Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

ĐỒNG TÂM CHƯA ĐỒNG THUẬN:


VỤ ĐỒNG TÂM: LẠI LÀ VTV
Lâu rồi không xem Thời sự VTV nên có người gửi link tôi mới biết hóa ra hôm 25/11 Hà Nội mời cụ Kình lên nghe thông báo của Thanh tra Chính phủ vào buổi trưa thì đến tối Thời sự VTV phát một bản tin chi tiết.
Bản tin khẳng định chính quyền Hà Nội đúng, khi mà (1) chính quyền có đầy đủ bản đồ/văn bản xác nhận toàn bộ diện tích khu đất tranh chấp là đất quốc phòng, (2) các hộ dân canh tác đã nhận tiền đền bù và vui vẻ trả đất, (3) chỉ một thiểu số dân làng Đồng Tâm bị xúi giục làm càn, chứ đa số đều ủng hộ chủ trương của chính quyền thành phố.
Đầu tiên, xét về nghiệp vụ báo chí đây là một bản tin kém cỏi. Trong một sự việc tranh chấp có hai quan điểm bất đồng nhau mà chỉ đưa có một quan điểm thì khác nào bịt mồm một bên để cho bên kia thoải mái nói, sao mà khách quan cho được?
Tiếp nữa, ở cả ba điểm bản tin nêu, đào sâu vào đều thấy nhiều khúc mắc:
Về chuyện bản đồ/văn bản, câu hỏi đầu tiên là vì sao phải hơn 2 năm sau sự kiện Đồng Tâm mới trưng ra? Các bản đồ/văn bản này tạo lập khi nào? Nếu dân làng yêu cầu giám định tuổi mực để xác định thời điểm tạo lập có được không? Thế rồi ngay cả khi bản đồ là thật đi chăng nữa, tức là khu đất tranh chấp từng nằm trong một quy hoạch nào đó của chính quyền vài chục năm trước đi chăng nữa, vẫn chưa đủ cơ sở để nói khu đất đã được giao cho chính quyền. Phải thông qua một quá trình gồm ra quyết định thu hồi, tiến hành bồi thường hỗ trợ, rồi lập biên bản bàn giao, cắm mốc giới. Vậy giải thích sao đây khi mà năm 1980 chính quyền thu hồi Khu đất phía Đông (47ha, không tranh chấp) có quyết định, biên bản, mốc giới đầy đủ, nhưng giờ đến Khu đất phía Tây mà dân gọi là Đồng Sênh (59ha, hiện đang tranh chấp) lại không trưng ra được những văn bản tương tự?
Tới chuyện 14 hộ dân nhận tiền, trả đất. Nhận tiền, mà đến cả tỷ bạc, dĩ nhiên phải hoan hỉ thôi. Nhưng thật kỳ lạ, nếu đây đúng là đất quốc phòng như chính quyền Hà Nội khăng khăng bấy lâu, các hộ dân lấn chiếm lẽ ra phải bị phạt chứ sao còn được bồi thường? Tương tự, vì sao trước đó chính quyền Hà Nội lại thông qua phương án bố trí tái định cư cho các hộ này dù lâu nay nhất mực cho rằng đây là đất quốc phòng bị lấn chiếm, để rồi khi mọi chuyện ầm ĩ lên thì mới hủy bỏ? Hóa ra cứ lấn chiếm đất quốc phòng thì sau sẽ được bồi thường hỗ trợ, may mắn thì còn được bố trí tái định cư hay sao? Hà Nội đang muốn tạo tiền lệ gì cho cả nước?
Cuối cùng, dân làng đứng về phía cụ Kình là thiểu số hay đa số, cứ nhớ lại những gì đã xảy ra trong cuộc cưỡng chế năm 2017 cũng như những buổi kỷ niệm sự kiện Đồng Tâm hai năm vừa qua là rõ. Còn nếu chưa rõ thì cứ thử lấy ý kiến dân làng công khai xem sao?
Đứng ngoài quan sát cũng đã thấy quá nhiều vấn đề như trên, huống gì người trong cuộc như cụ Kình và các luật sư của dân làng, chắc chắn còn có thể bóc tách ra nhiều nữa. VTV có dám cho họ lên sóng trình bày quan điểm không? Hay cứ giữ mãi thân phận cái loa của chính quyền như lâu nay?
-2:35

  • AB Bùi Quân đội ơi lo mà giữ biên cương , hải đảo , tranh chấp mấy tý đất với nhân dân làm gì , khi mà chính những người dân đó đang ngay đêm lao động để đóng thuế nuôi quân đội ..😔😔😔
  • Thê Dân Tư Cái bọn ăn cướp nầy đến ngày hôm nay vẫn dùng chiêu thức tuyên truyền, bao che cho hành động chiếm cướp, ruộng đất của người dân ha....ha.....ha chuyện xưa rồi.
    5
  • Song Dong Lu Người cần giải quyết thì không làm, phỏng vấn ông Viễn làm cái quái gì cho người ta nghi ngờ. Đưa tin kiểu bố láo. Ai biết đất này có tranh chấp không? Hay đất tranh chấp thuộc chỗ khác?
    4
  • Dinh Hiep (việc A) Sự thực là 14 hộ thuê đất quốc phòng ở phần phía đông trả lại đất thì hợp lý thôi. (việc B) Bà con Đồng Tâm chỉ quan tâm phần phía tây Đồng Sênh không bị lấy thôi. Thế còn VTV đưa tin việc A cứ như thể bà con đã sai trong việc B là đưa tin kiểu bố láo. 

    https://www.facebook.com/tuannguyendkher55/posts/1655019274640760

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

LIỆU CÓ THỂ TIN KHÔNG???

Trung Quốc lên tiếng về thông tin có thể tắt mạng lưới điện Philippines

Dân trí Trung Quốc đã bác bỏ thông tin về việc Bắc Kinh có thể tắt mạng lưới điện quốc gia Philippines bằng cách gạt công tắc, khẳng định rằng tin tức này thiếu căn cứ. 
>>Công ty Philippines lên tiếng chuyện Trung Quốc có thể tắt mạng lưới điện quốc gia 
>>Nghị sĩ Philippines thúc giục điều tra vụ Trung Quốc có thể tắt lưới điện 
>>Trung Quốc có thể tắt lưới điện quốc gia của Philippines

Trung Quốc lên tiếng về thông tin có thể tắt mạng lưới điện Philippines - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Ông Cảnh Sảng (Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc)
Rappler đưa tin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngày 27/11 đã bác bỏ mối quan ngại về thông tin rằng chính phủ nước này có thể kiểm soát nguồn cung cấp điện năng của Philippines.
“Những cáo buộc về việc Trung Quốc kiểm soát mạng lưới điện hoặc đe dọa tới an ninh quốc gia của một nước là hoàn toàn vô văn cứ. Chúng tôi hy vọng người dân Philippines sẽ nhìn vào hoạt động hợp tác với Trung Quốc một cách cởi mở, khách quan và vô tư. Không cần phải lo lắng về những vấn đề tưởng tượng ra hay từ trên trời rơi xuống trong khi không có gì cả”, ông Cảnh nói.
Tập đoàn lưới điện nhà nước Trung Quốc hiện nắm giữ 40% cổ phần của Tập đoàn lưới điện quốc gia Philippines (NGCP), bên có nhiệm vụ vận hành mạng lưới truyền tải điện năng của quốc gia Đông Nam Á.
Hồi tuần trước, đại diện công ty Truyền tải quốc gia Philippines TransCo, bên có nhiệm vụ giám sát NGCP, đã xác nhận rằng có khả năng xảy ra kịch bản Trung Quốc có thể ngắt mạng lưới điện của Philippines một cách đơn giản.
Các thượng nghị sĩ Philippines đã yêu cầu một cuộc điều tra toàn diện với NGCP để đánh giá rủi ro an ninh năng lượng. Họ cho rằng vấn đề liên quan tới quyền kiểm soát lưới điện là không thể bị xem nhẹ vì nó có thể khiến nền kinh tế Philippines sụp đổ và gây nguy hại tới an ninh quốc gia nếu Manila không có các biện pháp chống lại các nguy cơ có thể bị phá hoại.
Hiện NGCP có vai trò rất quan trọng trong mạng lưới cung cấp điện Philippines vì đây là dịch vụ truyền tải điện năng duy nhất được giao nhiệm vụ vận hành lưới điện của Philippines. Từ cơ sở của NGCP, điện từ các nhà máy đến các nhà phân phối phía sau và sau đó là các doanh nghiệp và hộ gia đình trên toàn quốc.
Ngoài ra, theo thượng nghị sĩ Risa Hontiveros, 60% cổ phần còn lại của NGCP được nắm giữ bởi 2 công ty của Philippines, nhưng người đứng đầu 2 công ty này đều là người gốc Hoa.
Trong bài phát biểu ngày 27/11, ông Cảnh đã bác bỏ mọi quan ngại từ Philippines, khẳng định Tập đoàn lưới điện nhà nước Trung Quốc tham gia vào dự án với NGCP như là “một đối tác hợp tác nhằm cung cấp dịch vụ điện năng an toàn, hiệu quả và chất lượng cao”. Ông cũng khẳng định phía Trung Quốc chỉ có vai trò hỗ trợ còn NGCP mới là bên quản lý vận hành và duy trì lưới điện.
“Philippines là hàng xóm gần gũi và thân thiện của Trung Quốc cũng như là đối tác quan trọng. Chúng tôi ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc tham gia các hoạt động hợp tác thực tế, đôi bên cùng có lợi tại Philippines tuân thủ luật pháp và quy tắc”, ông Cảnh nói.
Trước đó, phía NGCP cũng lên tiếng bác bỏ các quan ngại, song một số thượng nghị sĩ Philippines vẫn chưa hài lòng với câu trả lời từ doanh nghiệp này.  
Đức Hoàng
Theo Rappler

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đánh "cắt mặt” S-300, S-400 Nga ở Syria, Israel đã nói là làm: Bản lĩnh người Do Thái!


Tú Anh | 
Đánh "cắt mặt” S-300, S-400 Nga ở Syria, Israel đã nói là làm: Bản lĩnh người Do Thái!

Tiêu diệt lực lượng Iran ở Syria gần như đã trở thành mục tiêu số 1 của Israel cho dù không ít lần máy bay chiến đấu của họ phải "cắt mặt" các hệ thống S-300 và S-400 Nga tại đây.

"Truy cùng, diệt tận" lực lượng Iran tại Syria
Cuộc tấn công do Không quân Israel (IAF) tiến hành nhằm vào các mục tiêu của Iran và Quân đội chính phủ của Tổng thống Bashar Assad trên lãnh thổ Syria sáng sớm ngày 19/11 vừa qua được đánh giá là một trong những chiến dịch không kích lớn nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.
Giới chức cấp cao Israel tuyên bố, 16 vị trí của lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, gồm các kho chứa vũ khí, trung tâm chỉ huy - điều khiển và các hệ thống tên lửa gần Sân bay Quốc tế Damascus cũng như một số địa bàn ở phía Nam Syria đã bị phá hủy.
Một số trận địa tên lửa phòng không của Quân đội Syria (SAA) cũng đã bị tập kích sau khi đánh chặn không thành công tên lửa phóng đi từ các máy bay chiến đấu Israel.
Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) có trụ sở ở London (Anh), vụ tấn công đã khiến ít nhất 23 người thiệt mạng, trong đó có 16 người bị nghi là công dân Iran. 
Lãnh đạo quân sự Israel giải thích rằng, các cuộc không kích của họ là để trả đũa cho việc một đơn vị vũ trang Iran đã phóng 4 quả rocket sang phần lãnh thổ trên Cao nguyên Golan do Tel Aviv kiểm soát trước đó nhưng đã bị hệ thống phòng không Iron Dome đánh chặn.
Tuy nhiên, lý do trên chẳng qua cũng chỉ đóng vai trò như "một lời biện hộ" bởi hành động này của Israel thực tế nằm trong một kế hoạch bài bản, rộng lớn hơn. Israel và Iran cùng với lực lượng ủy nhiệm Hezbollah từ lâu đã tham gia vào một cuộc đối đấu tranh giành ảnh hưởng ở Trung Đông chưa biết bao giờ mới đến hồi kết.
Đánh cắt mặt” S-300, S-400 Nga ở Syria, Israel đã nói là làm: Bản lĩnh người Do Thái! - Ảnh 1.
Tiêm kích F-35 Không quân Israel. Ảnh: IBT
Ngay từ năm 2013, Israel đã bắt đầu tấn công các mục tiêu của Iran và Hezbollah ở Syria. Đây là giai đoạn thứ nhất. Lợi dụng cuộc nội chiến hỗn loạn ở Syria, các máy bay chiến đấu Không quân Israel đã tổ chức tổng cộng hơn 800 cuộc tập kích kể từ thời điểm đó cho tới nay. 
Mục tiêu chính của Israel là phá hủy các tên lửa đất đối đất và đất đối không do Iran chế tạo và vận chuyển cho phong trào vũ trang Hezbollah ở Lebanon cũng như ngăn chặn Tehran chi viện các thiết bị quân sự tinh vi nhằm giúp Hezbollah nâng cao độ tấn công chính xác của các tên lửa do chính tổ chức này phát triển.
Các vụ không kích của Israel diễn ra tương đối dễ dàng bởi khi đó Quân đội Syria quá yếu và đang trên bờ vực sụp đổ. Hezbollah và Iran thì bận mải cứu giúp chính quyền của Tổng thống Bashar Assad còn Nga vẫn chưa quyết định can dự vào cuộc khủng hoảng tại đây.
Lợi dụng bối cảnh đó, Israel đã âm thầm thực hiện kế hoạch của mình, không phô trương cũng không tuyên truyền ầm ỉ. Quân đội Israel gần như không bao giờ lên tiếng phủ nhận hoặc thừa nhận các chiến dịch không kích mà họ bị cáo buộc đứng đằng sau.
Tuy nhiên, đến năm 2015 khi Nga can dự vào Syria thì cuộc chơi đã thay đổi và đây được coi là giai đoạn thứ hai trong cuộc đối đầu Israel - Iran. Quân đội Nga đã chuyển tới Syria hàng ngàn binh lính cùng các máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tàu chiến, hệ thống tác chiến điện tử, rocket, tên lửa và cả các tổ hợp phòng không tiên tiến nhất - S-400.
Đánh cắt mặt” S-300, S-400 Nga ở Syria, Israel đã nói là làm: Bản lĩnh người Do Thái! - Ảnh 2.
Chiến đấu cơ Israel phóng tên lửa Rampage. Ảnh: IAI
Chính vào thời điểm này, khi Syria đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố, Iran đã rất nhanh chóng nắm bắt thời cơ củng cố thế trận để gia tăng ảnh hưởng nhằm chuẩn bị trước cho cuộc đối đầu với Israel.
Với cánh tay quân sự nối dài là lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC), Tehran đã đẩy mạnh kế hoạch xây dựng tuyến hành lang trên bộ kéo dài từ Iran, qua Iraq tới Syria và Lebanon.
Iran đã thiết lập tại Syria các trận địa tên lửa, pháo phòng không, máy bay không người lái, hệ thống thu thập thông tin tình báo trên đất Syria. Cùng với đó, nước này cũng xây dựng các căn cứ để tiếp nhận hàng chục nghìn tay súng theo dòng Hồi giáo Shi’ite dưới sự chỉ huy của tướng Qasem Soleimani - Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds.

Mục tiêu của Iran từ trước đến nay vẫn là thách thức và tìm cách đánh bại Israel qua việc thành lập một mặt trận thứ hai bên cạnh Hezbollah ở Lebanon, và sẵn sàng phát động một cuộc chiến tranh toàn diện chống Israel nếu cần thiết.
Tuy nhiên, kế hoạch này của Iran không dễ dàng thực hiện trước quyết tâm và sức mạnh của Israel. Lãnh đạo quân sự Israel và lực lượng tình báo Mossad chưa khi nào tỏ ra nao núng và liên tục tấn công vào các căn cứ, địa điểm cất giấu vũ khí của Iran, thậm chí còn công khai nhận trách nhiệm trong những cuộc không kích gần đây.
Quân đội Israel không chỉ phát động các cuộc tập kích vào mục tiêu của Iran ở Syria mà còn mở rộng sang cả Iraq và Lebanon.
S-300, S-400 Nga có mặt vẫn cứ đánh!
Truy lùng và hủy diệt các lực lượng do Iran bảo trợ tại Syria dường như đã trở thành sứ mệnh tiên quyết của Quân đội Israel (IDF), cho dù không ít lần các máy bay chiến đấu Không quân IDF phải phóng tên lửa "cắt mặt" các hệ thống S-300 và S-400 được Nga triển khai tại Syria.
Tháng 10/2018, Nga đã hoàn tất việc chuyển giao tên lửa S-300 cho Quân đội Syria sau thảm kịch chiếc máy bay trinh sát IL-20 của họ cùng 15 thành viên phi hành đoàn trên khoang bị chính tên lửa phòng không Syria bắn hạ khi truy đuổi một máy bay chiến đấu F-16 Không quân Israel tấn công trước đó.
Mặc dù vậy, bất chấp động thái này của Nga, không ít lần các quan chức cấp cao Israel gồm cả Thủ tướng Benjamin Netanyahu từng tuyên bố, Tel Aviv không ngần ngại hủy diệt cả S-300 nếu các máy bay chiến đấu của Israel bị tên lửa S-300 đánh chặn.
Đánh cắt mặt” S-300, S-400 Nga ở Syria, Israel đã nói là làm: Bản lĩnh người Do Thái! - Ảnh 4.
S-300 đã không phát huy được hiệu quả ở Syria. Ảnh: Avia.pro
Diễn biến thực tế tại Syria đã chứng minh điều này: Trong vụ tấn công vào một loạt mục tiêu ở các khu vực gần Thủ đô Damascus và tỉnh Homs ngày 1/7/2019, máy bay Israel đã không kích ngay "trước mũi" của S-300.
Đặc biệt, sự việc diễn ra chỉ vài tiếng sau khi Công ty ảnh vệ tinh ImageSat International cho công bố những bức ảnh mới nhất về việc tất cả 4 bệ phóng của hệ thống tên lửa phòng không S-300 do Nga chế tạo đã đi vào trực chiến ở gần Masyaf, địa bàn không cách xa vụ tấn công là mấy.
Radar của S-300 tại Syria có tầm phát hiện vài trăm km còn tên lửa thì được cho là có thể đánh chặn các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 200 km. 
Địa bàn Masyaf nơi hệ thống S-300 được triển khai chỉ cách khu vực bị Israel tấn công hôm 1/7 vài chục km, nghĩa là vụ không kích diễn ra ngay trong tầm bảo vệ của S-300.
Tại Iran, tháng 5/2019, Tư lệnh lực lượng không quân Iran, Thiếu tướng Farzad Ismaili, đã bị nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Khamenei sa thải khi ông này thừa nhận đã che giấu hành động xâm phạm không phận Iran của các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Israel trước đó.
Mạng lưới phòng không của Iran, trong đó có cả tổ hợp tên lửa S-300 do Nga cung cấp đã không phát hiện được các máy bay chiến đấu của Israel từ lúc chúng xâm nhập cho tới khi rời khỏi không phận Iran.
Đánh cắt mặt” S-300, S-400 Nga ở Syria, Israel đã nói là làm: Bản lĩnh người Do Thái! - Ảnh 6.
S-400 được Nga bố trí ở địa điểm cách không xa các hệ thống S-300 của Syria. Ảnh: Observer IL
Trong vụ tấn công ngày 18/9/2019, chiến đấu cơ Không quân Israel, mà như một số cơ quan báo chí nhận định là những chiếc tiêm kích tàng hình F-35, không chỉ vượt biên giới vào Syria mà còn thâm nhập sâu vào không phận nước này hàng trăm km nằm trong tầm bảo vệ của các hệ thống S-400 Nga và S-300 của Syria.
Các hệ thống tên lửa S-300 và S-400 của Nga, những tổ hợp phòng không được coi là là tiên tiến nhất thế giới đã không phát hiện được máy bay chiến đấu của Israel bay qua Damascus.
Dù phải đối diện với một loạt thách thức trong nước nhưng Iran vẫn tỏ rõ quyết tâm tiếp tục triển khai lực lượng và vũ khí tới Syria cũng như tại khu vực biên giới Iraq-Syria để sẵn sàng đáp trả Israel.
Trong khi đó, chưa biết Bộ trưởng Quốc phòng mới của Israel Naftali Bennett sẽ tiếp nhận chức vụ này trong bao lâu nhưng ông đã đe dọa sẽ tiến hành các biện pháp cứng rắn hơn nữa với Iran.
Cuộc đối đầu giữa Israel và Iran hiện nay được cho là đã bước sang giai đoạn thứ 3 và cũng sẽ là giai đoạn nguy hiểm nhất khi cả hai bên chưa hề có dấu hiệu lùi bước. Kịch bản tấn công các mục tiêu của Iran trên lãnh thổ Syria nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục tiếp diễn, kể cả khi chúng nằm trong tầm bao quát của các hệ thống tên lửa S-300, S-400 mà Nga triển khai tại đây.

Phần nhận xét hiển thị trên trang