suốt một thập kỷ qua có thể tan thành mây khói với sự lan tràn của con virus giết người. Các nước châu Âu và Bắc Mỹ đã tiến hành đưa công dân rời khỏi Vũ Hán, nơi đang bị cách ly. Nếu virus corona tấn công hàng loạt vào các tỉnh khác, chúng ta sẽ chứng kiến những chuyến bay di tản rầm rộ với quy mô chưa từng thấy, đặc biệt từ các nước phương Tây.
Ý nghĩa địa chính trị
Như đã nói ở trên, virus corona lan tràn trong bối cảnh thương chiến Mỹ-Trung và nền kinh tế Trung Quốc đang đi xuống. Để đối phó với thách thức lớn như thế, Trung Quốc cần huy động nguồn lực của toàn quốc và 1,4 tỉ công dân. Nay phải tập trung nguồn lực vào việc chống dịch bệnh, kinh tế Trung Quốc có thể đành phải « ngủ đông », thậm chí tạm thời rút khỏi chính trị thế giới nếu cần thiết. Hậu quả về địa chính trị và kinh tế là rất lớn trong tương lai gần, nếu Bắc Kinh xác định rằng, với tình hình bi đát như thế, tạm thời ẩn dật có thể là biện pháp tốt nhất.
Hoa Kỳ sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất. Kinh tế Trung Quốc tiếp tục đi xuống, tác động của cuộc khủng hoảng hiện nay đến cỡ nào vẫn chưa rõ. Tạm thời, cán cân sức mạnh nghiêng về phía Mỹ.
Hiện tại, các nhóm nước có chính sách đối ngoại độc lập vốn thường đối nghịch với quan điểm của Hoa Kỳ, đặc biệt là Iran, Trung Quốc, Nga và nay là Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn rằng khi họ tham gia một « trục », thì tất cả thành viên phải có khả năng kháng cự lại Mỹ và phương Tây nói chung. Nhưng nếu một nước đứng ra bên ngoài, nhất là từ trục Trung-Nga-Iran, cán cân quyền lực toàn cầu sẽ nghiêng về phương Tây. Như vậy việc Trung Quốc quy ẩn giang hồ sẽ là ác mộng cho Nga và Iran.
Tuy vậy Trung Quốc cũng có thể có được một ít tác động tích cực từ khủng hoảng, vì các cuộc biểu tình đông đảo ở Hồng Kông luôn gây khó chịu có Bắc Kinh từ mùa hè 2019 có thể ngưng lại vì sự nguy hiểm của virus corona. Dù đã có 10 trường hợp nhiễm bệnh, tất cả đều từ Hoa lục sang, người dân vẫn biểu tình đòi đóng cửa toàn bộ biên giới, và mới đây các nhân viên y tế đã đình công để hỗ trợ.
Dịch corona đã gây ra tình huống bi hài là năm 2019 chính quyền Hồng Kông cố gắng cấm mang khẩu trang ở nơi công cộng, còn bây giờ thì phải kêu gọi người dân trang bị để tránh virus lây lan.
Các thuyết âm mưu nảy nở. Chẳng hạn chính khách Nga Vladimir Zhirinovsky cho rằng con virus này do người Mỹ tạo ra để làm hại Trung Quốc. Hồi năm 2013 đại tá không quân Trung Quốc Dai Xu cũng cáo buộc chính phủ Mỹ đã thả con virus cúm gà H7N9 vào Trung Quốc để tiến hành chiến tranh sinh học. Ngược lại, giả thiết virus corona là từ chương trình vũ khí sinh học của Trung Quốc và Viện Vi trùng học Vũ Hán đang được lan truyền rộng rãi trên các mạng xã hội.
Cùng lúc đó ở phần còn lại của thế giới đang nảy sinh tâm lý kỳ thị người Trung Quốc, và thật ra là người châu Á vì nhiều người không phân biệt được các nước châu Á. Hashtag « JeNeSuisPasUnVirus » (Tôi không phải là virus) ra đời vì thế, và nếu trong thời gian ngắn sự lây lan của virus corona không dừng lại thì sự phân biệt đối xử với người Trung Quốc sẽ tăng lên, dẫn đến việc thổi bung dân tộc chủ nghĩa ở Hoa lục.
Tác giả kết luận, không ai vô sự khi nền kinh tế thứ nhì thế giới đi xuống. Ngay cả khi phần còn lại của thế giới thành công trong việc chận lại con virus corona, kinh tế toàn cầu cũng cùng bị « ho và khó thở » với Trung Quốc.
* Tác giả Ridvan Bari Urcosta là nhà phân tích của Geopolitical Futures ở Ba Lan, đang làm luận án tiến sĩ ở Trung tâm nghiên cứu chiến lược, trường đại học Vacxava.
RFI.FR|BỞI RFI TIẾNG VIỆT
Nhà phân tích Ridvan Bari Urcosta trong bài « Hậu quả địa chính trị của virus corona » trên The Diplomat đặt vấn đề, liệu Trung Quốc sẽ bị buộc phải « ngủ đông » với nạn dịch này?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ai sẽ trả lại tuổi thơ cho các con?


CHÚNG TÔI ĐĂNG LẠI BÀI BỊ XOÁ VÀ BỊ CẢNH BÁO TỐI QUA:
Chuyện kể từ thôn Hoành: Ai sẽ trả lại tuổi thơ cho các con!
“Chúng tội lắm!”
Người phụ nữ có khuôn mặt đượm buồn luôn miệng nhắc lại điệp khúc “chúng tội lắm” và chậm rãi kể lại cho chúng tôi về những đứa con của chị Nguyễn Thị Phượng. Chị cùng chồng, cả hai vợ chồng đều bị bắt vào cái đêm nhà cầm quyền đột kích thôn Hoành. Từ ngày bố mẹ bị bắt, ba đứa trẻ mỗi đứa một nơi. Đứa lớn học lớp 7. Đứa học lớp một. Thương nhất là đứa bé 17 tháng tuổi còn đang bú mẹ! Mẹ bị bắt, bà ngoại vội vã thu xếp bế cháu vào Nam chạy loạn.
“Chúng tội lắm!”
Ba đứa trẻ nhà chị Phượng chỉ là một trong hàng chục đứa trẻ có cha hoặc mẹ bị bắt, cũng như hàng trăm đứa trẻ thôn Hoành đã bị cái đêm hôm ấy ám ảnh với những ký ức chẳng biết khi nào xóa nhòa.
Chúng tôi hỏi chuyện một cháu bé học lớp sáu. Mẹ cháu – một người mẹ đơn thân, cũng bị bắt trong cái đêm kinh hoàng đó. Hiện nay, cháu đang ở với bác dâu, cũng là mẹ đỡ đầu của cháu. Trong đôi mắt u buồn ngấn lệ, cháu kể về mẹ mình, về cái đêm hôm ấy nhà bị bao vây và mẹ bị bắt, về những câu chuyện nghe được trong các câu chuyện của người lớn bàn tán về số phận của những người dân thôn Hoành, trong đó có mẹ của bé. Tất cả giờ chẳng biết ở đâu!
Những ngày này, ai tới thôn Hoành sẽ cảm nhận được sự vắng vẻ khác thường trên các ngõ xóm, thôn làng.Hôm chúng tôi đến thôn Hoành, cổng trường cấp II Đồng Tâm cũng vắng vẻ khác thường. Sau giờ học, các cháu ồn ào chốc lát, rồi tất cả vội vã trở về nhà. Đối với các cháu, kể từ ngày chứng kiến cuộc tập kích thôn Hoành, chỉ còn gia đình là nơi chúng nghĩ rằng đáng tin cậy và có vẻ an toàn.
Cũng may, những đứa trẻ ở đây, chúng đồng cảm với nhau. Những đứa trẻ có cha mẹ bị bắt, không những không bị các trẻ khác xa lánh. Trái lại, khi được hỏi, chúng bày tỏ thái độ chia sẻ, cảm thông. Trong tâm hồn non nớt của những đứa trẻ, sự kiện Đồng Tâm không xa lạ với chúng. Chúng hiểu sự mất mát chung của thôn làng. Dù mỗi đứa cảm nghiệm mỗi khác, nhưng tất cả đều trải qua một tâm trạng lo lắng, hoảng sợ. Tiếng súng giữa đêm khuya, hình ảnh những cảnh sát cơ động đen sì, bồng súng đứng chắn mọi nẻo đường, và sẵn sàng ra tay tàn độc khi bất cứ ai nhúc nhích dù chỉ là cầm chiếc điện thoại trên tay, sẽ mãi đi vào tâm trí ngây thơ của những đứa trẻ trước nay luôn được ông bà cha mẹ cùng các tấm băng rôn treo các ngả đường thôn làng nhắc chúng tin tưởng vào đường lối chính sách và pháp luật của nhà nước, của đảng cộng sản.
Và, hôm nay, tất cả đã sụp đổ! Đối với chúng, ngày 9/1/2020 là ngày của tang tóc. Ai sẽ là người trả lại cho chúng tuổi thơ trong sáng đã bị người lớn đánh cắp? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm về tuổi thơ của hàng trăm đứa trẻ thôn Hoành!
Ba đứa trẻ nhà chị Phượng cần mẹ. Luật pháp và lương tri nào cho phép cách ly một đưa trẻ 17 tháng tuổi với mẹ của chúng?
Cháu bé cần mẹ và cần tất cả chúng ta lên tiếng bảo vệ để trẻ em thôn Hoành và tất cả các trẻ em tại Việt Nam được sống trong một xã hội ấm no thật sự.
Mong cho có nhiều nhà hảo tâm và các luật sư giúp các cháu và cha mẹ các cháu được đối xử công bằng.
3/2/2020
Ảnh: Internet

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2020

(Trích từ tự truyện: DƯỚI BÀN TAY VÔ HÌNH, chưa xuất bản)



Lao Ta
…Lần ấy P. Thắng, nhân viên chính trị của tiểu đoàn, nhận lệnh đi công tác một tháng. Theo thông lệ, cậu ta bàn giao lại việc cho tôi, nhân viên quân lực. Tuy không phải đảng viên nhưng tôi thông thuộc hết mọi thủ tục để hoàn thiện bộ hồ sơ cho một đảng viên mới, chính là nhờ một tháng làm thay ấy.
Vốn là người chu đáo, trước khi đi, Thắng bỏ ra một buổi chiều dặn kỹ tôi phải làm gì. Bấy giờ tôi mới biết: Trọn vẹn một bộ hồ sơ để kết nạp ai đó vào đảng, từ đơn xin gia nhập đảng, lời của hai đảng viên giới thiệu, đến tất cả những trích biên bản cuộc họp, (họp quần chúng, họp chi đoàn, liên chi đoàn, chi bộ, chi ủy…) đều do nhân viên chính trị làm.
Tức là bịa ra hoàn toàn.
Càng bịa giỏi càng được coi là có năng lực. Tôi đọc qua vài cái trích biên bản mẫu và hỏi lại Thắng có phải đều do cậu ta bịa ra, thì cậu ta gật đầu: “Bịa tất! Làm quái gì có cuộc họp nào”- Thắng nhấn mạnh để tôi cứ yên trí mà làm.
Đúng vào tháng cuối năm nên trong những chỉ tiêu tiểu đoàn phải hoàn thành, có chỉ tiêu phát triển đảng. Tiểu đoàn phó chính trị Đoàn Văn Bàn gọi tôi sang, bảo: “Thằng Thắng bận thì ông phải làm vậy, mặc dù ông không phải là đảng viên. Ông làm việc với bọn chỉ huy đại đội xem có đứa nào thì giới thiệu để kết nạp đảng cho đủ chỉ tiêu mẹ nó đi. Ưu tiên bọn sắp ra quân. Tất cả còn thiếu hơn chục thằng nữa. Chỉ nay mai là trung đoàn lại réo lên hỏi cho mà xem”.
Tôi nhận nhiệm vụ một cách miễn cưỡng.
Ngay lập tức tôi nhấc máy gọi cho các đại phó phụ trách chính trị của đại đội, nói tinh thần của chỉ huy tiểu đoàn. Chỉ ngay tuần sau có vài đại đội đã đưa lên danh sách những chiến sỹ mà họ cho là xứng đáng kết nạp. Riêng đại đội Một và Ba, có hai ông đại trưởng ngang bướng thì tôi phải xuống trực tiếp. Tại C1, đại trưởng Nguyễn Văn Thục, tiếp tôi như tiếp quan khâm sai. Nghe tôi trình bày, ông cười cười bảo: “Tưởng việc gì chứ việc ấy thì cần đéo gì phải lo. Mày cứ ở đây với tao, cơm no rượu say rồi tao tìm cho-Ông ghé tai tôi bảo tiếp: Đ. mẹ, tao bảo mấy thằng đàn em, những thằng vẫn hầu hạ tao như hầu bố ấy, là tao đéo có gì cho chúng mày đâu, đ. mẹ, chỉ có TÍ ĐẢNG cho chúng mày cầm về mà làm vốn. Đ. mẹ, về quê mà không có tí ấy thì chỉ có mà ăn cứt, mấy thằng cán bộ xã nó cho cả nhà ăn cứt khơ khớ…May quá, tiện dịp này mày giúp tao tống mấy thằng ấy vào đảng cho xong đi nhé”.
Sau bữa, ông Thục chống ba toong tự tạo khệnh khạng kéo tôi cùng đi ra hiện trường, nơi lính tráng đang đào ao. Chúng tôi ngồi trên bờ nhìn xuống. Ông Thục nói to, chõ xuống dưới: “Thằng nào muốn vào đảng thì đào ao cho khỏe”. Rồi ông vừa cười hô hố vừa chỉ thiên chỉ địa: “Thằng kia, thằng kia, thằng kia…(Y như hồi bé tôi chọn vịt cho mẹ đem đi chợ, cứ con nào cổ ngỏng cao là tóm)-ông Thục quay sang tôi-thế đã đủ chưa?”. Tôi bảo tạm đủ, ông mới thôi.
Sau khi nhận đủ số hồ sơ, tôi phải làm cái việc mà Thắng làm trong suốt thời gian cậu ta là nhân viên chính trị và trước đó Hải làm ròng rã bốn năm còn trước nữa thì tôi không biết, là bịa ra những tờ “trích biên bản cuộc họp”. Trong bộ hồ sơ tổng cộng có bảy loại giấy tờ, thì có tới 4 cái trích biên bản, ba cái còn lại gồm bản xác minh lý lịch, đơn xin vào đảng và lời giới thiệu của hai đảng viên chính thức. Thiếu một cái là chưa xong. Chỉ có bản xác minh là do người được cử đi xác minh thực hiện, còn lại ngay cả đơn xin vào đảng, lời đảm bảo của hai đảng viên phần lớn cũng do nhân viên chính trị viết hộ. Bởi vì có nhiều trường hợp người được chọn, khi gọi lên viết đơn thì cả buổi cũng chỉ đủ chữ để viết Đảng cộng sản Việt Nam rồi ngồi cắn bút. Thà viết giúp cho nhanh. Những người chấp nhận đứng tên giới thiệu thì lười, chỉ muốn có sẵn rồi ký toẹt cho xong, đôi khi không thèm ngó qua để biết nội dung lời đảm bảo viết giúp ấy.
Sau đây là mẫu ghi nội dung của một bản “trích biên bản cuộc họp”:
-Cấp họp (chi đoàn, liên chi đoàn, chi bộ, chi uỷ…)
-Thời gian họp:
-Địa điểm họp:
-Thành phần họp:
-Nội dung họp:
-Diễn biến cuộc họp:
-Kết luận:
Chỉ có thời gian là thay đổi, còn địa điểm thì tùy theo cấp họp mà ghi tại hội trường hay tại sở chỉ huy…Riêng thành phần họp, nếu là chi bộ hoặc chi ủy thì phải lưu ý vấn đề quá bán. Ví dụ tổng số có 5 người mà vắng 3 là không ổn, không đúng nguyên tắc. Cho nên nhất thiết chỉ được vắng nhiều nhất là 2. Nội dung thì chỉ có một: Xét kết nạp đảng viên mới. Câu mào đầu thì cả trăm bản đều giống nhau: “Sau khi đọc đơn, lời giới thiệu, bản xác minh lý lịch…(của cấp bên dưới cấp đang họp, ví dụ cuộc họp Liên chi đoàn thì xét đề nghị cấp Chi đoàn, cứ thế lân lên) hội nghị đã thảo luận sổi nổi (nhất định phải có từ sôi nổi, hoặc thay bằng từ tương đương như kỹ lưỡng…) và đi đến thống nhất ý kiến…
Mặt mạnh: độ vài ba cái gạch đầu dòng.
Mặt yếu: Cũng độ vài ba cái gạch đầu dòng, khuyết điểm hay được nhắc tới là tính còn trầm. Tùy sự biến báo của nhân viên chính trị mà mặt yếu có thể là còn ngại đấu tranh (mặc dù đấu tranh thì còn lâu mới được xét vào đảng), còn rụt rè, còn có lúc chưa thật yên tâm…
Kết luận: Xét theo điều lệ …Đồng chí A đủ tiêu chuẩn để đứng trong hàng ngũ tiên phong của đảng. Biểu quyết 100 phần trăm số phiếu tán thành. (Thỉnh thoảng cũng phải rút xuống 80% cho ra vẻ). Nay kính chuyển lên (nếu là chi đoàn thì cấp kính chuyển là Liên chi đoàn, nếu là Liên chi đoàn thì cấp kính chuyển là Chi bộ…cứ thế cấp kính chuyển cuối cùng là Đảng ủy cấp trên), xét kết nạp đồng chí A. trong thời gian sớm nhất.
Người trích biển bản là nhân viên chính trị, ký và ghi rõ họ tên. Còn người chủ tọa thì tùy cấp họp mà ghi tên rồi khi đủ cả chục bộ hồ sơ thì chuyển cho họ kí một thể.
Sau khi bộ hồ sơ hoàn chỉnh, nhiệm vụ tiếp theo của nhân viên chính trị là gọi những đảng viên tương lai lên để chỉ học thuộc đúng một câu thề trong lễ kết nạp. Việc đó hóa ra cũng vô cùng khó. Thông thường phải mất cả tuần. Có lần tôi thấy P.Thắng cáu tiết quát ai đó nhặng cả lên: “Mày không mở được miệng ra à? Chỉ có đọc thôi mà cũng tắc tị thì sau này lãnh đạo được đéo ai”.
Vì tôi chỉ làm giúp, nên trong những trường hợp ấy, tôi luôn nhẹ nhàng bảo: “Từ ngày mai là em lãnh đạo những người như anh rồi đó, là thành viên của đội tiên phong rồi đó, cố lên”.
Suốt cái tháng cuối năm ấy, tôi “chế” được cả thảy hơn chục bộ hồ sơ “đẹp như mơ”, có bút tích, chữ ký của tôi với cái tên Tạ Duy Anh chưa bao giờ được công nhận về mặt hành chính. Nhiều năm sau thỉnh thoảng tôi vẫn thấy khoái trá với ý nghĩ: “Mình chỉ làm thay có một tháng, trong phạm vi một tiểu đoàn, mà đã góp cho đội ngũ trùng trùng điệp điệp hơn chục thành viên, vẻ vang là cái chắc”.
________________________________
Phần nhận xét hiển thị trên trang