Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Trương Thủ Thịnh – Nhà khoa học Mỹ gốc Hoa trở thành tình báo Trung Quốc năm 15 tuổi

Trượng Thủ Thịnh, Nhà Vật lý học nổi tiếng gốc Hoa đã tự tử hồi tháng 12 năm ngoái để lại nhiều sự tiếc nuối cho giới khoa học. Khi còn sống Trương Thủ Thịnh từng được lựa chọn vào “Kế hoạch ngàn nhân tài”, đây là kế hoạch mà Trung Quốc có ý đồ muốn dùng để đánh cắp công nghệ mới của phương Tây. Một cựu quan chức Trung Quốc tiết lộ với truyền thông Mỹ cho biết, năm 15 tuổi, khi Trương Thủ Thịnh thi đỗ vào “Khoa Vật lý 2” đầy bí ẩn của Đại học Phúc Đán, và từ đó trở thành một phần của chiến lược tình báo giúp Trung Quốc đánh cắp công nghệ phương Tây.  
Trương Thủ Thịnh
Nhà Vật lý học Trung Quốc Trương Thủ Thịnh phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo CNTT Thâm Quyến. Ảnh chụp ngày 25/3/2018 (Ảnh từ VCG)

Trương Thủ Thịnh và Hiệu ứng Hall spin lượng tử

Trương Thủ Thịnh (Zhang Shousheng), Giáo sư Vật lý, Kỹ thuật điện tử và Vật lý ứng dụng tại Đại học Stanford, đã qua đời vào ngày 1/12/2018, thọ 55 tuổi. Trương Thủ Thịnh từng có được rất nhiều giải thưởng có sức nặng của giới Vật lý, trong đó có Giải thưởng Vật lý châu Âu, Giải thưởng Barclays của Hiệp hội Vật lý Mỹ, Giải thưởng Dirac của Trung tâm Vật lý lý thuyết Mỹ, Giải thưởng Vật lý cơ bản Yuri, v.v.
Năm 2006, nhóm nghiên cứu của ông đã đưa ra đề xuất về Hiệu ứng Hall lượng tử (Quantum spin hall effect), đến năm 2007, được Tạp chí Khoa học bình chọn là một trong “Mười đột phá khoa học quan trọng”, “Hạt Thiên thần” (Angel particle) mà nhóm nghiên cứu của ông phát hiện cũng được có là thành quả có khả năng đạt được giải Nobel.

Lún sâu vào “Kế hoạch Ngàn nhân tài” của chính quyền Trung Quốc

Sau khi Trương Thủ Thịnh bất ngờ qua đời, chính quyền Trung Quốc đã tổ chức lễ kỷ niệm, tuy nhiên, sau đó chính quyền cũng lập tức bắt tay vào làm mờ nhạt việc Trương Thủ Thịnh khi còn sống từng tham gia vào “Kế hoạch Ngàn nhân tài”. Dư luận đồn đoán, Trương Thủ Thịnh tự tử có liên quan đến việc Mỹ nghi ngờ và tiến hành điều tra về kế hoạch chiêu mộ nhân tài khoa học công nghệ gốc Hoa của chính quyền Trung Quốc.
Dù vậy, ông Trình Can Viễn, cựu quan chức Mặt trận thống nhất Trung Quốc hiện đang cư trú tại Mỹ lại tiết lộ với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng, thực ra Trương Thủ Thịnh đã “lún vào rất sâu”, từ năm 1978, khi mà Trương Thủ Thịnh mới thi đỗ vào Khoa Vật lý của Đại học Phúc Đán, đã trở thành một quân cờ của tình báo mà Trung Quốc dùng để đánh cắp công nghệ phương Tây.
Trình Can Viễn nói, những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80, ông Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách mở cửa, thời điểm đó, họ đã vạch ra một kế hoạch, đó là phái một lô nhân tài tinh anh cốt cán đến phương Tây du học. “Hiện nay gọi là ‘Kế hoạch Ngàn nhân tài’, nhưng khi đó không có tên gọi cụ thể, chỉ nói đại khái là muốn bồi dưỡng một lô nhân tài công nghệ đến phương Tây, làm tình báo đánh cắp công nghệ.” 

Bộ Công an Trung Quốc – đơn vị chủ quản “Khoa Vật lý 2” bí ẩn của Đại học Phúc Đán

Ông Trình Can Viễn tốt nghiệp Khoa Luật Đại học Phúc Đán vào thập niên 50, ông nói, thời điểm đó, Đại học Phúc Đán có một khoa tên là “Khoa Vật lý 2”, lấy danh nghĩa bề ngoài của trường đại học để đối ngoại, nhưng đối nội gọi là “Khoa Vật lý Hạt nhân”. Thông qua các kênh nội bộ trong trường, ông biết được khoa này thực chất do hệ thống tình báo của Bộ Công an Trung Quốc quản lý.
“Thời điểm đó, Công an và Quốc an còn chưa phân tách. Khoa [Vật lý 2] này là một cục của Bộ Công an, tức do Cục Bảo vệ chính trị và Ủy ban Công tác Khoa học Quốc phòng của Trung quốc chủ quản. Chủ nhiệm khoa này, theo tôi được biết, thưc tế cũng là một nhân viên tình báo thuộc một cục của Bộ Công an. Người này vốn là một đảng viên ngầm ở Thượng Hải.”
Năm 2014, tờ báo “Chính hiệp Nhân dân” của chính quyền Trung Quốc từng đưa tin về “Khoa Vật lý 2” đầy bí ẩn này. Bản tin cho biết: Trong khuôn viên Đại học Phúc Đán từng có một khoa bí bẩn – Khoa Năng lượng Nguyên tử, khi đó vì để bảo mật nên khoa chỉ dùng tên đối ngoại là “Khoa Vật lý 2”
Kiến trúc của “Khoa Vật lý 2” này là sân tròn vây kín, xung quanh còn có một con “sông bảo vệ thành” bao quanh, bắc qua là một cây cầu độc mộc, và được canh gác nghiêm ngặt.
Theo Giáo sư Viên Trúc Thư (ZhuShu Yuan) sinh viên “Khoa Vật lý 2” thời đó, sau này trở thành Bí Thư đảng của khoa này kể lại, thời điểm đó điểm trúng tuyển của “Khoa Vật lý 2” là điểm cao nhất của toàn trường, có thể vào học tập tại khoa này điều là vô cùng vinh dự.
Ông Trình Can Viễn nói, thời đó, “Khoa Vật lý 2” tuyển những sinh viên xuất sắc mà bối cảnh gia đình không có vấn đề gì trên toàn Trung Quốc, trong đó có không ít người là con cháu thế hệ thứ 2 của những người là lãnh đạo Trung Quốc.
Theo trang web của Viện Khoa học Công nghệ Trung Quốc phân viện tại Thượng Hải tiết lộ, năm 1977, Giang Miên Hằng – con trai của cựu lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân, tốt nghiệp “Khoa Vật lý 2” Đại học Phúc Đán.
Ông Trình Can Viễn nói, năm 1978, Trương Thủ Thịnh 15 tuổi, mới tốt nghiệp Sơ Trung (tương đương cấp 2) liền thi đỗ vào “Khoa Vật lý 2” của Đại học Phúc Đán, và sau đó 1 năm được nhà trường chọn cho đi du học Đức. “Khi đó, Quỹ Alexander von Humboldt của Đức cũng cung cấp một khoản tiền, một số người đến Đức, Trương Thủ Thịnh chính là người được chọn đến Đức đợi 1 năm sau thì chuyển đến Mỹ, và do ông Dương Chấn Ninh hướng dẫn làm Nghiên cứu sinh Tiến sĩ.”

Trương Thủ Thịnh đi qua lại giữ Mỹ và Trung Quốc

Trương Thủ Thịnh sau này trở thành Giáo sư vĩnh viễn của Khoa Vật lý Đại học Stanford, trong cuộc phỏng vấn đặc biệt với trang công nghệ nổi tiếng Tech 163 của Trung Quốc, ông cho biết, mặc dù làm việc tại Mỹ nhưng vẫn luôn muốn làm tốt “công tác cầu nối khoa học”.
Năm 2009, Trương Thủ Thịnh được mời tham gia vào “Kế hoạch Ngàn nhân tài” của Trung Quốc, ứng tuyển vào Đại học Thanh Hoa, bắt đầu phát triển sự nghiệp ở cả Mỹ và Trung Quốc, thúc đẩy nhiều công trình hợp tác song phương giữa các cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp hai nước. Năm 2013, Trương Thủ Thịnh trở thành Viện sĩ quốc tịch nước ngoài của Viện Khoa học Công nghệ Trung Quốc.
Ông Trình Can Viễn nói, những người đến Mỹ du học trong thập niên 80 phần lớn đều đã có học vị Tiến sĩ Vật lý, phần lớn những người đó về sau đều có quan hệ với các đơn vị khoa học công nghệ hoặc các trường đại học của Trung Quốc. Họ từng bước nắm trong tay công nghệ của phương Tây rồi đem về Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc cũng cho họ nhiều chỗ tốt. “Cầm tiền của cả 2 bên, đãi ngộ cũng rất nhiều, rất nhiều người cũng đã thành triệu phú, thậm chí tỷ phú. Ở Phố Đông thành phố Thượng Hải có rất nhiều người như vậy, phần lớn là làm về hệ thống máy tính.”

FBI điều tra về “Kế hoạch Ngàn nhân tài”

Ông Trình Can Viễn cho biết, đánh cắp công nghệ phương Tây là mục tiêu đã rõ ràng từ lâu trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc, chỉ có điều hiện nay mới đem “Kế hoạch Ngàn nhân tài” này công khai.
Từ năm ngoái (2018), nhiều học giả người Mỹ gốc Hoa tham gia vào “Kế hoạch Ngàn nhân tài” đã trở thành mục tiêu điều tra của Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI). Ngày 20/11/2018, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ đã cập nhật “Báo cáo điều tra số 301”, chỉ rõ Trung Quốc lợi dụng đầu tư mạo hiểm để có được công nghệ mũi nhọn và quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, báo cáo điểm tên Công ty Danhua Capital do ông Trương Thủ Thịnh thành lập.

Sự hợp tác của Trương Thủ Thịnh và Huawei

Năm 2013, Trương Thủ Thịnh thành lập công ty đầu tư mạo hiểm có tên Danhua Capital tại Mỹ, chuyên đầu tư vào công ty khởi nghiệp tại Đại học Stanford và Thung lũng Silicon, đặc biệt là lĩnh vực Big Data, điện toán đám mây, thực tế ảo, tăng cường thực tế ảo, robot, và phần cứng thông minh. Trong đó có các công ty như 3DR, Cohesity, GoodData, GraphSQL, EverString, Meta, Optimizely, Qeexo, Trustlook, v.v.
Theo trang tin China News của Trung Quốc đưa tin ngày 16/3/2018, hai công ty của Danhua Capital xây dựng mối liên hệ về nghiệp vụ với các công ty hàng đầu của Trung Quốc, bao gồm cả Huawei.
Bản tin cho biết, dưới sự liên lạc thúc đẩy của Danhua Capital, công nghệ màn hình cảm ứng của Qeexo lần đầu tiên được ứng dụng trên điện thoại Huawei P8, sau đó liên tiếp được các công ty sản xuất điện thoại thông minh của Trung Quốc hợp tác và đặt hàng. Ngoài ra, dưới sự thúc đẩy của Trương Thủ Thịnh, GraphSQL trở thành nhà cung cấp công nghệ cho Alipay và mạng lưới điện quốc gia Trung Quốc.
Sau đó, điện thoại Huawei P10 được ra mắt, công nghệ màn hình cảm ứng của Qeexo được ứng dụng trên điện thoại của Huawei cũng được nâng cấp thêm.
Hiện tại, Huawei đang sát cánh cùng Alibaba nghiên cứu về máy tính lượng tử. Trong khi đó, “Hạt Thiên thần” được nhóm của Trương Thủ Thịnh phát hiện cũng được cho là có triển vọng mang đến đột phá quan trọng trong nghiên cứu máy tính lượng tử.
Tháng 1/2018, Trương Thủ Thịnh trả lời phỏng vấn của trang Tech 163 cho biết, “Hạt Thiên thần” sẽ thực hiện “bước đột phá từ con số 0 đến con số 1”, sẽ đem đến “ảnh hưởng mang tính cách mạng” cho máy tính lượng tử.
Ngày 15/7/2017, trong một bài phát biểu tại một hội nghị cấp cao về khoa học công nghệ tổ chức ở Bắc Kinh, Trương Thủ Thịnh cho biết, ông đang nghiên cứu về vật liệu mới, với ý đồ dùng Hiệu ứng Hall lượng tử để ứng dụng vào vật liệu mới, nhằm tạo ra đĩa bán dẫn mới siêu việt hơn công nghệ truyền thống, đồng thời thực hiện “đột phá mang tính cách mạng”.
Điều đáng chú ý là, Đại học Công nghệ Thượng Hải (ShanghaiTech University) và Huawei cùng hợp tác với Trương Thủ Thịnh, hai bên cũng có mối quan hệ. Người sáng lập kiêm Hiệu trưởng Đại học Công nghệ Thượng Hải là ông Giang Miên Hằng (con trai ông Giang Trạch Dân) được cho là có mối quan hệ mật thiết với Huawei.
Sự trỗi dậy của Huawei liên quan mật thiết đến sự phát triển của dự án Golden Shield (Kim Thuẫn), Golden Shield là một công trình mang tính toàn quốc để cơ quan công an Trung Quốc thực thi giám sát việc sử dụng mạng internet của người dân Trung Quốc, người đứng chịu trách nhiệm phát triển là Giang Miên Hằng.
Nhiều kênh truyền thông tại Trung Quốc đưa tin, từ năm 2000 khi bắt đầu công trình Golden Shield này, Huawei không những cung cấp công nghệ phần cứng mà còn tham gia sâu vào nghiên cứu phát triển công nghệ cho công trình này.
Huệ Anh / Trithucvn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cuộc chơi của Kim Jong Un


Tác giả: theo FB Truong Huy San
Cuộc đàm phán này cho dù ký ở cấp độ đạt được nào thì trên thực tế cũng chỉ Un – chứ không phải Trump – là người chiến thắng. Trước mắt, Un đã xuất hiện trước thiên hạ không phải như một thằng ăn vạ mà như một nhà lãnh đạo được chờ đợi nhất.
Chỉ thương người dân Triều Tiên. Ý thức hệ đã đẩy đất nước này vào một cuộc chiến tranh tốn hàng triệu sinh linh. Ý thức hệ đã chia cắt đất nước, chia lìa nhiều gia đình và cầm tù nửa nước. Ý thức hệ đã từ chỗ là một lý tưởng, đã “tự chuyển hoá, tự chuyển biến rồi suy thoái” thành công cụ quyền lực của một nhóm người, một gia đình (THS).
.KD: Thật kinh sợ về cái ý thức hệ từ chỗ là lý tưởng tha hóa thành công cụ quyền lực!
————–
Dù Kim Jong Un tuyên bố, “Nếu không sẵn sàng phi hạt nhân hoá tôi đã chẳng đến đây”. Tôi nghĩ, Trump biết Un dối trá; dù có ký cái gì thì Un cũng không đời nào từ bỏ bửu bối kho tên lửa kế thừa từ Kim bố. Vứt mảnh chai đi thì đâu còn Chí Phèo. Nhưng, Trump muốn đánh đu cuộc chơi này của Un để đi vào lịch sử.
Trump nghĩ, chỉ cần bãi bỏ một phần cấm vận là Un sướng. Không. Un đòi bỏ toàn bộ. Cuộc đàm phán này cho dù ký ở cấp độ đạt được nào thì trên thực tế cũng chỉ Un – chứ không phải Trump – là người chiến thắng. Trước mắt, Un đã xuất hiện trước thiên hạ không phải như một thằng ăn vạ mà như một nhà lãnh đạo được chờ đợi nhất.
Chỉ thương người dân Triều Tiên. Ý thức hệ đã đẩy đất nước này vào một cuộc chiến tranh tốn hàng triệu sinh linh. Ý thức hệ đã chia cắt đất nước, chia lìa nhiều gia đình và cầm tù nửa nước. Ý thức hệ đã từ chỗ là một lý tưởng, đã “tự chuyển hoá, tự chuyển biến rồi suy thoái” thành công cụ quyền lực của một nhóm người, một gia đình.
Un trong mấy năm cầm quyền đã đi những nước cờ bài bản. Khai thác triệt để các công cụ củng cố quyền lực kế thừa từ cha ông “phong kiến phát xít”. Nếu không tàn bạo như vậy chưa chắc Un đã khuất phục được các triều thần. Sau khi đối nội ổn định, Un cho bắn vài quả tên lửa có khả năng làm cho thế giới lo âu, rồi chủ động bắt tay với Nam Triều và đàm phán với người quyền lực nhất.
Tôi theo dõi rất kỹ cuộc gặp thượng đỉnh này và rất mong có một tuyên bố chung. Tôi không quan tâm giữa Un và Trump ai thắng mà quan tâm tới từng cơ hội cho người dân cả hai miền. Hãy coi chiếc xe của Un, cấm vận dù có làm khánh kiệt Bắc Triều Tiên, dù có bỏ đói hàng triệu người dân ở đây, lãnh đạo vẫn “cơm no, bò cưỡi”.
Hôm nay là một ngày thật buồn cho người dân Liên Triều.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tổng thống D. Trump giải thích lý do thượng đỉnh không đạt được thoả thuận

Tổng thống Trump giải thích lý do ko đạt thoả thuận

Khâm phục bác TT này. Dù không đạt được kết quả gì, nhưng bác vẫn tôn trọng đối thủ, vẫn ca ngợi đối thủ, khác hẳn với những nhà lãnh đạo khác luôn luôn đổ lỗi lên đầu đối thủ.
LĐO | 28/02/2019 | Tổng thống Donald Trump cho biết, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tại Hà Nội không đạt được thỏa thuận do Triều Tiên yêu cầu dỡ bỏ trừng phạt. Trước đó, Nhà Trắng ra tuyên bố không có thoả thuận chung nào đạt được giữa hai nhà lãnh đạo sau khi cuộc họp đột ngột bị rút ngắn, bữa trưa và lịch trình ký tuyên bố chung bị hủy bỏ. Tổng thống Donald Trump cũng cho hay,bất đồng về lệnh cấm vận chính là lý do hội nghị thượng đỉnh giữa ông và Chủ tịch Kim Jong-un không đạt kết quả như mong đợi.  Khi được hỏi liệu ông có nghĩ đây là một hội nghị thượng đỉnh được tổ chức vội vã, ông Trump cho biết: “Tôi có thể đã ký một thứ gì đó trong hôm nay. Nhưng tốt nhất là để nó đúng thời điểm hơn là tiến hành vội vã”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp 
báo ở khách sạn Marriott. Ảnh: Hải Nguyễn.
Mở đầu cuộc họp báo lúc 14h tại khách sạn Marriott, ông Donald Trump đề cập tới các thông tin về chính sách đối ngoại, tán dương sự phát triển kinh tế Việt Nam và cảm ơn người dân Việt Nam về sự hiếu khách. Tổng thống Mỹ nhiều lần khẳng định mối quan hệ tốt với lãnh đạo Triều Tiên. Tổng thống Donald Trump nói rằng, cuộc trao đổi với Chủ tịch Triều Tiên diễn ra thân thiện và mọi người không hề giận dữ khi rời đi. “Chúng tôi chỉ đơn giản là giống nhau. Chúng tôi có mối quan hệ tốt” – ông nói. Sau đó, một lần nữa, ông Donald Trump cho biết, mối quan hệ cá nhân của ông với Chủ tịch Kim Jong-un “rất ấm áp”.

Ông khẳng định, việc cuộc họp thượng đỉnh bị rút ngắn “không giống kiểu bạn đứng lên và đi khỏi cuộc gặp".

“Mối quan hệ rất nồng ấm và khi chúng tôi rời đi, đó là một sự rời đi thân thiện” – ông Donald Trump nói.

Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: Hải Nguyễn

"Không có kế hoạch các cuộc thượng đỉnh tiếp theo"

Khi được hỏi về việc liệu có gia tăng sự trừng phạt với Triều Tiên, Donald Trump nói: “Tôi không muốn nói về gia tăng trừng phạt”.

Tiếp tục buổi họp báo, ông Trump nói, ông Kim Jong-un cam kết với ông “không thử nghiệm tên lửa và bất cứ thứ gì liên quan đến hạt nhân”, nên “chúng ta hãy chờ xem”.

Ông Trump cũng nói ông Kim Jong-un là “một người cứng rắn” và không nghe lệnh của bất cứ ai.

Ông Trump nói ông và ông Kim Jong-un chưa cam kết tổ chức một cuộc thượng đỉnh nữa.

Tổng thống Donald Trump cũng cho biết sẽ gọi cho Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in khi ông lên chuyên cơ rời Hà Nội. “Ông ấy mong muốn đạt được một thỏa thuận” – ông Donald Trump nói.

Nhà lãnh đạo Mỹ cũng nói rằng sẽ điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Khi được hỏi liệu ông có nghĩ đây là một hội nghị thượng đỉnh được tổ chức vội vã, ông Trump cho biết: “Tôi có thể đã ký một thứ gì đó trong hôm nay. Nhưng tốt nhất là để nó đúng thời điểm hơn là tiến hành vội vã”.

Tổng thống Mỹ giải thích lý do không đạt được thỏa thuận tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ- Triều 2. Ảnh: Hải Nguyễn.

Bất đồng về lệnh cấm vận

Tổng thống Donald Trump cũng cho hay, bất đồng về lệnh cấm vận chính là lý do hội nghị thượng đỉnh giữa ông và Chủ tịch Kim Jong-un không đạt kết quả như mong đợi.

Phóng viên Hàn Quốc hỏi Tổng thống Donald Trump rằng, ông và Chủ tịch Triều Tiên đã trao đổi gì liên quan tới phi hạt nhân hóa. Ông Donald Trump cho biết: “Đó là vấn đề mà mọi người nói rất nhiều về nó. Với tôi, nó rõ ràng: Các vị phải sẵn sàng từ bỏ vũ khí hạt nhân”.

Ông Donald Trump nói rằng, ông Kim Jong-un tuyên bố sẵn sàng dỡ bỏ nhà máy hạt nhân Yongbyon nhưng muốn tất cả các lệnh trừng phạt phải bị dỡ bỏ - điều mà ông Donald Trump nói rằng phía Mỹ chưa sẵn lòng làm vậy.

"Về cơ bản, họ muốn các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ hoàn toàn, nhưng chúng tôi không thể làm được điều đó. Chúng tôi phải rời khỏi cuộc gặp" - ông Donald Trump chia sẻ với báo giới sau khi cuộc hội đàm bị rút ngắn.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Pompeo cho biết, kể cả khi nhà máy Yongbyon được dỡ bỏ thì vẫn còn những nhà máy khác và những vũ khí khác. Do đó, hai bên không đạt được thỏa thuận.

"Đôi khi bạn phải bước đi..."

Đề cập tới Triều Tiên, nhà lãnh đạo Mỹ cho biết: “Chúng tôi đã có thời gian thực sự hiệu quả”. Ông nói rằng, "họ đã nhất trí rằng chưa đủ tốt để ký bất cứ điều gì".

Ông Donald Trump cũng nói rằng, ông và ông Kim Jong-un có mối quan hệ “rất mạnh mẽ” nhưng nói rằng “đôi khi bạn phải bước đi”.

Hài lòng về tiến trình đã đạt được

Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết: “Chúng tôi đã có một tiến trình thực sự… trong vòng 24-36h qua”, tuy nhiên “chúng tôi không đi được đến cuối con đường”.

Dù vậy, Ngoại trưởng Mỹ nói: “Tôi ước chúng tôi có thể đi xa hơn, nhưng tôi lạc quan”. Ông nói rằng, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đều cảm thấy hài lòng về tiến trình đã đạt được.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: TTXVN.

"Gần hơn rất nhiều so với 1 năm trước”

Trả lời câu hỏi của phóng viên Sean Hannity: Làm thế nào có thể thu hẹp khoảng cách ý tưởng của Mỹ và Triều Tiên về phi hạt nhân hoá, ông Donald Trump nói rằng điều đó sẽ mất thời gian.

Trả lời câu hỏi liệu ông Donald Trump có biết tầm nhìn của Chủ tịch Kim về phi hạt nhân hoá là gì hay không, ông Donald Trump nói: “Ông ấy có tầm nhìn nhất định, nhưng không chính xác là tầm nhìn của chúng tôi, mặc dù vậy nó đã gần hơn rất nhiều so với 1 năm trước”.

Quan chức Hàn Quốc: Chúng tôi cũng bối rối như cả thế giới

Trước khi Tổng thống Donald Trump có cuộc họp báo, một quan chức chính phủ Hàn Quốc nói với CNN: “Chúng tôi cũng bối rối như cả thế giới bây giờ”.

“Cả thế giới đang trông đợi một thoả thuận và chúng tôi cũng vậy”.

Xe chở Tổng thống Donald Trump rời khách sạn Metropole về khách sạn Marriott. Ảnh: Minh Hoàng.

Thị trường chứng khoán Hàn Quốc giảm đột ngột trước thông tin hội nghị thượng đỉnh kết thúc sớm, đóng cửa phiên giao dịch ngày 28.2 với mức giảm 1,8%.

Nhà Trắng xác nhận thượng đỉnh Mỹ-Triều không đạt thoả thuận

“Không có thoả thuận nào đạt được tại thời điểm này, nhưng các nhóm làm việc của hai bên đều mong muốn gặp lại nhau trong tương lai” - tuyên bố của Thư ký Báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết.

Bà Sanders bổ sung: “Tổng thống Mỹ Donald J.Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã có các cuộc gặp rất tốt đẹp và mang tính xây dựng ở Hà Nội, Việt Nam vào ngày 27-28.2.2019. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận nhiều cách thức khác nhau để thúc đẩy phi hạt nhân hoá và các khái niệm thúc đẩy kinh tế”.

Xe chở Chủ tịch Kim Jong-un rời khách sạn Metropole sau khi bữa trưa bị huỷ bỏ và cũng không có một thỏa thuận cụ thể nào được đưa ra. Ảnh: Thanh Huế.

Tổng thống Donald Trump chuẩn bị họp báo vào lúc 14h00. Phiên dịch của Tổng thống đã về đến khách sạn Marriot - nơi diễn ra cuộc họp báo, song hiện chưa thấy bóng dáng ông Donald Trump. Tuy nhiên, sân khấu đã sẵn sàng, đông đảo phóng viên đã có mặt.

* Clip: Đoàn xe hộ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rời khỏi khách sạn Metropole về khách sạn Melia.

Huỷ ăn trưa, không có thoả thuận chung
Bữa ăn trưa làm việc theo kế hoạch giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã bị hủy bỏ và lễ ký thỏa thuận chung tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 cũng bị hủy, theo CNN.



Sau khi các cuộc đàm phán sơ bộ giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un kết thúc, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders nói với các phóng viên đang chờ đợi để đưa tin về bữa trưa làm việc của các nhà lãnh đạo rằng sự kiện này đã bị hủy.

Các cuộc đàm phán sẽ kết thúc trong 30 phút tới, bà nói.

Theo Thư ký báo chí Nhà Trắng, sau đó ông Donald Trump sẽ trở lại khách sạn để dự cuộc họp báo vào lúc 14 giờ chiều, thay vì dự kiến ban đầu là 16 giờ.

Bà Sarah Sanders từ chối bình luận khi được hỏi nhiều lần về lễ ký kết, dự kiến diễn ra vào lúc 14h theo lịch trình ban đầu.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: Hải Nguyễn

Tổng thống Donald Trump từ chối trả lời thêm câu hỏi vì sắp đến giờ lên máy bay và trở về Washington D.C. Ông vẫy tay chào và rời đi. Ảnh: Hải Nguyễn

THANH 

https://laodong.vn/the-gioi/tong-thong-donald-trump-giai-thich-ly-do-thuong-dinh-khong-dat-duoc-thoa-thuan-659708.ldo

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHUYỆN ÔNG TRÂM - Larry de King


Chuyện ông Trâm khá ly kỳ, nhưng cũng dễ gây nhiều tranh cãi.
Có nhiều người ghét ông thậm tệ, nhưng người thích ông cũng không phải ít.
Hôm nay, mình muốn đưa ra cái nhìn riêng cá nhân, chả theo phe nào, cũng không tin vào phần lớn truyền thông Mỹ nặng mùi thiên vị.
Chuyện ông là doanh gia tỷ phú thành đạt ai cũng biết rồi.
Ông còn hoạt động trong lĩnh vực truyền hình.
Ông làm nhiều show rất thành công, trong đó có show hoa hậu Mỹ và hoa hậu toàn cầu.
Vây quanh ông tuyền mỹ nhân, vợ ông cũng là người mẫu tuyệt đẹp.
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và văn bản
Ông cũng đồng sở hữu vài đầu sách thuộc hàng best selling, nổi bật là 'Art of the deal' (Nghệ thuật đàm phán), đặc biệt 'Time to get tough' (Đến lúc phải cứng rắn) là quyển bắt đầu cho những ý tưởng phải chặn đứng trung quốc làm giàu bằng nhiều thủ đoạn ma giáo, được xuất bản năm 2011, 5 năm trước khi ông bước chân vào chính trường.
Chuyện của ông không có gì ly kỳ cho đến khi đụng đến bà HIếu (Hillary) trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2016.
Bà Hiếu là 1 gương mặt vô cùng sáng giá, ứng cử viện nặng ký nhất của ngôi vị tổng thống Hiệp chủng quốc Huê Kỳ, và gần như là 1 độc cô cầu bại lúc bấy giờ.

Bà Hiếu từng có
8 năm là đệ nhất phu nhân của ông Tân (Clinton),
rồi 8 năm là bộ trưởng ngoại giao thời anh Ma.

Nói chung, kinh nghiệm đầy mình, ăn nói khôn ngoan, dáng vẻ bề ngoài của 1 phụ nữ quý phái, bà chiếm được cảm tình của nhiều giới.

Fan của bà đông hơn quân nguyên.

Nên việc bà thắng cử gần như là chắc chắn, được rất nhiều người tiên đoán.

Đang khi đó, Trâm chỉ là một thương gia, không có chút kinh nghiệm chính trường.

Nhưng thật ngạc nhiên, ông lần lượt đánh bại 16 đối thủ nặng ký của đảng Cộng Hòa, để bước vào trận chung kết với bà Hiếu.

Chuyện ông đấu với bà HIếu làm nhiều người phì cười, bởi có vẻ như ông không phải là đối thủ xứng tầm của bà:


● Quỹ tranh cử của bà gấp đôi ông;
● 90% truyền thông Mỹ là cánh tả, ủng hộ bà Hiếu;
● khoảng 500 tờ báo, đài về phe Hiếu, trong khi chỉ có 30 ủng hộ Trâm...

Vì thế, Trâm bị đánh tơi bời hoa lá.

Càng gần đến ngày bầu cử, Trâm càng bị tấn công dữ dội, nổi bật là người khổng lồ CNN.

Bên cạnh việc bôi nhọ Trâm, họ luôn luôn đưa ra những thăm dò rất tệ, làm nản lòng chiến sĩ.

Chính mình cũng bị lừa, và không hề tin Trâm có cơ hội, dù là nhỏ.

Cho đến 1 ngày trước khi bỏ phiếu, CNN vẫn đưa ra thăm dò bà Hiếu 90% thắng.

Nhiều tạp chí đã cho in sẵn phần bìa với hình bà Hiếu to tổ bố cùng hàng tít lớn:

"The first lady president of the United States" để sẵn sàng cho ngày đăng quang lịch sử.

Đùng 1 phát, ông Trâm thắng, thắng thuyết phục với 306 phiếu cử tri đoàn so với 232 của bà Hiếu.

Vậy là toàn bộ fan của bà Hiếu sững sờ, chết lặng, truyền thông tê tái.

Nhiều fan của bà khóc lu bù, than vãn nước Mỹ giờ đây đã đến thời lụn bại.

Trong số đó, có cả các nghệ sĩ Việt ở Cali. Họ từng làm clip chê bai miệt thị ông Trâm, cô Kỳ Duyên còn bảo "nếu Trâm thắng sẽ có nhiều nghệ sĩ bỏ Mỹ sang Canada sống".

Nhưng, cho tới giờ này, chả thấy ai sang; mặc dù, có những người bạn của tui vì mến mộ nghệ sĩ, đã đứng chờ mỏi chân ở biên giới. 🙂

Đặc biệt là giới trí thức vô cùng tức giận. 


Đối với họ, Trâm chỉ là 1 tên nhà giàu trọc phú, biết gì đến chính trị, kinh tế,... mà đòi làm tổng thống.

Họ mạt sát ông đủ điều, với sở học 'uyên bác' của mình, họ vẽ nên hình ảnh 1 ông Trâm ngu dốt, độc tài, tàn bạo, và nguy cơ về 1 nước Mỹ hoang tàn.

Còn nhớ, giáo sư Paul Krugman, với giải Nobel danh giá về kinh tế, từng khẳng định trên báo New York Times rằng:

'nếu TT Trump giữ những lời hứa khi tranh cử như rút ra khỏi TPP, giảm thuế lợi tức cá nhân, giảm thuế lợi nhuận công ty, giảm thuế đánh trên tiền đô hồi hương từ các thiên đường thuế ngoài nước Mỹ, khai chiến mậu dịch với Trung Cộng, thay bà Janet Yellen, chủ tịch Hệ Thống Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang, để tăng lãi suất, xóa bỏ hàng loạt thủ tục hành chánh đang được dùng để điều hành guồng máy kinh tế, thu hồi luật ngân hàng của Obama đang kiểm soát tín dụng cả nước,… thì đó sẽ là những hành động ngu xuẩn nhất và sẽ đưa kinh tế Mỹ và kinh tế cả thế giới tới đại nạn suy trầm mà không ai thấy đâu là đáy; thị trường chứng khoán sẽ sụp đổ toàn diện trong chớp mắt'.

Ghê chưa?

Ấy vậy mà, trong 2 năm qua, Trâm thực hiện gần hết các lời hứa đó, kết quả là:
● thất nghiệp đang ở mức thấp nhất, từ gần 40 năm qua,
● kinh tế tăng trưởng tới hơn 4%,
● thị trường chứng khoán lên như hỏa tiển Tomahawk.
● tỉ lệ thất nghiệp của người da đen thấp kỷ lục...

Không biết giờ này giáo sư Krugman, Nobel lauriate, nghĩ gì về tuyên bố của ông trước kia?

Ông có nên trả lại giải Nobel kinh tế không? 🙂

Đó là Mỹ, các giáo sư, tiến sĩ gốc Việt cũng ăn theo không kém.

Nhiều vị cố chứng minh rằng:
'Trâm sẽ là một Hitler thứ 2, và nước Mỹ sẽ chìm vào cơn khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử'.

Xin cảm ơn thượng đế, chuyện này đã không xảy ra sau 2 năm.

Chuyện Trâm thắng cử làm cá nhân mình giật mình. Lâu nay chỉ biết tin vào CNN. Hóa ra truyền thông Mỹ cũng phe phái tàn bạo.

Từ đó mình mới biết đến các đài khác:
Fox News có xu hướng cộng hòa, nhưng không quá thiên lệch như CNN. Fox News được tín nhiệm và được coi/nghe nhiều hơn cả. Trong 20 chương trình bình luận chính trị hàng đầu của các đài TV lớn, Fox chiếm hết 15 (kể cả 4 trong 5 chương trình được coi nhiều nhất) với MSNBC được 5 chương trình còn lại.
Chương trình số một của CNN chỉ được xếp hạng 24.

Nói chung, số người coi Fox bằng tổng số người coi 4 đài chính cộng lại: FOX = ABC + CBS + NBC + MSNBC.

Nếu chỉ đọc/nghe CNN, New York Times, NBC... thì bạn sẽ thấy 1 ông Trâm ngu si, độc ác, nói láo, dâm dật, kỳ thị dân tỵ nạn, kỳ thị phụ nữ, kỳ thị luôn cả người khuyết tật.

Trâm ghê tởm vậy đó mà lại làm tổng thống Mỹ, bởi vậy đế quốc Mỹ độc ác ăn thịt người là phải rồi.

Trâm thắng cử còn cho thấy, phần lớn dân Mỹ không còn bị dụ bởi truyền thông.

Nếu không thì bà Hiếu thắng to rồi.

Và, chính bà mới là nạn nhân của truyền thông gian dối, nhất là CNN.

Bởi, tin vào những con số đó nên bà đã chủ quan không thèm vận động ở các tiểu bang khác, để rồi ôm hận nghìn thu.

Vì thắng bà Hiếu mà Trâm lao đao.
Fan của bà quay sang chống Trâm kịch liệt, cứ như đó là sứ mạng cao cả vậy. Họ quên rằng ông Trâm thắng cử đàng hoàng, hợp hiến.

Trong bầu cử, thắng thua là lẽ thường, dân chủ và cộng hòa thay nhau lãnh đạo:
Hết Bush cha của cộng hòa, đến Clinton của dân chủ, đến Bush con, rồi lại Obama.

Vậy lẽ gì mà chống Trâm?
Nếu chỉ muốn bà Hiếu thắng thì tốt nhất là dẹp bầu cử. Nghĩa là dẹp luôn đảng CH, độc đảng như Việt Nam, tq cho rồi.

Dân chủ chi mà không công nhận kết quả bầu cử?

Ngay từ khi Trâm thắng cử, nhiều cuộc biểu tình chống đối đập phá nổ ra.

Tiếp theo là màn nghi ngờ máy đếm phiếu bị trục trặc, đòi đếm lại. Chưa hết, ồn ào nhất là tố cáo có sự nhúng tay của Russia để đòi truất phế ông Trâm.
Tiếc là 2 năm trôi qua vụ này vẫn không có 1 bằng chứng, vậy mà họ vẫn không tha.

Đã qua rồi thời kỳ phe thua bắt tay chúc mừng phe thắng, tất cả khép lại để toàn tâm toàn ý cho quốc gia.

Giờ là thời 'thắng làm vua thua thì quậy' cho đục nước.

Sắp tới nếu đảng DC thắng, phe CH sẽ bắt chước mà quậy phá, khi đó phe DC nghĩ gì?

Cá nhân mình thấy không ổn.
Ông Trâm thắng cử đàng hoàng minh bạch. Chưa làm tổng thống ngày nào mà đã bị tấn công nhiều mặt, dồn dập. Chưa làm tổng thống mà đã bị đòi đàn hặc, truất phế.

Nghĩa là sao?

Thắng thua là lẽ thường, việc thương - ghét, ủng hộ hay chống đối Trâm cũng là chuyện thường ngày ở huyện.

Đó mới chính là đa nguyên.

Hơn thế nữa, chống Trâm là cái quyền, nhưng ủng hộ Trâm cũng là 1 cái quyền, miễn là có công bằng, và đã được quyết định thông qua 1 cuộc bầu cử quốc gia.

Tiếc là sau khi thất bại, bà Hiếu bảo người ủng hộ Trâm phần đông là ít học, có thu nhập thấp, deplorable (từ deplorable có nghĩa là rất xấu xa, đáng nguyền rủa.); nghĩa là chỉ có người nghèo và ngu mới bầu cho ông.

Phe chống Trâm ăn theo, chê bai những người ủng hộ, bảo họ tôn thờ Trâm, cuồng Trâm, v.v...

Họ chửi Trâm bằng những lời lẽ 'từ thô bỉ đến mất dạy'.
Nhẹ thì Trâm là thằng ngu, thằng điên; nặng thì Trâm là thằng chó đẻ, khốn nạn, bỉ ổi, dâm tặc v.v...

Năm 2015, khi thủ tướng Canada: Stephen Harper của đảng bảo thủ thất cử, ông đăng đàn nói lời cảm ơn và kết thúc bằng câu:
"The people are never wrong"
(Nhân dân không bao giờ sai).
Ông đúng là 1 bậc chính nhân quân tử.

Mình thấy những người ủng hộ Trâm có lý do rõ ràng. Họ thấy từ ngày có Trâm,
● kinh tế phất cờ,
● công ăn việc làm bao la,
● tỉ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục,
● chứng khoán tăng kỷ lục.

Thời anh Ma,
● 1 đồng Canada ăn 90 xu đến 1 đồng Mỹ,
● giờ chỉ còn 75 xu Mỹ.
Tui 'hựn' Trâm vụ này. 😠

Còn những người chống Trâm, ít có logic hơn và thiếu công bằng.
Đa phần bị ảnh hưởng bởi truyền thông thiên tả. Báo chí là quyền lực thứ 4, nhưng cũng không kém phần ma quỷ. Các nhà báo có đủ tay nghề để xào nấu tin tức một cách hợp pháp, và dụ người đọc theo ý mình.

Một vài thủ thuật cơ bản như:

1. Trích xuất 1 câu trong toàn bộ ngữ cảnh. Điển hình là Trâm chống ILLEGAL IMMIGRANTS, nhưng họ bỏ chữ ILLEGAL đi, rồi bảo là Trâm chống dân nhập cư.

Có người bảo dân Việt cũng là nhập cư, tại sao lại ủng hộ Trâm?
Xin thưa, người Việt tỵ nạn vào Mỹ là LEGAL đàng hoàng. Chúng tôi đi vượt biên, rồi phải chờ 5, 7 năm ở trại tỵ nạn để được xét duyệt vào Mỹ và các nước khác. Rất nhiều người còn bị trả về VN nữa cơ.

2. thủ thuật 'cherry pick', nghĩa là chỉ chọn ra phần mình muốn, ví dụ Trâm làm 10 điều, có 8 điều tốt thì họ bỏ qua, chỉ liên tục nhắc đến 2 điều xấu. Trong 1 bức tranh họ chỉ chọn 1 góc họ thích rồi mô tả về nó; vì thế, bức tranh sáng bừng hay tối thui là theo ý họ.

2 năm qua, nhiều người mắc phải hội chứng ghét Trâm: TDS (Trump Derangement Syndrome) cũng vì truyền thông ma giáo, nặng tính đảng phái, đặc biệt họ xem việc lật đổ Trâm là sứ mạng, chứ không phải là đem thông tin trung thực đến người đọc.

Ồn ào nhất là vụ Trâm ăn vụng hơn 10 năm trước. Ông ăn xong trả tiền đàng hoàng, nhưng giờ đây ông là tổng thống rồi, nên cô đào phim người lớn Stormy Daniels trở mặt đòi thêm tiền. Vụ này nhiều người người bảo Trâm tà dâm, không xứng làm tổng thống, đòi truất phế Trâm. Ít ai đưa tin mới đây tòa đã phán quyết bà Daniels thua và phải trả cho luật sư của Trâm 430 ngàn tiền án phí.

Tham thì thâm.

Nói về gái gú, phải nói ông Tân (Clinton) chồng bà Hiếu của phe dân chủ mới là bậc thầy. Ông chơi gái mà không tốn tiền, làm tại phòng bầu dục của 'nhà trắng' luôn. Sau đó, trước quan tòa, ông chối phăng. Cho đến khi em Mo (Monica) thực tập viên của nhà trắng trưng ra chiếc áo đầm còn vương vài giọt tình yêu thì ông mới thúc thủ. Đó là chưa kể vụ Paula Jones tố ông sách nhiễu tình dục ở hotel, khi ông đang tại vị. Cuối cùng, ông phải xì cho cô này 850 nghìn mới yên. Ấy vậy mà ông đã có sao. Ông vẫn là tổng thống 2 nhiệm kỳ, bởi thời kỳ đó nước Mỹ phát triển ào ào, kinh tế sung mãn.

Vậy thì chuyện ông Trâm ăn bánh trả tiền hơn 10 năm trước có gì là ghê gớm. Chuyện ồn ào 1 thời gian, nhiều người chống Trâm hí hửng, chờ ngày ông bị truất phế, để rồi sau đó là thất vọng tràn trề, thất vọng nối tiếp thất vọng. 🙂
Tổng thống cũng là con người với đầy đủ hỉ nộ ái ố. Miễn là họ làm được việc cho quốc gia. Còn muốn người đạo cao đức trọng, không tì vết thì nên chọn đức giáo hoàng. 🙂

Vụ Russia mới là thô bạo.
2 năm qua họ điều tra, tốn bao nhiêu tiền của, nhưng không hề có 1 chứng cứ, vậy mà vẫn không chịu dừng bước, vẫn để cái án treo lơ lửng trên đầu Trâm.

Những người ghét Trâm luôn hy vọng vào chuyện này. Lâu lâu, có tin gì sốt dẻo họ lại chuyền nhau và hy vọng 1 cuộc phế truất.

Nhưng tội nghiệp, ngày qua ngày, giấc mộng trầm kha đó, vẫn chỉ là mộng. Họ sống trong 1 chuỗi hy vọng, để rồi thất vọng tràn trề...

Rồi lại chuyện bức tường biên giới.
Dân nhập cư lậu là vấn đề đau đầu triền miên của nước Mỹ, qua nhiều đời tổng thống chứ không phải bây giờ. 


Từ Clinton đến Bush, đến Obama, cho đến bà Hiếu, tất cả đều lên án nhập cư lậu nặng nề. Nhưng, không ai dám giải quyết.
Khi Trâm xắn tay vào thì bị kêu gào, chống đối, bị nguyền rủa là kỳ thị, độc ác, v.v...
Việc xây tường bị chống đối kịch liệt, nhưng những biện pháp cứng rắn của ông đã làm cho nạn di dân lậu giảm đáng kể.

Chuyện bổ nhiệm thẩm phán tối cao, Kavanaugh mới là tận cùng bỉ ổi, chỉ vì Trâm đề cử ông này. Khi đó, phe dân chủ bắt đầu chiến dịch đánh phá. Kavanaugh bị giáo sư tâm lý học Christine Blasey Ford tố hiếp dâm bất thành 36 năm về trước khi cả 2 còn ở high school, ông 17 tuổi còn bà 15.

36 năm qua bà không hề lên tiếng, chỉ đợi lúc này. Bà chỉ tố suông, không ai ra làm chứng. Bà không nhớ nơi đâu, khi nào, ai đưa bà đến và về trong buổi party đó.
Chỉ nhớ mỗi ông Kavanaugh 🙂.

Màn kịch sex quen thuộc nhưng quá dở không thành, chỉ thấy phe dân chủ chơi quá bẩn.

Chuyện chống Trâm còn nhiều lắm, không thể kể hết.

Nhưng ít có bài chống nào phê bình nghiêm túc các chính sách của ông, đa phần là tấn công cá nhân, bêu riếu chuyện cỏn con.

Trên mạng facebook có không ít dũng sĩ diệt Trâm. Họ thường trích vài điều từ các bài báo thiên tả, rồi chế nhạo ông. Mấy em cháu ngoan của bác ở VN nhảy vào ăn theo chửi leo, bảo ông là thằng điên, thằng ngu v.v...

Đúng rồi, Trâm ngu hơn lãnh đạo VN nhiều. 🙂

Riêng những thành quả rõ như ban ngày của ông thì không bao giờ được nhắc đến.

Có người còn cầu mong cho kinh tế Mỹ sụp đổ để Trâm bị phế truất.
Hết thuốc chữa luôn. 🙂

Giới quan chức ghét Trâm 1 phần cũng vì ông đã đả kích lề lối làm việc quan liêu cũ với nhiều khuất tất. Cũng có thể gọi là nạn tham nhũng ở mức độ tinh vi, thông qua hiện tượng lobby chính trị của các quan chức nhà trắng.

Ông hứa sẽ "tát cạn đầm lầy" (Drain the swamp).

Chờ xem.

Nhưng trên tất cả, Trâm vẫn là Trâm. Trâm là 1 nhân vật kỳ quái. Ông không thuộc tà phái, cũng không hẳn chính phái. Tạm gọi là Trâm phái có cả chính lẫn tà. Võ công của ông được đúc kết qua bao nhiêu năm lăn lộn trên thương trường khốc liệt, với những cuộc đàm phán máu loang đầy phòng họp.

Trâm là 1 ông già gân, sức làm việc kinh khủng, hơn 70 tuổi mà làm việc như điên, không biết có còn năng lượng cho cô vợ trẻ xinh đẹp không 🙂.

Ông cũng thuộc loại cầu toàn, nhiều nội các của ông phải ra đi vì không đạt yêu cầu cao.

Nhưng bộ máy vẫn vận hành trơn tru mới là độc đáo.

Trâm có nổ không?
Có, ông cũng hay huyênh hoang, đôi lúc nổ 10 nhưng ông cũng làm được 7,8.

Washington Post là 1 tờ báo thiên tả chống Trâm, nhưng gần đây cũng phải công nhận ông là vị tổng thống giữ nhiều lời hứa nhất với cử tri.

Trâm vô cùng lì đòn, bản lĩnh.
Chưa có vị tổng thống nào bị tấn công khủng khiếp như ông. Từ 'day 1', ông đã bị ăn đòn dồn dập, mọi phía, rơi vào thế mãnh hổ nan địch quần hồ.
Nhưng ông đã tồn tại và làm được rất nhiều việc trong 2 năm qua.

Trâm có sức thu hút mãnh liệt. Ở những nơi ông đến vận động có cả trăm ngàn người reo hò ủng hộ.

Ông thu hút luôn cả những người ghét ông. Họ chửi ông suốt năm suốt tháng. 🙂

Trâm không hề biết sợ.
Hầu hết các tổng thống đều rất sợ truyền thông, quyền lực thứ 4 có thể lật đổ cả 1 đế chế.
Nhưng ông không hề ngán.
Truyền thông tấn công ông không khoan nhượng, ông ăn miếng trả miếng. Bằng những cái twit trực diện ông dám đấu với tất cả truyền thông cánh tả, không hề nao núng. Truyền thông bêu rếu ông tấn công báo chí. Nhưng chả lẽ báo chí tự cho mình cái độc quyền tấn công người khác mà không được tấn công lại? Dân chủ là không có chỗ cho quyền lực độc tôn. Báo chí cũng không là ngoại lệ.

Ông là khắc tinh của giới trí thức khoa bảng bàn giấy. Kiến thức của ông không thuộc loại hàn lâm, nhưng từ thực tiễn sinh động, từ thương trường khốc liệt mà có.

Trâm là người phát động cuộc thương chiến và kỹ chiến với trung quốc.

Hơn 1 năm qua nhiều tên gián điệp kinh tế trung quốc bị bắt giữ vì ăn cắp kỹ thuật. 2 công ty lớn của tq là ZTE và Huawei bị nêu đích danh và phạt tiền.

Cuộc thương chiến chỉ mấy tháng đã làm trung quốc chao đảo, thị trường chứng khoán sụt thê thảm, kinh tế co cụm. Họ Tập phải xin hưu chiến 3 tháng để thỏa mãn các yêu sách của Trâm.

Dưới thời ông, tham vọng biển đông của trung quốc bị chặn đứng.

Ông và nhà trắng đã đưa ra dự luật cho phép can thiệp vào biển đông, tức là cắt đuờng luỡi bò phi lý, làm món luỡi bò phá lấu đãi bà con 🙂.

Ngoài ra chiến dịch '1 vành đai 1 con đường' = 'nhứt đái nhứt lộ', cũng đang trên đà phá sản.

Ông luôn khai thác những điểm nóng chết nguời của trung quốc là Tân cuơng, Tây tạng, và nhất là cái vòng kim cô Đài loan.

Khi cần, ông lên tiếng cho Đài loan độc lập là trung quốc la làng. 🙂

Cùng với phó tổng thống Mike Pence, người cứng rắn còn hơn cả Trâm, và cố vấn Peter Navarro, tác giả quyển Death by China, hợp thành cây đinh ba đang chỉa vào yết hầu trung quốc.

Tập hoàng đế giờ chỉ còn ngửa mặt lên trời than rằng trời sinh ta sao còn sinh lão Trâm trời đánh. 🙂

Trâm rất khó lường, miệng thì luôn bảo Tập là bạn tốt, nhưng tấn công trung quốc không thương tiếc.

Nhờ vậy, mới có thể đối phó với 1 trung quốc luôn gian manh trên trường quốc tế.

Nói chung ông thần Trâm là 1 tổng thống Mỹ không giống ai, võ công kỳ quặc, lắm kẻ ghét cũng không thiếu người thương mến.

Khoan hãy đánh giá những gì ông đang làm. Hãy đợi 1 thời gian nữa cũng không muộn.

Dù sao Trâm cũng chỉ là 1 trong nhiều tổng thống Mỹ. Ông có hay và dở. Ai cũng có quyền hoặc là chống đối hoặc là ủng hộ ông.

Nhưng ít nhất cần có một cái nhìn công bằng, đừng để bị truyền thông ma giáo xỏ mũi.

Cá nhân mình ủng hộ ông, vì ông là tổng thống thông qua bầu cử dân chủ và minh bạch. 2 năm nữa sẽ có cuộc bầu cử mới. Và bất cứ ai thắng cử cũng cần được tôn trọng, bởi đó chính là sự lựa chọn của nước Mỹ.

"The people are never wrong".

PS:
Status này đọc cho vui, miễn tranh cãi nhen. 🙂
Larry De King

Hoangtuan Nguyen

Phần nhận xét hiển thị trên trang

" Chán ngán"


" Chán ngán" .
- Đọc trên Facebook của Hoài Hương nói về quà của Hà Nội tặng Ký giả Thượng đỉnh . Ngao ngán , chán ngán . .là cảm giác khi đọc xong thông tin này. 
Vì sao? Sợ thay cho cái thói khoe uy quyền, thừa cơ hội để quảng cáo theo kiểu chụp giật. 
Quà tặng trong sự kiện được tôn là Thượng đỉnh là mô hình Trống Đồng bằng gốm sứ, trên đó đã có bản đồ nước Việt, có những hình tượng biểu trưng cho văn hóa Nước Việt cổ là đủ hiểu, Ký giả Thượng đỉnh đâu phải ngờ nghệch ngu ngốc 
ngốc mà không biết đây là quà tặng của nước Việt Nam hà cớ gì mà còn in thêm dòng chữ Chủ tịch UBND TP Hà Nội tặng . Quà này có phải tiền túi của CT bỏ ra không? Chắc chắn là không phải bởi nhìn cái Logo cuộc đua của Tập đoàn V. sắp đăng cai là hiểu họ đã" thò tay mặt- Đặt tay trái " vô vụ này rồi. . 
Tặng quà cho khách- mang tầm Quốc gia mà tranh thủ quảng cáo như mấy nhãn hàng, có cần thiết vậy không? Tặng quà nhưng lợi dụng để khách quãng cáo cho mình là hành vi không đẹp, làm mất ý nghĩa, giá trị của quà tặng , chưa kể tới việc ghi tên người tặng là việc hết sức thô thiển . .
Ai tư vấn để HN làm chuyện này hay ý tưởng của Lảnh đạo ?
Xã giao hay Quãng cáo cũng cần phải học vì nó thể hiện tầm văn hóa của bạn.
P/S: hình mượn từ Facebook Hoài Hương.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

BỐC PHÉT NHƯ BÁO CHẤY VIỆT NAM


Chu Mộng Long - Không hiểu anh Thưởng chỉ đạo báo chí báo chấy Việt Nam đăng tin tốt lành thế nào mà báo nào cũng giống như mấy thằng nhà quê ngồi bốc phét bên bàn thịt chó. Đề nghị anh Thưởng rà soát xem, báo nào không đăng được tin cho ra ngô ra khoai thì cho nó về nhà nằm ngủ, còn bốc phét bậy bạ làm nhục quốc thể thì khóa hẳn cái mồm nó lại. Không thực hiện tự do báo chí để có sự tương tác đa chiều như một sự tự điều chỉnh thì nên đặt vòng ngay trong miệng nhà báo để chúng không tiếp tục "sinh ra những cái quái thai được tắm nước hoa" (K. Marx).
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, trong nhà
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang cười
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, văn bản
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội mang lại nhiều cái lợi cho Việt Nam, lợi ích chính trị, ngoại giao, kinh tế thì hiển nhiên rồi. Cứ chủ đề đó mà viết. Nhưng qua đó bốc Việt Nam lên đỉnh thì nó phét lác như thể anh nhà quê khoe nhà mình gì cũng có, có cả cái máy ỉa.
Thằng thì viết bốc lên trời rằng "Việt Nam là trung tâm hòa giải xung đột quốc tế". Nội bộ trong nhà thì nhìn đâu cũng thấy "thù địch", "phản động" đến mức cảnh giác luôn với dân, đối ngoại thì hết chửi người ta là "sen đầm quốc tế" đến "thành phần bất hảo"... Riêng chuyện Biển Đông với Trường Sa, Hoàng Sa thì bất lực, hết quan ngại đến kêu gào người ta giúp mình. Thách nhà báo lúc anh Trump thảo luận kín với anh Un (đây mới là nội dung chính, thật, còn sau đó công khai chỉ là diễn), đố anh Việt nào có mặt để nói lời hòa giải?

Ta có lập trường của ta, địch có lập trường của địch. Còn qua sự kiện này thực hiện ngoại giao đa phương, diễn tinh thần tôn trọng sự khác biệt là chuyện khác.

Hôm qua có thằng báo chấy còn viết bài dài ngợi ca nhân dân Việt Nam hiếu khách đến mức hàng triệu người kéo ra đường đón anh Un lẫn anh Trump. Một dân tộc như trẻ con bị nhốt trong nhà lâu ngày, khi thấy lạ thì ùn ra đường xem để thỏa mãn sự tò mò chứ hiếu khách cái gì? Lại có thằng còn ngợi ca người Việt văn minh đến mức chiếc ba lô của phóng viên nước ngoài để ở bờ rào 30 phút mà không mất. Bọn báo nước ngoài nhỡ tin điều đó là thật, sau khi cuộc gặp này kết thúc, các nhà báo đi chơi chủ quan bị mất cắp đồ đạc thì bọn báo chấy Việt ăn đòn mập mình, vì đứa ăn cắp chính là đứa bày dại đấy!
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản và ngoài trời

Trump là người Mỹ gốc Việt hay thân thiện với người Việt hồi nào mà nói đến Việt Nam "như là trở về ngôi nhà của mình"? Trump là tư bản Mỹ chính hiệu, chửi cộng sản như chửi chó, bị ta với lập trường XHCN quy vào âm mưu "diễn biến hòa bình", "thành phần bất hảo" cần cảnh giác cao độ, làm gì có chuyện ta coi Trump hay Trump coi ta như người nhà? Hay là báo chấy muốn nói rằng, Việt Nam thuộc Mỹ, nên Trump đến Việt Nam là trở lại ngôi nhà của mình? Phản động hết cỡ! Không phản động thì cũng là cung cách "thấy người sang bắt quàng làm họ". Nhục thế?

Mà cách nói đó nghe quen quen. Trước đây chỉ có các lãnh đạo cộng sản với tinh thần "phía bên kia cũng là nhà", khi đi thăm nhau mới nói đến nơi được thăm "như là trở về ngôi nhà của mình" chứ chẳng thằng tư bản nào với óc tư hữu của nó lại xem của người khác là của mình cả!

Bốc phét có hệ thống. Cứ có sự kiện gì là vống lên, tưởng tự hào dân tộc nhưng thực chất là làm nhục quốc thể. Một ông tự hào kiểu dân quê mùa hay cách nói của thằng Xuân Tóc Đỏ "Mình phải như thế nào mới được người ta đối xử như thế" là cả làng báo chấy hùa nhau bốc phét như bọn không não vậy.

Đề nghị anh Thưởng rà soát xem, báo nào không đăng được tin cho ra ngô ra khoai thì cho nó về nhà nằm ngủ, còn bốc phét bậy bạ làm nhục quốc thể thì khóa hẳn cái mồm nó lại. Không thực hiện tự do báo chí để có sự tương tác đa chiều như một sự tự điều chỉnh thì nên đặt vòng ngay trong miệng nhà báo để chúng không tiếp tục "sinh ra những cái quái thai được tắm nước hoa" (K. Marx).

-------------
P/S: Lại có chuyện này nữa. Một thằng tỉ phú giàu nứt đố đổ vách, đến Việt Nam nghèo khó cầu xin sự giúp đỡ về tài chính? Óc hài hước hay ăn thịt chó lâu ngày thành óc chó? (Tôi đang nghi hình ảnh đó chỉ là Photoshop)

Chu Mộng Long

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tư liệu nhân Kim cháu sang VN:

Kim đã không còn đeo huy hiệu hình ông nội và bố mình nữa. Khi đến VN cũng vậy. Đó là chỉ dấu Kim từ nay là Kim chứ không phải là cái bóng của ai. Đó là từ nay Kim sẽ tự quyết định con đường của Triều Tiên theo ý mình chứ không theo khuôn mẫu đã đi trước.
Nhưng để từ chủ động theo ý mình đến theo ý 25 triệu người dân Triều Tiên còn là muôn dấu hỏi. Kim vì ai trong cuộc lột xác này?
Thời gian sẽ trả lời.
Tổng biên tập báo Tuổi trẻ Vũ Kim Hạnh từng bị kỷ luật vì 10 năm trước viết sự thật của Triều Tiên. Và hôm qua Tuổi trẻ đã có bài tường thuật tại Bình Nhưỡng rất khôn ngoan, tuy ca ngợi thành phố sạch đẹp, nhiều công trình kiến trúc đồ sộ nhưng thiếu sức sống và con người luôn bị kiểm soát. Các nhà báo VN không được tự do tác nghiệp, tiếp xúc với người dân.
Một đất nước mà con người không được tiếp xúc tự do với con người là chỉ dấu của nghi kỵ và sợ hãi.
Một đất nước dân chưa đủ ăn, không có không gian mạng mà lấy vũ khí hạt nhân để làm sức mạnh của mình là một đất nước lòng dân tảng băng chìm lầm lũi trôi, báo hiệu sự hoan ca tưng bừng nhẩy múa trên thảm đỏ chói phủ trên nó là sự dối trá.
Thời gian sẽ trả lời.
Gã chào đón Kim vì ở trong gã nẩy nòi một niềm tin rằng Kim thực sự muốn thay đổi. Kim hơn ai hết biết rằng con đường Triều Tiên đã đi là con đường tạo nên kẻ thù. Kẻ thù trong và ngoài. Cần đi con đường khác - con đường của tình yêu hoà đồng nhân loại.
Gã nhìn thấy Kim đã hành động và đang hành động rất khôn ngoan: Tháo ngòi nổ kinh tế trước.
Không phải tự dưng Trump tuyên bố: Triều Tiên nếu từ bỏ vũ khi hạt nhân thì sẽ nhanh chóng trở thành cường quốc kinh tế.
Kim cũng thấy điều đó.
Nhưng để trở thành một cường quốc kinh tế như Trung Quốc đến là một đất nước của hoà hợp, an hoà với chính dân mình và với nhân loại, một đất nước con người tin yêu con người thì còn xa vời vợi.
Gã chua xót để nói lời này: mọi vũ khí, mọi cường quyền chỉ làm cho dân sợ chứ không hề làm cho dân tin, dân yêu.
Chàng Kim hãy nhìn sang các quốc gia văn minh châu Âu mà chàng đã có tuổi thơ học hành ở đó, coi là mô hình đưa đất nước mình vươn tới chứ đừng coi nước gã là mô hình đi theo làm cho chính gã phải buồn cười... chua chát.
Đã tự mình quyết định thì quyết định điều tốt nhất!
Mà, chả cần học đâu xa, học ở chính Hàn Quốc và dũng cảm nói với 25 triệu đồng bào của mình cái sự thật bao năm bưng bít: Tại sao cũng người Triều Tiên ở phía Bắc lại đói nghèo còn tại phía Nam lại thịnh vượng?
Vấn đề cuối cùng đối với một nhà lãnh đạo quốc gia đúng cho tất cả các quốc gia đó là: cái gì đeo trong trái tim mình mới quyết định.
FB Lưu Trọng Văn

D:\Pictures\Ông cháu Ủn.jpg

Mùa đông năm 1956, sinh viên nước Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên Ho Un Pei, nhà thơ, đảng viên cộng sản, trong cuộc họp bất thường của chi bộ mà anh là bí thư đã lên tiếng đòi Đảng Lao động Triều Tiên phải nghiêm khắc kiểm điểm Chủ tịch Kim Nhật Thành về những hiện tượng phi dân chủ, sùng bái cá nhân. 
Trước khi sang Liên Xô học, Ho Un Pei là sĩ quan tình báo, hoạt động tại Hán Thành, nhiều lần bị thương, từng bị bắt. Sau khi anh gửi bản kiến nghị của chi bộ lên Sứ quán, các nhân viên mật vụ Triều Tiên đội lốt cán bộ ngoại giao lập tức đến trường mời anh tới gặp Đại sứ. Sẵn sàng để tranh luận, anh đến, nhưng vừa bước vào trong sứ quán thì lũ mật vụ đã lập tức xô tới, xúm vào đánh anh, giam anh lại trong một phòng của Sứ quán. Ho Un Pei đã dùng mẹo nhà nghề lừa được bọn mật vụ. Anh năn nỉ xin chúng cho đi tắm rồi đập cửa sổ phòng tắm chui ra, nhảy từ tầng lầu thứ tư xuống, vùng thoát ra ngoài. Tuyết gom thành đống dưới chân tường đã giảm nhẹ cú rơi từ độ cao hơn hai chục thước. May cho anh, người lính Liên Xô gác cửa sứ quán đã không ngăn anh chạy ra.
- Chúng nó định thủ tiêu cậu? Ngay trong Sứ quán?
Được tin anh thoát hiểm, chúng tôi kéo đến hỏi thăm.
- Không, chúng nó nói sẽ áp giải mình về nước - anh kể về cuộc đào thoát, cánh tay bị sái treo trước ngực - Mình đề nghị chúng nó cho gặp vợ mình trước khi về (anh có vợ, cũng người Triều Tiên, học tại trường y Moskva), đề nghị cho mình quay lại ký túc xá lấy quần áo thì chúng nó cười đểu: “Về đến Triều Tiên mày không cần vợ nữa đâu, quần áo thì một bộ đã thừa đủ”.
Nước mắt ròng ròng, Ho Un Pei đọc cho tôi nghe những bức thư anh gửi Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, gửi Chủ tịch Kim Nhật Thành: “Tôi tuyên bố từ bỏ Đảng đã phản bội nhân dân Triều Tiên anh hùng và đau khổ... Tôi đau lòng từ bỏ quốc tịch Cộng hòa nhân dân Triều Tiên, vì nó không xứng đáng với tôi, vì nó không phải là quốc tịch của tôi mà là dấu ấn đóng trên trán tên nô lệ... Trong mình tôi mãi mãi chảy dòng máu của tổ tiên và tôi mãi mãi mang trong tôi niềm tự hào là người Triều Tiên...”.
Tôi gai người khi nghe Ho Un Pei đọc những dòng chua xót.
Người của Kim Nhật Thành thất bại trong vụ bắt cóc Ho Un Pei.
Liên Xô sau Đại hội XX đã là Liên Xô khác. Nhưng cũng chưa khác lắm. Trường Đại học Điện ảnh Liên Xô đã làm một việc đáng xấu hổ. Người ta công bố lệnh đuổi học đối với sinh viên Ho Un Pei mà không nêu lý do.
Ho Un Pei bỏ đi Tashkent, ở đó rồi sau anh được nhận làm giảng viên văn học Triều Tiên. Sau Đại hội XX, Liên Xô không còn là Liên Xô cũ nhưng cũng không hoàn toàn là một Liên Xô mới.
Sau việc xảy ra với Ho Un Pei, tôi kinh tởm Kim Nhật Thành và cái nhà nước của ông ta. Viên cựu Trung úy Hồng quân Liên Xô đã biến Bắc Triều Tiên thành một trại lính, trong đó dân chúng bị cai trị theo cách lính tẩy.
Phản ứng của Mao Trạch Đông đối với những kết luận của Đại hội XX mạnh mẽ hơn cả so với mọi lãnh tụ cộng sản khác. Mao không thể tha thứ cho Khrushov tội dám tấn công vào trật tự đã được thiết lập một lần cho mãi mãi tại cái quốc gia cho đến lúc ấy còn đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa, mà phản ứng dây chuyền của nó chắc chắn sẽ làm lung lay ngai vàng của Mao.
Cuộc đấu tranh chống sùng bái cá nhân ở Liên Xô rõ ràng ảnh hưởng tới vị trí độc tôn của Mao. Để đối phó với tình hình mới, khi những tiếng nói đòi dân chủ và tự do vang lên ngay bên trong “bức màn tre” Trung Quốc, Mao nham hiểm gài bẫy “Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh” (trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng) cho “cỏ dại”, “tiếng lạ” lộ hình để trừ diệt. Một mưu kế thật hiểm độc. Cuộc vận động này được Mao Trạch Đông phát động từ tháng 5-1956, được đặc biệt đẩy mạnh sau Đại hội VIII ĐCSTQ, kỳ I (từ 15. 9-27. 9 năm 1956). Nó mở đầu cho cuộc tấn công nhằm vào những người muốn thay đổi trật tự xã hội Trung Quốc, gọi bất cứ ai không ưa Mao và không được Mao ưa là “phần tử hữu khuynh chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội”.
Những lời bài bác Liên Xô vốn có sẵn trong đầu Mao nay được nhấn mạnh thêm. Sự rạn nứt trong khối xã hội chủ nghĩa và trong phong trào cộng sản quốc tế bắt đầu.
Cuộc họp mặt các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới năm 1957 và đặc biệt Hội nghị 81 đảng cộng sản và công nhân thế giới tại Moskva vào tháng 11 năm 1960, bốn năm sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Liên Xô, với bản Tuyên bố chung gượng gạo, chỉ là những thỏa hiệp bất đắc dĩ. Bị lôi kéo vào cuộc chiến ý thức hệ không những chỉ có những đảng cầm quyền ở một số nước xã hội chủ nghĩa, mà còn một loạt các đảng cộng sản và công nhân. Tình trạng phân liệt xảy ra trong hầu hết các đảng, có những nước có tới hai ba đảng, đảng nào cũng xưng mình là mác-xít-lê-nin-nít chân chính.
Trong cuộc chiến ý thức hệ, Mao hy vọng rồi đây Bắc Kinh dưới sự lãnh đạo của Mao sẽ trở thành trung tâm lãnh đạo phong trào cộng sản quốc tế. Báo chí Trung Quốc khua chiêng gõ mõ về một thời đại mới - thời đại “gió Đông thổi bạt gió Tây”, trung tâm cách mạng chuyển về châu Á.
Đến lượt mình, Khrushov lại phạm vào sai lầm tổ tông truyền của chủ nghĩa nước lớn: Liên Xô đơn phương cắt viện trợ cho Trung Quốc, rút toàn bộ chuyên gia giỏi về nước. Nếu căn cứ vào những nguồn tin Trung Quốc thời kỳ đó thì tháng 7-1960 Khrushov đã xóa bỏ 600 hiệp định và hợp đồng, rút toàn bộ chuyên gia đang làm việc tại Trung Quốc, làm tổn hại nặng nề cho nền kinh tế Trung Quốc. Một số tài liệu Liên Xô thì lại nói rằng chính Trung Quốc đã yêu cầu Liên Xô cho rút chuyên gia về. Khó có thể biết trong hai nguồn tin trên cái nào là thật. 
Lập tức các phương tiện truyền thông của cái quốc gia một tỷ dân được huy động toàn lực để vạch mặt cái gọi là những tên “phản bội chủ nghĩa Marx-Lênin”, vạch mặt “chủ nghĩa xét lại hiện đại và bọn xét lại hiện đại”. Những người dân Trung Quốc hiền lành chẳng biết gì đến các thứ chủ nghĩa xét lại hay không xét lại liền bị huy động xuống đường đánh trống đánh phèng, ngớ ngẩn hô theo những khẩu hiệu được chế tạo từ Trung Nam Hải. Phố xá loè loẹt khẩu hiệu viết bằng chữ lớn tố cáo, phản đối “bọn xét lại Liên Xô”.
Cuộc tấn công bằng nước bọt và mực in diễn ra theo đúng bài bản mà người Việt Nam đã hân hạnh được biết trong Cải cách ruộng đất: bắt đầu bằng đấu lưng (vạch tội kẻ bị đấu ngồi quay lưng lại), sau mới đấu mặt (đấu trực diện, chỉ tận mặt, gọi đích tên ra mà đấu).
Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc cãi vã giữa hai nước đàn anh, ông Hồ Chí Minh, nhạc trưởng của cái dàn nhạc khôn lỏi chỉ biết chơi có một bài tủ “Kết đoàn chúng ta là sức mạnh”, liền cho cử nhạc lên, nhưng lần này tiếng kèn yếu ớt của ông bị tiếng trống của hai bên xung đột đang say máu ăn thua dập tắt. 
Do học thức kém, các văn kiện lý thuyết của Liên Xô làm các nhà lãnh đạo đảng Việt Nam thất đảm bởi giọng văn hàn lâm cao đạo, trong khi cách lý giải theo lô gích tam đoạn luận rất bình dân của các lý thuyết gia Bắc Kinh lại hợp với tầm kiến thức của họ, làm cho họ thấy cái gì Trung Quốc nói cũng phải. Ấy là chưa kể giữa hai nước cộng sản châu Á trước nay vẫn có một mẫu số chung là gốc rễ phong kiến, trong lòng mỗi người dân có một ông quan. Trong tâm trạng hoang mang trước một tương lai bỗng dưng trở thành không xác định của phong trào cộng sản, các nhà lãnh đạo Việt Nam, mặc dầu đã ngả theo Trung Quốc, vẫn kiên trì chủ trương đường lối khôn ngoan của nhà nghèo - gửi tiền vào hai ngân hàng cùng một lúc. Cho nó chắc ăn. Ít nhất thì đó cũng là lập trường của ông Hồ Chí Minh.
- Ông Cụ lừng khừng vì ông ấy lúng túng trong những vấn đề phức tạp của cuộc đấu tranh lý thuyết - cha tôi giải thích lập trường trung dung của ông Hồ trong cuộc cãi vã quốc tế - Ông Cụ vốn không rành lý thuyết. Ông ấy chỉ thích những cái đơn giản. Cái vụ ông chọn Đệ tam quốc tế chứ không chọn Đệ nhị quốc tế ở Đại hội Tours là một thí dụ. Quốc tế tốt là Quốc tế ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa.
Ông Hồ thuộc sử nước nhà lắm. Đánh nhau với thiên triều, thắng thì thắng đấy, mà vẫn phải sai sứ sang cầu hòa, xin được làm chư hầu. Noi gương các cụ, ông nhũn nhặn với bất kể Trung Quốc nào, Trung Quốc Tưởng hay Trung Quốc Mao. Đường đường là Chủ tịch một nước độc lập, năm 1945 ông Hồ vẫn hạ mình thân đến chào các tướng Tiêu Văn và Lư Hán vào ngày họ tới Hà Nội. Ông căn dặn cha tôi phải lo đầy đủ thuốc phiện cho Long Vân con “Kẻo nó giận thì lôi thôi lắm, thằng nhóc ấy có thể ảnh hưởng xấu đến mối bang giao của ta với họ”. Khi La Quý Ba, Đại sứ đầu tiên của Trung Quốc Mao tới Việt Bắc, ông sai cha tôi phải chọn địa điểm cho đẹp, dựng nhà cho đẹp để họ La ở: “Mình thế nào cũng xong, chứ với người ta thì phải chu đáo. Thiên triều mà, họ xét nét lắm đó!”. Ông nhớ lần ông bị bắt ở Hồng Kông, ngày một ngày hai sẽ bị chính quyền Anh trao cho chính quyền thuộc địa Pháp, nhưng các đồng chí Trung Quốc thân thiết của ông thì lờ tịt, mặc cho ông tự xoay xỏa. Ông cũng không quên lần ông tới Bắc Kinh để đi tiếp Moskva, năm 1950, bị Mao bắt chầu chực chán chê ở nhà khách rồi mới cho tiếp kiến. Ông nhớ, và ông để bụng.
Biết ông Viện trưởng Viện Sử học Trần Huy Liệu đang điên tiết vì bức ảnh đăng trên Nhân dân nhật báo Bắc Kinh với dòng chú thích: “Đồng chí Trần Huy Liệu, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đã được hân hạnh Mao chủ tịch cho bắt tay” nhân một forum Bắc Kinh bàn về hình thái xã hội chủ nghĩa được tổ chức vào năm 1965, ông Hồ Chí Minh an ủi ông Liệu: “Thôi, người ta bao giờ chả rứa, thiên triều mà!” Chuyện này tôi được nghe chính ông Liệu kể lại.
Một hôm tôi đến thăm ông Liệu, thấy bức ảnh Mao Trạch Đông vẫn thường treo trong nhà không còn ở chỗ cũ, tôi hỏi thì ông Liệu kể cho nghe chuyện xảy ra với ông ở Bắc Kinh, chuyện ông Hồ an ủi ông. Ông nói: “Tao cũng như Bác Hồ, tao ỉa vào thiên triều, tao là thằng dân tộc chủ nghĩa”.
Thái độ lừng khừng ngô không ra ngô khoai không ra khoai trong giai đoạn này của Hồ Chí Minh làm cho lớp đàn em đang hăng máu chống Liên Xô coi thường ông. Mặt ngoài họ làm ra vẻ kiên trì đường lối đứng giữa, trên thực tế họ đã sà vào chiếu bạc rồi, đã xỉa tiền vào cửa Trung Quốc rồi.
Phóng viên Klaus Pommerening của hãng thông tấn ADN (Cộng hoà Dân chủ Đức) thường trú tại Hà Nội vào thập niên 60 nhận định rằng từ năm 1960 đã thấy có một sự chuyển hướng rõ rệt của ban lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam về phía lập trường của Trung Quốc. Bằng chứng là việc đẩy mạnh chiến tranh chống Cộng hoà Việt Nam, cùng với việc thành lập Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam - dấu hiệu chống lại đường lối cùng tồn tại trong hoà bình giữa các chế độ khác nhau.
Đến hội nghị trung ương 9 (tháng 12. 1963 [1964]) thì lập trường cách mạng bạo lực của Bắc Kinh hoàn toàn chiếm lĩnh con tim và khối óc của nhà cầm quyền Hà Nội. Cũng từ đó những đảng viên tán thành đường lối cách mạng phi bạo lực và cùng tồn tại trong hoà bình bị dán cho cái nhãn “phần tử xét lại”, bị đối xử xấu, rồi bị trấn áp.
Khởi đầu “cuộc đấu tranh giữa hai đường lối” ở Việt Nam là như vậy, theo cách nhìn của Pommerening. Trong nhận định ấy nó được miêu tả trong diện mạo một cuộc thánh chiến vì lý tưởng mác-xít. Nhìn từ bên trong thì càng về sau, nó càng lộ ra tính chất đời thường với những tham vọng thế tục của mấy cá nhân nắm quyền lãnh đạo đảng, cũng là quyền cai trị cả nước.
Chính trị cởi bỏ áo quần thì nó là đời thường, như tôi thấy.
V.T.H.
Nguồn: FB Vũ Thư Hiên

Phần nhận xét hiển thị trên trang