Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019

Đặng Lê Nguyên Vũ – Kẻ “vĩ cuồng”



Kết quả hình ảnh cho Đặng Lê Nguyên Vũ
***
Vũ luôn từ chối các cuộc vui chơi, thậm chí hầu như không bao giờ đi du lịch, vì Vũ luôn than quỹ thời gian ít quá. Vậy mà lần ấy Vũ rủ tôi lên Sapa. Dọc đường thấy cảnh dân chúng còn nghèo nàn, Vũ ứa nước mắt, nói: “Đất đai trù phú vậy, sao lại nghèo? Phải quy hoạch lại, phải có tầm nhìn khác đi, phải đưa công nghệ mới vào thì mới giầu được”. Lên Sapa, rảo mấy vòng, len lỏi vào mấy ngõ ngách, tới cả một số bản người H’mông, 3 giờ sáng hôm sau Vũ dựng tôi dậy chỉ để nhìn đỉnh Fanxipan, rồi kéo tôi lên xe về lại Hà Nội. Sau này tôi mới biết ý định của Vũ lên Sapa, chẳng qua chỉ để xem vị trí của người dân tộc ở Sapa thế nào. Vũ nói: “Họ như kẻ ngoài rìa ở khu du lịch này. Sau này xây dựng “Thiên đường cà phê” em muốn đồng bào dân tộc với không gian văn hóa đặc sắc của họ phải là chủ thể, vì họ chính là hồn, là vía của vùng đất đó”. Tôi hỏi: “Thế Vũ ngắm đỉnh Fanxipan làm gì?”. Vũ nói: “Em muốn nhìn thấy đỉnh cao nhất của đất nước khi mặt trời chưa mọc để cảm nhận hết cái khát vọng vươn lên của đất nước mình”.
Cuộc gặp mặt của một số nhân vật có tên tuổi trong làng kinh doanh với một số người đẹp đang rất “hào hứng”, Đặng Lê Nguyên Vũ xuất hiện. Không chấp nhận những câu chuyện phiếm chỉ để giết thời gian, Vũ “cướp” diễn đàn, say sưa nói về lựa chọn nào cho kinh tế VN phát triển bền vững, về thế mạnh cạnh tranh của VN là gì, về khát vọng đem thương hiệu VN chinh phục thế giời, toàn là những vấn đề vĩ mô cả. Một số “đại gia” đánh bài chuồn, nhưng điều lạ lùng là chính các người đẹp lại tỏ ra thích thú lắng nghe. Một người đẹp thú nhận, chưa bao giờ được nghe những điều như thế, em quá chán ngồi tán dóc về những chuyện ăn gì, mua sắm gì, mua xe gì rồi tự hào vỗ ngực ta là đẳng cấp, ta là nhất rồi. Vũ tranh thủ khuyên các người đẹp, cố lôi cổ các bác “đại gia” kia thoát khỏi cái “giấc mơ con đè nàt cuộc đời con” của mình đi.
Ở bất cứ đâu Đặng Lê Nguyên Vũ có mặt, Vũ đều tranh thủ tận dụng mọi cơ hội để lôi kéo mọi người vào những điều mà mình đau đáu, khát vọng như thế.
Đêm của Vũ rất ngắn, hai, ba giờ sáng Vũ tỉnh dậy điện thoại cho bạn bè của mình chia sẻ những ý tưởng mới, những dự án mới, những điều trăn trở về những nguy cơ đang đe dọa nền kinh tế nước nhà kéo theo sự bấp bênh của đời sống nhân dân. Có lần cùng đoàn doanh nhân tháp tùng thủ tướng đi thăm Trung Quốc, cả đêm Vũ không ngủ được vì thấy nước người ta phát triển nhanh quá trong khi đó nước mình cứ ì ạch. Sáng ra gặp nhiều thành viên trong đoàn, Vũ hỏi: “Đêm qua các anh ngủ ngon không?”. Mọi người bảo: “Ngủ ngon lắm”. Vũ đau đớn: Là giới tinh hoa của nước nhà tại sao họ có thể ngủ ngon được chứ?
Bất cứ lúc nào rảnh Vũ chui vào thư viện của mình đọc sách, nghiên cứu tìm hiểu những điều gì làm cho các quốc gia khác phát triển hùng mạnh . Vũ đi tìm hiểu ở nhiều quốc gia tiên tiến xem dân khí của họ ra sao. Vũ đúc kết được rằng, không phải do dân đông, giàu tài nguyên, đất đai rộng lớn, lịch sử lâu dài, mà do các quốc gia ấy có khát vọng vươn lên. Vũ soi rọi lịch sử và hiện tại nước nhà để tìm cho ra, điều gì là cái neo kìm hãm dân tộc. Vũ chính là doanh nhân đầu tiên của VN nhận thức và gọi ra cái tên của cái neo ấy, đó là nền “văn hóa âm tính”. Chính nền “văn hóa âm tính” làm người VN dễ dàng bằng lòng với mình, dễ dàng an phận, dễ dàng chấp nhận số phận, tự ru mình trong những khuôn khổ đạo đức nhỏ, đã là sức ì cơ bản nhất làm đất nước chậm tiến. Chỉ mau chóng cải sửa nền “văn hóa âm tính” ấy, chuyển qua nền “văn hóa dương tính” hừng hực niềm đam mê sáng tạo và khát vọng thì đất nước mới phát triển hùng mạnh được. Hiểu điều ấy, Vũ lên cả một kế hoạch hành động, bắt đầu từ việc khởi xướng diễn đàn “Việt Nam nhỏ hay không nhỏ” trên báo Thanh Niên, đến hàng chục cuộc đăng đàn diễn thuyết với lớp trẻ, sinh viên về khát vọng lớn. Bằng tất cả nhiệt huyết, nguồn lực kinh tế của mình, Vũ hăng hái lao vào cuộc cổ vũ quyết liệt cho tinh thần sáng tạo. Hơn ai hết Vũ coi sáng tạo và khát vọng là động lực chính cho đất nước cất cánh. Vũ vận động truyền thông, vận động các học giả, trí thức cổ vũ cho cuộc đổi mới trong giáo dục, lấy “giáo dục động lực” làm chủ thể.
Nhà điêu khắc Lê Liên ở Hà Nội không hề ngạc nhiên khi Vũ nhờ ông làm 30 bức tượng các vĩ nhân trên thế giới ở mọi thời đại từ chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học, văn hóa, tôn giáo. Ông bảo: “Anh biết khát vọng cháy bỏng của chú mày cho đất nước mình rồi, chú mày muốn có tượng các vĩ nhân không để trưng, để ngắm, để làm cảnh đâu mà để hàng ngày đối chất chứ gì?”. Vũ gật đầu. Một trí thức ở ẩn khi biết Vũ thường xuyên làm cái việc đối chất với các vĩ nhân đã nói: “Kẻ luôn đối chất với mình chỉ là kẻ trên tầm thường một chút, còn kẻ dám đối chất với các vĩ nhân là kẻ không tầm thường, là kẻ “vĩ cuồng”,nhưng đất nước đang rất cần những kẻ vĩ cuồng, những kẻ không tầm thường như thế!”. Ông nói thêm: “Tôi hèn, đến đối chất với chính mình mà tôi còn sợ, nhưng tôi biết nếu một dân tộc không có những con người dám đối chất với các vĩ nhân mà cả thế giới ngưỡng mộ, tôn vinh, thì chẳng bao giờ dám vượt lên chính mình được, chẳng bao giờ có thể hùng mạnh được”. Vũ tâm sự: “Tôi so tôi với các bậc vĩ nhân để tôi luôn biết mình đang ở đâu, đang còn quá nhỏ bé để không bao giờ cho phép mình tự bằng lòng với mình. Tôi đối diện với các vĩ nhân để tôi luôn hỏi “Trước một sự việc, một sự biến khó khăn của đất nước, của nhân loại, tại sao các ngài giải quyết được?”. Tôi đối diện với các vĩ nhân, chăm chăm nhìn ngắm họ, tôi tự hỏi, cởi áo quần ra họ cũng giống tôi thôi, tại sao tôi cứ phải có mặc cảm thua kém họ ?”.
Đặng Lê Nguyên Vũ “Vĩ cuồng” ư? Đúng! Nhưng chỉ “vĩ cuồng” cái khát vọng làm sao đất nước Việt trở nên vĩ đại. Háo danh ư? Đúng, nhưng không hề háo danh cho mình mà lúc nào cũng hừng hực háo danh cho dân tộc, cho quốc gia.
Cuộc đời lăn lộn làm dân của tôi, tôi luôn đau đáu tìm kiếm những con người để tôi đặt niềm tin, để tôi hy vọng cho Tổ quốc. Cái Tổ quốc mà cha tôi yêu và viết câu thơ để đời:
"Đi giữa vườn nhân dạ ngẩn ngơ
Vì thương người lắm mới say thơ"
Và nói câu để đời “Ta thà bị lừa còn hơn không tin vào con người”. Cái Tổ quốc mà em trai tôi yêu và giữa tuổi 20 , tuổi đẹp nhất một đời người đã hiến dâng máu mình cho nó. Cái Tổ quốc mà tôi yêu với tất cả trái tim dù là trái tim xơ xác vì có quá nhiều những vết xước thời cuộc. Trong hành trình tìm kiếm đó tôi đã sung sướng tìm ra một con người trong số những con người tôi luôn tin là còn đang lẩn khuất đâu đó nữa, đó là Đặng Lê Nguyên Vũ. Tôi không hề ngượng miệng, không hề sượng ngòi bút khi đưa ra sự thật này. Dù ai đó hoài nghi theo cái lẽ thông thường, rằng: “Chắc là gã Văn này được thằng Vũ ấy cho nhiều lắm đây”. Đúng, Vũ đã cho tôi rất nhiều, trong đó có cái quý giá nhất đó là niềm tin cháy bỏng rằng, nếu chúng ta dám ước mơ lớn, dám khát vọng lớn đưa dân tộc chúng ta lên đỉnh vinh quang của nhân loại, chúng ta có ý chí mãnh liệt thì chúng ta sẽ biết cách thực hiện được nó. Và hơn hết Vũ đã cho tôi thấy những việc Vũ đã làm với tư cách một kẻ “vĩ cuồng” nhất ở thời điểm này của đất nước này để tôi thêm vững niềm tin vào thế hệ trẻ của đất nước.
1. Đương đầu với Tập đoàn đa quốc gia khổng lồ hàng đầu thế giới về cà phê, buộc Tập đoàn ấy phải lùi bước chia lại thị phần cà phê của VN cho doanh nghiệp VN.
2. Quảng bá, cổ vũ hết mình cho Thương hiệu Việt, cho Thương hiệu Nông sản Việt, từng bước đưa thương hiệu Cà phê Trung Nguyên thuần Việt ra với thị trường cà phê thế giới.
3. Cổ vũ cho lớp trẻ Tinh thần khởi nghiệp mới, gắn với khát vọng cho một nước Việt vĩ đại, hùng cường.
4. Có ý tưởng táo bạo chưa từng có, đó là xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột thành “Thủ phủ cà phê Toàn cầu” và xây dựng “Thiên đường cà phê Toàn cầu” – một Thiên đường cà phê duy nhất trên thế giới ở Đắk Lắk.
5. Mua lại cả một bảo tàng cà phê thế giới với hơn 15.000 hiện vật quý giá của Đức để làm tài sản văn hóa cho VN, từ đó xây dựng Bảo tàng Cà phê thế giới độc đáo nhất ở VN.
6. Xây dựng cả một học thuyết mới có tên là “Học thuyết cà phê” mà nội dung cốt lõi của nó là sự sáng tạo và liên kết sức mạnh nhân văn toàn cầu, vận động các trường đại học trên thế giới ủng hộ nó và cùng biến nó thành giáo trình cho sự thành công của bất cứ ai trong thời đại khủng hoảng toàn cầu hiện nay.
7. Đầu tư mọi nguồn lực để kêu gọi, tập hợp các chuyên gia kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học của VN cũng như thế giới, trong đó có cả các chiến lược gia kinh tế hàng đầu thế giới như Tom Cannon, Peter Tinmer để xây dựng kịch bản cho con đường phát triển bền vững cho VN, cũng như kịch bản cho ngành cà phê thế giới.
8. Bay qua Brazil – đất nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giời, vận động các nhà kinh doanh cà phê Brazil rồi gặp gỡ các nghị sĩ, các chính khách Brazil, các nhà hoạt động kinh tế Inđonexia thuyết phục họ cùng liên kết với VN – đất nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, để tạo sức mạnh đòi lại sự công bằng cho hàng chục triệu người dân trồng cà phê.
9. Đem hết sức mình, kiên trì vận động các chính khách, các nhà kỹ nghệ Israel để giúp VN công nghệ tưới tiêu bảo vệ nguồn nước cho Tây Nguyên. Liên kết với các Tập đoàn của Nauy để hỗ trợ kỹ thuật phân bón hữu cơ tốt nhất cho cây trồng và đất trồng, có thể nhanh chóng đẩy năng suất cây trồng lên hơn 30%.
10. Tập hợp các chuyên gia về đối ngoại, lập ra đề án “Ngoại giao văn hóa”, “Ngoại giao xanh” gửi lên Bộ Ngoại giao. Vận động Bộ Ngoại giao ủng hộ và biến nó thành hiện thực để đất nước có thêm nhiều bè bạn.
11. Đưa ra luận thuyết đảo chiều tư duy, biến quyền lực khổng lồ nước ngoài nào đó đang đè lên đất nước mình thành cái đế, cái bệ đỡ để VN cất cánh.
12. Đưa ra lý luận chiến lược, một nước có nền kinh tế nhỏ như Việt Nam nếu biết vận dụng kinh nghiệm và bài học thành công của Chiến tranh Nhân dân trong chiến tranh tạo nên thế trận Chiến tranh Nhân dân trong thời bình thì có thể chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với các thế lực kinh tế hùng mạnh của các cường quốc. Lý luận này được đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt rất ủng hộ.
13. Không ngừng lại ở những vấn đề quốc gia, Vũ còn vận động cả “Quỹ Hòa bình quốc tế” – một tổ chức uy tín hàng đầu thế giới ủng hộ đề án “Phát triển bền vững toàn cầu ”với cốt lõi là Năng lượng tri thức sáng tạo, tri thức xanh và ngọn cờ của chủ nghĩa nhân văn. Và đã được Ban lãnh đạo của Qũy nhiệt thành đón nhận.
Bất cứ ai công tâm chắc sẽ không thể phủ nhận được những gì Đặng Lê Nguyên Vũ đã lăn xả, đã hiến dâng vì sự nghiệp chung của quốc gia.
Một con người như thế của đất nước ở thời đại đang quá thiếu vắng những anh hùng, trớ trêu thay, bi kịch thay lại đang bị tổn thương, đang bị không ít kẻ hẹp hòi, đố kỵ, chĩa đòn roi tấn công không thương tiếc vì những điều ai đó đã cố tình dựng lên. Với lương tâm công dân của mình tôi xin được lên tiếng để làm cái việc rõ ràng, minh bạch đó là bảo vệ Vũ, bảo vệ tư tưởng của Vũ, bảo vệ khát vọng vì một nước Việt hùng cường của Vũ, bảo vệ những giấc mơ tưởng chừng như điên rồ của Vũ nhưng đang từng bước được Vũ biến thành hiện thực. Tôi xin bảo vệ, như người lính sẵn sàng ra chiến trường để bảo vệ những giá trị cao quý của dân tộc.
Những anh hùng vẻ vang của các cuộc chiến tranh, đất nước ta có quá nhiều, nhưng chiến tranh chỉ là lát cắt của lịch sử và cái đích của nó cũng chỉ vì sự phát triển thịnh vượng muôn đời. Các quốc gia phát triển luôn ý thức được điều đó, vì vậy họ có những anh hùng làm nên niềm tự hào, làm nên sức mạnh dân tộc mình, như nước Nhật có Toyota, Sony, nước Hàn có Sam Sung, LG, Hoa Kỳ có Microsoft vv… Trong khi đó đất nước ta thì chưa có ai. Vì sao vậy? Phải chăng vì chính những mầm mống của nó đang còn phải chịu cái số phận chỉ là những đứa con ghẻ, đang còn phải chịu biết bao búa rìu của những kẻ có tầm nhìn hạn hẹp, của sự đố kỵ, của những xâu xé lợi ích cục bộ, ích kỷ?
Với tư cách một công dân yêu đất nước mình, tôi kêu gọi những ai đang đau đáu với khát vọng vinh quang cho dân tộc – một dân tộc phải đổ nhiều xương máu nhất cho sự vẹn toàn bờ cõi, cho sự bình yên bầu trời, hãy có chính kiến của mình, hãy lên tiếng của mình không phải chỉ vì một trường hợp cá nhân Đặng Lê Nguyên Vũ, mà trước hết, trên hết vì đại cục.
Một đại cục, mà một quốc gia muốn phát triển phải có những con người có khát vọng lớn, phải có những thương hiệu hàng hóa lớn, phải có đội quân doanh nhân là chủ lực và được đặt ở vị trí, vai trò của lịch sử. Một đại cục, ở đó bất cứ ai có ý tưởng mới, lớn lao, đầy khát vọng cao đẹp sẽ được cả dân tộc chung tay biến thành hiện thực. Một đại cục mà mỗi thương hiệu quốc gia làm nên sự phát triển quốc gia phải được bảo vệ như tài sản vô giá của cả quốc gia.
Đặng Lê Nguyên Vũ tự nhận biết về mình và tự nhận rằng mình đang rất cô đơn – Đó là số phận của kẻ muốn vượt lên chính mình, luôn phải chấp nhận. Nhưng tôi không tin Vũ sẽ mãi mãi cô đơn khi đất nước đang hình thành, đang xuất hiện một lớp trẻ đông đảo cũng có tầm nhìn, cũng có đầy khát vọng như Vũ, họ đang và sẽ tình nguyện đứng bên Vũ, sát cánh với Vũ, tin tưởng ở Vũ.
“Có niềm tin rồi sẽ có tất cả” đó là câu nói mà Vũ thường tâm niệm.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chỉ cần nhìn, ngửi cũng biết!

Bộ Công Thương kiểm tra an toàn Formosa: Không có bất thường

Bộ Công Thương vừa có thông báo kết quả kiểm tra đợt 3 công tác nghiệm thu của chủ đầu tư – Formosa đưa công trình vào sử dụng đối với 5 hạng mục công trình thuộc dự án Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương.

Hạng mục công trình kiểm tra đợt 3 gồm Lò cao số 2, xưởng lò vôi số 2, xưởng cán dây, xưởng luyện cốc số 3 và số 4, xưởng thiêu kết số 1 thuộc dự án thép Formosa.
Bộ Công Thương kiểm tra an toàn Formosa: Không có bất thường
Formosa là dự án ở Hà Tĩnh có vốn đầu tư lên đến 11 tỷ USD.
Phương pháp kiểm tra được Bộ Công Thương thực hiện là “quan sát bằng trực quan”.
Theo Bộ Công Thương, tại thời điểm kiểm tra, 4 hạng mục của dự án đang hoạt động/chạy thử, do đó đoàn kiểm tra chỉ quan sát từ các vị trí an toàn theo quy định của Formosa.
Kết quả kiểm tra cho thấy, các hạng mục công trình được thi công theo thiết kế và các thiết kế điều chỉnh đã được Chủ đầu tư chấp thuận/phê duyệt.
Qua báo cáo của Formosa, các hồ sơ về quan trắc và kết quả kiểm tra hiện trường bằng “phương pháp quan sát trực quan”, đoàn kiểm tra Bộ Công Thương đánh giá chất lượng của các hạng mục công trình đợt 3 đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của chủ đầu tư phê duyệt, công trình ở trạng thái ổn định, “chưa phát hiện các dấu hiệu bất thường cũng như không đảm bảo an toàn”.
Theo Bộ Công Thương, hồ sơ và quy trình quản lý chất lượng của Formosa đã cơ bản tuân thủ theo các quy định về quản lý chất lượng công trình. Tuy nhiên một số nội dung chi tiết hồ sơ về hình thức, quy cách chưa phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với hạng mục Xưởng cán dây, Bộ Công Thương cho hay hồ sơ quản lý chất lượng đã được đánh giá cơ bản là phù hợp với quy định về quản lý đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, sản phẩm của xưởng cán dây không có trong cơ cấu sản phẩm của các Giấy chứng nhận đầu tư của Formosa được cấp theo như đề nghị của Bộ Công thương vào tháng 8/2016.
Cho nên Bộ Công Thương kết luận hạng mục công trình Xưởng cán cây chưa đủ điều kiện để đưa công trình vào sử dụng. Còn 4 hạng mục công trình là Xưởng lò vôi số 2, xưởng luyện cốc số 3 và 4, Xưởng thiêu kết số 1, lò cao số 2 được Bộ Công Thương chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư với điều kiện phải khắc phục một số vấn đề.
Lương Bằng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Tay trắng” về nước, ông Trump vẫn được ủng hộ sau thượng đỉnh với Triều Tiên



Dân trí Một số quan chức Mỹ, các trợ lý tại quốc hội, các nhà phân tích và cả những người theo dõi vấn đề Triều Tiên đã thở phào khi Tổng thống Donald Trump về nước mà không đạt được thỏa thuận nào với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. 
>>Ông Trump nói về thượng đỉnh với ông Kim: "Có lẽ chúng tôi chưa sẵn sàng" 
>>Tương lai quan hệ Mỹ - Triều sau thượng đỉnh lần 2 “không thỏa thuận” 
>>Dấu ấn của Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim trong hai ngày thượng đỉnh


Volume 90%

Play
Tóm tắt thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội trong 3 phút



2019-02-28T083422Z_181045057_RC169A3D9890_RTRMADP_3_NORTHKOREA-USA-TRUMP-NEWSER.JPG
Tổng thống Trump chào tạm biệt để về nước sau khi kết thúc cuộc họp báo chiều ngày 28/2 ở Hà Nội (Ảnh: Reuters)

Việc Tổng thống Donald Trump không đạt được thỏa thuận với nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong cuộc gặp thượng đỉnh lần hai tại Hà Nội đã khiến nhiều nghị sĩ và chuyên gia an ninh Mỹ thở phào nhẹ nhõm, mặc dù vẫn có một số người tỏ ra lo ngại về những gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Trước khi hội nghị thượng đỉnh lần 2 diễn ra, nhiều ý kiến đồn đoán Mỹ sẵn sàng tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên, nới lỏng trừng phạt, mở các văn phòng đại diện, tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao nếu Bình Nhưỡng hạn chế chương trình hạt nhân.
Giới an ninh quốc gia Mỹ từng lo sợ rằng Tổng thống Trump sẽ nhượng bộ Triều Tiên quá nhiều, trong khi nhận lại quá ít. Do vậy, việc ông chủ Nhà Trắng về nước “tay trắng” khiến nhiều người cảm thấy hài lòng.
“Không thể phủ nhận rằng hội nghị thượng đỉnh lần này là một sự thất bại. Chúng ta hoàn toàn không đạt được tiến triển. Tuy nhiên tôi nghĩ việc tổng thống không chấp nhận một thỏa thuận tồi tệ đã là một điều tốt rồi”, Victor Cha, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ dưới thời chính quyền George W. Bush, cho biết.
Ông Cha và nhiều người khác nói rằng họ cảm thấy quan ngại sâu sắc về việc Tổng thống Trump, người đang khao khát thành công về chính sách đối ngoại trong bối cảnh phải đối mặt với những rối ren trong nước, có thể chấp nhận những biện pháp nửa vời hoặc những lời hứa hẹn không đi đến đâu từ phía Triều Tiên.
Theo Michael Green, một chuyên gia châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington, từng có những ý kiến lo ngại rằng “Tổng thống Trump sẽ đi theo chiều hướng nguy hiểm” và đưa ra một quyết định vội vàng trong các cuộc đàm phán căng thẳng với Triều Tiên.
Chuyên gia Green cho biết ông cảm thấy “an tâm” khi Tổng thống Trump quyết định không ký thỏa thuận với Triều Tiên, mặc dù ông ghi nhận những nỗ lực của Ngoại trưởng Mike Pompeo và các cố vấn Nhà Trắng khác trong việc thuyết phục tổng thống bước ra khỏi bàn đàm phán với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Sự ủng hộ từ giới nghị sĩ

“Tay trắng” về nước, ông Trump vẫn được ủng hộ sau thượng đỉnh với Triều Tiên - 2
Phái đoàn Mỹ họp mở rộng với Triều Tiên tại Hà Nội. (Ảnh: Reuters)


Các nghị sĩ ở cả hai đảng của Mỹ đều dành lời khen cho quyết định không ký thỏa thuận của Tổng thống Trump.
“Tổng thống được khen ngợi vì đã bước đi khi rõ ràng chưa đạt được sự tiến triển đầy đủ về vấn đề phi hạt nhân hóa”, lãnh đạo phe đa số tại thượng viện Mỹ Mitch McConnell phát biểu tại thượng viện hôm qua.
“Ông Kim Jong-un sẽ có chuyến tàu dài ngày để về nhà và ông ấy sẽ có thời gian để suy ngẫm về tương lai trong tầm tay của Triều Tiên. Tuy nhiên, tổng thống đã khẳng định một tương lai như vậy phải đi kèm với việc phi hạt nhân hóa”, nghị sĩ McConnell nói.
Nghị sĩ Eliot Engel, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, nhận định Triều Tiên rõ ràng chưa sẵn sàng để có những bước đi thiết thực trong việc phi hạt nhân hóa và Nhà Trắng đã quá vội vàng khi tổ chức thượng đỉnh với Bình Nhưỡng.
“Mối lo ngại chính của tôi về cuộc gặp lần này là chính quyền Trump sẽ nới lỏng trừng phạt để đổi lấy một cam kết không thỏa đáng và hời hợt từ phía Triều Tiên. Tôi thở phào nhẹ nhõm khi không có bất kỳ tuyên bố quan trọng nào được đưa ra về việc nới lỏng trừng phạt, đặc biệt xét trong bối cảnh Triều Tiên không có cam kết lớn nào về chương trình hạt nhân của nước này”, nghị sĩ Engel nói thêm.
Nhiều nghị sĩ khác cũng đồng quan điểm cho rằng, quyết định của Tổng thống Trump khi cắt ngắn cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong bối cảnh hai bên không đạt được thỏa thuận hạt nhân nào ổn thỏa là một quyết định sáng suốt.
“Không đạt được thỏa thuận còn hơn một thỏa thuận tồi”, nghị sĩ Dân chủ bang Tây Virginia Joe Manchin nói với các phóng viên hôm qua.
“Một phần của nghệ thuật đàm phán là biết khi nào cần rời đi. Tôi vui vì ông ấy đã làm theo đúng điều đó và còn nói: “Mặc dù tôi muốn một thỏa thuận, nhưng đây chưa phải lúc thích hợp””, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mike Rounds phát biểu tại tòa nhà quốc hội Mỹ.
Theo Thượng nghị sĩ Rounds, “bất kể khi nào chúng ta đối thoại, thay vì xung đột với người khác, đó đã là cơ hội để khiến mọi chuyện tốt lên rồi”.
“Như Tổng thống Ronald Reagan từng nói, “tin tưởng nhưng vẫn phải xác thực”. Và tôi rất hài lòng khi thấy tổng thống (Trump) đang đi đúng con đường đó”, Thượng nghị sĩ Rounds nhận xét.
Giới nghị sĩ Cộng hòa dành nhiều lời khen cho nỗ lực của Tổng thống Trump.
“Tổng thống nên được khen ngợi vì cam kết của ông trong việc thuyết phục ông Kim Jong-un theo đuổi một con đường khác. Thật thông minh khi đưa ông Kim Jong-un tới Singapore và tới Việt Nam để cho phái đoàn Triều Tiên thấy sự thịnh vượng về kinh tế nếu họ lựa chọn một con đường mới”, Thượng nghị sĩ Mitch McConnell nhận định.
Theo nhà nghiên cứu Robert Manning tại Hội đồng Đại Tây Dương, hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai có thể sẽ đạt được những kết quả tốt hơn nếu các nhà đàm phán Mỹ và Triều Tiên thống nhất được khung sườn một thỏa thuận trước khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau.
Thành Đạt
Theo Reuters, USA Today

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cụ thể thì ông ấy chả nói:

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói về chi phí tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều

Thứ Sáu, ngày 01/03/2019 15:31 PM (GMT+7)

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định Việt Nam thu được rất nhiều kết quả tích cực khi được lựa chọn tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2 vào chiều 1-3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng đã chia sẻ một số thông tin liên quan đến chi phí tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 tại Hà Nội, cũng như những kết quả mà Việt Nam thu được với tư cách là nước chủ nhà.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói về chi phí tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều - 1
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trả lời báo chí
Theo ông Mai Tiến Dũng, báo chí từng đưa tin Singapore bỏ ra 20 triệu USD, cũng có thông tin họ bỏ ra 15 triệu USD để chuẩn bị Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 1. Báo chí cũng đưa tin Singapore thu về 500 triệu USD hoặc con số lớn hơn thế.
"Đối với Việt Nam, chúng ta được rất nhiều, có cái chúng ta nhìn thấy, có cái không nhìn thấy"- ông Dũng nhấn mạnh.
Theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, khi mà cả Mỹ và Triều Tiên đều chọn Việt Nam để tổ chức hội nghị thượng đỉnh đã khẳng định vị thế của chúng ta được nâng cao trong đóng góp chung vì hòa bình trên thế giới.
An toàn, an ninh, trật tự xã hội, môi trường chính trị của chúng ta cũng được bạn bè thế giới đánh giá cao, báo chí quốc tế cũng ấn tượng về việc này.
Chúng ta thu được gì từ hội nghị này, tôi cho rằng thứ nhất là hình ảnh con người Việt Nam đã được bạn bè thế giới biết đến nhiều hơn. Chúng ta thu được sự tin cậy rất lớn của các nhà lãnh đạo của nhiều nước lớn, trong đó có Mỹ và Triều Tiên.
"Chúng ta đã đón tiếp trọng thị, thể hiện tinh thần hiếu khách khi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều. Tôi nhấn mạnh rằng, để đảm bảo lịch trình của các bên trong hội nghị là không hề đơn giản"- ông Dũng nêu khó khăn.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói về chi phí tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều - 2
Các hoạt động kinh doanh trở nên sôi động hơn khi Việt Nam được lựa chọn là địa điểm tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 2
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng nhắc đến vai trò của Trung tâm báo chí quốc tế để phục vụ khoảng 3.000 phóng viên, nhà báo đến từ nhiều hãng thông tấn nổi tiếng trên thế giới tác nghiệp.
"Không ai nói chất lượng wifi, hạ tầng của chúng ta là yếu cả"- ông Dũng khẳng định.
Chủ nhiệm VPCP cho hay Việt Nam chưa tổng hợp chi phí để tổ chức sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều, nhưng ông nhận định chi phí này không nhiều. Ông cũng cho hay, việc tổ chức thành công hội nghị có sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp.
"Hai nhà lãnh đạo gặp nhau trong một không khí cởi mở, tất cả câu chuyện này là tiền đề cho các giải pháp tiếp theo"- Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng nói thêm, công tác tổ chức lần này Chính phủ có huy động các doanh nghiệp với các sản phẩm của Việt Nam như Lavifood sản xuất nước ép trái cây Việt Nam bằng dây chuyền công nghệ cao của Mỹ.
Các sản phẩm được dùng để quảng bá hình ảnh, con người Việt Nam. Trong thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh, các phái đoàn của Triều Tiên có đi thăm Đan Phượng, Hải Phòng, Quảng Ninh. Việc này thấy rằng tại sao Việt Nam làm được, chúng ta đã phải gác lại quá khứ hận thù, chiến tranh để phát triển kinh tế thì Việt Nam là mô hình rất có ý nghĩa với Triều Tiên.
"Trong thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều, Tổng cục Du lịch Việt Nam và các công ty lữ hành đã tích cực quảng bá hình ảnh Hà Nội là "thành phố vì hoà bình", ẩm thực truyền thống của thủ đô... và nhận được sự quan tâm của nhiều hãng truyền hình, thông tấn quốc tế. Trong 2 tháng đầu năm 2019 đã có hơn 3,1 triệu lượt khách quốc tế tới Việt Nam. Riêng tháng 2 có gần 1,6 triệu lượt khách"- ông Mai Tiến Dũng chia sẻ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao Bắc Hàn bị cô lập?



Bắc Hàn kể từ khi được thành lập, 1948, tới nay đã trải qua ba thời lãnh đạo của nhà họ Kim.

Nước này có hồ sơ nhân quyền rất tồi tệ, và Liên hiệp quốc nói nhân dân Bắc Hàn phải chịu "tình trạng vi phạm nhân quyền có hệ thống, rộng khắp và tàn tệ".

Ông Kim Jong-un đã tiến hành một cuộc thanh trừng tàn nhẫn sau khi lên nắm quyền hồi 2011, ra lệnh xử tử người chú của mình nhằm đảm bảo quyền lực cho bản thân.

Khoảng 140 quan chức cao cấp trong quân đội và trong chính phủ đã bị xử tử trong thời gian từ 2012 đến 2016, theo Viện Chiến lược An ninh Quốc gia của Nam Hàn.

baomai.blogspot.com
Hầu hết trẻ em Bắc Hàn chỉ được hưởng chế độ giáo dục căn bản, một số em buộc phải bỏ học từ nhỏ

Nền kinh tế do chính phủ kiểm soát chặt chẽ, tình trạng thiếu hụt lương thực, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm căn bản khác xảy ra rộng khắp, bởi nhà nước đổ nguồn lực cho quân sự và chương trình vũ khí hạt nhân.

Tổ chức Phóng viên Không biên giới xếp Bắc Hàn đứng cuối cùng trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới. Toàn bộ tin tức, thông tin đều do truyền thông nhà nước đưa ra.

baomai.blogspot.com
Cuộc họp thượng đỉnh không đưa ra kết quả cụ thể nào


baomai.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thương mại Việt-Mỹ: Từ 450 triệu đến hơn 60 tỷ USD


Thương mại Việt-Mỹ: Từ 450 triệu đến hơn 60 tỷ USD
Hơn 20 năm bình thường hóa quan hệ, thương mại Việt- Mỹ tăng trường mạnh, nhất là từ khi nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Tăng trưởng cao 2 con số
Nếu năm 1995 (năm Việt Nam- Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ), kim ngạch XNK giữa hai nước mới dừng ở mức 450 triệu USD, thì đến năm 2018 thương mại Việt- Mỹ đã được nâng lên hơn 60 tỷ USD, gấp 133 lần so với 23 năm trước.
Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO (năm 2007), thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là với Hoa Kỳ.
 Thương mại Việt-Mỹ: Từ 450 triệu đến hơn 60 tỷ USD  - Ảnh 1.
Diễn biến trị giá và tốc độ tăng/giảm xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ giai đoạn 2007-2018.
Trong cả giai đoạn 2007-2018, có tới 11 năm đạt tốc độ tăng trưởng dương, trừ năm 2009 do khủng khoảng kinh tế toàn cầu nên thương mại song phương Việt Nam Hoa Kỳ giảm nhẹ 1%.Số liệu thống kê của cơ quan Hải quan cho thấy, tăng trưởng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong vòng 12 năm qua (2007-2018) đạt mức trung bình tới 17,4%/ năm. Trong đó, xuất khẩu bình quân cả giai đoạn tăng 16,2%/năm và nhập khẩu tăng 23,8%/năm.
Khi Việt Nam gia nhập WTO, trị giá xuất nhập khẩu song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mới đạt con số gần 11,8 tỷ USD nhưng đến năm 2018 con số này đã lên đến hơn 60 tỷ USD, gấp 5 lần thời điểm 2007.
Trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 47,52 tỷ USD, gấp 5 lần và trong khi kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Hoa Kỳ đạt tới 12,75 tỷ USD, gấp tới 8 lần.
Như vậy, rõ ràng nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng đã tận dụng được những lợi ích từ quan hệ song phương tốt đẹp giữa hai nước để tăng cường hoạt động xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Việt Nam.
Với tốc độ tăng trưởng ở mức cao, hiện nay, Hoa Kỳ vẫn duy trì vị thế là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 20% trong tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Đồng thời, nền kinh tế lớn nhất thế giới là thị trường đứng thứ 5 về cung cấp hàng hóa cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng 5% trong tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu của nước ta.
Tính chung về quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu, Hoa Kỳ đứng vị trí thứ 3 trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ ngoại thương với Việt Nam (sau Trung Quốc và Hàn Quốc).
 Thương mại Việt-Mỹ: Từ 450 triệu đến hơn 60 tỷ USD  - Ảnh 2.
Thặng dư thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ giai đoạn 2007-2018.
Không chỉ năm 2018 mà trong nhiều năm qua, Việt Nam liên tục duy trì được thặng dư thương mại với Hoa Kỳ.Đáng lưu ý, trong 3 đối tác thương mại lớn nhất, Hoa Kỳ là thành viên duy nhất Việt Nam đạt được thặng dư thương mại với con số xuất siêu gần 35 tỷ USD trong năm 2018, trong khi nước ta nhập siêu lớn từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Cùng với quy mô kim ngạch tăng cao, cơ cấu các nhóm hàng xuất nhập khẩu giữa 2 nước cũng có những thay đổi nhất định.Đơn cử như năm 2007, Việt Nam xuất siêu 8,39 tỷ USD; sang năm 2008 con số này là 9,23 tỷ USD; trong năm 2009, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tại Hoa Kỳ và trên phạm vi toàn cầu, xuất siêu của Việt Nam giảm nhẹ so với năm trước chỉ đạt 8,35 tỷ USD, nhưng sang năm 2010, thặng dư tăng trở lại đạt 10,47 tỷ USD… và tiếp tục tăng cao qua từng năm và đạt thặng dư lớn vào năm ngoái như đề cập ở trên.
Cụ thể, trước đây, các nhóm hàng nhập khẩu lớn từ Hoa Kỳ là máy móc thiết bị dụng cụ, phụ tùng; ô tô nguyên chiếc các loại và bông các loại.
Nhưng từ năm 2010 đến nay, ô tô nguyên chiếc các loại đã nhường chỗ cho nhóm hàng máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện để vào Top 3 nhóm hàng dẫn đầu với kim ngạch hàng tỷ USD/nhóm hàng/năm.
Về xuất khẩu của Việt Nam, các nhóm hàng chủ lực là hàng dệt may; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng; hàng thủy sản… Từ năm 2011, điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện góp mặt trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
 Thương mại Việt-Mỹ: Từ 450 triệu đến hơn 60 tỷ USD  - Ảnh 3.
Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2018
Tiếp tục duy trì được sự tăng trưởng trong nhiều năm qua, thống kê cập nhật trong tháng 1/2019 của Tổng cục Hải quan cho thấy quan hệ thương mại Việt-Mỹ tiếp tục khởi sắc.
Chỉ trong tháng 1, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt hơn 5 tỷ USD, kết quả này tăng mạnh tới 42,1%, tương đương con số tuyệt đối 1,527 tỷ USD so với cùng kỳ 2018. Với trị giá nêu trên, tháng 1/2019, Hoa Kỳ chiếm 23,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Hoa Kỳ gấp tới 4,7 lần tốc độ bình quân chung cả nước trong cùng thời điểm. Đây là điểm ít xảy ra những năm gần đây, thậm chí không ít giai đoạn tăng trưởng xuất khẩu sang Hoa Kỳ còn thấp hơn mức bình quân của cả nước.
 Thương mại Việt-Mỹ: Từ 450 triệu đến hơn 60 tỷ USD  - Ảnh 4.
Trị giá nhập khẩu các nhóm hàng chủ lực của Việt Nam từ Hoa Kỳ năm 2018.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 1,591 tỷ USD tăng 34,1%.Ngay trong tháng đầu năm, Việt Nam có nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD đầu tiên sang Hoa Kỳ. Đó là nhóm hàng dệt may, số lượng này và nhóm hàng không thay đổi so với cùng kỳ năm 2018 nhưng về trị giá tăng thêm của dệt may và nhiều nhóm hàng chủ lực tại thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là rất đáng kể.
Ngoài dệt may, chỉ trong tháng 1 còn có tới 8 nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch từ 100 triệu USD trở lên.
Các nhóm hàng chủ lực khác có thể kể đến như giày dép 620 triệu USD, tăng hơn 100 triệu USD; gỗ và sản phẩm gần 475 triệu USD, tăng 156 triệu USD…
Đặc biệt, trong tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu điện thoại sang Hoa Kỳ đạt gần 473 triệu USD, tăng tới 121%, tương đương con số tăng thêm 259 triệu USD. Kim ngạch tăng đột biến ở thị trường Hoa Kỳ trái ngược hẳn với sự sụt giảm kim ngạch nói chung của nhóm hàng điện thoại trong tháng 1 vừa qua (tháng 1 kim ngạch xuất khẩu điện thoại giảm 16,3%).
Cũng trong tháng 1 cả nước chi 1,076 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Hoa Kỳ. Như vậy, tháng 1 nước ta đạt con số xuất siêu hơn 4 tỷ USD đối với bạn hàng quan trọng này.
Theo Hải Quan

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐỈNH CAO NGHỆ THUẬT ĐÀM PHÁN: KHÔNG ĐÀM PHÁN. Mar. 01, 2019


Luu Quang Thu

Với việc rời Việt Nam sớm hơn dự kiến mà không có Thỏa thuận chung nào được ký kết sau hội nghị thượng đỉnh được mong đợi rất lớn giữa Ủn và Trump đã cho thấy đôi khi, đỉnh cao của "Nghệ thuật đàm phán" lại chính là rời khỏi bàn đàm phán mà không có thỏa thuận nào!
Không có Thỏa thuận nào vẫn tốt hơn là ký kết một Thỏa thuận tồi! Barrack Obama hiểu rõ điều đó hơn hết sau Thỏa thuận hạt nhân 2015 tồi tệ ký với Iran.
Không cần đọc "Nghệ thuật đàm phán" và không cần phải là một bậc thầy thương thuyết như Donald Trump thì ai cũng hiểu điều cơ bản đó.
"Vị Tổng thống này, nếu đó không phải là một thỏa thuận tốt cho Hoa Kỳ, ông ấy sẵn lòng bỏ đi." - Dân biểu Cộng hòa của bang Nam Carolina Ralph Norman nhận định trong cuộc phỏng vấn với Fox News.
Thực tế thì ông Trump cho biết, những bất đồng về lệnh cấm vận chính là lý do hội nghị thượng đỉnh giữa ông và Kim Jong Un không đạt kết quả như mong đợi. "Bắc Hàn muốn Mỹ dỡ bỏ toàn bộ lệnh cấm vận nhưng chúng tôi không sẵn sàng làm điều đó. Chúng tôi phải bước ra khỏi vấn đề đặc biệt này."
"Đôi khi bạn phải bước đi một cách chậm rãi", ông Trump trả lời một ký giả trong cuộc họp báo, và nói thêm "việc ký kết thỏa thuận không thực sự phù hợp" ở thời điểm này.
Quyết định rời bỏ hội nghị sớm hơn dự kiến mà không ký Thỏa thuận chung của ông Trump là một động thái quyết đoán và mạnh mẽ để tạo lợi thế đòn bẩy cho ông trong cuộc đối đầu đang diễn ra.
1. Đầu tiên và quan trọng nhất, phía Mỹ không có gì phải nôn nóng hay vội vàng trong cuộc đàm phán song phương này. Chính Bắc Hàn mới là phía cần Thỏa thuận chung sớm được thông qua để được nới lỏng hay dỡ bỏ các lệnh cấm vận.
Những người phê bình Trump, trong đó có nhiều cựu quan chức thời chính quyền Obama, đã cảnh báo rằng có thể Trump sẽ trao cho Kim uy tín của một cuộc gặp mặt mà không giành được bất kỳ Thỏa thuận chung nào. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại đã xảy ra. Ông Trump cho thấy mình không dễ dàng nhượng bộ hay thỏa hiệp để đổi lấy một thỏa thuận tồi cho nước Mỹ.
2. Thứ hai, các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc mà chính quyền Trump đã thuyết phục phần còn lại của thế giới, bao gồm cả Trung Quốc, để áp đặt lên Bắc Hàn vẫn giữ nguyên giá trị. Điều đó có nghĩa là Kim Jong Un sẽ phải tìm cách "cầu xin" để quay trở lại bàn đàm phán. Trước sau như một, ông Trump bảo lưu quan điểm rằng, để được dỡ bỏ cấm vận, Bắc Hàn phải phi hạt nhân hóa hoàn toàn bằng một quy trình "có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược".
Ông Trump vẫn để mở khả năng cho một cuộc họp lần nữa với Kim nhưng ông cũng quả quyết rằng nếu cuộc họp đó xảy ra, nó phải mang về những điều kiện thuận lợi hơn cho Mỹ, đạt được mục tiêu cả thế giới mong muốn là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, giảm mối đe dọa nhằm vào người dân Mỹ và khắp thế giới.

Phần nhận xét hiển thị trên trang