Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

Mỹ cảnh báo mạnh mẽ chính quyền Maduro


baomai.blogspot.com
MỸ CẢNH CÁO MẠNH MẼ CHÍNH QUYỀN MADURO, THỦ LĨNH ĐỐI LẬP KÊU GỌI “SIÊU BIỂU TÌNH” CÒN MADURO LO LẮNG ĐIỀU XE TĂNG LÊN BIÊN GIỚI COLOMBIA.

Trong khi chờ đợi tìm kiếm các tiếng nói đồng thuận ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã lên tiếng cảnh cáo mạnh mẽ sẽ có biện pháp thích đáng nếu Maduro dám đụng vào phe đối lập.

Thật ra tìm kiếm đồng thuận từ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chỉ là thủ tục đầu tiên cần phải làm. Trường hợp nếu không có đồng thuận, Mỹ có thể đơn phương hành động nếu Maduro dám đàn áp phe đối lập hoặc người dân vô tội.

baomai.blogspot.com
  
Năm 1999, Mỹ và NATO không kích Nam Tư 78 ngày sau khi Hội đồng Bảo an LHQ bác đề nghị do Nga và Trung cộng bỏ phiếu chống.

Trong cuộc tấn công này, Liên quân Mỹ khi đó đã “ném bom nhầm” vào Đại sứ quán Trung cộng tại Nam Tư khiến 3 nhân viên sứ quán thiệt mạng.

Liên quân Mỹ sử dụng đến 420.000 quả tên lửa, gần 40.000 quả bom chùm và 1.300 tên lửa hành trình cho cuộc chiến, đánh tan tành các cơ sở chính phủ của Tổng thống Milosevic, lãnh đạo đảng cầm quyền Xã hội Chủ nghĩa Serbia.

Maduro cũng biết điều đó nên lo sợ sau tuyên bố của ông Pompeo, mặc dầu đã được Putin trấn an. Hiện Maduro đã cho điều xe tăng và trọng pháo lên biên giới chung với Colombia đề phòng Mỹ tấn công từ hướng này. Lý do Maduro lo sợ là vì Colombia đã lên tiếng ủng hộ phe đối lập.

baomai.blogspot.com

Hiện nay ngoài các nước Châu Mỹ như Argentina, Chile, Peru, Paraguay, Brazil, Colombia, Canada, Brazil, Ecuador, Paraguay, Costa Rica, Dominica… tuyên bố ủng hộ phe đối lập thì 6 nước Châu Âu bao gồm Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hà Lan cũng đã ra tối hậu thư cho Maduro nếu trong vòng 8 ngày mà không có kế hoạch bầu cử tự do thì họ sẽ công nhận cho thủ lĩnh đối lập.

Australia và Israel cũng vừa lên tiếng ủng hộ phe đối lập.

baomai.blogspot.com
  
Về phần thủ lĩnh đối lập Guaido, hiện thời đang chuẩn bị cho một cuộc “siêu biểu tình” lớn hơn rất nhiều so với cuộc biểu tình vào mấy ngày trước, được miêu tả là khắp hang cùng ngõ hẻm Venezuela và những nơi có người Venezuela trên toàn thế giới. Có vẻ như là phe đối lập muốn dốc toàn lực để kết thúc.

NGHE PUTIN XÚI BẪY, MADURO CÓ THỂ TỰ ĐƯA MÌNH VÀO BI KỊCH

baomai.blogspot.com
  
Nhà Trắng vừa lộ kế hoạch điều 5 ngàn lính Mỹ đến Colombia, nước láng giếng với Venezuela. Trong một cuộc họp báo, phóng viên nhìn thấy mảnh giấy của Cố vấn an ninh Nhà Trắng John Bolton ghi chú “5000 quân đến Colombia”.

Điều này cũng phù hợp với việc Maduro điều phương tiện chiến tranh lên biên giới Colombia vào ngày hôm qua trước tin đồn đoán Mỹ có thể tấn công vào Venezuela theo hướng này.

Và cũng phù hợp với tuyên bố của Tổng thống Trump khi từng trả lời Mỹ không loại trừ giải pháp nào trong việc xử lý khủng hoảng Venezuela.

baomai.blogspot.com
  
Như vậy một cuộc chiến tranh quân sự có thể đang rõ dần hình hài trong bối cảnh phe đối lập liên tục kêu gọi ông Maduro trao trả quyền lực về cho nhân dân để tổ chức lại cuộc bầu cử nhưng ông ta không chấp nhận.

Có lẽ Maduro cứng rắn được là nhờ có Nga đứng sau lưng. Cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Putin và những quân nhân Nga “giả dạng thường dân” đến Venezuela trong tuần rồi khiến ông ta trở nên tự tin.

Nhưng liệu rằng “lá chắn Nga” trong trường hợp này có ngăn nổi những mũi tên hòn đạn từ phía Mỹ và liên quân một khi chiến tranh nổ ra không.

Nghiên cứu các cuộc chiến tranh gần đây mà Mỹ và liên quân tiến hành, cho thấy các đặc điểm như sau.

baomai.blogspot.com
  
Thứ nhất, Mỹ sẵn sàng tiến hành chiến tranh bất chấp sự phản đối của Liên Hiệp Quốc. Các cuộc chiến với đảo quốc Grenada năm 1983, Lybia năm 1986, Nam Tư năm 1999, đều không được Liên Hợp Quốc ủng hộ, thậm chí phản đối nhưng Mỹ vẫn tiến hành.

Thứ hai là, Nga và Trung cộng luôn luôn muốn ngăn cản các cuộc chiến tranh mà Mỹ và liên quân tiến hành nhưng họ chưa bao giờ ngăn cản được. Trong vai trò thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, có những khi họ dùng quyền phủ quyết thì Mỹ và liên quân phớt lờ, như các cuộc chiến tranh kể trên, có những khi họ buộc phải gật đầu ủng hộ dù trong lòng không thích thú gì. Chẳng hạn như các cuộc chiến tranh Mỹ tấn công Iraq vào năm 1991, 1996, 1998, 2003, cuộc chiến Lybia năm 2011…

baomai.blogspot.com
  
Thứ ba là, các nhà độc tài trong các cuộc chiến đó ban đầu thường rất bảo thủ, không chấp nhận thỏa hiệp nên đều nhận cái kết đắng như tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic, tổng thống Iraq Saddam Hussein, tổng thống Muammar al-Gaddafi.

baomai.blogspot.com
  
Trở lại vấn đề Venezuela. Liệu Nga có dám đứng về phía Marudo để chống lại Mỹ khi Mỹ tấn công? Tôi cho rằng không bao giờ có chuyện này. Vì Nga ngày nay hầu như không có đồng minh và trong cuộc chiến này cũng vậy. Ủng hộ Maduro hiện có Nga, Trung cộng, Thổ Nhĩ Kỳ là đáng quan tâm. Nhưng Trung cộng chưa bao giờ dám “mang chuông đi đánh nước người”, Thổ Nhĩ Kỳ thì cũng không khá hơn trong lúc này. Vậy chỉ còn lại một mình Nga. Trong khi đó Mỹ có cả một lực lượng NATO phía sau lưng.

Hiện nay, Maduro có vẻ đang rất liều lĩnh và phe đối lập lại rất cương quyết. Khả năng Maduro tấn công phe đối lập là không phải không thể xảy ra. Tuy nhiên nếu điều đó xảy ra, cuộc chiến có thể bắt đầu và tôi tin là quân đội Venezuela khó có thể đứng vững trước sự tấn công của liên quân Mỹ để bảo vệ Maduro.

baomai.blogspot.com
  
Như tôi đã nói trong một status trước, tổng thống Trump chắc chắn đang ưu tiên giải quyết sớm hồ sơ Venezuela để có một chiến thắng rõ ràng trong cuộc chiến xoá bỏ XHCN  nên mọi thứ có vẻ như đang rất tăng tốc.

Hy vọng một chiến thắng cho nhân dân Venezuela đến ngay trong mùa xuân này.



Trần Đình Thu

baomai.blogspot.com


nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Cấm vận dầu lửa Venezuela : Vũ khí hạng nặng của Mỹ


Venezuela, Hoa Vi, đó là hai hồ sơ chính của các báo Pháp hôm nay 30/01/2019, bên cạnh đó là việc đánh thuế GAFA. Le Figaro nhận định « Washington tìm cách bóp nghẹt Caracas » : Venezuela không còn có thể xuất khẩu dầu lửa qua khách hàng chính yếu và hầu như duy nhất, đó là Mỹ.
Cấm vận dầu lửa Venezuela : Mỹ đã tung đại pháo

Washington đã quyết định tung ra vũ khí hạng nặng để chống lại chế độ Nicolas Maduro. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin loan báo sẽ phong tỏa tất cả tài sản của tập đoàn dầu khí quốc doanh PDVSA, và mọi khoản tiền chi trả mua dầu từ nay sẽ chuyển vào một tài khoản được đóng băng. Số tiền mua dầu trong năm nay là khoảng 11 tỉ đô la, và tài sản của PDVSA tại Hoa Kỳ khoảng 7 tỉ đô la.

Tổng thống Maduro giận dữ tuyên bố quyết định của Mỹ là « bất hợp pháp, đơn phương, vô đạo đức, đáng lên án », là « lời kêu gọi thẳng thừng làm đảo chính ». Về phía ông Juan Guaido loan báo sẽ bổ nhiệm một ban giám đốc mới cho tập đoàn dầu khí để « thu hồi một ngành kỹ nghệ đang trong tình trạng thê thảm. Mục đích là nhằm tránh một khi rời quyền lực, những kẻ đã vơ vét mọi thứ ở Venezuela có thể đánh cắp những đồng bạc cuối cùng ». 

Le Figaro nhắc lại, PDVSA đang bị rất nhiều vụ tai tiếng tham nhũng, và hiện đang có cuộc điều tra ở Andorre về vụ biển thủ 2 tỉ đô la. Libération nói thêm Caracas cũng nhìn nhận tình trạng này, vì đã truy tố các cựu lãnh đạo PDVSA do ông Chávez bổ nhiệm, hiện nay đang đào tẩu.

Một cây xăng của Citgo ở New Jersey, Hoa Kỳ.
Dầu nặng của Venezuela được lọc ở Mỹ

Venezuela là nhà cung cấp dầu lửa thứ ba cho Hoa Kỳ. Công ty Citgo của Venezuela sở hữu ba nhà máy lọc dầu : Lake Charles và Lemont ở Texas, Corpus Christi ở Louisiana. Mỗi ngày các nhà máy này lọc được 750.000 thùng dầu, trong đó phân nửa là từ Venezuela, gồm toàn dầu nặng, cần phải có kỹ năng và thiết bị đặc biệt để lọc. Citgo cũng có 14.885 trạm xăng trên lãnh thổ Mỹ.

Hồi năm 1986, PDVSA quyết định mua lại 50% mạng lưới phân phối này, vốn là chi nhánh mang lại lợi nhuận nhiều nhất. Đầu tư vào mạng lưới xăng dầu ở Mỹ, PDVSA muốn nắm toàn bộ các khâu từ sản xuất đến phân phối. Vào thời đó, Hoa Kỳ đã là khách hàng chính của Venezuela, nhập khẩu 30% sản lượng. Một phần dầu lọc tại Mỹ lại được nhập về Venezuela, vì năng lực lọc dầu trong nước rất yếu do không được đầu tư.

Vốn của Citgo được dùng để bảo đảm cho món vay 11 tỉ đô la từ Matxcơva. Do không trả được nợ, có lúc đã đặt vấn đề để cho 49% vốn Citgo rơi vào tay Rosneft của Nga. Mayela Rivero, cựu nhân viên PDVSA giải thích : « Hoa Kỳ là một trong những thị trường cuối cùng trả tiền dầu sòng phẳng cho Venezuela ».
 
"Tự do cho Venezuela" (Biểu tình ở Caracas ngày 30/01/2019).
Hoa Kỳ : Khách hàng lớn duy nhất trả tiền theo giá thế giới

Rivero nằm trong số 30.000 nhân viên bị ông Chávez sa thải trực tiếp trên truyền hình năm 2003 sau « cuộc đình công nổi dậy ».Ông cho biết : « Mỗi ngày, 350.000 thùng dầu được chuyển đi gần như miễn phí. Có 300.000 thùng để trả nợ cho Nga và Trung Quốc, và 50.000 thùng cho Cuba với giá rẻ mạt. Chỉ có 300.000 đến 500.000 thùng bán cho Hoa Kỳ là được chi trả theo giá thị trường thế giới ».

Theo Rivero, quyết định mới đây của Washington sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng, vì như vậy dầu lửa Venezuela xuất đi gần như không thu lại được xu nào. Thiếu tiền, khủng hoảng nhân đạo càng thêm nặng nề. Chính phủ không thể xử lý dầu để bán cho dân, và người dân không chỉ thiếu ăn mà còn không thể di chuyển.

Nicolas Maduro loan báo từ nay dầu lửa trên các tàu ở cảng Venezuela sẽ phải trả tiền trước. Nhưng ông Rivero nhận định, rất khó chuyển 4 triệu thùng dầu định xuất cho Mỹ sang hướng khác. Trước hết, khách hàng mới phải là những nước không buôn bán với Hoa Kỳ, thứ đến, giá dầu Venezuela cạnh tranh được nhờ phí vận chuyển sang Mỹ thấp, còn nếu xuất sang Trung Quốc sẽ đắt hơn nhiều. Cuối cùng, như trên đã nói, vì là dầu nặng, cần có thiết bị và năng lực đặc thù để xử lý.

Người dân Caracas xuống đường ngày 30/01/2019 phản đối chế độ Maduro.
Bóp nghẹt chế độ Maduro, người dân Venezuela thêm khốn khổ

Đối với nhà phân tích chính trị Luis Vicente Leon, « chính quyền Mỹ muốn đánh vào nền kinh tế Venezuela để khiến chính phủ Nicolas Maduro phải nghiêng ngã. Nếu thành công, chế độ cánh tả này sẽ sụp đổ, nhưng nếu thất bại, nạn nhân chính sẽ là người dân ».

Nhật báo thiên tả Libération gọi đây là vụ « săng-ta » của Washington. Hoa Kỳ đã giáng một đòn mạnh, khiến chế độ « xã hội chủ nghĩa » Venezuela mất đi nguồn thu từ dầu lửa chiếm đến 95% nguồn thu xuất khẩu đồng thời là thu ngân sách. Đó là bóp nghẹt Venezuela về kinh tế, có nguy cơ làm 32 triệu dân nước này thêm đói kém.

Tờ báo giải thích vì sao Hoa Kỳ là đối tác truyền thống của Venezuela về dầu lửa. Trước hết do gần gũi về địa lý : dầu được đưa một cách dễ dàng từ dòng sông chính Orénoque của Venezuela đi qua biển Caribê và vịnh Mêhicô, đến các nhà máy lọc dầu ở Texas hay Louisiana. Thứ hai, dầu nặng của Venezuela cần phải pha loãng với dầu nhẹ mà nước này không có. Trong thế kỷ 20, Caracas không tìm cách tự lọc dầu, vì lý do kỹ thuật đã đành, nhưng chủ yếu muốn để các công ty ngoại quốc hoạt động trong lãnh vực này, và họ giao nộp một phần lợi tức vào ngân sách nhà nước.

Tập Cận Bình và Nicolas Maduro sau khi ký một thỏa thuận hợp tác ngày 21/07/2014.
Hai chủ nợ Nga và Trung Quốc lo sợ

Dầu lửa từ Venezuela chiếm 9% lượng dầu nhập khẩu của Mỹ, và nay chỉ còn 3%, Hoa Kỳ có thể dễ dàng tìm nguồn khác. Thế nên ông Donald Trump có thể xuống tay thẳng thừng với Caracas.

Libération kết luận, gọng kềm đang siết chặt xung quanh ông Maduro vào lúc những cuộc biểu tình mới sắp diễn ra theo lời kêu gọi của đối lập, làm hai đối tác chính của Venezuela hết sức lo sợ. Trung Quốc và Nga đã cho Venezuela vay nhiều tỉ USD, sợ rằng sẽ chẳng bao giờ thấy lại được những đồng đô la của mình.

« Bắc Kinh và Caracas, liên minh nợ nần », đó là tựa đề một bài báo của El Pais đượcLes Echos trích dẫn. Theo tờ báo, Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ vì là chủ nợ lớn nhất của Venezuela với 54 tỉ đô la, chiếm 40% tổng nợ của nước này, và từ 2010 mỗi năm vẫn đầu tư thêm 2,2 tỉ đô la. Những sự kiện dồn dập diễn ra tại Venezuela vào lúc kinh tế Trung Quốc đang lao đao vì cuộc chiến thương mại với Mỹ, và diễn biến trong những tuần lễ sắp tới mang tính quyết định cho quan hệ song phương Bắc Kinh – Caracas.

Người dân ở Bogota (Colombia) biểu tình ủng hộ thủ lãnh đối lập Venezuela Juan Guaido ngày 23/01/2019.
Nghi vấn Mỹ gởi 5.000 quân sang Colombia

Le Monde nhận định, chính sách của tổng thống Donald Trump được ủng hộ rộng rãi tại châu Mỹ La-tinh, nơi mà những lời gào thét của ông Nicolas Maduro ít gây được cảm tình. Tuy nhiên kịch bản một sự chuyển giao chính trị vẫn còn bất định, và nhiều nước lo ngại khủng hoảng Venezuela biến thành xung đột quân sự.

Trong những cuộc biểu tình làm rung chuyển đất nước từ ngày 23/1, đã có 35 người thiệt mạng và 850 người bị bắt. Được hỏi về ý định của Mỹ, cố vấn an ninh quốc gia John Bolton trả lời như ông Trump tuần trước : « Tất cả các giải pháp đều được đặt lên bàn ».Một bức ảnh chụp ông Bolton đang cầm cuốn sổ tay trong phòng báo chí Nhà Trắng đã gây xôn xao : trong cuốn sổ này có ghi câu « 5.000 quân nhân ở Colombia ». Truyền thông lập tức đoán rằng có thể Mỹ sẽ gởi quân đến nước láng giềng của Venezuela. 

Colombia có 2.000 km đường biên giới trên bộ với Venezuela, luôn là đồng minh trung thành của Washington. Bộ trưởng Ngoại Giao Colombia nói rằng không biết gì về những ghi chú này, còn lãnh tụ đối lập Juan Guaido tuyên bố không có thông tin nào, đồng thời khẳng định mong muốn nhanh chóng ra khỏi khủng hoảng với những biện pháp của chính người Venezuela.

Trên lãnh vực xã hội, bài phóng sự của thông tín viên Libération ở Caracas cho biết, tại La Vega, một khu phố bình dân của thủ đô Venezuela, người dân sống vật vờ qua ngày. Một phần ba cư dân tại đây cầm cự được nhờ có tiền của người thân từ nước ngoài gởi về. Hầu hết những người ở lại đều trên 60 tuổi, những người trẻ đã tha phương cầu thực.

Buổi họp báo công bố kết tội Hoa Vi ngày 28/01/2019 có "đủ mặt anh hào":  công tố viên New York, bộ trưởng Thương mại, quyền bộ trưởng Tư pháp, bộ trưởng An ninh Nội địa, giám đốc FBI.
Hoa Vi bị kết tội cùng lúc với khởi động đàm phán thương mại

Về hồ sơ lớn thứ hai là Hoa Vi (Huawei), Libération chạy tựa « Tại Hoa Kỳ, Hoa Vi rơi vào vùng cấm », Les Echos nhấn mạnh « Hoa Vị bị Mỹ cáo buộc gian lận và làm gián điệp ». Le Figaro nhận định « Việc kết tội Hoa Vi khiến Bắc Kinh tức giận », Le Mondeghi nhận « Chính quyền Trump rầm rộ tổ chức kết tội Hoa Vi », còn La Croix mô tả chân dung « Hai nhân vật để chấm dứt thương chiến» : đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc.

Les Echos nhận định đây quả là một khởi đầu kỳ lạ cho cuộc đàm phán thương mại sẽ tái lập từ hôm nay tại Washington giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đoàn đại biểu từ Hoa lục vừa đặt chân đến thủ đô nước Mỹ thì được biết các cáo buộc mới đối với Hoa Vi. 

Theo thông tín viên Le Figaro tại Bắc Kinh, Lưu Hạc khó thể cho đây là một sự trùng hợp tình cờ, ông ta có thể nghĩ rằng một số diều hâu ở Washington không muốn có thỏa thuận thương mại. Tương tự, thông tín viên của tờ báo cánh hữu ở Washington cũng cho rằng bộ Tư pháp Hoa Kỳ lẽ ra có thể loan báo tin trên một cách kém phần khiêu khích hơn. 

Khi huy động đến ba bộ trưởng trong việc long trọng công bố 23 tội danh của Hoa Vi, tổng thống Donald Trump nhắm ba mục tiêu. Thứ nhất, gây áp lực để tư pháp Canada đồng ý cho dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu. Thứ hai, chứng tỏ với các đồng minh và các công ty viễn thông trên thế giới quyết tâm của Mỹ trừng trị Hoa Vi. Cuối cùng là thông điệp rõ ràng cho Bắc Kinh : Hoa Kỳ sẽ không còn để cho các công ty Trung Quốc chinh phục thị trường của mình trong khi vẫn vi phạm lệnh trừng phạt các « nhà nước du côn », và khuyến khích đánh cắp bí mật công nghệ.

Nhân viên một công ty an ninh tư nhân trước nhà bà Mạnh Vãn Châu ở Vancouver, Canada, 26/01/2019.
Thưởng cho nhân viên đánh cắp thông tin : Chủ trương từ cấp cao Hoa Vi

Các báo cho biết có hai cáo buộc riêng biệt từ tòa án New York và tư pháp bang Washington. New York khởi tố Hoa Vi và hai chi nhánh cùng với giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu, vì vi phạm trừng phạt Iran và che giấu điều này với các ngân hàng và chính quyền Mỹ. Các tội danh là : gian lận ngân hàng, vi phạm lệnh trừng phạt, âm mưu ngăn trở tư pháp. 

Tòa án Washington cáo buộc Hoa Vi đánh cắp bí mật thương mại của một trong những đối tác Mỹ là T-Mobile. Đó là thông tin về Tappy, một robot giúp thử nghiệm điện thoại bằng cách mô phỏng những hoạt động của con người. Trước đó T-Mobile từng kiện Hoa Vi ra tòa, nhưng chỉ được bồi thường 4,8 triệu đô la thay vì 500 triệu đô la như đòi hỏi.

Quyền bộ trưởng tư pháp Mỹ Matthew Whitaker loan báo, theo điều tra sơ khởi, Hoa Vi tặng thưởng cho những nhân viên nào đánh cắp được các thông tin quý giá. Đây không phải là những trường hợp cá biệt, mà theo chủ trương từ cấp cao. Washington cũng yêu cầu dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu, và Canada có 30 ngày để quyết định.

Libération nhận xét, nỗ lực của Mỹ để chống lại Hoa Vi bắt đầu mang lại kết quả, nhất là nơi các đồng minh thân cận nhất như Úc, Anh, còn Đức và Pháp nay cũng đã do dự không muốn sử dụng công nghệ 5G của Hoa Vi. Les Echos dẫn nguồn từ Bloomberg cho rằng như vậy châu Âu phải chấp nhận bị trễ hai năm về công nghệ này, vì mạng 5G sẽ được xây dựng trên cơ sở mạng 4G đã có sẵn, trong khi thiết bị Hoa Vi vẫn đang được sử dụng rộng rãi.
nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện GS Nguyễn Minh Thuyết trở thành ĐBQH


GS Nguyễn Minh Thuyết: Có thể nói cả hai việc tôi làm mà mọi người cho là thành công đều đến rất ngẫu nhiên. Chuyện làm đại biểu Quốc hội đầu đuôi thế này: Một lần tôi đang ngồi làm việc ở trường thì anh Võ Đăng Thiên, thư ký của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Đình Cự, gọi điện nói: "Anh Cự duyệt danh sách giới thiệu tham gia Thường trực Ủy ban khóa 11 thấy toàn dân khoa học kỹ thuật, không thấy dân khoa học xã hội nhân văn. Anh Cự yêu cầu chúng tôi phải tìm một người cấp bậc từ hiệu phó, viện phó, vụ phó trở lên bên khoa học xã hội nhân văn. Sẽ có công văn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi về trường để lấy anh đấy.” Chắc cả Hà Nội có mỗi trường tôi tên là Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn nên bộ phận tổ chức của Quốc hội chấm luôn? Mới đầu tôi cũng sợ lắm. Thú thật là tôi chưa bao giờ nghĩ là mình sẽ làm một nhà chính trị. Thứ hai, tôi lo công việc của Quốc hội to lớn, làm sao mình làm nổi. Tôi nói với anh Thiên: Chắc tôi không làm được đâu. Anh nói cái này Ủy ban Thường vụ thông qua rồi, không chối được đâu.

Nhà báo Hà Sơn: Thưa GS, chắc thầy phải có một tuổi thơ khá êm đềm?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi có một tuổi thơ hạnh phúc vì có đầy đủ bố mẹ, anh chị em khá đông mọi người rất thương yêu nhau. Tuy nhiên, tuổi thơ tôi cũng gian khổ vì lúc ấy cả nước nghèo. Bản thân tôi cũng phải lao động từ bé, 7-8 tuổi đã phải đi bán báo, bán lạc luộc trên tàu điện; lên lớp 8 đi cạo sắt cầu; lớp 9 cắt cỏ ở nông trường Ba Vì, thậm chí đi làm khuân vác. Có lẽ vì khuân vác nặng nên tôi không được cao như bố mẹ. Cho đến khi tôi vào đại học thì chiến tranh xảy ra nên phải đi sơ tán; gánh gạo, vác củi luồn rừng là chuyện hằng ngày. Có thể nói tuổi thơ tôi không bằng phẳng nhưng lúc ấy cả nước như vậy nên chuyện của tôi cũng hết sức bình thường. 

Nhà báo Hà Sơn: Từ thời tiểu học cho đến THCS, THPT, lực học của thầy ra sao?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Đánh giá khách quan thì tôi không phải học sinh giỏi, chỉ khá thôi, dù cuối cấp THCS và cuối cấp THPT tôi luôn tham gia cả đội tuyển học sinh giỏi Văn lẫn đội tuyển học sinh giỏi Toán. Về Văn, tôi được giải khuyến khích toàn miền Bắc còn về Toán tôi chỉ vào được kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố. Lúc đó có ba hạng học sinh tiên tiến. A1 cực kỳ hiếm, A2 lớp tôi trong rất nhiều năm chỉ có 2 người, tôi thường chỉ xếp loại A3 thôi, thỉnh thoảng mới được A2.

Nhà báo Hà Sơn: Là thầy giáo, thầy có nhiều học trò và những người thầy đã dạy mình. Vậy người thầy nào ảnh hưởng đến thầy trong cuộc sống và học trò nào để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho thầy?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Người thầy đầu tiên ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời tôi chính là bố tôi. Tôi chịu ảnh hưởng rất nhiều ở cụ ở tính nghiêm túc, tình yêu lao động và lòng nhân hậu. Cơ quan bố tôi làm việc 7h30 nhưng bao giờ cụ cũng đánh thức chúng tôi dậy từ 4h30', phân công mỗi người một việc, người quét nhà, người rửa chén, người nấu cơm, người đi chợ. Ăn uống xong xuôi mới hơn 6 h cụ đã dắt xe đi làm. Nhiều khi tôi hỏi: “Sao 7h30 mới làm mà bố đi sớm thế?” Bố tôi nói: "Nghề của bố mà chỉ đi đúng giờ thì làm sao được việc!". Vì bố tôi lúc ấy là phó trưởng phòng hành chính - quản trị - tài vụ ở Tòa án nhân dân tối cao. Cụ phải đến cơ quan sớm để cắt đặt xe cộ, công việc.




Tôi nhớ lúc ấy nhà tôi nghèo, nhưng chia ra 30 ngày trong tháng đều có khách ăn cơm.Họ hàng về Hà Nội học hành, chữa bệnh, làm việc á túc ở nhà tôi đã đành. Bạn bè tôi, ba bốn người còn ở nhà cả nửa năm làm luận văn tốt nghiệp. Thời gian gia đình tôi sơ tán trong Hà Tây, mỗi lần bố tôi đi về đều có quà cho tất cả trẻ con trong xóm, đôi khi chỉ là cái kẹo vừng nhỏ...

Ở mỗi cấp học, đều có một người thầy ảnh hưởng đến tôi. Hồi học tiểu học, hình ảnh tận tình của thầy giáo chủ nhiệm Nguyễn Đăng Hịch đến giờ tôi vẫn không quên được. Hồi ấy, tôi bị ốm một tháng, phải nằm bệnh viện. Khi tôi ra viện, thầy bảo: “Con chịu khó lên nhà thầy dạy cho.” Hằng ngày, tôi đi bộ từ nhà ở phố Hàng Lược đến phố Nguyễn Biểu để thầy dạy cho. Sự giúp đỡ của thầy rất vô tư, chứ không phải dạy thêm như bây giờ.

Ở cấp 2 và cấp 3, người ảnh hưởng nhiều nhất đến tôi là cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Yến. Do một sự may mắn nào đó, chúng tôi được học cô từ lớp 6 đến lớp 10. Chúng tôi yêu quý cô và coi như người mẹ. Bây giờ cô mất rồi, nhưng khi còn cô, hằng năm cứ dịp 20/11, lớp chúng tôi lại kéo đến nhà để chúc mừng và nói chuyện với cô. Cô là một người trong sạch, công bằng và nâng đỡ chúng tôi.

Ở đại học và sau đại học, tôi may mắn được học GS Nguyễn Tài Cẩn và GS Panfilov. Hai thầy là những người ảnh hưởng lớn nhất đến tư duy khoa học và sự nghiệp của tôi.

Còn về các học trò cũ, tôi vẫn luôn tự hào về các bạn ấy. Trong nhiều người thành đạt có GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, hiện là Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, và PGS.TS Nguyễn Văn Lộc, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHSP thuộc ĐH Thái Nguyên.

Có phải vì nhận được rất nhiều tình yêu của những người thầy cũ nên ông quyết tâm trở thành thầy giáo?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi đến với nghề thầy giáo khá ngẫu nhiên, chứ khi còn trẻ không thích làm thầy giáo. Chị ruột tôi học trung cấp sư phạm ra dạy học khiến tôi tò mò hỏi rất nhiều vì sao lại thích dạy học. Sau này, đến lúc tôi vào trường đại học, thấy thầy giáo đại học rất hay. Sau khi tốt nghiệp, thanh niên ngày đó đều làm đơn xung phong đi bất kỳ nơi đâu tổ quốc cần đến.

Tôi được tổ chức phân công lên dạy ở Trường ĐH Sư phạm Việt Bắc, bây giờ là Trường ĐH Sư phạm thuộc ĐH Thái Nguyên . Như vậy, có thể nói tôi bước vào nghề thầy giáo không phải do mong muốn mà do tổ chức phân công. Nhưng tôi nghĩ nếu có kiếp sau phải chọn lại nghề tôi vẫn chọn làm thầy giáo.


Nhà báo Hà Sơn: Những năm tháng đi dạy học, điều gì thấm thía nhất với ông?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Người ta thường nói nhận cái gì lại trả cái đấy. Có lẽ những điều tốt tôi học được ở trong quá trình đi học, rồi những ân đức của các thầy cô đã ngấm vào máu thành ra một cách ứng xử rất tự nhiên. Tôi nghĩ đấy là điều may mắn và thấm thía nhất trong quãng đời dạy học. Mình thương học trò bằng cách tận tình giúp đỡ các em. Chấm bài, tôi chấm kỹ lắm; từng ý một đều có nhận xét đàng hoàng, chứ không bao giờ chỉ cho điểm là xong đâu.

Nhiều học trò bây giờ vẫn giữ ấn tượng vì năm thứ nhất học môn Tiếng Việt thực hành với tôi. Là môn thực hành nên tôi dạy kỹ đến nỗi học trò bảo: "Bây giờ em viết được là nhờ có thầy”. Tôi rất vui mừng là mình đã hoàn thành nhiệm vụ của người thầy giáo ngay từ những ngày đầu bước chân lên bục giảng, được sinh viên yêu mến, đánh giá cao về cách ứng xử cũng như về chuyên môn.

Thưa GS, người ta biết đến ông qua hai vai trò, thứ nhất là một nhà khoa học, thứ hai là một người viết sách giáo khoa, là Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông. Nếu nhìn nhận ở vai trò thứ hai tức là trong vai trò viết sách và làm chương trình, GS thấy hài lòng đã làm được những gì?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi đã có cơ hội dạy ở cả ĐH Sư phạm lẫn ĐH Tổng hợp, dạy ở cả miền núi lẫn thủ đô, dạy cả ở Việt Nam lẫn nước ngoài. Trong thời gian ở Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, hằng ngày, tôi phải đi dự giờ ở trường phổ thông để hướng dẫn cho giáo viên. Tôi cũng là người viết đủ loại sách, từ tiểu học cho đến lớp 12, giáo trình đại học, sách cho nghiên cứu sinh,...

Nhưng trong các loại sách, viết sách giáo khoa phổ thông là khó nhất, vì phải dạy cho học sinh những kiến thức chính xác nhưng giản dị để làm sao những kiến thức ấy không bị quá tải và có ích với học sinh. Thứ hai là sách đại học giỏi lắm vài trăm người đọc. Sinh viên của mình đọc, đồng nghiệp của mình đọc. Họ cũng là người trong ngành nên hiểu hết, kể cả những điều mình nói chưa đầy đủ người ta cũng hiểu đủ. Còn viết sách giáo khoa phổ thông là cực khó bởi vì có 90 triệu con mắt soi vào.

Tuy nhiên, tôi may mắn làm việc với những đồng nghiệp ở Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - những người rất chuyên nghiệp. Họ đọc và tranh luận với tôi rất nhiều. Tôi nghĩ đây là bộ sách được đánh giá tốt và cũng là điều mình tự hào vì hoàn thành được việc của mình. 



Nhà báo Hà Sơn: Nhiều năm qua giáo dục luôn là vấn đề nóng, đảm nhận công việc làm sách giáo khoa chắc chắn GS không tránh khỏi những áp lực?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Vâng, áp lực lớn nhất là làm sao cho công việc có chất lượng. Trong thời gian tôi làm sách giáo khoa đã phải vắt kiệt sức, trong thời gian làm Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông, tôi còn phải nỗ lực hơn nhiều vì phải bao quát toàn bộ chương trình của các môn học ở các cấp học. Tôi đã phải đọc từng chữ trong chương trình của từng môn học, kể cả các môn không phải chuyên môn của mình để góp ý với tác giả. Vì áp lực công việc nên có thời gian nhiều đêm gần như không ngủ.

Áp lực thứ hai là từ dư luận. Từ mong muốn, chỉ trích của những người chưa hiểu, thậm chí của những người không có thiện chí. Tôi cho rằng áp lực này nhẹ hơn. Nhưng trước ý kiến chưa đồng tình, mình phải bình tĩnh phân tích xem có sai không, nếu sai thì ở đâu, mức độ thế nào, phương hướng sửa chữa ra sao. Tôi đã nhiều lần giải thích với anh em biên soạn sách và chương trình: Mình làm giáo dục giống như làm gia sư, chủ nhà người ta bảo phải là phải, trái là trái. Mình không chịu được thì đi chỗ khác, chứ không thể nổi nóng cãi lại. Giả sử người ta có nói quá lời, đấy là do xót con người ta”. 

Giáo sư có thể chia sẻ nguyên do mình được bầu làm đại biểu Quốc hội? Cảm xúc của ông khi lần đầu ngồi trong Hội trường Ba Đình trực tiếp tham gia quyết định nhiều công việc hệ trọng của đất nước?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Có thể nói cả hai việc tôi làm mà mọi người cho là thành công đều đến rất ngẫu nhiên. Chuyện làm đại biểu Quốc hội đầu đuôi thế này: Một lần tôi đang ngồi làm việc ở trường thì anh Võ Đăng Thiên, thư ký của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Đình Cự, gọi điện nói: "Anh Cự duyệt danh sách giới thiệu tham gia Thường trực Ủy ban khóa 11 thấy toàn dân khoa học kỹ thuật, không thấy dân khoa học xã hội nhân văn. Anh Cự yêu cầu chúng tôi phải tìm một người cấp bậc từ hiệu phó, viện phó, vụ phó trở lên bên khoa học xã hội nhân văn. Sẽ có công văn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi về trường để lấy anh đấy.” Chắc cả Hà Nội có mỗi trường tôi tên là Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn nên bộ phận tổ chức của Quốc hội chấm luôn? Mới đầu tôi cũng sợ lắm.

Thú thật là tôi chưa bao giờ nghĩ là mình sẽ làm một nhà chính trị. Thứ hai, tôi lo công việc của Quốc hội to lớn, làm sao mình làm nổi. Tôi nói với anh Thiên: Chắc tôi không làm được đâu. Anh nói cái này Ủy ban Thường vụ thông qua rồi, không chối được đâu.

Khi bước chân vào Hội trường Ba Đình để họp Quốc hội, cảm giác của tôi vừa vinh dự, vừa choáng ngợp. Vì mình là 1 trong 500 người đại diện cho dân để quyết định những vấn đề to lớn nhất của đất nước thì quá vinh dự, không phải ai cũng được lọt vào danh sách ấy. Nhưng ngoài thời gian họp, về đến phòng làm việc, thấy nó khác hẳn không khí sôi nổi ở trường. Tôi tự nhủ: “Không được để phí thời gian.” 



Không ít ý kiến thẳng thắn đề cập đến cả trách nhiệm của Chính phủ, thậm chí là Thủ tướng Chính phủ đã được GS nêu khi còn làm đại biểu Quốc hội. Điều lớn lao nhất thúc giục ông phải lên tiếng một cách không ngại đụng chạm đó là gì?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Tất cả là xuất phát từ trách nhiệm, trước hết là trách nhiệm với cử tri của mình. Tôi nhớ lần đi vận động bầu cử ở Lạng Sơn, có một bác phát biểu: "Cả khóa 10 tôi theo dõi tivi không thấy đoàn đại biểu của mình ai phát biểu, không thấy đoàn mình ngồi đâu trong khi các đoàn khác đại biểu xuất hiện rất nhiều. Tôi rất mừng lần này có đồng chí Thuyết là giáo sư ứng cử. Đề nghị đồng chí nếu trúng cử thì làm thế nào để như GS Nguyễn Lân Dũng ấy, tức là tham gia tích cực vào các công việc của Quốc hội.

Tôi có trả lời bác rằng vì không có vinh dự làm đại biểu khóa 10 nên không biết hoạt động đoàn mình cụ thể ra sao, nhưng tôi được biết ý kiến phát biểu bằng văn bản hay bằng miệng, ý kiến phát biểu ở họp tổ hay ở hội trường đều được đánh giá như nhau. Báo chí người ta có thể phản ánh ý kiến đại biểu nhưng không hết được, vì vậy việc đoàn đại biểu khóa 10 hoạt động thế nào để các vị hiểu biết hơn giải trình. Còn tôi xin cam kết với các cử tri nếu được bầu vào Quốc hội sẽ tích cực tham gia mọi hoạt động của Quốc hội, tăng cường tiếp xúc để lấy ý kiến báo cáo với Quốc hội và sẽ không ngần ngại gánh vác những trách nhiệm chung.

Nhà báo Hà Sơn: Kỷ niệm đáng nhớ và day dứt nhất đối với GS trong 10 năm làm đại biểu Quốc hội?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Kỷ niệm thì nhiều lắm, có kỷ niệm ở nghị trường, có kỷ niệm khi tiếp xúc cử tri. Có lẽ tôi xin kể một kỷ niệm với các nhà báo. Đó là vào giữa khóa 11, Quốc hội có chất vấn Bộ trưởng Công an, tôi đứng lên chất vấn Bộ trưởng về một doanh nghiệp trong ngành. Khi tôi chất vấn đến lần thứ 2, Bộ trưởng thừa nhận doanh nghiệp đó có vi phạm và sẽ xử lý. Khi tôi ra nghỉ giải lao, các nhà báo xúm lại hỏi đang chất vấn hay như thế sao tôi không truy vấn tiếp? Tôi giải thích một cách mộc mạc: "Cũng giống như mình đi chấm luận án tiến sĩ, hỏi đủ để chấm điểm thì thôi chứ” Sau đó, có tờ báo giật tít: "Là nhà giáo, tôi chỉ hỏi đủ để chấm điểm".

Tôi không biết do phản ứng từ cấp nào nhưng đến cuối buổi chất vấn, lúc đó vẫn đang truyền hình trực tiếp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An ngồi trên Đoàn chủ tịch giơ tờ báo lên và nói: "Hôm nay báo có đăng ý kiến của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết: "Là nhà giáo, tôi chỉ hỏi đủ để chấm điểm''. Không biết tại sao đại biểu nói như vậy? Chất vấn là để xây dựng, để thúc đẩy công việc, tại sao lại nói là để chấm điểm.” Quả thực, lúc đó ở ta chưa ai dám dùng từ “chấm điểm” với Bộ trưởng. Tôi ngồi trong hội trường đưa biển số và được mời phát biểu. Tôi nói: "Thưa Chủ tịch và Quốc hội, tôi đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an 2 lần, nội dung chất vấn như thế nào Quốc hội cũng đã biết. Trong giờ giải lao, anh em báo chí hỏi và tôi có nói vậy. Tôi nhất trí với Chủ tịch mục đích chất vấn là để thúc đẩy, phát triển công việc nhưng tôi hiểu chất vấn đồng thời cũng là dịp để người dân chấm điểm Bộ trưởng của mình".

Ngay khi tôi về đến nhà, nhà báo có bài viết gọi điện nói: "Anh ơi, hôm nay cả tòa soạn của em từ Tổng biên tập trở đi đều nín thở nghe anh trả lời. Anh mà phủ nhận thì chết bọn em”. Tôi cười, bảo: “Sao phủ nhận được? Tôi có nói như thế mà”. 

Còn điều day dứt trong thời gian làm đại biểu thì đáng day dứt nhất là mình chưa làm được nhiều việc đặc biệt chưa đáp ứng được nhiều nguyện vọng cử tri gửi gắm. Trong 9 năm làm đại biểu Quốc hội, tôi chỉ giúp giải quyết được 2-3 trường hợp khiếu nại của cử tri. Thế nhưng, không ngờ sau khi thôi làm đại biểu Quốc hội, tôi lại có cơ duyên giúp được một người dân. 



Tôi kể bạn nghe: Một lần, đang chờ xe đi công việc, trời hơi mưa, tôi thấy một người đội mũ lá, đi xe đạp, trùm tấm vải mưa kín người, kín cả cái giỏ xe. Tấm vải mưa trong nên tôi nhìn thấy giỏ xe anh ấy xếp đầy báo. Anh ấy tiến đến gần tôi, nói giọng Nghệ: "Bác ơi, bác có phải đại biểu Nguyễn Minh Thuyết không?”. Tôi bảo: "Tôi là Nguyễn Minh Thuyết nhưng không phải đại biểu nữa”. Người đàn ông bảo có việc muốn nhờ dù biết tôi không là đại biểu nữa. Anh ấy kể mình quê Nghệ An, bị bệnh gan nên phải ra Hà Nội bán báo vừa kiếm sống vừa chữa bệnh.

Với số tiền dành dụm có mua được một căn hộ người ta bán lại. Sau này, bỗng có một người phụ nữ từ nước ngoài về, đưa quyết định phân nhà của cơ quan để đòi nhà. Tòa án sơ thẩm buộc người bán báo phải trả lại nhà cho chị ấy. Nhưng thực ra, trước đó hàng chục năm, tòa án đã chia căn hộ này cho chồng của chị phụ nữ khi hai người ly hôn. Tôi bảo người bán báo viết đơn gửi cho bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố, tôi sẽ gửi giúp. Hôm sau, anh đến nhà đưa đơn. Tôi đã chuyển đơn cho chị Ngọc.

Một lần, khi tôi đã quên bẵng chuyện này thì bất ngờ gặp lại người đàn ông nhờ mình lần trước. Anh ấy hồ hởi khoe: "Bác ơi, cháu phải cảm ơn bác, việc của cháu xong rồi, chứ trước đây không đêm nào cháu ngủ được, lúc nào cũng giật mình thon thót sợ người ta tống mình ra đường. Bây giờ thì tốt rồi. Cháu biết ơn bác nhiều lắm". Rồi anh ấy rút ra hai tờ báo biếu tôi. Tôi bảo: "Cảm ơn anh. Nhưng nhà tôi ngày nào cũng có mấy tờ báo, anh cứ để bán đi, anh biếu tôi làm gì”. Đó chỉ là một câu chuyện nhỏ. Nhưng là điều tôi luôn tâm niệm: nếu giúp được dân nghèo thì dù ở vị trí nào mình cũng nên giúp nhiệt tình hết sức.

Phần 2: Cựu ĐBQH, GS Nguyễn Minh Thuyết tiết lộ về bà xã

Sơn Hà - Huy Phúc - Xuân Quý - Nguyễn Đức
Ảnh: Lê Anh Dũng
Thiết kế: Đỗ Diễm Anh

https://vietnamnet.vn/vn/hotface/media/dieu-day-dut-cua-gs-nguyen-minh-thuyet-cuu-dhqh-505447.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quà Tết đại gia: Từ túi Hermes đến thịt bò Nhật Bản


Nước hoa Chanel, túi xách Hermes giá từ vài nghìn đến vài chục nghìn euro rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Bên cạnh hàng tiêu dùng, thực phẩm cũng trở thành món quà biếu thường xuyên vào dịp Tết, vấn đề là hàng gì, giá bao nhiêu tiền. Một đơn vị nhập khẩu thịt bò đã giới thiệu ra thị trường 3 loại hộp quà từ thịt bò Wagyu (Nhật Bản) để làm quà biếu Tết với mức giá dao động từ 3,7 đến 10,5 triệu đồng. Các loại thịt được chia thành từng phần, đặt trong hộp gỗ. Trong đó loại hộp 10,5 triệu đồng là miếng thịt bò một kg thịt phile bò cao cấp theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Những hộp khác có khoảng 0,5 đến 0,8kg thịt bò các loại khác nhau, được chia thành nhiều phần.

Miếng thịt bò nặng khoảng một kg được đặt trong 
hộp gỗ được báo giá 10,5 triệu đồng. Ảnh: VnExpress
Năm hết tết đến, câu chuyện quà Tết lại trở nên sôi nổi. Theo chia sẻ của TS Võ Nhật Vinh, nghiên cứu viên Đại học Caen Normandie (Pháp) trên báo VnExpress, vợ chồng ông và nhiều người khác ở châu Âu nhận được những tin nhắn của người quen tại Việt Nam nhờ mua đồ. Ông kể, hai cán bộ nhà nước ở Hà Nội và TP.HCM nhắn tin nhờ ông mua nước hoa Chanel les grands extraits và túi xách Hermes để biếu sếp dịp Tết vì sợ mua phải hàng fake ở Việt Nam, kể cả có mua tại trung tâm mua sắm cao cấp. "Họ bảo hai nhãn hàng hiệu cao cấp này rất được chuộng ở Việt Nam. Lọ nước hoa loại thấp nhất vài trăm, loại cao hơn giá hàng nghìn euro, tương đương vài chục triệu đồng. Túi xách khoảng một vài chục nghìn euro, cỡ vài trăm triệu đồng".

Bên cạnh hàng tiêu dùng, thực phẩm cũng trở thành món quà biếu thường xuyên vào dịp Tết, vấn đề là hàng gì, giá bao nhiêu tiền.


Một đơn vị nhập khẩu thịt bò đã giới thiệu ra thị trường 3 loại hộp quà từ thịt bò Wagyu (Nhật Bản) để làm quà biếu Tết với mức giá dao động từ 3,7 đến 10,5 triệu đồng. Các loại thịt được chia thành từng phần, đặt trong hộp gỗ. Trong đó loại hộp 10,5 triệu đồng là miếng thịt bò một kg thịt phile bò cao cấp theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Những hộp khác có khoảng 0,5 đến 0,8kg thịt bò các loại khác nhau, được chia thành nhiều phần.

Theo lời giới thiệu, đây là loại thịt của loại bò phải được sinh ra và nuôi dưỡng hoàn toàn tại Nhật Bản, từ khâu chăn nuôi đến kiểm tra khắt khe. Cùng với đó, bò có phả hệ rõ ràng có thể được xác định bởi hệ thống truy xuất nguồn gốc gia súc. Với hệ thống này, người tiêu dùng có thể biết được thông tin chính xác về bố và mẹ của con bò đó, ngoài ra còn biết được nơi chăn nuôi và giết mổ, thời gian đóng gói xuất khẩu...

"Các miếng thịt được xếp vào hộp quà Tết đều được trang trí, bảo quản và ướp đá cẩn thận. Đặc biệt, từng miếng thịt được xếp vào hộp đều được cắt vuông vắn, đảm bảo tính thẩm mỹ khi biếu tặng", quản lý một cửa hàng bán mặt hàng này tại Hà Nội cho hay.

Vị này cũng cho biết hiện ngoài mặt hàng đóng hộp sẵn để làm quà biếu còn có các sản phẩm bán lẻ theo kg tại cửa hàng, giá dao dộng từ 8 đến 10 triệu đồng mỗi kg. Đơn vị này hiện nhận được khoảng 500 đơn hàng các loại khác nhau từ đầu tháng Chạp đến nay.

Ngoài loại thịt bò này, các mặt hàng nhập khẩu Nhật Bản giá từ 4 triệu đồng với đa dạng chủng loại, cấp độ cũng là món quà Tết được ưa chuộng. Theo một đơn vị nhập khẩu thịt bò Kobe có cửa hàng ở cả Hà Nội và TP.HCM, mùa Tết năm nay, hệ thống nhận được hơn 400 đơn hàng, trong đó hơn một nửa là quà biếu. Những gia đình mua để thưởng thức thì thường không yêu cầu cao về trình bày hoặc tính thẩm mỹ của miếng thịt nên giá bán mềm hơn vào trăm nghìn đồng mỗi kg.

Cũng nằm trong danh sách những mặt hàng xa xỉ để làm quà Tết là "vàng đỏ" - nhụy hoa nghệ tây có giá lên tới gần 500 triệu đồng/kg. Thay vì bán theo cân, đa phần người bán đều chia loại “vàng đỏ” này thành các lọ nhỏ với trọng lượng từ 5-10 gram để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Sở dĩ nhụy hoa nghệ tây được coi là mặt hàng xa xỉ vì người ta phải thu hái tới 16.000 bông hoa mới ngắt được 100gram đầu nhụy hoa.

Chia sẻ với VietNamNet, anh Trần Văn Tân, chủ một cửa hàng chuyên thực phẩm và thảo dược cao cấp ở Cao Bá Nhạ (quận 1, TP.HCM), cho biết, nhụy hoa nghệ đang là mặt hàng cực kỳ hút khách mua về làm quà biếu Tết. Do đó, lượng nhụy hoa dịp này tiêu thụ tăng gấp khoảng chục lần ngày thường. Trong đó, nhiều khách đặt mua đến cả 100 triệu đồng tiền nhụy hoa.

Anh Hạ Hồng Việt, đại diện Saffron Việt Nam thừa nhận, saffron - nhụy hoa nghệ tây đang được nhiều khách chọn mua làm quà biếu Tết. Theo đó, lượng nhụy hoa bán ra dịp cận Tết này gấp cả chục lần so với cùng kỳ năm 2018.

Cụ thể, thời điểm tháng 1/2018, do thị trường còn mới, số lượng saffron bán ra chỉ vào khoảng 5-8kg/tháng. Đến cuối năm 2018, mọi người có nhu cầu mua làm quà biếu tặng nên lượng saffron bán ra tăng vọt. Có tháng lượng bán được khoảng 50kg nhụy hoa nghệ tây.

Chỉ riêng trong dịp Tết này, hai tuần đầu tiên của tháng 1/2019, bên anh đã bán được tổng cộng 30kg các loại sản phẩm từ nhụy hoa nghệ tây, trong đó chủ yếu là các set quà Saffron có trọng lượng 5gram, 10gram, 15gram...

Minh Thái
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/qua-tet-dai-gia-tu-tui-hermes-den-thit-bo-nhat-ban-3373727/

nhận xét hiển thị trên trang

‘Vương quốc hoa’ miền Tây những ngày giáp Tết


Tác giả: Vũ Minh Quân

.
Những ngày giáp Tết, làng hoa Sa Đéc nổi bật với các loài ‘kỳ hoa, dị thảo’. Thuyền bè tấp nập đến và chở hàng đi các tỉnh lân cận để phục vụ nhu cầu đón xuân của người dân.
'Vuong quoc hoa' mien Tay nhung ngay giap Tet hinh anh 1
Nằm bên dòng Tiền Giang, được dung dưỡng bởi phù sa châu thổ, làng hoa sa Đéc không chỉ đẹp vào mùa xuân mà còn nở rực rỡ quanh năm, tạo nét duyên giữa đồng bằng sông Cửu Long.
'Vuong quoc hoa' mien Tay nhung ngay giap Tet hinh anh 2
Nơi đây cách TP.HCM khoảng 150 km, là vị trí quan trọng vừa gần sông Tiền vừa có quốc lộ 80 đi qua.
'Vuong quoc hoa' mien Tay nhung ngay giap Tet hinh anh 3
Đất đai ở Sa Đéc được phù sa bồi đắp quanh năm, thuận tiện cho việc trồng hoa. Từ lâu, Đồng Tháp đã xây dựng Sa Đéc thành thành phố hoa và cũng có thể gọi là thủ phủ hoa của miền Tây.
'Vuong quoc hoa' mien Tay nhung ngay giap Tet hinh anh 4
Theo lời kể, trước đây, một số hộ từ miền Trung tới định cư tại làng này. Họ là những người nho nhã, yêu thiên nhiên hoa kiểng nên trong không gian sống luôn có nhiều chậu kiểng, chậu hoa khoe sắc. Từ đó, nhiều người nhân rộng ra thành làng nghề.
'Vuong quoc hoa' mien Tay nhung ngay giap Tet hinh anh 5
Du khách tới đây vào dịp giáp Tết sẽ thấy hàng nghìn loài hoa khoe sắc. Đi với những sắc là hương hoa lãng đãng.
'Vuong quoc hoa' mien Tay nhung ngay giap Tet hinh anh 6
Bên cạnh việc chiêm ngắm những loài hoa tươi như nắng, du khách có thể hòa mình vào cuộc sống của bà con. Khách có thể tự tay vun một chậu hoa hồng, hay một chậu dạ hương để mang về làm quà tặng bạn bè.
'Vuong quoc hoa' mien Tay nhung ngay giap Tet hinh anh 7
Dừng xe, đi thật sâu vào bên trong, bạn sẽ chẳng còn tâm trí nghĩ đến những ồn ào náo nhiệt bên ngoài. Thế giới bên bạn giờ chỉ có hoa và những người nông dân hiền hòa.
'Vuong quoc hoa' mien Tay nhung ngay giap Tet hinh anh 8
Bà Trương Thị Đào (ấp Đông Huề, xã Tân Khánh Đông, Sa Đéc) là một trong những hộ trồng hoa lâu đời ở Đồng Tháp. Năm nay, khí hậu tốt, gia đình bà được mùa, ai nấy đều phấn khởi.
'Vuong quoc hoa' mien Tay nhung ngay giap Tet hinh anh 9
Bà chủ nhà vườn Phương Lai cho biết doanh thu ước tính vườn bà dịp Tết đạt khoảng 120 triệu đồng. Sau khi trừ vốn liếng, lợi nhuận còn 50%.
'Vuong quoc hoa' mien Tay nhung ngay giap Tet hinh anh 10
Bé Tú Trinh tranh thủ giúp gia đình trong ngày nghỉ học.
'Vuong quoc hoa' mien Tay nhung ngay giap Tet hinh anh 11
Những ngày cận Tết, từng đoàn xuồng, ghe, xe tải, xe lôi tấp nập đổ về đây, sau đó được phân phối đi các địa phương lân cận như TP.HCM, Cần Thơ, An Giang… và các tỉnh miền Bắc, miền Trung.
—————

Phần nhận xét hiển thị trên trang