Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2019

Đại bàng Mỹ tung móng vuốt đấu với Gấu trúc Trung Hoa


Nguyễn Giang - Hồi tháng 9/2018 tôi có viết bài trên Diễn đàn BBC News Tiếng Việt, mô tả ông Donald Trump như một Sói già muốn hạ gục Trung Quốc. Khi đó cuộc thương chiến mới bắt đầu diễn ra và các học giả Trung Quốc tính tới ba phương án: Một là Trung Quốc không đáp trả, cố bảo vệ đồng tiền, thị trường chứng khoán và mạng lưới xuất khẩu; Hai là Trung Quốc sẽ đáp trả vừa phải, 'vừa đàm vừa đánh'; Ba là hai bên đánh nhau bằng kinh tế tới cùng (all-out war). Với chuyến đi bất thành gần đây của ông Lưu Hạc sang Hoa Kỳ để về tay không, phương án 3 đang diễn ra.


Hình bên phải: tranh cổ động thời chiến của Hoa Kỳ năm 1918. Nước Mỹ không e ngại mô tả con đại bàng trên quốc huy của họ đầy móng vuốt, hung dữ tấn công đối thủ. Hình trái: Gấu trúc ở Tứ Xuyên, TQ

ĐẠI BÀNG MỸ GIƠ MÓNG

Cuộc chiến thế kỷ không còn dừng lại ở kinh tế, công nghệ mà đang lan sang cả vấn đề an ninh biển và cam kết với Đài Loan.
Chỗ nào ông Tập coi là quan trọng nhất thì ông Trump chọc gươm vào.
Nhưng với cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ Mỹ đều muốn kiềm chế Trung Quốc, câu chuyện không còn của riêng 'Sói già Trump'.
Con đại bàng Mỹ đầy móng vuốt đã cào mặt Gấu trúc Trung Quốc.

TQBản quyền hình ảnhFRÉDÉRIC SOLTAN
Image captionCông xưởng TQ: Nếu hàng triệu người thất nghiệp, bất ổn xã hội rất dễ xảy ra

Đáp lại giận dữ, bộ máy tuyên truyền vốn kiểm soát chặt toàn bộ xã hội cho các nhà sản xuất làm giấy toilet có hình ông Trump, báo chí 'tổng sỉ vả' Hoa Kỳ.
Đi thăm Giang Tây tuần này, Chủ tịch Tập kêu gọi 'cuộc Trường Chinh mới' trong khi báo chí nói về 'chiến tranh nhân dân' chống sự bắt nạt của Mỹ.
CCTV vừa chiếu lại phim về Chiến tranh Triều Tiên để nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết hy sinh cả triệu người của Chí nguyện quân Trung Quốc.
Đó là thông điệp rằng Trung Quốc sẵn sàng cuộc chiến lâu dài, không ngại 'hy sinh' dù to lớn.
Cuộc chiến thương mại này sẽ có thể gây hại cho các công ty Mỹ.
Nhưng ông Trump đã nói rồi, các đại công ty Mỹ nếu không theo chỉ dẫn 'chính trị là thống soái' của Nhà Trắng mà bị thiệt thì ráng chịu.
Trong suy nghĩ của Trump, các hãng khổng lồ Mỹ nên biết điều, tìm cách điều chỉnh, đem việc làm về nước.
Mới nhất có thêm Google tuyên chiến với Huawei.
Còn cử tri bình dân Mỹ có thiệt thòi một chút về kinh tế thì họ...vẫn cứ nghe Trump.
Người Mỹ muốn điều gì đó to và lâu dài hơn chuyện thiệt một số tỷ dollar.
Nhưng nhìn từ Trung Quốc, vấn đề không đơn giản như vậy.
Trí thức Trung Quốc, vốn từng cảnh báo ông Tập và Đảng Cộng sản qua các cách riêng về mối nguy của việc 'dậy non' thách thức Hoa Kỳ, nay không vui.
Li Yuan (Lý Viễn), một nhà báo tại London trong bữa trưa tuần rồi với tôi đã chia sẻ quan sát của anh rằng:
"Đa số người dân Trung Quốc lo ngại về hậu quả nghiêm trọng của thương chiến cho việc làm, thu nhập, cơ hội xuất cảnh, du học, làm ăn."
Tôi hỏi lại:
"Bạn bảo đa số là bao nhiêu người?"
"Đây mới là một vấn đề. Chắc anh biết thống kê của chính phủ rất khó tin vì trung ương không đếm hết người ở tỉnh, tỉnh không biết ở huyện."
Tôi bảo, tôi từng nghe có người nói dân số Trung Quốc thực đông hơn 1,4 tỷ, nên nhiều chỉ số kinh tế luôn không giống như giới 'experts' tính toán, có đúng không?

Huawei logo on Chinese flagBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionLogo của Huawei trên quốc kỳ CHND Trung Hoa

Li Yuan, người gốc Nam Kinh, cười bảo:
"Chính người Trung Quốc cũng nói con số thực có thể là 1,5 hoặc 1,6 tỷ, số dư cũng đông hơn cả nước Nga."
Anh nói tiếp, "Trung Quốc chúng tôi mới bắt đầu cấm chế độ 996 vì Trump phàn nàn về 'cạnh tranh không lành mạnh?"
Li Yuan giải thích đó là chế độ làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, liền 6 ngày một tuần, còn gọi là 'Jiǔjiǔliù gōngzuò zhì' trong công xưởng làm hàng xuất khẩu.
Lực lượng lao động này là sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, nhưng nếu không xuất khẩu được thì họ biết làm gì?
"Hàng hóa không bán được, vài chục triệu người thất nghiệp thì một tỉnh loạn, còn nếu cả trăm triệu ra đường thì không ai dám nghĩ tình hình sẽ thế nào?" Li Yuan nói.
Trường kỳ kháng chiến chống Mỹ nhưng thiếu đồng minh
Ừ thì đồng ý là Trung Quốc sẽ 'trường kỳ kháng chiến', nhưng mọi cuộc chiến đều cần đồng minh.
Năm ngoái, Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh ra khuyến nghị nói để "ứng chiến" lâu dài với Mỹ, Trung Quốc cần thân EU, dựa vào Nga, Nhật Bản và Đông Nam Á.
Trung Quốc còn dùng Vành đai và Con đường mở ra các thị trường mới.
Nhưng các đối tác kia có giúp Trung Quốc chống lại Mỹ?
Tại EU, không khí ít thuận lợi.
Lãnh đạo Đức, bà Angela Merkel vừa nói chiến lược của EU là coi Trung Quốc như đối thủ hàng đầu.


Ông Guy Verhofstadt, cựu thủ tướng Bỉ, một lãnh đạo Nghị viện EU nói Trung Quốc "đang thành đế quốc" (Chinese empire) và EU phải ứng phó phù hợp.
Trong lịch sử, Trung Quốc chưa bao giờ chơi 'ngon lành' với Nhật Bản nên tôi e ngại chuyện Tokyo cứu Bắc Kinh sẽ rất, rất khó xảy ra.
Nga cần đồng Nhân dân tệ nhưng lo bị dân Trung Quốc tràn sang vùng Viễn Đông của họ.
Đông Nam Á đã bị hàng và người Trung Quốc tràn ngập, trình độ công nghệ thì còn quá xa Âu Mỹ nên không hiểu sẽ giúp được gì cho Trung Quốc.

CHỈ LÀ 'ĐÔI CHÂN ĐẤT SÉT'?

Joseph Nye viết hồi tháng 4/2019 về năm lý do có thể khiến người ta coi Trung Quốc mới là 'người khổng lồ trên đôi chân đất sét'.
Ngoài chuyện dân số Trung Quốc bắt đầu già đi từ 2015, sự thiếu vắng quyền lực mềm... còn có lý do Đảng Cộng sản không theo kịp thời đại.
Theo GS Nye, "Trung Quốc đã thành một xã hội trung lưu nhưng tầng lớp cầm quyền bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn về tư duy chính trị. Họ tin rằng chỉ có Đảng Cộng sản mới cứu được Trung Quốc, và mọi cải cách phải tăng cường sự lãnh đạo độc tôn của đảng này."

TQBản quyền hình ảnhLUCAS SCHIFRES
Image captionTriển lãm motor Thượng Hải. Joseph Nye nói Trung Quốc đã là một xã hội trung lưu nhưng đảng cầm quyền vẫn bám theo tư duy cũ

Anh bạn Li Yuan nói Trung Quốc không thiếu người tài, nhưng Đoàn phái và Thái tử Đảng thời ông Tập đã triệt tiêu mọi suy nghĩ khác biệt.
Lãnh đạo bám sát các diễn biến quốc tế nhưng toàn lý giải theo lăng kính hướng nội và hay 'mượn gió' để được việc mình.
  • Khi Phương Tây đánh Nhà nước Daesh ở Trung Đông, Trung Quốc lên tiếng ủng hộ và tranh thủ giam cả triệu người Uyghur lại để tẩy não.
Việc này không hề được quốc tế khen vì đa số người Tân Cương vô tội, không theo jihadism, và việc giam cầm cả một dân tộc sẽ chỉ làm tăng căm thù và bạo lực.
Cách làm đó cũng không làm người châu Á phục.
Bà Halimah Yacob, người Hồi giáo, tổng thống Singapore đi dự hội nghị Văn minh Quốc tế gần đây đã nhắc khéo Bắc Kinh rằng "Singapore có thể là ví dụ tốt về một xã hội đa chủng tộc, đa văn hóa chung sống lành mạnh cho Trung Quốc học theo".
  • Khi Phương Tây có làn sóng công nghệ, Trung Quốc làm công xưởng sản xuất, rồi vươn lên làm dịch vụ software, tung ra các hệ điện thoại đời mới.
Trung Quốc nhanh chóng đi đầu trong công nghệ trả tiền di động nhưng quyền lợi của Bộ Công an đã tạo thêm chế độ kiểm soát bằng kỹ thuật số.
Một số học giả gọi đây là chế độ 'digital tyranny' (bạo chúa kỹ thuật số) mà hiện đang thành điểm nóng của quan hệ kinh tế toàn cầu với Phương Tây.
Li Yuan cho tôi biết vấn đề là nước Trung Quốc quá lớn, quá đông dân nên nhu cầu quản lý (và kiểm soát an ninh) là có thực.
Vấn đề là nguồn lực kinh tế, trí tuệ, kiến thức của hơn một tỷ dân được dùng chỉ để củng cố quyền lực của một đảng trên 90 triệu thành viên.
Những thành tựu mấy chục năm qua cũng là có thực, nhưng quốc gia này đang tới ngã ba đường và cuộc thương chiến là chất xúc tác mạnh, có thể gây biến đổi lớn.
Đảng và chính quyền phải nắm các tập đoàn nhà nước hoặc đại công ty thân hữu để có tiền nuôi bộ máy khổng lồ và để phục vụ các mục tiêu khác.
Nhưng nay Hoa Kỳ đang đánh thẳng vào mô hình 'state-led' đó nên Huawei rơi vào tầm ngắm.
Tuy thế, đây cũng là cơ hội để phái Cải cách lên tiếng, đòi phá thế độc quyền của các đại công ty mà đa số do trên 100 gia tộc (clan) kiểm soát.
Âu Mỹ ra tay vì cho rằng chú gấu trúc Trung Hoa không khù khờ chỉ biết ăn và ngủ mà hóa ra là loài khá dữ.
Trung Quốc tới đây sẽ phải trả đòn nhưng võ của 'Kungfu Panda' sẽ ra sao thì không ai rõ.
Tôi đồng ý với anh bạn họ Lý rằng dù cuộc thương chiến kết thúc ra sao, Trung Quốc sẽ phải thay đổi mô hình kinh tế, và về lâu dài là cả mô hình chính trị.
Nền văn minh Trung Hoa có bề dày hàng nghìn năm thừa nội lực để thích ứng và tồn tại.
Còn chính quyền có thích ứng được hay không lại là chuyện rất riêng của ban lãnh đạo hiện thời.
Xem thêm:

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TRUNG QUỐC: CHÂN ĐẤT SÉT, ĐẦU ĐẤT HIẾM



Thọ Nguyễn

chân đất sét.jpg

Khi tôi nói cái lồng Chinanet giam hãm 1,4 tỷ người trong vòng u tối, là bản án tử hình cho mọi sự sáng tạo của con người, có bạn phê tôi là chủ quan, không nhận thức được sức mạnh Trung Hoa.
“Tự do và con người sáng tạo”:
https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/1468978406453561
  Tôi không hề phủ nhận thành công của Trung Quốc trong quá trình hiện đại hóa và đã nhiều lần khẳng định Trung Quốc là một quốc gia công nghiệp, đang cùng Mỹ đóng vai trò quyết định trong nền kinh tế và công nghệ thế giới. Trong số 20 công ty WEB lớn nhất thế giới, 11 là của Mỹ và 9 là của Trung Quốc. Trong số 260 doanh nghiệp công nghệ giá trị trên 1 tỷ USD, gần phân nửa (125) là của Mỹ, 77 của Trung Quốc, còn châu Âu chỉ có khoảng 30 [1].

  Nhưng việc ngăn chặn tự do thông tin, khống chế công dân trong một khuôn phép tư tưởng nhất định, bắt dân sống theo một khuôn mẫu, thực chất là tiêu diệt khả năng sáng tạo của con người. Do vậy, khi nhìn nhận những bước tiến lớn của Trung Quốc, câu hỏi đặt ra luôn là: Trung Quốc có phải là một quốc gia công nghệ sáng tao?
Câu trả lời là: Không! Cường quốc này đang phát triển nhờ vào các yếu tố sau:
1- Lợi dung các sáng tạo của những người khác. Nếu như thời Thượng cổ, Trung Quốc từng là cái nôi văn minh của nhân loại với hàng loạt phát minh về kỹ thuật, thiên văn, triết học, toán học, thì ngày nay Trung Quốc đang là quốc gia copy và bắt chước các sáng tạo, phát minh của các dân tộc khác. 9 công ty Web hàng đầu Trung Quốc đều lớn lên được nhờ bắt chước các máy tìm kiếm Yahoo, Google (bên bạn gọi là Baidu), các mạng xã hội Facebook (Renren), Twitter (Weibo), các dịch vụ voice chat và mesenger như Skype (Wechat). Thương mại điện tử do Ebay, Amazon khởi xướng, nhưng Alibaba sinh sau đẻ muộn đã vươn lên hàng thứ hai, với giá trị cổ phiếu 267 tỷ Eur, so với anh 405 tỷ Eur của anh cả Amazon, vượt xa cả người mở đường Ebay với 41,3 tỷ Eur [2]. Tất nhiên sự phát triển ngoạn mục này không phải chỉ do sức mua của 1,4 tỷ người tiêu dùng mà còn dựa vào nhiều yếu tố khác, mà kinh khủng nhất là chính sách bảo hộ mậu dich.
2-Trong khi bảo hộ mậu dịch TBCN chỉ là tăng thuế nhập để làm cho đối thủ trở nên đắt hơn, hoặc đắt ngang hàng nội địa thì bảo hộ mậu dịch kiểu Trung quốc là cấm tiệt. Các nhà mạng quốc tế bị cấm vì luôn bị coi là vi phạm đường lối văn hóa tư tưởng chuyên chính vô sản. Ở đây có một sự pha trộn thâm hiểm giữa an ninh quốc gia và cạnh tranh kinh tế. Ngân hàng điện tử xuất hiện ở phương Tây từ khi Trung Quốc chưa có Internet. Nhưng việc chặn các nhà mạng phương tây ở Trung Quốc đã khiến cho Ali-Pay và Wechat-Pay được tự do tung hoành khắp thế giới, trong khi Paypal, Apple-Pay, Visa, Mastercard thì bị chặn hoặc hạn chế ở Trung Quốc.
  Còn các hãng sản xuất hàng hóa phương tây dù không dính gì đến lãnh vực tư tưởng như các nhà mạng, cũng bị gây khó dễ khi muốn thâm nhập thị trường Trung Quốc. Họ luôn phải chấp nhận những điều kiện bất bình đẳng về chuyển giao công nghệ mà trong thực tế là cho phép „Nước bạn“ ăn cắp mọi sáng tạo của nhiều thế hệ con cháu họ. Vậy tại sao phương Tây lại cứ phải lao vào cái hũ nút Trung Quốc ?
3-Câu trả lời nằm ở bản chất của Chủ nghĩa Tư bản, đó là hám lợi nhuận. Lợi nhuận ở Trung Quốc không chỉ là bán hàng vào đó, mà còn là sản xuất từ đó với giá lương tù rồi mang ra thế giới bán với giá cắt cổ. Các nhà tư bản, nhất là các nhà tư bản đang khát thị trường, khi nhìn vào Trung Quốc đang trỗi dậy thì hành động như một gã đàn ông đang „nứng“, đứng trước cô gái thân hình khêu gợi mà lại ít quần áo. Ả thì không cần sex của các gã tư bản, mà chỉ thèm cái ví và cái cặp da của họ.
  Cứ như vậy Trung Quốc thả sức ăn cắp thành quả sáng tạo của phương tây tự do, từ ô-tô điện, động cơ phản lực đến Trí tuệ nhân tạo và cơ sở dữ liệu Big Data. Cái gì không ăn cắp, bắt chước được thì bỏ tiền ra mua với giá cắt cổ, khiến các đối thủ phương tây phải bỏ cuộc. Việc Volvo, tập đoàn xe hơi cao cấp Thụy Điển và Kuka, hãng chế tạo Robot Hi-Tech của Đức rơi vào tay Trung Quốc chỉ là hai ví dụ tày liếp về sự bất lực của làng chơi TBCN trước một con bệnh nguy hiểm có nguy cơ lây lan. Việc các lò rượu vang Pháp, xúc xích Tây Ban Nha mang quốc tịch Hoa chỉ là chuyện vặt. Chính giới Mỹ và Tây Âu đã tỉnh ngộ, nhưng liệu các biện pháp siết lại và cố gắng cô lập Trung Quốc có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố khác.
4-Nguồn tài lực để Tư bản Trung Quốc mua công nghệ và nuốt tư bản phương tây là nhờ vào Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước, được nấp dưới cái tên „CNXH mang mầu sắc Trung Quốc“. Đảng CS Trung Quốc đã xóa bỏ hai đặc điểm chính của CNXH là sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất và phân phối phúc lợi cho toàn xã hội. Ngày nay dưới bàn tay sắt của chính quyền, các nhà tư bản Trung Quốc thả sức bóc lột sức lao động của nhân dân. Cường quốc đứng thứ hai thế giới mà chỉ chi 5,5% GDP cho y tế, xếp thứ 125/175 nước.(Tất cả các nước phát triển đều chi phí trên 10% cho lĩnh vực này). Công dân Trung Quốc không chỉ bị bóc lột về kinh tế, thể hiện qua con số hàng trăm triệu người nghèo, mà còn bị bóc lột về lối sống, về tư tưởng. Họ không có lựa chọn nào khác ngoài các khuôn mẫu mà nhà nước vạch ra: Từ thanh toán tiền phúng viếng chùa, mua nhà cửa, xe hơi…v.v. Tiền của dân chỉ biết chảy vào các kênh tư bản thân hữu. Không ở đâu, công nghệ AI và Big Data được thử nghiệm dễ dàng trong việc kiểm soát hàng trăm thiệu công dân như ở Trung Quốc. Các nhà tư bản thì ngược lại, dù biết là cần tự do như cá cần nước, vẫn thích bám vào nhà nước toàn trị để làm giàu, để bành trướng.
5-Sự bành trướng của CNTB Trung Quốc còn thành công nhờ sự sợ hãi và thuần phục của các chính thể lạc hậu, tham nhũng ở các nước nghèo. Có lẽ không chính khách nào trên đời còn u mê về lòng tốt của Bắc Kinh, về các bẫy nợ. Nhưng lòng tham quyền lực, tham tiền đã khiến họ „giả vờ cảnh giác“ kiểu cô gái xứ Bọ, ham của lạ, cứ „Để rứa xem răng“ và rồi hậu quả là các khu đất nhượng địa, các đặc khu công nghiệp, thậm chí các căn cứ quân sự của Trung Quốc đang mọc ra ở khắp Á, Phi, Mỹ La-Tinh. Chính thể càng độc tài, càng tham nhũng thì sự phụ thuộc vào Trung Quốc càng cao, túi tiền của giới cầm quyền càng to, tỷ lệ thuận theo món nợ Trung Hoa. Bọn cầm quyền chủ động tìm đến sự phụ thuộc, tìm đến sự bóc lột tài nguyên, vì họ biết rằng Trung Quốc là chỗ dựa vững chắc cho độc tài, tham nhũng. Win-Win kiểu Trung Quốc chính là như vậy.
  Vắn tắt như trên để đủ thấy: Sức mạnh của „Cường quốc kinh tế và công nghệ Trung Quốc“ không phải là do sức sáng tạo của những công dân tự do đem đến. Thực tế đang chứng minh, khi bị tẩy chay về công nghệ, những kẻ khổng lồ như Hua Wei hay ZTE bỗng mất đi sức mạnh ảo xưa nay và có nguy cơ trở thành kẻ khổng lồ chân đất sét. Để cứu vãn, nhà nước độc tài có thể can thiệp vào mọi quá trình kinh tế, kể cả vào chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Nhưng can thiệp gì thì cũng không thể đẻ ra con người sáng tạo.
 Do vậy con chủ bài của Tập có thể là đất hiếm. Nhưng con bài này có hai hiểm họa:
1- Giống như năm 2010, Trung Quốc ngưng bán đất hiếm cho Nhật Bản và chỉ vài tháng sau, kinh tế TQ lao đao vì thiếu chíp điện tử từ Nhật, thế là phải xả cản. Cấm vận đất hiếm lần này sẽ lại làm hàng chục triệu việc làm ở TQ bị đe dọa vì thiếu chips từ Mỹ và phương Tây. Đây chính là cái gót Achilles của một nền kinh tế phát triển, nhưng chưa làm chủ được 100% Hi-Tech.
2- Nguy hiểm hơn nữa là cấm vận sẽ làm thói quen mua đất hiếm giá rẻ từ Trung Quốc biến mất. Đất hiếm có ở nhiều nơi, nhưng chỉ nước nào chấp nhận tàn phá môi trường mình bằng acid và phóng xạ để lọc lấy đất hiếm mới có năng lực xuất khẩu như Trung Quốc. Nếu Trung Quốc ngừng xuất khẩu đất hiếm, thiên hạ sẽ phải chấp nhận giá mua vào cao hơn và khi đó sẽ có nhiều nước nhảy vào khai thác. Họ có thể chi nhiều hơn cho bảo vệ môi trường để bán đất hiếm với giá cao hơn. Độc quyền của TQ lúc đó biến mất và chân đất sét sẽ thành hiện thực.
 Việt Nam nghe đâu cũng có trữ lượng đất hiếm cao, nhưng chưa khai thác. Bác nào cố vấn cho các đại gia đầu tư vào đó, có thể mươi năm nữa, chúng ta lại chứng kiến một gã khổng lồ „Đầu đất hiếm“ 🙂
Köln 30.05.2019
Tái bút: Nhiều bác khen rằng SpaceX phóng vệ tinh Internet là cái chết của Huawei. Sai! Đầu tiên SpaceX Starlink là phủ sóng Internet toàn cầu, khác với công nghê G5 là hạ tầng cơ sở thông tin mặt đất liên quan đến các quá trình sản xuất công nghiệp 4.0 và giao thông thông minh. Hai hệ này không thay thế cho nhau được. Hơn nữa Elon Musk không ban phát miễn phí Internet cho ai hết. Anh ta đang tính thu lại mỗi năm 3 tỷ phí truy cập mạng.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lãnh đạo Đài Loan kêu gọi 'quốc phòng toàn dân' trước đe dọa từ TC


BM
Quân đội Đài Loan diễn tập bắn đạn thật hôm 30/5/2019 tại huyện Bình Đông ở miền nam Đài Loan trong cuộc tập trận thường niên Hán Quang

Các lực lượng không quân, hải quân và lục quân Đài Loan hôm thứ Năm 30/5/2019 tiến hành cuộc tập trận với giả định đẩy lui quân địch xâm lược.

Cuộc tập trận diễn ra tại huyện Bình Đông, một phần trong cuộc tập trận thường niên Hán Quang kéo dài một tuần.

BM
  
Chiến đấu cơ thực hiện các cuộc tấn công, tàu chiến nã đạn hủy diệt đối phương, trong lúc hơn 30 ngàn lính tham gia cuộc diễn tập bắn đạn thật tại địa điểm ở miền nam Đài Loan.

Trong thời gian diễn tập quân sự được triển khai trên toàn bộ hòn đảo Đài Loan, các thành phố chính đều đóng cửa không phận để phục vụ diễn tập không chiến, và chiến đấu cơ thực hành thao tác cất cánh, hạ cánh trên xa lộ chính của Đài Loan.

BM
Bộ trưởng Quốc phòng Yen Teh-fa (Nghiêm Đức Phát) thẳng thừng nhắc tới mối đe dọa quân sự rõ ràng từ Trung cộng.

"Quân đội của Đảng Cộng sản Trung cộng luôn tiếp tục mở rộng và không từ bỏ ý định sử dụng vũ lực xâm lăng Đài Loan," ông nói với giới phóng viên trong lúc quan sát cuộc tập trận.

Ông nói thêm rằng Bắc Kinh đang muốn "hủy hoại ổn định khu vực và an ninh hai bên eo biển Đài Loan", và cam kết bảo vệ hòn đảo chống lại mối đe dọa quân sự ngày càng tăng từ phía Trung cộng.

BM
  
Tuyên bố của ông bộ trưởng quốc phòng được đưa ra chỉ hai hôm sau khi Tổng thống Thái Anh Văn kêu gọi Đài Loan cần 'quốc phòng toàn dân' để đối phó với cách hành động đe dọa quân sự từ Bắc Kinh.

Diễn tập trên toàn quốc

Luôn lặp đi lặp lại rằng Đài Loan muốn duy trì tình thế hiện thời, nhưng bà Thái Anh Văn hôm 28/5, trong lúc theo dõi cuộc tập trận của lực lượng không quân tại thành phố Chương Hóa ở phía tây đảo Đài Loan, tuyên bố bà sẽ bảo vệ an ninh và nền dân chủ Đài Loan.

BM
Tổng thống Thái Anh Văn nói Đài Loan cần "cảnh giác hơn nữa" trước các hoạt động gần đây của Trung cộng ở các khu vực gần hòn đảo này.

Bà tổng thống tuyên bố tăng cường năng lực quân sự của Đài Loan để đối phó với tình hình hiện thời.

Coi các hoạt động gần đây của Trung cộng là "gây nguy hiểm cho hòa bình, ổn định khu vực", bà nói Đài Loan "cần phải cảnh giác cao hơn".

"Mục tiêu quốc phòng lớn nhất là bảo vệ lãnh thổ quốc gia và các giá trị tự do dân chủ. Cuộc diễn tập hôm nay là nhằm để các công dân Đài Loan hiểu rằng quân đội chúng ta hoàn toàn có khả năng đáp ứng các mục tiêu này," bà nói thêm.

Quốc phòng toàn dân

Trong cuộc diễn tập ở Chương Hóa, không lực Đài Loan phô trương khả năng các chiến đấu cơ có thể cất cánh, hạ cánh, tiếp nhiên liệu, vũ khí trên đường cao tốc, sẵn sàng đối phó nếu Trung cộng xâm lược, ngay cả khi đường băng quân sự có thể bị hư hại.

BM
Đài Loan diễn tập để 'sẵn sàng đối phó TC'

"Đây chính là ý nghĩa đích thực của quốc phòng, với sự tham gia của toàn dân," bà Thái Anh Văn nói. "Các lực lượng có vũ trang có trách nhiệm bảo vệ nhân dân Đài Loan, và người dân cùng các đơn vị khác nỗ lực hết sức để hỗ trợ họ làm nhiệm vụ."

Sức mạnh hải quân cũng được Đài Bắc tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Đài Loan đã bắt đầu việc sản xuất hàng loạt các tàu hộ tống lớp Đà Giang và tàu thả mìn cao tốc giữa lúc bầu không khí thù nghịch với Bắc Kinh ngày càng dâng cao.

BM
  
Được coi là "sát thủ của hàng không mẫu hạm", loại tàu hộ tống này tuy nhỏ nhưng rất mạnh, có trọng lượng rẽ nước 680 tấn và tốc độ tối đa tới 45 knot, và là chiếm hạm tàng hình tối tân do quân xưởng Long Đức sản xuất.

Có tổng số ba chiếc sẽ được cho xuất xưởng trong dự án Tấn Hải có trị giá 1 tỷ đô la Mỹ, hải quân Đài Loan nói.

Hồi tháng Tư, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung cộng đã tiến hành cái mà họ gọi là "các cuộc diễn tập cần thiết" quanh Đài Loan, với sự tham dự của tàu chiến, máy bay ném bom và máy bay do thám.

Mới đây nhất, Bắc Kinh đã giận dữ trước tin Đài Loan và Hoa Kỳ có cuộc họp an ninh cấp cao.

Trong chuyến thăm sang Hoa Kỳ, giám đốc an ninh quốc gia Đài Loan David Lee (Lý Đại Duy) đã thảo luận với Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton.

Đây là cuộc gặp an ninh cấp cao lần đầu tiên trong 40 năm, kể từ khi Mỹ cắt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc.

BM
  
Chính phủ Thái Anh Văn cũng vừa đổi tên Hội đồng Điều phối Sự vụ Bắc Mỹ thành 'Hội đồng sự vụ Đài Loan tại Mỹ' (Taiwan Council for U.S. Affairs), lần đầu nêu tên Đài Loan trong quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ một cách chính thức.

Đây là cơ quan ngoại giao có tư cách như đại sứ quán của Đài Loan ở Hoa Kỳ.

Lâu nay Bắc Kinh phản đối mọi sự hiện diện của Đài Loan và cái tên này ở bất cứ đâu và chỉ đồng ý cho họ dùng khái niệm 'Trung Hoa Đài Bắc'.

Khuyến nghị về chính sách mới

Hồi tháng 2 năm nay, các báo châu Á đăng tin một phúc trình 53 trang của nhóm chuyên gia về Trung cộng tại Hoa Kỳ, nhóm 'Task Force on US-China Policy', thuộc Asia Society, Washington, được công bố, nhắc Tổng thống Donald Trump cần sẵn sàng "ứng phó mạnh mẽ" để ngăn ngừa Trung cộng có động thái với Đài Loan.

BM
Hải quân TC. Phúc trình của một thinktank tại Mỹ hồi đầu năm kêu gọi chính quyền Trump phải bày tỏ ý chí sẵn sàng hỗ trợ quân sự nếu Đài Loan bị TC tấn công

BM
Thiếu tá Dương Vận Tuyền, nữ phi công đầu tiên của châu Á lái trực thăng Apache do Mỹ sản xuất trong Không lực Đài Loan, trong ảnh chụp tháng 7/2018

Bản phúc trình nói rằng dù Hoa Kỳ vẫn theo đuổi chính sách tìm giải pháp hòa bình cho tương lai Đài Loan, Washington cần sử dụng sức mạnh quân sự để đảm bảo an ninh cho đảo quốc.

BM
  
"Nếu cần, Washington phải hỗ trợ Đài Loan phát triển năng lực quốc phòng 'bất cân xứng' để cầm cự được cho tới khi Hoa Kỳ đem lực lượng của mình vào cuộc."

Bản phúc trình nêu ra các cơ sở phòng thủ như "hỏa tiễn ở bờ biển, phòng không nâng cấp, các đơn vị cơ giới di động, thủy lôi ngoài biển chống tàu đổ bộ sẽ có thể gây vấn đề lớn cho lực lượng xâm lăng của Quân Giải phóng Trung cộng."

BM

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhật sẽ gây ảnh hưởng lên Biển Đông khi có máy bay F-35 của Mỹ


BM  

Nhật Bản đã đặt mua 105 máy bay chiến đấu phản lực F-35 Lightning từ Hoa Kỳ, theo các nhà phân tích đây là quyết định nằm trong kế hoạch của Tokyo nhằm đẩy lùi tham vọng của Trung cộng ở khu vực châu Á, theo SCMP.

Thỏa thuận mua máy bay Mỹ của Nhật lần đầu tiên được công bố vào tháng 12/2018, và một lần nữa được xác nhận vào hôm thứ Hai (27/5) trong chuyến thăm cấp nhà nước bốn ngày tới đất nước mặt trời mọc của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

BM
  
Nhật Bản “vừa công bố kế hoạch mua 105 máy bay tàng hình F-35 mới. Tàng hình bởi thực tế bạn không thể nhìn thấy nó”, ông Trump nói tại Cung điện Akasaka. “Lô hàng này sẽ mang lại cho Nhật Bản phi đội F-35 lớn nhất trong số các đồng minh của Hoa Kỳ”.

Thỏa thuận mua F-35 có khả năng giúp Nhật Bản tái khẳng định vai trò dẫn dắt tiến trình an ninh trong khu vực, đồng thời đặt ra một thách thức mới đối với Quân đội Trung cộng, lực lượng đã liên tục mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương trong những năm gần đây, SCMP bình luận.

Cho đến nay, khoảng một chục đồng minh của Hoa Kỳ đã đặt mua F-35, trong đó, chính phủ Úc đã dành ra khoản ngân sách 17 tỷ đô la Mỹ để mua 72 chiếc, Hàn Quốc đã đặt mua 40 chiếc, Lockheed Martin, nhà sản xuất F-35, bày tỏ hy vọng Seoul sẽ mua thêm 20 chiếc nữa.

BM
  
Washington và Tokyo từ lâu đã cảnh giác với việc mở rộng hoạt động quân sự của Bắc Kinh, thể hiện qua việc Nhật Bản cho công bố chiến lược mới về một “Ấn Độ và Thái Bình Dương cởi mở” ba năm trước, nhằm thúc đẩy hơn nữa việc thực thi pháp luận quốc tế, quyền tự do hàng hải và tự do thương mại trong khu vực.

Những lo ngại của Washington đối với tham vọng của Trung cộng được phản ánh trong một báo cáo vào năm nay của Lầu Năm Góc trước quốc hội: “Trong những thập kỷ tới, [Bắc Kinh] tập trung vào việc hiện thực hóa tham vọng xây dựng một Trung cộng hùng mạnh và thịnh vượng với một quân đội ở ‘đẳng cấp thế giới’, [để] đảm bảo vị thế cường quốc của Trung cộng với mục tiêu là quốc gia có ảnh hưởng nhất Ấn Độ – Thái Bình Dương”.

BM

Các chuyên gia nói với SCMP rằng thỏa thuận mua F-35, cùng với việc Tokyo có kế hoạch hiện đại hóa phi đội tàu sân bay trực thăng lớp Izumo để phục vụ các máy bay phản lực, sẽ gây ra mối đe dọa đối với kế hoạch của Bắc Kinh ở Biển Đông vì không quân Nhật có kế hoạch mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động của mình.

Nhật Bản không liên quan tới các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông nhưng luôn coi trọng vị trí chiến lược của vùng biển này vì nó là một tuyến hàng hải quan trọng. Zhou Chenming, một chuyên gia quân sự Trung cộng đánh giá: “[Thỏa thuận F-35] có thể giúp Nhật Bản đối đầu với mối đe dọa từ Trung cộng và nó có thể được coi là một phần quan trọng trong chiến lược xây dựng một trật từ thế giới mới của Mỹ”.

BM
  
“Với việc Nhật đặt mua số lượng lớn máy bay, chắc chắn điều này sẽ làm đảo lộn sự cân bằng quyền lực ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, ông Chenming nhận định.

Thỏa thuận F-35 của Nhật cũng sẽ gây áp lực hơn nữa đối với Trung cộng trong việc cải tiến tính tăng của máy bay tàng hình J-20 mà họ từ chế vốn bị “mang tiếng” vì gặp cứ cố vận hành sau khi đem trình diễn vào năm 2017.

BM
  
Zhang Baohui, giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương tại Đại học Lĩnh Nam, Hồng Kông, cho biết: “Nếu Nhật Bản mua F-35, loại có thể được dùng trên tàu sân bay, thì nó sẽ làm thay đổi lớn tình hình trên Biển Đông. [Vì] Nhật Bản có kế hoạch triển khai F-35B cho các hàng không mẫu hạm của họ”.

Ryo Hinata-Yamaguchi, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Pusan, Hàn Quốc, bình luận về thỏa thuận F-35 của Nhật: “Bởi Nhật Bản [có kế hoạch] chuyển sang dùng tàu sân bay lớp Izumo cho phép các máy bay cất cánh trong thời gian ngắn và hạ cánh thẳng đứng, F-35 về cơ bản là sự lựa chọn duy nhất”.

BM
  
Thỏa thuận F-35 chắc chắn sẽ “tăng cường khả năng của Nhật Bản để chiếm được ưu thế trên không và trên biển, điều rất quan trọng đối với việc bảo vệ quần đảo Nhật Bản”, ông Yamaguchi nói thêm, và lưu ý rằng việc tăng cường hơn nữa mối quan hệ quân sự giữa Washington và Tokyo sẽ cải thiện khả năng phối hợp chung giữa hai quốc gia trong hoạt động tác chiến.

Còn Collin Koh, một chuyên gia an ninh hàng hải tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, nhìn nhận rằng F-35 sẽ giúp Nhật Bản tăng sức mạnh đáng kể trong cuộc đua máy bay chiến đấu tàng hình.

BM

“Nhật Bản sẽ giữ vị trí là một trong những lực lượng không quân được trang bị tốt nhất trong khu vực và trên toàn thế giới”, ông Koh nói, và cho rằng trong khi Trung cộng là mối quan tâm chính đối với Tokyo, thì Triều Tiên cũng nằm trong các kế hoạch của họ.

“Động thái này có thể được coi là một phản ứng của Nhật Bản khi họ cho rằng môi trường an ninh của khu vực trong thời gian gần đây có nhiều biến động phức tạp”, ông Koh nói.




Đặng Trần

BM

Phần nhận xét hiển thị trên trang