Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Những hiện thực khắc nghiệt đến đáng sợ của cuộc sống hiện đại mà bạn buộc phải chấp nhận



Dù không muốn nhưng bạn sẽ buộc phải chấp nhận những hiện thực phũ phàng này của cuộc sống hiện đại.
Cuộc sống hiện đại mang đến cho con người nhiều tiện nghi, thoải mái, khiến mọi hoạt động diễn ra trơn tru và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, kèm theo nó cũng là những hệ lụy không thể tránh khỏi, từ những việc đơn giản nhất như thói quen nói chuyện, ăn uống đến sự kết nối giữa cộng đồng với nhau.
Bộ tranh do họa sĩ người Anh - John Holcroft sáng tác này nhất định sẽ khiến bạn phải giật mình với những sự thật đến là khắc nghiệt của cuộc sống. Hóa ra, chúng ta vẫn hằng ngày sống trong nghịch lý như thế này đây...
Tình yêu tưởng là que kẹo mang đến cho người ta sự ngọt ngào nhưng ai biết đâu rằng ẩn giấu sau đó có đôi khi lại là lưỡi dao mang đến tổn thương
Những hiện thực khắc nghiệt đến đáng sợ của cuộc sống hiện đại mà bạn buộc phải chấp nhận - Ảnh 1.
Thật đáng buồn nhưng có những đứa trẻ hoàn toàn không được sống theo ý mình, chúng bị bố mẹ chi phối, điều khiển, giám sát, phải đi theo một con đường đã được sắp đặt từ trước
Những hiện thực khắc nghiệt đến đáng sợ của cuộc sống hiện đại mà bạn buộc phải chấp nhận - Ảnh 2.
Mạng xã hội giống như những thứ cây ăn thịt, luôn rình rập để vồ lấy bạn, "ăn thịt" bạn bất cứ lúc nào
Những hiện thực khắc nghiệt đến đáng sợ của cuộc sống hiện đại mà bạn buộc phải chấp nhận - Ảnh 3.
Dù không muốn nhưng bạn có công nhận hay không, nhiều khi bạn buộc phải mang lên cho mình những tấm mặt nạ giả tạo, để có thể sinh tồn giữa cuộc sống khắc nghiệt này
Những hiện thực khắc nghiệt đến đáng sợ của cuộc sống hiện đại mà bạn buộc phải chấp nhận - Ảnh 4.
Trong một mối quan hệ, người phụ nữ thường là người bị tình yêu chi phối, giam cầm nhiều hơn
Những hiện thực khắc nghiệt đến đáng sợ của cuộc sống hiện đại mà bạn buộc phải chấp nhận - Ảnh 5.
Những đứa trẻ càng ngày càng bị phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ thay vì bước ra ngoài, khám phá thế giới thật
Những hiện thực khắc nghiệt đến đáng sợ của cuộc sống hiện đại mà bạn buộc phải chấp nhận - Ảnh 6.
Khi bạn sống mà không có mục tiêu hoài bão, bạn đi làm cũng chỉ như những con robot được lập trình sẵn mà thôi
Những hiện thực khắc nghiệt đến đáng sợ của cuộc sống hiện đại mà bạn buộc phải chấp nhận - Ảnh 7.
Có ai hiểu nỗi khổ của những người con luôn phải sống núp dưới bóng một ai đó, làm mọi việc chỉ để trở thành một ai đó thứ hai
Những hiện thực khắc nghiệt đến đáng sợ của cuộc sống hiện đại mà bạn buộc phải chấp nhận - Ảnh 8.
Cách tốt nhất để bạn có thể trở nên vui vẻ hơn, sống tốt hơn có lẽ chính là rời xa mạng xã hội ảo, rời xa những biểu tượng cảm xúc vô hồn
Những hiện thực khắc nghiệt đến đáng sợ của cuộc sống hiện đại mà bạn buộc phải chấp nhận - Ảnh 9.
Cha mẹ phải luôn là người để ý quan tâm đến con cái, giúp con cái thoát ra khỏi căn phòng kín do chính chúng xây lên. Đừng để bức tường ngăn cách càng ngày càng lớn lên
Những hiện thực khắc nghiệt đến đáng sợ của cuộc sống hiện đại mà bạn buộc phải chấp nhận - Ảnh 10.
Theo Coca / Heline

Comment   See all comments   Like

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người Có Học Hay Không Nhìn Cách ĂN UỐNG Là Biết

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

Điều tra dấu hiệu sai phạm của ông Trương Duy Nhất liên quan đến Vũ 'nhôm'


Thái Sơn - 25/03/2019 Theo Chánh văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, cơ quan chức năng đã phát hiện dấu hiệu sai phạm của ông Trương Duy Nhất trong quá trình điều tra vụ Vũ "nhôm".  Thời điểm đó, ông Nhất là Trưởng đại diện của Báo Đại Đoàn Kết tại TP. Đà Nẵng, đã lợi dụng giấy tờ của báo để mua đất nhà không qua đấu giá gây thất thoát lãng phí. "Hiện vụ việc đang trong quá trình điều tra chưa thể cung cấp thông tin cụ thể", ông Trần Văn Vệ nói. 

Trung tướng Trần Văn Vệ trả lời báo 
chí chiều nay, 25.3 ẢNH THÁI SƠN
Chiều nay, 25.3, Bộ công an đã tổ chức họp báo thông báo về kết qua công tác của quý 1/2019, tổng kết cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo an ninh, trật tư tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Trả lời báo chí, trung tướng Trần Văn Vệ, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, cho biết liên quan đến vụ Vũ "nhôm", tức Phan Văn Anh Vũ, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bắc Nam 79, cơ quan này đã khởi tố 6 vụ án độc lập với 21 bị can, trong đó có 17 bị can là quan chức thuộc UBND và các sở, ngành của Đà Nẵng. 

Trong đó, có 2 vụ án đã được TAND các cấp xét xử, gồm: vụ Cố ý làm lộ bí mật nhà nước và vụ Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. 4 vụ án khác đang được được cơ quan tố tụng điều tra làm rõ. 

Đáng chú ý, trung tướng Trần Văn Vệ cho biết, trong quá trình điều tra mở rộng vụ án Vũ "nhôm", Cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát hiện có dấu hiệu sai phạm liên quan đến ông Trương Duy Nhất. Thời điểm đó, ông Nhất là Trưởng đại diện của Báo Đại Đoàn Kết tại TP. Đà Nẵng, đã lợi dụng giấy tờ của báo để mua đất nhà không qua đấu giá gây thất thoát lãng phí. "Hiện vụ việc đang trong quá trình điều tra chưa thể cung cấp thông tin cụ thể", ông Trần Văn Vệ nói. 

Ông Trương Duy Nhất, 55 tuổi, ngụ ở số 25 Tống Phước Phổ, P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng. Ông Trương Duy Nhất có thời gian làm Báo Công an Quảng Nam Đà Nẵng, sau đó chuyển sang Báo Đại Đoàn Kết, thường trú khu vực miền Trung. Từng là một nhà báo nhưng ông Nhất lại được biết đến nhiều hơn với tư cách là chủ của trang blog Một góc nhìn khác.

Các bài viết của ông Trương Duy Nhất gây ra nhiều tranh cãi, thậm chí cả những cuộc "bút chiến" kịch liệt giữa các blogger.

Tháng 5.2013, ông Trương Duy Nhất đã bị Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an bắt giữ về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Năm 2014, ông Nhất bị TAND TP.Đà Nẵng tuyên phạt 2 năm tù giam về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo khoản 2, điều 258, bộ luật Hình sự.

Theo truy tố, từ năm 2009 đến ngày 25.5.2013, trên trang mạng cá nhân của mình, bị cáo Trương Duy Nhất đã đăng tải nhiều bài viết của mình cùng một số bài viết, bình luận của người khác, trong đó có 11 bài do Trương Duy Nhất viết và 1 bài do người khác viết.

Các bài viết này có nội dung không đúng sự thật, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước; đưa ra cái nhìn bi quan một chiều gây hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
Mặc dù đã nhiều lần cơ quan chức năng làm việc yêu cầu Trương Duy Nhất chấm dứt việc viết, đăng tải các bài viết có nội dung không đúng sự thật xâm phạm đến lợi ích của nhà nước nhưng bị cáo vẫn bất chấp, tiếp tục vi phạm.

Đến tháng 5.2015, ông Trương Duy Nhất mãn án tù.

https://thanhnien.vn/thoi-su/dieu-tra-dau-hieu-sai-pham-cua-ong-truong-duy-nhat-lien-quan-den-vu-nhom-1064095.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

737 MAX - Thuyết âm mưu


baomai.blogspot.com
Tai nạn kỹ thuật hay chiến tranh không gian?

Thực ra máy bay 737 này đã được hãng Boeing đưa vào hoạt động từ gần 10 năm nay, và riêng 737 MAX thì từ 2017 và đã được liên tục cải tiến qua thời gian. Nó từng được cho là dòng máy bay thành công của Boeing vì rất an toàn. 

Nhưng chỉ trong 5 tháng gần đây thôi thì đã xảy ra 2 vụ rơi, một của Lion Air ở Indonesia và một của Ethiopian Airlines ở Ethiopia, trong hai vụ, vụ nào cũng làm chết toàn bộ phi hành đoàn và hành khách.

Facts:

baomai.blogspot.com
  
- Cùng loại 737 Max 8
- Kịch bản rơi giống nhau: sau khi cất cánh chưa đầy 10 phút
- Xuất phát từ hai quốc gia kinh tế chậm phát triển và có trình độ quản lý an ninh an toàn kém
- Xảy ra 2 vụ từ tháng 10 2018 đến nay
- Cơ quan quản lý hàng không của Mỹ đưa ra tuyên bố thận trọng, rằng 737 Max vẫn an toàn
- Boeing tuyên bố sẽ CẬP NHẬT PHẦN MỀM trong vài ngày đến.

Analysis:

baomai.blogspot.com
  
- Tại sao 737 MAX?
- Tại sao kịch bản rơi giống hệt nhau?
- Tại sao chỉ xảy ra mới đây, từ tháng 10 2018?
- Tại sao không xảy ra ở những quốc gia có trình độ an ninh công nghệ phát triển?
- Tại sao một số quốc gia cấm cả chiều bay đến?
- Tại sao chỉ cần sửa lỗi bằng cập nhật phần mềm?

Assumptions:

baomai.blogspot.com

Kết nối những dữ liệu trên, tôi đưa ra giả định sau:

- Tai nạn xảy ra đối với dòng máy bay chủ lực của Boeing, khiến nhiều hãng hàng không nghi ngờ về tính an toàn của máy bay Mỹ. Nhiều quốc gia là hub hàng không, nhiều hãng sở hữu những đội máy bay lớn hàng đầu thế giới đã ra lệnh ngưng hoạt động đối với dòng 737 Max này (China, Singapore, Indonesia, Australia, South Korea, Ethiopia, Comair, Cayman Airlines, Gol Airlines, Aeromexico, Aerolineas Argentinas). Danh sách dường như đang ngày càng dài ra!
Nếu vấn đề nghiêm trọng có thể làm Boeing phá sản.

Liệu đây có phải là một đòn trả đũa kinh tế đánh vào Mỹ?

baomai.blogspot.com
  
- Việc tai nạn xảy ra ở những nơi có tình trạng an ninh tương đối kém, việc một số quốc gia cấm cả chiều bay đến, và việc hãng Boeing tuyên bố sẽ đưa ra bản cập nhật phần mềm, kết hợp với việc kịch bản rơi ngay sau khi cất cánh nói lên điều gì?

Hệ thống phần mềm điều khiển máy bay bị can thiệp từ bên ngoài (hack)? Bởi một thiết bị được đặt ở đâu đó gần đường băng của sân bay? Ai có đủ trình độ công nghệ thông tin để làm việc này?

Chiến tranh trên không, mà Mỹ mới vừa thành lập quân đội chuyên trách (military space force), đã xảy ra rồi sao?

baomai.blogspot.com
  
Trên đây chỉ là "thuyết âm mưu" của tôi, dựa trên phân tích từ thông tin được đăng tải trên báo chí trong và ngoài nước..



Đỗ Hòa

baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ai đứng sau trò "vong báo oán" ở chùa Ba Vàng?


(GDVN) - Chuyên gia nghiên cứu văn hóa khẳng định hành động của bà Phạm Thị Yến tại chùa Ba Vàng truyền bá mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin để trục lợi. Nói về việc "vong báo oán" ở chùa Ba Vàng gây xôn xao dư luận mấy ngày nay, Đại đức Thích Trúc Thái Minh -Trụ trì chùa Ba Vàng khẳng định oan gia trái chủ hoàn toàn có thật, và xác nhận có lễ giải oán kết, giải oan gia trái chủ tại chùa Ba Vàng.

Đại Đức Thích Trúc Thái Minh. Ảnh: Báo Lao Động.
Tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra liên ngành Thành phố Uông Bí- Quảng Ninh với Đại đức Thích Trúc Thái Minh vào ngày 20/3/2019, sư trụ trì chùa Ba Vàng xác nhận những việc báo chí nêu là đúng sự thật, và đang diễn ra tại chùa Ba Vàng. Tuy nhiên, Đại Đức Thích Trúc Thái Minh cho rằng, đa số những người cúng tam bảo, công đức, cho nhà chùa đều là tự nguyện chứ không ai bắt ép. Còn việc nhà chùa thu tiền là theo yêu cầu của... vong. (1)

Trước vấn đề này, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Trần Hữu Sơn - Phó chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, kiêm viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng văn nghệ dân gian Việt Nam, chia sẻ: “Theo tôi, đã lấy tiền như thế là sai với giáo lí nhà Phật. Chúng ta phải khẳng định như vậy. Trong giáo lí nhà Phật có khuyên mọi người tránh xa cái Tham, Sân, Si mà cái tham này là yếu tố độc nhất, tối kị nhất trong tín ngưỡng của Phật.

Chữ tham này trong đó có tham tiền, mà đã là người tu hành thì không thể tham tiền như vậy được, cái đó là vô lí, trái với giáo lí Phật dạy.

Cứ cho là nhà chùa làm lễ cho khách thập phương, nhưng hãy để khách thập phương tùy tâm cúng dường, chứ chùa lại áp giá, thu số tiền đến vài chục triệu đồng một người thì sự việc đó là trục lợi”.

Phật dạy con người phải diệt cái Tham, Sân, Si và phải bố thí, phải giúp đỡ cho mọi người.

"Nhưng những sự việc đang diễn ra ở chùa Ba Vàng lại đi ngược lại giáo lí đó. Có thể thấy rõ là quy luật chuyển đổi của cơ chế thị trường thì ai cũng thích làm dịch vụ để kiếm tiền.

Tôi thấy từ đầu năm đến nay, liên tiếp xảy ra tại một số chùa những vụ như thu tiền cúng sao giải hạn, và giờ lại là việc gọi vong ở chùa Ba Vàng, những việc tương tự có thể còn diễn ra ở nhiều chùa khác nữa chứ không phải chỉ có vậy”, ông Sơn nói.

Không có chuyện vong linh áp đặt số tiền cúng dường tại chùa ba Vàng. Ảnh: Báo Lao Động.

Có chuyện vong báo oán không

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn chia sẻ: “Theo nghiên cứu của tôi và nhiều tài liệu nghiên cứu khác, thì hoàn toàn không có chuyện như vậy.

Chiểu theo giáo lí nhà Phật, những người mắc tội gì đó thì sau khi mất đi, sang một kiếp khác thì sẽ bị quả báo như thế nào, luật nhân quả nó chi phối rất chặt chẽ, không chỉ trong kiếp này mà còn cả kiếp sau nữa.

Bà Phạm Thị Yến lợi dụng chuyện cô gái đi bán gà bị kẻ xấu làm hại là do gây nghiệp ác từ kiếp trước, điều đó là hoàn toàn sai, căn cứ vào đâu, ai chứng minh được điều đó mà bà ta lại khẳng định như vậy”.



Tiến sĩ Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng văn nghệ dân gian Việt Nam. Ảnh: Tùng Dương.

Tiến sĩ Sơn chia sẻ: “Cái thế giới vật chất đầy màu sắc mà chúng ta đang sống đây còn không phân biệt được thực phẩm sạch hay bẩn, thì lời quỷ mị ở cõi kia ai dám chắc đó là oan gia thật, hay ma quỷ nhiếp trì trêu đùa.

Chúng ta theo Phật phải chân xác chứ không hù họa, phán truyền theo kiểu đúng thì đúng, không đúng thì thôi. Theo dân gian bị ma nhập thì người ta còn mang lên chùa nhờ Tam bảo hóa giải để họ rút ra, đằng này lại lên chùa để kiều vong nhập vào, đó là việc làm có tính hù doạ, mê tín.

Chúng ta người phàm còn u mê, thì oan gia nếu có cũng u mê, vì nếu sáng suốt thì đâu còn đi theo để báo oán, mà nếu còn u mê thì lời họ có tin được hay không? Đó là sự bịa đặt trắng trợn".


Tiến sĩ Trần Hữu Sơn khẳng định: "Những hành động của bà Phạm Thị Yến tại chùa Ba Vàng là buôn thần bán thánh, truyền bá mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin để trục lợi". Ảnh: Báo Lao Động.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng xác nhận việc nhà chùa thu tiền là theo yêu cầu của... vong.

Theo Tiến sĩ Trần Hữu Sơn: “Đây là việc hoàn toàn mê tín, vì vong làm gì có quyền đòi tiền, mà đòi ai, vong thông qua lời nhà chùa nói như thế nào? Mà sao vong không nhập vào khách thập phương, mà lại chỉ nhập vào người của nhà chùa để phán truyền?

Đây là việc cần phải làm thực nghiệm xem có vong không. Khi nhập đồng xuất thần thì yếu tố tâm lí rất quan trọng, nên rất cần các nhà khoa học đứng ra, nghiên cứu thực chứng xem có vong không.

Nếu nói không có thì không đúng vì chưa được thực chứng, và nếu nói có thì lại càng sai vì đã có thực chứng đâu mà lại nói như thế.

Tôi thấy việc mượn lời vong để bắt khách thập phương nộp tiền, rồi không đủ tiền thì vong cho trả góp và chuyển vào tài khoản của chùa Ba Vàng, việc này là hoàn toàn trục lợi, lợi dụng lòng tin của khách thập phương để kiếm tiền”.


Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ xử lý nghiêm nếu chùa Ba Vàng có sai phạm

Trong quản lí hành chính, khi xảy ra những việc như vậy thì người đầu tiên phải chịu trách nhiệm là sư Trụ trì Chùa Ba Vàng, là người đứng đầu nhưng không quản lí được, dẫn đến việc đạo lí nhà Phật bị nhuốm mầu trục lợi, làm ảnh hưởng đến giáo lí tốt đẹp, hướng thiện của nhà Phật cũng như giáo Hội Phật giáo Việt Nam.

Đây chỉ là một sự việc đã được phát giác, nhưng nếu chúng ta không xử lí cho tốt thì trong tương lai không xa sẽ có nhiều vụ tương tự sảy ra, xu hướng này sẽ bùng nổ rất mạnh.

Vì vậy không chỉ có Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mà cả các cấp chính quyền cần có biện pháp kiên quyết, xử lí triệt để vấn đề này ngay lập tức.

Về việc Đại Đức Thích Trúc Thái Minh khẳng định oan gia trái chủ hoàn toàn có thật và xác nhận có lễ giải oán kết tại chùa Ba Vàng?

Theo Tiến sĩ Sơn: "Nếu sư trụ trì nói như vậy thì sư thầy phải chứng minh, phải có hội đồng khoa học đến phản biện từng hiện tượng cụ thể mà thầy đưa ra.

Ngay như việc có rất nhiều nhà ngoại cảm, nói là mình sẽ tìm được mộ liệt sĩ, nhưng thực tế các nhà khoa học chứng minh được có đến hơn 90% là không tìm thấy".


Phật tử thập phương tại chùa Ba Vàng- Quảng Ninh. Ảnh: Báo lao Động.

Theo Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, không có chuyện vong chữa được bệnh, quá phi lý trong khi nền y học thế giới đã có những bước tiến vượt bậc, mà có những bệnh còn chưa chữa được.

"Nếu nói là gọi vong lên để chữa khỏi bệnh ung thư thì điều đó quá phản khoa học, sư thầy cần dẫn chứng cụ thể từng trường hợp ra, trường hợp nào giới y khoa xác thực là bị ung thư, sau đó gọi vong chữa, chữa ở đâu và trong bao lâu thì khỏi, sau đó có kết luận của hội đồng y khoa là bệnh nhân đó đã khỏi.

Điều đó sư thầy phải chứng thực được trước hội đồng khoa học một cách minh bạch, rõ ràng và có sức thuyết phục, chứ cứ tự mình nói ra như vậy là thành truyền bá mê tín dị đoan, nói không có căn cứ, nói bậy. Tất cả những việc đó phải ứng xử theo khoa học, chứ không thể nói theo kiểu đại ngôn.

Còn về những hành động của bà Phạm Thị Yến tại chùa Ba Vàng, tôi khẳng định đó là buôn thần bán thánh, truyền bá mê tín dị đoan, những việc đó chưa được kết luận, chưa được công nhận mà bà Yến đã khăng khăng làm như vậy, thu tiền của khách thập phương nhưng lại lấy cớ là vong đòi tiền, đây là hành động lợi dụng lòng tin tâm linh của người khác để trục lợi”, ông Sơn phân tích.

Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị làm rõ thông tin về chùa Ba Vàng

Sau khi thông tin và các video clip phản ánh chùa Ba Vàng tổ chức các hoạt động mang tính mê tín dị đoan như gọi vong, hóa giải các ân oán từ nhiều kiếp trước... được một số báo điện tử đăng tải và chia sẻ trên các trang mạng xã hội, Ban Tôn giáo Chính phủ đã có công văn gửi Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) tỉnh Quảng Ninh và Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị kiểm tra, xác minh để làm rõ và có biện pháp ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm (nếu có), đồng thời thông tin cho các cơ quan báo chí về kết quả xử lý giải quyết.

Ban Tôn giáo cũng yêu cầu Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) tỉnh Quảng Ninh phối hợp với các sở, ngành liên quan kiểm tra, xác minh để làm rõ những nội dung như báo chí phản ánh, kịp thời tham mưu, đề xuất biện pháp giải quyết những hành vi vi phạm pháp luật (nếu có).

Ban Tôn giáo yêu cầu Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) tỉnh Quảng Ninh báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh với UBND tỉnh Quảng Ninh và Ban Tôn giáo Chính phủ trước ngày 25/3/2019.

Tài liệu tham khảo:
(1) https://www.tienphong.vn/van-hoa/su-tru-tri-chua-ba-vang-thu-tien-theo-yeu-cau-cua-vong-1391785.tpo
Tùng Dươn

http://giaoduc.net.vn/Van-hoa/Ai-dung-sau-tro-vong-bao-oan-o-chua-Ba-Vang-post196773.gd

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sự phát triển trong mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ



Eleanor Albert
Trúc Lam dịch
Sau khi bị ngăn chặn trong chiến tranh, Việt Nam và Hoa Kỳ đã xây dựng các mối quan hệ trưởng thành bắt nguồn từ lợi ích kinh tế và an ninh chung.

Giới thiệu

Bốn thập kỷ sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã thay đổi đáng kể. Hai cựu đối thủ đã đẩy lịch sử hỗn loạn của họ để củng cố mối liên kết thương mại và hợp tác an ninh mạnh mẽ trong những năm gần đây. Việc nối lại mối quan hệ này, cũng như những nỗ lực của Việt Nam tranh thủ các nước châu Á-Thái Bình Dương khác, như Ấn Độ và Nhật Bản, phần lớn bị thúc đẩy bởi những lo ngại của Việt Nam về sự vượt trội của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt là hành vi quyết đoán của họ ở Biển Đông.
Với sự năng động, các nhà phân tích hy vọng Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy mối quan hệ đối tác sâu sắc hơn trong những năm tới. Tuy nhiên, mối quan hệ này đối mặt với những hạn chế, gồm chủ nghĩa tư bản do nhà nước Hà Nội lãnh đạo và sự mất lòng tin còn lại của họ Washington.

Trỗi dậy từ chiến tranh

Việt Nam tuyên bố độc lập khỏi ách thống trị của thực dân Pháp năm 1945 sau sự chiếm đóng của Nhật Bản kết thúc, qua sự đầu hàng của quân Đồng minh. Điều này tạo tiền đề cho Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946 - 1954). Năm 1950, lực lượng Việt Nam ở Hà Nội được Trung Quốc và Nga công nhận, trong khi Hoa Kỳ và Anh công nhận chính quyền có trụ sở tại Sài Gòn (ngày nay là Thành phố Hồ Chí Minh).
Sự tham gia của Washington vào Việt Nam leo thang qua việc cung cấp sự hỗ trợ quân sự ban đầu cho các lực lượng Pháp, kế đến là Tổng thống Việt Nam là Ngô Đình Diệm có trụ sở tại Sài Gòn, sau khi đất nước chia cắt hai miền Nam - Bắc. Quân đội Hoa Kỳ chính thức triển khai năm 1964 với mục đích đưa ra là ngăn chặn sự lây lan của chủ nghĩa cộng sản. Nhiều năm chiến đấu tàn khốc lên đến đỉnh điểm, rồi sự rút lui của lực lượng Hoa Kỳ và ký kết Hiệp định Hòa bình Paris năm 1973; Hoa Kỳ sơ tán nhân sự vào năm 1975 khi Bắc Việt xâm chiếm miền Nam và thống nhất đất nước.
Thương vong của Hoa Kỳ gồm 58.220 người chết, khoảng 2.600 người mất tích và hơn 150.000 người bị thương, cùng với những chia rẽ đau khổ trong nước về mục đích và cách tiến hành chiến tranh. Về phía Việt Nam, sức tàn phá rất lớn, ước tính có khoảnghai triệu thường dân chết, thêm một triệu quân nhân tử vong, cũng như các tác động môi trường kéo dài từ việc sử dụng thuốc diệt cỏ, như chất độc da cam, và bom mìn chưa nổ trên khắp cả nước. Washington đã cắt đứt quan hệ ngoại giao sau khi kết thúc cuộc chiến và áp đặt lệnh cấm vận thương mại ở mức cao nhất.
Cũng làm trầm trọng thêm mối quan hệ giữa Việt Nam và một số nước là chiến dịch của họ ở Campuchia. Các cuộc giao tranh dọc biên giới phía tây Việt Nam với Campuchia mở rộng thành một cuộc xung đột toàn diện vào tháng 12 năm 1978. Quân đội Việt Nam đã truất phế nhà lãnh đạo toàn trị Campuchia là Pol Pot và Khmer Đỏ, chế độ hà khắc này chịu trách nhiệm về một cuộc diệt chủng, đã giết chết gần hai triệu người. Chính phủ mới ở Phnom Penh duy trì quyền lực trong một thập niên. Cuộc xâm lược của Việt Nam đã kích hoạt một cuộc tấn công trả đũa của Trung Quốc vào biên giới phía bắc năm 1979 và sự cô lập quốc tế rộng rãi.
Từ cuối thập niên 1970 đến giữa thập niên 1980, kinh tế Việt Nam bị căng quá mỏng do ngân sách quân sự dành cho các hoạt động ở Campuchia quá lớn và những thiếu sót do nền kinh tế chỉ huy của họ. Những khó khăn này dẫn đến sự phụ thuộc nặng nề vào Liên Xô. Sau những cải cách kinh tế của Trung Quốc trong thập niên 1970 và khi Liên Xô bắt đầu nới lỏng sự kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế của họ vào thập niên 1980, Việt Nam bắt đầu tìm cách chấm dứt sự cô lập.

Con đường dẫn đến quan hệ bình thường hóa

Một trong những rào cản đầu tiên được giải tỏa trong việc khôi phục quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam là hợp tác trả lại vật dụng của các tù nhân chiến tranh Mỹ (POW) và những người mất tích trong chiến tranh (MIA). Đến cuối thập niên 1980, các nỗ lực phục hồi được nối lại với các quy trình được thiết lập cho các cuộc tìm kiếm trên toàn quốc bởi các nhóm người Mỹ. Tiến trình này dẫn đến việc mở một văn phòng ở hiện trường cho Văn phòng Hoa Kỳ tại Cơ quan tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh (MIA Affairs) ở Hà Nội dưới thời Chính quyền George H.W. Bush năm 1991, sự hiện diện chính thức đầu tiên của Hoa Kỳ sau chiến tranh tại Việt Nam. Từ vị trí này, kết hợp với một ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ tạm thời đặc biệt được thành lập để điều tra các vấn đề liên quan đến POW/ MIA, đã giúp xây dựng động lực để bình thường hóa mối quan hệ.
Bảo đảm một kế hoạch hòa bình của Campuchia là điểm quan trọng thứ hai. Mặc dù các lực lượng chiếm đóng Việt Nam ủng hộ một chính phủ mới ở Campuchia, nhưng Khmer Đỏ vẫn kiểm soát một phần đất nước trong khi lưu vong ở Thái Lan, và xung đột dân sự phổ biến trong suốt thập niên 1980. Các cuộc đàm phán hòa bình bắt đầu ở Paris hồi tháng 8 năm 1989, cuối cùng dẫn đến việc ký kết một hiệp định vào năm 1991. Điều này khởi đầu cho việc ngừng bắn và thiết lập Cơ quan Chuyển tiếp Liên Hiệp quốc tại Campuchia, hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp quốc giám sát chính quyền của một quốc gia, để tổ chức và tiến hành một cuộc bầu cử trên đất nước.
Việt Nam rút các lực lượng chiếm đóng khỏi Campuchia, cho phép các nước, trong đó có Hoa Kỳ hồi phục quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Washington dỡ bỏ các hạn chế đi lại đối với Việt Nam hồi năm 1991, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Bộ Ngoại giao Việt Nam mở văn phòng đại diện tại thủ đô hai nước từ năm 1993 và năm 1994, Tổng thống Bill Clinton đã dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại. Những bước gia tăng này đã tạo ra một môi trường thuận lợi để [chính quyền] Clinton bình thường hóa quan hệ kể từ năm 1995.

Liên kết kinh tế

Những cải cách kinh tế quan trọng của Việt Nam được đưa ra vào năm 1986 để thúc đẩy nền kinh tế kém hiệu quả của đất nước, báo hiệu sự háo hức khôi phục các quan hệ quốc tế. Những vụ cải cách, còn gọi là Đổi Mới, ưu tiên xây dựng nền kinh tế thị trường và tạo cơ hội cạnh tranh khu vực tư nhân. Trước đây, nền kinh tế chỉ huy đặt tầm quan trọng không cân xứng đối với công nghiệp nặng, trong khi các lĩnh vực như nông nghiệp gặp khó khăn.
Sự ra đời của một nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, một đất nước hiện có hơn chín mươi lăm triệu người, đã thu hút các khoản đầu tư quốc tế lớn. Sau khi khôi phục các mối quan hệ, Washington và Hà Nội đã làm việc gần năm năm để đàm phán một hiệp định thương mại song phương có hiệu lực năm 2001. Thỏa thuận này dỡ bỏ nhiều rào cản phi quan thuế để trao đổi mậu dịch, gồm hạn ngạch, cấm và những hạn chế nhập khẩu; giảm thuế từ mức trung bình 40% xuống còn 3% đối với nhiều loại hàng hóa, gồm cả hàng nông sản, động vật và điện tử; và cấp cho Việt Nam tình trạng thương mại quốc gia có điều kiện nhất, một chuẩn mực quan trọng để [Việt Nam] gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, hai nước đã thành lập một diễn đàn để thảo luận về các cam kết WTO của Việt Nam và tự do hóa đầu tư và thương mại.
Chính quyền Barack Obama đã đấu tranh cho Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại tự do gồm hàng chục nước ở châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, với tư cách là một trụ cột chiến lược của Hoa Kỳ trong khu vực. Các nhà phân tích cho rằng, Việt Nam là nước có tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người thấp nhất trong tất cả các nước ký kết, có khả năng là nước hưởng lợi lớn nhất trong hiệp ước này, đặc biệt là được quyền tham gia ưu đãi vào thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Tổng thống Donald J. Trump là người tuyên bố thỏa thuận sẽ làm suy yếu cơ sở sản xuất của Hoa Kỳ, nên ông ta đã rút lui ngay sau khi nhậm chức kể từ năm 2017.
Những người ủng hộ nhân quyền nói rằng, sự đảo ngược của Hoa Kỳ đã giáng một đòn mạnh vào những người ủng hộ công đoàn, các nhà hoạt động môi trường và các nhà hoạt động khác ở Việt Nam, những người xem TPP giúp thúc đẩy một làn sóng cải cách rộng lớn hơn. Rút ra khỏi TPP là một bước thụt lùi lớn, ông Brad Adams là người đứng đầu bộ phận Nhân quyền Châu Á, thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nói về hiệu ứng gợn sóng trong cộng đồng của các nhà hoạt động Việt Nam.
Việt Nam và mười nước khác tham gia TPP, đã đi tới một hiệp định thương mại mà không có Hoa Kỳ, được gọi là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việt Nam trở thành quốc gia thứ bảy phê chuẩn hiệp ước hồi tháng 11 năm 2018. Thỏa thuận giảm thuế ở châu Á-Thái Bình Dương và có các điều khoản để cải thiện điều kiện lao động và thúc đẩy tư nhân hóa, nhưng còn quá sớm để đánh giá hậu quả của CPTPP. Các nước ký kết đã cho Việt Nam thời gian ba năm để tuân theo các điều khoản lao động của Hiệp định, trong đó kêu gọi giới thiệu về công đoàn độc lập.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế hy vọng, thương mại với Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát triển mạnh. Thương mại hàng hóa song phương giữa hai nước tăng vọt kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, từ 451 triệu Mỹ kim năm 1995 lên tới hơn 60 tỷ Mỹ kim năm 2018. Hoa Kỳ hiện là điểm đến hàng đầu của hàng hóa Việt Nam, gồm hàng dệt may, điện tử và các sản phẩm động vật như hải sản. Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Hoa Kỳ sang Việt Nam gồm bông, chip máy tính và đậu nành.
Một số thách thức hiện ra trong mối quan hệ thương mại vừa chớm nở. Như đã có với một số đối tác thương mại khác của Hoa Kỳ, Tổng thống Trump gặp phải vấn đề mất cân bằng thương mại của Mỹ với Việt Nam, đã tăng lên mức khoảng 39,5 tỷ Mỹ kim trong năm 2018. (Khoản thâm hụt này chỉ là hàng hóa. Xuất khẩu dịch vụ của Hoa Kỳ sang Việt Nam ước tính khoảng 2 tỷ Mỹ kim năm 2015.) Washington cũng đã trích dẫn các rào cản thương mai khác với Việt Nam, gồm bảo vệ sở hữu trí tuệ không thích đáng và các quy định an toàn thực phẩm, hạn chế truy cập internet và nền kinh tế kỹ thuật số và các vấn đề quản trị chung khác, gồm thiếu minh bạch và trách nhiệm trong các khu vực công và tư.

Các mối quan hệ an ninh ngày càng gia tăng

Washington và Hà Nội cũng đã có những bước tiến đáng kể trên mặt trận an ninh. Các mối quan hệ quốc phòng ban đầu được củng cố, thông qua việc phục hồi nhân sự MIA của Hoa Kỳ, gồm hợp tác về các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, an ninh môi trường và rà phá bom mìn; người Việt Nam tham dự các hội nghị và hội thảo của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ; và trao đổi quân sự cấp cao. Năm 2016, Washington dỡ bỏ lệnh cấm vận kéo dài hàng thập kỷ đối với việc bán vũ khí sát thương cho Hà Nội.
Mối quan hệ an ninh tập trung vào việc tăng cường trao đổi giữa các lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ và Việt Nam, và cung cấp các tàu tuần tra. Năm 2018, USS Carl Vinson, một tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ đã thực hiện một chuyến viếng thăm lịch sử ở Việt Nam. Lần đầu tiên loại tàu này đến thăm Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975. Cũng năm 2018, lần đầu tiên Việt Nam tham gia Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC), là tên cua các cuộc tập trận quân sự trên biển do Hoa Kỳ tổ chức hai năm một lần. (Việt Nam giữ vai trò quan sát viên vào năm 2012 và 2016).
Động lực cho phần lớn hoạt động này là Trung Quốc ngày càng có lập trường quyết đoán trong khu vực, đặc biệt là ở Biển Đông, nơi Hà Nội và Bắc Kinh đưa ra các yêu sách hàng hải. Căng thẳng giữa các nước láng giềng lên đến đỉnh điểm hồi năm 2014 khi Trung Quốc triển khai một giàn khoan dầu vào vùng biển tranh chấp, một hành động thúc đẩy các cuộc biểu tình và bạo lực chống Trung Quốc lan rộng khắp cả nước Việt Nam. Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc định kỳ tiếp tục nổ ra ở Việt Nam.
Do đó, Việt Nam ngày càng xem sự hợp tác an ninh của mình với Hoa Kỳ là một sự kiểm tra đối với sự quyết đoán của Trung Quốc. “Việt Nam cho thấy ít ảo tưởng nhất về tác động của sự trỗi dậy của Trung Quốc, và sự sẵn sàng lớn nhất trong việc sử dụng các chiến lược cứng rắn, tinh vi để ngăn chặn sự thống trị của Trung Quốc trên Biển Đông và trong khu vực nói chung”, Joshua Kurlantzick viết trên trang Hội đồng Quan hệ Đối ngoại.
Mặc dù hợp tác quốc phòng và an ninh đã đi một chặng đường dài hơn hai mươi năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ, nhưng những trở ngại vẫn còn. Sự mất lòng tin mong manh của người Việt Nam đối với các ý định của Hoa Kỳ, ý thức độc lập và chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ, và những lo ngại về việc khiêu khích Bắc Kinh đã ngăn Hà Nội nhanh chóng mở rộng mối quan hệ an ninh với Washington.

Bất hòa về nhân quyền

Hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Việt Nam là nguồn tranh cãi thường xuyên với một số thành viên trong Quốc hội Hoa Kỳ, cũng như với các chính phủ và các nhóm giám sát khác. Đất nước này vẫn được cai trị bởi một hệ thống độc đảng, độc tài, đàn áp bất đồng chính kiến, gồm phe đối lập chính trị, cộng đồng tôn giáo độc lập, các blogger, các nhà báo, những người ủng hộ nhân quyền và giới luật sư. Nhà chức trách thực hiện các vụ bắt bớ và giam giữ tùy tiện, và những vụ giết người phi pháp; các quyền tự do, chẳng hạn như tự do tín ngưỡng, tự do hội họp và tự do ngôn luận, bị hạn chế rất nhiều; hệ thống tư pháp thiếu minh bạch và tính độc lập của nó bị xâm phạm, theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền quốc tế.
Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã triệu tập các cuộc đối thoại nhân quyền thường xuyên với Hoa Kỳ và thỉnh thoảng phóng thích các tù chính trị, nhưng họ vẫn bị các nhà giám sát nhân quyền quốc tế đánh giá kém. Việt Nam xếp hạng 175 trên 180 quốc gia về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2018, của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, chỉ cao hơn Trung Quốc, Syria, Turkmenistan, Eritrea và Bắc Triều Tiên. Nhóm vận động Freedom House xếp Việt Nam vào nước “không tự do”, nhận được 20 điểm trên 100 điểm trong báo cáo thường niên.

Một quan hệ đối tác đang phát triển

Quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam dự kiến ​​sẽ tiếp tục trên một quỹ đạo tích cực. Trong khi những bất đồng về mất cân bằng thương mại có thể tạm thời ngăn cản tiến trình, ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực có thể sẽ đẩy lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ và Việt Nam xích lại gần nhau hơn.
Hà Nội là nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Bắc Triều Tiên lần thứ hai hồi tháng 2 năm 2019. Quốc gia Đông Nam Á này đóng vai trò chủ nhà vì nhiều lý do, gồm cả mối quan hệ chung với cả Bình Nhưỡng lẫn Washington và cơ hội thể hiện sự thành công về mặt kinh tế cho Bắc Triều Tiên noi theo. Vai trò của Hà Nội trong Hội nghị thượng đỉnh đã củng cố các lợi ích chung trong mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam và thể hiện mong muốn của Việt Nam trở thành một diễn viên có ảnh hưởng hơn trong ngoại giao khu vực. Alexander Vuving, chuyên gia về an ninh châu Á của một viện thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, có trụ sở ở Hawaii, nói: “Việt Nam nắm giữ chìa khóa cho sự cân bằng quyền lực trong khu vực”.
Tuy nhiên, chính sách quốc phòng của Việt Nam dựa trên nguyên tắc “ba không”: Không tham gia các liên minh quân sự, không cho quân đội nước ngoài đóng quân trên đất Việt Nam và không hợp tác với một thế lực nước ngoài nào để chống lại nước khác.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích đặt câu hỏi, liệu Việt Nam có nên xem lại chính sách không liên kết của mình hay không. Trong khi tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam cũng đang xây dựng mối quan hệ với Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Ấn Độ, nhằm đa dạng hóa quan hệ đối tác và cân bằng quan hệ với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ.
E.A.

Nguồn: https://baotiengdan.com/2019/03/23/su-phat-trien-trong-moi-quan-he-viet-nam-hoa-ky/
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Choáng trước những siêu biệt thự dát vàng của giới nhà giàu Việt

Các đại gia xây dựng càng giầu thì đất nước càng nghèo, người dân càng khốn khó... Câu kết với quan chức để cướp đất của dân. Dân không căm thù chúng mới là lạ. Chẳng ở đâu tỷ phú tiêu xài xa hoa, kệch kỡm như ở đất nước XHCN này. Chắc chắn những siêu biệt thự rộng mênh mông này có sai phạm về đất đai, nhưng được chính quyền bao che. Lấp ao xây biệt thự, nếu là dân thường thì sẽ bị phạt và phải dỡ bỏ công trình, nhưng với chúng thì nén bạc mua cái gì cũng được, mua ai cũng được.
Choáng trước những siêu biệt thự dát vàng của giới nhà giàu Việt
Để chứng minh tiềm lực kinh tế, nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi hàng tỷ đồng dát vàng cho căn biệt thự của mình. Lâu đài khổng lồ ở Ninh Bình tọa lạc trên khuôn viên có diện tích 2.000m2, ngay sát quốc lộ 1 thuộc địa phận Gia Viễn, Ninh Bình, hiện vẫn trong quá trình hoàn thiện. Chủ của tòa lâu đài này là đại gia ngành xây dựng Đỗ Văn Tiến (52 tuổi, Địch Lộng, Ninh Bình). Ngoài việc để ở, ông còn thiết kế để làm văn phòng công ty. Tòa lâu đài có hai cổng, được làm bằng đồng vàng, chạm khắc hình sư tử và ngựa. Cửa chính được làm bằng gỗ đỏ, chạm khắc công phu.
3 tòa lâu đài của đại gia Tiến nổi bật một góc phố
Lâu đài dát vàng của đại gia sắt vụn Hà Nội
Lâu đài 5 tầng ở quận Cầu Giấy (Hà Nội), có diện tích khoảng 400m2, thuộc sở hữu của đại gia sắt vụn Nguyễn Quốc Thanh. Ông Thanh còn tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như khách sạn, nhà hàng...

Lâu đài nhìn từ phía bên ngoài.
Được biết, lâu đài được xây dựng với tổng kinh phí khoảng 300 tỷ đồng. Chủ nhân còn chi gần 20 tỷ đồng, làm 6 con gà bằng vàng đặt trên nóc.


6 con gà bằng vàng đặt trên nóc lâu đài.

Không chỉ bề ngoài, vị đại gia chịu chơi còn chi một số tiền khủng để đầu tư vào nội thất bên trong.

Tất cả được làm theo phong cách Châu Âu cổ điển với hai tông màu chủ đạo là nâu, vàng với nhiều chi tiết được dát vàng. 


Bên trong nội thất được dát vàng tinh xảo.

Căn biệt thự 'phủ' vàng của đại gia Bà Rịa -Vũng Tàu

Căn biệt thự màu vàng có tên Thiện Soi, nổi bật trên Quốc lộ 51 (đoạn qua thị xã Phú Mỹ) có diện tích hơn 3.000m2.

Biệt thự Thiện Soi nằm trên quốc lộ 1A.

Chủ căn biệt thự là ông Lê Thái Thiện. Sở dĩ, căn biệt thự có tên Thiện Soi là ghép tên của ông và vợ.

Bên ngoài căn biệt thự được sơn màu vàng, nhiều chi tiết bên trong được ốp vàng 24k, bao gồm trần nhà, tường, đèn treo, cầu thang...


Chi tiết dát vàng cầu kỳ trong biệt thự.

Lâu đài khổng lồ ở Ninh Bình
Tòa lâu đài khổng lồ tọa lạc trên khuôn viên có diện tích 2.000m2, ngay sát quốc lộ 1 thuộc địa phận Gia Viễn, Ninh Bình, hiện vẫn trong quá trình hoàn thiện.


Lâu đài như bước ra từ trong truyện cổ tích của vị đại gia xây dựng.

Chủ của tòa lâu đài này là đại gia ngành xây dựng Đỗ Văn Tiến (52 tuổi, Địch Lộng, Ninh Bình). Ngoài việc để ở, ông còn thiết kế để làm văn phòng công ty.

Tòa lâu đài có hai cổng, được làm bằng đồng vàng, chạm khắc hình sư tử và ngựa. Cửa chính được làm bằng gỗ đỏ, chạm khắc công phu. 


Lâu đài song sinh nằm cùng khuôn viên lâu đài khổng lồ.

Ngoài lâu đài chính, ông Tiến xây dựng hai lâu đài song sinh Thành Thắng. Đây là tên 2 con trai của vị đại gia này, với ý nghĩa hai người con sẽ nương tựa vào nhau và cùng xây dựng sự nghiệp gia đình.

Đặc biệt nhiều chi tiết nội thất của lâu đài được dát vàng bằng tay.
Hai bên có cột trụ sơn trắng và tay vịn bằng đá hoa cương đồng màu. Nội thất của lâu đài được thiết kế theo phong cách cổ điển châu Âu, với mái vòm cong sẫm màu, trần cao và các phòng được phân chia với không gian rất rộng.

Khu vực này trước đây vốn là một cái ao, ông Tiến mua lại lấp đi và xây lên tòa lâu đài hoành tráng.


3 tòa lâu đài nổi bật một góc phố.


Chủ nhân tập trung dát vàng ở mái trần, hoa văn và cửa sổ.

Biệt thự dát vàng nhà chồng Hà Tăng

Tòa lâu đài sang trọng nhà chồng Hà Tăng nằm ở khu Thảo Điền quận 2, TP.HCM với ba mặt tiền, một mặt hướng ra sông, trên diện tích đất khoảng 500m2. 


Biệt thự màu trắng, dát vàng của nhà chồng Hà Tăng.

Toàn bộ khu nhà được thiết kế hiện đại với bức tường trắng cao xung quanh để đảm bảo an ninh.

Kiến trúc bên trong ngôi nhà được thiết kế theo phong cách hoàng gia.

Bể bơi 5 sao trong căn biệt thự.

Từng chi tiết nhỏ đều hết sức tinh xảo. Khuôn viên tòa lâu đài rộng lớn, có bể bơi đạt tiêu chuẩn 5 sao. Phòng khách có quầy bar trưng bày bộ sưu tập rượu quý.

Bố chồng Hà Tăng cũng chia sẻ sở thích sưu tập các món đồ trang trí, trong đó có bộ cờ vua được dát vàng.


Bộ cờ vua bằng vàng được ông Johnathan Hạnh Nguyễn đặc biệt yêu thích.


Bàn ghế dát vàng trong biệt thự.

Theo Văn Thanh
Vietnamnet
https://dantri.com.vn/bat-dong-san/choang-truoc-nhung-sieu-biet-thu-dat-vang-cua-gioi-nha-giau-viet-20190324063432407.htm


Phần nhận xét hiển thị trên trang