Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

Trình độ lãnh đạo thời 4.0: “Phan Văn Vĩnh, người mù máy tính và điện thoại”

Đọc được một thông tin về trung tướng Phan Văn Vĩnh, người đang bị xét x ử tại Phú Thọ, vì đã bảo kê cờ bạc, mà hơi bị bất ngờ.
Đó là thông tin, được cho là của nhà báo Nguyễn Như Phong, bạn của trung tướng Phan Văn Vĩnh. Thông tin đó cho rằng: “Phan Văn Vĩnh, điện thoại di động không biết nhắn tin, hoặc cùng lắm là nhắn được dòng chữ OK, không biết sử dụng máy tính…”.
Chúng ta nói đến 4.0, lúc nào cũng 4.0. Vậy mà một trung tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sa’t phòng chống tội phạm, Bộ Công an, trong đó có Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao, lại không biết nhắn tin điện thoại di động, không biết dùng máy tính. Một người như vậy, lại được phân công làm Trưởng ban chuyên a’n vụ Bầu Kiên, một vụ a’n đòi hỏi chất xám nhiều hơn là cơ bắp và khả năng thí m.ạ.n.g cùi.
Thảo nào mà có nhiều a’n oan sai. Thảo nào mà có những vụ a’n điều tra đi điều tra lại hoài như vụ Vườn Điều, mà vẫn chẳng ra đâu vào đâu. Thảo nào mà BS Lương cứ nhất định bị bă’t phải có tội. Thảo nào mà anh tài xế container bị bă’t đi tù khi tông vào sau chiếc xe do một tài xế say rượu, chở quá số người qui định, chạy lùi trên cao tốc…
Rất nhiều vụ a’n, mà các bị can là các ca’n bộ cao cấp có, thấp hơn một chút có, cao cao lắm cũng có, khi ra tòa thì bảo trình độ kém, năng lực hạn chế. Mẹ chúng nó chứ. Trình độ kém, năng lực hạn chế thì sao lại nhận chức? Nhận gì, chúng nó còn chạy chức nữa đấy, đâm sau lưng, chém lén nhau để giành chức.
Giành chức rồi thì ra sức mà bă’t tay với tội phạm, để ăn tiền bảo kê. Với dân thì tróc nã, cài bẫy để cướp tài sản. Và đến khi ra tòa, thì trình độ kém, năng lực hạn chế… Rồi có công nữa chứ. Công gì? Công cho ai phản ứng lại chúng xài kéo, thun quần, dây giầy… hay công gì nữa?
Trên một góc độ khác. Làm sao mà một chế độ, muốn bảo toàn quyền lực lãnh đạo của mình, lại có thể để cho một kẻ không biết nhắn tin điện thoại, không biết dùng máy tính, làm tổng cục trưởng một tổng cục có rất nhiều thứ liên quan đến công nghệ cao? Làm sao mà một thể chế, lại có thể cho phép việc đưa những người trình độ kém, năng lực hạn chế ra làm lãnh đạo?
Đất nước này sẽ đi về đâu?
Nguồn: FB Bác Sỹ Võ Xuân Sơn
Đại tá Nguyễn Như Phong: Bạn tôi – Trung tướng Phan Văn Vĩnh, một tấm gương đáng nể phục
Mấy hôm nay, từ khi khai mạc phiên tòa xét xử Phan Văn Vĩnh và những người khác ở Tòa a’n Nhân dân tỉnh Phú Thọ trong vụ a’n c.ờ b.ạ.c online , thú thật là tôi không dám đọc báo về diễn biến phiên tòa.
Tôi không dám đọc bởi vì buồn vô hạn. Cũng như phiên tòa xử anh Đinh La Thăng mấy tha’ng trước, tôi cũng không hề đọc một dòng tin…
Và tôi biết có không hiếm những lời phê pha’n, những lời chỉ trích, thậm chí cả những lời rủa xả, mạt sa’t Phan Văn Vĩnh, anh Hóa và một vài người khác.
Trong đầu tôi lúc này, chỉ hiện lên một hình ảnh Phan Văn Vĩnh dở sống, dở c.h.ế.t vì bệnh tật, phải vào cấp cứu ở Viện Bạch Mai mới mấy hôm trước vì suy tim, vì biến chứng tiểu đường rất nặng, vì huyết áp tăng giảm đột ngột.
Vào thăm Vĩnh, ôm lấy nhau mà không cầm được nước mắt.
Cũng như năm 1991, 5 giờ sa’ng, tôi nhận được điện thoại của một ca’n bộ Phòng CT Chính trị gọi” Anh Vĩnh bị thương nặng lắm. Khoét một mắt rồi”… Tôi phóng xe máy xuống Nam Định và vào Viện…Ôm lấy bạn vừa bị khoét mắt xong, chỉ còn biết chảy nước mắt. Vĩnh bảo “ Năm nay, tôi với ông đều năm tuổi, phải cẩn thận ông ạ”.
Mới chiều hôm trước, trong bữa cơm trưa, Vĩnh bảo tôi : “ Đêm nay, bọn tôi sẽ phục kích, bă’t bọn cướp hiệu vàng. Tôi chỉ huy, nếu ông không sợ thì ở đây…” Tôi hăng hái nhận lời. Nhưng bữa cơm xong thì Vĩnh đổi ý và bảo : “ Thôi, ông cứ về HN đi, kết quả đa’nh a’n thế nào, tôi cung cấp cho mà viết…Cũng chưa chắc hôm nay chúng nó đã dám tới. Nghe có vẻ thông tin là bị lộ”.
Thế là tôi về. sau mới biết là Vĩnh sợ nguy hiểm cho tôi, nên nại ra chuyện ấy.
Bị thương mất một mắt, nhưng sau đó, Vĩnh tập đi xe máy, tập đa’nh bóng bàn và lại lao vào chiến đấu với tội phạm hình sự như chưa hề bị thương.
Nếu có chỉ huy nào ba’n cả nhẫn cưới, cả đồng hồ để cho anh em có tiền ăn trên đường đi truy bă’t tội phạm – Đó là Phan Văn Vĩnh.
Nếu có chỉ huy nào luôn dẫn đầu anh em điều tra, hình sự tấn công tội phạm – Đó là Phan Văn Vĩnh.
Nếu có người nào ở Nam Định, được người dân yêu quý đến mức, có qua’n cà phê thì chỗ anh ngồi, chủ qua’n không cho ai được ngồi vào đó- Đó là Phan Văn Vĩnh.
Nếu có người nào, lúc nào cũng đau đáu về những đồng đội bị thương, hay đã hy sinh, hoặc bị mất, và tìm cách giúp đỡ cho gia đình người ấy – Thì đó là Phan Văn Vĩnh.
Nếu có đơn vị công an nào chỉ là cấp Đội, mà đã đào tạo cho lực lượng CA 1 Trung tướng, 4 thiếu tướng, ngót 20 chục đại tá… Thì đó là Đội cảnh sa’t Điều tra Công an TP Nam Định, do Phan Văn Vĩnh chỉ huy.
Và tôi còn mắc nợ Phan Văn Vĩnh cũng như anh em ở Đội CSĐt tra ngày ấy một bộ phim điều tra hình sự. Tiều thuyết về đội, về Phan Văn Vĩnh tôi đã viết xong trong thời gian khá nhanh 2 tha’ng rưỡi, viết 700 trang A4. Cuốn tiểu thuyết này, tôi viết về những chuyên a’n nổi tiếng nhất mà Phan Văn Vĩnh cùng đồng đội đã phá an thành công.
Khi Vĩnh bị bă’t, có những người đã nói với tôi về “ mặt trái” của Vĩnh, thậm chí còn “ vẽ” ra một Phan Văn Vĩnh thủ đoạn đến mức dám “ tổ chức b.ă.n.g nhóm xã hội đen để đ.e d.ọ.a một lãnh đạo Bộ”…
Ở đời, cái Giả không thể là Thật. và cái Thật không thể là Giả.
Phan Văn Vĩnh sẽ thể hiện được bản chất của mình, ngay trong phiên tòa này.
Trước Tòa, Vĩnh vẫn nghĩ cho lực lượng công an, và đề nghị “ Không công bố công khai bản a’n …” Thật ra, trong việc này, Vĩnh vẫn khá ngây thơ. Bởi Vĩnh không muốn những chi tiết, những việc làm mang tính nghiệp vụ của công an bị phơi bày…
Nhưng Vĩnh không nghĩ rằng, thời buổi này khác xưa lắm rồi. Ngày xưa, chúng tôi viết báo CAND, chỉ cần để lọt hai chữ “ đặc tình” hoặc “ cơ sở bí mật” lên mặt báo là đã đủ ốm đòn. Nhưng bây giờ, người ta mang ra nói tất, không cần giữ bí mật, giữ uy tín cho công an. Thậm chí, có đại biểu quốc hội còn công khai đưa ra những số liệu không đúng về công tác điều tra, xử lý vụ việc của CSĐT…
Ai cũng có người yêu , kẻ ghét, đặc biệt là những người mà cả cuộc đời chỉ chuyên đấu tranh với các loại tội phạm hình sự như Phan Văn Vĩnh.
Cho nên, có bị chửi, bị bới móc chuyện này chuyện khác, cũng không có gì đa’ng ngạc nhiên.
Nghĩ cũng cay đắng. Một người như Phan Văn Vĩnh, điện thoại di động không biết nhắn tin, hoặc cùng lắm là nhắn được dòng chữ OK, không biết sử dụng máy tính… Mà lại lại “ dính” vào công nghệ cao?Thật bi kịch.
Một người từng lập nhiều chiến công lừng lẫy, vậy mà nay , một phút bỗng thành O ( không).
Vậy trong vụ này, Phan Văn Vĩnh có sai hay không?
Có chứ!
Có sai, có lỗi…Và ở mức nào, Tòa a’n sẽ pha’n xét. Tôi không bàn luận về việc đó ở đây.
Nhưng với những gì tôi biết, tôi đã có tài liệu trong tay, thì việc của Vĩnh, nói là có tội cũng đúng, mà nói chỉ có lỗi cũng chẳng sai…Số phận của Vĩnh bây giờ là do Tòa quyết định! Và tôi tin phiên tòa này sẽ có bản a’n công tâm.
Còn với tôi. Vĩnh vẫn là Phan Văn Vĩnh.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Nhớ giai điệu u buồn Cung đàn xưa





Đào Tiến Thi 

Nhạc sỹ Văn Cao lớn lên và bước vào nền Tân nhạc Việt Nam tại đất cảng Hải Phòng. Từ nhỏ sống với cha trong nhà máy bơm nước, kê tấm phản bên cạnh cái máy bơm làm bàn học, lớn lên đi làm ở nhà bưu điện rồi thất nghiệp, thế nhưng mảng nhạc tình của ông trước Cách mạng tháng Tám, viết trên cái nền bụi bặm của phố cảng và giữa cuộc sống nghèo khó, bấp bênh của mình, lại không gợn chút “bụi trần”. Cung đàn xưa, Thiên thai, Suối mơ, Bến xuân, Buồn tàn thu,... đều như những cõi mộng đẹp của một tâm hồn yêu đời, ham sống. 
Riêng Cung đàn xưa có vẻ mông lung, khó hiểu. Chính Văn Cao cũng chỉ nói chung chung đây là “tiếng nói của kỷ niệm”, cái kỷ niệm “nó cứ đeo đẳng, không thể quên được”, về “những điều đã mất trong những những ngày tuổi trẻ của mình[1]”.
Lấy trong ý tứ mà suy[2] thì đây là kỷ niệm về một mối tình, một mối tình thoáng qua (hoặc cũng có thể là mối tình trong tưởng tượng) nhưng để lại dư vị đầy tiếc nuối.
Có một nàng bỗng nhiên xuất hiện và “xe kết” cùng chàng. Tác giả không tả cuộc tình mà chỉ tả cảm giác hiện tại và hồi tưởng lại cảm giác quá khứ. Mở đầu bằng hình ảnh “cây đàn bỏ quên”, tượng trưng mùa xuân tàn, cho cuộc tình duyên đã lỡ:
Hồn cầm phong hương hình dáng xuân tàn
Ngày dần buông trôi sầu vắng cung đàn
Từ người ra đi chờ vắng tin người
Từ người ra đi là hết mơ rồi.
Chữ phong hương các ca sỹ thường hát là phong sương và hầu hết các bản nhạc cũng in như vậy. Nhưng bản in trong hồi ký Phạm Duy nhớ là phong hương, và theo tôi như thế hợp lý và hay hơn. Phong sương là “gió sương”, không ăn nhập gì ở đây. Còn phong hương là “gói kín mùi hương” lại. Hồn cầm phong hương hình dáng xuân tàn có thể hiểu là: hương sắc mùa xuân đã được phong kín trong hồn đàn, nhìn vào cây đàn chỉ thấy hình dáng xuân tàn mà thôi, ngụ ý rằng người đẹp đã đi rồi, tất cả đều tàn tạ, Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan[3]. Từ nỗi ngậm ngùi ấy, tác giả chuyển nhanh sang hồi tưởng:
Cung thương là tiếng đàn
Cung nam là tiếng người
Ai oán khúc ca cầm châu rơi
Tình duyên lãng đãng nhớ thương dần pha phôi.
Mối tình cũ như tiếng đàn, tuy đã tắt nhưng còn ngân mãi trong lòng người. Nhưng tiếng đàn ấy không tươi vui nữa mà buồn xa vắng, buồn tái tê:
Cung đàn ngân buồn xa vắng trong tiếng thầm
Buồn tê tái trong tiếng ngân, buồn như lúc xuân sắp tàn
Ơi đàn xưa còn vương nhắc chi tới người
Lòng ta tắt bao thắm tươi u hoài duyên đưa.    
Và cái nhức nhối nhất là quá khứ không chịu trở thành kỷ niệm, nó cứ sống mãi cùng hiện tại, đặc biệt khi xuân về: 
Chiều năm xưa
 gót hài khai hoa/ mắt huyền lưu xuân/ dáng hồng thơm hương
Chiều năm nay
bóng người khơi thương/ tiếng đàn gieo oan/ giấc mộng chàng Trương
Về ba hình ảnh trong câu nhạc thứ nhất, nhạc sỹ Phạm Duy viết:
“Những cô hái mơ, cô bán hoa, cô hàng nước, cô lái đò, cô láng giềng xuất hiện trong các bản nhạc tình thuở đó làm sao mà có được những gót hài khai hoa, mắt huyền lưu xuân, dáng hồng thơm hương như trong bản Cung đàn xưa của Văn Cao? Chỉ cần có 12 chữ và chỉ để xưng tụng một người tình tưởng tượng mà thôi, Văn Cao đã đưa nhạc tình Tiền chiến lên tới một cao độ vượt khỏi những khuôn sáo cũ mèm[4]”.
Cái “khuôn sáo cũ mèm” mà Phạm Duy nói đến có lẽ là những cô hái mơ, cô bán hoa,… trên kia vẫn chưa thực sự thoát khỏi tính ước lệ của thơ ca cổ điển. Ca khúc tình yêu trong nhạc Tiền chiến phát triển theo quy luật tương tự Thơ mới. Nghĩa là ban đầu chỉ dám nói đến thứ tình yêu xa xăm, nặng về tưong tư sầu mộng:
Em chỉ là người em gái thôi
Người em sầu mộng của muôn đời
Tình anh như tuyết giăng đầu núi
Vằng vặc đêm thu nét tuyệt vời.
(Lưu Trọng Lư)
Và không phải ngẫu nhiên mà những bài hát đầu tiên của nền Tân nhạc (nhạc Tiền chiến), đã phổ nhạc một số bài thơ đầu của Thế Lữ, Nguyễn Bính. Nhưng Văn Cao xuất hiện đã đem đến cho nhạc tình Tiền chiến một hơi thở mới: cái đắm say nồng nàn. Giống như Xuân Diệu đã đem đến cái đắm say nồng nàn cho Thơ mới vậy.
Trở lại câu thơ  nhạc nói trên của Văn Cao, có thể nói, người nhạc sỹ – thi sỹ trẻ Văn Cao đã đặt người yêu của mình ở vị trí tuyệt mỹ mà vẫn thực. Nó vừa ước lệ theo kiểu Làn thu thuỷ nét xuân sơn[5] của văn chương cổ điển lại vừa gợi tả một người con gái  có dáng, có da, có nét, có cả chất sexy nữa. Người đẹp lướt qua như một làn gió, không hình không ảnh mà lại rõ mồn mộtbởi cảnh hoa nở tưng bừng theo gót chân nàng. Mắt nàng sâu thẳm chứa đầy một mùa xuân tình ái. Nàng đi đến đâu ngát thơm đến đấy. Nàng lãng đãng xa xôi từ chốn Bồng Lai đến với “gót hài khai hoa”, rồi tình tứ mặn mà với “mắt huyền lưu xuân” và thoắt cái, nồng nàn say đắm với “dáng hồng thơm hương”. Nhưng cái nồng nàn say đắm của Văn Cao cũng khác Xuân Diệu. Nếu Xuân Diệu “Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực” – thiên về tả thực, nhiều tính nhục cảm, thì Văn Cao thiên về gợi cảm, cho nên nồng nàn mà vẫn thanh tao, trần thế mà vẫn là người của chốn Đào Nguyên. Ta cảm nhận cái thơm tho của ái tình hơn là mùi vị của khứu giác.
Nàng đến nhanh mà đi cũng rất nhanh. Chiều năm xưa vừa mới rực rỡ thì chiều năm nay đã điêu tàn: Chiều năm nay/ bóng người khơi thương/ tiếng đàn gieo oan/ giấc mộng chàng Trương. Người đi rồi, chỉ còn lại bóng, khơi thêm vết thương lòng. Người đi rồi, tiếng đàn bây giờ là tiếnggieo oan (cất lên lời an oán). Người đi rồi, bây giờ ta chỉ yêu bằng mộng, giấc mộng của chàng Trương, giấc mộng xa vời, không bao giờ thành.
Theo hồi ký của Phạm Duy, thì chữ “gieo oan” được chép là “giao hoan”. “Tiếng đàn giao hoan” phải chăng là tiếng đàn gợi nhớ cuộc giao hoan? Nghĩa đen của từ này là “cùng vui với nhau” (Thêm nến giá nối hương bình / Cùng nhau lại chuốc chén quỳnh giao hoan - Truyện Kiều), ở đây có thể hiểu là tiếng đàn gợi nhớ cuộc gặp gỡ đẹp của đôi lứa. Chàng nhấm nháp khoảnh khắc yêu đương cũ, rõ ràng có thực mà bây giờ như trong mơ, như mối tình của chàng Trương Chi thuở trước. Và nếu ta hiểu là tiếng đàn “giao hoan” thì “giấc mộng chàng Trương” cũng bớt phần bi luỵ. Nó như một khát vọng về hạnh phúc không thể với tới, chứ không phải một tình yêu đơn phương.
Đoạn kết trở lại nỗi ngậm ngùi thấm thía khi đã biết chắc cuộc tình này một đi không trở lại.
Giờ còn mong chi người hát theo đàn
Giờ còn mong chi hợp cánh hoa tàn
Lời đàn năm xưa xe kết đôi lòng
Lời đàn năm nay đôi lứa xa vời
Khi hôn hoàng xuống dần
Trăng lên vàng mái lầu
Nghe thoáng tiếng kinh cầu xa xa
Ngàn lau thấp thoáng bóng kinh kỳ sầu bao la.
Bài này chưa phải là đỉnh cao nhất trong nhạc tình của Văn Cao trước Cách mạng. Khát vọng tình yêu và hạnh phúc còn được Văn Cao tiếp tục phát triển ở hai tuyệt tác Trương Chi và Thiên Thai.Tuy nhiên, nếu so sánh với nỗi “thất tình” trong Trương Chi và Thiên Thai thì trong Cung đàn xưa, ít bi luỵ hơn. Cung đàn xưa chủ yếu vẫn là dư vị ngọt ngào của mối tình đầu. Duyên đã lỡ nhưng tình thì còn mãi. Hạnh phúc tuy ngắn ngủi nhưng thực sự đã chạm đến chứ không phải là điều huyễn hoặc.
Có nhiều ca sỹ hát bài này, mỗi người mỗi vẻ, nhưng Ánh Tuyết thật xứng đáng là người giải nhất chi nhường cho ai[6]. Với giọng ca Cao như thông vút, buồn như liễu[7], với ánh mắt u buồn, sâu thẳm, Ánh Tuyết nồng nàn mà không suồng sã, buồn mà không bi luỵ, người nghe cảm nhận một tình yêu vừa lãng mạn cổ điển lại vừa đắm say hiện đại.
(Bài đã đăng TC Thế giới trong ta)



[1] VDC Suối mơ – Hãng phim Trẻ, 1999
[2] Nguyễn Du – Truyện Kiều
[3] Nguyễn Du – Truyện Kiều.
[4] Phạm Duy – Tân nhạc Việt Nam buổi ban đầu, NXB Trẻ, 2006.
[5] Nguyễn Du – Truyện Kiều.
[6] Nguyễn Du – Truyện Kiều
[7] Thơ Thế Lữ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kiểm duyệt văn hóa nghệ thuật có hạn chế sáng tạo?


Nguyễn Thế Thanh 13/11/2018 (TBKTSG) - Để trả lời câu hỏi ở tựa bài viết này thiết nghĩ cần tới một cuộc trao đổi nghiêm túc và có thể sẽ kéo dài. Bởi lẽ hiện nay vẫn tồn tại hai khuynh hướng khá rõ rệt: một, để đảm bảo tự do sáng tạo thì không cần tới kiểm duyệt, cứ để tác phẩm xuất hiện, sai đúng thế nào thì cơ quan quản lý của nhà nước vẫn còn thời gian để “phạt”, “thu hồi”. Hai, nên/cần có kiểm duyệt để đảm bảo cái sai, cái xấu không thể lan truyền và gây tác hại.

Trình diễn thời trang tại Lễ hội Áo dài TPHCM. Ảnh: Thành Hoa
Nhưng nhìn nhận về cái sai, cái đúng; cái hay, cái dở của văn hóa nghệ thuật thì vẫn còn có khoảng cách không nhỏ giữa người giữ vai trò kiểm duyệt với đối tượng kiểm duyệt và thậm chí với chính những người trong đội ngũ kiểm duyệt! Vậy mới nói, đi tìm câu trả lời tạm đúng giữa hai khuynh hướng ấy là một việc khó khăn, khó lòng nhanh chóng và thấu đáo trong bối cảnh chính trị hiện tại ở Việt Nam.

Đứng trước sự khó khăn còn lâu dài, tôi chọn cách dễ hơn và cũng chả chắc đã được xem là tạm thấu đáo để bàn một chút về kiểm duyệt văn hóa.

Trước hết, dù muốn hay không cũng phải thừa nhận là nguyên tắc kiểm duyệt văn hóa, cho đến nay, không phải chỉ được thực hiện ở Việt Nam mà ở rất nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Và, cũng đã có những quốc gia từng thực hiện rồi lại bỏ kiểm duyệt văn hóa, Hàn Quốc là một trong số đó. Ngay ở Việt Nam, trước năm 1954 vấn đề kiểm duyệt vẫn diễn ra ở các chiều kích khác nhau.

Thuở đó, các vùng dưới quyền kiểm soát Pháp như các thành phố Hà Nội, Huế và Sài Gòn đều có nhà xuất bản âm nhạc. Các ấn phẩm được in với hai chữ “k.d.” (kiểm duyệt) với con số và ngày chứng minh rằng bài ca này được cấp phép lưu hành. Một điều đương nhiên thuở đó nữa là nhạc cách mạng không được xuất bản ở vùng Pháp kiểm soát và ở vùng kháng chiến thì nhạc của nhạc sĩ vùng Pháp không được lưu hành (tất nhiên, ở cả hai vùng ấy, người ta vẫn hát thầm những bài hát mà họ thích dù bị cấm). Từ thời đó Việt Nam đã có hai thế giới âm nhạc hoàn toàn riêng biệt.

Trở lại chủ đề chính của bài viết này, có ba câu chuyện theo tôi cần quan tâm khi chấp nhận nguyên tắc kiểm duyệt văn hóa trong hiện tại.

Thứ nhất, về cấp hành chính của việc kiểm duyệt. Tôi nghĩ hợp lý nhất là sản phẩm văn hóa xuất hiện ở địa phương nào thì do cơ quan kiểm duyệt văn hóa ở địa phương đó chịu trách nhiệm. Ví dụ: một sản phẩm băng dĩa ca nhạc hoặc chương trình biểu diễn ca nhạc - sân khấu - trình diễn thời trang - triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, cần xuất hiện ở TPHCM, dù đến từ Việt Nam hay từ quốc gia khác, thì chỉ cần sở văn hóa và thể thao của thành phố này kiểm duyệt và cấp phép. Sau giấy phép mang tính kiểm duyệt đó, theo đúng các quy định dành cho đối tượng trong nước và nước ngoài, không được có bất cứ yêu cầu nào khác của cấp nào khác can thiệp vào. Nếu sau đó có phát hiện sai phạm thì tùy theo mức độ vi phạm cơ quan kiểm duyệt sẽ bị xử lý trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật (đối với cán bộ, công chức) hoặc trách nhiệm hình sự.

Đối với sản phẩm văn hóa đã được kiểm duyệt để lưu hành, ngoài việc phải có giá trị trên toàn Việt Nam, còn cần quy định rõ cấp kiểm duyệt nào cấp phép thì chỉ cấp ấy mới có quyền và trách nhiệm thu hồi hoặc hủy bỏ giấy phép đã cấp. Cần phải quan tâm đến vấn đề này vì trong một thời gian rất dài đã tồn tại ở Việt Nam một quy định mang tính “vô hiệu hóa quyền của cơ quan kiểm duyệt”, đó là: sau khi nhận được giấy phép lưu hành do sở văn hóa địa phương cấp, đơn vị được cấp phép vẫn phải gửi sản phẩm lên cơ quan quản lý văn hóa cấp trên (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - VH-TT&DL) để kiểm duyệt một lần nữa và dán tem! Quy định này chỉ được bãi bỏ tại Nghị định 79/2012. Mặt khác, đến nay vẫn tồn tại một quy định vừa bất hợp lý vừa bất hợp tình theo tôi cần phải sửa đổi, đó là: thay vì Bộ VH-TT&DL giữ quyền kiểm duyệt và cấp phép cho các chương trình của người Việt Nam ở nước ngoài thì nên giao việc đó cho sở VH-TT&DL các tỉnh, thành như đối với các sản phẩm văn hóa đến từ nước ngoài mà các cơ quan này gần đây đã được giao.

Thứ hai, khi đã chấp nhận thực hiện các quy định ở câu chuyện thứ nhất về thẩm quyền của cấp kiểm duyệt thì câu chuyện trình độ của đội ngũ kiểm duyệt là vô cùng quan trọng. Người có trách nhiệm kiểm duyệt cần phải đủ tinh tường và cả tinh tế để cái xấu không bị lọt qua lưới kiểm duyệt nhưng cái đẹp cũng không bị chính cái lưới ấy khai tử.

Có thể ví von người làm quản lý nhà nước về văn hóa, người có chức trách kiểm duyệt văn hóa vừa phải như cảnh sát lại vừa phải như bà đỡ. Cảnh sát là để “thổi còi” đúng lúc, đúng chỗ những gì không được phép làm trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Còn bà đỡ là để biết nâng niu giá trị sáng tạo nghệ thuật vừa mới ra đời, biết làm gì để biết nó đáng sống và giúp nó tiếp tục sống khỏe mạnh. Thiếu cả hai kỹ năng trên đây, khó có thể làm người kiểm duyệt mà sự phát triển xã hội lành mạnh, tiến bộ cần tới.

Có một câu chuyện có thật trăm phần trăm từng xảy ra ở TPHCM cách nay chưa tới 10 năm mà vì lý do tôn trọng tôi muốn được giấu tên thật của những người trong cuộc. Một họa sĩ - tiến sĩ nghệ thuật, từng giữ chức vụ quan trọng ở cấp thành phố, sau khi rời nhiệm sở đã phối hợp với một bảo tàng thực hiện triển lãm tranh của cá nhân ông. Trong chùm tranh ông gửi để xin phép theo quy định, có một bức tranh không qua được cửa kiểm duyệt. Đó là bức vẽ cảnh trăng trên rừng Trường Sơn với những vệt màu mô tả hình ảnh phụ nữ đang khỏa thân tắm suối. 


Ý kiến của vị nắm quyền kiểm duyệt về bức tranh này là “Trường Sơn là một biểu tượng thiêng liêng của dân tộc chúng ta mà lại vẽ có cảnh tắm suối khỏa thân, mất tôn nghiêm. Mặt khác, đã xem trộm người ta tắm mà còn vẽ ra là không đàng hoàng. Không đồng ý cho triển lãm bức tranh này”. Vì ý kiến kiểm duyệt như vậy mà sau đó triển lãm đã diễn ra nhưng thiếu bức tranh có thể nói là đẹp này! Đối tượng kiểm duyệt là họa sĩ, là người phụ trách bảo tàng mỹ thuật khi ấy cho đến nay vẫn không nguôi thái độ bất phục, bất kính với vị kiểm duyệt quá kém về trình độ nhận thức nghệ thuật ấy.

Người trong nghề, đạo diễn điện ảnh Bùi Thạc Chuyên, từng nói: “Điện ảnh Hàn Quốc chấp nhận bỏ kiểm duyệt vào năm 1996 vì muốn có nghệ thuật. Nghệ thuật cần phải được tự do. Tự do đúng với khái niệm và nội hàm của từ này. Tự do với nghệ thuật như là không khí để thở vậy. Không có tự do sáng tác thì nghệ thuật sẽ chết. Đừng trách nghệ sĩ Việt Nam không dám đi đến cùng một vấn đề nào đó”. 

Tâm sự của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên về tự do trong nghệ thuật quả là rất đáng được chia sẻ khi liên hệ với trường hợp người kiểm duyệt đã “giết chết” bức tranh vẽ trăng Trường Sơn của vị họa sĩ khả kính mà tôi vừa kể trên đây. Tâm sự ấy một lần nữa gián tiếp nói rằng, trao quyền kiểm duyệt văn hóa nghệ thuật không đáng sợ bằng việc trao quyền ấy cho ai!

Ở Việt Nam sau năm 1954 và sau năm 1975, vấn đề quá chậm cấp phép cho các bài hát trước năm 1954 và trước 1975 ở miền Nam có lẽ một phần lớn là do chưa chuẩn bị được đội ngũ kiểm duyệt đúng chuẩn tinh tường và tinh tế.

Ngày 15-10-1989, Cục Âm nhạc và Múa mới bắt đầu cấp phép cho các bài hát trước 1975 được phổ biến. Trong đợt đầu tiên này có các tác phẩm xưa của Văn Cao, Đặng Thế Phong, Hoàng Quý, Nguyễn Xuân Khoát, Đoàn Chuẩn...

Phải đợi hai năm nữa, ngày 10-8-1991, thì mới có một số tác phẩm thời Việt Nam Cộng hòa của các tác giả Thanh Sơn, Y Vân, Trần Thiện Thanh, Trịnh Công Sơn, Phạm Thế Mỹ, Hoàng Trọng, Minh Kỳ... được cấp phép phổ biến.

Và mãi đến 16-1-2003, một số bài ca của nhạc sĩ Việt ở hải ngoại được cấp phép lưu hành ở Việt Nam. Một số tác giả phải đợi lâu hơn - nhạc Phạm Duy mới bắt đầu được cấp phép hồi năm 2005, nhạc Lam Phương năm 2007 và nhạc Hoàng Thi Thơ năm 2008.

Câu chuyện thứ ba và cũng là câu chuyện kết thúc bài viết cạn cợt này. Đó là, một khi tiến bộ kỹ thuật đã trao cho người dùng các tiện ích Internet để tự công bố tác phẩm báo chí, ca nhạc, phim và thời trang của mình mà không cần phải qua một cửa kiểm duyệt nào, thì lẽ nào công tác kiểm duyệt văn hóa nghệ thuật cứ mãi đứng yên? Ít nhất cũng đừng để có khoảng cách quá “bất công” trong quản lý các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong và ngoài các tiện ích Internet như YouTube, Facebook. Rất khó thuyết phục rằng trình diễn khỏa thân và hát nhạc kích động hận thù dân tộc trên Internet thì được vì đó là một khoảng công cộng “ảo”, khác với chốn công cộng ngoài đời! Và, cũng nên nghĩ đến một lúc nào đó thì bỏ được việc kiểm duyệt văn hóa, như Hàn Quốc vào năm 1996. Từ bấy đến nay, phim Hàn Quốc cũng có “chăn gối nóng bỏng” và đánh đấm kinh hoàng như một số phim có qua kiểm duyệt sản xuất tại Việt Nam đâu!

https://www.thesaigontimes.vn/281268/kiem-duyet-van-hoa-nghe-thuat-co-han-che-sang-tao-.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ký kết CPTPP: Việt Nam có lợi gì?


Đình Đạt, viết từ London - Việt Nam thu được lợi ích kinh tế không đáng kể, tuy nhiên cái giá phải trả cho việc tham gia Hiệp định CPTPP của Việt Nam là không hề nhỏ. Rất nhiều điều khoản trong hiệp định này có lợi cho những nước công nghiệp phát triển hơn là cho nước đang phát triển như Việt Nam. Lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam thu được là không đáng kể, do những mặt hàng thế mạnh như may mặc, da giầy, nông sản không gia tăng được nhiều xuất khẩu, do Mỹ đối tác lớn nhất không tham gia. Trong khi đó doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, phải bị cạnh tranh mạnh mẽ ngay tại sân nhà, khi mở của kinh tế, để hàng hoá dịch vụ từ các nước ký kết hiệp định tràn vào.

Bản quyền hình ảnhCLAUDIO REYES
Ngày 12/11/2018, Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết và thông qua Nghị quyết Phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan (Hiệp định CPTPP). Đối với nước đang phát triển như Việt Nam tham gia hiệp định TTP cũ hay CPTPP mới mang lại lợi ích đó là mở của thị trường cho hàng xuất khẩu, đặc biệt là Mỹ thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi không tham gia hiệp định này, do đó lợi ích kinh tế của Việt Nam được khi tham gia hiệp định CPTPP này là không đáng kể.

Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, với TPP trước đây dự kiến với sự tham gia của Mỹ, GDP của Việt Nam có thể tăng thêm 6,7%, góp thêm 15-17% tăng trưởng về xuất khẩu. Tuy nhiên, Hiệp định CPTPP mới do Mỹ rút khởi, do đó GDP của Việt Nam ước tính tăng thêm chỉ đạt 1,32%, tăng trưởng về xuất khẩu chỉ thêm 4%.

Theo ý kiến người viết, Việt Nam thu được lợi ích kinh tế không đáng kể như đề cập ở trên, tuy nhiên cái giá phải trả cho việc tham gia Hiệp định CPTPP của Việt Nam là không hề nhỏ. Rất nhiều điều khoản trong hiệp định này có lợi cho những nước công nghiệp phát triển hơn là cho nước đang phát triển như Việt Nam.

Dưới đây là một số điều khoản như vậy:


Tự do về đầu tư


Theo hiệp định này, các nước buộc phải mở cửa thị trường cho các công ty và nhà đầu tư của các nước thành viên khác. Cụ thể hơn, các công ty của các nước thành viên có thể thâu tóm và nắm quyền kiểm soát kinh doanh một số doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ nội địa.

Do đó, rất có thể sẽ có một làn sóng mua bán sáp nhập trong thời gian tới tại Việt Nam. Doanh nghiệp nội địa của Việt Nam sẽ bị thâu tóm và điều hành bởi tập đoàn nước ngoài. Khi ấy, rất nhiều doanh nghiệp trong những lĩnh vực quan trọng tại Việt Nam bị kiểm soát bởi các doanh nghiệp nước ngoài.

Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng

Bảo vệ nhà đầu tư

Các nhà đầu tư nước ngoài có thể đưa chính quyền nước sở tại ra một toà án quốc tế do làm mất lợi nhuận hay giảm giá trị tài sản của họ. Nếu chính phủ nước sở tại đưa ra những chính sách kinh tế, xã hội và môi trường ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của họ hoặc chỉ là ảnh hưởng tới lợi ích kỳ vọng của họ.

Mua sắm của chính phủ

Khi là thành viên của Hiệp định CPTPP, các công ty nước ngoài phải được đối xử bình đẳng trong việc mua sắm chính phủ nước sở tại. Nói cách chi tiết hơn, chính phủ các nước không được ưu đãi các công ty địa phương trong cấp dự án và mua sắm nguyên liệu và dịch vụ để thúc đẩy đối phát triển doanh nghiệp trong nước và nền kinh tế. Không còn sự hỗ trợ của phía chính phủ, doanh nghiệp Việt Nam có tiền lực hạn chế càng khó khăn hơn cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài.

Doanh nghiệp nhà nước


Đối với nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, DNNN có ảnh hưởng lớn đến điều tiết nền kinh tế và trách nhiệm xã hôi. Hiệp định CPTPP quy định cấm hoặc làm cho DNNN khó khăn hơn để có được hỗ trợ tài chính hoặc các ưu đãi từ chính phủ, và ngăn không cho DNNN ưu đãi cho các công ty địa phương. Mục đích là để cho phép các công ty nước ngoài cạnh tranh tốt hơn với các DNNN.

Tóm lại, lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam thu được là không đáng kể, do những mặt hàng thế mạnh như may mặc, da giầy, nông sản không gia tăng được nhiều xuất khẩu, do Mỹ đối tác lớn nhất không tham gia. Trong khi đó doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, phải bị cạnh tranh mạnh mẽ ngay tại sân nhà, khi mở của kinh tế, để hàng hoá dịch vụ từ các nước ký kết hiệp định tràn vào.

*Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-46097926

Phần nhận xét hiển thị trên trang

30 cựu lãnh đạo Sài Gòn họp lại để làm gì ?


Dĩ nhiên là để làm nhiều việc như đối phó với lãnh đạo trung ương, đối phó với các cơ quan pháp luật, đối phó với người dân Thủ Thiêm, với báo chí và dư luận trong và ngoài nước... Và chắc chắn không thể thiếu được mục đổ lỗi cho nhau.
TP.HCM mời 30 lãnh đạo các thời kỳ làm việc về Thủ Thiêm
Ngân Giang - 14/11/2018 - 4 Chủ tịch UBND TP.HCM các thời kỳ gồm ông Võ Viết Thanh, Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong đã có buổi làm việc về vấn đề Thủ Thiêm. Chiều 14/11, UBND TP.HCM cho biết hôm qua, chính quyền đã mời 5 chủ tịch TP qua các thời kỳ cùng 25 phó chủ tịch tới làm việc về những vấn đề liên quan dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ngoài ông Trương Tấn Sang (nhiệm kỳ 1992-1996) bận việc không có mặt, các ông Võ Viết Thanh (1996-2001), Lê Thanh Hải (2001-2006), Lê Hoàng Quân (2006-2015), Nguyễn Thành Phong (12/2015-nay) cùng 25 phó chủ tịch đã tới buổi làm việc. Tuy nhiên, một số phó chủ tịch liên quan trực tiếp đến dự án khu đô thị này lại vắng mặt.

Nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Viết Thanh trình ra
bản đồ 1/5.000 của khu đô thị Thủ Thiêm. Ảnh: Lê Quân.
Trước đó, kết luận của Thanh tra Chính Phủ đã chỉ rõ trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư, xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, UBND TP.HCM đã để xảy ra những khuyết điểm, vi phạm, ảnh hưởng đến quyền lợi một số hộ dân sinh sống trên địa bàn, phát sinh khiếu nại gay gắt, kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm.

Cụ thể, UBND TP đã điều chỉnh diện tích và ranh giới không đúng thẩm quyền (giảm 23,3 ha đất đã giao dự án cho 5 doanh nghiệp trước đó nhưng vẫn lập và trình Thủ tướng phê duyệt quy hoạch 1/5.000), nhất là việc tăng 4,3 ha thuộc Khu phố 1, phường Bình An, quận 2 không đúng quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; vị trí, giới hạn quy hoạch được phê duyệt không thống nhất về tên gọi so với bản đồ và thực địa.

Thứ hai, UBND TP quyết định thu hồi đất đối với phần diện tích 4,3 ha thuộc Khu phố 1, phường Bình An để thực hiện một số dự án trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm là chưa đủ cơ sở pháp lý, không đúng với quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thứ ba, về Khu tái định cư 160 ha, UBND TP đã vi phạm các quy định của pháp luật trong việc lập, trình, phê duyệt quy hoạch và thu hồi đất trong phạm vi Khu tái định cư 160 ha thuộc 5 phường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cụ thể, TP đã phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương tạm giao, thu hồi và giao đất cho 51 dự án với tổng diện tích 144,6 ha để đầu tư kinh doanh nhà ở, văn phòng, khu vui chơi, giải trí, công trình công cộng… sau khi Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch khu tái định cư.


Ông Nguyễn Thành Phong đã 3 lần gặp gỡ người dân Thủ Thiêm để lắng nghe các bức xúc. Ảnh: Lê Quân.

Ngày 21/9, tại buổi họp báo, nhận trách nhiệm và xin lỗi người dân về những sai phạm ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, trả lời câu hỏi của Zing.vn về việc ai là người liên quan trực tiếp đến những vi phạm mà Thanh tra Chính phủ đã kết luận, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, nói: "Chính quyền thành phố hiện nay kế thừa qua nhiều nhiệm kỳ, bên cạnh kế thừa những thành quả kinh tế thì đối với những vi phạm, thiếu sót cũng kế thừa để xử lý. Những dự án lớn, những vấn đề lịch sử, kéo dài cần đánh giá đầy đủ, toàn diện".

Ông Tuyến cũng thừa nhận trong các nhiệm kỳ trước có rà soát quy hoạch nhưng cơ sở pháp lý không chặt, hoặc thiếu cơ sở pháp lý nên dẫn đến vi phạm. Phó chủ tịch UBND TP khẳng định chính quyền hiện tại sẽ cố gắng khắc phục, sửa sai. Việc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan sẽ hoàn thành trước 30/11.

Sáng 18/10, trong buổi gặp các hộ dân Thủ Thiêm trong khu 4,3 ha, khu phố 1, phường Bình An, quận 2, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã nói lời xin lỗi.

"Thay mặt lãnh đạo TP trong các thời kỳ, tận đáy lòng mình tôi chân thành xin lỗi người dân Thủ Thiêm vì những sai phạm trong thời gian qua khi thực hiện quy hoạch", ông Phong nói.

Ngày 1/11, ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP.HCM thông tin sẽ hoàn chỉnh việc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý vi phạm tập thể, trong đó có tập thể UBND TP.HCM các thời kỳ, UBND quận 2 các thời kỳ, UBND phường liên quan, Ban quản lý đầu tư - xây dựng Thủ Thiêm,... trong 1 tuần.

Khu đô thị Thủ Thiêm được kỳ vọng trở thành trung tâm hiện đại và mở rộng của TP.HCM, có các chức năng chính là trung tâm tài chính, văn hoá, thương mại, dịch vụ cao cấp, nghỉ ngơi, giải trí...

Để đầu tư "siêu dự án" này, thành phố đã mất nhiều năm giải tỏa, xảy ra nhiều tranh chấp, liên quan việc xác định ranh quy hoạch.

Kể từ khi Thủ tướng ký quyết định số 367 phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm vào năm 1996 đến nay, quá trình triển khai dự án trải qua 4 nhiệm kỳ Chủ tịch UBND TP.HCM là các ông Võ Viết Thanh, Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và hiện tại là ông Nguyễn Thành Phong.

https://news.zing.vn/tphcm-moi-30-lanh-dao-cac-thoi-ky-lam-viec-ve-thu-thiem-post892292.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hãy thuyết phục dân là tương lai sẽ không đi ăn mày




Từ 1.000 tỉ Quỹ Bảo hiểm Xã hội (BHXH) gần như mất, hãy thuyết phục dân rằng những người lao động khốn khổ tương lai sẽ không phải đi ăn mày đi, thưa các ông? 

Lê Bạch Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTB&XH), Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đã ký cho Công ty Tài chính II (ALCII) của Ngân hàng Agribank vay 1.000 tỉ tiền BHXH. Công ty này tuyên bố phá sản. Trên Tuổi Trẻ, Ông Đào Việt Ánh, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội dù đã lên tiếng trấn an rằng "quyền lợi người tham gia vẫn được đảm bảo" nhưng cũng chính trên bài báo này, họ khẳng định, số tiền 1.000 tỉ đó là không thể thu hồi được.

Vậy BHXH sẽ lấy đâu ra tiền để đền cho Quỹ BHXH để đảm bảo, khi mà trước đây, Chính phủ cũng đã vay 324.000 tỉ từ Quỹ BHXH, và trả bằng...trái phiếu? Người lao động cầm trái phiếu ra chợ mua rau được không nhỉ? 

Vậy Quỹ BHXH được quyền in trái phiếu như cổ phiếu à? Hay in cái Giấy chứng nhận bảo hiểm. Sau đó hàng triệu người lao động khốn khổ tích góp cả đời chỉ để mong có đồng lương hưu lo liệu tuổi già, sẽ cầm tờ giấy chứng nhận bảo hiểm đó tiến lên xã hội chủ nghĩa, lạc quan cách mạng tươi cười không cần ăn cơm uống nước cũng sẽ sống đến già và ra đi trong niềm hạnh phúc bất tận à?

Vậy ông cũng nói cho rõ, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm được đảm bảo bằng cách nào, thưa ông Đào Việt Ánh?

Vâng, ALCII, không phải công ty gì xa lạ, nó là Công tyTài chính của Agribank, tức là của Ngân hàng khối Thương mại cổ phần Nhà nước ấy ạ. Công ty Nhà nước cho Công ty Nhà nước vay, Công ty Nhà nước ngang nhiên phá sản và Công ty Nhà nước cho vay bất lực ngồi nhìn rằng khả năng thu hồi sẽ khó, thậm chí là vô vọng. Vậy lấy cơ sở đâu để đảm bảo rằng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm được đảm bảo, thưa ông Đào Việt Ánh? 

Tiền dân nhờ Nhà nước giữ hộ, Nhà nước làm mất, vậy tiếp theo sẽ lấy tiền đâu ra mà đảm bảo? Đi vay thì dân lại è cổ ra trả chứ ai? Hay tiếp tục lấy mỡ nó rán nó, bởi tài chính không thể từ trên trời rơi xuống? 

Có cái gì mà các công ty nhà nước vọc tay vào làm là không lỗ không? Và ai là người chịu cho những thiệt hại ấy? Ai thế???

Bánh xe quản lý kinh tế không thể để cho các ông lăn theo cách của các ông bấy lâu nay được nữa, nếu các ông vẫn muốn nắm quyền quản lý cái đất nước này! Đụng vào đâu cũng lỗ, đụng vào đâu cũng mất, sao cứ để cho mất, cho lỗ hoài thế. Các ông biết tại sao mà? 

****
Thưa, một xã hội an sinh gần như không có. Ở cái xứ tư bản giãy chết trẻ con học miễn phí, người già có xã hội lo, bệnh tật được bảo đảm. Nhưng cái xứ thiên đường này, gom góm chút đồng tiền còi cọc để lo về sau có miếng cháo mà húp, nghe ra còn khó khăn gian nan quá nhỉ, thưa các ông! 

Chút tiền mồ hôi còm cõi đó, là tương lai của hàng triệu con người đấy; là từng đồng kinh doanh bật máu miệng của doanh nghiệp đấy. Nếu xác định mình quá ngu dốt không quản lý nổi thì cứ ngồi yên đó mà ăn lương, đừng vọc vậy gì vào việc quản lý nữa. Bởi sự ngu dốt cộng với lòng tham sẽ đẩy loài người xuống hố sâu. Và cái hố sâu đó, có thể đang chờ những người lao động tội nghiệp. 

Hãy thuyết phục rằng, những người lao động khốn khổ này, tương lai sẽ không phải đi ăn mày đi, thưa các ông!

(Mà ăn mày, thì lại như nghìn năm trước, ăn mày cửa phủ?)

HOÀNG NGUYÊN VŨ 13.11.2018 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một con người có con mắt tinh đời.ngưỡng mộ và thương tiếc ông


Thăng Nguyễn Trí cùng với Thanh Tran Dinh và 40 người khác.
T H Ơ V Ĩ N H B I Ệ T
ÔNG TRẦN VIỆT PHƯƠNG - NGUYÊN THƯ KÝ
RIÊNG CỦA CỐ THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐÒNG
Môt thời tên tuỏi ông đã toả sáng tới mọi người,nhất là thanh niên,học sinh ở những năm 60,70, những năm tháng đầu kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc,háo hức được nghe ông nói,nhất là nói về lý tưởng và tình yêu của tuổi trẻ. Ngọn lửa ông truyền cho lớp trẻ đã làm nóng bỏng con tim và thật ngọt ngào,lãng mạn cách mạng.Ngọn lửa ấy đã được thắp lên đi cùng năm tháng với chiều dài lịch sử chống Mỹ và dựng xây đất nước.Nay phải vĩnh biệt ông - một tài năng, một thần tượng của lớp trẻ một thời,một người có tâm và có tầm nhìn trước thời đại,khi mọi người còn đang u mê thì ông đã "Cửa mở " toả sáng.Ông ra đi ở tuổi 86,xin có mấy vần thơ khóc ông và kính viếng hương hồn ông,
V Ĩ N H B I Ệ T Ô N G !
Ôi thôi! ông Viêt Phương ơi !
Sao ông phờ phạc rối bời tóc sương.
Ông đi bao nỗi xót thương
Con người nhân cách làm gương cho đời.
"Cửa mở"* toang giúp mọi người
Nhìn ra sự thật đáng cười lắm thay.
Trăng Trung quốc ngắm hàng ngày
Tròn hơn trăng Mỹ thật cay đắng lòng.
Đồng hồ Thuỵ sỹ vẫn hòng
hơn Nga, thực có dối lòng hay không ?
Thật là toàn chuyện viển vông
Lừa gạt,dối trá mà lòng quặn đau.
Bao năm ông chịu u sầu
Khi người ta hiểu thì đầu bạc phơ.
Người con lạc lõng bơ vơ
Những năm tháng ấy trông chờ tương lai.
Hết thời chí khí sức trai
Sống đẹp và sống dẻo dai cho đời.
Tầm nhìn xa rộng tuyệt vời
Tiếc thay phải sống trong thời cam go.
Chức sắc tuy chẳng quan to
Cái tâm,cái trí lại to hơn người.
Ông đi tuổi ngoại tám mươi
Chúc ông siêu thoát,mọi người nhớ ông.
*"Cửa mở"là tên tập thơ của ông
7/5/2017

Phần nhận xét hiển thị trên trang